You are on page 1of 41

ĐẠI HỌC CÔNG NGHÊ GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA CÔNG NGHÊ THÔNG TIN

-----�����-----

BÀI TẬP LỚN


MÔN HỌC: ĐIÊN TOÁN ĐÁM MÂY

BÁO CÁO MÔN HỌC ĐIÊN TOÁN ĐÁM MÂY

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHÊ ẢO HÓA MÁY CHỦ


MICROSOFT

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS.Mạc Văn Quang

SINH VIÊN THỰC HIÊN: Nguyễn Thị Khánh Huyền – 73DCTT22449

Nguyễn Việt Tùng – 73DCTT22187

Trần Hồng Nhung – 73DCTT23318

LỚP: 73DCTT21

HÀ NỘI
2023

1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

2
Mục lục
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ...................................................................................... 2
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................5
Chương I. Tổng quan về điện toán đám mây .................................................................. 6
1.1 Khái niệm, lợi ích của điện toán đám mây ......................................................... 6
1.2 Một số dịch vụ đám mây phổ biến .......................................................................7
1.3 Giới thiệu về công nghệ ảo hóa ............................................................................ 8
1.4 Những loại công nghệ ảo hóa cơ bản của VMWare ..........................................8
1.5 Phân biệt ảo hóa trên VMware Workstation và vCenter .................................9
1.6 Những loại công nghệ ảo hóa của Microsoft (EC2) .........................................10
1.7 Những loại công nghệ ảo hóa của Oracle (Vitualbox) .................................... 10
1.8 Những loại công nghệ ảo hóa của Amazon (AWS) ..........................................10
1.9 Những công nghệ ảo hóa trong điện toán đám mây ........................................10
1.10 Các mô hình dịch vụ trong điện toán đám mây ...............................................13
1.11 Trình bày mô hình triển khai điện toán đám mây .......................................... 15
1.12 Những rủi ro về an toàn bảo mật ĐTĐM .........................................................19
1.14 IoT là gì, ứng dụng của IoT trong điện toán đám mây ...................................20
1.15 Trình bày kiến trúc lưu trữ đám mây Hadoop- HDFS ...................................20
Chương II.Tìm hiểu công nghệ ảo hóa máy chủ Microsoft(HYPER-V) .................... 22
2.1 Khái niệm Hyper-V , Mô hình hóa Hyper-V ? ................................................ 22
2.2 Cấu trúc của ảo hóa ............................................................................................ 24
2.3 So sánh 2 công nghệ ảo hóa Hyper-V và Vsphere ........................................... 25
2.4 Triển khai dịch vụ Hyper-V ...............................................................................26
2.5 Những thuận lợi khi triển khai Hyper-V ..........................................................37
2.6 Những khó khăn khi triển khai Hyper-V .........................................................39

3
LỜI CẢM ƠN
Để có thể tìm hiểu, hoàn thiện luận văn và có được kết quả như ngày hôm nay, em xin
chân thành bày tỏ lòng cảm ơn tới trường Đại học công nghệ giao thông vận tải đã tạo
môi trường thật tốt cho chúng em được học tập, rèn luyện, tìm hiểu và trau dồi kiến thức
trong suốt những năm học vừa qua. Đặc biệt chúng xin được gửi lời cảm ơn tới Thầy
ThS. Mạc Văn Quang, thầy đã rất nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, đóng góp ý kiến và tạo
mọi điều kiện cho nhóm em thực hiện bài báo cáo. Báo cáo có được một số kết quả nhất
định, tuy nhiên không thể tránh khỏi sai sót và hạn chế, kính mong được sự cảm thông và
đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.

4
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi bộ vi xử lý ngày càng được phát triển mạnh mẽ và tăng
theo định luật Moore với tốc độ chóng mặt, dung lượng bộ nhớ RAM lên đến hàng
trăm GB thì các máy chủ trở nên thừa thãi và không hiệu quả trong việc sử dụng
hết năng lực xử lý của nó. Sự gia tăng ngày càng lớn của các dịch vụ cung cấp, đi
kèm với hiệu suất, tính sẵn sàng của máy chủ là vấn đề chi phí đầu tư. Và việc đi
tìm câu trả lời cho việc “ làm sao để hệ thống hoạt động tối ưu hóa nhất nhưng
vẫn đảm bảo tính thông suốt là liên tục và hòa hợp với vấn đề kinh tế” là một bài
toán vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đã có nhiều câu trả lời cho
một bài toán dường như nan giải. Một giải pháp nổi bật và tiên tiến nhất đó là
“ ảo hóa máy chủ”.
Khi ảo hóa máy chủ, các công ty, tổ chức có thể tiết kiệm chi phí về phần
cứng lẫn phần mềm. Không những vậy, “ảo hóa máy chủ” là một cách thức để
tạo ra một môi trường hoàn hảo cho việc kiểm thử phần mềm, xây dựng các hệ
thống ảo để kiểm nghiệm tính đúng đắn của các giải pháp công nghệ mới. Ngoài ra,
“ảo hóa máy chủ” còn tạo nền tảng trong việc xây dựng hệ thống điện toán
đám mấy. Với những lợi ích thiết thực trên, cộng với sự cho phép của thầy Mạc
Văn Quang nhóm chúng em đã chọn đề tài bài tập lớn của nhóm mình là: “Tìm
hiểu công nghệ ảo hóa máy chủ Microsoft (Hyper-V)”.

5
Chương I. Tổng quan về điện toán đám mây
1.1 Khái niệm, lợi ích của điện toán đám mây
 Định nghĩa điện toán đám mây
Định nghĩa của Viện quốc gia về chuẩn hóa và công nghệ của Mỹ NIST: “Điện
toán đám mây là một mô hình cho phép thuận tiện, truy cập mạng theo yêu cầu đến
một nơi chứa các nguồn tài nguyên tính toán có thể chia sẻ và cấu hình được (ví dụ:
mạng, máy chủ,lưu trữ, ứng dụng và dịch vụ), có thể được cung cấp và phát hành
nhanh chóng với nỗ lực quản lý hoặc tương tác với nhà cung cấp tối thiểu”.
Định nghĩa của Gartner: “Điện toán đám mây là một kiểu tính toán trong đó
các năng lực CNTT có khả năng mở rộng rất lớn được cung cấp - dưới dạng dịch
vụ qua mạng Internet đến nhiều khách hàng bên ngoài.”
 Ứng dụng của điện toán đám mây:
- Triển khai hệ thống điẹn toán đám mây trong doanh nghiệp.
- Ứng dụng với người dùng cá nhân.
=>Lý do ứng dụng điện toán dám mây:
- Tỷ lệ Chi phí/ Lợi nhuận.
- Tốc độ truyền tải.
- Dung lượng sử dụng.
- Dữ liệu.
- Hạ tầng IT.
 Đặc trưng của điện toán đám mây:
- Tự phục vụ theo yêu cầu.
- Truy cập rộng rãi.
- Tài guyên chia sẽ đọc lập với vị trí địa lý.
- Tính mềm dẻo (khả năng co dãn nhanh).
- Chi phí trả theo nhu cầu sử dụng.
- Dịch vụ đo lường.
6
 Lợi ích của điện toán đám mây
- Về bản chất, điện toán đám mây là một cấu trúc cho phép bạn truy cập vào
các ứng dụng hoặc dịch vụ cư trú tại một địa điểm khác thông qua môi trường
mạng.
- Lợi ích là không phải mua server, không phải cài quá nhiều các ứng dụng,
dịch vụ trên PC
- Nó cũng thuận tiện cho việc truy cập ứng dụng, dịch vụ từ xa bằng cách
đăng nhập và sử dụng các ứng dụng trên Điện toán đám mây bất cứ lúc nào, nơi
nào.
1.2 Một số dịch vụ đám mây phổ biến
 Các nhà cung cấp trong nước:
- FPT Cloud.
- CMC Cloud.
- Viettel IDC.
- VNPT Cloud.
 Các nhà cung cấp đám mây thế giới:
- Microsoft Azure.
- Amazon Web Service (AWS).
- IPM Cloud.
- Google App Engine (GAE).

7
1.3 Giới thiệu về công nghệ ảo hóa

Ảo hóa là công nghệ được thiết kế để tạo ra tầng trung gian giữa hệ thống phần
cứng máy tính và phần mềm chạy trên nó.
Ý tưởng của công nghệ ảo hóa máy chủ là từ một máy vật lý đơn lẻ có thể tạo
thành nhiều máy ảo độc lập. Mỗi một máy ảo đều có một thiết lập nguồn hệ thống
riêng rẽ, hệ điều hành riêng và các ứng dụng riêng.
1.4 Những loại công nghệ ảo hóa cơ bản của VMWare
Có 3 loại Vmware đó là: Vmware Work Station, Vmware Server và Vmware
Vsphere.
- Vmware work station và vmware server dùng cho desktop, nó là 1
chương trình ứng dụng chạy trên hệ điều hành window hoặc linux giúp cho chúng
ta tạo ra máy ảo 1 cách dễ dàng nhằm mục đích thử nghiệm PC hay tần dụng tối đa
hiệu năng của PC để làm được nhiều việc khác
- Vmware vsphere nó là 1 nền tảng giúp chúng ta có thể tạo ra hạ tầng điện
toán đám mây, nó gồm có các bộ ảo hóa hay được sử dụng cho các doanh nghiệp,

8
khác với vmware work station, vmware server thì vmware vsphere không được sử
dụng trong các máy tính cá nhân mà nó được sự dụng để cài đặt trực tiếp trên các
máy server (máy chủ)
1.5 Phân biệt ảo hóa trên VMware Workstation và vCenter
- VMware Workstation:
VMware Workstation là một ứng dụng phần mềm cho phép bạn tạo và quản lý
các máy ảo trên một máy tính cá nhân. Nó cho phép bạn chạy nhiều hệ điều hành
và ứng dụng khác nhau trên cùng một máy tính vật lý.
VMware Workstation thường được sử dụng cho môi trường phát triển và kiểm
thử phần mềm, nơi các nhà phát triển có thể tạo ra các máy ảo để kiểm tra các ứng
dụng và tương thích với các môi trường khác nhau.
VMware Workstation có tính năng cơ bản của một giả lập phần cứng, như cho
phép bạn chia sẻ tài nguyên giữa máy vật lý và máy ảo, kết nối mạng ảo, và thậm
chí là sao lưu và phục hồi máy ảo.
- vCenter:
VMware vCenter là một nền tảng quản lý ảo hóa hàng đầu được cung cấp bởi
VMware. Nó cung cấp một giao diện trực quan và quản lý tập trung cho các môi
trường ảo hóa VMware phức tạp.
vCenter cho phép bạn quản lý và điều khiển nhiều máy chủ vật lý và máy ảo từ
một điểm duy nhất. Bằng cách sử dụng vCenter, bạn có thể triển khai, quản lý và
giám sát các máy ảo, tạo và quản lý các tài nguyên ảo, như CPU, bộ nhớ và dung
lượng đĩa, và tự động hóa các quy trình quản lý.
Ngoài ra, vCenter cung cấp các tính năng mở rộng như tự động khôi phục khi
máy chủ bị lỗi hoặc tải cân bằng tải tự động giữa các máy chủ ảo để đảm bảo hiệu
suất và sẵn sàng cao hơn.
 VMware Workstation thường được sử dụng cho môi trường phát triển và
kiểm thử phần mềm trên một máy tính cá nhân, trong khi vCenter là một nền tảng
9
quản lý ảo hóa phục vụ cho các môi trường ảo hóa VMware phức tạp với nhiều
máy chủ và máy ảo.
1.6 Những loại công nghệ ảo hóa của Microsoft (EC2)
Những loại công nghệ ảo hóa cơ bản của Microsoft:
- Vmware work station.
- Vmware server.
- Vmware vsphere.
- Ảo hóa Hyper-V.
1.7 Những loại công nghệ ảo hóa của Oracle (Vitualbox)
Những công nghệ ảo hóa cơ bản của Oracle: Oracle VirtualBox.
1.8 Những loại công nghệ ảo hóa của Amazon (AWS)
Những công nghệ ảo hóa cơ bản của amazon:
- Amazon WorkSpaces
- Application Manager
- Amazon WorkDocs
1.9 Những công nghệ ảo hóa trong điện toán đám mây

10
- Ảo hóa máy chủ
Ảo hóa máy chủ là quy trình phân vùng một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ
ảo. Đây là cách sử dụng tài nguyên máy chủ và triển khai dịch vụ CNTT hữu hiệu,
hiệu quả về chi phí trong tổ chức. Nếu không có ảo hóa máy chủ, các máy chủ vật
lý sẽ chỉ sử dụng một phần nhỏ năng lực xử lý, khiến các thiết bị rơi vào tình trạng
để không.
- Ảo hóa kho lưu trữ
Ảo hóa kho lưu trữ kết hợp các chức năng của thiết bị lưu trữ vật lý như thiết bị
lưu trữ gắn vào mạng (NAS) và mạng khu vực lưu trữ (SAN). Bạn có thể gộp phần
cứng lưu trữ vào trung tâm dữ liệu của mình, ngay cả khi ổ cứng lưu trữ đó đến từ
các nhà cung cấp khác nhau hoặc thuộc các loại khác nhau. Ảo hóa kho lưu trữ sử
dụng tất cả kho lưu trữ dữ liệu vật lý của bạn và tạo ra một đơn vị lưu trữ ảo lớn
mà bạn có thể chỉ định và kiểm soát bằng phần mềm quản lý. Quản trị viên CNTT
có thể hợp lý hóa các hoạt động lưu trữ, chẳng hạn như lưu trữ, sao lưu và phục hồi
vì họ có thể kết hợp nhiều thiết bị lưu trữ mạng gần như vào một thiết bị lưu trữ
duy nhất.
- Ảo hóa mạng
Bất kỳ mạng máy tính nào cũng có những yếu tố phần cứng như bộ chuyển
mạch, bộ định tuyến và tường lửa. Một tổ chức có văn phòng ở nhiều vị trí địa lý
có thể sử dụng phối hợp một số công nghệ mạng khác nhau để tạo ra mạng doanh
nghiệp của mình. Ảo hóa mạng là quá trình kết hợp tất cả những tài nguyên mạng
này để tập trung các tác vụ quản trị. Các quản trị viên có thể điều chỉnh và kiểm
soát những yếu tố này mà gần như không cần tiếp xúc với các thành phần vật lý,
giúp đơn giản hóa quá trình quản lý mạng.
Sau đây là hai cách tiếp cận ảo hóa mạng.
+ Kết nối mạng do phần mềm xác định

11
Kết nối mạng do phần mềm xác định (SDN) kiểm soát hoạt động định tuyến
lưu lượng truy cập bằng cách tiếp quản công tác quản lý định tuyến từ quá trình
định tuyến dữ liệu trong môi trường vật lý. Ví dụ: bạn có thể lập trình hệ thống để
ưu tiên lưu lượng truy cập qua cuộc gọi video hơn so với lưu lượng truy cập qua
ứng dụng để đảm bảo chất lượng cuộc gọi đồng nhất trong mọi cuộc họp trực tuyến.
+ Ảo hóa chức năng mạng
Công nghệ ảo hóa chức năng mạng kết hợp chức năng của các thiết bị mạng
cùng hoạt động phối hợp, chẳng hạn như tường lửa, bộ cân bằng tải và trình phân
tích lưu lượng truy cập để cải thiện hiệu suất mạng.
- Ảo hóa dữ liệu
Các tổ chức đương thời thu thập dữ liệu từ một số nguồn và lưu trữ dữ liệu đó
ở những định dạng khác nhau. Họ cũng có thể lưu trữ dữ liệu tại những địa điểm
khác nhau, chẳng hạn như ở cơ sở hạ tầng đám mây và trung tâm dữ liệu tại chỗ.
Hoạt động ảo hóa dữ liệu tạo ra một lớp phần mAềm giữa dữ liệu này và ứng dụng
cần dữ liệu đó. Các công cụ ảo hóa dữ liệu xử lý yêu cầu dữ liệu của ứng dụng và
trả về kết quả ở định dạng phù hợp. Do đó, các tổ chức sử dụng những giải pháp ảo
hóa dữ liệu để tăng độ linh hoạt cho quá trình tích hợp dữ liệu cũng như hỗ trợ
phân tích dữ liệu liên chức năng.
- Ảo hóa ứng dụng
Hoạt động ảo hóa ứng dụng rút ra các chức năng của ứng dụng để chạy trên hệ
điều khác với hệ điều hành vốn dĩ dành cho những chức năng đó. Ví dụ: người
dùng có thể chạy ứng dụng Microsoft Windows trên máy Linux mà không cần thay
đổi cấu hình máy. Để ảo hóa ứng dụng thành công, hãy làm theo những phương
pháp thực hành sau:
+ Truyền phát trực tuyến ứng dụng – Người dùng truyền phát trực tuyến
ứng dụng từ một máy chủ từ xa, vì vậy ứng dụng chỉ chạy trên thiết bị của
người dùng cuối khi cần thiết.
12
+ Ảo hóa ứng dụng dựa trên máy chủ – Người dùng có thể truy cập ứng
dụng từ xa thông qua trình duyệt hoặc giao diện máy khách của họ mà không
cần cài đặt ứng dụng.
+ Ảo hóa ứng dụng cục bộ – Mã ứng dụng được xuất xưởng kèm với môi
trường của ứng dụng đó để chạy trên tất cả các hệ điều hành mà không cần thay
đổi.
- Ảo hóa máy tính
Hầu hết các tổ chức có những nhân viên không chuyên về kỹ thuật sử dụng hệ
điều hành máy tính để chạy các ứng dụng doanh nghiệp phổ biến. Ví dụ: nhân viên
của bạn có thể thuộc những trường hợp sau:
+ Đội ngũ dịch vụ khách hàng cần có máy tính để bàn chạy Windows 10 và
phần mềm quản lý quan hệ khách hàng
+ Đội ngũ tiếp thị cần có Windows Vista cho các ứng dụng bán hàng
Bạn có thể ảo hóa máy tính để chạy những hệ điều hành máy tính khác nhau
này trên máy ảo mà đội ngũ của bạn có thể truy cập từ xa. Loại hình ảo hóa này
giúp hoạt động quản lý máy tính đạt hiệu quả và bảo mật, tiết kiệm chi phí cho
phần cứng máy tính. Sau đây là những loại hình ảo hóa máy tính.
1.10 Các mô hình dịch vụ trong điện toán đám mây
 Dịch vụ đám mây SaaS - Dịch vụ phần mềm.
- Cho phép sử dụng các dịch vụ phần mềm của nhà cung cấp ứng dụng được
triển khai trên hạ tầng ĐTĐM.
- Các ứng dụng có thể truy cập từ các thiết bị khác nhau sử dụng một trình
duyệt web (ví dụ như email trên web), hoặc qua giao diện của chương trình.
- Khách hàng không quản lý hoặc kiểm soát cơ sở hạ tầng ĐTĐM.
Google Workspace (trước đây là G Suite) là một dịch vụ SaaS nổi tiếng. Nó
cung cấp các ứng dụng văn phòng như Gmail, Google Docs, Google Sheets và
Google Slides thông qua trình duyệt web. Người dùng có thể truy cập và làm việc
13
trên các tài liệu từ bất kỳ đâu mà không cần cài đặt phần mềm trên máy tính cá
nhân.
 Dịch vụ đám mây IaaS - Dịch vụ hạ tầng:
- Cung cấp tài nguyên xử lý, lưu trữ, mạng và các tài nguyên máy tính cơ bản
khác.
- Khách hàng có thể triển khai và chạy phần mềm tùy ý, bao gồm hệ điều
hành và các ứng dụng.
- Khách hàng không quản lý hoặc kiểm soát các cơ sở hạ tầng điện toán đám
mây nằm bên dưới, nhưng có kiểm soát hệ thống điều hành, lưu trữ và các ứng
dụng.
Ví dụ: Amazon Web Services (AWS) Elastic Compute Cloud (EC2) là một
dịch vụ IaaS nổi tiếng. EC2 cho phép người dùng thuê các máy chủ ảo với các tài
nguyên linh hoạt như CPU, RAM và lưu trữ. Người dùng có thể tự cấu hình và
quản lý các máy chủ ảo này theo nhu cầu của họ
 Dịch vụ đám mây Paas - Dịch vụ nền tảng:
- Cung cấp khả năng triển khai trên hạ tầng điện toán đám mây các ứng dụng
của họ bằng việc sử dụng các ngôn ngữ lập trình, các thư viện, dịch vụ, công cụ
được hỗ trợ từ bên thứ ba.
- Người dùng không cần quản lý hoặc kiểm soát các cơ sở hạ tầng điện toán
đám mây bên dưới, nhưng có thể cấu hình cho môi trường chạy ứng dụng của họ.
Ví dụ: Heroku là một nền tảng PaaS phổ biến. Heroku cung cấp một môi
trường phát triển ứng dụng web và dễ dàng triển khai ứng dụng lên đám mây.
Người dùng chỉ cần tập trung vào việc viết mã và cấu hình ứng dụng, trong khi
Heroku tự động quản lý cơ sở hạ tầng.
 Mobile "Backend" as a Service (MBaaS):
MBaaS là một dịch vụ đám mây cung cấp cơ sở hạ tầng và công cụ phát triển
cho việc xây dựng ứng dụng di động. Nó giúp giảm thiểu công việc phát triển
14
backend bằng cách cung cấp các tính năng như lưu trữ dữ liệu, xác thực người
dùng, gửi thông báo đẩy và quản lý tài khoản người dùng.
Ví dụ: Firebase của Google là một MBaaS phổ biến. Nó cung cấp các dịch vụ
như cơ sở dữ liệu thời gian thực, xác thực người dùng, lưu trữ tệp tin, và thông báo
đẩy cho ứng dụng di động. Nhờ vào Firebase, nhà phát triển có thể tập trung vào
việc xây dựng giao diện người dùng và logic ứng dụng.
 Serverless computing:
Serverless computing là mô hình điện toán đám mây mà ngườidùng không cần
quan tâm đến việc quản lý cơ sở hạ tầng máy chủ. Thay vào đó, người dùng chỉ tập
trung vào việc viết mã và triển khai các hàm (functions) hoặc một phần mềm ứng
dụng nhỏ gọi là "function" mà được thực thi trong một môi trường serverless.
Ví dụ: Sử dụng dịch vụ Functions as a Service (FaaS), như AWS Lambda, bạn
có thể triển khai một hàm đơn giản để gửi email thông qua dịch vụ như SendGrid
hoặc Amazon Simple Email Service (SES).
 Function as a Service (FaaS):
FaaS là một dịch vụ đám mây cho phép khách hàng triển khai và chạy các hàm
(functions) mà không cần quan tâm đến việc quản lý cơ sở hạ tầng máy chủ. Các
hàm này được triển khai và thực thi theo yêu cầu và trả về kết quả sau khi hoàn
thành công việc.
Ví dụ: AWS Lambda là một dịch vụ FaaS phổ biến. Bạn có thể viết các hàm
trong các ngôn ngữ lập trình như Python, Node.js, Java và triển khai chúng trên
Lambda. Khi một sự kiện xảy ra, chẳng hạn như yêu cầu HTTP đến một API
Gateway, Lambda sẽ triển khai hàm tương ứng và trả về kết quả.
1.11 Trình bày mô hình triển khai điện toán đám mây
 Public clounds
Public clouds có sẵn cho công chúng và dữ liệu được tạo, lưu trữ trên các máy
chủ của bên thứ ba. Cơ sở hạ tầng máy chủ thuộc về các nhà cung cấp dịch vụ quản
15
lý nó và quản lý tài nguyên của pool, đó là lý do tại sao các công ty người dùng
không cần phải mua và bảo trì phần cứng của riêng họ. Các công ty cung cấp tài
nguyên cung cấp dịch vụ miễn phí hoặc trả tiền cho mỗi lần sử dụng thông qua
Internet. Người dùng có thể mở rộng tài
nguyên theo yêu cầu.
Mô hình triển khai đám mây public
cloud là lựa chọn hàng đầu cho các doanh
nghiệp có mối quan tâm về quyền riêng tư
thấp. Khi nói đến các mô hình triển khai
đám mây public cloud phổ biến có thể nhắc
tới như Amazon Elastic Compute Cloud
(Amazon EC2 - nhà cung cấp dịch vụ hàng
đầu theo ZDNet).
- Ưu điểm của mô hình Public Cloud
+ Quản lý cơ sở hạ tầng dễ dàng. Có
một bên thứ ba chạy cơ sở hạ tầng đám
mây của bạn rất tiện lợi: bạn không cần Public clounds
phải phát triển và bảo trì phần mềm của mình vì nhà cung cấp dịch vụ sẽ làm
điều đó cho bạn. Ngoài ra, việc thiết lập và sử dụng cơ sở hạ tầng không phức
tạp.
+ Khả năng mở rộng cao. Bạn có thể dễ dàng mở rộng dung lượng của đám
mây khi yêu cầu của công ty bạn tăng lên.
+ Giảm chi phí: Bạn chỉ trả tiền cho dịch vụ bạn sử dụng, vì vậy không cần
đầu tư vào phần cứng hoặc phần mềm.
+ Thời gian hoạt động 24/7: Mạng lưới rộng lớn của các máy chủ của nhà
cung cấp đảm bảo cơ sở hạ tầng của bạn luôn sẵn sàng và có thời gian hoạt
động được cải thiện.
16
- Nhược điểm của Public Cloud
+ Độ tin cậy tương đối: Mạng máy chủ tương tự đó cũng có nghĩa là để đảm
bảo chống lại sự cố. Nhưng thỉnh thoảng, public clouds gặp sự cố và trục trặc,
như trong trường hợp sự cố CRM của Salesforce năm 2016 gây ra sự cố bộ nhớ.
+ Vấn đề bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư làm phát sinh mối quan tâm.
Mặc dù việc truy cập vào dữ liệu rất dễ dàng, nhưng mô hình triển khai công
khai khiến người dùng không biết thông tin của họ được lưu giữ ở đâu và ai có
quyền truy cập vào nó.
+ Việc thiếu một dịch vụ đặt trước. Các nhà cung cấp dịch vụ chỉ có các lựa
chọn dịch vụ được tiêu chuẩn hóa, đó là lý do tại sao họ thường không đáp ứng
được các yêu cầu phức tạp hơn.
 Private clounds
Trái ngược với public clouds có
sẵn cho người dùng, private clouds
chỉ có một công ty cụ thể sở hữu đám
mây riêng. Đó là lý do tại sao nó còn
được gọi là mô hình nội bộ (internal)
hoặc mô hình công ty (corporate).
Máy chủ có thể được lưu trữ bên
ngoài hoặc tại cơ sở của công ty chủ
sở hữu. Bất kể vị trí thực tế của chúng
là gì, các cơ sở hạ tầng này được duy
trì trên một mạng riêng được chỉ định
và sử dụng phần mềm và phần cứng Private clounds
chỉ được sử dụng bởi công ty chủ sở hữu.
Phạm vi mọi người được xác định rõ ràng có quyền truy cập vào thông tin
được lưu giữ trong kho lưu trữ riêng tư, điều này ngăn công chúng sử dụng thông
17
tin đó. Do nhiều vụ vi phạm trong những năm gần đây, ngày càng nhiều tập đoàn
lớn đã quyết định sử dụng mô hình private clouds, vì điều này giảm thiểu các vấn
đề về bảo mật dữ liệu.
Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây công cộng cũng cung cấp
các giải pháp private clouds, phổ biến nhất phải kể đến như là Amazon.
- Lợi ích của Private Cloud
+ Tất cả những lợi ích của mô hình triển khai này là kết quả của sự tự chủ
của nó. Những lợi ích của private cloud như sau:
+ Phát triển riêng và linh hoạt và khả năng mở rộng cao, cho phép các công
ty tùy chỉnh cơ sở hạ tầng phù hợp với yêu cầu của họ
+ Bảo mật, quyền riêng tư và độ tin cậy cao, vì chỉ những người được ủy
quyền mới có thể truy cập tài nguyên.
- Mặt hạn chế của Private Cloud
+ Nhược điểm lớn của mô hình triển khai đám mây riêng là chi phí của nó,
vì nó đòi hỏi chi phí đáng kể về phần cứng, phần mềm và đào tạo nhân viên.
Đó là lý do tại sao mô hình triển khai tính toán linh hoạt và an toàn này không
phải là lựa chọn phù hợp cho các công ty nhỏ.
 Hybrid Clound
Hybrid cloud bao gồm các tính năng tốt nhất của các mô hình triển khai nói
trên (public, private và community). Nó cho phép các công ty mix and match các
khía cạnh của ba loại phù hợp nhất với yêu cầu của họ.
- Ưu điểm của Hybrid Cloud:
+ Cải thiện bảo mật và quyền riêng tư.
+ Nâng cao khả năng mở rộng và tính linh hoạt
+ Giá cả hợp lý
- Nhược điểm:

18
+ Tuy nhiên, mô hình triển khai kết hợp chỉ có ý nghĩa nếu các công ty có
thể chia dữ liệu của họ nhiệm vụ quan trọng và không nhạy cảm.
1.12 Những rủi ro về an toàn bảo mật ĐTĐM
- Rỏ rỉ dữ liệu
- Bị đánh cắp tài khoản hoặc thất thoát dịch vụ
- Giao diện và API bị tấn công
- Lỗ hổng trong các công nghệ sử dụng chung
- Lừa đảo tài khoản
- Kí sinh API
- Mã độc bên trong
- Mất dữ liệu tạm thời
- Thiếu kỹ năng sử dụng
- Lợi dụng dịch vụ đám mây
- Tấn công DoS
- Chia sẻ công nghệ,chia sẻ nguy hiểm
1.13 Bigdata là gì, ứng dụng của Bigdata? Khái niệm Big Data:
Big data là một lượng lớn các dữ liệu tổng hợp được số hóa cần những
phương pháp lưu trữ, xử lý, truy vấn đặc biệt để khai thác. Tập hợp các dữ liệu:
text, video, audio, các dữ liệu phi cấu trúc từ nhiều nguồn khác nhau (camera thông
minh, các thư viện số,..).
Các giải pháp Big Data cung cấp các công cụ, phương pháp và công nghệ được
sử dụng để nắm bắt, lưu trữ, tìm kiếm và phân tích dữ liệu trong vài giây để tìm
mối quan hệ và hiểu biết về cải tiến và lợi ích cạnh tranh mà trước đây không có.
 Ứng dụng cảu Big Data:
- Netflix sử dụng Big Data để cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
- Phân tích chiến dịch và kế hoạch xúc tiến của Sears Holding.
- Phân tích cảm xúc.
19
- Phân tích khách hàng.
- Phân tích dự đoán.
- Kết hợp và quảng cáo theo thời gian thực.
1.14 IoT là gì, ứng dụng của IoT trong điện toán đám mây
 Khái niệm IoT:
Internet of Things (IoT) là mạng kết nối các thiết bị và đồ vật thông qua
cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, cho phép các đồ vật và thiết bị thu
thập và trao đổi dữ liệu với nhau.
 Ứng dụng cảu IoT
IoT cung cấp các thiết bị thông minh để tự động hóa ngôi nhà. Với IoT, người
dùng có thể khởi động các thiết bị trong nhà như hệ thống chiếu sáng, điều hòa,
bình nóng lạnh tự động… bằng điện thoại thông minh hay máy tính bảng. Các thao
tác hẹn giờ, thay đổi nhiệt độ được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng trên thiết bị
thông minh, giúp tiết kiệm tối đa thời gian sử dụng và lượng điện tiêu thụ, tránh
trường hợp quên tắt các thiết bị khi đi ra ngoài.
IoT là yếu tố cần thiết đối với hoạt động kinh doanh. IoT giúp cho doanh
nghiệp nắm được cách thức mà doanh nghiệp của họ vận hành theo thời gian thực,
cung cấp thông tin chi tiết về mọi thứ từ hiệu suất của máy móc đến chuỗi cung
ứng và hoạt động hậu cần.
IoT cho phép các công ty tự động hóa các quy trình và giảm chi phí lao động.
Nó cũng cắt giảm chất thải và cải thiện việc cung cấp dịch vụ, làm cho việc sản
xuất và giao hàng ít tốn kém hơn, cũng như mang lại sự minh bạch trong các giao
dịch của khách hàng.
1.15 Trình bày kiến trúc lưu trữ đám mây Hadoop- HDFS
 Kiến trúc của HDFS
- Name node: Đóng vai trò là master của hệ thống HDFS, quản lý thông tin
các file, block id tương ứng cho từng file.

20
- Block: đơn vị lưu trữ dữ liệu nhỏ nhất
+ Hadoop dùng mặc định 64MB/block
+ Một file chia làm nhiều block
+ Các block chứa ở bất kỳ node nào trong cluster
- DataNode: Chứa các block.
- JobTracker: tiếp nhận các yêu cầu thực thi các MapReduce job.
+ Phân chia job và giao task cho task tracker
+ Quản lý tình trạng của từng node.
- TaskTracker:
+ Nhận các task từ jobTracker và thực hiện task.
 Cơ chế hoạt động của HDFS
- Đọc:
+ Client yêu cầu đọc dữ liệu từ Name Node, namenode trả về vị trí các
block của dữ liệu.
+ Chương trình trực tiếp yêu cầu dữ liệu tại các node.
- Ghi:
+ Ghi theo dạng đường ống (pipeline).
+ Client yêu cầu thao tác ghi ở Name Node.
+ Namenode kiểm tra quyền ghi và đảm bảo file không tồn tại.
+ Các bản sao của block tạo thành đường ống để dữ liệu tuần tự được ghi
vào.
 Ưu điểm:
- Lưu trữ được lượng file rất lớn.
- Truy cập dữ liệu theo dòng.
- Liên kết dữ liệu đơn giản.
- Phần cứng phổ thông, đa dạng.
- Tự động phát hiện lỗi, phục hồi dữ liệu nhanh.
21
 Nhược điểm:
- Có độ trễ truy cập.
- Không thể lưu trữ quá nhiều file trên cùng 1 cluster.

Chương II.Tìm hiểu công nghệ ảo hóa máy chủ Microsoft(HYPER-V)


2.1 Khái niệm Hyper-V , Mô hình hóa Hyper-V ?
 Khái niệm Hyper-V
Hyper-V là công nghệ ảo hóa thế hệ mới của Microsoft, dựa trên nền
tảng hypervisor. Mang đến cho người dùng (chủ yếu là doanh nghiệp) một nền

Công nghệ ảo hóa Hyper-V cho doanh nghiệp


tảng ảo hóa mạnh và linh hoạt, có khả năng mở rộng, tính tin cậy và sẵn sàng cao.
 Vai trò của ảo hóa Hyper-V:
- Hyper-V là một nền tảng ảo hóa mạnh mẽ được phát triển bởi Microsoft, nó
có nhiều vai trò quan trọng trong môi trường máy chủ ảo hóa, bao gồm:
- Tạo ra các máy chủ ảo: Hyper-V cho phép người dùng tạo và chạy nhiều
máy chủ ảo trên một máy chủ vật lý, giúp tiết kiệm chi phí phần cứng và quản lý
tài nguyên hiệu quả hơn.

22
- Cải thiện sự sẵn sàng và độ tin cậy: Hyper-V hỗ trợ các tính năng như live
migration, clustering và load balancing để giúp tăng tính sẵn sàng và độ tin cậy của
hệ thống máy chủ ảo.
- Giảm thời gian chết máy và tối ưu hóa tài nguyên: Hyper-V cho phép người
dùng dễ dàng di chuyển các máy chủ ảo giữa các máy chủ vật lý và phân bổ tài
nguyên (CPU, RAM, lưu trữ) cho các máy chủ ảo theo nhu cầu.
- Hỗ trợ đa nền tảng: Hyper-V hỗ trợ nhiều hệ điều hành khác nhau, bao gồm
Windows, Linux và các hệ điều hành khác chạy trên kiến trúc x86 và x64.
- Tích hợp với các công cụ quản lý của Windows Server: Hyper-V được tích
hợp sẵn với các công cụ quản lý của Windows Server, giúp người dùng quản lý các
máy chủ ảo một cách dễ dàng và hiệu quả.
 Hyper-V có 3 phiên bản Windows Server 2008 64-bit là:
- Windows Server 2008 Standard Edition:
+ Số lượng máy ảo: Cho phép chạy một máy ảo trên một máy chủ vật lý.
+ Tính năng chính: Windows Server 2008 Standard Edition bao gồm Hyper-
V, một nền tảng ảo hóa cung cấp khả năng chạy các máy ảo trên một máy chủ
vật lý. Nó cung cấp các tính năng cơ bản của Hyper-V, bao gồm quản lý máy
ảo, tạo máy ảo, và cung cấp tài nguyên phần cứng ảo.
- Windows Server 2008 Enterprise Edition:
+ Số lượng máy ảo: Cho phép chạy lên đến 4 máy ảo trên một máy chủ vật
lý.
+ Tính năng chính: Windows Server 2008 Enterprise Edition cung cấp tất cả
các tính năng của phiên bản Standard Edition và nâng cao hơn. Nó bổ sung các
tính năng như Live Migration (di chuyển máy ảo đang chạy giữa các máy chủ
vật lý mà không cần tắt máy ảo), Cluster Shared Volumes (CSV) để chia sẻ
một đĩa cứng với nhiều máy chủ, và tính năng quản lý mạng ảo.
- Windows Server 2008 Datacenter Edition:
23
+ Số lượng máy ảo: Không giới hạn số lượng máy ảo.
+ Tính năng chính: Windows Server 2008 Datacenter Edition là phiên bản
cao cấp nhất và cung cấp tất cả các tính năng của phiên bản Enterprise Edition.
Nó không giới hạn số lượng máy ảo có thể chạy trên một máy chủ vật lý. Phiên
bản này thích hợp cho các môi trường ảo hóa quy mô lớn và nhu cầu chạy
nhiều máy ảo trên một hạ tầng ảo hóa.
2.2 Cấu trúc của ảo hóa
- Cấu trúc của Hyper-V bao gồm 3 thành phần chính: Hypervisor ngăn ảo hóa
(Virtual stack), Parent Partition và Child Partitions.
+ Hypervisor (Virtual stack): Đây là thành phần cốt lõi của Hyper-V và là
lớp phần mềm ảo hóa. Nó chịu trách nhiệm quản lý và điều khiển việc chạy các
máy ảo trên một máy chủ vật lý. Hypervisor cung cấp môi trường ảo hóa cách
ly và bảo mật giữa các máy ảo và máy chủ vật lý.
+ Parent Partition: Còn được gọi là root partition, đây là một máy ảo đặc
biệt chạy trực tiếp trên máy chủ vật lý và chứa hệ điều hành Windows Server.
Parent Partition có quyền truy cập trực tiếp vào phần cứng và là nơi cài đặt và
quản lý Hypervisor. Nó cũng chịu trách nhiệm quản lý các máy ảo và các tài
nguyên liên quan như mạng và bộ nhớ.
+ Child Partitions: Đây là các máy ảo chạy trên Hyper-V và được quản lý
bởi Parent Partition. Mỗi Child Partition chạy một hệ điều hành và các ứng

24

Cấu trúc của Hyper-V


dụng riêng biệt. Chúng được cung cấp tài nguyên từ Parent Partition và chạy
trong môi trường ảo hóa. Child Partitions được cách ly lẫn nhau và có thể chạy
các hệ điều hành khác nhau như Windows, Linux hoặc các hệ điều hành khác.

2.3 So sánh 2 công nghệ ảo hóa Hyper-V và Vsphere


Hyper-V và vSphere (VMware) đều là nền tảng ảo hóa phổ biến được sử dụng
để tạo và quản lý môi trường ảo hóa. Dưới đây là một số so sánh giữa hai nền tảng
này:
- Nhà cung cấp:
Hyper-V: Hyper-V là một sản phẩm của Microsoft và đi kèm với hệ điều hành
Windows Server. Nó được tích hợp sâu vào hệ điều hành Windows và cung cấp
tích hợp tốt với các công nghệ và công cụ của Microsoft.
vSphere: vSphere là một sản phẩm của VMware, một trong những nhà cung
cấp hàng đầu về ảo hóa. VMware có một loạt các sản phẩm và giải pháp ảo hóa,
trong đó vSphere là một phần quan trọng.
- Tính năng và khả năng ảo hóa:
Hyper-V: Hyper-V cung cấp các tính năng ảo hóa cơ bản như tạo và quản lý
máy ảo, live migration, clustering, và quản lý tài nguyên. Nó cũng hỗ trợ ảo hóa hệ
điều hành Windows và Linux.
vSphere: vSphere đi kèm với nhiều tính năng ảo hóa mạnh mẽ bao gồm
vMotion (live migration), Distributed Resource Scheduler (DRS), High
Availability (HA), Fault Tolerance (FT), và nhiều tính năng quản lý mạnh mẽ khác.
VMware cũng hỗ trợ ảo hóa hệ điều hành Windows và Linux, cùng với các hệ điều
hành khác như Unix.
- Quản lý và giao diện:
Hyper-V: Hyper-V Manager là công cụ quản lý đồ họa đi kèm với Windows
Server, cho phép quản lý máy ảo và tài nguyên ảo hóa trên một hoặc nhiều máy

25
chủ. Ngoài ra, Microsoft cung cấp các công cụ quản lý và tự động hóa bổ sung như
System Center Virtual Machine Manager (SCVMM).
vSphere: VMware cung cấp giao diện quản lý vSphere Client và vSphere Web
Client để quản lý môi trường ảo hóa. VMware cũng cung cấp các công cụ quản lý
và tự động hóa mở rộng như vCenter Server và vRealize Suite.
+ Thị trường và sự phổ biến:
Hyper-V: Hyper-V là một lựa chọn phổ biến cho các tổ chức sử dụng hệ điều
hành Windows Server, đặc biệt là với các môi trường IT có sẵn hạ tầng Microsoft.
Nó có một cộng đồng người dùng lớn và được tích hợp tốt với các sản phẩm và
dịch vụ Microsoft khác.
vSphere: VMware vSphere là một trong những nền tảng ảo hóa phổ biến nhất
trên thị trường và được sử dụng rộng rãi trong các môi trường doanh nghiệp. Với
sự phổ biến và thị phần lớn, VMware vSphere có một cộng đồng người dùng mạnh
mẽ và được hỗ trợ rộng rãi.
2.4 Triển khai dịch vụ Hyper-V
 Cài đặt hyper-V
B1 – Trên máy tính,trong Server Manager, chonk Add roles and features.
B2 – Cửa sổ Before You Begin, Chọn Next 3 lần.

26
B3 – Cửa sổ Server Roles,tích chọn Hyper – V và Add feature, sao đó chọn Next 3
lần.

B4 – Cửa sổ Virtual Switchs, chọn card Ethernet, sau đó chọn Next 3 lần

27
B5 – Cửa sổ Confirm chọn Install.
B6 – Sau khi cài đặt thành công, restart lại máy của bạn.

 Tạo Virtual switch (switch ảo)


B1 – Trong Hyper-V Manager, ở mục Actions, chọn Virtual Manager.

28
B2 – Trong Virtual Switch Manager, chọn New virtual network swtich, chọn

External và chọn Create Virtual Switch.

B3 – Ô Name nhập External.Connect type tích chọn Externam network.

B4 – Tương tự trong New virtual network switch, tạo ra Virtual Switch Internal. Ô
Name nhập Internal. Connect type tích chọn Internal network.

29
B5 – Tương tự trong New virtual network switch, tạo ra Virtual Switch Private. Ô
name nhập Private. Connect type tích chọn Private network.

 Tạo Máy ảo
30
Chuẩn bị 1 file ISO: Windows Server 2022
B1 – Trong Hyper-V Manager, chuột phải vào HOST1DELL45, chọn New, sau

đó chọn Virtual Machine.

B2 – Cửa sổ Before you begin, chọn Next.

31
B3 – Cửa sổ Specify Name and Location, ô Name nhập VM-2022.Đánh dấu
check ô Store the virtual machine in a different location, chọn Browse đến đường
dẫn “C:\VMHost\VM”, sau đó chọn Next.

B4 – Chọn Specify Generation cho máy ảo, tùy biến người dùng.
Generation 1 hỗ trợ Windows 32-bit và 64-bit, phù hợp với các phiên bản cũ
hơn của Hyper-V, và cũng phù hợp với các hệ điều hành từ Windows 8 trở xuống
hoặc Windows server 2008 trở xuống.
Gerneration 2: Chỉ hỗ trợ các hệ điều hành Windows 8 và Windows Server 2012
64bit có hỗ trợ BIOS UEFI.

32
B5 – Cửa sổ Assign Memory, mục Startup memory, thiết lập RAM cho máy ảo là
2048 MB, sau đó chọn Next.

33
B6 – Cửa sổ Configure Network, bung Connection, chọn Virtual Switch đã tạo:
External, sau đó chọn Next.

B7 – Cửa sổ Connect Virtual Hard Disk, tích chọn Use an existing virtual hard
disk, chọn Browse đến hướng dẫn “C:\VMHosst\HD\” và chọn VDisk.vhdx, sau
đó chọn Next.

34
B8 - Kiểm tra thông tin như hình sau đó chọn Finish.

B9 - Trong Hyper- V Manager, chuột phải máy ảo VM-2022, chọn Settings

35
B10 - Mục IDE Controller 1, chọn DVD Drive. Tích chọn Image File và Browse
đường dẫn đến file ISO Windows Sever 2022, chọn Apply, chọn OK.

B11 - Chuột phải vào máy ảo VM - 2022 đang trong trạng thái Off, chọn Start.

36
B12 – Sau đó chuột phải vào máy ảo trong trạng thái Running, chọn Connect và

bắt đầu cài đặt Windows Server 2022


 Checkpoint (Backup / Restore trạng thái máy ảo).
B1 – Chuột phải vào máy ảo muốn Backup, sau đó chọn Checkpoint.

B2 – Sau khi thực hiện chức năng Checkpoint trên máy ảo muốn Backup, sẽ hiển

thị khung Checkpoint.

2.5 Những thuận lợi khi triển khai Hyper-V

37
- Triển khai Hyper-V, một nền tảng ảo hóa của Microsoft, mang lại nhiều lợi
ích cho doanh nghiệp và tổ chức. Dưới đây là một số thuận lợi khi triển khai
Hyper-V:
Tận dụng tối đa tài nguyên phần cứng: Hyper-V cho phép bạn chia sẻ tài
nguyên phần cứng của một máy chủ vật lý thành nhiều máy ảo. Điều này giúp bạn
tận dụng tối đa khả năng của máy chủ và tiết kiệm chi phí mua sắm nhiều máy chủ
riêng lẻ.
Quản lý dễ dàng: Hyper-V cung cấp giao diện quản lý đồ họa dễ sử dụng, cho
phép bạn tạo, cấu hình và quản lý máy ảo một cách thuận tiện. Bạn có thể thực
hiện các tác vụ như tạo bản sao lưu, di chuyển và mở rộng máy ảo một cách nhanh
chóng và dễ dàng.
Tính linh hoạt và mở rộng: Hyper-V cho phép bạn mở rộng hạ tầng ảo hóa
theo nhu cầu. Bạn có thể thêm hoặc loại bỏ máy chủ vật lý trong cụm Hyper-V một
cách dễ dàng, và quản lý tài nguyên ảo để đáp ứng yêu cầu của ứng dụng.
Tích hợp với hệ sinh thái Microsoft: Hyper-V tích hợp tốt với các sản phẩm và
dịch vụ khác của Microsoft. Bạn có thể tận dụng tích hợp với Active Directory,
System Center và Azure để tăng cường khả năng quản lý và triển khai của mình.
Bảo mật và cách ly: Hyper-V cung cấp các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo
vệ máy ảo và tài nguyên quan trọng. Bạn có thể cấu hình các chính sách bảo mật,
cách ly máy ảo và sử dụng các công nghệ bảo mật như Shielded VM để đảm bảo
tính toàn vẹn của hệ thống.
Hỗ trợ cho các công nghệ ảo hóa khác: Hyper-V hỗ trợ các công nghệ ảo hóa
khác như Docker và Kubernetes. Điều này cho phép bạn triển khai và quản lý các
ứng dụng dựa trên các công nghệ ảo hóa hiện đại.
Tóm lại, triển khai Hyper-V mang lại nhiều lợi ích, bao gồm tận dụng tối đa tài
nguyên phần cứng, quản lý dễ dàng, tính linh hoạt và mở rộng, tích hợp với hệ sinh
thái Microsoft, bảo mật và cách ly, cũng như hỗ trợ cho các công nghệ ảo hóa khác.
38
Điều này giúp các doanh nghiệp và tổ chức tăng cường hiệu suất, linh hoạt và bảo
mật trong việc triển khai và quản lý hạ tầng ảo hóa của mình.
2.6 Những khó khăn khi triển khai Hyper-V
- Mặc dù triển khai Hyper-V mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có một số
khó khăn có thể phát sinh trong quá trình triển khai. Dưới đây là một số khó khăn
phổ biến khi triển khai Hyper-V:
Yêu cầu phần cứng cao: Hyper-V yêu cầu phần cứng với một số yêu cầu cụ thể
như hỗ trợ ảo hóa trong bộ vi xử lý, bộ nhớ RAM đủ lớn và ổ cứng có dung lượng
đủ. Điều này có thể đòi hỏi bạn phải nâng cấp hoặc mua sắm thêm phần cứng mới
để đáp ứng yêu cầu của Hyper-V.
Độ phức tạp trong cấu hình ban đầu: Cấu hình ban đầu của Hyper-V có thể
phức tạp và đòi hỏi kiến thức kỹ thuật về ảo hóa và hệ điều hành Windows Server.
Việc thiếu hiểu biết hoặc sai cấu hình có thể dẫn đến vấn đề trong quá trình triển
khai và vận hành.
Quản lý tài nguyên: Khi triển khai nhiều máy ảo trên một máy chủ vật lý, việc
quản lý tài nguyên ảo như CPU, bộ nhớ và dung lượng ổ cứng có thể trở nên phức
tạp. Điều này yêu cầu bạn phải theo dõi và cân nhắc cấu hình tài nguyên một cách
cẩn thận để đảm bảo hiệu suất và sự cân đối giữa các máy ảo.
Hiệu suất ảnh hưởng: Việc triển khai nhiều máy ảo trên cùng một máy chủ vật
lý có thể ảnh hưởng đến hiệu suất chung. Nếu không cân nhắc cẩn thận, các máy
ảo có thể cạnh tranh với nhau về tài nguyên và làm giảm hiệu suất của các ứng
dụng chạy trên đó.
Quản lý và bảo mật máy ảo: Với nhiều máy ảo trong một môi trường triển khai
Hyper-V, việc quản lý và bảo mật các máy ảo trở nên phức tạp hơn. Bạn cần xác
định các chính sách quản lý và bảo mật, cập nhật hệ điều hành và ứng dụng trong
các máy ảo, và đảm bảo tính toàn vẹn và an ninh của các máy ảo.

39
Hạn chế tích hợp hệ thống: Hyper-V có thể gặp hạn chế tích hợp với một số
phần mềm và ứng dụng. Điều này có thể yêu cầu bạn phải tìm kiếm các giải pháp
thay thế hoặc phải tùy chỉnh và tối ưu hóa để đảm bảo tính tương thích và hoạt
động tốt.
Tuy nhiên, với kiến thức và kỹ năng phù hợp, những khó khăn này có thể được
vượt qua và Hyper-V có thể được triển khai thành công để đem lại những lợi ích
của ảo hóa cho môi trường doanh nghiệp của bạn.

40
TÀI LIÊU THAM KHẢO
1. Giáo trình: Huỳnh Quyết Thắng (2014), Điện toán đám mây, NXB Bách
khoa Hà Nội.
2. Trường ĐH FPT (2015), Doanh Nghiệp và Điện toán đám mây, NXB Bách
khoa Hà Nội.

41

You might also like