You are on page 1of 11

HỒ SƠ HÀNH CHÍNH SỐ 09:

KHIẾU KIỆN QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VÀ TRUY THU THUẾ

Yêu cầu: Chuẩn bị kế hoạch hỏi

I. TÓM TẮT VỤ ÁN
- Ngày 14/1/2017, Doanh nghiệp tư nhân TM & DV Thúy Hiền bị xử phạt vi
phạm hành chính về thuế và truy thu thuế theo QĐ số 2304/QĐ-XPHC ngày
14/1/2017 của Chi cục trưởng chi cục thuế TP B, tỉnh A. Cụ thể:
+ Hành vi bị xử phạt: sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để kê khai
thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số
tiền thuế được miễn, giảm theo Khoản 4 Điều 108 Luật quản lý thuế (20
hóa đơn do Công ty Tân Thiên xuất).
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền với mức phạt 436.745.869 đồng; và
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Truy thu số tiền thuế: 436.745.869 đồng.
+ Tổng cộng số tiền thuế truy thu, xử phạt hành chính: 873.491.738 đồng.
- Ngày 10/2/2017, bà Lê Thúy Hiền là chủ DNTN Thúy Hiền làm đơn khiếu
nại đề nghị Chi cục Thuế hủy bỏ quyết định số 2304 vì theo bà việc truy thu
thuế và xử phạt hành chính là không phù hợp. Cụ thể, DN Thúy Hiền đã giải
thể và đã nộp đầy đủ số tiền truy thu thuế và xử phạt hành chính theo quyết
định số 487/QĐ-XLVP ngày 25/10/2014 với tổng số tiền là 1.621.769.058
đồng, trong đó có số hóa đơn Công ty Tân Thiên xuất cho DN Thúy Hiền.
- Ngày 28/03/2017, Chi cục Thuế TP. B, Tỉnh A ra quyết định số 2807/QĐ-
GQKN không chấp nhận yêu cầu khiếu nại của bà Hiền vì tại thời điểm giải
thể, biên bản kiểm tra căn cứ số liệu, sổ kế toán và hóa đơn, chứng từ do
người nộp thuế xuất trình, CC Thuế vẫn chấp nhận theo hồ sơ kê khai của
DN Thúy Hiền trong đó có 20 hóa đơn GTGT do Công ty Tân Thiên xuất
trong năm 2012 – 2013.
- Ngày 31/3/2017, bà Lê Thúy HIền có đơn khởi kiện Chi cục trưởng Chi cục
thuế thành phố B yêu cầu hủy QĐ số 2304 và QĐ 2807 với những căn cứ:
1
+ DNTN Thúy Hiền không thực hiện hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn bất
hợp pháp.
+ DNTN Thúy Hiền đã giải thể từ năm 2014 và đã tiến hành quyết toán với
cơ quan thuế và đã bị truy thu, xử phạt theo quy định.
II. CÁC VẤN ĐỀ CẦN CHỨNG MINH
BẢO VỆ NGƯỜI KHỞI KIỆN
Chứng minh QĐ 2304 bất hợp pháp thông qua 03 vấn đề:
1.1 Thẩm quyền xử phạt
Xác định thẩm quyền xử phạt như sau:
Việc xử phạt được thực hiện vào ngày 13/1/2017, cần áp dụng văn bản
quy định thẩm quyền xử phạt có hiệu lực tại thời điểm xử phạt là Khoản 2 Điều
109 Luật quản lý thuế năm 2006 và điểm a Khoản 3 Điều 14 Nghị định
129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng
chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Luật Quản lý thuế:
Điều 103. Hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế
1. Vi phạm các thủ tục thuế.
2. Chậm nộp tiền thuế.
3. Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế
được hoàn.
4. Trốn thuế, gian lận thuế
Theo khoản 4 Điều 108 Luật quản lý thuế thì hành vi mà CC thuế đang xử
phạt thuộc hành vi Trốn thuế, gian lận thuế:
Điều 108. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
Người nộp thuế có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế sau đây
thì phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế
trốn:
1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ
khai thuế sau chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo

2
quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 32 của Luật này hoặc ngày hết thời
hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 33 của Luật này;
2. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác
định số tiền thuế phải nộp;
3. Không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hoá
đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã
bán;
4. Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán hàng hoá,
nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số
tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được
giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
5. Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền
thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
6. Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ
sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan trong thời gian sáu
mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan;
7. Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu;
8. Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hoá nhằm mục đích trốn
thuế;
9. Sử dụng hàng hoá được miễn thuế không đúng với mục đích quy định
mà không khai thuế.
Điều 109. Thẩm quyền xử phạt vi phạm pháp luật về thuế
1. Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 103 của Luật này thì
thẩm quyền xử phạt được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 103 của Luật này
thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu,
Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan có thẩm
quyền ra quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế

3
 Khoản 2 không nói áp dụng Luật xử lý vi phạm hành chính, do đó
không áp dụng thẩm quyền tối đa của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế trong
Luật XLVPHC mà cần áp dụng Luật Quản lý thuế và Nghị định hướng dẫn
Luật quản lý thuế chính là NĐ 129/2013.
Nghị định 129/2013/NĐ-CP
Điều 14. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan
thuế
3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình,
có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại các
Điều 5, 6, 7, 8, 9 và Điều 13 Nghị định này.
c) Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 10, 11 và Điều
12 Nghị định này.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 10,
Khoản 6 Điều 11 Nghị định này.
 Không giới hạn số tiền tối đa được quyền xử phạt của Chi cục trưởng
chi cục thuế nên QĐ 2304 thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng là
đúng.
 Chỉ hỏi để làm rõ có văn bản giao quyền nội bộ giữa Chi cục trưởng
và Phó CCT hay không?
1.2 Trình tự thủ tục ra QĐ
a. Thời hiệu xử phạt
Theo khoản 2 Điều 2 NĐ 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi
phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế,
đối với hành vi sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để kê khai thuế làm
giảm số thuế phải nộp (là Trốn thuế, gian lận thuế) thì thời hiệu xử phạt là
05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm đến ngày ra quyết định xử
phạt.

4
Thời điểm xác định hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp
là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ
tính thuế mà người nộp thuế thực hiện khai thiếu thuế.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế: ngày cuối cùng của tháng tiếp theo của
kỳ tính thuế.
Trong 20 hóa đơn, hóa đơn xa nhất là ngày 05/12/2012 vậy thời điểm
bắt đầu tính thời hiệu xa nhất là 31/01/2013, cộng với 5 năm thì thời hiệu là
31/01/2018.
 Vậy còn thời hiệu xử phạt  Không hỏi về thời hiệu.
b. Xử phạt theo trường hợp lập biên bản hay không lập biên bản
- Trường hợp người bị kiện cho rằng TH này là xử phạt có lập biên bản
Theo quy định của Điều 57, Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính
2012 thì việc xử phạt vi phạm hành chính với số tiền trên 436.745.869
đồng phải lập biên bản vi phạm hành chính. Tuy nhiên hồ sơ chỉ có
Biên bản làm việc, biên bản này chưa đủ nội dung của một biên bản vi
phạm hành chính, còn thiếu nội dung như: quyền và thời hạn giải trình
về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi
phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
 Có sự vi phạm, cần hỏi để làm rõ vi phạm trong việc lập biên bản vi
phạm hành chính này.
- Trường hợp người bị kiện cho rằng TH này là xử phạt không lập biên
bản: Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính theo Điều 63 Luật
XLVPHC:
Điều 63. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính
1. Đối với vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải
quyết, nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự,
quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ
điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi
phạm hành chính, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định,
cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển các quyết định nêu trên
kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử

5
phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính được căn cứ vào hồ sơ vụ vi
phạm do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến.
Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xác
minh thêm tình tiết để làm căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành
chính.
3. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 30 ngày, kể
từ ngày nhận được các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này kèm
theo hồ sơ vụ vi phạm. Trong trường hợp cần xác minh thêm quy định
tại khoản 2 Điều này thì thời hạn tối đa không quá 45 ngày.
Hồ sơ vụ án thể hiện, CQCSĐT-BCA có CV 228/C46 V/v kiểm tra và
xử lý việc sử dụng hóa đơn GTGT ngày 10/6/2016, CCT có Biên bản
làm việc vào ngày 6/1/2017 và ra QĐ ngày 13/1/2017 là đã quá thời hạn
quy định trên.
 Cần hỏi để làm rõ vi phạm này.
1.3 Nội dung quyết định
Cần hỏi làm rõ:
a. Hành vi đã bị xử phạt chưa?
Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính (Điều 3 Luật XLVPHC)
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Cần hỏi để làm rõ trong QĐ 487/QĐ-XLVP ngày 25/10/2014 đã xử lý
đối với 20 hóa đơn của công ty Thiên Tân hay chưa?
b. Doanh nghiệp đã giải thể còn xử phạt được không?
Luật XLVPHC:
Điều 65. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính
1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những
trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này;
6
b) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;
c) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc
hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc
khoản 1 Điều 66 của Luật này;
d) Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành
chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử
phạt;
đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại
Điều 62 của Luật này.
2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều
này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành
chính nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà
nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu
hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1
Điều 28 của Luật này.
Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính; tang vật bị tịch thu, tiêu hủy; biện pháp khắc phục hậu
quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
 Hỏi để xác định hồ sơ doanh nghiệp đã giải thể xong bên CCT chưa?
c. VB dùng để xác định hành vi vi phạm đúng chưa?
Hành vi vi phạm diễn ra vào năm 2012-2013, cần căn cứ văn bản có
hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi để xác định hành vi vi phạm
và mức phạt. CCT dẫn chiếu NĐ 129/2013/NĐ-CP là không đúng,
phải áp dụng NĐ 98/2007/NĐ-CP)
(NĐ 129/2013/NĐ và NĐ 98/2007/NĐ-CP xác định hành vi và mức
phạt giống nhau, không áp dụng nguyên tắc có lợi hơn cho người vp
tại Điều 54 NĐ 129/2013/NĐ-CP).
 Hỏi để làm rõ việc viện dẫn văn bản chưa phù hợp
d. Xác định hành vi VP
Cơ quan thuế đã có biên bản làm việc và xác định có hành vi vi phạm sử
dụng hóa đơn khống nhưng lại xử phạt hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp
7
pháp là chưa đúng hành vi vi phạm. Nếu đúng phải là sử dụng bất hợp
pháp hóa đơn.
(Các hóa đơn do DNTN XD&TM Thúy Hiền dùng là hóa đơn thật do Bộ
Tài Chính phát hành thì không phải hóa đơn bất hợp pháp).
Theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định số
51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của chính phủ quy định về
hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì:

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn

Điều 20. Sử dụng hóa đơn bất Điều 21. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn
hợp pháp 1. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống
Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ
việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng
chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn
sử dụng. do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được
Hóa đơn giả là hóa đơn được in ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư
hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã này); cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá
được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán
nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các
số của cùng một ký hiệu hóa đơn. nội dung bắt buộc; lập hóa đơn sai lệch nội dung
giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ
Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là
này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.
hóa đơn đã được tạo theo hướng
dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa 2. Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử
hoàn thành việc thông báo phát dụng bất hợp pháp hóa đơn:
hành. - Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực
Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa một phần hoặc toàn bộ.
đơn đã làm đủ thủ tục phát hành - Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để
nhưng tổ chức, cá nhân phát hành bán ra, để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào
thông báo không tiếp tục sử dụng không có chứng từ hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra
nữa; các loại hóa đơn bị mất sau để gian lận thuế, để bán hàng hóa nhưng không kê
khi đã thông báo phát hành được tổ khai nộp thuế.
chức, cá nhân phát hành báo mất - Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để
với cơ quan thuế quản lý trực tiếp;
8
Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn

hóa đơn của các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp
đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hóa, dịch vụ
gọi là đóng mã số thuế). mua vào không có chứng từ.
- Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa,
dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa
các liên của hóa đơn.
- Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ
quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức
năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa
đơn.
LƯU Ý:
Vi phạm về không xử phạt đối với doanh nghiệp giải thể là một điểm chắc chắn để
hủy QĐ rồi, không nên đưa ra chứng minh, tranh luận về vấn để có hay không hành
vi sử dụng hóa đơn khống gây bất lợi cho người khởi kiện do trong các Biên bản
lấy lời khai của CQCSĐT và tại Biên bản làm việc ngày 6/1/2017 bà Hiền đã thừa
nhận.
III. CÁC CÂU HỎI BẢO VỆ NGƯỜI KHỞI KIỆN

Người được
Câu hỏi Mục đích hỏi
hỏi

1. Chị cho biết doanh nghiệp tư nhân 1. Chứng minh DN


Thúy Hiền đã hoàn toàn giải thể Thúy Hiền đã giải
chưa? Có tài liệu chứng minh thể.
không? 2. Chứng minh có
Lê Thúy
Hiền 2. Chị cho biết lý do tại sao chị cho hay không việc xử
rằng QĐ xử phạt số 487/QĐ-XLVP phạt 1 hành vi 2
ngày 25/10/2014 đã xử phạt đối với lần
20 hóa đơn của Công ty Thiên Tân
rồi?

9
Người được
Câu hỏi Mục đích hỏi
hỏi

1. Ông được giao quyền để ra Quyết


định xử phạt hành chính số 2304 đối
với DNTN XD&TM Thúy Hiền theo
văn bản nào? 1. Chứng minh sai về
Ông Nguyễn thẩm quyền ban
Hồng Quân 2. Việc xử phạt DNTN Thúy Hiền
hành quyết định số
Phó CCT- thuộc trường hợp lập biên bản hay
đại diện theo 2304.
không lập biên bản?
ủy quyền của 2. CM sai trình tự thủ
ông Ảnh- 3. Tại sao đơn vị không cung cấp được
CCT tục ban hành QĐ
Biên bản vi phạm hành chính?
2304.
4. Thời điểm CQĐT có đề nghị xử phạt
là ngày 10/6/2016, tại sao đến ngày
13/1/2017 CCT mới ra QĐ xử phạt?

Ông Nguyễn 1. 20 hóa đơn mà DNTN Thúy Hiền sử Chứng minh nội dung
Hồng Quân dụng để kê khai thuế GTGT đầu vào của quyết định 2304 là
Phó CCT- và kê chi phí tính thuế TNDN là hóa không có cơ sở
đại diện theo đơn thật hay giả?
ủy quyền của 2. Việc xác định hành vi vi phạm là sử
ông Ảnh- dụng hóa đơn chứng từ bất hợp pháp
CCT có đúng quy định không?
3. CCT xác định hành vi vi phạm của
DNTN Thúy Hiền dựa trên văn bản
nào?
Thời điểm thực hiện hành vi vi phạm
là thời điểm nào?
4. Vào thời điểm ban hành quyết định
xử phạt 2304/QĐ-XPHC đối với
doanh nghiệp tư nhân Thúy Hiền,
DN này còn tồn tại hay không? Mã
10
Người được
Câu hỏi Mục đích hỏi
hỏi

số thuế của DN này trên hệ thống cơ


quan thuế còn hoạt động không?

11

You might also like