You are on page 1of 66

CHUYÊN ĐỀ 9

GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC VỚI NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC,
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ
TRONG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

LỜI NÓI ĐẦU


Chuyên đề 9 - Giảng viên đại học với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo được biên
soạn trên cơ sở Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
giảng viên đại học, ban hành theo Quyết định Số: 1079/QĐ-BGDĐT ngày 20
tháng 04 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung chuyên đề thuộc
phần II-Kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp của giảng viên đại học. Kiến thức, kĩ
năng nghề nghiệp mà chuyên đề 9 cung cấp cho học viên là kiến thức, kĩ năng
xoay quanh hoạt động khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế trong giáo dục
đào tạo. Học viên sẽ có nhận thức đúng, đủ và cơ hội phát triển kĩ năng nghiên
cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác trong đào tạo khi tiếp cận nội
dung của chuyên đề.
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

CMCN Cách mạng công nghiệp

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

GDĐT Giáo dục và Đào tạo

KH&CN Khoa học và công nghệ

NỘI DUNG:

1. Những vấn đề chung về khoa học và công nghệ

a) Vai trò của khoa học và công nghệ trong sự phát triển kinh tế-xã hội
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi tiến hành công
cuộc đổi mới toàn diện, Đảng ta đã sớm có các định hướng và chỉ đạo đúng đắn
về vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế - xã hội;
đồng thời, luôn coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi để KH&CN nước nhà phát
triển. Quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, bước vào thời
kỳ đổi mới, ngành Giáo dục đã xác định rõ nghiên cứu và ứng dụng khoa học
công nghệ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển
và đổi mới hoạt động giáo dục đào tạo.

KH&CN luôn phát triển và biến đổi không ngừng với tốc độ nhanh chóng. Hiện
nay, các thành quả KH&CN, đặc biệt là sự đổi mới vượt bậc về công nghệ trong
làn sóng Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã, đang và hứa hẹn sẽ thay
đổi diện mạo cũng như phương thức phát triển kinh tế - xã hội trên toàn cầu.
Trước xu thế phát triển như vũ bão này, phát triển và ứng dụng KH&CN tiếp
tục được Đảng và Chính phủ xác định là quốc sách hàng đầu, là một trong
những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ
quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong
hoạt động của các ngành, các cấp; trong đó việc chủ động, tích cực tham gia
cuộc CMCN 4.0 được nhìn nhận là cơ hội để Việt Nam bứt phá.

Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, mặc dù điều kiện đất nước còn
nhiều khó khăn, hoạt động của ngành Giáo dục phải trải qua nhiều giai đoạn
cam go, thử thách, nhưng dưới sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự
chỉ đạo của Ngành, sự nỗ lực, tâm huyết của đội ngũ các nhà khoa học, hoạt
động KH&CN ngành Giáo dục đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp
thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Ngành, trong đó:

- Hoạt động nghiên cứu khoa học đã tạo tiền đề cho công cuộc đổi mới tư duy
giáo dục, góp phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi mô hình giáo dục.

- Việc nghiên cứu ứng dụng các thành tựu công nghệ giáo dục tiên tiến trên thế
giới, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục đã tạo ra những thay
đổi căn bản trong phương thức quản lý, điều hành: Việc chuyển đổi từ mô hình
hệ thống công nghệ thông tin phân tán sang mô hình tập trung, từ các mạng
máy tính đơn lẻ sang tổ chức trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế, cùng với
một hệ thống thông tin hợp nhất, hiện đại đã được xây dựng để phục vụ cho
công tác quản lý, điều hành của ngành Giáo dục, hỗ trợ tích cực cho hoạt động
điều hành chính sách, các hoạt động nghiệp vụ như kế toán, thanh toán, công
tác dự báo thống kê…

Trong những năm gần đây, nhận thức được sự phát triển KH&CN, đặc biệt là
trong bối cảnh CMCN 4.0 đang tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế
- xã hội, hoạt động nghiên cứu KH&CN trong ngành Giáo dục tích cực được
đẩy mạnh và hoàn thiện trên nhiều phương diện, góp phần tạo ra những bước
tiến lớn trong sự phát triển.

Để tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu KH&CN của Ngành,
hành lang pháp lý cho công tác quản lý KH&CN đã được quan tâm xây dựng -
một mặt đáp ứng các quy định chung trong lĩnh vực KH&CN, mặt khác, chuẩn
hóa dần quy trình quản lý nhiệm vụ KH&CN của Ngành.

Ngay sau khi Luật KH&CN ra đời, các hoạt động KH&CN được thực hiện chặt
chẽ hơn:

- Quy trình xây dựng và triển khai các định hướng, chủ đề nghiên cứu khoa học
được điều chỉnh theo hướng khoa học và đa chiều: Định hướng nghiên cứu
được hình thành căn cứ trên cơ sở các định hướng chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội, các đề án, chiến lược phát triển nhằm đảm bảo tính thiết thực của các
nhiệm vụ KH&CN được triển khai.

- Khuyến khích, mở rộng đối tượng, tạo điều kiện tới tất cả các cá nhân trong
và ngoài Ngành tham gia nghiên cứu khoa học: Các đề xuất nhiệm vụ được
khai thác không chỉ ở cấp đơn vị mà mở rộng cho nhiều đối tượng tổ chức, cá
nhân trong và ngoài Ngành.
- Việc xét duyệt Danh mục nhiệm vụ KH&CN đặt hàng của Bộ được thực hiện
nghiêm túc thông qua các Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN để tham
mưu cho Bộ trưởng Bộ GDĐT trước khi phê duyệt. Thành phần Hội đồng bao
gồm các nhà quản lý, đại diện cơ quan, tổ chức đề xuất đặt hàng, đại diện các
đơn vị vụ, cục thuộc Bộ, nhà khoa học, chuyên gia có năng lực và chuyên môn
phù hợp với nhiệm vụ KH&CN. Một trong các tiêu chí để các đề xuất nhiệm
vụ KH&CN được thông qua là phải có địa chỉ ứng dụng rõ ràng và giải quyết
những vấn đề bức thiết mà thực tiễn đòi hỏi.

Kết quả là, hoạt động triển khai các nhiệm vụ KH&CN trong Ngành đã ngày
càng bám sát thực tiễn, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, những hoạt động
“nóng” của Ngành.

Đặc biệt, các nghiên cứu ứng dụng các thành tựu của cuộc CMCN 4.0 cũng
được triển khai nghiên cứu để có các đề xuất áp dụng trong thực tế hoạt động
của ngành Giáo dục.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra và đặc biệt là khả năng ứng dụng các
thành tựu KH&CN thế giới vào thực tiễn hoạt động của ngành Giáo dục, bên
cạnh việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo ra quy trình quản lý chặt chẽ và
khoa học hơn, nhiều giải pháp nâng cao chất lượng kết quả đầu ra được áp dụng
đối với các nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ/cơ sở. Cụ thể:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng các hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ
KH&CN thông qua việc chú trọng lựa chọn thành viên hội đồng.

Thứ hai, đẩy mạnh việc ứng dụng, phổ biến kết quả nhiệm vụ KH&CN.

b) Qui định cơ bản về hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở
giáo dục đại học

Tài liệu này trình bày 02 qui định:


Qui định được đề cập trong Luật khoa học và công nghệ: Nội dung qui định tập
trung vào các vấn đề sau đây:

+ Tổ chức khoa học và công nghệ;

+ Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực
khoa học và công nghệ;

+ Xác định, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

+ Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phổ biến
kiến thức khoa học và công nghệ;

+ Đầu tư tài chính, phục vụ phát triển khoa học và công nghệ;

+ Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ;

+ Quản lí nhà nước về khoa học và công nghệ.

Những qui định ở Luật khoa học và công nghệ làm căn cứ cho các cơ quan, tổ
chức nói chung và cơ sở giáo dục đại học nói riêng. Bên cạnh đó, qui định của
Bộ GDĐT là sự thể hiện cụ thể, sát với các sơ sở giáo dục đại học. Qui định
được ban hành kèm theo Thông tư số 22/2011/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 5
năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung cụ thể được qui
định trong Thông tư là:

+ Những qui định chung: phạm vi và đối tượng áp dụng; vị trí, vai trò của
hoạt động khoa học và công nghệ; mục tiêu của hoạt động khoa học và công
nghệ; nội dung hoạt động khoa học và công nghệ; tài chính cho hoạt động khoa
học và công nghệ;

+ Định hướng phát triển và kế hoạch khoa học và công nghệ: xây dựng định
hướng phát triển khoa học và công nghệ; xây dựng kế hoạch khoa học và công
nghệ; nội dung kế hoạch khoa học và công nghệ; qui trình xây dựng kế hoạch
khoa học và công nghệ;

+ Thực hiện kế hoạch khoa học và công nghệ: thực hiện nhiệm vụ khoa học
và công nghệ; đánh giá nghiệm thu và công bố kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa
học và công nghệ; Hoạt động sở hữu trí tuệ, ứng dụng, chuyển giao kết quả
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Đào tạo và nâng cao trình độ cán
bộ quản lý và nghiên cứu khoa học; Đầu tư phát triển, tăng cường năng lực
nghiên cứu; Hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên, học viên cao học,
nghiên cứu sinh và giảng viên trẻ, gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo;
Hợp tác khoa học và công nghệ trong và ngoài nước; Thông tin khoa học và
công nghệ; Các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo
hộ lao động, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm.

+ Quản lý khoa học và công nghệ: Tổ chức quản lý hoạt động khoa học và
công nghệ; Nội dung quản lý hoạt động khoa học và công nghệ; Chức năng,
nhiệm vụ của tổ chức quản lý hoạt động khoa học và công nghệ; Nhiệm vụ của
các đơn vị, tổ chức trực tiếp thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ; Nhiệm
vụ và quyền hạn của hiệu trưởng về quản lý hoạt động khoa học và công nghệ;
Nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức tư vấn trong trường đại học về quản lý
hoạt động khoa học và công nghệ;

+ Khen thưởng và xử lý vi phạm trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Cơ sở giáo đại học căn cứ vào những qui định về khoa học và công nghệ để
điều hành lĩnh vực này hoạt động hiệu quả. Giảng viên thực hiện nhiệm vụ khoa
học và công nghệ cũng cần đảm bảo đúng qui định.

c) Gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo và chuyển giao công nghệ trong
các cơ sở giáo dục đại học

Trong chiến lược phát triển của đất nước, KH&CN cùng với giáo dục-đào tạo
(GDĐT) được xác định là “quốc sách hàng đầu” và có mối quan hệ biện chứng.
Bởi, KH&CN là lĩnh vực hoạt động nhằm phát hiện ra các quy luật và cách ứng
dụng những quy luật ấy vào các lĩnh vực của đời sống xã hội; còn GD-ĐT có
nhiệm vụ truyền bá tri thức, trong đó bao hàm cả những thành tựu của KH&CN
cho thế hệ kế tiếp, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
cho đất nước. Nói công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học là “anh em sinh
đôi” là do KH&CN sinh ra tri thức; tri thức đó được đưa vào mọi lĩnh vực trong
đời sống xã hội, nhưng quan trọng hơn hết là đưa vào nhà trường. Nhà trường
là nơi tiếp nhận, xử lý tri thức khoa học và là nơi truyền bá những tri thức đó
cho thế hệ trẻ để họ sử dụng có hiệu quả trong các lĩnh vực được phân công.
Nhà trường đồng thời là nơi sản sinh ra các nhà khoa học, làm phong phú cả
tiềm năng về “người” và “của” cho KH&CN. Như vậy, trong bộ ba quan hệ
hữu cơ: KH&CN - GD-ĐT - sản xuất, thì mối quan hệ giữa KH&CN với GD-
ĐT có vai trò hàng đầu và đặc biệt quan trọng.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của mối quan hệ giữa KH&CN với GD-ĐT trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
đất nước, hội nhập kinh tế thế giới hiện nay.

Thứ nhất, trước đây, trong chiến tranh, tuy trình độ KH-CN cũng như GD-ĐT
của quân đội ta còn hạn chế, song sự gắn kết giữa nghiên cứu với đào tạo ở nhà
trường chưa đạt như mong muốn. Điều này được thể hiện rất rõ ở số lượng,
chất lượng một số công trình, đề tài nghiên cứu KH&CN đã được nghiệm thu
và đưa vào ứng dụng chưa đáp ứng được yêu cầu GD-ĐT.

Thứ hai, xu thế chung của giáo dục hiện đại là: chuyển hóa vào thực tiễn GD-
ĐT những thành tựu mới nhất của KH&CN; sử dụng tối đa, tối ưu những
phương pháp, phương tiện của KH&CN tiên tiến để xây dựng chương trình và
quy trình dạy học mới, nhằm phát huy tính tích cực của người học, nâng cao
khả năng tự đào tạo của họ. Tuy nhiên, chúng ta còn lúng túng cả trong nhận
thức và trong triển khai thực hiện mục tiêu này. Còn công trình nghiên cứu chỉ
tồn tại dưới dạng “văn bản dự thảo”, chậm được hoàn thiện và phê chuẩn. Do
đó, chưa có cơ sở pháp lý để đưa vào GD-ĐT. Việc chuyển hóa những tài liệu
khoa học (các công trình nghiên cứu...) thành tài liệu dạy học còn nhiều khó
khăn, do chưa có sự phân biệt rõ ranh giới giữa tài liệu khoa học và tài liệu dạy
học. Mặt khác, những phương pháp và phương tiện dạy học tiên tiến chưa được
khai thác, vận dụng đầy đủ trong dạy học đã hạn chế đến chất lượng, hiệu quả
GD-ĐT. Nhà trường được xác định là cơ sở đào tạo các nhà khoa học trẻ; điều
này phải được thể hiện cụ thể ở việc thường xuyên tạo các điều kiện cho học
viên tiếp cận và tham gia nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, không phải hầu hết
cơ sở giáo dục đại học thực hiện khá tốt nhiệm vụ này. Thiết nghĩ, trong thời
gian tới, các học viện, nhà trường cần quan tâm hơn, nhằm tạo điều kiện cho
học viên tập dượt, làm quen dần việc nghiên cứu khoa học. Cùng với đó, các
cấp cần làm tốt hơn nữa việc phân công, phân cấp, tổ chức tốt việc nghiên cứu,
biên soạn 2 hệ thống tài liệu: tài liệu khoa học và tài liệu dạy học cho các đối
tượng.

2. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

a) Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học

Đây là một trong bốn chức năng của quản lý nghiên cứu khoa học. Do đó, mối
quan hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý nghiên cứu khoa học cần
thiết phải được bàn luận. Chức năng tổ chức ở đây nói về bộ máy hoạt động
nghiên cứu khoa học.

Theo mô hình hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ quốc gia, bộ máy này
bao gồm ba bộ phận chính:

Các tổ chức nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học. Đây là tổ chức nghiên
cứu đóng vai trò lớn trong hoạt động nghiên cứu khoa học của cả nước, thực
hiện các nhiệm vụ nghiên cứu quan trọng nhất, đảm bảo cho sự phát triển khoa
học và công nghệ của đất nước, thu hút tốt nhân lực nghiên cứu khoa học cũng
như các nguồn lực khác phục vụ nghiên cứu khoa học như tài chính và cơ sở
vật chất.

Tổ chức nghiên cứu khoa học của các trường đại học. Nghiên cứu khoa học ở
trường đại học có quan hệ hữu cơ với giảng dạy các bộ môn khoa học trong
trường đại học. Hoạt động nghiên cứu trong trường đại học giúp nâng cao chất
lượng đào tạo, đồng thời đóng góp vào sự phát triển khoa học và công nghệ của
quốc gia.
Tổ chức nghiên cứu khoa học của các viện nghiên cứu thuộc các bộ máy quản
lí các ngành kinh tế-xã hội (các viện thuộc Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ
Nông nghiệp, Bộ Y tế…). Đây thực chất là mô hình nghiên cứu ứng dụng để
trực tiếp giải quyết các yêu cầu phát triển trực tiếp của ngành.

Có thể nói, sự phân chia bộ máy tổ chức nghiên cứu khoa học trên của nước ta
hiện nay vẫn chưa hợp lý bởi nhân lực khoa học của các trường đại học thường
có số lượng lớn và có chất lượng cao nhưng không được phát huy đầy đủ tiềm
lực trong nghiên cứu. Do vậy, liên kết, hợp tác trong nghiên cứu khoa học được
đánh giá là một giải pháp tốt. Các tổ chức có thể đặt hàng hoặc phối hợp với
các nhà trường đại học để có sản phẩm nghiên cứu khoa học mong đợi.

Theo Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và Văn bản hợp nhất số
04/VBHN-VPQH ngày 29/6/2018 của Quốc hội, hệ thống tổ chức khoa học và
công nghệ được chia thành các tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ, các cơ sở giáo dục đại học và các tổ chức
dịch vụ khoa học và công nghệ (Khoản 1, Điều 9). Trong đó, các tổ chức khoa
học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới
hình thức viện hàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu,
trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ quy định; cơ sở giáo dục đại học được tổ chức theo quy định của
Luật Giáo dục đại học; tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được tổ chức
dưới hình thức trung tâm, văn phòng, phòng thử nghiệm và hình thức khác do
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định. Đến nay đã có hàng ngàn tổ
chức khoa học công nghệ đăng kí hoạt động.

b) Tổ chức hoạt động chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ là một khâu của quá trình khoa học và công nghệ.
Chuyển giao công nghệ thực chất là hoạt động thương mại và pháp lí giữa bên
nhận công nghệ và bên giao công nghệ để sử dụng công nghệ đó vào một mục
đích đã định.
Do vậy, tổ chức hoạt động chuyển giao công nghệ là công việc tất yếu trong
giới thiệu sản phẩm khoa học và làm cho người dùng thấy được khoa học thực
sự có ý nghĩa. Để thực hiện tốt công việc này, nhà quản lí cần:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyển giao công nghệ;

- Thực hiện tốt và tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về chuyển
giao công nghệ;

- Tổ chức bộ máy quản lí chuyển giao công nghệ;

- Tổ chức đăng kí hoạt động chuyển giao công nghệ;

- Tổ chức, quản lí công tác thẩm định kết quả chuyển giao công nghệ;

- Tổ chức, chỉ đạo công tác thống kê, thông tin về chuyển giao công nghệ;

- Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ về công tác chuyển giao nghệ;

- Tổ chức, quản lí hợp tác về chuyển giao công nghệ;

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về chuyển giao công nghệ.

c) Tổ chức, hướng dẫn hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên

Một hoạt động cơ bản của sinh viên là hoạt động nghiên cứu khoa học. Nghiên
cứu khoa học giúp cho học tập của sinh viên trở nên tốt hơn. Do vậy, tổ chức,
hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học là công việc quan trọng. Dạng thức
nghiên cứu khoa học mà sinh viên thường tiến hành là: tiểu luận, báo cáo thực
tập, khóa luận, đề án/dự án, đề tài trong các Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa
học. Vì thế, sinh viên cần chú ý những điểm dưới đây:

- Yêu cầu cơ bản về bài viết:

+ Đảm bảo tính lí luận: Bài nghiên cứu khoa học phải dùng phong cách viết
khoa học, hành văn nghị luận, biện luận. Cấu trúc của bài viết nên được trình
bày theo trật tự: mở đầu đi tới lập luận và phân đoạn, kết tiếp là tự thuật và dẫn
chứng nhằm mục đích biện bác để cuối cùng là kết luận một vấn ddeeef thực
sự xác đáng. Các phần, các ý, các câu phải liên kết với nhau theo một chủ đề
hay một đề tài theo một trật tự của sự vật, hiện tượng, theo một thời gian nhất
định tạo thành một thể thống nhất như đề cương đã vạch ra.

+ Đảm bảo tính khoa học: Nội dung ý tưởng phải rõ ràng, chính xác, không làm
cho người đọc hiểu theo nhiều nghĩa. Diễn đạt phải theo một trật tự hợp lí, câu
văn phải súc tích nhưng chứa nhiều thông tin. Các luận cứ khoa học phải cụ
thể, rõ ràng, có nguồn gốc.

+ Đảm bảo tính đại học hay tính hàn lâm: Đó là tính chính qui, chuẩn mực,
mang tính bác học. Những trình bày phải có tài liệu tham khảo tin cậy như sách
hay bài báo khoa học…

+ Tính đổi mới: Bài viết phải luôn mới về đề tài, cách thể hiện và lối trình bày.

+ Tính khả thi và hiệu quả: Đây là nội dung mà sinh viên cần lưu tâm để có sản
phẩm nghiên cứu có tính ứng dụng dù chỉ là nhỏ. Nghiên cứu khoa học như đã
phân tích ở trên vì thế luôn gắn với công tác chuyển giao công nghệ.

- Các chiến lược viết:

Thông thường chiến lược viết được nhắc đến qua 5 bước như sau:

+ Phân tích đề tài;

+ Trình bày đề cương hay dàn bài;

+ Tập hợp các thông tin, dữ liệu liên quan;

+ Viết thành văn;

+ Kiểm tra bài viết.

Trong đó, cần quan tâm đến các yếu tố tiện nghi qua việc trả lời các câu hỏi sau
đây: Viết dựa trên cơ sở tài liệu nào? Viết từng phần hay toàn phần? Có thích
làm việc theo kế hoạch? Viết trong lúc nghe nhạc hay yên tĩnh hoàn toàn? Viết
ở địa điểm riêng hay có người khác?...

3. Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ


a) Nội dung hoạt động thông tin khoa học và công nghệ

Nghị định số 11/2014/NĐ-CP về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ có
quy định rõ các điều khoản dưới đây:

Điều 5. Các loại hình hoạt động thông tin khoa học và công nghệ

Các loại hình hoạt động thông tin khoa học và công nghệ bao gồm:

1. Thu thập, cập nhật và xử lí các dữ liệu, số liệu, dữ kiện, thông tin nhằm tạo lập
và phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ.

2. Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin khoa học và công nghệ phục vụ
cho dự báo, hoạch định chính sách, lãnh đạo, quản lí, nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ, sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế – xã hội
khác.

3. Phát triển hạ tầng thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu, các trang thông tin và
cổng thông tin điện tử về khoa học và công nghệ; thiết lập, triển khai các mạng
thông tin khoa học và công nghệ; ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông, phương tiện kĩ thuật tiên tiến trong hoạt động thông tin khoa học và công
nghệ; xây dựng thư viện điện tử, thư viện số.

4. Tìm kiếm, tra cứu, chỉ dẫn, khai thác, sử dụng thông tin khoa học và công nghệ.

5. Cung cấp, trao đổi, chia sẻ các nguồn tin khoa học và công nghệ.

6. Phổ biến thông tin, tri thức khoa học và công nghệ.

7. Các hoạt động khác có liên quan.

Điều 6. Thu thập thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ đang tiến hành

1. Đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp sử dụng ngân sách nhà
nước, trong thời hạn 30 ngày làm việc sau khi kí hợp đồng thực hiện nhiệm vụ,
cơ quan có thẩm quyền kí hợp đồng thực hiện nhiệm vụ các cấp có trách nhiệm
xử lí thông tin theo quy định tại Khoản 2 Điều này và gửi về:
a) Tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ quốc
gia là Cơ quan thông tin khoa học và công nghệ quốc gia thuộc Bộ Khoa học
và Công nghệ để cập nhật thông tin về các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
đặc biệt, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia; tổng hợp thông tin về
các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các bộ, ngành và địa phương;

b) Tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ của
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan nhà nước khác ở
trung ương (sau đây gọi là tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa
học và công nghệ cấp bộ) để cập nhật thông tin về các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ cấp bộ và cấp cơ sở thuộc phạm vi quản lí;

c) Tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ thuộc
cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là tổ chức thực hiện chức năng đầu mối
thông tin khoa học và công nghệ cấp tỉnh) để cập nhật thông tin về các nhiệm
vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh và cấp cơ sở thuộc phạm vi quản lí.

2. Nội dung xử lí thông tin bao gồm: tên nhiệm vụ; thông tin về các cá nhân, tổ
chức chủ trì và tham gia nhiệm vụ; mục tiêu và nội dung nghiên cứu chính;
lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; mục tiêu kinh tế – xã
hội của nhiệm vụ; phương pháp nghiên cứu và triển khai; kết quả dự kiến; thời
gian thực hiện; địa chỉ ứng dụng; kinh phí thực hiện được phê duyệt và những
nội dung khác theo yêu cầu.

3. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước
được khuyến khích cung cấp thông tin cho các tổ chức theo quy định tại Khoản
1 Điều này.

4. Các tổ chức được quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm tiếp nhận
thông tin, đưa vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ, tổng hợp
và công bố công khai danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp
đã kí hợp đồng trên trang thông tin hoặc cổng thông tin điện tử của mình.
Điều 7. Đăng kí và lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
sử dụng ngân sách nhà nước

1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhiệm vụ khoa học và công nghệ
được nghiệm thu chính thức, kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
sử dụng ngân sách nhà nước phải được đăng kí và lưu giữ tại cơ quan có thẩm
quyền về đăng kí và lưu giữ kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công
nghệ quy định tại Khoản 3 Điều này.

2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải đăng kí và lưu giữ
bao gồm:

a) Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ (bản giấy và bản điện tử);

b) Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ (bản điện tử);

c) Phụ lục tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát (nếu có, bản điện tử);

d) Bản đồ; bản vẽ; ảnh; tài liệu đa phương tiện (nếu có, bản điện tử);

đ) Phần mềm (nếu có).

3. Các tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện việc
đăng kí và lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại các
cơ quan có thẩm quyền như sau:

a) Tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ quốc
gia là cơ quan có thẩm quyền về đăng kí kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học
và công nghệ đặc biệt, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia và cấp bộ;
lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt, nhiệm vụ
khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở;

b) Tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ cấp
bộ là cơ quan có thẩm quyền về đăng kí kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học
và công nghệ cấp cơ sở; lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công
nghệ cấp bộ và cấp cơ sở thuộc phạm vi quản lí;
c) Tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ cấp
tỉnh là cơ quan có thẩm quyền về đăng kí và lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm
vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh và cấp cơ sở thuộc phạm vi quản lí;

d) Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi đăng kí tại các
cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này phải được
lưu giữ đồng thời tại tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học
và công nghệ quốc gia và các tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin
khoa học và công nghệ cấp bộ và cấp tỉnh.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan
có thẩm quyền được quy định tại Khoản 3 Điều này cấp giấy chứng nhận đăng
kí kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Giấy chứng nhận đăng
kí kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ là một trong những cơ sở
xác nhận hoàn thành nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các tổ chức và cá
nhân.

5. Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được mua bằng ngân
sách nhà nước phải đăng kí, lưu giữ tại cơ quan có thẩm quyền được quy định
tại Khoản 3 Điều này theo phân cấp như đối với các nhiệm vụ khoa học và công
nghệ được đặt hàng.

6. Các tổ chức được quy định tại Khoản 3 Điều này có trách nhiệm tổng hợp và
cập nhật thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ vào
Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ và công bố công khai trên
trang thông tin hoặc cổng thông tin điện tử của mình.

7. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng kí kết quả thực hiện nhiệm
vụ khoa học và công nghệ được thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và
Công nghệ.

Điều 8. Đăng kí và lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
không sử dụng ngân sách nhà nước
1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách
nhà nước được khuyến khích đăng kí và lưu giữ tại các cơ quan có thẩm quyền
theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định này sau khi có văn bản thẩm định
kết quả của cơ quan nhà nước quản lí về khoa học và công nghệ có thẩm quyền.

2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại Khoản 1
Điều này được cấp giấy chứng nhận đăng kí kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa
học và công nghệ và đưa vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ.

Điều 9. Thu thập, xử lí và công bố thông tin về ứng dụng kết quả thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác
ở trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trung ương (sau đây gọi là Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh) định kì hằng năm gửi báo cáo kết quả ứng dụng các
nhiệm vụ khoa học và công nghệ do mình đề xuất đặt hàng hoặc đặt hàng về
Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua các tổ chức quy định tại Khoản 3 Điều
này.

2. Nội dung báo cáo kết quả ứng dụng nhiệm vụ khoa học và công nghệ bao
gồm: tên nhiệm vụ; thông tin về các cá nhân, tổ chức chủ trì nhiệm vụ; lĩnh vực
khoa học và công nghệ; lĩnh vực ứng dụng; địa chỉ ứng dụng; quy mô ứng dụng;
tài liệu sở hữu trí tuệ; hiệu quả và tác động về kinh tế – xã hội và môi trường;
phương thức chuyển giao kết quả, mức độ và khả năng thương mại hoá.

3. Báo cáo kết quả ứng dụng nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân
sách nhà nước được gửi về các tổ chức sau:

a) Tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ quốc
gia tiếp nhận báo cáo kết quả ứng dụng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
đặc biệt, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia; tổng hợp báo cáo kết
quả ứng dụng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các bộ, ngành và địa
phương;
b) Tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ cấp
bộ tiếp nhận báo cáo kết quả ứng dụng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
cấp bộ và cấp cơ sở thuộc phạm vi quản lí;

c) Tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ cấp
tỉnh tiếp nhận báo cáo kết quả ứng dụng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
cấp tỉnh và cấp cơ sở thuộc phạm vi quản lí.

4. Báo cáo kết quả ứng dụng nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng
ngân sách nhà nước được khuyến khích gửi về các tổ chức thực hiện chức năng
đầu mối thông tin khoa học và công nghệ các cấp theo quy định tại Khoản 3 Điều
này.

5. Sau khi tiếp nhận, các tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa
học và công nghệ có trách nhiệm đưa báo cáo kết quả ứng dụng nhiệm vụ khoa
học và công nghệ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ, tổng
hợp và công bố công khai trên trang thông tin hoặc cổng thông tin điện tử của
mình.

Điều 10. Thu thập các công bố khoa học và công nghệ

1. Tạp chí và tập san khoa học, kỉ yếu hội thảo khoa học nhiều kì xuất bản trong
nước được đăng kí cấp mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kì (ISSN)
tại tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ quốc
gia.

2. Thông tin về các công bố khoa học và công nghệ quy định tại Khoản 1 Điều
này và luận án tiến sĩ sau khi nộp vào Thư viện Quốc gia Việt Nam được tổ
chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
đưa vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ.

3. Kỉ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành quốc gia và quốc tế sử dụng
ngân sách nhà nước phải nộp vào tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông
tin khoa học và công nghệ quốc gia và các tổ chức thực hiện chức năng đầu mối
thông tin khoa học và công nghệ cấp bộ và cấp tỉnh. Khuyến khích việc giao
nộp các kỉ yếu hội nghị, hội thảo khoa học không sử dụng ngân sách nhà nước
vào các tổ chức nêu trên.

4. Các công bố khoa học và công nghệ quốc tế được chọn lọc, bổ sung, cập nhật
và chia sẻ nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin trong lãnh đạo, quản lí, nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ, giáo dục và đào tạo, sản xuất, kinh doanh và
các hoạt động kinh tế – xã hội khác.

Điều 11. Sử dụng thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Cơ quan nhà nước quản lí về khoa học và công nghệ các cấp phải căn cứ vào
thông tin về các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia
về khoa học và công nghệ để xác định nhiệm vụ, tuyển chọn, giao trực tiếp cho
tổ chức, cá nhân thực hiện, đánh giá kết quả, xử lí vi phạm nhiệm vụ khoa học
và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.

2. Kết quả tra cứu thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ là một trong
những tài liệu trong hồ sơ xác định, tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ khoa
học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cho tổ chức, cá nhân thực hiện,
đánh giá kết quả, xử lí vi phạm về thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

3. Việc sử dụng thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ để phục vụ hoạch
định chính sách, lãnh đạo, quản lí, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ,
giáo dục và đào tạo, sản xuất, kinh doanh, đáp ứng yêu cầu của các tổ chức, cá
nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ

1. Dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ là loại hình dịch vụ khoa học và
công nghệ được các tổ chức, cá nhân hoạt động thông tin khoa học và công
nghệ thực hiện dưới các hình thức sau:

a) Cung cấp thông tin, tài liệu phân tích, tổng hợp phục vụ cho dự báo, hoạch
định chính sách, lãnh đạo, quản lí nhà nước;
b) Cung cấp thông tin thư mục về: nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tài liệu sở
hữu trí tuệ, công bố khoa học và công nghệ trên tạp chí, kỉ yếu hội nghị, hội
thảo khoa học;

c) Cung cấp danh mục các tổ chức, doanh nghiệp khoa học và công nghệ và
cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

d) Cung cấp thông tin thống kê khoa học và công nghệ;

đ) Cung cấp thông tin chi tiết về: nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tài liệu sở
hữu trí tuệ, công bố khoa học và công nghệ trên tạp chí, kỉ yếu hội nghị, hội
thảo khoa học;

e) Cung cấp thông tin chi tiết về các tổ chức, doanh nghiệp khoa học và công
nghệ và cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

g) Cung cấp dịch vụ mạng viễn thông dùng riêng, dịch vụ hỗ trợ các ứng dụng
trên nền tảng mạng tiên tiến trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ;

h) Tra cứu, cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin khoa học và công nghệ;

i) Tư vấn, xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ, các trang thông tin
và cổng thông tin điện tử về khoa học và công nghệ; xây dựng thư viện điện tử,
thư viện số; số hoá tài liệu; xây dựng các tài liệu đa phương tiện về khoa học
và công nghệ;

k) Tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm khoa học và công nghệ, chợ công nghệ
và thiết bị; truyền thông, phổ biến thông tin khoa học và công nghệ;

l) Hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ liên quan đến hoạt động thông tin khoa học và
công nghệ;

m) Các hình thức dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ khác có liên quan.

2. Dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ quy định tại các Điểm a, b, c Khoản
1 Điều này được các tổ chức thực hiện chức năng thông tin khoa học và công
nghệ công lập cung cấp miễn phí.
3. Dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ có thu được cung cấp theo yêu cầu
của tổ chức, cá nhân thông qua hợp đồng dịch vụ.

b) Xây dựng hệ thống thông tin khoa học và công nghệ

Hệ thống là một tập hợp các phần tử cùng với các mối quan hệ xác định giữa
chúng tuân theo một quy luật hoặc một số quy luật nhằm thực hiện một hoặc
một số chức năng nào đó. Hệ thống thông tin là hệ thống tiếp nhận các nguồn
dữ liệu như các yếu tố đầu vào và xử lý chúng thành các sản phẩm thông tin là
các yếu tố đầu ra,

Theo cách hiểu này, xây dựng hệ thống thông tin khoa học và công nghệ chính
là xây dựng được các phần tử có mối quan hệ với nhau để thực hiện hoạt động
khoa học và công nghệ.

Theo Điều 68 của Luật Khoa học và Công nghệ nêu rõ: Nhà nước đầu tư xây
dựng, khuyến khích tổ chức, cá nhân tài trợ cho việc xây dựng hạ tầng thông
tin, cơ sở dữ liệu quốc gia và thống kê về khoa học và công nghệ hiện đại nhằm
đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về hoạt động và công nghệ trong
nước và thế giới.

Thực tế cho thấy, thông tin khoa học ở nước ta còn chưa thực sự phong phú và
ít cập nhật. Rất ít trường đại học có đầy đủ và kịp thời các nguồn dữ liệu tạp
chí khoa học quốc tế, các nguồn học liệu khoa học thuộc lĩnh vực khoa học mà
nhà trường cần.

Do vậy, công tác xây dựng hệ thống thông tin khoa học và công nghệ là cần
thiết và quan trọng. Môi trường đại học cần xây dựng được hạ tầng thông tin
cho trường mình, bao gồm trong đó cả dữ liệu nội sinh và sự liên kết với các
dữ liệu bên ngoài. Thực chất của xây dựng hệ thống thông tin khoa học và công
nghệ là sự đầu tư vào phát triển hệ thống thu thập, lưu trữ và xử lí thông tin.
Mỗi trường đại học đều có Trung tâm thông tin thư viện. Đây là đơn vị sẽ thực
hiện chức năng chính, đóng vai trò quan trọng trong công tác thông tin khoa
học và công nghệ của đầu tư xây dựng thư viện nhà trường hiện đại, đảm bảo
các tiêu chuẩn về lưu trữ, tra cứu nhằm phục vụ hiệu quả cho công tác nghiên
cứu khoa học và công nghệ. Đây là tiêu chuẩn tạo hiệu quả hoạt động của nhà
trường.

c) Sở hữu trí tuệ và sử dụng thông tin, kết quả nghiên cứu khoa học và công
nghệ

Theo Điều 2 (viii) của Công ước Stockholm ngày 14 tháng 7 năm 1967 về
thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, sở hữu trí tuệ (intellectual properti)
được định nghĩa là các quyền liên quan tới:

• Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học,

• Sự thể hiện của các nghệ sĩ biểu diễn, bản ghi âm (thu âm), bản ghi hình
(thu hình),

• Sáng chế thuộc mọi lĩnh vực nỗ lực của loài người, xem thêm bằng sáng
chế

• Phát minh khoa học,

• Kiểu dáng công nghiệp,

• Nhãn hiệu (hàng hoá), nhãn hiệu dịch vụ, tên và chỉ dẫn thương mại,
thương hiệu, biểu trưng,

• Quyền (bảo vệ) chống cạnh tranh không lành mạnh,

• Và mọi quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực công
nghiệp/kĩ thuật, khoa học, văn học hay nghệ thuật.

Mọi quá trình sử dụng thông tin khoa học và công nghệ đều phải tuân theo
qui định của sở hữu trí tuệ và Luật sở hữu trí tuệ.

d) Hoạt động tư vấn và dịch vụ khoa học và công nghệ

Tư vấn là từ chỉ một hoạt động chuyên môn hoặc chỉ một nghề nghiệp chuyên
môn giúp người khác có khả năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, nâng cao
năng lực sống cá nhân bằng những phương pháp nghiệp vụ chuyên môn. Người
chuyên làm nghề này được gọi là nhà tư vấn, cố vấn.

Khi tư vấn khoa học và công nghệ, người ta chú ý đến các cách hỗ trợ sau đây:

- Đưa ra những lời khuyên, lời gợi ý, hoặc cung cấp các thông tin hỗ trợ để
người cần trợ giúp có thể tự giải quyết các vấn đề của họ;

- Tổ chức các hoạt động chuyên nghiệp giúp người đang gặp khó khăn được
trải nghiệm, qua đó giúp họ tự nhận thức ra, từ đó có mong muốn thay đổi bản
thân;

- Cũng có thể can thiệp làm giảm thiểu các hậu quả xấu có thể xảy ra cho người
cần tư vấn;

- Tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ;

- Tổ chức các hoạt động có tính phòng ngừa, tạo ra môi trường phát triển thuận
lợi, không để những yếu tố tạo ra sự phát triển lệch lạc, những hệ quả xấu trong
quá trình phát triển.

Thực chất, mỗi lĩnh vực nghề nghiệp đều có những chuyên gia, những hoạt
động tư vấn hỗ trợ trong lĩnh vực đó. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ,
để hỗ trợ các thành viên trong nhà trường và các tổ chức khác, nhà trường đại
học cần có khả năng tư vấn, hỗ trợ cho cá nhân và tổ chức cần đến hoạt động
và sản phẩm của hoạt động khoa học và công nghệ.

Thông thường, hoạt động tư vấn khoa học và công nghệ có một số dạng như:
Tư vấn thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ; Tư vấn chuyển giao ứng
dụng và các dịch vụ khoa học và công nghệ; Tư vấn liên kết và hợp tác về khoa
học và công nghệ; Tư vấn quản lí khoa học và công nghệ. Nhiệm vụ chính của
trường đại học khi thực hiện tư vấn khoa học và công nghệ là tư vấn, hỗ trợ,
giúp đỡ cho các cá nhân và tổ chức hiểu rõ hơn về quá trình khoa học và công
nghệ để người/tổ chức được tư vấn tự lựa chọn những phương pháp, con đường,
hình thức hoạt động khoa học và công nghệ một cách phù hợp. Bởi vì, bản chất
của quá trình tư vấn là từ khi nhà tư vấn (trường đại học) bắt đầu làm việc với
người cần tư vấn (cá nhân và tổ chức cần tư vấn khoa học và công nghệ) đến
khi đạt được một kết quả nhất định mà cả hai chấp nhận. Kết quả tư vấn là sự
thay đổi về chất ở một mức độ nhất định ở người cần tư vấn. Trong trường đại
học, tư vấn khoa học và công nghệ thường qua Hội đồng.

Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 08/2014/NĐ-CP, Hội đồng tư vấn khoa học
và công nghệ được quy định như sau:

"1. Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ, Hội đồng tư vấn
tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, Hội đồng tư vấn giao
trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và Hội đồng tư vấn đánh
giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (sau đây gọi
tắt là Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ) do người đứng đầu cơ quan
quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ thành lập theo thẩm quyền.

2. Thành phần Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ bao gồm các nhà khoa học,
đại diện cơ quan, tổ chức đề xuất đặt hàng, cơ quan, tổ chức đặt hàng, nhà
quản lý, nhà kinh doanh có năng lực và chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ tư
vấn.

Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch, (hai) thành
viên là ủy viên phản biện, ủy viên thư ký khoa học và các thành viên khác.

3. Thành viên Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ cấp quốc gia là nhà khoa
học thì phải thuộc cơ sở dữ liệu chuyên gia khoa học và công nghệ do Bộ Khoa
học và Công nghệ phê duyệt."

Có thể thấy, Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ gồm những hội đồng thành
phần sau:

- Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ

- Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

- Hội đồng tư vấn giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và
công nghệ

4. Liêm chính trong học thuật và tổng quan các xu hướng phát triển khoa học
và công nghệ hiện đại

* Một số vấn đề về liêm chính học thuật:

Vấn đề trung thực trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập - cốt lõi của liêm
chính học thuật - đã được quan tâm, thảo luận từ lâu trên thế giới, có lẽ cùng
với sự ra đời và phát triển của các trường đại học. Tuy nhiên, về mặt nguồn
gốc, thuật ngữ liêm chính học thuật (academic integrity) được xem là do cố
Giáo sư Donald McCabe của Trường Kinh doanh Đại học Rutgers (Rutgers
Business School), Hoa Kỳ lần đầu tiên khởi xướng trong báo cáo khảo sát với
tiêu đề: “Cheating in the Academic Institutions: A Decade of Research”(tạm
dịch: “Gian lận trong các cơ sở học thuật: Kết quả nghiên cứu trong một thập
kỷ”) đăng tải vào năm 2001 trên Tạp chí Ethics & Behaviors. Kể từ khi báo cáo
nêu trên của ông được đăng tải, đã có hàng trăm công trình nghiên cứu khác về
vấn đề này được công bố, và một số trung tâm nghiên cứu, mạng lưới các trường
đại học được thành lập để thúc đẩy liêm chính học thuật.

Có thể thấy, dù có những định nghĩa khác nhau, nội hàm của khái niệm liêm
chính hàm ý những phẩm chất tốt đẹp của con người như trung thực, ngay
thẳng, trong sáng và có trách nhiệm với hành động của mình. Đây cũng là nội
hàm chính của khái niệm liêm chính học thuật được cụ thể hoá và áp dụng bởi
các trường đại học trên thế giới. Cụ thể, trong báo cáo nêu trên, giáo sư Donald
McCabe hàm ý liêm chính học thuật bao gồm những giá trị như tránh gian lận
hoặc đạo văn; duy trì các tiêu chuẩn học thuật; trung thực và nghiêm túc trong
nghiên cứu và xuất bản học thuật. Đại học bang Michigan (Michigan State
University, Hoa Kỳ) nêu rằng, liêm chính học thuật là sự trung thực và trách
nhiệm trong học thuật. Đại học Canterbury (University of Canterbury, New
Zealand) cho rằng, liêm chính học thuật là nguyên tắc mà sinh viên, giảng viên
và cán bộ của trường đại học phải tuân thủ, đó là “hành động một cách trung
thực, công bằng, tử tế và tôn trọng người khác trong giảng dạy, học tập và quản
trị”. Trường Đại học Hoa Sen của Việt Nam định nghĩa: “Liêm chính học thuật
là cách hành xử ngay thẳng và trong sạch trong hoạt động học thuật, gồm các
hoạt động liên quan đến học tập, giảng dạy, nghiên cứu, cũng như các hoạt động
sáng tác, sáng tạo khác”.

Do liêm chính học thuật là khái niệm rộng, tương đối trừu tượng, nên những vi
phạm có thể diễn ra dưới nhiều dạng thức. Mặc dù vậy, để bảo đảm liêm chính
học thuật, một số chính phủ và trường đại học đã thiết lập các tiêu chuẩn để xác
định những hành vi vi phạm. Dưới đây là những dạng vi phạm phổ biến nhất
được nêu trong bộ quy tắc về liêm chính học thuật của nhiều trường đại học
trên thế giới.

Thứ nhất: Đạo văn (Plagiarism)

Theo Hội đồng Nghiên cứu Vương quốc Anh, đạo văn là việc sử dụng các ý
tưởng, tác phẩm, hoặc tài sản trí tuệ của người khác (viết hoặc dưới một hình
thức khác) mà không trích dẫn nguồn hoặc không được cho phép trích dẫn
nguồn. Trung tâm quốc tế về liêm chính học thuật (the International Center for
Academic Integrity -ICAI) cũng định nghĩa đạo văn là những hành động sử
dụng từ, ý tưởng hay tác phẩm của người khác mà không trích dẫn nguồn nhằm
có được những lợi ích mà không nhất thiết phải là tiền bạc. Bộ quy tắc về liêm
chính học thuật của Đại học Maryland (Hoa Kỳ) quy định đạo văn là việc “cố
ý hoặc làm như vô tình sử dụng các từ hoặc ý tưởng của người khác như là của
riêng mình trong bất kỳ khóa học hoặc bài tập nào”.

Ở Việt Nam, Trường Đại học Hoa Sen định nghĩa đạo văn là “việc sử dụng từ
ngữ hay ý tưởng của người khác như thể là của mình trong hoạt động học thuật”,
trong đó bao gồm: dẫn giải, trình bày, sao chép, dịch đoạn văn hay ý tưởng của
người khác mà không trích dẫn phù hợp; sử dụng toàn bộ hay một phần bài viết
của người khác, kể cả các bài có tính chất thương mại mua bán trên thị trường,
trên mạng; sử dụng tác phẩm nghệ thuật, thiết kế, biểu đồ, dữ liệu của người
khác mà không rõ nguồn”. Cách tiếp cận này phù hợp với quy định của Trường
Đại học Oxford (Anh), trong đó xem việc thuê hoặc nhờ người khác thực hiện
công trình nghiên cứu hộ mình và cả việc không ghi nhận sự giúp đỡ của người
khác trong quá trình thực hiện nghiên cứu cũng bị coi là đạo văn.

Nói tóm lại, về bản chất, đạo văn là hành động không trung thực trong học
thuật, song cũng được biểu hiện dưới nhiều dạng thức. Thủ phạm của hành
động đạo văn thông thường là người học (sinh viên, học viên) song cũng bao
gồm cả người nghiên cứu (nhà nghiên cứu, giảng viên).

Đạo văn là hành vi phi liêm chính học thuật nổi bật nhất, vì thế bị phê phán, chỉ
trích nhiều nhất. Tuy nhiên, không nên xem đạo văn đơn giản chỉ là việc sử
dụng tri thức, tác phẩm của người khác, bởi lẽ trong nghiên cứu khoa học, việc
tham khảo, sử dụng tri thức, tác phẩm của người khác để kế thừa, tiếp nối và
phát triển kiến thức là việc tất yếu. Vấn đề ở đây chỉ là khi sử dụng thành quả
nghiên cứu của người khác cần phải trích dẫn, ghi nhận một cách trung thực và
đầy đủ.

Thứ hai: Gian lận (cheating)

Gian lận cũng là một hành vi vi phạm liêm chính học thuật mang tính phổ biến.
Theo Bộ quy tắc về liêm chính học thuật của Đại học Maryland, hành vi này
được hiểu thông qua các biểu hiện của người học như: “gian dối, lừa gạt, không
trung thực trong học tập, hoặc sử dụng hay cố gắng sử dụng các tài liệu, thông
tin hoặc trợ giúp học tập bất hợp pháp trong học tập, để cố gắng đạt được điểm
số một cách không công bằng”. Tương tự, Bộ quy tắc về liêm chính học thuật
của Đại học Vermont (Hoa Kỳ) cũng cho rằng, gian dối tức là hành động của
sinh viên “cố gắng để đạt được lợi thế học tập một cách không công bằng” qua
những hành động như: “tự nhận sản phẩm khoa học của người khác là của
mình..., sử dụng một bài tập để nộp cho hơn một khoá học…, cố tình sử dụng,
phổ biến những thông tin mà mình biết hoặc phải biết là không chính xác bằng
cách lừa dối, giả mạo hoặc thay đổi bất kỳ tài liệu hoặc hồ sơ nào có liên
quan...”.

Ở Việt Nam, quy định về liêm chính học thuật của Trường Đại học Hoa Sen
định nghĩa gian lận trong học thuật là “hành vi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng
các hình thức gian dối, ngụy tạo, và/hoặc thể hiện, trình bày, khai báo không
đúng sự thật về hoạt động học thuật của mình”. Các hành vi cụ thể được coi là
gian lận bao gồm: “Sử dụng sách, tài liệu, ghi chú, những thiết bị điện tử hay
bất kỳ nguồn trợ giúp nào khác; trao đổi, nói chuyện trong thời gian làm bài
thi/kiểm tra hay những hoạt động học thuật khác mà không được phép; làm
chung với người khác bài tập giao về nhà, bài báo cáo, lập trình hay bất kỳ một
hoạt động học tập được giao nào mà không có sự cho phép của giảng viên; có
hành vi lấy cắp đề thi hay đáp án trước khi kỳ thi diễn ra; có hành vi giả mạo
hồ sơ, sử dụng các hồ sơ không hợp pháp”.

Như vậy, qua các định nghĩa trên, có thể thấy thủ phạm của hành vi gian lận
trong học thuật là người học (học sinh, sinh viên, học viên). Tuy nhiên, xét tính
chất của vấn đề, có thể khẳng định là những đối tượng khác trong môi trường
học thuật, cụ thể như giảng viên, người làm công tác nghiên cứu, và thậm chí
là những cán bộ quản lý giáo dục, cũng có hành vi gian lận, mặc dù không phổ
biến bằng người học.

Thứ ba: Bịa đặt (fabrication)

Hành động này được xem là “cố ý làm giả một cách trái phép hoặc bịa ra bất
kỳ thông tin hoặc trích dẫn nào trong bất kỳ khóa học hay bài tập nào”; “Bịa ra
hoặc làm giả dữ liệu thực nghiệm, quan sát, phỏng vấn, khảo sát thống kê, và
các thông tin khác để hoàn thành bài tập”; “Làm giả, bóp méo hoặc bịa ra bất
kỳ thông tin hoặc trích dẫn nào trong nghiên cứu khoa học. Ví dụ, bao gồm,
nhưng không giới hạn, ở việc bịa ra một nguồn tài liệu, cố ý nhầm lẫn, giả mạo
các con số hoặc các dữ liệu khác”.
Ở Việt Nam, quy định về liêm chính học thuật của Trường Đại học Hoa Sen
định nghĩa bịa đặt trong học thuật là “hành vi cố ý làm sai lệch hoặc bịa ra bất
kỳ thông tin hay trích dẫn nào trong bất kỳ hoạt động học thuật nào”, bao gồm
ít nhất là các biểu hiện cụ thể như: “sử dụng thông tin bịa đặt trong thí nghiệm,
nghiên cứu, báo cáo thực tập hay các hoạt động học thuật khác; trích dẫn không
đúng người sử dụng (ví dụ, trích dẫn thông tin từ một bài điểm sách nhưng trình
bày như thể là thông tin lấy từ sách gốc)”.

Như vậy, qua các định nghĩa trên, có thể thấy, hành vi bịa đặt trong học thuật
có thể là người học (học sinh, sinh viên, học viên) và cả người làm công tác
nghiên cứu. Trên thực tế, hành vi này đã từng được thực hiện bởi những nhà
nghiên cứu có uy tín, ví dụ như vụ bịa đặt trong nghiên cứu tế bào gốc của một
nhà khoa học nổi tiếng Hàn Quốc là tiến sĩ Hwang Woo-suk vào năm 2005.

Ngoài ba hành vi phổ biến nêu trên, một số hành vi khác cũng có thể bị xem là
vi phạm liêm chính học thuật. Những hành vi này có thể phản ánh một khía
cạnh riêng biệt, hoặc là một khía cạnh cụ thể trong ba hành vi mang tính bao
trùm đã nêu. Cụ thể như sau:

- Hỗ trợ hành vi không trung thực trong học thuật (facilitating academic
dishonesty): Hành động này có biểu hiện là: “Cố ý hoặc làm như không biết để
giúp đỡ hoặc cố gắng giúp đỡ một người khác vi phạm các tiêu chuẩn của liêm
chính học thuật”, hoặc “cố ý giúp đỡ hoặc chuẩn bị giúp đỡ người khác thực
hiện một hành vi vi phạm liêm chính học thuật”, trong đó bao gồm: “Thi hộ
hoặc thuê người khác thi hộ; làm báo cáo hoặc báo cáo hộ người khác; cho
người khác sao chép bài làm của mình trong kỳ thi hay trong kiểm tra hoặc
trong các hoạt động học thuật khác”.

- Thông đồng (Collusion): Biểu hiện của hành động này là: “Hai hoặc ba sinh
viên cùng nhau làm một bài tập hoặc bài luận mà không có sự cho phép của
giáo viên”. Đây thực chất là một hành động gian lận tập thể trong học thuật.
- Hối lộ hay đe dọa (Bribes, Threats): Biểu hiện của hành động này là việc hối
lộ hoặc đe dọa người khác để có điểm hoặc có nhận xét tốt về kết quả học tập
hay kết quả hoạt động chuyên môn.

Bảo đảm sự liêm chính được xem là yếu tố sống còn của đời sống học thuật.
Một trường đại học ở Hoa Kỳ nhận định: “Liêm chính học thuật là trái tim của
đời sống trí tuệ” (Academic integrity stands at the heart of intellectual life), còn
theo một học giả thì “Tính trung thực là nền tảng căn bản của niềm tin công
chúng vào toàn bộ hệ thống nghiên cứu học thuật, ...là cơ sở để tiếp tục đầu tư
vào nghiên cứu, cũng như để sử dụng các kết quả nghiên cứu trong việc ra quyết
định”.

Trong thực tế, niềm tin của xã hội vào sự trung thực, ngay thẳng trong hoạt
động nghiên cứu, giảng dạy, học tập quyết định sự tồn tại và phát triển của cộng
đồng học thuật - một cộng đồng có mục đích không chỉ tìm kiếm tri thức mà cả
những giá trị tinh thần cao cả. Nếu đánh mất sự liêm chính, cộng đồng học thuật
sẽ không thể hoàn thành vai trò kiến tạo, truyền bá tri thức cũng như những giá
trị tinh thần tốt đẹp. Hơn thế, khi đánh mất sự liêm chính, cộng đồng học thuật
không chỉ đánh mất vị trí, vai trò của mình mà còn gây tác động tiêu cực đến
sự phát triển của xã hội. Sự tha hoá, suy thoái của cộng đồng học thuật là một
trong những biểu hiện rõ ràng, nổi bật về sự tha hoá, suy thoái của một xã hội.

Tuy nhiên, cần thấy rằng, cộng đồng học thuật cũng là tập hợp của những con
người, vì vậy khó tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết của con người, mà
ở đây là sự giả dối, thiếu trung thực. Thực tế cho thấy, những hành vi thiếu liêm
chính đã xảy ra ngay từ khi hình thành cộng đồng học thuật, tồn tại song hành
cùng đời sống học thuật cho đến ngày nay và sẽ còn tiếp tục xảy ra, bất kể các
biện pháp ngăn chặn và sự chỉ trích, phê phán. Những nghiên cứu về lĩnh vực
này cho thấy hành vi thiếu liêm chính học thuật diễn ra ở khắp nơi trên thế giới,
cả ở những nước phát triển và đang phát triển, chỉ khác nhau về mức độ.
Tuy nhiên, cần thấy rằng, còn có nhiều nguyên nhân khác góp phần vào sự suy
giảm của liêm chính học thuật trên thế giới trong những thập kỷ gần đây, trong
đó bao gồm: (1) Sự phát triển của Internet làm cho việc tìm kiếm, chia sẻ và
sao chép các tài liệu nghiên cứu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết trong lịch sử
học thuật; (2) Sự bùng nổ của giáo dục bậc cao khiến cho các trường đại học
được mở ra khắp nơi, đào tạo số lượng sinh viên lớn, dẫn tới việc phải sử dụng
cả nguồn giảng viên có năng lực chuyên môn và liêm chính kém, cũng như làm
quá tải hệ thống quản trị đại học; (3) Sự bùng nổ và tính chất thương mại hoá,
cạnh tranh ngày càng cao của ngành xuất bản, trong đó có xuất bản học thuật
(tạp chí, sách chuyên khảo…) dẫn đến sự cắt giảm các tiêu chuẩn và quy trình
rà soát, kiểm tra tính liêm chính của các công trình nghiên cứu được đăng tải;
(4) Sự tôn sùng thái quá, dẫn tới sự chiều chuộng, thờ ơ với những cố tật của
giới học thuật trong một số xã hội… Tất cả những yếu tố này đều có tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự suy giảm tính liêm chính của cộng đồng học
thuật trên thế giới những năm gần đây.

Trước tình thế nêu trên, nhiều trường đại học trên thế giới đã tìm cách “tự cứu
mình” bằng việc xây dựng, củng cố bộ quy tắc liêm chính học thuật nhằm hạn
chế và xoá bỏ những hành vi gian lận, thiếu trung thực trong giảng dạy, nghiên
cứu và học tập, qua đó giữ gìn niềm tin của xã hội. Đây có thể coi là biện pháp
phổ biến và hiệu quả nhất để đối phó với tình trạng suy giảm về liêm chính học
thuật hiện nay. Tuy có tên gọi và nội dung ít nhiều khác nhau, các bộ quy tắc
về liêm chính học thuật của các trường đại học trên thế giới đều có những điểm
chung là: đều khẳng định sự cần thiết, tầm quan trọng của liêm chính học thuật;
đều xác định những hành vi bị xem là vi phạm liêm chính học thuật bị cấm; đều
đề cập đến những biện pháp xử lý vi phạm liêm chính học thuật.

Để tăng cường năng lực bảo đảm liêm chính học thuật, một số trường đại học
trên thế giới đã tham gia các mạng lưới các cơ sở học thuật quan tâm đến vấn
đề này. Mạng lưới do Trung tâm quốc tế về Liêm chính học thuật (the
International Center for Academic Integrity - ICAI, thuộc Đại học Clemson
University, Hoa Kỳ) chủ trì là một ví dụ điển hình. Những mạng lưới này
thường tổ chức các hội nghị, hội thảo hàng năm và theo chuyên đề để thảo luận,
chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về các vấn đề và giải pháp bảo đảm liêm chính
học thuật, đồng thời xây dựng những hướng dẫn chung cho các trường thành
viên trong lĩnh vực này.

Ở góc độ nhà nước, mặc dù liêm chính học thuật thường được xem là thuộc
phạm trù đạo đức, là vấn đề riêng của cộng đồng học thuật, mà cụ thể là các
trường đại học, nên chủ yếu được điều chỉnh bằng quy chế của nhà trường, song
các nhà nước cũng có những trách nhiệm nhất định. Vì vậy, Chính phủ của một
số nước, mà cụ thể là cơ quan chủ quản về giáo dục cũng thắt chặt các quy
định chung, mang tính chất nguyên tắc về bảo đảm liêm chính học thuật trong
giáo dục, bằng cách lồng vào các văn bản pháp luật chuyên ngành về giáo dục,
hoặc tách ra thành những văn bản hướng dẫn riêng. Thêm vào đó, ở một số
quốc gia, Nhà nước còn can thiệp vào vấn đề này bằng cách ban hành những
quy định cấm và xử lý những hành vi thương mại hoá, bao gồm cung cấp dịch
vụ viết luận văn, luận án, bài tập cho sinh viên, học viên. Mặc dù vậy, những
nỗ lực đó chưa mang tính phổ biến.

Ở góc độ quốc tế, trong Hội nghị thế giới lần thứ hai về Liêm chính trong hoạt
động nghiên cứu (the 2nd World Conference on Research Integrity), 340 đại
biểu từ 51 quốc gia đã thông qua Tuyên ngôn Singapore, trong đó nêu ra bốn
nguyên tắc (trung thực trong mọi khía cạnh của nghiên cứu; có trách nhiệm khi
tiến hành nghiên cứu; công bằng và chuyên nghiệp khi làm việc (nghiên cứu)
với người khác; và, quản lý/bảo vệ tốt việc nghiên cứu khi nhân danh người
khác) và 14 yêu cầu đối với người nghiên cứu khoa học, bao gồm:

(1) Tính trung thực: Nhà khoa học có trách nhiệm về tính tin cậy trong nghiên cứu.

(2) Tuân thủ các quy định: Nhà khoa học phải nhận thức và tuân thủ các quy định
và chính sách liên quan đến nghiên cứu.
(3) Phương pháp nghiên cứu: Nhà khoa học phải sử dụng phương pháp nghiên cứu
hợp lý, dựa trên các kết luận có chứng cứ khoa học, và báo cáo về những phát
hiện và giải thích một cách đầy đủ, khách quan.

(4) Hồ sơ nghiên cứu: Nhà khoa học có nghĩa vụ lưu đầy đủ, chi tiết, rõ ràng, và
chính xác các kết quả mà họ đạt được trong quá trình nghiên cứu để những
người khác có thể thẩm định hay lặp lại công việc đã thực hiện.

(5) Phát hiện của nghiên cứu: Nhà khoa học phải chia sẻ công khai và kịp thời dữ
liệu và phát hiện ngay sau khi họ có cơ hội để thiết lập quyền ưu tiên và quyền
sở hữu.

(6) Quyền tác giả: Nhà khoa học có trách nhiệm về đóng góp trong mọi công bố,
tài trợ, ứng dụng, báo cáo và kết quả nghiên cứu liên quan khác. Danh sách tác
giả là những người đáp ứng được các tiêu chí về quyền tác giả phải được bao
gồm đầy đủ.

(7) Lời cảm ơn của các công bố: Nhà khoa học có trách nhiệm ghi nhận đóng góp
của các cá nhân hay tổ chức (bao gồm người chấp bút, nguồn tài trợ, nhà tài
trợ, và những người liên quan khác) trong các công bố của họ nhưng chưa đáp
ứng đầy đủ tiêu chí làm tác giả.

(8) Chuyên gia đánh giá: Nhà khoa học cần cung cấp các đánh giá một cách công
bằng, kịp thời và nghiêm ngặt, và đảm bảo tính bí mật khi bình duyệt công việc
của người khác.

(9) Xung đột lợi ích: Nhà khoa học nên công khai các xung đột về tài chính hay các
vấn đề liên quan có thể ảnh hưởng độ tin cậy trong các đề xuất nghiên cứu,
công trình khoa học và trên các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như
trong tất cả các hoạt động bình duyệt.

(10) Truyền thông công cộng: Nhà khoa học nên hạn chế bình luận về chuyên môn
trong lĩnh vực của mình khi tham gia vào các cuộc thảo luận công khai về các
ứng dụng và tầm quan trọng trong các phát hiện nghiên cứu, ý kiến chuyên môn
và nhận định dựa trên cảm nhận cá nhân.

(11) Báo cáo về nghiên cứu thiếu trách nhiệm: Nhà khoa học phải báo cáo cho cơ
quan thẩm quyền khi có nghi ngờ về hành vi sai trái trong nghiên cứu, bao gồm
giả mạo, đạo văn và thực hiện nghiên cứu thiếu tinh thần trách nhiệm khác làm
giảm sự tin cậy trong nghiên cứu, chẳng hạn như bất cẩn, liệt kê sai danh sách
tác giả, không báo cáo dữ liệu mâu thuẫn, hoặc việc sử dụng các phương pháp
phân tích sai lệch.

(12) Đối phó với việc thực hiện nghiên cứu thiếu trách nhiệm: Các viện nghiên cứu
cũng như các tạp chí, các tổ chức và các cơ quan thực hiện nghiên cứu cần phải
có các thủ tục để đối phó với những cáo buộc về hành vi sai trái và thiếu trách
nhiệm trong công tác nghiên cứu, đồng thời bảo vệ những người đứng ra tố cáo
các hành vi như vậy. Một khi hành vi sai trái hoặc việc thực hiện nghiên cứu
thiếu trách nhiệm được xác nhận, các biện pháp thích hợp phải được thực thi
kịp thời, kể cả việc sửa chữa các hồ sơ nghiên cứu.

(13) Môi trường nghiên cứu: Tổ chức nghiên cứu phải tạo ra và duy trì môi trường
đề cao tính trung thực thông qua giáo dục, chính sách cụ thể, và các chuẩn mực
khách quan nhằm xây dựng môi trường làm việc đảm bảo tính trung thực trong
nghiên cứu.

(14) Trách nhiệm với xã hội: Các nhà khoa học và tổ chức nghiên cứu cần có đạo
đức trách nhiệm để đem lại lợi ích nhiều nhất cho xã hội trước những rủi ro vốn
có trong công việc của họ.

Ở góc độ kỹ thuật, các nhà xuất bản và tạp chí quốc tế lớn đều đặt ra các quy
tắc và quy trình thẩm định nghiêm ngặt, nhiều cấp, không chỉ để đánh giá chất
lượng chuyên môn mà cả tính liêm chính học thuật của các công trình nghiên
cứu mà họ dự định đăng tải. Bên cạnh đó, một số nhà xuất bản và trường đại
học lớn của các nước phát triển đã đề ra những nguyên tắc trích dẫn mà tác giả
và học viên, giảng viên phải tuân thủ khi xuất bản, công bố kết quả nghiên cứu.
Một số bộ quy tắc đó đã trở thành chuẩn mực chung cho giới học thuật ở các
nước khác trên thế giới, ví dụ như Bộ quy tắc của Khoa Luật Đại học Oxford
(The Oxford University Standard for Citation of Legal Authorities, Bộ quy tắc
chung của các Tạp chí thuộc bốn trường đại học uy tín bậc nhất của Mỹ là
Harvard, Columbia, Yale và Pennsylvania (The Blue Book: A Uniform System
of Citation), hoặc Bộ quy tắc của Tạp chí Luật trường Đại học Chicago (The
University of Chicago Manual of Legal Citation).

Trong khi đó, một số tổ chức quốc tế đã xây dựng những phần mềm giúp phát
hiện gian lận học thuật (chủ yếu là đạo văn). Đây là những công cụ khá hiệu
quả và hữu ích không chỉ cho các cơ sở học thuật, các nhà xuất bản, các tạp chí
khoa học, mà còn cho những nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên và công chúng
trong việc giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn liêm chính học thuật. Tiêu biểu
trong số này có Turnitin, Plagiarisma, PlagTracker, CopyLeaks, Plagium,
Quetext. Mặc dù cấu trúc và cách sử dụng ít nhiều khác nhau, song nhìn chung
các phần mềm này đều dễ sử dụng, có thể chạy trên nhiều ứng dụng và nền tảng
công nghệ thông tin, và có thể giúp phát hiện khá hiệu quả những sự trùng lặp
(dấu hiệu của đạo văn) trong các tài liệu học thuật cần kiểm tra. Dưới đây là
bảng so sánh ưu, nhược điểm của các công cụ này đăng trên trang Vietnam
Journal of Science.

* Những xu hướng phát triển khoa học và công nghệ:

Một là, xu hướng liên kết, hợp tác và phân công lao động quốc tế trong nghiên
cứu khoa học và công nghệ ngày càng tăng.

Trong bối cảnh thế giới mới hiện nay, để tận dụng các cơ hội, hạn chế các tác
động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, các nước, đặc biệt
là các nước đang phát triển phải tăng cường liên kết, hợp tác về khoa học và
công nghệ với các nước khác. Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và
công nghệ cho phép các chủ thể, các quốc gia khai thác được các thành quả
nghiên cứu mới về khoa học và công nghệ của thế giới, tận dụng được vốn,
công nghệ, nhân lực của đối tác và để phát huy lợi thế so sánh của mình trong
nghiên cứu khoa học và công nghệ. Mức độ hợp tác quốc tế tùy thuộc vào tiềm
lực và khả năng khoa học và công nghệ của từng quốc gia. Thông thường những
nước đang phát triển tham gia tích cực hơn trong hợp tác quốc tế về khoa học
và công nghệ, bởi vì các nước này muốn tiếp cận các công nghệ tiên tiến từ bên
ngoài, từ đó nâng cao năng lực công nghệ nội sinh của mình.

Do vậy, hình thức đồng tác giả, đồng sáng chế quốc tế tăng nhanh và trở thành
hình thức hợp tác khoa học phổ biến trên thế giới. Các hoạt động khoa học và
công nghệ đang có xu hướng chuyển từ cá nhân sang nhóm, từ quốc gia sang
quốc tế.

Bên cạnh xu hướng liên kết, hợp tác quốc tế trong hoạt động khoa học và công
nghệ trên thế giới, xu hướng phân công lao động quốc tế giữa các quốc gia, các
doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn trong các hoạt động khoa học và công nghệ.

Trên cơ sở ưu thế của mình về năng lực khoa học và công nghệ, từng quốc gia,
doanh nghiệp tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học và công nghệ toàn
cầu sẽ chuyên môn hoá vào các lĩnh vực nghiên cứu chính và phối hợp với nhau
trong việc triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ nhằm
đem lại hiệu quả cao nhất trên phạm vi quốc tế.

Sự phân công lao động quốc tế trong các hoạt động khoa học và công nghệ sẽ
được tổ chức lại và vận hành theo các hệ thống mới, các nước phát triển sẽ thu
hút ngày càng nhiều nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao, những
nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ thấp sẽ bị dồn về những nước đang
phát triển.

Hai là, xu hướng hướng vào những lĩnh vực khoa học và công nghệ mới gắn
với cách mạng công nghiệp lần thứ tư như các ngành công nghệ thông tin, trí
tuệ nhân tạo, công nghệ môi trường, công nghệ sinh học, công nghệ nano...

Những hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực gắn với khai thác tài
nguyên thiên nhiên, sử dụng năng lượng hóa thạch, thâm dụng nhiều lao động
và nguyên liệu thô, thải nhiều chất bẩn, độc hại ra môi trường sẽ giảm. Cơ cấu
công nghệ và cơ cấu sản phẩm sẽ dịch chuyển theo hướng hiện đại, phát triển
bền vững. Các thành tựu công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư như
trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, Internet kết nối vạn vật, công
nghệ in 3D.... được ứng dụng vào trong các ngành kinh tế làm thay đổi bản
chất, phương thức sản xuất, kinh doanh, quản trị đặt ra những yêu cầu mới đối
với các quốc gia.

Nghiên cứu trong công nghệ môi trường có thể giúp đạt được các mục tiêu bảo
vệ môi trường như giảm nhẹ biến đổi khí hậu, kiểm soát ô nhiễm không khí và
nước, nâng cao đa dạng sinh học và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên
nhiên.

Công nghệ sinh học giúp đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội bền
vững như giúp cải thiện sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ môi trường, sản xuất năng
lượng sạch...

Công nghệ nano có tác động lớn tới kinh tế và xã hội ở các quốc gia. Nó giúp
thu nhỏ các thiết bị công nghệ thông tin, phát triển nghiên cứu bộ gen và góp
phần sản sinh ra năng lượng tái tạo.

Ba là, xu hướng gia tăng và chuyển dịch đầu tư cho khoa học và công nghệ
trên thế giới.

Đầu tư cho khoa học và công nghệ sẽ tạo ra những sản phẩm và công nghệ mới,
từ đó góp phần đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia và doanh nghiệp. Các
nguồn đầu tư cho khoa học và công nghệ trên thế giới chủ yếu là từ chính phủ,
doanh nghiêp và các tổ chức khác.

Bốn là, xu hướng tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và thống nhất theo
các quy định, tiêu chuẩn quốc tế trong các hoạt động khoa học và công nghệ.

Khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc
gia, các doanh nghiệp đều phải thực hiện việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối
với hàng hoá khoa học và công nghệ theo các quy định quốc tế. Việc bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ nhằm hạn chế tối đa hàng giả, đánh cắp, sao chép không
trả tiền các bí quyết công nghệ, các sản phẩm hàng hoá khoa học và công nghệ
ở các nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ yếu. Để đảm bảo việc thực thi quyền sở
hữu trí tuệ trên phạm vi quốc tế, các nước phát triển đã gắn việc bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ với thương mại quốc tế trong các đàm phán về hội nhập kinh tế
quốc tế.

Để các kết quả, sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ ứng dụng được
trên phạm vi quốc tế trong bối cảnh chuyên môn hóa, phân công lao động quốc
tế các hoạt động khoa học và công nghệ ngày càng gia tăng, cần phải có hệ
thống các quy định về tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá thống nhất giữa các quốc
gia. Điều này buộc các nước và các chủ thể khi tham gia vào quá trình nghiên
cứu khoa học và công nghệ quốc tế phải tuân thủ những quy định, khuôn khổ,
chế độ và tiêu chuẩn quốc tế trong các hiệp định, điều ước quốc tế đã ký kết.

Xu hướng này đòi hỏi các quốc gia phải xem xét, điều chỉnh chính sách, hệ
thống pháp luật liên quan và cách thức nghiên cứu khoa học cho phù hợp và
hài hòa với những quy định quốc tế.

Năm là, xu hướng tự do hoá các hoạt động khoa học và công nghệ quốc tế.

Để thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ trên phạm vi quốc tế, các
quốc gia không được phân biệt đối xử giữa các chủ thể trong nước và nước
ngoài trong các hoạt động về đầu tư, thương mại, dịch vụ, di chuyển nhân lực
quốc tế….nên đã hình thành nên xu hướng tự do hoá các hoạt động nêu trên.
Theo xu hướng này, các nguồn lực và công nghệ của các quốc gia, chủ
thể, doanh nghiệp sẽ vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia, lưu thông, dịch
chuyển trên quy mô quốc tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động
khoa học và công nghệ toàn cầu.

Trong xu hướng tự do hóa các hoạt động khoa học và công nghệ, các công ty
xuyên quốc gia có vai trò quan trọng. Các hoạt động đầu tư của các công ty
xuyên quốc gia có hai xu hướng: (1) Xu hướng tập trung vào các lĩnh vực công
nghệ cao, công nghệ tiên tiến để khai thác nguồn nhân lực chất lượng cao và
đáp ứng nhu cầu thị trường nước sở tại. Do vậy, xu hướng này chủ yếu xảy ra
ở các nước có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu và có
thị trường tiềm năng lớn cho các sản phẩm công nghệ cao như nhóm các nước
có nền kinh tế đang nổi lên (BRICS); (2) Xu hướng đầu tư của các công ty
xuyên quốc gia vào các nước đang phát triển nhằm khai thác tài nguyên và
nguồn nhân lực có kỹ năng giản đơn và chi phí thấp. Tuy nhiên các nước đang
phát triển có thể thu hút được các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao,
công nghệ tiên tiến của các công ty xuyên quốc gia nếu đáp ứng các điều kiện
về nguồn nhân lực chất lượng cao và môi trường thuận lợi cho đầu tư vào các
lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ tiến tiến.

Như vậy, xu hướng phát triển của khoa học và công nghệ toàn cầu hiện nay tiếp
tục khẳng định tài sản trí tuệ, khoa học và công nghệ có vai trò ngày càng quan
trọng, đặc biệt là việc sản xuất ra các sản phẩm khoa học và công nghệ tiên tiến,
hiện đại, có hàm lượng tri thức cao, mang lại giá trị lớn.

Những xu hướng này có những tác động lớn đến quá trình phát triển khoa học
và công nghệ ở Việt Nam trên cả hai bình diện: cơ hội và thách thức.

5. Hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo

a) Bối cảnh, những thách thức và xu hướng trong hợp tác, liên kết đào tạo với
nước ngoài

Liên kết đào tạo với nước ngoài là việc hợp tác giữa cơ sở giáo dục Việt Nam
và cơ sở giáo dục nước ngoài nhằm thực hiện chương trình đào tạo để cấp văn
bằng hoặc cấp chứng chỉ mà không thành lập pháp nhân.

Hiện nay có 5 hình thức liên kết đào tạo với nước ngoài:

– Đào tạo tại Việt Nam theo chương trình của Việt Nam hoặc chương trình do
hai bên xây dựng; cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam.
– Đào tạo tại Việt Nam theo chương trình đã chuyển giao từ nước ngoài; cấp
bằng, chứng chỉ của Việt Nam và được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế có uy
tín công nhận.

– Đào tạo tại Việt Nam theo chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do
hai bên xây dựng; cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài và được tổ chức giáo
dục, đào tạo quốc tế có uy tín công nhận.

– Đào tạo tại Việt Nam theo chương trình đào tạo đã chuyển giao từ nước ngoài;
cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam và của nước ngoài và được tổ chức giáo dục,
đào tạo quốc tế có uy tín công nhận.

– Đào tạo một phần theo chương trình của Việt Nam hoặc theo chương trình
của nước ngoài tại Việt Nam, một phần theo chương trình của nước ngoài tại
nước ngoài; cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài và được tổ chức giáo dục, đào
tạo quốc tế có uy tín công nhận.

Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo nước ngoài
thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Về ngành, nghề và trình độ đào tạo:

Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện liên kết với cơ sở giáo dục,
đào tạo nước ngoài chỉ được liên kết đào tạo trong phạm vi ngành, nghề và trình
độ đào tạo đã được Bộ giáo dục và đào tạo của Việt Nam cho phép thực hiện.

b) Về điều kiện của đối tượng tuyển sinh vào học tại các chương trình liên kết
đào tạo:

+ Trường hợp cấp bằng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam thì phải đáp
ứng các điều kiện theo quy định của Việt Nam;

+ Trường hợp cấp bằng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài thì phải
tuân thủ quy định của nước ngoài. Các điều kiện này phải tương ứng với điều
kiện tiếp nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài quy định tại nước sở
tại và được cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương
chấp thuận;

+ Trường hợp đồng cấp bằng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và cơ
sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài thì đối tượng tuyển sinh phải đáp ứng quy
định tại 2 điều kiện trên.

c) Về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo:

+ Cơ sở vật chất phải phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng chuyên
ngành hoặc nghề được đào tạo.

+ Thiết bị đào tạo phải đáp ứng theo danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu đối với
chuyên ngành hoặc nghề do cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp
ở trung ương ban hành. Đối với các chuyên ngành hoặc nghề mà cơ quan quản
lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương chưa ban hành danh mục
thiết bị đào tạo tối thiểu thì phải bảo đảm đủ thiết bị đào tạo theo quy định trong
chương trình đào tạo, tương ứng quy mô đào tạo của chuyên ngành hoặc nghề
đó.

d) Về chương trình, giáo trình đào tạo:

+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện liên kết đào tạo có trách nhiệm cung
cấp đầy đủ chương trình, giáo trình, tài liệu học tập, học liệu phục vụ cho việc
học tập của người học;

+ Chương trình đào tạo phải được kiểm định và công nhận đạt chất lượng theo
quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.

e) Về đội ngũ nhà giáo:

+ Nhà giáo giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo ít nhất phải đạt trình
độ chuẩn được đào tạo hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao và có chứng
chỉ nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương;

+ Nhà giáo là người nước ngoài giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo
ít nhất phải có 05 năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực giảng dạy;
+ Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành,
nghề và trình độ đào tạo.

f) Về ngôn ngữ giảng dạy và học tập:

+ Ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy, học tập các môn chuyên ngành trong liên
kết đào tạo để cấp bằng của nước ngoài là ngoại ngữ, không giảng dạy bằng
tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch; đào tạo để cấp bằng, chứng chỉ của Việt
Nam có thể là tiếng Việt hoặc giảng dạy thông qua phiên dịch;

+ Nhà giáo giảng dạy bằng ngoại ngữ trong chương trình liên kết đào tạo phải
có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình, nhưng không thấp hơn
trình độ bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam về
năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương;

+ Người vào học chương trình liên kết đào tạo để cấp bằng của nước ngoài ít
nhất phải có trình độ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại
ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

+ Căn cứ nhu cầu của người học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết có thể
tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ giúp người học đạt trình độ bậc
3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương
trước khi tổ chức giảng dạy chính khóa.

* Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo

a) Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài (Mẫu số 01 Nghị
định 86/2018/NĐ-CP);

+ Thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác giữa các bên liên kết; trong đó có thông
tin chi tiết về các bên liên kết, trách nhiệm của các bên đối với các nội dung
cam kết; cụ thể về chương trình, tài liệu học tập và giảng dạy, giáo viên, cơ sở
vật chất, kiểm tra, đánh giá, văn bằng, thông tin về tài chính và các nội dung
khác;
+ Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của các bên liên kết:

Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định
thành lập; hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc các tài liệu tương đương
khác;

+ Chương trình giáo dục của nước ngoài có nội dung, môn học đưa vào chương
trình giáo dục tích hợp và chương trình giáo dục tích hợp dự kiến thực hiện;

+ Văn bản, tài liệu thuyết minh việc tích hợp chương trình giáo dục;

+ Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục của chương trình giáo dục
nước ngoài hoặc giấy tờ phê duyệt chương trình giáo dục nước ngoài của cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản
chính để đối chiếu);

+ Đề án thực hiện liên kết giáo dục với nước ngoài do các bên liên kết xây dựng
theo Mẫu số 02 kèm theo nghị định 86/2018/NĐ-CP.

b) Nơi nộp hồ sơ:

• Đối với liên kết đào tạo cao đẳng, đại học: Bộ giáo dục và đào tạo.

• Đối với liên kết đào tạo trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp: Sở giáo dục
và đào tạo.

c) Thời gian giải quyết: 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Căn cứ Điều 44 Luật Giáo dục đại học 2012 quy đinh các hình thức hợp tác
quốc tế của cơ sở giáo dục đại học như sau:

- Liên kết đào tạo.

- Thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam.

- Hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tổ chức hội nghị, hội
thảo khoa học.

- Tư vấn, tài trợ, đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị.

- Bồi dưỡng, trao đổi giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý và người học.
- Liên kết thư viện, trao đổi thông tin phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và
công nghệ; cung ứng chương trình đào tạo; trao đổi các ấn phẩm, tài liệu và kết
quả hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ.

- Tham gia các tổ chức giáo dục, khoa học, hội nghề nghiệp khu vực và quốc tế.

- Mở văn phòng đại diện cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam ở nước ngoài.

- Các hình thức hợp tác khác theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Khoản 25 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về liên
kết đào tạo với nước ngoài như sau:

- Liên kết đào tạo với nước ngoài là việc hợp tác đào tạo giữa cơ sở giáo dục
đại học được thành lập ở Việt Nam với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài nhằm
thực hiện chương trình đào tạo để cấp văn bằng hoặc cấp chứng chỉ, nhưng
không hình thành pháp nhân mới. Việc liên kết đào tạo với nước ngoài phải bảo
đảm thực hiện quy định của Luật giáo dục và quy định khác của pháp luật có
liên quan.

- Chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài là chương trình của nước ngoài
hoặc chương trình do hai bên cùng xây dựng. Việc tổ chức đào tạo được thực
hiện toàn bộ tại Việt Nam hoặc một phần tại Việt Nam và một phần tại nước
ngoài.

- Cơ sở giáo dục đại học nước ngoài liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học
Việt Nam phải là cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng, có văn bản của cơ quan
có thẩm quyền của nước đó cho phép đào tạo và cấp văn bằng trong lĩnh vực
liên kết hoặc có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục còn hiệu lực
do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp cấp. Các bên liên kết phải
bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu
cầu của chương trình đào tạo; chịu trách nhiệm về chất lượng của chương trình
đào tạo.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đề án liên kết đào tạo với nước
ngoài đối với ngành đào tạo giáo viên, ngành đào tạo thuộc lĩnh vực sức khỏe
sau khi có ý kiến của bộ, ngành liên quan; đề án liên kết đào tạo của cơ sở giáo
dục đại học không thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.

- Cơ sở giáo dục đại học đáp ứng điều kiện quy định tại Điều này và khoản 2
Điều 32 của Luật này thì được tự chủ liên kết đào tạo trình độ đại học; khi đạt
chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ đại học thì được tự
chủ liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ ngành phù hợp; khi đạt chuẩn kiểm định
chất lượng chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ thì được tự chủ liên
kết đào tạo trình độ tiến sĩ ngành phù hợp.

- Trường hợp chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bị đình chỉ tuyển
sinh hoặc bị chấm dứt hoạt động do không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản
3 Điều này, cơ sở giáo dục đại học phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của giảng
viên, người lao động và người học; bồi hoàn kinh phí cho người học; thanh toán
các khoản thù lao giảng dạy, các quyền lợi khác của giảng viên và người lao
động theo hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể; thanh
toán các khoản nợ thuế và khoản nợ khác (nếu có).

- Cơ sở giáo dục đại học phải công bố công khai thông tin liên quan về chương
trình liên kết đào tạo với nước ngoài, tính pháp lý của văn bằng nước ngoài
được cấp tại nước cấp bằng và tại Việt Nam trên trang thông tin điện tử của cơ
sở giáo dục đại học và phương tiện thông tin đại chúng; hỗ trợ người học trong
quá trình công nhận văn bằng giáo dục đại học; thực hiện kiểm định chương
trình liên kết thực hiện tại Việt Nam ngay sau khi có sinh viên tốt nghiệp và
kiểm định theo chu kỳ quy định.

- Cơ sở giáo dục đại học tự liên kết đào tạo khi chưa bảo đảm điều kiện theo
quy định hoặc vi phạm điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục trong đề án liên
kết đào tạo với nước ngoài thì bị đình chỉ hoạt động liên kết đào tạo, không
được tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài trong thời hạn 05 năm, kể từ khi có
kết luận về việc vi phạm của cơ quan có thẩm quyền.”.

Căn cứ Điều 19 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về đội ngũ giảng viên như
sau:

- Trình độ của giảng viên.

+ Đối với liên kết đào tạo trình độ đại học, giảng viên ít nhất phải có bằng thạc
sĩ trở lên phù hợp với nhóm ngành giảng dạy;

+ Đối với liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ, giảng viên giảng dạy các môn học,
chuyên đề và hướng dẫn luận văn thạc sĩ phải có bằng tiến sĩ phù hợp với nhóm
ngành giảng dạy; giảng viên hướng dẫn thực hành, thực tập ít nhất phải có bằng
thạc sĩ phù hợp với chuyên môn tham gia hướng dẫn thực hành, thực tập;

+ Đối với liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ, giảng viên phải có bằng tiến sĩ thuộc
nhóm ngành phù hợp với học phần sẽ đảm nhiệm trong chương trình đào tạo
trình độ tiến sĩ. Đối với người hướng dẫn nghiên cứu sinh phải bảo đảm quy
định tối thiểu như quy định đối với người hướng dẫn nghiên cứu sinh của các
chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ của Việt Nam.

- Giảng viên giảng dạy các chương trình liên kết đào tạo phải có kinh nghiệm
giảng dạy đại học trong cùng lĩnh vực giảng dạy trừ trường hợp quy định tại
khoản 4 Điều này.

- Giảng viên giảng dạy bằng ngoại ngữ trong liên kết đào tạo phải có trình độ
ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình, nhưng không thấp hơn trình độ
Bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương
đương.

- Giảng viên là người bản ngữ nước ngoài dạy kỹ năng ngoại ngữ phải có bằng
đại học trở lên và có chứng chỉ giảng dạy ngoại ngữ phù hợp.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi liên quan đến việc liên kết với trường
đại học nước ngoài mà bạn quan tâm.
b) Bối cảnh và xu hướng hợp tác, liên kết đào tạo trong khối ASEAN

Hợp tác giáo dục theo nghĩa rộng là hai hay nhiều bên cùng tiến hành hoạt động
để đạt mục tiêu nhất định. Trong hợp tác quốc tế về giáo dục, các chủ thể này
đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Ở khối ASEAN là các chủ thể đến từ các nước
trong khối này.

* Bối cảnh hợp tác, liên kết đào tạo trong khối ASEAN:

Giai đoạn 1967-2007. Đây là thời kỳ ASEAN mới thành lập và đang từng bước
xác định mục tiêu, phương hướng và lĩnh vực hợp tác. Vì vậy, trong khoảng
thời gian này, những hoạt động hợp tác về giáo dục nói chung và giáo dục đại
học nói riêng của ASEAN chỉ mang tính nguyên tắc, định hướng. ASEAN ra
đời năm 1967 và đã xác định mục tiêu của tổ chức là “thúc đẩy hợp tác và trợ
giúp lẫn nhau về các phương diện thuộc mối quan tâm chung trong lĩnh vực
kinh tế, xã hội, văn hóa, kỹ thuật, khoa học và hành chính” (Tuyên bố Bangkok
1967). Sau đó, Hiệp định hợp tác giữa ASEAN và Tổ chức UNESCO ký kết tại
Jakarta, Indonesia ngày 12/9/1998 đã ghi nhận ASEAN được thành lập “nhằm
thúc đẩy hòa bình khu vực, phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội trong khu vực”.
Hai văn kiện này thể hiện rằng giáo dục là một trong những mối quan tâm chung
của các quốc gia ASEAN và là một trong những lĩnh vực đầu tiên ASEAN tiến
hành các hoạt động hợp tác của mình. Ngày 7/10/2003, các nhà lãnh đạo
ASEAN thông qua Tuyên bố hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II) thành lập
Cộng đồng ASEAN vào năm 2020. Với mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN
ba trụ cột, ASEAN ban hành Bản kế hoạch tổng thể (Blueprint) về Cộng đồng
Văn hóa – xã hội (ASCC), trong đó phát triển con người là yếu tố hàng đầu và
giáo dục trở thành ưu tiên số một. Tuy nhiên, phải đến tận năm 2007, khi Hiến
chương ASEAN – văn bản có giá trị pháp lý quan trọng nhất đối với ASEAN
ra đời, ASEAN mới thực sự xác định tầm quan trọng của giáo dục. Điều 1 Hiến
chương ASEAN ghi nhận một trong các mục tiêu chính của ASEAN là “Phát
triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực giáo dục và đào
tạo lâu dài, trong khoa học và công nghệ, để tăng cường quyền năng cho người
dân ASEAN và thúc đẩy Cộng đồng ASEAN”. Như vậy, tại thời điểm này,
ASEAN xác định giáo dục là công cụ để ASEAN thực hiện mục tiêu phát triển
nguồn nhân lực ASEAN.

Giai đoạn 2007-2020. Mục tiêu chung của giai đoạn này là thành lập được Cộng
đồng ASEAN có cấu trúc ba trụ cột là Cộng đồng kinh tế, Cộng đồng chính trị
- an ninh và Cộng đồng văn hóa – xã hội. Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN
lần thứ lần thứ 13 tổ chức tại Singapore ngày 20 tháng 11 năm 2007, lãnh đạo
các quốc gia thành viên đã đồng thuận ban hành Blueprint của ASCC để đảm
bảo một cơ sӣ vững chắc cho các hoạt động tiến tới thành lập ASCC vào năm
2015. Blueprint 2009 đã đưa ra những đặc điểm chủ yếu của Cộng đồng Văn
hóa – xã hội thời kỳ 2009-2015. Cụ thể: Mục tiêu chính trong thời kỳ này là
xây dựng Cộng đồng ASEAN lấy con người và trách nhiệm xã hội làm trung
tâm, hướng tới đảm bảo đoàn kết và thống nhất giữa các quốc gia và người dân
ASEAN Từ đó, Blueprint 2009 sẽ tập trung vào các thành tố: phát triển con
người, phúc lợi xã hội, đảm bảo các quyền và công bằng xã hội, đảm bảo phát
triển môi trường bền vững, xây dựng bản sắc ASEAN và thu hẹp khoảng cách
phát triển. Thời kỳ này, phát triển con người được coi là công việc đầu tiên và
cần thiết nhất, vì vậy, hợp tác giáo dục được đưa lên làm nhiệm vụ đầu tiên
trong thành tố phát triển con người, để từ đó nâng cao nhận thức và năng lực
của người dân ASEAN, giúp người dân có đủ năng lực tham gia các vấn đề của
Cộng đồng. Một đặc điểm của hợp tác giáo dục trong thời kỳ này là tập trung
hợp tác trong các hoạt động giáo dục và các thiết chế về giáo dục phát huy được
rất tốt vai trò của mình và xây dựng nền tảng cơ bản cho hoạt động hợp tác giáo
dục của ASEAN.

Giai đoạn 2020-2025. Việc thực hiện các chiến lược đề ra tại Blueprint 2009
đã đem lại một số thành tựu trong lĩnh vực giáo dục. Để tiếp tục hội nhập sâu
hơn trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, ASEAN ban hành Blueprint 2025, trong
đó xác định hình mẫu mà ASCC hướng tới, với những đặc điểm và nội dung
mới so với giai đoạn trước. Giai đoạn này, ASEAN nhấn mạnh đến việc đảm
bảo tất cả công dân các quốc gia đều được tiếp cận các cơ hội như được bảo vệ
quyền con người, được tiếp cận giáo dục, được tham gia vào các hoạt động của
ASEAN, tiến tới xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển bền vững. Về lĩnh
vực hợp tác giáo dục, ASEAN đề ra những giải pháp hợp tác cụ thể và sâu rộng
hơn. Tuy rằng giáo dục không còn là ưu tiên số một thời kỳ này nhưng đây vẫn
là một lĩnh vực hợp tác quan trọng mà ASEAN đảm bảo. Trong đó, ASEAN đề
ra những hoạt động hợp tác chuyên sâu, tập trung vào nâng cao chất lượng của
cấp học đại học.

Trung tâm khu vực của Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO)
và Mạng lưới các trường Đại học ASEAN (AUN) chính là hiện thân cho nỗ lực
trao đổi thông tin về giáo dục của các quốc gia trong khu vực. Thực tế cho thấy
hai cơ chế này hoạt động khá hiệu quả trong việc thúc đẩy hợp tác khu vực về
giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng.

* Xu hướng hợp tác, liên kết đào tạo ở khối ASEAN:

Thứ nhất, phần lớn các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học do
AUN và SEAMEO - RIHED thực hiện. Thực tế cho thấy chức năng của AUN
và SEAMEO - RIHED này có sự tương đồng rất lớn, chẳng hạn như cùng thực
hiện nhiều phương thức chung để hợp tác về giáo dục. Ngoài ra, không phải tất
cả các quốc gia đều tham gia một cách tích cực vào các hệ thống này. Việc hai
cơ quan riêng rẽ cùng thực hiện các chức năng giống nhau tạo ra sự chồng lấn,
khó quản lý, khó thống kê. Mặc dù giữa hai cơ quan này cũng có ký kết bản ghi
nhớ để hợp tác về lĩnh vực đảm bảo chất lượng giáo dục đại học song trên thực
tế kết quả hợp tác vẫn chưa khả quan. Vì vậy trong thời gian tới AUN và
SEOMEO - RIHED cần tăng cường mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau để
thực hiện các mục tiêu hợp tác chung.
Thứ hai, trong các phương thức hợp tác, ASEAN chủ yếu tập trung vào phương
thức trao đổi nhân sự, trao đổi thông tin và thay đổi thể chế. Các phương thức
hợp tác khác chưa được tận dụng dù lác đác cũng được các quốc gia ASEAN
thực hiện một cách riêng lẻ. Tuy nhiên, chúng ta lại thấy vắng bóng sự hợp tác
theo hai phương thức này giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN với nhau.
Các quốc gia và các trường đại học chủ yếu theo xu hướng ly tâm, tìm kiếm sự
hợp tác với các quốc gia ngoài khu vực. Các cơ sở giáo dục đại học của các
quốc gia thành viên ASEAN hầu như không đặt chi nhánh tại các quốc gia
thành viên khác. Mặt khác phương thức cung cấp dịch vụ giáo dục qua biên
giới thường chỉ thực hiện được nếu năng lực nội địa của quốc gia đó đủ tốt để
mở cửa thị trường giáo dục nội địa. Vì vậy, đa số chỉ có các quốc gia có nền
kinh tế phát triển hơn mới triển khai được phương thức này. Ngay cả với các
phương thức hợp tác đã được triển khai cũng còn nhiều hạn chế. Trước những
hạn chế đó, ASEAN cần: Tăng cường vai trò của các thiết chế phụ trách về giáo
dục thông qua hình thức đối thoại chính sách nội khối và ngoại khối, thúc đẩy
cơ chế phối hợp giữa AUN và SEAMEO - RIHED, đặc biệt là phối hợp trong
việc cung cấp các chương trình và các học bổng cho sinh viên và trao đổi thông
tin. AUN và SEAMEO - RIHED cần phối hợp với các tổ chức khác, chẳng hạn
như Coursera để hỗ trợ các trường đại học trong khu vực tổ chức các khóa học
trực tuyến; Có cơ chế khuyến khích các quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học
tham gia tích cực vào các hoạt động của AUN và SEAMEO - RIHED như tham
gia các cuộc hội nghị, hội thảo, trao đổi sinh viên. Đặc biệt cần khuyến khích
các trường đại học tham gia tiến trình kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
Đây cũng là một cách để nâng cao chất lượng giáo dục của các cơ sӣ tham gia;
Tăng cường trao đổi các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục giữa các quốc gia
nội khối và với các quốc gia đối tác ngoại khối. Đặc biệt tập trung ký kết các
bản ghi nhớ giữa các cơ sở giáo dục đại học để đưa các chuyên gia từ các nước
có nền giáo dục phát triển sang hỗ trợ kỹ thuật dạy học cho các nước có nền
giáo dục ít phát triển hơn; Thành lập thêm chi nhánh, văn phòng đại diện của
các cơ sở giáo dục đại học tại các quốc gia thành viên khác để tăng lựa chọn
cho sinh viên trong quá trình học tập; Cần xây dựng một hiệp định chính thức
ghi nhận một khuôn khổ hợp tác giáo dục nói chung, trong đó đưa ra những
chuẩn mục tiêu nhất định trong lĩnh vực giáo dục trong một khoảng thời gian
nhất định. Hiệp định này có thể gọi là Hiệp định Giáo dục ASEAN. Hiệp định
đó sẽ trӣ thành khung pháp lý cho các nhà hoạch định chính sách sửa đổi các
chính sách giáo dục trong nước để đạt được mục tiêu quy định trong Hiệp định;
Tiếp tục thực hiện hệ thống chuyển đổi tín chỉ và ký kết các hiệp định công
nhận lẫn nhau để hạn chế các rào cản đối với việc trao đổi sinh viên. Việt Nam
trong tiến trình hợp tác giáo dục đại học ASEAN và định hướng trong thời gian
sắp tới Là một thành viên tích cực trong ASEAN, giáo dục Việt Nam cũng
không nằm ngoài quá trình hội nhập với xu hướng hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực giáo dục đại học:

Việt Nam tham gia tích cực các hoạt động Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Giáo
dục ASEAN (ASED) chủ yếu thông qua thực hiện các nghị quyết của ASED.
Bên cạnh đó, ngay từ những năm đầu của thập kỷ 90, được phép của Thủ tướng
Chính phủ Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tích cực triển khai kế hoạch
gia nhập Tổ chức Các Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO) và vào
ngày 10/02/1992, tại phiên họp lần thứ 27 của Hội đồng các Bộ trưởng Giáo
dục các nước Đông Nam Á tổ chức tại Bru-nây, Bộ Giáo dục và Đào tạo
CHXHCN Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này.

Việt Nam chủ động tham gia các dự án do Ban Thư ký SEAMEO phát động
như: Dự án Chất lượng và Công bằng trong Giáo dục bắt đầu triển khai thực
hiện từ năm 2003; Dự án Thúc đẩy Giáo dục Vệ sinh và Nước dựa trên Giá trị
trong các trường học ở Đông Nam Á do SEAMEO và UN HABITAT phối hợp
thực hiện. Dự án “Sử dụng tiếng mẹ đẻ làm ngôn ngữ giảng dạy tại các nước
Đông Nam Á: Chính sách, Chiến lược và Đường lối thực hiện” do Ban thư ký
SEAMEO và Ngân hàng Thế giới phối hợp chủ trì thực hiện, bắt đầu triển khai
từ năm 2007.

Việt Nam đẩy mạnh hợp tác, trao đổi học thuật, giảng viên, sinh viên và khai
thác các chương trình học bổng trong ASEAN: Trong 15 năm qua, Bộ GD&ĐT
đã đón tiếp hàng trăm đoàn đại biểu của các Chính phủ, Bộ Giáo dục và các
Đại học, các tổ chức giáo dục ASEAN tới thăm và làm việc. Thông qua các
buổi tọa đàm, các chuyến công tác đó, Bộ GD&ĐT đã triển khai hàng loạt các
chương trình hợp tác, trao đổi giảng viên, sinh viên. Từ năm 2000 đến nay, các
trường đại học trọng điểm Việt Nam đã tiếp nhận khoảng 650 lượt giảng viên,
các nhà khoa học đến giảng dạy, trao đổi học thuật và hơn 300 lượt sinh viên,
học sinh các nước thành viên đến học tập và giao lưu văn hóa15. Đặc biệt, Việt
Nam đã tiếp nhận nhiều nguồn học bổng của các nước ASEAN để triển khai
các chương trình đào tạo dài hạn. Ngoài các khóa học dài hạn, sinh viên Việt
Nam đã nhận được nhiều học bổng để tham gia các khóa học ngắn hạn, các diễn
đàn sinh viên và các hoạt động giao lưu học thuật. - Sinh viên Việt Nam còn
tích cực tham gia các hoạt động, các diễn đàn thưӡng niên của sinh viên, thanh
niên khu vực ASEAN như: Diễn đàn Giáo dục của AUN, Diễn đàn văn hóa
thanh niên ASEAN, cuộc thi các nhà hùng biện trẻ, Hội thảo vai trò và sự tham
gia của sinh viên vào quản trị đại học do AUN tổ chức, Hội nghị ASEAN’s
Today World. Về kiểm định chất lượng giáo dục đại học: Một trong những hoạt
động hợp tác thành công của Việt Nam với khu vực ASEAN mà trực tiếp là
AUN đó chính là công tác kiểm định chất lượng (KĐCL). Rất nhiều đại học
của Việt Nam đã chủ động tổ chức thực hiện và có những hoạt động hợp tác
trong lĩnh vực KĐCL với các ĐH đối tác và các cơ sӣ giáo dục trong AUN như:
Tham gia Nhóm điều hành dự án Xây dựng sổ tay đảm bảo chất lượng của AUN
(từ năm 2006); tham gia đoàn đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn KĐCL của AUN
các chương trình đào tạo tại Đại học Malaya – Malaysia, ĐH Công nghệ
Bandung – Indonesia, ĐH Universitas – Indonesia, ĐH Yogykarta – Indonesia,
ĐH De 15 http://asean.mofa.gov.vn/thong-tin/7/su-tham-gia-cua-viet-nam-
tren-cac-linh-vuc-hop-tac-trong-khuon-khoasean.html La Salle – Philippines.
Trong năm 2008–2009, ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP. HCM đã tổ chức biên
dịch Tiêu chuẩn KĐCL của AUN và AUN đã hỗ trợ đào tạo và cấp chứng chỉ
Đánh giá viên KĐCL của AUN cho các cán bộ của Việt Nam.

Trong khuôn khổ hợp tác của ASEAN với các đối tác bên ngoài, Việt Nam
cũng triển khai được một số hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học. Hiện nay
Việt Nam nhận tham gia chủ trì (cùng Thái Lan) dự án Thiết lập Mạng lưới
Học tập suốt đời cho các nước ASEAN+3. Hàn Quốc thông qua KOICA đã hỗ
trợ ODA cho Việt Nam triển khai dự án thành lập trưӡng Đại học ASEAN qua
mạng (Cyber University), đào tạo nguồn nhân lực cho các nước CLMV thông
qua phương pháp học trực tuyến với máy chủ, trung tâm nguồn được đặt tại
Việt Nam. Tháng 11/2013, Việt Nam đã tham dự Hội nghị về giáo dục đại học
tại Nhật Bản, trong đó tập trung vào nội dung đảm bảo chất lượng giáo dục đại
học và thúc đẩy việc trao đổi giáo dục đại học trong ASEAN+3. Những thành
tựu đã đạt được là minh chứng cho nỗ lực của Việt Nam tham gia hợp tác giáo
dục đại học trong khuôn khổ ASEAN. Tuy nhiên, nâng cao chất lượng giáo dục
đại học của Việt Nam vẫn còn là một vấn đề được Chính phủ Việt Nam quan
tâm hàng đầu.

Để quá trình hợp tác giáo dục đại học ASEAN được chặt chẽ hơn, trong những
năm tới, giáo dục đại học Việt Nam cần có những định hướng nhất định: Thứ
nhất, cho tới nay, chỉ có ba cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam tham gia AUN
là Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại
học Cần Thơ. Với số lượng ít ỏi các cơ sở đại học tham gia AUN, cơ hội Việt
Nam tận dụng những lợi ích mà AUN mang lại là rất ít. Vì vậy, trong thời gian
tới Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chính sách khuyến khích nhiều trường đại
học Việt Nam hơn nữa tham gia AUN để hưởng ứng và tổ chức các hoạt động
hợp tác của AUN. Thứ hai, ASEAN đã xây dựng được AQRF và một số quốc
gia thành viên như Phi-lip-pin, Myanmar… đã tiến hành xây dựng Khung trình
độ quốc gia. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội cũng đã phối hợp xây dựng dự thảo Khung trình độ quốc gia dựa trên
khung tham chiếu ASEAN và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét. Việt Nam
cần đẩy nhanh quá trinh xây dựng khung trình độ quốc gia. Khi ban hành, chúng
ta sẽ chính thức có thước đo tương thích với ASEAN để đo năng lực của tất cả
các bậc đào tạo. Đồng thời, với những tiêu chuẩn đó, các trường phải tự điều
chỉnh chương trình đào tạo, thay đổi phương pháp, trang thiết bị… cho phù
hợp. Các trường cũng có thể tham khảo chương trình giảng dạy của các nước
phát triển để cập nhật chương trình đào tạo; thiết kế chương trình cô đọng, logic,
tăng cường kiến thức thực tiễn; nâng cao năng lực ngoại ngữ của sinh viên. Thứ
ba, các trường đại học Việt Nam cần được khuyến khích tham gia kiểm định
chất lượng theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA. Việc tham gia kiểm định chất lượng
là động lực để các trường nâng cao chất lượng giáo dục của trường mình. Đồng
thời đây là căn cứ để công nhận về trình độ giữa các quốc gia, góp phần vào
tiến trình hài hòa hóa giáo dục. Thứ tư, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác trao đổi
nhân sự, đặc biệt mời các chuyên gia về giáo dục cũng như các nhân viên làm
trong ngành giáo dục về nước trao đổi để học hỏi về các hệ thống giáo dục, các
phương pháp giáo dục mới. Thứ năm, khuyến khích các trường đại học ký kết
bản ghi nhớ với các trường đại học khác trong khu vực về hợp tác. Thứ sáu, mở
cửa thị trường giáo dục đại học, khuyến khích đầu tư, có cơ chế khuyến khích
các trường đại học của các quốc gia khác trong khu vực thành lập chi nhánh tại
Việt Nam, có cơ chế công nhận bằng cấp của các trường này. Giáo dục đại học
là một lĩnh vực cần sự hợp tác của nhiều cơ quan, ban ngành và cần sự hợp tác
của nhiều quốc gia. Cơ chế hợp tác về giáo dục đại học trong ASEAN là vô
cùng cần thiết và quan trọng để các quốc gia ASEAN tiến tới thành lập một
cộng đồng ASEAN năng động, bắt kịp xu hướng chung của thế giới.

c) Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ khoa học
Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ (KH&CN) đã trở thành một yếu tố
quan trọng trong kinh tế đối ngoại và phát triển KT-XH của nước ta trong giai
đoạn hiện nay. Nó là nguồn lực to lớn, cầu nối, kênh dẫn không thể thiếu được
đối với hoạt động...

Những năm gần đây, KH&CN nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể,
một phần quan trọng là nhờ chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước. Chúng
ta đã tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè và các đối tác trên thế giới.
Đến nay, nước ta đã có quan hệ hợp tác về KH&CN với trên 70 nước, vùng
lãnh thổ và tổ chức quốc tế. Không những quy mô hợp tác được mở rộng mà
hình thức và nội dung hợp tác cũng đã trở nên đa dạng hơn, thiết thực hơn với
nhu cầu phát triển KH&CN và KT-XH của đất nước. Sau đây, chúng tôi xin
nêu tổng quát các hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN từ năm 2002 đến nay:

Từ năm 2002, hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN đã được đẩy mạnh cả về
qui mô, hình thức và nội dung. Việt Nam đã ký kết một số hiệp định, văn bản
thỏa thuận hợp tác mới về KH&CN, mở rộng địa bàn hợp tác sang châu Phi,
châu Mỹ latinh, gồm:

- Hiệp định hợp tác KH&CN Việt Nam-Angola và Hiệp định hợp tác KH&CN
Việt Nam-Vương quốc Bỉ;

- Hiệp định liên Chính phủ về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa
bình với Liên bang Nga, Trung Quốc và Achentina;

- Chương trình hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử với Hàn Quốc, Ấn
Độ và Trung Quốc;

- Thỏa thuận hợp tác về ứng dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình với
Uỷ ban Năng lượng nguyên tử Pháp.

Năm 2002, Bộ KH&CN tổ chức thực hiện hơn 200 dự án hợp tác quốc tế với
sự tham gia của 20 bộ, ngành và địa phương. Đồng thời, Bộ KH&CN đã dành
15 tỷ đồng hỗ trợ kinh phí đối ứng cho các tổ chức KH&CN Việt Nam triển
khai gần 80 dự án hợp tác nghiên cứu với các đối tác nước ngoài. Một số dự án
hợp tác đã kết thúc và đạt kết quả tốt như: qui trình công nghệ bảo quản một số
loại quả (Hàn Quốc), công nghệ lai tạo một số giống gia cầm (Hungari), mô
hình trình diễn điện khí hóa nông thôn, miền núi bằng công nghệ pin mặt trời
tại 2 xã của tỉnh Bắc Giang và 2 xã của khu vực Tây Nguyên, công nghệ amilaza
công nghiệp dùng trong chế biến thực phẩm và nông sản của CHLB Đức, công
nghệ tạo chủng nấm men sử dụng trong công nghiệp hóa học và trong ngành y
tế...

Ngoài ra, Bộ KH&CN đã hỗ trợ một số tỉnh triển khai thành công các dự án
hợp tác với các nước.

Trong hợp tác với các tổ chức quốc tế, chúng ta đã tích cực và chủ động tham
gia hoạt động với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực KH&CN như ASEAN,
UNESCO, ASEM, APEC, APCTT. Việt Nam đã tổ chức thành công cuộc họp
của Hội đồng Quản trị APCTT với sự tham gia của đại diện 15 nước và tổ chức
quốc tế trong khu vực. Đồng thời, chúng ta đã xúc tiến các công việc chuẩn bị
để Việt Nam tiếp nhận chức Chủ tịch Uỷ ban KH&CN ASEAN trong 3 năm
tới.

Hợp tác quốc tế cũng được mở rộng sang các lĩnh vực khác như tham gia các
phiên họp của Diễn đàn Hợp tác Đông Bắc Á - Mỹ La tinh (FEALAC). Việt
Nam đã tham gia và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của nhóm công tác về hợp
tác vùng tam giác.

Với việc đa dạng hoá các “kênh” hợp tác, hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN
cũng đã được mở rộng và tăng cường theo nhiều mức độ khác nhau, từ hợp tác
với cơ quan quản lý KH&CN của các nước, đến các quỹ nghiên cứu KH&CN,
các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức
xã hội khác. Các nội dung hợp tác cũng đã chủ động gắn chặt với nhu cầu phát
triển KH&CN trong nước, trong đó chú trọng đến nhu cầu hợp tác quốc tế của
địa phương.
Một là, từ kinh nghiệm thành công của các nước trên thế giới cho thấy, coi
trọng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, thông qua hợp tác quốc tế là nhân tố
quan trọng đối với sự phát triển bền vững đất nước.

Hai là, trước tác động của tình hình quốc tế và xu thế hội nhập đòi hỏi Việt
Nam phải mở rộng hợp tác quốc tế, với tinh thần đa dạng hóa, đa phương hóa
quan hệ quốc tế trong giáo dục và đào tạo.

Ba là, dân tộc Việt Nam có truyền thống tôn sư trọng đạo và tư tưởng trọng
nhân tài “chiêu hiền đãi sĩ” đã trở thành nhân tố quan trọng đưa đất nước hưng
thịnh. Đặc biệt, Hồ Chí Minh đã bôn ba ra nước ngoài để tìm đường cứu nước
và đúc kết thành chân lý: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy,
ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, trong bối cảnh thù trong
giặc ngoài câu kết với nhau chống phá cách mạng, Hồ Chí Minh đã rất coi trọng
việc mở rộng hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật với tất cả
các nước nhằm tiếp thu những thành tựu khoa học của nhân loại để xây dựng
và phát triển đất nước. Ngày 1-11-1945, nhân danh Hội Văn hóa Việt Nam,
Người đã gửi thư cho Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, đề nghị “gửi một phái đoàn
khoảng 50 thanh niên Việt Nam sang Mỹ với với ý định, một mặt thiết lập
những mối quan hệ văn hóa thân thiết với thanh niên Mỹ, và mặt khác để xúc
tiến việc tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật, nông nghiệp cũng như các lĩnh vực
chuyên môn khác”... Quán triệt tư tưởng của Người, trong sự nghiệp đổi mới
toàn diện đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm mở rộng hợp tác quốc
tế trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
phục vụ cho sự nghiệp đổi mới.

Bốn là, đường lối đối ngoại nhất quán của Đảng ta là: “độc lập, tự chủ, hòa
bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại;
chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn là đối tác tin cậy và thành viên
có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” nhằm tạo điều kiện quốc tế thuận lợi
phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh. Đảng xác định rõ, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo
dục - đào tạo là nhu cầu cần thiết, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Nghị quyết 29 của Hội nghị Trung ương 8 khóa
XI đã khẳng định: “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục
và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc
tế để phát triển đất nước”. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật và kinh nghiệm
quản lý, nhất là nguồn nhân lực trí tuệ của chúng ta chưa bắt kịp được với các
nước phát triển. Do vậy, chúng ta cần tiếp tục “Chủ động hội nhập quốc tế về
giáo dục, đào tạo trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm định hướng xã
hội chủ nghĩa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp
thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa và thành tựu khoa học, công nghệ của nhân
loại”; tận dụng sự giúp đỡ về vật chất, tiếp cận tri thức mới, học tập kinh
nghiệm, trao đổi giao lưu tri thức nhằm nâng cao trí tuệ Việt Nam, góp phần
thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

6. Báo cáo thực tế hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế trong giáo
dục đào tạo của một cơ sở giáo đục đại học [4], [5]

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên: Đẩy mạnh nghiên cứu
khoa học và hợp tác quốc tế

PGS. TS. Bùi Trung Thành

Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng


Yên

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (Hung Yen University of
Technology and Education – UTEHY) được thành lập ngày 21/12/1966 với tên
gọi đầu tiên là Trường Trung học Công nghiệp Hưng Yên (thuộc Bộ Công
nghiệp nặng), đến năm 1970, Nhà trường được đổi tên thành Trường Giáo viên
dạy nghề I (thuộc Tổng cục dạy nghề), năm 1979 Trường được nâng cấp thành
Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật I (thuộc Tổng cục dạy nghề, năm 1987
thuộc Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp, năm 1990 thuộc Bộ Giáo dục và
Đào tạo). Ngày 06 tháng 01 năm 2003, Trường được Thủ tướng Chính phủ ký
Quyết định số 04/2003/QĐ-TTg về việc Thành lập Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Hưng Yên trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường đào tạo theo định hướng ứng dụng trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật
công nghệ, kinh tế, ngoại ngữ và giáo dục nghề nghiệp; cung cấp nguồn nhân
lực có đạo đức nghề nghiệp, có kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công
nghệ, tri thức khoa học và sáng tạo, với phong cách làm việc chuyên nghiệp
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế; là
cơ sở nghiên cứu, truyền bá tri thức khoa học công nghệ, giáo dục nghề nghiệp
cho cộng đồng xã hội và doanh nghiệp. Với những nỗ lực không ngừng, tháng
07/2021, Trường được xếp ở vị trí thứ 22 trong bảng xếp hạng các trường đại
học ở Việt Nam do Webometrics công bố. Năm 2018, Nhà trường được công
nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học Việt Nam. Năm 2020, Nhà
trường được công nhận đạt chuẩn xếp hạng UPM 4 sao theo hệ thống tiêu chí
đối sánh chất lượng cơ sở giáo dục đại học. Năm 2021, Nhà trường có 4 chương
trình đào tạo được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng CTĐT đại
học (CNKT Cơ khí, CNKT ô tô, CNKT Điện – Điện tử và Công nghệ thông
tin).

Hiện tại, Nhà trường có quy mô đào tạo trên 10 nghìn sinh viên, học viên với
21 ngành đào tạo đại học cùng với 40 chuyên ngành, 08 chuyên ngành thạc sĩ
và 02 chuyên ngành tiến sĩ, 02 ngành đào tạo văn bằng hai. Nhà trường có thế
mạnh và kinh nghiệm nghiên cứu ứng dụng với các hướng nghiên cứu trọng
điểm: Công nghệ cơ khí; Công nghệ tự động hóa; Công nghệ robot; Công nghệ
thông tin; Công nghệ vật liệu, vật liệu nano; Công nghệ hóa học và xử lý môi
trường; Công nghệ dạy học.
Tính đến tháng 4/2022, tổng số cán bộ, giảng viên của trường là 491 người,
trong đó: 01 giáo sư, 11 phó giáo sư, 117 tiến sĩ, 38 nghiên cứu sinh, 242 thạc
sĩ, 82 đại học và trình độ khác. Nhiều giảng viên được đào tạo tại các nước có
trình độ khoa học giáo dục tiên tiến trên thế giới, có chuyên môn sâu và bề dày
kinh nghiệm trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học

Khoa học và Công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo là nền tảng, động lực cho
sự phát triển của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên. Hoạt động
KH&CN, đổi mới sáng tạo phải phù hợp với bối cảnh của cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ 4; cần huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để nâng
cao vị thế của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên; từ đó thể hiện
trách nhiệm của Nhà trường với cộng đồng. Để thực hiện được sứ mệnh
KH&CN nêu trên, Nhà trường đã đặt ra 6 nhiệm vụ và giải pháp chính:

1) Xây dựng hệ sinh thái đồng bộ từ nghiên cứu cơ bản, ứng dụng, sản xuất thử
nghiệm đến chuyển giao công nghệ và thương mại hoá; lấy công trình khoa học
hoặc sản phẩm, sáng chế có giá trị đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng
và xã hội làm thước đo.
2) Luôn nhận thức đổi mới sáng tạo trong KH&CN là động lực cho sự phát triển
của Nhà trường và là nguồn thu của Nhà trường khi tự chủ.
3) Coi xây dựng và phát triển nhóm nghiên cứu mạnh chính là một trong những
giải pháp quan trọng, then chốt góp phần thiết thực triển khai đổi mới KH&CN
một cách căn bản và toàn diện theo hướng chất lượng, hiệu quả và hội nhập với
các chuẩn mực quốc tế.
4) Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, phát triển mạnh hoạt động KH&CN trong
nhà trường ở các lĩnh vực: thực hiện các đề tài/nhiệm vụ/chương trình
KH&CN các cấp, một số kết quả nghiên cứu đăng ký sở hữu trí tuệ và phát
triển các dịch vụ KH&CN.
5) Phát triển cả về số lượng và chất lượng các công trình công bố khoa học của
cán bộ, giảng viên trên các tạp chí trong nước và quốc tế thuộc danh mục
WoS/Scopus. Xây dựng Tạp chí Khoa học và Công nghệ đảm bảo trong danh
mục VCI do Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận.
6) Xây dựng và tổ chức các chương trình Hội thảo quốc gia/quốc tế gắn với các
ngành đào tạo trong nhà trường và xu hướng phát triển chung của thế giới về
KH&CN.

Giai đoạn 2015 - 4/2022 trường có tổng số 493 đề tài Khoa học Công nghệ
(KHCN) các cấp, trong đó có 05 đề tài KHCN cấp Nhà nước (Đề tài thuộc quỹ
Nafosted), 17 đề tài KHCN cấp Bộ, 03 đề tài KHCN cấp Tỉnh và 468 đề tài
KHCN cấp trường. Tổng số bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học uy tín,
hội thảo trong và ngoài nước của trường đạt gần 1400 bài với 273 bài báo khoa
học đăng trên tạp chí quốc tế (trong đó số lượng bài báo quốc tế thuộc danh
mục WoS tăng nhanh, nhất là trong năm học 2020-2021 với 60 bài báo), 718
bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước, 166 bài báo cáo tại các Hội thảo
quốc tế và gần 250 báo cáo tại Hội thảo trong nước. Hoạt động NCKH trong
sinh viên của Nhà trường cũng đạt được nhiều thành tích tiêu biểu như: Vô địch
cuộc thi Robot Châu Á – Thái Bình Dương năm 2015, Giải Nhất cuộc thi Nhà
Sáng tạo trẻ với Intel Galileo 2015, 01 Huy chương Bạc Triển lãm quốc tế dành
cho Nhà sáng tạo trẻ năm 2019, 01 giải Ba Giải thưởng SV NCKH cấp bộ năm
2020, 10 giải thưởng cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Hưng Yên cùng
rất nhiều giải các cuộc thi Olympic khác nhau…

Nhà trường thường xuyên tổ chức các Hội thảo, Hội nghị khoa học nhằm trao
đổi kết quả nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong các lĩnh vực. Đặc
biệt, từ ngày 03-06/11/2021, Nhà trường đã phối hợp với Hội nghiên cứu Biên
tập Công trình khoa học và công nghệ Việt Nam (VASE) tổ chức Hội thảo
Quốc tế về Cơ khí tiên tiến, tự động hóa và phát triển bền vững 2021 (AMAS
2021) tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Hội thảo đã thu hút hơn 200
đại biểu tham dự gồm các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học, đại diện
bộ/ngành, doanh nghiệp cùng nhau trao đổi về các vấn đề trong lĩnh vực cơ khí,
tự động hoá và phát triển bền vững.

Ghi nhận những đóng góp của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng yên,
Đảng và Nhà nước đã trao tặng Nhà trường nhiều phần thưởng cao quý: Huân
chương Lao động hạng Ba năm 1986, Huân chương Lao động hạng Nhất năm
1996, Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2001 và nhiều Cờ thi đua, bằng khen
của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Hưng Yên, Hải
Dương và các Bộ ngành trung ương khác.

Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế


Hoạt động hợp tác quốc tế (HTQT) luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên. Trong mỗi giai đoạn
phát triển, Nhà trường đều có những chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế
phù hợp, phát huy tốt truyền thống, thế mạnh của Trường để đạt được nhiều
thắng lợi to lớn. Thông qua các hoạt động HTQT, Nhà trường đã có nhiều
chương trình đào tạo tiên tiến được phát triển và triển khai thích ứng với điều
kiện của Việt Nam. Các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các lớp bồi dưỡng do các
chuyên gia quốc tế thực hiện đã góp phần làm thay đổi phương pháp giảng dạy,
nhất là việc ứng dụng công nghệ mới, nguồn tài liệu và trang thiết bị phục vụ
đào tạo được bổ sung và cập nhật công nghệ.

Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của hoạt động HTQT trong quá trình
xây dựng và phát triển, Nhà trường thường xuyên chú trọng công tác này và đã
dành mọi nguồn lực để thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế. Trường đã
ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác đào tạo, trao đổi giảng viên và sinh viên với
viện, trường đại học: Fontys – Hà Lan, Phùng Giáp, Trung Nguyên, Đức Minh,
Nghĩa Thủ, Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Cao Hùng – Đài Loan,
Đại học Hà Nam – Trung Quốc, Đại học Open University – Malaysia, Đại học
Kĩ thuật Liberec, Hradec Kralove – Cộng hòa Séc, Đại học VIA – Đan Mạch,
Đại học Oulu – Phần Lan, Edge Hill – Vương QuốcAnh, Sun Moon – Hàn
Quốc và một số trường Đại học của Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào...

Nhà trường có mối quan hệ hợp tác quốc tế với nhiều nước Châu Âu để triển
khai dự án Eramus+: CATALYST, EASTEM. Chương trình đào tạo nghề của
Cộng hoà Liên bang Đức thông qua tổ chức GTZ tại Việt Nam,…

Những năm gần đây, Nhà trường tiếp tục đẩy mạnh các chương trình đào tạo
2+2 với các cơ sở đào tạo nước ngoài: Trường Đại học Sun Moon, Trường Đại
học Ajou – Hàn Quốc và Đại học Cao Hùng – Đài Loan. Năm 2020, đánh dấu
sự kiện quan trọng trong tuyển sinh sinh viên quốc tế, hiện nay có 08 lưu học
sinh Lào đang học tập tại trường.
Với việc xác định rõ sứ mạng và tầm nhìn, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Hưng Yên sẽ tiếp tục đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế trong công tác đào
tạo và nghiên cứu khoa học, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực đáp ứng xu thế hội nhập toàn cầu.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

Bài tập 1: Hãy chọn một bài báo đã được công bố của đồng nghiệp, phân
tích theo cấu trúc logic và phát hiện một vấn đề nghiên cứu cho bản thân:
1. Chỉ rõ một luận đề được tác giả trình bày trong công trình khoa học.

2. Chỉ ra ít nhất 2 luận cứ được tác giả sử dụng để chứng minh luận đề.

Luận cứ 1:

Luận cứ 2:

3. Phương pháp lập luận được tác giả bài báo sử dụng trong quá trình tổ
chức luận cứ để chứng minh luận đề:

Diễn dịch Quy nạp Loại suy

4. Chỉ ra một nội dung có giá trị gợi ý cho một hướng nghiên cứu mới liên
quan tới một mặt yếu nào đó trong bài báo:

4.1. Nội dung:

4.2. Chỉ rõ nội dung gợi ý này được rút ra từ luận đề, luận cứ hay luận
chứng.

Luận đề luận cứ luận chứng

4.3. Chỉ rõ một vấn đề (câu hỏi) nghiên cứu trong nội dung được gợi ý:

4.4. Từ vấn đề nghiên cứu đã phát hiện, hãy đề xuất một ý tưởng khoa học.

Bài tập 2: Phân tích đề tài

1. Cho biết tên đề tài thầy/cô dự kiến nghiên cứu.

2. Chỉ rõ một vấn đề nghiên cứu.

3. Trình bày một giả thuyết khoa học.

4. Trình bày một vài luận cứ định sử dụng để chứng minh giả thuyết khoa học.

Luận cứ 1:

Luận cứ 2:

Bài tập 3: Xây dựng tên một đề tài và thực hiện các công việc sau:

1. Chỉ ra đối tượng nghiên cứu.

2. Xác định khách thể nghiên cứu.


3. Lựa chọn đối tượng khảo sát.

4. Xác định mục đích và mục tiêu nghiên cứu.

5. Vẽ cây mục tiêu và khung lí thuyết của đề tài.

Câu hỏi 1: Tạo sao giảng viên phải nghiên cứu khoa học? Nhà quản lí
cần làm gì để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên có hiệu
quả?

Câu hỏi 2: Phân tích mối quan hệ giữa nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Luật Giáo dục Đại học năm 2012.

[2] Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013.

[3] Nghị định 11/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2014 về hoạt động thông tin
khoa học và công nghệ,.

[4] Phòng Quản lý khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, Trường ĐHSP Kĩ thuật
Hưng Yên, 2022. Báo cáo tổng hợp các vấn đề về nghiên cứu khoa học công
nghệ và hợp tác quốc tế.

[5] Bùi Trung Thành, 2022. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên: Đẩy
mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

[6] Thông tư số 12/2010/TT-BGDT ngày 29 tháng 03 năm 2010 ban hành Quy định
về quản lí đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[7] Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm


2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

[8] Thông tư số 12/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 05 năm 2009 hướng dẫn đánh
giá nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm cấp
nhà nước.
[9] Thông tư số 11/2013/TT-BKHCN ngày 29 tháng 03 năm 2013 hướng dẫn quản
lí dự án khoa học và công nghệ.

[10] Thông tư số 10/2014/BKHCN ngày 30 tháng 05 năm 2014 quy định tuyển chọn,
giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước.

[11] Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN ngày 26 tháng 05 năm 2014 quy định trình
tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân
sách nhà nước.

[12] Thông tư số 06/2012/TT-BKHCN ngày 13 tháng 02 năm 2012 về việc xác định
nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình khoa học và công nghệ
trọng điểm cấp nhà nước.

[13] Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2014 quy định chế độ
làm việc đối với giảng viên.

[14] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2022, Tài liệu bồi dưỡng giảng viên đại
học?

You might also like