You are on page 1of 63

ĐÂY LÀ GA CỦA NHÓM GV Ở NAM ĐỊNH.

TRONG GA CỦA TỪNG THẦY


CÔ ĐÃ ĐƯỢC ẨN THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA CHÍNH THẦY CÔ (CẢ
WORD VÀ PPT). TRƯỚC KHI GỬI GA, TÔI ĐÃ TRỰC TIẾP GỌI CHO
THẦY CÔ, TOÀN BỘ NỘI DUNG CUỘC GỌI ĐỀU ĐÃ ĐƯỢC GHI ÂM LÀM
BẰNG CHỨNG. THẦY CÔ ĐÃ CAM KẾT VỚI CHÚNG TÔI LÀ CHỈ DÙNG
CÁ NHÂN THÌ THẦY CÔ HOÀN TOÀN CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG CHO CHÚNG TÔI ÍT NHẤT TỪ 30 -50 TRIỆU NẾU THẦY CÔ ĐỂ
BỘ GA BỊ CHIA SẺ LÊN CÁC NHÓM.

BÀI 4: ÔN TẬP
Ngày soạn ..................
Ngày dạy:...................
SỨC SỐNG CỦA SỬ THI

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức:
Ôn tập các đơn vị kiến thức của bài học 4: Sức sống của sử thi
- Ôn luyện cách nhận biết và cách phân tích một số yếu tố sử thi: không gian, thời gian, cốt
truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.
- Ôn tập nội dung bao quát của văn bản sử thi; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu
chuyện, nhân vật và mối quan hệ giữa chúng; nêu được ý nghĩa tác phẩm sử thi đối với người
đọc.
- HS biết rèn luyện cách nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hoá,
xã hội trong các tác phẩm sử thi và tác động của các văn bản sử thi đối với quan niệm sống
của bản thân.
- HS biết cách vận dụng các kiến thức về những yêu cầu sử dụng tiếng Việt để ôn tập các bài
tập thực hành về tiếng Việt: Ôn tập cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản, cách chú
thích trích dẫn và ghi cước chú.
2. Năng lực:
+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn học.
3. Phẩm chất:
- Biết trân trọng những giá trị tinh thần to lớn được thể hiện trong những sáng tác ngôn từ thời
cổ đại còn truyền đến nay.
- Có ý thức ôn tập chăm chỉ, trách nhiệm với nhiệm vụ học tập.

Trang 1
B. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
1. Học liệu:
- Tham khảo SGV, SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 1.
- Tài liệu ôn tập bài học.
2. Thiết bị và phương tiện:
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học.
- Sử dụng máy chiếu/tivi kết nối wifi
C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, động não, dạy học giải quyết vấn đề, thuyết trình, đàm
thoại gợi mở, dạy học hợp tác... .
- Kĩ thuật: Sơ đồ tư duy, chia nhóm, đặt câu hỏi, khăn trải bàn,...
D. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP THEO CHỦ ĐỀ
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút sự chú ý của HS vào việc thực hiện nhiệm việc
học tập.
2. Nội dung hoạt động: HS chia sẻ suy nghĩ
3. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Báo cáo sản phẩm dạy học dự án mà GV đã giao sau khi học xong bài 4 buổi sáng:
DẠY HỌC DỰ ÁN:
- GV đề xuất HS thực hiện dự án: Nhà nghiên cứu văn hóa cổ đại
- GV chia lớp thành các nhóm để thực hiện nhiệm vụ
- Yêu cầu: Sưu tầm, tìm hiểu, viết bài nghiên cứu, tìm các clip về văn hóa cổ đại Hy Lạp và
Ấn Độ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm lần lượt thể hiện sản phẩm
GV khích lệ, động viên.
Bước 3: Báo cáo sản phẩm học tập:
Các nhóm nhận xét phần thể hiện của nhóm bạn sau khi nhóm bạn thực hiện xong.
Bước 4: Đánh giá, nhận xét
- GV nhận xét, khen và biểu dương các nhóm có sản phẩm tốt.
- GV giới thiệu nội dung ôn tập bài 4: Sức sống của sử thi
KĨ NĂNG NỘI DUNG CỤ THỂ
Đọc hiểu văn Đọc hiểu văn bản:
bản VB 1: Héc – to từ biệt Ăng – đrô – mác (Trích I-li-át) – Hô-me-rơ
VB 2: Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời (Trích Đăm Săn) – Sử thi Ê-đê

Trang 2
Thực hành đọc hiểu:
Ra-ma buộc tội (Trích Ra-ma-ya-na) – Van-mi-ki
Thực hành Tiếng Việt: Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách
đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản
Viết Viết: Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
Nghe Nói và nghe: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn
đề

HOẠT ĐỘNG 2 ÔN TẬP: NHẮC LẠI KIẾN THỨC CƠ BẢN


1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức của bài học Bài 4: Sức sống của
sử thi
2. Nội dung hoạt động: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn
tập.
3. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
4. Tổ chức thực hiện hoạt động.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV hướng dẫn HS ôn lại các đơn vị kiến thức cơ bản bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoại
gợi mở; hoạt động nhóm
- HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi của GV, các đơn vị kiến thức cơ bản của bài học 4.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tích cực trả lời.
- GV khích lệ, động viên
Bước 3: Báo cáo sản phẩm
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá, nhận xét
GV nhận xét, chốt kiến thức
ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

 KIẾN THỨC CHUNG VỀ SỬ THI


Câu hỏi:
Câu 1: Điền khuyết:
“………………có hầu hết các đề tài chính như sự hình thành vũ trụ, sự ra đời của muôn loài,
nguồn gốc dân tộc, sự sáng tạo văn hóa.”
A. Sử thi thần thoại
B. Sử thi anh hùng
C. Sử thi dân gian

Trang 3
D. Sử thi Tây Nguyên
(Đáp án A)
Câu 2: Điền khuyết:
“………………miêu tả sự nghiệp và chiến công của người anh hùng trong khung cảnh những
sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.”
A. Sử thi Tây Nguyên
B. Sử thi thần thoại
C. Sử thi dân gian
D. Sử thi anh hùng
(Đáp án D)
Câu 3: Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được dùng trong sử thi là:
A. So sánh, phóng đại.
B. Miêu tả, so sánh.
C. Ẩn dụ, miêu tả.
D. So sánh, ẩn dụ
(Đáp án A)
Câu 4: Đâu là đặc điểm của thời gian, không gian sử thi
A. Không gian kì vĩ, cao rộng, mang tính cộng đồng, có thể bao quát cả thế giới thần linh và
con người. Thời gian là quá khứ thiêng liêng, thuộc về một thời đại xa xưa được cộng đồng
ngưỡng vọng.
B. Thời gian, không gian đa chiều
C. Thời gian thu hẹp, không gian khép kín
D. Không gian nhỏ hẹp gắn với những cá nhân cụ thể; thời gian là tương lai xa rộng, thuộc về
một thời đại trong mộng tưởng
(Đáp án A)
Câu 5: Nhân vật sử thi là ai sau đây?
A. Là người anh hùng đại diện cho sức mạnh, phẩm chất lí tưởng và khát vọng chung của
cộng đồng.
B. Là cái tôi cô đơn trước vũ trụ
C. Là bậc tao nhân mặc khách náu mình giữa thiên nhiên để di dưỡng tâm hồn
D. Là người nông dân có số phận đáng thương
(Đáp án A)
Câu 6: Tác phẩm nào sau đây không phải sử thi:
A. Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-ya-na (Ấn Độ);
B. I-li-át, Ô-đi-xê (Hy Lạp);
C. Đăm Săn (Việt Nam );
D. Tây du kí (Trung Quốc)

Trang 4
(Đáp án D)

Đáp án: 1A, 2D, 3A, 4A, 5A, 6D

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu:


Thời gian trong sử thi chủ yếu là thời gian trong quá khứ. Trong văn học dân gian, sự
ra đời của thể loại là do thời đại quy định, vì vậy, thời gian nghệ thuật cũng ảnh hưởng không
nhỏ trong một tác phẩm sử thi. Thần thoại ra đời trong lòng xã hội nguyên thủy, khi mà con
người còn rất lạc hậu, đời sống còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, chưa tách khỏi tự nhiên. Họ
có khát vọng giải thích tự nhiên, khám phá quan hệ con người - tự nhiên nhưng sự giải thích
đó còn mang tính thô sơ, xuất phát từ sự quan sát hiện tượng tự nhiên thực tế. Sử thi ra đời ở
thời cổ đại, khi các thành viên xã hội sống thành thị tộc. Chỉ có sống trong thị tộc, mỗi cá
nhân mới thấy mình có đủ sức mạnh để làm lụng, chiến đấu và hưởng hạnh phúc. Thời kì ra
đời đó được gọi là “thời đại anh hùng” kể về cuộc đời và sự nghiệp của người anh hùng.
(Nguồn Dehoctot.Edu.vn: https://dehoctot.edu.vn/thoi-gian-va-khong-gian-nghe-thuat-cua-su-
thi-viet-nam.html)
Câu 7: Phương thức biểu đạt chính:
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Thuyết minh
Đáp án: A.
Câu 8: Thời điểm ra đời của sử thi?
A. Ra đời trong lòng xã hội nguyên thủy, khi mà con người còn rất lạc hậu, đời sống còn phụ
thuộc nhiều vào tự nhiên, chưa tách khỏi tự nhiên
B. Ra đời ở thời cổ đại, khi các thành viên xã hội sống thành thị tộc
C. Ra đời trong thời kì chiếm hữu nô lệ
D. Ra đời trong thời kì phong kiến
Đáp án: B
Câu 9: Thời gian trong sử thi?
A. Thời gian trong quá khứ
B. Thời gian trong hiện tại
C. Thời gian trong tương lai
D. Thời gian đa chiều
Đáp án: A
Câu 10: Sử thi kể về điều gì?
A. Số phận đau khổ của con người

Trang 5
B. Cuộc chiến của các vị thần
C. Cuộc đời và sự nghiệp của người anh hùng
D. Tâm tư của người phụ nữ
Đáp án: C

 VĂN BẢN ĐỌC HIỂU


* Hoàn thành phiếu học tập 01 theo cặp:
Tên văn bản Quốc gia Tác giả Trích từ Đặc sắc Đặc sắc
nội dung nghệ thuật
Héc – to từ biệt Ăng – Hi Lạp Hô-me-rơ I-li-át
đrô – mác
Đăm Săn đi bắt Nữ Việt Nam Dân tộc Ê- Đăm Săn
Thần Mặt Trời đê (Tây
Nguyên)
Ra-ma buộc tội Ấn Độ Van-mi-ki Ra-ma-ya-
na
*GV hướng dẫn HS chốt các đơn vị kiến thức cơ bản của các văn bản đọc hiểu:

ÔN TẬP VĂN BẢN 1: HÉC-TO TỪ BIỆT ĂNG-ĐRÔ-MÁC


(Trích I-li-át)
Hô-me-rơ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả:
- Một số học giả cho rằng Hô-me-rơ có thể là một cái tên hư cấu, hoặc là tên gọi chung cho
một tập thể người hát rong - kể chuyện từ thời cổ đại.
- Một số tài liệu từ thời cổ đại ước định Hô-me-rơ sống trong khoảng thế kỉ VIII - VII trước
Công nguyên
- Theo truyền thuyết, ông bị mù và là một người hát rong - kể chuyện tài năng.
- I-li-át, Ô-đi-xê được coi là hai tác phẩm sử thi của Hô-me-rơ
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ đoạn trích: Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác là đoạn trích từ câu thơ 370 đến 496,
khúc ca VI, sử thi I-li-át
b. Giá trị đoạn trích
Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác được coi là một trong những cảnh ấn tượng nhất trong sử thi I-li-
át và trong lịch sử văn học nhân loại. Nhà nghiên cứu văn hoá Hy Lạp cổ đại M. Ga-xpa-rốp

Trang 6
khẳng định: “[...] sự tương phản bi thảm của bầu không khí chiến tranh hung hiểm với cuộc
sống gia đình êm ấm”) trong tình tiết này đã tạo nên ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ
độc giả. Từ trang sử thi của Hô-me-rơ, cảnh Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác đã khơi nguồn cảm
hứng bắt tận cho sáng tác nghệ thuật thời sau”
c. Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
c.1. Nghệ thuật
- Xây dựng được nhân vật đậm màu sắc sử thi, là kết tinh vẻ đẹp cộng đồng nhưng vẫn mang
những dấu ấn nội tâm sâu sắc
- Tạo lập được không gian sử thi hào hùng, hoành tráng
- Các tính từ, các phép so sánh nhằm miêu tả đặc điểm bề ngoài hoặc phẩm chất bên trong của
nhân vật, các danh từ hoặc cụm danh từ giúp giải thích về nguồn gốc, dòng dõi xuất thân của
các nhân vật được lặp đi, lặp lại giúp cụ thể hoá và khắc ghi đặc điểm của nhân vật vào tâm trí
của người đọc, đồng thời tạo nên nhịp điệu kể chuyện chậm rãi của sử thi.
c.2. Nội dung
- Đoạn trích đã đặt ra vấn đề số phận của con người trong chiến tranh; đồng thời cũng đặt ra
vấn đề trách nhiệm và bổn phận của con người với cộng đồng.
- Đoạn trích đã khắc họa hình mẫu về người anh hùng theo quan niệm của người Hy Lạp thời
cổ đại: đó là sự kết hợp hài hoà giữa một bên là con người cá nhân với ý chí tự do, tình cảm
gia đình, tình bằng hữu và một bên là con người cộng đồng với ý thức về trách nhiệm, bổn
phận và danh dự
II. LUYỆN ĐỀ
DẠNG 1: TRẮC NGHIỆM
Câu 1 : Hoàn cảnh nào dẫn tới Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác?
A. Thiên tai ập đến bất ngờ
B. Héc-to phải chiến đấu với quái vật nhân ngưu
C. Héc-to đi chinh phục vùng đất mới
D. Héc-to phải ra trận chiến đấu chống lại quân Hi Lạp
Chọn đáp án : D
Câu 2 : Cảnh gặp gỡ giữa Héc-to và Ăng-đrô-mác diễn ra trong không gian như thế nào?
A. Không gian phòng ngủ riêng tư
B. Không gian công cộng rộng lớn
C. Không gian buổi chiều buồn bã
D. Không gian chiến trận khói lửa
Chọn đáp án : B
Câu 3 : Khi con trai khóc, Héc-to đã làm gì với chiếc mũ trụ?
A. Chàng úp mũ trụ lên mũi gươm sáng loáng.
B. Chàng đưa qua đưa lại chiếc mũ đùa cùng con trai

Trang 7
C. Chàng tháo mũ đặt bên cạnh con trai
D. Chàng tháo ngay mũ trụ sáng loáng của mình đặt xuống đất.
Chọn đáp án : D
Câu 4 : Tại sao cậu bé lại khóc thét lên sợ hãi khi nhìn thấy mũ trụ sáng loáng của cha:
A. Chiếc mũ trụ sáng loáng toát lên sắc màu chiến trận
B. Chiếc mũ trụ sáng loáng dự cảm điều không lành
C. Chiếc mũ trụ sáng loáng có những hoa văn đáng sợ
D. Chiếc mũ trụ sáng loáng phát ra âm thanh ghê rợn
Chọn đáp án : A
Câu 5 : Héc-to quyết từ biệt Ăng-đrô-mác vì?
A. Chàng muốn chứng minh sức mạnh của bản thân.
B. Chàng muốn lập công dâng lên thần Dớt
C. Chàng muốn đoạt được những chiến lợi phẩm đem về tặng Ăng-đrô-mác.
D. Chàng ra chiến trận vì bổn phận với cộng đồng.
Chọn đáp án : D
Câu 6 : Thái độ các nhân vật trước chiến tranh?
A. Coi chiến tranh là môi trường tôi luyện bản lĩnh
B. Mong đợi chiến tranh để được thần linh cứu giúp
C. Chán ghét chiến tranh nhưng vẫn sẵn sàng ra trận vì bổn phận cộng đồng
D. Kinh hãi tột độ, tìm cách chạy trốn chiến tranh
Chọn đáp án : C
DẠNG 2: THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU
Đề số 01: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Héc-to lẫy lừng, mũ trụ sáng loáng, đáp lời nàng: “Phu nhân ơi, cả ta cũng lo lắng
khôn nguôi về mọi điều nàng nói. Nhưng sẽ hổ thẹn xiết bao với những chiến binh và những
người phụ nữ thành Tơ-roa xống áo thướt tha, nếu ta ở lại đây, như kẻ hèn nhát, đứng nhìn từ
xa, tránh không xung trận. Hơn nữa, bầu nhiệt huyết trong ta không cho phép ta làm vậy: từ
lâu ta đã học cách luôn ở tuyến đầu, can trường chiến đấu, giành vinh quang cho thân phụ và
bản thân. Ta biết, bằng cả trái tim và lí trí, tự ta biết rõ: sẽ tới ngày thành Tơ-roa thiêng liêng
thất thủ.
Cả vua Pri-am (Priam) cùng thần dân giương cao ngọn giáo của người cũng sẽ bị tiêu
diệt. Song điều làm tim ta tan vỡ không chỉ là nỗi thống khổ sẽ tới của những thần dân thành
Tơ-roa, của chính hoàng hậu Hê-cu-ba (Hecuba) và quốc vương Pri-am, không chỉ là nỗi
thống khổ của đàn em trai ta rồi đây sẽ bị đòn thù ác nghiệt quật ngã xuống đất bụi mịt mờ,
mà còn là nỗi thống khổ của nàng! Một gã A-kê-en sáng loáng khiên đồng sẽ tới bắt nàng đi.
Lã chã tuôn dòng lệ đắng, nàng sẽ không còn ngày tháng tự do. Nàng sẽ phải làm nô lệ, ở Ác
gốt (Argos) dệt vải cho người, hay phải lặn lội tới tận lạch nguồn sông Mét-xê-ít (Messeis),

Trang 8
Hi-pê-rê (Hipereia) lấy nước: cực nhọc trăm bề, đắng cay muôn nỗi. Một ngày, thấy nàng
tuôn rơi hàng lệ, ai đó sẽ bảo: “Đó là vợ của Héc-to, kẻ can trường nhất trong số những
người Tơ-roa giỏi luyện ngựa từng chiến đấu giữ thành I-li-ông năm xưa. Người nói vậy lại
là đánh thức nỗi thống khổ luôn mới lại trong lòng nàng. Nàng quặn nhớ người chồng lẽ ra
có thể cứu nàng khỏi kiếp tôi đòi. Song lúc ấy ta đã không còn, đã bị vùi đưới đất dày từ
trước khi thấy nàng bị đoạ đày ô nhục và nghe được tiếng than xé ruột của nàng!”.
(Trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác (Trích I-li-át) – Hô-me-rơ, Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với
cuộc sống, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2022, tr.101 - 102)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì ?
Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ của Héc-to trước trận chiến.
Câu 3. Nhận xét về những hình ảnh Héc-to hình dung ra trong tương lai?
Câu 4. Anh (chị) hiểu như thế nào về lựa chọn của Héc-to trước cuộc chiến nhiều bất trắc, rủi
ro qua đoạn văn sau: “Nhưng sẽ hổ thẹn xiết bao với những chiến binh và những người phụ
nữ thành Tơ-roa xống áo thướt tha, nếu ta ở lại đây, như kẻ hèn nhát, đứng nhìn từ xa, tránh
không xung trận. Hơn nữa, bầu nhiệt huyết trong ta không cho phép ta làm vậy: từ lâu ta đã
học cách luôn ở tuyến đầu, can trường chiến đấu, giành vinh quang cho thân phụ và bản
thân.”?
Câu 5. Trong lời thoại ở đoạn trích trên, Héc-to dành cho ai nhiều lời lẽ nhất, tại sao?
Câu 6. Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về sự tận hiến đối với cộng đồng
của thế hệ trẻ.
Gợi ý:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Tự sự
Câu 2. Những từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ của Hecto trước trận chiến: lo lắng, hổ thẹn, nhiệt
huyết, can trường, thống khổ
Câu 3. Chàng đã hình dung ra những hình ảnh trong tương lai:
- Tơ-roa thiêng liêng thất thủ.
- Vua Pri-am sẽ bị tiêu diệt.
- Thần dân thành Tơ-roa thống khổ
- Em trai bị đòn thù ác nghiệt quật ngã
- Ăng-đrô-mác sẽ bị bắt làm nô lệ
Nhận xét: Đây đều là những hình ảnh đau đớn, bi thương do chiến tranh gây lên. Héc-to hình
dung ra thảm cảnh bi kịch nhất, nỗi thống khổ phủ trùm cả tòa thành, từ người đứng đầu cho
tới thần dân, từ cha chàng cho tới em trai chàng và vợ chàng
Câu 4. Những câu nói của Héc-to đã cho ta hiểu sự lựa chọn của chàng: dù chiến tranh hiểm
nguy và bất trắc thế nào chàng cũng quyết đem tất cả tinh thần và dũng khí để bảo vệ thành trì
của mình, thần dân của mình và gia đình của mình
Câu 5. Héc-to dành nhiều lời lẽ nhất để suy nghĩ, tưởng tượng về Ăng-đrô-mác

Trang 9
Chàng tưởng tượng ra một kết cục bi thảm cho không chỉ nàng mà cả cho chàng với tất cả
niềm xót xa, thương cảm và mến yêu. Nỗi đau của nàng cũng chính là nỗi nhục nhã, đắng cay
của chàng - một vị chủ soái => Héc-to dành rất nhiều tình cảm cho gia đình, cho người vợ yêu
dấu và đây cũng chính là động lực to lớn để chàng chiến đấu
Câu 6. Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
- Hình thức: đảm bảo hình thức viết đoạn, về số dòng, không được gạch đầu dòng, không
mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
- Nội dung:
+ Tận hiến là lối sống tích cực mà thế hệ trẻ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi.
+ Lối sống tận hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản
thân phục vụ lợi ích chung, vì sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc.
+ Lối sống tận hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là
rường cột, là những chủ nhân tương lai của đất nước.
+ Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống
hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (những thanh niên xung kích,
những thầy cô giáo trẻ,...).
ĐỌC HIỂU VB NGOÀI SGK
Đề số 02: Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Khi Uy-lit-xơ từ phòng tắm bước ra, trông người đẹp như một vị thần. Người lại trở về
chỗ cũ, ngồi đối diện với Pê-nê-lôp, trên chiếc ghế bành ban nãy, rồi nói với nàng:
- Nàng thật là người kỳ lạ! Hẳn là các thần trên núi Ôlempơ đã ban cho nàng một trái tim
sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối, vì một người khác chắc chắn không bao giờ có
gan ngồi cách xa chồng như thế, khi chồng đi biền biệt hai mươi năm trời, trải qua bao nỗi
gian truân, nay mới được trở về xứ sở. Thôi, già ơi ! Già hãy kê cho tôi một chiếc giường để
tôi ngủ một mình, như bấy lâu nay, vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt.
Pê-nê-lôp khôn ngoan đáp:
- Ngài kỳ lạ thật ! Không, tôi không kiêu ngạo, không khinh ngài, cũng không ngạc nhiên
đến rối trí đâu. Tôi biết rất rõ ngài như thế nào khi ngài từ giã I-tac ra đi trên một chiếc
thuyền có mái chèo dài. Vậy thì, Ơ-ri-clê ! Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi
gian phòng vách tường kiên cốdo chính tay Uy-lit-xơ xây lên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp
trải lên giường.
Nàng nói vậy để thử chồng, nhưng Uy-lit-xơ bỗng giật mình nói với người vợ chung
thủy:
- Nàng ơi, nàng vừa nói một điều làm cho tôi chột dạ. Ai đã xê dịch giường tôi đi chỗ
khác vậy? Nếu không có thần giúp đỡ thì dù là người tài giỏi nhất cũng khó lòng làm được
việc này. Nếu thần linh muốn xê dịch đi thì dễ thôi, nhưng người trần dù đang sức thanh niên

Trang 10
cũng khó lòng lay chuyển được nó. Đây là một chiếc giường kỳ lạ, kiến trúc có điểm rất đặc
biệt, do chính tay tôi làm lấy chứ chẳng phải ai…
( Trích Uy-lit-xơ trở về, Trang 50, Ngữ văn 10 Tập I, NXBGD, 2006)
Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản?
Câu 2: Chi tiết chiếc giường được nhắc đến mấy lần? Nêu ý nghĩa chi tiết chiếc giường trong
văn bản?
Câu 3: Miêu tả thái độ của Pê-nê-lốp, Hô-me-rơ thường sử dụng các định ngữ. Trong văn
bản, định ngữ đó là gì? Thuộc từ loại nào? Định ngữ đó bộc lộ phẩm chất gì của Pê-nê-lốp?
Câu 4: Nhận xét về những người anh hùng của Hô-me-rơ: Héc-to và Uy-lix-xơ
Câu 5: Tác giả gửi gắm điều gì qua lời thách đố tế nhị mà Pê-nê-lốp dành cho Uy-lit-xơ?
Câu 6: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) bày tỏ suy nghĩ về lòng chung thuỷ của người
phụ nữ trong cuộc sống hôm nay.
Gợi ý:
Câu 1: Nội dung chính của văn bản: Nàng Pê-nê-lốp đưa ra phép thử chiếc giường để thử
thách Uy-lit-xơ. Ngay lập tức, Uy-lit-xơ đã giật mình, ngạc nhiên và nói rõ đặc điểm chiếc
giường do chính mình làm.
Câu 2:
- Chi tiết chiếc giường được nhắc đến 4 lần, trong đó Pê-nê-lốp nói đến 2 lần, Uy-lit-xơ nhắc
đến 2 lần.
- Ý nghĩa chi tiết chiếc giường trong văn bản:
+ Chiếc giường là biểu tượng hạnh phúc của vợ chồng;
+ Pê-nê-lốp phải dùng đến cách thử bí mật của chiếc giường trong màn nhận mặt nàng vì bí
mật ấy giúp giải tỏa được nhiều mối nghi ngờ. Trước hết, để Pê-nê-lốp biết đó không phải là
Uy-lít-xơ giả. Sau nữa, nó còn là minh chứng cho lòng chung thủy của nàng. Nếu chiếc
giường đã bị chuyển đi hoặc đã không còn là bí mật của riêng hai vợ chồng nữa thì cũng có
nghĩa là phẩm giá của Pê-nê-lốp cũng không còn nguyên vẹn. Phép thử ấy không những chỉ
nói lên phẩm chất kiên trinh của Pê-nê-lốp mà còn khắc sâu sự bền vững của tình cảm gia
đình, tình cảm vợ chồng cha con.
+ Đây là thành công của Hô-me-rơ trong nghệ thuật kể chuyện vì qua việc lựa chọn và kể lại
sự việc tiêu biểu với những chi tiết đặc sắc như thế đã làm câu chuyện thêm hấp dẫn.
Câu 3: Miêu tả thái độ của Pê-nê-lốp, Hô-me-rơ thường sử dụng các định ngữ. Trong văn
bản, định ngữ đó là từ khôn ngoan, thuộc từ loại tính từ. Định ngữ đó chứng tỏ Pê-nê-lốp là
con người thận trọng, không cẩu thả, tắc trách.
Câu 4: Những người anh hùng dù ở chiến tuyến nào cũng đều được Hô-me-rơ ngợi ca bằng
những ngôn từ đẹp nhất. Họ đều là những người anh hùng nơi chiến trận, họ đều trân quý và
yêu thương hết mực gia đình của mình nhưng họ cũng vẫn sẵn sàng ra đi vì cộng đồng
Câu 5: Lời thách đố tế nhị mà Pê-nê-lốp dành cho Uy-lit-xơ

Trang 11
- Lời thách đố thể hiện trí tuệ của người Hi Lạp cổ đại
- Bằng cách ca ngợi trí tuệ của Pê-nê-lốp, Hô-me-rơ đã đồng thời tôn vinh Uy-lít-xơ, vì chỉ có
người phụ nữ như Pê-nê-lốp mới xứng đáng là vợ của người anh hùng Uy-lít-xơ
Câu 6: Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:
- Hình thức: đảm bảo về số chữ, viết đoạn, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính
tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành;
- Nội dung: Từ chi tiết phép thử chiếc giường của Pê-nê-lốp trong văn bản, thí sinh bày tỏ
suy nghĩ về lòng chung thuỷ của người phụ nữ trong cuộc sống hôm nay. Cụ thể:
+ Lòng chung thuỷ là gì?
+ Ý nghĩa của lòng chung thuỷ?
+ Bài học nhận thức và hành động?
Đề số 03: Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Khi Rama, Lakshmana và Xita đến bờ sông Godavari, họ rất thích thú nhìn thấy cảnh
vật chung quanh. Rama cảm thấy yêu thương vợ vô cùng, nhất là lúc này, nàng đã điểm trang
với những thứ Anusuya đã cho, trông lại càng rất đáng yêu. Mỗi khi thấy có một vật gì đẹp,
Rama lại nhìn nàng. Mỗi màu sắc của bầu trời, mỗi hình dáng của hoa hay của nụ, mỗi vẻ
đẹp của cây cỏ đều gợi chàng nhớ đến nét này hay nét nọ của nàng.

Một buổi chiều nọ, khi chàng thấy trong rừng, giữa đám cây cỏ trong mảnh đất trước
mặt chàng một thiếu nữ tuyệt đẹp, chàng trở nên cảnh giác. Mỗi khi cô thiếu nữ đi thì chân
rung lên như tiếng nhạc, mắt long lanh, răng ngời sáng, lưng và ngực cũng đều nổi bật lên
như pho tượng. Rama, cái chàng Rama khắc khổ, kinh ngạc trước vẻ đẹp của cô gái. Cô ta
qua lại tha thẩn trước cửa chàng; chàng đứng ngây nhìn, và khi cô phóng một nụ cười đến
với chàng, và tiến đến gần chàng, vẻ rụt rè, e lệ, Rama nói: “A, xin chào cô em xinh đẹp tuyệt
vời. Cầu trời phù hộ cho em. Hãy nói cho ta biết em là ai, ở đâu đến, có ai là bà con thân
thuộc, và em xinh đẹp hoàn toàn đến thế, em làm gì trong cảnh cô đơn này? Và em đến đây
với mục đích gì? ”.
“Đây, tôi xin khúm núm trả lời những câu hỏi của ngài. Tôi là con gái của đạo sĩ
Vishrava, cháu nội của Pulastya và ông cụ vốn là con của đấng Brahma, là em họ của ngài
Kubera, bạn của chúa Shiva, là người giàu có nhất và cao quý nhất trên toàn bộ cõi trần này,
đang sống ở phương Bắc; là em gái của một người mà nghe tên thì từ thần thánh ở trên trời
đến các hoàng đế dưới cõi trần đều run sợ, người đã có lần thử nâng dậy cả ngọn núi Kaila
với của chúa Shiva và Parvati trên đó. Tên tôi là Kamavali”.

“Hãy nói rõ ý đồ của cô. Nếu đúng và thích hợp thì ta sẽ chú ý”.
“Đối với một người đàn bà, thật không nên thổ lộ những tình cảm sâu kín của mình,
nhưng tôi dám làm như vậy, vì bị thần tình ái thôi thúc. Xin ngài tha lỗi cho…”.
Rama hiểu rõ ý đồ của nàng. Chàng nhận ra nàng chỉ có bộ mặt đạo đức bên ngoài,
nhưng thực ra thì xấu xa và trơ trẽn. Chàng lặng im, không trả lời. Không biết rõ thái độ của
chàng ra sao, cô ta nói thêm, khẳng định: “Không biết có chàng ở đây, nên thiếp đã lãng phí
cả tuổi trẻ và sắc đẹp trong việc phục vụ các nhà khổ hạnh và các vị đạo sĩ. Giờ thiếp đã tìm
thấy chàng, cuộc đời phụ nữ của thiếp mới có thể có đầy đủ ý nghĩa của nó”.

Trang 12
Rama cảm thấy thương hại cô ta, và không muốn tỏ ra khe khắt, tìm cách thuyết phục
cô ta bỏ ý đồ đó đi. Cố ghìm lại sự phản ứng trong lòng, chàng nói: “Ta thuộc tầng lớp
những người chiến sĩ, còn nàng là một người Baramin, ta không thể nào lấy được nàng đâu”.
Về điều này, cô ta lập tức trả lời ngay:
“Ôi, nếu điều trở ngại của chàng chỉ có thế, thì hy vọng của thiếp đang chìm xuống lại
được nổi lên. Xin chàng hãy biết rằng mẹ thiếp là thuộc tầng lớp asura (quỷ dữ) và một người
đàn bà ở tầng lớp đó có thể kết duyên với người ở tất cả mọi tầng lớp”.
Rama vẫn còn bình tĩnh khi chàng đưa ra một trở ngại thứ hai: “Ta là người, còn nàng là
tầng lớp rakshasa (quỷ), ta không thể lấy nàng”.
(Trích Ramayana, bản dịch của Đào Xuân Qúy, NXB Đà Nẵng (1985)
Câu 1: Nêu tình thế gặp gỡ của các nhân vật?
Câu 2: Thái độ Rama thay đổi như thế nào trước cô gái có tên Kamavali?
Câu 3: Tại sao Rama lại có sự chuyển biến trong tâm lí?
Câu 4: Qua đoạn trích, anh/chị hiểu gì về con người Rama?
Câu 5: Anh/chị có cho rằng Rama có phần thô lỗ khi đối xử với phụ nữ?
Câu 6: Viết đoạn văn nghị luận (7 – 10 dòng) nêu ý nghĩa của việc vượt qua những cám đỗ
đời thường

Gợi ý:
Câu 1: Tình thế gặp gỡ của các nhân vật:
- Rama lúc này đã có vợ (nàng Xita), đang đi dạo trong rừng thì bỗng nhiên gặp một người
con gái xinh đẹp, mà theo như nàng ta nói thì nàng có tên là Kamavali
- Cô gái này lần đầu tiên gặp gỡ đã buông lời mê hoặc, dụ dỗ Rama
Câu 2: Thái độ Rama trước cô gái có tên Kamavali:
- Vừa gặp thì kinh ngạc trước vẻ đẹp của cô gái
- Khi nghe cô gái bộc lộ tình cảm với mình thì Rama hiểu rõ ý đồ của nàng
- Nhưng chàng nhanh chóng nhận ra nàng chỉ có bộ mặt đạo đức bên ngoài, nhưng thực ra thì
xấu xa và trơ trẽn
- Tiếp đó chàng tìm cách thuyết phục cô ta bỏ ý đồ đó đi
- Cuối cùng chàng từ chối thẳng thừng
Câu 3: Rama có sự chuyển biến trong tâm lí vì:
- Chàng nhận ra âm mưu ẩn sau những lời dụ dỗ ngọt ngào
- Hơn hết, vì chàng đã dành trọn vẹn tình yêu của mình cho Xita – người vợ mà chàng hết
lòng trân quý

Trang 13
Câu 4: Nhận xét về con người Rama: Rama dù yêu mến cái đẹp nhưng chàng không đơn
giản, dễ dãi trong tình yêu và hôn nhân, chàng sẵn sàng từ chối sự mời mọc, quyến rũ để bảo
vệ cho cuộc hôn nhân của chính mình
Câu 5: Nhận xét về cách ứng xử của Rama đối với phụ nữ:
- Đó thực ra là những lời thẳng thắn trong ứng xử khi có người thứ ba xen vào cuộc hôn nhân
của mình.
- Cách xử sự như vậy, thoạt đầu thì có cảm giác thô lỗ vì quá phũ phàng với người trân trọng,
yêu quý mình nhưng lại rất phù hợp, không làm người thứ ba hiểu lầm cũng không khiến họ
có bất kì chút hi vọng nào. Hơn nữa, cuộc gặp vừa mới đây, những tình cảm thắm thiết cũng
không thể lập tức phát sinh, nó chỉ có thể đến từ một tâm địa đầy mưu mô. Xét đến cùng, cách
ứng xử của Rama chính là cách ứng xử rất văn minh
Câu 6: Viết đoạn văn nghị luận (7 – 10 dòng) nêu ý nghĩa của việc vượt qua những cám đỗ
đời thường
- Hình thức: Đảm bảo đoạn văn
- Nội dung: Nêu được ý nghĩa của việc vượt qua cám dỗ đời thường:
+ Giúp con người chứng tỏ được bản lĩnh, trí tuệ, nhân cách
+ Giúp con người làm chủ chính mình, tránh được những sai lầm đáng tiếc
+ Giúp con người dễ thành công, khẳng định được danh tiếng, cuộc sống viên mãn
+ Xã hội lành mạnh, văn minh, bền vững và phát triển,...

DẠNG 3: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC


Đề bài: Phân tích hình tượng người anh hùng Hec-to qua đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-
mác
Gợi ý:
II LÀM VĂN 10
Phân tích hình tượng người anh hùng Héc-to trong đoạn trích
Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 1,0
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết
bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 1,0
Người anh hùng Héc-to trong đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-
mác
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng
tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;
đảm bảo các yêu cầu sau:

Trang 14
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và hình tượng người anh 1,0
hùng Héc-to
Phân tích hình tượng người anh hùng Héc-to qua đoạn trích: 3,5
- Thời gian, không gian xuất hiện nhân vật
- Hình dáng của Héc-to
- Lời nói, cử chỉ, hành động của Héc-to
- Phẩm chất của Héc-to:
+ Người chồng, người cha của gia đình, yêu vợ, thương con rất
mực
+ Người anh hùng của thành I-li-ông, chiến đấu với kẻ thù vì
danh dự và bổn phận
Nghệ thuật xây dựng nhân vật: 1,5
- Thể hiện tính cách, phẩm chất nhân vật qua hành động, lời nói,
cử chỉ
- Xây dựng những hình ảnh mang tính biểu tượng
- Đoạn trích ngắn nhưng đã thể hiện nhiều bổn phận, nhiều vai
trò khác nhau của nhân vật
- Ngôn ngữ tự hào, giọng điệu ngợi ca
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 4,5 điểm – 5,0 điểm.
- Phân tích đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc phân tích sâu
nhưng chưa thật đầy đủ: 3,5 điểm – 4,25 điểm.
- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 2,25
điểm.
- Đánh giá; liên hệ, mở rộng, nâng cao 1,0
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày được 2 ý: 1,0 điểm.
- Trình bày được 1 ý: 0,5 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,5
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi
chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng thực tiễn đời sống để
làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

Trang 15
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
Tổng điểm 10,0

BUỔI 2:
ÔN TẬP VĂN BẢN 2:
ĐĂM SĂN ĐI BẮT NỮ THẦN MẶT TRỜI (TRÍCH ĐĂM SĂN) – SỬ THI Ê-ĐÊ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Vị trí đoạn trích
Sau khi đã chiến thắng Mtao Grự và Mtao Mxây để giải cứu Hơ Nhị, Hơ Bhị, Đăm Săn trở nên
một tù trưởng giàu mạnh, danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi. Nhưng chàng vẫn quyết tâm
đi hết tháng hết năm để chinh phục Nữ Thần Mặt Trời, để “từ người Ê-đê bên bờ sông đến
người M Nông ở dưới thấp không còn một ai dám trái lời”, không một tù trưởng nào có thể sánh
với chàng. Bị Nữ Thần Mặt Trời từ chối, Đăm Săn kiên quyết ra về, mặc Nữ Thần cảnh báo là
chàng sẽ chết khi mặt trời lên.
2. Tóm tắt các sự kiện chính
(1) Đăm Săn rủ Đăm Par Kvây đi bắt Nữ Thần Mặt Trời.
(2) Đăm Par Kvây khuyên Đăm Săn không nên đi vì đường đi nguy hiểm, Đăm Săn có thể
chết trong Rừng Sáp Đen.
(3) Đăm Săn vẫn quyết tâm đến nhà của Nữ Thần Mặt Trời.
(4) Đăm Săn gặp Nữ Thần Mặt Trời, ngỏ ý muốn lấy nàng làm vợ.
(5) Nữ Thần Mặt Trời từ chối và khuyên Đăm Săn trở về.
(6) Đăm Săn trở về và chết trong Rừng Sáp Đen.
3. Giá trị nội dung
- Đoạn trích đã cho ta thấy một bức tranh vô cùng sống động về phong tục, tập quán, tín
ngưỡng của người Ê-đê
- Những sự kiện trong đoạn trích thể hiện khát vọng mãnh liệt, lòng quyết tâm chinh phục Nữ
Thần Mặt Trời, sự mạnh mẽ, dũng cảm của Đăm Săn
- Người anh hùng Đăm Săn đại diện cho phẩm chất, sức mạnh, khát vọng của cộng đồng Ê-
đê, chàng hành động theo nguyên tắc danh dự. Trong trích đoạn, Đăm Săn đã thể hiện những
phẩm chất quan trọng nhất của người anh hùng Tây Nguyên, đó là khát vọng mở mang bờ
cõi, chinh phục tự nhiên.
4. Giá trị nghệ thuật
- Lời kể trong sử thi Đăm Săn có sự phối hợp khéo léo và hài hoà giữa kể, tả, bình luận.

Trang 16
- Cách kể chuyện chậm rãi, thường dừng lại ở những tiết đoạn cao trào.
- Lời đối thoại thể hiện rõ giọng điệu, cá tính của từng nhân vật. Lời kể này vừa rất tiêu biểu
cho lời kể của sử thi, vừa thể hiện sắc thái riêng của lối kể khan của người Tây Nguyên.
- Người kể chuyện trong tác phẩm là người kể chuyện ngôi thứ ba, kể từ điểm nhìn bên ngoài,
là người kể chuyện hoà mình vào đám đông.
- Giọng điệu ngợi ca là giọng điệu xuyên suốt văn bản, được thể hiện qua thủ pháp khoa
trương, trùng điệp, lối so sánh ví von, cách sử dụng các tính ngữ cố định (cụm tính từ được
lặp đi lặp lại chỉ đặc điểm của nhân vật), qua những lời bình luận trực tiếp của người kể
chuyện và nhịp điệu chậm rãi, khoan thai của lời kể.
II. LUYỆN TẬP
DẠNG 1: TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đăm Săn là người anh hùng của dân tộc nào sau đây?
A. Ê-đê
B. Ba Na,
C. Cơ Ho
D. Gia Rai
Câu 2. Đâu không phải chiến công của Đăm Săn?
A. Chiến thắng Mơ-tao Mơ-xây
B. Chặt cây thần Sơ-múc
C. Chiến thắng Mtao Grự
D. Đi bắt nữ thần Mặt Trời
Câu 3. Tại sao Đăm Par Kvây ngăn cản Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời?
A. Vì Đăm Săn đã là tù trưởng giàu mạnh
B. Vì Đăm Săn không xứng với Nữ Thần Mặt Trời
C. Vì con đường đến chỗ Nữ Thần Mặt Trời gian truân, nguy hiểm, cái chết rình rập
D. Vì thần linh không cho phép
Câu 4. Tính ngữ cố định nào được dùng cho Đăm Săn?
A. Người tù trưởng giàu mạnh, đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa
B. Oai phong lừng lẫy, sức mạnh phi thường
C. Mũ trụ sáng loáng, khiên đồng nghìn cân
D. Tay không bắt hổ
Câu 5. Trước sự ngăn cản của Đăm Par Kvây, Đăm Săn tỏ thái độ như thế nào?
A. Lưỡng lự, băn khoăn suy nghĩ
B. Bất chấp lời can ngăn, quyết ra đi trong sự liều lĩnh
C. Sợ hãi, run rẩy
D. Hiểu rõ hiểm nguy trên đường nhưng cũng đầy tự tin vào năng lực bản thân, quyết ra đi
với lí tưởng chinh phục Nữ thần Mặt Trời

Trang 17
Câu 6. Thái độ của người Trời trước Đăm Săn?
A. Ngưỡng mộ, cảm phục, tôn vinh chàng, thấy chàng oai như một vị thần
B. Khinh ghét, căm phẫn và xua đuổi chàng
C. Dửng dưng, lạnh nhạt, không đoái nhìn
D. Tung hô, bái lạy chàng
Câu 7. Tại sao Nữ thần Mặt Trời từ chối Đăm Săn xuống trần làm vợ chàng:
A. Vì không chấp nhận số phận thê thiếp
B. Vì khinh bỉ Đăm Săn là người thường
C. Vì Trời ngăn cấm
D. Vì nàng không thể để muôn loài chết hết vì thiếu ánh mặt trời
DẠNG 2: THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU
Đề số 01: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Đăm Par Kvây - Ối chao! Chết thật đó, diêng ơi! Nước thì nhiều đỉa, rừng thì nhiều
vắt, người ta chưa hề đem nhau đi vào đó bao giờ. Ven rừng đây xương người. Trong rừng
đầy xương bò, xương trâu. Biết bao tù trưởng nhà giàu, biết bao dũng tướng anh hùng đã bỏ
mạng nơi đây. Rừng Đen đất nhão là nơi đã chôn vùi nhiều tù trưởng nhà giàu. Tôi cột diêng
bằng thừng, tôi trói diêng bằng dây, tôi không cho diêng đi vào đấy đâu. Tôi xin cúng cầu
phúc cho diêng một lợn, tôi xin tiễn chân diêng một trâu, tôi không cho diêng đi vào rừng
thiêng của Nhà Trời đâu. Ở đấy, chông lớn nhiều như lông nhím, chông nhỏ nhiều như lông
chó, con sóc nhảy vào thân nó cũng khó mà vẹn toàn nữa là!
Đăm Săn - Mặc, diêng cứ để tôi làm bàn trang tôi san đường tôi đi. Gặp cọp, tôi sẽ
giết cọp. Gặp tê giác, tôi sẽ giết tê giác.
Đăm Par Kvây - Giữ diêng, diêng không ở. Cầm diêng, diêng không dừng. Vậy diêng
định đốt đuốc ra đi trong đêm này ư?
Đăm Săn - Khắp vùng Ê-đê trên cao, M nông dưới thấp, khắp tây đông, thử hỏi còn ai
dám chống lại Đăm Săn này, chống lại người tù trưởng giàu mạnh đầu đội khăn nhiễu, vai
mang nải hoa này? Tôi không sợ đâu.
(Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời (Trích Đăm Săn), Sử thi Ê-đê, Nguyễn Hữu Thấu sưu
tầm, biên dịch, chỉnh lí, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022, tr.107)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn bản trên?
Câu 2. Theo lời của Đăm Par Kvây thì hành trình lên Trời nguy hiểm và đáng sợ như thế
nào?
Câu 3. Nêu những lời đối thoại của Đăm săn chứng tỏ quyết tâm đi bắt Nữ thần Mặt Trời của
chàng?
Câu 4. Nhận xét thái độ của Đăm Săn trước lời can ngăn của Đăm Par Kvây
Câu 5. Ý nghĩa của hành động Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời

Trang 18
Câu 6. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trả lời câu hỏi: có nên theo đuổi những ước muốn xa
vời
Gợi ý làm bài
Câu 1.
- Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn bản trên: Tự sự
Câu 2. Theo lời của Đăm Par Kvây thì hành trình lên Trời nguy hiểm và đáng sợ:
- Nước thì nhiều đỉa, rừng thì nhiều vắt
- Trong rừng đầy xương người
- Biết bao tù trưởng nhà giàu, biết bao dũng tướng anh hùng đã bỏ mạng
- Chông lớn nhiều như lông nhím, chông nhỏ nhiều như lông chó, con sóc nhảy vào thân nó
cũng khó mà vẹn toàn
Câu 3. Những lời đối thoại của Đăm săn chứng tỏ quyết tâm đi bắt Nữ thần Mặt Trời của
chàng:
- Tôi làm bàn trang tôi san đường tôi đi.
- Gặp cọp, tôi sẽ giết cọp. Gặp tê giác, tôi sẽ giết tê giác.
- Tôi không sợ đâu.
Câu 4. Thái độ của chàng vô cùng cương quyết: Chàng biết rõ hành trình đi bắt Nữ thần Mặt
Trời đầy gian nguy, nhưng vẫn không chùn bước, chàng quyết ra đi vì chàng tự tin vào chính
mình
Câu 5. Hành động quyết tâm đi bắt Nữ Thần Mặt Trời của Đăm Săn:
- Thể hiện khát vọng lớn lao và phẩm chất dũng cảm phi thường của Đăm Săn, đồng thời
cũng thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của cộng đồng người Ê-đê.
- Biểu tượng cho xung đột quyền giữa người đàn ông và người phụ nữ trong xã hội mẫu hệ Ê-
đê.
- Biểu tượng cho khát vọng chinh phục những vùng đất mới của cộng đồng.
- Thể hiện ý chí tự do của người anh hùng mang lí tưởng cộng đồng.
Câu 6:
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
- Hình thức: đảm bảo về số chữ, viết đoạn, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính
tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
- Nội dung: Trả lời cho câu hỏi lựa chọn: nên hay không nên theo đuổi những ước muốn xa
vời:
+ Nếu chọn không nên, có thể lý giải theo hướng: Khiến con người lãng phí thời gian, công
sức, nhận lại là nỗi buồn, sự thất vọng, chán nản,...
+ Nếu chọn nên, có thể lý giải theo hướng: tuổi trẻ cần có ước mơ lớn, dám đối mặt để thực
hiện cho dù biển đời nhiều sóng gió, đó mới là ý nghĩa của sự sống,...
+ Kết hợp hai hướng trên

Trang 19
Đoạn văn tham khảo:
Trong một áng thơ nhỏ, Thiên Ngân viết: “Bỗng ngày nọ, người nhìn ta khẽ nói/
Những diệu kỳ nằm ở phía xa khơi!/ Chúng mình là tàu bé trong hải cảng/ Ôm mỏ neo nằm
mộng những chân trời.” Ta nên mãi ôm mộng những chân trời hay phải tự nhủ mình: “Đừng
sống theo điều ta ước muốn. Hãy sống theo điều ta có thể”. Cuộc sống quả là một mảng ghép
hình đầy màu sắc sống động! Ở đó có mảng màu mà ta tô vẽ được, có mảng màu ta chỉ có thể
đặt nó trong tưởng tượng xa xôi của ta. Nếu chỉ biết theo đuổi những vọng tưởng, con người
không chỉ tiêu tốn thời gian, công sức mà còn nhận về bao nỗi buồn, thất vọng. Sống thực te
chính là chìa khóa giúp ta mở cánh cửa dẫn đến con đường khám phá và hoàn thiện bản thân.
Tuy nhiên, ta cũng không nên đánh đồng giữa ước mơ và ảo vọng. Chỉ có ước mơ chân chính
mới thực sự là ngọn hải đăng sáng soi cho con tàu lênh đênh giữa biển khơi cập bến bờ hạnh
phúc. Vậy nên, đừng sợ biển đời mênh mông, mà hãy sợ con thuyền của chúng ta neo đậu quá
lâu đã trở nên hoen gỉ . Và cũng đừng sợ chênh chao tuổi trẻ, mà hãy sợ chúng ta chẳng đủ
sức để đi qua cái chênh chao này lần nữa... Hãy can đảm và chủ động cố gắng để có một tuổi
trẻ không vô dụng, một cuộc đời không hối tiếc, bạn nhé!
ĐỌC HIỂU VB NGOÀI SGK
Đề số 02: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
…“Từ khắp mọi miền, người ta khiêng rượu khiêng lợn đến. Cả miền Ê-đê- Ê-ga ca ngợi
Đăm Săn là một dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước. Ngực quấn chéo một
tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo
gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre, chàng Đăm Săn hiện ra là một
trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lẫy lừng. Bắp chân chàng to
bằng cây xà ngang. Bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở
chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc:
Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ”…
(Trích Đăm Săn- sử thi Ê-đê, Nguyễn Hữu Thấu dịch, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988 )
Câu 1. Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 2. Đăm Săn được miêu tả như thế nào trong văn bản?
Câu 3. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong văn bản trên? Tác dụng của biện pháp
đó?
Câu 4. “Cả miền Ê-đê Ê-ga ca ngợi Đăm Săn là một trang dũng tướng chắc chết mười mươi
cũng không lùi bước”. Anh (chị) hiểu câu văn trên như thế nào?
Câu 5. Người kể tỏ thái độ, tình cảm gì với nhân vật Đăm Săn?
Câu 6. Qua trích đoạn, anh chị hiểu quan niệm của người Ê-đê xưa về người anh hùng như
thế nào?
Gợi ý làm bài

Trang 20
Câu 1. Nội dung chính của văn bản: miêu tả hình dáng và sức mạnh của Đăn Săn trong cảnh
ăn mừng chiến thắng.
Câu 2. Đăm Săn được miêu tả:
-Trang phục: Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ.
- Hình thể: Tràn đầy sức trai ; bắp chân chàng to bằng cây xà ngang ; bắp đùi chàng to bằng
ống bễ
- Khí chất: dũng tướng chắc chết mười mươi vẫn không lùi bước, chàng ngang sức voi đực,
hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà
dọc, Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ
Câu 3.
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản trên:
+ Sử dụng thành công thủ pháp so sánh liên tiếp : như mắt chim ghếch, to bằng cây xà
ngang…
+ Kết hợp với phóng đại : Bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi
thở chàng ầm ầm
+ Sử dụng phép đối, phép điệp cú pháp : chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì
gãy xà dọc
- Tác dụng:
+ Các phép tu từ giúp đoạn văn trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm
+ Phép điệp cấu trúc còn góp phần tạo nhạc điệu tươi vui, hân hoan, ca ngợi
+ Hình ảnh so sánh lấy từ thiên nhiên, rừng núi và cuộc sống quen thuộc của đồng bào Tây
Nguyên. Qua đó, hình ảnh người anh hùng hiện lên vừa gần gũi lại vừa kì vĩ, mang đậm chất
sử thi hào hùng.
Câu 4. Câu văn giúp người đọc hiểu được phẩm chất anh hùng của chàng Đăm Săn:
- Danh tiếng Đăm Săn vang lừng khắp chốn
- Chàng kiên cường, dũng cảm, gan dạ vô song, không sợ hiểm nguy, không sợ cái chết
Câu 5. Người kể tỏ thái độ, tình cảm ngưỡng mộ, ca ngợi, tự hào với nhân vật Đăm Săn,
người anh hùng của cộng đồng.
Câu 6. Người Ê-đê xưa cho rằng người anh hùng phải toàn diện, phải mang được cả vẻ đẹp
dáng hình, thể chất và tinh thần. Trong đó, họ đặc biệt coi trọng bản lĩnh, sự dũng cảm kiên
cường ở người anh hùng và họ cho rằng chính phẩm chất đó là nền tảng cho những vẻ đẹp
khác ở người anh hùng
Đề số 03: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Đợt trước dân Mường đốt trụi mười ngọn núi nhằm đuổi ma, khiến cho thần lửa Tà
Cắm Cọt vô cùng giận dữ. Ông tin rằng loài người sẽ dùng lửa tàn phá thiên nhiên, bèn dập
hết ngọn lửa, không cho loài người thắp sáng, nấu ăn, rèn đúc.
Chưa dừng lại ở đó, thần lửa còn đe dọa những thần khác: dám cho loài người dùng
nước sạch thì đừng trách tôi. Muốn ông ta đổi ý thật là khó khăn.

Trang 21
Lang Cun Cần nhờ Viếng Cu Linh (con bọ hung) đến cầu xin Tà Cắm Cọt ban cho lửa
hồng, ban cho nước sạch. Viếng Cu Linh mất một ngày đêm mới đến nhà của ông thần lửa, Tà
Cắm Cọt.
Đương nhiên vị thần không dễ tính một tẹo nào. Tà Cắm Cọt sai người chặt cây làm
bùi nhùi. Ông ta nhốt Viếng Cu Linh vào cái trống, đập vài cái cho nó đinh tai. Ông thần hỏi:
"Mày thấy gì không?"
Viếng Cu Linh đáp:
"Tôi không thấy gì hết."
Tà Cắm Cọt yên chí rằng, bí mật tạo ra lửa của mình sẽ không bại lộ.
Ông làm ra một trăm bó lửa, nhưng chỉ lấy một nửa đặt vào trong tám gói. Lại buộc
chín gói nước ở trên. Xong xuôi đâu đấy, Tà Cắm Cọt mới thả Viếng Cu Linh và giao lửa
nước cho.
Viếng Cu Linh hồ hởi ra về, nhưng giữa chừng quang gánh bị va vào núi. Chín gói
nước vỡ tan ngấm vào tám gói lửa, mất sạch luôn.
Nghe trình bày của Viếng Cu Linh, ông Lang Cun Cần cực kì tức giận. Ông giẫm đạp
Viếng Cu Linh một trận tơi bời, nguyền rủa nó thành con bọ hung, suốt đời phải đội phân chịu
tội.
Lang Cun Cần phải mở hội bàn bạc. Hầu hết dân Mường sợ thần lửa nên không dám
đi. Ông Lang muốn tự đi, nhưng mọi người ngăn lại, bảo rằng: ông bày kế đốt rừng, đến gặp
thần lửa có khác nào đâm đầu vào chỗ chết!
Lúc này, có Tun Mun (con ruồi trâu) đột nhiên đứng ra. Con ruồi yêu cầu dân Mường
phải cho nó từ nay về sau được ăn uống khi có tiệc tùng, cắn người nằm trong rừng, cắn trâu
bò ngủ trong núi. Cực chẳng đã, Lang Cun Cần phải đồng ý.
Tun Mun bay thẳng đến chỗ thần lửa Tà Cắm Cọt. Ông này lại chơi kiểu cũ, nhốt con
ruồi Tun Mun vào cái trống rồi vỗ lên mấy cái cho đinh tai. Con ruồi biết kế ông rồi, bèn nói
láo thật to:
"Ối giời ơi, sáng quá, sáng như ban ngày, thấy rõ mặt mũi ông luôn!"
Thần lửa chột dạ, bèn bỏ con ruồi vào cái giỏ tre, đặt lên gác bếp, rồi hỏi:
"Mày có thấy gì không?"
Tun Mun nói láo đợt hai:
"Tôi không thấy gì hết. Đen thui."
Giờ thì ông thần yên tâm đánh lửa. Nhưng con ruồi Tun Mun đắc chí lắm. Nó nhìn qua kẽ hở
của chiếc giỏ, thấy rõ cách làm lửa. Khi ông thần ra ngoài lấy nước, nó bí mật theo đuôi. Tun
Mun ghi nhớ cách tạo lửa, cách đựng nước, rồi bay một mạch về nhà.
Nó thuật lại cho Lang Cun Cần nghe. Ông lại đồn cho cả làng biết!
Người dân theo lời dặn, quấn dây vào ống rồi kéo trên bùi nhùi. Càng kéo càng hăng, khói lửa
bốc lên đỏ hồng.
Cùng lúc ấy, nhiều người được dạy cách đào giếng, chắt lọc nước trong, được học cách dùng
tre nứa để làm bình xô, máng dẫn, làm bánh xe nước bên sông.
Từ trên cao, thần lửa Tà Cắm Cọt thấy con người đã biết tạo lửa, biết lấy nước sạch, thì nổi
cơn tam bành. Nhưng giận lên thì cũng chẳng thay đổi được gì.
Nhờ có lửa, con người nhanh chóng phát triển nền văn minh, dần dần tách rời khỏi tự nhiên.
(Đẻ Đất Đẻ Nước, Tổng tập văn học Việt Nam quyển 41, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội
Việt Nam, NXB Khoa Học Xã Hội (năm 2000)

Trang 22
Câu 1: Sự kiện được nói tới trong đoạn văn bản trên là gì?
Câu 2: Nêu vắn tắt hành trình tìm kiếm lửa của loài người.
Câu 3: Tại sao tác giả dân gian không để Viếng Cu Linh xin lửa, nước được ngay?
Câu 4: Câu chuyện xin lửa trong Đẻ đất đẻ nước gợi anh chị nghĩ đễn câu chuyện thần thoại
nào?
Câu 5: Ngọn lửa có ý nghĩa như thế nào với con người trên thế gian?
Câu 6: Bài học rút ra từ hành trình xin lửa của loài người

Gợi ý làm bài:


Câu 1: Sự kiện được nói tới trong đoạn văn bản trên là: Sự kiện con người tìm ra lửa
Câu 2: Nêu vắn tắt hành trình tìm kiếm lửa của loài người:
- Dân Mường đốt trụi mười ngọn núi nhằm đuổi ma, khiến cho thần lửa Tà Cắm Cọt vô cùng
giận dữ. Ông tin rằng loài người sẽ dùng lửa tàn phá thiên nhiên, bèn dập hết ngọn lửa, không
cho loài người thắp sáng, nấu ăn, rèn đúc.
- Viếng Cu Linh được sai đi xin lửa và nước nhưng lại làm mất
- Con ruồi tinh khôn đã ăn cắp được bí mật tạo lửa, từ đó lan truyền cho tất cả loài người
Câu 3: Tác giả dân gian không để Viếng Cu Linh xin lửa, nước được ngay:
Vì nếu để Viếng Cu Linh mang được lửa về thì rồi thứ lửa ấy cũng sẽ biến mất, cái mà loài
người cần chính la cách làm ra lửa chứ không phải là ngọn lửa đơn độc, nhỏ bé
Câu 4: Câu chuyện xin lửa trong Đẻ đất đẻ nước gợi nghĩ đễn câu chuyện thần thoại: Chuyện
về chàng Prômêtê quyết tâm ăn cắp lửa dù bị trừng phạt khủng khiếp
Câu 5: Ngọn lửa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với con người trên thế gian: Nhờ có lửa, con
người nhanh chóng phát triển nền văn minh, dần dần tách rời khỏi tự nhiên.
Câu 6: Bài học rút ra từ hành trình xin lửa của loài người:
- Không dễ dàng để đến được với thành công
- Trong hành trình chinh phục, ta không chỉ dùng sức lực mà còn phải dùng cả trí lực
- Ta phải luôn kiên cường, bất khuất, không được nản chí thì mới đến được đích
DẠNG 2: KẾT NỐI ĐỌC – VIẾT
Đề bài 1: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trả lời câu hỏi: Bạn có dám cháy hết mình để
tỏa sáng?
Gợi ý dàn ý
* Rubrics đánh giá đoạn văn:
Tiêu chí Mô tả tiêu chí Đạt/ Chưa
đạt

Trang 23
Hình thức - Đảm bảo hình thức và dung lượng của đoạn văn
(khoảng 150 chữ)

- Không đảm bảo yêu cầu về hình thức và dung lượng


của đoạn văn
Nội dung - Xác định đúng yêu cầu của đề bài: trả lời câu hỏi: Bạn
có dám cháy hết mình để tỏa sáng?
- Lựa chọn lối sống tích cực để cháy hết mình và tỏa
sáng đúng cách:
+ Cháy hết mình với đam mê, với tình yêu bất tận dành
cho cuộc sống chứ không phải là với những ước muốn
viển vông, xa vời
+ Tỏa sáng không cần phải là ánh mặt trời cho mọi
người ngưỡng vọng, tôn sùng mà tỏa sáng có thể chỉ là
khoảnh khắc bừng sáng trong chính cuộc đời mình,...
Rút ra nhận thức của người viết
Chính tả, ngữ Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
pháp
Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách
diễn đạt mới mẻ.
Đoạn văn tham khảo:
Giữa chốn đời dâu bể với bộn bề lo toan, đó đây ta vẫn chắt chiu được chút niềm hạnh
phúc nhỏ nhoi. Đó là đôi mắt ngời sáng của bác lao công thỏa mãn nhìn con đường sạch sẽ.
Đó là khuôn mặt bừng sáng yêu thương của anh họa sĩ đường phố nghèo đang vẽ những đứa
trẻ… Những phút giây ấy có phải là khoảnh khắc tỏa sáng của mỗi kiếp người mong manh?
Bất kỳ ai trong chúng ta cũng mong được tỏa sáng, được ngưỡng mộ, được yêu thương, được
tự tin ngẩng cao đầu trước cả thế giới. Hóa ra tỏa sáng chỉ giản đơn là sống bình dị với luồng
ánh sáng bình an và dịu nhẹ tỏa ra nhờ sự cống hiến, giúp đỡ, và yêu thương. Hóa ra tỏa sáng
chỉ giản đơn là được sống từng ngày với ngọn lửa đam mê, với điều mình mong muốn. Bởi
vậy mỗi thời, mỗi nơi, mỗi chúng ta đều có những ánh sao của riêng mình. Dẫu ta không thể
tỏa sáng như Bethoven, Moza, Albert Einstein,…, dẫu mỗi chúng ta chỉ là hạt cát giữa biển
đời mênh mông, bất tận nhưng ta lại chọn rực rỡ và tỏa sáng trong chính cuộc đời mình.. Sự
tỏa sáng không đến với những người yêu thích lối sống lẻ loi, cô độc, ích kỷ. Sự tỏa sáng
cũng không bấu víu lấy quá khứ xa xôi hay dựa dẫm vào tương lai mờ ảo và càng không thể là
cái bất chợt của cơ hội đổi đời. Điều ý nghĩa nhất ta có thể đem lại cho cuộc đời là hãy giống
như một đóa hoa tỏa sáng bằng hương sắc riêng mình, hãy giống như một chú chim tỏa sáng

Trang 24
bằng tiếng hát mê ly, hãy giống như một tia nắng ban mai dịu dàng mà không chói lóa, góp
cho đời vẻ đẹp thanh khiết của bản thân.
Đề bài 2: Phân tích hình tượng người anh hùng Đăm Săn trong đoạn trích Đi bắt Nữ
thần Mặt Trời (trích sử thi Đăm Săn).
Gợi ý viết bài
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hình tượng người anh hùng Đăm Săn trong đoạn
trích Đi bắt Nữ thần Mặt Trời (trích sử thi Đăm Săn).
II. Thân bài:
1. Giới thiệu sử thi Đăm Săn, đoạn trích Đi bắt Nữ thần Mặt Trời và hình tượng người anh
hùng Đăm Săn
2. Một số đặc trưng của thể loại sử thi (nhất là những đặc trưng của hình tượng anh hùng
trong tác phẩm):
– Sử thi là những sáng tác tự sự miêu tả các sự kiện quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với
đời sống tư tưởng và vận mệnh của một cộng đồng, dân tộc và nhân dân. Tác phẩm được sáng
tác nhằm mục đích biểu hiện ý thức cộng đồng của nhân dân, dân tộc đối với quá khứ vẻ vang
của mình. Chính vì thế, nội dung của sử thi bao giờ cũng là các sự kiện mang tính cộng đồng,
toàn dân tộc, không phải là những câu chuyện riêng tư, cá nhân.
– Sử thi tập trung xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng, tức là người đại diện cho sức mạnh
của cộng đồng, của dân tộc. Ở Đăm Săn, người anh hùng là hiện thân của một tù trưởng giàu
mạnh, có tài năng và vẻ đẹp, lập nên nhiều chiến công phi thường. Phẩm chất của Đăm Săn
cũng như các anh hùng khác ở các tác phẩm sử thi là phẩm chất của dân tộc, bộ lạc, của nhân
dân. Họ mang tầm cỡ và vẻ đẹp dân tộc. Nói cách khác, khi xây dựng hình tượng anh hùng,
sử thi nhằm đề cao, thậm chí phóng đại, sức mạnh cộng đồng trong các cuộc chiến tranh hay
quá trình dựng xây đất nước.
– Do yêu cầu biểu hiện ý thức cộng đồng, sức mạnh dân tộc, nghệ thuật của sử thi có những
đặc trưng riêng biệt so với các thể loại tự sự khác. Đó là lối trần thuật khoan thai, trầm tĩnh,
mang sắc thái ngợi ca, khoa trương, cường điệu.
3. Hình tượng người anh hùng Đăm Săn trong đoạn trích Đi bắt Nữ thần Mặt Trời:
– Đăm Săn là người anh hùng có sức mạnh phi thường. Sức mạnh ấy có thể làm lay trời
chuyển đất, khiến thần linh phải kiêng dè. Trên đường đi bắt Nữ thần Mặt Trời, chàng đã chặt
một sườn núi, ném xuống bùn làm con đường để vượt qua ranh giới giữa trời và đất. Đăm Săn
còn giết tê giác dưới vực thẳm, giết hùm trên núi cao, giết quạ diều trong cây trồng, giết ma
quỷ trên các đường đi. Hành động ấy quả chưa từng có. Sức mạnh ấy quả phi phàm.
– Đăm Săn mang vẻ đẹp kì diệu ở diện mạo và thân hình. Chàng vừa mềm mại, dẻo dai, lại
vừa tươi tắn, nhanh nhẹn. Ngay cả trang phục, tư thế của chàng cũng rất đẹp: Chàng khoác áo
màu đen màu trắng, tay cầm lao, gươm giắt thắt lưng, đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa…
Nếu Asin trong Iliát của Homerơ “từ đầu đến chân đều ngời lên một niềm vinh quang chói

Trang 25
lọi” (Biêlinxki) thì trong bộ tộc của Đăm Săn ai cũng ngưỡng vọng chàng: Người nhà đi lại từ
nhà sau ra nhà trước nhìn Đăm Săn như một thần linh. Điều này là lẽ đương nhiên vì cả Asin
và Đăm Săn “không đại diện cho bản thân mà đại diện cho nhân dân, được miêu tả như là đại
diện của nhân dân” (Biêlinxki).
– Nổi bật nhất ở Đăm Săn là lòng quả cảm. Chàng từng chống lại tục nối dây, dám bắt trời
thay đổi ý định và cuối cùng là đi chinh phục cả Nữ thần. Đăm Săn hầu như không sợ bất kỳ
trở lực nào. Chàng bạt đồi, san núi, phát rẫy, giết mãnh thú, hạ kẻ thù… với lòng quả cảm. Ở
đâu và bao giờ, Đăm Săn cũng là người đứng hàng đầu, tạo nên các kỳ tích chưa từng có.
– Đăm Săn luôn mang một khát vọng không cùng. Có những thử thách, chàng biết thật to lớn,
nhưng vẫn quyết tâm thực hiện. Bằng chứng là khi nghe Đăm Par Kvây khuyên can: “Ven
rừng đầy xương người. Trong rừng đầy xương bò, xương trâu. Biết bao tù trưởng nhà giàu,
biết bao dũng tướng anh hùng đã bỏ mạng nơi đây. Rừng Đen đất nhão là nơi đã chôn vùi
nhiều tù trưởng nhà giàu. Tôi cột diêng bằng thừng, tôi trói diêng bằng dây, tôi không cho
diêng đi vào đấy đâu. Tôi xin cúng cầu phúc cho diêng một lợn, tôi xin tiễn chân diêng một
trâu, tôi không cho diêng đi vào rừng thiêng của Nhà Trời đâu. Ở đấy, chông lớn nhiều như
lông nhím, chông nhỏ nhiều như lông chó, con sóc nhảy vào thân nó cũng khó mà vẹn toàn
nữa là!” thì Đăm Săn vẫn một mực thực hiện ý định của mình: “Mặc, diêng cứ để tôi làm bàn
trang tôi san đường tôi đi. Gặp cọp, tôi sẽ giết cọp. Gặp tê giác, tôi sẽ giết tê giác.”
Không ai ngăn cản được ý định của Đăm Săn. Hành động đi bắt Nữ thần Mặt Trời là đỉnh cao
trong khát vọng chinh phục thiên nhiên của Đăm Săn. Đến khi phải gục ngã trong rừng sáp
đen, khát vọng của Đăm Săn không tắt. Chàng hoài thai để tiếp tục thực hiện khát vọng của
mình. Do đó, hành động mang tính cách liều lĩnh với ước vọng ngây thơ của Đăm Săn không
khiến chàng đối lập với bộ tộc của mình. Trái lại, nó ngời sáng lí tưởng của cả bộ tộc nên
chàng tái sinh để trở thành tù trưởng mới.
– Đăm Săn là người anh hùng của bộ tộc, người đại diện cho cả cộng đồng nên tất cả câu
chuyện trong bản sử thi đều xoay quanh chàng, đều góp phần tôn vinh, ca ngợi Đăm Săn. Vì
thế, hình tượng anh hùng Đăm Săn đậm chất phi thường, trở thành vẻ đẹp hoành tráng, đời
đời. Hình tượng nghệ thuật Đăm Săn là biểu hiện tập trung nhất cho đặc trưng thể loại sử thi ở
tác phẩm này.
4. Đánh giá, liên hệ, mở rộng, nâng cao
III. Kết luận: Nêu cảm nhận cá nhân

Trang 26
BUỔI 3:
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT:
SỬ DỤNG TRÍCH DẪN, CƯỚC CHÚ
VÀ CÁCH ĐÁNH DẤU PHẦN BỊ TỈNH LƯỢC TRONG VĂN BẢN

I. NHẮC LẠI LÍ THUYẾT


1. Trích dẫn trong văn bản
Các loại trích Trực tiếp Là đưa nguyên văn một phần câu, một câu, một
dẫn đoạn văn,... của bản gốc vào bài viết và toàn bộ
phần trích dẫn này phải được đặt trong ngoặc
kép
Gián tiếp - Là sử dụng ý tưởng của người khác và diễn
đạt lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm
bảo trung thành với ý tưởng được trích dẫn
- Không phải đặt trong dấu ngoặc kép
Cách thức sử - Khi tạo lập văn bản, cần tránh lạm dụng trích dẫn vì điều đó dẫn đến
dụng trích dẫn tình trạng ý kiến riêng của người viết bị lu mờ hoặc chỉ còn mang tính
chất phụ hoạ.
2. Tỉnh lược trong văn bản
Ý nghĩa Đánh dấu phần thông tin ít quan trọng của văn bản gốc (theo cách nhìn
và định hướng sử dụng văn bản của người tổ chức bản thảo) đã được rút
ngắn hoặc lược bỏ, giúp cho nội dung văn bản trích dẫn trở nên tập
trung và cô đọng hơn.
Hình thức Phần bị tỉnh lược thường được đánh dấu bằng dấu ngoặc vuông và dấu
ba chấm [...].
3. Chú thích nguồn gốc các trích dẫn
Mục đích Để đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan của văn bản

Trang 27
Yêu cầu Các trích dẫn cần được ghi rõ nguồn gốc, bao gồm thông tin về tác giả,
năm công bố, tên văn bản gốc, nơi công bố, thời gian công bố văn bản, vị
trí của phần trích dẫn trong văn bản gốc.
Vị trí Các thông tin này có thể được trình bày ở phần cước chú.
II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Dạng 1: Trắc nghiệm: Hãy lựa chọn một đáp án đúng nhất:
Câu 1: Thế nào là trích dẫn gián tiếp?
A. Đưa nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn,... của bản gốc vào bài viết và toàn
bộ phần trích dẫn này phải được đặt trong ngoặc kép
B. Đưa nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn,... của bản gốc vào bài viết
C. Sử dụng ý tưởng của người khác và diễn đạt lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm
bảo trung thành với nội dung của bản gốc và không phải đặt trong dấu ngoặc kép
D. Sử dụng ý tưởng của người khác và diễn đạt lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm
bảo trung thành với nội dung của bản gốc
Câu 2: Thế nào là trích dẫn trực tiếp?
A. Đưa nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn,... của bản gốc vào bài viết và toàn
bộ phần trích dẫn này phải được đặt trong ngoặc kép
B. Đưa nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn,... của bản gốc vào bài viết
C. Sử dụng ý tưởng của người khác và diễn đạt lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm
bảo trung thành với nội dung của bản gốc và không phải đặt trong dấu ngoặc kép
D. Sử dụng ý tưởng của người khác và diễn đạt lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm
bảo trung thành với nội dung của bản gốc
Câu 3: Phần gạch chân dưới đây là loại trích dẫn nào?
Có lẽ, chính tình yêu ấy làm nên lòng dũng cảm của nàng. Nàng bước vào ngọn lửa trong sự
kêu khóc vang trời của muôn loài, trong nỗi thương xót cực độ của những người chứng kiến.
Thần lửa A-nhi đã khẳng định sự trong trắng của nàng: "Hỡi Ra-ma, Gia-na-ki của người
đây. Nàng trong trắng. Nàng không phạm bất cứ tội lỗi nào, bằng lời nói, việc làm, hay ý
nghĩ" A. Trích dẫn gián tiếp
B. Trích dẫn trực tiếp
C. Trích dẫn nửa gián tiếp nửa trực tiếp
D. Không phải trích dẫn
Câu 4: Thế nào là tỉnh lược trong văn bản?
A. Đánh dấu phần thông tin ít quan trọng của văn bản gốc (theo cách nhìn và định hướng sử
dụng văn bản của người tổ chức bản thảo) đã được rút ngắn hoặc cắt bỏ, giúp cho nội dung
văn bản trích dẫn trở nên tập trung và cô đọng hơn và được đánh dấu bằng dấu ngoặc vuông
và dấu ba chấm [...].

Trang 28
B. Đánh dấu phần thông tin ít quan trọng của văn bản gốc (theo cách nhìn và định hướng sử
dụng văn bản của người tổ chức bản thảo)
C. Đánh dấu phần thông tin ít quan trọng của văn bản gốc (theo cách nhìn và định hướng sử
dụng văn bản của người tổ chức bản thảo) đã được rút ngắn hoặc cắt bỏ, giúp cho nội dung
văn bản trích dẫn trở nên tập trung và cô đọng hơn.
D. Là phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc vuông và dấu ba chấm [...].
Câu 5: Tác dụng, yêu cầu và vị trí của việc chú thích nguồn gốc các trích dẫn?
A. Để đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan của văn bản, các trích dẫn cần được ghi
rõ nguồn gốc, bao gồm thông tin về tác giả, năm công bố, vị trí của phần trích dẫn trong văn
bản, các thông tin này có thể được trình bày ở phần cước chú.
B. Để đảm bảo tính gợi hình, gợi cảm, sinh động, hấp dẫn của văn bản, các trích dẫn cần được
ghi rõ nguồn gốc, bao gồm thông tin về tác giả, năm công bố, vị trí của phần trích dẫn trong
văn bản, các thông tin này có thể được trình bày ở phần cước chú.
C. Để đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan của văn bản, các trích dẫn cần được ghi
rõ giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, và vị trí của phần trích dẫn trong văn bản, các thông tin
này có thể được trình bày ở phần cước chú.
D. Để đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan của văn bản, các trích dẫn cần được ghi
rõ nguồn gốc, bao gồm thông tin về tác giả, năm công bố, vị trí của phần trích dẫn trong văn
bản, các thông tin này có thể được trình bày ở phần cuối văn bản
Câu 6: Trong văn bản có thể không cần đáp ứng yêu cầu về tính liên kết, chỉ cần đáp ứng
được tính mạch lạc, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Dạng 2: Tự luận
Bài tập 1:
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
[…]
Chúng ta cần học những nhà thơ như Lý Bạch (1), Xa-a-đi (2)), Gớt (3), Ta-go (4), ở vào
buổi chiều tóc bạc vẫn thu hoạch những mùa thơ dậy thì.
Cái trẻ, cái già của nhà thơ quyết định không phải đo ở tuổi trời, mà ở nội lực của chữ.
Pi-cát-xô (5) có nói một câu khá thâm thuý: “Người ta cần rất nhiều thời gian để trở nên
trẻ.”
Có lẽ vì vậy mà tôi rất ủng hộ lời phát biểu của một nhà thơ Pháp, gốc Do Thái Ét-
mông Gia-bét (6): Chữ bầu lên nhà thơ.
Gia-bét muốn nói rằng không có chức nhà thơ suốt đời. Mỗi lần làm một bài thơ, nhà
thơ lại phải ứng cử trong một cuộc bầu khắc nghiệt của cử tri chữ.

Trang 29
Tôi không nhớ Gít-đơ (7) hay Pét-xoa (8)- nhà thơ lớn Bồ Đào Nha đã có một nhận xét
khá nghiêm khắc về Vích-to Huy-gô (9):
Vích-to nhiều lần tưởng mình là Huy-gô.
Như thế có nghĩa mặc dầu là một thiên tài đồ sộ đã không ít lần Huy-gô không được tái
cử vào cương vị nhà thơ qua cuộc bỏ phiếu của chữ.
Con đường thơ gồm nhiều con đường riêng rất khác nhau của từng người. Không có
đại lộ chung một chiều cho tất cả.
Ta có thể nói con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ.
Nhưng, dầu theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tụy đem hết tâm
trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm
phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.
(Lê Đạt, Đối thoại với đời và thơ, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2011, tr.88)
(1) Lý Bạch (701 -762): nhà thơ đời Đường, Trung Quốc được người đời sau tôn là Thi tiên.
(2) Xa-a-di: bút danh của Xa-a-đi Si-ra-đi (1210 -1291, có tài liệu ghi là 1292), nhà thơ Ba Tư
thời trung đại.
(3) Gớt: tên đầy đủ là Giô-han Vôn-gang von Gớt (1749 - 1832), nhà thơ, nhà viết kịch, tiểu
thuyết gia, nhà khoa học người Đức; tác giả của Phao-xtơ (kịch), Nỗi đau của chàng Véc-te
(tiểu thuyết) và nhiều tác phẩm thơ ca.
(4) Ta-go: tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 - 1941), nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch
người Ấn Độ, được trao giải Nô-ben Văn học năm 1913.
(5) Pi-cát-xô: tên đầy đủ là Pa-blô Ru-ít Pi-cát-xô (1881 - 1973), hoạ sĩ người Tây Ban Nha,
một trong những người khởi xướng trường phái và trào lưu hội hoạ lập thể.
(6) Ét-mông Gia-bét (1912 -1991): nhà văn, nhà thơ người Pháp gốc Do Thái.
(7) Gít-đơ: tên đầy đủ là An-đrê Gít-đơ (1869 -1951), tiểu thuyết gia người Pháp, được trao
giải Nô-ben Văn học năm 1947.
(8) Pét-xoa: tên đầy đủ là Phéc-năng-đô Pét-xoa (1888 - 1935), nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình
người Bồ Đào Nha.
(9) Vích-to Huy-gô (1802 - 1885): nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch người Pháp. Các tác phẩm
tiêu biểu: Những người khốn khổ, Nhà thờ Đức bà Pa-ri, Thằng cười (tiểu thuyết); Trầm tư,
Truyền kì các thời đại (tập thơ);...
Câu 1: Xác định các trích dẫn và phân loại trích dẫn trong đoạn văn bản trên
Câu 2: Xác định phần cước chú và cho biết tác dụng của nó
Câu 3: Gọi tên phần trong dấu […]? Cho biết tác dụng của phần này
Gợi ý:
Câu 1:
- Trích dẫn trực tiếp: “Người ta cần rất nhiều thời gian để trở nên trẻ.”
- Trích dẫn gián tiếp:

Trang 30
+ Chữ bầu lên nhà thơ.
+ Vích-to nhiều lần tưởng mình là Huy-gô.
Câu 2:
- Xác định phần cước chú:
(1) Lý Bạch (701 -762): nhà thơ đời Đường, Trung Quốc được người đời sau tôn là Thi tiên.
(2) Xa-a-di: bút danh của Xa-a-đi Si-ra-đi (1210 -1291, có tài liệu ghi là 1292), nhà thơ Ba Tư
thời trung đại.
(3) Gớt: tên đầy đủ là Giô-han Vôn-gang von Gớt (1749 - 1832), nhà thơ, nhà viết kịch, tiểu
thuyết gia, nhà khoa học người Đức; tác giả của Phao-xtơ (kịch), Nỗi đau của chàng Véc-te
(tiểu thuyết) và nhiều tác phẩm thơ ca.
(4) Ta-go: tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 - 1941), nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch
người Ấn Độ, được trao giải Nô-ben Văn học năm 1913.
(5) Pi-cát-xô: tên đầy đủ là Pa-blô Ru-ít Pi-cát-xô (1881 - 1973), hoạ sĩ người Tây Ban Nha,
một trong những người khởi xướng trường phái và trào lưu hội hoạ lập thể.
(6) Ét-mông Gia-bét (1912 -1991): nhà văn, nhà thơ người Pháp gốc Do Thái.
(7) Gít-đơ: tên đầy đủ là An-đrê Gít-đơ (1869 -1951), tiểu thuyết gia người Pháp, được trao
giải Nô-ben Văn học năm 1947.
(8) Pét-xoa: tên đầy đủ là Phéc-năng-đô Pét-xoa (1888 - 1935), nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình
người Bồ Đào Nha.
(9) Vích-to Huy-gô (1802 - 1885): nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch người Pháp. Các tác phẩm
tiêu biểu: Những người khốn khổ, Nhà thờ Đức bà Pa-ri, Thằng cười (tiểu thuyết); Trầm tư,
Truyền kì các thời đại (tập thơ);...
- Tác dụng:
+ Để đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan của văn bản
+ Thông tin rõ về nguồn gốc (bao gồm thông tin về tác giả, năm công bố, vị trí của phần trích
dẫn trong văn bản) của văn bản
Câu 3:
Phần trong dấu […]: Đây là phần bị tỉnh lược trong văn bản
Tác dụng: Đánh dấu phần thông tin ít quan trọng của văn bản gốc (theo cách nhìn và định
hướng sử dụng văn bản của người tổ chức bản thảo) đã được rút ngắn hoặc cắt bỏ, giúp cho
nội dung văn bản trích dẫn trở nên tập trung và cô đọng hơn.
Bài tập 2:
Viết (hoặc sưu tầm) đoạn văn nghị luận về một vấn đề văn học trong đó có sử dụng trích dẫn
và chú thích hoặc cước chú. Chỉ ra những trích dẫn và chú thích hoặc cước chú trong đoạn
văn đó
Gợi ý:
Đoạn văn tham khảo

Trang 31
Tâm hồn của thi nhân rạo rực, tha thiết, bâng khuâng trước cảnh trần thế xinh đẹp vô cùng đã
khơi nguồn nên những hình ảnh sáng tạo độc đáo trong những vần thơ. Vào lúc ấy, hồn thơ,
hồn người, hồn của thiên nhiên đất trời như giao hoà để Xuân Diệu viết nên một câu tuyệt bút:
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
“Tháng giêng” vốn vô hình bỗng trở nên hữu hình căng đầy một tình yêu trần thế. Một thứ
tình cảm rạo rực, cháy bỏng trong tâm hồn thi nhân đã được dồn nén kết tụ trong một từ
“ngon” duy nhất rất tài hoa. Câu thơ với điểm nhấn là từ “ngon” được dùng rất đắt thể hiện
một quan điểm mĩ học rất mới mẻ về sự cảm nhận thiên nhiên phảng phất sắc thái của “nhục
thể”. Tuy vậy, ý thơ không gây thô tục mà có phần mới lạ. Nhà thơ cảm nhận rất tinh tế ý vị
của thời gian nên có sự chuyển đổi xúc giác sang vị giác. Quả thật, Xuân Diệu bên cạnh có
đôi mắt nhìn đời rất tinh tế còn có một tâm hồn rất thiết tha, nhạy cảm với cuộc sống.
Những câu thơ: “Của ong bướm này đây tuần tháng mật”, “Của yến anh này đây khúc tình
si” và “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” mang một quan điểm mĩ học rất mới so với
thơ ca truyền thống trước đó. Thơ trung đại con người được các nhà văn, nhà thơ tạo tác trên
những chuẩn mực của thiên nhiên. Bút pháp ước lệ tượng trưng luôn gắn liền với việc miêu tả
con người:
- Râu hùm, hàm én, mày ngài
- Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
(Nguyễn Du)
Thế mới thấy thơ Xuân Diệu đã hoàn toàn lột xác và hướng về một nguồn quan điểm mới rất
gần với Shakespeare:
Con người là kiểu mẫu của muôn loài
Nhà thơ đã lấy con người làm khuôn mẫu để tạo ra những hình thái thiên nhiên mang một sức
hấp dẫn kì lạ, một sự tươi mới chưa từng có. Người cảm nhận thiên nhiên bằng một lăng kính
trái hình với thi ca thời xưa. Qua đó, ta thấy thêm tin yêu một hồn thơ mới đã đem đến cho ta
một hình ảnh đầy thi vị, một ánh màu mới mẻ trong thơ ca.
“Thơ Xuân Diệu là một niềm khát khao giao cảm với đời”
(Nguyễn Đăng Mạnh)
Hình ảnh của cuộc sống đi vào thơ Xuân Diệu như một thứ ánh sáng được khúc xạ qua lăng
kính tình yêu rất tinh khôi và giàu sức sống. Càng yêu đời, nhà thơ càng luyến tiếc trước dòng
chảy của thời gian. Thời điểm vạn vật đang căng tràn nhựa sống cũng chính là lúc đang đứng
trên ranh giới của sự lụi tàn, héo úa. Vì thế từ những câu thơ gãy gọn ở khổ đầu, nhà thơ đi
vào khổ hai với những câu thơ dài, âm điệu chậm như bước chân người thư thái dạo ngắm
vườn xuân muốn tận hưởng giờ khắc huy hoàng ấy. Thi sĩ từ tốn chỉ cho người đọc những gì
tinh hoa, tươi đẹp nhất của trần gian với một thái độ mến yêu, trân trọng “này đây”.
Đọc thơ Xuân Diệu, ta thấy từng dòng chữ rất mới, những tư tưởng tiến bộ thoát ly hoàn toàn
những khuôn sáo cổ điển, tuy say mà tỉnh, mộng nhưng thực. Cảnh sắc xuân như xô đẩy câu

Trang 32
thơ, khuôn khổ thơ bị xê dịch như “một đống hỗn độn đẹp xô bồ vừa say dậy” (Bích Khê). Đó
là điều khiến thơ của thi sĩ từng bước chứng tỏ sức sống mãnh liệt qua thời gian mặc dù người
khen rất nhiều người chê cũng không ít.
(Lược trích theo https://www.thivien.net/Huy-C%E1%BA%ADn/Tr%C3%A0ng-
giang/poem-tzEin01iG68zsm2nWGm0IQ)

BUỔI 4:
ÔN TẬP KĨ NĂNG VIẾT:
VIẾT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ MỘT VẤN ĐỀ
I. NHẮC LẠI LÍ THUYẾT
1. Đặc điểm của bài viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
- Khái niệm: Báo cáo nghiên cứu là văn bản trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề dựa
trên các dữ liệu khách quan, chính xác, đáng tin cậy.
- Mục đích: Báo cáo nghiên cứu thường được sử dụng để ghi lại những tổng hợp hoặc phát
hiện của người viết về một vấn đề nào đó sau một quá trình dài nghiên cứu, tìm hiểu, vì thế
còn được gọi là báo cáo kết quả nghiên cứu.
- Phạm vi sử dụng: Trong cuộc sống, báo cáo nghiên cứu thường được ứng dụng khi HS
tham gia các cuộc thi như cuộc thi khoa học kĩ thuật In-theo Ai-sép (Intel ISEF), khi thực hiện
các dự án môn học, khi muốn xin tài trợ cho các hoạt động học tập và nghiên cứu, khi tham
gia vào một hội thảo chuyên môn, hội thảo khoa học,…
- Tác dụng: Viết báo cáo nghiên cứu là một hoạt động thực hành giúp bạn phát triễn kĩ năng
tìm hiểu, khám phá về đời sống xã hội và tự nhiên (con người, sự kiện, địa điểm, môi
trường,...) qua tư liệu thu thập được và trình bày kết quả tìm hiểu, khám phá đó.
- Các dạng: Vấn đề nghiên cứu có thể là một vấn đề đời sống hoặc một vấn đề gợi ra từ tác
phẩm văn học mà bạn đã đọc.
=> Báo cáo nghiên cứu là kết quả của một quá trình học sâu, cho thấy tư duy sáng tạo,
quá trình tìm tòi, niềm say mê hứng thú của người viết với đề tài mà mình theo đuổi.
2. Yêu cầu đối với bài viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
- Nêu được đề tài và vấn đề nghiên cứu được đặt ra trong báo cáo.
- Trình bày được kết quả nghiên cứu thông qua hệ thống các luận điểm sáng rõ, thông tin xác
thực.

Trang 33
- Khai thác được các nguồn tham khảo chính xác, đáng tin cậy; sử dụng các trích dẫn, cước
chú và phương tiện hỗ trợ phù hợp, thể hiện sự minh bạch trong việc kế thừa những kết quả
nghiên cứu đã có.
- Có danh mục tài liệu tham khảo ở cuối báo cáo.
3. Xây dựng đề cương:
- Trước khi xây dựng đề cương, cần tập hợp những thông tin thu thập được thành các ý như
sau:
+ Cách triển khai vấn đề được chọn nghiên cứu
+ Những khía cạnh của vấn đề cần được tập trung tìm hiểu, khám phá, phân tích?
+ Thái độ nên có trước các đối tượng được đề cập là gì?
+ Những cứ liệu minh họa nào có thể huy động?
+ Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu,...
- Trên cơ sở các ý huy động được, bạn xây dựng thành một đề cương, sắp xếp các ý theo trật
tự nhất định:
+ Theo trật tự thời gian,
+ Theo trật tự không gian,
+ Theo logic của vấn đề,...
=> Xây dựng đề cương có thể coi là bản tóm tắt ngắn gọn những thông tin chính của một báo
cáo nghiên cứu, vừa thể hiện cô đọng kết quả của quá trình chuẩn bị viết, vừa định hướng cho
toàn bộ quá trình viết tiếp theo.
4. Dàn ý chung của bài viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
* Đặt vấn đề: Nêu rõ đề tài và vấn đề nghiên cứu.
* Giải quyết vấn đề: Trình bày các kết quả nghiên cứu chính thông qua hệ thống luận điểm,
có các dữ liệu, bằng chứng.
* Kết luận: Khẳng định kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu, gợi mở những
hướng tiếp cận mới.
* Tài liệu tham khảo: Ghi rõ tên tác giả, thời gian công bố, tên tài liệu, nơi công bố,...
II. THỰC HÀNH VIẾT
Đề 01: Viết báo cáo nghiên cứu về dấu ấn người anh hùng trong sử thi Hy Lạp qua
phim điện ảnh
Gợi ý
Bảng kiểm đánh giá bài viết
Viết báo cáo nghiên cứu về dấu ấn người anh hùng trong sử thi Hy Lạp Đạt/chưa
qua phim điện ảnh đạt
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát
được vấn đề.

Trang 34
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Dấu ấn người anh hùng trong sử thi Hy Lạp qua qua phim điện ảnh
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm theo yêu cầu của một văn
bản báo cáo nghiên cứu
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu
sau:
* Đặt vấn đề:
- Giới thiệu tác giả Hô-me
- Khát quát và đánh giá về tư tưởng trong sử thi Hy Lạp: Ngợi ca những
người anh hùng vì lí tưởng cộng đồng
HS tùy ý lựa chọn người anh hùng mà mình yêu thích, GV yêu cầu HS đọc
về những người anh hùng này ở nhà.
Trong bài soạn này, GV giúp HS viết bài báo cáo nghiên cứu về dấu ấn
người anh hùng trong sử thi Hy Lạp qua phim điện ảnh. Vì vậy, khi đến lớp,
GV có thể hướng dẫn HS xem một số đoạn phim tái hiện 2 bộ sử thi của Hô-
me (Cuộc chiến thành Troy)
* Giải quyết vấn đề:
HS cần đưa ra hệ thống luận điểm làm rõ “Dấu ấn người anh hùng trong sử thi Hy
Lạp qua phim điện ảnh”:
- Đặc điểm của người anh hùng sử thi qua ngòi bút của Hô-me
- Người anh hùng trong phim khác và giống như thế nào với người anh hùng
trên sách vở
- Nhận xét, đánh giá của người viết: Không thể hiện được hết ý nghĩ, nội tâm
của nhân vật nhưng phim có sự hỗ trợ của kĩ xảo nên rất sinh động hấp dẫn
- Tuy vậy phim ảnh không thể làm lu mờ vẻ đẹp của sử thi
* Kết luận: Kết lại vấn đề nghiên cứu
* Tài liệu tham khảo: Ghi rõ họ tên tác giả, thời gian công bố, tên tài liệu,
nơi công bố
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Phiếu chỉnh sửa bài viết
Nội dung Các phần Yêu cầu cụ thể Đạt/Chưa
kiểm tra đạt
Bố cục Đặt vấn đề Phần giới thiệu nêu rõ được vấn
Trang 35
ba phần đề nghiên cứu, gây được sự chú
ý và hấp dẫn đối với người đọc.
Giải quyết vấn đề Các luận điểm chính đã được
làm sáng tỏ qua những dữ liệu,
bằng chứng xác thực, đáng tin
cậy.
Các phần được sắp xếp theo trật
tự logic, có sự liên kết chặt chẽ,
không có sự trùng lặp.
Không có các thông tin thừa,
không liên quan trực tiếp đến đề
tài.
Kết thúc vấn đề Khái quát lại vấn đề, nâng lên
thành bài học nhận thức, ứng xử
Tài liệu tham khảo - Đã đảm bảo được tính chính
xác, khoa học, khách quan của
văn bản chưa?
- Các trích dẫn đã ghi rõ được
nguồn gốc, bao gồm thông tin
về tác giả, năm công bố, vị trí
của phần trích dẫn trong văn
bản chưa?
Các lỗi Bài viết đảm bảo tuân thủ các
còn mắc quy định về chính tả, không mắc
lỗi từ ngữ và câu.
Đánh giá - Bài viết đáp ứng yêu cầu đạt
chung mức độ nào?
- Em thấy hứng thú hoặc khó
khăn nhất khi thực hiện phần
nào trong tiến trình thực hành
viết?

Bài báo cáo nghiên cứu tham khảo:


SIÊU ANH HÙNG HERCULES VÀ SỰ THẬT ĐẰNG SAU MỘT HUYỀN THOẠI
Chưa bao giờ người ta được thấy vị á thần dũng mãnh Hercules (Dwayne Johnson thủ
vai) lại "phàm trần" đến thế, dù vẫn giữ được những khí phách của một người anh hùng huyền
thoại. Trong những năm gần đây, có thể thấy xu hướng "bình thường hóa" các người hùng

Trang 36
màn bạc của Hollywood. Những Superman, Batman hay Iron Man... đều không phải những
siêu nhân bất khả chiến bại mà cũng có những khoảnh khắc gục ngã như bao người khác. Bộ
phim hành động - sử thi "Hercules" (tựa Việt là Héc-Quyn) cũng không ngoài xu thế ấy, khi
chưa bao giờ người ta được thấy vị á thần dũng mãnh Hercules (Dwayne Johnson thủ vai) lại
"phàm trần" đến thế, dù vẫn giữ được những khí phách của một người anh hùng huyền thoại.
Khác với trong sử thi Hy Lạp hay loạt phim truyền hình đình đám từng lên sóng VTV3
hơn một thập niên trước là "Hercules: The Legendary Journeys", "Hercules" của đạo diễn
Brett Ratner khắc họa nhân vật này chân thực, đời thường hơn và thậm chí còn có phần mỉa
mai. Nếu như trong các phiên bản khác, Hercules được biết tới như người con á thần của Zeus
vĩ đại với sức mạnh toàn năng thì trong bộ phim hè 2014 này, anh chỉ là một người phàm trần
dù vẫn xuất chúng. Thế giới của anh không có những vị thánh thần, những sinh vật truyền
thuyết ... còn những kỳ công mà anh lập được cũng đã được thêu dệt thêm nhiều phần.
Thứ hiếm hoi không bị phóng đại lên so với thực tế trong cuộc sống của Hercules
chính là quá khứ đen tối của anh, khi người hùng này tỉnh dậy sau một cơn say và nhận thấy
toàn bộ gia đình mình đều đã bị giết hại một cách dã man.
Kể từ đó, Hercules sống cuộc đời lang bạt nay đây mai đó của một lính đánh thuê cùng
sáu người bạn vào sinh ra tử. Một ngày nọ, số phận đưa đẩy họ tới với Thrace do vua Cotys
(John Hurt) trị vì. Ông cầu viện sự giúp đỡ của Hercules và nhóm bạn để rèn luyện cho quân
đội, chuẩn bị cho cuộc chiến không thể tránh khỏi với một bạo chúa hung hãn...
Nếu chỉ nhìn qua trailer, nhiều người có thể lầm tưởng rằng "Hercules" là bộ phim vẫn
đề cao sức mạnh vô song của người hùng này và nội dung sẽ xoay quanh việc anh thực hiện
những chiến công vĩ đại ra sao. Song thực tế thì không phải vậy, khi tác phẩm này lại khai
thác Hercules như một truyền thuyết được thần thánh hóa quá đà khiến anh phải chịu áp lực
không nhỏ từ cái danh tiếng ấy.
Góp phần tạo ra truyền thuyết này là anh chàng Iolaus (Reece Ritchie), người luôn tận
dụng mọi cơ hội để khuếch trương huyền thoại về Hercules. Iolaus là thành viên hài hước
nhất trong nhóm những chiến binh sát cánh cùng Hercules, mang lại tiếng cười bên cạnh
những giờ phút chiến đấu căng thẳng.
Dàn diễn viên chiến đấu vai kề vai bên Hercules ấy mới là nhân tố đem lại sự thu hút
cho tác phẩm chứ không phải người đẹp Irina Shayk (vai vợ của Hercules) bởi thời gian có
mặt của cô trên màn ảnh quá ngắn ngủi. Các trận chiến trong phim được dàn dựng đẹp mắt
với các góc quay hợp lý, đem lại cảm giác gay cấn cho khán giả. Không có sự trợ giúp của
những phép thuật tới từ những vị thần, những trường đoạn hành động trong phim khiến người
xem liên tưởng tới loạt phim truyền hình đình đám "Spartacus". Các đấu sĩ sử dụng các vũ khí
như gươm, cung tên, giáo ... dứt khoát và còn có phần sáng tạo, đủ làm hài lòng những ai ưa
thích các phim hành động sử thi.

Trang 37
Trong các trận chiến ấy, người nổi bật nhất dĩ nhiên là Hercules. Dwayne Johnson cho
thấy việc lựa chọn anh là đúng đắn, bởi vẻ ngoài cao lớn với cơ bắp tựa như một vị thần của
cựu đô vật này khiến khán giả dễ dàng bị thuyết phục. Kể từ ngày gia nhập thế giới điện ảnh,
cựu võ sĩ này từng thử sức với nhiều thể loại phim như phiêu lưu, gia đình, tình cảm ... song
cho đến giờ thì dòng phim hành động vẫn là thứ phù hợp nhất với anh.
Trong một bộ phim như "Hercules", khi nhân vật chính không cần có diễn xuất quá
xuất sắc mà chỉ cần gây ấn tượng với ngoại hình và các trường đoạn hành động thì khó có thể
có cái tên nào sáng giá hơn Dwayne Johnson. Ngôi sao này còn thể hiện tương đối ổn trong
những cảnh Hercules thể hiện sự đau đớn, bởi trận chiến giữa người hùng này diễn ra không
chỉ với kẻ địch mà còn với những ám ảnh quá khứ.
Xuyên suốt tác phẩm, đan xen giữa những trận chiến hay những đoạn thoại giàu tính
giải trí còn là một câu chuyện khác: một người vô tình chịu sức ép từ chính danh tiếng của
mình do chính những người quanh anh tạo ra. Hành trình đi tìm câu trả lời về chính bản thân
mình và những khó khăn trên chặng đường ấy khiến "Hercules" không bị đi vào lối mòn
"bách chiến bách thắng" như nhiều bộ phim khác về những người hùng thần thoại.
Dù bộ phim có cài cắm một nút thắt nhằm gây bất ngờ nhưng nhìn tổng thể kịch bản
phim chỉ dừng ở mức trung bình khá. Song nhờ vào màn thể hiện thuyết phục của Dwayne
Johnson cùng dàn diễn viên phụ, cách khai thác mới lạ và những cảnh chiến đấu đã mắt,
"Hercules" vẫn là một bộ phim giải trí ổn của hè 2014. Đây là lựa chọn phù hợp cho những ai
muốn "đổi món" tại rạp trong một mùa hè tràn ngập phim khoa học viễn tưởng.
Thịnh Joey (Việt Nam+)-26/07/2014 07:21 GMT+7
Đề 02: Viết báo cáo nghiên cứu về: Vẻ đẹp văn hóa Ê- đê trong Sử thi “Đăm Săn”
Gợi ý:
Viết báo cáo nghiên cứu về: Vẻ đẹp văn hóa Ê- đê trong Sử thi “Đăm Đạt/chưa
Săn” đạt
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát
được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vẻ đẹp văn hóa Ê- đê trong Sử thi “Đăm Săn”
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm theo yêu cầu của một văn
bảo báo cáo nghiên cứu
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu
sau:
* Đặt vấn đề:
- Giới thiệu Sử thi Ê-đê và văn hóa Ê-đê

Trang 38
- Giới thiệu mối quan hệ giữa văn học và văn hóa
* Giải quyết vấn đề:
- Tìm hiểu văn hóa Ê-đê qua sử thi “Đăm Săn”:
+ Đặc điểm nơi cư trú
+ Bản sắc văn hóa của cộng đồng người Ê đê được thể hiện rõ nét qua trang
phục và các hoạt động lao động sản xuất
+ Chế độ mẫu hệ là điểm nhấn trong văn hóa tinh thần của người Ê- đê.
+ Vẻ đẹp văn hóa Ê-đê kết tinh trong hình tượng người anh hùng mà họ tôn
sùng
- Đánh giá vẻ đẹp văn hóa Ê-đê qua sử thi “Đăm Săn”
* Kết luận: Kết lại vấn đề nghiên cứu
* Tài liệu tham khảo: Ghi rõ họ tên tác giả, thời gian công bố, tên tài liệu,
nơi công bố
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Bài báo cáo nghiên cứu tham khảo:
Vẻ đẹp văn hóa Ê-đê trong Sử thi “Đăm Săn”
1. Đăm Săn là tác phẩm sử thi kinh điển của Việt Nam, chiếm vị trí, vai trò quan trọng trong
tiến trình phát triển của nền văn học nước nhà. Cho đến nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm
hiểu về sử thi này. Những nhà nghiên cứu người Pháp đã có công lớn trong việc sưu tầm, dịch
thuật và công bố sử thi Đăm Săn đầu tiên trên thế giới. Sau đó, vào năm 1957, tác giả Đào Tử
Chí đã dịch tác phẩm Đăm Săn từ tiếng Pháp ra tiếng Việt, công bố trên Tạp chí Văn nghệ với
tên gọi: Bài ca chàng Đăm Săn. Khi sử thi Đăm Săn được dịch ra tiếng Việt, công cuộc
nghiên cứu tác phẩm này được chú ý nhiều hơn vì không gặp phải những rào cản về ngôn
ngữ. Chúng ta có thể kể đến một số bài viết, công trình nghiên cứu như: Tìm hiểu giá trị bài
ca chàng Đăm Săn của tác giả Chu Xuân Diên, Một số đặc điểm của sử thi anh hùng qua
đoạn chiến thắng M’tao M’xây (Trích sử thi Đăm Săn - Ê đê) của Hoàng Minh Đạo hay
chuyên luận Sử thi Ê đê của Phan Đăng Nhật. Không chỉ nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm sử thi, nhiều công trình nghiên cứu còn đi sâu vào việc tìm hiểu hình
tượng nhân vật anh hùng Đăm Săn - linh hồn của tác phẩm. Tác giả Hoàng Ngọc Hiến có bài
viết về Bài ca chàng Đăm Săn như là một tác phẩm anh hùng ca đăng trên Tạp chí Dân tộc
học để ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng ở các phương diện đặc điểm ngoại hình, tính cách,
tâm hồn, cử chỉ, hành động… Nhìn chung, đã có những tác giả quan tâm, khai thác sử
thi Đăm Săn ở nhiều góc độ và đạt được những kết quả đáng tự hào. Tuy nhiên, nghiên cứu sử
thi Đăm Săn, đặc biệt tìm hiểu vẻ đẹp văn hóa Ê đê trong sử thi Đăm Săn vẫn chưa có nhiều
Trang 39
công trình bàn đến. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ phác họa đậm nét hơn, góp thêm điểm
nhìn mới mẻ về bản sắc văn hóa cộng đồng người Ê đê nói chung và sử thi Đăm Săn nói
riêng.
2. Trước tiên, có thể thấy, ngôi nhà là điểm nổi bật trong giá trị văn hóa vật chất của người Ê
đê. Trong sử thi Đăm Săn, ngôi nhà của người anh hùng Đăm Săn được miêu tả rất kỹ: “nhà
chàng Đăm Săn dài đến nỗi tiếng chiêng đánh đằng trước nhà, người đứng sau nhà không
nghe thấy. Mái hiên nhà chàng con chim bay mỏi cánh mới hết” (1). Nhà của Đăm Săn có
những “chiếc khiên chói lọi như đèn đuốc”, “vải sợi nặng trĩu làm cong các sào phơi. Thịt bò
thịt trâu treo đầy xung quanh”, “bát đĩa bằng đồng để khắp sàn nhà” (2). Người Ê đê thường
cất nhiều đồ dùng ở trong nhà, đặc biệt ở gian khách, ví dụ như ché rượu cần, cồng chiêng,
nồi đồng, thịt trâu bò... vì đây là những tài sản giá trị, thể hiện sự giàu có. Ngôi nhà ấy không
chỉ là không gian sống mà còn là nơi gắn kết bao thế hệ dòng tộc người Ê đê, nơi đánh dấu sự
phồn thịnh, hùng cường của bộ tộc, bộ lạc. Sử thi Đăm Săn đã ghi lại bức tranh ngôi nhà với
voi, ngựa đông đúc ở miền đất Tây Nguyên. Phương tiện đi lại phổ biến nhất của người Ê đê
xưa là voi, là ngựa: “Mặt đất in dấu chân ngựa nhiều như chân rết. Mặt đất in đầy dấu chân
voi như đáy cối giã gạo” (3). Theo kết quả khảo sát, trong sử thi Đăm Săn, phương tiện đi lại,
vận chuyển là voi chiếm 66,7%, ngựa chiếm 33,3%. Đăm Săn đã cưỡi voi dẫn dân làng đi lao
động bắt cua, tôm, cá; cưỡi voi đi chiến đấu với M’tao Grứ và M’tao M’xây để bảo vệ thị tộc,
bảo vệ vợ của mình. Đó là những “con voi đực đuôi dài chấm đất, có bộ ngà rộng, mặt nó như
bông hoa đẹp, khiến cho người người trông thấy nó đều phải vui mừng” (4). Không chỉ có voi
mà ngựa cũng là một người bạn đồng hành cùng Đăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời “chàng
ngồi trên lưng con ngựa đực” (5), “con ngựa chạy nhanh như gió thổi, vượt lên đỉnh núi, nhảy
qua bao dòng thác, bao con suối” (6) đã cùng Đăn Săn băng qua mọi khó khăn ở rừng sáp đen
của bà Sun Y Rít và cùng Đăm Săn hy sinh trên con đường chinh phục tự nhiên.
Bản sắc văn hóa của cộng đồng người Ê đê được thể hiện rõ nét qua trang phục và các
hoạt động lao động sản xuất. Cũng giống như 53 dân tộc anh em cùng cộng cư trên dải đất
hình chữ S, người Ê đê có riêng cho mình trang phục truyền thống với những đường nét hoa
văn mang đậm bản sắc con người nơi đây. Người anh hùng Đăm Săn đã làm người đọc say
mê với thân hình khỏe khoắn, cường tráng trong trang phục: “cái khố có hoa sao, cái áo có
hoa me”, “Trên đầu, chàng quấn một cái khăn màu tím. Quanh lưng, chàng thắt một chiếc
khăn màu đỏ” (7). Trang phục của Đăm Săn chính là trang phục điển hình của đàn ông Ê đê
xưa. Y phục của họ gồm áo và khố: áo của nam thường có phần tay khá dài, vạt sau dài hơn
vạt trước và khố dùng để che chắn nửa thân dưới của họ. Ngoài ra, họ cũng thường mang hoa
tai, vòng cổ hoặc quấn khăn đen nhiều vòng trên đầu. Chính những bộ trang phục này đã tôn
lên vẻ đẹp độc đáo, đầy nam tính của họ. Bên cạnh đó, những người vợ của Đăm Săn cũng
mang những bộ trang phục rất bắt mắt “Mỗi nàng mặc một chiếc váy có hoa me và chiếc áo
có hoa sao” (8), “tay trái nàng đeo vòng bạc, tay phải nàng đeo vòng vàng” (9). Trang phục

Trang 40
của nữ giới là váy tấm, áo chui, chúng được làm bằng thổ cẩm với gam màu chàm, màu đen
chủ đạo và điểm những hoa văn sặc sỡ đậm chất thiên nhiên núi rừng. Trang phục còn kết hợp
với trang sức bằng vàng hoặc đồng, vòng tay thường được đeo thành bộ kép để nghe tiếng va
chạm của chúng vào nhau. Vẻ đẹp con người Ê đê càng trở nên ấn tượng hơn khi họ hòa
chung trong bức tranh lao động, sản xuất sinh động: “Trai xinh gái đẹp lên xuống sàn nhà
nhộn nhịp rộn ràng như những đàn ong tìm hoa gây mật” (10). Tù trưởng Đăm Săn đã cùng
các nô lệ, tôi tớ của mình tham gia vào các hoạt động sản xuất, phát rẫy, làm ruộng, đi rừng
săn thú: “lũ làng phát được một vùng đất rộng bằng bảy ngọn đồi. Sau bảy ngày, bảy đêm, cây
đã khô, họ dồn lại từng đống châm lửa đốt” (11), “một trăm người vạch luống, một nghìn
người chọc lỗ” (12) để làm ruộng nương... Trong những buổi đầu xây dựng cuộc sống cộng
đồng, với vai trò là một vị tù trưởng, Đăm Săn đã lên Trời xin giống lúa tốt, hướng dẫn tôi tớ
làm nương rẫy, canh thú rừng đến phá rẫy, đi rừng, đi suối săn thú, kiếm con cá, con tôm.
Người Ê đê chủ yếu săn bắn, hái lượm, làm rẫy, đánh cá, đan lát, dệt vải... Ngoài trồng trọt,
họ còn chăn nuôi trâu, bò, voi để phục vụ cuộc sống hằng ngày.
3. Chế độ mẫu hệ là điểm nhấn trong văn hóa tinh thần của người Ê đê. Chế độ này được hình
thành từ xa xưa dựa trên đặc điểm quần hôn nguyên thủy. Khi đó, người ta chỉ có thể nhận
biết rõ ràng về mẹ, người đã mang nặng đẻ đau, sinh ra những thiên thần. Người mẹ cũng giữ
vai trò quan trọng trong việc quản lý, phân chia lương thực, thực phẩm. Nói rộng ra là nắm
giữ nguồn nuôi dưỡng sự sống trong gia đình. Người đàn bà cai quản mọi việc trong nhà, còn
giao tiếp với xã hội và cộng đồng là do người đàn ông đảm nhiệm. Con cái sinh ra mang họ
mẹ, bất cứ việc lớn nhỏ trong gia đình thì ý kiến quyết định cuối cùng vẫn là của người phụ
nữ lớn tuổi nhất trong nhà. H’Nhí và H’Bhí trong sử thi Đăm Săn là những người phụ nữ
quyền lực, mọi của cải, sự quyết định trong gia đình đều thuộc về hai chị em. Nếu ở các dân
tộc thiểu số khác, nhà trai đi hỏi cưới nhà gái về làm vợ thì dân tộc Ê đê ngược lại. Lễ cưới -
hỏi của họ chịu sự chi phối của chế độ mẫu hệ nên người con gái đi chủ động đi hỏi và cưới
chồng. H’Nhí và H’Bhí đã cùng các anh trai của mình sang tận nhà Đăm Săn để hỏi cưới
chàng làm chồng: “Chúng tôi muốn hỏi Đăm Săn về để ngồi thay ông nội chúng tôi trên chiếc
chiếu, để có người nhắc lại sự việc đã xảy ra với tổ tiên ông bà chúng tôi ngày trước” (13).
Đồng thời, nhà gái chịu mọi phí tổn trong hôn nhân và người chồng đi ở rể bên nhà vợ. Cụ
thể, nhà gái H’Nhí và H’Bhí đã đem sính lễ cưới cho người phụ nữ lớn tuổi nhà chú rể bao
gồm: “voi đực cùng với hai nài voi, một người ngồi trên cổ voi và một người ngồi trên lưng
voi; giao một tớ trai và một tớ gái, tớ gái đi theo để nấu cơm, tớ trai đi theo để nướng thịt”
(14). Sau đó, Đăm Săn đã theo vợ về ở rể và tập trung làm lụng, đánh giặc để bảo vệ cộng
đồng, mở rộng buôn làng cho gia đình vợ.
Chế độ mẫu hệ của người Ê đê in đậm trong kiến trúc và trang trí chiếc đầu cầu thang
vào nhà. Chúng được trang trí đôi bầu sữa và hình vầng trăng khuyết - những biểu tượng sống
động của tính nữ. Văn hóa người Ê đê còn mãi với tục nối dây (Juê nuê) - một luật tục cổ

Trang 41
truyền trong hôn nhân của người Ê đê. Tục này quy định khi chồng chết, người phụ nữ có
quyền đòi hỏi nhà chồng phải thế một người đàn ông khác để làm chồng. Ngược lại khi vợ
chết, người chồng phải lấy một người con gái trong gia đình vợ, miễn là người đó chưa có
chồng. Theo tục Juê nuê, trong hôn nhân của người Ê đê, khi bà của H’Nhí và H’Bhí chết, hai
nàng phải nối dây với chồng bà là ông M’tao Y Kla (cậu của Đăm Săn). Nhưng cậu của Đăm
Săn chết, Đăm Săn phải thay cậu nối sợi dây hôn nhân với H’Nhí và H’Bhí. Những người phụ
nữ trong dòng họ của vợ/chồng chấp nhận “nối dây” không những xuất phát từ tình yêu
thương với người đã góa kia mà còn là trách nhiệm, tình thương đối với những đứa trẻ bất
hạnh, mang lại hạnh phúc cho con cháu, dòng họ và gìn giữ truyền thống mẫu hệ. Thế nhưng,
tục lệ này cũng gò bó con người, không cho họ tìm tình yêu tự do, bình đẳng. H’Nhí và H’Bhí
vì nghe theo lời ông bà nội mà không dám nảy sinh tình cảm với những người đàn ông khác,
còn Đăm Săn thì tìm nhiều cách chống đối cuộc hôn nhân này song vẫn không thoát khỏi luật
lệ. Chàng phải từ bỏ người yêu về làm chồng hai người đẹp thì mới trở thành “một người giàu
mạnh, cái chân không bước xuống đất mà nhà đầy nô lệ, cái chân không chạm đất mà đầy đàn
voi đến” (15) còn nếu lấy vợ làng đông, xóm tây thì “sẽ trở thành nô lệ, thành đứa giữ ngựa,
cột chiêng, xiềng voi” (16). Tuy nhiên, cho đến nay, tục nối dây đã có nhiều chuyển biến,
người Ê đê không còn bị ép buộc mà trên cơ sở tự nguyện, người nối dây phải tương xứng về
tuổi, trong trường hợp không có người thích hợp trong dòng họ của người vợ/ chồng đã mất
thì người chồng/ vợ được đi lấy người khác. Đây là một tín hiệu đáng mừng với những luật
tục đã lạc hậu của người Ê đê.
4. Núi rừng Tây Nguyên kỳ vĩ, nhiều bí ấn đã chung đúc nên những con người mạnh mẽ,
dũng cảm, có ý thức đấu tranh bảo vệ cộng đồng. Từ bao đời nay, người Ê đê luôn cùng nhau
quây quần bên bếp lửa, nghe hát kể sử thi về cội nguồn, quá trình hình thành tộc người. Trong
đó, bài ca về người anh hùng Đăm Săn với những chiến công hiển hách trong xây dựng, phát
triển và bảo vệ buôn làng khỏi những kẻ thù hung hãn không bao giờ vắng bóng ở các buổi
diễn xướng. Ông Ywang Mlo Dun Du - nhà văn hóa người Ê đê nhận xét: “Cả truyện Đăm
Săn tỏa ra một cuộc sống gần như cuộc sống thật, nhưng phong phú hơn, phóng khoáng hơn,
cao xa hơn. Đó là điểm chính làm cho người ta thích nghe truyện Đăm Săn, nghe mãi không
thôi, nghe kể liền ba, bốn lần không chán” (Theo GS.Phan Đăng Nhật). Đăm Săn là hình ảnh
của một vị tù trưởng mạnh mẽ, dũng cảm, có ý thức đấu tranh bảo vệ cộng đồng. Những phẩm
chất tốt đẹp của Đăm Săn cũng là phẩm chất chung của người Ê đê. Sự mạnh mẽ, dũng cảm
của chàng Đăm Săn trước hết được thể hiện ở việc chàng thuần dưỡng voi rừng. Xưa kia,
mảnh đất Tây Nguyên là nơi sống lý tưởng của loài voi châu Á, được mệnh danh là “thung
lũng voi”. Những chú voi rừng thường rất hung hãn, to lớn. Để thuần dưỡng được chúng, con
người cần có sức khỏe, bản lĩnh. Khi Đăm Săn giận H’Nhí và H’Bhí rồi tự ý bỏ về nhà chị gái
H’Ơng thì hai cô vợ đã đến nhà Đăm Săn đi cõng nước như tôi tớ trong nhà chàng. Thấy vậy,
Đăm Săn đã lệnh cho tôi tớ đi cõng nước cho H’Nhí và H’Bhí, đồng thời chỉ đạo “đi bắt voi

Trang 42
để chúng ta đi về nhà” (17). Tôi tớ đi gọi voi để bắt nhưng “con voi không về, mà lại nổi
khùng. Nó rống lên thật to và đuổi theo các nài voi. Họ trốn sau gốc tre, voi giẫm nát gốc tre.
Họ trốn vào gốc cây, voi lao vào gốc cây. Voi thì không bắt được, mà các nài voi, người bắt
voi bị gẫy tay, người bị gẫy chân” (18). Ngay cả Frong Mưng người được ông trời ba lần làm
phép khỏe mạnh, to gan cũng không bắt nổi con voi ấy. Thế nhưng chàng Đăm Săn chỉ sử
dụng tiếng quát mà “con voi sợ quá, quỳ xuống” (19) nghe lời chàng. Hành động thuần dưỡng
voi hung dữ của Đăm Săn bằng lời nói đã thể hiện bản lĩnh của người tù trưởng tài giỏi và đã
khẳng định được vị trí xứng đáng của chàng trong lòng cộng đồng. Đồng thời, những chi tiết
này còn giúp chúng ta cũng thấy một hoạt động văn hóa nổi bật của người Ê đê là thuần
dưỡng voi rừng thành voi nhà đầy khó khăn, vất vả đòi hỏi sự thông minh, dũng cảm, kiên
cường.
Theo GS. Phan Đăng Nhật, khi nghiên cứu các sử thi của người dân vùng Tây Nguyên,
ông nhận ra có ba nhiệm vụ nổi bật mà người anh hùng phải thực hiện đó là: “lấy vợ, làm lụng
và đánh giặc, trong đó đánh giặc là nhiệm vụ trung tâm”. Như vậy, đánh giặc là nhiệm vụ lớn
nhất, quan trọng nhất của người anh hùng. Người anh hùng chiến đấu vì sự giàu có, hùng
cường, uy danh, hòa bình và yên vui của cộng đồng. Trong sử thi Đăm Săn, có hai cuộc chiến
đấu không thể bỏ qua. Đó là trận chiến của Đăm Săn với M’tao Grứ (tù trưởng Kền Kền) và
M’tao M’xây (tù trưởng Sắt). M’tao Grứ và M’tao M’xây là những tên tù tưởng háo sắc, vì
đam mê sắc đẹp mà lập mưu bắt H’Nhí “đẹp như hoa K’truôl Jang, sáng như mặt trời”(20) về
làm vợ. Do đó, mục đích Đăm Săn tham gia vào những cuộc chiến này trước hết là giành lại
người vợ nối dây bị cướp. Nếu không dám chiến đấu giành lại vợ, sẽ bị coi là hèn nhất, bị mọi
người khinh. Bảo vệ người vợ của mình đồng nghĩa với việc người anh hùng bảo vệ danh dự
và uy tín cho chính bản thân mình. Các tù trưởng thù địch cướp vợ của Đăm Săn là hành động
quấy phá buôn làng, cộng đồng của Đăm Săn. Chàng đã tiêu diệt kẻ thù, cứu vợ về, trả lại sự
bình yên cho buôn làng của mình và làm nó trở nên giàu có, trù phú hơn. Trong quá trình
chiến đấu, không chỉ có Đăm Săn mà cả buôn làng cũng cùng chung sức đấu tranh bảo vệ
cộng đồng: “dân làng vứt cả cá, cả lưới xuống sông, đi theo Đăm Săn đông như đàn kiến đàn
mối, vừa đi vừa nguyền rủa M’tao M’xây độc ác cả gan cướp vợ của chàng” (21). Như vậy,
mạnh mẽ, dũng cảm, có ý thức đấu tranh bảo vệ cộng đồng là những nét phẩm chất nổi bật
của người Ê đê. Nét phẩm chất ấy được đúc tạc, gửi gắm trong hình tượng người anh hùng
Đăm Săn với những vẻ đẹp ngời sáng. Người anh hùng Đăm Săn điển hình cho hình tượng
người anh hùng Tây Nguyên chăm chỉ lao động, luôn khát khao chinh phục tự nhiên và khẳng
định bản thân mình. Họ không chỉ là những người mạnh mẽ trong các trận chiến bảo vệ cộng
đồng mà họ còn là những người anh hùng trong lao động. Họ làm lụng để buôn làng giàu
sang, lớn mạnh. Trong sử thi, Đăm Săn đã thực hiện nhiệm vụ làm lụng gắn với các hoạt động
chăn nuôi, săn bắt, trồng trọt. Chàng cùng cộng đồng chặt cây, đốt rừng, làm rẫy: “Bây giờ lũ
làng hãy theo ta đi chọn đất tốt làm nương, rẫy”, “mau mau đi phát cây làm nương rẫy, để rồi

Trang 43
giờ đây chúng ta khỏi đói khát, để rồi đây chúng ta mãi giàu sang” (22). Hơn nữa, Đăm Săn
trực tiếp lên Trời xin giống lúa về cho dân làng trồng trọt với mong muốn giúp cho hoạt động
lao động, sản xuất của buôn làng mình phát triển hơn. Sau khi xin được giống lúa, Đăm Săn
“làm chòi giữ rẫy, làm nhà chứa lúa, để cho người ở đó ngày đêm canh giữ cho thú rừng khỏi
phá hoại hoa màu”, “Chòi làm xong. Đăm Săn ở lại giữ rẫy, để đuổi lợn rừng, hươu nai, công
gà đến phá rẫy” (23). Khi có thời gian rảnh rỗi, chàng thường cùng dân làng “sáng đi câu cá,
chiều đi bắt tôm” (24). Ta thấy, nhân vật người anh hùng Đăm Săn là hiện thân của một cộng
đồng người Ê đê chăm chỉ làm lụng quanh năm, nhiệt tình trong công việc đồng áng. Ngay
buổi đầu sơ khai hình thành cộng đồng, người Ê đê ngoài chăn nuôi, săn bắt, hái lượm, đánh
cá, đan lát, dệt vải họ đã gắn bó với hoạt động làm nương rẫy. Họ đã làm nên văn minh nương
rẫy. Đăm Săn chính là biểu tượng của của nền văn minh đó. Đặc biệt, chàng luôn vươn lên
khẳng định bản thân mình. Đăm Săn là vị tù trưởng may mắn, chàng lấy được những người
vợ đẹp “các ngón tay thuôn như lông con nhím” (25), “rạng rỡ như mặt trời”, “cổ chân tròn
như bắp chuối”, “bắp đùi sáng muốt, sáng chói như ánh chớp” (26). Điều này khiến các tù
trưởng khác vô cùng ghen tị. Thế nhưng, Đăm Săn vẫn muốn lên đường chinh phục, bắt nữ
thần Mặt Trời về làm vợ để “trở thành một tù trưởng giàu mạnh có nhiều chiêng núm chiêng
bằng, trên đời không ai bì kịp” (27). Khát vọng của chàng mang ý nghĩa khẳng định sức mạnh
của bản thân mình, đặt sức mạnh con người sánh ngang với tự nhiên. Vì lẽ đó, ai can ngăn
chàng cũng không từ bỏ ý định. Đăm Săn quyết tâm đi trên con đường “đầy cọp, đầy rắn độc”
(28). Cuối cùng, với quyết tâm sắt đá và nghị lực phi thường, Đăm Săn đã được gặp gỡ nữ
thần Mặt Trời. Đứng trước nữ thần Mặt Trời vô cùng xinh đẹp, chàng đã nói rõ ý định của
mình: “Tôi đến đây tìm người dệt chăn cho tôi, dệt áo dệt khố cho tôi mặc, tìm người nấu cơm
cho tôi ăn” (29). Nhưng nữ thần Mặt Trời đã từ chối. Chàng thất vọng lên ngựa trở về, nhưng
ngựa của Đăm Săn không chạy đua kịp với tốc độ của ánh sáng mặt trời nên cuối cùng chàng
chết ngập trong rừng đất đen đang tan chảy của bà H’Sun Y Rít. Tổng kết cuộc đời oai hùng
của tù trưởng đầu đội khăn kép, vai mang nải hoa, có thể thấy đây là lần duy nhất người anh
hùng gặp thất bại. Cái chết của Đăm Săn thấm đẫm sự bi tráng, tràn đầy lý tưởng anh hùng
cao cả thể hiện ý thức khẳng định mình vô cùng mãnh liệt. Người anh hùng đã hy sinh nhưng
lý tưởng thì vẫn được tiếp nối mãi với sự xuất hiện của Đăm Săn cháu sau này. Và không chỉ
có Đăm Săn cháu, mà còn rất nhiều những người dân Ê đê khác sẽ tiếp tục đi tiếp con đường
của chàng Đăm Săn, tiếp tục hoàn thiện lý tưởng, khát khao khẳng định mình, chinh phục
thiên nhiên, những miền đất lạ để mở rộng sự giàu có, trù phú của buôn làng mà người anh
hùng này đã mở ra trước đó…
5. Sử thi Đăm Săn là một trong những tác phẩm quan trọng trong kho tàng văn học dân tộc.
Người anh hùng Đăm Săn là nhân vật trung tâm của thời đại sử thi. Qua hình tượng Đăm Săn,
chúng ta hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa và con người Ê đê vùng đất Tây Nguyên. Sử thi Đăm
Săn đã tô đậm thêm những nghi thức, nghi lễ độc đáo với những tập tục đặc biệt của tộc người

Trang 44
Ê đê không thể trộn lẫn với các dân tộc khác. Các nghi lễ đều bắt nguồn từ tín ngưỡng sùng
bái thần linh, tin tưởng vào các thế lực siêu nhiên phù trợ cho sức khỏe. Các giá trị văn hóa
vật chất, văn hóa tinh thần của người Ê đê càng cần được giữ gìn bảo tồn và phát huy trong
bối cảnh hội nhập ngày nay. Trong những giá trị vĩnh hằng cần giữ gìn và phát huy thì vẻ đẹp
tâm hồn của những con người mạnh mẽ, dũng cảm, có ý thức đấu tranh bảo vệ cộng đồng;
những con người khát khao được khẳng định bản thân mình trước thiên nhiên, thần linh;
những con người yêu thích sự tự do, phóng khoáng trong buổi đầu sơ khai gây dựng buôn
làng cần được nhân rộng hơn nữa trong cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên ngày hôm nay
(30).
_______________
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28,
29. Linh Nga NiêkĐăm - Y Khem, Y Wang Mlô Duôn Du, Bài ca chàng Đăm Săn, Nxb Văn
hóa dân tộc, 2012.
30. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đề tài mã số B2020 - TNA
-09.
Tài liệu tham khảo
1. Thùy Chang, Văn hóa Tây Nguyên - kết tinh của văn minh nương
rẫy, luhanhvietnam.com.vn, 16-4-2019.
2. Hoàng Ngọc Hiến, Bài ca chàng Đăm San như là một tác phẩm anh hùng ca, Tạp chí Dân
tộc học, số 1, 1980, tr.26-35.
3. Bá Thắng, Chuyện về những chiếc ché của người Ê đê, baodantoc.vn, 15-3-2020.
4. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1999, tr.40
(Tác giả: PGS, TS Ngô Thị Thanh Quý - Nguyễn Thu Huyền
Nguồn: Tạp chí VHNT số 464, tháng 6-2021)
BUỔI 5:
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP CẢ BÀI HỌC 4
a. Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học để thực hiện bài tập giáo viên giao.
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân hoàn thành đề bài ôn tập tổng hợp.
c. Sản phẩm: Bài làm hoàn thiện của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ:
Cách 1: GV giao đề ôn tập tổng hợp cho HS
HS làm việc nhóm nhỏ theo bàn.
Cách 2: GV kiểm tra đề tổng hợp 90 phút
HS làm việc cá nhân.

Trang 45
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thực hiện nhiệm vụ.
+ GV quan sát, khích lệ HS.
- Báo cáo, thảo luận:
+ GV gọi HS chữa đề theo từng phần.
+ Tổ chức trao đổi, nêu ý kiến.
+ HS nhận xét lẫn nhau.
- Kết luận: GV nhận xét, chốt kiến thức.
Cách 1: Đề tự luận 100%
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
%
Mức độ nhận thức Tổng Tổng
điểm
Vận dụng
Kĩ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TT cao
năng
Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Số Thời
(%) gian ( %) gian (%) gian (%) gian câu gian
(phút) (phút) (phút (phút hỏi (phút
) ) )
1 Đọc 40
15 5 15 5 10 10 0 0 06 20
hiểu
2 Làm 60
25 10 15 10 10 20 10 30 01 70
văn
Tổng 40 15 30 15 20 30 10 30 07 90 100
Tỉ lệ % 40 30 20 10 100
Tỉ lệ 70 30 100
chung

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA


MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

Trang 46
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng
Nội Đơn vị Mức độ kiến
dung kiến thức, Vận
TT Nhận Thông Vận
kiến thức/kĩ kĩ năng cần dụng
biết hiểu dụng
thức/kĩ năng kiểm tra, đánh cao
năng giá
1 ĐỌC Đọc hiểu Nhận biết: 3 2 1 0 6
HIỂU đoạn - Tìm được các
trích sử từ ngữ, hình ảnh
thi theo định hướng
(Ngoài - Chỉ ra thông
SGK) tin trong đoạn
trích.
Thông hiểu:
- Hiểu được đặc
sắc về nội dung
của đoạn trích:
đề tài, chủ đề,
thông điệp,…
- Hiểu được đặc
sắc về nghệ
thuật của sử thi,
các hình ảnh,
biện pháp tu từ
đặc sắc; ngôn
ngữ,…
- Hiểu được một
số đặc trưng của
sử thi
Vận dụng:
- Nhận xét giá
trị của các yếu
tố nội dung,
hình thức trong
đoạn trích.
- Nêu được suy
nghĩ về quan

Trang 47
Đơn vị Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng
Nội kiến Mức độ kiến Vận
TT Nhận Thông Vận
dung thức/kĩ thức, dụng
biết hiểu dụng
kiến năng kĩ năng cần cao
thức/kĩ kiểm tra,tác
niệm của đánh
giả
dân gian; rút ra
được thông điệp,
bài học cho bản
thân từ nội dung
đoạn trích.
2 LÀM Viết bài Nhận biết: 1
VĂN nghị - Xác định được
luận về nhân vật người
nhân vật anh hùng sử thi
người và những đặc
anh hùng điểm của nhân
sử thi vật đó
qua một - Xác định được
đoạn cách thức trình
trích bày bài văn.
Thông hiểu:
- Đưa được dẫn
chứng cụ thể và
những đánh giá
về nhân vật
Vận dụng:
- Vận dụng các
kĩ năng dùng từ,
viết câu, các
phép liên kết,
các phương thức
biểu đạt, các
thao tác lập luận
phù hợp để triển
khai lập luận về
nhân vật người
anh hùng sử thi

Trang 48
Đơn vị Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng
Nội kiến Mức độ kiến Vận
TT Nhận Thông Vận
dung thức/kĩ thức, dụng
biết hiểu dụng
kiến năng kĩ năng cần cao
thức/kĩ kiểm tra, cao:
Vận dụng đánh
- Huy động được
kiến thức và trải
nghiệm của bản
thân để bàn luận
về về nhân vật
người anh hùng
trong sử thi và
trong cuộc sống
hôm nay
- Có sáng tạo
trong diễn đạt,
lập luận làm cho
lời văn có giọng
điệu, hình ảnh;
đoạn văn giàu
sức thuyết phục.
Tổng 7
Tỉ lệ % 40 30 20 10
Tỉ lệ chung 70 30

ĐỀ BÀI
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
[…] Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc
tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.
[…] Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp,
gió như lốc”. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng
đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy
nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”.

Trang 49
(Trích Đăm Săn, Sử thi Ê-đê, Nguyễn Hữu Thấu dịch, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,
1988)
Câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 2. Tìm những động từ, cụm động từ diễn tả lần múa khiên thứ nhất của Đăm Săn.
Câu 3. Nhận xét của anh/ chị về 2 lượt múa khiên của Đăm Săn.
Câu 4. Xác định biện pháp tu từ so sánh, phép điệp, phép đối, phóng đại được sử dụng trong
những câu văn trên. Tác dụng của biện pháp đó?
Câu 5. Anh (chị) có nhận xét gì về cách người kể miêu tả hai lần múa khiên đó?
Câu 6. Anh (chị) có thấy những hành động anh hùng cần thiết trong thời đại hiện nay không?
PHẦN II. VIẾT (6,0 điểm)
Phân tích hình tượng người anh hùng Héc-to trong đoạn văn sau:
Dứt lời, Héc-to lùng danh cúi xuống muốn ôm con trai vào lòng. Nhưng cậu bé khóc ré
lên, nhao người về phía nhũ mẫu xống áo thướt tha. Ánh đồng sáng loá và cái ngù bờm ngựa
cong cong trên mũ trụ của cha làm nó e sợ. Người cha hồn hậu và người mẹ dịu hiền bật cười.
Héc-to tháo ngay mũ trụ sáng loáng của mình đặt xuống đất. Rồi chàng bồng cậu con trai
thân yêu lên tay, thơm nó, vừa nâng nó lên cao, đu đưa, vừa khẩn cầu con trai của thần Crô-
nốt (Cronos) và các vị thần khác: “ Hỡi thần Dớt và các vị thần vĩ đại! Xin hãy cho con trai
tôi, cũng được như cha, nổi danh giữa những người Tơ-roa về sức mạnh và trị vì thành I-li-
ông thật oai hùng. Để một ngày kia, thấy chàng trở về từ trận chiến, người ta phải thốt lên:
“Chà, chàng đã vượt xa thân phụ của mình!”. Để với chiến lợi phẩm vấy máu, sau khi đánh
bại kẻ thù, chàng trai từ chiến trận trở về làm vui lòng người mẹ”.
Nói rồi, chàng trao cậu con trai yêu quý tận tay cho vợ. Người mẹ ôm chặt con vào
bầu ngực thơm tho, cười qua hàng lệ. Lòng Héc-to nhói buốt. Chàng đưa tay vuốt ve nàng, rồi
cất lời an ủi: “Phu nhân khốn khổ của ta ơi! Nàng đừng dần vặt lòng mình quá thế! Một
người trần mắt thịt không thể bất chấp số phận mà bắt ta xuống địa phủ của thần Ha-
đét(Hades) được. Và đã sinh ra trên mặt đất này, chẳng một ai, dù quả cảm hay rụt rè, có thể
trốn chạy được số phận. Nàng hãy về nhà chăm lo công việc của mình, quay xa kéo sợi, dệt
vải, sai bảo nữ tì chăm chỉ. Chiến tranh là bổn phận của mỗi người đàn ông sinh ra tại thành
I-li-ông này, nhất là ta”.
Dứt lời, chàng nâng mũ trụ đồng thau sáng loáng lên. Còn Ăng-đrô-mác bước về nhà,
hàng lệ tuôn rơi, chốc chốc lại ngoái nhìn theo bóng hình phu quân yêu quý.
(Trích I-li-át, Hô-me-rơ, Hải Phong dịch, tạp chí Toán học và Văn học trong nhà
trường, số ra tháng 2/2021, tr.34-37)
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 4,0
1 Nội dung chính của văn bản: miêu tả 2 lần múa khiên của Đăm 0,5

Trang 50
Săn trong cuộc đấu với Mtao Mxây.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như Đáp án: 0,5 điểm
- Không trả lời được hoặc trả lời khác Đáp án: 0 điểm
2 Những động từ, cụm động từ diễn tả lần múa khiên thứ nhất của 0,5
Đăm Săn: Rung khiên, xốc tới, vượt, chạy vun vút
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như Đáp án: 0,75 điểm
- Trả lời được 1 ý trong Đáp án: 0,5 điểm
- Trả lời được 1 phần của ý 1 hoặc ý 2 trong Đáp án: 0,25 điểm
3 Nhận xét qua 2 lần múa khiên của Đăm Săn: Lần múa khiên thứ 0,5
hai hùng tráng hơn lần đầu. Lần múa đầu, Đăm Săn chỉ vượt qua
các chướng ngại vật, nhưng lần múa sau, chàng đã gây sự chết
chóc cho nhiều thứ.
- Trả lời như Đáp án: 0,5 điểm
- Trả lời được 1 ý trong Đáp án: 0,25 điểm
- Trả lời được 1 phần của ý 1 hoặc ý 2 trong Đáp án: 0,25 điểm
4 Biện pháp tu từ so sánh, phép điệp, phép đối, phóng đại 0,75
– Biện pháp tu từ so sánh: gió như bão; gió như lốc.
– Phép điệp: điệp từ múa, vun vút; điệp cú pháp: Một lần xốc tới
chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ
ô…;
– Phép đối: cao-thấp
– Phóng đại: quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ …
Tác dụng:
+ Đoạn văn sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm
+ Ca ngợi sức mạnh và tài năng của Đăm Săn trong cuộc đấu với
kẻ thù để đem lại hạnh phúc gia đình và dân làng.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như Đáp án: 0,75 điểm
- Trả lời được 1/2 ý trong Đáp án( hoặc chỉ ra BPTT hoặc nêu
tác dụng): 0,5 điểm
- Trả lời được 1/2 ý của BPTT hoặc tác dụng trong Đáp án: 0,25
điểm
Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các cách diễn
đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.
5 Nhận xét : 0,75

Trang 51
- Đây là đặc điểm thường thấy ở sử thi, các anh hùng tỏ rõ tài
năng, phẩm chất trước đối thủ thông qua một động tác giống
nhau;
- Đây là thử thách lớn đối với người kể bởi vì nếu non tay thì sẽ
trùng lặp, nhàm chán;
- Đây cũng là biện pháp để thực hiện sự trì hoãn sử thi bằng cách
lặp lại việc mô tả múa khiên hai lần.
- Trả lời như Đáp án: 0,75 điểm
- Trả lời được 2 ý trong Đáp án: 0,5 điểm
- Trả lời được 1 ý trong Đáp án: 0,25 điểm
6 Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình: 1,0
- Đồng tình: Có những giai đoạn lịch sử sản sinh ra những người
anh hùng, có những tình huống trong cuộc sống rất cần có những
người anh hùng
- Không đồng tình: Trong thời đại mới, anh hùng không còn là
chiến đấu chống kẻ thù mà anh hùng là cống hiến cho cuộc đời
những điều tốt đẹp, có ý nghĩa. Đó chính là hình ảnh người anh
hùng giữa đời thường
Hướng dẫn chấm:
- Bày tỏ quan điểm của bản thân về ý kiến : 0,25 điểm.
- Lý giải thuyết phục quan điểm lựa chọn: 0,75 điểm
II LÀM VĂN 6,0
Phân tích hình tượng người anh hùng Héc-to trong đoạn văn
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết
bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Hình tượng người anh hùng Héc-to trong đoạn văn
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng
tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;
đảm bảo các yêu cầu sau:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm 0,5
Phân tích hình tượng người anh hùng Héc-to qua đoạn trích: 3,0
* Hành động, cử chỉ của Héc-to:
- Tháo ngay mũ trụ sáng loáng của mình đặt xuống đất,
- Bồng cậu con trai thân yêu lên tay, thơm nó, vừa nâng nó lên

Trang 52
cao, đu đưa
 bế nựng, vui đùa cùng con => Là những hành động đời
thường, bình dị như bất kì người cha nào yêu con
- Vuốt ve vợ hiền => người chồng yêu vợ
- Nâng mũ trụ đồng thau sáng loáng lên => Hình ảnh biểu tượng
cho quyết tâm chiến đấu vì bổn phận, vì danh dự, vì cộng đồng
* Suy nghĩ, lời nói của Héc-to:
- Khẩn cầu điều tốt đẹp cho con trai
- An ủi, động viên vợ
 Phẩm chất đẹp đẽ của chàng:
+ Yêu thương, trân trọng gia đình: Người chồng yêu vợ,
người cha thương con, luôn mong mỏi cho con trai mình
những điều tốt đẹp nhất
+ Luôn đề cao bổn phận của người đàn ông
 Dù luôn coi trọng gia đình nhưng chàng vẫn đặt lợi ích
cộng đồng lên trên hết
Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Thể hiện tính cách, phẩm chất nhân vật qua hành động, lời nói,
cử chỉ
- Xây dựng những hình ảnh mang tính biểu tượng
- Đoạn văn ngắn nhưng đã thể hiện nhiều bổn phận, nhiều vai trò
khác nhau của nhân vật
- Ngôn ngữ tự hào, giọng điệu ngợi ca
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm – 3,0 điểm.
- Phân tích đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc phân tích sâu
nhưng chưa thật đầy đủ: 1,5 điểm – 2,25 điểm.
- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,25
điểm.
Đánh giá, liên hệ, mở rộng, nâng cao 0,5
- Khẳng định vẻ đẹp của người anh hùng Hec-to, người anh hùng
đại diện cho cộng đồng vừa bình dị gần gũi, vừa cao cả
- Liên hệ, so sánh với những người anh hùng trong sử thi Hy lạp
khác (Uy-lit-xơ,...) hoặc Đăm Săn (Việt Nam),...
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
- Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.

Trang 53
d. Chính tả, ngữ pháp 0,5
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi
chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng thực tiễn đời sống để
làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
Tổng điểm 10,0
Cách 2: Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
Nội Mức độ nhận thức Tổng
Kĩ dung/đơn Vận dụng %
TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
năng vị kiến cao điểm
thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
Đọc hiểu 60
Đọc đoạn trích
1
hiểu sử thi 3 0 4 1 0 2 0 0
(Ngoài
SGK)
2 Viết Viết
báo cáo về
0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40
một vấn đề

Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10
Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% 100
Tỉ lệ chung 60% 40%

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA


MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

Trang 54
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng
Đơn vị Mức độ kiến
Nội dung
kiến thức, Vận
TT kiến Nhận Thông Vận
thức/kĩ kĩ năng cần dụng
thức/kĩ biết hiểu dụng
năng kiểm tra, đánh cao
năng
giá
1 ĐỌC Đọc hiểu Nhận biết: 3TN 4TN 2TL 0 10
HIỂU đoạn - Xác định được 1TL
trích sử phương thức biểu
thi đạt đoạn trích/
(Ngoài ngôi kể/ nhân vật/
SGK) sự kiện chính,…
- Chỉ ra thông tin
trong đoạn trích.
Thông hiểu:
- Hiểu được đặc
sắc về nội dung
của đoạn trích:
chủ đề, tư tưởng,
ý nghĩa của hình
tượng nhân vật, ý
nghĩa của sự việc
chi tiết tiêu
biểu…
- Hiểu được đặc
sắc về nghệ thuật
của đoạn trích:
nghệ thuật trần
thuật, xây dựng
nhân vật, chi tiết
hoang đường kì
ảo…
- Hiểu được một
số đặc trưng của
sử thi thể hiện
trong đoạn trích.
Vận dụng:

Trang 55
Đơn vị Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng
Nội dung kiến Mức độ kiến Vận
TT Nhận Thông Vận
kiến thức/kĩ thức, dụng
biết hiểu dụng
thức/kĩ năng kĩ năng cần cao
năng - kiểm
Nhậntra,xét đánh
giá trị
của các yếu tố
nội dung, hình
thức trong đoạn
trích.
- Rút ra được
thông điệp, bài
học cho bản thân
từ nội dung đoạn
trích.
2 LÀM Viết báo Nhận biết: 1* 1* 1* 1TL*
VĂN cáo về - Xác định được
một sử vấn đề cần viết
thi đã báo cáo
nghiên - Xác định được
cứu cách thức trình
bày bài báo cáo.
Thông hiểu: 1
- Phân tích, đánh
giá được đề tài
của sử thi báo
cáo.
Vận dụng:
Vận dụng các kĩ
năng dùng từ,
viết câu, các phép
liên kết, các
phương thức biểu
đạt, các thao tác
lập luận phù hợp
để triển khai lập
luận, bày tỏ quan
điểm của bản

Trang 56
Đơn vị Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng
Nội dung kiến Mức độ kiến Vận
TT Nhận Thông Vận
kiến thức/kĩ thức, dụng
biết hiểu dụng
thức/kĩ năng kĩ năng cần cao
năng kiểm
thân vềtra,
vấnđánh
đề
báo cáo
Vận dụng cao:
Có sáng tạo trong
diễn đạt, lập luận
làm cho lời văn
có giọng điệu,
hình ảnh, giàu
sức thuyết phục.
Tổng 3 TN 4TN, 11
2 TL 1 TL
1TL
Tỉ lệ % 20 40 30 10 100
Tỉ lệ chung 60 40 100
Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ.
ĐỀ BÀI
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Khi Uy-lít-xơ từ phòng tắm bước ra, trông người đẹp như một vị thần. Người lại trở về
chỗ cũ, ngồi đối diện với Pê-nê-lốp, trên chiếc ghế bành ban nãy, rồi nói với nàng:
- Khốn khổ! Hẳn là các thần trên núi Ô-lem-pơ đã ban cho nàng một trái tim sắt đá
hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối, vì một người khác chắc chắn không bao giờ có gan
ngồi cách xa chồng như thế, khi chồng đi biền biệt hai mươi năm trời, trải qua bao nỗi gian
truân, nay mới được trở về xứ sở. Thôi, già ơi ! Già hãy kê cho tôi một chiếc giường để tôi
ngủ một mình, như bấy lâu nay, vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt.
Pê-nê-lốp thận trọng đáp:
- Khốn khổ! Tôi không coi thường, coi khinh ngài, cũng không ngạc nhiên đến rối trí
đâu. Tôi biết rất rõ ngài như thế nào khi ngài từ giã I-tác ra đi trên một chiếc thuyền có mái
chèo dài. Vậy thì, Ơ-ri-clê ! Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách
tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ xây lên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải lên giường.
Nàng nói vậy để thử chồng, nhưng Uy-lít-xơ bỗng giật mình nói với người vợ thận
trọng:
- Nàng ơi, nàng vừa nói một điều làm cho tôi chột dạ. Ai đã xê dịch giường tôi đi chỗ
khác vậy? Nếu không có thần giúp đỡ thì dù là người tài giỏi nhất cũng khó lòng làm được

Trang 57
việc này. Nếu thần linh muốn xê dịch đi thì dễ thôi, nhưng người trần dù đang sức thanh niên
cũng khó lòng lay chuyển được nó. Đây là một chiếc giường kì lạ, kiến trúc có điểm rất đặc
biệt, do chính tay tôi làm lấy chứ chẳng phải ai […]
Người nói vậy, và Pê-nê-lốp bủn rủn cả chân tay, nàng thấy Uy-lít-xơ tả đúng mười
mươi sự thực. Nàng bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán
chồng và nói:
- Uy-lít-xơ ! Xin chàng chớ giận thiếp, vì từ xưa nay chàng vẫn là người nổi tiếng khôn
ngoan. Ôi ! Thần linh đã dành cho hai ta một số phận xiết bao cay đắng vì người ghét ghen
ta, không muốn cho ta được sống vui vẻ bên nhau, cùng nhau hưởng hạnh phúc của tuổi
thanh xuân và cùng nhau đi đến tuổi già đầu bạc. Vậy giờ đây, xin chàng chớ giận thiếp,
cũng đừng trách thiếp về nỗi gặp chàng mà thiếp không âu yếm chàng ngay. Thiếp luôn luôn
lo sợ có người đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt,
chỉ làm điều tai ác….Giờ đây, chàng đã đưa ra những chứng cớ rành rành, tả lại cái giường
không ai biết rõ, ngoài chàng với thiếp và Ác-tô-rít, một người thị tì của cha thiếp cho, khi
thiếp về đây, và sau đó giữ cửa gian phòng vách tường kiên cố của chúng ta. Vì vậy chàng đã
thuyết phục được thiếp và thiếp phải tin chàng, tuy lòng thiếp rất đa nghi.
Nàng nói vậy, khiến Uy-lít-xơ càng thêm muốn khóc. Người ôm lấy người vợ xiết bao
thân yêu, người bạn đời chung thuỷ của mình mà khóc dầm dề.
(Trích Ô-đi-xê, sử thi Hy Lạp, HÔ-ME-RƠ, theo bản dịch ra văn xuôi của PHAN THỊ MIẾN,
NXB Văn học, Hà nội, 1983.)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Ngôi kể trong văn bản là:
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 2. Hai vợ chồng Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp đã xa nhau bao nhiêu năm?
A. 10
B. 20
C. 30
D. 40
Câu 3. Câu văn “Khi Uy-lít-xơ từ phòng tắm bước ra, trông người đẹp như một vị thần” sử
dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hoá
B. So sánh
C. Nói quá
D. Đối lập

Trang 58
Câu 4. Câu nói “Già hãy kê cho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình, như bấy lâu nay,
vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt.” là lời của ai?
A. Nhũ mẫu Ơ-ri-clê
B. Người kể chuyện
C. Pê-nê-lốp
D. Uy-lít-xơ
Câu 5. Nội dung chính của đoạn trích là gì?
A. Kể lại việc Uy-lít-xơ trách móc Pê-nê-lốp có trái tim sắt đá.
B. Kể lại bí mật của hai vợ chồng Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp
C. Kể lại màn đoàn tụ của hai vợ chồng Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp
D. Tâm trạng hạnh phúc của Pê-nê-lốp khi nhận ra chồng.
Câu 6. Chi tiết nào không miêu tả thái độ của Pê-nê-lốp khi nhận ra Uy-lit-xơ?
A. Bủn rủn chân tay
B. Chạy lại, nước mắt chan hòa
C. Ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng
D. Khóc nức nở, không nói được một lời
Câu 7. Vì sao Pê-nê-lôp đem chiếc giường chứ không phải vật khác để thử thách Uy-lít-xơ?
A. Vì chiếc giường có bí mật riêng mà chỉ có hai người biết
B. Vì chiếc giường gắn liền với tình nghĩa vợ chồng
C. Vì nàng luôn nhớ đến người chồng suốt bao năm xa cách
D. Vì chiếc giường có bí mật riêng, gắn liền tình nghĩa với người chồng xa cách bao năm
mà nàng luôn chờ đợi
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Nêu ý nghĩa chi tiết chiếc giường trong đoạn trích.
Câu 9. Việc chọn cách thử “bí mật của chiếc giường” cho thấy vẻ đẹp gì về trí tuệ và tâm hồn
của nàng Pê-nê-lốp?
Câu 10. Viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của lòng chung thuỷ
trong tình yêu.
PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)
Viết bài báo cáo về một sử thi mà anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất.
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6.0
1-7 3.5
1 2 3 4 5 6 7
C B B D C D D
Hướng dẫn chấm: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Trang 59
8 Ý nghĩa chi tiết chiếc giường trong văn bản: 0.5
+ Chiếc giường là biểu tượng hạnh phúc của vợ chồng;
+ Chiếc giường trở thành phép thử để hai vợ chồng Uy-lít-xơ
nhận ra nhau, giải toả mọi nghi ngờ.
+ Đây là sáng tạo nghệ thuật của tác giả Hô-me-rơ giúp câu
chuyện thêm hấp dẫn.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời được đầy đủ như đáp án: 0,5 điểm
- Trả lời sơ sài hoặc chưa rõ ràng: 0,25 điểm
9 Việc chọn cách thử “bí mật của chiếc giường” cho thấy vẻ đẹp trí 1.0
tuệ và tâm hồn Pê-nê-lốp:
+ Pê-nê-lốp là một người khôn ngoan và thận trọng, không dễ bị
những lời đường mật đánh lừa.
+ Chứng tỏ tấm lòng thuỷ chung của nàng Pê-nê-lốp bởi nếu
chiếc giường đã bị chuyển đi hoặc đã không còn là bí mật của
riêng hai vợ chồng nữa thì cũng có nghĩa là lòng thuỷ chung của
Pê-nê-lốp cũng không còn nguyên vẹn. Phép thử ấy đã khắc sâu
phẩm chất kiên trinh của Pê-nê-lốp.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như Đáp án: 1,0 điểm
- Trả lời chạm ý hoặc chưa rõ ràng: 0,5 điểm
- Trả lời sơ sài: 0,25 điểm
- Không trả lời: 0 điểm

Trang 60
10 - Hình thức: Đảm bảo về số dòng, không được gạch đầu dòng, 1.0
không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; hành văn trong sáng.
- Nội dung: Suy nghĩ về ý nghĩa của lòng chung thuỷ trong tình
yêu:
+ Lòng chung thủy sẽ là chất keo gắn kết hôn nhân, là cơ sở để
tạo nên tình yêu bền vững và hạnh phúc gia đình.
+ Lòng chung thuỷ sẽ tạo nên sức mạnh để lứa đôi có thể vượt
qua bao khó khăn, cám dỗ để có thể cùng nhau đi đến cuối con
đường hạnh phúc.
+ Lòng chung thuỷ cũng sẽ tạo nên niềm tin mãnh liệt để lứa đôi
luôn hướng về nhau dù ở xa nhau.

Hướng dẫn chấm:
- Đảm bảo hình thức đoạn văn, đúng chủ đề:0,25 điểm.
- Đưa ra được 2- 3 ý nghĩa: 0,75 điểm
II LÀM VĂN 4.0
Viết bài báo cáo về một sử thi mà anh/chị ấn tượng sâu sắc
nhất.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết
bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5
Viết bài báo cáo về một sử thi mà anh/chị ấn tượng sâu sắc
nhất.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng
tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;
đảm bảo các yêu cầu sau:
Phần giới thiệu: Nêu rõ được vấn đề nghiên cứu, gây được sự 0.25
chú ý và hấp dẫn đối với người đọc.
Giải quyết vấn đề: 1.5
- Các luận điểm chính được làm sáng tỏ qua những dữ liệu, bằng
chứng xác thực, đáng tin cậy.
- Các phần được sắp xếp theo trật tự logic, có sự liên kết chặt
chẽ, không có sự trùng lặp.
- Không có các thông tin thừa, không liên quan trực tiếp đến đề
tài.
Trang 61
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 1,25 điểm – 1,5 điểm.
- Phân tích đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc phân tích sâu
nhưng chưa thật đầy đủ: 0,75 điểm - 1,0 điểm.
- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,5
điểm.
Kết thúc vấn đề: 0.5
Khái quát lại vấn đề, nâng lên thành bài học nhận thức, ứng xử
Tài liệu tham khảo:
- Đảm bảo được tính chính xác, khoa học, khách quan của văn
bản
- Các trích dẫn ghi rõ được nguồn gốc, bao gồm thông tin về tác
giả, năm công bố, vị trí của phần trích dẫn trong văn bản
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
- Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp 0.5
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi
chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo 0.5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng thực tiễn đời sống để
làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
Tổng điểm 10,0

NHIỆM VỤ VỀ NHÀ
GV yêu cầu HS:
- Tìm đọc và tham khảo các tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
- Học bài ở nhà, ôn tập các nội dung đã học.
- Làm hoàn chỉnh các đề bài.
- Vẽ sơ đồ tư duy bài học.

Trang 62
Trang 63

You might also like