You are on page 1of 31

ĐẠI CƯƠNG VIRUS

Mục tiêu

1. Trình bày được các thành phần cấu trúc của virus và các chức
năng chính của chúng

2. Trình bày 5 bước cơ bản trong quá trình nhân lên của virus.

3. Trình bày 7 hậu quả tương tác khi có sự xâm nhập của virus vào
tế bào.
Định nghĩa
 Là những vi sinh vật vô cùng nhỏ bé, đơn vị đo là nano mét (nm)

 Chưa có cấu trúc tế bào, mới chỉ là đơn vị sinh học.

 Biểu thị những tính chất cơ bản của sự sống trong tế bào

 Có đủ những điều kiện cần thiết cho sự nhân lên.


Đặc điểm sinh học cơ bản

1. Hình thể và kích thước

➢ Đa dạng: cầu, que, sợi, khối, chùy

➢ Rất nhỏ bé (nm)

➢ Quan sát bằng kính hiển vi điện tử


Cấu trúc cơ bản

2. Cấu trúc cơ bản: gồm 2 thành phần chính

❖ Acid nucleic (AN)

➢ Mỗi loại virus có một trong hai loại acid nucleic hoặc
ADN hoặc ARN.

➢ Nằm bên trong virus, thường gọi là lõi. Những virus có cấu
trúc ADN phần lớn đều mang ADN sợi kép. Ngược lại,
virus mang ARN thì chủ yếu ở dạng sợi đơn.
Cấu trúc cơ bản
➢ Chức năng:

• AN mang mọi mật mã di truyền đặc trưng cho từng virus.

• AN quyết định khả năng gây nhiễm của virus trong tế bào cảm
thụ.

• AN quyết định chu kỳ nhân lên của virus trong tế bào cảm thụ.

• AN mang tính bán kháng nguyên đặc hiệu của virus.


Cấu trúc cơ bản
❖ Capsid

➢ Là cấu trúc bao quanh acid nucleic

➢ Bản chất hóa học của capsid là protein ( mang tính kháng nguyên)

➢ Capsid được tạo bởi nhiều capsomer

➢ Mỗi capsomer là một đơn vị cấu trúc của capsid, sắp xếp đối xứng
đặc trưng cho từng virus

➢ Căn cứ vào sự đối xứng có thể chia thành 2 loại:

• Đối xứng hình khối

• Đối xứng hình xoắn

• Ngoài ra còn có cấu trúc hỗn hợp có ở phage


Cấu trúc cơ bản

Các kiểu cấu trúc của virus


A: cấu trúc đối xứng hình khối
B: cấu trúc đối xứng hình soắn
Cấu trúc cơ bản

➢ Chức năng của capsid:

• Bảo vệ AN không cho enzym nuclease và các yếu tố khác phá


hủy.

• Tham gia vào sự bám của virus vào những vị trí đặc hiệu của tế
bào cảm thụ (với các virus không có bao envelop).

• Mang tính kháng nguyên đặc hiệu của virus.

• Giữ cho hình thái và kích thước của virus luôn được ổn định.
Cấu trúc cơ bản

❖ Enzym: Thành phần phụ

➢ Enzym cấu trúc: AND polymerase, ARN polymerase. Mỗi enzym


mang tính kháng nguyên riêng, đặc hiệu ở mỗi virus.

➢ Tất cả các virus đều không có enzym chuyển hóa và hô hấp, nên:

• Virus phải ký sinh tuyệt đối vào tế bào cảm thụ để phát triển và
Tế bào sống
nhân lên.

• Virus không chịu tác dụng của kháng sinh, hay KS không có tác
dụng tiêu diệt virus.
Cấu trúc riêng
Chỉ có ở một số loại virus

❖ Bao ngoài (envelop):

➢ Bao phủ ngoài capsid

➢ Bản chất là phức hợp lipoprotein hay glycoprotein.

➢ Chức năng:

• Tham gia vào sự bám của virus trên các vị trí thích hợp của tế
bào.

• Tham gia vào hình thành tính ổn định kích thước và hình thái
của virus

• Tạo nên các kháng nguyên đặc hiệu


Cấu trúc riêng

❖ Chất ngưng kết hồng cầu: có khả năng gây kết dính hồng cầu của
một số loài động vật.

❖ Emzym sao chép ngược: chỉ có ở một số loại virus như virus
HIV,…
Sự nhân lên của virus trong tế bào cảm thụ

 Là quá trình nhân lên trong tế bào cảm thụ, xuất hiện nhiều virus
mới có đầy đủ tính chất như virus ban đầu.

 Các giai đoạn nhân lên: gồm 5 giai đoạn

1. Hấp phụ của virus trên bề mặt tế bào:

➢ Sự hấp thu được thực hiện nhờ sự vận chuyển của virus trong các
dịch gian bào giúp virus tìm tới TB cảm thụ.

➢ Các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt TB cảm thụ sẽ cho các vị trí cấu
trúc đặc hiệu trên bề mặt hạt virus gắn vào thụ thể.
Gai glyc«pr«tªin
Sự nhân lên của virus trong tế bào cảm thụ

2. Sự xâm nhập của virus vào trong tế bào

➢ Theo cơ chế ẩm bào: virus làm cho màng tế bào lõm dần rồi xâm
nhập vào bên trong TB.

➢ Bơm acid nucleic qua vách tế bào: sau khi enzym của virus làm
thủng vách tế bào, vỏ capsid co bóp bơm acid nucleic vào bên
trong tế bào cảm thụ
Sự nhân lên của virus trong tế bào cảm thụ

3. Sự tổng hợp các thành phần cấu trúc của virus

➢ Sau khi virus vào bên trong tế bào, acid nucleic của virus điều
khiển mọi hoạt động của TB, bắt TB tổng hợp nên acid nucleic
và vỏ capsid của chính virus đấy.

➢ Đây là giai đoạn phức tạp nhất của quá trình nhân lên.
Sự nhân lên của virus trong tế bào cảm thụ

4. Sự lắp ráp
➢ Nhờ enzym cấu trúc của virus hoặc enzym của TB cảm thụ giúp
cho các thành phần cấu trúc của virus được lắp ráp theo khuôn
mẫu của virus gây bệnh tạo thành những hạt virus mới.
Sự nhân lên của virus trong tế bào cảm thụ
5. Sự giải phóng các hạt virus ra khỏi tế bào: bằng 2 cách

➢ Phá vỡ tế bào để giải phóng hàng loạt ra khỏi tế bào.

➢ Virus cũng có thể được giải phóng theo cách nảy chồi từng hạt
virus ra khỏi tế bào sau chu kỳ nhân lên.
Sự nhân lên của virus trong tế bào vật chủ
Hấp phụ

Phá vỡ tế bào ,
giải phóng virus ,
xâm nhập
vào tế bào
khác Xâm nhập

Lắp ráp

Nhân lên
Hậu quả của sự tương tác virus và tế bào

1. Hủy hoại tế bào chủ


 Sau khi virus xâm nhập và nhân lên trong tế bào thì hầu hết các
tế bào bị phá hủy.
 Đánh giá sự phá hủy tế bào bằng hiệu quả gây bệnh cho tế bào
hoặc các ổ tế bào bị hoại tử.
 Có những tế bào bị nhiễm virus chưa đến mức bị chết, nhưng
chức năng của tế bào này đã bị thay đổi.
 Biểu hiện của sự nhiễm virus thành các bệnh nhiễm trùng cấp
hoặc mạn tính là do sự huỷ hoại tế bào của virus.
Hậu quả của sự tương tác virus và tế bào

2. Làm sai lạc nhiễm sắc thể của tế bào

➢ Dị tật bẩm sinh, thai chết lưu

➢ Sinh khối u

3.Tạo hạt virus không hoàn chỉnh

➢ Hạt virus không có AN chỉ có capsid

➢ Gọi là các hạt DIP (defective interfering particle): các hạt này
không có khả năng gây nhiễm trùng cho tế bào
Hậu quả của sự tương tác virus và tế bào

4. Tạo ra tiểu thể nội bào

➢ Ở một số virus (sởi, đậu mùa, dại,…) khi nhiễm vào tế bào làm tế
bào xuất hiện các hạt nhỏ trong nhân hoặc trong bào tương TB.

5. Chuyển thể tế bào

➢ Do genom của virus tích hợp vào genom của tế bào, làm TB thể
hiện các tính trạng mới
Hậu quả của sự tương tác virus và tế bào

6. Biến TB trở thành TB tiềm tàng

➢ Genom của virus ôn hòa trở thành virus độc lực gây ly giải tế
bào

7. Sản xuất interferon

➢ Interferon là protein ức chế sự nhân lên của virus.


Chẩn đoán virus

1. Chẩn đoán trực tiếp

❖ Bệnh phẩm:

➢ Tùy bệnh mà lấy bệnh phẩm: phân, dịch họng mũi, máu,…

➢ Lấy càng sớm càng tốt

➢ Bảo quản lạnh, đưa ngay đến phòng xét nghiệm.


Chẩn đoán virus

❖ Phân lập virus:


➢ Gây nhiễm vào tế bào nuôi:
• TB nguyên phát: TB thận khỉ, TB thai (người, lợn, chó, gà,…)
• Tế bào thường trực: C6/36, hela,…
➢ Gây bệnh thực nghiệm trên động vật: chuột nhắt mới sinh, khỉ,
bào thai gà, muỗi,…
❖ Xác định virus: bằng các kỹ thuật miễn dịch thích hợp dựa vào
kháng thể mẫu
Chẩn đoán virus
2. Chẩn đoán gián tiếp (huyết thanh)

❖ Bệnh phẩm:

➢ Lấy máu 2 lần để đông chắt huyết thanh:

• Lần 1: lấy khi bệnh nhân mới vào viện

• Lần 2: lấy sau lần 1: 7 ngày

• Bảo quản ở -200C, XN cùng điều kiện, chờ cả 2 lần và làm cùng
một thể
Chẩn đoán virus
❖ Các phản ứng huyết thanh tìm kháng thể

➢ Mac-ELISA tìm KT IgM

➢ Gac-ELISA tim KT IgG

➢ Huỳnh quang gián tiếp

➢ Trung hòa

➢ Kết hợp bổ thể

➢ ức chế ngưng kết hồng cầu


Chẩn đoán virus

3. Nhận định kết quả

➢ Mac-ELISA: có kháng thể là (+)

➢ Các phản ứng khác chỉ dựa vào hiệu giá kháng thể máu 2 gấp 4 lần
trở lên so với máu 1 mới kết luận (+)

4. Các phương pháp phát hiện virus khác

➢ Quan sát dưới kính hiển vi điện tử

➢ Khuyêch đại gen: PCR

You might also like