You are on page 1of 149

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KIẾN TRÚC
--------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN


TỔ CHỨC KHÔNG GIAN RIÊNG TƯ VÀ KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG
TRONG TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE

Nhóm GVHD:
ThS.KTS Nguyễn Bích Hoàn
ThS.KTS Phan Quí Linh

SVTH: Võ Hà Minh Đức


MSSV: 16510200891
Lớp: KT16A5

Thành phố Hồ Chí Minh, 12/2020


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 5
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 5
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5
• Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 5
• Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 5
5. Sơ đồ cấu trúc nội dung định hướng nghiên cứu .............................................. 6
6. Các nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài. ...................................................... 6
B. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 7
I. Chương 1: Tổng quan về Trung tâm chăm sóc sức khỏe ........................... 7
I.1 Tổng quan về thể loại công trình Trung tâm Chăm sóc sức khỏe............... 7
I.1.1 Khái niệm về thể loại công trình......................................................... 7
I.1.2 Phân loại công trình Trung tâm chăm sóc sức khỏe ........................... 7
I.1.2.1 Theo QCVN 03:2012/BXD........................................................ 7
I.1.2.2 Theo cơ cấu tổ chức của ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh
(TP.HCM) ............................................................................................. 7
I.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển ......................................................... 8
I.1.4 Một số xu hướng thiết kế Trung tâm chăm sóc sức khỏe ................... 8
I.1.4.1 Kiến trúc bản địa ...................................................................... 8
I.1.4.2 Kiến trúc hiện đại ................................................................... 10
I.1.4.3 Kiến trúc đương đại ................................................................ 11
I.1.4.4 Kiến trúc High-tech ................................................................ 11
I.1.4.5 Kiến trúc bền vững .................................................................. 12
I.2 Các không gian đặc trưng trong Trung tâm chăm sóc sức khỏe .............. 13
I.2.1 Không gian đón tiếp.......................................................................... 13
I.2.1.1 Ngoài công trình ..................................................................... 13
I.2.1.2 Trong công trình ..................................................................... 14
I.2.2 Khu vực chờ ...................................................................................... 15
I.2.3 Không gian khám, tư vấn .................................................................. 15

1
I.2.4 Không gian xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh ................................... 16
I.2.5 Không gian điều trị nội trú ................................................................ 16
I.2.6 Không gian gặp gỡ, sinh hoạt chung ................................................ 17
I.2.7 Không gian cung cấp kiến thức về Chăm sóc sức khỏe cộng đồng . 17
I.2.8 Không gian tập luyện, phục hồi chức năng theo mục tiêu................ 18
I.3 Tiểu kết tổng quan đề tài nghiên cứu ........................................................ 18
II. Chương 2: Cơ sở của việc thiết kế Trung tâm chăm sóc sức khỏe ..... 19
II.1 Cơ sở khoa học về y học .......................................................................... 19
II.1.1 Nhu cầu về tính riêng tư và công cộng của bệnh nhân trong một
Trung tâm chăm sóc sức khỏe ................................................................... 19
II.1.2 Kiến trúc tác động đến khả năng chữa lành của bệnh nhân trong một
Trung tâm chăm sóc sức khỏe ................................................................... 22
II.1.3 Phân biệt các không gian riêng tư và công cộng trong Trung tâm
chăm sóc sức khỏe .................................................................................... 24
II.1.3.1 Không gian riêng tư............................................................... 26
II.1.3.2 Không gian bán riêng tư........................................................ 26
II.1.3.3 Không gian bán công cộng .................................................... 28
II.1.3.4 Không gian công cộng ........................................................... 29
II.2 Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 30
II.3 Cơ sở thiết kế ........................................................................................... 33
II.3.1 Tổ chức không gian Trung tâm chăm sóc sức khỏe ........................ 33
II.3.1.1 Phân khu chức năng và dây chuyền tổng quan ..................... 33
II.3.1.2 Khối khám và tư vấn .............................................................. 34
II.3.1.3 Khối xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh ................................... 35
II.3.1.4 Khối điều trị nội trú ............................................................... 36
II.3.1.5 Khối giải trí, sinh hoạt chung ................................................ 37
II.3.1.6 Khối cung cấp kiến thức về Chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 38
II.3.1.7 Khối tập luyện, phục hồi chức năng theo mục tiêu .............. 39
II.3.2 Nguyên tắc, nguyên lý thiết kế ........................................................ 40
II.3.2.1 Yêu cầu về khu đất xây dựng ................................................. 40
II.3.2.2 Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng .................................... 40
II.3.2.3 Yêu cầu về kích thước thông thủy .......................................... 41

2
II.3.2.4 Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú .................... 43
II.3.2.5 Khu Điều trị nội trú ............................................................... 46
II.3.2.6 Khu Kỹ thuật nghiệp vụ ......................................................... 49
II.3.2.7 Khu Hành chính quản trị ....................................................... 57
II.3.2.8 Khu Kỹ thuật hậu cần và dịch vụ tổng hợp ........................... 58
II.3.2.9 Yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật ......................................... 59
II.4 Điều kiện tự nhiên của Thành phố Hồ Chí Minh ..................................... 60
II.4.1 Địa hình ........................................................................................... 60
II.4.2 Khí hậu ............................................................................................ 60
II.5 Cơ sở văn hóa .......................................................................................... 62
II.6 Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 64
II.6.1 Hiện trạng thiết kế không gian riêng tư và công cộng trong Trung
tâm chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam ........................................................ 64
II.6.2 Hiện trạng thiết kế không gian riêng tư và công cộng trong các
Trung tâm chăm sóc sức khỏe trên thế giới .............................................. 66
II.6.3 Tiểu kết cơ sở thực tiễn ................................................................... 67
III. Chương 3: Tổ chức không gian riêng tư và không gian công cộng
trong Trung tâm chăm sóc sức khỏe .................................................................. 68
III.1 Tác động của thiết kế không gian riêng tư và không gian công cộng đến
kết quả điều trị trong Trung tâm chăm sóc sức khỏe ..................................... 68
III.1.1 Kết quả điều trị trong Trung tâm chăm sóc sức khỏe .................... 68
III.1.2 Tác động tích cực của tổ chức không gian đến kết quả điều trị ..... 70
III.1.3 Tác động của không gian riêng tư đến kết quả điều trị .................. 74
III.1.4 Tác động của không gian bán riêng tư đến kết quả điều trị ........... 76
III.1.5 Tác động của không gian bán công cộng đến kết quả điều trị ....... 78
III.1.6 Tác động của không gian công cộng đến kết quả điều trị .............. 80
III.2 Đề xuất cách tổ chức không gian riêng tư và không gian công cộng giúp
nâng cao hiệu quả điều trị trong Trung tâm chăm sóc sức khỏe ................... 81
III.2.1 Tổ chức không gian theo phương ngang ........................................ 81
III.2.1.1 Tổ chức không gian phòng điều trị nội trú .......................... 81
III.2.1.2 Tổ chức không gian hành lang, lối đi .................................. 83
III.2.1.3 Tổ chức không gian sân trong, sân vườn ............................. 85

3
III.2.2 Tổ chức không gian theo phương thẳng đứng ............................... 87
III.2.3 Phát huy tiềm năng chữa lành của không gian công cộng và bán
công cộng .................................................................................................. 90
III.2.3.1 Khu vực trò chuyện, gặp gỡ ................................................. 90
III.2.3.2 Khu vực hoạt động thể chất ................................................. 91
III.2.3.3 Vườn trị liệu ......................................................................... 91
III.2.3.4 Vườn tâm linh ....................................................................... 92
C. KẾT LUẬN.................................................................................................... 94
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 95
1. Sách ................................................................................................................. 95
2. Bài nghiên cứu ................................................................................................ 95
3. Quy chuẩn, tiêu chuẩn nước ngoài ................................................................. 95
4. Trang web ....................................................................................................... 95
E. THỐNG KÊ HÌNH ẢNH VÀ BẢNG .......................................................... 96
1. Thống kê ảnh .................................................................................................. 96
2. Thống kê bảng ................................................................................................ 99
F. PHỤ LỤC .................................................................................................... 100

4
A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
- Là một nước đang phát triển, Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ về mọi mặt của
đời sống; đặc biệt, gia tăng nhanh chóng về nhu cầu chăm sóc sức khỏe nói chung. Các
Trung tâm chăm sóc sức khỏe đóng vai trò quan trọng ngay từ giai đoạn phòng ngừa,
vừa là nơi chữa trị vừa là nơi cung cấp các kiến thức ban đầu về chăm sóc sức khỏe cho
cộng đồng. Nhất là trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp, một cộng đồng khỏe
mạnh và có đầy đủ kiến thức về Chăm sóc sức khỏe là điều hết sức cần thiết. Nếu ngay
từ giai đoạn “phòng bệnh” đã được kiểm soát tốt sẽ giúp giải quyết vấn đề quá tải của
các bệnh viện.
- Trung tâm y tế nói chung và Trung tâm chăm sóc sức khỏe nói riêng ngày nay
cần quan cần quan tâm nhiều hơn đến trải nghiệm của bệnh nhân, mang lại cảm giác
như đang ở trong chính ngôi nhà của họ. Việc cung cấp không gian riêng tư, nghỉ ngơi
và thư giãn kết hợp với việc kết nối cộng đồng sẽ giúp nâng cao điều trị.

2. Mục tiêu nghiên cứu


- Tìm hiểu các tính chất và đặc trưng của các không gian trong công trình Trung
tâm chăm sóc sức khỏe.
- Nghiên cứu tác động của các cấp độ không gian đến kết quả điều trị.
- Đề ra cách tổ chức không gian kiến trúc giúp nâng cao kết quả điều trị trong
Trung tâm chăm sóc sức khỏe.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

• Đối tượng nghiên cứu


- Không gian kiến trúc hỗ trợ cho việc điều trị nội trú.

• Phạm vi nghiên cứu


- Các cấp độ của không gian: không gian riêng tư, không gian bán riêng tư và
không gian cộng cộng.

4. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp khảo sát thực địa
- Biểu đồ hóa

5
5. Sơ đồ cấu trúc nội dung định hướng nghiên cứu

6. Các nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài.


- Dejana Nedučin, Milena Krklješ, Nađa Kurtović-Folić (Đại học Novi Sad,
Khoa Khoa học Kỹ thuật, Serbia), "Không gian ngoài trời bệnh viện - lợi ích trị
liệu và những cân nhắc khi thiết kế", 2010.
- Nicoletta Setola, Sabrina Borgianni, "Thiết kế Không gian Công cộng trong
Bệnh viện", 2012.
- Pinelopi Vassilaki, Elif Ekim (Đại học Công nghệ Chalmers Thụy Điển, Khoa
Kiến trúc, Chương trình Thạc sĩ MPDSD Göteborg), "Mức độ riêng tư trong
phạm vi cuộc sống dân cư công cộng: công cộng, bán công cộng, bán riêng tư
và riêng tư", 2015.

6
B. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I. Chương 1: Tổng quan về Trung tâm chăm sóc sức khỏe

I.1 Tổng quan về thể loại công trình Trung tâm Chăm sóc sức khỏe

I.1.1 Khái niệm về thể loại công trình


- Một Trung tâm chăm sóc sức khỏe, trung tâm y tế hoặc trung tâm y tế cộng đồng
là một trong một mạng lưới các trạm y tế điều hành bởi một nhóm các bác sĩ đa khoa
và y tá cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân trong một khu vực nhất định.
Các dịch vụ điển hình được là chăm sóc nha khoa, nội khoa, nhi khoa, chăm sóc sức
khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng, dược phẩm, đo thị lực, xét nghiệm,
v.v. Ở các quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân, hầu hết mọi người sử dụng
các Trung tâm chăm sóc sức khỏe.

I.1.2 Phân loại công trình Trung tâm chăm sóc sức khỏe

I.1.2.1 Theo QCVN 03:2012/BXD


- Trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân loại phân cấp công trình xây dựng
dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị - QCVN 03:2012/BXD ta thấy Công
trình y tế bao gồm các thể loại:
• Bệnh viện đa khoa
• Bệnh viện chuyên khoa
• Trạm y tế, nhà hộ sinh.
• Nhà điều dưỡng
• Trung tâm phục hồi chức năng
• Nhà dưỡng lão
• Trung tâm phòng chống dịch bệnh
• Trung tâm y tế dự phòng
• Trung tâm sức khỏe sinh sản
• Trung tâm bệnh xã hội
• Các cơ sở y tế khác
- Như vậy, ta hiểu một cách đơn giản: Trung tâm chăm sóc sức khỏe là một mô
hình thuộc loại hình Công trình y tế phục vụ cộng đồng, cung cấp các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe, tinh thần cho cộng đồng thuộc thể loại cơ sở y tế khác.

I.1.2.2 Theo cơ cấu tổ chức của ngành Y tế Thành phố Hồ Chí


Minh (TP.HCM)
- Trong cơ cấu tổ chức của ngành Y tế TP.HCM ta có các loại công trình trung
tâm chuyên ngành như sau:

7
• Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Medic
• Trung tâm Phòng chống HIV-AIDS
• Trung tâm Bảo vệ Sức khoẻ lao động và Môi trường
• Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản
• Trung tâm Dinh Dưỡng
• Trung tâm Giám định Y khoa
• Trung tâm Kiểm chuẩn Xét nghiệm
• Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế
• Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc, Mỹ phẩm, Thực phẩm
• Trung tâm Pháp Y
• Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe
• Trung tâm Y tế dự phòng TP. Hồ Chí Minh
• Trung tâm Y tế dự phòng các quận
- Như vậy, ta hiểu Trung tâm chăm sóc sức khỏe là một mô hình trung gian giữa
công lập và tư nhân với mục đích chăm sóc sức khỏe tổng hợp, vừa phòng chống, chữa
trị vừa cung cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

I.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển


Năm 1965, các trung tâm y tế cộng đồng đầu tiên tại Hoa Kỳ đã được đưa ra như
một chương trình trình diễn nhỏ trong khuôn khổ Văn phòng Cơ hội Kinh tế của Tổng
thống Johnson. Với nguồn gốc từ cả phong trào dân quyền và Cuộc chiến chống đói
nghèo, các trung tâm y tế đầu tiên có sứ mệnh không kém gì việc sử dụng hệ thống
chăm sóc sức khỏe để thay đổi sức khỏe và cuộc sống của cư dân trong cộng đồng của
họ.
Kể từ những ngày đầu thành lập, các trung tâm y tế đã phát triển mạnh mẽ mà
có lẽ ít ai có thể tưởng tượng được. Đến năm 2008, hơn 1200 trung tâm y tế, bao gồm
các trung tâm y tế chuyên chăm sóc sức khỏe cho nông dân nhập cư, người vô gia cư
và cư dân nhà ở công cộng đã hoạt động tại hơn 7500 địa điểm và cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe cho 17 triệu bệnh nhân không được phục vụ y tế trên khắp 50 tiểu
bang, Quận Columbia và các vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ.
Ngày nay, các trung tâm y tế đã trở thành một phần của nền tảng chăm sóc sức
khỏe ban đầu của nhiều quốc gia, được phân biệt bởi sứ mệnh của họ đối với cộng đồng,
chất lượng chăm sóc của họ, khả năng chi trả và khả năng tiếp cận của họ đối với tất cả
người dân cộng đồng, và có lẽ đặc biệt nhất là quản trị cộng đồng của họ. Tất cả các
trung tâm y tế đều có hội đồng quản trị hơn một nửa trong số đó là bệnh nhân của trung
tâm y tế.

I.1.4 Một số xu hướng thiết kế Trung tâm chăm sóc sức khỏe

I.1.4.1 Kiến trúc bản địa


- Kiến trúc bản địa là kiểu kiến trúc đặc trưng của một khu vực vùng miền nào
đó, thường là có những cách đối xử phù hợp nhất với tự nhiên của vùng miền này do có
thời gian phát triển lâu dài, đặc biệt dễ nhận thấy ở mẫu nhà ở truyền thống. Kiến trúc
8
bản địa luôn được ưu ái ở bất kì thời gian nào, kể cả trong giai đoạn kiến trúc hiện đại
cực thịnh. Ngày nay, khi sự toàn cầu hóa và kiến trúc hiện đại bào mòn mọi ngõ ngách
của thế giới thành một mặt phẳng như nhau, khó có thể xác định một con phố này là ở
Châu Á hay Châu Âu thì kiến trúc bản địa gần như là câu trả lời ngay trước mắt.
- Không gian trong Trung tâm chăm sóc sức khỏe cũng cần phải gần gũi quen
thuộc với con người, mà kiến trúc bản địa thì không hề xa lạ, hơn thế nữa, việc áp dụng
những bài học ứng xử với tự nhiên, cải tạo vi khí hậu của cha ông thì không hề khó mà
thường là tận dụng những thứ có sẵn quanh ta, giá cả phải chăng mà hiệu quả, rất phù
hợp với điều kiện kinh tế của người đã về hưu. Thế nên, kiến trúc bản địa cũng là một
lựa chọn quen thuộc cho thể loại Trung tâm chăm sóc sức khỏe.

Hình I.1.4.1-1,2 Bệnh viện Y học cổ truyền Vũ Hán, Trung Quốc [Archdaily.com]

9
I.1.4.2 Kiến trúc hiện đại
- Mặc dù đã có nhiều nhận xét không tốt về kiến trúc hiện đại do tính khô khan
của nó, nhưng đối với những công trình có chức năng khám chữa bệnh như Trung tâm
chăm sóc sức khỏe thì việc chuẩn xác công năng và tiện lợi vẫn luôn là ưu tiên hàng
đầu để đảm bảo hiệu quả phục vụ tốt nhất. Đặc biệt trong khuôn khổ khu đất có giới
hạn thì kiến trúc hiện đại vẫn phát huy rất tốt những khả năng của mình: đó là tính sạch
sẽ và sự chuyên nghiệp mà một bệnh viện cần có để tạo niềm tin nơi khách hàng.
- Cụ thể là hiện nay vẫn đang có những công trình Trung tâm y tế được xây dựng
theo phong cách kiến trúc hiện đại. Vậy, kiến trúc hiện đại trong Trung tâm chăm sóc
sức khỏe được áp dụng đối với dạng công trình quy mô nhỏ hoặc vừa, có tính chất khám
chữa bệnh cao (kể cả bệnh có lây vì mang tính sạch sẽ).

Hình I.1.4.2-1,2 Trung tâm Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Utebo, Tây Ban
Nha [Archdaily.com]

10
I.1.4.3 Kiến trúc đương đại
- Kiến trúc đương đại có thể là sự kết hợp của nhiều xu hướng khác như từ việc
sử dụng yếu tố bản địa, kiến trúc hiện đại, kiến trúc hòa hợp với thiên nhiên, những tiến
bộ trong công nghệ xây dựng, vật liệu mới cho tới việc ứng dụng nhưng nghiên cứu
khoa học mới nhất.
- Trung tâm Tim mạch Toàn cầu Magdi Yacoub mới ở Cairo dưới đây sẽ là nơi
sẽ ưu tiên kết nối bệnh nhân với thiên nhiên để tăng cường sức khỏe của họ. Nó tập hợp
các nghiên cứu mới nhất về sự liên kết giữa con người với tự nhiên và tác động tích cực
của thiên nhiên trong môi trường lâm sàng với công trình tiên phong của chúng tôi về
môi trường làm việc hợp tác cho phép các chuyên gia chăm sóc sức khỏe chăm sóc tốt
nhất.

Hình I.1.4.3 Trung tâm Tim mạch Toàn cầu Magdi Yacoub mới ở Cairo, Ai Cập [Archdaily.com]

I.1.4.4 Kiến trúc High-tech


- Ngày nay, các bác sĩ với sự hỗ trợ của máy móc và kỹ thuật y tế tối tân, tư vấn
cho bệnh nhân. Tương tự như vậy, mọi người đi phẫu thuật và các can thiệp y tế như
hóa trị theo cách tương tự, để theo dõi và chăm sóc. Tuy nhiên, trong tương lai gần,
những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ thông tin, internet tốc độ cao, công
nghệ giám sát từ xa và những phát triển trong in 3D và robot sẽ thay đổi tất cả những
điều đó. Một cuộc cách mạng trong chẩn đoán và cung cấp dịch vụ chăm sóc sẽ diễn ra.
Những thay đổi lớn đã được thực hiện trong cách hoạt động của ngành chăm sóc sức
khỏe bằng các thiết bị y tế được kết nối.

11
- Song song với sự phát triển đó cần một xu hướng kiến trúc thích ứng để có thể
vận hành mọi thứ một cách hiệu quả. Đó là nơi thử nghiệm các công nghệ mới nổi, vật
liệu tốt hơn và các tiêu chí công trình xanh.

Hình I.1.4.4 Bệnh viện Nhi Ann & Robert H. Lurie, Chicago, Hoa Kỳ
[Archdaily.com]

I.1.4.5 Kiến trúc bền vững


- Xu hướng kiến trúc bền vững hiện nay đã vượt xa khái niệm kiến trúc xanh mà
đạt tới bền vững cả về kinh tế và xã hội. Dưới đây là một Trung tâm chăm sóc sức khỏe
cho đối tượng cao tuổi đã về hưu, mất chức năng xã hội, sống dựa vào lương hưu, gây
ra áp lực lên chi phí phúc lợi xã hội và tiền thuế của đất nước, mà những khoản đầu tư
cho nhà điều dưỡng thường khó thu lại lợi nhuận, do vấn đề kinh tế của đối tượng này.
Thế nên, các ý tưởng về phục hồi khả năng lao động của người già, khuyến khích lao
động tự nguyện, tìm cách tăng thêm thu nhập cho họ là một điều thiết thực. Từ đó các
ý tưởng về mô hình tự cung tự cấp trong viện dưỡng lão ra đời, xuất hiện từ nhu cầu

12
cần có thêm thu nhập cho người lớn tuổi và nhu cầu hoạt động thể chất nhẹ nhàng đã
được chứng minh là tốt cho sức khỏe của họ.
- Trung tâm chăm sóc sức khỏe cho đối tượng cao tuổi trong các ý tưởng này
như một sinh vật sống thực sự, có tương tác chặt chẽ với tự nhiên, tái sử dụng nước và
năng lượng… ngoài ra còn giảm bớt gánh nặng cho kinh tế và xã hội.

Hình I.1.4.5 Ý tưởng thiết kế của Spark cho viện dưỡng lão trong tương lai, trình bày ở hội
thảo Retirement Living World China 2014 ở Shanghai.

I.2 Các không gian đặc trưng trong Trung tâm chăm sóc sức khỏe

I.2.1 Không gian đón tiếp

I.2.1.1 Ngoài công trình


Không gian tiếp đón ngoài công trình là không gian đầu tiên khách tiếp cận. Là
không gian tiếp nhận/trả bệnh nhân. Được bố trí các ô văn, mái che, hiên đón để tránh
nắng, mưa,.. Thiết kế dễ nhận biết, chiếu sáng tốt, khoáng đãng tạo cảm giác chào đón,
thân thiện, an toàn và đáng tin cậy. Cần chú ý những đặc trưng sau:

13
Hình I.2.1.1 Các đặc điểm, tính chất của không gian đón tiếp ngoài nhà. [Health Building Note 00-01,
General design guidance for healthcare buildings]

I.2.1.2 Trong công trình


Không gian tiếp đón bên trong công trình là sảnh chính, nút giao thông quan
trọng từ đó giúp khách định hướng đến những không gian khác. Hình ảnh của sảnh
chính là bộ mặt của công trình cần được quan tâm đến các yếu tố sau:

Hình I.2.1.2 Các đặc điểm, tính chất của không gian đón tiếp trong nhà. [Health Building Note 00-01,
General design guidance for healthcare buildings]

14
I.2.2 Khu vực chờ
Khu vực chờ trong Trung tâm chăm sóc sức khỏe là nơi bệnh nhân ngồi đợi đến
lượt được khám cũng như là nơi để chờ để nhận kết quả sau khi khám. Là nơi được sử
dụng thường xuyên nên cần được quan tâm đến các yếu tố sau:

Hình I.2.2 Các đặc điểm, tính chất của không gian chờ. [Health Building Note 00-01, General design
guidance for healthcare buildings]

I.2.3 Không gian khám, tư vấn


Không gian khám, tư vấn là không gian diễn ra hoạt động chính của một Trung
tâm chăm sóc sức khỏe. Mọi chi tiết trong không gian này đều ảnh hưởng đến kết quả
tư vấn nên cần được đầu tư phù hợp:

Hình I.2.3 Các đặc điểm, tính chất của không gian khám, tư vấn. [Health Building Note 00-01,
General design guidance for healthcare buildings]

15
I.2.4 Không gian xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh
Không gian xét nghiệm, chẩn đoán y khoa là không gian đặc thù có tính chuyên
môn cao nên có những yêu cầu nghiêm ngặt về mặt kỹ thuật. Việc thiết kế cần quan tâm
đến kích thước, thông thủy, điều kiện về môi trường của các máy móc, thiết bị..

Hình I.2.4 Các đặc điểm, tính chất của không gian xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh. [Health
Building Note 00-01, General design guidance for healthcare buildings]

I.2.5 Không gian điều trị nội trú


Không gian điều trị nội trú là không gian được sử dụng lâu nhất và ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả điều trị. Bệnh nhân là đối tượng dễ tổn thương nhất nên cần một
không gian có chất lượng, ít nhất là phải mang lại cảm giác như họ đang ở nhà.

Hình I.2.5 Các đặc điểm, tính chất của không gian điều trị nội trú. [Health Building Note 00-01,
General design guidance for healthcare buildings]

16
I.2.6 Không gian gặp gỡ, sinh hoạt chung
Không gian gặp gỡ, sinh hoạt chung là không gian gặp giao lưu, trò chuyện giữa
các bệnh nhân, giữa bệnh nhân với người nhà và các nhân viên y tế. Là nơi thư giãn,
giải tỏa sau những giờ điều trị, làm việc căng thẳng.

Hình I.2.6 Các đặc điểm, tính chất của không gian gặp gỡ, sinh hoạt chung. [Health Building Note 00-01,
General design guidance for healthcare buildings]

I.2.7 Không gian cung cấp kiến thức về Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Một không gian cung cấp thông tin về Chăm sóc sức khỏe ban đầu là hết sức cần
thiết. Đây là điểm tiếp xúc đầu tiên của mọi người với hệ thống chăm sóc sức khỏe, nơi
tiếp nhận các kiến thức từ nhân viên chăm sóc và từ những bệnh nhân khác.

Hình I.2.7 Không gian gặp gỡ, trò chuyện trong Trung tâm Trị liệu Proton mới để
điều trị ung thư tiên tiến ở Aarhus, Đan Mạch. [archdaily.com]

17
I.2.8 Không gian tập luyện, phục hồi chức năng theo mục tiêu
Là không gian hỗ trợ việc tập luyện, vận động cho cả người khỏe mạnh và người
gặp tổn thương khả năng vận động. Từ việc tầm soát các bệnh về xương, khớp ở trẻ em,
phục hồi chức năng cho người bệnh và cải thiện khả năng vận động cho người lớn tuổi.

Hình I.2.8-1,2 Ý tưởng thiết kế của Spark cho viện dưỡng lão trong tương lai, trình bày ở hội
thảo Retirement Living World China 2014 ở Shanghai.

I.3 Tiểu kết tổng quan đề tài nghiên cứu


Trên đây là những đặc trưng cơ bản về thể loại công trình Trung tâm chăm sóc
sức khỏe. Đây là một thể loại công trình đã phổ biến ở các nước có hệ thống chăm sóc
sức khỏe phát triển toàn diện, tuy nhiên ở Việt Nam thể loại công trình này còn tương
đối mới mẻ. Một trung tâm chăm sóc sức khỏe khác với bệnh viện ở chỗ không tập
trung vào hoạt động điều trị, chữa trị mà sẽ tập trung vào các hoạt động chăm sóc sức
khỏe ban đầu, phòng ngừa, tầm soát bệnh. Vì thế, có thể hiểu nôm na Trung tâm Chăm
sóc sức khỏe là mô hình một bệnh viện thu nhỏ cộng với một số hoạt động đặc trưng
như Cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Hỗ trợ tập luyện phòng ngừa
bệnh, Cải thiện sức khỏe theo mục tiêu,.. Ở chương 2, chúng ta sẽ tìm hiểu về các cơ sở
của việc thiết kế một Trung tâm chăm sóc sức khỏe; những đặc trưng trong dây chuyền
của từng phân khu chức năng và sự liên kết về tính riêng tư và công cộng của những
không gian đó.

18
II. Chương 2: Cơ sở của việc thiết kế Trung tâm chăm sóc sức khỏe

II.1 Cơ sở khoa học về y học

II.1.1 Nhu cầu về tính riêng tư và công cộng của bệnh nhân trong một
Trung tâm chăm sóc sức khỏe
• Về mặt pháp lý
- Trước hết, xét về mặt pháp lý, Quyền riêng tư và được bảo mật thông tin của
bệnh nhân được quy định rõ ràng trong Pháp luật Việt Nam. Cụ thể, "Luật Khám bệnh,
Chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009” quy định:
Điều 8. Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư
1. Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ
bệnh án.
2. Thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép công bố khi người bệnh
đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn
đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm
trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy
định.

- Như vậy, ngoài Bộ Luật Dân sự quy định về quyền được bảo vệ về bí mật đời
tư, hình ảnh... của con người thì Luật riêng còn quy định về quyền được giữ bí mật
thông tin về hồ sơ bệnh án của con người. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được cung
cấp cho bên thứ ba trong một số trường hợp nhất định và được pháp luật quy định rõ.

Hình II.1.1-1 Minh họa về hồ sơ bệnh án

19
• Về mặt tâm lý
Theo quan điểm điều trị bệnh của y học hiện đại, bệnh nhân là đối tượng dễ tổn
thương nhất và đối tượng trung tâm trong môi trường y tế. Việc quan tâm đến tâm lý
của bệnh nhân là điều hết sức cần thiết trong việc khám và điều trị. Trong đó nhu cầu
về tính riêng tư và công cộng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý
bệnh nhân lưu trú trong trung tâm y tế.
- Nhu cầu về tính riêng tư:
 Bệnh nhân cần cảm thấy thoải mái khi khám, xét nghiệm, phẫu thuật,..
mà không sợ hình ảnh, thông tin cá nhân của mình bị lộ ra bên ngoài.

Hình II.1.1-2 Minh họa về sự bảo mật thông tin cá nhân trong môi trường y tế.

 Bệnh nhân cần không gian đủ tính riêng tư trong khi lưu trú lại trung tâm
y tế để điều trị. Việc điều trị kéo dài và rất nhạy cảm nên bệnh nhân cần
đủ không gian riêng tư để đảm bảo các sinh hoạt cá nhân mà không bị làm
phiền. Không gian mang lại cảm giác như thể họ đang ở trong chính căn
nhà của họ ngay tại một trung tâm y tế.

Hình II.1.1-3 Minh họa về không gian riêng tư, cá nhân trong phòng điều
trị nội trú..

20
- Nhu cầu về tính công cộng:

Hình II.1.1-4 Thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố trong không gian chữa bệnh tại các
trung tâm y tế.

 Bên cạnh nhu cầu về tính cá nhân, riêng tư thì bệnh nhân cũng cần sự
tương tác với người thân, nhân viên y tế và với những bệnh nhân khác.
Sự tương tác rất cần thiết trong những trường hợp khẩn cấp, cần sự giúp
đỡ. Hơn nữa, việc tương tác với mọi người xung quanh giúp cho tinh thần
của bệnh nhân được tốt hơn từ đó thúc đẩy quá trình hồi phục.
 Tính công cộng còn thể hiện thông qua sự kết nối giữa bệnh nhân và môi
trường tự nhiên bên ngoài. Các yếu tố thuộc về tự nhiên như ánh sáng,
không khí, cây cối, âm thanh,.. cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến tâm
lý bệnh nhân, giảm bớt sự căng thẳng thông qua đó ảnh hưởng đến quá
trình điều trị. Việc kết nối với môi trường tự nhiên này cũng quan trọng
không chỉ ở trong công trình y tế mà trong tất cả những công trình khác.

Hình II.1.1-5 Mô phỏng về một thể loại trung gian giữa nhà ở và bệnh
viện (mức độ trung gian giữa tính riêng tư và công cộng).

21
II.1.2 Kiến trúc tác động đến khả năng chữa lành của bệnh nhân trong
một Trung tâm chăm sóc sức khỏe
- Khoa học chứng minh: Cơ thể có khả năng tự chữa lành bằng cách kích thích
thần kinh tạo ra các chất hóa học như endorphin (gây hưng phấn). Các nhà khoa học
nghiên cứu về não bộ đã nhận ra rằng “kiến trúc tốt có tác động tích cực lên bộ não con
người”.

“If place can make you happy, can it also make you well?” - Esther
Sternberg

(Tạm dịch: Nếu một nơi chốn giúp bạn vui vẻ thì nó cũng giúp bạn thấy khá hơn)

- Nghiên cứu về môi trường chữa lành tối ưu (OHE - Optimal Healing
Environment) được miêu tả như một phương pháp chăm sóc sức khỏe trong đó sử dụng
kết hợp yếu tố xã hội, tâm lý, thể chất, linh hồn và hành vi nhằm kích thích khả năng tự
chữa lành của cơ thể. Có thể thấy, Kiến trúc sư không thể tác động đến toàn bộ kết quả
điều trị của bệnh nhân trong môi trường y tế nhưng có thể tác động gián tiếp thông qua
các yếu tố về không gian (space), dây chuyền (process) từ đó giúp tạo ra một môi trường
tối ưu hóa cho việc chữa lành.

Hình II.1.2-1 Kết luận của Terri Zborowsky trong luận án “Creating optimal healing environments in a health
care setting” năm 2008.

22
- Vì rằng không gian kiến trúc được tiếp cận thông qua tất cả các giác quan của
con người nên các nghiên cứu về ánh sáng, màu sắc, âm thanh,.. đã được thực hiện để
so sánh tình trạng cừa bệnh nhân và kể cả nhân viên và thân nhân.
- Trọng tâm của việc nâng hiệu quả trong quá trình điều trị là giảm thiểu mức độ
căng thẳng của người bệnh để ổn định tinh thần, bên cãnh đó, mức độ căng thẳng của
nhân viên cũng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình điều trị, sẽ như thế nào nếu một nhân
viên y tế có tình trạng tinh thần kém, dẫn đến các sai phạm trong quá trình kê đơn thuốc
và chăm sóc cho người bệnh.
- Câu hỏi được đặt ra là một môi trường phục vụ tốt cho công tác điều trị thì cần
quan tâm đến tất cả những yếu tố nào. Đa số đều đồng tình với các yếu tố chính như
sau: Sự kết nối với thiên nhiên, Sự phân tâm tích cực, Tiếp cận được các hỗ trợ xã hội,
Sự căng thẳng của môi trường.
- Điều này được diễn giải rộng hơn với những tính chất của môi trường trong
các trung tâm y tế mà có thể đáp ừng được các yêu cầu của người sử dụng.

Hình II.1.2-2 Thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cần thiết cho một môi trường chữa trị hiệu quả. [Hình ảnh được
trích từ luận văn nghiên cứu “Healing Space” của chương trình LSAP thuộc Trường Kiến trúc UMA của tác giả Maria
Soledad Larrain]

23
II.1.3 Phân biệt các không gian riêng tư và công cộng trong Trung tâm
chăm sóc sức khỏe
Việc phân biệt các không gian riêng tư, bán riêng tư, bán công cộng và công
cộng là tương đối. Về cơ bản không gian bán công cộng sẽ công cộng hơn không gian
bán riêng tư, không gian bán riêng tư sẽ riêng tư hơn không gian bán công cộng. Có
nhiều quan điểm khác nhau để phân chia các không gian này nhưng một cách tổng quát
nhất, chúng ta sẽ tham khảo mô hình nhà ở - mô hình được nhiều người đồng tình nhất:
• Đường trước nhà bạn là công cộng.
• Sân trước nhà bạn bán công cộng.
• Phòng khách trong nhà của bạn là bán riêng tư.
• Phòng ngủ trong nhà của bạn là riêng tư.

Hình II.1.3-1 Mô hình không gian công cộng, bán công cộng, bán riêng tư và riêng tư trong nhà ở.
[Nghiên cứu của Cavin Costello - The Ranch Mine]

Dựa trên quan niệm này ở các phần tiếp theo, bài viết sẽ phân chia các không
gian trong một Trung tâm chăm sóc sức khỏe thảnh từng cấp độ.

24
Hình II.1.3-2 Quan niệm phân chia các cấp độ riêng tư cho đến công cộng của không gian trước
đây và hiện nay. [Tạp chí WAUA – Anh Quốc]

Hình II.1.3-3 Mô hình không gian công cộng, bán riêng tư và riêng tư trên thực tế .
[Mô hình thuộc về nhà đô thị học người Hà Lan Jan Heeling]

25
II.1.3.1 Không gian riêng tư
Không gian riêng tư được hiểu là không gian riêng của mỗi bệnh nhân, không có
sự tác động, làm phiền của người xung quanh. Nơi bệnh nhân được thoải mái sinh hoạt,
thể hiện cảm xúc, thói quen, kiểm soát người truy cập và được bảo mật tối đa về hình
ảnh, thông tin. Xét những tính chất trên, trong Trung tâm chăm sóc sức khỏe ta có các
không gian riêng tư sau:
• Không gian khám, tư vấn
• Không gian xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh
• Phòng điều trị nội trú
• Phòng phẫu thuật
• Phòng cấp cứu
• Phòng hồi sức tích cực ICU

Hình II.1.3-4 Không gian riêng tư được xếp theo các cấp độ

II.1.3.2 Không gian bán riêng tư


Không gian bán riêng tư ở đây được định nghĩa là một không gian được kiểm
soát truy cập mà chỉ những người có liên quan và bệnh nhân mới có thể tiếp cận được.
Nó không được xem là không gian riêng tư của bệnh nhân, vẫn có sự tiếp cận của những
người khác (nhân viên, người thăm bệnh,..) nhưng với sự kiểm soát nhất định. Những
không gian này không thực sự riêng tư vì chúng được chia sẻ, nhưng vì chúng thường
không thể tiếp cận với người ngoài, chúng cũng không thực sự công khai. Những không
gian bán riêng tư trong một Trung tâm chăm sóc sức khỏe là:
• Không gian tiếp khách trong phòng điều trị nội trú
• Phòng tiếp khách thăm bệnh
• Hành lang chung với lối ra vào có kiểm soát

26
Hình II.1.3-5 Hành lang chung trong khu vực điều trị có kiểm soát ra vào

Hình II.1.3-6 Hành lang chung trong khu vực điều trị có kiểm soát ra vào

27
II.1.3.3 Không gian bán công cộng
Không gian bán công cộng ở đây được định nghĩa là không gian thường được
xem là công cộng nhưng lại được bố trí trong khuôn viên của Trung tâm Chăm sóc sức
khỏe nên có kiểm soát truy cập. Mặc dù là không gian mở, phục vụ cộng đồng nhưng
có đặc điểm của riêng tư và có kiểm soát nhất định. Nó vẫn có thể truy cập được cho
cộng đồng, nhưng được hiểu là chủ yếu được sử dụng bởi những người sử dụng bên
trong. Những không gian bán công cộng cụ thể được bố trí trong Trung tâm Chăm sóc
sức khỏe là:
• Canteen
• Cửa hàng tiện lợi, máy bán hàng tự động
• Quầy thuốc
• Không gian giao lưu, gặp gỡ
• Thư viện
• Sân trong

Hình II.1.3-7 Hành lang gặp gỡ, giao lưu có kiểm soát ra vào. [herzog & de meuron]

Hình II.1.3-8 Sân trong của một Trung tâm Chăm sóc sức khỏe. [herzog & de meuron]

28
II.1.3.4 Không gian công cộng
Không gian công cộng trong một Trung tâm Chăm sóc sức khỏe là không gian
được bố trí không chỉ cho người sử dụng bên trong mà hướng đến người dân khu vực
xung quanh và cả cộng đồng. Tất nhiên các không gian này sẽ không kiểm soát truy
cập, mục đích là khuyến khích cộng đồng sử dụng, nhằm nâng cao nhận thức, thoái
quen về một hoạt động sức khỏe nào đó. Thường được bố trí ở những vị trí dễ tiếp cận
nhất, thường là gần lối vào, khu vực bao quanh công trình. Những không gian công
cộng cụ thể trong Trung tâm Chăm sóc sức khỏe là:
• Quảng trường
• Sân tập thể thao
• Hội trường, hội thảo..

Hình II.1.3-9 Quãng trường trước một Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Dongha, Hàn Quốc, nơi mọi người có thể
tập trung tâp luyện thể thao, tổ chức các sự kiện.
[Raum Engineering Architects Office + Opus]

Hình II.1.3-10 Không gian tổ chức hội thảo thường xuyên trong Trung tâm chăm sóc
sức khỏe Big Bend Care, Anh [mortarr.com]

29
II.2 Cơ sở pháp lý
- Trước hết, mô hình mạng lưới y tế của Việt Nam hiện nay được sắp xếp theo 4
hình thức tổ chức sau đây: Tổ chức hành chính Nhà nước (gồm: Tuyến trung ương và
địa phương); tổ chức theo thành phần y tế với cơ sở y tế Nhà nước và tư nhân; tổ chức
theo 2 khu vực y tế chuyên sâu và y tế phổ cập; tổ chức theo các lĩnh vực hoạt động.

Hình II.2 Mô hình tổ chức hệ thống mạng lưới Y tế của Việt Nam hiện nay.

[tapchikientruc.com.vn]

30
Bảng II.2-1 Hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia và Tiêu chuẩn Ngành đang được sử dụng trong thiết kế Bệnh viện ở
Việt Nam hiện nay. [tapchikientruc.com.vn]

Bảng II.2-2 Các chỉ tiêu chính trong các Tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế Bệnh viện hiện nay.
[tapchikientruc.com.vn]

- Theo QCVN 03:2012/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân
loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật và quyết định số
08/2003/QĐ-BXD, công trình Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sẽ được xếp vào loại công
trình công cộng - công trình y tế.

31
- Do chưa có tiêu chuẩn xây dựng dành riêng cho thể loại công trình Trung tâm
chăm sóc sức khỏe nhưng xét về quy mô, công trình có quy mô nhỏ hơn một một bệnh
viện đa khoa và lớn hơn một trạm y tế bài nghiên cứu sẽ tham khảo các tiêu chuẩn sau:
• Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện đa khoa khu vực TCVN 9212 : 2012
• Tiêu chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa khu vực TCVN 9214 : 2012
• Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995 về phòng cháy, chống cháy cho
nhà và công trình - yêu cầu thiết kế.
• Hướng dẫn thiết kế chung cho các công trình chăm sóc sức khỏe của Bộ
Y tế Anh Quốc – [Health Building Note 00-01 - General design guidance
for healthcare buildings]
• Cơ sở vật chất cho các dịch vụ chăm sóc ban đầu và cộng đồng của Bộ Y
tế Anh Quốc – [Health Building Note 11-01- Facilities for primary and
community care services]
• Nguyên tắc thiết kế chung [Health Building Note 00-01: General design
principles]

32
II.3 Cơ sở thiết kế

II.3.1 Tổ chức không gian Trung tâm chăm sóc sức khỏe

II.3.1.1 Phân khu chức năng và dây chuyền tổng quan

Hình II.3.1.1 Sơ đồ phân khu tổng quan một Trung tâm chăm sóc sức khỏe [Health Building Note 11-01 –
Facilities for primary and community care services]

33
II.3.1.2 Khối khám và tư vấn

Hình II.3.1.2 Dây chuyền khối khám và tư vấn trong một Trung tâm chăm sóc sức khỏe [Health Building Note
11-01 – Facilities for primary and community care services]

34
II.3.1.3 Khối xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh

Hình II.3.1.3 Dây chuyền khối khám và tư vấn trong một Trung tâm chăm sóc sức khỏe [Health Building Note 11-01
– Facilities for primary and community care services]

35
II.3.1.4 Khối điều trị nội trú

Hình II.3.1.4 Dây chuyền khối điều trị nội trú trong một Trung tâm chăm sóc sức khỏe [Health Building Note 11-
01 – Facilities for primary and community care services]

36
II.3.1.5 Khối giải trí, sinh hoạt chung

Hình II.3.1.5-1 Dây chuyền khối giải trí, sinh hoạt chung trong một Trung tâm chăm sóc sức khỏe [Health
Building Note 11-01 – Facilities for primary and community care services]

Hình II.3.1.5-2 Minh họa không gian gặp gỡ sinh hoạt chung trong một công trình y tế ở
Singapore [archdaily]

37
II.3.1.6 Khối cung cấp kiến thức về Chăm sóc sức khỏe cộng
đồng

Hình II.3.1.6 Dây chuyền khối cung cấp thông tin chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong một Trung tâm chăm sóc sức
khỏe [Health Building Note 11-01 – Facilities for primary and community care services]

38
II.3.1.7 Khối tập luyện, phục hồi chức năng theo mục tiêu

Hình II.3.1.7 Dây chuyền khối tập luyện, phục hồi chức năng trong một Trung tâm chăm sóc sức khỏe [Health
Building Note 11-01 – Facilities for primary and community care services]

39
II.3.2 Nguyên tắc, nguyên lý thiết kế
Như đã phân tích, công trình có quy mô nhỏ hơn một một bệnh viện đa khoa và
lớn hơn một trạm y tế bài nghiên cứu sẽ tham khảo các tiêu chuẩn sau:
 Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện đa khoa khu vực TCVN 9212 : 2012
 Tiêu chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa khu vực TCVN 9214 : 2012

II.3.2.1 Yêu cầu về khu đất xây dựng


- Vị trí khu đất xây dựng phải phù hợp với quy hoạch được duyệt, giao thông thuận
lợi và có tính đến nhu cầu phát triển trong tương lai.
- Vệ sinh thông thoáng, yên tĩnh, tránh các khu đất có môi trường bị ô nhiễm.
- Phù hợp với vị trí khu chức năng được xác định trong qui hoạch tổng mặt bằng của
đô thị.
- Quy mô của Bệnh viện đa khoa khu vực và chỉ tiêu diện tích sàn xây dựng bình
quân cho một giường bệnh được quy định trong Bảng 1.

Bảng II.3.2.1 - Quy mô tối thiểu và chỉ tiêu diện tích đất xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực

Quy mô Số giường bệnh Diện tích sàn xây dựng bình Diện tích đất
giường quân ha
2
m /giường bệnh

Lớn từ 350 đến 500 từ 80 đến 90 3,6

Nhỏ từ 250 đến 350 từ 90 đến 100 2,5

CHÚ THÍCH:
1) Diện tích khu đất xây dựng quy định ở trên, không tính cho các công trình nhà ở và phúc
lợi công cộng phục vụ cho đời sống cán bộ công nhân viên. Các công trình này được xây
dựng ngoài khu đất xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực.
2) Trường hợp diện tích đất xây dựng các Bệnh viện đa khoa khu vực trong đô thị không
đảm bảo được quy định nêu trên, khuyến khích thiết kế Bệnh viện đa khoa khu vực hợp
khối, cao tầng nhưng phải tuân thủ và đảm bảo dây chuyền hoạt động của Bệnh viện đa
khoa khu vực.

II.3.2.2 Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng


- Yêu cầu quy hoạch tổng mặt bằng Bệnh viện đa khoa khu vực ngoài việc tuân theo
các quy định trong 5.2 TCVN 4470 : 2012 (Phụ lục 1) còn cần phải tuân theo các
quy định trong tiêu chuẩn này.

40
- Khoảng cách ly vệ sinh, an toàn nhỏ nhất giữa nhà và công trình bố trí riêng biệt đối
với nhà bệnh nhân, được quy định trong Bảng 2.
Bảng II.3.2.2 - Khoảng cách ly vệ sinh, an toàn giữa nhà và công trình đối với nhà bệnh nhân

Khoảng cách ly vệ
Loại nhà/công trình sinh nhỏ nhất Ghi chú
m
- Khu các bệnh truyền nhiễm 20 Có dải cây cách ly

- Trạm cung cấp hoặc biến thế điện, hệ thống 15


cấp nước, nhà giặt, sân phơi quần áo

- Nhà xe, kho, xưởng sửa chữa nhỏ, kho chất 20


cháy

- Nhà lưu tử thi, khoa Giải phẫu bệnh, lò đốt 20 Có dải cây cách ly
chất thải rắn, bãi chứa rác, khu nuôi súc vật, thí
nghiệm, trạm xử lí nước thải
CHÚ THÍCH:
1) Chiều rộng nhỏ nhất của dải đất trồng cây bảo vệ, cách ly quy định như sau:
- Dải cây bảo vệ quanh khu đất: 5 m;
- Dải cây cách ly: 10 m.
2) Ngoài việc đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh, an toàn như quy định ở trên còn cần phải
bảo đảm khoảng cách phòng cháy, chữa cháy quy định trong TCVN 2622.

II.3.2.3 Yêu cầu về kích thước thông thủy


- Tuân thủ các yêu cầu về kích thước thông thủy được nêu trong 6.1.2 của TCVN
4470 : 2012. (Phụ lục 1)

41
• Thông thủy xe cứu thương

• Bán kính quay xe cứu thương

42
II.3.2.4 Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú
- Khi thiết kế xây dựng Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú ngoài việc
tuân theo các quy định trong 6.2 của TCVN 4470 : 2012 (Phụ lục 1) còn cần phải
tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn này.
- Cơ cấu, số lượng chỗ khám bệnh tối thiểu được quy định trong Bảng 3.

Bảng II.3.2.4-1 Số lượng chỗ khám bệnh theo quy mô giường bệnh

Số chỗ khám bệnh


chỗ

Tỷ lệ
Chuyên khoa Quy mô lớn Quy mô nhỏ Ghi chú
%
từ 350 giường từ 250 giường
đến 500 đến 350
giường giường

1. Nội từ 9 đến 11 từ 6 đến 8 20

2. Ngoại từ 7 đến 8 từ 4 đến 6 04 chỗ khám bố trí 01 phòng


15 thủ thuật chữa bệnh

3. Sản từ 3 đến 5 từ 2 đến 3


12
4. Phụ 2 1

5. Nhi từ 7 đến 8 từ 4 đến 6 04 chỗ khám bố trí 01 phòng


15 thủ thuật chữa bệnh

6. Răng Hàm Mặt 3 từ 2 đến 3 6 Kết hợp khám và chữa

7. Tai Mũi Họng 3 từ 2 đến 3 6 Kết hợp khám và chữa

8. Mắt 3 từ 2 đến 3 03 chỗ khám bố trí 01 phòng


6 thủ thuật chữa bệnh

9. Truyền nhiễm từ 3 đến 4 2 7 Chỗ khám, chữa cách ly

10. Y học cổ truyền 3 từ 2 đến 3 6

11. Các chuyên khoa từ 3 đến 4


khác 2 7

43
- Diện tích các phòng trong Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú được quy
định trong Bảng 4.
Bảng II.3.2.4-2 Diện tích các phòng trong Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú

Diện tích
Quy mô lớn Quy mô nhỏ
Tên khoa, phòng
từ 350 giường đến 500 từ 250 giường đến 350
giường giường
A. Khối tiếp đón
1. Phát số, không nhỏ hơn 30 m2 24 m2
2. Thủ tục - thanh toán, không nhỏ hơn 36 m2 24 m2
3. Khu vệ sinh (nam/nữ riêng biệt) 24 m² x 02 khu 18 m² x 02 khu
4. Chỗ đợi, chờ khám Xem 6.2.6 TCVN 4470 : 2012
B. Khối Khám - điều trị ngoại trú
1. Khám nội
- Phòng khám từ 9 m2/chỗ đến 12 m2/chỗ
- Phòng sơ cứu (từ 01 giường đến 02
từ 15 m2/phòng đến 18 m2/phòng
giường)
2. Thần kinh từ 12 m2/chỗ đến 15 m2/chỗ
3. Da liễu
- Phòng khám từ 12 m2/chỗ đến 15 m2/chỗ
- Phòng điều trị từ 9 m2/chỗ đến 12 m2/chỗ
4. Đông y
- Phòng khám 12 m2/chỗ
- Phòng châm cứu 12 m2/chỗ
5. Khám ngoại
- Phòng khám từ 9 m2/chỗ đến 12 m2/chỗ
- Thủ thuật ngoại từ 24 m2/chỗ đến 30 m2/chỗ
- Chuẩn bị dụng cụ từ 9 m2/chỗ đến 12 m2/chỗ
6. Khám nhi
- Phòng khám nhi thường từ 9 m2/chỗ đến 12 m2/chỗ
- Phòng khám bệnh nhi truyền nhiễm Dùng chung phòng khám của khoa Truyền nhiễm
7. Bệnh truyền nhiễm từ 12 m2/chỗ đến 15 m2/chỗ

44
8. Phụ, Sản
- Phòng khám sản khoa từ 15 m2/chỗ đến 18 m2/chỗ
- Phòng khám phụ khoa từ 15 m2/chỗ đến 18 m2/chỗ
9. Răng Hàm Mặt
- Phòng khám (01 ghế) từ 12 m2/chỗ đến 15 m2/chỗ
- Phòng tiểu phẫu từ 12 m2/chỗ đến 15 m2/chỗ
- Phòng chỉnh hình từ 9 m2/chỗ đến 12 m2/chỗ
- Xưởng răng giả từ 24 m2/chỗ đến 30 m2/chỗ
- Rửa hấp sấy dụng cụ từ 4 m2/chỗ đến 6 m2/chỗ
10. Tai Mũi Họng
- Phòng khám từ 12 m2/chỗ đến 15 m2/chỗ
- Phòng điều trị từ 15 m2/chỗ đến 18 m2/chỗ
11. Mắt
- Phòng khám (phần sáng) từ 15 m2/chỗ đến 18 m2/chỗ
- Phòng khám (phần tối) từ 12 m2/chỗ đến 18 m2/chỗ
- Phòng điều trị từ 18 m2/chỗ đến 24 m2/chỗ
C. Bộ phận nghiệp vụ
1. Phòng phát thuốc, kho thuốc từ 15 m2/phòng đến 18 m2/phòng
2. Chỗ bán thuốc từ 15 m2/phòng đến 18 m2/phòng
3. Phòng chẩn đoán, xét nghiệm nhanh
- Chỗ đợi Xem 6.2.6 TCVN 4470 : 2012
- Chỗ lấy bệnh phẩm từ 12 m2/khu đến 15 m2/khu
- Phòng xét nghiệm từ 24 m2/phòng đến 36 m2/phòng
- Phòng Xquang từ 24 m2/phòng đến 36 m2/phòng
- Phòng siêu âm từ 24 m2/phòng đến 36 m2/phòng
- Phòng bác sỹ Xquang và lưu hồ sơ từ 12 m2/phòng đến 15 m2/phòng
4. Phòng lưu hồ sơ của phòng khám từ 18 m2/phòng đến 24 m2/phòng
5. Kho sạch từ 18 m2/phòng đến 21 m2/phòng
6. Phòng quản lý trang thiết bị từ 15 m2/phòng đến 18 m2/phòng
7. Kho chứa hóa chất từ 12 m2/phòng đến 15 m2/phòng
8. Kho bẩn từ 12 m2/phòng đến 15 m2/phòng

45
D. Bộ phận tiếp nhận
1. Phòng thay gửi quần áo từ 6 m2/phòng đến 9 m2/phòng
2. Phòng tiếp nhận từ 9 m2/phòng đến 12 m2/phòng
3. Kho quần áo, đồ dùng:
- Đồ sạch của bệnh nhân từ 12 m2/phòng đến 15 m2/phòng
- Đồ gửi của bệnh nhân từ 12 m2/phòng đến 15 m2/phòng
E. Bộ phận hành chính
1. Phòng trưởng khoa 18 m2/phòng
2. Phòng sinh hoạt từ 18 m2/phòng đến 24 m2/phòng
3. Thay quần áo nhân viên từ 9 m2/phòng đến 12 m2/phòng
4. Vệ sinh (nam/nữ riêng biệt) từ 18 m2/khu đến 24 m2/khu x 02 khu

II.3.2.5 Khu Điều trị nội trú


- Khi thiết kế Khu điều trị nội trú ngoài việc tuân theo các quy định trong 6.3 của
TCVN 4470 : 2012, còn cần phải tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn này.
- Khu Điều trị nội trú gồm các khoa sau:

1) Khoa Nội; 8) Khoa Truyền nhiễm;

2) Khoa Ngoại 9) Khoa Cấp cứu;

3) Khoa Phụ sản; 10) Khoa Hồi sức tích cực - chống độc;

4) Khoa Nhi; 11) Khoa Y học cổ truyền;

5) Khoa Mắt; 12) Khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng;

6) Khoa Tai - Mũi - Họng; 13) Khoa Ung Bướu.

7) Khoa Răng - Hàm - Mặt;

- Cơ cấu tỷ lệ giường lưu tối thiểu của các chuyên khoa xem Bảng 5.
CHÚ THÍCH: Đơn nguyên điều trị nội trú bao gồm các bộ phận sau đây:

• Buồng bệnh nhân và phòng sinh hoạt của bệnh nhân;


• Phòng làm việc, sinh hoạt của nhân viên;
• Các phòng nghiệp vụ của đơn nguyên.

46
Bảng II.3.2.5-1 Cơ cấu tỷ lệ giường lưu tối thiểu của các chuyên khoa

Số giường Tỷ lệ
giường %
Bảng 5 Quy mô lớn Quy mô nhỏ
từ 350 giường từ 250 giường
đến 500 giường đến 350 giường
1. Khoa Nội 24
+ Nội Tổng quát 30 30
+ Nội tim mạch - Lão học 30 30
+ Nội tiêu hóa 30 25
+ Nội cơ - xương - khớp 30 …
+… … -
2. Khoa Ngoại 18
+ Ngoại Tổng quát từ 25 đến 30 từ 25 đến 30
+ Ngoại thần kinh từ 20 đến 30 từ 20 đến 30
+ Ngoại tiêu hóa từ 20 đến 30 …
+… … -
3. Khoa Phụ Sản từ 40 đến 60 từ 30 đến 45 12
4. Khoa Nhi từ 30 đến 50 từ 25 đến 35 10
5. Khoa Mắt từ 10 đến 15 từ 7 đến 10 3
6. Khoa Tai Mũi Họng từ 10 đến 15 từ 7 đến 10 3
7. Khoa Răng Hàm Mặt từ 10 đến 15 từ 7 đến 10 3
8. Khoa Truyền nhiễm tù 20 đến 30 từ 15 đến 20 6
9. Khoa Cấp cứu, Khoa HSTC - CĐ từ 30 đến 40 từ 15 đến 30 từ 5 đến 8
10. Khoa Y học cổ truyền từ 15 đến 20 từ 19 đến 15 từ 7 đến 4
12. Chuyên khoa khác từ 30 đến 45 từ 20 đến 30 9
Tổng cộng từ 350 đến 500 từ 250 đến 350 100
- Nên bố trí 01 phòng xét nghiệm đơn giản trong Khoa Phụ sản để làm các xét
nghiệm máu, sinh hóa, nước tiểu thông thường, soi tươi đối với các Bệnh viện đa
khoa khu vực quy mô lớn.
- Trong Khoa Răng - Hàm - Mặt bố trí các phòng X quang cho tối thiểu 01 máy X
quang răng và 01 máy X quang Panorama. Bệnh viện đa khoa khu vực khu vực

47
quy mô lớn phải bố trí một balo răng giả cho từ 2 kỹ thuật viên đến 3 kỹ thuật
viên.
- Khoa Hồi sức cấp cứu, Khoa Điều trị tích cực - chống độc
• Bộ phận tạm lưu cấp cứu bố trí từ 10 đến 20 giường tạm lưu cấp cứu để giải
quyết tại chỗ các cấp cứu đưa từ bên ngoài vào.
• Số giường lưu Khoa Cấp cứu của Bệnh viện đa khoa khu vực:
 Quy mô lớn (350 giường đến 500 giường): từ 10 giường lưu đến trên
15 giường lưu;
 Quy mô nhỏ (250 giường đến 350 giường): từ 06 giường lưu đến
trên 12 giường lưu;
CHÚ THÍCH: Nên bố trí 10 giường/đơn nguyên.
• Bệnh viện đa khoa khu vực quy mô nhỏ không đủ điều kiện bố trí một đơn
nguyên cấp cứu lưu 10 giường thì có thể tổ chức đơn nguyên lưu chung cho
cả cấp cứu và điều trị tích cực. Khoa tổ chức từ 02 đến 03 đơn nguyên, mỗi
đơn nguyên 10 giường và tuân thủ các quy định chung của khoa.
• Số giường lưu Khoa Điều trị tích cực - chống độc của Bệnh viên đa khoa
khu vực:
 Quy mô lớn (350 giường đến 500 giường): từ 10 giường lưu đến trên
25 giường lưu;
 Quy mô nhỏ (250 giường đến 350 giường): từ 09 giường lưu đến
trên 18 giường lưu;
CHÚ THÍCH: Nên bố trí 10 giường/đơn nguyên.
- Số chỗ điều trị tối thiểu trong khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng được quy
định trong Bảng 6 với chỉ tiêu diện tích tối thiểu các phòng được quy định trong
Bảng 21 TCVN 4470 : 2012.
- Chỉ tổ chức Khoa Ung bướu đối với các Bệnh viện đa khoa khu vực đa khoa Hạng
II (quy mô từ 350 đến 500 giường) gồm hai đơn vị: Xạ trị và Y học hạt nhân.

Bảng II.3.2.5-2 Số chỗ điều trị tối thiểu trong khoa Vật lý - phục hồi chức năng

Số chỗ
Quy mô lớn Quy mô nhỏ
Tên phòng
từ 350 giường đến 500 từ 250 giường đến 350
giường giường
1. Phòng điều trị bằng quang điện
- Chỗ điều trị bằng tia hồng ngoại 3 2
- Chỗ điều trị bằng tử ngoại 2 2
- Chỗ điều trị bằng điện 5 3

48
- Chỗ điều trị bằng các máy khác Tùy theo yêu cầu
2. Phòng điều trị nhiệt
- Bó paraphin, ngải cứu 3 2
- Xông 2 2
3. Phòng điều trị vận động và thể dục
- Phòng thể dục 2 2
- Xoa bóp 3 2
4. Phòng thủy trị liệu
- Chỗ tắm, ngâm nước 5 3
- Chỗ tắm bùn khoáng 10 8

II.3.2.6 Khu Kỹ thuật nghiệp vụ


- Khu Kỹ thuật nghiệp vụ gồm các khoa sau:
1) Khoa Phẫu thuật - gây mê hồi sức;
2) Khoa Chẩn đoán hình ảnh;
3) Khoa Vi sinh;
4) Khoa Hóa sinh; (Các khoa Xét nghiệm)
5) Khoa Huyết học;
6) Khoa Lọc máu;
7) Khoa Nội soi;
8) Khoa Thăm dò chức năng;
9) Khoa Giải phẫu bệnh;
10) Khoa Dược;
11) Khoa Dinh dưỡng;
12) Khoa Quản lý nhiễm khuẩn.
- Khu Kỹ thuật nghiệp vụ của Bệnh viện đa khoa khu vực cần tuân thủ các quy định
được nêu trong 6.4 TCVN 4470 : 2012 và các quy định trong tiêu chuẩn này.
- Khoa Phẫu thuật - gây mê hồi sức: Diện tích tối thiểu các phòng trong Khoa
Phẫu thuật - gây mê hồi sức được quy định trong II.3.2.6-1.

49
Bảng II.3.2.6-1 Diện tích tối thiểu các phòng trong Khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức

Diện tích tối thiểu


m²/phòng
Tên phòng Quy mô lớn Quy mô nhỏ
từ 350 giường đến 500 từ 250 giường đến 350
giường giường
A. Khu vực vô khuẩn
1. Mổ tổng hợp 36 x 02 phòng 36 x 01 phòng
2. Mổ hữu khuẩn 36 x 02 phòng 36 x 01 phòng
3. Mổ chấn thương 36 x 01 phòng 36 x 01 phòng
4. Mổ cấp cứu 36 x 01 phòng 36 x 01 phòng
5. Mổ sản 36 x 01 phòng 36 x 01 phòng
6. Mổ chuyên khoa khác 36 x 02 phòng 36 x 01 phòng
7. Rửa tay vô khuẩn tùy yêu cầu sử dụng và cách bố trí các phòng
mổ mà tính toán cho phù hợp
8. Hành lang vô khuẩn
9. Cung cấp vật tư 18
B. Khu vực sạch
1. Tiền mê (số phòng bằng 50 % số phòng 30
mổ) *)
2. Hành lang sạch 36
3. Phòng nghỉ giữa ca mổ 24
4. Phòng ghi hồ sơ mổ 12
5. Phòng khử khuẩn 24
6. Phòng đồ thải 18
7. Kho thiết bị 24
C. Khu phụ trợ
1. Tiếp nhận bệnh nhân 36
2. Hồi tỉnh (số giường tính bằng 50 % số 12 m2/giường
phòng mổ)
3. Hành chính, trực từ 18 đến 24
4. Hội chẩn, đào tạo 36
5. Thay quần áo, vệ sinh (Nam/nữ riêng biệt) 24 x 02 khu

50
6. Phòng trưởng khoa 18
7. Phòng bác sỹ 18 x 02 phòng
8. Phòng y tá, hộ lý 18 x 02 phòng
CHÚ THÍCH:
*) Với chỉ tiêu tối thiểu 9 m2/giường có thể kết hợp với hành lang sạch;
- Các khoa Xét nghiệm
• Các khoa Xét nghiệm trong khối Kỹ thuật nghiệp vụ gồm có:
 Khoa Vi sinh;
 Khoa Hóa sinh;
 Khoa Huyết học truyền máu.
• Diện tích tối thiểu các phòng trong các khoa Xét nghiệm được quy định
trong Bảng 8.
Bảng II.3.2.6-2 Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Xét nghiệm

Diện tích tối thiểu


m2/phòng
Tên phòng Quy mô lớn Ghi chú
Quy mô nhỏ
từ 350 giường
từ 250 giường đến 350 giường
đến 500 giường
A. Khoa Vi sinh
Khu nghiệp vụ kỹ thuật
1. Xét nghiệm vi sinh 52 40
2. Phòng vô khuẩn 9 9
3. Chuẩn bị môi trường, mẫu 24 18
4. Phòng rửa/tiệt trùng 18 15
Khu phụ trợ
5. Trực + nhận.trả kết quả Có thể kết hợp
18 18 với các khoa xét
nghiệm khác
6. Phòng lấy mẫu 12 12 Liền kề với
phòng thủ tục
7. Kho chung 24 18
8. Phòng hành chính, giao Có thể kết hợp
ban đào tạo 24 24 với các khoa xét
nghiệm khác

51
9. Phòng trưởng khoa 18 18
10. Phòng nhân viên, trực 24 24
khoa
11. Khu vệ sinh, thay quần áo Có thể kết hợp
nhân viên (nam/nữ) 24 x 02 khu 24 x 02 khu với các khoa xét
nghiệm khác
B. Khoa Hóa sinh
Khu nghiệp vụ kỹ thuật
1. Xét nghiệm hóa sinh 70 52
2. Chuẩn bị 32 24
3. Phòng rửa/tiệt trùng 24 18
4. Kỹ thuật phụ trợ 24 18
5. Kho hóa chất 24 18
Khu phụ trợ
6. Trực + nhận/trả kết quả Có thể kết hợp
24 18 với các khoa xét
nghiệm khác
7. Phòng lấy mẫu Liền kề với
15 12
phòng thủ tục
8. Phòng hành chính, giao
24 24
ban đào tạo
9. Phòng trưởng khoa 18 18
10. Phòng nhân viên, trực
24 24
khoa
11. Kho chung 18 18
12. Khu vệ sinh, thay quần áo Có thể kết hợp
nhân viên (nam/nữ) 24 x 02 khu 24 x 02 khu với các khoa xét
nghiệm khác
C. Khoa Huyết học truyền máu
Khu nghiệp vụ kỹ thuật
1. Xét nghiệm huyết
70 52
học/truyền máu
2. Phòng lưu trữ máu 36 24

52
3. Phòng lưu trữ mẫu máu xét
24 18
nghiệm
4. Phòng rửa/tiệt trùng 24 18
5. Khoa hóa chất 18 18
Khu phụ trợ
6. Tiếp đón, nhận/trả kết quả Có thể kết hợp
24 24 với khoa xét
nghiệm khác
7. Phòng hành chính, giao Có thể kết hợp
ban đào tạo 36 36 với khoa xét
nghiệm khác
8. Phòng trưởng khoa 18 18
9. Phòng nhân viên, trực khoa 24 24
10. Kho chung 18 15
11. Khu vệ sinh, thay quần áo Có thể kết hợp
nhân viên (nam/nữ) 24 x 02 khu 24 x 02 khu với khoa xét
nghiệm khác
12. Phòng vệ sinh bệnh nhân 18 02
18 x 02 phòng
phòng

• Khu điều trị các bệnh máu và ngân hàng máu (nếu có) ngoài việc tuân theo
các quy định được nêu trong 6.4.4 TCVN 4470 : 2012 còn cần phải tuân
theo các quy định trong tiêu chuẩn này.
- Khoa Giải phẫu bệnh: Diện tích tối thiểu của các phòng trong khoa Giải phẫu
bệnh được quy định trong Bảng II.3.2.6-3.
Bảng II.3.2.6-3 Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Giải phẫu bệnh

Diện tích
Tên khoa, phòng
m2/phòng
Khu nghiệp vụ kỹ thuật (Labo giải phẫu bệnh)
1. Phòng khám, chẩn đoán tế bào học từ 36 đến 48
2. Phòng nhận và xử lý bệnh phẩm từ 18 đến 24
3. Phòng cắt, nhuộm bệnh phẩm từ 24 đến 36
4. Phòng chuẩn bị, pha chế hóa chất từ 24 đến 36
5. Phòng ảnh, đọc tiêu bản từ 18 đến 24
6. Phòng lưu trữ hồ sơ, tiêu bản từ 18 đến 24

53
7. Phòng rửa, tiệt trùng từ 18 đến 24
8. Kho 15
Khu phụ trợ
9. Phòng nhân viên, trực khoa từ 24 đến 36
10. Phòng trưởng khoa 18
11. Khu vệ sinh, thay đồ nhân viên (nam/nữ) 18 m2 x 02 khu
12. Phòng tang lễ 60
13. Phòng dịch vụ tang lễ từ 18 đến 24
14. Phòng lưu tử thi từ 18 đến 24
15. Phòng khám nghiệm tử thi từ 32 đến 36
16. Phòng lưu trữ bệnh phẩm từ 18 đến 24
17. Kho 18
18. Phòng rửa, tiệt trùng từ 15 đến 18
19. Phòng hành chính 24
- Khoa lọc máu: Diện tích phòng lọc máu tính theo tiêu chuẩn 10 m2/máy thận
nhân tạo. Số lượng máy thận nhân tạo tối thiểu trong Bệnh viện đa khoa khu vực
là:
• Quy mô lớn (từ 350 giường đến 500 giường): 04 máy;
• Quy mô nhỏ (từ 250 giường đến 350 giường): 02 máy;
- Khoa nội soi: Diện tích tối thiểu các phòng nghiệp vụ trong khoa Nội soi được
quy định trong Bảng II.3.2.6-4.
Bảng II.3.2.6-4 Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Nội soi

Diện tích tối thiểu


m2/phòng
Tên khoa, phòng Quy mô lớn Quy mô nhỏ
từ 400 giường đến 500 từ 250 giường đến 350
giường giường
1. Phòng nội soi dạ dày tá tràng 24 x 02 phòng 24 x 01 phòng
2. Phòng nội soi đại trực tràng 24 x 02 phòng 24 x 01 phòng
3. Phòng nội soi tiết niệu 24 x 01 phòng 24 x 01 phòng
4. Phòng nội soi đường mật 24 x 01 phòng 24 x 01 phòng
5. Phòng nội soi mũi, thanh quản, phế quản 24 x 02 phòng 24 x 01 phòng

54
6. Phòng nội soi - Xquang can thiệp 24 x 01 phòng 24 x 01 phòng
7. Phòng nội soi sản phụ khoa 24 x 03 phòng 24 02 phòng
- Khoa Dược: Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Dược được quy định trong
Bảng II.3.2.6-5.
Bảng II.3.2.6-5 Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Dược

Diện tích tối thiểu


m2/phòng
Tên khoa, phòng Quy mô lớn Quy mô nhỏ
từ 350 giường đến 500 từ 250 giường đến 350
giường giường
Khu vực sản xuất
1. Phòng rửa hấp
- Chỗ thu chai lọ từ 15 đến 24
- Chỗ ngâm, rửa từ 18 đến 24
- Chỗ sấy, hấp từ 12 đến 18
2. Các phòng pha chế tân dược
- Phòng cất nước từ 6 đến 12
- Phòng pha thuốc nước từ 15 đến 24
- Phòng pha chế các loại thuốc khác từ 9 đến 18
- Phòng kiểm nghiệm từ 15 đến 18
- Phòng soi dán nhãn từ 9 đến 12
3. Các phòng bào chế tân, đông dược
- Phòng chứa vật liệu tươi từ 24 đến 36
- Chỗ ngâm, rửa, xát
Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể
- Chỗ hong phơi, sấy
4. Phòng chế dược liệu khô
- Xay tán từ 9 đến 15
- Luyện hoàn đóng gói, bốc thuốc từ 24 đến 36
- Bếp sắc thuốc, nấu cao từ 9 đến 15
- Kho thành phẩm tạm thời từ 9 đến 15
Khu vực bảo quản, cấp phát

55
1. Quầy cấp phát
- Chỗ đợi 9 từ 9 đến 12
- Quầy phát thuốc từ 12 đến 15 từ 15 đến 18
2. Kho dược từ 18 đến 24 từ 24 đến 32
3. Kho - phòng lạnh từ 9 đến 12 từ 12 đến 15
4. Kho bông băng y tế, dụng cụ y tế từ 24 đến 30 từ 30 đến 36
5. Kho dự trữ dụng cụ y tế từ 18 đến 24 từ 24 đến 32
6. Kho phế liệu từ 9 đến 12
Các phòng hành chính, sinh hoạt
1. Phòng trưởng khoa 18
2. Phòng thống kê, kế toán từ 18 đến 24
3. Phòng sinh hoạt từ 18 đến 32
4. Khu vệ sinh, thay quần áo nhân viên 18 x 02 khu 24 02 khu
(nam/nữ)
- Khoa Dinh dưỡng: Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Dinh dưỡng được
quy định trong Bảng II.3.2.6-6.
Bảng II.3.2.6-6 Diện tích tối thiểu các phòng trong Khoa dinh dưỡng

Diện tích
m2
Tên khoa, phòng Quy mô lớn Quy mô nhỏ
từ 350 giường đến từ 250 giường đến
500 giường 350 giường
Khu vực sản xuất
1. Khâu gia công thô
- Sân sản xuất từ 18 đến 24
- Bể nước từ 6 đến 9
2. Chỗ gia công kỹ
- Chỗ bếp nấu từ 27 đến 30 từ 24 đến 27
- Chỗ để bình ga từ 15 đến 18 từ 12 đến 15
- Chỗ đun nước từ 9 đến 15
- Chỗ pha sữa và phân phối sữa từ 12 đến 15 từ 9 đến 12

56
3. Chỗ phân phối
- Chỗ thái chín, giao thức ăn từ 18 đến 24
- Chỗ nhận thức ăn, xếp xe đẩy thức ăn từ 24 đến 36 từ 18 đến 24
- Kho lẻ, tủ lạnh từ 15 đến 24 từ 12 đến 15
- Chỗ rửa bát đĩa, xe đẩy từ 24 đến 36 từ 18 đến 24
Khu vực nhà kho và hành chính
1. Nhà kho
- Chỗ nhập xuất kho từ 15 đến 18 từ 12 đến 15
- Lương thực từ 18 đến 24 từ 15 đến 18
- Thực phẩm khô gia vị từ 15 đến 24 từ 12 đến 15
- Bát đĩa đồ dùng từ 15 đến 24 từ 12 đến 15
- Kho lạnh từ 12 đến 15 từ 9 đến 12
2. Các phòng hành chính - sinh hoạt
- Phòng quản lý, bác sỹ, y sỹ dinh dưỡng,
từ 15 đến 30
thống kê kế toán
- Phòng sinh hoạt từ 15 đến 24
- Phòng trực và nghỉ từ 12 đến 15
- Phòng thay quần áo nhân viên (nam/nữ
6 x 02 phòng
riêng biệt)
- Khu vệ sinh (nam/nữ riêng biệt) (từ 18 đến 24) x 02 khu

II.3.2.7 Khu Hành chính quản trị


- Khu Hành chính quản trị của Bệnh viện đa khoa khu vực cần tuân thủ các quy định
được nêu trong 6.5 TCVN 4470 : 2012 và các quy định trong tiêu chuẩn này.
- Diện tích tối thiểu của một số phòng chức năng trong Bệnh viện đa khoa khu vực
được quy định trong Bảng II.3.2.7.

Bảng II.3.2.7 - Diện tích tối thiểu của một số phòng chức năng trong Bệnh viện đa khoa khu
vực

Diện tích
Loại phòng m2
Quy mô lớn Quy mô nhỏ

57
từ 350 giường đến từ 250 giường đến
500 giường 350 giường
1. Phòng họp giao ban từ 36 đến 54 từ 30 đến 48
2. Phòng Đảng, Đoàn thể từ 12 đến 18
3. Phòng Kế hoạch tổng hợp từ 21 đến 30 từ 15 đến 18
4. Phòng Tổ chức cán bộ từ 21 đến 30 từ 15 đến 18
5. Phòng Tài chính - kế toán từ 21 đến 30 từ 15 đến 18
6. Phòng Y tá điều dưỡng từ 21 đến 30 từ 15 đến 18
7. Phòng Hành chính - quản trị từ 30 đến 42 từ 21 đến 30
8. Phòng lưu trữ hồ sơ từ 30 đến 42 từ 21 đến 30
9. Phòng vật tư, trang thiết bị y tế từ 21 đến 30 từ 15 đến 21
10. Phòng đào tạo và nghiên cứu khoa từ 21 đến 30 từ 15 đến 21
học
11. Phòng tổng đài từ 9 đến 12
12. Thư viện, phòng đọc từ 60 đến 75 từ 54 đến 60
13. Trung tâm thông tin - điện tử (nếu từ 21 đến 24 -
có)
CHÚ THÍCH:
1) Trung tâm thông tin - điện tử chỉ bố trí ở những Bệnh viện đa khoa khu vực lớn
hoặc Bệnh viện đa khoa khu vực có nhu cầu nghiên cứu, đào tạo.
2) Trong trường hợp cần thiết kế phòng họp lớn hoặc hội trường, chỉ tiêu diện tích
tính bằng 0,8 m2/chỗ, với số chỗ từ 60 % đến 70 % tổng số nhân viên trong Bệnh
viện đa khoa khu vực.
3) Yêu cầu thiết kế phòng lưu trữ, thư viện có thể tham khảo các tiêu chuẩn hiện
hành có liên quan.

II.3.2.8 Khu Kỹ thuật hậu cần và dịch vụ tổng hợp


- Khu Kỹ thuật hậu cần và dịch vụ tổng hợp của Bệnh viện đa khoa khu vực cần
tuân thủ các quy định được nêu trong 6.6 TCVN 4470 : 2012 và các quy định trong
tiêu chuẩn này.
- Diện tích các gian kho và xưởng được quy định trong Bảng 14.

58
Bảng II.3.2.8-1 Diện tích các gian kho và xưởng

Diện tích
m2
Loại phòng Quy mô lớn Quy mô nhỏ
từ 350 giường đến 500 từ 250 giường đến 350
giường giường
1. Kho dự trữ đồ vải, văn phòng phẩm, đồ
từ 45 đến 36 từ 36 đến 45
dùng sinh hoạt của bệnh nhân, nhân viên.
2. Kho đồ cũ, bao bì từ 36 đến 45 từ 24 đến 36
3. Xưởng sửa chữa nhỏ:
- Đồ điện từ 15 đến 18 từ 12 đến 15
- Đồ kim loại từ 24 đến 36 từ 24 đến 36
- Thiết bị nước từ 18 đến 24 -
- Thiết bị nhà cửa từ 18 đến 24 từ 15 đến 18
CHÚ THÍCH: Chỉ tiêu diện tích tính toán kho vật tư, thiết bị y tế thông thường và kho
chăn màn, đệm lấy 20 m2/100 giường.
- Diện tích tối thiểu các bộ phận trong khu Dịch vụ tổng hợp xem trong Bảng 15.
Bảng II.3.2.8-2 Diện tích tối thiểu các bộ phận trong khu Dịch vụ tổng hợp

Diện tích
Loại phòng
m2
1. Quầy bán thuốc từ 15 đến 18
2. Quầy tạp hóa từ 15 đến 24
3. Quầy giải khát từ 18 đến 36
4. Quầy sách báo, tem thư, điện thoại từ 12 đến 18
5. Cửa hàng ăn uống (nếu có) Có thể kết hợp với Khoa Dinh dưỡng của
Bệnh viện đa khoa khu vực
6. Nhà trọ cho người nhà trông nom bệnh Tính theo tỷ lệ bệnh nhân cấp cứu và bệnh
nhân nhân nặng. Tiêu chuẩn diện tích 6 m2/giường
trọ
CHÚ THÍCH: Diện tích các quầy giải khát đã bao gồm chỗ bán hàng, kho chứa và chỗ chế biến.

II.3.2.9 Yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật


- Khi thiết kế hệ thống kỹ thuật của Bệnh viện đa khoa khu vực cần tuân thủ các quy
định được nêu trong điều 7 TCVN 4470 : 2012. (Phụ lục 1)
59
II.4 Điều kiện tự nhiên của Thành phố Hồ Chí Minh

II.4.1 Địa hình


Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ
và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam
và từ Ðông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình.
Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện
Củ Chi, đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung
bình 10-25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình
(quận 9).
Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận
9, 8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên
dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m.
Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội
thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng
này có độ cao trung bình 5-10m.

Hình II.4.1 Sông Sài Gòn nhìn từ phía quận 1 [cafef.vn]

Nhìn chung, địa hình thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa
dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.

II.4.2 Khí hậu


Khí hậu thành phố Hồ Chí Minh mang tính chất cận xích đạo nên nhiệt độ cao
và khá ổn định trong năm. Số giờ nắng trung bình tháng đạt từ 160 đến 270 giờ. độ ẩm
không khí trung bình 79,5%. Nhiệt độ trung bình năm là 27,55°C (tháng nóng nhất là
tháng 4, nhiệt độ khoảng 29,3°C - 35°C). Thành phố Hồ Chí Minh có hai mùa rõ rệt:

60
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm là 1.979 mm. số ngày mưa
trung bình năm là 159 ngày (lớn hơn 90% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa).
Đặc biệt, những cơn mưa thường xảy ra vào buổi xế chiều, mưa to nhưng mau tạnh, đôi
khi mưa rả rích kéo dài cả ngày. Mùa khô từ tháng 12 năm này đến tháng 4 năm sau,
nhiệt độ trung bình 27,55°C, không có mùa đông. Thời tiết tốt nhất ở thành phố Hồ Chí
Minh từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là những tháng trời đẹp.

Hình II.4.2 Thời tiết khu vực bờ sông Sài Gòn đoạn chảy qua trung tâm quận 1 vào một ngày nắng đẹp
[cafef.vn]

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, thành phố Hồ Chí Minh
có nền nhiệt độ ổn định với hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa mưa thường bắt đầu
từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở thành phố Hồ Chí Minh là 27 độ C, cao nhất là
40 độ, thấp nhất xuống còn 13,8 độ C. Trong một năm, thành phố có khoảng 330 ngày
có nhiệt độ dao động từ mức 25 – 28 độ C. Trung bình một tháng có khoảng 160 – 270
giờ nắng.
Lượng mưa trung bình của thành phố Hồ Chí Minh là 1.949 mm/năm. Thành
phố có tầm 159 ngày mưa trong một năm vào tháng 5 đến tháng 11, riêng hai tháng 6
và tháng 9 chiếm khoảng 90% lượng mưa của cả năm. Thông thường, lượng mưa ở các
quận nội thành và huyện phía Bắc cao hơn hẳn so với các khu vực còn lại của thành
phố.
Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây – Tây
Nam từ Ấn Độ Dương vào tháng 6 tới tháng 10 với sức gió trung bình 3,6 m/s, và gió
mùa Bắc – Đông Bắc từ biển Đông vào tháng 11 đến tháng 2 với tốc độ 2,4 m/s. Từ
tháng 3 đến tháng 5, thành phố chịu ảnh hưởng của gió Nam – Đông Nam với tốc độ
trung bình 3,7 m/s.

61
II.5 Cơ sở văn hóa
Nền kiến trúc của dân tộc Việt Nam có lịch sử ngàn năm. Trong suốt quá trình
phát triển đó kiến trúc không thể tách rời với văn hóa. Người Việt Nam từ ngàn đời nay
có tính cách hòa đồng, cởi mở, tương thân tương ái vì thế mối quan hệ tình làng, nghĩa
xóm, tinh thần cộng đồng luôn được đề cao bên cạnh cái tôi cá nhân. Điều này được thể
hiện trong kiến trúc thông qua cách bố trí tổ chức các không gian của mô hình nhà ở
truyền thống.

Hình II.5-1 Mô hình nhà ở truyền thống nông thôn Việt Nam [kienviet.net]

Hình II.5-2 Cấu trúc làng truyền thống Việt Nam


[tapchikientruc.com.vn]
Nhà ở truyền thống của người Việt nói chung không đóng “kín cổng, cao tường”,
luôn là không gian mở, tạo cảm giác chào đón, hòa hợp với xung quanh. “Trước cau,
sau chuối”, cây cau trước nhà ngoài ý nghĩa về việc thông gió, còn tạo không gian trống
trải, thoáng đãng, chào đón khách tới thăm. Điều này thể hiện nếp sống, tính cách của
người Việt luôn gắn kết, giao lưu với nhau trong từng xóm, làng,.. Các không gian công
cộng từ lâu đã được người Việt quan tâm. Từ đơn giản là một cây đa, nơi mọi người có
thể nghỉ ngơi, trò chuyện trong nhưng lúc làm đồng án, cho tới những không gian đặc
trưng như Đình làng, Chợ,..

62
Không gian đặc trưng khác của nhà ở truyền thống là không gian hàng ba, hàng
hiên. Đây được xem là một không gian độc đáo mang đậm bản sắc, là một nơi vừa có
tính riêng tư vừa có tính công cộng. Xét về tính riêng tư, hàng ba, hàng hiên là không
gian thuộc về căn nhà, thuộc quyền sở hữu của chủ nhân của căn nhà. Tuy nhiên, xét về
tính công cộng, không gian hàng ba, hàng hiên thường xuyên được sử dụng để chủ nhà
trò chuyệ, tiếp khách hay thậm chí là tổ chức đám tiệc. Xét về tính chất không gian, đây
là một không gian được định hình bằng các hàng cột, vách, có mái che nhưng tổng thể
là một không gian vô cùng mở, phù hợp với các hoạt động vừa có tính hướng nội vừa
có tính hướng ngoại.

Hình II.5-3 Hình ảnh nhà truyền thống ở nông thôn Việt Nam với không gian hàng ba, hàng
hiên [tcdulichtphcm.vn]

Hình II.5-4 Các cấp độ riêng tư và công cộng trong mặt cắt mô hình nhà ở truyền
thống Việt Nam

63
II.6 Cơ sở thực tiễn

II.6.1 Hiện trạng thiết kế không gian riêng tư và công cộng trong
Trung tâm chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam
Việt Nam đang nhanh chóng trở thành điểm đến của nhiều người nước ngoài để
làm việc và sinh sống. Tại đây, họ có khả năng kiếm được thu nhập tốt, chi phí sinh
hoạt thấp và chất lượng cuộc sống cao. Đặc biệt, hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Việt
Nam có sự kết hợp giữa Đông và Tây y, có thể điều trị hiệu quả các vấn đề y tế.
Hiện tại, có rất nhiều chương trình bảo hiểm sức khỏe được xây dựng cho người
nước ngoài cư trú tại Việt Nam để họ nhận được những chăm sóc y tế cơ bản. Hầu hết
người nước ngoài định cư tại đây đều tự chi trả cho những dịch vụ y tế tại bệnh viện
công hay tư. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, những người có đủ khả năng tài chính
thường lựa chọn các cơ sở y tế tư nhân vì có xu hướng được trang bị tốt và điều trị hiệu
quả hơn.

Hình II.6.1-1 Hệ thống Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động cho trẻ em và người lớn, tại địa chỉ 198
Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM.

Ngày 21-7, tại TP HCM, đại diện Bộ Y tế đã tham dự khánh thành và đưa vào
hoạt động Hệ thống Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động cho trẻ em và người lớn,
tại địa chỉ 198 Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Đây là Trung
tâm được đầu tư với quy mô, trang thiết bị hiện đại, quy trình toàn diện, chuyên sâu,
dịch vụ cao cấp, tập trung nhiều chuyên gia, bác sĩ giỏi của ngành dinh dưỡng và y học
thể thao, vận động.

64
Hình II.6.1-2 Người dân được chăm sóc sức khỏe chuyên sâu, toàn diện [nutrihome.vn]

Hình II.6.1-3 Thực đơn bữa ăn dinh dưỡng hợp lý sẽ được thiết kế riêng cho từng người [nutrihome.vn]

Trung tâm này nằm trong cơ sở có sẵn của Hệ thống Tiêm chủng vắc xin Việt
Nam-VNVC trên đường Hoàng Văn Thụ có những không gian khám, tư vấn, điều trị
được đầu tư toàn diện. Tuy nhiên thiếu không gian công cộng, bán công cộng mà cụ thể
là những không gian gặp gỡ, quãng trường, sân tập thể thao cho bệnh nhân và cộng
đồng xung quanh.

65
II.6.2 Hiện trạng thiết kế không gian riêng tư và công cộng trong các
Trung tâm chăm sóc sức khỏe trên thế giới
Trung tâm y tế phục hồi sức khỏe
Spaudling là nơi giảng dạy được công nhận
trên toàn nước Mỹ của Khoa Y học Vật lý và
Phục hồi chức năng của Trường Y Harvard và
là một phần của mạng lưới đối tác. Thiết kế
tòa nhà và khuôn viên mới được khái niệm
hóa như một công cụ trị liệu cho bệnh nhân.
Nó nằm trên một khu đất bên bờ biển cũ của
Hải quân Charlestown bao gồm City
Harborwalk. Một điều đặc biệt của trung tâm
này là 75% tầng một được mở cửa cho công
chúng. Do đó, tầng trệt bao gồm một hồ bơi
và trung tâm hội nghị mở cửa cho cộng đồng,
cũng như một phòng ăn dành cho bệnh nhân
được sắp xếp lại bao gồm cả ăn uống trong
nhà và ngoài trời mở cửa cho công chúng.
Phía hành lang đến bến cảng từ khu dân cư
liền kề được bảo tồn và công chúng sử dụng
để vào Harborwalk. Ngoài không gian giải trí
ở tầng trệt, khối nhà của tòa nhà còn hỗ trợ
một loạt các không gian ngoài trời có mái che
và mở cho cư dân lâu năm tận hưởng trong
một loạt các điều kiện thời tiết.
Hình II.6.2 Hình ảnh hiện đại của trung tâm phục hồi
sức khỏe Spaudling [archdaily.com]

Công trình bao gồm một bể bơi lớn để chứa nước, hai phòng tập thể dục lớn,
phòng sinh hoạt hàng ngày, khu nội trú và phòng tập thể hình vệ tinh được đặt trên hai
tầng nội trú để cung cấp cho bệnh nhân của họ môi trường phục hồi tốt nhất trên thế
giới.Các khu vườn xung quanh tòa nhà sử dụng thảm thực vật bản địa, chịu hạn và cung
cấp các phương pháp trị liệu truyền thống, tường, và sân bóng rổ cho bệnh nhân sử
dụng. Môi trường bên trong tối đa hóa ánh sáng ban ngày và tầm nhìn nhưng cân bằng
độ trong suốt này với một lớp bao che tòa nhà hiệu quả cao, bao gồm cả kính ba lớp để
tăng hiệu suất năng lượng.
Phòng tập thể dục, phòng đa năng và khu vực hành chính sử dụng cửa sổ có thể
thao tác cho cả thông gió tự nhiên và khả năng sống sót thụ động trong tình huống khẩn
cấp; phòng bệnh nhân có cửa sổ hoạt động chính cho trường hợp khẩn cấp. Một loạt các
mái nhà xanh làm giảm dòng nước mưa, giảm tải làm mát và hiệu ứng đảo nhiệt và cung
cấp môi trường trị liệu cho cư dân xây dựng.

66
II.6.3 Tiểu kết cơ sở thực tiễn
Hình thức Trung tâm chăm sóc sức khỏe còn khá mới mẻ ở Việt Nam đa số là
do tư nhân đầu tư nên quy mô còn hạn chế. Đa số đảm bảo được các không gian bên
trong hỗ trợ việc khám, tư vấn và điều trị tuy nhiên còn thiếu sót trong việc bố trí các
không gian công cộng ngoài trời phục vụ bệnh nhân và cộng đồng. Khuyến khích sự
tương tác giữa bệnh nhân và môi trường bên ngoài cũng như giữa công trình và cộng
đồng xung quanh.
Các công trình đa số tận dụng những cơ sở có sẵn cải tạo lên nên gặp khó khăn
trong việc thiết kế, bố trí đầy đủ các không gian từ riêng tư cho đến công cộng. Ngoài
ra nguyên nhân còn việc ở quỹ đất hạn hẹn khi các công trình đặt ở trung tâm thành
phố, thiếu bãi giữ xe, quãng trường, sân chơi..

Hình II.6.3 Trung tâm Dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh tại 180 Lê Văn Sỹ, Phường 10, Phú Nhuận thiếu
khoảng đệm trước công trình.

67
III. Chương 3: Tổ chức không gian riêng tư và không gian công cộng trong
Trung tâm chăm sóc sức khỏe

III.1 Tác động của thiết kế không gian riêng tư và không gian công cộng
đến kết quả điều trị trong Trung tâm chăm sóc sức khỏe

III.1.1 Kết quả điều trị trong Trung tâm chăm sóc sức khỏe
Kết quả điều trị trong Trung tâm Chăm sóc sức khỏe được hiểu là tình trạng của
bệnh nhân sau quá trình lưu trú để được điều trị và chăm sóc bởi các bác sỹ và nhân
viên y tế. Khác với các Bệnh viện, kết quả điều trị của bệnh nhân trong Trung tâm Chăm
sóc sức khỏe có thể không phải là kết quả tuyệt đối, điều trị một cách dứt điểm mà đa
số là sự cải thiện, sự phục hồi và nâng cao về một vấn đề sức khỏe cụ thể.
Một trong những xu hướng quan trọng trong sự phát triển của y tế hiện đại là có
sự tham gia của Bệnh nhân trong việc quản lý, chăm sóc và điều trị của họ. Điều kiện
để chăm sóc sức khỏe bệnh nhân có chất lượng là: năng lực của bệnh viện phải tốt; cơ
sở hạ tầng (CSHT) phải đảm bảo; trang thiết bị hiện đại, phù hợp; tổ chức bệnh viện
phù hợp. Nội dung chăm sóc sức khỏe bệnh nhân có chất lượng là: các phương pháp
chẩn đoán bệnh đúng; kỹ thuật điều trị an toàn, phù hợp; chăm sóc điều dưỡng toàn
diện.
Các kết quả điều trị trong một Trung tâm Chăm sóc sức khỏe là một biến số, tổng
hợp bởi nhiều yếu tố khác nhau mà cụ thể là:
• Khả năng tiếp cận
o Các sơ đồ, biển báo chỉ dẫn đường đến các khoa, phòng trong bệnh
viện rõ ràng, dễ hiểu, dễ tìm.
o Thời gian vào thăm người bệnh được thông báo rõ ràng.
o Các khối nhà, cầu thang, buồng bệnh được đánh số rõ ràng, dễ tìm.
o Các lối đi trong bệnh viện, hành lang bằng phẳng, dễ đi.
o Người bệnh hỏi và gọi được nhân viên y tế khi cần thiết.
• Sự minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh, điều trị
o Quy trình, thủ tục nhập viện rõ ràng, công khai, thuận tiện.
o Được phổ biến về nội quy và những thông tin cần thiết khi nằm
viện rõ ràng, đầy đủ.
o Được giải thích về tình trạng bệnh, phương pháp và thời gian dự
kiến điều trị rõ ràng, đầy đủ.
o Được giải thích, tư vấn trước khi yêu cầu làm các xét nghiệm, thăm
dò, kỹ thuật cao rõ ràng, đầy đủ.
o Được công khai và cập nhật thông tin về dùng thuốc và chi phí
điều trị.
• Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh

68
o Buồng bệnh nằm điều trị khang trang, sạch sẽ, có đầy đủ các thiết
bị điều chỉnh nhiệt độ phù hợp như quạt, máy sưởi, hoặc điều hòa.
o Giường bệnh, ga, gối đầy đủ cho mỗi người một giường, an toàn,
chắc chắn, sử dụng tốt.
o Nhà vệ sinh, nhà tắm thuận tiện, sạch sẽ, sử dụng tốt.
o Được bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự, phòng ngừa trộm cắp, yên
tâm khi nằm viện.
o Được cung cấp quần áo đầy đủ, sạch sẽ.
o Được cung cấp đầy đủ nước uống nóng, lạnh.
o Được bảo đảm sự riêng tư khi nằm viện như thay quần áo, khám
bệnh, đi vệ sinh tại giường… có rèm che, vách ngăn hoặc nằm
riêng.
o Căng-tin bệnh viện phục vụ ăn uống và nhu cầu sinh hoạt thiết yếu
đầy đủ và chất lượng.
o Môi trường trong khuôn viên bệnh viện xanh, sạch, đẹp.
• Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế
o Bác sỹ, điều dưỡng có lời nói, thái độ, giao tiếp đúng mực.
o Nhân viên phục vụ (hộ lý, bảo vệ, kế toán…) có lời nói, thái độ,
giao tiếp đúng mực.
o Được nhân viên y tế tôn trọng, đối xử công bằng, quan tâm, giúp
đỡ.
o Bác sỹ, điều dưỡng hợp tác tốt và xử lý công việc thành thạo, kịp
thời.
o Được bác sỹ thăm khám, động viên tại phòng điều trị.
o Được tư vấn chế độ ăn, vận động, theo dõi và phòng ngừa biến
chứng.
o Nhân viên y tế không có biểu hiện gợi ý bồi dưỡng.
• Kết quả cung cấp dịch vụ
o Cấp phát thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc đầy đủ, chất lượng.
o Trang thiết bị, vật tư y tế đầy đủ, hiện đại, đáp ứng nguyện vọng.
o Kết quả điều trị đáp ứng được nguyện vọng.
Trong tất cả những yếu tố trên Kiến trúc sư có thể tác động đến những
yếu tố sau:
 Khả năng tiếp cận;
 Sự minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh, điều trị (thông qua
dây chuyền);
 Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh.

69
Bảng III.1.1 Tỷ lệ có trải nghiệm tích cực về cơ sở vật chất – tiện ích phục vụ người bệnh. Khảo sát trải
nghiệm người bệnh trong thời gian điều trị nội trú tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh năm 2019.

III.1.2 Tác động tích cực của tổ chức không gian đến kết quả điều trị
Vì rằng không gian kiến trúc được tiếp cận thông qua tất cả các giác quan của
con người nên các nghiên cứu về ánh sáng, màu sắc, âm thanh,.. đã được thực hiện để
so sánh tình trạng cừa bệnh nhân và kể cả nhân viên và thân nhân. Trọng tâm của việc
nâng hiệu quả trong quá trình điều trị là giảm thiểu mức độ căng thẳng của người bệnh
để ổn định tinh thần, bên cãnh đó, mức độ căng thẳng của nhân viên cũng ảnh hưởng
trực tiếp tới quá trình điều trị, sẽ như thế nào nếu một nhân viên y tế có tình trạng tinh
thần kém, dẫn đến các sai phạm trong quá trình kê đơn thuốc và chăm sóc cho người
bệnh. Câu hỏi được đặt ra là một môi trường phục vụ tốt cho công tác điều trị thì cần
quan tâm đến tất cả những yếu tố nào? Đa số đều đồng tình với các yếu tố chính như
sau: Sự kết nối với thiên nhiên, Sự phân tâm tích cực, Tiếp cận được các hỗ trợ xã hội,
Sự căng thẳng của môi trường. Điều này được diễn giải rộng hơn với những tính chất
của môi trường trong các trung tâm y tế mà có thể đáp ứng được các yêu cầu của người
sử dụng.

70
Hình III.1.2-1 Thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cần thiết cho một môi trường chữa trị hiệu quả. [Hình ảnh được
trích từ luận văn nghiên cứu “Healing Space” của chương trình LSAP thuộc Trường Kiến trúc UMA của tác giả Maria
Soledad Larrain]

Tạo cảm giác gần gũi cho người bệnh: Mức độ căng thẳng của bệnh nhân ngày nay
không chỉ tăng lên mà còn xuất hiện trên diện rộng hơn. Những rủi ro như đã biết, chỉ
cần những dấu hiệu bên ngoài nhỏ nhất cũng tác động đến bên trong cơ thể người bệnh.
Vượt lên trên những căng thẳng thường ngày, người cao tuổi mang trong mình bệnh
mạn tính có khả năng tích thêm nhiều căng thẳng hơn từ sự lo lắng, bối rối, sợ hãi khi
phải tiếp xúc với các thủ tục y tế và môi trường lầm sàng, đặc biệt là cảm giác khi ở
trong một không gian dài hẹp, sâu hun hút cùng với mùi từ ete và các chất khử khuẩn.
Một trong những đặc điểm ít được chú ý tới là sự căng thẳng vẫn có thể kéo dài rất lâu
sau sự kiện kích thích đã kết thúc. Không những vậy, căng thẳng tăng cao làm cơ thể
tiết ra hormone mang lại cảm giác đau đớn hơn cho người bệnh. Tình trạng này cũng
diễn ra đồng thời với các y bác sĩ và nhân viên làm việc trong trung tâm. Do trách nhiệm
là quá lớn, sự thiếu hụt về vật chất và nhân sự để thực hiện các công việc cần phải hoàn
thành đã gây ra căng thẳng cho nhóm này và như một vòng lẩn quẩn, sẽ chuyển tiếp
trực tiếp lên người bệnh. Người cao tuổi cần một không gian thân thiện hơn đề tránh sự
thay đổi đột ngột về cảm nhận không gian khi chuyển từ ngôi nhà của mình đến một

71
nơi rộng lớn hơn như là trung tâm điều dưỡng. Điều này có thể được thể hiện qua khả
năng tự quyết định hành vi của bệnh nhân, những không gian và cách bài trí mang tính
tự do sẽ mang lại cảm giác “như ở nhà” hơn.
Giảm tiếng ồn trong không gian: Tiếng thông báo, tiếng nhắn tin, tiếng báo động và
các thiết bị gây ồn trong hoặc gần phòng bệnh nhân gây căng thẳng cho bệnh nhân và
cản trở sự nghỉ ngơi và phục hồi của họ. Phòng đơn với hiệu suất cao, trần hấp thụ âm
thanh và thông báo giới hạn trên cao có thể cải thiện đáng kể môi trường chữa bệnh
cho bệnh nhân.
Giảm khả năng sai phạm y tế xảy ra: ánh sáng kém, thường xuyên bị gián đoạn, mất
tập trung và không gian riêng tư không đủ có thể làm phức tạp việc kê đơn thuốc. Các
không gian riêng tư được chiếu sáng tốt, cho phép dược sĩ điền vào đơn thuốc mà không
bị phân tâm. Phòng bệnh nhân có thể được điều chỉnh cho phù hợp với bệnh nhân để
giảm bớt sai sót. Các phòng thích nghi có thể làm giảm nhu cầu chuyển bệnh nhân
quanh bệnh viện và giảm bớt gánh nặng cho nhân viên để truyền đạt thông tin đến những
người chăm sóc trong về vị trí mới của bệnh nhân. Ngoài ra, vị trí tay vịn và cửa kém
là hai nguyên nhân chính gây ra ngã bệnh nhân. Các trường hợp té ngã có thể được
giảm thông qua việc thiết kế tốt phòng bệnh nhân và phòng tắm, cho phép các y tá tiếp
cận dễ dàng hơn với các bệnh nhân có nguy cơ té ngã.
Khả năng tiếp cận tự nhiên: Theo cách tiếp cận đơn sơ nhất, tất cả chúng ta đều có
thể đồng ý rằng việc nhìn vào thiên nhiên có tác dụng an thần và nó gây ra kết quả tích
cực trong tình trạng hiện tại của chúng ta, đối với bệnh nhân, người ta đã chứng minh
rằng đây không chỉ là cảm nhận chũ quan mà là sự thật:

“Nhìn thấy thiên nhiên trên màn hình hoặc thực tế có thể làm giảm căng
thẳng và đau đớn” “Cây trồng trong nhà nâng cao tâm trạng của mọi
người và giảm các triệu chứng khó chịu” - Healing by architecture, Agnes
Van den Berg và Cor Wagenaar

Một số lý thuyết đã được đưa ra để giải quyết câu hỏi về thiên nhiên có tính chữa lành
hoặc phục hồi không. Trong nghiên cứu lý thuyết, người ta cho rằng con người thích tự
nhiên hơn. Ví dụ, mọi người có thể đã có những trải nghiệm liên kết phục hồi với thiên
nhiên từ các kỳ nghỉ với những khung cảnh đẹp đẽ hoặc mùa hè tuổi thơ ở bãi biển,
hoặc gần hồ hoặc suối.
Mặt khác, tính chất của đô thị sẽ mang lại hình ảnh về giao thông, tắc nghẽn, áp lực
công việc, bẩn thỉu hoặc tội phạm. Các lý thuyết văn hóa đề xuất rằng chúng ta được xã
hội dạy để có những cảm xúc tích cực đối với các loại môi trường nhất định. Ví dụ, văn
hóa người Mỹ bản địa và châu Á đã dạy người dân của họ tôn trọng tự nhiên.
Các nghiên cứu ưu tiên môi trường đã chỉ ra rằng một khung cảnh tự nhiên là một sự
lựa chọn. Charles A. Lewis gọi nó là “thiên nhiên xanh” (Mùa xuân tại al., 1998).
Gordon Orians và Judith Heerwagen đã chỉ ra rằng mọi người thích sự mở, tầm nhìn xa
72
với cây cối, nước, và nơi trú ẩn, những con đường gợi sự di chuyển dễ dàng. Trong các
nghiên cứu về người sử dụng một số công viên đô thị, các đặc tính như thảm thực vật,
nước và chất lượng giống như thảo mộc, như cây rải rác, cỏ và không gian mở, dường
như đã quá quen thuộc (Ulrich và Addoms, 1981). Trong bài báo cáo của mình, Healing
Words, J. William Thompson trích dẫn các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế vườn:

“Bất cứ điều gì màu xanh lá cây làm cho bệnh nhân cảm thấy tốt hơn, bất
kỳ cây nào, bất kỳ cây nào” và “... Nếu họ muốn tạo ra không gian chữa
bệnh thực sự, các kiến trúc sư cảnh quan sẽ làm tốt để khám phá - hoặc
khám phá lại kỳ quan của vương quốc thực vật”

Ánh sáng, có lẽ một trong những nguồn tài nguyên phong phú nhất và có tác động cao
nhất trong phục hồi bệnh cho người già mắc bệnh mãn tính là ánh sáng ban ngày. Mặc
dù ánh sáng ban ngày được khuyến nghị rằng cần phải được kiểm soát, tránh ánh sáng
chói và phản xạ quá nhiều tới giường bệnh nhân. Có nhiều yếu tố sẽ xác định tình trạng
ánh sáng trong một dự án và cần được cân nhắc: Hướng của tòa nhà sẽ xác định mức
tăng năng lượng bức xạ mặt trời, mặc dù điều này phải được xác định bởi vùng khí hậu
cụ thể, địa điểm cụ thể, một yếu tố bên ngoài ở nơi này. Không thể xác định một định
hướng chung cho các trung
chăm sóc sức khỏe vì các
đặc điểm chức năng và tính
cá nhân trong công trình,
nhưng có thể xác định các
lợi thế và sự khác biệt của
các định hướng khác nhau.
Bệnh nhân được tiếp xúc
nhiều với ánh sáng tự nhiên
cảm thấy bớt đau khổ hơn,
ít căng thẳng, đau đớn hơn,
uống thuốc giảm đau ít hơn
22% mỗi giờ và chi phí
thuốc giảm đau ít hơn 20%.
Hình III.1.2-2 Ánh sáng trong phòng điều trị nội trú
Nghe có vẻ nghịch lý nhưng [herzogdemeuron.com]
kẻ thù lớn nhất từ ánh sáng
ban ngày lại là chính mặt trời, đó là lý do tại sao các phương án thiết kế và tư duy để
che nắng phải được thực hiện, để tránh tăng nhiệt độ công trình và gây chói cho người
sử dụng. Phương án này sẽ có hiệu lực chủ yếu ở mặt tiền phía nam (cả ngày) và phía
tây (buổi chiều). Vai trò của hệ thống này là kiểm soát sự thoải mái nhiệt và thị giác của
người sử dụng bên trong và hỗ trợ cho hệ thống sưởi và làm mát. Vì mặt trời là một
nguồn luôn chuyển động, không chỉ trong suốt cả ngày mà trong các mùa, không chỉ
73
cần che nắng mà còn kiểm soát và chuyển hướng ánh sáng đã cho một cách hiệu quả
vào bên trong tòa nhà.

Màu sắc là một yếu tố không trải qua quá trình xây dựng và có tác động thực sự đến
không gian, từ rất lâu màu sắc được coi là vai trò thứ yếu và mang tínnh trang trí, mà
không quan tâm đến các hiệu quả có thể có của nó. Đây cũng là một trong những yếu
tố đặc trưng cho bệnh viện, nơi mọi người liên quan đến một số sắc thái nhất định, gợi
lên sự điều trị y tế. Ngày nay, sau nhiều cuộc thăm dò và phỏng vấn người dùng, được
biết rằng mặc dù màu trắng được ưa thích ở các không gian khác nhau nhưng việc sử
dụng màu sắc hiện được đề xuất, tránh các mặt phẳng khổng lồ của một mặt phẳng bị
rửa trôi cho những thứ mạnh hơn nhưng bị giới hạn. Màu sắc cũng là một công cụ mạnh
mẽ để định hướng, thông tin và sự rõ ràng về không gian.

Hình III.1.2-3 Màu sắc trong không gian điều trị nội trú trong thiết kế Trung tâm Sản khoa của Amenta Emma
Architects thiết kế [archinect.com]

III.1.3 Tác động của không gian riêng tư đến kết quả điều trị
Việc tổ chức, thiết kế các không gian trong Trung tâm chăm sóc sức khỏe để hỗ
trợ phục hồi sức khỏe từ lâu đã được coi là một phần quan trọng của phương pháp điều
trị. Không gian là nơi gắn bó trực tiếp, diễn ra các hoạt động điều trị và hồi sức. Nếu
không gian được tổ chức tốt sẽ hỗ trợ tích cực cho kết quả điều trị của bệnh nhân. Ngoài
ra, tính chất không gian còn ảnh hưởng đến tâm lý của các bác sĩ, nhân viên y tế, người
nhà bệnh nhân – những đối tượng không thể thiếu trong quá trình điều trị.

74
Tách biệt nhưng không cô lập

Các cơ sở chăm sóc sức khỏe phù hợp với những người dễ bị tổn thương nhất và
trong khi thiết kế, tất nhiên, phải tính đến không gian cá nhân, riêng tư cần thiết để phục
hồi sức khỏe; nó cũng phải cung cấp các khu vực chung quan trọng cho việc giải trí
chung và tương tác xã hội - đảm bảo kết nối con người.

Hồi phục thực sự đòi hỏi sự chăm sóc thích đáng và chú ý đến việc nghỉ
ngơi và thư giãn - đặc biệt đúng đối với cơ sở chăm sóc nội trú - Florence
Nightingale

Trong không gian riêng tư, cho phép cư dân kiểm soát môi trường của họ mang
lại cho họ cảm giác độc lập. Mỗi phòng ngủ có phòng tắm riêng đều được trang bị công
nghệ hỗ trợ, cho phép bệnh nhân quản lý không gian của họ theo ý muốn mà không cần
phải gắng sức quá mức - ví dụ như điều khiển rèm cửa sổ hoặc TV thông qua kích hoạt
bằng giọng nói.
Điều này liên quan đến thực tế là phục hồi không phải là tất cả về 'điều trị' tích
cực và công khai. Sự hồi phục thực sự đòi hỏi sự chăm sóc thích đáng và chú ý đến việc
nghỉ ngơi và thư giãn - đặc biệt đúng đối với cơ sở chăm sóc nội trú. Điều này có nghĩa
là thiết kế các khu vực phù hợp với cả 'làm việc' và 'nghỉ ngơi', tập trung vào cả liệu
pháp tích cực và giải trí.

Hình III.1.3-1 Bệnh nhân cảm thấy thoải mái, thư giãn và đủ riêng tư trong phòng điều trị nội trú của họ sẽ giúp
quá trình hồi phục diễn ra hiệu quả hơn [NSW Government]

75
Hình III.1.3-2 Trường hợp phòng điều trị nội trú có nhiều giường cần bố trí các vách ngăn di động để tạo ra
những không gian riêng tư, thư giãn cho bệnh nhân trong những khoảng thời gian nhất định
[NSW Government]
Việc bố trí các không gian riêng tư và các giải pháp đảm bảo tính riêng tư còn
đặc biệt quan trọng trong thời điểm hiện nay khi giúp hạn chế sự lây nhiễm, lây lan
virus giữa các bệnh nhân trong quá trình điều trị.

III.1.4 Tác động của không gian bán riêng tư đến kết quả điều trị
Như đã nói, cần thiết phải cung cấp các khu vực chung hỗ trợ cho việc giải trí và
tương tác xã hội - đảm bảo kết nối con người. Đảm bảo cho bệnh nhân không cảm thấy
bị cô lập, họ cần được chia sẻ, quan tâm, động viên từ mọi người xung quanh, sự kết
nối đặc biệt cần thiết trong trường hợp khẩn cấp. Các kết nối cơ bản của một bệnh nhân
trong môi trường y tế là:
• Bệnh nhân với nhân viên y tế
• Bệnh nhân với bác sĩ phụ trách
• Bệnh nhân với người thân
• Bệnh nhân với bệnh nhân
• Bệnh nhân với người thăm bệnh
Chính vì những sự tương tác, kết nối này mà đòi hỏi phải có một không gian phù
hợp vừa mang tính riêng tư vừa có thể kiểm soát truy cập. Đó chính là không gian bán
riêng tư, nơi diễn ra các sự tương tác với những đối tượng cần thiết. Đây sẽ là nơi bệnh
nhân tìm thấy sự động viên, giải đáp những thắc mắc từ bác sĩ, nhân viên tư vấn; nơi

76
bệnh nhân có thể tương tác với những bệnh nhân khác, những người có cùng tình trạng
sức khỏe với mình; nơi bệnh nhân tìm được nguồn động viên, chăm sóc từ người thân
và người thăm bệnh. Việc thăm bệnh là một hoạt động thường xuyên và đặc trưng của
người Việt nhưng việc quản lý người thăm bệnh còn người vướng mắt, phức tạp. Cần
bố trí không gian và cách quản lý cho hoạt động này.

Hình III.1.4-1 Hình ảnh bệnh nhân tương tác với nhân viên y tế trong phòng điều trị nhiều giường tại
Bênh việm Hvidovre, Copenhagen [cfmoller.com]

Hình III.1.4-2 Hình ảnh bệnh nhi nhận được sự chăm sóc, động viên từ người thân tại Bênh viện Karolinska
Solna Stockhome, Thụy Điển [whitearkitekter.com]

77
III.1.5 Tác động của không gian bán công cộng đến kết quả điều trị
Mặc dù không thể che khuất hoàn toàn tính chất y tế của một cơ sở chăm sóc,
nhưng không gian cần được liên kết về bản chất với các hoạt động sinh hoạt cộng đồng
và với môi trường tự nhiên.
Tương tác với không gian ngoài trời là không thể thiếu để phục hồi tâm trí và cơ
thể. Trên thực tế, điều này có nghĩa là tạo ra những nơi có ánh sáng và thoáng mát, cũng
như ưa sinh học bằng cách cung cấp tầm nhìn ra thiên nhiên và cây xanh và thiết kế với
màu sắc và vật liệu tự nhiên. Thiết kế một cơ sở chăm sóc nội trú có nghĩa là cân bằng
các nhu cầu của thiết kế y tế thực tế với việc tạo ra một môi trường giản dị.
Mỗi phòng ngủ đều có tầm nhìn ra khung cảnh rừng cây địa phương và các cơ
sở vật chất của nó được liên kết với nhau bằng những ngăn tủ và không gian xanh riêng
tư.

Sự hòa nhập với không gian ngoài trời là rất quan trọng đối với thiết kế,
thông qua việc sử dụng cảnh quan, màu sắc và vật liệu tự nhiên.

Hình III.1.5-1 Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng của Nữ hoàng Elizabeth.
[buildingbetterhealthcare.com]

Việc chăm sóc những người trong chúng ta, những người dễ bị tổn thương nhất
chưa bao giờ quan trọng hơn. Và, để đạt được điều này tốt nhất, chúng ta phải thực hiện
một cách tiếp cận toàn diện. Chúng tôi phải kết hợp các tính năng lâm sàng hiện đại
chất lượng hàng đầu đồng thời tạo ra một không gian hỗ trợ sức khỏe và thể chất cũng
78
như sức khỏe và phục hồi. Một trong đó nhìn thấy quá khứ chẩn đoán y tế cho người
cần chữa bệnh.
Việc giảm tính “bệnh viện” của một Trung tâm Chăm sóc sức khỏe cũng là điều
cần thiết. Tăng cường các hoạt động sinh hoạt công cộng bình thường như giao lưu, gặp
gỡ, mua bán, hội thảo,.. cũng làm cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái, bớt những căng
thẳng thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh hơn.

Hình III.1.5-2 Không gian gặp gỡ, sinh hoạt chung tại Bệnh
viện Northern Beaches [NSW Government]

Hình 1

Hình III.1.5-3 Trung tâm Ung bướu Memorial Sloan Kettering New York (MSK) thiết kế sảnh,
không gian sinh hoạt chung tạo cảm giác của một khách sạn.

79
III.1.6 Tác động của không gian công cộng đến kết quả điều trị
Không gian công cộng trong Trung tâm Chăm sóc sức khỏe đóng vai trò quan
trọng không chỉ đối với người dùng trong công trình mà còn với cộng đồng xung quanh.
Một khi công trình tạo được được hiệu ứng tốt trong cộng đồng sẽ thúc đẩy nhận thức
của người dân về chăm sóc sức khỏe. Là nơi giao lưu, gặp gỡ, tập luyện nâng cao sức
khỏe, lan truyền thói quen sống tích cực trong người dân.

Hình III.1.6-1 Không gian công cộng trong trung tâm Chăm sóc sức khỏe Tích hợp Woodlands mới ở
Singapore. [cfmoller.com]

Các buổi chuyên đề, hội thảo mà đối tượng chính là cộng đồng là nơi chia sẻ
nhưng kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe của Bác sĩ, chuyên gia, bệnh nhân
và người dân khu vực. Các hoạt động như vậy cần một không gian thường xuyên, đặc
thù, dành riêng cho việc tổ chức.

Hình III.1.6-2 Không gian tổ chức hội thảo thường xuyên trong Trung tâm chăm sóc
sức khỏe Big Bend Care, Anh [mortarr.com]

80
III.2 Đề xuất cách tổ chức không gian riêng tư và không gian công cộng
giúp nâng cao hiệu quả điều trị trong Trung tâm chăm sóc sức khỏe

III.2.1 Tổ chức không gian theo phương ngang

III.2.1.1 Tổ chức không gian phòng điều trị nội trú


- Phòng điều trị nội trú dạng phòng đơn

HỘP GEN Ở TRONG HỘP GEN Ở NGOÀI 2 HỘP GEN


Hình III.2.1-1 Các kiểu bố trí phòng điều trị nội trú dạng phòng đơn

Ở các phòng điều trị nội trú dạng phòng đơn, tính riêng tư của bệnh nhân đã
đảm bảo cao nhất. Đôi lúc cần sử dụng các vách ngăn di động để phân biệt không
gian bệnh nhân và người thân trong trường hợp cần thiết

81
- Phòng điều trị nội trú dạng phòng nhiều giường, để đảm bảo tính riêng tư của
bệnh nhân trong môi trường này cần bố trí các tấm màn che hoặc các vách ngăn
cứng vừa đảm bảo tính riêng tư cần thiết vừa hạn chế khả năng lây nhiễm trong quá
trình điều trị.
o Sử dụng màn che

o Sử dụng vách ngăn bằng kính

82
III.2.1.2 Tổ chức không gian hành lang, lối đi
Không gian hành lang, lối đi trong Trung tâm Chăm sóc sức khỏe nói riêng và
trong công trình nói chung không chỉ có chức năng của giao thông mà còn là nơi diễn
ra những cuộc gặp gỡ, những hoạt động khác. Hành lang đặc biệt quan trọng đối với
người Việt Nam, cần quan tâm biến những không gian này thành một không gian riêng
tư có tính chất công cộng (bán riêng tư) cung cấp cho bệnh nhân, nhân viên y tế và
người thân một không gian giao lưu, sinh hoạt.

Hình III.2.1.2-1 Thiết kế không gian hành lang thú vị của KTS Sanuki Daisuke SDA Architects

Hình III.2.1.2-2 Không gian gặp gỡ, trò chuyện trong Trung tâm Trị liệu Proton mới để điều trị
ung thư tiên tiến ở Aarhus, Đan Mạch. [archdaily.com]

83
Trong thời điểm hiện nay, việc thiết kế hành lang cần tính toán phòng trường
hợp có dịch bệnh xảy ra để đảm bảo khoảng cách khi di chuyển. Dưới đây là một số đề
xuất cách bố trí hành lang trong khu điều trị nội trú và các kịch bản sử dụng khi có dịch
bệnh xảy ra:
- Hành lang bên

Hình III.2.1.2-3 Mô hình tổ chức giao thông hành lang trong Trung tâm chăm sóc sức khỏe khi không có dịch
bệnh và khi có dịch bệnh.
o Khi không có dịch xảy ra hành lang rộng 3200 sẽ bố trí các ghế
nghỉ, người dùng đi lại tự do, có thể sinh hoạt, gặp gỡ.
o Khi có dịch xảy ra, hành lang sẽ có các vạch phân luồng giao thông
đảm bảo khoảng cách khi di chuyển.
- Hành lang vòng

Hình III.2.1.2-4 Mô hình tổ chức giao thông hành lang vòng trong Trung tâm chăm sóc sức khỏe khi không có dịch
bệnh và khi có dịch bệnh.
o Khi không có dịch xảy ra hành lang rộng 2400, người dùng đi lại
tự do, giao thông hai chiều.
o Khi có dịch xảy ra, hành lang biến thành một chiều đi vô một phía,
đi ra phía còn lại.

84
III.2.1.3 Tổ chức không gian sân trong, sân vườn

Hình III.2.1.3-1 Đề xuất kết nối các không gian bằng cách khoảng xanh, sân trong tại một Trung
tâm Chăm sóc sức khỏe [Khu chăm sóc sức khỏe tổng hợp Woodlands (Singapore)]

Hình III.2.1.3-2 Đề xuất tăng cường các không gian xanh, sân trong tại một Trung tâm Chăm sóc sức khỏe
[Khu chăm sóc sức khỏe tổng hợp Woodlands (Singapore)]

Đề xuất dựa trên mong muốn tạo ra một khu phức hợp chăm sóc sức khỏe cung
cấp các điều kiện tối ưu cho việc chăm sóc phục hồi và giải trí. Nhìn từ trên không,
trọng tâm là tạo ra sự tương tác trực quan giữa vành đai xanh ở phía tây và cảnh quan

85
đồi núi đặc trưng kéo dài đến khu vực từ phía nam. Không gian dưới cảnh quan đồi núi
sẽ được sử dụng làm bãi đậu xe trong một kết cấu sẽ được hoàn thiện bằng đất - làm cơ
sở cho một công viên cây xanh tích hợp cũng sẽ là vật cản tiếng ồn đối với các tuyến
đường xung quanh. Vành đai xanh sẽ kéo dài xuyên suốt bệnh viện, mang lại ánh sáng
và một không gian xanh ngay trung tâm bệnh viện. Điều này cũng sẽ đảm bảo sự chào
đón và tìm đường đơn giản, nhờ đó nhiều bệnh nhân khác nhau đi thẳng từ khu vực đến
để đến các khu chức năng cụ thể.
Mỗi khu vực đều có không gian sân trong được tùy chỉnh theo nhu cầu của nhiều
người sử dụng khác nhau và bầu không khí của từng khu vực - chú trọng đến việc sử
dụng cá nhân và quyền sở hữu rõ ràng. Ưu tiên cao cho tính bền vững và hiệu quả năng
lượng và khu phức hợp mới dự kiến sẽ đạt được Giải Bạch kim Green Mark theo tiêu
chuẩn môi trường BCA.

Hình III.2.1.3-3 Các hoạt động tổ chức ở sân trong tại một Trung tâm Chăm sóc sức khỏe
[Khu chăm sóc sức khỏe tổng hợp Woodlands (Singapore)]

Hình III.2.1.3-4,5 Mặt cắt của một Trung tâm chăm sóc sức khỏe được bố trí các sân trong,
khoảng xanh. [Khu chăm sóc sức khỏe tổng hợp Woodlands (Singapore)]

86
III.2.2 Tổ chức không gian theo phương thẳng đứng
Việc tổ chức giao thông theo phương thẳng đứng đặc biệt quan trọng đối với
những công trình nằm trong trung tâm, có quỹ đất hạn chế. Việc kết nối theo phương
thẳng đứng mà cụ thể là khu vực sân trong, giếng trời và các khối điều trị nội trú thường
chưa được quan tâm. Kết nối theo phương thẳng đứng vừa giúp tăng sự tương tác giữa
những hoạt động ở những cao độ khác nhau từ đó tăng sự tương tác, kết nối giữa những
người dùng bên trong công trình. Ngoài ra cách tổ chức này cũng đem đến một không
gian thú vị hơn, làm giảm bớt tính “bệnh viện” của không gian giúp người dùng thấy
thoải mái, thư giãn hơn từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi.

Hình III.2.2-1 Không gian khối điều trị bệnh truyền nhiễm tại
Bệnh viện Đại học Skåne được thiết kế để giảm thiểu nguy cơ lây
lan dịch bệnh. [cfmoller.com]

Hình III.2.2-2 Không gian khối điều trị bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Skåne được thiết
kế để giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh. [cfmoller.com]

87
Trong trường hợp điều trị các bệnh có khả năng lây nhiễm hoặc trong lúc có dịch
bệnh bùng phát thiết kế phát triển theo phương thẳng đứng giúp giảm thiểu nguy cơ lây
nhiễm. Đồng thời, nếu bệnh nhân phải bị cách ly quá lâu trong phòng điều trị, thiết kế
theo phương thẳng đứng như trên cũng giúp người bệnh quan sát được những hoạt động
xung quanh họ mà không cảm thấy ngột ngạt, bị cô lập.
Việc tạo các sân trong, giếng trời cũng sẽ thuận lợi trong việc lấy sáng, thông
gió, tạo ra những góc nhìn thú vị bên trong công trình.

Hình III.2.2-3 Thiết kế khối điều trị trong bệnh viện Haraldsplass Diakonale, Bergen, Na Uy giúp bệnh nhân
không cảm thấy bị cô lập trong căn phòng của mình [cfmoller.com]

88
Hình III.2.2-4 Thiết kế khối điều trị trong bệnh viện Haraldsplass Diakonale, Bergen, Na Uy phát huy hiệu quả
trong việc chống lây nhiễm và tạo ra không gian thú vị [cfmoller.com]

Hình III.2.2-4 Mặt cắt không gian khối điều trị bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Haraldsplass
Diakonale, Bergen, Na Uy [cfmoller.com]

89
III.2.3 Phát huy tiềm năng chữa lành của không gian công cộng và bán
công cộng

III.2.3.1 Khu vực trò chuyện, gặp gỡ


Hoạt động hỗ trợ điều trị phục hồi: Tạo điều kiện cho bệnh nhân có cơ hội giao tiếp
nhiều hơn với nhau hoặc với các nhóm công tác xã hội, cũng như người bệnh và gia
đình có không gian tâm sự và dành thời gian bên nhau.
Đặc điểm tổ chức không gian: Được bố trí rải rác trong khuôn viên trung tâm, thiết bị
ngoại thất phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế, có nhiều loại không gian vừa đảm bảo sự
riêng tư vừa có không gian mang tính nhóm lớn hơn.
Tuy nhiên, do các cụ đã lớn tuổi nên việc dành nhiều thời gian dưới nắng là không thích
hợp, cần tận dụng các không gian dưới tán cây, hình thành một khu vực vườn cây tán
rộng để mang lại không gian bóng râm tự nhiên. Ngoài ra, còn có thể xây dựng các chòi
nhỏ có bàn ghế để đa dạng hơn không gian ngoài trời.
Hồ nước cảnh quan có thể là một lựa chọn làm nơi các ông bà tụ họp lại với nhau, có
thể có sự xuất hiện của các loài động vật nhõ như cá bơi hoặc trồng các loài cây thủy
sinh tạo vẻ đẹp cho mặt hồ.

Hình III.2.3.1 Không gian gặp gỡ, trò chuyện trong Trung tâm Trị liệu Proton
mới để điều trị ung thư tiên tiến ở Aarhus, Đan Mạch. [archdaily.com]

90
III.2.3.2 Khu vực hoạt động thể chất
Hoạt động hỗ trợ điều trị phục hồi: Tạo điều kiện cho người lớn tuổi có cơ hội hoạt
động thể chất, tăng tính linh hoạt, hỗ trợ hoạt động vật lý trị liệu cho quá trình điều trị.
Các hoạt động được thường được diễn ra vào lúc sáng sớm hoặc sau giờ ăn chiều như
tập dưỡng sinh, yoga ngoài trời, aerobic,...
Đặc điểm tổ chức không gian: Không gian được bố trí rải rác trong khuôn viên trung
tâm, gồm 2 hình thức chính đó là:
- Khu vực gym ngoài trời: Cần thiết có đầy đủ các dụng cụ phù hợp tiêu chuẩn an
toàn cho người cao tuổi, khu vực này có thể để gần với khối nội trú vì âm thanh
không quá ồn ào, ít ảnh hưởng tới quá trình nghỉ ngơi và điều trị của các cụ khác.
- Khu vực thể dục thể thao: Các sinh hoạt chung như tập dưỡng sinh, yoga, aerobic,...
có thể được diễn ra tại không gian này cho nên cần có lớp trung gian ngăn cách với
khối nội trú (hàng cây, không gian gym nằm ở giữa,...), vì rằng các cụ đã có tuổi
nên để hạn chế việc té ngã gây tổn thương nên thay thế nền xi măng bằng nền cỏ,
vừa an toàn, vừa mát cho không gian sinh hoạt và vừa có thể tạo cảnh quan đẹp
cho công trình.

Hình III.2.3.2 Minh họa các hoạt động thể thao ngoài trời trong Trung tâm chăm sóc sức khỏe [sasaki.com]

III.2.3.3 Vườn trị liệu


Hoạt động hỗ trợ điều trị phục hồi: Tạo điều kiện cho người bệnh có cơ hội thư
giãn và hoạt động trồng trọt, giao lưu kết nối với mọi người, tiếp cận tối đa với thiên
nhiên.
Đặc điểm tổ chức không gian: Có thể bố trí trong khuôn viên trung tâm, tốt nhất là
gần khu nội trú để tăng tối đa tác dụng. Sử dụng các loại thảo mộc để hỗ trợ tinh thần
cho người bệnh. Một số loại cây trồng có tác dụng tích cực tới quá trình điều dưỡng:

91
• Hoa lài có tác dụng an thần
• Bạc hà có tác dụng giảm sự mệt mỏi
• Bên cạnh đó có thể trồng các loại cây thuốc, hoa cỏ do chính tay các bệnh nhân
chăm sóc

Hình III.2.3.3 Hình minh họa không gian vườn trị liệu

III.2.3.4 Vườn tâm linh


Hoạt động hỗ trợ điều trị phục hồi: Tạo điều kiện cho người lớn tuổi có cơ hội thư
giãn, có không gian để tĩnh lặng và chăm sóc cho nhu cầu tín ngưỡng của bản thân và
gia đình.

92
Đặc điểm tổ chức không gian: Không gian đặc biệt cần quan tâm đến 2 yếu tố chính:
- Điểm ngồi: Cần một không gian yên tĩnh nhất định, tách biệt với ồn ào của các
khu sinh hoạt chung.
- Điểm nhìn: Là không gian thoáng đãng, không nên để hạn chế tầm nhìn, tạo cho
người lớn tuổi có không gian để suy nghĩ thông suốt và thoải mái.
Tổ chức không gian có thể dựa vào nguyên tắc thiết kế lối lên chùa của tryền thống
Việt Nam, cần một đoạn không gian đệm để rũ bỏ hết những suy nghĩ lung tung, tĩnh
tâm đi đến chùa, còn ở đây là đi vào không gian tâm linh.

Hình III.2.3.4 Hình minh họa không gian vườn tâm linh

93
C. KẾT LUẬN

Việc tổ chức các không gian riêng tư, bán riêng tư, bán công cộng và công cộng
trong công trình công cộng nói chung có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng
không gian qua đó tác động lên tâm lý người dùng. Một người bất kì nào trong cộng
đồng cũng cần có đủ hai phần không gian: riêng tư và công cộng. Không gian riêng tư
và những khoảng lặng giúp cho con người có thể thư giãn, rèn luyện, phục hồi sau
khoảng thời gian làm việc, hoạt động mệt mỏi. Không gian công cộng là nơi gặp gỡ,
giao lưu, tìm kiếm sự kết nối, nguồn cảm hứng từ mọi người xung quanh, là nơi những
câu chuyện bắt đầu.. Giữa không gian công cộng và riêng tư ấy hình thành một vùng
biên giới không rạch ròi mà ở đó có sự xuất hiện của không gian bán công cộng và bán
riêng tư. Những không gian này có sự pha trộn, kết hợp tính chất nên tạo ra những tác
động thú vị đến tâm lý con người. Bài nghiên cứu đã bước đầu tìm hiểu và phân biệt
những khái niệm mới mẻ về không gian này.
Trong công trình y tế, bệnh nhân là đối tượng rất dễ bị tổn thương nên việc thiết
kế cho đối tượng này cần hết sức cân nhắc. Bài nghiên cứu đã phân biệt từng không
gian gian riêng tư, bán riêng tư, bán công cộng và công cộng và phân loại các không
gian chức năng trong một Trung tâm chăm sóc sức khỏe theo từng loại tính chất trên.
Việc phân chia là tương đối, nhưng qua cách phân tích và sắp xếp này, bài nghiên
cứu đã chỉ ra tác động của từng nhóm không gian đến kết quả điều trị và phục hồi của
bệnh nhân trong Trung tâm chăm sóc sức khỏe. Từ đó nghiên cứu cũng đề xuất những
giải pháp tổ chức từng khối chức năng phát huy tối đa tính chất riêng tư và công cộng
của không gian để tác động lên tâm lý bệnh nhân và cuối cùng là hiệu quả điều trị.
Cuối lời, cảm ơn Cô Nguyễn Bích Hoàn, Thầy Đặng Nhật Minh đã giúp tác giả
tiếp cận với một bài nghiên cứu kiến trúc. Từ cách tổ chức nội dung, đề cương một cách
khoa học, thuyết phục cho đến những quy cách thể hiện, trình bày. Tất nhiên bài nghiên
cứu không tránh khỏi những sai sót. Một lần nữa cảm ơn Cô và Thầy đã giúp tác giả
hoàn thiện bài nghiên cứu.
Sinh viên, Võ Hà Minh Đức
Thành phố Hồ Chí Minh, 12/2020

94
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách
• Nicoletta Setola, Sabrina Borgianni, "Thiết kế Không gian Công cộng trong
Bệnh viện", 2012.
• Robin Guenther, Gail Vittori, “Kiến trúc Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Bền
vững”, 2010.
• Sara O. Marberry, “Những đổi mới trong thiết kế Trung tâm chăm sóc sức
khỏe”, 2000.

2. Bài nghiên cứu


• Dejana Nedučin, Milena Krklješ, Nađa Kurtović-Folić (Đại học Novi Sad,
Khoa Khoa học Kỹ thuật, Serbia), "Không gian ngoài trời bệnh viện - lợi ích trị
liệu và những cân nhắc khi thiết kế", 2010.
• Pinelopi Vassilaki, Elif Ekim (Đại học Công nghệ Chalmers Thụy Điển, Khoa
Kiến trúc, Chương trình Thạc sĩ MPDSD Göteborg), "Mức độ riêng tư trong
phạm vi cuộc sống dân cư công cộng: công cộng, bán công cộng, bán riêng tư và
riêng tư", 2015.
• Karaoulanis Andreas, (MBA, Đại học Stockholm, Thụy Điển), “Tổ chức lại
không gian của kiểu thiết kế bệnh viện đương đại”, 2015.

3. Quy chuẩn, tiêu chuẩn nước ngoài


• Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (AIA) với sự hỗ trợ từ Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân
Sinh, “Hướng dẫn thiết kế và xây dựng bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức
khỏe”, 2010.
• Bộ Y tế Anh Quốc, “Thiết kế các tòa nhà chăm sóc sức khỏe và cộng đồng
(HBN 00-01)”, 2014. [Health Building Note 00-01, General design guidance for
healthcare buildings]
• Bộ Y tế Australia, “Hướng dẫn thiết kế Cơ sở Y tế Úc, Phần B - Tóm tắt và Lập
kế hoạch thiết kế Cơ sở Y tế, 0340 - Đơn vị Điều trị Nội trú”, 2018.

4. Trang web
• healthfacilityguidelines.com.au
• healthfacilityguidelines.com
• buildingbetterhealthcare.com
• tweedvalleyhospital.health.nsw.gov.au
• cfmoller.com
• herzogdemeuron.com

95
E. THỐNG KÊ HÌNH ẢNH VÀ BẢNG

1. Thống kê ảnh
Hình I.1.4.1-1,2 Bệnh viện Y học cổ truyền Vũ Hán, Trung Quốc [Archdaily.com] ............................................. 9
Hình I.1.4.2-1,2 Trung tâm Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Utebo, Tây Ban Nha [Archdaily.com] ........... 10
Hình I.1.4.3 Trung tâm Tim mạch Toàn cầu Magdi Yacoub mới ở Cairo, Ai Cập [Archdaily.com] ................... 11
Hình I.1.4.4 Bệnh viện Nhi Ann & Robert H. Lurie, Chicago, Hoa Kỳ [Archdaily.com] ................................... 12
Hình I.1.4.5 Ý tưởng thiết kế của Spark cho viện dưỡng lão trong tương lai, trình bày ở hội thảo Retirement
Living World China 2014 ở Shanghai. ................................................................................................................. 13
Hình I.2.1.1 Các đặc điểm, tính chất của không gian đón tiếp ngoài nhà. [Health Building Note 00-01, General
design guidance for healthcare buildings] ........................................................................................................... 14
Hình I.2.1.2 Các đặc điểm, tính chất của không gian đón tiếp trong nhà. [Health Building Note 00-01, General
design guidance for healthcare buildings] ........................................................................................................... 14
Hình I.2.2 Các đặc điểm, tính chất của không gian chờ. [Health Building Note 00-01, General design guidance
for healthcare buildings] ...................................................................................................................................... 15
Hình I.2.3 Các đặc điểm, tính chất của không gian khám, tư vấn. [Health Building Note 00-01, General design
guidance for healthcare buildings]....................................................................................................................... 15
Hình I.2.4 Các đặc điểm, tính chất của không gian xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh. [Health Building Note 00-
01, General design guidance for healthcare buildings] ........................................................................................ 16
Hình I.2.5 Các đặc điểm, tính chất của không gian điều trị nội trú. [Health Building Note 00-01, General design
guidance for healthcare buildings]....................................................................................................................... 16
Hình I.2.6 Các đặc điểm, tính chất của không gian gặp gỡ, sinh hoạt chung. [Health Building Note 00-01,
General design guidance for healthcare buildings] .............................................................................................. 17
Hình I.2.7 Không gian gặp gỡ, trò chuyện trong Trung tâm Trị liệu Proton mới để điều trị ung thư tiên tiến ở
Aarhus, Đan Mạch. [archdaily.com] ..................................................................................................................... 17
Hình I.2.8-1,2 Ý tưởng thiết kế của Spark cho viện dưỡng lão trong tương lai, trình bày ở hội thảo Retirement
Living World China 2014 ở Shanghai. ................................................................................................................. 18
Hình II.1.1-1 Minh họa về hồ sơ bệnh án ............................................................................................................. 19
Hình II.1.1-2 Minh họa về sự bảo mật thông tin cá nhân trong môi trường y tế. ................................................. 20
Hình II.1.1-3 Minh họa về không gian riêng tư, cá nhân trong phòng điều trị nội trú.......................................... 20
Hình II.1.1-4 Thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố trong không gian chữa bệnh tại các trung tâm y tế........... 21
Hình II.1.1-5 Mô phỏng về một thể loại trung gian giữa nhà ở và bệnh viện (mức độ trung gian giữa tính riêng
tư và công cộng). .................................................................................................................................................. 21
Hình II.1.2-1 Kết luận của Terri Zborowsky trong luận án “Creating optimal healing environments in a health
care setting” năm 2008. ........................................................................................................................................ 22
Hình II.1.2-2 Thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cần thiết cho một môi trường chữa trị hiệu quả. [Hình ảnh
được trích từ luận văn nghiên cứu “Healing Space” của chương trình LSAP thuộc Trường Kiến trúc UMA của
tác giả Maria Soledad Larrain] ............................................................................................................................. 23
.............................................................................................................................................................................. 23
Hình II.1.3-1 Mô hình không gian công cộng, bán công cộng, bán riêng tư và riêng tư trong nhà ở. [Nghiên cứu
của Cavin Costello - The Ranch Mine] ................................................................................................................ 24
Hình II.1.3-3 Mô hình không gian công cộng, bán riêng tư và riêng tư trên thực tế . [Mô hình thuộc về nhà
đô thị học người Hà Lan Jan Heeling] .................................................................................................................. 25
Hình II.1.3-2 Quan niệm phân chia các cấp độ riêng tư cho đến công cộng của không gian trước đây và hiện
nay. [Tạp chí WAUA – Anh Quốc] ...................................................................................................................... 25
Hình II.1.3-4 Không gian riêng tư được xếp theo các cấp độ ............................................................................... 26
Hình II.1.3-6 Hành lang chung trong khu vực điều trị có kiểm soát ra vào.......................................................... 27
Hình II.1.3-5 Hành lang chung trong khu vực điều trị có kiểm soát ra vào.......................................................... 27
Hình II.1.3-8 Sân trong của một Trung tâm Chăm sóc sức khỏe. [herzog & de meuron] .................................... 28
Hình II.1.3-7 Hành lang gặp gỡ, giao lưu có kiểm soát ra vào. [herzog & de meuron]........................................ 28

96
Hình II.1.3-9 Quãng trường trước một Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Dongha, Hàn Quốc, nơi mọi người có thể
tập trung tâp luyện thể thao, tổ chức các sự kiện.
[Raum Engineering Architects Office + Opus] .................................................................................................... 29
Hình II.1.3-10 Không gian tổ chức hội thảo thường xuyên trong Trung tâm chăm sóc sức khỏe Big Bend Care,
Anh [mortarr.com] ................................................................................................................................................ 29
Hình II.2 Mô hình tổ chức hệ thống mạng lưới Y tế của Việt Nam hiện nay. ...................................................... 30
[tapchikientruc.com.vn] ........................................................................................................................................ 30
Bảng II.2-1 Hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia và Tiêu chuẩn Ngành đang được sử dụng trong thiết kế Bệnh viện ở
Việt Nam hiện nay. [tapchikientruc.com.vn] ........................................................................................................ 31
Bảng II.2-2 Các chỉ tiêu chính trong các Tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế Bệnh viện hiện nay.
[tapchikientruc.com.vn] ........................................................................................................................................ 31
Hình II.3.1.1 Sơ đồ phân khu tổng quan một Trung tâm chăm sóc sức khỏe [Health Building Note 11-01 –
Facilities for primary and community care services] ............................................................................................ 33
Hình II.3.1.2 Dây chuyền khối khám và tư vấn trong một Trung tâm chăm sóc sức khỏe [Health Building Note
11-01 – Facilities for primary and community care services]............................................................................... 34
Hình II.3.1.3 Dây chuyền khối khám và tư vấn trong một Trung tâm chăm sóc sức khỏe [Health Building Note
11-01 – Facilities for primary and community care services]............................................................................... 35
Hình II.3.1.4 Dây chuyền khối điều trị nội trú trong một Trung tâm chăm sóc sức khỏe [Health Building Note
11-01 – Facilities for primary and community care services]............................................................................... 36
Hình II.3.1.5-2 Minh họa không gian gặp gỡ sinh hoạt chung trong một công trình y tế ở Singapore [archdaily]
.............................................................................................................................................................................. 37
Hình II.3.1.5-1 Dây chuyền khối giải trí, sinh hoạt chung trong một Trung tâm chăm sóc sức khỏe [Health
Building Note 11-01 – Facilities for primary and community care services] ....................................................... 37
Hình II.3.1.6 Dây chuyền khối cung cấp thông tin chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong một Trung tâm chăm sóc
sức khỏe [Health Building Note 11-01 – Facilities for primary and community care services] ........................... 38
Hình II.3.1.7 Dây chuyền khối tập luyện, phục hồi chức năng trong một Trung tâm chăm sóc sức khỏe [Health
Building Note 11-01 – Facilities for primary and community care services] ....................................................... 39
Bảng II.3.2.1 - Quy mô tối thiểu và chỉ tiêu diện tích đất xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực ........................ 40
Bảng II.3.2.2 - Khoảng cách ly vệ sinh, an toàn giữa nhà và công trình đối với nhà bệnh nhân .......................... 41
Bảng II.3.2.4-1 Số lượng chỗ khám bệnh theo quy mô giường bệnh ................................................................... 43
Bảng II.3.2.4-2 Diện tích các phòng trong Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú ................................. 44
Bảng II.3.2.5-1 Cơ cấu tỷ lệ giường lưu tối thiểu của các chuyên khoa ............................................................... 47
Bảng II.3.2.5-2 Số chỗ điều trị tối thiểu trong khoa Vật lý - phục hồi chức năng ................................................ 48
Bảng II.3.2.6-1 Diện tích tối thiểu các phòng trong Khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức ....................................... 50
Bảng II.3.2.6-2 Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Xét nghiệm ................................................................. 51
Bảng II.3.2.6-3 Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Giải phẫu bệnh ........................................................... 53
Bảng II.3.2.6-4 Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Nội soi ........................................................................ 54
Bảng II.3.2.6-5 Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Dược ........................................................................... 55
Bảng II.3.2.6-6 Diện tích tối thiểu các phòng trong Khoa dinh dưỡng................................................................. 56
Bảng II.3.2.7 - Diện tích tối thiểu của một số phòng chức năng trong Bệnh viện đa khoa khu vực ..................... 57
Bảng II.3.2.8-1 Diện tích các gian kho và xưởng ................................................................................................. 59
Bảng II.3.2.8-2 Diện tích tối thiểu các bộ phận trong khu Dịch vụ tổng hợp ....................................................... 59
Hình II.4.1 Sông Sài Gòn nhìn từ phía quận 1 [cafef.vn] ..................................................................................... 60
Hình II.4.2 Thời tiết khu vực bờ sông Sài Gòn đoạn chảy qua trung tâm quận 1 vào một ngày nắng đẹp
[cafef.vn] .............................................................................................................................................................. 61
Hình II.5-1 Mô hình nhà ở truyền thống nông thôn Việt Nam [kienviet.net] ....................................................... 62
Hình II.5-2 Cấu trúc làng truyền thống Việt Nam [tapchikientruc.com.vn] ......................................................... 62
Hình II.5-4 Các cấp độ riêng tư và công cộng trong mặt cắt mô hình nhà ở truyền thống Việt Nam .................. 63
Hình II.5-3 Hình ảnh nhà truyền thống ở nông thôn Việt Nam với không gian hàng ba, hàng hiên
[tcdulichtphcm.vn]................................................................................................................................................ 63
Hình II.6.1-1 Hệ thống Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động cho trẻ em và người lớn, tại địa chỉ 198 Hoàng
Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM. ................................................................................................. 64

97
Hình II.6.1-2 Người dân được chăm sóc sức khỏe chuyên sâu, toàn diện [nutrihome.vn] ................................... 65
Hình II.6.1-3 Thực đơn bữa ăn dinh dưỡng hợp lý sẽ được thiết kế riêng cho từng người [nutrihome.vn] ......... 65
Hình II.6.2 Hình ảnh hiện đại của trung tâm phục hồi sức khỏe Spaudling [archdaily.com] ............................... 66
Hình II.6.3 Trung tâm Dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh tại 180 Lê Văn Sỹ, Phường 10, Phú Nhuận thiếu
khoảng đệm trước công trình. ............................................................................................................................... 67
Bảng III.1.1 Tỷ lệ có trải nghiệm tích cực về cơ sở vật chất – tiện ích phục vụ người bệnh. Khảo sát trải nghiệm
người bệnh trong thời gian điều trị nội trú tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019. .. 70
.............................................................................................................................................................................. 71
Hình III.1.2-1 Thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cần thiết cho một môi trường chữa trị hiệu quả. [Hình ảnh
được trích từ luận văn nghiên cứu “Healing Space” của chương trình LSAP thuộc Trường Kiến trúc UMA của
tác giả Maria Soledad Larrain] ............................................................................................................................. 71
Hình III.1.2-2 Ánh sáng trong phòng điều trị nội trú [herzogdemeuron.com] ..................................................... 73
Hình III.1.2-3 Màu sắc trong không gian điều trị nội trú trong thiết kế Trung tâm Sản khoa của Amenta Emma
Architects thiết kế [archinect.com] ....................................................................................................................... 74
Hình III.1.3-1 Bệnh nhân cảm thấy thoải mái, thư giãn và đủ riêng tư trong phòng điều trị nội trú của họ sẽ giúp
quá trình hồi phục diễn ra hiệu quả hơn [NSW Government] .............................................................................. 75
Hình III.1.3-2 Trường hợp phòng điều trị nội trú có nhiều giường cần bố trí các vách ngăn di động để tạo ra
những không gian riêng tư, thư giãn cho bệnh nhân trong những khoảng thời gian nhất định [NSW
Government] ......................................................................................................................................................... 76
Hình III.1.4-2 Hình ảnh bệnh nhi nhận được sự chăm sóc, động viên từ người thân tại Bênh viện Karolinska
Solna Stockhome, Thụy Điển [whitearkitekter.com]............................................................................................ 77
Hình III.1.4-1 Hình ảnh bệnh nhân tương tác với nhân viên y tế trong phòng điều trị nhiều giường tại Bênh việm
Hvidovre, Copenhagen [cfmoller.com] ................................................................................................................ 77
Hình III.1.5-1 Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng của Nữ hoàng Elizabeth.
[buildingbetterhealthcare.com] ............................................................................................................................. 78
Hình III.1.5-2 Không gian gặp gỡ, sinh hoạt chung tại Bệnh viện Northern Beaches [NSW Government] ........ 79
Hình III.1.5-3 Trung tâm Ung bướu Memorial Sloan Kettering New York (MSK) thiết kế sảnh, không gian sinh
hoạt chung tạo cảm giác của một khách sạn. ........................................................................................................ 79
Hình 3 ................................................................................................................................................................... 79
Hình III.1.6-1 Không gian công cộng trong trung tâm Chăm sóc sức khỏe Tích hợp Woodlands mới ở
Singapore. [cfmoller.com] .................................................................................................................................... 80
Hình III.1.6-2 Không gian tổ chức hội thảo thường xuyên trong Trung tâm chăm sóc sức khỏe Big Bend Care,
Anh [mortarr.com] ................................................................................................................................................ 80
Hình III.2.1-1 Các kiểu bố trí phòng điều trị nội trú dạng phòng đơn .................................................................. 81
Hình III.2.1.2-2 Không gian gặp gỡ, trò chuyện trong Trung tâm Trị liệu Proton mới để điều trị ung thư tiên tiến
ở Aarhus, Đan Mạch. [archdaily.com].................................................................................................................. 83
Hình III.2.1.2-1 Thiết kế không gian hành lang thú vị của KTS Sanuki Daisuke SDA Architects ...................... 83
Hình III.2.1.2-3 Mô hình tổ chức giao thông hành lang trong Trung tâm chăm sóc sức khỏe khi không có dịch
bệnh và khi có dịch bệnh. ..................................................................................................................................... 84
Hình III.2.1.2-4 Mô hình tổ chức giao thông hành lang vòng trong Trung tâm chăm sóc sức khỏe khi không có
dịch bệnh và khi có dịch bệnh. ............................................................................................................................. 84
Hình III.2.1.3-2 Đề xuất tăng cường các không gian xanh, sân trong tại một Trung tâm Chăm sóc sức khỏe [Khu
chăm sóc sức khỏe tổng hợp Woodlands (Singapore)]......................................................................................... 85
Hình III.2.1.3-1 Đề xuất kết nối các không gian bằng cách khoảng xanh, sân trong tại một Trung tâm Chăm sóc
sức khỏe [Khu chăm sóc sức khỏe tổng hợp Woodlands (Singapore)] ................................................................ 85
Hình III.2.1.3-4,5 Mặt cắt của một Trung tâm chăm sóc sức khỏe được bố trí các sân trong, khoảng xanh. [Khu
chăm sóc sức khỏe tổng hợp Woodlands (Singapore)]......................................................................................... 86
Hình III.2.1.3-3 Các hoạt động tổ chức ở sân trong tại một Trung tâm Chăm sóc sức khỏe [Khu chăm
sóc sức khỏe tổng hợp Woodlands (Singapore)] .................................................................................................. 86
Hình III.2.2-1 Không gian khối điều trị bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Skåne được thiết kế để giảm
thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh. [cfmoller.com] .................................................................................................. 87

98
Hình III.2.2-2 Không gian khối điều trị bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Skåne được thiết kế để giảm
thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh. [cfmoller.com] .................................................................................................. 87
Hình III.2.2-3 Thiết kế khối điều trị trong bệnh viện Haraldsplass Diakonale, Bergen, Na Uy giúp bệnh nhân
không cảm thấy bị cô lập trong căn phòng của mình [cfmoller.com]................................................................... 88
Hình III.2.2-4 Mặt cắt không gian khối điều trị bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Haraldsplass Diakonale,
Bergen, Na Uy [cfmoller.com] ............................................................................................................................. 89
Hình III.2.2-4 Thiết kế khối điều trị trong bệnh viện Haraldsplass Diakonale, Bergen, Na Uy phát huy hiệu quả
trong việc chống lây nhiễm và tạo ra không gian thú vị [cfmoller.com] .............................................................. 89
Hình III.2.3.1 Không gian gặp gỡ, trò chuyện trong Trung tâm Trị liệu Proton mới để điều trị ung thư tiên tiến ở
Aarhus, Đan Mạch. [archdaily.com] ..................................................................................................................... 90
Hình III.2.3.2 Minh họa các hoạt động thể thao ngoài trời trong Trung tâm chăm sóc sức khỏe [sasaki.com].... 91
Hình III.2.3.3 Hình minh họa không gian vườn trị liệu ........................................................................................ 92
Hình III.2.3.4 Hình minh họa không gian vườn tâm linh ..................................................................................... 93

2. Thống kê bảng
Bảng II.2-1 Hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia và Tiêu chuẩn Ngành đang được sử dụng trong thiết kế Bệnh viện ở
Việt Nam hiện nay. [tapchikientruc.com.vn] ........................................................................................................ 31
Bảng II.2-2 Các chỉ tiêu chính trong các Tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế Bệnh viện hiện nay.
[tapchikientruc.com.vn] ........................................................................................................................................ 31
Bảng II.3.2.1 - Quy mô tối thiểu và chỉ tiêu diện tích đất xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực ........................ 40
Bảng II.3.2.2 - Khoảng cách ly vệ sinh, an toàn giữa nhà và công trình đối với nhà bệnh nhân .......................... 41
Bảng II.3.2.4-1 Số lượng chỗ khám bệnh theo quy mô giường bệnh ................................................................... 43
Bảng II.3.2.4-2 Diện tích các phòng trong Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú ................................. 44
Bảng II.3.2.5-1 Cơ cấu tỷ lệ giường lưu tối thiểu của các chuyên khoa ............................................................... 47
Bảng II.3.2.5-2 Số chỗ điều trị tối thiểu trong khoa Vật lý - phục hồi chức năng ................................................ 48
Bảng II.3.2.6-1 Diện tích tối thiểu các phòng trong Khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức ....................................... 50
Bảng II.3.2.6-2 Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Xét nghiệm ................................................................. 51
Bảng II.3.2.6-3 Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Giải phẫu bệnh ........................................................... 53
Bảng II.3.2.6-4 Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Nội soi ........................................................................ 54
Bảng II.3.2.6-5 Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Dược ........................................................................... 55
Bảng II.3.2.6-6 Diện tích tối thiểu các phòng trong Khoa dinh dưỡng................................................................. 56
Bảng II.3.2.7 - Diện tích tối thiểu của một số phòng chức năng trong Bệnh viện đa khoa khu vực ..................... 57
Bảng II.3.2.8-1 Diện tích các gian kho và xưởng ................................................................................................. 59
Bảng II.3.2.8-2 Diện tích tối thiểu các bộ phận trong khu Dịch vụ tổng hợp ....................................................... 59
Bảng III.1.1 Tỷ lệ có trải nghiệm tích cực về cơ sở vật chất – tiện ích phục vụ người bệnh. Khảo sát trải nghiệm
người bệnh trong thời gian điều trị nội trú tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019. .. 70

99
F. PHỤ LỤC

TCVN 4470 : 2012


BỆNH VIỆN ĐA KHOA - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
General hospital - Design standard
(có lược bỏ một số mục không liên quan đến bài)

100
TCVN 4470 : 2012
BỆNH VIỆN ĐA KHOA - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
General hospital - Design standard
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới, thiết kế cải tạo và nâng cấp các Bệnh
viện đa khoa trên toàn quốc có quy mô trên 500 giường.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp Bệnh viện đa khoa có những yêu cầu đặc biệt
phải ghi rõ trong dự án đầu tư xây dựng công trình và được các cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với
các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với
các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất,
bao gồm các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2622, Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế
TCVN 4474, Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế:
TCVN 4513, Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế,
TCVN 5502 : 2003, Nước cấp sinh hoạt - Yêu cầu chất lượng;
TCVN 5687 : 2010, Thông gió, điều tiết không khí - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 6160, Phòng cháy chữa cháy. Nhà cao tầng - Yêu cầu thiết kế;
TCVN 6561, An toàn bức xạ ion hóa tại các cơ sở X quang y tế;
TCVN 6869, An toàn bức xạ. Chiếu xạ y tế. Quy định chung;
TCVN 6772, Chất lượng nước. Chất thải sinh hoạt. Giới hạn ô nhiễm cho
phép;
TCVN 7382 : 2004, Chất lượng nước. Nước thải bệnh viện - Tiêu chuẩn thải;
TCVN 9385 : 2012(1), Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế,
kiểm tra và bảo trì hệ thống.
TCXDVN 264 : 2002(2), Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công
trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Bệnh viện đa khoa
Là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, bao
gồm một số chuyên khoa, chuyên ngành.

(1)
TCVN và sắp được ban hành
(2)
TCXDVN đang được chuyển đổi
3.2. Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú
Là đơn vị lâm sàng, có nhiệm vụ tiếp đón, khám bệnh, chẩn đoán, phân loại, xử
trí ban đầu cho bệnh nhân thuộc phạm vi phụ trách và thực hiện, công tác điều
trị ngoại trú, tư vấn chăm sóc sức khỏe.
3.3. Khoa Nội
Là đơn vị lâm sàng, thực hiện các phương pháp không phẫu thuật để chẩn đoán
và điều trị bệnh, khoa nội chủ yếu điều trị bệnh nhân bằng thuốc, đôi khi có thể
kèm theo thủ thuật.
3.4. Khoa Ngoại
Là đơn vị lâm sàng, thực hiện khám bệnh, chữa bệnh chủ yếu bằng thủ thuật và
phẫu thuật.
3.5. Khoa Phụ sản
Là đơn vị lâm sàng, thực hiện nhiệm vụ đỡ đẻ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ
sinh và khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa.
3.6. Khoa Nhi
Là đơn vị lâm sàng, điều trị, chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ
em từ sơ sinh đến 15 tuổi.
3.7. Khoa Truyền nhiễm
Là đơn vị lâm sàng, điều trị các bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm.
3.8. Khoa Cấp cứu
Là đơn vị lâm sàng, điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh nặng, có
chức năng sống đang bị đe dọa cần phải hỗ trợ.
3.9. Khoa Hồi sức tích cực và chống độc
Là đơn vị lâm sàng, tiếp tục điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh
của Khoa cấp cứu, phát hiện và điều trị bệnh nhân ngộ độc cấp, phát hiện độc
chất qua các xét nghiệm.
3.10. Khoa Y học cổ truyền
Là đơn vị lâm sàng, khám và chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền
3.11. Khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng
Là đơn vị lâm sàng, thực hiện khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng về
mặt y học cho người bị khiếm khuyết, giảm chức năng và khuyết tật. Phục hồi
chức năng là sự kết hợp các biện pháp y học và các phương pháp điều trị làm
giảm tình trạng khiếm khuyết, giảm chức năng và khuyết tật.
3.12. Khoa Ung bướu
Là đơn vị lâm sàng, chuyên chăm sóc, điều trị các bệnh nhân ung thư bằng điều
trị hóa chất, xạ trị và phòng bệnh.
3.13. Khoa Y học Hạt nhân
Là đơn vị lâm sàng, dùng kỹ thuật hạt nhân để chẩn đoán và điều trị các bệnh
ung thư
3.14. Khoa Phẫu thuật - gây mê hồi sức
Là đơn vị lâm sàng, gồm hệ thống các buồng phẫu thuật để thực hiện các thủ
thuật, phẫu thuật và gây mê hồi sức.
3.15. Khoa Chẩn đoán hình ảnh
Là đơn vị cận lâm sàng thực hiện các kỹ thuật tạo ảnh y học để chẩn đoán bệnh
và theo dõi kết quả điều trị, bằng các thiết bị Xquang, siêu âm, cộng hưởng từ

3.16. Khoa xét nghiệm
Là đơn vị cận lâm sàng thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm về huyết học, hóa
sinh, vi sinh phục vụ việc chẩn đoán bệnh và theo dõi kết quả điều trị.
3.17. Khoa Giải phẫu bệnh
Là đơn vị xét nghiệm khảo sát rối loạn cấu trúc mô và chức năng của bệnh tật
và mối liên hệ của những thay đổi này với dấu chứng và triệu chứng lâm sàng.
Là đơn vị làm các xét nghiệm sinh thiết, tế bào học, khám nghiệm tử thi và siêu
cấu trúc.
3.18. Khoa lọc máu
Là đơn vị tiếp nhận và điều trị cho các bệnh nhân suy thận cấp và mãn, suy đa
cơ quan bằng các kỹ thuật lọc màng bụng, thẩm thấu máu, siêu lọc máu, hấp
thụ máu, thay máu, thay huyết tương.
3.19. Khoa Nội soi
Là đơn vị tiến hành thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật chuyên khoa để chẩn đoán
và điều trị bệnh bằng các phương tiện, thiết bị đưa vào bên trong cơ thể người
bệnh (nội soi chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa trên và dưới, sinh thiết
gan, chọc dẫn lưu ổ abces gan, sinh thiết màng bụng, sinh thiết tụy….).
3.20. Khoa Thăm dò chức năng
Là đơn vị cận lâm sàng thực hiện các kỹ thuật bằng các phương tiện, dụng cụ,
thiết bị để kiểm tra chức năng các cơ quan trong cơ thể như: điện tim, điện não,
điện cơ, lưu huyết não…
3.21. Khoa Dược
Là đơn vị cung cấp và quản lý số lượng, chất lượng thuốc thông thường và
thuốc chuyên khoa, pha chế một số thuốc dùng trong bệnh viện, đáp ứng yêu
cầu điều trị.
3.22. Khoa dinh dưỡng
Là đơn vị tổ chức thực hiện phục vụ bữa ăn hàng ngày cho tất cả bệnh nhân
nằm viện bằng các chế độ ăn thông thường và bệnh lý đã được định chuẩn.
3.23. Khoa Quản lý nhiễm khuẩn
Là đơn vị cận lâm sàng thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh
viện, nhằm nâng cao chất lượng săn sóc người bệnh thông qua giảm nguy cơ
nhiễm khuẩn trong bệnh viện.
4. Quy định chung
4.1. Bệnh viện phải được thiết kế phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới
khám, chữa bệnh phù hợp quy mô và quy chế quản lý, chuyên môn theo quy
định hiện hành [1].
CHÚ THÍCH: Quy mô Bệnh viện được xác định phụ thuộc vào dân số trên địa
bàn thuộc phạm vi quản lý và phù hợp với quy hoạch mạng lưới bệnh viện đã
được Bộ Y tế phê duyệt.
4.2. Bệnh viện được thiết kế phù hợp với cấp công trình theo quy định về phân
loại và phân cấp công trình dân dụng [2].
4.3. Thiết kế, xây dựng Bệnh viện phải đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận
sử dụng, đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khỏe cho người sử dụng và cộng
đồng [3], [4].
5. Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng
5.1. Yêu cầu về khu đất xây dựng
5.1.1. Vị trí khu đất xây dựng phải phù hợp với quy hoạch được duyệt, giao
thông thuận lợi và có tính đến nhu cầu phát triển trong tương lai.
5.1.2. Vệ sinh thông thoáng, yên tĩnh, tránh các khu đất có môi trường bị ô
nhiễm.
5.1.3. Phù hợp với phân khu chức năng được xác định trong quy hoạch tổng
mặt bằng của đô thị.
5.1.4. Quy mô của Bệnh viện và chỉ tiêu diện tích sàn xây dựng bình quân cho
một giường bệnh được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Quy mô tối thiểu và chỉ tiêu diện tích đất xây dựng bệnh viện
Số giường bệnh Diện tích sàn xây dựng bình quân Diện tích đất
giường m2/giường bệnh ha
trên 500 từ 80 đến 90 4,0
CHÚ THÍCH:
1) Diện tích khu đất xây dựng quy định ở trên, không tính cho các công trình
nhà ở và phúc lợi công cộng phục vụ cho đời sống cán bộ công nhân viên. Các
công trình này được xây dựng ngoài khu đất xây dựng bệnh viện.
2) Trường hợp diện tích đất xây dựng các bệnh viện trong đô thị không đảm bảo
được quy định nêu trên, khuyến khích thiết kế bệnh viện hợp khối, cao tầng
nhưng phải tuân thủ và đảm bảo dây chuyền hoạt động của bệnh viện.
5.2. Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng
5.2.1. Giải pháp bố cục mặt bằng Bệnh viện phải đảm bảo yêu cầu sau:
- Hợp lí, không chồng chéo giữa các bộ phận và trong từng bộ phận;
- Điều kiện vệ sinh và phòng bệnh tốt nhất cho Khu điều trị nội trú, khu Khám
bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú;
- Đáp ứng nhu cầu phát triển của bệnh viện trong tương lai.
5.2.2. Tổ chức không gian của các tòa nhà, từng bộ phận của các khối trong
Bệnh viện phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có lối đi riêng biệt cho vận chuyển thuốc men, thức ăn, đồ dùng sạch và đồ
vật bẩn - nhiễm khuẩn, tử thi, rác…;
- Giữa các thao tác thủ thuật vô khuẩn và hữu khuẩn phải được ngăn riêng biệt;
- Có biện pháp cách ly hợp lý giữa khoa Truyền nhiễm với các khoa khác, với
các bộ phận khác nhau trong khoa Truyền nhiễm.
5.2.3. Hệ thống giao thông nội bộ trong bệnh viện phải đảm bảo các yêu cầu
sau:
5.2.3.1. Các luồng giao thông không chồng chéo.
5.2.3.2. Thuận tiện cho hoạt động của nhân viên, khách, bệnh nhân, dịch vụ
hậu cần, vận chuyển rác và tử thi. Phải có ít nhất hai cổng ra vào:
- Cổng chính dành cho bệnh nhân, cán bộ nhân viên và khách. Bố trí đường
riêng cho cấp cứu 24 giờ/ngày;
- Cổng phụ dành cho cung ứng vật tư, vận chuyển chất thải, kỹ thuật phụ trợ và
phục vụ tang lễ.
CHÚ THÍCH: Nên bố trí cổng riêng cho cấp cứu và cổng riêng cho khu tang lễ.
5.2.3.3. Hệ thống hành lang, đường dốc, hành lang cầu phải được thiết kế có
mái che và đảm bảo liên hệ thuận tiện giữa các khối công trình, đảm bảo tiếp
cận cho người khuyết tật, xe đẩy cáng, xe lăn.
5.2.3.4. Đường giao thông nội bộ phải đảm bảo xe chữa cháy có thể tới được
tất cả các khu vực trong bệnh viện.
5.2.4. Mật độ xây dựng tối đa và mật độ cây xanh tối thiểu phải tuân thủ quy
định về quy hoạch xây dựng [5].
5.2.5. Khoảng cách giới hạn cho phép từ đường đỏ đến:
a) Mặt ngoài tường của mặt nhà:
- Nhà bệnh nhân, nhà khám bệnh và khối kỹ thuật nghiệp vụ: không nhỏ hơn
15 m;
- Nhà hành chính quản trị và phục vụ: không nhỏ hơn 12 m.
b) Mặt ngoài tường đầu hồi:
- Nhà bệnh nhân, nhà khám bệnh và khối kỹ thuật nghiệp vụ: Không nhỏ hơn
12 m;
- Nhà hành chính quản trị và phục vụ: không nhỏ hơn 9 m.
5.2.6. Khoảng cách ly vệ sinh, an toàn nhỏ nhất giữa nhà và công trình bố trí
riêng biệt đối với nhà bệnh nhân, được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 - Khoảng cách ly vệ sinh, an toàn giữa nhà và công trình đối với
nhà bệnh nhân
Khoảng cách ly vệ
Loại nhà / công trình sinh nhỏ nhất Ghi chú
(m)
Có dải cây cách
- Khu các bệnh truyền nhiễm 20
ly
- Trạm cung cấp hoặc biến thế điện, hệ
thống cấp nước, nhà giặt, sân phơi quần 15
áo
- Trạm khử trùng tập trung, lò hơi, trung
15
tâm cung cấp nước nóng
- Nhà xe, kho, xưởng sửa chữa nhỏ, kho
20
chất cháy
- Nhà lưu tử thi, khoa Giải phẫu bệnh, lò
Có dải cây cách
đốt chất thải rắn, bãi chứa rác, khu nuôi 20
ly
súc vật, thí nghiệm, trạm xử lí nước thải
CHÚ THÍCH:
1) Chiều rộng nhỏ nhất của dải đất trồng cây bảo vệ, cách ly qui định như sau:
- Dải cây bảo vệ quanh khu đất: 5 m;
- Dải cây cách ly: 10 m.
2) Ngoài việc đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh, an toàn như quy định ở trên còn
cần phải bảo đảm khoảng cách phòng cháy, chữa cháy quy định trong tiêu
chuẩn TCVN 2622.
6. Nội dung công trình và giải pháp thiết kế
6.1. Yêu cầu chung
6.1.1. Nội dung công trình
- Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú;
- Khu Điều trị nội trú;
- Khu Kỹ thuật nghiệp vụ;
- Khu Hành chính quản trị;
- Khu Hậu cần kỹ thuật và Dịch vụ tổng hợp.
6.1.2. Yêu cầu về kích thước thông thủy
6.1.2.1. Chiều cao phòng
6.1.2.1.1. Chiều cao thông thủy tối thiểu của các gian phòng trong bệnh viện
được quy định là 3,0 m và được phép thay đổi tùy theo yêu cầu của từng khoa
trong bệnh viện.
Chiều cao thông thủy các phòng tắm rửa, xí tiểu, kho đồ vật bẩn không nhỏ hơn
2,4 m.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp sử dụng điều hòa không khí cho phép giảm
chiều cao để sử dụng tiết kiệm năng lượng. Nếu sử dụng thiết bị làm sạch
không khí phải đảm bảo độ cao để lắp đặt thiết bị tùy theo yêu cầu cụ thể.
6.1.2.1.2. Chiều cao thông thủy của các khu vực trong khoa Phẫu thuật được
quy định như sau:
- Chiều cao khu vô khuẩn, khu sạch: không thấp hơn 3,3 m;
- Chiều cao khu phụ trợ: không thấp hơn 3,0 m.
6.1.2.2. Hành lang
- Chiều rộng của hành lang giữa: không nhỏ hơn 2,4 m;
- Chiều rộng của hành lang giữa (có di chuyển giường đẩy, kết hợp chỗ đợi):
không nhỏ hơn 3,0 m;
- Chiều rộng của hành lang bên: Không nhỏ hơn 1,8 m;
- Chiều rộng của hành lang bên (có di chuyển giường đẩy, kết hợp chỗ đợi):
không nhỏ hơn 2,4 m;
- Chiều cao hành lang: không thấp hơn 2,7 m;
CHÚ THÍCH: Phải bố trí tay vịn hai bên hành lang trong bệnh viện để trợ giúp
cho người khuyết tật và người bệnh. Độ cao lắp đặt tay vịn từ 0,75 m đến 0,8
m.
6.1.2.3. Cửa đi
- Chiều cao của cửa đi: không thấp hơn 2,1 m;
- Chiều rộng của cửa đi một cánh: không nhỏ hơn 0,9 m;
- Chiều rộng của cửa đi hai cánh: không nhỏ hơn 1,2 m;
- Chiều rộng của cửa đi chính vào các phòng mổ, đỡ đẻ, cấp cứu và chăm sóc
tích cực: không nhỏ hơn 1,6 m;
- Chiều rộng của cửa đi chính của phòng chiếu chụp: không nhỏ hơn 1,4 m.
- Chiều rộng cửa phòng vệ sinh: không nhỏ hơn 0,8 m.
CHÚ THÍCH: Kích thước hành lang, cửa đi của các khoa tùy theo yêu cầu sử
dụng được quy định riêng.
6.1.2.4. Cầu thang và đường dốc
Thiết kế cầu thang, đường dốc phải đảm bảo quy định về an toàn sinh mạng và
sức khỏe cho người sử dụng [4] và đáp ứng yêu cầu sau:
- Chiều rộng của mỗi vế thang: không nhỏ hơn 2,1 m.
- Chiều rộng của chiếu nghỉ cầu thang: không nhỏ hơn 2,4 m.
- Độ dốc của đường dốc: không nhỏ hơn 1:10;
- Chiều rộng của đường dốc: không nhỏ hơn 2,1 m.
- Chiều rộng của chiếu nghỉ đường dốc: không nhỏ hơn 3,0 m;
- Tại lối ra vào chính phải có đường dốc dành cho người khuyết tật có chiều
rộng: không nhỏ hơn 1,2 m.
6.1.2.5. Thang máy
- Kích thước thang máy (cabin) phải đủ cho cáng bệnh nhân và 04 người, chiều
rộng x chiều dài: không nhỏ hơn 1,3 m x 2,1 m;
- Kích thước thang máy cho nhân viên, chiều rộng x chiều dài: không nhỏ hơn
1,1 m x 1,4 m;
- Chiều rộng của thang máy: không nhỏ hơn 0,9 m;
- Tốc độ thang máy cho bệnh nhân: không lớn hơn 0,75 m/s.
6.2. Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú
6.2.1. Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú được bố trí gần cổng
chính, liên hệ thuận tiện với khu Kỹ thuật nghiệp vụ nhất là khoa cấp cứu,
Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, các khoa Xét nghiệm, khoa Chẩn đoán hình
ảnh, khoa Thăm dò chức năng và khu Điều trị nội trú.
6.2.2. Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú được bố trí theo dây
chuyền phòng khám một chiều theo phân hạng của bệnh viện. Cơ cấu, số lượng
chỗ khám bệnh tối thiểu được quy định trong Bảng 3.
6.2.3. Phải có phòng khám bệnh truyền nhiễm với lối ra vào riêng.
6.2.4. Phòng khám nhi nên có lối ra vào riêng, liên hệ thuận tiện với bộ phận
cấp cứu.
6.2.5. Phòng khám và điều trị phụ khoa phải thiết kế riêng biệt với phòng khám
sản khoa. Phòng khám phụ khoa, sản khoa phải có khu vệ sinh riêng.
Bảng 3 - Số lượng chỗ khám bệnh tối thiểu
Số chỗ khám bệnh
Tỷ lệ
Chuyên khoa tối thiểu Ghi chú
(%)
(chỗ)
1. Nội 12 20
04 chỗ khám bố trí
2. Ngoại 9 15 01 phòng thủ thuật
chữa bệnh
3. Sản 6
12
4. Phụ 3
5. Nhi 9 15 04 chỗ khám bố trí
01 phòng thủ thuật
chữa bệnh
Kết hợp khám và
6. Răng Hàm Mặt 4 6
chữa
Kết hợp khám và
7. Tai Mũi Họng 4 6
chữa
03 chỗ khám bố trí
8. Mắt 4 6 01 phòng thủ thuật
chữa bệnh
Chỗ khám, chữa
9. Truyền nhiễm 5 7
cách ly
10. Y học cổ truyền 4 6
11. Các chuyên khoa khác 5 7
6.2.6. Trong Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú, chỗ đợi chung và
riêng cho từng phòng khám được thiết kế với tiêu chuẩn như sau:
- Từ 1,00 m2 đến 1,20 m2 cho một chỗ đợi của người lớn;
- Từ 1,50 m2 đến 1,80 m2 cho một chỗ đợi của trẻ em;
- Số chỗ đợi được tính từ 15 % đến 20 % số lần khám trong ngày.
CHÚ THÍCH:
1) Chỗ đợi có thể bố trí tập trung hay phân tán theo các khoa nhưng không
được nhỏ hơn chỉ tiêu trên. Khi tính toán cần nhân với hệ số từ 2,0 đến 2,5 cho
người nhà bệnh nhân.
2) Trong khu vực đợi phải bố trí ghế ngồi cho người khuyết tật tuân thủ các
quy định xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
6.2.7. Diện tích các phòng trong Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú
được quy định trong Bảng 4.
Bảng 4 - Diện tích các phòng trong Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị
ngoại trú
Tẻn khoa, phòng Diện tích
A. Khối tiếp đón
1. Phát số, không nhỏ hơn 48 m2
2. Thủ tục - thanh toán, Không nhỏ hơn 36 m2
3. Khu vệ sinh (nam/nữ riêng biệt) 24 m2 x 02 khu
4. Chỗ đợi, chờ khám Xem 6.2.6
B. Khối Khám - điều trị ngoại trú
1. Khám nội
- Phòng khám từ 9 m2/chỗ đến 12 m2/chỗ
- Phòng sơ cứu (từ 01 giường đến 02 từ 15 m2/phòng đến 18 m2 /phòng
giường)
2. Thần kinh từ 12 m2/chỗ đến 15 m2/chỗ
3. Da liễu
- Phòng khám từ 12 m2/chỗ đến 15 m2/chỗ
- Phòng điều trị từ 9 m2/ chỗ đến 12 m2/chỗ
4. Đông y
- Phòng khám 12 m2/ chỗ
- Phòng châm cứu 12 m2/ chỗ
5. Khám ngoại
- Phòng khám từ 9 m2/chỗ đến 12 m2/chỗ
- Thủ thuật ngoại từ 24 m2/chỗ đến 30 m2/chỗ
- Chuẩn bị dụng cụ từ 9 m2/chỗ đến 12 m2/chỗ
6. Khám nhi
- Phòng khám nhi thường từ 9 m2/chỗ đến 12 m2/chỗ
- Phòng khám bệnh nhi truyền nhiễm Dùng chung phòng khám của khoa
Truyền nhiễm
7. Bệnh truyền nhiễm từ 12 m2/chỗ đến 15 m2/chỗ
8. Phụ, Sản
- Phòng khám sản khoa từ 15 m2/chỗ đến 18 m2/chỗ
- Phòng khám phụ khoa từ 15 m2/chỗ đến 18 m2/chỗ
9. Răng - Hàm - Mặt
- Phòng khám (01 ghế) từ 12 m2/chỗ đến 15 m2/chỗ
- Phòng tiểu phẫu từ 12 m2/chỗ đến 15 m2/chỗ
- Phòng chỉnh hình từ 9 m2/chỗ đến 12 m2/chỗ
- Xưởng răng giả từ 24 m2/chỗ đến 30 m2/chỗ
- Rửa hấp sấy dụng cụ từ 4 m2/chỗ đến 6 m2/chỗ
10. Tai - Mũi - Họng
- Phòng khám từ 12 m2/chỗ đến 15 m2/chỗ
- Phòng điều trị từ 15 m2/chỗ đến 18 m2/chỗ
11. Mắt
- Phòng khám (phần sáng) từ 15 m2/chỗ đến 18 m2/chỗ
- Phòng khám (phần tối) từ 12 m2/chỗ đến 18 m2/chỗ
- Phòng điều trị từ 18 m2/chỗ đến 24 m2/chỗ
C. Bộ phận nghiệp vụ
1. Phòng phát thuốc, kho thuốc từ 15 m2/phòng đến 18 m2/phòng
2. Chỗ bán thuốc từ 15 m2/phòng đến 18 m2/phòng
3. Phòng chẩn đoán, xét nghiệm nhanh
- Chỗ đợi Xem 6.2.6
- Chỗ lấy bệnh phẩm từ 12 m2/khu đến m2/khu
- Phòng xét nghiệm từ 24 m2/phòng đến 36 m2/phòng
- Phòng X quang từ 24 m2/phòng đến 36 m2/phòng
- Phòng siêu âm từ 24 m2/phòng đến 36 m2/phòng
- Phòng bác sỹ Xquang và lưu hồ sơ từ 12 m2/phòng đến 15 m2/phòng
4. Phòng lưu hồ sơ của phòng khám từ 18 m2/phòng đến 24 m2/phòng
5. Kho sạch từ 18 m2/phòng đến 21 m2/phòng
6. Phòng quản lý trang thiết bị từ 15 m2/phòng đến 18 m2/phòng
7. Kho chứa hóa chất từ 12 m2/phòng đến 15 m2/phòng
8. Kho bẩn từ 12 m2/phòng đến 15 m2/phòng
D. Bộ phận tiếp nhận
1. Phòng thay gửi quần áo từ 6 m2/phòng đến 9 m2/phòng
2. Phòng tiếp nhận từ 9 m2/phòng đến 12 m2/phòng
3. Kho quần áo, đồ dùng:
- Đồ sạch của bệnh nhân từ 12 m2/phòng đến 15 m2/phòng
- Đồ gửi của bệnh nhân từ 12 m2/phòng đến 15 m2/phòng
E. Bộ phận hành chính
1. Phòng trưởng khoa 18 m2/phòng
2. Phòng sinh hoạt từ 18 m2/phòng đến 24 m2/phòng
3. Thay quần áo nhân viên từ 9 m2/phòng đến 12 m2/phòng
4. Vệ sinh (nam/nữ riêng biệt) từ 18 m2/khu đến 24 m2/khu x 02 khu
6.3. Khu Điều trị nội trú
6.3.1. Yêu cầu chung
6.3.1.1. Khu Điều trị nội trú gồm có các phòng bệnh, phòng trực hành chính,
phòng trưởng khoa, phòng phó khoa, kho, vệ sinh - thay quần áo, phòng thủ
thuật, phòng khám tại khoa, phòng làm việc bác sỹ, phòng y tá, hộ lý, phòng ăn
và phòng sinh hoạt của bệnh nhân.
6.3.1.2. Khu Điều trị nội trú gồm các khoa sau:
1) Khoa Nội; 9) Khoa Răng - Hàm - Mặt;
2) Khoa Lao; 10) Khoa Truyền nhiễm;
3) Khoa Lão học; 11) Khoa Cấp cứu
4) Khoa Ngoại; 12) Khoa Hồi sức tích cực - chống độc;
5) Khoa Phụ sản; 13) Khoa Y học cổ truyền;
6) Khoa Nhi; 14) Khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức
năng;
7) Khoa Mắt; 15) Khoa y học hạt nhân;
8) Khoa Tai - Mũi - Họng; 16) Khoa Ung Bướu.
6.3.1.3. Khu Điều trị nội trú của Bệnh viện phải thiết kế theo đơn nguyên điều
trị có quy mô từ 25 đến 30 giường theo yêu cầu của từng khoa riêng biệt. Cơ
cấu tỷ lệ giường lưu tối thiểu của các chuyên khoa xem Bảng 5.
CHÚ THÍCH: Đơn nguyên điều trị nội trú bao gồm các bộ phận sau đây:
- Phòng bệnh nhân và phòng sinh hoạt của bệnh nhân;
- Phòng làm việc, sinh hoạt của nhân viên;
- Các phòng nghiệp vụ của đơn nguyên.
Bảng 5 - Cơ cấu tỷ lệ giường lưu tối thiểu của các chuyên khoa
Số giường Tỷ lệ
Tên khoa
(giường) (%)
1. Khoa Nội 24
+ Nội Tổng quát 30
+ Nội tim mạch 30
+ Nội tiêu hóa 30
+ Nội cơ - xương - khớp 30
+ ...
2. Khoa Ngoại 18
+ Ngoại Tổng quát 30
+ Ngoại thần kinh 30
+ Ngoại tiêu hóa 30
+ ...
3. Khoa Phụ Sản 60 12
4. Khoa Nhi 50 10
5. Khoa Mắt 15 3
6. Khoa Tai Mũi Họng 15 3
7. Khoa Răng Hàm Mặt 15 3
8. Khoa Truyền nhiễm 30 6
9. Khoa Cấp cứu, Khoa
từ 25 đến 40 từ 5 đến 8
HSTC – CĐ
10. Khoa Y học cổ truyền từ 35 đến 20 từ 7 đến 4
11. Chuyên khoa khác 45 9
Tổng cộng 500 100
6.3.1.4. Số giường lưu bệnh nhân cách ly được tính từ 20 % đến 30 % tổng số
giường lưu của khoa.
6.3.1.5. Diện tích phòng bệnh nhân trong Khu Điều trị nội trú được quy định
trong Bảng 6,
Bảng 6 – Diện tích phòng bệnh nhân trong Khu Điều trị nội trú
Diện tích
Loại phòng
(m2/phòng)
01 giường từ 9 đến 12
02 giường từ 15 đến 18
03 giường từ 18 đến 20
04 giường từ 24 đến 28
05 giường từ 32 đến 36
CHÚ THÍCH: Diện tích nêu trên không bao gồm diện tích khu vệ sinh (tắm, xí,
tiểu, phòng đệm, chỗ giặt rửa).
6.3.1.6. Khu vệ sinh của bệnh nhân trong đơn nguyên điều trị nội trú cần bố trí
liền với từng phòng bệnh đảm bảo mỗi phòng bệnh có một khu vệ sinh gồm: 01
rửa, 01 xí tiểu và 01 chỗ tắm giặt.
CHÚ THÍCH: Phải có ít nhất một khu vệ sinh đảm bảo người khuyết tật tiếp
cận sử dụng tuân thủ các quy định trong TCXDVN 264 : 2002.
6.3.1.7. Diện tích các phòng phục vụ sinh hoạt của bệnh nhân được quy định
trong Bảng 7.
Bảng 7 - Diện tích các phòng phục vụ sinh hoạt của bệnh nhân Khu Điều
trị nội trú
Loại phòng Diện tích Ghi chú
1. Phòng soạn ăn 9 m2/phòng đến 12 m2/phòng
2. Phòng ăn 0,8 m2/chỗ đến 1,0 m2/chỗ Số chỗ không quá 80 % số
lượng
3. Phòng sinh hoạt, 1,0 m2/chỗ đến 1,2 m2/chỗ Có thể kết hợp với sảnh
tiếp khách tầng hoặc hành lang. Diện
tích mở rộng không được
vượt quá chỉ tiêu diện tích
trong bảng.
4. Kho sạch 18 m2/phòng đến 21 m2/phòng
5. Chỗ thu hồi đồ 12 m2/phòng đến 15 m2/phòng
bẩn
6.3.1.8. Diện tích các phòng trong đơn nguyên điều trị nội trú được quy định
trong Bảng 8.
Bảng 8 - Diện tích các phòng trong đơn nguyên điều trị nội trú
Diện tích
Loại phòng Ghi chú
(m2/phòng)
1. Thủ thuật vô khuẩn từ 18 đến 24
2. Thủ thuật hữu khuẩn từ 9 đến 12
nên đặt ở giữa hai phòng thủ
3. Rửa hấp, sấy, chuẩn bị dụng
từ 9 đến 12 thuật vô khuẩn và hữu
cụ
khuẩn
cho từ 01 giường đến 02
4. Phòng cấp cứu từ 15 đến 18
giường
cho từ 03 giường đến 04
từ 24 đến 32
giường
5. Phòng Xét nghiệm thông hoặc 5 m2/nhân viên đến 6
từ 15 đến 18
thường m2/nhân viên
6. Phòng Xquang (nếu có) 24
7. Phòng trưởng khoa 18
có thể bố trí chung cho từ
8. Phòng bác sĩ từ 24 đến 36 02 đến 03 đơn nguyên cùng
khoa
9. Phòng bác sĩ điều trị(*) hoặc tính bằng 6 m2/chỗ,
từ 15 đến 18 nếu có lưu trữ hồ sơ bệnh án
10. Phòng y tá hành chính(*) thì tính thêm 2 m2 đến 3 m2
11. Chỗ trực và làm việc của y ở vị trí bao quát được các
từ 18 đến 24
tá(*) phòng bệnh
12. Phòng y tá trưởng (điều
từ 18 đến 21
dưỡng trưởng)
13. Phòng trực bác sỹ nam từ 15 đến 18
14. Phòng trực bác sỹ nữ từ 15 đến 18
15. Phòng nhân viên từ 18 đến 24 cho 50 giường hoặc cho 02
đơn nguyên hoặc tính bằng
16. Phòng giao ban, sinh hoạt 0,8 m2/người đến 1,0
của đơn nguyên, hướng dẫn từ 24 đến 36 m2/người nhưng không quá
sinh viên, thực tập sinh... 36 m2/phòng
17. Phòng thay quần áo nam 18 từ 0,2 m2/chỗ đến 0,3
m2/chỗ mắc áo hoặc từ 0,35
18. Phòng thay quần áo nữ 18 m2/chỗ đến 0,45 m2/chỗ treo
áo cá nhân
19. Khu vệ sinh từ 18 đến 24 Nam/nữ riêng biệt
GHI CHÚ: (*) Có thể bố trí chung
6.3.2. Khoa Nội
6.3.2.1. Khoa Nội phải bố trí ở vị trí trung tâm bệnh viện, thuận tiện cho công
tác hồi sức cấp cứu người bệnh và làm các xét nghiệm lâm sàng.
6.3.2.2. Các Khoa thuộc chuyên khoa Nội: Nội tổng quát, Nội tim mạch, Nội
tiêu hóa, Nội cơ - xương - khớp, Nội thận - tiết niệu, Nội tiết, Dị ứng, Lao, Da
liễu, Thần kinh, Tâm thần, Lão học. Khi thiết kế khoa Nội cần tuân thủ các quy
định chung tại mục này và các yêu cầu đặc thù khác (nếu có)
6.3.2.3. Phòng điều trị trong Khoa Thần kinh phải tách riêng: Bệnh thần kinh
chung, thần kinh nhiễm khuẩn. Bệnh thần kinh nhiễm khuẩn phải được bố trí ở
khu vực riêng và buồng bệnh được thiết kế như buồng bệnh Khoa Truyền
nhiễm.
6.3.2.4. Bệnh phòng Khoa Tâm thần bố trí riêng và được chia thành các buồng
nhỏ cho người bệnh theo bệnh lý, có buồng sinh hoạt, giải trí cho người bệnh
đã qua giai đoạn cấp tính.
6.3.2.5. Chỉ tiêu diện tích tối thiểu các phòng Trưởng khoa, Bác sỹ, y tá, hành
chính khoa... tính như chỉ tiêu diện tích các phòng nghiệp vụ trong đơn nguyên
điều trị nội trú. Diện tích tối thiểu các phòng điều trị trong khoa Nội được lấy
theo quy định trong Bảng 8.6.3.5. Khoa Ngoại
6.3.5.1. Khoa Ngoại phải được bố trí liên hoàn, thuận tiện cho công tác phẫu
thuật, chăm sóc và vận chuyển bệnh nhân.
6.3.5.2. Chỉ tiêu diện tích các phòng Trưởng Khoa, Bác sỹ, y tá, hành chính
khoa... tính như chỉ tiêu diện tích các phòng nghiệp vụ trong đơn nguyên điều
trị nội trú được quy định tại Bảng 8.
6.3.5.3. Các Khoa thuộc chuyên khoa Ngoại; Ngoại tổng quát, Ngoại thần kinh,
Ngoại lồng ngực, Ngoại tiêu hóa, Ngoại thận - tiết niệu, Chấn thương chỉnh
hình, Bỏng. Khi thiết kế khoa Ngoại cần tuân thủ các quy định chung tại mục
này và các yêu cầu đặc thù khác (nếu có).
6.3.6. Khoa Phụ Sản
6.3.6.1. Khoa Phụ Sản nên bố trí ở tầng trệt.
6.3.6.2. Thành phần và diện tích các phòng trong bộ phận đỡ đẻ của khoa Phụ
Sản được quy định trong Bảng 9.
Bảng 9 - Diện tích tối thiểu các phòng trong bộ phận đỡ đẻ của khoa Phụ
sản
Loại phòng Diện tích tối thiểu Ghi chú
A. Khu vực sạch
Mỗi bàn thêm tính từ 8 m2/bàn
1. Phòng khám thai, m2/bàn từ 15 đến 18 đến 9 m2/bàn nhưng không quá
03 bàn/phòng
Nếu phòng có nhiều hơn 02
giường, mỗi giường tính thêm
2. Mỗi phòng chờ đẻ (02
12 từ 4 m2/giường đến 6
giường), m2/phòng
m2/giường nhưng không quá 04
giường/phòng
3. Phòng vệ sinh trước khi
từ 6 đến 9
đẻ, m2/phòng
4. Phòng nghỉ sau nạo thai,
12 từ 02 giường đến 03 giường
m2/phòng
B. Khu vực đẻ
Khu vô khuẩn
1. Phòng rửa tay, thay áo,
9
m2/phòng
2. Đỡ đẻ vô khuẩn (01 bàn Không quá 02 bàn/phòng cho
từ 15 đến 24
đến 02 bàn), m2/phòng sản phụ cách ly
3. Đỡ đẻ bệnh lý (01 bàn),
18
m2/phòng
4. Phòng nạo thai, đặt vòng,
từ 15 đến 18
m2/phòng
Khu hữu khuẩn
1. Phòng vệ sinh trước khi
từ 6 đến 9
đẻ, m2/phòng
2. Đỡ đẻ hữu khuẩn (01
từ 15 đến 18
bàn), m2/bàn
Khu vực hậu cần
1. Kho sạch, m2/phòng từ 18 đến 21
2. Rửa hấp, sấy, chuẩn bị
9
dụng cụ, m2/phòng
3. Chỗ thu hồi đồ bẩn,
từ 12 đến 15
m2/chỗ
6.3.6.3. Khu vực sản phụ nằm sau đẻ chiếm khoảng 50 % số giường bệnh của
Khoa Phụ Sản, chia làm nhiều phòng riêng gồm: phòng dành cho sản phụ đẻ
mổ, sản phụ đẻ thường và sản phụ đẻ nhiễm khuẩn.
6.3.6.4. Cần bố trí 01 phòng có 04 giường lưu bệnh nhân nằm lại từ 12 h đến
48 h sau khi làm thủ thuật sinh đẻ kế hoạch.
6.3.6.5. Diện tích tối thiểu các phòng trong đơn nguyên điều trị phụ khoa được
quy định trong Bảng 10.
6.3.6.6. Khu bệnh phòng của bệnh nhân phụ khoa chiếm khoảng 30 % số
giường bệnh của Khoa Phụ Sản, chia làm nhiều phòng riêng gồm: phòng cho
bệnh nhân sau phẫu thuật và phòng bệnh nhân đang điều trị.
6.3.6.7. Bố trí 01 phòng xét nghiệm đơn giản trong Khoa để làm các xét
nghiệm máu, sinh hóa, nước tiểu thông thường, soi tươi... Tiêu chuẩn diện tích
và yêu cầu thiết kế Phòng xét nghiệm xem 6.4.3.
Bảng 10 - Diện tích tối thiểu các phòng trong đơn nguyên điều trị phụ
khoa
Loại phòng Diện tích tối thiểu Ghi chú
Mỗi bàn thêm tính từ
8 m2/bàn đến 9
1. Phòng khám phụ khoa, m2/bàn từ 15 đến 18
m2/bàn nhưng không
quá 03 bàn/phòng
2. Phòng thủ thuật
- Chỗ làm thuốc, m2/chỗ từ 18 đến 24
- Chỗ soi đốt, m2/bàn từ 18 đến 24
- Chỗ rửa, hấp, chuẩn bị dụng cụ,
18
m2/bàn
6.3.7. Khoa Nhi
6.3.7.1. Tiêu chuẩn diện tích và số giường trong một phòng của đơn nguyên nhi
được quy định như sau:
- Cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: từ 3 m2/giường đến 4 m2/giường, bố trí tối đa 08
giường/phòng;
- Cho trẻ lớn: từ 5 m2/giường đến 6 m2/giường, bố trí tối đa 06 giường/phòng.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp cần tổ chức chỗ ăn, nghỉ cho bà mẹ, phải được
nêu trong báo cáo đầu tư và được Bộ Y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt.
6.3.7.2. Diện tích tối thiểu các phòng phục vụ sinh hoạt trong đơn nguyên nhi
có từ 25 giường đến 30 giường được quy định trong Bảng 11.
Bảng 11 - Diện tích tối thiểu các phòng phục vụ sinh hoạt của khoa Nhi
Chỉ tiêu diện tích
Loại phòng (m2/phòng)
Cho trẻ sơ sinh Cho trẻ nhỏ
1. Pha sữa từ 6 đến 9 -
2. Cho bú từ 12 đến 15 -
3. Chuẩn bị cơm và ăn - từ 15 đến 18
4. Chỗ chơi từ 15 đến 18
5. Tắm, rửa từ 6 đến 12 từ 9 đến 12
6. Xí tiểu từ 9 đến 12
7. Giặt từ 9 đến 12 từ 9 đến 12
8. Kho sạch từ 15 đến 18 từ 15 đến 18
9. Kho thu hồi đồ bẩn từ 18 đến 21 từ 18 đến 21
CHÚ THÍCH: Nên bố trí chỗ phơi tã lót cho đơn nguyên nhi với diện tích không
nhỏ hơn 30m2.
6.3.7.3. Diện tích tối thiểu các phòng dành cho trẻ sơ sinh quy định trong Bảng
12.
Bảng 12 - Diện tích tối thiểu các phòng dành cho trẻ sơ sinh
Loại phòng Diện tích Ghi chú
1. Phòng trẻ sơ sinh
- Phòng sơ sinh thiếu tháng,
từ 3 đến 4
m2/giường
- Phòng sơ sinh cách ly, m2/giường từ 3 đến 4
2. Các phòng phụ trợ
- Phòng tắm rửa, m2/phòng từ 6 đến 12
- Chỗ giặt tã lót, m2/phòng từ 9 đến 12
cho một đơn nguyên từ
- Chỗ pha sữa, m2/phòng từ 6 đến 9 25 giường đến 30
giường
- Chỗ trực của hộ sinh, m2/phòng từ 9 đến 12
- Chỗ cho bú, m2/phòng từ 12 đến 15
- Phòng nhận trẻ ra viện, m2/phòng từ 9 đến 12
- Kho sạch, m2/phòng từ 15 đến 18
- Kho thu đồ bẩn, m2/phòng từ 18 đến 21
CHÚ THÍCH:
1) Số giường trẻ sơ sinh tính bằng số giường sản phụ. Phòng sơ sinh thiếu
tháng và sơ sinh cách ly phải ngăn riêng thành ô, mỗi ô không quá 06 giường.
2) Phòng điều trị trẻ sơ sinh phải có cửa hoặc tường ngăn bằng kính để quan
sát và theo dõi.
6.3.10. Khoa Răng - Hàm - Mặt
6.3.10.1. Diện tích tối thiểu các phòng điều trị trong khoa Răng - Hàm - Mặt
được quy định trong Bảng 15.
Bảng 15 - Diện tích tối thiểu các phòng điều trị trong khoa Răng - Hàm -
Mặt
Diện tích
Loại phòng
(m2/phòng)
1. Phòng khám (01 ghế), m2/ghế khám 12
2. Phòng điều trị: chỗ tiêm, thay băng, làm thuốc từ 24 đến 30
3. Chỗ rửa hấp, sấy, chuẩn bị dụng cụ từ 12 đến 18
6.3.10.2. Trong Khoa Răng - Hàm - Mặt bố trí các phòng Xquang cho tối thiểu
từ 01 máy cho đến 02 máy Xquang răng và 01 máy Xquang Panorama. Tiêu
chuẩn diện tích và các yêu cầu thiết kế Phòng Xquang được quy định trong
6.4.2.
6.3.10.3. Phải bố trí một labo răng giả cho từ 2 kỹ thuật viên đến 4 kỹ thuật
viên.
6.3.11. Khoa Truyền nhiễm
6.3.11.1. Trong đơn nguyên khoa Truyền nhiễm phải chia các phòng theo
nhóm bệnh. Mỗi phòng không quá 2 giường, mỗi giường có diện tích từ 7 m2
đến 8 m2 (kể cả diện tích đệm).
6.3.11.2. Diện tích các phòng phục vụ sinh hoạt của bệnh nhân khoa Truyền
nhiễm được quy định trong Bảng 16.
6.3.11.3. Trong đơn nguyên điều trị bệnh truyền nhiễm phải bố trí các phòng
điều trị sau:
- Phòng chuẩn bị điều trị: từ 9 m2 đến 12 m2;
- Phòng cấp cứu bệnh truyền nhiễm: từ 15 m2 đến 18 m2.
CHÚ THÍCH: Đối với đơn nguyên dưới 10 giường có thể kết hợp phòng chuẩn
bị điều trị với phòng cấp cứu của khoa nhưng phải có phòng cách ly và cửa vào
riêng biệt.
Bảng 16 - Diện tích các phòng phục vụ sinh hoạt của khoa Truyền nhiễm
Diện tích
Loại phòng Ghi chú
(m2/phòng)
1. Chỗ soạn ăn, khử trùng dụng cụ
từ 9 đến 12 khử trùng sơ bộ
ăn
2. Kho sạch 8 đồ vải, dụng cụ
3. Thu hồi đồ bẩn và khử trùng sơ
từ 6 đến 9 vệ sinh sạch
bộ
Bố trí theo buồng bệnh gồm: 01 rửa, 01 xí
4. Khu vệ sinh
tiểu, 01 chỗ tắm giặt.
6.3.12. Khoa Cấp cứu
6.3.12.1. Khoa Cấp cứu gồm các bộ phận:
- Bộ phận kỹ thuật: đón nhận phân loại, không gian cấp cứu, khu vực chẩn
đoán (xét nghiệm nhanh, Xquang di động), không gian làm thủ thuật can thiệp.
- Bộ phận phụ trợ: dụng cụ - thuốc, rửa tiệt trùng, kho (sạch, bẩn), hành chính,
giao ban, đào tạo, trực, nhân viên, vệ sinh/tắm/thay đồ, trưởng khoa.
6.3.12.2. Bộ phận cấp cứu ban đầu phải được bố trí ở tầng trệt, gần cổng chính
của bệnh viện và biệt lập với Khoa Khám bệnh, kế cận các khoa cận lâm sàng,
có ô tô trực cấp cứu, bao gồm: bộ phận tiếp đón và bộ phận tạm lưu cấp cứu
(khoảng 20 giường tạm lưu cấp cứu để giải quyết tại chỗ các cấp cứu đưa từ
bên ngoài vào). Phải bố trí chỗ trực cho một kíp cấp cứu.
6.3.12.3. Bên cạnh khu tiếp nhận phải có phòng chờ với ghế ngồi cho gia đình
bệnh nhân. Chỉ tiêu diện tích xem 6.2.6. Phòng phân loại bệnh nhân bố trí cạnh
bộ phận trực tiếp đón.
6.3.12.4. Khoa Cấp cứu của Bệnh viện đa khoa quy mô 500 giường phải bố trí
ít nhất từ 10 giường lưu đến trên 20 giường lưu và nên bố trí 10 giường /đơn
nguyên.
6.3.12.5. Diện tích các phòng trong Khoa cấp cứu được quy định trong Bảng
17.
Bảng 17 - Diện tích tối thiểu các phòng trong Khoa Cấp cứu
Tên phòng Diện tích
1. Sảnh, m2 36
2. Phòng đợi cho người nhà bệnh nhân xem 6.2.6
3. Phòng sơ cứu, phân loại, m2/phòng 36
4. Phòng tạm lưu cấp cứua), m2/phòng 9
5. Phòng tắm rửa khử độc cho bệnh nhân, 18
m2/phòng
6. Phòng rửa, tiệt trùng, m2/phòng 18
7. Phòng trưởng khoa, m2/phòng 18
8. Phòng bác sỹ (kết hợp làm phòng trực), 24
m2/phòng
9. Phòng y tá, hộ lý, m2/phòng 24
10. Phòng giao ban, đào tạo (cho từ 25 đến 31 từ 48 đến 54
CBCNV hoặc 01 nhóm học viên), m2/phòng
11. Kho sạch, m2/phòng từ 18 đến 24
12. Kho bẩn, m2/phòng từ 48 đến 27
13. Vệ sinh, thay đồ nhân viên b), m2/khu 24
CHÚ THÍCH:
a)
Phòng tạm lưu cấp cứu không ít hơn 20 giường
b)
Chỉ tiêu diện tích: không nhỏ hơn 1,0 m2/nhân viên. Bố trí khu vệ sinh nam,
nữ riêng biệt
6.3.15. Khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng
6.3.15.1. Số chỗ điều trị tối thiểu trong khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức
năng được quy định trong Bảng 20.
Bảng 20 - Số chỗ điều trị tối thiểu trong khoa Vật lý trị liệu - phục hồi
chức năng
Số chỗ
Tên phòng
(chỗ)
1. Phòng điều trị bằng quang điện
- Chỗ điều trị bằng tia hồng ngoại 3
- Chỗ điều trị bằng tử ngoại 2
- Chỗ điều trị bằng điện từ 6 đến 7
- Chỗ điều trị bằng các máy khác Tùy theo yêu cầu
2. Phòng điều trị nhiệt
- Bó paraphin, ngải cứu 3
- Xông 2
3. Phòng điều trị vận động và thể dục
- Phòng thể dục 2
- Xoa bóp 3
4. Phòng thủy trị liệu
- Chỗ tắm, ngâm nước 5
- Chỗ tắm bùn khoáng 10
6.3.15.2. Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Vật lý trị liệu - phục hồi
chức năng được quy định trong Bảng 21.
Bảng 21 - Diện tích tối thiểu các phòng trong Khoa vật lý trị liệu - phục hồi
chức năng
Diện tích tối
Loại phòng thiểu Ghi chú
2
(m /phòng)
1. Hành chính - tiếp nhận
- Bác sỹ trưởng khoa
- Hành chính
- Nhân viên và chỗ bảo quản đồ Diện tích tối thiểu được lấy tương tự như đối
vải với Khu Điều trị nội trú, xem 6.3.1.7
- Khu vệ sinh, thay quần áo nhân
viên
1,0 m2/chỗ đến 1,2 m2/chỗ, tính cho 60 % đến
- Chỗ đợi
80 % số chỗ điều trị
2. Phòng điều trị quang điện
- Chỗ làm việc của y tá từ 9 đến 12
- Phòng điều trị từ 15 đến 18
3. Phòng điều trị bằng nhiệt
- Chỗ làm việc của y tá từ 9 đến 12
- Phòng bó paraphin từ 15 đến 18
- Phòng xông từ 9 đến 12
4. Phòng điều trị bằng vận động và thể dục
- Phòng luyện tập 70
- Phòng xoa bóp từ 15 đến 18
- Phòng thay quần áo và kho đồ
từ 9 đến 12
dùng
- Sân tập thể dục 60
5. Bộ phận thủy trị liệu
- Tắm, ngâm nước 48
- Tắm bùn 36
6. Chỗ điều trị
- Chỗ điều trị nằm, m2/chỗ 4
- Chỗ điều trị ở tư thế ngồi,
2
m2/chỗ
- Chỗ nghỉ sau điều trị hoặc tập Tính cho 30 % đến 50 % số
2
thể dục, m2/chỗ chỗ điều trị
6.4.1. Khoa Phẫu thuật - gây mê hồi sức
6.4.1.1. Vị trí khoa Phẫu thuật - gây mê hồi sức trong Bệnh viện phải đáp ứng
yêu cầu sau:
- Bố trí ở khu vực trung tâm Bệnh viện, gần khu Chăm sóc tích cực, liên hệ
thuận tiện với khu Điều trị ngoại khoa và các khoa Xét nghiệm, Chẩn đoán
hình ảnh;
- Đặt tại vị trí cuối đường, không có giao thông qua lại và dễ dàng kiểm soát;
- Thuận tiện cho việc lắp đặt, vận hành các thiết bị;
- Gần nguồn cung cấp trang thiết bị vô khuẩn và hệ thống kỹ thuật, điện, nước,
điều hòa, khí y tế;
- Đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường.
6.4.1.2. Khoa Phẫu thuật - gây mê hồi sức được bố trí tập trung, tổ chức theo
quy mô số giường lưu (từ 55 giường/phòng mổ đến 65 giường/phòng mổ) phân
theo chuyên khoa và phù hợp với yêu cầu lắp đặt, vận hành các thiết bị cần
thiết.
6.4.1.3. Dây chuyền hoạt động của khoa Phẫu thuật - gây mê hồi sức phải đảm
bảo yêu cầu sạch bẩn một chiều, riêng biệt và được phân chia cấp độ sạch theo
ba khu vực.
- Khu vực vô khuẩn:
+ Các phòng mổ;
+ Hành lang vô khuẩn;
+ Kho cung cấp vật tư tiêu hao.
- Khu vực sạch: là phần chuyển tiếp giữa khu vực vô khuẩn với khu vực phụ
trợ gồm:
+ Tiền mê;
+ Hành lang sạch;
+ Phòng nghỉ giữa ca mổ;
+ Phòng ghi hồ sơ mổ;
+ Phòng khử khuẩn (lau rửa dụng cụ, thiết bị);
+ Kỹ thuật hỗ trợ (thiết bị chuyên dùng).
Khu vực phụ trợ gồm các bộ phận:
+ Tiếp nhận bệnh nhân;
+ Hồi tỉnh;
+ Hành chính, giao ban đào tạo;
+ Thay đồ nhân viên, khu vệ sinh (tắm, rửa, thay quần áo...);
+ Phòng trưởng khoa;
+ Phòng bác sĩ;
+ Phòng y tá, hộ lý;
+ Sảnh đón tiếp;
+ Nơi đợi của người nhà bệnh nhân.
CHÚ THÍCH: Thiết kế phòng sạch, vùng sạch cần tuân thủ theo các tiêu chuẩn,
các quy định hiện hành cho lĩnh vực y tế.
6.4.1.4. Diện tích tối thiểu các phòng trong Khoa Phẫu thuật - gây mê hồi sức
được quy định trong Bảng 22.
Bảng 22 - Diện tích tối thiểu các phòng trong Khoa phẫu thuật - gây mê
hồi sức
Diện tích tối thiểu
Tên khoa, phòng
(m2/phòng)
A. Khu vực vô khuẩn
1. Mổ tổng hợp 36 x 02 phòng
2. Mổ hữu khuẩn 36 x 02 phòng
3. Mổ chấn thương 36 x 01 phòng
4. Mổ cấp cứu 36 x 01 phòng
5. Mổ sản 36 x 01 phòng
6. Mổ chuyên khoa khác 36 x 02 phòng
7. Rửa tay vô khuẩn tùy yêu cầu sử dụng và cách
bố trí các phòng mổ mà tính
8 Hành lang vô khuẩn toán cho phù hợp
9. Cung cấp vật tư 18
B. Khu vực sạch
1. Tiền mê (số phòng bằng 50 % số phòng mổ) *) 30
2. Hành lang sạch 36
3. Phòng nghỉ giữa ca mổ 24
4. Phòng ghi hồ sơ mổ 12
5. Phòng khử khuẩn 24
6. Phòng đồ thải 18
7. Kho thiết bị 24
C. Khu phụ trợ
1. Tiếp nhận bệnh nhân 36
2. Hồi tỉnh (số giường tính bằng 50 % số phòng
12 m2/giường
mổ)
3. Hành chính, trực từ 18 đến 24
4. Hội chẩn, đào tạo 36
2
5. Thay quần áo, vệ sinh (Nam/nữ riêng biệt) 24 m /khu x 02 khu
6. Phòng trưởng khoa 18
7. Phòng bác sỹ 18 x 02 phòng
8. Phòng y tá, hộ lý 18 x 02 phòng
CHÚ THÍCH: (*) Chỉ tiêu diện tích: không nhỏ hơn 9 m2/giường, có thể kết
hợp với hành lang sạch.
6.4.1.5. Khoa Phẫu thuật - gây mê hồi sức phải đảm bảo điều kiện chiếu sáng
theo yêu cầu cho từng khu vực, ưu tiên chiếu sáng nhân tạo cho khu vô khuẩn.
Yêu cầu về độ rọi tối thiểu được quy định tại 7.4.4.
6.4.1.6. Khu mổ phải có đường kết nối với Khoa Quản lý nhiễm khuẩn. Các
bệnh phẩm sau phẫu thuật phải phân loại và xử lý theo quy chế quản lý chất
thải y tế.
6.4.2. Khoa Chẩn đoán hình ảnh
6.4.2.1. Khoa Chẩn đoán hình ảnh được đặt ở khu vực trung tâm của bệnh viện,
phải có mối liên hệ thuận tiện với khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại
trú, khu Điều trị nội trú và các hệ thống kỹ thuật chung nhưng phải cách biệt
với khu vực đông người qua lại.
6.4.2.2. Không tổ chức các tuyến giao thông đi qua khoa Chẩn đoán hình ảnh
tới các khu vực khác.
6.4.2.3. Khoa Chẩn đoán hình ảnh nên đặt ở tầng trệt, mặt nền trên cao độ ngập
lụt (ngoại trừ khu vực chẩn đoán bằng máy siêu âm) để thuận tiện cho việc lắp
đặt, vận hành các thiết bị, di chuyển người bệnh và kiểm soát an toàn bức xạ
ion hóa.
6.4.2.4. Khoa Chẩn đoán hình ảnh phải đảm bảo tuyệt đối an toàn và kiểm soát
bức xạ theo TCVN 6561 và TCVN 6869.
6.4.2.5. Khoa Chẩn đoán hình ảnh được phân chia thành các khu vực:
- Khu vực nghiệp vụ kỹ thuật:
+ Phòng chuẩn bị (thay đồ và chuẩn bị bệnh nhân);
+ Phòng thủ thuật (tháo thụt, rửa, gây tê);
+ Phòng đặt máy chẩn đoán;
+ Phòng điều khiển;
+ Phòng rửa phim, phân loại;
+ Phòng đọc phim và xử lý hình ảnh.
- Khu vực hành chính, phụ trợ, đào tạo:
+ Sảnh đón tiếp kết hợp đợi;
+ Đăng ký, lấy số và trả kết quả;
+ Phòng hành chính, giao ban/đào tạo;
+ Phòng trưởng khoa;
+ Phòng trực nhân viên;
+ Phòng nghỉ bệnh nhân;
+ Kho thiết bị dụng cụ;
+ Kho phim, hóa chất;
+ Phòng thay quần áo, vệ sinh nhân viên nam/nữ;
+ Khu vệ sinh bệnh nhân nam/nữ.
6.4.2.6. Giải pháp tổ chức không gian trong khoa Chẩn đoán hình ảnh cần đảm
bảo các yêu cầu:
- Đủ diện tích đặt máy, các không gian vận hành máy và các không gian dành
cho hoạt động của người bệnh và nhân viên;
- Tách biệt khu vực người bệnh và nhân viên, dây chuyền hoạt động một chiều,
không chồng chéo, thuận tiện cho việc kiểm soát an toàn bức xạ.
6.4.2.7. Số lượng tối thiểu máy chụp, chiếu phải đảm bảo các quy định và tiêu
chuẩn hiện hành của ngành y tế.
6.4.2.8. Diện tích tối thiểu của các phòng trong Khu vực kỹ thuật của khoa
Chẩn đoán hình ảnh được quy định trong Bảng 23.
Bảng 23 - Diện tích tối thiểu các phòng trong Khu vực kỹ thuật của khoa
Chẩn đoán hình ảnh
Tên khoa, phòng Diện tích
A. Phòng Xquang thông thường
1. Khu vực đặt máy
- Phòng chụp 20 m2/máy
- Phòng điều khiển 6 m2/phòng
2. Khu vực chuẩn bị
- Buồng tháo, thụt 9 m2/phòng
- Phòng nghỉ bệnh nhân 04 giường x 9 m2/giường
B. Máy CT - scanner
1. Khu vực đặt máy
- Phòng chụp 30 m2/máy chụp
- Phòng điều khiển 12 m2/phòng
2. Khu vực chuẩn bị
- Phòng chuẩn bị 18 m2/máy chụp
C. Siêu âm
- Phòng siêu âm (từ 07 máy đến 09 máy) x 9
m2/máy
- Phòng chuẩn bị cho đơn vị siêu âm can thiệp 9 m2/phòng
D. Cộng hưởng từ (MRI)
1. Khu vực đặt máy
- Phòng chụp 30 m2/máy chụp
- Phòng điều khiển 12 m2/phòng
2, Phòng đọc và xử lý hình ảnh 24 m2/phòng
3. Phòng chuẩn bị 18 m2/phòng
E. Phòng xử lý phim và phân loại 18 m2/phòng
CHÚ THÍCH: Nếu nhà sản xuất cung cấp bản thiết kế phòng đặt máy thì kích
thước phòng không được nhỏ hơn kích thước quy định của nhà sản xuất.
6.4.2.9. Phòng đặt thiết bị Xquang, CT- scanner phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
và đảm bảo an toàn bức xạ ion hóa, không để lọt ánh sáng vào phòng tráng rửa
phim. Phòng đặt hệ thống cộng hưởng từ (MRI) phải đảm bảo chắn sóng điện
từ (hoặc chống nhiễu sóng điện từ) và điện từ trường của nam châm trong
phòng máy.
6.4.2.10. Hộp chuyển đồ gắn trên phòng tráng rửa phim thông với các bộ phận
chức năng.
6.4.2.11. Ô kính quan sát phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Ô kính chì đảm bảo khả năng cản tia bức xạ;
- Ô kính chì quan sát gắn trên tường phòng chụp Xquang, CT - Scanner thông
với phòng điều khiển bố trí cách sàn 0,9 m hoặc 1,2 m tùy theo cấu hình của
máy;
- Kích thước tối thiểu (chiều rộng x chiều cao) của ô kính là:
+ với phòng chẩn đoán Xquang: 0,6 m x 0,4 m;
+ với phòng CT - Scanner: 1,2 m x 0,8 m.
6.4.2.12. Khu vực sảnh đón tiếp phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Bố trí ghế ngồi và các thiết bị truyền thông (màn hình, loa, bảng). Số lượng
ghế tính bằng 8 % đến 12 % số lượt người đến khám tại khoa trong ngày. Tiêu
chuẩn diện tích xem 6.2.6.
- Tổ chức khu vệ sinh kết hợp với thay đồ cho bệnh nhân (nam/ nữ riêng biệt);
- Nơi đăng ký, lấy số và nhận/trả kết quả: liên kết thuận tiện với các phòng
hành chính, phòng phân loại phim.
6.4.2.13. Diện tích tối thiểu của khu vực hành chính, phụ trợ khoa Chẩn đoán
hình ảnh được quy định trong Bảng 24.
Bảng 24 - Diện tích tối thiểu của khu vực hành chính, phụ trợ khoa Chẩn
đoán hình ảnh
Diện tích
Đơn vị chẩn đoán hình ảnh Ghi chú
(m2/phòng)
1. Phòng đăng ký lấy số, trả kết quả 36
2. Khu vệ sinh bệnh nhân (nam, nữ) 24 m2 x 02 Khu
3. Đợi chụp, m2/chỗ/đơn vị chẩn
1,2
đoán
4. Phòng trưởng khoa 18
0,8 m2/chỗ đến 1,0
5. Phòng hành chính, giao ban từ 48 đến 54 m2/chỗ giảng dạy,
hội họp
6. Phờng trực nhân viên 18
7. Kho thiết bị, dụng cụ 24
8. Kho phim, hóa chất 24
9. Khu vệ sinh, thay quần áo nhân
24 m2 x 02 khu
viên (nam/nữ riêng biệt)
6.4.2.14. Khu vực nghiệp vụ trong Khoa Chẩn đoán hình ảnh phải sử dụng giải
pháp chiếu sáng và thông gió nhân tạo. Yêu cầu về độ rọi tối thiểu được quy
định tại 7.4.4.
6.4.3. Các khoa Xét nghiệm
6.4.3.1. Các khoa Xét nghiệm trong khối Kỹ thuật nghiệp vụ gồm có:
- Khoa Vi sinh;
- Khoa Hóa sinh;
- Khoa Huyết học.
6.4.3.2. Dây chuyền hoạt động của các khoa Xét nghiệm phải đảm bảo yêu cầu
sạch bẩn một chiều riêng biệt để chống nhiễm chéo. Công trình được phân chia
cấp độ sạch cho từng khu vực.
6.4.3.3. Khu vực Kỹ thuật nghiệp vụ là không gian làm việc chính của các khoa
Xét nghiệm và không gian chuyển tiếp giữa khu vực vô khuẩn với phụ trợ gồm:
- Phòng máy;
- Chuẩn bị môi trường, chuẩn bị mẫu và hóa chất;
- Các phòng chức năng theo chuyên môn của từng khoa;
- Kho vật phẩm, kho dụng cụ;
- Rửa, tiệt trùng.
6.4.3.4. Khu vực phụ trợ dành cho hoạt động của nhân viên, gồm các bộ phận:
- Sảnh đón tiếp, nhận/trả kết quả;
- Các phòng phụ trợ theo yêu cầu của từng khoa (nghỉ bệnh nhân, lấy mẫu);
- Hành chính, giao ban/đào tạo (phòng bác sỹ, kỹ thuật viên xét nghiệm...);
- Trưởng khoa;
- Kho (hóa chất, vật tư và thiết bị - dụng cụ y tế);
- Khu vệ sinh (tắm, rửa, thay đồ...).
6.4.3.5. Phòng xét nghiệm phải đảm bảo an toàn cho kỹ thuật viên, nhân viên
làm việc trong khoa và môi trường xung quanh theo yêu cầu chống lây/nhiễm
cao nhất trong bệnh viện.
6.4.3.6. Diện tích tối thiểu các phòng trong các khoa Xét nghiệm được quy định
trong Bảng 25.
Bảng 25 - Diện tích tối thiểu các phòng trong các khoa Xét nghiệm
Diện tích
Tên phòng Ghi chú
(m2/phòng)
A. Khoa Vi sinh
Khu nghiệp vụ kỹ thuật
1. Xét nghiệm vi sinh 70
2. Phòng vô khuẩn 9
3. Chuẩn bị môi trường, mẫu 32
4. Phòng rửa/tiệt trùng 24
Khu phụ trợ
Có thể kết hợp với các
5. Trực + nhận/trả kết quả 24
khoa xét nghiệm khác
6. Phòng lấy mẫu 18
Liền kề với phòng thủ tục
7. Kho chung 36
8. Phòng hành chính, giao ban Có thể kết hợp với các
36
đào tạo khoa xét nghiệm khác
9. Phòng trưởng khoa 18
10 Phòng nhân viên, trực khoa 36
11. Khu vệ sinh, thay quần áo 24 m2 x 02 khu Có thể kết hợp với các
nhân viên (nam/nữ) khoa xét nghiệm khác
B. Khoa Hóa sinh
Khu nghiệp vụ kỹ thuật
1. Xét nghiệm hóa sinh 80
2. Chuẩn bị 36
3. Phòng rửa/ tiệt trùng 36
4. Kỹ thuật phụ trợ 36
5. Kho hóa chất 36
Khu phụ trợ
Có thể kết hợp với các
6. Trực + nhận/trả kết quả 36
khoa xét nghiệm khác
7. Phòng lấy mẫu 18 Liền kề với phòng thủ tục
8. Phòng hành chính, giao ban
36
đào tạo
9. Phòng trưởng khoa 18
10. Phòng nhân viên 36
11. Kho chung 24
12. Khu vệ sinh, thay quần áo Có thể kết hợp với các
24 m2 x 02 khu
nhân viên (nam/nữ) khoa xét nghiệm khác
C. Khoa Huyết học
Khu nghiệp vụ kỹ thuật
1. Xét nghiệm huyết học 80
2. Phòng lưu trữ máu 36
3. Phòng lưu trữ mẫu máu xét
36
nghiệm
4. Phòng rửa/ tiệt trùng 36
5. Kho hóa chất 24
Khu phụ trợ
Có thể kết hợp với khoa
6. Tiếp đón, nhận/ trả kết quả 36
xét nghiệm khác
7. Phòng hành chính, giao ban Có thể kết hợp với khoa
36
đào tạo xét nghiệm khác
8. Phòng trưởng khoa 18
9. Phòng nhân viên, trực khoa 36
10. Kho chung 36
11. Khu vệ sinh, thay quần áo Có thể kết hợp với khoa
24 m2 x 02 khu
nhân viên (nam/nữ) xét nghiệm khác
12. Khu vệ sinh bệnh nhân
18 m2 x 02 khu
(nam/nữ)
6.4.3.7. Khu vực phụ trợ sử dụng giải pháp chiếu sáng tự nhiên kết hợp chiếu
sáng nhân tạo. Khu labo xét nghiệm sử dụng chiếu sáng nhân tạo. Yêu cầu về
độ rọi tối thiểu được quy định tại 7.4.4.
6.4.7. Khoa Nội soi
6.4.7.1. Khoa Nội soi được chia làm hai khu vực:
- Khu kỹ thuật gồm: các phòng nội soi và thủ thuật;
- Khu phụ trợ gồm: các phòng chuẩn bị, rửa, tiệt trùng, kho và không gian đào
tạo.
6.4.7.2. Không gian Khoa Nội soi phải bố trí liên hoàn, hợp lý, đảm bảo công
tác chuyên môn, đảm bảo đủ diện tích và kỹ thuật hạ tầng.
6.4.7.3. Các phòng nội soi nên bố trí gần phòng hồi sức hoặc các phòng điều
trị.
6.4.7.4. Diện tích tối thiểu các phòng nghiệp vụ trong khoa Nội soi được quy
định trong Bảng 28.
Bảng 28 - Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Nội soi
Diện tích tối thiểu
Tên khoa, phòng
(m2/phòng)
1, Phòng nội soi dạ dày tá tràng 24 x 03 phòng
2. Phòng nội soi đại trực tràng 24 x 02 phòng
3. Phòng nội soi tiết niệu 24 x 01 phòng
4. Phòng nội soi đường mật 24 x 01 phòng
5. Phòng nội soi mũi, thanh quản, phế quản 24 x 02 phòng
6. Phòng nội soi - Xquang can thiệp 24 x 01 phòng
7. Phòng nội soi sản phụ khoa 24 x 04 phòng
6.4.7.5. Đảm bảo về yêu cầu mức độ sạch, vô trùng.
6.4.7.6. Các yêu cầu về hoàn thiện và kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, nước...) phải
đảm bảo tương đương như khoa Phẫu thuật.
6.4.8. Khoa Thăm dò chức năng
6.4.8.1. Khoa Thăm dò chức năng được bố trí ở địa điểm thuận tiện cho người
bệnh, có không gian thoáng mát.
6.4.8.2. Khoa Thăm dò chức năng được chia làm hai khu vực:
- Khu đợi: tổ chức như phòng khám;
- Khu kỹ thuật: tổ chức không gian thăm dò chức năng, bố trí liền kề với kho
thiết bị.
6.4.8.3. Diện tích tối thiểu các phòng trong Khoa Thăm dò chức năng được quy
định trong Bảng 29.
Bảng 29 - Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Thăm dò chức năng
Diện tích
Tên khoa, phòng
(m2/phòng)
1. Phòng thăm dò chức năng tiêu hóa (có chỗ thủ thuật
từ 36 đến 48
vô khuẩn và chuẩn bị)
2. Phòng thăm dò chức năng tiết niệu (có chỗ thủ thuật
từ 36 đến 48
vô khuẩn và chuẩn bị)
3. Phòng thăm dò chức năng tim mạch từ 24 đến 36
4. Phòng điện não từ 24 đến 32
5. Phòng điện cơ từ 24 đến 36
6, Phòng lưu huyết não từ 24 đến 32
7. Phòng thăm dò chức năng hô hấp, đo chuyển hóa cơ
từ 24 đến 36
bản và cân đo
8. Phòng thăm dò chức năng thận tiết niệu từ 24 đến 36
9. Thử, đo lượng đường máu và nước tiểu từ 24 đến 36
10. Phòng thăm dò chức năng thần kinh từ 24 đến 36
11. Phòng dị ứng, miễn dịch từ 24 đến 36
12. Hành chính khoa từ 45 đến 54
13. Sinh viên thực tập 36
6.4.9. Khoa Dược
Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Dược được quy định trong Bảng 30.
Bảng 30 - Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Dược
Diện tích tối thiểu
Tên khoa, phòng
(m2/phòng)
Khu vực sản xuất
1. Phòng rửa hấp
- Chỗ thu chai lọ từ 15 đến 24
- Chỗ ngâm, rửa tù 18 đến 24
- Chỗ sấy, hấp từ 12 đến 18
2. Các phòng pha chế tân dược
- Phòng cất nước từ 6 đến 12
- Phòng pha thuốc nước từ 15 đến 24
- Phòng pha chế các loại thuốc khác từ 9 đến 18
- Phòng kiểm nghiệm từ 15 đến 18
- Phòng soi dán nhãn từ 9 đến 12
3. Các phòng bào chế tân, đông dược
- Phòng chứa vật liệu tươi từ 24 đến 36
- Chỗ ngâm, rửa, xát Tùy thuộc vào điều kiện cụ
- Chỗ hong phơi, sấy thể
4. Phòng chế dược liệu khô
- Xay tán từ 9 đến 15
- Luyện hoàn đóng gói, bốc thuốc từ 24 đến 36
- Bếp sắc thuốc, nấu cao từ 9 đến 15
- Kho thành phẩm tạm thời từ 9 đến 15
Khu vực bảo quản, cấp phát
1. Quầy cấp phát
- Chỗ đợi từ 9 đến 12
- Quầy phát thuốc từ 18 đến 24
2. Kho dược từ 32 đến 45
3. Kho - phòng lạnh từ 15 đến 18
4. Kho bông băng y tế, dụng cụ y tế từ 36 đến 45
5. Kho dự trữ dụng cụ y tế từ 32 đến 36
6. Kho phế liệu từ 9 đến 12
Các phòng hành chính, sinh hoạt
1. Phòng trưởng khoa 18
2. Phòng thống kê, kế toán từ 18 đến 24
3. Phòng sinh hoạt từ 18 đến 32
4. Khu vệ sinh, thay quần áo nhân viên (nam/nữ) 24 x 02 khu
6.4.10. Khoa Dinh dưỡng
6.4.10.1. Vị trí bếp bệnh viện trong khoa Dinh dưỡng phải đảm bảo các yêu cầu
sau đây:
- Thuận tiện cho việc vận chuyển thức ăn theo đường ngắn nhất tới các buồng
bệnh;
- Thuận tiện cho việc vận chuyển thực phẩm vào và đưa rác ra ngoài.
6.4.10.2. Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Dinh dưỡng được quy định
trong Bảng 31.
Bảng 31 - Diện tích tối thiểu các phòng trong Khoa dinh dưỡng
Diện tích
Tên khoa, phòng
(m2)
Khu vực sản xuất
1. Khâu gia công thô
- Sân sản xuất từ 24 đến 36
- Bể nước từ 10 đến 12
2. Chỗ gia công kỹ
- Chỗ bếp nấu từ 30 đến 45
- Chỗ để bình ga từ 18 đến 24
- Chỗ đun nước từ 15 đến 18
- Chỗ pha sữa và phân phối sữa từ 15 đến 18
3. Chỗ phân phối
- Chỗ thái chín, giao thức ăn từ 24 đến 45
- Chỗ nhận thức ăn, xếp xe đẩy thức ăn từ 36 đến 45
- Kho lẻ, tủ lạnh từ 24 đến 36
- Chỗ rửa bát đĩa, xe đẩy từ 36 đến 45
Khu vực kho và hành chính
1. Nhà kho
- Chỗ nhập xuất kho từ 18 đến 24
- Lương thực từ 24 đến 45
- Thực phẩm khô gia vị từ 24 đến 36
- Bát đĩa đồ dùng từ 24 đến 36
- Kho lạnh từ 18 đến 21
2. Các phòng hành chính - sinh hoạt
- Phòng quản lý, bác sỹ, y sỹ dinh dưỡng, thống kê kế từ 24 đến 48
toán
- Phòng sinh hoạt từ 24 đến 36
- Phòng trực và nghỉ từ 18 đến 24
- Phòng thay quần áo nhân viên (nam/nữ riêng biệt) 6 x 02 phòng
- Khu vệ sinh (nam/nữ riêng biệt) 24 x 02 khu
6.4.10.3. Khu vực nhà ăn và giải khát được tính toán với chỉ tiêu diện tích như
sau:
- Dưới 100 chỗ: từ 1,3 m2/chỗ đến 1,4 m2/chỗ;
- Từ 100 đến dưới 200 chỗ: từ 1,1 m2/chỗ đến 1,2 m2/chỗ;
- Từ 200 đến dưới 300 chỗ: từ 1,0 m2/chỗ đến 1,1 m2/chỗ.
6.4.11. Khoa Quản lý nhiễm khuẩn
6.4.11.1. Khoa Quản lý nhiễm khuẩn gồm: Trung tâm khử trùng thiết bị và
dụng cụ y tế và Bộ phận giặt là.
6.4.11.2. Trung tâm khử trùng thiết bị và dụng cụ y tế bao gồm các thiết bị cơ
bản như máy sấy, máy hấp, máy khử trùng, máy rửa siêu âm. Diện tích lắp đặt
các thiết bị phải phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất và nơi giao nhận và đảm
bảo dây chuyền sạch, bẩn một chiều.
6.4.11.3. Tại trung tâm khử trùng thiết bị và dụng cụ y tế cần thiết kế hệ thống
cấp thoát nước theo yêu cầu và thu gom lượng nước thải tới bộ phận xử lý
chung của bệnh viện.
6.4.11.4. Bộ phận giặt là trong khoa Quản lý nhiễm khuẩn được thiết kế theo
diện tích quy định trong Bảng 32.
Bảng 32 - Diện tích thiết kế bộ phận giặt là
Diện tích
Loại phòng
(m2)
1. Chỗ kiểm nhận (có cửa riêng, không gần với vùng
từ 15 đến 18
đồ vải sạch)
2. Gian giặt:
- Bể ngâm thô từ 12 đến 15
- Bể ngâm tẩy từ 12 đến 15
- Chỗ đặt máy giặt, vắt, sấy từ 48 đến 54
3. Phòng phơi trong nhà từ 48 đến 54
4. Sân phơi từ 60 đến 72
5. Phòng là, gấp từ 18 đến 24
6. Khâu vá từ 12 đến 15
7. Kho cấp phát đồ sạch từ 15 đến 18
8. Chỗ thay quần áo từ 9 đến 12
8. Chỗ nghỉ nhân viên từ 18 đến 24
9. Khu vệ sinh, tắm (nam/nữ) 24 x 02 khu
CHÚ THÍCH: Trong điều kiện cho phép, nếu sử dụng máy giặt, máy vắt, hấp
liên hoàn thì khi thiết kế cần dựa vào catalog của nhà sản xuất để tính diện tích
không gian của phòng giặt-vắt-sấy hấp.
6.4.11.5. Vị trí khu thu gom nước thải, rác thải, bệnh phẩm và khu xử lý của
bệnh viện phải đặt cuối hướng gió, cách xa khu điều trị và không gây ô nhiễm
cho khu vực lân cận. Đường lấy rác thải ra ngoài công trình phải độc lập lối ra
vào chính.
6.4.11.6. Chất thải từ bệnh viện phải được quản lý theo quy định về quản lý
chất thải y tế [6].
CHÚ THÍCH: Các bộ phận của cơ thể khi làm sinh thiết, nghiên cứu cần phân
loại, tiêu hủy riêng trong điều kiện kỹ thuật thích hợp.
6.5. Khu Hành chính quản trị
6.5.1. Khu Hành chính quản trị phải bố trí riêng biệt nhưng cần liên hệ thuận
tiện với Khu Kỹ thuật Nghiệp vụ và các đơn nguyên điều trị, không được làm
cản trở đến dây chuyền khám - chữa bệnh và không gây ảnh hưởng đến sự yên
tĩnh cũng như vệ sinh môi trường.
6.5.2. Tiêu chuẩn diện tích tối thiểu của các phòng chức năng trong khu Hành
chính quản trị theo chức danh và chức vụ được quy định trong Bảng 33.
Bảng 33 - Tiêu chuẩn diện tích tối thiểu theo các chức danh trong khu
Hành chính quản trị
Diện tích
Loại phòng
(m2/người)
1. Giám đốc bệnh viện 30
2. Phó giám đốc bệnh viện 18
3. Trưởng khoa, phòng và các chức danh tương đương 18
4. Phó trưởng khoa, phòng, y tá trưởng, kỹ thuật viên
trưởng, nữ hộ sinh trưởng và các chức danh tương 15
đương
5. Chuyên viên và các chức danh tương đương từ 8 đến 10
6. Nhân viên thực hành nghiệp vụ kỹ thuật từ 9 đến 12
7. Nhân viên làm công tác phục vụ từ 9 đến 12
CHÚ THÍCH:
1) Tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích làm việc của các chức danh trong
Bệnh viện đa khoa theo hạng bệnh viện phải tuân thủ các quy định hiện hành
[7], [8].
2) Nếu giám đốc bệnh viện và phó giám đốc bệnh viện kiêm công tác điều trị
thì diện tích phòng làm việc được tăng thêm từ 4 đến 6 m2.
6.5.3. Diện tích tối thiểu của một số phòng chức năng trong bệnh viện được
quy định trong Bảng 34.
Bảng 34 - Diện tích tối thiểu của một số phòng chức năng trong bệnh viện
Diện tích
Loại phòng
(m2)
1. Phòng họp giao ban từ 48 đến 60
2. Phòng Đảng, Đoàn thể từ 18 đến 24
3. Phòng Kế hoạch tổng hợp từ 24 đến 36
4. Phòng Tổ chức cán bộ từ 24 đến 36
5. Phòng Tài chính - kế toán từ 24 đến 36
6. Phòng Y tá điều dưỡng từ 24 đến 36
7. Phòng Hành chính - quản trị từ 36 đến 48
8. Phòng lưu trữ hồ sơ từ 36 đến 45
9. Phòng vật tư, trang thiết bị y tế từ 24 đến 36
10. Phòng đào tạo và nghiên cứu khoa học từ 24 đến 36
11. Phòng tổng đài từ 9 đến 12
12. Thư viện, phòng đọc từ 75 đến 90
13. Trung tâm thông tin - điện tử (nếu có) từ 21 đến 36
CHÚ THÍCH:
1) Trung tâm thông tin - điện tử chỉ bố trí ở những bệnh viện lớn hoặc bệnh
viện có nhu cầu nghiên cứu, đào tạo.
2) Trong trường hợp cần thiết kế phòng họp lớn hoặc hội trường, chỉ tiêu diện
tích tính bằng 0,8 m2/chỗ, với số chỗ từ 60 % đến 70 % tổng số nhân viên
trong bệnh viện.
3) Yêu cầu thiết kế phòng lưu trữ, thư viện có thể tham khảo các tiêu chuẩn
hiện hành có liên quan.
6.6. Khu Kỹ thuật hậu cần và dịch vụ tổng hợp
6.6.1. Quy mô nhà để xe ôtô phụ thuộc quy mô từng bệnh viện. Diện tích nhà
để xe ôtô được quy định như sau:
- Gian để phụ tùng, dầu mỡ: từ 12 m2/xe đến 15 m2/xe;
- Phòng nghỉ trực của lái xe: từ 9 m2/phòng đến 12 m2/phòng;
- Cầu rửa xe.
6.6.2. Tiêu chuẩn diện tích chỗ để xe máy, xe đạp, xe ô tô được quy định như
sau:
- 0,9 m2/xe đạp;
- 3,0 m2/xe máy, mô tô;
- 25 m2/ô tô.
6.6.3. Trong bệnh viện bố trí xưởng sửa chữa máy, điện, nước trong đó có một
máy phát điện dự phòng và một tổ sửa chữa máy thông dụng. Diện tích các
gian kho và xưởng được quy định trong Bảng 35.
Bảng 35 - Diện tích các gian kho và xưởng
Diện tích
Loại phòng
(m2)
1. Kho dự trữ đồ vải, văn phòng phẩm, đồ dùng sinh
từ 65 đến 80
hoạt của bệnh nhân, nhân viên.
2. Kho đồ cũ, bao bì từ 45 đến 60
3. Xưởng sửa chữa nhỏ:
- Đồ điện -
- Đồ kim loại từ 24 đến 36
- Thiết bị nước -
- Đồ gỗ -
- Thiết bị nhà cửa từ 24 đến 36
CHÚ THÍCH: Chỉ tiêu diện tích kho vật tư, thiết bị y tế thông thường và kho
chăn màn, đệm là 20 m2/100 giường.
6.6.4. Phòng thường trực, bảo vệ của bệnh viện được thiết kế với diện tích từ 6
m2/người. Nếu có yêu cầu trực đêm, được phép thiết kế chỗ ngủ theo số lượng
người trực, với tiêu chuẩn diện tích 9 m2/người.
6.6.5. Trong Bệnh viện cần bố trí các quầy điện thoại công cộng với diện tích 6
m2/quầy, quầy thu đổi ngoại tệ và quầy tạp hóa, nhu yếu phẩm... để phục vụ
khách và người nhà bệnh nhân.
6.6.6. Diện tích tối thiểu các bộ phận trong khu Dịch vụ tổng hợp xem trong
Bảng 36.
Bảng 36 - Diện tích tối thiểu các bộ phận trong khu Dịch vụ tổng hợp
Diện tích
Loại phòng
(m2)
1. Quầy bán thuốc 18
2. Quầy tạp hóa 24
3. Quầy giải khát 36
4. Quầy sách báo, tem thư, điện thoại 18
Kết hợp với khoa Dinh dưỡng
5. Cửa hàng ăn uống (nếu có)
của bệnh viện
Tính theo tỷ lệ bệnh nhân cấp
6. Nhà trọ cho người nhà trông nom bệnh nhân cứu và bệnh nhân nặng. Tiêu
chuẩn diện tích 6 m2/giường trọ
CHÚ THÍCH: Diện tích các quầy giải khát đã bao gồm chỗ bán hàng, kho chứa
và chỗ chế biến.
7. Yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật
7.1. Yêu cầu thiết kế kết cấu
7.1.1. Kết cấu công trình phải đảm bảo độ bền vững, dễ thi công xây lắp và cải
tạo khi cần thiết.
7.1.2. Công nghệ xây dựng và vật liệu sử dụng phải đảm bảo an toàn, đảm bảo
tính khả thi, đáp ứng các yêu cầu về tổ chức không gian, thẩm mỹ kiến trúc và
công năng của bệnh viện.
7.2. Yêu cầu thiết kế hệ thống cấp thoát nước
7.2.1. Cấp nước
7.2.1.1. Hệ thống cấp nước 24 h/ngày theo TCVN 4513 và đảm bảo tiêu chuẩn
chất lượng nước theo quy định của TCVN 5502 : 2003.
7.2.1.2. Các phòng kỹ thuật nghiệp vụ (labo xét nghiệm, mổ, đỡ đẻ, thủ thuật
kế hoạch hóa gia đình) phải có hệ thống lọc nước vô trùng, đảm bảo chất
lượng.
7.2.1.3. Khoa Cấp cứu, khoa Điều trị tích cực và chống độc phải được cấp nước
sạch vô khuẩn, liên tục trong ngày.
7.2.1.4. Phải bố trí bể chứa, máy bơm tăng áp, trạm khí ép hoặc các thiết bị
tăng áp khác. Cần có ống phân phối riêng để đảm bảo lượng nước chữa cháy
không bị sử dụng vào mục đích khác. Lượng nước cần để dự trữ chữa cháy
phải căn cứ vào vào lượng nước chữa cháy lớn nhất trong 3 h theo quy định của
TCVN 2622.
7.2.1.5. Tiêu chuẩn cấp nước cho Bệnh viện tính trung bình 1 m3/ giường lưu/
ngày.
7.2.1.6. Trong điều kiện cho phép, có thể thiết kế hệ thống cấp nước nóng
nhưng phải được nêu trong báo cáo đầu tư xây dựng công trình, được cấp có
thẩm quyền phê duyệt, đồng thời phải bảo đảm yêu cầu kĩ thuật và an toàn.
7.2.1.7. Các trang thiết bị vệ sinh và đường ống phải phù hợp với chức năng,
quy mô của công trình không bị bám bẩn và dễ rửa sạch, không bị rò rỉ và thoát
hết nước, không phát sinh mùi hôi, dễ lắp đặt và thay thế
7.2.2. Thoát nước
7.2.2.1. Hệ thống thoát nước mặt được thiết kế theo nguyên lý tự chảy, cống
thu gom (kết hợp rãnh có nắp đậy) tuân theo quy định trong TCVN 4474.
7.2.2.2. Hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt được bố trí riêng.
7.2.2.3. Nước thải sinh hoạt, nước thải nhiễm khuẩn phải được xử lý trước khi
chảy vào hệ thống chung.
7.2.2.4. Hệ thống xử lý nước thải phải được thiết kế đảm bảo chất lượng nước
thải theo quy định trong TCVN 7382 : 2004 và TCVN 6772 : 2000 trước khi
chảy vào hệ thống thoát nước của khu vực.
7.2.2.5. Hệ thống thoát nước trong khoa cấp cứu, khoa Điều trị tích cực và
chống độc phải là hệ thống thoát nước kín và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Nước thải được dẫn tới hệ thống thoát nước chung của bệnh viện.
7.3. Yêu cầu thiết kế điện - chống sét
7.3.1. Hệ thống cấp điện phải được thiết kế đồng bộ, đảm bảo an toàn, hoạt
động 24 h/ngày, đủ công suất vận hành thiết bị và chiếu sáng nhân tạo theo các
quy định hiện hành.
7.3.2. Hệ thống cấp điện dự phòng sự cố đảm bảo từ 50 % đến 60 % phụ tải và
phải đảm bảo thường xuyên có điện cho các phòng và bộ phận sau:
- Khoa Cấp cứu; Khoa Hồi sức tích cực - chống độc
- Khoa Phẫu thuật - gây mê hồi sức;
- Phòng đẻ, dưỡng nhi;
- Tủ lạnh của các khoa xét nghiệm;
- Phòng lấy máu và trữ máu của ngân hàng máu;
- Trạm bơm nước chữa cháy;
- Hệ thống chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn lối thoát nạn;
- Thang máy đặc biệt để thoát người hoặc dễ chữa cháy.
7.3.3. Thời gian cung cấp điện dự phòng cho các thiết bị y tế và chiếu sáng
không được quá 15 s kể từ lúc mất điện cấp từ lưới điện quốc gia.
7.3.4. Hệ thống chống sét cho công trình phải tuân theo quy định trong TCVN
9835 : 2012.
7.3.5. Đường dây dẫn bên trong công trình phải đặt trong hộp kỹ thuật và bố trí
ngầm bên trong kết cấu. Cần bố trí cầu dao, aptomat tại từng phòng để đảm bảo
an toàn.
7.3.6. Thiết bị sử dụng điện phải có hệ thống tiếp địa độc lập cấp II.
7.3.7. Ổ cắm phải lắp đặt ở độ cao cách mặt sân không thấp hơn 0,6 m.
7.4. Yêu cầu thiết kế chiếu sáng
7.4.1. Hệ thống điện chiếu sáng phải độc lập với hệ thống điện động lực.
7.4.2. Chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm năng lượng.
7.4.3. Sảnh đợi, đón tiếp, nơi đăng ký, nơi đăng ký lấy số và nhận/trả kết quả,
khu phụ trợ và hành lang nên sử dụng phương chiếu sáng tự nhiên kết hợp với
chiếu sáng nhân tạo.
7.4.4. Tiêu chuẩn chiếu sáng cho các khu vực trong bệnh viện phải đảm bảo
các yêu cầu quy định trong Bảng 37.
Bảng 37 - Độ rọi tối thiểu các khu vực trong bệnh viện
Độ rọi tối thiểu
Khu vực Ghi chú
(lux)
Phòng đợi, tiếp nhận, phân loại 200
Nơi đăng ký, lấy số và nhận trả kết quả 200
Nơi chuẩn bị, phòng vệ sinh, tháo thụt, thay
150
quần áo
Hành lang, lối đi 200
Phòng hành chính, văn phòng 150
Phòng hội chẩn 500
Kho (dụng cụ, thiết bị, vật phẩm y tế và dược
150
phẩm, đồ bẩn)
Khám chữa răng
Chiếu sáng chung 500
So màu răng 5.000
Khám Tai Mũi Họng
Chiếu sáng chung 500
Chiếu sáng cục bộ 1.000 Đèn cục bộ
Khám Mắt
Kiểm tra thị lực 500
Khám mắt 1.000
Đo khúc xạ 50 Đèn chuyên
Soi đáy mắt 50 dụng
Đo thị trường 5
Đo thích nghi 5
Phòng bệnh nhân
Chiếu sáng chung 100
Chiếu sáng đọc sách 300 Đèn cục bộ
Khám thông thường 300
Khám và điều trị tại giường 1.000 Đèn cục bộ
Phòng trực của bác sỹ, y tá
Chiếu sáng chung 300
Chiếu sáng làm việc 500
Phòng khám bệnh
Chiếu sáng chung 500
Khám khu trú 1.000
Phòng đẻ 500
Phòng trẻ sơ sinh
Trẻ bình thường 300
Chăm sóc đặc biệt 500
Nơi tắm cho trẻ 300
Khoa Cấp cứu, khoa Điều trị tích cực và chống độc
Điều khiển
Phòng tạm lưu cấp cứu, phòng điều trị tích
530/300 được hai mức
cực - chống độc
sáng
Điều khiển
Phòng làm thủ thuật can thiệp, xét nghiệm,
750/300 được hai mức
Xquang siêu âm
sáng
Phòng rửa, khử trùng 300
Khoa Phẫu thuật - gây mê hồi sức
Phòng khử khuẩn, cung cấp vô khuẩn kỹ
300
thuật, hành lang vô khuẩn
Chiếu sáng
Phòng mổ 750
chung
Các phòng phụ trợ 500
Điều khiển
Phòng tiền mê, hồi tỉnh 500/300 được hai mức
sáng
Phòng nghỉ thư giãn 150
Khoa Chẩn đoán hình ảnh
Điều khiển ở
Phòng chụp X quang, siêu âm, CT, MRI 150/150
hai mức sáng
Phòng điều khiển, xử lý hình ảnh 300
Phòng xử lý phim 75
Các khoa Xét nghiệm
Điều khiển
Các labo, khu chuẩn bị môi trường, chuẩn bị
700/300 được hai mức
mẫu
sáng
Phòng chạy thận nhân tạo
Chiếu sáng chung 100
Khu vực điều trị 500
Khám Nội soi 300
7.4.5. Hệ thống chiếu sáng trực đêm trong phòng bệnh nhân cần đảm bảo độ rọi
5 lux trên mặt ngang cách sàn 0,8 m. Các đèn phải bố trí thấp hơn mặt giường,
không được gây chói cho bệnh nhân và điều khiển riêng biệt với các hệ thống
chiếu sáng khác. Hệ thống chiếu sáng trực đêm trong phòng bệnh nhi phải đảm
bảo độ rọi 20 lux.
7.4.6. Thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho công trình bố trí hành lang giữa (có
chiều dài không lớn hơn 20 m) có thể lấy ánh sáng từ mọi phía. Hành lang giữa
dài hơn 40 m phải được chiếu sáng từ hai phía và có khoang lấy sáng không
được nhỏ hơn 3 m cách đầu hồi từ 20 m đến 25 m.
7.4.7. Diện tích cửa sổ lấy sáng tự nhiên phải đảm bảo quy định:
- Đối với phòng bệnh nhân, nhân viên: không nhỏ hơn 20 % diện tích sàn;
- Đối với các phòng phụ trợ: không nhỏ hơn 15 % diện tích sàn.
7.4.8. Hướng mở cửa sổ các gian phòng chủ yếu trong bệnh viện tham khảo
phụ lục K.
7.4.9. Trong bệnh viện phải có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố có trị số độ rọi
không nhỏ hơn 5 % trị số độ rọi quy định trong Bảng 37 và đảm bảo quy định:
- Không nhỏ hơn 2 lux với hệ thống đèn chiếu sáng sự cố trong nhà;
- Không nhỏ hơn 1 lux với hệ thống đèn chiếu sáng sự cố ngoài nhà.
7.5. Yêu cầu thiết kế hệ thống thông gió - điều hòa không khí
7.5.1. Khi thiết kế hệ thống thông gió và điều hòa không khí cho bệnh viện cần
có các giải pháp công nghệ, giải pháp kiến trúc và kết cấu một cách hợp lý đảm
bảo yêu cầu vệ sinh, tuân thủ các quy định trong TCVN 5687 : 2010 và đảm
bảo công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả [9].
7.5.2. Cần thiết kế thông gió cơ khí cho các phòng thí nghiệm có sản sinh ra
hơi độc, hỗn hợp bụi khí có nguy hiểm về cháy nổ hoặc có lò đốt.
CHÚ THÍCH:
1) Đối với các phòng thí nghiệm có thải hơi độc thì bố trí hút hơi tại chỗ bằng
các tủ hút hơi. Nơi thoát hơi độc phải bố trí ở chỗ thoáng không ảnh hưởng tới
người làm việc hay sinh hoạt.
2) Số lần trao đổi không khí của phòng được tính toán theo nồng độ cho phép
của hơi độc trong phòng và lượng nhiệt thừa tỏa ra.
7.5.3. Phải thiết kế hệ thống quạt trần, thông gió cơ khí cho các khoa, phòng
trong bệnh viện.
7.5.4. Sảnh đợi, đón tiếp, nơi đăng ký, nơi đăng ký lấy số và nhận/ trả kết quả,
khu phụ trợ và hành lang nên sử dụng cả phương pháp thông gió tự nhiên và
thông gió nhân tạo.
7.5.5. Khu vực bố trí điều hòa không khí cần phân bố theo điều kiện và có thời
gian vận hành thích hợp tùy chức năng của từng phòng.
7.5.6. Nhiệt độ và độ ẩm trong bệnh viện được quy định trong Bảng 38.
Bảng 38 - Nhiệt độ, độ ẩm quy định trong Bệnh viện
Số lần luân
Nhiệt độ Độ ẩm chuyển không
Khu vực khí/ giờ Ghi chú
(°C) (%)
(lần/giờ)
Điều trị tích cực từ 21 đến 24  70 từ 10 đến 15
Kỹ thuật can thiệp từ 20 đến 24  70 từ 10 đến 15
Phòng xét nghiệm,
từ 21 đến 26  70 từ 3 đến 5
Xquang, siêu âm
Chẩn đoán hình ảnh từ 21 đến 26  70 6
Phòng mổ, phòng hồi tỉnh từ 60 đến
từ 21 đến 24 từ 15 đến 20
hành lang vô khuẩn 70
Tiền mê, hành lang sạch từ 21 đến 26  70 từ 5 đến 15
Lamina HOT từ 19 đến 22  60 20
Khoa Xét
Khu vực sạch từ 21 đến 26  70 từ 1 đến 2
nghiệm
7.5.7. Hệ thống thông gió trong khu vực các phòng mổ, phòng đẻ, phòng nhi,
phòng vô trùng phái đảm bảo các quy định hiện hành có liên quan.
7.6. Yêu cầu thiết kế hệ thống khí y tế
Khí y tế nên thiết kế theo hệ thống trung tâm tuân thủ các quy định của ngành y
tế.
7.7. Yêu cầu thiết kế hệ thống điện nhẹ
7.7.1. Hệ thống điện nhẹ bố trí trong Bệnh viện bao gồm các loại:
- Hệ thống điện thoại (bên ngoài, nội bộ);
- Hệ thống loa truyền thanh (nội bộ);
- Hệ thống tín hiệu báo cháy, sự cố và bảo vệ;
- Hệ thống chuông báo, chuông gọi, camera quan sát;
- Hệ thống truyền hình;
- Hệ thống kết nối màn hình, mạng nội bộ;
7.7.2. Phải thiết kế đồng bộ hệ thống thông tin liên lạc, mạng Internet, phát
thanh, truyền hình và tuân theo quy định của các tiêu chuẩn chuyên ngành có
liên quan, đáp ứng công suất sử dụng trước mắt và phát triển trong tương lai.
7.7.3. Thiết kế lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, mạng Internet, phát thanh,
truyền hình phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khai thác sử dụng và đấu nối
với các dịch vụ của nhà cung cấp, có khả năng thay thế, sửa chữa, phải đảm
bảo khoảng cách tới các đường ống kỹ thuật khác.
7.7.4. Phải thiết kế hệ thống truyền thanh, truyền hình nội bộ, hướng dẫn thoát
hiểm tại khu đón tiếp, khoa Khám bệnh, đơn vị Phẫu thuật, hồi sức và hệ thống
chuông báo, chuông gọi nhân viên tại phòng bệnh nhân.
7.7.5. Trong phòng Điều trị tích cực cần có hệ thống camera và màn hình để
theo dõi tình trạng của bệnh nhân.
7.7.6. Tùy theo yêu cầu đặc biệt để thiết kế hệ thống thông tin (truyền hình ảnh
và số liệu) từ phòng mổ với bên ngoài và phòng hành chính, đào tạo để phục vụ
công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy.
7.7.7. Phải có thiết kế và lắp đặt bảng chỉ dẫn (bằng chữ, hình ảnh, âm thanh,
điện tử) tại các vị trí thích hợp.
7.8. Yêu cầu thiết kế phòng cháy, chống cháy
7.8.1. Khi thiết kế phòng cháy chống cháy phải tuân theo các quy định trong
TCVN 2622, đảm bảo an toàn cháy cho nhà và công trình [10] và phải được cơ
quan có thẩm quyền cho phép.
Đối với Bệnh viện đa khoa cao tầng tham khảo TCVN 6160.
7.8.2. Giới hạn chịu lửa tối thiểu của các cấu kiện và vật liệu xây dựng được
quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành về phòng cháy, chống cháy cho nhà và
công trình.
7.8.3. Khoảng cách tối đa từ cửa đi các phòng đến lối thoát nạn gần nhất phải
đảm bảo:
- Các phòng ở giữa hai lối thoát nạn: không lớn hơn 30 m;
- Các phòng có lối ra hành lang cụt: không lớn hơn 25 m;
CHÚ THÍCH: Đối với các không gian rộng, hành lang dài tùy theo yêu cầu cần
bố trí cửa ngăn cháy để đảm bảo an toàn.
7.4.8. Phải có đủ lối tiếp cận từ bên ngoài để các thiết bị chữa cháy tới gần
công trình và sử dụng hiệu quả.
Đường cho các xe chữa cháy và xe chữa cháy chuyên dùng phải đảm bảo các
yêu cầu sau:
- Chiều rộng của mặt đường không nhỏ hơn 4,0 m cho mỗi làn xe, Chiều cao
của khoảng tĩnh không, không nhỏ hơn 4,25 m;
- Đường cụt dùng cho một làn xe không được dài quá 100 m, cuối đường phải
có bãi quay xe. Kích thước bãi quay xe được quy định như sau:
+ Hình tam giác đều có cạnh không nhỏ hơn 17 m, một đỉnh nằm ở đường cụt,
hai đỉnh nằm cân đối ở hai bên đường;
+ Hình vuông có cạnh không nhỏ hơn 15 m;
+ Hình tròn, đường kính không nhỏ hơn 15 m;
+ Hình chữ nhật vuông góc với đường cụt, cân đối về hai phía của đường, có
kích thước Không nhỏ hơn 5 m x 20 m.
7.8.5. Trong trường hợp bố trí 2 cầu thang ở cùng một sảnh thì một cầu thang
phải có lối thoát trực tiếp với bên ngoài.
7.8.6. Hành lang, phòng đệm, sảnh phải lắp hệ thống thông gió, hút khói.
Những bộ phận của hệ thống này phải làm bằng vật liệu không cháy.
7.8.7. Khi thang bộ được sử dụng kết hợp làm thang thoát hiểm thì buồng thang
phải là buồng thang kín, dùng vật liệu chống cháy có giới hạn chịu lửa 2 h và
phải có cửa chống cháy và hệ thống quạt điều áp ngăn khói. Quạt điều áp ngăn
khói phải đảm bảo áp lực dương 20 Pa trên mặt tường để chống tràn khói vào
trong cầu thang và dễ đóng lại cửa chống cháy.
7.8.8. Phải thiết kế biển báo ở lối thoát nạn, nơi dễ gây nguy hiểm và được
chiếu sáng với độ rọi không nhỏ hơn 1 lux ít nhất là 1,5 h bảo đảm an toàn sử
dụng và thoát hiểm.
7.9. Yêu cầu về thu gom chất thải rắn y tế
7.9.1. Các loại chất thải khác nhau phải được đựng trong cốc túi/thùng khác
nhau. Các túi và thùng đựng này phải tuân theo một hệ thống mã hóa màu sắc
để tránh hiện lượng trộn lẫn các loại chất thải với nhau.
7.9.2. Việc phân loại chất thải phải được thực hiện ngay tại nguồn thải.
7.9.3. Chất thải phải được thu gom hàng ngày hoặc vận chuyển thường xuyên
khỏi các khoa phòng.
7.9.4. Chất thải có thể được tập trung xử lý và tiêu hủy ngay bên trong bệnh
viện hoặc vận chuyển tới các nơi xử lý khác bên ngoài bệnh viện.
7.9.5. Phải có nơi tập trung các chất thải rắn riêng được phân loại, thu gom, vận
chuyển và xử lý tuân thủ các quy định về quản lý chất thải rắn y tế [6].
7.10. Yêu cầu về hoàn thiện công trình
7.10.1. Sàn
7.10.1.1. Bề mặt sàn phải phẳng, nhẵn, đảm bảo không trơn trượt, chống thấm
và dễ cọ rửa. Ở một số khu vực khác, bề mặt sàn còn phải đảm bảo các yêu cầu
sau:
- Phòng chụp mổ, phòng Xquang; phải chống tĩnh điện, đảm bảo an toàn bức
xạ;
- Các phòng chức năng trong khoa cấp cứu, khoa điều trị tích cực và chống
độc: phải chịu được hóa chất, có tính kháng khuẩn và giảm tĩnh điện;
7.10.1.2. Phần tiếp giáp giữa sàn và tường phải đảm bảo dễ cọ rửa, chống bám
bụi.
7.10.2. Tường
7.10.2.1. Bề mặt tường phải được quét sơn, quét vôi đảm bảo vệ sinh và mỹ
quan.
7.10.2.2. Bề mặt tường bên trong có yêu cầu vệ sinh, cọ rửa thường xuyên phải
được quét sơn hoặc sử dụng vật liệu đảm bảo chống thấm và chống ăn mòn của
hóa chất tới độ cao tối thiểu 2,0 m so với mặt sàn.
7.10.2.3. Tường bên trong phòng X quang phải dùng vật liệu cản được tia xạ,
đảm bảo an toàn bức xạ ion hóa theo quy định của TCVN 6561 và TCVN
6869.
7.10.2.4. Tường bên trong các phòng tạm lưu cấp cứu, điều trị tích cực và
chống độc, phòng làm thủ thuật can thiệp, phòng mổ phải hoàn thiện bằng vật
liệu chống thấm, chống ăn mòn hóa chất, kháng khuẩn, dễ cọ rửa từ sàn tới
trần.
7.10.2.5. Tường bên trong khu vực hàng lang có chuyển cáng, xe và giường
đẩy phải gắn thanh chống va đập ở độ cao từ 0,7 m đến 0,9 m tính từ mặt sàn.
7.10.3. Trần
7.10.3.1. Bề mặt trần phải phẳng, nhẵn, không bám bụi, đảm bảo cách nhiệt,
cách âm, chống thấm.
7.10.3.2. Trần bên trong phòng và hành lang của khoa cấp cứu và khoa Điều trị
tích cực và chống độc, khoa Phẫu thuật - gây mê hồi sức phải có bề mặt phẳng,
nhẵn không bám bụi, kháng khuẩn, bảo ôn và chống thấm.
7.10.3.3. Các phòng, hành lang phải có trần kỹ thuật lắp đặt các thiết bị chiếu
sáng, phòng cháy chữa cháy, điều hòa không khí và các thiết bị kỹ thuật khác.
7.10.3.4. Trần bên trong phòng Xquang phải dùng vật liệu cản được tia xạ đảm
bảo an toàn bức xạ ion hóa tuân theo quy định trong TCVN 6561 và TCVN
6869.
7.10.4. Cửa đi
7.10.4.1. Kích thước đảm bảo yêu cầu sử dụng.
7.10.4.2. Phòng mổ, phòng đỡ đẻ, phòng cấp cứu, phòng chăm sóc tích cực
phải được thiết kế cửa hai cánh, bản lề mở hai chiều hoặc đóng mở tự động và
phải có chốt, khóa an toàn.
7.10.4.3. Cửa thoát hiểm chính của các khối công trình và khu vực tập trung
đông người phải được thiết kế mở ra phía ngoài.
7.10.4.4. Cửa sảnh, cửa phòng phân loại có thể thiết kế dạng đóng mở tự động.
7.10.4.5. Các cửa đi chính có chuyển xe, giường đẩy dùng cửa có bản lề mở 2
chiều.
7.10.4.6. Phòng Xquang phải được thiết kế cửa đẩy ngang có ray treo, đảm bảo
an toàn bức xạ ion hóa đảm bảo kín không để lọt tia xạ khi chiếu, chụp. Phải có
đèn hiệu biển cảnh báo bức xạ ở bên ngoài phòng chụp.
7.10.5. Cửa sổ
7.10.5.1. Phải có hệ thống song sắt bảo vệ và lưới chống côn trùng (nếu cần).
7.10.5.2. Các phòng đặt thiết bị Xquang, máy chụp cắt lớp và máy cộng hưởng
từ không được thiết kế cửa sổ.
7.10.6. Nội và ngoại thất
7.10.6.1. Thiết kế nội và ngoại thất phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đồng bộ với công nghệ, trang thiết bị và kết cấu chịu lực;
- Phù hợp tâm sinh lý của bệnh nhân, nhân viên;
- Bền vững và thuận tiện cho công tác vệ sinh bảo dưỡng thường xuyên;
- Có biện pháp phòng chống mối mọt cho công trình.
7.10.6.2. Cây xanh, sân vườn bên ngoài phải được thiết kế quy hoạch phù hợp
với hình khối, chức năng sử dụng của công trình như sân đón tiếp, sân vườn đi
dạo, dải cây xanh, thảm cỏ cách ly, vườn thuốc y học cổ truyền...
- Trồng cây xanh, thảm cỏ ở những khoảng trống để tạo môi trường vi khí hậu,
cách ly giữa khoa Truyền nhiễm, khoa Quản lý nhiễm khuẩn, khoa Dinh dưỡng
và nhà Đại thể với các khối công trình khác.
- Không trồng các loại cây có nhựa độc, gai và có hoa quả thu hút côn trùng.
- Phải có khoảng chuyển tiếp rộng từ 1,2 m đến 1,5 m tại lối vào từ sân, vườn
lát gạch để không mang theo bụi, đất vào bên trong công trình.
- Các ao, hồ tự nhiên và tạo cảnh không được dùng làm nơi chứa nước thải.

Phụ lục A
(tham khảo)
Sơ đồ phân khu chức năng Bệnh viện đa khoa

You might also like