You are on page 1of 20

CHƯƠNG 4: QUY PHẠM PHÁP LUẬT

THS PHẠM QUỲNH NHƯ

SIT DOLOR AMET


QUY PHẠM PHÁP LUẬT

KHÁI NIỆM, ĐẶC CẤU TRÚC QUY CÁCH THỨC THỂ


ĐIỂM PHẠM PHÁP LUẬT HIỆN QUY PHẠM
PHÁP LUẬT
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM QUY
PHẠM PHÁP LUẬT
KHÁI NIỆM:
 Là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
 Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
 Được nhà nước đảm bảo thực hiện
 Điềuchỉnh QHXH theo định hướng và mục
đích nhất định
Đặc điểm QPPL
QPPL là yếu tố đầu tiên
xây dựng hệ thống PL

QPPL được nhà nước thừa Là hiện tượng ý thức,


nhận và đảm bảo thực
hiện bằng sức mạnh
biểu hiện dưới dạng
cưỡng chế nhà nước vật chất

QPPL thể hiện ý chí QPPL là quy tắc


của giai cấp thống hành vi có tính
trị bắt buộc chung
2. CẤU TRÚC QUY PHẠM PHÁP LUẬT
• Là bộ phận nêu lên tình huống (điều kiện, hoàn cảnh) có thể xảy ra
trong thực tế,
GIẢ ĐỊNH • Và khi chủ thể nào ở vào tình huống đó thì phải thể hiện cách xử sự
phù hợp với quy định của PL

• Là bộ phận nêu lên cách xử sự buộc chủ thể phải tuân theo khi ở vào
tình huống đã nêu trong phần giả định của QPPL
• Được xây dựng theo mô hình: cấm làm gì, phải làm gì, được làm gì,
QUY ĐỊNH làm như thế nào
• Quy định dứt khoát hay quy định tùy nghi

• Là bộ phận nêu lên các biện pháp tác động của NN, dự kiến sẽ
áp dụng đối với chủ thể nào không thực hiện đúng theo hướng
CHẾ TÀI dẫn ở phần quy định của QPPL, nên đã vi phạm PL
VÍ DỤ: Điều 132 Bộ luật Hình sự
Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không
cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt
cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm
hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
VÍ DỤ: Khỏản 1 Điều 141 Bộ luật Hình
sự
Điều 141. Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình
trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn
khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái
với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
VÍ DỤ: Điều 34 Bộ luật dân sự 2015
Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật
bảo vệ.
2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh
dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết
theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người
này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan
có quy định khác.
3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng
tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng
chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức,
cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự,
nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố
thông tin đó là không đúng.
5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài
quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin
lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Ví dụ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: Khi việc kết
hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ
như vợ chồng.
Hoặc không dứt khoát, tức nêu ra 2 hoặc nhiều cách xử sự và cho
phép các tổ chức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cho mình cách xử sự
thích hợp từ những cách xử sự đã nêu.
Ví dụ: Luật hôn nhân và Gia đình quy định: “Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan
đăng ký kết hôn; Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt
Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt
Nam với nhau ở nước ngoài”.
3. CÁCH THỨC THỂ HIỆN QUY
PHẠM PHÁP LUẬT
- Một QPPL có thể trình bày trong một điều luật
- Trong một điều luật có thể có nhiều QPPL
- Trật tự các bộ phận của QPPL có thể bị đảo lộn
- Không nhất thiết phải có đủ 3 bộ phận trong một QPPL
Một quy phạm pháp luật được trình
bày trong một điều luật
 Ví dụ Điều 573 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, theo
yêu cầu của bên bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho bên bảo hiểm đầy đủ
thông tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, trừ thông tin mà bên bảo hiểm đã biết
hoặc phải biết. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai nhằm
giao kết hợp đồng để hưởng tiền bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền đơn phương chấm
dứt thực hiện hợp đồng và thu phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng”. Điều
luật này cũng đồng thời chứa đựng một quy phạm pháp luật trong đó bộ phận giả định
là: “Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, theo yêu cầu của bên bảo hiểm” và ”Trong trường
hợp bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai nhằm giao kết hợp đồng để hưởng tiền
bảo hiểm”; phần quy định là “Bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho bên bảo hiểm đầy đủ
thông tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, trừ thông tin mà bên bảo hiểm đã biết
hoặc phải biết”; phần chế tài là: “Thì bên bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng và thu phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng”.
4. PHÂN LOẠI QUY PHẠM PHÁP LUẬT

– Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương


pháp điều chỉnh, quy phạm pháp luật có thể phân
chia theo các ngành luật theo:
+ Quy phạm pháp luật hình sự;
+ Quy phạm pháp luật dân sự;
+ Quy phạm pháp luật hành chính,…
PHÂN LOẠI QUY PHẠM PHÁP LUẬT
– Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật có
thể chia thành:
+ Quy phạm pháp luật định nghĩa
Ví dụ: Điều 3 khoản 3 Luật Cạnh tranh: Hành vi hạn chế
cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai
lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh
tế.
+ Quy phạm pháp luật điều chỉnh: Các quy phạm này quy định
quyền và nghĩa vụ của những chủ thể tham gia trong các quan
hệ xã hội:
 Ví dụ: Điều 38 khoản 1 Luật Bảo vệ môi trường: Việc quy hoạch,
xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề phải gắn với bảo vệ môi
trường. Nhà nước khuyến khích phát triển khu, cụm công nghiệp
làng nghề có chung hệ thống kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường.
 Quy phạm pháp luật bảo vệ: Đây là loại quy phạm xác
định các biện pháp cưỡng chế mang tính nhà nước đối
với hành vi vi phạm pháp luật.
– Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh nêu trong quy phạm pháp luật
có thể phân chia thành:
+ Quy phạm pháp luật dứt khoát
+ Quy phạm pháp luật không dứt khoát
+ Quy phạm pháp luật tùy nghi
+ Quy phạm pháp luật hướng dẫn
– Căn cứ vào cách thức trình bày quy phạm pháp luật có thể chia
thành:
+ Quy phạm pháp luật bắt buộc
+ Quy phạm pháp luật cấm đoán
+ Quy phạm pháp luật cho phép
Khái niệm Văn bản pháp luật:
Là văn bản do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành theo trình
tự, thủ tục luật định
Trong đó có các quy tắc xử sự chung
Được NN bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các QHXH theo
định hướng nhất định
Cơ quan Loại văn bản ban hành
Quốc hội Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Nghị quyết
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Pháp lệnh, nghị quyết
Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ Nghị quyết liên tịch
tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam
Chủ tịch nước Lệnh, Quyết định
Chính phủ Nghị định
Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung Nghị quyết liên tịch.
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Quyết định
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Nghị quyết
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Thông tư
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Thông tư
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ Thông tư
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện Thông tư liên tịch
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng (Không ban hành Thông tư liên tịch giữa Bộ
Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ)
cơ quan ngang bộ
Tổng Kiểm toán nhà nước Quyết định
Hội đồng nhân dân các cấp Nghị quyết
Ủy ban nhân dân các cấp Quyết định
Hiệu lực của văn bản QPPL
Hiệu lực về thời gian

• Là giá trị thi hành của văn bản QPPL trong một thời hạn nhất định
• Thời hạn đó được tính từ thời điểm phát sinh hiệu lực, cho đến khi
chấm dứt sự tác động của văn bản đó

Hiệu lực về không gian

• Là giá trị thi hành của văn bản QPPL trong một phạm vi lãnh thổ
quốc gia, hay một vùng, một địa phương nhất định

Hiệu lực về đối tượng tác động

• Đối tượng tác động của một văn bản QPPL bao gồm các cơ quan,
tổ chức, cá nhân và những QHXH mà văn bản đó điều chỉnh

You might also like