You are on page 1of 161

BÀI 2

VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI


SỐNG CÁ NHÂN

1. Tín ngưỡng & Tôn giáo

2. Phong tục

3. Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ

4. Âm nhạc dân gian và nghệ thuật tạo hình


Tín ngưỡng: “Tín ngưỡng là một niềm tin có hệ
thống mà con người tin vào để giải thích thế giới và để
mang lại sự bình yên cho bản thân và mọi người”. [Theo
vi.wikipedia.org].
Theo Từ điển Hán- Việt của học giả Đào Duy Anh,
tín ngưỡng được giải thích: “Lòng ngưỡng mộ mê tín đối
với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa”. Còn Tôn giáo là:
“Một thứ tổ chức lấy thần đạo làm trung tâm mà lập nên
giới ước để khiến ta tín ngưỡng”.
TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO
v Giống nhau
- Những tín điều của tôn giáo và tín ngưỡng đều có tác dụng điều
chỉnh hành vi ứng xử giữa các cá nhân với nhau, giữa các cá nhân
với cộng đồng.
- Thực hiện niềm tin, sự ngưỡng mộ của chủ thể con người vào
một thực thể siêu nhiên: Thượng đế, Thần linh, Phật…
- Bản chất của niềm tin ấy là sự tồn tại nhằm cứu giúp của thần
thánh với con người.
- Phản ánh hư ảo của của ý thức xã hội về tồn tại xã hội.
v Khác nhau
Tôn giáo Tín ngưỡng
Cơ sở hình Lý luận chặt chẽ có tính hệ thống cao. Lý luận chưa chặt chẽ, thiếu tính hệ thống.
thành Bao gồm 4 yếu tố cấu thành chính: giáo chủ, Không có 4 yếu tố cấu thành như tôn giáo.
giáo lý, giáo luật, và tín đồ.

Cơ sở niềm - Niềm tin được đề cao thành đức tin, mang - Niềm tin mang tính mờ ảo
tin tính logic.
Giới hạn tham - Mỗi người trong một thời điểm cụ thể chỉ - Mỗi người có thể sinh hoạt nhiều tín
gia có thể theo một tôn giáo nhất định. ngưỡng khác nhau.

Hệ thống kinh - Có hệ thống kinh điển đầy đủ, đồ sộ. - Chỉ có một số bài văn tế, bài khấn sơ khai.
điển
Người hành - Các giáo sỹ hành đạo chuyên nghiệp và có - Không có người theo một cách chuyên
đạo thể theo suốt đời. nghiệp
=> Các yếu tố có sự liên kết rõ ràng, chặt => Các yếu tố mờ nhạt, sơ khai.
chẽ.
Mang tính quốc tế Mang tính quốc gia, khu vực
1. TÍN NGƯỠNG &
TÔN GIÁO
1.1. Tín ngưỡng

Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp


Văn hóa nhận thức
Không gian văn hóa làng xã
TÍN NGƯỠNG

Tín ngưỡng Phồn Tín ngưỡng sùng bái Tín ngưỡng sùng bái
Thực tự nhiên con người
1.1.1 Tín ngưỡng Phồn thực
Phồn = nhiều
Thực = sinh sôi, nảy nở
 Phồn thực (fé coudité) là sinh sôi nảy nở một cách một cách đầy
đủ, dồi dào của con người và tự nhiên.
Tín ngưỡng phồn thực (culte de fécondité): “Tín ngưỡng phồn thực
(belief in fertility) - tục cầu sinh sôi, nảy nở, con đàn cháu đống, hòa
cốc phong đăng,…. là một trong những hình thái tín ngưỡng sơ khai
của các cộng đồng cư dân nông nghiệp thời tiền sử, từng tồn tại phổ
biến ở các khu vực Đông Á và Đông Nam Á” [Cao Thế Trình 2013].
Là tín ngưỡng phổ biến và đặc trưng của nền văn
hóa nông nghiệp.
Tồn tại suốt chiều dài lịch sử, biểu hiện thông qua 2
hình thức:

Thờ sinh thực khí

Thờ hành vi giao phối


ØThờ sinh thực khí (phallicism)
(sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí =
công cụ): Các cơ quan sinh sản
được đặc tả để nói về ước vọng
phồn sinh. Đây là hình thái đơn
giản của tín ngưỡng phồn thực, phổ
biến trong nền văn hóa nông nghiệp.

Tượng đá chùa Dạm –


Bắc Ninh
Biểu hiện:
- Thờ các tượng đá hình sinh thực khí nam, các hốc cây,
hốc đá, hoặc hình nam nữ với bộ phận sinh dục phóng
to…
- Tục cúng nõ, nường ở Hà Tĩnh, Lỗ lường – Hòn Đỏ,
Khánh Hòa.
- Tục rước sinh thực khí nam ở làng Đồng Kỵ - Bắc
Ninh.
Lỗ Lường

Bộ đồ
Hình tượng Linga và Yoni
tại thánh địa Mỹ Sơn
Ø Thờ Hành vi giao phối:
cư dân nông nghiệp lúa
nước với lối tư duy chú
trọng tới quan hệ còn có
tục thờ hành vi giao phối.
ØBiểu hiện:
- Nắp thạp đồng ở là ng
Đào Thịnh (Yên Bái).
Thạp Đồng
- Tượng nam nữ
giao phối ( Nhà
mồ Tây Nguyên).
- Tục giã cối đón
dâu. Giã cối hát
giao duyên.
- Hình nam nữ giã
gạo, bồ nông giao
phối… Hình nam nữ giã gạo, chim bồ nông
đang giao phối trên mặt trống đồng
+ Các trò chơi
VD: Trò cướp cầu – một trò chơi Việt
+ Các lễ hội
VD: Lễ hội “Linh tinh tình phộc” ở Phú Thọ
Điệu múa “tùng dí”
Thờ cúng Bà Lường (Hòn Đỏ, Hòn Nhàn, Bãi
Giám… - Khánh Hòa).
Trống đồng – một biểu
tượng của quyền lực đồng thời Hình
dáng
là biểu tượng toàn diện của tín
ngưỡng phồn thực:
Cách
Gắn
đánh
tượng cóc
trống

Tâm
trống
1.1.2. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Sống gắn bó với thiên nhiên, khiến cho
Thờ Mẫu
tín ngưỡng này tồn tại lâu dài và bền chặt.
Tín ngưỡng đa thần
Các sự vật hiện tượng thuộc về tự
nhiên. Động vật
Điều đặc biệt của tín ngưỡng Việt Nam
là một tín ngưỡng đa thần và âm tính (trọng
tình cảm, trọng nữ giới). Thực vật
Thờ Mẫu

Tam phủ Tứ phủ Tứ Pháp Các vị thần khác


qThờ Tam phủ,
Tứ phủ:
+ Tam phủ: Bà
Trời (hay Mẫu
Thượng Thiên),
Bà Chúa Rừng
(hay Mẫu Thượng
Ngàn), Bà Nước
(hay Mẫu Thoải);
+ Tứ phủ còn gồm thêm Mẫu Địa Phủ. Các Mẫu cai quản
những lĩnh vực quan trọng nhất của một xã hội nông nghiệp. Về
sau do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên có thêm Ngọc
Hoàng, Thổ Công, Hà Bá.
* Bà Trời là vị thần quan trọng nhất, có mặt trên tất cả các
trống đồng. Bà Trời được tồn tại dưới dạng Mẫu Cửu Trùng
Thiên, Cửu Thiên Huyền Nữ, ở Huế là Thiên Mụ, Thiên Y A Na.
Miền Nam bà Chúa Ngọc.
* Bà Đất, Bà Nước: Bà chúa Xứ, Bà chúa sông, bà chúa
Lạch
Nữ thần
Thiên Ya Na
q Thờ Tứ pháp
+ Tứ Pháp: bà thần Mây –
Mưa - Sấm - Chớp, đại diện cho
các hiện tượng tự nhiên có vai trò
quan trọng trong xã hội nông
nghiệp. Sau này do ảnh hưởng của
Phật giáo thì nhóm các nữ thần này
được biến thành Tứ pháp với truyền
thuyết về Phật Mẫu Man Nương.

Phật Mẫu Man Nương


Tứ pháp gồm:
Pháp Vân (thần mây) thờ ở chùa Bà Dâu (Bắc Ninh).
Pháp Vũ (thần mưa) thờ ở chùa Bà Đậu.
Pháp Lôi (thần sấm) thờ ở chùa Bà Tướng.
Pháp Điện (thần chớp) thờ ở chùa Bà Dàn.
Tượng Pháp Vân tại chùa Dâu
và kiến trúc chùa Bà Dâu ở
mặt trước
Ngoài ra, người Việt còn thờ các hiện tượng tự nhiên khái
quát theo không gian: Ngũ Hành nương nương, Ngũ Phương chi
thần…; Theo thời gian: Thập nhị hành khiển đồng thời chăm sóc
việc sinh nở như mười hai bà mụ…

Ngũ hành nương nương


Trong tín ngưỡng thờ mẫu thường gắn liền với nghi lễ Hầu Đồng
– một nghi lễ mang nhiều ý nghĩa văn hóa và nghệ thuật.
Tín ngưỡng thờ Động vật và Thực vật
q Thờ Động vật: Người Việt Nam là dân tộc đa dạng trong
việc thờ các vị thần có nguồn gốc từ động vật, họ thờ
những con vật mạnh mẽ như thờ hổ, cá voi, thờ voi, thờ
ngựa, thờ rắn, hay các con vật hiền cóc, chó, cá, hạc, dơi,
các con vật đó gần gũi với cuộc sống của người dân của
một xã hội nông nghiệp. Đặc biệt, với loại hình nông
nghiệp lúa nước, chúng ta còn thờ một số động vật như
chim nước, rắn, cá sấu…
Thờ Cẩu nhi ở hồ Trúc Bạch Thờ Thiên Cẩu ở Huế
Hà Nội
Thờ Ông Hổ ở Thờ Hạc & Rùa
Sóc Trăng “Thương thay thân phận con rùa
Lên đình cõng hạc xuống chùa đội bia”
Thờ Ngũ Hồ và Thờ Chó tại chùa Suối Đổ - Khánh Hòa
Người dân còn đẩy các con vật lên thành mức biểu trưng như
Tiên, Rồng. Theo truyền thuyết thì tổ tiên người Việt thuộc "họ
Hồng Bàng" (có nghĩa là một loài chim nước lớn), thuộc giống
"Rồng Tiên".

Hoàng thành
Thăng Long
qThờ thực vật:Thực vật được tôn
sùng nhất là cây lúa, có Thần Lúa,
Hồn Lúa, Mẹ Lúa,... Người dân
Việt có niềm tin mãnh liệt vào
hồn lúa. Họ cho rằng nếu hồn lúa
bay đi thì sẽ mất mùa, cho nên
người ta luôn cầu khấn hồn lúa ở
lại với cây lúa.
Ngoài ra, còn thờ Thần cây Đa, Cúng Hồn Lúa của
cây Cau, cây Dâu, quả Bầu... người Dao đỏ
1.1.3. Tín ngưỡng sùng bái con người
Tinh: sự tinh anh trong nhận thức

Thể xác Khí: năng lượng khiến cơ thể hoạt


HỒN động

Con Thần: thần thái của sự sống


người Linh hồn
Nam: có 7 vía
VÍA
Nữ: 9 vía
Hồn vía được người xưa giải thích các hiện tượng như trẻ con
hay đau ốm, ngủ mê, khóc ngất… Vía phụ thuộc vào thể xác: vía
lành, vía dữ, yếu vía, cứng vía…
Hồn và vía dùng thể xác làm nơi trú ngụ. Nếu phần thần của
hồn mà rời khỏi thể xác thì người đó chết. Khi người chết, hồn nhẹ
hơn sẽ bay sang kiếp khác còn vía nặng hơn sẽ bay là mặt đất rồi
tiêu tan. Thế nên mới có những câu ngạn ngữ như: "hồn xiêu phách
lạc" (phách tức là vía; ở đây muốn nói trạng thái run sợ, mất chủ
động), "sợ đến mức hồn vía lên mây". Khi chết là hồn đi từ cõi
dương gian đến cõi âm ty.
qThờ cúng ông bà tổ tiên
Người Việt quan niệm chết là về với tổ tiên chín
suối. Bàn thờ tổ bao giờ cũng được đặt ở nơi trang trọng
nhất.
Việc cúng bái luôn thể hiện sự hòa quyện Nước -
Lửa (âm dương) và Trời - Đất - Nước (tam tài) mang
tính triết lý sâu sắc.
q Thờ cúng Thổ Công (Thổ Địa, Thổ Thần): Là một dạng Mẹ
Đất, là vị thần trông coi gia cư, ngăn chặn tà thần, định đoạt
phúc họa cho một gia đình. “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”,
nghĩa là theo niềm tin thì ở phạm vi nào thì ở đó có vị thần cai
quản ở đó.
- Bộ ba Thổ Công (bếp) – Thổ Địa (nhà cửa) – Thổ Kỳ (chợ búa).
- Đứng ở ngoài nhìn vào: Bát hương thờ Thổ công bên trái, ở
giữa là bát hương Gia Tiên. Khi cúng lễ, đều phải khấn Thổ
Công trước để xin phép cho tổ tiên về.
qThờ Thần Thành Hoàng
Ở phạm vi gia đình,
người Việt thờ tổ tiên và Thổ
Công, ở phạm vi làng xã,
người Việt thờ Thành Hoàng.
Thành hoàng cai quản và
quyết định họa phúc của một
làng. Không có làng nào ở
Việt Nam mà không có
Thành hoàng.
Bên cạnh đó, người Việt còn
thờ Tà thần
Thờ Vua Tổ - Vua Hùng: Ở phạm
vi quốc gia, người Việt thờ Vua tổ,
đó là Vua Hùng. Nơi thờ phụng ở
Phong Châu, Phú Thọ. Ngày giỗ tổ là
ngày 10 tháng 3 âm lịch.
“Mở đầu Nam Việt có Kinh Dương
Mười tám ngành vua, mười tám chương.
Bách Việt sơn hà muôn thuở đó,
Đời đời đèn nến nức thơm hương.”
qThờ tứ bất tử: Tản Viên, Thánh
Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh.
+ Tản Viên biểu hiện cho ước vọng
chiến thắng thiên tai, lụt lội;
+ Thánh Gióng biểu hiện cho tinh
thần chống giặc ngoại xâm;
+ Chử Đồng Tử biểu hiện cho cuộc
sống phồn vinh về vật chất;
+ Liễu Hạnh biểu hiện cho cuộc sống
phồn vinh về tinh thần của người dân
Việt Nam.
Tượng mẫu Liễu Hạnh
Ngoài ra, người Việt còn thờ
con người, đặc biệt là thờ sống và
phong thánh, chẳng hạn như người
ta phong Trần Hưng Đạo là Đức
Thánh Trần, hay thờ Hồ Chí Minh
(thậm chí là có một đạo mang tên
Đạo Hồ Chí Minh), cúng Võ
Nguyên Giáp, vị danh nhân như vua
Đinh Tiên Hoàng, Lương Thế Vinh,
Trần Hưng Đạo… Hay thờ Ông tổ Đền thờ Đức Thánh
Trần – Vũng Tàu
nghề…
Sự tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên.

Là con đẻ của nền văn hóa nông nghiệp, phản ánh đậm nét
nguyên lý âm dương: đối tượng thờ cúng (Trời – Đất; Chim
Rồng..), cách thức giao lưu hai cõi (Xin quẻ âm dương, )

Khuynh hướng đề cao nữ tính: thờ các Mẫu, phụ nữ tham gia
cúng bái…
• Các thần thánh VN đều làm việc tập
thể: Cặp Tiên Rồng, Tam Phủ, Tứ
Tính cộng đồng Phủ, Thổ Công, Tứ bất tử, 12 bà
mụ…

• Quyền lợi và trách nhiệm hai chiều


giữa thần linh và con người.
Tính dân chủ
1.2. TÔN GIÁO
1.2.1. Đạo BàLamôn

Là tôn giáo đa thần cổ


xưa nhất của Ấn Độ, không có
người sáng lập, không có tổ
chức giáo hội.
Bàlamôn hình thành trên
cơ sở kinh Vêđa, tôn thờ
Brahma ở ba ngôi như thể thống
nhất của một bộ ba vị thần:
Brahma (thần Sáng tạo),
Vishnu (thần Bảo tồn), Shiva
(thần Hủy diệt).
Tư tưởng chủ yếu của Vệ Đà được biến đổi từ Đa thần qua
Nhất thần, từ Nhất thần sang lãnh vực Triết học ngang qua ba
thời đại: Vệ Đà Thiên Thư (Veda), Phạm Thiên Thư (Brahmana)
và Áo Nghĩa Thư (Upanishad).
Giáo lý: Nhất nguyên luận
Cái gì là duy nhất và bất biến đằng sau vũ trụ thiên sai vạn
biệt và biến đổi không ngừng?
Brahman (linh hồn vũ trụ) đồng nhất/ hợp nhất với Atman
(linh hồn cá thể)
Ahimsa: bất tổn sinh.
Đạo Bà-La-Môn phân chia xã hội Ấn Độ làm 5 giai cấp. Ai sinh
ra trong giai cấp nào thì phải ở mãi trong giai cấp đó suốt đời.
1. Brahman: Tu sỹ, thầy giáo, người làm luật
2. Kshastriya: Vua chúa, quý tộc, chiến binh
3. Vaisya: Nông dân, thợ thủ công, thương nhân
4. Sudra: Nô lệ, tiện dân
5. Ngoài ra còn có những người ngoài đẳng cấp là Pariah
giống người cùng khổ, bị coi như sống ngoài lề xã hội loài người,
bị các giai cấp trên đối xử như thú vật, vô cùng khổ nhục, tối tăm.
Đặc trưng điển hình của nguồn bản địa là chất
dương tính trong tính cách Chăm => Tiếp nhận
thần Shiva trong Đạo Balamôn là vị thần trung
tâm để thờ.
Về cấu trúc quần thể, các tháp Chăm tập hợp
theo hai loại : Loại thứ nhất là các quần thể kiến
trúc bộ ba gồm ba tháp song song thờ ba vị thần
Brahma, Visnu, Siva. Loại thứ hai là các quần thể
kiến trúc có một tháp trung tâm thờ Shiva và các Quần thể khu tháp Chăm Khương
tháp phụ vây quanh. Loại này thường xuất hiện Mỹ - huyện Núi Thành
muộn hơn (khoảng tk. IX trở về sau); có những tỉnh Quảng Nam
nơi trước đây là quần thể kiến trúc bộ ba về sau
khi tu chỉnh được chuyển thành loại quần thể có
một tháp trung tâm.
Tháp MỸ SƠN ; Tháp Bà Ponaga
Người Chăm thuộc khu vực nông nghiệp,
nghĩa là, từ trước khi Bàlamôn giáo xâm nhập,
đã phải có tục thờ sinh thực khí rồi. Và miền
Trung là vùng mang tính cách thiên về dương
tính, cho nên dễ hiểu là tục thờ sinh thực khí
nam (linga) sẽ phổ biến hơn. Về hình dáng,
linga Chăm có ba loại:
- Loại 1 thành phần
- Loại 2 thành phần
- Loại 3 thành phần
1.2.2. Đạo Phật
Đức Phật Siddhartha Gautarma (563 – 484
TCN) (Tất Đạt Đa, thầy Cổ Đàm) tại Rừng Lumbini
(Nepal).
29 tuổi, Rahuta, Sự từ bỏ vị đại.
Sau khi tu luyện, Đức Phật quyết định truyền
giáo trong 45 năm. Biểu tượng Phật giáo
Bài giảng đầu tiên của Ngài diễn ra tại
Sarnath – Chuyển Pháp Luân.
Hai trụ cột của Phật Giáo là Trí Huệ và Từ bi
Quay lưng lại với triết học siêu hình, xây
dựng nên một triết học đạo đức trên nền tảng phân
tích thực nghiệp tâm lý.
Nội dung học thuyết của Đạo Phật là lí giải về nỗi khổ đau và giải thoát
nổi khổ đau... chỉ chủ yếu là sự cứu vớt. Tập trung trong tứ diệu đế (bốn nghĩa lí
siêu cao); con đường diệt khổ: Bát chánh đạo.

Khổ
Chánh
kiến

đế Chánh Chánh tư
định duy

Tứ
Đạo Tập
diệu Chánh Chánh
đế đế niệm ngữ
đế

Chánh Chánh
Diệt tịnh tiến nghiệp

đế Chánh
mạng
- Sau khi đức Phật tạ thế, do sự bất đồng ý kiến trong việc giải thích kinh
Phật, các đệ tử của người chia làm 2 phái: Phái các vị trưởng lão gọi là Thượng
Tọa (Theravada) – Phái Nguyên Thủy, Tiểu Thừa; Phái các tăng chúng còn lại
gọi là phái Đại Chúng, soạn ra kinh sách tự xưng là Đại Thừa (Mahayana).
- Đến thời Gúpta, thế kỉ V SCN, đạo Phật không giữ được vị trí như các
thời kì trước mà dần dần nhường chỗ cho Ấn Độ giáo - Đạo Hindu.

Trang phục của tăng sỹ phật giáo Theravada và Mahayana


Quá trình thâm nhập và phát triển Phật giáo ở Việt Nam

Từ đầu công Thời Lí – Trần: Đầu TK XX 


Thời Hậu Lê 
nguyên đến hết giai đoạn cực nay: Giai đoạn
Cuối TK XIX
thời Bắc thuộc thịnh chấn hưng PG

Tổng hợp Những đặc điểm của


Phật giáo Việt Nam

Thiên về
Linh hoạt
nữ tính
1.2.3. Kitô giáo
Kitô giáo (Cơ đốc giáo, Thiên Chúa giáo): tôn
giáo của những người bị áp bức.
Nguồn gốc: Từ Do thái giáo, thờ chúa Jesus
Christ.
Chúa Jesus thuộc chủng tộc Do Thái, sinh trước
CN vài năm ở một làng nhỏ thuộc vương quốc Juda
của người Do Thái – dưới quyền bảo hộ của đế quốc
La Mã, nay thuộc Palestine. Đây là cái nôi của 3 nền
tôn giáo: Do Thái giáo, Đạo Ki tô và Đạo Hồi.
Giáo lý:
+ 10 điều răn của chúa.
+ 7 phép bí tích.
Giáo lý:
+ 10 điều răn của chúa.
+ 7 phép bí tích.

1. Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến người trên hết mọi sự.
2. Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ
3. Giữ ngày Chúa Nhật
4. Thảo kính cha mẹ
5. Chớ giết người
10 ÐIỀU RĂN
6. Chớ làm sự dâm dục
7. Chớ lấy của người
8. Chớ làm chứng dối
9. Chớ muốn vợ chồng người
10. Chớ tham của người
7 PHÉP BÍ TÍCH

1. Bí Tích Rửa Tội


2. Bí Tích Thêm Sức
3. Bí Tích Mình Thánh Chúa
4. Bí Tích Giải Tội
5. Bí Tích Xức Dầu Thánh
6. Bí Tích Truyền Chức Thánh
7. Bí Tích Hôn Phối
- Kinh sách:
+ Cựu ước: 46 quyển (lịch sử, văn thơ, tiên tri).
+ Tân ước: 27 quyển (kể về Chúa Jesus và hoạt động của các
thánh). Được giảng lại theo các sách Phúc Âm (cuốn sách chứa
đựng những Tin Lành, bao gồm: Phúc Âm Mátthêu, Phúc Âm
Máccô, Phúc Âm Luca và Phúc Âm Gioan).
- Lịch sử phát triển:
+ Thời điểm mới thành lập bị đàn áp khốc liệt
+ TK I – đầu TK IV: Phát triển trong lòng xã hội La Mã.
+ Cuối TH IV: Trở thành quốc giáo của La Mã.
Giáo hội: (974 - 1054)
+ Công giáo (giáo hội La Mã/ Giáo hội Phương Tây).
Năm 1520, tách thêm dòng đạo Tin Lành.
Thế kỷ XVI, tách thêm dòng Anh Giáo/
+ Chính thống giáo (giáo hội Hy Lạp/ Giáo hội Phương Đông).
- Ki- tô giáo với văn hóa Việt Nam
+ Khó hòa đồng với VHVN do:
Dính líu tới hoạt động thực dân xâm lược.
Bất đồng về văn hóa (thờ cũng tổ tiên).
+ Cống hiến của Ki – tô giáo
Tạo nên chữ quốc ngữ.
Đưa VH phương Tây vào Việt Nam.
Chú trọng đạo đức làm người, chống chế độ đa thê.
Đức Mẹ Hòa Bình - Nhà thờ Đức Bà

Tượng Đức Mẹ Măng Đen


1.2.4. Đạo Hồi (Islam)
- Người sáng lập: Mohamet
- Thời gian ra đời: Thế kỷ VII – năm 622 (năm mở
đầu kỷ nguyên Hồi giáo)
Biểu tượng Hồi giáo
- Kinh Thánh: Kinh Koran, do thánh Allah khải thị
cho Mohamet, thông qua thiên sứ Gabrien và được
ghi chép lại sau khi Mohamet qua đời.
- Thánh thất: Đền Caaba
- Thánh địa: Mecca Quốc kỳ một số quốc gia Hồi giáo
- Kinh Koran (Qur’an) là Thánh kinh vừa là bộ
Bách khoa toàn thư về đất nước Ả Rập gồm 30
quyển với 6236 câu thơ, viết bằng tiếng Ả rập rất
trau chuốt, dễ thuộc dễ nhớ, và vì Đạo Hồi được
truyền bá rộng rãi nên ngôn ngữ Ả Rập cũng được
phổ biến ở những nơi mà đạo Hồi có mặt.
- Có Lục tin (Tin Chân Thánh, Thiên sứ, Sứ giả,
Kinh thánh, Tiền định, Kiếp sau) và Ngũ trụ (Niệm
(Jihat), Lễ (Salaat), Trai (Ramadan), Khóa (Sakiat),
Triều (Hajat).

Chương đầu của Thiên kinh Qur'an với 7 câu


Người phụ nữ Hồi giáo – Al - Masjid an - Nabawi, Ả Rập Saudi
chiếc khăn Hijab
Giáo luật Đạo Hồi gồm 5 điều cơ bản:
1. Biểu lộ đức tin vào: đức thánh Allah,
giáo chủ Mohamet, việc phán xét
cuối cùng.
2. Cầu nguyện mỗi ngày 5 lần: rạng
đông, giữa trưa, chiều, hoàng hôn,
chập tối.
3. Ăn chay (nhịn ăn, uống, hút, sinh
hoạt vợ chồng vào ban ngày).
4. Bố thí 1/10 lợi tức hàng năm.
Người Hồi giáo cầu nguyện hướng quanh ngôi
5. Hành hương tới thánh địa Mecca đền linh thiêng Kaaba
Thánh đường Hồi giáo tại An Giang
Nguời Chăm theo đạo Hồi ở Việt Nam chia thành hai nhánh: Chăm
Bàni (một bộ
phận Chăm Islam) ở miền Trung và Chăm Islam ở Nam Bộ.
-Tin tưởng Thượng đế Allah là tối cao duy nhất, và Muhammad là
sứ giả cuối cùng của Allah, là người khai sáng Islam.
- Mỗi ngày đêm phải cầu nguyện đủ 5 lần.
- Phải ăn chay trọn tháng Ramadan.
- Phải bố thí để giúp đỡ người khó khăn hơn mình.
- Nếu có khả năng thì ít nhất một lần trong đời hành hương về
thánh địa Mecca (Saudi Arabia) để làm lễ Haji.
Người Chăm ở Việt Nam theo mẫu hệ, con cái tính theo dòng mẹ, người phụ nữ
trong nhà nắm giữ nhiều của cải, quyết định mọi hình thức cưới hỏi. Đạo Hồi đã
đem phụ hệ, phụ quyền vào đời sống Chăm nhưng đã dung hoà với phong tục truyền
thống Chăm:
+ Trong hôn nhân có sự bình quyền tương đối giữa nhà trai và nhà gái, cho tự do tìm
hiểu giữa nam nữ trước hôn nhân.
+ Cho phép kết hôn con chú, con gì.
+ Cho phép con mang cả họ mẹ và họ cha.
+ Chú rể – chồng bắt buộc phải ở lại nhà vợ 2 - 3 tháng (ở nông thôn) hay 3 - 4 ngày
ở thành thị sau ngày cưới.
+ Con trai có thể đi hỏi vợ nhưng phải mang theo 2, 3 bà chị hoặc bạn của mẹ.
+ Khi ly hôn, theo luật pháp người đàn ông được chia tài sản nhưng phần lớn họ ra
đi tay không.
+ Người đàn ông có quyền lấy 4 vợ nhưng rất hiếm trường hợp người đàn ông Chăm
lấy hơn một vợ (Luật pháp Việt Nam không cho phép).
1.2.5. Đạo Hòa Hảo
Sự cải biến linh hoạt trên cơ sở tổng hợp đạo
Phật với đạo ông bà (thờ cúng tổ tiên) đã tạo nên Phật
giáo Hòa Hảo, còn gọi là Đạo Hòa Hảo, mà giáo chủ
là Huỳnh Phú Sổ.
Đạo Hòa Hảo lấy pháp môn Tịnh Độ làm căn
bản, rồi kết hợp với đạo của dân tộc thờ ông bà tổ
tiên mà đề ra thuyết tứ ân (ơn): Ơn tổ tiên cha mẹ, ơn
đất nước, ơn tam bảo, ơn đồng bào và nhân loại.
Trong bốn ơn đó, ơn tam bảo đứng hàng thứ ba, còn
ơn cha mẹ được xếp hàng thứ nhất.
Đạo Hòa Hảo rất chú trọng giáo dục tinh thần
dân tộc, ý thức chống ngoài xâm (ơn đất nước):
1.2.6. Đạo Cao Đài
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, hay còn được biết đến với tên gọi đạo
Cao Đài – Tôn giáo dung hợp vạn giáo bằng tôn chỉ “Vạn giáo nhất lý”
và “Thiên nhân hợp nhất”.
Cao Đài là một tôn giáo mới, có tính pha trộn rất nhiều các tôn
giáo lớn mà chủ yếu là Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Hồi giáo, Cơ Đốc
giáo và cả một số tôn giáo đa thần thời cổ đại, thể hiện qua Ngũ Chi Đại
Đạo. Thậm chí tôn giáo này còn thờ phụng một số nhà chính trị, nhà văn
cận đại là "Tam thánh" (bao gồm Tôn Dật Tiên, Victor Hugo và Nguyễn
Bỉnh Khiêm).
Lịch sử của đạo Cao Đài gắn liền với sự phổ biến Cơ bút tại Việt
Nam đầu thế kỷ XX.
Đạo Cao Đài
Tây Ninh – Việt Nam
Bàn thờ Thiên nhãn
2. Phong tục
Là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ
lâu đời, được đại đa số mọi người thừa nhận và làm
theo.
Phong tục tập quán là khái niệm rộng. Nó bao gồm
cả hội hè, lễ tết, trang phục, ăn uống, cưới xin, ma
chay…
2.1. Phong Tục Hôn nhân
Những phong tục xung quanh vấn đề hôn nhân vô cùng đa dạng. Từ xưa,
thường có tập quán “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” bên cạnh đó còn có xu hướng tự do
tìm bạn đời thông qua các sinh hoạt văn hóa dân gian: hát đối, hát giao duyên, ném còn,
chơi đu,…
Quyền Quyền
Hôn lợi tập lợi cá
nhân thể nhân
Hôn nhân của người Việt xuất phát từ quyền lợi tập thể:
- Xác lập quan hệ giữa hai dòng họ, hai gia tộc. “Môn đang hộ
đối”, “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”.
- Là phương thức duy nhất và thiêng liêng để duy trì dòng dõi và
phát triển nguồn nhân lực => Phương thức chọn dâu, rể. “Đàn bà
thắt đáy lưng ong/ Vừa khéo chiều chồng, vừa khéo nuôi con”.
“Trai khôn kén vợ chợ đông/ gái khôn chọn chồng giữa chốn ba
quân”.
- Phương thức tạo sự ổn định của làng xã. (Phân biệt dân chính cư,
dân ngụ cư, nộp cheo: “Giúp em quan tám tiền cheo/Quan năm
tiền cưới lại đèo buồng cau”...)
=> Lịch sử hôn nhân ở
VN là hôn nhân lợi ích
từ tập thể: Mỵ Châu –
Trọng Thủy, Công chúa
Huyền Trân với vua
Chàm Chế Mân, Công
chúa Ngọc Hân –
Nguyễn Huệ… Công chúa Ngọc Hân và vua
Quang Trung Nguyễn Huệ
Nhu cầu riêng tư:
- Sự phù hợp của đôi trái gái: xem tuổi, trao lễ
vật như nắm đất gói muối (Hùng Vương); bánh su
sê (phu thê); ăn cơm nếp, uống rượu…
- Sự phù hợp quan hệ mẹ chồng – nàng dâu:
tục mẹ chồng tránh mặt khi đón dâu.
Bao gồm các nghi lễ:
Lễ dạm ngõ
Lễ ăn hỏi (lễ vấn danh)
Lễ cưới – Thành hôn:
+ Lễ nạp tài
+ Lễ xin dâu
+ Lễ rước dâu
+ Lễ tơ hồng
+ Trải giường chiếu
+ Lễ hợp cẩn
+ Tiệc cưới
+ Lễ lại mặt
2.2. Phong tục Tang ma
Với 2 thái cực: Đưa tiễn và xót thương.
- Đưa tiễn: quan niệm “trẻ làm ma, già làm hội”.
+ Chuẩn bị chu đáo cho cái chết của mình: sắm áo
quan, tìm đất, xây phần mộ…
- Xót thương: muốn níu kéo, giữ lại. Tục khiêng
người chết đặt xuống đất, tục gọi hồn, tục khóc than,
mặc vải thô, đội mũ dây chuối, tay chống gậy…
=> Tính cộng đồng: Láng giềng để tang “Họ đương ba
tháng, láng giềng ba ngày”, cây cối cũng để tang…
=> Tính triết lý Âm dương ngũ hành.
- Màu sắc: + Màu trắng (Hành Kim – hướng Tây theo Ngũ
hành)
+ Màu đỏ: khăn tang của chắt, chút để tang cụ, kỵ.
- Loại số: lạy trước linh cữu 2, 4 lạy -> số chẵn.
- Luật âm dương phân biệt tang cha với tang mẹ.
Nghi thức tang lễ: Đặt tên hèm, Lễ mộc
dục, lễ tẩm niệm, lễ nhập quan, lễ thành
phục, lễ khiển diện, lễ hạ huyệt.
Sau khi an táng: Lễ mở cửa mả, lễ thất
tuần, lễ tốt khốc, lễ tiểu tường, lễ đại tường.
Tục cải táng: sau khi chết 3 năm.
Có hai cách xử lý đối với xác chết: chôn dưới đất và
hỏa thiêu.
Chôn theo người chết những thứ cần thiết cho cuộc
sống và những thứ mà khi còn sống họ ưa thích.
Có một quan niệm rất phổ biến ở Việt Nam nói riêng
và Đông Nam Á nói chung chính là sợ hồn người chết về
quấy phá hoặc bắt đi người thân trong gia đình, do đó
người ta thường mời thầy cúng đến yểm tại nhà hoặc tại
mộ.
Ngoài ra, còn có những tập tục khác như:
ØNhai Trầu: là tục phổ biến ở Việt Nam, quen thuộc với cư
dân người Việt như ăn cơm, uống nước. Nó gắn liền với các
nghi thức trong cuộc sống hằng ngày như cưới xin, ma chay,
lễ hội, lễ tết…
ØTục cưa và nhuộm răng đen: nhằm xác nhận một đứa trẻ đã
thành người lớn; xuất phát từ quan niệm thẩm mỹ răng đen là
đẹp.
ØXăm mình: nghi thức xác nhận sự trưởng thành của con
người. Hình xăm chủ yếu là các con vật như: hổ, báo, voi, sư
tử… nhằm tránh được hiểm họa do các con vật đó gây ra.
2.3. Phong tục Lễ tết và Lễ hội

Tết Nguyên Đán

Tết Thượng Nguyên, Trung


Thời gian LỄ TẾT
Nguyên, Hạ Nguyên

Tết Hàn Thực, Đoan Ngọ…


ØTết Nguyên Đán: tổng kết
năm cũ, tổng kết một chu kỳ lao
đông, đón mừng năm mới. “tổng
cựu nghinh tân”.
- Được tổ chức vào mùa xuân,
mùa của sự sinh sôi nảy nở và là
dịp nhà nông nghỉ ngơi. Vào dịp
này có nhiều tục lễ được tiến
hành nhằm mục đích cầu may,
cầu sự phồn thịnh.
ØTết Thượng Nguyên (Nguyên
Tiêu): Rằm Tháng Giêng. Đây là
dịp dân chúng lên chùa cúng sao
giải hạn, ước nguyện điều lành. Lễ
hội đêm trăng rằm hiện được
nhiều nơi Việt Nam, khôi phục
truyền thống văn hóa cổ, tổ chức
đêm Nguyên tiêu của Ngày thơ
VN, hiện nay đã thành nếp thường
xuyên ở nhiều địa phương…
Tết Trung Nguyên (Rằm tháng
bảy): Theo tín ngưỡng dân gian
Việt Nam, rằm tháng 7 được xem
là ngày lễ Vu Lan hay còn gọi là
ngày xá tội vong nhân theo phong
tục của người Á Đông.
Tết Hạ Nguyên: được tiến
hành vào ngày mồng Một hoặc
mồng Mười, cũng có thể là
ngày Rằm tháng 10 Âm lịch
hàng năm. Theo quan niệm
của ông bà ta ngày xưa, những
ngày này Thiên Đình cử thần
Tam Thanh xuống trần gian để Do vậy, mọi nhà phải tiến hành làm
xem xét việc tốt xấu về tâu với lễ để thần Tam Thanh ban phúc
Ngọc Hoàng. lành, tránh tai họa và cũng là dịp
"tiến tân" cơm gạo mới cúng tổ tiên.
Tết Hàn Thực: là một
ngày tết vào ngày mồng 3
tháng 3 âm lịch.
"Hàn Thực" nghĩa là "thức ăn
lạnh". Ngày tết truyền thống
này xuất hiện tại miền Bắc
Việt Nam và một số cộng
đồng người gốc Hoa.
Tết Đoan Ngọ: ngày mùng 5
tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết
truyền thống tại một số nước Đông
Á như Việt Nam, Triều Tiên và
Trung Quốc.
“Đoan” nghĩa là mở đầu, “Ngọ”
là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng
tới 1 giờ chiều, và ăn tết Đoan Ngọ
là ăn vào buổi trưa. Ở Việt Nam, gọi
ngày Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu
bọ.
Quan hệ với MTTN: cầu mưa,
xuống đồng

QH MTXH: Đền Hùng, Thánh


Không gian LỄ HỘI
Gióng, Hai Bà Trưng…

QH Cộng đồng: Chùa Hương,


núi Bà Đen…
Lễ hội dùng để chỉ một hiện tượng sinh hoạt gồm nhiều thành
tố tham gia có tính tổng hợp.
Lễ hội là tổ hợp có hàm ý chỉ phần lễ và phần hội những cũng
có thể chỉ một trong hai phần đó.
Lễ hội bao giờ cũng gắn với một cộng đồng cư dân nhất định.
+ Phần Lễ: gồm các nghi lễ rước, cúng tế và các vật thờ.
+ Phần hội: diễn ra ngay sau phần lễ, khởi đầu bằng các đám
rước sau đó là các trò diễn xướng, trò chơi dân gian, các hình thức
diễn xướng.
Nghi thức rước kiệu
Ngọc Lộ tại lễ hội
khai Ấn - Đền Trần
v Lễ hội nghề nghiệp: tôn vinh nghề nghiệp, ca ngợi công đức của bậc tổ
nghề, cầu mong cho nghề phát triển thịnh vương, thể hiện đạo lý “uống
nước nhớ nguồn”
- Lễ hội nông nghiệp:
+ Lễ hội với mục đích cầu mưa (Hội chùa Dâu 8/4, Hội chùa Tứ
Pháp 8/4, Hội Tam Tổng…);
+ Lễ hội nhắc nhở vai trò của phân bón (Hội Cổ Nhuế - HN, Hội Vũ
Bi – Hải Hưng…);
+ Hội đâm trâu của các dân tộc Tây Nguyên, ….
- Lễ hội nghề nghiệp khác như: Lễ hội cầu ngư – Khánh Hòa; Hội Pháo –
Đồng kị;…
v Lễ hội kỷ niệm các anh
hùng dựng nước và giữ
nước: tái hiện hiện tượng
lịch sử nổi bật.
- Hội Đền Hùng (Phú Thọ -
10/3 ÂL)
- Hội Gióng (Gia Lâm, HN
– 9/4 ÂL)
Lễ rước tượng và voi chiến
- Hội đền Hai Bà Trưng
trong lễ hội Đền Hai Bà Trưng
(HN – 3/2)…
vLễ hội Tôn giáo và Văn hóa: đề cao lực lượng thần thánh đại
diện cho cái thiện. Các vị này có vị trí đặc biệt trong tâm linh và
tình cảm của dân chúng. Nhằm hướng cộng đồng đến Chân –
Thiện – Mỹ…
- Lễ hội Phật giáo: Hội Chùa Hương (Hà Tây), Hội chùa Tây
Phương (Hà Tây),
- Lễ hội Thiên Chúa Giáo: Lễ giáng sinh (24-25/12), Lễ Phục
sinh
- Lễ hội Hồi Giáo: Lễ hội Ranuwan hay lễ hội tháng thiêng
Ramadan…
-…..
Hội chùa Hương
Hà Nội
Xuất phát từ ước vong cầu mưa : đốt pháo, đi thuyền đốt pháo, ném pháo,
đánh pháo đất…
Xuất phát từ ước vọng cầu cạn: là các trò thi thả diều.
Xuất phát từ ước vọng phồn thực: cướp cầu thả lỗ, đánh đáo, ném còn, nhún
đu, ...
Xuất phát từ ước vọng luyện rèn sự nhanh nhẹn, tháo vát, khéo léo: là các trò
thi thổi cơm, vừa gánh vừa thổi cơm, vừa giữ trẻ vừa thổi cơm, vừa bơi
thuyền vừa thổi cơm, thi luộc gà, thi dọn cỗ, thế bắt lợn, thi bắt vịt, thi dệt
vải, thi leo cầu ùm, thi bịt mắt bắt dê, đua cà kheo…
Xuất phát từ ước vọng luyện rèn sức khoẻ và khả năng chiến đấu là các trò
đấu vật, kéo co, chọi gà, chọi trâu, chọi cá, chọi dế…
LỄ TẾT LỄ HỘI
Có sự hòa hợp giữa cái thiêng (Lễ) phàm (Hội)

Đóng (giới hạn mỗi gđ) Mở (lối cuốn cộng đồng)

Quan hệ tôn ti Quan hệ dân chủ, bình đẳng

Phân bố theo thời gian Phấn bố theo không gian


3. Văn hóa giao tiếp và
nghệ thuật ngôn từ
3.1. Đặc trưng giao tiếp cơ bản của người Việt

THÁI ĐỘ

Thích giao tiếp Rụt rè

Thích thăm Rất hiếu


viếng khách

Tính cộng đồng Tính tự trị


Chủ Tịch Triều Tiên,
Kim Jong Un tại Việt Nam
• QUAN HỆ • ĐỐI TƯỢNG
GIAO TIẾP GIAO TIẾP

Lấy tình
Tìm hiểu,
cảm làm
quan sát,
nguyên tắc
đánh giá
ứng xử

Tế nhị, Trọng
trọng hài danh dự
hòa => sĩ diện
• CÁCH THỨC • CHỦ THỂ
GT GIAO TIẾP
Có tính chất thân mật
hóa
Hệ thống xưng
hô Có tính chất xã hội hóa,
cộng đồng hóa

Nghi thức
lời nói Thể hiện tính tôn ti kỹ
phong phú lưỡng

Các cách nói


lịch sự
3.2. Nghệ thuật ngôn từ
3.2.1. Ngôn ngữ
- Đặc điểm cơ bản:
+ Tính biểu trưng cao:
Xu hướng ước lệ (diễn đạt bằng các con số),
Trọng sự cân đối, hài hòa (ăn vóc/học hay; trèo cao/ngã đau;
mua may/bán đắt…)
Câu đối: “Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng
Bần ra cửa/ Sáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông
Phúc vào nhà”.
Truyền thống Việt Nam thiên về thơ ca: lục bát, song thất lục
bát, thơ tự do…
Ở Việt Nam, văn xuôi truyền thống cũng là
văn xôi thơ, do tiếng việt là ngôn ngữ giàu thanh
điệu.
Chửi nhau: "Bớ làng trên xóm dưới, bớ láng
giềng láng tỏi …bên sau bên trước, bên ngược bên
xuôi! Tôi có con gà mái xám mới ghẹ ổ, nó lạc ban
sáng mà thằng nào con nào, đứa ở gần mà qua, đứa
ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái, nó bắt
mất của bà, thì buông tha thả nó ra, có đứa nào trót
nhỡ tay đánh cắp con gà mái ghẹ của bà thì hãy
banh lỗ tai vạch lỗ nhĩ lên mà nghe bà chửi đây
này… (Bước Đường Cùng – Nguyễn Công Hoan).
Ti ể u t h u y ế t d o ả n h
hưởng của phương Tây
cũng mang đậm dấu ấn cân
đối, nhịp nhàng.
Văn chính luận Việt
Nam cũng mang đầy chất
thơ nhờ cấu tạo cân đối,
nhị p nhà ng. VD: Tuyê n
Ngôn Độc Lập (Hồ Chí
Minh).
+ Giàu chất biểu cảm : giàu chất thơ, giàu âm điệu.
VD: Nói đến màu xanh – xanh lè, xanh rờn, xanh ngắt…;
Sử dụng từ láy: nhờn nhợt, phau phau, tẻo teo…
Sử dụng hư từ có sắc thái biểu cảm: à, ừ, nhỉ, nhé…
Ít có tác phẩm nhắc về chiến tranh, nếu có chỉ nhắc về nỗi
buồn như: Chinh phụ ngâm.
“…Đường giong ruổi lưng đeo cung tiễn,
Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa.
Bóng cờ tiếng trống xa xa,
Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng”
+ Tính linh động, linh hoạt:
Cấu trúc ngữ pháp linh động. VD: Tôi đi học, tôi sẽ đi học,
tôi phải đi học…
Khả năng diễn đạt khái quát cao. VD: Gần mực thì đen, gần
đèn thì sáng -> “Near the ink, you are black; Near the light, you
will shine”…
3.2.2. Nghệ thuật ngữ văn
-Văn học truyền miệng (VH Dân gian).
+ Sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn.
+ Truyện cười, câu đố, ca dao, tục ngữ, vè.
-Văn học viết (VH Bác học).
+ Tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện kí…
+ Thơ ca…
ÂM NHẠC DÂN GIAN VÀ
NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH
4
4.1. Âm nhạc dân gian và nghệ thuật diễn xướng
Hệ thống nhạc cụ:
- Bộ gõ đóng vai trò quan trọng: được làm bằng đá, bằng gỗ,
bằng tre, bằng da… như: đàn đá, trống đồng, trống cơm,
cồng chiêng, chuông… => Bộ gõ là sản phẩm nghề nông
nghiệp lúa nước là những linh khí cầu mưa, cầu mùa hàng
năm.
- Bộ thổi: khèn.
- Bộ dây: xuất hiện muộn nhưng phong phú về chủng loại:
đàn bầu, đàn nhị, đàn tì bà, đàn tranh…
Các loại diễn xướng: Hát và ngâm thơ
+ Hát trợ giúp khi làm việc có: Hò cạn (hò dệt vải,
hò xay lúa…), Hò nước (hò kéo lưới, hò mái đẩy…)
+ Hát khi nhàn rỗi: hát quan họ (Bắc Ninh), hát
xoan (Phú Thọ), hát ví, hát dặm (Nghệ Tĩnh), hát ru, hát
xẩm, hát chầu văn, hát bài chòi,
+ Ca : Ca trù, ca Huế, ca vọng cổ.
+ Ngâm thơ : điệu sa mạc, điệu Huế, điệu Tao đàn.
◉ Các loại sân khấu dân gian
- Chèo: + thuần Việt – đặc thù sân khấu cổ truyền Việt.
Chèo phát triển mạnh ở phía bắc Việt Nam với trọng tâm là
vùng châu thổ sông Hồng cùng hai khu vực lan tỏa là trung du
miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Loại hình sân khấu này
phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng
và được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử
dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von
giàu tính tự sự, trữ tình.
- Tuồng:
+ Có mối quan hệ sân
khấu Trung Hoa. (ở miền Nam
gọi là hát Bội). Có hai loại
tuộng thầy (tầng lớp trung lưu),
tuồng đồ (dân chúng = chèo).
+ Người đầu tiên đặt nền
móng cho nghệ thuật tuồng
Việt Nam là Đào Duy
Từ (1572-1634)
- Múa Rối nước : thuần Việt
– đặc thù sân khấu Việt,,
gắn liền với thiên nhiên, ra
đời từ nền văn hóa lúa nước.
Múa rối nước đã ra đời
chừng hơn 10 thế kỷ trước ở
vùng châu thổ sông Hồng.
Loại hình này thường diễn
vào dịp lễ, hội làng, ngày
vui, ngày Tết, dùng con rối
diễn trò, diễn kịch trên mặt Sân khấu múa rối nước
nước.
- Cải lương: ra đời đầu thế kỷ 20
ở Tây Nam Bộ.
+ Là loại hình sân khấu
tổng hợp, kim cổ giao duyên
+ Kịch bản: đa dạng, phản
ánh hiện thực xã hội.
+Âm nhạc: phong phú, kết
hợp giữa nhạc cụ truyền thống và
nhạc khí phương Tây. Vở: Chuyện tình
+ Cùng với cải lương là sự Lan và Điệp
ra đời của điệu Ca vọng cổ.
HÁT BẢ TRẠO
Hát Bả trạo hay còn gọi là Chèo Bả trạo, Chèo đưa linh, Hò đưa linh, Hò
hầu linh là dạng dân ca lễ nghi của cư dân gần biển Bình Trị Thiên, cụ thể là từ
Quảng Nam - Đà Nẵng cho đến Bình Thuận. Hát Bả trạo là di sản văn hóa phi
vật thể, loại hình văn hóa dân gian có nguồn gốc từ "văn hóa biển" nhằm để
phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân.
Hát bả trạo là hình thức văn hóa đặc thù, biểu hiện tín ngưỡng thờ cá Ông
của ngư dân địa phương ven biển. Kép hát đóng vai ngư dân hát hò theo kịch
bản, gọi là tuồng bả trạo, và những người diễn xướng đó coi như đang ở trên ghe
thuyền. Trong đó, ngoài 12 người nắm tay chèo còn có Một người đứng ở mũi
thuyền điều khiển gọi là Tổng Tiền, một người ở giữa chịu trách nhiệm hậu cần
trên khoang thuyền gọi là Tổng Thương, một người đứng cuối con thuyền gọi là
Tổng Lái.
=> Hát bả trạo có sự kết hợp nhuần nhuyễn về nghệ thuật, nghi lễ, múa
dân gian với âm nhạc dân ca truyền thống của cư dân miền biển.
-Chính sách phổ biến các loại hình văn hóa nghệ thuật
truyền thống.
-Nuôi dưỡng các tài năng nghệ thuật.
-Đầu tư cho các loại hình nghệ thuật
-Chú trọng đến đời sống của những nghệ nhân tài
năng.
-Kêu gọi những nhà đầu tư.
-Giáo dục lòng yêu thích đối với các loại hình nghệ
thuật truyền thống
4.2. Nghệ thuật tạo hình dân gian
Nghệ thuật tạo hình hay còn gọi là nghệ thuật hình khối bao
gồm hội họa và điêu khắc. Hai loại hình này luôn có mối quan hệ
với nhau. Nền nghệ thuật tạo hình ra đời từ rất sớm, ban đầu là
những hình chạm khắc đơn sơ trên đá như hình thuyền, mặt trời,
mặt trăng, mặt người cá, thằn lằn…

Hình mặt người trong Hang


Đồng Nội – Hòa Bình
- Sau đó có sự xuất hiện của tượng
người và động vật.
- Đặc biệt, với sự xuất hiện của đồ
gốm kèm theo hình trang trí hoa
văn, họa tiết trên các sản phẩm đã
tạo nên một bước mới cho nghệ
thuật tạo hình dân gian.
Tượng người Văn Điển
Bước vào thiên niên kỷ
thứ nhất song song với việc bảo
tồn và phát huy nghệ thuật tạo
hình bản địa, VN còn chịu ảnh
hưởng nghệ thuật tạo hình của
nước ngoài, trước hết là Ấn Độ
như: Nhóm nữ thần Mây – Mưa
– Sấm – Chớp bằng gỗ; bệ đá
Mỹ Sơn…
v Hội họa
Nguồn chất
Tên tranh Vật liệu liệu màu Kỹ thuật

- Đồng Hồ - Giấy điệp - Tự nhiên - In ván


Giấy - Hàng Trống - Giấy trắng - Tự nhiên - In ván + vẽ
- Kim Hoàng - Giấy đỏ - Tự nhiên - In ván + vẽ

Vải Lụa Lụa sợi nhỏ Tự nhiên Vẽ

Cát Cát Cát màu Tự nhiên Đổ theo khuôn

Đa vật liệu Sơn dầu Đa vật liệu Hóa chất Vẽ


TRANH ĐÔNG HỒ

Bịt mắt bắt dê Thầy đồ cóc


TRANH HÀNG TRỐNG

Rồng rắn

Cá chép trông trăng


TRANH KIM HOÀNG
TRANH LỤA TRANH CÁT
Tranh Thêu
Tranh gạo
v Nghệ thuật điêu khắc
- Điêu khắc đá, khắc chạm gỗ, Khâu làm nguội trong
đúc đồng, Tạo hình đắp nổi, ghép sành sứ…
v Kiến trúc: thành quách, cung điện, chùa tháp.

4.3. Đặc điểm của nghệ thuật
thanh sắc và hình khối
4.3.1. Nghệ thuật thanh sắc
-Tính biểu trưng: Nghệ thuật sân khấu Việt Nam có
truyền thống tả thần. Thông qua những biểu tượng có tính
biểu trưng nhằm diễn đạt nội dung chứ không phải hình
thức.
+ Thủ pháp ước lệ: dùng một bộ phận, một chi tiết để
gợi cho người xem nghĩ đến, hình dung ra sự thực ngoài
đời.
+ Thủ pháp mô hình hóa:
VD: Đào: + Đào chiến: những nữ tướng cầm
quân ra trận; + Đào thương: những cô gái gặp nhiều đau
khổ; + Đào lẳng: những cô gái ong bướm lẳng lơ...
Kép: + Kép đỏ: những anh hùng trung dung; +
Kép đen: Những hảo hán bộc trực; + Kép rằn ri: những
người đáng sợ nơi biên thùy…
Lông mày: + Mày lưỡi mác: kẻ anh hùng; +
Mày nhọn mũi dùi: Kẻ nham hiểm…
- Tính biểu cảm: thiên về diễn tả tình cảm, mềm mại, có
khuynh hướng trọng tình.
VD: Âm nhạc và các làn điệu dân ca: “Người ơi, người
ở đừng về”, Cây trúc xinh…rất chú trọng luyến láy âm tính,
âm sắc, đậm chất trữ tình.
- Tính tổng hợp: + Không có sự phân biệt rạch ròi giữa các
loại hình, thể loại ca, múa, nhạc trong sân khấu truyền
thống (Xem hát chèo, xem hát bội…); Có sự tổng hợp giữa
tả thực, biểu trưng, biểu cảm.
+ Không có sự phân biệt giữa các thể loại (bi,
hài…) VD: vở Quan Âm Thị Kính.
- Tính linh hoạt: không đòi hỏi diễn viên tuân thủ chặt chẽ bài
bản của tích diễn; sân khấu truyền thống có sự giao lưu mật thiết
với người xem (sàn diễn thường là sân đình, tiếng đế…).
4.3.2. Nghệ thuật hình khối
- Tính biểu trưng: Sử dụng tính biểu
trưng làm nổi bật trọng tâm nghệ thuật
hình khối. Gợi nhiều hơn tả, hướng sự
chú ý của người xem vào nội dung tư
tưởng hơn là hình thức.
+ Biện pháp Nhấn mạnh (giảm
thiểu và lược bỏ): NT hình khối VN chú
trọng diễn tả nội tâm nên giản lược về
mặt hình thức. Bức chạm trai gái vui đùa
ở đình làng Hương Lộc
+ Thủ pháp nhấn mạnh và lược bỏ nhằm làm nổi bật
nhân vật trung tâm hoặc phân biệt vị trí xã hội

Đám cưới chuột


Thủ pháp mô hình hóa:
Thủ pháp mô hình hóa tạo nên cho nghệ thuật trang trí mang nhiều
tính triết lý sâu sắc.

Tứ Linh
- Tính biểu cảm: dù
chiến tranh liên miên
nhưng không hề sáng
tạo ra những tác phẩm
hội họa, điêu khắc đề
tài chiến tranh, trong
khi đó tranh tượng thể
hiện tình cảm rất nhiều.
Hứng dừa (tranh dân gian
Đông Hồ)
-Tính tổng hợp: tổng hợp tính biểu trưng và biểu cảm. Những bức chạm mang hình
thức biểu trưng nhưng nội dung lại biểu cảm (bức chạm trai gái vui đùa). Hay có
những tác phẩm mang hình thức biểu cảm nhưng nội dung lại có tính biểu trưng
(hình con rồng)/
CHẤT LIỆU => PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN
=> TÁC PHẨM
Hội họa: Đường nét + màu sắc (vẽ, tô)
=> Hình tượng (tranh, ảnh)
Điêu khắc: … + hình khối (khắc, chạm )
=> Hình tượng (tượng)
Văn chương: Ngôn từ (các biện pháp tu từ)
=> Hình tượng (văn, thơ)
Âm nhạc: Âm thanh âm nhạc (nhạc luật, giai điệu)
=> H.tượng (bản nhạc, bài hát)
Sân khấu: Động tác cách điệu
=> Hình tượng (bài , điệu múa)

You might also like