You are on page 1of 13

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi

du lịch trải nghiệm của giới trẻ tại TP.HCM


Nguyễn Thị Lâm Oanh
Trường Đại học Công Thương - nguyenthilamoanh0203@gmail.com
Võ Hoàng Phúc
Trường Đại học Công Thương - Hoangphuc160619@gmail.com
Nguyễn Thanh Nhi
Trường Đại học Công Thương - nguyenthanhnhi12a6@gmail.com
Nguyễn Thị Thanh Tâm
Trường Đại học Công Thương - nguyentam061104@gmail.com
Mai Trần Anh Thư
Trường Đại học Công Thương - thumaitrananh@gmail.com

I. Tổng quan
1. Giới thiệu, lí do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch không chỉ đơn thuần là tham quan, vui chơi và nghỉ
dưỡng mà còn là khám phá và trải nghiệm những địa điểm mới lạ. Rất nhiều
người đã tìm đến loại hình du lịch mới, đó là du lịch trải nghiệm. Du lịch trải
nghiệm có tên tiếng Anh là “Experience tourism”. Đúng với tên gọi của nó,
hình thức du lịch này mang lại nhiều điều thú vị và mới mẻ tại mỗi vùng đất mà
họ đi qua.
Đối với các bạn trẻ Thành Phố Hồ Chí Minh thì du lịch không còn là một
điều gì đó xa xỉ khi các dịch vụ du lịch tại đây đã phát triển rất đa dạng và
phong phú với rất nhiều địa điểm tham quan và trải nghiệm khác nhau. Đồng
thời các bạn trẻ còn rất cởi mở với nhau khi chia sẽ những địa điểm để trải
nghiệm trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok,… để mọi người
có thể đến tham quan và trải nghiệm.
Trước đây, các bạn trẻ ở Thành Phố Hồ Chí Minh thường sẽ ưa thích các
dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng tại các khu resort cao cấp hay check in tại những
nhà hàng khách sạn sang trọng được đầu tư quy mô và chất lượng. Tuy nhiên,
tâm lý của giới trẻ hiện nay lại thích trải nghiệm những địa điểm mới lạ, hoang
sơ và cách xa đô thị. Khác với du lịch nghỉ dưỡng khi mà các bạn chỉ đóng
mình vào các khu nghỉ dưỡng cao cấp và phải chạy theo những lịch trình đã
được sắp xếp sẵn theo tour thì du lịch trải nghiệm lại cho chúng ta một cảm giác
mởi mẻ hơn. Cảm giác được tự do tham quan và khám phá những địa danh
hoang sơ, mới lạ mà không cần theo sự sắp xếp của ai khác. Hình thức du lịch
này mang một tinh thần tự do, phóng khoáng với những hoạt động độc đáo và
thú vị như tính cách của các bạn trẻ sẽ “xách ba lô lên và đi” khám phá những
vùng đất nhiều màu sắc. Hình thức du lịch trải nghiệm liền là xu hướng của rất
nhiều bạn trẻ ở Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Vì
vậy, chúng ta sẽ tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn du lịch trải
nghiệm của giới trẻ Thành Phố Hồ Chí Minh để hiểu được xu hướng lựa chọn
của các bạn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Nhằm hiểu rõ các yếu tố sẽ tác động đến việc lựa chọn du lịch trải
nghiệm của giới trẻ Thành Phố Hồ Chí Minh trong tình hình du lịch trải nghiệm
đang là xu hướng chính thay thế cho xu hướng du lịch nghỉ dưỡng trước đây.
Từ đó đưa ra được các mô hình xây dựng phát triển thêm cho loại hình du lịch
này.
Mục tiêu cụ thể
Tìm ra các đặc tính cơ bản của loại hình du lịch trải nghiệm từ đó mới tìm
hiểu sâu hơn về các vấn đề của loại hình du lịch này.
Phân tích tình hình hiện tại của du lịch trải nghiệm tại Thành Phố Hồ Chí
Minh và lấy cơ sở đó để so sánh với các loại hình du lịch khác. Mục đích tìm ra
các điểm khác biệt với nhau giữa hai loại hình này.
Tìm ra được các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến hành vi du lịch trải nghiệm của
giới trẻ Thành Phố Hồ Chí Minh. Phân tích sâu hơn về các yếu tố này để hiểu rõ
được nguồn kích thích của du lịch trải nghiệm.
Từ đó đưa ra các mô hình xây dựng và phát triển phù hợp nhằm đẩy
mạnh du lịch trải nghiệm tại thành phố đưa loại hình du lịch này lên một tầm
cao mới góp phần vào nền kinh tế của Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tài liệu tham khảo (Khám phá các xu hướng & địa điểm du lịch trải nghiệm
HOT nhất năm 2023, 08/07/2023)
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là các vấn đề lý luận và thực tiễn về các nhân tố
ảnh hưởng đến ý định du lịch, mối quan hệ bản chất giữa các nhân tố ảnh hưởng
đến nhu cầu du lịch.
Đối tượng khảo sát: Giới trẻ tại TP.HCM: Bao gồm những người trong
độ tuổi từ 18 đến 35, sống và làm việc tại TP.HCM và có xu hướng tham gia
các hoạt động du lịch trải nghiệm.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu sẽ tập trung vào việc thu thập dữ liệu
của giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành
vi du lịch trải nghiệm của giới trẻ trong khu vực này.
Phạm vi về thời gian: trong năm 2023
Phạm vi về nội dung: Đề tài sẽ tập trung vào việc xác định và đánh giá
các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch trải nghiệm của giới trẻ, bao gồm các
yếu tố như điểm đến du lịch, trải nghiệm du lịch, giá trị du lịch, dịch vụ du lịch,
tương tác xã hội và văn hóa địa phương.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch trải nghiệm của
giới trẻ tại TP.HCM, có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:
Khảo sát (survey): Sử dụng câu hỏi khảo sát để thu thập thông tin từ một
mẫu người trẻ tại TP.HCM. Các câu hỏi có thể tập trung vào những yếu tố đã
được đề cập ở trên, bao gồm đặc điểm cá nhân, kinh nghiệm du lịch, kiến thức
và thông tin, tiện ích và trải nghiệm du lịch, mạng xã hội và phản hồi từ người
khác, văn hóa và sự kiện địa phương.
Phỏng vấn (Interview): Tiến hành cuộc phỏng vấn cá nhân hoặc tập thể
để thu thập thông tin chi tiết về ý kiến, trải nghiệm và quan điểm của người
tham gia về du lịch.
Quan sát (Observation): Quan sát trực tiếp hành vi du lịch của giới trẻ tại
TP.HCM trong các môi trường du lịch khác nhau để hiểu rõ hơn về cách họ
tương tác với môi trường và sản phẩm du lịch.
Nhóm thảo luận (Focus Groups): Tổ chức các buổi họp nhóm để thu thập
ý kiến và thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch trải nghiệm của giới trẻ.
Điều này có thể giúp bạn thu thập thông tin sâu hơn về quan điểm và mong đợi
của họ.
Phân tích dữ liệu số liệu lớn (Big Data Analysis): Sử dụng dữ liệu từ các
nguồn trực tuyến như trang web du lịch, mạng xã hội, hoặc ứng dụng di động để
phân tích xu hướng và mô hình hành vi du lịch của giới trẻ.
Phân tích định tính (Qualitative Analysis): Sử dụng phương pháp như
phân tích nội dung, phân tích thể tập trung, hoặc phân tích hồi quy để hiểu sâu
hơn về các yếu tố chất lượng và cảm xúc trong trải nghiệm du lịch của giới trẻ.
6. Ý nghĩa nghiên cứu:
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch trải nghiệm của giới trẻ
tại TP.HCM có ý nghĩa quan trọng vì:
Cung cấp thông tin cho các nhà quản lý và doanh nghiệp du lịch để hiểu
và đáp ứng nhu cầu của giới trẻ. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng dịch
vụ và tạo ra trải nghiệm du lịch tốt hơn cho người trẻ.
Hỗ trợ trong việc xây dựng chiến lược và kế hoạch quảng bá du lịch
hướng đến giới trẻ. Hiểu rõ yếu tố ảnh hưởng sẽ giúp các tổ chức du lịch tập
trung vào các hoạt động và sản phẩm phù hợp để thu hút và duy trì sự quan tâm
của giới trẻ.
Tạo ra cơ sở kiến thức và cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu tương lai
về hành vi du lịch của giới trẻ, đặc biệt trong ngữ cảnh TP.HCM.
7. Kết cấu nghiên cứu:
Nghiên cứu có thể được chia thành các giai đoạn sau:
Tiếp cận và tìm hiểu về vấn đề: Nghiên cứu các nguồn tài liệu liên quan,
xem xét các nghiên cứu trước đó về hành vi du lịch của giới trẻ và các yếu tố
ảnh hưởng, nắm vững cơ sở lý thuyết.
Xây dựng phương án nghiên cứu: Đề xuất phương pháp nghiên cứu phù
hợp như khảo sát hoặc mô phỏng.
II. Cơ sở lý thuyết:
1. Các định nghĩa có liên quan:
Khái niệm về du lịch trải nghiệm:
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du
lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
Du lịch trải nghiệm là hình thức du lịch mang thiên hướng đem lại trải
nghiệm của chính bản thân mỗi người. Thông qua đó, du khách có thể học hỏi,
khám phá, trải nghiệm nhiều điều mới mẻ về con người, văn hóa và cảnh quan
tại mỗi vùng đất họ đi qua.
Hình thức này hoàn toàn khác biệt so với các loại hình du lịch như nghỉ
dưỡng hay du lịch theo tour. Các tỉnh vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên và Tây
Nam Bộ đang là những vùng đất thu hút du khách trải nghiệm nhiều nhất với
loại hình này. Đa số mọi người khi đi du lịch đã quá quen với việc đến những
địa điểm nổi tiếng theo kế hoạch đã lên sẵn, sau đó là thuê một phòng khách
sạn, homestay để nghỉ ngơi hoặc đi theo tour trọn gói. Bỏ qua hình thức du lịch
“cũ kĩ” đó, du lịch trải nghiệm cho phép bạn hòa mình vào cuộc sống thường
ngày của người dân địa phương, tự mình điều khiển các phương tiện đi qua các
cung đường, thưởng thức và khám phá những món ăn độc đáo…
Khái niệm về giới trẻ:
Giới trẻ Việt Nam hiện nay đã và đang nhận được sự quan tâm của toàn
xã hội. Họ là những người sẽ kế cận và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân
tộc. Lịch sử dân tộc đã chứng minh, ở bất cứ thời đại nào, giới trẻ – thanh niên
cũng là lực lượng “đứng mũi chịu sào” trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
quốc.
Do có những nét đặc thù về tâm sinh lý nên giới trẻ được coi là lực lượng
nhạy cảm và năng động trong xã hội hiện đại. Tuổi trẻ chính là giai đoạn đẹp
nhất của cuộc đời với mong muốn được cống hiến, sáng tạo nhưng cũng là lúc
dễ bị lôi kéo và cám dỗ nhất.
“Giới trẻ” là cụm từ không hề mới mẻ và xa lạ. Tùy thuộc vào lĩnh vực
nghiên cứu mà có thể đưa ra những định nghĩa khác nhau về giới trẻ.
Về phương diện sinh học: Người trẻ là người nằm trong lứa độ trẻ, từ
thiếu niên (dưới 15 tuổi) đến tuổi bầu cử (trên 18 tuổi). Giới trẻ là một cộng
đồng gồm những người trẻ.
Về phương diện văn hóa, xã hội: Giới trẻ là những người mà nhận thức
không còn ấu trĩ con trẻ nữa nhưng cũng chưa đủ chín muồi của một người
trưởng thành, chín muồi về mọi phương diện. Người trẻ là người đang trong
phát triển, hoàn thiện để có một nhận thức viên mãn và tương thích với đại đa
số trong cộng đồng.
Trong Từ điển Di sản Hoa Kỳ và Bách khoa toàn thư Britannica cũng đã
đưa ra định nghĩa, người trẻ là người nằm trong độ tuổi chuyển giao phát triển
sinh lý và tâm lý, thể chất và tinh thần, tiến trình diễn ra giữa thời kỳ thiếu niên
và người trưởng thành (người lớn). Quá trình chuyển giao này liên quan đến
thay đổi về phương diện sinh học (ví dụ như dậy thì), xã hội và tâm lý, trong đó
những thay đổi về sinh lý và tâm lý thường dễ nhận thấy hơn.
Từ điển Oxford lại giải thích, thời điểm kết thúc độ tuổi “trẻ” và bắt đầu
trở thành “người lớn” được quy ước ở mỗi nước một khác thậm chí khác nhau ở
ngay trong một quốc gia, căn cứ vào các quyền công dân và quyền con người.
Cách xác định một người còn “trẻ” hay “trưởng thành” thông qua việc xác định
đủ tuổi cho một quyền gì đó cụ thể chẳng hạn như có chứng minh thư nhân dân,
có bằng lái xe, có quyền quan hệ tình dục, nhập ngũ, bầu cử, hay lập gia đình.
Theo UNESCO (phương diện văn hoá – xã hội), “người trẻ” nên được
hiểu là những người thuộc giai đoạn chuyển giao từ sự phụ thuộc của trẻ em đến
sự độc lập của người lớn và nhận thức về sự tương thuộc (phụ thuộc lẫn nhau)
giữa các thành viên trong một cộng đồng. Người trẻ hay tuổi trẻ là một phạm trù
tương đối, linh hoạt hơn là chiếu theo độ tuổi cố định. UNESCO không có một
độ tuổi cố định để xác định “giới trẻ” mà tuỳ vào bối cảnh, lĩnh vực và phạm vi.
Trong khi Hiến chương Thanh niên châu Phi (AYC) cho rằng “người trẻ”
là những người thuộc độ tuổi từ 15 đến 35 thì Liên Hợp Quốc (UN) xác định
“giới trẻ” là những người thuộc độ tuổi từ 15 – 24. Tất cả các báo cáo, thống kê
của Liên Hợp Quốc đều căn cứ vào định nghĩa này, chẳng hạn như sách trắng
của Liên Hợp Quốc về dân số, giáo dục, việc làm và y tế.
Theo điều I, Luật Thanh niên quy định: Thanh niên là công dân Việt Nam
đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi.
Theo từ điển tiếng Việt “Thanh niên là người còn trẻ, đang ở độ tuổi
trưởng thành” [29, tr. 1029]. Khái niệm này bao hàm: Thanh niên là người có
độ tuổi còn trẻ và độ tuổi đó đang trưởng thành. Khái niệm này hoàn toàn được
hiểu theo lứa tuổi.
Trong cuốn sách Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên trong thời kỳ
mới, đồng chí Vũ Trọng Kim đã đưa ra khái niệm thanh niên như sau: “Thanh
niên là một nhóm nhân khẩu – xã hội đặc thù bao gồm những người trong một
độ tuổi nhất định, có quan hệ gắn bó mật thiết với mọi giai cấp, tầng lớp xã hội,
có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, có vai trò lớn trong hiện tại và giữ
vai trò quyết định sự phát triển trong tương lai của xã hội” .
Từ những khái niệm trên, trong phạm vi khả năng của mình, tác giả luận
văn đưa ra khái niệm về giới trẻ như sau: Giới trẻ là những người ở độ tuổi từ
16 – 30 tuổi, có những đặc điểm tâm sinh lý khác biệt, có tâm tư, nguyện vọng
và hoài bão theo lứa tuổi và theo giới tính. Giới trẻ Việt Nam có mặt trên khắp
đất nước, trong các giai cấp và tầng lớp xã hội, thuộc các ngành nghề khác nhau
như: học sinh – sinh viên, lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, văn nghệ
sĩ… Giới trẻ Việt Nam là những người có vai trò quan trọng trong sự phát triển
của xã hội và đất nước.
Với đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của
giới trẻ Việt Nam hiện nay”, trong khả năng giới hạn của mình, tác giả luận văn
muốn đề cập tới “giới trẻ” là những bạn trẻ công dân Việt Nam, có độ tuổi từ 16
– 28 tuổi.
Hành vi tiêu dùng du lịch là gì
Hành vi mua của người tiêu dùng (The Customer’s Buying Behaviour)
đề cập đến các hành động được thực hiện (cả trên và ngoại tuyến) bởi người tiêu
dùng trước khi mua một sản phẩm hoặc dịch vụ. Quá trình này có thể bao gồm
việc tham khảo ý kiến của các công cụ tìm kiếm, tương tác với các bài đăng trên
mạng xã hội hoặc nhiều hành động khác. Việc hiểu rõ quy trình này rất có giá
trị đối với các doanh nghiệp vì nó giúp các doanh nghiệp điều chỉnh tốt hơn các
sáng kiến tiếp thị của mình cho phù hợp với các nỗ lực tiếp thị đã ảnh hưởng
thành công đến việc mua hàng của người tiêu dùng trong quá khứ.
Hành vi của người tiêu dùng du lịch là nghiên cứu về người tiêu dùng và
các quá trình họ sử dụng để lựa chọn, sử dụng (tiêu thụ) và loại bỏ các sản phẩm
và dịch vụ, bao gồm các phản ứng về cảm xúc, tinh thần và hành vi của người
tiêu dùng. Hành vi người tiêu dùng du lịch kết hợp các ý tưởng từ một số ngành
khoa học bao gồm tâm lý học, sinh học, hóa học và kinh tế học.
Việc nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng du lịch rất quan trọng vì nó
giúp các nhà tiếp thị hiểu được điều gì ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của
người tiêu dùng. Bằng cách hiểu cách người tiêu dùng du lịch quyết định đối
với một sản phẩm, họ có thể lấp đầy khoảng trống trên thị trường và xác định
những sản phẩm cần thiết và những sản phẩm đã lỗi thời. Nghiên cứu hành vi
của người tiêu dùng du lịch cũng giúp các nhà tiếp thị quyết định cách trình bày
sản phẩm của họ theo cách tạo ra tác động tối đa đến người tiêu dùng. Hiểu
hành vi mua hàng của người tiêu dùng là bí quyết quan trọng để tiếp cận và thu
hút khách hàng của bạn, đồng thời chuyển đổi họ sang mua hàng của bạn.
2. Các lý thuyết nền:
Cơ sở lý thuyết làm nền tảng để đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết và
giả thuyết cho nghiên cứu này là mô hình tổng quát về động cơ đi du lịch của
Crompton (1979), mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến
của Woodside and Lysonski (1989), Um and Crompton (1991, 1992) và Hill
(2000).
3. Tổng quan các nghiên cứu thực tiễn trên thế giới:
Nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch trải nghiệm của giới
trẻ tại TP.HCM là một chủ đề rất thú vị và đang được quan tâm trên toàn thế
giới. Các nghiên cứu thực tiễn trên thế giới về chủ đề này có thể được tóm tắt
như sau:
Nghiên cứu của Kim và Lee (2018) tại Hàn Quốc đã chỉ ra rằng yếu tố
trải nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hành vi
du lịch của khách hàng.
Nghiên cứu của Wang và Li (2019) tại Trung Quốc đã chỉ ra rằng yếu tố
giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hành vi du lịch
của khách hàng.
Nghiên cứu của Chen và Chen (2019) tại Đài Loan đã chỉ ra rằng yếu tố
trải nghiệm và yếu tố giá cả đều ảnh hưởng đến hành vi du lịch của khách hàng.
Nghiên cứu của Nguyen và Le (2019) tại Việt Nam đã chỉ ra rằng yếu tố
trải nghiệm, yếu tố giá cả và yếu tố chất lượng dịch vụ đều ảnh hưởng đến hành
vi du lịch của khách hàng.
Nghiên cứu của Li và Wang (2020) tại Trung Quốc đã chỉ ra rằng yếu tố
trải nghiệm và yếu tố chất lượng dịch vụ đều ảnh hưởng đến hành vi du lịch của
khách hàng.
Nghiên cứu của Tran và Nguyen (2020) tại Việt Nam đã chỉ ra rằng yếu
tố trải nghiệm, yếu tố giá cả và yếu tố chất lượng dịch vụ đều ảnh hưởng đến
hành vi du lịch của khách hàng.
Tổng quan các nghiên cứu trên cho thấy rằng yếu tố trải nghiệm, giá cả
và chất lượng dịch vụ đều là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi du
lịch của khách hàng. Tuy nhiên, các yếu tố này có thể có sự khác biệt tùy thuộc
vào văn hóa, địa điểm và đối tượng khách hàng khác nhau.
4. Hướng nghiên cứu của đề tài- Mô hình nghiên cứu:
Trên cơ sở các lý thuyết nền và nghiên cứu trên đây, kế thừa mô hình
nghiên cứu cùng với kết hợp phân tích các đặc trưng của điểm đến du lịch
TP.HCM, nhóm chúng tôi đề xuất mô hình nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định địa điểm du lịch của giới trẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh” gồm: Nhóm nhân tố bên trong cá nhân (động cơ đi du lịch: Kiến thức và
khám phá, giải trí và thư giản, văn hóa và tôn giáo, gia đình và bạn bè, tự hào về
chuyến đi) và Nhóm nhân tố bên ngoài cá nhân (Điểm du lịch, công nghệ, chi
phí).
(1) Sự ảnh hưởng của nhân tố bên trong đến hành vi du lịch trải nghiệm
của giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh
Nhân tố bên trong chính là nhân tố cá nhân, nó bao gồm nhiều nhân tố.
Mô hình nghiên cứu của Mutinda và Mayaka (2012), xác định động cơ đi du
lịch của du khách gồm: Kiến thức và khám phá; giải trí và thư giãn; Văn hóa và
tôn giáo; gia đình và bạn bè; tự hào về chuyến đi.
Động cơ đi du lịch thúc đẩy hoặc tạo ra mong muốn được thỏa mãn nhu
cầu đi du lịch của du khách (Klenosky, 2002)). Họ quyết định lựa chọn một
điểm đến nào đó bởi tâm lý họ chỉ muốn thể hiện bản thân, hay chỉ muốn nghỉ
ngơi thư giãn, muốn có thêm nhiều bạn bè, muốn thăm người thân, hay họ
muốn khám phá, tìm kiếm một giá trị nào đó tại điểm đến (Decrop, 2006).
Về tính chất ảnh hưởng, động cơ là nhân tố quan trọng nhất của hành vi
tiêu dùng du lịch; nó được xem như là lý do, động lực và mục đích nhằm chỉ
đạo hành động của du khách đi theo một hướng nhất định (Mlozi, Pesamaa, &
Haahti, 2013). Theo mô hình của Hill (2000), động cơ đi du lịch của du khách
tác động tới việc xem xét hay quyết định với một số điểm đến yêu thích. Như
vậy, quyết định lựa chọn điểm đến bị thúc đẩy bởi các động cơ hay đặc điểm cá
nhân của chủ thể. Động cơ này là động cơ bên trong (động cơ đẩy) đề cập đến
những nhân tố bên trong thúc đẩy hoặc tạo ra mong muốn được thỏa mãn nhu
cầu đi du lịch Crompton, 1979; Uysal and Jurowski, 1994; Klenosky, 2002).
Căn cứu vào các kết quả nghiên cứu trên, nghiên cứu này đưa ra các giả thuyết
H1, H2, H3, H4, H5 có tác động tích cực đến đến hành vi du lịch trải nghiệm
của giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh và mang dấu (+).
(2) Sự ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài đến hành vi du lịch trải nghiệm
của giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh
Một là, điểm du lịch:
Tác giả Selby, Selby, and Botterill (2010) khẳng định vai trò quan trọng
của hình ảnh điểm đến vì nó có ảnh hưởng to lớn đến quyết định đi du lịch đến
một địa điểm nào đó của du khách. Những thông tin về điểm đến, kinh nghiệm
của bản thân cũng như những tác động khác như biến động về chính trị, tác
động của thiên nhiên... đều ảnh hưởng đến đến hành vi du lịch trải nghiệm của
giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh. Các mô hình nghiên cứu của , (B. W.
Keating and A. Kriz (2008)), Wu (2009), Mutinda và Mayaka (2012) đều khẳng
định điểm đến càng hấp dẫn càng tác động lôi kéo khách du lịch tìm kiếm điểm
đến.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu này, chúng tôi đề xuát giả thuyết H6:
Điểm du lịch có ảnh hưởng tích cực đến đến hành vi du lịch trải nghiệm của
giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh và mang dấu (+).
Hai là, vấn đề công nghệ
Công nghệ hiện đại đã thực sự thay đổi cách chúng ta du lịch. Sự phát
triển của internet và các thiết bị di động đã mang đến những cơ hội mới cho giới
trẻ trong việc tìm kiếm, đánh giá và trải nghiệm các hoạt động du lịch. Ngày
nay, mọi thông tin về điểm đến, các hoạt động du lịch, và cả những trải nghiệm
của người khác đã trở nên dễ dàng tiếp cận chỉ với một vài cú nhấp chuột. Công
nghệ cũng đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những trải nghiệm mới
và độc đáo cho du lịch.
Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách, các doanh nghiệp cần luôn cập
nhật thông tin và thành thạo ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực của mình. Các
điểm đến và ngành du lịch cũng cần áp dụng các phương pháp mới để phục vụ
các loại nhu cầu mới.
Từ đây, chúng tôi để xuất giả thuyết H7: Công nghệ có ảnh hưởng tích
cực đến hành vi du lịch trải nghiệm của giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh và
mang dấu (+).
Ba là, vấn đề chi phí:
Chi phí là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự lựa chọn và quyết
định của du khách trẻ. Đối với một số du khách trẻ có nguồn tài chính hạn hẹp,
chi phí chính là tiêu chí quan trọng để họ xác định điểm đến của mình. Nếu chi
phí du lịch tại TP.HCM quá cao, nhóm này có thể không thể đáp ứng được. Do
đó, mức chi phí sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và lựa chọn của giới trẻ.
Các tác giả Muchapondwa & Pimhidzai (2011), Nguyen và Le (2019),
Croes (2000), Chen và Chen (2019), Wang và Li (2019) nhận định nhân tố chi
phí có ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch. Chi phí càng hợp lý thì nhu cầu du lịch
càng tăng, từ đó ảnh hưởng đến đến quyết định lựa chọn điểm đến.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất giả thuyết H8:
Vấn đề chi phí phù hợp có ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn điểm
đến của du khách và mang dấu (+).
Dựa trên cơ sở lý thuyết vừa đề cập, nhóm tác giả xin đề xuất mô hình
nghiên cứu dự kiến tổng quát như hình. Các nhân tố cũng như thang đo cụ thể
sẽ được phân tích tổng hợp và hiệu chỉnh (nếu có) sau khi có kết quả điều tra
thực tế.

Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

5. Tóm tắt chương:


Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch trải nghiệm của giới trẻ tại
TP.HCM có thể được phân tích dựa trên các cơ sở lý thuyết sau:
Lý thuyết hành vi tiêu dùng: Theo lý thuyết này, hành vi tiêu dùng của
người tiêu dùng phụ thuộc vào nhu cầu, mong muốn và giá trị của sản phẩm
hoặc dịch vụ. Vì vậy, yếu tố giá cả, chất lượng và trải nghiệm của sản phẩm
hoặc dịch vụ du lịch sẽ ảnh hưởng đến hành vi du lịch trải nghiệm của giới trẻ
tại TP.HCM.
Lý thuyết hành vi mua hàng trực tuyến: Theo lý thuyết này, hành vi mua
hàng trực tuyến của người tiêu dùng phụ thuộc vào các yếu tố như độ tin cậy
của website, tính tiện lợi, độ an toàn và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, các yếu tố
này cũng sẽ ảnh hưởng đến hành vi du lịch trải nghiệm của giới trẻ tại TP.HCM
khi họ tìm kiếm thông tin và đặt tour du lịch trực tuyến.
Lý thuyết hành vi trải nghiệm: Theo lý thuyết này, hành vi của người tiêu
dùng phụ thuộc vào trải nghiệm của họ khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Vì
vậy, trải nghiệm du lịch của giới trẻ tại TP.HCM sẽ ảnh hưởng đến hành vi du
lịch trải nghiệm của họ trong tương lai.
Lý thuyết hành vi xã hội: Theo lý thuyết này, hành vi của người tiêu dùng
phụ thuộc vào những yếu tố xã hội như nhóm bạn bè, gia đình và cộng đồng. Vì
vậy, hành vi du lịch trải nghiệm của giới trẻ tại TP.HCM cũng sẽ bị ảnh hưởng
bởi những yếu tố xã hội này.
Tóm lại, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch trải nghiệm của giới trẻ tại
TP.HCM bao gồm giá cả, chất lượng và trải nghiệm của sản phẩm hoặc dịch vụ
du lịch, độ tin cậy của website, tính tiện lợi, độ an toàn và chất lượng sản phẩm,
trải nghiệm du lịch và yếu tố xã hội.
Tài liệu tham khảo:
Hỏi đáp thư viện Pháp luật - Thành Trung, 24/02/2022- Lý Tưởng 10/09/2021
Wu, W. C. (2009). Factors affecting destination choice for inbound tourist to
Taiwan. M.A thesis, National Cheng Kung University.
Um, S. & Crompton, J. L. (1990). The Roles of Perceived Inhibitors and
Facilitators in Pleasure Travel Destination Decisions. Journal of Travel
Research, 30(3), 18-25.
Beerli, A. & Martin, J. D. (2004). Factors influencing destination image. Annals
of Tourism Research, 31(3), 657-681.
Phạm Hồng Mạnh, 2009. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu giải trí du lịch của du
khách nội địa đối với
khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản. Số
đặc biệt: 216-222

You might also like