You are on page 1of 5

Chương 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP

CÔNG NHÂN VIỆT NAM HIỆN NAY


3.1 Vai trò và Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
“Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển,
bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các
loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp hoặc sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ có tính chất công nghiệp”1
Do tác động của tình hình kinh tế - xã hội trong nước và những tác động của tình
hinh quốc tế và thế giới những đặc điểm của giai cấp công nhân đã xuất hiện sự
thay đổi. Giai cấp công nhân ở Việt Nam cũng có những sự biến đổi từ cơ cấu xã
hội - nghề nghiệp, trình độ học vấn và tay nghề, đến đời sống, lối sống, tâm lý ý
thức. Đảng Cộng sản cũng đã trưởng thành, trở thành Đảng cầm quyền ở Việt
Nam, đang nỗ lực đổi mới, tự chỉnh đốn để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng, làm cho Đảng ngang tầm nhiệm vụ, xứng đáng với kỳ vọng
của nhân dân.
Có thể nói tới những biến đổi đó trên những nét chính sau đây:
- Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay đã tăng nhanh về số lượng lẫn chất lượng,
là giai cấp tiên phong trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên môi trường. “Đến cuối
năm 2005, số lượng công nhân trong các doanh nghiệp và cơ sở kinh tế thuộc mọi
thành phần kinh tế ở nước ta là 11,3 triệu người, chiếm 13,5% dân số, 26,46% lực
lượng lao động xã hội. Trong đó, 1,84 triệu công nhân thuộc các doanh nghiệp nhà
nước, 2,95 triệu trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, 1,21 triệu trong các doanh
nghiệp FDI, 5,29 triệu trong các cơ sở kinh tế cá thể. So với năm 1995, tổng số
công nhân tăng 2,14 lần, trong đó doanh nghiệp nhà nước tăng 1,03 lần, doanh
nghiệp ngoài nhà nước tăng 6,86 lần, doanh nghiệp FDI tăng 12,3 lần, các cơ sở
kinh tế cá thể tăng 1,63 lần”2. “Trình độ học vấn của công nhân trong tất cả các
khu vực kinh tế có xu hướng được nâng lên: năm 1985, tỷ lệ công nhân có học vấn
trung học phổ thông là 42,5% thì năm 2003 tăng lên 62,2%, năm 2005 tăng lên
69,3%”3.

1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006,
tr118.
2
Niên giám thống kê năm 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2006.
3
Theo Tổng cục Thống kê, số liệu trên trang web năm 2010, http://www.gso.gov.vn.
- Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay có cơ cấu nghề nghiệp đa dạng, có mặt
trong mọi thành phần kinh tế nhưng đội ngũ công nhân trong khu vực kinh tế nhà
nước là tiêu biểu, đóng vai trò chủ đạo, nòng cốt. “Tính chung 9 tháng năm 2023,
lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 13,8 triệu người, (chiếm
27,0%); khu vực công nghiệp và xây dựng là 17,2 triệu người (chiếm 33,5; khu
vực dịch vụ với 20,2 triệu người, chiếm đến 39,5% tổng số lao động và duy trì mức
tăng cao nhất so với hai khu vực còn lại”4.
- Công nhân trí thức, nắm vững khoa học - công nghệ. Được đào tạo nghề theo
chuẩn nghề nghiệp, học vấn, văn hóa, được rèn luyện trong quá trình sản xuất và
thực tiễn xã hội, là lực lượng đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu giai cấp công nhân,
trong lao động và phong trào công đoàn.
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng phát triển
lớn mạnh về cả số lượng lẫn chất lượng, góp vai trò to lớn vào sự phát triển của đất
nước là tầng lớp có vai trò chủ đạo, tiên quyết trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và
phát triển đất nước. Bên cạnh đó, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và hội nhập
quốc tế, một loạt vấn đề bức thiết đang đặt ra đối với sự phát triển của giai cấp
công nhân, đòi hỏi phải có sự quan tâm nghiên cứu, từ đó đề xuất những giải pháp
thiết thực để nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân.
3.2 Phương hướng và giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện
nay.
3.2.1 Phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.
Tại Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định phương hướng để
xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong việc đẩy mạnh công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là: “Đối với
giai cấp công nhân, phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức; nâng cao giác
ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn nghề nghiệp, xứng đáng là là lực lượng
đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giải quyết việc
làm, giảm tối đa số công nhân thiếu việc làm và thất nghiệp. Thự c hiện tốt chính
sách và pháp luật đối với công nhân và lao động, như Luật Lao động, Luật Công
đoàn, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,
bảo hộ lao động, chăm sóc, phục hồi sức khỏe đối với công nhân; có chính sách ưu
4
Theo Tổng cục Thống kê, THÔNG CÁO BÁO CHÍ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM QUÝ III VÀ 9
THÁNG NĂM 2023, số liệu trên trang web năm 2023, http://www.gso.gov.vn.
đãi nhà ở đối với công nhân bậc cao. Xây dựng tổ chức, phát triển đoàn viên công
đoàn, nghiệp đoàn đều khắp ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần
kinh tế… Chăm lo đào tạo cán bộ và kết nạp đảng viên từ những công nhân ưu
tú”.5
Tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Đảng ta đã ra nghị
quyết về việc: “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh
công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, trong đó nhấn mạnh việc: “Xây dựng giai cấp
công nhân lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng; có ý
thức công dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của
dân tộc; nhạy bén và vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế
giới và những biến đổi của tình hình trong nước; có tinh thần đoàn kết dân tộc,
đoàn kết, hợp tác quốc tế; thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp lãnh đạo cách
mạng thông qua đội tiề n phong là Đảng Cộng sản Việt Nam… Xây dựng giai cấp
công nhân lớn mạnh, phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng, có cơ cấu
đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; ngày càng được trí thức hóa: có trình độ học
vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa
học - công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức; thích
ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế;… có tác phong công nghiệp
và kỷ luật cao”6.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định: “Coi trọng giữ vững
bản chất giai cấp công nhân và các nguyên tắc sinh hoạt của Đảng”7. Đồng thời,
“Chú trọng xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp công nhân, giai cấp nông nhân,
đội ngũ trí thức, đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời
kỳ mới”8.
Do đó, Đảng và Nhà nước ta cần phải “quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát
triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị,
trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ
5
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2006, tr. 118.
6
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr. 50.
7
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà
Nội, 2016, tr. 186
8
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà
Nội, 2016, tr. 37 - 38
luật lao động của công nhân; bảo đảm việc làm, nhà ở, các công trình phúc lợi
phục vụ cho công nhân; sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật về tiền lương,
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,… để bảo vệ quyền lợi, nâng
cao đời sống vật chất và tính thần của công nhân”9
3.2.1 Giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ mới cần phải
thực hiện một số giải pháp sau:
Đầu tiên, một trong những yếu tố quan trọng nhất là tăng cường nhận thức
kiên định về vai trò quan trọng của giai cấp công nhân trong việc lãnh đạo cách
mạng, với Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong. Điều kiện tiên quyết để đảm
bảo thành công của các chương trình đổi mới, công nghiệp hóa, và hiện đại hóa đất
nước chính là sự lớn mạnh của giai cấp công nhân.
Thứ hai, việc xây dựng một giai cấp công nhân mạnh mẽ được liên kết chặt
chẽ với việc phát triển và khai thác sức mạnh của liên minh giữa giai cấp công
nhân, giai cấp nông dân, người trí thức, và doanh nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Việc tận dụng vai trò của giai cấp công nhân trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc
được xem là động lực chính cho sự phát triển của đất nước, cũng như mục tiêu
tăng cường quan hệ đoàn kết và hợp tác quốc tế với giai cấp công nhân trên toàn
thế giới.
Thứ ba, thực hiện chiến lược xây dựng một giai cấp công nhân mạnh mẽ
phải được chặt chẽ kết hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp
hóa, và hiện đại hóa đất nước, cũng như quá trình hội nhập quốc tế. Điều này bao
gồm việc quản lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, đồng thời
đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa công nhân, người lao động, Nhà nước, và xã hội
toàn bộ. Đồng thời, việc không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống về cả vật chất
và tinh thần cho giai cấp công nhân cũng là một mục tiêu quan trọng, cũng như sự
quan tâm đặc biệt đối với việc giải quyết kịp thời những vấn đề cấp bách của giai
cấp này.
Thứ tư, việc đào tạo, bồi dưỡng, và nâng cao trình độ đa phương diện cho
công nhân là một phần quan trọng của việc thúc đẩy sự hiểu biết và tri thức của
giai cấp công nhân. Đặc biệt, sự chú trọng vào việc xây dựng thế hệ công nhân trẻ,

9
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà
Nội, 2016, tr. 160.
có trình độ cao về học vấn, chuyên môn, và kỹ năng nghề nghiệp, cũng như có khả
năng thích ứng với môi trường khu vực và quốc tế, là quan trọng. Điều này bao
gồm việc hình thành một thế hệ công nhân có tư tưởng chính trị vững vàng, trở
thành lõi cốt của giai cấp công nhân.
Cuối cùng, việc xây dựng một giai cấp công nhân mạnh mẽ là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội, và sự nỗ lực cá nhân của từng công nhân,
cũng như sự đóng góp tích cực từ người sử dụng lao động. Sự lãnh đạo của Đảng
và quản lý của Nhà nước đóng vai trò quyết định, trong khi các tổ chức công đoàn
có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng giai cấp công nhân. Xây dựng giai
cấp công nhân mạnh mẽ được liên kết với việc xây dựng một Đảng trong sáng,
vững mạnh chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, cũng như việc xây dựng các tổ
chức công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị
- xã hội khác trong giai cấp công nhân.

You might also like