You are on page 1of 42

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ


----------

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề Tài : “ Nghiên cứu kinh nghiệm tham gia


chuỗi giá trị toàn cầu ngành điện tử của Trung Quốc
và bài học cho Việt Nam ”

Giảng viên hướng dẫn: Ts. Đào Hoàng Tuấn


Nhóm sinh viên thực hiện:
Ngô Thị Khánh Hòa : 71131106712
Đỗ Thị Nga : 71131106725
Lại Thị Tố Uyên : 71134101719
Nguyễn Trọng Quốc Anh : 71134101703

Hà Nội, 02/2023
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH TRONG BÀI LUẬN .................................................... 2
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU TRONG NGÀNH
CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ ............................................................................................ 8
1.1. Tổng quan về chuỗi giá trị toàn cầu ..................................................................... 8
1.2. Khái quát về ngành công nghiệp điện tử ............................................................ 10
1.3. Các yếu tố tác động đến mức độ tham gia của một quốc gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu ngành công nghiệp điện tử .......................................................................... 15
CHƯƠNG 2 KINH NGHIỆM THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU
NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG QUỐC ...................................... 20
2.1. Khái quát quá trình phát triển ngành công nghiệp điện tử tại Trung Quốc ..... 20
2.2. Lợi thế của Trung Quốc trong chuỗi sản xuất điện tử toàn cầu ........................ 23
2.3. Bài học từ hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu của Trung Quốc ............................. 26
2.4. Đánh giá chung ................................................................................................... 28
CHƯƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM KHI THAM GIA CHUỖI
GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ ..................................... 29
3.1. Đánh giá chung thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp
điện tử của Việt Nam ................................................................................................. 29
3.2. Dự báo triển vọng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp
điện tử Việt Nam giai đoạn 2023 – 2030 .................................................................... 24
3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
ngành điện tử ............................................................................................................. 35
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 41

1
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH TRONG BÀI LUẬN

Stt Hình/ Bảng Nội dung Trang


1 Hình 1.1 “Đường cong nụ cười” chuỗi giá trị toàn cầu 8
2 Hình 1.2 Đường cong giá trị giă tăng chuỗi giá trị toàn cầu ngành 11
công nghiệp điện tử
3 Bảng 1.1 Các ngành sản xuất hàng hóa trung gian năm 1988 và 14
2006 được xếp hạng theo Tổng thương mại năm 2006
4 Bảng 1.2 Các chỉ số về sự thống trị của các tập đoàn đa quốc gia 17
nước ngoài trong ngành công nghiệp điện tử của
Singapore
5 Bảng 2.1 Sản lượng sản xuất của các sản phẩm chính liên quan 21
đến thông tin điện tử trong năm 2005.
6 Hình 2.1 Top 10 nhà xuất khẩu điện tử tiêu dùng năm 2016 22
7 Hình 2.2 Nhà nhập khẩu Robot lớn nhất thế giới (nghìn) 24
8 Bảng 2.2 Hiệu suất chuỗi cung ứng của các quốc gia châu Á trong 25
ngành điện tử tiêu dùng

2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Công nghiệp điện tử là ngành sản xuất, có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động lan
tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Các sản phẩm điện tử ngày càng phong phú,
đa dạng dường như bất kỳ ngành nào đều sử dụng đến thiết bị điện tử từ các xí nghiệp nông
nghiệp, công nghiệp, giao thông hay trường học đời sống hằng ngày; bao gồm từ sản phẩm
công nghiệp đến gia dụng như các thiết bị giải trí gia đình, máy quay phim (AV), máy tính,
điện thoại di động, đến các thiết bị cho cơ sở hạ tầng internet, thiết bị y tế, ô tô và các thiết
bị điện tử trong ô tô, ... Là một ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, vốn đầu tư lớn và
cả nguồn lao động dồi dào, ngành công nghiệp điện tử là ngành đầu tiên được mang danh
nhà máy toàn cầu bởi đã từ lâu, các công đoạn sản xuất sản phẩm điện tử đã trả rộng ở nhiều
quốc gia trên khắp thế giới, nói cách khác là đã hình thành” chuỗi giá trị toàn cầu” của ngành
điện tử.

Công nghiệp điện tử Trung Quốc đã có những bước phát triển đáng kể, khá toàn diện từ
thiết bị viễn thông – thông tin, chế tạo dụng cụ bán dẫn, sản xuất linh kiện, sản phẩm máy
tính và thiết bị mạng, sản phẩm điện tử công nghiệp cho đến sản phẩm điện tử dân dụng.
Đến nay, công nghiệp điện tử Trung Quốc đã có được những thành lớn, công nghệ vượt trội
so với các nước trong khu vực, vươn lên trở thành cường quốc điện tử thế giới. Theo số liệu
thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử trong
tháng 12/2021, Trung Quốc là thị trường đứng thứ nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,41 tỷ
USD, tăng 43,31% so với tháng trước và tăng 41% so với cùng kỳ năm 2020. Hoa Kỳ là thị
trường lớn thứ hai với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,19 tỷ USD, tăng 8,32% so với tháng
trước và tăng 21,58% so với cùng kỳ năm 2020. Thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) đạt
740,91 triệu USD, tăng 13,89% so với tháng trước và tăng 28,26% so với cùng kỳ năm 2020.

Nằm trong khu vực Đông Á - cứ điểm sản xuất lớn nhất thế giới về đồ điện, điện tử gia
dụng và lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ, hơn nữa lại có nền kinh tế -
chính trị - xã hội tương đồng với Trung Quốc nhưng Việt Nam chưa tận dụng được lợi thế
này để tham gi chưa thành công trong việc tham gia vào chuối giá trị toàn cầu ngành điện
tử. Theo báo cáo của Cục Công nghiệp, ngành điện tử Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng

3
những năm qua đã có những bước tiến vượt bậc, đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận,
nhất là trong giai đoạn 2016-2020; mặc dù vậy do các doanh nhân Việt Nam chủ yếu là gia
công lắp ráp theo thương hiệu của nước ngoài nên giá trị gia tăng không cao. Vì vậy, việc
tìm hiểu thực trạng tham gia chuối giá trị toàn cầu của Trung Quốc trong ngành điện tử sẽ
giúp Việt Nam học hỏi được kinh nghiệm để nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh các mặt
hàng điện tử khi tha nhập thị trường thế giới. Chính vì thế nhóm em đã chọn chủ đề: Nghiên
cứu kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành điện tử của Trung Quốc và bài
học cho Việt Nam, làm đề tài cho bài Nghiên cứu khoa học của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu


Thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về sự phát triển của ngành công
nghiệp điện tử Trung Quốc; khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng điện tử của
Việt Nam, trong đó phải kể đến:
- Ts.Nguyễn Thị Nhiễu, 2009, Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng điện tử và khả năng tham gia
của Việt Nam, nghiên cứu thực tiễn tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu hàng
điện tử và đề xuất kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường năng lực và hiệu quả tham gia
của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu hàng điện tử trong tương lai.
- Hisami Mitarai, 2005, Các vấn đề trong ngành công nghiệp điện và điện tử của các nước
ASEAN và các bài học rút ra cho Việt Nam, phân tích những vấn đề nảy sinh trong quá trình
phát triển gần đây của ngàng công nghiệp điện và điện tử của Thái Lan, Malaysia, Indonesia
và Philipines, cung cấp các bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam trong tình hình
ngành công nghiệp điện và điện tử của Việt Nam.
- MR. Luân, 2016, “ Kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp điện tử của Trung Quốc “
đã chỉ ra được những chính sách của Trung Quốc xây dựng những định hướng phù hợp với
xu thế phát triển của thế giới và bối cảnh kinh tế chính trị trong nước.
- Nguyễn Quang Hồng, 2009, “Lan toả công nghệ qua FDI trong ngành công nghiệp điện tử
của Trung Quốc và Malaysia: Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam.”
- Hoàng Thị Hoan, 2004, Luận án tiến sĩ “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công
nghiệp điện tử Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”

4
Chuỗi giá trị hàng điện tử cũng được nhiều chuyên gia các nước quan tâm nghiên cứu, trong
đó phải kể đến:
- Tomofumi Amano, Competitive Strategy of Global Firms and Industrial Cluster: Case
Study on the HDD Industry, phân tích chiến lược đầu tư của một số nước vào các cụm công
nghiệp sản xuất phần cứng máy tính tại châu Á và sự tham gia của các cụm công nghiệp
châu Á vào chuỗi giá trị hàng điệ tử toàn cầu.
- UNCTAD, 2005, Strengthening participation of developing countries in dynamic and new
sectors of world trade: Trend, issue and policies in the electronics sectors, nghiên cứu xu
hướng phát triển của ngành điện tử thế giới và vai trò của các nước đang phát triển trong
GEVC…
- Jae KyeongKim, 2009, The impact of IT investment on firm performance in China: An
empirical investigation of the Chinese electronics industry, Tác động của đầu tư công nghệ
thông tin đến hiệu quả hoạt động của công ty ở Trung Quốc: điều tra thực nghiệm về ngành
công nghiệp điện tử Trung Quốc

Những nghiên cứu trên có giá trị kế thừa và tham khảo tốt cho việc thực hiện đề tài. Tuy
nhiên nghiên cứu này muốn nhấn mạnh tới một số điểm mới và khác biệt của đề tài so với
các công trình đã công bố như sau:
- Thứ nhất, đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu thực trạng tham gia của Trung Quốc trong chuỗi giá
trị toàn cầu ngành điện tử, phân tích, đánh giá rõ thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và những
vấn đề thực tiễn đặt ra đối với Trung Quốc trong thời đại 4.0
- Thứ hai, từ kinh nghiệm của Trung Quốc, đề tài đưa ra bài học nhằm đẩy mạnh sự tham
gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam trong ngành điện tử

3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu

Đề tài được thực hiện nhằm làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của Trung
Quốc trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành điện tử, theo đó rút ra bài học cho Việt Nam
trong việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của mặt hàng điện tử trước bối cảnh hội nhập
sâu rộng của đất nước.

5
3.2 Nhiệm vụ

Để đáp ứng được những mục tiêu trên, nghiên cứu phải đáp ứng những nhiệm vụ sau:

- Trước tiên, nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài

- Thứ hai, tìm hiểu thực trạng ngành công nghiệp điện tử của Trung Quốc tham gia vào
chuỗi giá trị toàn cầu.

- Thứ ba, tìm hiểu mức độ tham gia và kinh nghiệm của các công ty điện tử Việt Nam trong
chuỗi giá trị điện tử toàn cầu, tổng kết kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp giúp các công
ty nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị.

4. Phạm vi nghiên cứu

4.1. Về thời gian

Nghiên cứu kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp điện tử của
Trung quốc từ những năm 2005 đến nay và đề xuất giải pháp cho điện tử Việt Nam trong
giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2028.

4.2. Về không gian

Bài luận tập trung nghiên cứu chuỗi giá trị ngành điện tử trên địa bàn Trung Quốc theo
hướng chuỗi giá trị toàn cầu.

4.3. Về nội dung

Tìm hiểu mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành công nghiệp điện tử của
Trung Quốc từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài dự định sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thập số liệu

6
Đây là một trong phương pháp nhiều người biết đến và được áp dụng cho hầu hết các bộ
môn cũng như các lĩnh vực khoa học. Phương pháp này sử dụng những thông tin đã sẵn có
từ các nguồn khác nhau cũng như thu thập trực tiếp thông qua phỏng vấn và đối mặt trực
tiếp với sự vật hiện tượng. Với những bộ câu hỏi tự xây dựng để đưa ra cho mình những tóm
lại có ảnh hưởng nhất.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành
từng bộ phận để quan tâm sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ
phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới từ đầu đến cuối và sâu
sắc về đối tượng.

- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

Phân loại là sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng
dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển Hệ thống hóa là chuẩn bị tri thức thành một
hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm sự hiểu biết về đối tượng tất tần tật hơn.

- Phương pháp chuyên gia

Là phương pháp tận dụng trí tuệ của đội ngũ những người có chuyên môn để xem xét nhận
định bản chất của đối tượng, khám phá một giải pháp tận dụng.

6. Kết cấu bài luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài luận bao gồm 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan về chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành công nghiệp điện tử
- Chương 2: Kinh nghiệm tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp điện tử của
Trung Quốc
- Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành
công nghiệp điện tử

7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU TRONG NGÀNH
CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ
1.1. Tổng quan về chuỗi giá trị toàn cầu
a) Quan niệm về chuỗi giá trị toàn cầu
Trong ví dụ nổi tiếng của Adam Smith, việc sản xuất ghim được chia thành một số hoạt
động riêng biệt bên trong nhà máy, mỗi hoạt động được thực hiện bởi một công nhân chuyên
dụng. Thay vì bị giới hạn ở cùng một địa điểm nhất định, các hoạt động trong GVC được
trải rộng khắp các quốc gia và các sản phẩm được tạo ra phức tạp hơn nhiều so với việc sản
xuất ghim.

Chuỗi giá trị toàn cầu ( Global Value Chain - GVC) là một chuỗi sản xuất theo phương thức
toàn cầu hóa, trong đó các hoạt động sản xuất được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Chủ yếu là các doanh nghiệp tham gia vào các công đoạn khác nhau với sự kết hợp giữa
khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại, nguyên liệu sản xuất và nguồn lao động, từ thiết kế
chế tạo tiếp thị đến phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng.

Hình 1.1: “Đường cong nụ cười” chuỗi giá trị toàn cầu

“Đường cong nụ cười” được giới thiệu ban đầu bởi người sáng lập kiêm Giám đốc điều
hành của Acer, Stan Shih vào những năm 1990 trong ngành sản xuất liên quan đến công
nghệ thông tin ."Như hình 1.1 cho thấy, các nước phát triển tập trung vào các hoạt động có
8
giá trị gia tăng cao như R&D, thiết kế, tiếp thị và dịch vụ, trong khi các nước đang phát
triển tập trung vào các hoạt động có giá trị gia tăng thấp hơn, như sản xuất. Đường cong
mô tả rằng các hoạt động giá trị gia tăng trong sản xuất nằm trong các dịch vụ trước và sau
sản xuất. Các dịch vụ tiền chế tạo bao gồm các hoạt động R&D và thiết kế, trong khi tiếp
thị và các dịch vụ khác được tính là các hoạt động sau chế tạo. Cả giai đoạn trước và sau
chế tạo đều do các nước phát triển thực hiện, trong khi các hoạt động sản xuất chủ yếu do
các nước đang phát triển thực hiện. Dựa trên cơ chế quản trị cũng phân biệt giữa chuỗi do
người mua và nhà sản xuất định hướng. Trong trường hợp chuỗi do người mua định hướng,
các nhà bán lẻ và người bán hàng lớn có vai trò mạnh mẽ (ví dụ: Tesco, Nike). Trong các
chuỗi do nhà sản xuất định hướng, lợi thế về quy mô và công nghệ được chú trọng và tích
hợp theo chiều dọc là điển hình cho các phân khúc của chuỗi cung ứng.

b) Đặc điểm của chuỗi giá trị toàn cầu

Đặc điểm cơ bản của xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới là việc các tập đoàn kinh
tế lớn áp lực chiến lược tìm kiếm nguyên liệu sản xuất ở nhiều quốc gia và các vùng lãnh
thổ khác nhau nhằm tối thiểu hóa chi phí, tăng trưởng doanh số. Ở phạm vi toàn cầu, việc
các doanh nghiệp liên kết với nhau bằng cách ký các hợp đồng hợp tác sản xuất đã thiết lập
nên hai mạng lưới kinh tế toàn cầu. Do sự chuyên môn hóa vào từng khâu nhất định trong
chuỗi giá trị nên không doanh nghiệp nào có thể thống lĩnh toàn bộ chuỗi giá trị. Vì vậy,
doanh nghiệp khai thác lợi thế của mình để tham gia vào chuỗi một cách có hiệu quả nhất.

Chuỗi giá trị mô tả đầy đủ các hoạt động mà doanh nghiệp và người lao động thực hiện để
đưa một sản phẩm từ ý tưởng đến mục đích sử dụng cuối cùng và hơn thế nữa. Điều này bao
gồm các hoạt động như thiết kế, sản xuất, tiếp thị, phân phối và hỗ trợ cho người tiêu dùng
cuối cùng. Các hoạt động tạo thành chuỗi giá trị có thể nằm trong một công ty duy nhất hoặc
được phân chia giữa các công ty khác nhau. Các hoạt động của chuỗi giá trị có thể tạo ra
hàng hóa hoặc dịch vụ và có thể được chứa trong một vị trí địa lý duy nhất hoặc trải rộng
trên các khu vực rộng lớn hơn.

c) Lợi ích của việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

9
Sự tham gia của chuỗi giá trị toàn cầu đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển
của kinh tế. Có thể nói rằng khả năng thịnh vượng của các quốc gia phụ thuộc vào sự tham
gia của họ vào nền kinh tế toàn cầu, tức là vai trò của họ trong chuỗi giá trị toàn cầu. Hơn
nữa nhờ vào các dòng thương mại, đầu tư và tri thức của chuỗi giá trị toàn cầu sẽ cung cấp
cho các quốc gia tham gia máy móc kỹ thuật để học hỏi, đổi mới và giúp cải thiện nền
công nghiệp hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn giúp cho
các doanh nghiệp của các nước đang phát triển tiếp cận thông tin tốt hơn từ đó sẽ giúp họ
mở ra nhiều thị trường mới đa dạng và tạo ra nhiều cơ hội học hỏi công nghệ và kỹ năng từ
các doanh nghiệp của các nước phát triển hơn.

Việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu có thể nâng cao tính chuyên môn hoá trong các
công đoạn sản xuất. Ví dụ như một doanh nghiệp chỉ sản xuất một số lượng nhỏ sản phẩm
thì số lượng nhân công họ thuê sẽ không nhiều và bản thân các người lao động đó sẽ phải
đảm nhiệm và tham gia vào nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất và hoàn thiện sản
phẩm. Nhưng nếu như doanh nghiệp đó muốn mở rộng thị trường để có thể gia tăng lợi
nhuận và tối ưu nguồn chi phí đầu vào thì đòi hỏi họ phải thuê nhiều nhân công đặc biệt là
những người có tay nghề cao để có thể chuyên môn hoá vào các công đoạn sản xuất nhất
định. Từ đó sẽ làm tăng năng suất sản phẩm cho doanh nghiệp và thúc đẩy kinh tế của doanh
nghiệp và xã hội hơn.

1.2. Khái quát về chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành công nghiệp điện tử

a) Tổng quan về ngành công nghiệp điện tử

Công nghiệp điện tử là ngành kinh tế sản xuất các thiết bị điện tử cho các mục đích công
nghiệp. Nó xuất hiện vào thế kỷ 20 và ngày nay là một trong những ngành công nghiệp toàn
cầu lớn nhất. Xã hội hiện đang sử dụng một loạt các thiết bị điện tử tích hợp trong các nhà
máy tự động hoặc bán tự động do ngành vận hành. Các hệ thống điện tử công nghiệp bao
gồm mọi thứ từ các thành phần rời rạc như mạch tích hợp, cảm biến và công tắc; đồ điện
tiêu dùng như TV, điện thoại thông minh và máy tính cá nhân; thiết bị y tế như máy đo nhịp
tim và máy lọc máu; thiết bị công nghiệp như robot; cho đến các thiết bị liên lạc và kết nối
mạng như bộ định tuyến và tổng đài; các công nghệ chuyển đổi năng lượng tinh vi, PLC và
rô-bốt. Nó bao gồm các phương pháp và quy trình của hệ thống điều khiển, thiết bị đo đạc,

10
cơ chế và chẩn đoán, xử lý tín hiệu và tự động hóa các ứng dụng công nghiệp khác nhau.
Điện tử công nghiệp thường đề cập đến việc sử dụng điện tử cho các hệ thống điều khiển và
nguồn, bên ngoài lĩnh vực truyền thông.

Ngành công nghiệp điện tử là một tập hợp con của lĩnh vực điện tử và đóng vai trò quan
trọng trong hầu hết các ngành công nghiệp chính bao gồm sản xuất, năng lượng, vận tải, hóa
chất, khai thác mỏ và nông nghiệp. Các ngành được hỗ trợ bởi ngành công nghiệp điện tử
bao gồm ô tô, hàng không, quốc phòng, viễn thông, giải trí và chăm sóc sức khỏe.

b) Chuỗi giá trị ngành công nghiệp điện tử là gì

“Đường cong nụ cười” còn được gọi là “đường cong giá trị gia tăng”, là sự thể hiện khách
quan giá trị gia tăng của từng mắt xích giá trị trong chuỗi công nghiệp, do đó, đường cong
nụ cười cũng có thể được coi là một chuỗi giá trị công nghiệp.

Hình 1.2 Đường cong giá trị giă tăng chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp điện tử

Tổng cộng chuỗi giá trị công nghiệp được chia thành 8 mắt xích, trong đó 3 mắt xích
nghiên cứu và phát triển, thiết kế sản phẩm và sản xuất linh kiện nằm ở thượng nguồn của
chuỗi giá trị công nghiệp, còn lắp ráp và chế biến nằm ở trung tâm của chuỗi giá trị công
nghiệp. Bán sản phẩm, dịch vụ hậu mãi, thiết lập kênh, vận hành thương hiệu nằm ở hạ
nguồn của chuỗi giá trị công nghiệp.

11
Qua hình trên có thể thấy, trong chuỗi giá trị của ngành sản xuất, giá trị gia tăng thể hiện
nhiều hơn ở hai đầu của đường cong nụ cười, tức là các mắt xích phía trên thiết kế sản
phẩm và dịch vụ hậu mãi. Với việc tăng đầu tư R&D và dịch vụ hậu mãi, giá trị gia tăng
của sản phẩm sẽ tăng dần, trong khi giá trị gia tăng được tạo ra bởi các liên kết sản xuất và
chế biến ở giữa đường cong nụ cười là thấp nhất và ngày càng tăng cạnh tranh thị trường
khốc liệt, tỷ suất lợi nhuận của các liên kết sản xuất trung gian sẽ ngày càng nhỏ hơn.

Phát triển sản phẩm và dịch vụ: Giai đoạn này bao gồm tất cả các bước liên quan đến việc
biến ý tưởng thành sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng. Thông thường, một sản phẩm được
thực hiện thông qua thiết kế, phân tích, thử nghiệm và sửa đổi trước khi sản phẩm có thể
được đưa vào sản xuất. Sản phẩm cũng sẽ phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể của người tiêu
dùng và chứng minh rằng nó có ROI xứng đáng.

Mua sắm, Cung ứng và Sản xuất: Tìm nguồn cung ứng và cung cấp các nguyên liệu thô và
linh kiện cần thiết để sản xuất một sản phẩm hoặc để cung cấp một dịch vụ. Giai đoạn này
sử dụng quản lý hàng tồn kho, phân tích và kiểm soát chất lượng cũng như tối ưu hóa dây
chuyền sản xuất để đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

Tiếp thị, Bán hàng và Dịch vụ: Tiếp thị là giúp doanh nghiệp tăng doanh số cho các sản
phẩm và dịch vụ của mình thông qua các phương tiện như quảng cáo, khuyến mãi, v.v. Các
nhóm tiếp thị cũng cung cấp phản hồi cho các nhóm sản xuất và phát triển sản phẩm, có
thể được sử dụng để cải tiến dựa trên sở thích của người tiêu dùng và nhu cầu thị trường.
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp tiếp nhận và xử lý đơn đặt hàng, sau đó cung cấp sản phẩm
và dịch vụ cho khách hàng. Điều này có thể được theo sau bởi các dịch vụ hậu mãi như
vận hành, bảo trì, sửa chữa hoặc bất kỳ dịch vụ hỗ trợ nào khác.

Từ góc độ giá trị tổng thể của sản phẩm, giá trị được tạo ra bởi sản xuất chiếm khoảng
30% giá trị tổng thể, trong khi giá trị được tạo ra bởi dịch vụ chiếm khoảng 70%, 10% của
chu kỳ và 90% của sản phẩm thời gian phục vụ.

c, Vai trò của ngành công nghiệp điện tử trong chuỗi giá trị toàn cầu

Mỗi năm, ngành công nghiệp điện tử tạo ra một loạt các sản phẩm và dịch vụ được sử dụng
trong hầu hết các hoạt động của con người. Giờ đây, các sản phẩm và hệ thống điện tử đã

12
găn chặt vào cấu trúc xã hội của chúng ta, hỗ trợ các khía cạnh quan trọng của truyền thông,
giáo dục, tài chính, giải trí và chính phủ. Ngay cả một sản phẩm đơn lẻ cũng có thể bao gồm
công việc được thực hiện bởi hàng chục công ty ở nhiều quốc gia. Do nhu cầu thuê kỹ sư
cùng vị trí ít hơn so với các lĩnh vực sử dụng công nghệ khác, chẳng hạn như cùng thuê vị
trí thiết kế sản xuất, các công ty điện tử tương đối dễ dàng tham gia vào các chiến lược song
song là gia công phần mềm và thuê ngoài. Tìm nguồn cung ứng toàn cầu là phổ biến. Các
nhà máy có thể di dời một cách tương đối dễ dàng và sản xuất nhiều loại sản phẩm cuối
cùng. Kết quả là, chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành điện tử rộng hơn và năng động hơn các
lĩnh vực sản xuất hàng hóa khác.

Bằng chứng về tầm quan trọng của ngành công nghiệp điện tử trong sự hình thành GVC có
thể được tìm thấy trong số liệu thống kê về thương mại hàng hóa trung gian. Thương mại
hàng hóa trung gian là dấu hiệu của GVC bởi vì các quy trình sản xuất rời rạc đòi hỏi các
bộ phận, linh kiện và các cụm lắp ráp phụ được sản xuất một phần đôi khi phải xuyên biên
giới nhiều lần trước khi hàng hóa thành phẩm được vận chuyển đến thị trường cuối cùng.

Bảng 1.1 dưới đây cho thấy tầm quan trọng tương đối của các ngành sản xuất hàng hóa khác
nhau trong GVC: hàng điện tử trung gian và ô tô chiếm ưu thế trong tổng thương mại trong
50 sản phẩm trung gian được sản xuất hàng đầu (tổng cộng 64,7% trong năm 2006). Quan
trọng tiếp theo là một nhóm các vật liệu không phân biệt bao gồm dự trữ kim loại (đồng,
nhôm và thép), gỗ và giấy (8,4% năm 2006), tiếp theo là hóa chất và nhựa, các bộ phận kim
loại được sản xuất, vàng và kim cương, các bộ phận máy bay, v.v. Tỷ lệ các trung gian điện
tử (bao gồm chất bán dẫn, bảng mạch in, v.v.) đã tăng lên đáng kể kể từ năm 1988, từ 24,4%
trong số 50 sản phẩm hàng đầu lên 43,3% vào năm 2006. Tỷ lệ các trung gian ô tô đã giảm
từ vị trí hàng đầu vào năm 1988 (25,1%) xuống vị trí số hai vào năm 2006 (21,4%). Do đó,
tốc độ tăng trưởng của các trung gian điện tử là cao nhất trong 50 nhóm sản phẩm hàng đầu
(13,8% mỗi năm)

13
Bảng 1.1.Các ngành sản xuất hàng hóa trung gian năm 1988 và 2006 được xếp hạng
theo Tổng thương mại năm 2006

Nguồn: Sturgeon and Memedovic (forthcoming) from UN Comtrade Standard


International Trade Classification (SITC) Rev. 1 data.
Như dữ liệu cho thấy, ngành công nghiệp điện tử chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong
thương mại hàng hóa trung gian và nói rộng ra là sự hình thành GVC. Thương mại trong các
trung gian ô tô và xe máy cũng rất quan trọng, nhưng những khuyến khích mạnh mẽ đối với
nội địa hóa phần nào đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của GVC. Hơi ngạc nhiên, với sự chú
ý dành cho ngành này trong các tài liệu về GVC, đầu vào trung gian cho ngành may mặc
dường như ít quan trọng hơn nhiều về giá trị của tổng thương mại hàng hóa trung gian, so
với đầu vào cho ngành công nghiệp điện tử và xe chở khách. Tất nhiên, điều này có thể phản
ánh giá trị đơn vị thấp của hàng dệt may và các yếu tố đầu vào khác cho hàng may mặc và
giày dép so với đầu vào cho thiết bị điện tử và xe có động cơ, cũng như thành lập sản xuất
sợi và vải trong các trung tâm sản xuất hàng may mặc và giày dép lớn nhất thế giới, bao gồm
Trung Quốc, Mexico và Bangladesh. Trên thực tế, giá trị đơn vị của hàng hóa trung gian có
khả năng có ảnh hưởng lớn đến thành phần của Bảng 1. Ví dụ, trong khi các GVC trong
ngành công nghiệp máy bay là động lực quan trọng của hội nhập toàn cầu, giá trị đơn vị cao
14
của các bộ phận máy bay có khả năng nâng cao thứ hạng của chúng trong Bảng 1 vàng và
kim cương cũng xếp hạng cao trong bảng.
Chuyển sang so sánh tổng số trung gian được sản xuất, thay vì chỉ 50 trung gian hàng đầu,
tầm quan trọng ngày càng tăng của ngành công nghiệp điện tử trong GVC được thể hiện rõ
ràng cả về mặt tuyệt đối và tương đối. Phần dưới của Bảng 1 cho thấy tỷ trọng trong tổng
thương mại hàng hóa trung gian được sản xuất chiếm bởi ngành công nghiệp điện tử đã tăng
từ 11,5% năm 1988 lên 20,3% năm 2006, và tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của
các trung gian điện tử là cao nhất (12,5% mỗi năm) trong ba ngành thường được thảo luận
nhiều nhất trong các tài liệu về GVC. Đầu vào cho hàng may mặc và giày dép chỉ chiếm
3,6% sản phẩm trung gian được sản xuất trong năm 1988, một cổ phiếu đã giảm xuống còn
2,5% trong năm 2006.

1.3. Các yếu tố tác động đến mức độ tham gia của một quốc gia vào chuỗi giá
trị toàn cầu ngành công nghiệp điện tử

a) Các yếu tố khách quan

Chiến lược của các tập đoàn

Ở châu Á, những người chơi chính trong ngành điện tử Nhật Bản là những nhà sản
xuất điện tử tiêu dùng mạnh. Các hoạt động điện tử tiêu dùng đặc biệt sôi động ở
Đông Nam Á, nơi có chi phí lao động cạnh tranh hơn so với các nước công nghiệp
hóa mới ở Đông Á. Ngoài ra, các thị trường Đông Nam Á đại diện cho một "thị
trường kiểu cũ" đang phát triển nhanh, đòi hỏi ít đầu tư vào công nghệ mới.

Châu Á là khu vực đầu tiên mà các nhà sản xuất Nhật Bản bắt đầu thiết lập các hoạt
động ngoài khơi. Mô hình định vị ở châu Á cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cấu trúc
công nghiệp dành riêng cho ngành công nghiệp điện tử trong khu vực do đó vị trí
của ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản ở châu Á theo loại hình liên kết liên quan
đến vị trí. Có hai loại liên kết chính có liên quan đến tổ chức công nghiệp và vị trí :
Thứ nhất là liên kết dọc (tích tụ theo chuỗi sản phẩm cụ thể) bao gồm liên kết ngược
hoặc mạng lưới nhà cung cấp và liên kết xuôi, chẳng hạn như tiếp thị và phân
phối, được coi là một yếu tố quan trọng định hình sự phát triển của các liên kết. Các

15
liên kết dọc trong ngành công nghiệp điện tử tạo thành một mạng lưới phức tạp chứ
không phải là một chuỗi tuyến tính vì các bộ phận tương tự được sử dụng cho các
sản phẩm khác nhau. Loại liên kết thứ hai là liên kết ngang (tích tụ dựa trên công
nghệ) , thường liên quan đến chia sẻ công nghệ, thể hiện ở thiết bị vốn hoặc kỹ năng
lao động kỹ thuật/công nghiệp, hoặc cả hai. Liên kết ngang là một yếu tố quan trọng
khác khiến các ngành hình thành sự kết tụ. Nó là liên kết giữa các nhà sản xuất có
yêu cầu công nghệ đầu vào tương tự nhau. Chia sẻ công nghệ nhằm tận dụng lợi thế
kinh tế theo phạm vi, trong đó các nguồn lực được sử dụng để sản xuất một sản phẩm
khác với ít chi phí bổ sung. Các công ty có thể tận dụng nguồn lao động được đào
tạo để làm việc trên các sản phẩm tương tự. Bằng cách nội bộ hóa các mối liên kết
ngang trong một công ty, các tổ chức tối đa hóa lợi thế kinh tế theo phạm vi.

Năm 1965, ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản đã sản xuất ở Malaysia, Ấn Độ, Sri
Lanka và Thái Lan. Đến năm 1995, ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản đã phát
triển ở Singapore một trong ba cụm sản xuất chính ở châu Á. Tầm quan trọng liên
tục của Singapore như một nền tảng sản xuất điện tử trái ngược hoàn toàn với Hồng
Kông, một thành phố-nhà nước khác ở Đông Á. Về mặt lịch sử, Hồng Kông bắt đầu
từ một vị trí thuận lợi hơn vào đầu những năm 1970, với cơ sở sản xuất đồ điện tử
lớn hơn đáng kể so với Singapore. Tuy nhiên, qua nhiều năm, Hồng Kông giảm dần
với tư cách là một trung tâm sản xuất điện tử so với Singapore. Nền công nghiệp
điện tử đang phát triển của Singapore cũng tương phản mạnh mẽ với Hàn Quốc và
Đài Loan, nơi sản xuất điện tử cũng phát triển nhanh chóng. Trong khi tăng trưởng
điện tử ở Hàn Quốc và Đài Loan đạt được chủ yếu thông qua các công ty bản địa,
ngành công nghiệp điện tử của Singapore, cho đến gần đây, chủ yếu được thúc đẩy
bởi các tập đoàn đa quốc gia (Bảng 2). Trong giai đoạn 1980-1990, ước tính các
công ty nước ngoài chiếm hơn 90% tổng vốn cổ phần của ngành công nghiệp điện
tử ở Singapore và chỉ trong những năm gần đây, tỷ lệ vốn nước ngoài mới giảm
xuống dưới 90%. Năm 1992, các công ty do nước ngoài kiểm soát chiếm đa số chiếm
92% tổng doanh thu của ngành công nghiệp điện tử Singapore. Mặc dù thiếu thị

16
trường nội địa cho các sản phẩm dành cho người dùng cuối, không có tầng lớp công
nghiệp bản địa và cơ sở nhân lực kỹ thuật kém phát triển hơn so với Đài Loan và
Hàn Quốc, Singapore vẫn nhanh chóng bắt kịp để trở thành địa điểm cạnh tranh cao
về công nghệ tiên tiến. sản xuất điện tử ở Đông Á bằng cách tận dụng tổ chức tài
chính phát triển của các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài. Phần tiếp theo sẽ phân tích
chi tiết hơn vai trò và đóng góp khác nhau của các tập đoàn đa quốc gia điện tử Nhật
Bản, Châu Âu và Hoa Kỳ.

Bảng 1.2 : Các chỉ số về sự thống trị của các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài
trong ngành công nghiệp điện tử của Singapore

17
b) Các yếu tố chủ quan

Năng lực các doanh nghiệp trong nước; năng lực (nguồn nhân lực); các quan hệ
thương mại, hiệp định thương mại mà họ tham gia

Các công ty Nhật Bản là một trong những nguồn cung cấp hàng điện tử tiêu dùng
giá rẻ sớm nhất cho các nhà bán lẻ lớn ở Hoa Kỳ và họ sản xuất cho các công ty dẫn
đầu có thương hiệu như RCA và Philips trong những năm 1980. Tuy nhiên, khi tiền
lương bắt đầu tăng lên, các công ty Nhật Bản sau đó đã di dời xưởng sản xuất của
họ sang các nước châu Á khác, sau đó xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sang các nước
phương Tây. Cuối cùng, khi các công ty ở phương Tây học cách mua hàng trực tiếp
từ các nhà máy ở các nước châu Á, họ bắt đầu thu hẹp trọng tâm vào phát triển sản
phẩm và tiếp thị trong khi gia công phần mềm chuyên nghiệp chức năng sản xuất và
liên quan đến các nhà cung cấp ở châu Á. Kết quả là, các doanh nghiệp Châu Á đã
nổi lên với một vai trò khác biệt trong nền kinh tế thế giới đối với sự hội nhập của
họ vào thị trường khu vực và toàn cầu.

Trong một số lĩnh vực sản phẩm, Đài Loan và Hàn Quốc vượt Nhật Bản trở thành
nhà sản xuất số một thế giới. Trong một khoảng thời gian duy trì các công ty ở Hàn
Quốc và Đài Loan đã học hỏi và tiếp thu công nghệ từ các công ty ở các nước phát
triển và họ cũng bắt đầu cung cấp các sản phẩm công nghệ cao hơn trong lĩnh vực
điện tử. Trong những năm 1980, các Chaebol Hàn Quốc nổi lên như những tập đoàn
kinh doanh lớn, đa dạng với cách tiếp cận tích hợp theo chiều dọc đối với phát triển
sản phẩm, sản xuất và tiếp thị. Với sự hỗ trợ của chính phủ, các công ty Hàn Quốc
bắt đầu tăng khối lượng sản xuất và giảm chi phí sản xuất, và sau đó tiến tới sự phát
triển của vốn và công nghệ sản phẩm chuyên sâu. Ngày nay, sử dụng thương hiệu
riêng của họ, Samsung, LG và Hyundai Motors đã phát triển thành nhà cung cấp linh
kiện, sản xuất theo hợp đồng và dịch vụ thiết kế và hiện đang cạnh tranh trực tiếp
với các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu trên thị trường toàn cầu.
Tại Đài Loan, các nhà sản xuất địa phương bắt đầu bằng cách cung cấp các linh kiện

18
và (tái) lắp ráp, thay vì thành phẩm cho các công ty dẫn đầu. Một số công ty bắt đầu
nâng cao khả năng của mình bằng cách hỗ trợ với quy trình thiết kế cho các công ty
dẫn đầu và chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc mua linh kiện, lắp ráp cuối cùng và
tổ chức GVC ở Đông Á. Một mặt, với tư cách là nhà cung cấp của Đài Loan - năng
lực của họ được cải thiện, họ cũng buộc phải đảm nhận nhiều chức năng sản xuất
hơn, chẳng hạn như mua linh kiện, lắp ráp và thử nghiệm cuối cùng, và để giải quyết
hậu cần do chi phí gia tăng liên quan đến phát triển thương hiệu, tăng tính đa dạng
sản phẩm ở các công ty dẫn đầu, vòng đời sản phẩm ngày càng giảm và cạnh tranh
quốc tế ngày càng gay gắt. Mặt khác, việc nâng cấp chức năng này đã kích hoạt việc
hợp nhất các nhà cung cấp vừa và nhỏ để hình thành các nhà cung cấp hợp nhất lớn
hơn để cung cấp nhiều dịch vụ hơn cho nhiều công ty dẫn đầu. Ví dụ, vài năm trước
năm 2015 Foxconn, có trụ sở tại Đài Loan nhưng có cơ sở sản xuất rất lớn tại Trung
Quốc, Việt Nam và Cộng hòa Séc, đã nổi lên như là công ty điện tử lớn nhất trong
ngành dịch vụ sản xuất (EMS). Ngoài ra, một số công ty đã có thể tiến hành với
những nỗ lực của họ trở thành nhà sản xuất thương hiệu gốc (OBM), bán các sản
phẩm mang thương hiệu của riêng họ trên toàn cầu thị trường.

Ở nhiều nước đang phát triển, chính phủ đã được thúc đẩy để cung cấp các ưu đãi
để thu hút các chi nhánh của tập đoàn xuyên quốc gia (được gọi là đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào trong, FDI) với hy vọng tạo điều kiện phát triển công nghiệp và tăng
trưởng kinh tế. Ở Đông Nam Á, sự hợp tác giữa tập đoàn xuyên quốc gia và các
công ty địa phương đã được mô tả bởi ASEAN6 là 'công nghiệp hóa do tập đoàn
xuyên quốc gia dẫn đầu'. Những chiến lược phát triển như vậy đã được đặc biệt hoan
nghênh ở Đông Nam Bộ Châu Á. Ở Thái Lan và Malaysia, tỷ lệ mua sắm liên kết
tập đoàn xuyên quốc gia địa phương tương đối cao tập trung vào lĩnh vực sản xuất,
đặc biệt là trong ngành công nghiệp điện và điện tử, đã được báo cáo bởi Oikawa
(2011). Mức độ gắn bó của tập đoàn xuyên quốc gia trong bối cảnh địa phương, cùng
nhau với sự phát triển của kỹ năng và khả năng xử lý kiến thức là điều kiện tiên

19
quyết quan trọng, giúp các công ty nước ngoài có thể tham gia vào chuyển giao sổ
sách, và để các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với tri thức nước ngoài .

CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU
NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG QUỐC

2.1. Khái quát quá trình phát triển ngành công nghiệp điện tử tại Trung Quốc

2.1.1 Quá trình phát triển ngành công nghiệp điện tử Trung Quốc giai đoạn từ những
năm 2005 đến năm 2022

Công nghiệp điện tử Trung Quốc mà ở Việt Nam quen gọi thông tục là đồ điện tử Trung
Quốc hay đồ điện tử Tàu, hàng Tàu, là ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng kể từ sau
khi nước này mở cửa nền kinh tế dưới chính sách mang tầm chiến lược quốc gia về việc thúc
đẩy "tin học hóa" sự phát triển công nghiệp.

Năm 2005, lĩnh vực thông tin điện tử của Trung Quốc chiếm 16,6% tăng trưởng kinh tế của
đất nước và sản lượng giá trị gia tăng của nó chiếm 7% GDP, sản xuất là lĩnh vực phát triển
nhanh nhất. Ngành công nghiệp thông tin điện tử của Trung Quốc chủ yếu bao gồm hàng
hóa liên quan đến máy tính, thiết bị truyền thông, linh kiện điện tử và thiết bị giải trí gia
đình. Đến năm 2005, ngành công nghiệp liên quan đến máy tính và công nghiệp linh kiện
điện tử đã phát triển đủ mạnh để trở thành động lực của toàn ngành thông tin điện tử. Tốc
độ tăng trưởng (cơ sở bán hàng) của hai ngành này đạt 29%, cao hơn 4,2% so với mức 24,8%
của toàn ngành. Đầu tư liên quan đến linh kiện điện tử chiếm 55% tổng vốn đầu tư vào ngành
công nghiệp thông tin điện tử, cho thấy tốc độ tăng trưởng là 48,4%. Thúc đẩy ngành công
nghiệp linh kiện điện tử là một phần của chính sách công nghiệp nhằm nâng cao tỷ lệ giá trị
gia tăng trong ngành công nghiệp thông tin điện tử. Trong các ngành công nghiệp liên quan
đến máy tính của Trung Quốc, sự tăng trưởng của ngành công nghiệp phần mềm (sản phẩm
phần mềm, tích hợp hệ thống, dịch vụ phần mềm, v.v.) đặc biệt nổi bật. Doanh thu cho ngành
công nghiệp phần mềm đạt 390 tỷ nhân dân tệ (khoảng 48,8 tỷ USD), thể hiện tốc độ tăng
trưởng 40,3%. Hơn nữa, tỷ trọng của ngành phần mềm trong ngành công nghiệp thông tin
điện tử đã tăng từ 6,3% năm 2001 lên 11,2% năm 2005, trong khi các công ty phần mềm

20
được phê duyệt đã đạt 11.660, tăng hơn 1.000 mỗi năm. Ngoài ra, có khoảng 900.000 nhân
viên làm việc trong ngành công nghiệp phần mềm của Trung Quốc. Hơn nữa, xuất khẩu
phần mềm của Trung Quốc lên tới 35,9 tỷ đô la Mỹ trong năm 2005, mặc dù con số này thấp
hơn so với mục tiêu xuất khẩu 50 tỷ đô la Mỹ được đặt ra trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 10,
kết thúc vào năm 2005.

Bảng 2.1. Sản lượng sản xuất của các sản phẩm chính liên quan đến thông tin điện tử
trong năm 2005.

Được thúc đẩy bởi sự mở rộng của thị trường bên trong và bên ngoài, tỷ lệ bán hàng trên
sản xuất (tỷ lệ bán hàng) vẫn ở mức trên 98%. Phần lớn điện thoại di động, máy tính xách
tay, màn hình màu và các sản phẩm khác của Trung Quốc được xuất khẩu, khiến Trung
Quốc trở thành cơ sở sản xuất toàn cầu. (Nhìn biểu đồ cho chúng ta thấy) Tổng mức xuất -
nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến thông tin điện tử của Trung Quốc năm 2005 là 268,2
tỷ USD xuất khẩu và 220,6 tỷ USD nhập khẩu, cho thấy tốc độ tăng trưởng là 29,9% đối với
mặt hàng trước và 21,9% đối với mặt hàng sau. Tỷ lệ tổng xuất khẩu và tổng nhập khẩu ở

21
Trung Quốc là 35,2% đối với xuất khẩu và 33,4% đối với nhập khẩu. Ngoài ra, thặng dư
thương mại của Trung Quốc được ghi nhận là 47,6 tỷ USD, với gần 100 tỷ USD của Trung
Quốc' tổng thặng dư thương mại chuyển sang tiết kiệm. Không có sự thay đổi nào về bản
chất của các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu của Trung Quốc.

Tính đến năm 2011, Trung Quốc chính thức vượt mặt Mỹ, trở thành thị trường máy tính cá
nhân (PC) lớn nhất thế giới với doanh số đạt 18,5 triệu máy trong quý thứ hai, vượt qua số
lượng 17,7 triệu máy được phân phối tới Mỹ.

2.1.2 Thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp điện tử Trung
Quốc

Đến năm 2016, mảng sản xuất của Trung Quốc đạt kỷ lục là thị phần lớn thứ hai thế giới về
xuất khẩu đồ điện tử.

Hình 2.1 Top 10 nhà xuất khẩu điện tử tiêu dùng năm 2016

Theo báo cáo thống kê do Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) đưa
ra, ngành công nghiệp phần mềm của nước này đã đạt doanh thu 4.902 ngàn tỷ nhân dân tệ
(tương đương 723,43 tỷ USD) trong 11 tháng đầu năm 2017. Với 35.368 doanh nghiệp hoạt
động, ngành công nghiệp phần mềm Trung Quốc đã tăng trưởng 14,5% trong 11 tháng của
năm 2017 so với cùng kì năm 2016. Trong đó, xuất khẩu phần mềm và dịch vụ liên quan đạt
22
44,8 tỷ USD, chiếm 6,19% tổng doanh thu phần mềm, tăng 1,7% so với năm trước đó. Về
lợi nhuận, trong 11 tháng đầu năm 2017, Trung Quốc đã đạt mức 92,5 tỷ USD từ ngành
phần mềm, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong vài thập kỷ qua, ngành sản xuất điện tử của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng
và hiện nay Trung Quốc đã trở thành cường quốc sản xuất điện tử hàng đầu thế giới. Theo
IBISWorld, ngành sản xuất điện tử tiêu dùng toàn cầu được định giá 414,32 tỷ USD vào
năm 2020. BizVibe ước tính rằng sản lượng của Trung Quốc tương ứng với hơn 1/3 sản
lượng sản xuất điện tử tiêu dùng toàn cầu. Bởi vì ngày càng có nhiều công ty trên thế giới
chọn thuê ngoài các dịch vụ sản xuất điện tử cho Trung Quốc, bao gồm cả các công ty nổi
tiếng thế giới như Tesla, Apple và Volkswagen. Nghiên cứu từ Các nhà xuất khẩu hàng đầu
thế giới cho thấy trong năm 2020, thị phần sản xuất linh kiện mạch điện tử trên toàn thế giới
của Trung Quốc ở mức 32,9%, vượt xa các trung tâm sản xuất điện tử khác như Đài Loan
(14%), Hàn Quốc (11%) và Singapore (10,7%).

2.2 Lợi thế của Trung Quốc trong chuỗi sản xuất điện tử toàn cầu

Năng lực sản xuất hàng điện tử

Về sản xuất quy mô lớn hàng điện tử, Trung Quốc vẫn là điểm đến lý tưởng. Chỉ riêng
Thâm Quyến, nơi được mệnh danh là “thủ đô điện tử của thế giới” hay “Thung lũng phần
cứng Silicon” là ngôi nhà của hơn 4.700 doanh nghiệp công nghệ cao cấp quốc gia, 30.000
công ty khoa học và công nghệ, 5.000 nhà tích hợp sản phẩm và nhà thiết kế, phục vụ đối
với các yêu cầu về nhãn trắng của phần lớn các thương hiệu điện tử tiêu dùng cao cấp trên
thế giới – Apple, Sony, Nintendo, Dell, Acer, Microsoft và Huawei – tất cả đều hợp tác với
các nhà cung cấp Trung Quốc thường chưa từng được biết đến ở phương Tây, ngoại trừ
Foxconn.

Công nghiệp sản xuất điện tử của Trung Quốc có lợi thế so sánh so với các nước sản xuất
điện tử khác. Cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng và nhà cung cấp mạnh đứng đầu danh sách các
thế mạnh trong ngành của Trung Quốc, cho phép nước này thực hiện các đơn đặt hàng khối
lượng lớn với thời gian sản xuất ngắn hơn.

23
Ví dụ, một chiếc điện thoại thông minh yêu cầu 2.000 linh kiện khác nhau – từ những con
ốc vít và tụ điện cực nhỏ cho đến bảng mạch và màn hình LCD – tất cả đều có nguồn gốc
dễ dàng từ chuỗi cung ứng toàn diện của Trung Quốc. Mật độ nhà cung cấp dày đặc này, từ
các nhà máy công nghệ cao tự động như Foxconn đến các xưởng sản xuất nhỏ trong nhà để
xe, khiến năng lực sản xuất của Trung Quốc thừa khả năng phát triển các nguyên mẫu chức
năng từ thiết kế tùy chỉnh đến kỹ thuật sản xuất.

Lợi thế công nghệ và tự động hóa trong ngành điện tử tiêu dùng

Trung Quốc đã áp dụng các công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa năng lực sản xuất của mình,
đầu tư vào robot thông minh, dữ liệu đám mây và công nghệ nhà máy tự động làm nền tảng
cho việc nâng cấp công nghiệp. Theo Liên đoàn Robot Quốc tế, số lượng cài đặt công nghệ
robot trong các cơ sở công nghiệp của Trung Quốc đã tăng 27% và dự kiến sẽ tăng thêm
75% vào năm 2019. Đến năm 2021, Trung Quốc dự kiến sẽ đạt mật độ khoảng 150 trên
10.000 người. công nhân để thúc đẩy tự động hóa trong ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng.

Hình 2.2. Nhà nhập khẩu Robot lớn nhất thế giới (nghìn)

Báo cáo ngành sử dụng rô bốt ở các quốc gia sản xuất khác nhau - tìm nguồn cung ứng
mạnh mẽ (Nguồn: Liên đoàn Robot Quốc tế)

Việc số hóa các sản phẩm điện tử của Trung Quốc được nhà nước hậu thuẫn - rõ ràng từ
sáng kiến Made in China (đầu tư 150 tỷ đô la vào các lĩnh vực công nghiệp then chốt như

24
điện tử tiêu dùng) sẽ đẩy nhanh hơn nữa tăng trưởng năng suất và đưa Trung Quốc lên cao
hơn trong chuỗi giá trị.

Cơ sở hạ tầng hậu cần hiện đại

Vào năm 2015, Trung Quốc đã bắt đầu nâng cấp cơ sở hạ tầng của 20 thành phố ở 9 khu
vực của Trung Quốc, tối ưu hóa vận tải đường bộ, vận tải hàng không, hậu cần hợp đồng và
giao nhận vận tải quốc tế. Các khoản đầu tư nhiều tỷ đô la vào cơ sở hạ tầng cảng, đường
bộ và đường sắt đã giúp thúc đẩy lĩnh vực hậu cần của Trung Quốc trở thành ngành lớn nhất
thế giới, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 20%. Mạng lưới hậu cần phát triển tốt này bao
phủ toàn cầu, có thể cung cấp cho khách hàng nước ngoài thông tin chính xác và khả năng
hiển thị về tình trạng di chuyển xuyên biên giới của sản phẩm, từ điểm đặt hàng đến giao
hàng.

Bảng 2.2 Hiệu suất chuỗi cung ứng của các quốc gia châu Á trong ngành điện tử tiêu
dùng

Báo cáo ngành sản xuất Trung Quốc và các nước châu Á khác hoạt động hậu cần WTO -
Intrepid Sourcing (Điểm số cho thấy hiệu suất của quốc gia đối với các tiểu ngành hậu cần
thương mại, xếp từ 1 đến 5, từ hiệu suất thấp đến hiệu quả cao. Nguồn: Ngân hàng Thế giới)

Chuỗi cung ứng phát triển tốt của Trung Quốc khiến nước này trở thành cơ sở lý tưởng cho
các nhà sản xuất điện tử tiêu dùng như Foxconn, Neway và DJI. Các cơ sở quản lý chuỗi
cung ứng xuất sắc của nó giúp khách hàng đảm bảo vận chuyển xuyên biên giới đúng hạn
các thành phẩm một cách nhất quán, cho phép rút ngắn thời gian giao hàng. Tiến hành sản
25
xuất nội địa tại quốc gia của một người đặt ra những thách thức lớn về hậu cần vì thông
thường các bộ phận sẽ trượt qua các lục địa khác nhau trước khi đến điểm đích. Các tiêu
chuẩn quốc tế khác nhau đi kèm với các vấn đề về tuân thủ và truy xuất nguồn gốc có thể
gây ra các vấn đề về hoạt động. Kịch bản này có thể được ngăn chặn nếu thay vào đó, khách
hàng thuê ngoài hoàn toàn việc sản xuất cho các nhà cung cấp thiết bị điện tử ở Trung Quốc.

2.3. Bài học từ hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu của Trung Quốc

Việc Trung Quốc nhanh chóng nổi lên như một cường quốc thương mại thế giới trong sản
phẩm công nghiệp trong vòng chưa đầy ba thập kỷ là kết quả của sự kết hợp các lợi thế so
sánh, sự phát triển nhanh chóng của phân đoạn sản xuất toàn cầu và các chính sách ưu đãi
của chính phủ. Việc tích hợp vào các GVC sản xuất khác nhau chính là yếu tố quan trọng
của kết quả này. Chính sách cải tổ, xây dựng nền kinh tế mở, hướng ra thị trường bên ngoài
kể từ trước đến nay của Trung Quốc, trong đó chính sách về các đặc khu kinh tế, các khu
kinh tế miền duyên hải với các ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài và các ngành công
nghiệp có hàm lượng khoa học cao như giảm, miễn thuế thu nhập, thuế lợi tức trong từng
giai đoạn nhất định đã tạo ra làn sóng mới cho việc phát triển ngành điện tử. Một số thành
phố lớn như Thẩm Quyến, Quảng Châu và Trùng Khánh là những ví dụ điển hình cho kết
quả của các chính sách này.

a) Mức độ liên kết của các doanh nghiệp điện tử nội địa Trung Quốc với các doanh
nghiệp điện tử FDI

Các đặc khu kinh tế và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò hàng đầu
trong quá trình toàn cầu hóa này. Sự phụ thuộc đáng kể của việc sản xuất chế tạo vào các
đơn vị trung gian nhập khẩu và FDI cho phép Trung Quốc nhanh chóng tích hợp vào nhiều
chuỗi giá trị gia tăng khác nhau, đồng thời, biến Trung Quốc trở thành cường quốc thương
mại thế giới phát triển nhanh nhất trong lịch sử nhân loại. Số lượng lớn dòng vốn FDI vào
Trung Quốc (khoảng 1,6 nghìn tỷ USD từ năm 1990 đến năm 2014), đặc biệt là sau khi gia
nhập WTO của nước này, thể hiện việc dịch chuyển công đoạn sản xuất chế tạo hạ nguồn
(lắp ráp) sử dụng nhiều lao động tới Trung Quốc. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự
hội nhập của Trung Quốc với các mạng lưới sản xuất quốc tế. Với một lực lượng đông đảo
các lao động không có kỹ năng, tiền lương thấp, Trung Quốc lần đầu tiên trở thành địa điểm

26
được lựa chọn cho việc thực hiện công đoạn lắp ráp cuối cùng một loạt các hàng hóa được
sản xuất và chuyên biệt trong các phân đoạn sản xuất công nghiệp hạ nguồn, trong đó họ có
lợi thế so sánh, dựa trên việc nhập khẩu các hàng hóa và cấu kiện trung gian. Hàng hóa được
lắp ráp từ các bộ phận và linh kiện nhập khẩu, được gọi là "xuất khẩu gia công", chiếm hơn
một nửa sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc. FDI kết hợp với các quy trình sản xuất phân
đoạn không chỉ tạo điều kiện cho sự hội nhập của Trung Quốc vào các mạng lưới sản xuất
toàn cầu khác nhau mà còn giúp Trung Quốc nâng cấp vị trí theo các chuỗi giá trị.

b) Chính sách khuyến khích hội nhập GVC của chính phủ Trung Quốc

Sự phát triển đáng kinh ngạc của ngành công nghiệp điện tử của Trung Quốc có thể được
quy trực tiếp phần lớn cho các chính sách hỗ trợ của chính phủ. Chính phủ Trung Quốc
đóng vai trò xây dựng trong việc tạo ra nhu cầu thị trường và mở rộng khả năng sản xuất
nội địa trong ngành công nghiệp TV và máy tính thông qua đầu tư trực tiếp và các chính
sách gián tiếp. Cụ thể là nỗ lực xây dựng những định hướng phù hợp với xu thế phát triển
của thế giới và bối cảnh kinh tế chính trị trong nước. Các chính sách quan trọng khuyến
khích hội nhập GVC có thể kể đến như:

- Miễn giảm thuế và thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với hàng nhập khẩu trung gian và thiết
bị có lợi cho hàng nhập khẩu để xuất khẩu so với nhập khẩu bình thường cho thị trường
nội địa

- Thu hút FDI bằng nhiều loại thuế và các ưu đãi khác, khuyến khích FDI định hướng xuất
khẩu hơn là FDI hướng vào thị trường trong nước

- Xây dựng các đặc khu kinh tế để thu hút đầu tư nước ngoài thông qua miễn thuế hải quan
và thuế GTGT đối với hàng hóa trung gian và vốn

- Thực hiện đầu tư công quy mô lớn vào cơ sở hạ tầng để tạo môi trường thu hút đầu tư nước
ngoài và hỗ trợ tăng trưởng thương mại và kinh tế.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của hình thức tự do hoá một phần trong đầu vào trung gian này giảm
dần theo thời gian khi chi phí nhân công và giá đất ở Trung Quốc tăng lên. Tỷ trọng thương
mại gia công đang giảm, và thay vào đó, thương mại bình thường hiện chiếm tỷ trọng nhập

27
khẩu ngày càng tăng tại Trung Quốc. Trong khi đó, thương mại phi gia công ngày ngày càng
trở nên quan trọng. Tỷ trọng hàng hóa trung gian và vốn sử dụng cho thương mại gia công
đã giảm nhanh kể từ năm 2006, trong khi đó, các mặt hàng thương mại phi gia công cho
thấy xu hướng ngược lại. Có thể thấy rõ các xu hướng trên đối với các doanh nghiệp nhà
nước (DNNN) và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp tư
nhân, xu hướng thay đổi đối với các loại hình thương mại khác nhau lại không rõ ràng như
đối với DNNN và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng rõ ràng là thương mại phi
gia công chiếm ưu thế trong nhập khẩu của các doanh nghiệp tư nhân (luôn chiếm trên 80%
tổng nhập khẩu). Thực tế này cho thấy các ưu đãi của chính sách thương mại gia công của
Trung Quốc (miễn thuế) đã không mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp tư nhân như đối
với DNNN và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mặc dù các công ty tư nhân cung cấp
phần lớn việc làm ở Trung Quốc hiện nay. Ngoài ra, hiệu quả của những ưu đãi này nếu
trước đây kích thích mạnh mẽ sự tăng trưởng thương mại của Trung Quốc thì đã giảm nhanh
chóng trong những năm gần đây. Đây là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến làm
suy yếu sự tăng trưởng thương mại của Trung Quốc.

Dựa trên các bằng chứng được thảo luận ở trên, sẽ rất cần thiết và có lợi cho Trung Quốc
học tập theo những gì Canada đã làm trong năm 2011 và mở rộng phạm vi chính sách miễn
thuế hàng hóa trung gian từ thương mại gia công sang thương mại phi gia công.

2.4. Đánh giá chung

Dựa trên các bằng chứng được đưa ra, ngành công nghiệp điện tử ở Trung Quốc dường như
sẽ tiếp tục là một trong những thị trường công nghệ quan trọng hàng đầu thế giới. Tuy nhiên,
không giống như hầu hết các nước phát triển và đang phát triển khác, Trung Quốc có một
thị trường nội địa khổng lồ và đang phát triển đối với các sản phẩm điện tử, cho phép đạt
được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô mà nếu không sẽ đòi hỏi doanh số xuất khẩu lớn. Do đó,
không phải vô lý khi tin rằng các doanh nghiệp bản địa Trung Quốc sẽ đóng một vai trò
quan trọng trong tương lai như các tập đoàn đa quốc gia ở những nơi khác trên thế giới.

28
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM KHI THAM GIA
CHUỐI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH ĐIỆN TỬ

3.1. Đánh giá chung về thực trạng mức độ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công
nghiệp điện tử của Việt Nam

3.1.1. Thực trạng ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020

Công nghiệp điện tử là ngành sản xuất, có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động
lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam
chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp, chủ yếu sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi
tính và sản phẩm quang học. Sản phẩm chính của công nghiệp điện tử là linh kiện điện tử,
điện thoại nguyên chiếc, linh kiện điện thoại, ti vi lắp ráp, máy tính bảng, máy vi tính và
linh kiện cùng với các thiết bị máy văn phòng… Sản xuất sản phẩm máy tính, linh kiện
điện tử ở Việt Nam chủ yếu do các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty đa quốc gia
chi phối. Mặc dù số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chỉ bằng 1/3 tổng
số doanh nghiệp công nghiệp điện tử tại Việt Nam nhưng từ năm 2016 đến năm 2020, tỷ
trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp này đã chiếm hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu
và bao phủ 80% nhu cầu thị trường trong nước.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong giai đoạn năm 2016 – 2020,
với tốc độ tăng trưởng bình quân 23,8%/năm. Nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử
và linh kiện đã giúp Việt Nam liên tiếp lập nhiều kỳ tích về xuất khẩu, xuất khẩu không
ngừng tăng, trung bình 5,794 tỷ USD/năm, từ vị trí là nước đứng thứ 47 năm 2001 lên vị
trí 12 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN về xuất khẩu điện tử với kim ngạch
44,6 tỷ USD trong năm 2020.

Hoạt động xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2021 vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao so
với cùng kỳ năm 2020. Trong số 26 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD
của nửa đầu năm 2021, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 23,869 tỷ USD, tăng
22,8% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu nhóm hàng này tăng mạnh là do nhu cầu thị
trường tăng cao do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến người lao động bắt buộc phải

29
làm việc tại nhà. Trong 6 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất máy vi tính, sản phẩm điện
tử và linh kiện tăng 12,7%. Nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục
tăng cao trong nửa cuối năm 2021. Năm 2021, ngành điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ
do nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng phục vụ thông tin liên lạc cũng như phương tiện làm
việc trong điều kiện giãn cách xã hội vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ngoài ra, dịch bệnh
cũng khiến các công ty sản xuất máy tính, điện tử trên thế giới phải đóng cửa. Do đó xuất
khẩu máy vi tính, linh kiện và sản phẩm điện tử cả năm 2021 đạt khoảng 55 tỷ USD, tăng
20% so với năm 2020.

Trong quy hoạch công nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2016 - 2020 tầm nhìn 2030, tăng
trưởng của ngành điện tử trong giai đoạn năm 2016 - 2020 đạt 17 - 18%/năm; giai đoạn
đến năm 2030 đạt 19 - 21%/năm. Mục tiêu là xây dựng ngành điện tử trở thành ngành công
nghiệp chủ lực và tạo cơ sở hỗ trợ cho các ngành khác phát triển. Trong giai đoạn 2016 -
2020, ngành điện tử Việt Nam tập trung phát triển ở lĩnh vực linh kiện điện – điện tử cơ
bản, các loại bản mạch in điện tử, mạch vi điện tử cho các điện thoại di động, thiết bị điện
tử gia dụng, thiết bị văn phòng, máy vi tính, thiết bị ngoại vi, linh kiện, phụ tùng cho công
nghiệp ôtô (thiết bị điện, chiếu sáng, điều khiển...). Giai đoạn sau 2020, các lĩnh vực như
thiết bị tự động hóa, thiết bị y tế sẽ có nhu cầu cao về các linh kiện phụ tùng điện – điện tử
sản xuất trong nước.

Cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Cơ cấu xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong giai đoạn 2016 – 2020
có sự thay đổi lớn. Năm 2016 tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm linh kiện và bán thành phẩm
chiếm tỷ trọng lớn như xuất khẩu linh kiện điện tử chiếm 65,7%, đến năm 2020 tỷ trọng
giảm còn 59,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử
và linh kiện. Trong khi năm 2020 xuất khẩu sản phẩm nguyên chiếc, thành phầm chiếm tỷ
trọng lớn, đáng chú ý là kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện chiếm 27,9%, tăng 4,8
điểm phần trăm so với năm 2016, tương tự các nhóm hàng khác như thiết bị máy văn phòng
tăng từ 6,7% năm 2016 lên 7,3% trong năm 2020. Nhóm thiết bị nghe nhìn và linh kiện
tăng từ 4,4% trong năm 2016 lên 4,9% trong năm 2020. Cơ cấu xuất khẩu cải thiện theo
hướng tích cực của cách mạng công nghiệp 4.0, hàng Việt tham tham gia sâu hơn vào chuỗi

30
cung ứng toàn cầu, nâng cao năng suất ngành công nghiệp. Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm
điện tử có sự chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng của nhóm hàng nguyên chiếc và bán thành
phẩm. Trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nguyên chiếc và bán thành
phẩm, chiếm tới 52% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện
tử và linh kiện và 70% đối với nhóm điện thoại các loại. Trong đó, tỷ trọng các sản phẩm
máy tính bảng, linh kiện máy tính, tivi, thiết bị máy văn phòng, điện thoại nguyên chiếc…
ngày càng tăng. Nhiều mặt hàng công nghệ như ti vi, máy tính bảng, điện thoại các loại…có
vị trí xếp hạng xuất khẩu cao so với khu vực và thế giới. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch
Covid-19, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở các thị trường truyền thống của nước
ta nhưng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này vẫn có mức tăng trưởng cao.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đã khai thác tốt các
thị trường truyền thống và tìm kiếm, phát triển các thị trường mới. Việt Nam xuất khẩu sản
phẩm máy tính, linh kiện điện tử đến trên 100 thị trường trên thế giới. Xuất khẩu nhóm
hàng sản phẩm máy tính, linh kiện điện tử chủ yếu sang các thị trường Trung Quốc, Mỹ,
ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc và đang xuất khẩu mạnh sang thị trường EU gồm: Trung
Quốc, Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Ấn Độ chiếm
86,7% kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện năm 2016. Năm
2020 chiếm 88,6%, giảm 0,4 điểm phần trăm so với năm 2019 do tác động của dịch bệnh
Covid-19. Trong 9 thị trường xuất khẩu hàng đầu năm 2020, có tới 7 thị trường nằm ở khu
vực châu Á gồm: Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, các thị trường trong khối
ASEAN, Ấn Độ chiếm 52,4% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng sản phẩm máy tính,
linh kiện điện tử trong cả nước.

Dự kiến các năm tiếp theo thị trường xuất khẩu sản phẩm máy tính, linh kiện điện tử chủ
yếu từ các thị trường này. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm điện tử khá cao,
nhưng thiếu ổn định; xuất khẩu một số mặt hàng đang phải đối mặt với cạnh tranh với sản
phẩm cùng loại từ thị trường trong khu vực ASEAN và Trung Quốc như điện thoại các
loại, linh kiện máy tính, linh kiện điện tử, thiết bị máy văn phòng... Đạt mức tăng cao về
giá trị và tốc độ chỉ diễn ra từ năm 2008, sau khi các công ty đa quốc gia như Samsung,

31
Intel, Canon đưa các nhà máy sản xuất tại Việt Nam vào hoạt động. Thị trường xuất khẩu
nhóm sản phẩm này cũng khá đa dạng, trong đó 10 thị trường hàng đầu năm 2020 có các
quốc gia châu Mỹ (Mỹ và Canada); Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản); Đông Nam Á
(Singapore); châu Âu (Hà Lan, Đức, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Phần Lan); và Trung Đông
(Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất).

Ở Việt Nam, ngành điện tử đạt được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, một phần lớn nhờ
sự hiện diện của các tập đoàn công nghệ đa quốc gia dẫn dắt các chuỗi giá trị toàn cầu và
các đơn hàng chuyển dịch ra khỏi Trung Quốc theo chiến lược “Trung Quốc + 1” (chuyển
dịch các nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh chi phí lao động đang tăng nhanh
tại quốc gia này). Cùng với sự dịch chuyển các nhà máy đến những địa điểm gần với Trung
Quốc, để tận dụng được ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển ở Trung Quốc cũng như hướng
vào thị trường tiêu thụ lớn. Với lợi thế tương đối về lao động và vị trí địa kinh tế rất thuận
lợi, Việt Nam được hưởng lợi từ quá trình này, là thị trường cung cấp điện tử cho các thị
trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, EU. Tuy nhiên, trong trung hạn, điều này có thể thay đổi
do có những công nghệ đột phá (in 3D, người máy và Internet kết nối vạn vật) đang được
triển khai áp dụng nhanh chóng trong ngành điện tử. Cụ thể công ty Foxconn (Đài Loan),
chuyên về sản xuất các linh kiện máy tính và lắp ráp sản phẩm cho những thương hiệu lớn
như Apple, Sony và Nokia đã sử dụng người máy thay thế cho 60.000 lao động tại các nhà
máy của công ty này ở một số thành phố của Trung Quốc. Việc thay thế lao động bằng
người máy tiết kiệm được chi phí do giá người máy đang giảm nhanh, đồng thời có thể vận
hành liên tục trong thời gian dài giảm nhiều chi phí trong sản xuất. Trong giai đoạn 2016 -
2020, ngành điện tử Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ, các dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào lĩnh vực điện tử ngày càng tăng, nhiều hãng điện tử lớn trên thế giới đã đầu tư
xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao ở Việt Nam như Samsung, LG,
Foxconn, Intel, Apple. Bình quân trong giai đoạn này, chỉ số sản xuất sản phẩm điện tử,
máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 13,9%, trong đó năm 2017 đạt mức tăng cao nhất
35,2%.

Sản phẩm của ngành điện tử đã theo hướng đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường
trong nước và xuất khẩu. Năm 2020, sản xuất điện thoại di động đạt 253,2 triệu chiếc,
chiếm 20% nguồn cung cho thế giới, tăng gấp 1,3 lần so với năm 2016; ti vi lắp ráp đạt

32
18,190 triệu chiếc, gấp 1,7 lần so với năm 2016. Năm 2021, dịch Covid-19 với diễn biến
phức tạp đã gây nhiều khó khăn cho ngành sản xuất điện tử. Trong 6 tháng đầu năm 2021
có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 58% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó
điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất tiếp tục có giá trị lớn nhất, đạt 25,1
tỷ USD, chiếm 15,9% tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng (157,63 tỷ USD,) tăng 14,2% so
với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 23,7 tỷ USD, tăng 22,1%;

3.1.2. Hạn chế của Việt Nam trong tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp
điện tử

Mặc dù đạt được một số thành tựu và được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn song
ngành CNĐT Việt Nam vẫn còn những hạn chế như: Chất lượng, mẫu mã sản phẩm của các
doanh nghiệp nội địa trong ngành chưa đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường; các doanh
nghiệp điện tử nội địa có tiếng trước đây đang phát triển chậm lại hoặc mất dần thương hiệu
và chiếm thị phần nhỏ; doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ngành điện tử chủ yếu cung cấp các
sản phẩm đơn giản có giá trị, hàm lượng công nghệ thấp; giá trị xuất khẩu sản phẩm điện tử
phần lớn vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; Tỉ lệ nội địa hóa ngành
CNĐT rất thấp, chỉ khoảng 5-10%; mối liên kết giữa các doanh nghiệp cung ứng trong nước
với các doanh nghiệp FDI và các tập đoàn đa quốc gia còn mờ nhạt; ngành CNĐT vẫn thiếu
sản phẩm chủ lực mang tính chiến lược để dẫn dắt thị trường.

3.1.3. Đánh giá Việt Nam trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp điện tử

Có thể thấy sau nhiều năm làm việc và hợp tác cùng các công ty, tập đoàn lớn hàng đầu thế
giới đến từ Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn Quốc… đến nay, các doanh nghiệp CNĐT của Việt
Nam đã có kinh nghiệm và hoàn toàn có đủ khả năng, tiềm năng để tham gia vào chuỗi cung
ứng của các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam luôn
khuyến khích và hỗ trợ các công ty nước ngoài đầu tư và hợp tác với các doanh nghiệp Việt
Nam trong lĩnh vực CNĐT. Hiện, nhiều hãng điện tử lớn trên thế giới đã đầu tư xây dựng
cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao ở Việt Nam như: Samsung, LG, Foxconn.
Canon, Intel... với tổng số vốn đầu tư lên tới hàng tỷ USD. Tính riêng quý I/2021, Việt Nam
đã cấp chứng nhận đầu tư mới và điều chỉnh vốn cho nhiều dự án có quy mô vốn đầu tư lớn.
Điển hình như dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm

33
750 triệu USD; Dự án Nhà máy Fukang Technology (Singapore) với vốn đầu tư đăng ký
293 triệu USD để thực hiện việc sản xuất, gia công máy tính bảng và máy tính xách tay tại
Bắc Giang. Sự xuất hiện của các hãng điện tử công nghệ lớn trên thế giới cùng với những
dự án đầu tư gia tăng đang tạo điều kiện thuận lợi cho ngành CNĐT của Việt Nam tiếp tục
phát triển trong thời gian tới, các doanh nghiệp CNĐT có cơ hội được tiếp nhận những công
nghệ hiện đại, tiên tiến từ các hãng điện tư lớn khi đầu tư vào Việt Nam, qua đó góp phần
giúp các doanh nghiệp CNĐT của Việt Nam từng bước nâng cao năng lực sản xuất, chuyển
đổi từ sản xuất lắp ráp đơn thuần sang sản xuất chế tạo và lắp ráp có giá trị gia tăng cao hơn.

3.2. Dự báo triển vọng mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công
nghiệp điện tử Việt Nam giai đoạn 2023 – 2030

3.2.1. Nhân tố chủ quan: Đường lối, chính sách; năng lực đáp ứng các doanh nghiệp
trong nước (vốn, công nghệ, nhân lực….)

Đề tài chủ yếu đưa ra được các đề xuất, định hướng nhằm góp phần phát triển ngành công
nghiệp điện tử Việt Nam trong tương lai. Một số định hướng đã đề ra trước đây cũng cần
phải duy trì như: “Phát triển các sản phẩm trọng điểm trong ngành công nghiệp điện tử”,
“Xây dựng chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ cao
ngành công nghiệp điện tử trên cơ sở liên kết giữa nhà nước - doanh nghiệp”, “Đẩy mạnh
thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài có chất lượng vào ngành công nghiệp phụ trợ”, “Đơn
giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch hóa các thủ tục hành chính, thường xuyên đào tạo
cán bộ hải quan nhằm thống nhất việc thực hiện các quy định pháp luật”, “Thu hút vốn đầu
tư từ các doanh nghiệp điện tử hàng đầu trên thế giới”

3.2.2. Nhân tố khách quan: đầu tư FDI, thị trường, đối thủ cạnh tranh,…

Sáng kiến "Vành đai và con đường" mang đến nhiều cơ hội mới, cùng với xu hướng toàn
cầu hóa, bối cảnh địa chính trị và môi trường kinh tế, thương mại toàn cầu không ngừng
thay đổi, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đang cân nhắc và tối ưu hóa chuỗi cung ứng của
mình, đánh giá lại lợi thế của việc chuyển dịch chuỗi sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc
gia Đông Nam Á, kỳ vọng được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa cơ sở sản xuất và mở rộng
phạm vi thị trường.

34
Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ
tăng trưởng nhanh nhất với dân số gần 100 triệu người. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch
Covid-19, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 chỉ đạt 2,7%, nhưng kinh tế Việt Nam phục
hồi nhanh chóng trong năm 2021 với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,5%. Trên thực tế, các
ngành sản xuất có giá trị gia tăng thấp, đặc biệt là sản xuất điện tử tiêu dùng, các công ty đa
quốc gia lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc như Sony, Panasonic, Samsung đã sớm khởi động kế
hoạch chuyển một phần dây chuyền sản xuất của mình từ Trung Quốc sang Đông Nam Á;
cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ đẩy nhanh xu hướng này. Cọ sát thương mại khiến nhiều
doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài phải tái cấu trúc và tối ưu hóa chuỗi cung ứng của
mình để tránh các mối đe dọa áp thuế bổ sung của chính phủ Mỹ đối với hàng hóa Trung
Quốc. Trên thực tế, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam trong năm 2019 đã vượt
mức 2 tỷ USD, tăng gấp đôi so với thời điểm trước khi Mỹ khởi động cọ sát thương mại. Dự
kiến đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành
điện tử

3.3.1. Xây dựng chiến lược

Trước những thách thức về biến đổi khí hậu và yêu cầu của người tiêu dùng trên toàn thế
giới, đặc biệt là ở thị trường các nước phát triển, xu thế phát triển bền vững, sử dụng nguồn
lực hiệu quả, và trách nhiệm tra soát… đang trở thành xu thế tất yếu của ngành công nghiệp
toàn cầu trong giai đoạn tới. Ngoài nhu cầu sản xuất nhanh hơn, chi phí thấp hơn, chất lượng
tốt hơn, thì ngày nay sản xuất còn phải đảm bảo có trách nhiệm hơn với môi trường và con
người. Điều này đặt ra nhiều thách thức đối với các sản phẩm công nghiệp sản xuất tại Việt
Nam, vốn chủ yếu mang tính chất gia công, giá trị gia tăng, hàm lượng khoa học công nghệ
thấp, chưa tiếp cận được về chuyển đổi số hướng đến sản xuất thông minh.

Do đó, các doanh nghiệp cần tập trung chuyển đổi mô hình sản xuất, nâng cao năng suất,
chất lượng trong sản xuất công nghiệp theo hướng phát triển bền vững kinh tế tuần hoàn;
giảm tiêu hao năng lượng, giảm phát thải, sản xuất xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu…
dần hướng tới đáp ứng tiêu chuẩn của các nước có nền công nghiệp tiên tiến, phát triển trên
thế giới.

35
3.3.2. Gắn kết sự hợp tác của các doanh nghiệp nội địa

Để phát triển và nâng cao giá trị gia tăng ngành công nghệ điện tử Việt Nam trong thời gian
tới cần tập trung vào các giải pháp

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước: Cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật,
đặc biệt là quy định cụ thể về hàng hóa xuất xứ Việt Nam; thực hiện các giải pháp mở rộng
thị trường trong nước và xuất khẩu; Xây dựng chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ,
đẩy nhanh ứng dụng công nghệ cao, ngành công nghiệp điện tử trên cơ sở liên kết giữa Nhà
nước - doanh nghiệp - cơ sở đào tạo, khuyến khích thông qua hình thức hợp tác công - tư;
Chú trọng hơn trong xác định các sản phẩm cốt lõi, có sức đột phá để thúc đẩy ngành công
nghiệp điện tử phát triển nhanh và hiệu quả hơn; Tập trung hỗ trợ một số doanh nghiệp triển
vọng của Việt Nam trong lĩnh vực điện tử nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp này phát
triển, đóng vai trò dẫn dắt thị trường điện tử trong nước, đặc biệt là các sản phẩm điện - điện
tử gia dụng; Xây dựng các biện pháp bảo vệ thị trường điện – điện tử tiêu dùng như: Thuế
phòng vệ, hàng rào kỹ thuật, chống gian lận thương mại, hàng giả và hàng nhập lậu…

Về phía doanh nghiệp: Cần tham gia nhiều hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu trên cơ sở xây
dựng những doanh nghiệp mạnh, có thể thiết lập được hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ và đủ
sức bắt tay với tập đoàn công nghệ quốc tế lớn; Mỗi doanh nghiệp cần xác định rõ những
phân khúc sản phẩm và khách hàng phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, trong đó có
tính đến khả năng đón đầu xu hướng tiêu dùng và phát triển công nghệ chung của thế giới
trong thời đại hiện nay. Từ đó, giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực để phát triển sản phẩm
có năng lực cạnh tranh tốt; Đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp FDI qua đó giúp các
doanh nghiệp công nghiệp điện tử nâng cao được năng lực, ngày càng đáp ứng yêu cầu tham
gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn có thương hiệu quốc tế đang hoạt động tại Việt
Nam và tiến tới tham gia chuỗi giá trị ngành điện tử toàn cầu; Chú trọng nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất ngành điện tử, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất
công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử.

3.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thu hẹp khoảng cách trong giáo dục

36
Hiện nay ngành điện tử Việt Nam vẫn đang đứng ở công đoạn lắp ráp trong chuỗi sản xuất
sản phẩm điện tử. Năng lực các doanh nghiệp nội địa trong ngành còn nhiều hạn chế, chất
lượng, mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu cao của thị trường, đồng thời, tỷ lệ nội
địa hóa ngành điện tử hiện nay còn thấp. Các sản phẩm điện tử có tuổi thọ tương đối ngắn,
thường xuyên thay đổi tính năng và mẫu mã, trong khi đó, DN trong nước không đủ nguồn
lực để đầu tư vào công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và phát triển thương hiệu.

Do đó, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành điện tử, đặc biệt là liên
kết nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp để đào tạo lao động có tay nghề cao. Bên cạnh đó,
theo ý kiến của một số chuyên gia, mỗi doanh nghiệp điện tử cần thường xuyên tổ chức đào
tạo cho người lao động hoặc đưa đi đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đặc biệt,
doanh nghiệp cần chủ động đặt hàng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để có được nguồn nhân
lực đầu vào chất lượng. Ngược lại, người lao động cũng nên tích cực học hỏi, nâng cao trình
độ chuyên môn, tay nghề, không ngừng sáng tạo trong quá trình làm việc nhằm thích ứng
với tình hình mới; tạo cơ hội phát triển cho bản thân, cũng như cải thiện thu nhập, vị trí việc
làm.

37
KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu, đúc rút lý luận cũng như tìm hiểu, thu thập tài liệu, áp dụng vào việc nghiên
cứu kinh nghiệm tham gia chuỗi giá toàn cầu ngành công nghiệp điện tử của Trung Quốc và
đưa ra bài học cho Việt Nam, nhóm nghiên cứu rút ra một số kết luận sau:

Chuỗi giá trị toàn cầu ( Global Value Chain - GVC) là một chuỗi sản xuất theo phương thức
toàn cầu hóa, trong đó các hoạt động sản xuất được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới.
“Đường cong nụ cười” còn được gọi là “đường cong giá trị gia tăng”, là sự thể hiện khách
quan giá trị gia tăng của từng mắt xích giá trị trong chuỗi công nghiệp, do đó, đường cong
nụ cười cũng có thể được coi là một chuỗi giá trị công nghiệp. Tổng cộng chuỗi giá trị công
nghiệp được chia thành nhiều mắt xích, bao gồm Phát triển sản phẩm và dịch vụ; Mua sắm,
Cung ứng và Sản xuất; Tiếp thị, Bán hàng và Dịch vụ. Ngành công nghiệp điện tử là một
tập hợp con của lĩnh vực điện tử và đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các ngành công
nghiệp chính bao gồm sản xuất, năng lượng, vận tải, hóa chất, khai thác mỏ và nông nghiệp.
Các ngành được hỗ trợ bởi ngành công nghiệp điện tử bao gồm ô tô, hàng không, quốc
phòng, viễn thông, giải trí và chăm sóc sức khỏe.

1. Lợi thế của Trung Quốc trong chuỗi sản xuất điện tử toàn cầu

- Năng lực sản xuất hàng điện tửVề sản xuất quy mô lớn hàng điện tử, Trung Quốc vẫn là
điểm đến lý tưởng. Chỉ riêng Thâm Quyến, nơi được mệnh danh là “thủ đô điện tử của thế
giới” hay “Thung lũng phần cứng Silicon” là ngôi nhà của hơn 4.700 doanh nghiệp công
nghệ cao cấp quốc gia, 30.000 công ty khoa học và công nghệ, 5.000 nhà tích hợp sản phẩm
và nhà thiết kế

- Lợi thế công nghệ và tự động hóa trong ngành điện tử tiêu dùngTrung Quốc đã áp dụng
các công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa năng lực sản xuất của mình, đầu tư vào robot thông
minh, dữ liệu đám mây và công nghệ nhà máy tự động làm nền tảng cho việc nâng cấp công
nghiệp

- Cơ sở hạ tầng hậu cần hiện đại nâng cấp cơ sở hạ tầng của 20 thành phố ở 9 khu vực của
Trung Quốc, tối ưu hóa vận tải đường bộ, vận tải hàng không, hậu cần hợp đồng và giao
nhận vận tải quốc tế.
38
2. Bài học từ hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu của Trung Quốc

- Mức độ liên kết của các doanh nghiệp điện tử nội địa Trung Quốc với các doanh nghiệp
điện tử FDI : Các đặc khu kinh tế và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai
trò hàng đầu trong quá trình toàn cầu hóa này. Sự phụ thuộc đáng kể của việc sản xuất chế
tạo vào các đơn vị trung gian nhập khẩu và FDI cho phép Trung Quốc nhanh chóng tích hợp
vào nhiều chuỗi giá trị gia tăng khác nhau, đồng thời, biến Trung Quốc trở thành cường quốc
thương mại thế giới phát triển nhanh nhất trong lịch sử nhân loại.

- Chính sách khuyến khích hội nhập GVC của chính phủ Trung Quốc : Các chính sách quan
trọng khuyến khích hội nhập GVC có thể kể đến như: Miễn giảm thuế và thuế giá trị gia
tăng (VAT) đối với hàng nhập khẩu trung gian và thiết bị có lợi cho hàng nhập khẩu để xuất
khẩu so với nhập khẩu bình thường cho thị trường nội địa; Thu hút FDI bằng nhiều loại thuế
và các ưu đãi khác, khuyến khích FDI định hướng xuất khẩu hơn là FDI hướng vào thị
trường trong nước; Xây dựng các đặc khu kinh tế để thu hút đầu tư nước ngoài thông qua
miễn thuế hải quan và thuế GTGT đối với hàng hóa trung gian và vốn; Thực hiện đầu tư
công quy mô lớn vào cơ sở hạ tầng để tạo môi trường thu hút đầu tư nước ngoài và hỗ trợ
tăng trưởng thương mại và kinh tế.

3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành điện tử

- Thứ nhất, xây dựng chiến lược hiệu quả: các doanh nghiệp cần tập trung chuyển đổi mô
hình sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất công nghiệp theo hướng phát
triển bền vững kinh tế tuần hoàn; giảm tiêu hao năng lượng, giảm phát thải, sản xuất xanh,
ứng phó với biến đổi khí hậu… dần hướng tới đáp ứng tiêu chuẩn của các nước có nền công
nghiệp tiên tiến, phát triển trên thế giới.

- Thứ hai, gắn kết sự hợp tác của các doanh nghiệp nội địa: Về phía cơ quan quản lý Nhà
nước: Cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, đặc biệt là quy định cụ thể về
hàng hóa xuất xứ Việt Nam; thực hiện các giải pháp mở rộng thị trường trong nước và xuất
khẩu; Xây dựng chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ
cao, ngành công nghiệp điện tử trên cơ sở liên kết giữa Nhà nước - doanh nghiệp - cơ sở đào

39
tạo, khuyến khích thông qua hình thức hợp tác công - tư; Về phía doanh nghiệp: Cần tham
gia nhiều hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu trên cơ sở xây dựng những doanh nghiệp mạnh,
có thể thiết lập được hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ và đủ sức bắt tay với tập đoàn công
nghệ quốc tế lớn;

- Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thu hẹp khoảng cách trong giáo dục: Chính
phủ cần có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành điện tử, đặc biệt là liên kết nhà nước
- nhà trường - doanh nghiệp để đào tạo lao động có tay nghề cao. Bên cạnh đó, theo ý kiến
của một số chuyên gia, mỗi doanh nghiệp điện tử cần thường xuyên tổ chức đào tạo cho
người lao động hoặc đưa đi đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Global Value Chains in the Electronics Industry. Was the Crisis a Window of
Opportunity for Developing Countries?” Timothy J. Sturgeon & Momoko Kawakami
2. “‘Value Chain’ Definitions and Characteristics” University Cambride
3. Networks, Keiretsu, and Locations of the Japanese Electronics Industry in Asia
4. A Brief Guide to Electronic Manufacturing in China
5. https://www.predictiveanalyticstoday.com/what-is-electronics-industry/#content-anchor
6.
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_nghi%E1%BB%87p_%C4%91i%E1%BB%8
7n_t%E1%BB%AD_Trung_Qu%E1%BB%91c
7. https://www-sgpjbg-com.translate.goog/info/35080.html?_x_tr_sl=zh-
CN&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc
8. https://luanvanaz.com/kinh-nghiem-phat-trien-nganh-cong-nghiep-dien-tu-cua-trung-
quoc.html
9. https://moit.gov.vn/?page=home
10. https://consosukien.vn/giai-phap-nang-cao-gia-tri-gia-tang-nganh-cong-nghiep-dien-tu-
viet-nam.htm
11. https://doanhnhansaigon.vn/phuong-phap/viet-nam-can-chu-trong-dao-tao-nguon-
nhan-luc-cho-nganh-cong-nghiep-dien-tu-1113474.html
12. https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo/cai-thien-vi-the-
trong-chuoi-gia-tri-toan-cau-cho-viet-nam.html

41

You might also like