You are on page 1of 11

Họ và tên: ..................................................................................................... Lớp: 6CI........

PHIẾU ÔN TẬP HỌC KÌ I – NGỮ VĂN 6 (SỐ 1)


PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
THU VỀ TRÊN PHÁ TAM GIANG
“[1] Chạy hơn 15 cây số dọc theo những con sóng, những cánh đồng và những cây
cầu, dọc theo con đầm phá đến với làng chài Thái Dương Hạ. Phá Tam Giang mùa này
không có sóng to, mặt nước hiền hòa, phẳng lặng với những làn sóng gợn lăn tăn. Trên phá,
bập bềnh vài chiếc thuyền chạy dọc theo những dãy cọc, những hàng rào lưới giăng trên
toàn phá như những bàn cờ trận vuông vức. Con đầm rộng lớn và trải dài tít tắp sóng sánh
trong ánh mặt trời rạng rỡ. Thiên nhiên đã ban tặng cho người dân xứ Huế cả một thảm thực
vật phong phú với bức tranh sơn thủy hữu tình. […]
[2] Trong làng một dãy khoảng hai chục ngôi nhà được dựng lên cho cánh thuyền chài.
Người dân làng chài quanh năm sống trên những con sóng, không mấy khi lên bờ. Những
ngôi nhà nhỏ được chính quyền tỉnh Thừa Thiên – Huế dựng gần bờ phá, trên những bờ cát
để tiện cho các em nhỏ trên xóm chài đến các trường học trên bờ. Chỉ có mươi nóc nhà là có
người ở, còn lại đa phần đều bỏ hoang. Người làng chài sống với nghề chài lưới và không
rời khỏi mảnh phá. Đây là nguồn thu nhập chính của mấy đời dân.
[3] Sau một hồi đi thuyền dọc ngang con phá, thưởng ngoạn không khí mát mẻ của
con nước dịu dàng, không gì thú bằng ghé lại một quán ăn ngay đầu con đò ngang, thưởng
thức những đặc sản quý hiếm mà chỉ ở đầm phá mới có khi đã hai giờ chiều. Cá, mực, tôm,
ghẹ tươi roi rói và nhảy tanh tách, thịt thơm ngon. Ghẹ đặc biệt nhỏ, chỉ bằng ba ngón tay,
nhưng ngọt, chắc và giá cả sẽ khiến bạn giật mình vì chỉ rẻ bằng nửa so với ghẹ ngoài biển.
Những con gió tưởng như bất tận không ngừng làm mát bầu không khí trong quán. […]
[4] Hoàng hôn có lẽ là cảnh đẹp ngoạn mục nhất trên phá Tam Giang. Khi màu tím
của sắc trời đã nhuộm một màu tuyệt đẹp lên toàn bộ đầm, lên những con thuyền đang tấp
nập về bến, những dáng người rắn rỏi rạng rỡ nụ cười đen giòn sau một ngày vất vả. Mấy
đứa mắt nhắm mắt mở tỉnh giấc chiều đã thấy một bầu trời tím bên ngoài kia thay thế cho
nắng và mặt trời. Mê quá, đẹp quá! Chúng tôi nán lại ngắm cảnh đẹp hiếm có này, cố chụp
cho được tấm hình chiều buông rủ trên con phá mênh mông sóng nước này mà không được.
Đành dùng mắt để lưu lại.” […]
(Lam Linh, Yếm đào du ký, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2017)
Câu 1. (0.5 điểm) Văn bản trên khiến em nhớ đến văn bản nào trong chương trình Ngữ
văn 6, kì I, sách Cánh Diều?
A. À ơi tay mẹ (Bình Nguyên)
B. Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)
C. Đồng Tháp Mười mùa nước nổi (Văn Công Hùng)
D. Thời thơ ấu của Hon-đa (Hon-đa Sô-i-chi-rô)
Câu 2. (0.5 điểm) Từ nào sau đây không phải là từ mượn?
A. Sơn thủy C. Thưởng ngoạn
B. Hữu tình D. Rắn rỏi
Câu 3. (0.5 điểm) Sau một hồi đi thuyền dọc ngang con phá, thưởng ngoạn không khí mát
mẻ của con nước dịu dàng, điều gì khiến tác giả cảm thấy thú vị?

1|Page
Họ và tên: ..................................................................................................... Lớp: 6CI........

A. Ghé lại một quán ăn ngay đầu con đò ngang, thưởng thức những đặc sản quý hiếm.
B. Mua được cá, mực, tôm, ghẹ tươi roi rói và nhảy tanh tách, thịt thơm ngon.
C. Tận hưởng những con gió tưởng như bất tận không ngừng làm mát bầu không khí
trong quán.
D. Ngắm nhìn một thảm thực vật phong phú với bức tranh sơn thủy hữu tình.
Câu 4. (0.5 điểm) Nhận xét nào sau đây nêu đúng tính chất du kí của đoạn trích trên?
A. Ghi lại dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trước những sự kiện trong quá khứ.
B. Ghi lại các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng cho vấn đề được trình bày trong một chuyến đi.
C. Ghi chép lại những sự việc, những quan sát, tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua.
D. Ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu tới miền đất
khác.
Câu 5. (0.5 điểm) Ở đoạn văn [4], vì sao tác giả phải thốt lên “Mê quá, đẹp quá!”
A. Vì cảnh hoàng hôn được chụp lại trong máy ảnh của tác giả quá đẹp.
B. Vì ánh sáng và mặt trời trên phá Tam Giang đang ở thời khắc đẹp rực rỡ.
C. Vì tác giả thấy cảnh trời hoàng hôn màu tím hiện ra trước mắt mình tuyệt đẹp.
D. Vì tác giả đang được hòa vào không khí nhộn nhịp của cảnh thuyền về bến.
Câu 6. (0.5 điểm) Phân tích cấu tạo của cụm từ được dùng để mở rộng vị ngữ trong câu
văn: Thiên nhiên đã ban tặng cho người dân xứ Huế cả một thảm thực vật phong phú với
bức tranh sơn thủy hữu tình.
A. Cụm động từ: thành tố phụ trước “đã ban tặng”, trung tâm “cho”, thành tố phụ sau
“người dân xứ Huế cả một thảm thực vật phong phú với bức tranh sơn thuỷ hữu tình”.
B. Cụm động từ: thành tố phụ trước “đã”, trung tâm “ban tặng”, thành tố phụ sau “cho
người dân xứ Huế cả một thảm thực vật phong phú với bức tranh sơn thuỷ hữu tình”.
C. Cụm danh từ: thành tố phụ trước “đã ban tặng cho”, trung tâm “người dân”, thành tố
phụ sau “xứ Huế cả một thảm thực vật phong phú với bức tranh sơn thuỷ hữu tình”.
D. Cụm danh từ: thành tố phụ trước “đã ban tặng cho”, trung tâm “người dân xứ Huế”,
thành tố phụ sau “cả một thảm thực vật phong phú với bức tranh sơn thuỷ hữu tình”.
Câu 7. (1.0 điểm) Xác định và phân tích tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng
trong câu văn: Trên phá, bập bềnh vài chiếc thuyền chạy dọc theo những dãy cọc, những
hàng rào lưới giăng trên toàn phá như những bàn cờ trận vuông vức.
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
Câu 8. (1.0 điểm) Tưởng tượng em là người dân sinh sống ở phá Tam Giang, nếu có một
du khách đến tham quan, em sẽ giới thiệu với vị khách ấy điều gì ấn tượng nhất về nơi
đây? Vì sao?
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
2|Page
Họ và tên: ..................................................................................................... Lớp: 6CI........

.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
Câu 9. (1.0 điểm) Qua văn bản trên, hãy trình bày những suy nghĩ về ý nghĩa của những
chuyến đi trong hành trình sống của mỗi người.
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)
Bài học mùa hè
“Con ve mang phím dương cầm
Trèo lên cây phượng thì thầm cùng nhau
Rủ rê mùa hạ đến mau
Cho từng cánh phượng đỏ au giữa trời

Bóng cây râm mát em ngồi


Lật trang vở mới học bài rất ngoan
Ve ve ve hát xênh xang
Trời xanh ngơ ngác... một dàn đồng ca

Bầy chim lách chách bay qua


Âm thanh tròn trịa rơi sà xuống sân
Tiếng em lẫn tiếng chim ngân
Hoà cùng hợp xướng xanh ngần tiếng ve

Ngước lên em gặp mùa hè


Khi lũ ve đã leo về nhành cây
Vừa gấp vở lại - dang tay
Chạm chùm nắng đỏ rơi đầy tóc em”
(Lê Minh Quốc, Nếu không còn cổ tích, NXB Đồng Nai, 1995)
Em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 câu ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ
Bài học mùa hè (Lê Minh Quốc).

3|Page
Họ và tên: ..................................................................................................... Lớp: 6CI........

.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................

PHIẾU ÔN TẬP HỌC KÌ I – NGỮ VĂN 6 (SỐ 2)


Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thể hiện tập trung nhất những đặc trưng tiêu biểu của
chủ nghĩa nhân đạo trong hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng. Nhân vật chính
của đoạn trích này là bé Hồng, Bé Hồng bị đặt trong tình huống hết sức tội nghiệp: bố
mất, mẹ đi bước nữa bị gia đình nhà chồng ruồng rẫy. Bé Hồng phải sống nhờ họ hàng và
bị hắt hủi tàn nhẫn. Em thương mẹ, nhớ mẹ vô cùng mà phải xa mẹ và phải luôn nghe
những lời nói xấu về mẹ. Ta hiểu vì sao em vô cùng sung sướng khi mẹ trở về.
Trong chương sách này, nhà văn đã tập trung làm nổi bật tình cảm xót thương, yêu
quý sâu sắc của bé Hồng đối với người mẹ nhân từ, tần tảo mà cuộc đời đầy bất hạnh.
Tình cảm ấy trước hết được thể hiện qua tâm trạng của bé Hồng khi nói chuyện với bà cô.
Diễn biến tâm trạng của bé Hồng được miêu tả thật sinh động. Khi nhận ra “ý nghĩa cay
độc” trong giọng nói và trên nét mặt “khi cười rất kịch”, đầy giả dối của người cô, bé
Hồng lẳng lặng “cúi đầu không đáp”. Cử chỉ “im lặng, cúi đầu không đáp”. Cử chỉ “im
lặng, cúi đầu xuống đất” của bé Hồng lại được lại được miêu tả lặp lại một lần nữa khi bà
cô tiếp tục giục giã em vào Thanh thăm mẹ, vì mẹ em dạo này “phát tài lắm”. Bà cô đưa
tin mẹ bé Hồng có con khi chưa hết tang chồng, lại nghèo túng khốn khổ nơi đất khách
quê người, thấy người quen lại tránh mặt, để lăng nhục mẹ bé Hồng và gieo rắc vào đầu
óc em sự “hoài nghi” “khinh miệt và ruồng rẫy mẹ”. Những lời nói cay độc của bà cô
như những con dao nứa cứa vào tâm hồn thơ dại của đứa trẻ. Bé Hồng từ chỗ nhẫn nhục,
“im lặng, cúi đầu” đến lúc không nén nỗi đau đớn đã bật lên tiếng khóc, nước mắt “ròng
ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Và thứ tình cảm phức

4|Page
Họ và tên: ..................................................................................................... Lớp: 6CI........

tạp, vừa thương yêu, vừa căm tức nảy sinh trong tâm hồn ngây thơ của bé Hồng, khiến em
“cười dài trong tiếng khóc”.
Bé Hồng cười (cười mỉa mai) vì hiểu thấu những rắp tâm “tanh bẩn” của bà cô, vì
khinh bỉ thái độ rất cay độc của bà; làm ra vẻ thông cảm, nhưng kỳ thực “chỉ có ý gieo
rắc vào đầu óc” em những hoài nghi “để em khinh miệt và ruồng rẫy mẹ”. Bé Hồng khóc
vì thương mẹ bị đầy đọa. Khóc vì thương mẹ chỉ vì “sợ hãi những thành kiến tàn ác” mà
xa lìa hai con “để sinh nở một cách giấu giếm, trốn tránh như một kẻ giết người”. Bé
Hồng căm ghét những hủ tục phong kiến vô lý, tàn nhẫn đã đầy đọa mẹ. Lòng căm ghét
cao độ, mãnh kiệt ấy đã được tác giả diễn tả bằng những hình ảnh cụ thể, bằng nhịp văn
gấp gáp, dồn dập: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục
thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn
mới thôi”.
(Trần Đăng Xuyền, Giảng văn văn học Việt Nam, NXB Hà Nội, 2002)
Câu 1 (0.5 điểm). Câu văn nào sau đây nêu bật ý kiến của người viết về đoạn trích
“Trong lòng mẹ”?
A. Trong chương sách này, nhà văn đã tập trung làm nổi bật tình cảm xót thương, yêu
quý sâu sắc của bé Hồng đối với người mẹ nhân từ, tần tảo mà cuộc đời đầy bất hạnh.
B. Nhân vật chính của đoạn trích này là bé Hồng, Bé Hồng bị đặt trong tình huống hết
sức tội nghiệp: bố mất, mẹ đi bước nữa bị gia đình nhà chồng ruồng rẫy.
C. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thể hiện tập trung nhất những đặc trưng tiêu biểu của
chủ nghĩa nhân đạo trong hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng.
D. Và thứ tình cảm phức tạp, vừa thương yêu, vừa căm tức nảy sinh trong tâm hồn ngây
thơ của bé Hồng, khiến em “cười dài trong tiếng khóc”.
Câu 2 (0.5 điểm). Người viết tập trung bàn luận về tình cảm xót thương, yêu quý của bé
Hồng với người mẹ của mình trong hoàn cảnh nào?
A. Khi nói chuyện với bà cô
B. Khi gặp mẹ trong ngày giỗ đầu bố
C. Khi bố mẹ chia tay
D. Khi nhớ mẹ
Câu 3 (0.5 điểm). Thành phần trạng ngữ trong câu văn: “Trong chương sách này, nhà
văn đã tập trung làm nổi bật tình cảm xót thương, yêu quý sâu sắc của bé Hồng đối với
người mẹ nhân từ, tần tảo mà cuộc đời đầy bất hạnh.” giữ chức năng gì?
A. Nêu thông tin về thời gian
B. Nêu thông tin về địa điểm
C. Nêu thông tin về cách thức
D. Nêu thông tin về mục đích
Câu 4 (0.5 điểm). Những chi tiết sau: bé Hồng lẳng lặng “cúi đầu không đáp”. Cử chỉ
“im lặng, cúi đầu không đáp”, “Bé Hồng từ chỗ nhẫn nhục, “im lặng, cúi đầu” đến lúc
không nén nỗi đau đớn đã bật lên tiếng khóc, nước mắt “ròng ròng rớt xuống hai bên
mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ” giữ chức năng gì trong văn bản nghị luận?
A. Ý kiến về vấn đề nghị luận
B. Bằng chứng về vấn đề nghị luận

5|Page
Họ và tên: ..................................................................................................... Lớp: 6CI........

C. Lí lẽ về vấn đề nghị luận


D. Lập luận về vấn đề nghị luận
Câu 5 (0.5 điểm). Ngoài việc phân tích các bằng chứng là các chi tiết cho thấy sự căm
ghét cao đội của bé Hồng với những hủ tục đày đọ mẹ, người viết còn tập trung đưa ra
các bằng chứng về yếu tố nào?
A. Nhịp văn gấp gáp, dồn dập trong câu: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một
vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai,
mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”.
B. Biện pháp ẩn dụ trong câu: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn
đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến
cho kỳ nát vụn mới thôi”.
C. Thủ pháp phóng đại, nói quá trong câu: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một
vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai,
mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”.
D. Kết cấu trong câu: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay
cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát
vụn mới thôi”.
Câu 6 (0.5 điểm). Mục đích chính của cả văn bản là gì?
A. Bàn luận về giá trị hiện thực trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”
B. Bàn luận về tình yêu thương mẹ của bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”
C. Bàn luận về tình yêu thương mẹ của bé Hồng trong toàn bộ tác phẩm “Những ngày
thơ ấu”
D. Bàn luận về sức mạnh của tình yêu thương mà bé Hồng dành cho mẹ
Câu 7 (1.0 điểm). Em hãy đặt một nhan đề phù hợp cho văn bản trên và giải thích lý do
vì sao em lựa chọn nhan đề đó.
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
Câu 8 (1.0 điểm). Qua văn bản trên, em rút ra được bài học gì về tình mẫu tử. Hãy trình
bày thông điệp, bài học đó bằng một đoạn văn 5 – 7 dòng.
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................

6|Page
Họ và tên: ..................................................................................................... Lớp: 6CI........

PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)


Thả diều
Tưởng chừng đã chạm vào mây
Cánh diều là nốt nhạc dài chung chiêng
Vút cao như tiếng vành khuyên
Trời xanh nhờ cánh diều nghiêng mấy vòng

Tưởng chừng như cánh bướm hồng


Thảnh thơi bay lượn bềnh bồng trên mây
Có nhìn thấy dáng mẹ gầy
Còng lưng dưới ruộng cấy cày sớm hôm?

Cánh diều như cánh hoa thơm


Em nhìn lại thấy yêu hơn bầu trời
Bỗng nghe gió hát à ơi!
Cánh diều là nốt nhạc thời tuổi thơ.
(Lê Minh Quốc, Nếu không còn cổ tích, NXB Đồng Nai, 1995)
Em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 câu ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ
Thả diều (Lê Minh Quốc).
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................

7|Page
Họ và tên: ..................................................................................................... Lớp: 6CI........

PHIẾU ÔN TẬP HỌC KÌ I – NGỮ VĂN 6 (SỐ 3)


PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
LỄ CÚNG THẦN LÚA CỦA NGƯỜI CHƠ-RO
“Người Chơ-ro, còn gọi là Đơ-ro, Châu Ro, là một trong những dân tộc người có
mặt sớm nhất trên vùng đất Đồng Nai. Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro thể hiện mối
giao hòa, gắn bó giữa con người và thiên nhiên, cùng ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh
phúc. Đây được xem là Tết của người Chơ-ro.
Lễ cúng Thần Lúa (lễ Sa Yang Va) là lễ hội truyền thống của người Chơ-ro được tổ
chức định kì hằng năm, thường diễn ra từ ngày 15 đến 30 tháng 3 âm lịch, sau khi thu
hoạch. Đây là lễ hội lớn nhất của cộng đồng, là dịp để đồng bào Chơ-ro tạ ơn thần linh đã
cho một mùa bội thu, cầu xin mưa thuận gió hòa để mùa vụ năm sau nhà nhà được no đủ.
Để chuẩn bị cho lễ cúng, người ta làm cây nêu. Trong lễ cúng Thần Lúa, cây nêu là
biểu trưng nhiều ý nghĩa, thể hiện mối giao hòa giữa con người với thần linh, sự giao cảm
của con người với con người và những ước vọng chính đáng về cuộc sống ổn định, phồn
vinh. Cây nêu làm từ cây vàng nghệ, thân buộc lá dứa. Ngọn của cây nêu có hình bông lúa
lớn, phía trên gắn chùm lúa nhiều hạt và bốn tia tỏa ra bốn hướng: hai tia gắn lông gà (biểu
tượng cho sự sung túc của gia chủ).
Buổi sáng, những người phụ nữ Chơ-ro đi rước hồn lúa. Trước khi vào nghi thức
cúng chính, người phụ nữ lớn tuổi trong nhà mang gùi ra rẫy. Đến chỗ lúa để dành cúng
thần, bà vái các thần linh trước rồi cắt bụi lúa đem về. Những bông lúa này được dùng đề
trang trí trên bàn thờ.
Lễ cúng thường bắt đầu vào buổi trưa, sau khi mọi việc chuẩn bị hoàn tất. Lễ vật
cúng Thần Lúa gồm có gà, heo, rượu cần, những bông lúa, hoa quả, nhiều loại bánh như
bánh giầy mẻ đen, bánh tét. Rượu cần để cúng được làm từ gạo trên rẫy của gia chủ, không
được vay mượn hoặc mua.
Già làng hoặc chủ nhà đảm trách việc đọc lời khẩn, trình bày tấm lòng thành của gia
chủ, cầu mong được thần linh phù hộ cho sức khoẻ, ban cho mùa màng tươi tốt, cây lắm
trái, lúa nhiều hạt.
Trong suốt quá trình làm lễ, khi tiếp chuyện với thần và khi khẩn vái đều có nhạc
đệm của dàn cồng chiêng. Vì thế, các nghi thức trong phần lễ vừa tạo nên bầu không khí
thiêng liêng vừa thể hiện sự gắn bó, gần gũi giữa thần linh, thiên nhiên, vũ trụ và con
người.
Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc. Mở đầu buổi tiệc, theo
truyền thông mẫu hệ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ uống li rượu đầu tiên,
sau đó mới mời khách theo thứ bậc tuổi tác. Trong thời gian dự tiệc, mọi người vừa ăn
uống vui vẻ, vừa nhảy múa, ca hát trong âm thanh trầm bồng, dặt dìu của dàn cồng chiêng
và nhiều nhạc cụ dân tộc khác như đàn tre, kèn môi, kèn lúa... . Thật tưng bừng, náo nhiệt!
Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là một nét sinh hoạt văn hoá độc đáo, góp
phần làm phong phú di sản văn hoá của dân tộc. Qua lễ hội, tôi cảm nhận rõ sự gắn bó ân
tình giữa con người với thiên nhiên, lòng biết ơn của con người với những món quà quý
giá mà thiên nhiên ban tặng.”
8|Page
Họ và tên: ..................................................................................................... Lớp: 6CI........

(Theo Văn Quang, Văn Tuyên, Lễ cúng Thần Lúa Sa Yang Va của người Chơ-ro,
báo ảnh Dân tộc và miền núi, ngày 4-4-2007)
Câu 1. (0.5 điểm) Yếu tố nào sau đây không có trong văn bản trên?
A. Nhan đề văn bản
B. Các thông tin chính
C. Nguồn cung cấp thông tin
D. Các số thứ tự đánh dấu thông tin
Câu 2. (0.5 điểm) Đâu là căn cứ để xác định văn bản trên là văn bản thông tin?
A. Câu chuyện về sự ra đời của lễ cúng Thần Lúa.
B. Địa điểm, thời gian, các hoạt động trong lễ cúng Thần Lúa.
C. Căn cứ khoa học về việc tổ chức lễ cúng Thần Lúa.
D. Câu văn thể hiện tình cảm, suy nghĩ của tác giả về lễ cúng Thần Lúa.
Câu 3. (0.5 điểm) Hãy điền Đ (đúng) hoặc S (sai) trước những nhận xét về đặc điểm của
kiểu văn bản thuật lại một sự kiện được thể hiện trong văn bản trên.
A. Đưa ra nhiều ý kiến, nhận định đánh giá về sự kiện.
B. Các hoạt động được trình bày theo trật tự thời gian.
C. Đưa ra một số bằng chứng quan trọng về sự kiện được nói đến.
D. Sử dụng nhiều câu trần thuật có trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn.
Câu 4. (0.5 điểm) Phần sa pô có tác dụng như thế nào đối với việc truyền tải thông tin của
văn bản trên?
A. Là tiêu đề phụ của văn bản.
B. Giới thiệu tóm tắt nội dung văn bản.
C. Thu hút sự chú ý của người đọc.
D. Bày tỏ quan điểm của người viết.
Câu 5. (0.5 điểm) Phân tích cấu tạo của cụm từ được dùng để mở rộng vị ngữ trong câu
văn sau: “Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc.”
A. Cụm động từ; thành tố phụ trước “mọi người”, thành tố trung tâm “trở lên”, thành tố
phụ sau “nhà sàn chính để dự tiệc”.
B. Cụm động từ; thành tố trung tâm “trở lên”, thành tố phụ sau “nhà sàn chính để dự tiệc”
C. Cụm động từ; thành tố phụ trước “khi cúng xong”, thành tố trung tâm “mọi người trở
lên”, thành tố phụ sau “nhà sàn chính để dự tiệc”.
D. Cụm động từ; thành tố phụ trước “khi cúng xong, mọi người”, thành tố trung tâm “trở
lên”, thành tố phụ sau “nhà sàn chính để dự tiệc”.
Câu 6. (0.5 điểm) Vì sao lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là một nét sinh hoạt văn hoá
độc đáo?
A. Thể hiện sự sùng bái những vị thần có năng lực siêu phàm trong thế giới tự nhiên.
B. Bao gồm nhiều công đoạn chuẩn bị và nghi thức thực hiện cầu kì, trang trọng.
C. Thể hiện đặc trưng đời sống vật chất và tinh thần của người Chơ-ro.
D. Mang bầu không khí tưng bừng, náo nhiệt mà không kém phần thiêng liêng.
Câu 7. (1.0 điểm) Xác định nghĩa của từ “ngọn” trong câu văn dưới đây. Tìm thêm một ví
dụ khác về sự chuyển nghĩa của từ “ngọn”.

9|Page
Họ và tên: ..................................................................................................... Lớp: 6CI........

“Ngọn của cây nêu có hình bông lúa lớn, phía trên gắn chùm lúa nhiều hạt và bốn
tia tỏa ra bốn hướng: hai tia gắn lông gà (biểu tượng cho sự sung túc của gia chủ).”
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
Câu 8. (1.0 điểm) Hãy tưởng tượng em được tham gia lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-
ro, em sẽ có cảm nhận như thế nào về sự kiện này?
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
Câu 9. (1.0 điểm) Qua văn bản trên, trình bày những suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa
con người và thiên nhiên.
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)
Yêu lắm quê hương
Em yêu từng sợi nắng cong
Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò
Em yêu chao liệng cánh cò
Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm
Em yêu khói bếp vương vương
Xám màu mái lá mấy tầng mây cao
Em yêu mơ ước đủ màu
Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua
Em yêu câu hát ơi à

10 | P a g e
Họ và tên: ..................................................................................................... Lớp: 6CI........

Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa


Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.

(Hoàng Thanh Tâm, Theo Báo Phụ nữ Thủ đô, ngày 6/6/2019)

Viết đoạn văn khoảng 8 câu ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Yêu lắm quê
hương” của Hoàng Thanh Tâm.

.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................

11 | P a g e

You might also like