You are on page 1of 14

LÁ CÂY

ThS. Lê Thị Bích Hiền


Khoa Dược – Trường ĐH Y Dược Huế
1

Mục tiêu học tập

➢ Trình bày được các đặc điểm hình thái của lá cây

➢ Mô tả, vẽ và so sánh được đặc điểm cấu tạo giải phẫu của lá cây

2
Định nghĩa

✓ Lá cây là cơ quan dinh dưỡng của thực vật bậc cao, chuyên hoá với
chức năng: đồng hoá CO2 và H20 để hình thành nên các chất hữu cơ
thông qua quá trình quang hợp

✓ Tham gia vào quá trình hô hấp, thoát hơi nước và trao đổi khí.

✓ Tham gia vào quá trình sinh sản dinh dưỡng, dự trữ...

I. Đặc điểm hình thái


1. Các bộ phận của lá
- Lá cây thực vật hai lá mầm gồm: cuống lá + phiến lá
- Lá cây thực vật một lá mầm gồm: bẹ lá + phiến lá
a.Phiến lá: Là một bản mỏng màu lục, gồm các tế bào thịt lá chứa diệp lục,
hình dạng rất đa dạng, khi mô tả phiến lá cần chú ý đến đặc điểm của
- Gốc lá
- Chóp lá
- Mép lá
b.Cuống lá: là phần nối phiến lá vào thân hoặc cành, có lá không có cuống,
phiến được đính trực tiếp vào thân hoặc cành- gọi là lá không cuống
c.Bẹ lá: là phần gốc lá loe rộng tạo thành bẹ ôm lấy thân, thường gặp ở thực
vật 1 lá mầm

4
PHIẾN LÁ

CHÓP LÁ

MÉP LÁ

GỐC LÁ

CUỐNG LÁ 5

2. Các kiểu lá
2.1. Lá đơn: Là dạng lá có cuống lá chỉ mang một phiến lá.
2.2. Lá kép
- Là dạng lá có cuống lá phân nhánh, gồm nhiều phiến lá nhỏ (gọi là lá chét),
có cuống hoặc không đính vào cuống chung.
- Có các dạng lá kép sau: lá kép 2, lá kép 3, lá kép 4, lá kép chân vịt, lá kép
lông chim (chẵn, lẻ); lá kép 2 lần lông chim, lá kép 3 lần lông chim.

6
Các dạng lá kép
A. Lá kép hai ( Lá cây
móng bò); B. Lá kép ba
- (a): Lá chua me đất;
(b): Lá cây đậu dại;C.
Lá kép 4- (a): Lá cây
găng tây; (b): Lá cây
lạc; D. Lá kép lông
chim chẵn: Lá cây
muồng ngủ; E. Lá kép
lông chim lẻ - (a): Lá
cây hoa hồng; (b): Lá
muồng cốt khí;F. Lá
kép hai lần lông chim:
Lá cây keo dậu;
G. Lá kép ba lần lông
chim: Lá xoan; H. Lá
kép chân vịt - (a): Lá
cây gạo
(Nguồn: Nguyễn Bá, 1975)
7

Lá me đất
Lá móng bò

8
Lá phượng vĩ Lá lạc
3. Khái niệm về sự phân gân
Gân lá là hệ thống các bó mạch đi từ thân, cành tiếp tục vào lá. Sự phân
bố của hệ thống bó mạch đó trên phiến lá gọi là sự phân gân.

a.Gân hình lông chim: có 1 gân chính và từ gân chính này xuất phát nhiều
gân thứ cấp (lá Mít, lá Vú sữa...)
b. Gân hình chân vịt: hệ gân phân nhánh theo kiểu chân vịt, tỏa ra từ 1
điểm chung tại gốc lá hoặc gần gốc lá (lá Đu đủ...)
c. Gân song song: nhiều gân song song chạy theo chiều dài của phiến lá
(đặc trưng cho các cây lớp Hành)
d. Gân hình cung: các gân lá gặp nhau ở đáy và đầu phiến lá (lá Tràm...)

Các kiểu
phân gân
A1. Gân hình
lông chim
A2. Gân hình
chân vịt
B1 . Gân hình
cung
B2. Gân song
song

10
Một số kiểu gân lá

Gân hình mạng Gân song song Gân hình cung


(lá gai) (lá rẻ quạt) (lá địa liền)

11

4. Khái niệm lá kèm, bẹ chìa, thìa lìa

a. Lá kèm: là những bộ phận nhỏ hình lá, hình vảy, tam giác,
hình sợi... mọc ở gốc của cuống lá, thường gặp ở các họ :
Rosaceae, Rubiaceae, Moraceae...

b. Bẹ chìa: là một màng mỏng ôm lấy thân, do các lá kèm dính


nhau tạo thành, thường gặp ở họ Polygonaceae

c. Thìa lìa (lưỡi nhỏ): Là những phiến nhỏ, mỏng, mọc ở mặt
trong chỗ ranh giới giữa phiến lá và bẹ lá, thường gặp ở họ
Poaceae.

12
Lá kèm

Bẹ chìa

Thìa lìa 13

5. Các kiểu mọc của lá trên thân và cành

➢ Lá mọc cách (mọc so le): mỗi mấu mang 1 lá

➢ Lá mọc đối: mỗi mấu mang 2 lá đối diện nhau

➢ Lá mọc vòng: mỗi mấu mang từ 3 lá trở lên

14
Các cách mọc của lá
1. Mọc cách (so le); 2. Mọc đối; 3. Mọc đối chéo chữ thập; 4. Mọc cách hai hàng; 5. Mọc vòng; 6.
Mọc cách hai hàng chồng lên nhau; 7. Mọc lợp; 8. Mọc chùm. 15

CÁCH MỌC CỦA LÁ

MỌC SO LE MỌC VÒNG MỌC ĐỐI


16
II. Cấu tạo giải phẫu của lá cây
1. Cấu tạo giải phẫu của lá cây thực vật 2 lá mầm
Cuống lá

17

BIỂU BÌ: Là những tế bào hình


chữ nhật sắp xếp theo chiều dài cuống lá, ngoài
cùng có tầng cutin và có các lỗ khí nằm xen kẽ…

MÔ DÀY: Nằm sát lớp biểu bì, có nhiệm vụ


nâng đỡ cho cuống lá
CUỐNG

MÔ MỀM: Các tế bào của mô này
thường kéo dài theo trục của cuống lá,
chứa nhiều lục lạp

CÁC BÓ DẪN: Nằm trong khối mô mềm,


thường xếp thành hình cung, mặt lõm quay
lên trên, bó dẫn lớn ở dưới, các bó dẫn nhỏ
18
quay lên trên
Cấu tạo cuống lá
Biểu bì
Mô dày

Mô mềm

Các bó dẫn

19

II. Cấu tạo giải phẫu của lá cây


1. Cấu tạo giải phẫu của lá cây thực vật 2 lá mầm
Phiến lá
➢Biểu bì: Cả mặt trên và dưới của lá cây đều có các tế bào biểu bì, cấu tạo
khá điển hình: không có lục lạp, màng ngoài thường dày hơn màng bên và
màng trong và có phủ một lớp cutin, có lỗ khí nằm xen kẽ, đôi khi có sáp hoặc
có lông.
➢Mô cơ bản của lá (Thịt lá): 2 phần chính: Mô giậu và mô khuyết (mô xốp)
- Mô giậu: thường nằm ngay dưới biểu bì trên, gồm 1 đến vài
lớp tế bào hình ống hoặc hình lăng trụ, sắp xếp tương đối xít nhau và xếp gần
như vuông góc với các tế bào biểu bì.
- Mô khuyết (Mô xốp): nằm dưới mô giậu và tiếp giáp với biểu
bì dưới của lá, gồm những tế bào hình dạng không đều, xếp thưa nhau để hở
ra nhiều khoảng trống chứa khí. Các tế bào của mô xốp chứa ít lục lạp hơn các
tế bào của mô giậu.
Tỷ lệ giữa số lớp tế bào mô giậu và mô xốp thay đổi tùy điều
kiện của môi trường, nhất là chế độ ánh sáng và nước.

20
1. Cấu tạo giải phẫu của lá cây thực vật 2 lá mầm
➢ Các bó dẫn

✓ Bó mạch trong gân chính (bó dẫn lớn) thường xếp thành 1 hình cung hoặc 1
vòng tròn đầy đủ, gỗ thường ở phía trong, libe ở phía ngoài. Phía 2 đầu bó
dẫn thường có những tế bào cương mô.

-Rải rác trong phần thịt lá, có những bó dẫn nhỏ - đó lá những lát cắt
ngang hoặc cắt dọc của những gân bên, xung quanh thường có một vòng tế
bào thu góp, những tế bào này có nhiệm vụ vận chuyển nước và các sản
phẩm đồng hóa vào các bó dẫn.

21

CÁC HỆ THỐNG
CƠ HỌC CỦA LÁ

MẠCH GỖ VÒNG CÁC CÁC CÁC


QUẢN CÁC TB TB THỂ TB
BÀO THU CƯƠNG CỨNG HẬU
SỢI GỖ GÓP MÔ MÔ

22
Cấu tạo của lá cây
thực vật hai lá mầm
(lá trúc đào)

A.. Sơ đồ tổng quát


B. Cấu tạo chi tiết
một phần phiến lá

1. Biểu bì trên; 2. Hạ
bì trên; 3. Mô giậu
trên; 4. Mô khuyết;
5. Mô giậu dưới; 6.
Biểu bì dưới; 7.
Phòng ẩn lỗ khí; 8.
Tinh thể canxi oxalat
hình cầu gai; 9. Mô
mềm; 10. Libe; 11.
Gỗ;
12. Đám sợi; 13. Mô
dày

23

Tế bào biểu
bì mặt trên

Tế bào
mô giậu
Lục lạp

Gân lá
Tế bào mô gồm các
khuyết bó mạch

Tế bào biểu bì
mặt dưới Lỗ khí

24
25

2. Cấu tạo giải phẫu của lá cây thực vật 1 lá mầm

Bẹ lá:
Bẹ lá có cấu tạo giải phẫu tương tự như cấu tạo giải phẫu của thân cây
thực vật 1 lá mầm, cũng có cấu tạo bao gồm:
- Biểu bì
- Lớp cương mô, nhu mô
- Những bó dẫn trong bẹ lá là những bó dẫn chồng chất kín và
xếp nhiều vòng.

26
2. Cấu tạo giải phẫu của lá cây thực vật 1 lá mầm
Phiến lá
Biểu bì: Các tế bào biểu bì bao bọc mặt trên và mặt dưới của lá, bên ngoài có
tầng cutin, có thể thấm thêm silic hoặc có phủ một lớp sáp. Nằm xen kẽ với
các tế bào biểu bì là các tế bào lỗ khí.
Ở một số cây thuộc họ lúa (Poaceae), nằm xen kẽ với các tế bào biểu
bì trên của phiến lá, có các tế bào trương nước (tế bào động cơ, tế bào
vận động), có tác dụng đóng phiến lá lại khi bị chiếu sáng quá mạnh, để hạn
chế sự thoát hơi nước của cây.
➢ Thịt lá (Nhu mô đồng hóa)
Nhu mô đồng hoá của lá cây thực vật 1 lá mầm thường có cấu tạo
đồng nhất, không phân hóa thành mô giậu và mô xốp
➢ Hệ dẫn: Các bó dẫn thường sắp xếp thành hàng tương ứng với hệ gân
song song.
➢ Xung quanh hoặc phía 2 đầu bó dẫn thường có các tế bào cương mô,
những tế bào này có thể phát triển mạnh kéo dài đến tận biểu bì.

27

28

You might also like