You are on page 1of 11

Phân tích 4M kết hợp yếu tố thứ 5 ( Money)

CTCP Thực phẩm Sao Ta (HOSE: FMC)

MEANING:
- Thông tin cơ bản về doanh nghiệp: CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) thành lập năm
1996, tiền thân là doanh nghiệp nhà nước chuyên chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu. Năm
2003, Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần. Hai mảng sản xuất kinh
doanh chính của Công ty là mặt hàng tôm đông lạnh và nông sản xuất khẩu hoạt động

chủ yếu tại địa bàn Sóc Trăng.

● Tên quốc tế: SAO TA FOODS JOINT STOCK COMPANY

● Tên viết tắt: FIMEX VN

● Mã số thuế: 2200208753
● Địa chỉ: Km 2132 Quốc lộ 1A, Phường 2, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng,
Việt Nam

● Người đại diện: PHẠM HOÀNG VIỆT ( Thành viên hội đồng quản trị )

● Điện thoại: (84-299) 3822223 - 3822203

● Ngày hoạt động: 2002-12-19

● Quản lý bởi: Cục Thuế Tỉnh Sóc Trăng

● Loại hình DN: Công ty cổ phần ngoài NN

- Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính:

● Nuôi trồng thủy sản

● Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.

● Xuất khẩu, bán buôn mặt hàng thủy sản

- Chu trình kinh doanh:

● Cơ cấu kinh doanh:

o Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm (2022): Tôm (97%), Nông sản (3%)

o Cơ cấu doanh thu theo thị trường (2022) Xuất khẩu (95%), Nội địa (5%)

o Cơ cấu doanh thu xuất khẩu theo thị trường (2022): Mỹ (27%), Nhật Bản
(34%), EU (22%), Úc (8%), Hàn (5%), Khác (4%)

● Đầu vào: Diện tích vùng nuôi 520 ha. Trong đó, tháng 7/2022 FMC đã mở rộng
thêm 200 ha diện tích nuôi trồng mới. Nguyên liệu tôm Tự cung cấp (20-25%),
mua ngoài (75-80%) Chủ yếu là tôm sú và tôm thẻ chân trắng được nuôi
trồng/mua ngoài tại ĐBSCL với chi phí sản xuất chiếm 90% nguyên liệu tôm và
81% chi phí nguyên vật liệu

● Sản xuất: Nhà máy sản xuất (2022) Tôm: Gồm 6 nhà máy chế biến tại tỉnh Sóc
Trăng với công suất ước đạt 41 nghìn tấn/năm. Trong đó,
o Tháng 1/2022 NM Tam An đi vào hoạt động với công suất chế biến 5 nghìn
tấn/năm
o Cuối tháng 12/2022, NM Sao Ta chuyên chế biến sp tôm cao cấp với công
suất 15 nghìn tấn thành phẩm/năm đã đi vào vào hoạt động Nông sản: Công
suất chế biến nông sản đạt 36.5 nghìn tấn/năm.

● Đầu ra: Sản lượng tiêu thụ (2022) Tôm thành phẩm (20.578 nghìn tấn), nông sản
chế biến (1.981 nghìn tấn) Phân khúc kinh doanh Sản phẩm tôm: chủ yếu là tôm
chế biến đông lạnh gồm tôm IQF tươi, tôm đông lạnh khối,...Các sản phẩm GTGT
chiếm khoảng 60% tổng sản phẩm, trong đó tôm tẩm bột chiếm 20% Nông sản:
rau trộn, kakiage, khoai lang, bí đỏ chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản Thị phần Thị
phần xuất khẩu tôm chiếm khoảng 6%, sau hai ông lớn là MPC và Stapimex.

● Tầm nhìn, sứ mệnh doanh nghiệp:

o Bằng chính sự trân trọng và đầy trách nhiệm của mình đối với cuộc sống
con người, môi trường và sự nỗ lực không ngừng để đạt được chứng nhận
bởi các hệ thống quản lý chất lượng chuẩn mực, chúng tôi cam kết tạo ra
nhiều giá trị tốt đẹp hơn với các bên tham gia và có liên quan tới chuỗi giá
trị sản phẩm, chú trọng an toàn thực phẩm, hướng đến phát triển bền vững,
phát huy những phẩm chất tốt đẹp của lao động Việt gửi gắm qua từng sản
phẩm nông thủy sản chế biến giàu dinh dưỡng, mẫu mã phong phú, đẹp
mắt. Qua đó cũng góp phần nâng tầm thưởng thức của người tiêu dùng, tiếp
nối và làm rạng danh sứ mệnh cao cả của Tập đoàn PAN - “Sinh ra để nuôi
dưỡng thế giới”.
o Quảng bá những phẩm chất tốt đẹp cần mẫn, sáng tạo, có trách nhiệm của
người Việt; nét văn hóa tinh tế, khoa học của ẩm thực Việt; để thực phẩm
Việt không chỉ là nguồn dinh dưỡng, nguồn năng lượng mà còn là nguồn
cảm hứng cho người tiêu dùng trên thế giới. Góp phần nâng cao vị thế và
uy tín nông thủy sản Việt trên trường quốc tế.
o FMC luôn có định hướng phát triển bền vững trên cơ sở cân bằng các yếu
tố kinh tế- xã hội- môi trường. Điều này mang lại những giá trị cao nhất cho
cổ đông, khách hàng, người lao động và cộng đồng.

MOAT ( Lợi thế cạnh tranh) :


- Chất lượng sản phẩm: FMC có thể có lợi thế cạnh tranh nhờ chất lượng cao của sản
phẩm thực phẩm mà họ cung cấp. Sản phẩm chất lượng cao không chỉ đáp ứng nhu cầu
của khách hàng mà còn giúp xây dựng lòng tin và niềm tin từ phía người tiêu dùng.
- Đa dạng sản phẩm chính:

● Sản phẩm tôm tươi sống

● Sản phẩm tôm nấu chín

● Sản phẩm tôm tẩm bột

● Sản phẩm nông sản khác: chủ yếu là các dạng rau củ trộn và nhiều cách chế
biến khác nhau như hấp, chiên, nướng..
- Quy trình sản xuất hiện đại: FMC sở hữu quy trình sản xuất hiện đại, tự động hóa
và tiên tiến, cải thiện hiệu suất sản xuất và giảm chi phí. Điều này giúp FMC cạnh
tranh với các đối thủ khác trong ngành công nghiệp thực phẩm.
- Đội ngũ quản trị bản lĩnh, kinh nghiệm; đội ngũ công nhân lành nghề; cơ sở vật
chất khá đồng bộ; trình độ chế biến ở mức cao.
- Giá trị cốt lõi có sức lan tỏa, nền tảng vững chắc cho việc thực hành CSR, đạo đức
kinh doanh,…
- Thương hiệu có uy tín tốt, sản phẩm chất lượng ổn định, mẫu mã phong phú,…
được khách hàng tín nhiệm cao ở tất cả thị trường thâm nhập.
- Hệ thống quản trị chất lượng luôn được cập nhật và đáp ứng yêu cầu tất cả khách
hàng.
- Vị trí không xa vùng nuôi tôm lớn và vùng nuôi riêng, xây dựng được quy trình
nuôi riêng hiệu quả, đủ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến.
- Năng lực truy xuất nguồn gốc cao.
- Tài chính lành mạnh.

Management ( Ban lãnh đạo)


Ban lãnh đạo là một điểm mạnh của FMC so với các đối thủ cùng ngành, các lãnh đạo
chủ chốt của FMC thường có >20 năm kinh nghiệm làm quản trị với các chức vụ cao như
Giám đốc, Phó giám đốc, Ban kiểm soát . Không có hành vi vi phạm pháp luật nào trong
lý lịch.
Với chủ trương phát triển bền vững, ban lãnh đạo đã dẫn dắt FMC trở thành một trong
những doanh nghiệp có thương hiệu và thành tích đáng tự hào, một trong những doanh
nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam. Trong Top 100 doanh nghiệp bền vững là
kết quả xứng đáng cho những nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong doanh
nghiệp.
MARGIN OF SAFETY ( Biên an toàn):
Theo đánh giá của CTCK KB Việt Nam (KBSV), ngành tôm nói chung vẫn có nhiều dư
địa phát triển trong dài hạn đi kèm với những cơ hội tại thị trường xuất khẩu nhờ nhu cầu
tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản ngày càng tăng mạnh trên thế giới; các sản phẩm tôm chế biến
sâu của Việt Nam đang chiếm vị thế số 1 toàn cầu và các hiệp định thương mại quốc tế
giúp xuất khẩu tôm Việt Nam có lợi thế hơn.
F P/E của FMC nhỏ hơn các doanh nghiệp cùng ngành cho thấy FMC hiện tại đang bị
đánh giá thấp. Giá của FMC ảnh hưởng bởi đợt downtrend vào giữa và cuối năm 2022 và
đã có dấu hiệu hồi phục từ đầu năm 2023.
Giá trị thực của FMC có thể trong khoảng 52.000-55.000VND.
Giá hiện tại ngày 5/8/2023: 46.500VND
Biên an toàn: 20%

MONEY ( Dòng tiền):


A) TA
Sử dụng các đường MA ta thấy được:

● Các đường MA10, MA20, MA50 và đường giá hội tụ -> Giá cổ phiếu của FMC có
xu hướng đi ngang.

● Các đường MA và giá vẫn trên MA100 -> Còn xu hướng tăng dài hạn.

o Có thể thấy tâm lý của nhà đầu tư đang phân vân bởi vì cổ phiếu FMC nói
riêng và VN Index đã tăng trong một thời gian dài, các phiên điều chỉnh sẽ
diễn ra để thanh lọc các nhà đầu tư T+. Đối với các nhà đầu tư dài hạn,
những phiên chỉnh là thời cơ tốt nhất để mua thêm cổ phiếu.
Từ chỉ báo RSI, MACD:

● RSI đang trong trạng thái quá bán, MACD dưới đường Signal đang dần di chuyển
xuống đường Zero -> Xu hướng giảm ngắn hạn
Mây Ichimoku và MFI:

● Đường giá đã đâm xuống mây Kumo, MFI xu hướng giảm -> Tín hiệu giá cổ
phiếu có xu hướng giảm
● Nhận định xu hướng giá cổ phiếu ngắn hạn: Giảm -> Các nhà đầu tư ngắn hạn nên
bán FMC trong thời gian này.

● Nhận định xu hướng giá cổ phiếu trung và dài hạn: Tăng -> Các nhà đầu tư trung
và dài hạn trong thời gian này nên đợi đợt điều chỉnh này và giữ lấy một vị thế
mua tốt để tối ưu hóa lợi nhuận.
B) FA
Doanh thu đầu năm 2023 của FMC giảm 25,5% từ đỉnh thiết lập trong năm 2022. Trong
nửa cuối năm 2023 sẽ là thời gian cao điểm xuất khẩu thủy sản nhờ nhu cầu tăng trước
các dịp lễ lớn tại các thị trường chủ chốt. Lãnh đạo Thực phẩm Sao Ta cũng cho biết dự
kiến nguồn cung tôm từ Ấn Độ và Ecuador, hai đối thủ lớn nhất với tôm Việt Nam, sẽ
giảm mạnh trong thời gian tới. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ tôm được dự báo sẽ tăng
lên khi thị trường thế giới bước vào mùa lễ hội, nhất là dịp Noel và mừng năm mới cuối
năm. Theo quy luật cung - cầu, nguồn cung giảm nhưng nhu cầu tăng thì giá tôm sẽ phục
hồi trở lại. Doanh nghiệp đã tiến hành thả nuôi tôm giống tại vùng nuôi 320 ha và đang
tiến hành cải tạo thêm 200 ha nuôi mới, là động lực giúp doanh nghiệp tiếp tục tăng
trưởng trung- dài hạn. FMC vừa cho biết doanh số tháng 7/2023 đã tăng 18% so với
tháng 6/2023 và kỳ vọng xuất khẩu tôm sẽ bắt đầu tăng tốc trở lại kể từ quý 3 này khi giá
tôm thương phẩm đã chạm đáy.

● Từ FA & TA đưa ra khuyến nghị đầu tư:

CP Giá mua khuyến Giá mục tiêu Cut Loss Giá thị trường Lợi nhuận
nghị

FMC 45.300 52.000 43.700 46.500 15%

Họ và tên Chức vụ Năm sinh Trình độ Cổ phần

31/12/2022 Ông Đinh Ngọc Thuận CTHĐQT 1978 KS Xây dựng/ThS QTKD
Họ và tên Chức vụ Năm sinh Trình độ Cổ phần

Ông Nguyễn Văn Lương TVHĐQT 1977 CN QTKD/ThS Kinh tế

Ông Phạm Anh Tuấn TVHĐQT 1975 ThS Tài chính

Ông Phan Đinh Thám TVHĐQT 1965 N/a

Ông Trần Hào Hiệp TVHĐQT 1977 Kỹ sư

Ông Nguyễn Văn Tuấn TGĐ/TVHĐQT 1970 ThS QTKD

Ông Trần Trung Chiến TVHĐQT/Phó TGĐ 1975 CN Luật

Ông Nguyễn Minh Tân Phó TGĐ 1982 N/a

Ông Trương Viết Hoàng Sơn Phó TGĐ 1977 N/a

Ông Đỗ Quốc Bảo GĐ 1981 KS Xây dựng/ThS QTKD

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa GĐ Tài chính 1977 ThS Tài chính

Ông Trần Ngọc Tòng KTT 1986 N/a

Bà Phạm Thị Kim Hòa Trưởng BKS/Trưởng 1979 CN Kế toán


UBKTNB

Ông Lê Đức Thuận Thành viên BKS - N/a

Bà Trịnh Thị Hoa Thành viên BKS 1984 CN Kế toán

You might also like