You are on page 1of 25

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ĐOÀN THANH NIÊN ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


ĐOÀN THANH NIÊN TRƯỜNG ĐH NGOẠI THƯƠNG

ĐỀ ÁN SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ


CHƯƠNG TRÌNH ƯƠM TẠO CÔNG NGHỆ
BUSITECH BOOTCAMP

VÒNG 2 – ONLINE BOOTCAMP

Tên đội tham dự


Busiallday
Lĩnh vực
Robot và Internet of Things (IoT)
Tên đề tài
Cửa hàng tiện lợi thông minh

Hà Nội, tháng 4, 2023


BusiTech Bootcamp Vòng 2 – Online Bootcamp
Dare to dream, dare to build.

LỜI CAM KẾT

Chúng tôi xin cam đoan sản phẩm / giải pháp là công trình nghiên cứu của riêng tập thể
chúng tôi, không sao chép của ai, do chúng tôi tự nghiên cứu, đọc, dịch tài liệu, tổng hợp
và thực hiện. Nội dung trong đề án tôi có sử dụng một số tài liệu tham khảo trên Internet
nhưng không sao chép hoàn toàn. Các số liệu, chương trình phần mềm và những kết quả
trong đề án này là trung thực và được thực hiện bởi chính bản thân chúng tôi.

Chúng tôi xin cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Ban Tổ chức Chương trình
và chấp nhận mọi hình thức cảnh cáo, kỷ luật nếu xảy ra bất kì hiện tượng gian lận, đạo
văn nào trong toàn bộ đề án này.

TM. Đội tham dự


Đại diện ( Nhóm trưởng )
Thien
Mai Chiến Vĩ Thiên
BusiTech Bootcamp Vòng 2 – Online Bootcamp
Dare to dream, dare to build.

MỤC LỤC
(Note: Các đội nhấn F9 để update mục lục nhé)

LỜI CAM KẾT....................................................................................................................2


I – Vấn đề thực tiễn và giải pháp tổng quan......................................................................5
1.1. Vấn đề thực tiễn.........................................................................................................5
1.2. Giải pháp đề ra..........................................................................................................5
II – Tổng quan đề án............................................................................................................6
2.1. Mô tả chung................................................................................................................6
2.1.1. Tổng quan............................................................................................................6
2.1.2. Phân tích SWOT.................................................................................................6
2.1.3. BMC.....................................................................................................................6
2.2. Phân tích thị trường..................................................................................................6
2.2.1. Thị trường mục tiêu............................................................................................6
2.2.2. Thị phần và giá trị thị trường............................................................................6
2.2.3. Đối thủ cạnh tranh..............................................................................................6
2.2.4. Ưu thế so sánh.....................................................................................................6
2.3. Chiến lược tiếp thị.....................................................................................................6
2.3.1. Chiến lược tiếp thị...............................................................................................6
2.3.2. Chiến lược bán hàng...........................................................................................7
III – Mô tả kỹ thuật..............................................................................................................8
3.1. Công nghệ sử dụng....................................................................................................8
3.2. Bài toán kỹ thuật.......................................................................................................8
3.2.1. Bài toán kỹ thuật số 1.........................................................................................8
3.2.2. Bài toán kỹ thuật số 2.........................................................................................8
3.3. Hướng giải quyết bài toán........................................................................................8
3.4. Mô tả chi tiết sản phẩm.............................................................................................8
3.4.1. Tính năng 1..........................................................................................................8
3.4.2. Tính năng 2..........................................................................................................8
3.4.3 Tính năng 3...........................................................................................................8
3.4.4. Tính năng 4..........................................................................................................8
3.4.5. Tính năng 5..........................................................................................................8
3.4.6. Tính năng 6..........................................................................................................8
3.5. Phân tích chuyên sâu sản phẩm...............................................................................8
3.5.1. Tính đổi mới, tối ưu trong công nghệ................................................................8
3.5.2. Trải nghiệm người dùng.....................................................................................8
BusiTech Bootcamp Vòng 2 – Online Bootcamp
Dare to dream, dare to build.

3.5.3. Tiềm năng phát triển rộng rãi của sản phẩm...................................................8
IV – Nguồn lực......................................................................................................................9
4.1. Đội ngũ nhân sự.........................................................................................................9
4.2. Nguồn lực nhân sự khác............................................................................................9
4.3. Nguồn lực tài chính và cơ sở hạ tầng khác..............................................................9

______________
Yêu cầu trình bày đề án:
Đề án trình bày bằng tiếng Việt có dấu, bố cục rõ ràng, dễ theo dõi, theo mẫu Word (hoặc
LaTeX – khuyến khích) của BusiTech Bootcamp mà Ban Tổ chức đã công bố.
Đề án sử dụng phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 12, khoảng cách lề trái 3cm, các lề phải,
trên, dưới 2,5cm, tối đa 25 trang (không tính bìa).
BusiTech Bootcamp Vòng 2 – Online Bootcamp
Dare to dream, dare to build.

I – Vấn đề thực tiễn và giải pháp tổng quan


1.1. Vấn đề thực tiễn.
Trong xã hội hiện nay, nhu cầu mua sắm hàng ngày của con người ngày càng tăng cao,
không chỉ về số lượng hay chất lượng hàng hóa mà còn về trải nghiệm mua sắm. Đặc biệt,
đối với những người sống và làm việc tại các đô thị lớn, với áp lực và cường độ công việc
cao thì họ luôn ưu tiên sự tiện lợi và nhanh chóng lên hàng đầu. Điều này dẫn đến việc
mua sắm hàng ngày cần thiết phải được thuận tiện và tiết kiệm thời gian. Hệ thống cửa
hàng tiện lợi đã trở thành lựa chọn hàng đầu của những người này, vì nó đáp ứng được nhu
cầu mua hàng luôn được đổi mới và được bố trí nhiều để tạo sự thuận tiện cho khách hàng.
Tuy nhiên, vào những giờ cao điểm, cửa hàng tiện lợi vẫn còn rất đông người mua, khiến
khách hàng phải chờ đợi trong hàng dài để thanh toán. Điều này làm giảm trải nghiệm mua
hàng của khách hàng và cản trở việc tăng doanh số trong ngành bán lẻ, đặc biệt là khi có sự
cạnh tranh lớn giữa các đối thủ trong thị trường này.
Vì vậy, chúng tôi giới thiệu mô hình cửa hàng tiện lợi thông minh BUSI GO, được xây
dựng trên nền tảng IoT và Trí tuệ nhân tạo, nhằm giải quyết các vấn đề trên và tăng cường
trải nghiệm mua hàng cho khách hàng. Khách hàng sẽ chỉ cần đăng ký thông tin qua ứng
dụng quản lý thành viên, chọn món đồ mình cần và đi về. Hệ thống tự động theo dõi hành
vi của khách hàng và xuất hóa đơn, trừ tiền trong ví được quản lý bởi chúng tôi. Nhờ đó,
khách hàng sẽ không cần phải đứng đợi để thanh toán, giúp cho trải nghiệm mua hàng của
họ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết.

1.2. Giải pháp đề ra.


Các cửa hàng ứng dụng mô hình của BUSI GO được trang bị các công nghệ nhận diện
hình ảnh, cảm biến và máy tính để tự động nhận diện và theo dõi hành vi của khách hàng
để tính tổng số tiền mà họ cần phải trả khi họ lấy những món đồ trong cửa hàng. Sau khi
họ lấy những món đồ mà họ cần, họ chỉ cần bước ra khỏi cửa hàng và đi về, tiền sẽ được
trừ thẳng vào tài khoản mà chúng tôi quản lý.
Chúng tôi cũng trang bị cho cửa hàng hệ thống cửa nghiêm ngặt dành riêng cho loại khách
hàng để thuận tiện cho an ninh và quản lý khách hàng.
Với những khách hàng chưa đăng ký tài khoản BUSI GO, họ vẫn có thể thoải mái mua
sắm trong cửa hàng khi hệ thống của chúng tôi vẫn có thể phát hiện và theo dõi hành vi của
họ trong cửa hàng và họ có thể thanh toán qua ví điện tử của riêng họ. Tuy nhiên với
những khách hàng chưa đăng ký họ cần phải thanh toán rồi mới bước ra khỏi cửa hàng nếu
họ lấy những món đồ trong cửa hàng.

Đề án Sản phẩm Công nghệ - Lĩnh vực Robot và Internet of Things (IoT)
5
BusiTech Bootcamp Vòng 2 – Online Bootcamp
Dare to dream, dare to build.

II – Tổng quan đề án

2.1. Mô tả chung.
2.1.1. Tổng quan.
Chúng tôi xin giới thiệu sản phẩm Busi Go, một mô hình cửa hàng tiện lợi thông minh
được xây dựng dựa trên nền tảng IoT và Trí tuệ Nhân tạo. Mục tiêu của chúng tôi là giúp
giải quyết các vấn đề về mua sắm trong ngành bán lẻ, tăng trải nghiệm khách hàng và giúp
các cửa hàng vận hành hiệu quả hơn. Chúng tôi áp dụng các công nghệ nhận diện hình ảnh,
cảm biến và máy tính để theo dõi hành vi của khách trong cửa hàng, từ đó có thể tự động
xuất hoá đơn và trừ tiền trong ví mà không cần xếp hàng đợi thanh toán. Điều này giúp họ
có thể mua sắm nhanh gọn và thuận tiện hơn bao giờ hết, đặc biệt đối với những cư dân có
nhịp sống bận rộn ở các đô thị lớn. Chúng tôi cũng trang bị các hệ thống cửa đặc biệt nhằm
đảm bảo an ninh và thuận tiện trong việc quản lý khách hàng. Nhờ vào hệ thống phân tích
dữ liệu người dùng, chúng tôi cũng tìm ra được những đề xuất phù hợp cho khách hàng và
nhà bán lẻ, giúp họ mua sắm và vận hành cửa hàng một cách khoa học và dễ dàng hơn,
tránh các sai sót về thái độ và nghiệp vụ do con người. Bên cạnh cửa hàng tiện lợi, trong
tương lai, chúng tôi hướng đến nghiên cứu và phát triển nên các mô hình cửa hàng bán lẻ
cho các lĩnh vực khác. Busi Go chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng và nhà bán lẻ
sự tiện lợi, an toàn và chính xác.

2.1.2. Phân tích SWOT.


Điểm mạnh Điểm yếu
- Là mô hình đầu tiên trong nước và khu vực - Chưa hoàn toàn thay thế được con người,
tự động thanh toán cho khách hàng, vẫn cần nhân lực ở các vị trí
- Tích hợp nhiều công nghệ giúp nâng cao - Chi phí vận hành cao
trải nghiệm người mua sắm (không cần đợi - Chưa giải quyết được các trường hợp quá
thanh toán, không cần tiền mặt ) phức tạp, ví dụ như khi cửa hàng quá đông
- Các cửa hàng bán lẻ vận hành dễ dàng hơn khách hoặc đối với một số sản phẩm đặc thù
và tránh các sai sót do con người tạo ra, sẽ có thể dẫn đến sai sót trong nhận diện.
nắm được xu hướng và thị hiếu khách hàng
để lên các chiến lược kinh doanh phù hợp
- Vẫn đảm bảo được an ninh
Cơ hội Thách thức
- Có cơ hội mở rộng ra thị trường quốc tế, - Mô hình mới nên có thể chưa nhận được sự
đặc biệt là ở những nước phát triển tin tưởng
- Có tiềm năng hợp tác với các nhà phát triển - Đặc điểm xã hội ở từng quốc gia có thể gây
khác để hoàn thiện và tối ưu về công nghệ cản trở nếu mở rộng thị trường
- Xu hướng ưa chuộng những cải tiến về - Xuất hiện đối thủ cạnh tranh sao chép công
công nghệ trong thời đại hiện nay nghệ

2.1.3. BMC.
1. Phân khúc khách hàng
Đề án Sản phẩm Công nghệ - Lĩnh vực Robot và Internet of Things (IoT)
6
BusiTech Bootcamp Vòng 2 – Online Bootcamp
Dare to dream, dare to build.

Với mô hình B2B, chúng tôi nhắm đến khách hàng là các cửa hàng bán lẻ tại các thành phố
lớn có nhu cầu ứng dụng công nghệ vào việc quản lý, vận hành cửa hàng. Trước tiên chúng
tôi sẽ tập trung đánh vào các chuỗi cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP. HCM
2. Giải pháp giá trị
- Đối với khách hàng mua sắm: giảm thiểu thời gian xếp hàng thanh toán khi mua
hàng ở các cửa hàng tiện lợi truyền thống, đặc biệt đối với người đi làm có thói
quen mua thức ăn nhanh/ đồ uống trong giờ nghỉ
- Đối với nhà bán lẻ:
● Quản lý cửa hàng chính xác và dễ dàng hơn, tránh được các sai sót về thái độ,
nghiệp vụ do con người
● Nắm được xu hướng mua hàng nhờ ứng dụng các thuật toán phân tích dữ liệu
để có chiến lược kinh doanh phù hợp
● Tránh các rủi ro về an ninh

3. Các kênh truyền thông


Chúng tôi sẽ kết hợp các kênh truyền thông riêng và kênh truyền thông đối tác nhằm tiếp
cận khách hàng. Đối với các kênh truyền thông riêng, chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với các
khách hàng tiềm năng là các chuỗi cửa hàng tiện lợi truyền thống mời họ sử dụng thử mô
hình. Với hình ảnh là mô hình đầu tiên trong nước và khu vực tạo ra những trải nghiệm
mới mẻ này, chúng tôi sẽ sử dụng các kênh truyền thông đại chúng như báo chí, truyền
hình để gây sự chú ý và tăng độ nhận biết. Chúng tôi cũng tận dụng các kênh mạng xã hội,
đặc biệt là các kênh mạng xã hội dành cho giới trẻ như Tiktok, Facebook nhằm tạo hiệu
ứng và kích thích sự thích thú khi trải nghiệm sản phẩm công nghệ mới.
4. Quan hệ khách hàng
Bên cạnh việc thi công lắp đặt và cung cấp công nghệ, chúng tôi sẽ duy trì bảo dưỡng và
cung cấp tư vấn về công nghệ cho các cửa hàng khách hàng.
Đối với người mua sắm sử dụng app, họ chỉ phải đăng kí người dùng trên một ứng dụng
duy nhất cho tất cả các thương hiệu và cửa hàng có liên kết với chúng tôi. Chúng tôi cũng
phân tích được xu hướng tiêu dùng của khách mua sắm và có các thuật toán để đề xuất sản
phẩm hoặc cửa hàng gần đó nhằm giúp người dùng có được trải nghiệm tốt nhất.
5. Dòng doanh thu
- Bán công nghệ và bản quyền cho các cửa hàng bán lẻ
- Thi công lắp đặt sản phẩm công nghệ và tư vấn cho các cửa hàng
- Nguồn tiền từ ứng dụng dành cho khách mua sắm

6. Nguồn lực chính


- Nguồn lực tri thức
- Nguồn nhân lực
- Nguồn lực tài chính: vốn điều lệ & nguồn vốn huy động từ nhà đầu tư

Đề án Sản phẩm Công nghệ - Lĩnh vực Robot và Internet of Things (IoT)
7
BusiTech Bootcamp Vòng 2 – Online Bootcamp
Dare to dream, dare to build.

7. Hoạt động chính


- Phát triển công nghệ, mô hình và tối ưu hoá chi phí
- Thi công lắp đặt và bảo dưỡng
- Phát triển và quản lí website, ứng dụng cho người dùng
- Phân tích dữ liệu
- Tìm kiếm đối tác, khách hàng
- Tiếp thị sản phẩm
8. Đối tác chính:
- Chuỗi cửa hàng bán lẻ như Winmart, Circle K, Family mart,...
- Nhà cung cấp nguyên vật liệu
- Ngân hàng điện tử, ví điện tử, cửa hàng ứng dụng
- Nhà đầu tư
9. Cấu trúc chi phí
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
- Cơ sở hạ tầng công nghệ
- Tiếp thị sản phẩm

2.2. Phân tích thị trường.


2.2.1. Thị trường mục tiêu.
Thị trường BusiGo hướng đến là chuỗi các cửa hàng tiện lợi (vừa và nhỏ) chưa áp dụng
mô hình cửa hàng thông minh, mà hầu như chưa có cửa hàng nào ở Việt Nam áp dụng mô
hình này. Vậy nên đây cũng chính là thị trường tiềm năng cho BusiGo phát triển khi chưa
có ý tưởng/ mô hình tương tự nào được triển khai.
BusiGo nhắm đến các doanh nghiệp có nhu cầu tăng cường trải nghiệm mua sắm cho
khách hàng của mình thông qua việc triển khai hệ thống cửa hàng thông minh của BusiGo.
Thị trường mục tiêu của chúng tôi là ở Việt Nam, với Tp. Hồ Chí Minh sẽ được áp dụng
đầu tiên và sẽ cân nhắc mở rộng quy mô quốc tế sau khi thành công.
2.2.2. Thị phần và giá trị thị trường.
Thị trường bán lẻ ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và đóng góp một phần quan trọng
vào nền kinh tế của đất nước. Theo thống kê từ Cục Thống kê Quốc gia Việt Nam, doanh
số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 4,4 triệu tỷ đồng vào năm 2020.
Về thị phần của các cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam, theo báo cáo từ công ty nghiên cứu thị
trường Kantar Worldpanel, thị phần của các cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam là 10,2% vào
năm 2020. Đặc biệt, các cửa hàng tiện lợi đóng góp đáng kể vào thị trường bán lẻ. Theo
Masan, trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu chuỗi siêu thị WinMart đạt hơn 4.700 tỉ
đồng và chuỗi siêu thị mini WinMart+ đạt hơn 9.500 tỉ đồng. WinMart và WinMart+ liên
tục thắng lớn khi ghi nhận lợi nhuận gộp giai đoạn này đạt 3.238 tỉ đồng, tăng 22% so với
nửa đầu năm 2021. Hai chuỗi này đã đóng góp gần 40% vào tổng doanh thu và 32% vào
tổng lãi gộp của Masan.

Đề án Sản phẩm Công nghệ - Lĩnh vực Robot và Internet of Things (IoT)
8
BusiTech Bootcamp Vòng 2 – Online Bootcamp
Dare to dream, dare to build.

2.2.3. Đối thủ cạnh tranh.


Đối thủ cạnh tranh của mô hình cửa hàng tiện lợi thông minh này bao gồm mô hình cửa
hàng truyền thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống, siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các nền
tảng mua sắm trực tuyến.
Tại Việt Nam, các cửa hàng bán lẻ truyền thống và siêu thị vẫn chiếm thị phần lớn trong
ngành bán lẻ, nhưng các cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini đang trở thành một xu hướng
phát triển mạnh mẽ. Có thể kể đến một số cửa hàng như Circle K, Ministop, Winmart+,...
Ngoài ra, các nền tảng mua sắm trực tuyến như Shopee, Lazada và Tiki, Tiktok Shop cũng
đang cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường bán lẻ ở Việt Nam.
Tại nước ngoài, các cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini đang được phát triển mạnh mẽ tại
nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các nền tảng mua sắm trực
tuyến như Amazon Go, Walmart Go, và Alibaba's Hema cũng đã triển khai thành công mô
hình cửa hàng thông minh tại nhiều quốc gia. Nhưng nhìn chung, tại thị trường Việt Nam
hiện vẫn chưa có mô hình cửa hàng tiện lợi thông minh, có thể nói đây là loại mô hình tiềm
năng mới đối với ngành hàng bán lẻ tại nước ta.
2.2.4. Ưu thế so sánh. (USP)
a. Đối với người mua hàng
Đa số các cửa hàng tiện lợi thường tập trung ở các trung tâm thành phố lớn, vậy nên tệp
khách hàng phổ biến chính là những người đi làm bận rộn. Dưới áp lực công việc cao cùng
với nhịp sống hối hả, họ luôn muốn mọi thứ nhanh chóng, tiện lợi để tối ưu quỹ thời gian
của họ. Ngoài ra đây cũng là nhóm khách hàng có sở thích và thói quen thanh toán online,
sử dụng thẻ tín dụng hơn tiền mặt và mua sắm tại cửa hàng tiện lợi thường xuyên.
Đây cũng là mô hình cửa hàng tiện lợi không người đầu tiên tại Việt Nam, công nghệ
này có thể thu hút khách hàng vì sự tò mò, hiếu kỳ khi được trải nghiệm 1 loại hình dịch vụ
mới. Trải nghiệm người dùng được nâng cao với việc tự do mua sắm, không gặp tình
trạng chào mời dịch vụ sản phẩm mới hay up-sell từ nhân viên ở cửa hàng thông thường.
Ngoài ra, tất cả các chức năng cần thiết cho việc mua sắm cũng như mọi thông tin sản
phẩm đều được tích hợp vào một ứng dụng duy nhất, tại đây người dùng có thể dễ dàng
kiểm tra giỏ hàng, áp mã khuyến mãi và thanh toán.
Trong trường hợp dịch bệnh bùng phát (ví dụ COVID-19) thì đây là mô hình thích hợp và
là giải pháp hiệu quả. Khi người mua không cần phải giao tiếp với thu ngân hay phải thanh
toán bằng tiền mặt, điều này giúp ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát nhưng vẫn đảm bảo
khách hàng mua được nhu yếu phẩm.
b. Đối với nhà bán lẻ:
Việc triển khai công nghệ cửa hàng thông minh giúp loại bỏ nhu cầu nhân viên trong cửa
hàng, tiết kiệm chi phí vận hành cho doanh nghiệp. Ngoài ra, sử dụng AI và IoT để theo
dõi việc mua hàng của khách hàng và cho phép họ thanh toán trước khi rời khỏi cửa hàng,
trở thành cửa hàng tiên phong áp dụng công nghệ hiện đại trong thị trường bán lẻ.
Dễ dàng lưu trữ những thông tin, lịch sử mua hàng của khách hàng và quản lí cửa hàng
(tồn kho, số hàng trên kệ, doanh thu) từ xa qua website, từ đó củng cố bộ cơ sở dữ liệu
nhằm sử dụng cho việc phân tích và định hướng kinh doanh của cửa hàng.
Đề án Sản phẩm Công nghệ - Lĩnh vực Robot và Internet of Things (IoT)
9
BusiTech Bootcamp Vòng 2 – Online Bootcamp
Dare to dream, dare to build.

Tạo một làn sóng, xu hướng mới trong lĩnh vực bán lẻ, có thể gây tiếng vang lớn trong
ngành nếu triển khai thuận lợi
2.3. Chiến lược tiếp thị.
2.3.1. Chiến lược tiếp thị.
BusiGo là giải pháp tiết kiệm chi phí, sử dụng công nghệ AI và IoT để tạo ra một cửa hàng
tiện lợi thông minh, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian mua sắm và không cần phải xếp
hàng đợi thanh toán.
Đầu tiên, đối tượng khách hàng của chúng tôi là các doanh nghiệp bán lẻ, cửa hàng truyền
thống,.. muốn tăng cường trải nghiệm khách hàng và giảm chi phí vận hành. Điều này có
thể được thực hiện bằng cách cung cấp giải pháp thông minh của BusiGo để họ có thể tạo
ra các cửa hàng tiện lợi thông minh, giúp khách hàng dễ dàng mua sắm và tiết kiệm thời
gian.
BusiGo cung cấp cho doanh nghiệp một giải pháp thông minh để tạo ra các cửa hàng tiện
lợi, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian quản lý. Đây cũng là giải pháp sáng tạo đầu tiên, đi
đầu về cửa hàng tiện lợi thông minh ở Việt Nam.
Ngoài ra, kế hoạch về truyền thông gồm có booking 1 số KOL/Reviewer trên Tiktok để lên
clip review. Tiktok là nền tảng thích hợp để có thể thực hiện tiếp thị lan truyền (viral
markting), thông qua đó sẽ tạo ra xu hướng, khiến các bạn trẻ đến check in, ghé cửa hàng
để thử nghiệm và đăng tải thông tin. Qua việc này, mô hình cửa hàng thông minh sẽ tiếp
cận đến nhiều khách hàng và hình ảnh của BusiGo cũng được xây dựng và biết đến là một
giải pháp thông minh cho ngành hàng bán lẻ.
2.3.2. Chiến lược bán hàng.
Để BusiGo tiếp cận được với các doanh nghiệp bán lẻ, BusiGo tiếp cận với các loại cửa
hàng mô hình truyền thống như Circle K, Ministop, Winmart+,... BusiGo có thể gửi email
mời họ trải nghiệm mô hình của BusiGo trong vòng 3 tháng.
Khuyến mãi: Chúng tôi hỗ trợ khách hàng (các chuỗi cửa hàng tiện lợi) được miễn phí sử
dụng dịch vụ của BusiGo (bao gồm app của khách hàng và phần mềm quản lí cửa hàng)
trong vòng 3 tháng đầu tiên, chưa bao gồm chi phí thi công. Việc này nhằm thu hút khách
hàng tiềm năng trong thời gian đầu tiên ra mắt trên thị trường, đồng thời sau khi sử dụng,
chúng tôi dự đoán rằng họ sẽ tiếp tục sử dụng mô hình của chúng tôi vì đã tốn chi phí vật
liệu, lắp đặt, thi công ban đầu.
Cung cấp giải pháp linh hoạt: BusiGo có thể cung cấp cho đối tác một giải pháp linh hoạt,
đáp ứng được nhu cầu và điều kiện của từng loại chuỗi cửa hàng tiện lợi. Điều này giúp
cho BusiGo thu hút được nhiều đối tác khác nhau, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả và tính
khả thi của dịch vụ.
Tập trung vào lợi ích của đối tác: BusiGo cần tập trung vào lợi ích của đối tác khi tiếp cận
và đàm phán. BusiGo có thể giải thích rõ ràng về lợi ích mà đối tác có thể đạt được khi
triển khai giải pháp cửa hàng thông minh của BusiGo, như tăng cường hiệu quả kinh
doanh, giảm chi phí nhân sự, tăng trải nghiệm khách hàng và tăng tính cạnh tranh trên thị
trường.

Đề án Sản phẩm Công nghệ - Lĩnh vực Robot và Internet of Things (IoT)
10
BusiTech Bootcamp Vòng 2 – Online Bootcamp
Dare to dream, dare to build.

III – Mô tả kỹ thuật
3.1. Công nghệ sử dụng.
IoT: Sử dụng 1 mạng lưới IoT khép kín và hoàn chỉnh bao gồm:
- Cảm biến đo khoảng cách: sử dụng cảm biến sóng âm (supersonic) hoặc cảm biến
laser
- Mạch ESP32: mạch chính điều khiển các cảm biến, gửi dữ liệu về server và cloud
thông qua mạng wifi
- Buzzer: dùng để báo động khi xảy ra những tình huống khẩn cấp/ngoài mong muốn
- Cân cảm biến: dùng để đo khối lượng các món hàng và liên tục gửi dữ liệu về mạch
ESP32
Computer Vision: Sử dụng mô hình YOLOv7 (WongKinYiu) và YOLOv8 () để nhận
diện chuyển động của con người và xác định một số hành vi đơn giản của người mua hàng.
- Khi mua hàng: nhận diện được khách hàng khi đang lấy 1 sản phẩm trên kệ hàng
- Khi khách ra vào cửa hàng: hỗ trợ xác định trạng thái mua hàng của khách (đã thanh
toán, đã ra cửa hàng…)

3.2. Bài toán kỹ thuật.


Sử dụng các cảm biến IoT để tính toán các món hàng được khách hàng lấy và mô hình
nhận diện 1 số hành vi đơn giản của người dùng sinh ra 1 số vấn đề như sau: (1) Làm sao
để xác định khi khách hàng đến kệ và lấy 1 món hàng (2) Phân biệt được các món hàng
được lấy bởi 1 khách hàng cụ thể (3) Nhận diện khi khách hàng bước ra ngoài cửa hàng và
thanh toán các món hàng (4) Hỗ trợ theo dõi khách hàng trong cửa hàng bằng AI
3.2.1. Bài toán kỹ thuật số 1.
Xác định khi khách hàng đến kệ và lấy 1 món hàng. Cần nhận biết được khi khách hàng
tiến đến 1 gian hàng và lấy 1 món hàng, cần xác định số lượng hàng khách lấy (cùng 1 loại
Đề án Sản phẩm Công nghệ - Lĩnh vực Robot và Internet of Things (IoT)
11
BusiTech Bootcamp Vòng 2 – Online Bootcamp
Dare to dream, dare to build.

hàng).
Ví dụ gian hàng trưng bày cam thì phải xác định được khách tiến đến và lấy 1 số lượng
cam nhất định.
3.2.2. Bài toán kỹ thuật số 2.
Phân biệt được các món hàng được xác định đúng cho từng khách hàng. Giả sử khi có 2
khách hàng cùng đến 1 gian hàng và lấy cùng 1 món hàng, cần phân biệt được hàng hóa
mà mỗi người khách lấy.
Ví dụ 2 khách cùng đến gian hàng táo, khách 1 lấy 3 quả táo còn khách 2 lấy 2 quả táo.
Tuy nhiên, bài toán này phải đơn giản và diễn ra trong điều kiện tiêu chuẩn (chưa thể xử lý
những tình huống phức tạp hơn như 1 nhóm người hỗn loạn đến lấy hàng).
3.2.3. Bài toán kỹ thuật số 3.
Thanh toán các món hàng cho khách đúng và đủ. Khi khách đã chọn được các món hàng,
họ sẽ bước ra cửa. Tại đây sẽ có máy quét để quét qua các món hàng trong giỏ và tính tiền
(Điều kiện cần có là khách hàng phải có tài khoản thành viên và thanh toán trong cửa
hàng để hệ thống nhận diện có thể phát hiện được, nếu không được đánh dấu là người
lạ).
Máy quét đặt ở cửa hàng sẽ làm phần việc thanh toán cho những món hàng của khách đó.
Nếu số tiền trong ví của họ không đủ hoặc không có tài khoản trong cửa hàng (người lạ),
thì hệ thống sẽ báo động bằng buzzer hoặc đèn LED đỏ.
3.2.4. Bài toán kỹ thuật số 4.
Hỗ trợ theo dõi khách hàng trong cửa hàng bằng AI. Trong suốt quá trình mua sắm của 1
khách hàng, cần phải có hệ thống camera đặt ở các vị trí cần thiết trong cửa hàng, mỗi
camera đều tích hợp hệ thống nhận diện khuôn mặt để xác định danh tính khách hàng (đối
với khách có tài khoản trong cửa hàng đó) và người lạ để đưa vào cùng 1 nhóm người cần
được để ý riêng. Trong tương lai, hệ thống sẽ còn có thể giúp phân tích và dự đoán được
các hành vi bất thường của nhóm đối tượng người lạ (trộm cắp, …)
3.3. Hướng giải quyết bài toán.
Cảm biến: cân cảm biến (Loadcell), cảm biến khoảng cách (sóng âm hoặc laser), buzzer
báo động, esp32 (điều khiển cả hệ thống IoT)
Hệ thống AI: sử dụng mô hình YOLOv7 và YOLOv8 (ultralytics)
Bài toán kỹ thuật số 1: Sử dụng cảm biến sóng âm hoặc cảm biến laser để đo khoảng cách,
đưa ra tín hiệu nhận biết khi có 1 người khách sắp đến lại gần khách hàng. Bên cạnh đó các
gian hàng đều được trang bị cân cảm biến (cảm biến Loadcell) để luôn cập nhật dữ liệu và
gửi về cho hệ thống để nhận biết số lượng món hàng bị lấy đi trên kệ
Bài toán kỹ thuật số 2: Để phân biệt được các khách hàng lấy số lượng món hàng khác
nhau trên mỗi kệ hàng, mỗi giỏ hàng của khách cũng có 1 loại cân cảm biến để đo khối
lượng cho từng khách hàng. Ngoài ra cũng có thể kết hợp với hệ thống AI nhận diện để hỗ
trợ xác định món hàng đã được lấy thuộc về khách hàng nào.
Bài toán kỹ thuật số 3: Máy quét đặt tại cửa ra vào sẽ có nhiệm vụ quét các món hàng chưa
được thanh toán và tính ra số tiền khách cần trả. Nếu số tiền của khách đủ trả thì sẽ bị trừ

Đề án Sản phẩm Công nghệ - Lĩnh vực Robot và Internet of Things (IoT)
12
BusiTech Bootcamp Vòng 2 – Online Bootcamp
Dare to dream, dare to build.

đi tự động và thế là thanh toán xong cho khách, ngược lại hệ thống sẽ báo động nếu khách
là người lạ chưa có tài khoản trong cửa hàng hoặc số tiền trong tài khoản không đủ thanh
toán. Đồng thời, cũng kết hợp với hệ thống AI nhận diện để phát hiện trước các khách
hàng thuộc nhóm người lạ khi bước ra cửa hàng.
Bài toán kỹ thuật số 4: Sử dụng mô hình YOLOv7 kết hợp với YOLOv8 để nhận diện các
khách hàng có tài khoản trong cửa hàng, đồng thời phân loại các đối tượng người lạ nhằm
để hỗ trợ dự đoán trước các tình huống cần cảnh báo cho hệ thống như thanh toán món
hàng.
3.4. Mô tả chi tiết sản phẩm.
Sản phẩm của chúng ta sẽ cung cấp những tính năng sau:
1. Đăng ký và quản lý tài khoản khách hàng: Khách hàng có thể đăng ký tài khoản
trên ứng dụng của chúng ta và quản lý thông tin tài khoản của mình. Tính năng này
giúp cho việc thanh toán và mua sắm trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn.
2. Hệ thống quản lý hàng tồn kho: Chúng ta sử dụng các cảm biến IoT để giám sát
lượng hàng tồn kho và cập nhật thông tin lên hệ thống. Tính năng này giúp quản lý
hàng hóa trở nên hiệu quả hơn, đảm bảo sẵn sàng cung cấp hàng cho khách hàng khi
có nhu cầu.
3. Hệ thống theo dõi và phát hiện hành vi của khách hàng: Chúng ta sử dụng các
camera và thuật toán IoT để theo dõi hành vi của khách hàng trong cửa hàng. Tính
năng này giúp giám sát an ninh và tránh trộm cắp, đồng thời cung cấp dữ liệu để phân
tích hành vi và tư vấn cho khách hàng một cách thông minh.
4. Hệ thống tính toán tự động và thanh toán trực tuyến: Chúng ta sử dụng các cảm
biến IoT để tự động tính toán số lượng hàng hóa mà khách hàng đã lấy. Sau đó, hệ
thống sẽ tự động trừ tiền từ tài khoản của khách hàng hoặc yêu cầu khách hàng thanh
toán trực tuyến qua ví điện tử. Tính năng này giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi của
khách hàng khi thanh toán và tăng tính tiện lợi cho khách hàng.
5. Các ứng dụng phân tích dữ liệu: Chúng ta sử dụng các công nghệ IoT và máy học
để phân tích dữ liệu về hành vi mua sắm của khách hàng và nhu cầu hàng hóa của
khách hàng. Tính năng này giúp chúng ta cải thiện dịch vụ mua sắm và đáp ứng nhu
cầu của khách hàng một cách chính xác và nhanh chóng hơn.
6. Tích hợp với các ứng dụng di động: Chúng ta phát triển các ứng dụng di động để
khách hàng có thể dễ dàng sử dụng các tính năng của cửa hàng. Tính năng này giúp
tăng tính tiện lợi và trải nghiệm người dùng.

3.4.1. Tính năng 1: Đăng ký và quản lý tài khoản khách hàng


Tính năng Đăng ký và quản lý tài khoản khách hàng là một trong những tính năng quan
trọng nhất của sản phẩm. Nó cho phép khách hàng đăng ký thông tin của mình trên ứng
dụng, tạo tài khoản và quản lý tài khoản của mình.
Chi tiết về tính năng này bao gồm:

Đề án Sản phẩm Công nghệ - Lĩnh vực Robot và Internet of Things (IoT)
13
BusiTech Bootcamp Vòng 2 – Online Bootcamp
Dare to dream, dare to build.

1. Đăng ký tài khoản: Khách hàng có thể đăng ký tài khoản bằng cách cung cấp các
thông tin cần thiết, bao gồm tên đăng nhập, mật khẩu, địa chỉ email và số điện thoại.
Sau khi đăng ký, khách hàng sẽ được chuyển đến trang thông tin cá nhân để cập
nhật các thông tin cần thiết.
2. Quản lý thông tin cá nhân: Khách hàng có thể quản lý thông tin cá nhân của mình
trên trang thông tin cá nhân, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại và email. Nếu khách
hàng muốn thay đổi thông tin, họ có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang này.
3. Nạp tiền vào tài khoản: Khách hàng có thể nạp tiền vào tài khoản của mình thông
qua các phương thức thanh toán khác nhau như ví điện tử, thẻ tín dụng hoặc chuyển
khoản ngân hàng.
4. Quản lý lịch sử giao dịch: Khách hàng có thể xem lịch sử giao dịch của mình trên
ứng dụng, bao gồm danh sách các đơn hàng đã mua và các khoản thanh toán đã thực
hiện.
5. Quản lý danh sách yêu thích: Khách hàng có thể thêm các sản phẩm yêu thích vào
danh sách của mình để dễ dàng tìm kiếm và mua hàng sau này.
Tính năng này giúp khách hàng có thể quản lý tài khoản của mình một cách dễ dàng và
thuận tiện, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao trải nghiệm mua sắm.
3.4.2. Tính năng 2 : Hệ thống quản lý hàng tồn kho
Tính năng Hệ thống quản lý hàng tồn kho được xây dựng để giúp quản lý tình trạng hàng
tồn kho tại cửa hàng tiện lợi thông minh. Hệ thống này sử dụng các cảm biến IoT để theo
dõi số lượng hàng hóa trong kho và tự động cập nhật trạng thái hàng hóa khi có sự thay
đổi.
Các tính năng chính của hệ thống quản lý hàng tồn kho gồm:
1. Theo dõi số lượng hàng hóa: Hệ thống quản lý hàng tồn kho sử dụng các cảm biến
IoT để theo dõi số lượng hàng hóa trong kho. Khi có sự thay đổi, hệ thống sẽ tự
động cập nhật trạng thái hàng hóa và hiển thị trên giao diện quản lý.
2. Cập nhật tự động: Hệ thống quản lý hàng tồn kho sẽ tự động cập nhật số lượng
hàng tồn kho và thông báo khi có hàng hóa cạn kiệt. Nếu hàng hóa cạn kiệt, hệ
thống sẽ tự động đặt hàng mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
3. Xác định vị trí hàng hóa: Hệ thống quản lý hàng tồn kho cho phép xác định vị trí
của hàng hóa trong kho. Nhân viên của cửa hàng có thể dễ dàng tìm kiếm hàng hóa
mà khách hàng yêu cầu.
4. Thống kê và báo cáo: Hệ thống quản lý hàng tồn kho cung cấp các báo cáo về tình
trạng hàng tồn kho, số lượng hàng hóa bán ra, số lượng hàng tồn kho, tần suất đặt
hàng, v.v. Thông tin này giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh doanh chính
xác và hiệu quả.
3.4.3. Tính năng 3 : Hệ thống theo dõi và phân tích hành vi khách hàng
Hệ thống theo dõi và phân tích hành vi khách hàng trong cửa hàng thông minh giúp quản
lý và phát triển kinh doanh hiệu quả hơn bằng cách thu thập và phân tích thông tin về hành
vi mua sắm của khách hàng. Hệ thống này sử dụng các công nghệ như camera và thuật
Đề án Sản phẩm Công nghệ - Lĩnh vực Robot và Internet of Things (IoT)
14
BusiTech Bootcamp Vòng 2 – Online Bootcamp
Dare to dream, dare to build.

toán để theo dõi và phát hiện hành vi của khách hàng. Các thông tin thu thập được bao
gồm: thời gian khách hàng thường đến cửa hàng và mua sắm, số lần khách hàng đến và
mua sắm trong khoảng thời gian cụ thể, sản phẩm được khách hàng quan tâm và mua sắm
nhiều nhất, giá trị đơn hàng của khách hàng, v.v. Những thông tin này giúp cửa hàng cung
cấp sản phẩm phù hợp, tối ưu hóa bố trí sản phẩm trên kệ, đưa ra chương trình khuyến mãi
để tăng doanh thu và giảm thiểu tồn kho. Hệ thống cũng có khả năng phát hiện hành vi bất
thường hoặc trộm cắp để ngăn chặn tình trạng xấu.
3.4.4. Tính năng 4: Hệ thống tính toán tự động và thanh toán trực tuyến
Hệ thống tính toán tự động và thanh toán trực tuyến là một tính năng quan trọng trong sản
phẩm cửa hàng thông minh. Tính năng này giúp khách hàng có thể thanh toán trực tuyến
một cách nhanh chóng và tiện lợi, từ đó tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng và giảm
tải cho nhân viên cửa hàng.
Hệ thống tính toán tự động sẽ được tích hợp với các sản phẩm của cửa hàng thông minh.
Khi khách hàng chọn sản phẩm và đưa vào giỏ hàng, hệ thống sẽ tự động tính toán tổng giá
trị đơn hàng và hiển thị cho khách hàng. Khách hàng có thể kiểm tra lại giỏ hàng trước khi
xác nhận đặt hàng và thanh toán trực tuyến.
Tính năng thanh toán trực tuyến sẽ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và không cần phải
đến quầy thanh toán tại cửa hàng. Khách hàng có thể thanh toán bằng các phương thức như
thẻ tín dụng, thẻ ATM hoặc ví điện tử. Sau khi thanh toán thành công, khách hàng sẽ nhận
được thông báo xác nhận đơn hàng và đợi nhận hàng tại cửa hàng hoặc yêu cầu giao hàng
tận nơi.
Ngoài ra, tính năng thanh toán trực tuyến cũng giúp cửa hàng thu thập được thông tin về
hình thức thanh toán và hành vi mua sắm của khách hàng. Từ đó, cửa hàng có thể đưa ra
các chiến lược kinh doanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng, tối ưu hóa quá trình thanh
toán và tăng cường sự hài lòng của khách hàng.
3.4.5. Tính năng 5: Hệ thống tính toán tự động và thanh toán trực tuyến
Tính năng ứng dụng phân tích dữ liệu trong cửa hàng thông minh sẽ giúp quản lý cửa hàng
thu thập và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả hơn, từ đó đưa ra các quyết định kinh
doanh phù hợp và nâng cao hiệu suất hoạt động.
Các ứng dụng phân tích dữ liệu sử dụng các kỹ thuật và công nghệ như khai phá dữ liệu,
học máy, và trí tuệ nhân tạo để phân tích các dữ liệu liên quan đến hoạt động của cửa hàng,
bao gồm:
1. Dữ liệu bán hàng: Các ứng dụng phân tích dữ liệu sẽ phân tích các thông tin về
doanh số bán hàng, số lượng sản phẩm được bán ra, số lượng đơn hàng được tạo ra
và giá trị đơn hàng. Từ đó, hệ thống sẽ đưa ra các báo cáo tổng hợp về doanh số và
các chỉ số kinh doanh khác để giúp quản lý cửa hàng đánh giá hiệu quả kinh doanh.
2. Dữ liệu khách hàng: Các ứng dụng phân tích dữ liệu sẽ phân tích dữ liệu liên quan
đến khách hàng, bao gồm thông tin về số lần khách hàng ghé thăm cửa hàng, thông
tin về lịch sử mua hàng của khách hàng, và các loại sản phẩm khách hàng thường
mua. Từ đó, hệ thống sẽ đưa ra các đề xuất cho nhân viên cửa hàng về cách tiếp cận
và tương tác với khách hàng để tăng doanh số bán hàng.

Đề án Sản phẩm Công nghệ - Lĩnh vực Robot và Internet of Things (IoT)
15
BusiTech Bootcamp Vòng 2 – Online Bootcamp
Dare to dream, dare to build.

3. Dữ liệu về kho hàng: Các ứng dụng phân tích dữ liệu sẽ phân tích dữ liệu về kho
hàng, bao gồm thông tin về số lượng sản phẩm tồn kho, thông tin về quá trình vận
chuyển hàng hóa, và thông tin về các sản phẩm được phân phối đến các khu vực
khác nhau trong cửa hàng. Từ đó, hệ thống sẽ đưa ra các đề xuất cho nhân viên cửa
hàng về cách quản lý và phân phối sản phẩm để tối ưu hóa quá trình vận hành của
cửa hàng.
Tất cả các dữ liệu này sẽ được phân tích và đưa ra trong các báo cáo chi tiết, đồ thị và biểu
đồ để quản lý có thể đánh giá và quản lý các hoạt động của cửa hàng một cách chính xác
và nhanh chóng
3.4.6. Tính năng 6: Tích hợp với các ứng dụng di động

Tính năng Tích hợp với các ứng dụng di động là một trong những tính năng quan trọng của
cửa hàng thông minh. Nó cho phép khách hàng và nhân viên cửa hàng truy cập và quản lý
thông tin cửa hàng bất cứ lúc nào và ở bất kỳ đâu.
Cụ thể, tính năng này cho phép khách hàng tải xuống ứng dụng của cửa hàng thông minh
lên điện thoại di động của mình để có thể:
1. Xem thông tin sản phẩm và giá cả: Khách hàng có thể dễ dàng tra cứu thông tin về
sản phẩm, giá cả, thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng và các chương trình
khuyến mãi của cửa hàng thông minh.
2. Đặt hàng và thanh toán trực tuyến: Khách hàng có thể đặt hàng và thanh toán trực
tuyến một cách dễ dàng và nhanh chóng. Họ có thể chọn sản phẩm, đặt hàng và
chọn hình thức thanh toán phù hợp như thẻ tín dụng hoặc ví điện tử.
3. Xem lại lịch sử mua hàng và hóa đơn: Khách hàng có thể theo dõi lịch sử mua hàng
và hóa đơn của mình trên ứng dụng của cửa hàng thông minh.
4. Nhận thông báo và cập nhật từ cửa hàng: Khách hàng sẽ nhận được thông báo và
cập nhật về các sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi và thông tin khác từ cửa
hàng thông minh.
Ngoài ra, tính năng Tích hợp với các ứng dụng di động cũng giúp nhân viên cửa hàng có
thể quản lý thông tin sản phẩm, đặt hàng và quản lý kho hàng một cách dễ dàng trên điện
thoại di động. Họ có thể cập nhật thông tin sản phẩm, quản lý đơn hàng và nhận thông báo
về các hoạt động của cửa hàng từ bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào.
Tính năng Tích hợp với các ứng dụng di động giúp cửa hàng thông minh trở nên thuận tiện
và linh hoạt hơn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nhân viên trong một môi trường kinh
doanh ngày càng phát triển và cạnh tranh.
3.5. Phân tích chuyên sâu sản phẩm.
3.5.1. Tính đổi mới, tối ưu trong công nghệ.
Dưới đây là bảng so sánh tính năng giữa giải pháp của chúng tôi và các giải pháp hiện có
trên thị trường trong lĩnh vực quản lý cửa hàng thông minh:

Đề án Sản phẩm Công nghệ - Lĩnh vực Robot và Internet of Things (IoT)
16
BusiTech Bootcamp Vòng 2 – Online Bootcamp
Dare to dream, dare to build.

Giải pháp hiện có trên thị


Tính năng Giải pháp của chúng tôi trường

Sử dụng camera và thuật toán để phát


Hệ thống theo
hiện hành vi mua sắm của khách hàng và Có tính năng tương tự
dõi và phát hiện
cung cấp thông tin về thời gian, số lần nhưng thông tin thu thập
hành vi khách
đến, sản phẩm được quan tâm, giá trị đơn có hạn chế hơn
hàng
hàng, ...

Tính năng tích Cung cấp ứng dụng di động để khách Có tính năng tương tự
hợp với các ứng hàng dễ dàng tra cứu thông tin sản phẩm, nhưng không có tính
dụng di động đặt hàng, thanh toán và tích điểm năng tích hợp tích điểm

Tính năng tính Có tính năng tương tự


Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để
toán tự động và nhưng không sử dụng
tính toán giá trị đơn hàng và cho phép
thanh toán trực công nghệ trí tuệ nhân
khách hàng thanh toán trực tuyến
tuyến tạo

Sử dụng các thuật toán phân tích dữ liệu Có tính năng tương tự
Tính năng phân để đưa ra thông tin về xu hướng mua nhưng không có sự đa
tích dữ liệu sắm, nhu cầu khách hàng và đề xuất dạng trong các thuật toán
chương trình khuyến mãi phù hợp phân tích dữ liệu

Như vậy, giải pháp của chúng tôi không chỉ kế thừa tính năng của các giải pháp hiện có
trên thị trường mà còn có sự khác biệt rõ rệt trong việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo
và các thuật toán phân tích dữ liệu đa dạng để mang lại giá trị cao hơn cho khách hàng và
cửa hàng.

Đề án Sản phẩm Công nghệ - Lĩnh vực Robot và Internet of Things (IoT)
17
BusiTech Bootcamp Vòng 2 – Online Bootcamp
Dare to dream, dare to build.

3.5.2. Trải nghiệm người dùng.

Đề án Sản phẩm Công nghệ - Lĩnh vực Robot và Internet of Things (IoT)
18
BusiTech Bootcamp Vòng 2 – Online Bootcamp
Dare to dream, dare to build.

Đề án Sản phẩm Công nghệ - Lĩnh vực Robot và Internet of Things (IoT)
19
BusiTech Bootcamp Vòng 2 – Online Bootcamp
Dare to dream, dare to build.

Đề án Sản phẩm Công nghệ - Lĩnh vực Robot và Internet of Things (IoT)
20
BusiTech Bootcamp Vòng 2 – Online Bootcamp
Dare to dream, dare to build.

Khi người dùng đăng nhập vào chúng tôi cung cấp những trải nghiệm thú vị cho khách
hàng khi thống kê đầy đủ những lần mua sắm trước đó của họ để từ đó gợi ý về giỏ hàng
của những lần mua tiếp theo tăng thêm sự tiện lợi cho khách hàng.
Đồng thời chúng tôi cũng cung cấp video tracking lại toàn bộ quá trình của khách hàng để
giúp người mua được yên tâm hơn khi chúng tôi đưa ra hóa đơn thanh toán, đảm bảo toàn
bộ quyền lợi cho khách hàng.
Chúng tôi cũng cung cấp chức năng quản lý ví tiền để khách hàng có thể tiện lợi hơn trong
việc quản lý số tiền mà cho chi ra cho việc mua sắm những vật dụng thường ngày.
Đề án Sản phẩm Công nghệ - Lĩnh vực Robot và Internet of Things (IoT)
21
BusiTech Bootcamp Vòng 2 – Online Bootcamp
Dare to dream, dare to build.

Trải nghiệm thực tế ở cửa hàng của khách hàng hoàn toàn thuận tiện và dễ dàng khi họ chỉ
cần đi vào cửa hàng để lấy những món đồ mà họ cần sau đó bước ra khỏi cửa và ra về, hệ
thống sẽ tự động in hóa đơn và trừ tiền trong tài khoản quản lý khách hàng của chúng tôi.
Qua đó khách hàng sẽ không phải tốn thời gian đứng chờ thanh toán hóa đơn.
3.5.3. Tiềm năng phát triển rộng rãi của sản phẩm.
Sản phẩm của chúng tôi là cửa hàng thông minh, và có thể có nhiều khía cạnh công nghệ
để phát triển tốt hơn và hoàn thiện hơn trong tương lai. Sau đây là một số khía cạnh chính:
1) AI: Với AI, chúng ta có thể tạo ra các hệ thống phân tích dữ liệu và dự đoán xu hướng
mua sắm của khách hàng, giúp cửa hàng thông minh cung cấp dịch vụ và sản phẩm phù
hợp hơn với nhu cầu của khách hàng.
Để cải thiện khía cạnh về AI, có thể áp dụng các biện pháp như sau:
● Nghiên cứu và áp dụng các thuật toán mới: Có nhiều thuật toán mới được phát triển để
cải thiện hiệu suất của AI, chẳng hạn như Deep Learning, Reinforcement Learning, và
Neural Networks. Việc nghiên cứu và áp dụng các thuật toán này có thể cải thiện khả
năng của AI trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp.
● Thu thập dữ liệu chất lượng cao: AI chỉ có thể học hỏi từ dữ liệu được cung cấp cho
nó. Để cải thiện khả năng của AI, cần thu thập dữ liệu chất lượng cao để đảm bảo rằng
AI có thể học hỏi từ các dữ liệu đại diện cho thực tế.
● Tối ưu hóa các mô hình AI: Các mô hình AI có thể được tối ưu hóa để cải thiện hiệu
suất của chúng. Việc tối ưu hóa mô hình có thể bao gồm việc điều chỉnh siêu tham số,
tối ưu hóa hàm mất mát và áp dụng kỹ thuật regularization.
● Cải thiện khả năng giải thích của AI: Một vấn đề của AI là khả năng giải thích kết quả
của nó. Có nhiều phương pháp để cải thiện khả năng giải thích của AI, chẳng hạn như
áp dụng các mô hình giải thích hoặc sử dụng các phương pháp tăng cường.
2) Internet of Things (IoT): Các thiết bị IoT có thể được tích hợp để thu thập dữ liệu từ
cửa hàng thông minh, giúp quản lý kho hàng và theo dõi sản phẩm một cách chính xác và
hiệu quả.
Để cải thiện khía cạnh về IoT trong dự án cửa hàng thông minh, có thể thực hiện những
điều sau đây:
● Nâng cấp hệ thống cảm biến: Có thể sử dụng các cảm biến mới nhất và cập nhật
phần mềm để thu thập dữ liệu chính xác và đáng tin cậy hơn.
● Tăng tính tương thích của các thiết bị IoT: Đảm bảo tính tương thích giữa các thiết
bị IoT với nhau và với hệ thống của bạn, giúp việc quản lý và kiểm soát các thiết bị
thông minh dễ dàng hơn.
● Đẩy mạnh bảo mật: Tăng cường bảo mật hệ thống IoT để đảm bảo an toàn cho dữ
liệu và thiết bị, tránh các cuộc tấn công và lỗ hổng bảo mật.
● Sử dụng hệ thống điều khiển trung tâm: Sử dụng một hệ thống điều khiển trung tâm
để quản lý tất cả các thiết bị thông minh và dữ liệu trong cửa hàng, giúp việc quản
lý và giám sát được thực hiện một cách thuận tiện và hiệu quả hơn.
● Tối ưu hóa hệ thống: Tối ưu hóa hệ thống IoT của bạn để tăng hiệu suất, tiết kiệm
năng lượng và giảm chi phí hoạt động.
Đề án Sản phẩm Công nghệ - Lĩnh vực Robot và Internet of Things (IoT)
22
BusiTech Bootcamp Vòng 2 – Online Bootcamp
Dare to dream, dare to build.

● Kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI): Sử dụng AI để phân tích và tối ưu hoá dữ liệu từ các
thiết bị IoT, giúp đưa ra các quyết định thông minh và cải thiện hiệu quả hoạt động
của cửa hàng thông minh.
● Tăng cường tính linh hoạt: Tăng cường tính linh hoạt trong việc sử dụng và quản lý
các thiết bị IoT, giúp bạn có thể dễ dàng thay đổi và thích nghi với môi trường kinh
doanh thay đổi.
3) Blockchain: Công nghệ blockchain có thể được sử dụng để tăng cường tính bảo mật
trong cửa hàng thông minh và tạo ra một hệ thống thanh toán an toàn và minh bạch.
Để cải thiện khía cạnh về Blockchain trong dự án cửa hàng thông minh, có thể áp dụng các
giải pháp sau:
● Tăng tính bảo mật: Cải thiện tính bảo mật của hệ thống Blockchain bằng cách sử
dụng các thuật toán mã hóa mạnh hơn và kiểm soát quyền truy cập. Điều này sẽ
giúp đảm bảo rằng các giao dịch được thực hiện trên hệ thống Blockchain của cửa
hàng là an toàn và không thể bị tấn công.
● Nâng cao tốc độ xử lý: Tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống Blockchain bằng cách sử
dụng các giải pháp kỹ thuật mới như tối ưu hóa giao tiếp mạng hoặc sử dụng các
nút mạng cao cấp để tăng tốc độ xử lý các giao dịch trên Blockchain. Điều này giúp
cải thiện tính khả dụng và độ tin cậy của hệ thống.
● Tích hợp Blockchain với AI và IoT: Kết hợp Blockchain với các công nghệ mới
như AI và IoT sẽ giúp tăng tính ứng dụng của nó. Ví dụ, áp dụng công nghệ AI vào
hệ thống Blockchain giúp tăng cường khả năng dự đoán và phát hiện gian lận trong
giao dịch. Tương tự, kết hợp Blockchain với IoT sẽ giúp đảm bảo tính toàn vẹn của
dữ liệu và bảo vệ các thiết bị IoT khỏi các cuộc tấn công.
● Xây dựng mô hình kinh doanh dựa trên Blockchain: Sử dụng Blockchain để tạo ra
các sản phẩm và dịch vụ mới, cải thiện quy trình kinh doanh và giảm chi phí vận
hành. Ví dụ, Blockchain có thể được sử dụng để tạo ra các hợp đồng thông minh
giữa các bên trong chuỗi cung ứng, giúp tối ưu quy trình và giảm thiểu thời gian xử
lý.
● Tăng cường giám sát và quản lý: Cải thiện khả năng giám sát và quản lý hệ thống
Blockchain bằng cách sử dụng các công cụ và phần mềm quản lý Blockchain
chuyên dụng. Điều này giúp đảm bảo tính minh bạch và độ tin cậy của hệ thống.
4. Phát triển App Mobile: Việc phát triển các ứng dụng di động cho cửa hàng thông minh
có thể giúp khách hàng dễ dàng đặt hàng và thanh toán, cũng như theo dõi đơn hàng của
mình. Để cải thiện khía cạnh về phát triển ứng dụng di động trong dự án cửa hàng thông
minh, có thể thực hiện các cải tiến như sau:
● Sử dụng các công cụ phát triển ứng dụng di động như Flutter, React Native, hoặc
Xamarin để tạo ứng dụng đa nền tảng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí phát triển.
Với Flutter, React Native và Xamarin, bạn có thể xây dựng ứng dụng cho cả hai
nền tảng Android và iOS chỉ bằng một mã nguồn.

Đề án Sản phẩm Công nghệ - Lĩnh vực Robot và Internet of Things (IoT)
23
BusiTech Bootcamp Vòng 2 – Online Bootcamp
Dare to dream, dare to build.

● Tăng cường khả năng tương tác của ứng dụng với khách hàng bằng cách sử dụng
các tính năng như chatbot và tích hợp thanh toán. Điều này sẽ tăng tính tiện lợi cho
khách hàng khi mua sắm tại cửa hàng..
● Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng bằng cách thiết kế giao diện đẹp mắt, dễ sử
dụng và có thể tùy chỉnh. Việc tạo ra một trải nghiệm người dùng tốt sẽ giúp tăng
tính năng động và thu hút nhiều khách hàng.
● Phát triển ứng dụng với tính năng định vị giúp người dùng tìm kiếm và đến được
cửa hàng một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Điều này sẽ giúp tăng khả năng thu
hút khách hàng tại vị trí cửa hàng.
● Nâng cao tính bảo mật của ứng dụng bằng cách sử dụng các công nghệ như mã hóa
dữ liệu và xác thực người dùng. Điều này sẽ giúp tăng sự tin tưởng của khách hàng
vào ứng dụng và đảm bảo an toàn cho thông tin của họ.
● Tối ưu hóa hiệu suất: Tối ưu hóa hiệu suất của ứng dụng di động để giảm thiểu tình
trạng lag, chậm hoặc giật khi sử dụng.
Các khía cạnh công nghệ này có thể được phát triển và hoàn thiện trong tương lai thông
qua việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, hợp tác với các đối tác công nghệ, và liên tục
cập nhật và nâng cấp sản phẩm của chúng tôi.

IV – Nguồn lực
4.1. Đội ngũ nhân sự.
1. Mai Chiến Vĩ Thiên ( Nhóm trưởng ):
- Sinh viên năm 2 trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - ĐHQG Thành phố Hồ Chí
Minh, chuyên ngành Khoa Học Dữ Liệu.
- Thực tập vị trí Data Engineer tại công ty ABC Studio.
- Có kinh nghiệm liên quan đến việc xử lý và phân tích dữ liệu, làm việc với dữ liệu
lớn.
- Có thế mạnh về công nghệ..
2. Võ Trần Hà Nguyên:
- Sinh viên năm 1 trường Đại học Ngoại Thương cơ sở 2 ( Thành phố Hồ Chí
Minh), chuyên ngành Kinh tế đối ngoại.
- Hiện tại đang là trợ giảng tại đại học Khoa Học Tự Nhiên môn Kỹ năng mềm và
QC tại YouNet Media.
- Có kinh nghiệm trong việc giảng dạy lập trình.
- Có thế mạnh trong Marketing..
3. Tạ Thị Hiền Nga:
- Sinh viên nhất trường Đại học Ngoại Thương cơ sở 2 ( Thành phố Hồ Chí Minh ) ,
chuyên ngành kinh tế đối ngoại.
- Phụ trách các vấn đề về mô hình kinh doanh
- Có kinh nghiệm trong giải case business
4. Mai Quý Trung:
- Sinh viên năm ba trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - ĐHQG Thành phố Hồ Chí
Minh, chuyên ngành Khoa Học Dữ Liệu.
- Kỹ sư phần mềm tại công ty Saritasa Vietnam.

Đề án Sản phẩm Công nghệ - Lĩnh vực Robot và Internet of Things (IoT)
24
BusiTech Bootcamp Vòng 2 – Online Bootcamp
Dare to dream, dare to build.

- Có kinh nghiệm trong việc xử lý dữ liệu và dữ liệu lớn, đồng thời sử dụng những
mô hình Trí tuệ nhân tạo.
- Có thế mạnh về công nghệ, đảm bảo sự thực thi trong công nghệ của dự án khi ứng
dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) và Vạn vật thông minh ( IoT)
5. Bùi Nguyên Hoàng:
- Sinh viên năm hai trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - ĐHQG Thành phố Hồ
Chí Minh, chuyên ngành Khoa Học Máy Tính.
- Lập trình viên Backend tại C2C Techhub, thành phố Hồ Chí Minh.
- Có kinh nghiệm trong việc lập trình App, Web.
- Có kinh nghiệm trong việc ứng dụng những mô hình Trí tuệ nhân tạo trong dự án.
- Có thế mạnh về mảng công nghệ và đảm bảo sự thực thi của công nghệ trong dự
án.

Đề án Sản phẩm Công nghệ - Lĩnh vực Robot và Internet of Things (IoT)
25

You might also like