You are on page 1of 151

Đề cương bài giảng AUTOCAD Bộ Môn Công Nghệ Cơ Khí – Trung Tâm Việt Nhật

Đề cương bài giảng AUTOCAD Bộ Môn Công Nghệ Cơ Khí – Trung Tâm Việt Nhật
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG


AutoCAD
Ngành : Chế tạo máy, Cắt gọt kim loại
Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hà Nội - 9/2022
Bài 1 GIƠI THIỆU CHUNG VỀ AutoCAD
1.1.Giới thiệu chung về CAD và một số phần mềm CAD thông dụng
1.1.1. Khái niệm:
CAD là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Computer Aided Design, nghĩa là thiết kế
có sự trợ giúp của máy tính. Hiểu một cách chung nhất CAD tức là sử dụng máy tính
trong quá trình phác thảo, dựng mô hình 3D, lắp ráp và xuất bản vẽ. Theo phương pháp
truyền thống thì các bản vẽ kỹ thuật thì được vẽ bằng tay. Công việc này đòi hỏi rất
nhiều công sức và thời gian đặc biệt là những chi tiết phức tạp. Vì vậy mà ngày nay CAD
được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực mà không chỉ riêng trong lĩnh vực cơ khí
sản xuất mà còn trong cả xây dựng, kiến trúc, mỹ thuật, thương mại, y học,… (trong bài
viết của tôi lần này chỉ xin thu hẹp khái niệm CAD trong lĩnh vực cơ khí, mà đúng ra
phải gọi là MCAD = Mechanical CAD).
CAD chủ yếu được sử dụng trong thiết kế và phát triển sản phẩm, nhất là để thể
hiện mô hình 3D và bản vẽ 2D. Nói về thị trường 3D CAD hiện nay thì thống trị vẫn là 3
nhà sản xuất là Dassault-CATIA, PTC – Pro/E, Siemens NX. Nhưng thị phần của 3
hãng này đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi các hãng sản xuất phần mềm mới
như: SolidWorks (một nhánh của Dassault), TopSolid, Cimatron, Space-E của NTT
DATA Engineering System (Japan), IronCAD và một đàn em sinh sau đẻ muộn nhưng
khá nổi hiện nay là SpaceClaim.
1.1.2. Các thành phần của CAD
Với khái niệm về CAD hiện đại thì một gói phần mềm CAD phải gồm 3 module chính
sau:
1.1.2.1 Modeling
Dựng mô hình 3D, nhưng trước khi dựng được mô hình 3D chúng ta phải vẽ phác thảo
(Sketching) rồi mới dựng được mô hình 3D (bao gồm cả 3D solid và 3D surface).

2
(y)

1.1.2.2. Assembly
Lắp ráp các chi tiết đơn lẻ thành cụm chi tiết hoặc lắp ráp các cụm nhỏ thành cụm chi
tiết lớn hơn.

3
(y) 1.1.2.3. Drafting
Xuất bản vẽ kỹ thuật hay còn gọi là bản vẽ chế tạo với các thông tin về mặt cắt và một
số thông tin yêu cầu kỹ thuật như độ cứng, độ nhám bề mặt ...

1.1.2.4. Ưu điểm của CAD (Advantages of CAD):


– Tạo và sửa lỗi dễ dàng hơn.
– Trực quan hơn vì cho phép ta quan sát mô hình ở góc nhìn 3D với rất nhiều cách quan
sát khác nhau.
– Lưu và tái sử dụng các bản vẽ dễ dàng hơn bằng đĩa cứng hay CD.
– Tăng độ chính xác. Do vẽ bằng máy tính nên chắc chắn bản vẽ xuất ra sẽ chính xác hơn
làm bằng tay rất nhiều.
– Lưu trữ thành cơ sở dữ liệu để dễ dàng quản lý hơn. Đồng thời chuyển file mô hình dễ
dàng hơn Internet. Giảm thiểu thời gian trao đổi thảo luận giữa các kỹ sư ở các khu vực
địa lý khác nhau. Gửi nhận qua email chỉ mất vài giây.
– Việc phân tích, mô phỏng và kiểm tra mô hình 3D dễ dàng hơn.
1.1.2.5. Nhược điểm của CAD:
– Thời gian và chi phí cho việc triển khai một hệ CAD là lớn.
4
– Thời gian và chi phí cho việc đào tạo người dùng CAD lớn. Tuy nhiên hiện nay nhờ
nguồn tài liệu phong phú trên mạng Internet và các diễn đàn thảo luận mở nên cũng có
phần dễ dàng hơn chút.
– Chi phí duy trì và nâng cấp cho phần mềm CAD là tương đối lớn.
– Thời gian và chi phí cho việc chuyển các bản vẽ cũ vẽ bằng tay sang CAD cũng không
nhỏ.

1.1.2.6. Vòng đời sản phẩm - Product Lifecycle:

1.2. Giới thiệu chung về phần mềm Autocad

AutoCAD là phần mềm soạn thảo để vẽ hoặc tạo bản vẽ kỹ thuật bằng vectơ 2D hay
bề mặt 3D được phát hành vào cuối năm 1982 bởi tập đoàn Autodesk. Phần mềm
AutoCAD thường được mọi người sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vực về công nghiệp,
5
xây dựng, kiến trúc. Bởi những lĩnh vực này khi sử dụng CAD sẽ giúp người dùng tạo ra
những bản thiết kế để sáng tạo theo mong muốn cá nhân, đồng thời còn hỗ trợ các bước
kỹ thuật khác được thực hiện chính xác và tốt hơn.

1.3. Giới thiệu các ứng dụng của phần mềm Autoca
1.3.1. Ngành công nghiệp vũ trụ

Với AutoCAD đây là một phần mềm vô cùng quan trọng đối với ngành công
nghiệp vũ trụ để thiết kế không gian, tên lửa, vệ tinh, máy bay và AutoCAD sẽ giúp bạn
tạo ra một bảng thiết kế với những công thức được tính toán kỹ càng trước khi gửi đến
công đoạn sản xuất.

Ngành công nghiệp vũ trụ

6
1.3.2. Ngành thiết kế ô tô

AutoCAD được ngành thiết kế ô tô khá ưa chuộng sử dụng, bởi bạn có thể dùng
phần mềm này để xây dựng và thiết kế các thành phần như bệ, lốp xe, động cơ, bảng
mạch,...

Ngành thiết kế ô to

1.3.3. Ngành kỹ thuật dân dụng

Phần mềm AutoCAD được ngành kỹ thuật dân dụng thường xuyên sử dụng để lên
các dự án về kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng như các sân vận động, hệ thống đường xá,
cây cầu, các khu công nghiệp, khu phức hợp văn phòng,...

7
Ngành kỹ thuật dân dụng

1.3.4. Ngành kiến trúc, nội thất

Chắc hẳn phần mềm AutoCAD được những kiến trúc sư sử dụng hàng ngày và
thao tác liên tục để khởi tạo những dự án về các tòa nhà, nội thất trong văn phòng, nhà
ở,... khi phần mềm này cung cấp những thông số chính xác như khối lượng, trọng
lượng và các phép tính toán, đo khác sẽ giúp ích rất nhiều cho họ.

8
Ngành kiến trúc, nội thất

1.3.5. Thiết kế trang web

Phần mềm AutoCAD còn được những nhà quy hoạch để khái niệm các cài đặt và
tìm đúng vị trí của các thành phần như vườn, hàng rào, cây cối, hiên nhà,... và rất nhiều
những chi tiết tương tự như thế.

9
Thiết kế trang web

Câu hỏi và bài tập

Bài 2 CÁC THIẾT LẬP CƠ BẢN


Mục tiêu chương/ Tóm tắt chương

10
2.1. Các lệnh về tập tin: Khởi động và thoát khỏi phần mềm Autocad, mở
file, lưu file.
2.1.1.Thiết lập khi khởi động Autocad
Khi khởi động Autocad, mặc định Autocad sẽ tạo 1 File Autocad mới tên là Drawing1.dwg.
Nhưng thường ta hay mở 1 File Autocad có sẵn để chỉnh sửa. Do vậy có thể thiết lập lại
bằng lệnh startup. Sau đó nhập biến số là 2. Khi đó mỗi khi khởi động, Autocad sẽ có
giao diện như bên dưới:

Giao diện này giúp mở ngay được các bản vẽ vừa mới làm việc trước đó để
tiếp tục làm viêc, lại vừa có thể tạo 1 bản vẽ mới theo Template mặc định,
vừa có thể mở 1 bản vẽ bất kì trong máy tính.
Phiên bản đời thấp thì không thể mở đươc các File lưu ở đời cao hơn. Do
vậy nên lưu bản vẽ ở phiên bản đời thấp nhất là Autocad 2007 để tiện cho
việc chia sẻ File cho người khác hoặc tiện in ấn.
Ta thiết lập như sau: chọn Options → Open and Save →File Save.

Tại mục Save As chọn lưu File Autocad ở phiên bản Autocad 2007

11
Thiết lập thời gian tự động lưu bản vẽ ở mục File Safety Precaution bằng
cách tick vào ô Automatic Save và chọn thời gian lưu ở ô ngay bên dưới

(thường chọn lưu sau 5 phút):


2.1.3.Tắt chế độ mở nhiều file trên 1 cửa sổ
Đối với các phiên bản từ 2014 trở về trước thì chưa hỗ trợ file tabs, nên có
tính năng mởnhiều File trên 1 cửa sổ Autocad. Các phiên bản sau mặc định
chỉ mở 1 file trên 1 cửa sổ.Nếu Autocad của bạn đang mở nhiều file trên 1
cửa số thì nên chỉnh lại để đỡ rối mắt. Tùy chỉnh bằng cách gõ lệnh
TASKBAR+phím Eter (hoặc dấu cách). Sau đó nhập số 0 nếumuốn hiện lên
1 file hoặc nhập số 1 nếu muốn hiện lên nhiều file trong 1 cửa số Autocad.
Nhấn Enter hoặc phím cách để kết thúc lệnh.

12
2.2. Thiết lập hệ đơn vị cho bản vẽ: Lệnh Units.
Lệnh units trong AutoCAD được sử dụng để chỉnh đơn vị trong AutoCAD:

 Menu: format ==>Units


 Nhập Lệnh: Units
 Lệnh tắt: UN

Lệnh units trong AutoCAD dùng để quy định độ dài đơn vị cho bản vẽ hiện hành.
Sau khi nhập lệnh, hội thoại sau xuất hiện:
Trong cửa sổ Drawing Units có 2 thẻ:

a) Thẻ Length:

 Type: Kiểu đơn vị đo độ dài; có 5 đơn vị đo độ dài có thể chọn cho bản vẽ bao
gồm: Architectural (kiến trúc-đo theo foot và inch), Decimal (thập phân-
TCVN nên chọn định dạng này), Engineering (kỹ thuật - đo theo foot và inch),
Fractional (phân số-đo theo dạng hỗn số), Scientific (tính khoa học-đo theo
dạng lũy thừa);
 Precision: Chọn định dạng số thập phân đằng sau dấu phẩy;

b) Thẻ Angle:

 Type: Chọn đơn vị đo góc: Decimal Degrees, Radians, Grads, Deg/Min/Sec,..

3. Thẻ Insert scale: chọn đơn vị của đối tượng khi được chèn vào bản vẽ (thường lựa
chọn Millimeters). Đối tượng chèn vào có thể là các block hoặc hình ảnh.

2.3. Thiết lập giới hạn vùng làm việc cho bản vẽ: Lệnh Limits.
Không gian vẽ trên AutoCAD là 1 hình chữ nhật được giới hạn bởi tọa độ của 2 điểm là
điểm góc dưới bên trái và điểm góc trên bên phải.
Lệnh Limits để xác định tọa độ của 2 điểm này.
-Sau khi khởi động chương trình AutoCad, nhấp chuột vào Start from scartch và
chọn hệ đo là Metric, ta sẽ được một màn hình của không gian làm việc có độ lớn
mặc định là 420, 297 đơn vị. Nếu quy ước 1 đơn vị trên màn hình tương ứng với 1
mm ngoài thực tế, ta sẽ vẽ được đối tượng có kích 42 cm x 29,7 cm. Nếu để vẽ các
công trình, các chi tiết có kích thước lớn thì không gian đó rất chật hẹp. Do vậy ta
cần định nghĩa một không gian làm việc lớn hơn bằng cách sử dụng lệnh limit .
Cách dùng lệnh Limit trong AutoCAD như sau:

 Menu : Format/Drawing Limits

 Bàn phím: Limits

 Command : limits
Reset Model space limits :
Specify lower left corner or [ON/OFF] của giới hạn màn hình
<0.0000,0.0000> :
(Nhấp Enter để đồng ý với toạ độ điểm đầu)

LIMITS Specify upper right corner <420.0000,297.0000> : 42000,29700


(Cho giới hạn màn hình lớn bằng một không).
2.4. Các lệnh thu phóng đối tượng:
Lệnh Zoom được sử dụng thường xuyên trong AutoCAD để phóng to, thu nhỏ và
di chuyển khung nhìn khi làm việc trên CAD.
Mặc định sau khi gọi lệnh, ta có thể zoom 1 đối tượng bằng cách pick 2
điểm là 2 đầu đường chéo của khung lưới chữ nhật quét chọn đối tượng.
Khi đó, đối tượng nằm trong khung lưới được zoom lên cỡ toàn màn hình.
 Phím tắt: Z

Lệnh Zoom có nhiều tùy chọn zoom khác nhau, nhưng thường dùng tùy
chọn zoom toàn bộ các đối tượng có trong bản vẽ cho vừa đủ màn hình.
 Z/A: phóng to toàn bộ màn hình. Trong không gian có bao nhiêu
đối tượng sẽ được hiển thị hết trên màn hình. (A  All).
Cách khác là click đúp chuột giữa.
 Z/C: phóng to màn hình quanh một tâm điểm với bán kính tự lựa chọn
 Z/D: phóng to bản vẽ trong khung nhìn
 Z/P: Lệnh Previous quay lại hình đã zoom trước đó (Tối đa 10 lần)

 Z/S: Lệnh Scale phóng to khung hình theo tỷ lệ mong muốn


 Z/W: Lệnh Windows phóng to khung hình theo hình chữ nhật được xác định
bằng 2 điểm
 Z/O: Lệnh Object phóng to đối tượng được lựa chọn.
 Realtime: phóng/ thu theo thời gian thực bằng cách xoay chuột giữa(con lăn).
Lăn về phía trước: phóng to vùng đang nhìn.
Lăn về phía sau: thu nhỏ vùng đang nhìn.

 Trên thanh công cụ: chọn tab View/ Zoom. Sau đó chọn các tiểu mục nhỏ
của zoom.
2.5. Cài đặt giao diện:
Để cài đặt giao diện màn hình, ta dùng lệnh Options và cài đặt các thông số hiển thị cũng
như các tùy chọn khác.
 Bàn phím: OP. Hộp thoại Options sẽ hiện ra.
 Chọn nhãn Dislay để cài đặt các thông số hiển thị giao diện.
 Cài đặt màu sắc của khung nhìn chọn nhãn Colors
Sau khi chọn Colors màn hình sẽ hiển thị hộp thoại để cài đặt màu cho khung nhìn.
Để đổi màu nền chọn mục "2d model space"/"Uniform background" và chọn màu
trong mục color. Sau đó chọn "Apply&Close".
 Thiết lập chiều dài sợi tóc con trỏ chuột tại mục " Crossha irsize".

- Để cài đặt kích thước ô vuông truy bắt đối tượng chọn " Selection"/ "Pickbox
size"
2.6. Ẩn hiện Tab menu Bar: trên màn hình giao diện chính của AutoCAD,
chọn Customize Quickaccess Toolbar/ Chọn " Hide toolbar/Show toolbar"

2.7. Cách lấy thanh công cụ.


Có nhiều cách để lấy/hiển thị thanh công cụ trogn AutoCAD. Sau đây là các phương pháp
thực hiện:
- Command line: OP/ Cửa sổ Option sẽ xuất hiện, chọn thẻ Profiles và
nhấn Reset để khởi động lại giao diện làm việc. Cuối cùng, các bạn
nhấn Apply và OK để hoàn tất.

- Nhà sản xuất AutoCAD cung cấp sẵn một file để người dùng có thể khôi phục được
giao diện sử dụng về ban đầu giống như lúc mới cài đặt AutoCAD. Chúng ta sử dụng
file Backup này để mở lại thanh công cụ.
Trên màn hình giao diện chính, Click vào một vị trí bất kì và nhập lệnh menu.
Hộp thoại "Select Customize File" sẽ xuất hiện.
Tìm tới file acad.CUIX và chọn nó. Cuối cùng, nhấn Open để mở
file Backup này. Lúc này, AutoCAD sẽ tải lại toàn bộ giao diện hệ thống mặc định
như lúc các bạn mới cài phần mềm. Thời gian để tài lại toàn bộ hệ thống rất nhanh,
chỉ mất khoảng 10 giây và toàn bộ dữ liệu của các bạn sẽ còn nguyên chứ không hề
bị mất.

2.8. Giới thiệu các phím chức năng: F1, F2, F3, F7, F8, F9…

STT Phím Tác dụng


1 F1 F1: Bật/tắt cửa sổ trợ giúp

2 F2 F2: Bật/tắt cửa sổ lịch sử command

3 F3 F3: Bật/tắt chế độ truy bắt điểm Snap

4 F4 F4: Bật/tắt chế độ truy bắt điểm 3D

5 F5 Chuyển mặt phẳng trong ISOMETRIC View: Top, Front, Right


6 F6 F6: Bật/tắt hệ trục tọa độ người dùng UCS

7 F7 F7: Bật/tắt màn hình lưới

8 F8 F8: Bật/tắt chế độ cố định phương đứng, ngang của nét vẽ

9 F9 F9: Bật/tắt chế độ truy bắt điểm chính xác

10 F10 F10: Bật/tắt chế độ polar tracking

11 F11 F11: Bật/tắt chế độ truy bắt điểm thường trú Object snap

12 F12 F12: Bật/tắt chế độ hiển thị thông số con trỏ chuột dynamic input

Một số phím tắt khác:

STT Phím Tác dụng


1 Ctrl+0 Làm sạch màn hình

2 Ctrl+1 Bật thuộc tính của đối tượng

3 Ctrl+2 Bật/tắt cửa sổ Design Center

4 Ctrl+3 Bật/tắt cửa tool Palette

5 Ctrl+4 Bật/tắt cửa sổ Sheet Palette

6 Ctrl+6 Bật/tắt cửa sổ liên kết tới file bản vẽ gốc.

7 Ctrl+7 Bật/tắt cửa sổ Markup Set Manager

8 Ctrl+8 Bật nhanh máy tính điện tử

9 Ctrl+9 Bật/tắt cửa sổ Command

2.9. Thiết lập Layer cho bản vẽ.


Tất cả đối tượng được vẽ đều mang các thuộc tính như màu sắc (color),
kiểu đường nét (Linetype), độ dày đường nét (Lineweight), … trước khi vẽ,
ta cần chọn các thuộc tính cho đối tượng. Để việc chọn thuộc tính trở lên
đơn giản và tiện quản lý đối tượng sau nàythì AutoCAD đưa vào khái niệm
Layer.
Layer hiểu đơn giản là 1 thuộc tính của đối tượng (tương tự như color,
linetype,.. của đốitượng) dùng để quản lý đối tượng trong bản vẽ 1 cách dễ
dàng.
Trong Layer chứa thiết lập các thuộc tính cơ bản của đối tượng là màu
sắc (color), kiểu đường nét (Linetype), độ dày đường nét (Lineweight), ẩn-
hiện đối tượng, khóa đối tượng(Lock), cho phép in ấn (plot),... Do vậy, 1 đối
tượng được áp dụng layer nào thì các thuộc tính cơ bản của layer đó sẽ áp
dụng cho đối tượng đó.
Mặc định khi tạo bản vẽ mới thì Autocad tạo sẵn 1 Layer 0 quy định
màu trắng, nét liền. Do vậy nếu không thiết lập gì về Layer thì tất cả các
đối tượng vẽ sẽ đều áp dụng Layer 0. Ngoài ra nếu chuyển sang Layout
trình bày bản vẽ, thì Autocad tự động thêm Layer Defpoints là Layer dùng
để vẽ khung Mview (sẽ không được in ra).
Khi vẽ 1 đối tượng nào đó, việc trước tiên là phải chọn Layer cho đối
tượng. Để có cácLayer khác Layer 0, ta cần tạo thêm các Layer khác cho
bản vẽ.
Quy trình thực hiện: Gõ lệnh LA để mở bảng Layer Properties Manager: LA

Mặc định trong bảng có 1 layer là layer 0. Layer này là layer mặc định
nên ta giữ nguyên để khi copy đối tượng từ bản vẽ khác, ta đưa đối tượng
về layer 0 và paste vào bản vẽ đích sẽ hạn chế việc thêm layer không mong
muốn vào bản vẽ đích.
Để tạo thêm 1 kiểu Layer, ta click vào nút hoặc nhấn Alt + N. Để xóa
1 layer thì điềukiện tiên quyết là layer cần xóa phải không áp dụng cho bất
kì đối tượng nào trong bản vẽ. Ta click vào nút để xóa.
Trong 1 bản vẽ thông thường, ta cần tối thiểu các Layer sau:
- Layer 0: là layer mặc định Autocad tự tạo sẵn.
- Layer Defpoints: cũng là 1 loại layer mà Autocad tự tạo ra để
quản lý khung Mviewkhi trình bày bản vẽ trong layout. Đối
tượng dùng kiểu layer này sẽ không được in ra.
- Layer nét đậm: _ _ (thường sử dụng cho nét vẽ đường bao... )
- Layer nét thấy:
- Layer nét khuất: − − − − − − − − −
- Layer nét trục: −∙−∙−∙−∙−∙−
- Ngoài ra có thể tạo thêm layer quản lý các đối tượng ghi chú
Anotative, kiểu Dim,kiểu Hatch, kiểu tường, kiểu nội thất,...
Thiết lập mỗi layer, cần tùy chỉnh các thuộc tính sau:

- Status: trạng thái của layer. Nếu Layer nào có đánh dấu
màu xanh thì chính là Layer hiện hành (là layer đang sử dụng). Để
kích hoạt 1 layer thành layer hiện hành, ta Click đúp chuột vào
dòng Layer đó.
- Name: tên của layer.
- On: trạng thái bật/ tắt của Layer. Nếu bóng đèn sáng là layer
đang bật, nếu bóng đèn tắt thì đối tượng áp dụng kiểu Layer đó bị
ẩn khỏi màn hình, không được in ra, nhưng vẫn có thể chọn được
chúng và hiệu chỉnh.
- Freeze: trạng thái đóng băng hay không đóng băng của Layer.
Nếu biểu tượng ông mặt trời màu vàng tức là không bị đóng băng,
ngược lại là layer đã bị đóng băng. Layer bị đóng băng thì giống
như bị tắt Layer. Song đối tượng áp dụng kiểu Layer bị đóng băng
sẽ không cho phép chọn chúng để hiệu chỉnh.
- Lock: trạng thái bị khóa hay không bị khóa của layer. Nếu đối
tượng áp dụng kiểu Layer bị khóa thì đối tượng bị mờ đi nhưng
vẫn in ra được. Độ mờ của đối tượng được quyết được bởi giá trị -
Transparency. Đối tượng có thể chọn được songkhông thể chọn để
hiệu chỉnh được.
- Color: thiết lập màu sắc cho layer.

2.10. Giải đáp một số thắc mắc khi cài đặt và sử dụng phần mềm Autocad.
Câu hỏi và bài tập

Bài 3 CÁC LỆNH VẼ VÀ HIỆU CHỈNH CƠ BẢN


3.1. Lệnh vẽ đường thẳng: XLine (XL).
Lệnh XLINE trong CAD dùng để vẽ một đường thẳng hoặc một chùm đường thẳng
giao nhau. XLINE (Construction line) thường dùng như Lệnh vẽ đường gióng trong
cad.
Các cách gọi lệnh XLINE trong AutoCAD:
- Command line: XL
- Menu: Draw /Construction line

 XLINE specify a point or [Hor/Ver/Ang/Bisect/Offset]: chọn một điểm để


bắt đầu vẽ (hoặc chọn H,V,A,B,O)
 through point: chọn điểm thứ hai của đường thẳng
 through point: chọn điểm khác nếu muốn vẽ chùm đường thẳng đi qua điểm
1

Các lựa chọn của lệnh Xline:

 Hor: tạo đường thẳng nằm ngang. Sau lựa chọn này ta chỉ việc nhập (hoặc
truy bắt điểm) một điểm mà đường thẳng đi qua.
 Ver: Tạo đường thẳng theo phương thẳng đứng. Sau lựa chọn này ta chỉ việc
nhập (hoặc truy bắt điểm) một điểm mà đường thẳng đi qua.
 Ang: Tạo đường thẳng xiên theo một góc nào đó. Sau lựa chọn này AutoCAD
yêu cầu ta nhập vào
o Enter angle of xline (0) or [Reference]: nhập góc nghiêng
o Specify through point: chọn một điểm thuộc đường thẳng

 Bisect: tạo đường thẳng đi qua phân giác của một góc (thông qua 3 điểm), ở
lựa chọn này AutoCAD yêu cầu ta nhập vào 03 điểm. Điểm (1) thuộc về tâm
của góc, điểm (2) và (3) thuộc về hai cạnh của góc.
o Command: XLine
o Specify a point or [Hor/Ver/Ang/Bisect/Offset]: B ↵
o Specify angle vertex point: bấm chọn đỉnh của góc
o angle start point: bấm chọn một điểm thuộc cạnh thứ nhất của góc
o angle end point: bấm chọn một điểm thuộc cạnh thứ hai của góc
o Offset : Tạo một đường thẳng song song với một đường thẳng có sẵn.
 Offset : Tạo một đường thẳng song song với một đường thẳng có sẵn.
o Command: XLine
o Specify a point or [Hor/Ver/Ang/Bisect/Offset]: O ↵
o Specify offset distance or [Through] <Through>: nhập khoảng cách
hoặc t ↵
o Select a line object: chọn đối tượng gốc
o Specify through point: chọn một điểm để xác định vị trí đưòng thẳng
sẽ phát sinh

3.2. Lệnh vẽ đoạn thẳng: Line (L).


Lệnh vẽ Line cũng cấp các tùy chọn hạn chế, bao gồm một tùy chọn Close để
tạo thêm một phân đoạn từ điểm đầu tiên mà bạn đã chọn trong khi chạy lệnh hiện tại
và một tùy chọn Undo để xóa phân đoạn được vẽ gần đây nhất.
- Command line: L
- Menu: Draw –>line
Lệnh LINE dùng để vẽ các đoạn thẳng bằng cách nhập tọa độ Đề các tuyệt đối, tọa
độ Đề các tương đối, tọa độ cực tuyệt đối, tọa độ cực tương đối hoặc dùng các
phương thức truy bắt điểm.
Để vẽ đoạn thẳng bằng lệnh LINE trong AutoCAD thì ta có nhiều phương pháp :
3.2.1.Phương pháp truy Bắt Điểm:
Ý nghĩa: Lựa chọn này dùng để vẽ đoạn thẳng mà điểm đầu và điểm cuối có vị trí
chính xác do ta dùng phương thức truy bắt điểm để xác định điểm đầu (first
point) và điểm tiếp theo (next point) của đoạn thẳng.

3.2.2. Phương pháp nhập giá trị trực tiếp:


Phương pháp này thường dùng để vẽ đoạn thẳng có phương vuông góc với
trục OX hoặc trục OY theo hệ trục tọa độ hiện hành.
Trong phương pháp này, ta nhập giá trị chiều dài của đoạn thẳng cần vẽ.
 Command line: L/ chọn điểm A trên màn hình/di chuột về hướng muốn vẽ đoạn
thẳng/nhập chiều dai AB.
Ví dụ: Dùng chế độ ORTHO để vẽ vẽ các đoạn thẳng với các kích thước như hình
dưới đây:

 Nhấn phím F8 để chọn chế độ Ortho.


 Command: <Ortho on>
 Command: L
 Specify first point: Kích chọn điểm thứ nhất bất kỳ là điểm A .
 Specify next point or [Undo]: Di chuyển hướng trỏ chuột theo phương đứng
lên phía trên rồi nhập 15 ↵ Ta được đoạn AB .
 Specify next point or [Undo]: Di chuyển hướng trỏ chuột theo phương ngang
qua phải rồi nhập 10 ↵ Ta được đoạn BC .
 Specify next point or [Close/Undo]: Di chuyển hướng trỏ chuột theo phương
đứng lên phía trên rồi nhập 10 ↵ Ta được đoạn CD .
 Specify next point or [Close/Undo]: Di chuyển hướng trỏ chuột theo phương
ngang qua phải rồi nhập 20 ↵ Ta được đoạn DE
 Specify next point or [Close/Undo]: Di chuyển hướng trỏ chuột theo phương
đứng xuống phía dưới rồi nhập 30 ↵ Ta được đoạn EF .
 Specify next point or [Close/Undo]: Di chuyển hướng trỏ chuột theo phương
ngang qua trái rồi nhập 35 ↵ .
 Specify next point or [Close/Undo]: ↵

Chú ý:
– Đoạn thẳng được tạo ra theo phương ngang hoặc phương đứng là do hướng ta di
chuyển con trỏ chuột.
– Khi ta không muốn dùng chế độ ORTHO nữa thì ta nhấn phím F8 một lần để tắt
chế độ ORTHO.
3.2.3.Phương pháp sử dụng tọa độ đề các tương đối
Lựa chọn này dùng để vẽ đoạn thẳng khi ta biết chính xác vị trí tọa độ tương
đối điểm đầu và điểm cuối của đoạn thẳng cần vẽ theo 2 phương Ox, Oy.

 Command: L
 Specify first point: Kích chọn điểm thứ nhất bất kỳ là điểm A .
 @a,b (trong đó a, b là tọa độ tương đối của điểm B so với điểm A).

Ví dụ: Sử dụng tọa độ tương đối để vẽ lại các đoạn thẳng như hình sau

 Command: LINE (L) ↵


 LINE Specify first point: Kích chọn bất kì cho điểm đầu là điểm A .
 Specify next point or [Undo]: @120,0 ↵ (B)
 Specify next point or [Undo]: @30,60 ↵ (C)
 Specify next point or [Close/Undo]: @-120,0 ↵ (D).
 Specify next point or [Close/Undo]: @-30,-60 ↵ (A).
 Specify next point or [Close/Undo]: C ↵

3.2.4.Phương pháp sử dụng tọa độ cực tương đối


Lựa chọn này dùng để vẽ đoạn thẳng khi ta biết chiều dài đoạn thẳng và góc hợp bởi
đoạn thẳng đó với phương Ox.

 Command: L
 Specify first point: Kích chọn điểm thứ nhất bất kỳ là điểm A .
 @a<b (trong đó a là chiều dài của đoạn thẳng cần vẽ, b là góc nghiêng của
đoạn AB so với phương ngang OX).

Ví dụ 1: Sử dụng tọa độ cực tương đối để vẽ các đoạn thẳng như hình sau:

 Command: LINE (L) ↵


 Specify first point: Kích chọn bất kì cho điểm đầu là điểm A .
 Specify next point or [Undo]: @60<0 ↵ (B)
 Specify next point or [Undo]: @^60<72 ↵ (C)
 Specify next point or [Close/Undo]: @60<144 ↵ (D)
 Specify next point or [Close/Undo]: @60<-144 ↵ ( E)
 Specify next point or [Close/Undo]: C ↵ (A)
Ví dụ 2: Sử dụng tọa độ cực tương đối để vẽ các đoạn thẳng như hình sau:

 Command: LINE (L) ↵


 Specify first point: Kích chọn bất kì cho điểm đầu là điểm A .
 Specify next point or [Undo]: @40<0 ↵
 Specify next point or [Undo]: @20<45 ↵
 Specify next point or [Close/Undo]: @25<135 ↵
 Specify next point or [Close/Undo]: @15<-135 ↵
 Specify next point or [Close/Undo]: @-20<0 ↵
 Specify next point or [Close/Undo]: @-22<-105 ↵
 Specify next point or [Close/Undo]: C↵

3.3. Lệnh vẽ đường tròn: Circle (C).


Các cách để gọi lệnh vẽ đường tròn:
- Command line: CIRCLE(C)
- Menu: Draw / Circle
Có nhiều tùy chọn để vẽ đường tròn trong AutoCAD:
3.3.1. Center, Radius
Ý nghĩa: Lựa chọn này dùng để vẽ đường tròn bằng cách xác định
tâm (Center) (nhập tọa độ hoặc dùng các phương thức truy bắt điểm) và nhập giá trị
bán kính (Radius) của đường tròn.
- Command line: CIRCLE(C)/chọn tâm đường tròn (điểm A)/R/nhập giá trị bán
kính

3.3.2. Center, Diameter

Ý nghĩa: Lựa chọn này dùng để vẽ đường tròn bằng cách xác định tâm (nhập tọa độ
hoặc dùng các phương thức truy bắt điểm) và nhập giá trị đường kính (Diameter) của
đường tròn.
- Command line: CIRCLE(C)/chọn tâm đường tròn(điểm A) /D/nhập giá trị
đường kính

3.3.3. 2P (2 Points)
-Ý nghĩa:

 Lựa chọn này cho phép vẽ đường tròn qua 2 điểm (2 Points) do ta chọn.
 Hai điểm mà ta chọn đó chính là đường kính của đường tròn.

Ví dụ: Vẽ đường tròn đường kính là đoạn thẳng P1 P2.

 Command: CIRCLE (C) – ENTER


 CIRCLE Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: 2P –
ENTER
 Specify first end point of circle’s diameter: Kích chọn điểm P1
 Specify second end point of circle’s diameter: Kích chọn điểm P2
3.3.4. 3P (3 Points)
Ý nghĩa: Lựa chọn này cho phép ta vẽ đường tròn qua 3 điểm (3 Points) do ta chọn.
Vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác.

Ví dụ: Vẽ đường tròn đi qua 3 đỉnh P1, P2, P3 của tam giác.

 Command: CIRCLE (C) – ENTER


 CIRCLE Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: 3P –
ENTER
 Specify first point on circle: Kích chọn điểm P1
 Specify second point on circle: Kích chọn điểm P2
 Specify third point on circle: Kích chọn điểm P3

3.3.5. Tan, tan, radiu (Ttr)

-Ý nghĩa: Lựa chọn này cho phép ta vẽ đường tròn tiếp xúc với hai đối tượng cho
trước và có bán kính R (radius) do ta chọn.

Ví dụ: Vẽ đường tròn tiếp xúc với cạnh AB và cạnh CD với bán kính R=15.

 Command: CIRCLE (C)


 CIRCLE Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: TTR 
 Specify point on object for first tangent of circle: Kích chọn một điểm trên
cạnh AC
 Specify point on object for second tangent of circle: Kích chọn một điểm trên
cạnh CB
 Specify radius of circle <27.5120>: 5 

3.3.6. Tan, Tan, Tan


-Ý nghĩa: Lựa chọn này dùng để vẽ đường tròn tiếp xúc với 3 đối tượng được chọn.
Ví dụ: Vẽ đường tròn tiếp xúc với đoạn AB, CD và DA.

 Command: CIRCLE (hoặc C) 


 CIRCLE Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: 3P
 Specify first point on circle: Tan /Kích chọn một điểm trên cạnh AB(điểm P1)
 Specify second point on circle: Tan  /Kích chọn một điểm trên cạnh AC
(điểm P2)
 Specify third point on circle: Tan /Kích chọn một điểm trên cạnh BC(điểm
P3)

3.4. Lệnh vẽ cung tròn: Arc (A)


- Command line: ARC( hoặc A)
- Menu: Draw / Arc
Có nhiều tùy chọn để vẽ cung tròn trong AutoCAD, sau đây là các tùy chọn phương
pháp vẽ cung tròn.
3.4.1. Vẽ cung tròn qua 3 điểm (3P)
– Ý nghĩa: dùng để vẽ cung tròn bằng cách kích chọn 3 điểm bất kì do ta chọn hoặc
có thể dùng phương thức truy bắt điểm để chọn 3 điểm.

Ví dụ: Vẽ cung tròn đi qua 3 điểm P1, P2, P3

 Command: ARC (hoặc A) 


 ARC Specify start point of arc or [Center]: Kích chọn điểm P1
 Specify second point of arc or [Center/End]: Kích chọn điểm P2
 Specify end point of arc: Kích chọn điểm P3

3.4.2. Lệnh Vẽ cung tròn qua điểm đầu, cuối và tâm (Start, Center, End)
-Ý nghĩa lệnh:
 Lựa chọn này cho phép ta vẽ cung tròn bằng cách xác định điểm đầu (Start
point), tâm (Center point) và điểm cuối (End point) bằng các phương pháp
nhập tọa độ hoặc dùng các phương thức truy bắt điểm.
 Cung tròn được tạo ra theo ngược chiều kim đồng hồ.

Ví dụ: Sử dụng lựa chọn Start, Center, End trong lệnh vẽ cung tròn (ARC) để vẽ
cung tròn qua các điểm P1, P2, C.

 Dùng lệnh Pline hoặc Line để vẽ hình ban đầu.


 Command: ARC (hoặc A) 
 ARC Specify start point of arc or [Center]: Kích chọn điểm P1.
 Specify second point of arc or [Center/End]: C 
 Specify center point of arc: Kích chọn điểm C
 Specify end point of arc or [Angle/chord Length]: Kích chọn điểm P2.

3.4.3. Vẽ cung tròn qua điểm điểm đầu, tâm và góc (Start, Center, Angle)
Ý nghĩa: Lựa chọn này cho phép vẽ cung tròn bằng cách xác định điểm
đầu (Start point) (P1), tâm (C) và góc ở tâm (góc α) bằng các phương pháp nhập tọa
độ hoặc dùng các phương thức truy bắt điểm.

Chú ý:

 Nếu nhập giá trị góc âm thì cung tròn được tạo ra sẽ quay cùng chiều kim
đồng hồ.
 Nếu nhập giá trị góc dương thì cung tròn được tạo ra sẽ quay ngược chiều
kim đồng hồ.
-Ví dụ: Sử dụng lựa chọn Start, Center, Angle trong lệnh vẽ cung tròn (ARC) để vẽ
cung tròn qua các điểm P1, lấy P2 làm tâm và góc ở tâm là 90.

 Command: ARC (hoặc A) – ENTER


 ARC Specify start point of arc or [Center]: Kích chọn điểm P1.
 Specify second point of arc or [Center/End]: C – ENTER
 Specify center point of arc: Kích chọn điểm P2 .
 Specify end point of arc or [Angle/chord Length]: A – ENTER
 Specify included angle: 90 – ENTER

3.4.4.Vẽ cung tròn đi qua điểm đầu, tâm và chiều dài- Start, Center, Length
-Ý nghĩa: Lựa chọn này cho phép ta vẽ cung tròn bằng cách xác định điểm
đầu (Start point), tâm (Center point) và nhập giá trị chiều dài dây cung (Length of
chord) bằng các phương pháp nhập tọa độ hoặc dùng các phương thức truy bắt điểm.
-Chú ý: Nếu nhập chiều dài dây cung lớn hơn đường kính cung tròn thì AutoCAD sẽ
không tạo ra được cung tròn.
-Các bước thực hiện

Ví dụ: Vẽ dây cung có chiều dài length of chord = 20:

 Command: ARC (A) – ENTER


 ARC Specify start point of arc or [Center]: Kích chọn điểm P1
 Specify second point of arc or [Center/End]: C – ENTER
 Specify center point of arc: Kích chọn điểm P2
 Specify end point of arc or [Angle/chord Length]: L – ENTER
 Specify length of chord: 20 – ENTER
3.4.5. Start, End, Angle (qua điểm đầu, điểm cuối và góc)
-Ý nghĩa: Lựa chọn này cho phép ta vẽ cung tròn bằng cách xác định điểm
đầu (Start point), điểm cuối (End point) và góc ở tâm (Included angle) bằng các
phương pháp nhập tọa độ hoặc dùng các phương thức truy bắt điểm.
- Chú ý:

 Nếu nhập giá trị góc âm thì cung tròn được tạo ra sẽ quay cùng chiều kim
đồng hồ.
 Nếu nhập giá trị góc dương thì cung tròn được tạo ra sẽ quay ngược chiều

kim đồng hồ.

 Ví dụ: Sử dụng lựa chọn Start, End, Angle để vẽ cung tròn có góc ở tâm =
900.

 Command: ARC (A) – ENTER


 Specify start point of arc or [Center]: Kích chọn điểm P1.
 Specify second point of arc or [Center/End]: E – ENTER
 Specify end point of arc: Kích chọn điểm P2 .
 Specify center point of arc or [Angle/Direction/Radius]: A – ENTER
 Specify included angle: 90 – ENTER
3.4.6. Vẽ cung tròn đi qua điểm đầu, điểm cuối và bán kính- Start, End, Radius
-Ý nghĩa lệnh: Lựa chọn này cho phép ta vẽ cung tròn bằng cách xác định điểm
đầu (Start point), điểm cuối (End point) và bán kính (Radius) của cung tròn bằng
các phương pháp nhập tọa độ hoặc dùng các phương thức truy bắt điểm.
Ví dụ: Sử dụng lựa chọn Start, End, Radius để vẽ cung tròn có bán kính (Radius=20)

 Command: ARC (A) – ENTER


 ARC Specify start point of arc or [Center]: Kích chọn điểm P1.
 Specify second point of arc or [Center/End]: E – ENTER
 Specify end point of arc: Kích chọn điểm P2.
 Specify center point of arc or [Angle/Direction/Radius]: R – ENTER
 Specify radius of arc: 20 – ENTER

3.5. Lệnh vẽ Elip (E).


Có hai cách để gọi lệnh vẽ elip:
- Command line: ELLIPSE ( hoặc EL)
- Menu: Draw / ELLIPSE
3.5.1. Vẽ elip theo 2 trục(đi qua 3 điểm)

Ví dụ: Vẽ đường Ellipse theo các thông số: tâm P1, bán kính lớn 45, bsn kính nhỏ
30. .

 Command: ELLIPSE (EL) – Enter


 Specify axis endpoint of ellipse or [Arc/Center]: Kích chọn điểm P1.
 Specify other endpoint of axis: Kích chọn điểm P2.
 Specify distance to other axis or [Rotation]: Kích chọn điểm P3.

3.5.2. Vẽ elip theo tâm điểm và bán kính trục

 Command: ELLIPSE (EL) 


 Specify axis endpoint of ellipse or [Arc/Center]: C /Kích chọn điểm P1 .
 Specify endpoint of axis: Di chuyển chuột sang bên phải/45.
 Specify distance to other axis or [Rotation]: Di chuyển chuột lên phía trên
/30.
3.6. Lệnh vẽ hình chữ nhật: Rectang (REC).
 Cách1: Command line: RECTANG ( hoặc REC)
 Cách 2: Vào mục Draw trên thanh công cụ, chọn RECTANG
Để tạo hình chữ nhật thì ta xác định 2 điểm trên đường chéo 2 góc đối diện nhau.
Hoặc sử dụng tọa độ tương đối để thiết lập chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật.

-Ví dụ: Tạo ra hình chữ nhật trong CAD có kích thước: Chiều dài = 30, chiều rộng =
15 và đi qua điểm P của đường tròn.

 Command: REC (RECTANG) – ENTER


 Specify first corner point or [Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]:
Kích chọn một điểm P .
 Specify other corner point or [Dimensions]: @30,-15 – ENTER

Có nhiều tùy chọn khác nhau khi thực hiện lệnh vẽ hình chữ nhật.
3.6.1. Chamfer:
Lựa chọn này cho phép ta tạo ra hình chữ nhật mà 4 đỉnh của hình chữ nhật sẽ được
vát góc.
 Command: RECTANG (REC) – ENTER
 Current rectangle modes: Chamfer=0.0000 x 0.0000
 Specify first corner point or [Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]: C 
Specify first chamfer distance for rectangles <0.0000>: Nhập giá trị khoảng
cách của cạnh góc vác thứ nhất – 7
 Specify second chamfer distance for rectangles <0.0000>: Nhập giá trị
khoảng cách của cạnh góc vác thứ hai – 5
 Specify first corner point or
[Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]: Kích chọn điểm cho góc thứ
nhất của hình chữ nhật (hoặc nhập tọa độ – ENTER.)
 Specify other corner point or [Dimensions]: Kích chọn điểm cho góc thứ hai
của hình chữ nhật (hoặc nhập tọa độ – ENTER)

3.6.2 Fillet:
Lựa chọn này cho phép ta tạo ra hình chữ nhật mà 4 đỉnh của hình chữ nhật sẽ được
bo tròn.
 Command: RECTANG (REC) .
 Specify first corner point or [Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]: F 
 Specify fillet radius for rectangles <0.0000>: Nhập giá trị bán kính cung tròn
bo góc 6
 Specify first corner point or
[Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]: Kích chọn cho điểm của góc thứ
nhất hình chữ nhật (hoặc nhập tọa độ – ENTER)
 Specify other corner point or [Dimensions]: @100,60

3.6.3. Width
Lựa chọn này cho phép ta định bề rộng nét vẽ của hình chữ nhật

 Command: RECTANG (REC) 


 Specify first corner point or [Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]: W

 Specify line width for rectangles <0.0000>: Nhập giá trị bề rộng nét vẽ /2
 Specify first corner point or
[Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]: Kích chọn cho điểm của góc thứ
nhất hình chữ nhật (hoặc nhập tọa độ – ENTER)
 Specify other corner point or [Dimensions]: Kích chọn cho điểm của góc thứ
hai hình chữ nhật (hoặc nhập tọa độ – ENTER)

3.7. Lệnh vẽ đa giác đều: Polygon (POL).

 Cách1: Command line: POLYGON ( hoặc POL)


 Cách 2: Vào mục Draw trên thanh công cụ, chọn POLYGON
Ví dụ 1: Vẽ đa giác đều có 6 cạnh, bán kính đường tròn ngoại tiếp đa giác R = 20.

o Command: POLYGON (POL) 


o POLYGON Enter number of sides <4>: 6 
o Specify center of polygon or [Edge]: Kích chọn điểm P .
o Enter an option [Inscribed in circle/Circumscribed about circle]
<C>: I 
o Specify radius of circle: 20 

Ví dụ 2: Vẽ đa giác đều có 8 cạnh, bán kính đường tròn nội tiếp đa giác R = 15

.
o Command: POLYGON (POL) 
o POLYGON Enter number of sides <4>: 8 
o Specify center of polygon or [Edge]: Kích chọn điểm P .
o Enter an option [Inscribed in circle/Circumscribed about circle]
<C>: C 
o Specify radius of circle: 15 

3.8. Lệnh Polyline: (PL) Vẽ đa tuyến trong CAD.

Lệnh POLYLINE dùng để vẽ những phân đoạn là đoạn thẳng hoặc cung tròn
hoặc đoạn thẳng và cung tròn. Các đoạn thẳng, cung tròn được tạo ra sẽ là các đa
tuyến liên kết với nhau thành một đối tượng duy nhất.

Các cách gọi Lệnh POLYLINE trong CAD:

 Cách 1: POLYLINE (PL)


 Cách 2: Vào Draw trên thanh công cụ, chọn Polyline

Các tùy chọn của lệnh POLYLINE:


3.8.1. Halfwidth: Lựa chọn này dùng để định ½ bề rộng nét vẽ cho phân đoạn
sắp vẽ.

Từ dòng:

 Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: H 


 Specify starting half-width <0.0000>: Nhập giá trị ½ bề rộng đầu nét vẽ 
 Specify ending half-width <0.1500>: Nhập giá trị ½ bề rộng cuối nét vẽ 

3.8.2. Width: Lựa chọn này dùng để định bề rộng của nét vẽ cho phân đoạn sắp vẽ.

Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: W 

Specify starting width <0.3000>: Nhập giá trị bề rộng đầu nét vẽ 

Specify ending width <21.6259>: Nhập giá trị bề rộng cuối nét vẽ 

3.8.3. Length: Lựa chọn này dùng để vẽ 1 phân đoạn mới có phương, chiều như
đoạn thẳng trước đó với giá trị chiều dài của phân đoạn do ta nhập vào. Từ dòng:

 Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: L .

 Specify length of line: Nhập giá trị cho phân đoạn cần vẽ.

3.8.4.Undo: Hủy bỏ phân đoạn vừa vẽ.

3.8.5. Close: Dùng để đóng một Polyline bằng một đoạn thẳng.

3.8.6. Arc: Lựa chọn này dùng để vẽ cung tròn bằng lệnh Polyline. Khi vẽ cung
tròn thì các lựa chọn để vẽ cung tròn tương tự như lệnh vẽ cung tròn trong lệnh ARC.

3.9. Lệnh Spline: (SPL).


Lệnh SPLINE dùng để vẽ đường cong đi qua những điểm do ta chọn.
Có 2 cách gọi lệnh vẽ đường cong trong CAD

 Cách 1: Từ bàn phím gõ SPLINE (SPL)


 Cách 2: Vào mục Draw trên thanh công cụ, chọn Spline
o Command: SPLINE(SPL) 
o Kick chuột trái chọn các điểm 1, 2, 3, 4, 5 để vẽ

Các lựa chọn của lệnh vẽ đường cong SPLINE trong CAD:

 Objects: Lựa chọn này dùng để chuyển đường cong PLINE thành đường
cong SPLINE.
 Close: Lựa chọn này dùng để đóng kín đường SPLINE.
 Fit Tolerance: Lựa chọn này dùng để tạo đường cong SPLINE mịn hơn.
Nếu giá trị này bằng 0 thì đường SPLINE sẽ đi qua các điểm ta kích chọn.
Nếu giá trị này khác 0 thì đường cong được kéo ra xa các điểm ta kích chọn để
tạo đường cong mịn hơn.

3.10. Lệnh Mline: (ML).


Trong khi vẽ móng , tường nhà hay các đường song song nói chung, khi khối
lượng công việc lớn . Ta không thể vẽ từng chi tiết một được, khi đó chúng ta có lệnh
ML , chuyên vẽ các đường song song. Tên đầy đủ của lệnh MLINE là MUTIL LINE

Các cách gọi lệnh Mline trong CAD:


- Command: MLINE (hoặc ML)

- Vào mục Draw trên thanh công cụ, chọn Multiline.

Sau khi gọi lệnh, AutoCAD sẽ hiển thị như sau:


Có các tùy chọn để cài đặt các thông số cho Mline như sau:

 Current settings : Là các thông số cài đặt của lệnh ML hiện hành
 MLINE Specify start point or [ Justification Scale STyle ] : CAD sẽ đưa ra
các sự lựa chọn cho ta.
Trong đó :
 Justification : Điểm đặt hay điểm đặt con trỏ chuột tại các đường ML

 Top : Con chuột đặt ở đường phía trên cùng trong các đường thẳng trong lệnh
ML
 Zero : Con chuột đặt ở tọa độ bằng 0 trong lệnh ML
 Bottom : Con chuột đặt ở đường thẳng dưới cùng trong lệnh ML

 Scale : Tỷ lệ khoảng cách giữa các đường thẳng trong lệnh ML sẽ được nhân
lên theo trị số Scale. Mặc định khi gọi lần đầu sẽ là 2 đường thẳng song song ,
thì Scale trong trường hợp này là khoảng cách giữa hai đường thẳng đó.
 STyle : Kiểu, loại đường song song . Lệnh tắt ST : Khi gọi ta sẽ nhập tên
của Style.

3.11. Lệnh vẽ điểm: Point (Po)


Ý nghĩa: Lệnh POINT dùng để tạo ra các điểm trên bản vẽ.
Các cách gọi lệnh Mline trong CAD:
- Command: POINT (hoặc PO)

- Vào mục Draw trên thanh công cụ, chọn Point.


Chú ý:
– Để tạo ra các kiểu vẽ điểm khác nhau thì phải định dạng kiểu điểm cần vẽ. Chọn
menu Format\ Point Style. Xuất hiện hộp thoại để định dạng kiểu point được hiển thị.

Trong đó:
Point Size: Kích thước của điểm.
Set Size Relative to Screen: Kích thước tương đối của điểm sẽ được tạo ra so với
màn hình (tính theo %).
– Nếu muốn vẽ nhiều điểm liên tục mà không muốn gọi lại lệnh thì người sử dụng
chọn Draw \ Point\ Multiple Point.

3.12. Lệnh xóa đối tượng: Erase (E).


Các cách gọi lệnh xóa đối tượng trong AUTOCAD
- Cách 1: Command line: ERASER ( hoặc E) 

- Cách 2: vào menu Modify chọn ERASER

-Ý nghĩa:

 Lệnh Erase dùng để xóa các đối tượng trên bản vẽ hiện hành.
 Vì một lý do nào đó có thể một số đối tượng trên bản vẽ cần được xóa đi thì ta
dùng lệnh Erase này để xóa chúng.

Command: ERASE (E) 

 Select objects: Kích chọn đối tượng 1


 Select objects: Kích chọn đối tượng 2
 Select objects:  để kết thúc lệnh.

3.13. Lệnh cắt đối tượng giao nhau: Trim (Tr).


Lệnh Trim trong CAD là lệnh cắt/xén nhanh đối tượng trong quá trình thiết kế
và làm việc, các thao tác thực hiện nhanh chóng và đơn giản. Còn các đối tượng cắt
của Trim rất rộng, có thể là đường thẳng, đoạn thẳng, đường tròn, đường vòng cung...
Cách gọi lệnh:
 Command line: TRIM (hoặc TR)
 Trên thanh công cụ: Modify  TRIM.
3.13.1. Cắt xén nhanh đối tượng:
 Command line: TR
 TRIM Select cutting edge or <select all>: nhấn chuột phải hoặc 
 Select object to trim or shift select to extend or: Tick chọn các cạnh cần cắt bằng
chuột trái.

3.13.2. Cắt xén theo đối tượng giới hạn:


 Command line: TR
 TRIM Select cutting edge or <select all>: Tick chuột trái để chọn các đối tượng 1, 2,
3 làm giới hạn cắt xén hoặc chuột phải.
 Select object to trim or shift select to extend or: Chuột phải/Tick chọn các cạnh tại A,
B, C, D cần cắt bằng chuột trái.

3.14 Lệnh Offset: (O).


Lệnh Offset được dùng để tạo đối tượng mới song song theo hướng vuông
góc với đối tượng được chọn.
Đối tượng được chọn để tạo đối tượng song song có thể là Line, Circle, Arc,
Pline, Spline…
- Các cách gọi lệnh Offset trong CAD
+ Cách 1: từ bàn phím nhập lệnh OFFSET hoặc O
+ Cách 2: vào menu Modify trên thanh công cụ, chọn OFFSET
Sơ đồ thực hiện lệnh Offset trong CAD:
* Chú ý :
-Tùy vào các đối tượng được chọn ta sẽ có các trường hợp sau:
+ Nếu đối tượng được chọn là đường thẳng thi đối tượng song song mới được
tạo ra sẽ có cùng chiều dài

+Nếu đối tượng được chọn là đường tròn thì ta sẽ có đuờng tròn đồng tâm.

+ Nếu đối tượng được chọn là cung tròn thì ta sẽ có cung tròn đồng tâm và
góc ở tâm bằng nhau.
+ Nếu đối tượng được chọn là Pline, Spline thì ta sẽ tạo ra một đối tượng có
hình dáng song song với đối tượng ban đầu.

- Các lựa chọn của Lệnh Offset trong CAD :


+ Lựa chọn Through.
Lựa chọn này sẽ làm cho đối tượng song song mới đuợc tạo ra sẽ đi qua một
điểm (Through point) do ta chọn. Khoảng cách giữa hai đối tượng chính là
khoảng cách vuông góc tính từ điểm ta chọn đến đối tượng được chọn để
tạo Offset.
Ví dụ tạo đối song song mới đi qua điểm ta chọn:
Command: OFFSET (O)
Specify offset distance or [Through] <15.0000>: T – ENTER
Select object to offset or <exit>: Kích chọn đối tượng Specify through
point: Kích chọn điểm
3.15 Lệnh kéo dài đối tượng đến đối tượng chặn: Extend (Ex).
Lệnh Extend dùng để kéo dài các đối tượng đến các đối tượng được chọn làm cạnh
biên
- Các cách gọi lệnh Extend trong CAD

- Sơ đồ thực hiện lệnh:


- Chú ý:
Nếu tại dòng nhắc “Select objects:” Ta muốn chọn tất cả các đối tuợng làm biên thì
ta nhấn enter thì sẽ xuất hiện dòng nhắc tiếp theo:
Select object to extend or shift-select to trim or [Project/Edge/Undo]: Kích chọn đối
tượng cần kéo dài.
Edge: Sử dụng lựa chọn này với chức năng Extend dùng để kéo dài một đối tượng
đến giao với một đối tượng không giao với nó nhưng mà nếu kéo dài thì hai đối
tượng sẽ giao nhau.
Khi ta gọi lệnh hãy chú ý:
Current settings: Projection=View, Edge=None
Select boundary edges …
Nếu mà ta thấy Edge=None hiển thị thì khi ta thực hiện lệnh AutoCAD sẽ không thể
kéo dài đối tượng đến giao với đường kéo dài của đối tượng được chọn làm cạnh
biên, thì từ dòng:
Select object to extend or shift-select to trim or [Project/Edge/Undo]: E =>ENTER
Enter an implied edge extension mode [Extend/No extend] <No extend>:E =>
ENTER
3.16 Lệnh bẻ gãy đối tượng: Break (Br)
Lệnh Break dùng để cắt một phần đối tượng trong CAD
- Các cách gọi lệnh Break trong CAD
+ Cách 1: từ bàn phím nhập lệnh BREAK hoặc BR
+ Cách 2: vào menu Modify trên thanh công cụ, chọn BREAK

- Sơ đồ thực hiện lệnh:


- Chú ý:
Trong lệnh BREAK thì điểm thứ nhất (First point) hoặc điểm thứ hai (Second
point) có thể cùng nằm hoặc không cùng nằm trên đối tượng bị cắt.

Lệnh BREAK này còn có thể dùng để tách 1 đối tượng thành 2 đối tượng độc lập.
Điểm tách là điểm mà ta kích chọn đối tượng.
Command: BREAK (BR) – Enter
BREAK Select object: Kích chọn đối tượng cần cắt.
Specify second break point or [First point]: @ – Enter

3.17 Lệnh thay đổi chiều dài đối tượng: Lengthen (Len)
Lệnh Lengthen dùng để thay đổi chiều dài đối tượng trong CAD
- Các cách gọi lệnh Lengthen trong CAD
+ Cách 1: từ bàn phím nhập lệnh Lengthen hoặc Len
+ Cách 2: vào menu Modify trên thanh công cụ, chọn Lengthen
– Select objects or [DElta/ Percent/ Total / DYnamic]: -Tại dòng này ta
chọn đối tượng thì sẽ hiển thị chiều dài của nó.

* Nếu ta gõ tham số DE (xuất hiện dòng nhắc sau) -Thay đổi chiều dài đối
tượng bằng cách nhập vào khoảng tăng. Giá trị khoảng tăng âm thì làm giảm kích
thước giá trị khoảng tăng dương làm tăng kích thước
Enter delta length or [Angle]: Nhập khoảng cách tăng
Select an object to change or [Undo]: Chọn đối tượng cần thay đổi kích
thước (có thể chọn nhiều đối tượng, để kết thúc nhấn ENTER)
* Nếu ta gõ tham số Percent -Thay đổi chiều dài theo phần trăm so với tổng
chiều dài đối tượng được chọn
Enter percentage length <100.000>: + Nhập tỷ lệ phần trăm
Select an object to change or [Undo] + Chọn đối tượng cần thay đổi kích
thước (có thể chọn nhiều đối tượng, để kết thúc nhấn ENTER)
* Nếu ta gõ tham số Total (xuất hiện dòng nhắc sau) -Thay đổi tổng chiều dài
của một đối tượng theo giá trị mới nhập vào.
Specify total length or [Angle]: Nhập giá trị mới vào
Select an object to change or [Undo]: Chọn đối tượng cần thay đổi.
* Nếu ta gõ tham số Dynamic: Gõ DY nhấn enter.
Select an object to change or [Undo]:Lựa chọn một đầu đối tượng cần kéo dài
Specify new end point: Nhập tọa độ hoặc truy bắt điểm đối tượng, pick chuột vào vị
trí mong muốn. Kết thúc lệnh thì nhấn enter.
3.18 Lệnh vát mép các cạnh: Chamfer (Cha)
Lệnh CHAMFER dùng để vát mép đối tượng hay tạo một đường thẳng vát
góc tại điểm giao nhau giữa hai đoạn thẳng hoặc đỉnh của có phân đoạn là hai đường
thẳng
- Các cách gọi lệnh CHAMFER trong CAD
+ Cách 1: từ bàn phím nhập lệnh CHAMFER hoặc Cha
+ Cách 2: vào menu Modify trên thanh công cụ, chọn CHAMFER
- Sơ đồ thực hiện lệnh:

- Chú ý:
Nếu ta nhập giá trị khoảng cách góc vát quá lớn hoặc quá bé so với các cạnh
cần Chamfer thì AutoCAD sẽ không thực hiện lệnh Chamfer được.
Khi Dist1 = 0.0000, Dist2 = 0.0000 nếu ta thực hiện lệnh vát góc thì đối
tượng được ta chọn để vát góc sẽ kéo dài và giao nhau
- Các lựa chọn :
+ Polyline – P : Sau khi nhập thông số vát góc. Lệnh sẽ thực hiện trên hai góc hai
bên trên đoạn PL mà bạn chọn
+ Distance -D : Nhập khoảng cách vát góc với thứ tự liên tiếp là đường thứ nhất và
đường thứ 2 mà bạn chọn.
+ Angle – A : Nhập khoảng cách vát góc của đường thứ nhất và góc vát hợp với
đường thứ nhất.
+ Trim – T : Sẽ có hai sự lựa chọn Trim hoặc NO trim. Trim (T) là xóa đường góc
gốc của đối tượng. NO trim là dữ lại đường góc gốc đó, trong trường hợp này đường
vát góc mới sẽ là một đoạn thẳng mới.
+ Method – E : Sẽ đưa ta về Distance và Angle, chỉnh thông số vát góc.
+ Multiple – M : Thực hiện lệnh liên tiếp
3.19 Lệnh bo tròn mép các cạnh: Fillet (F)
Lệnh FILLET dùng để tạo bo góc (vẽ nối tiếp) bởi cung tròn giữa hai đối tượng
- Các cách gọi lệnh FILLET trong CAD
+ Cách 1: từ bàn phím nhập lệnh FILLET hoặc F
+ Cách 2: vào menu Modify trên thanh công cụ, chọn FILLET

- Sơ đồ thực hiện lệnh:


- Chú ý:
Sự thay đổi bán kính cung tròn dùng để bo góc hai đối tượng sẽ ảnh hưởng đến
những lần bo góc tiếp theo, ta không cần phải nhập lại bán kính nếu như bán kính
cung tròn để bo góc những lần tiếp theo có cùng bán kính ta nhập lúc đầu.
+ Nếu ta nhập giá trị bán kính cung tròn bo góc (cung vẽ nối tiếp) quá lớn hoặc quá
nhỏ so với khoảng cách giữa hai đối tượng cần Fillet thì AutoCAD sẽ không thực
hiện lệnh Fillet được.
Khi Radius = 0.0000 nếu ta thực hiện lệnh Fillet thì AutoCAD sẽ xén hoặc kéo dài
các đối tượng được chọn để Fillet. Nhưng đối với cung tròn thì không xảy ra.

+ Có thể vẽ cung tròn nối tiếp 2 đối tượng song song mà không cần phải nhập bán
kính cung tròn bo góc. Bán kính cung tròn bo góc mà AutoCAD chọn là ½ khoảng
cách giữa hai đối tượng song song.

- Các lựa chọn :


+ Radius: Lựa chọn này dùng để thiết lập bán kính của cung tròn bo góc.
+ Polyline: Lựa chọn này dùng để bo góc các đỉnh của Polyline trong mặt phẳng
2D. AutoCAD sẽ bo góc các phân đoạn giao nhau tại mỗi đỉnh
+ Trim / No Trim: Khi thực hiệnh lệnh Fillet thì chế độ (Mode = TRIM) được mặc
định.
+ Multiple: Lựa chọn này cho phép ta bo góc một hoặc nhiều đối tượng
là Polyline hoặc không phải là Polyline với cùng một thông số bán kính cung bo góc
mà không cần phài gọi lại lệnh.
BÀI 4. CÁC LỆNH BIẾN ĐỔI VÀ SAO CHÉP HÌNH
4.1 Lệnh hủy bỏ lệnh vừa thực hiện UNDO (U=>Enter hoặc Ctrl + Z)
Lệnh Undo dùng để hủy bỏ lệnh vừa thực hiện trước đó
- Các cách gọi lệnh Undo trong CAD
+ Cách 1: từ bàn phím nhập lệnh Undo hoặc U hoặc Ctrl + Z
+ Cách 2: vào menu Edit trên thanh công cụ, chọn Undo

Ví dụ: Vẽ 1 hình chữ nhật sau đó vẽ 1 hình tròn, nhưng hình tròn đó thừa thì
ngay sau đó bạn thực hiện lệnh Undo để thu hồi lại lệnh vẽ hình tròn vừa vẽ

4.2 Lệnh phục hồi đối tượng vừa Undo (Redo) : Ctrl + Y
Lệnh Redo dùng để phục hồi đối tượng vừa Undo
- Các cách gọi lệnh Redo trong CAD
+ Cách 1: từ bàn phím nhập lệnh Redo hoặc Ctrl + Y
+ Cách 2: vào menu Edit trên thanh công cụ, chọn Redo

Ví dụ: Vẽ 1 hình chữ nhật, sau đó vẽ hình tròn; vì một lý do gì đó hủy lệnh vẽ
hình tròn bằng lệnh Undo; nhưng sau đó muốn phục hồi lại lệnh vừa Undo, lúc này
sẽ dùng lệnh Redo để phục hồi lại lệnh hủy hình tròn lúc trước.
4.3 Lệnh di chuyển đối tượng: Move (M)
Lệnh Move trong Autocad sử dụng để thay đổi, di chuyển vị trí của một đối tượng
trong vùng vẽ.
- Các cách gọi lệnh Move trong CAD
+ Cách 1: từ bàn phím nhập lệnh Move hoặc M
+ Cách 2: vào menu Modify trên thanh công cụ, chọn Move
- Sơ đồ thực hiện lệnh:

4.4 Lệnh sao chép đối tượng: Copy (Co)


Lệnh COPY trong Autocad hoạt động tương tự như lệnh Move, chỉ khác lệnh này
được sử dụng để sao chép bản sao của đối tượng ban đầu ở vị trí của nó.
- Các cách gọi lệnh COPY trong CAD
+ Cách 1: từ bàn phím nhập lệnh COPY hoặc Co
+ Cách 2: vào menu Modify trên thanh công cụ, chọn COPY
Lệnh này hoạt động tương tự như trong các cửa sổ ứng dụng khác, chỉ cần sử dụng
Ctrl + C và Ctrl + V để sao chép và dán các đối tượng trong Autocad.
Để sao chép đối tượng trong Autocad, bước đầu tiên là chọn các đối tượng, sau đó sử
dụng Ctrl + V và Ctrl + C. Ngoài ra bạn cũng có thể kích hoạt chế độ ORTHO và
nhập khoảng cách, góc nhất định để đặt bản sao.

- Sơ đồ thực hiện lệnh:


4.5 Lệnh quay đối tượng Rotate: (Ro)
Lệnh Rotate trong Autocad sử dụng để quay đối tượng quanh tâm
- Các cách gọi lệnh Rotate trong CAD
+ Cách 1: từ bàn phím nhập lệnh Rotate hoặc Ro
+ Cách 2: vào menu Modify trên thanh công cụ, chọn Rotate

- Sơ đồ thực hiện lệnh:

4.6 Lệnh phóng to thu nhỏ kích thước đối tượng theo tỉ lệ: Scale (SC)
Lệnh Scale trong cad dùng để phóng lớn hoặc thu nhỏ đối tượng trên bản vẽ theo một
tỉ lệ nhất định.
- Các cách gọi lệnh Scale trong CAD
+ Cách 1: từ bàn phím nhập lệnh Scale hoặc SC
+ Cách 2: vào menu Modify trên thanh công cụ, chọn Scale
4.7 Lệnh sao chép hàng loạt đối tượng theo quy luật: Array (AR)
Lệnh Array trong cad dùng để sao chép hàng loạt đối tượng theo quy luật
- Các cách gọi lệnh Array trong CAD
+ Cách 1: từ bàn phím nhập lệnh Array hoặc AR
+ Cách 2: vào menu Modify trên thanh công cụ, chọn Array
Lệnh ARRAY trong AutoCad dùng để sao chép các đối tượng được chọn
thành mảng hình chữ nhật (Rectangular Array) hoặc mảng hình tròn (Polar
Array) hoặc tạo ra các đối tượng mới đi theo đường dẫn cho trước (path array).
Đối tượng sau khi tạo mảng sẽ là một khối thống nhất. Khác với lệnh –
Array các đối tượng sau khi tạo mảng sẽ là các đối tượng riêng biệt à giúp việc hiệu
chỉnh tường đối tượng được dễ dàng hơn.

4.7.1 Tạo mảng hình chữ nhật (Rectangular Array)

Lựa chọn RECTANGULAR ARRAY dùng để sao chép các đối tượng được
chọn thành mảng hình chữ nhật theo hàng (Rows) và theo cột (Columns)
- Sơ đồ thực hiện lệnh:

- Chú ý:
Sau khi tạo ra mảng hình chữ nhật nếu muốn hiệu chỉnh lại số dòng, khoảng
cách các dòng, số cột và khoảng cách giữa các cột thì kích chọn vào mảng vừa được
tạo ra, khi đó màn hình làm việc sẽ chuyển sang như hình sau:
Thực hiện lệnh Array khi màn hình làm việc ở trạng thái thanh công cụ
dạng AutoCAD Classic như hình (Hình 7).
Nếu muốn hiệu chỉnh đối tượng khi màn hình làm việc ở trạng thái thanh công
cụ dạng AutoCAD Classic thì kích đôi vào đối tượng sau khi tạo mảng.
Xuất hiện bảng thông tin Rectangular Aray, trên bảng thông tin đó có thể hiệu
chỉnh số cột (Columns), khoảng cách cột (Column Spacing), số dòng (Rows) và
khoảng cách các dòng (Row Spacing).

- Ví dụ:
Định dạng khổ giấy A4, tạo ra đường tròn có bán kính R = 10.
Tạo mảng chữ nhật Rectangular Array bằng lệnh Array với số dòng là 2, số
cột là 3.
Commmand: ARRAY (AR) – Enter
Select objects: Chọn đối tượng cần tạo mảng (Hình 8).
Select objects: – Enter Kết thúc việc chọn đối tượng.
Enter array type [Rectangular/PAth/POlar] <Rectangular>: Nhập R – Enter
Type = Rectangular Associative = Yes
Specify opposite corner for number of items or[Base
point/Angle/Count]<Count> ¿
Enter number of rows or [Expression] <4>: Nhập 2 – Enter
Enter number of columns or [Expression] <4>: Nhập 3 – Enter
Specify opposite corner to space items or [Spacing] <Spacing>: – Enter
Specify the distance between rows or [Expression] <30>: Nhập 15 – Enter
Specify the distance between columns or [Expression] <30>: Nhập 10 – Enter
Press Enter to accept or [ASsociative/Base point/ Rows/ Columns/ Levels/
eXit]<eXit>: – Enter

4.7.2 Tạo mảng hình tròn (Polar Array)


Lựa chọn Polar Array dùng để sao chép các đối tượng được chọn thành mảng hình
tròn. Các đối tượng đuợc tạo ra sẽ sắp xếp chung quanh một tâm (Hình 11).
Lựa chọn Polar Array này tương đương lệnh Copy và Rotate.

- Sơ đồ thực hiện lệnh:


Chú ý:
Các đối tượng được tạo ra sẽ quay cùng chiều kim đồng hồ nếu giá trị góc nhập
vào âm.
Các đối tượng được tạo ra sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ nếu giá trị góc nhập
vào dương.
Góc này được xác định theo góc tâm giữa (Base point) của các phần tử chọn và các
phần tử sao chép cuối cùng của mảng. Giá trị mặc định là 360 không cho phép nhập
giá trị 0.

Sau khi tạo ra mảng hình tròn nếu muốn hiệu chỉnh lại số đối tượng tạo ra trong
mảng thì kích chọn vào mảng vừa được tạo ra, khi đó màn hình làm việc sẽ chuyển
sang như hình sau:

Thực hiện lệnh Array khi màn hình làm việc ở trạng thái thanh công cụ
dạng AutoCAD Classic như hình (Hình 16).
Nếu muốn hiệu chỉnh đối tượng khi màn hình làm việc ở trạng thái thanh công cụ
dạng AutoCAD Classic thì kích đôi vào đối tượng sau khi tạo mảng.
Xuất hiện bảng thông tin Polar Aray, trên bảng thông tin đó có thể hiệu chỉnh số đối
tượng trong mảng (Items), góc giữa các đối tượng (Angle between items), góc của
mảng sẽ tạo ra (Fill angle) và xoay đối tượng khi tạo mảng hình tròn hay
không (Rotate items).

4.7.3 Tạo mảng theo đường dẫn (Path Array)


Lựa chọn Path Array dùng để sao chép các đối tượng được chọn thành mảng dọc
theo đường dẫn
Đường dẫn có thể là một đoạn thẳng (Line), polyline, 3D polyline, spline, đường
xoắn ốc, cung tròn, đường tròn hoặc hình elip.
- Sơ đồ thực hiện lệnh:

4.8 Lệnh đối xứng qua trục: Mirror (MI)


Lệnh Mirror dùng để đối xứng đối tượng qua trục
- Các cách gọi lệnh Mirror trong CAD
+ Cách 1: từ bàn phím nhập lệnh Mirror hoặc MI
+ Cách 2: vào menu Modify trên thanh công cụ, chọn Mirror
- Sơ đồ thực hiện lệnh:

+ Xóa đối tượng ban đầu:

+ Xóa đối tượng ban đầu:


4.9 Lệnh định dạng tỉ lệ kiểu đường: Ltscale (Lts)
Lệnh Ltscale dùng để định dạng tỉ lệ kiểu đường, nghĩa là định chiều dài khoảng
trống và đoạn gạch liền. Nếu tỉ lệ này nhỏ thì khoảng trống quá nhỏ và các đường nét
được vẽ giống như đường liên tục (nét đứt nhìn như nét liền). Tỉ lệ này quá lớn thì
chiều dài đoạn gạch liền quá lớn,nhiều lúc vượt quá chiều dài của đối tượng được vẽ,
do đó ta cũng thấy xuất hiện đường liên tục.
- Các cách gọi lệnh Ltscale: từ bàn phím nhập lệnh Ltscale hoặc Lts
Command: Ltscale↵
Enter new linetype scale factor <1.000>: ↵ Nhập một giá trị dương bất kỳ
Trên hộp thoại Linetype Manager giá trị Ltscale được định tại ô soạn thảo Global
scale factor <khi chọn nút details>

4.10 Lệnh tạo Block (B)


Block là đối tượng dạng khối của Autocad. Việc sử dụng Block giúp tiết kiệm thời
gian vẽ bằng cách tạo thư viện sẵn những mẫu dạng điển hình hóa. Sau này, khi cần
dùng đến chỉ việc insert vào và nhập lại các thông số tùy chỉnh kích thước.
- Các cách gọi lệnh Block trong CAD
+ Cách 1: từ bàn phím nhập lệnh Block hoặc B
+ Cách 2: vào menu Draw\block\make

- Trình tự tạo Block:


+ Đặt tên cho Block trong mục Name
+ Chọn vị trí điểm gốc đặt Block bằng cách pick vào nút Pick point trong mục
Base point sau đó chọn 1 điểm gốc.
+ Nhấn OK để kết thúc.
- Một số tùy chọn lưu ý trong hộp thoại Block Definition:
+ Nút Select objects cho phép chọn các đối tượng nằm trong Block muốn tạo. Nếu
trước đó đã chọn đối tượng rồi thì không cần quan tâm.
+ 3 tùy chọn Retain/ Convert to Block/ Delete tương ứng là giữ nguyên đối tượng
gốc (đối tượng gốc không chuyển thành Block nhưng vẫn tạo ra Block đó), chuyển
đối tượng gốc thành Block và xóa đối tượng gốc sau khi tạo xong Block.
Mục Behavior:
+ Nút Annotative nếu tick vào sẽ hỗ trợ tính năng Annotative cho Block tương tự
như các đối tượng kiểu Annotative khác. Nút này thường dùng cho Block thuộc tính.

+ Nút Scale uniformly nếu tick vào sẽ cho phép scale Block với tỉ lệ như nhau theo
cả 3 phương x, y, z. Nếu không tick thì có thể tùy chỉnh scale Block với tỉ lệ khác
nhau theo các phương. Chú ý rằng Block có đặc điểm là cho phép scale đối tượng
theo các phương với tỉ lệ khác nhau. Để điều chỉnh tỉ lệ scale, ta chọn Block và nhập

hệ số tỉ lệ vào mục Scale X, Y, Z trong hộp thoại Properties


+ Nút Allow exploding nếu tick vào sẽ cho phép phá Block bằng lệnh explode (X_).
Nếu không tick sẽ không thể phá trực tiếp Block mà phải vào môi trường Block
editor để tùy chỉnh lại.
+ Mục Settings chỉ cần quan tâm đến phần đơn vị của Block. Thông thường để đơn
vị millimeters để thống nhất với bản vẽ.
+ Nút Open in block editor nếu tick vào sẽ mở ra môi trường Block editor cho phép
làm việc nâng cao với Block.
4.11 Lệnh chèn Block: Insert (I)
- Các cách chèn lệnh Block trong CAD
+ Cách 1: từ bàn phím nhập lệnh Insert hoặc I
+ Cách 2: vào menu Insert chọn Block

Gọi lệnh Insert (I_) để mở ra hộp thoại Insert → click mũi tên ở ô Name để trỏ
xuống tên các Block có sẵn trong bản vẽ → chọn tên Block muốn chèn vào bản vẽ →
OK để kết thúc
Bài 5 GẠCH MẶT CẮT VÀ GHI KÍCH THƯƠC.
5.1. Gạch mặt cắt
5.1.1.Vẽ mặt cắt bằng lệnh Hatch (H) hoặc Bhatch (Bha)
Ý nghĩa: Lệnh Hatch(hoặc Bhatch) trong autocad được dùng để vẽ mặt cắt
hoặc mô phỏng tạo vật liệu. Thường được dùng trong các lĩnh vực: cơ khí, kiến trúc,
xây dựng…

Các cách gọi lệnh Hatch(hoặc Bhatch) trong AutoCAD:


 Comandline: H hoặc BH
 Menu: Draw /Hatch
Sau khi gọi lệnh, trên dòng nhắc sẽ xuất hiện các tùy chọn như sau:

Đồng thời con trỏ chuột chuyển sang trạng thái để pick điểm và các cài đặt cho mặt
cắt xuất hiện.

 Boundary: lựa chọn biên giới vùng cần vẽ mặt cắt.


Để định dạng biên của phần không gian cần vẽ mặt cắt, chọn mục " Boundary. Có 2
chế độ lựa chọn vùng để vẽ mặt cắt là "Pick poin" và "Select". Ý nghĩa và tác dụng
khác nhau:
 Pick point: click chuột để chọn 1 điểm nằm trong vùng bao khép kín. Vùng
không gian khép kín nhỏ nhất bao quanh điểm này sẽ được gạch mặt cắt.
 Select: chọn các đối tượng tạo thành vùng bao khu vực sẽ được vẽ mặt cắt.
Tối thiểu phải lựa chọn 2 đối tượng đối nhau, phần được vẽ mặt cắt sẽ nối
giữa 2 đối tượng này. Con trỏ chuyển sang hình ô vuông lựa chọn đối tượng.

 Pattern: chọn hình dạng mẫu vật liệu muốn vẽ.

Đối với vật liệu là thép, thường chọn kiểu ANSI31. Tùy thuộc vào vật liệu và theo
quy ước, ta chọn mẫu mặt cắt cho phù hợp.

Lưu ý: Loại vật liệu và hình dạng muốn vẽ có thể tự tạo hoặc tải trên mạng rồi thêm
vào thư viện hatch của autocad để dùng khi cần thiết.
 Properties: cài đặt các thuộc tính cho đường nét của mặt cắt.

Trong đó cho phép chọn màu cho nét gạch mặt cắt và màu nền cho vùng gạch mặt
cắt. Hai thông số quan trong cần cài đặt là Angle – góc nghiêng và Scale- Độ dãn
của các đường trong mặt cắt.
5.1.2. Hiệu chỉnh mặt cắt bằng lệnh Hatchedit
Ý nghĩa: Là lệnh hiệu chỉnh mặt cắt liên kết. Trong quá trình hatch vật liệu hoặc mặt cắt, đôi
khi ta cần chỉnh sửa thuộc tính của các nét Hatch này. Ta có thể nhập lệnh hoặc nhấp đúp
chuột tại đối tượng cần thay đổi sau đó sẽ xuất hiện hộp thoại Hatch Edit cho ta hiệu chỉnh.
Cụ thể cách dùng lệnh HatchEdit trong AutoCAD như sau:
 Commandline : HatchEdit hoặc HE
 Menu : Modify/object/Hatchedit

Sau khi gọi lệnh, con trỏ chuột sẽ chuyển hình dạng sang ông vuông để lựa chọn
phần mặt cắt cần chỉnh sửa, sau khi chọn được mặt cắt cần chỉnh sửa sẽ xuất hiện
hộp thoại.
Cần chỉnh sửa thông số nào thì ta lựa chọn và đặt lại giá trị của nó cho phù hợp
với bản vẽ: Type-kiểu, pattern- mẫu mặt cắt, Color-màu sắc, Angle- góc, scale- độ
dãn…

5.2. Ghi kích thước


STT Lệnh viết tắt Ý nghĩa lệnh
1 DLI (DIMLINEAR) Dùng để đo đoạn thẳng.
2 DAL (DIMALIGNED) Dùng để đo đoạn xiên.
3 DI (DIST) Dùng để xem thuộc tính đối tượng.
4 DCO Dùng để đo liên tiếp đối tượng.
(DIMCONTINUE)
5 DRA (DIMRADIUS) Dùng để đo bán kính đường tròn hoặc bán kính
cung tròn.
6 DDI Dùng để đo đường kính đường tròn.
(DIMDIAMETER)
7 DAR (DIMARC) Dùng để đo cung tròn.
8 DBA Dùng để đo đường kích thước tổng nằm ở trên.
(DIMBASELINE)
9 DOR Dùng để ghi tọa độ.
(DIMORDINATE)
10 DAN Dùng để đo góc.
(DIMANGULAR)
11 DDA Giữ chặt chân Dim không bị nhảy khi di
(DIMDISASSOCIATE) chuyển đối tượng.
12 DIMREGEN Tái tạo lại đường Dim (Chủ yếu dùng khi ta
Dim bên layout)
13 DIMASSOC (chọn =2) Ghi kích thước bên Layout đúng với bên
Model

5.2.1. Lệnh Quick Dimension;


Ý nghĩa: Lệnh QUICK DIMENSION dùng để ghi nhanh một kích thước
hoặc ghi chuỗi kích thước. Có thể dùng để tạo chuỗi kích thước song song (Baseline
Dimension), Chuỗi kích thước nối tiếp (Continued Dimension), Chuỗi kích thước so
le (Staggered Dimension), Ghi tọa độ (Ordinate Dimension).
Các cách gọi lệnh:
- Command line: QDIM
- Menu: Dimension/Quick Dimension
Sau khi gọi lệnh xong, con trỏ chuột chuyển sang trạng thái lựa chọn đối tượng:
- Tích chọn các đối tượng liên tiếp nhau để ghi kích thước ( ví dụ: chọn 3 đoạn
thẳng 1-2-3 như hình dưới đây),
- Kéo con trỏ chuột đến vị trí phù hợp và tích chọn để ghi kích thước, định
dạng của kích thước theo style đã chọn trước đó.

5.2.2. Lệnh Linear


Ý nghĩa: Lệnh LINEAR DIMENSION dùng để ghi kích thước thẳng theo phương
nằm ngang (Horizontal), phương thẳng đứng (Vartical) hoặc theo phương
nghiêng (Rotated).
Các cách gọi lệnh:
- Command line: DLI
- Menu: Dimension/Linear
-

Sau khi gọi lệnh xong, con trỏ chuột chuyển sang trạng thái lựa chọn điểm bắt đầu và
kết thúc vị trí ghi kích thước:
- Tích chọn các điểm cần thiết để ghi kích thước ( ví dụ: chọn 2 điểm 1,2 như
hình dưới đây),
- Sau đó kéo con trỏ về phương cần ghi kích thước, với chức năng này chỉ cho
phép ghi kích thước theo phương nằm ngang hoặc thẳng đứng,
- Lựa chọn vị trí ghi phù hợp, tích chuột để ghi kích thước, định dạng của kích
thước theo style đã chọn trước đó.
5.2.3. Lệnh Aligned
Ý nghĩa: Lệnh này được dùng để ghi kích thước với đường kích thước song song với
đoạn thẳng nối hai điểm gốc của hai đường gióng.
Các cách gọi lệnh:
- Command line: DAL
- Menu: Dimension/Aligned
-

Sau khi gọi lệnh xong, con trỏ chuột chuyển sang trạng thái lựa chọn điểm bắt đầu và
kết thúc vị trí ghi kích thước:
- Tích chọn các điểm cần thiết để ghi kích thước ( ví dụ: chọn 2 điểm 1,2 như
hình dưới đây),
- Sau đó kéo con trỏ về phương cần ghi kích thước, chức năng này cho phép
ghi kích thước theo phương nằm chéo, ngang hoặc thẳng đứng tùy theo 2
điểm truy bắt.
- Lựa chọn vị trí ghi phù hợp, tích chuột để ghi kích thước, định dạng của kích
thước theo style đã chọn trước đó.
5.2.4. Lệnh Arc Length

Ý nghĩa: Lệnh ARC LENGTH dùng để ghi kích thước chiều dài của cung tròn.

Các cách gọi lệnh:


- Command line: DAR
- Menu: Dimension/Arc Length

Sau khi gọi lệnh xong, con trỏ chuột chuyển sang trạng thái lựa chọn đối tượng:
- Tích chọn các cung tròn cần ghi kích thước ( ví dụ: chọn cung số 3 như hình
dưới đây)
- Kéo con trỏ chuột đến vị trí phù hợp và tích chọn để ghi kích thước, định
dạng của kích thước theo style đã chọn trước đó.
5.2.5. Lệnh Ordinate;
Ý nghĩa: Lệnh ORDINATE DIMENSION dùng để ghi tọa độ của một điểm.
Giá trị tọa độ của điểm được xác định theo hệ trục tọa độ hiện hành User Coordinate
System (UCS).
Các cách gọi lệnh:
- Command line: DOR
- Menu: Dimension/Ordinate

Sau khi gọi lệnh xong, con trỏ chuột chuyển sang trạng thái lựa chọn điểm:
- Tích chọn vị trí điểm cần ghi tọa ( ví dụ: chọn điểm số 1 như hình dưới đây)
- Kéo con trỏ chuột theo phương cần ghi tọa độ: ghi tọa độ phương X thì kéo
lên trên hoặc xuống dứoi, ghi tọa độ phương Y thì kéo sang ngang).
- Kéo con trỏ chuột đến vị trí phù hợp và tích chọn để ghi kích tọa độ, định
dạng của kích thước theo style đã chọn trước đó.
5.2.6. Lệnh Radius

Ý nghĩa: Lệnh RADIUS DIMENSION dùng để ghi kích thước bán kính.

Vị trí chữ số kích thước và dấu mũi tên của đường ghi kích thước bán kính có thể
nằm ở các vị trí khác nhau tùy thuộc vào bán kính cung tròn hay đường tròn.
Các cách gọi lệnh:
- Command line: DRA
- Menu: Dimension/Radius

Sau khi gọi lệnh xong, con trỏ chuột chuyển sang trạng thái lựa chọn đối tượng:
- Tích chọn các cung tròn cần ghi kích thước ( ví dụ: chọn cung số 1 như hình
dưới đây)
- Kéo con trỏ chuột đến vị trí phù hợp và tích chọn để ghi kích thước, định
dạng của kích thước theo style đã chọn trước đó.
5.2.7. Lệnh Jogged
Ý nghĩa: Lệnh JOGGED DIMENSION ghi kích thước bán kính của cung tròn hoặc
đường tròn theo kiểu zíczắc.
Trong nhiều trường hợp, ví dụ khi cung tròn có bán kính lớn, ghi kích thước bằng
lệnh Radius gặp khó khăn khi chọn vị trí để đặt kích thước do có sự giao nhau với
các đường khác hoặc quá xa cung tròn cần ghi gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khi đó
nên dùng lệnh Jogged.
Các cách gọi lệnh:
- Command line: DJO
- Menu: Dimension/Jogged

Sau khi gọi lệnh xong, con trỏ chuột chuyển sang trạng thái lựa chọn đối tượng:
- Select arc or circle: Kích chọn cung tròn.
- Specify center location override: Kích chọn vị trí muốn trở thành tâm
của đường kích thước cần ghi.
- Specify dimension line location or [Mtext/Text/Angle]: Di chuyển lên
hoặc xuống để định vị trí cho khoảng zíczắc.
- Specify jog location: Di chuyển để định vị trí cho chữ số kích thước..
5.2.8. Lệnh Diameter
Ý nghĩa: Lệnh DIAMETER DIMENSION dùng để ghi kích thước đường kính cho
đường tròn.
Khi kích thước của đường kính đường tròn nhỏ thì vị trí chữ số kích thước và dấu
mũi tên của đường ghi kích thước đường kính sẽ nằm ở ngoài đường tròn.
Các cách gọi lệnh:
- Command line: DDI
- Menu: Dimension/Diameter

Sau khi gọi lệnh xong, con trỏ chuột chuyển sang trạng thái lựa chọn đối tượng:
- Select arc or circle: Kích chọn đường tròn hoặc cung tròn.
- Specify dimension line location or [Mtext/Text/Angle]: Di chuyển con
trỏ chuột để định vị trí đặt chữ số kishc thước.
5.2.9. Lệnh Angular

Ý nghĩa: Lệnh ghi kích thước góc, cho phép ghi kích thước góc của các đoạn thẳng với
nhau hoặc góc ở tâm của cung tròn.

Các cách gọi lệnh:


- Command line: DAN
- Menu: Dimension/Angular

Sau khi gọi lệnh xong, con trỏ chuột chuyển sang trạng thái lựa chọn đối tượng:
- Select arc, circle, line, or <specify vertex>: Lựa chọn 2 đoạn thẳng
hoặc cung tròn.
- Specify dimension arc line location or
[Mtext/Text/Angle/Quadrant]: Định vị trí cho đường ghi kích thước
góc.
- Di chuyển con trỏ chuột đến vị trí cần đặt kích thước và tích chọn để
kết thúc lệnh
5.2.10. Lệnh Baseline

Ý nghĩa: Lệnh BASELINE DIMENSION dùng để ghi chuỗi các kích thước song
song. Các kích thước được ghi (kích thước thẳng, góc, tọa độ) sẽ cùng có chung một
đường gióng thứ nhất(đường gióng chuẩn) của kích thước vừa ghi hoặc kích thước
sẵn có trên bản vẽ.

Các cách gọi lệnh:

- Command line: DBA


- Menu: Dimension/Baseline

Sau khi gọi lệnh xong, con trỏ chuột chuyển sang trạng thái lựa chọn điểm để đặt
kích thước:
- Specify a second extension line origin or [Undo/Select] <Select>: di
chuyển con trỏ chuột sang trái hoặc sang phải để đặt kích thước. Tích
chọn để kết thúc lệnh
Lệnh này cũng cho phép ghi chuỗi kích thước bằng cách chọn đường chuẩn kích thước.
Dùng để ghi chuỗi kích thước song song với một kích thước đã có (không phải là
kích thước vừa ghi).

- Command: DIMBASELINE (DBA)


- Specify a second extension line origin or [Undo/Select] <Select>: S.
- Select base dimension: Kích chọn đường gióng làm đường gióng chuẩn
thứ nhất.
- Specify a second extension line origin or [Undo/Select] <Select>: Kích
chọn điểm gốc cho đường gióng thứ hai.
- Kích chọn các điểm để ghi các kích thước.

Chú ý: Khoảng cách giữa các đường kích thước được xác định tại dòng Baseline
spacing trên trang Line and Arrows trong hộp thoại New Dimension Style.

5.2.11. Lệnh Continue


Ý nghĩa: Lệnh ghi chuỗi kích thước nối tiếp.

Các cách gọi lệnh:

- Command line: DCO


- Menu: Dimension/Continue

Sau khi gọi lệnh xong, con trỏ chuột chuyển sang trạng thái lựa chọn điểm để đặt
kích thước:

- Specify a second extension line origin or [Undo/Select] <Select>: S.


C
- Chọn 1 kích thước đã có làm chuẩn (trong hình dưới đây là kích thước 10-
tích chọn vị trí 1).
- Chọn các điểm để các kích thước tiếp theo (các điểm 2,3,4,5).
5.2.12. Lệnh Dimension Break;
Ý nghĩa: Bẻ gãy đường dóng qua những nơi giao nhau với đường bao chi tiết

*Cách gọi lệnh:

- Menu: Dimension/Dimension Break

*Cách làm: => Tab Dimension => Dimension break => Kích chọn đường dóng cần bẻ gãy
=>Enter
5.2.13. Lệnh Multileader :
Ý nghĩa: Lệnh ghi chú bằng mũi tên

*Cách gọi lệnh: Tab Menu bar/ Dimension/ Multileader


*Cách làm: Tap Dimension=>Multileader=>Kích chuột trái vào điểm đầu của mũi
tên=>Kích chuột trái vào điểm cuôi mũi tên=>Nhập ghi chú=>Kích chuột trái ra ngoài vào 1
điểm bất kỳ trên màn hình.

5.2.14. Lệnh Tolerance :


Ý nghĩa: Lệnh ghi dung sai hình học cho bản vẽ
*Cách gọi lệnh: Tab menu bar/ Dimension/ Tolerance
*Cách làm: => Command: Tolerance (Tol) => Sym (chọn ký hiệu dung sai hình học)
=> Tolerance 1,2 (nhập giá trị dung sai) => Datum (Nhập ký hiệu mặt chuẩn) => OK
5.2.15. Lệnh Center Mart;
Ý nghĩa: Xác định tâm cho đường tròn cung tròn
*Cách gọi lệnh: Tab menu bar/ Dimension/ Center Mart
*Cách làm: Tab Dimension=>Center mark=>kích vào đường tròn cần định tâm

5.2.16. Lệnh Jogged Linear;


Ý nghĩa: Biến đường ghi kích thước thành đường zích zắc
*Cách gọi lệnh: Tab menu bar/ Dimension/ Jogged Linear
*Cách làm: Tab Dimension=>Jogged linear=>Kích chuột trái vào đường ghi kích
thước=>Kích chuột trái vào điểm cần tạo rích zắc.

5.2.17. Lệnh Oblique;


Ý nghĩa: Quay đường dòng và đường ghi kích thước đi một góc bất kỳ
*Cách gọi lệnh: Tab menu bar/ Dimension/ Oblique
*Cách làm: Tab Dimension=>Oblique=>Kích chuột trái vào kích thước cần quay =>
Enter => Nhập góc quay=>Enter
5.2.18. Lệnh Align text;
Ý nghĩa: Thay đổi vị trí của chữ trên đường ghi kích thước
*Cách gọi lệnh: Tab menu bar/ Dimension/ Align text
*Cách làm: Tab Dimension=>Align Text=> Chọn vị trí của chữ=>Kích chuột trái
vào chữ

5.2.19. Lệnh chỉnh sửa và chèn kích thước Textedit (ED)


Ý nghĩa: Chỉnh sửa kích thước
*Cách gọi lệnh => Command: ED => Enter
*Cách làm: Vào Command: Ed => Enter
 Kích chuột trái vào đối tượng cần sửa
 Xóa hết dữ liệu cũ
 Nhập dữ liệu mới ( các ký hiệu %%C  ø; %%p  ±, các ký hiệu khác vào
symbol copy rồi paste vào phần chỉnh sửa
 Kích vào một điểm bất kỳ trên màn hình
 Enter để kết thúc lệnh

5.3. Điều chỉnh các thuộc tính ghi kích thước (hộp thoại Dimension
style)
Trước khi ghi kích thước, ta cần cài đặt kích thước để phù hợp với các yêu cầu
cụ thể của công việc, của ngành nghề.
Để cài đặt kích thước có các cách sau:
- Menu/Format/Dimension Style.
- Command line: DIMSTY (hoặc DIMSTYLE)
Sau đó hộp thoại " Dimension Style Manager" sẽ xuất hiện.

5.3.1. Thiết lập kiểu ghi kích thước mới: New


Trong đó hiển thị các kiểu kích thước có sẵn. Để tạo bản sao của kiểu kích thước
mới có nhiều thông số giống kiểu kích thước đã có, kích chuột chọn vào kiểu kích thước cần
sao chép/ Chọn nhãn " New" để định dạng một kiểu kích thước mới.
Sau đó hộp thoại đặt tên kiểu kích thước mới sẽ xuất hiện. Thông thường ban đầu
AutoCAD sẽ lấy tên là Copy of ----. Tại đây ta đặt tên cho kiểu kích thước mới cần tạo ra.
Sau đó ấn chọn nhãn "Continue".

Cửa sổ cài đặt các thông số của kiểu kích thước mới sẽ xuất hiện:
Ta cần cài đặt lần lượt các thông số sau đây:
5.3.1.1. Thẻ LINE: định dạng các đường của kích thước, bao gồm: đường kích thước, đường
gióng kích thước.

- Dimenѕion Lineѕ: Đường kích thước.


Color: Chọn màu cho đường kích thước.
Lineᴡeight: Định bề rộng nét ᴠẽ cho đường kích thước.
Eхtend beуond tickѕ: Định khoảng kéo dài của đường kích thước ᴠượt quá
đường gióng Giá trị nàу chỉ được хác định khi chọn Arroᴡheadѕ là gạch
chéo (Architectura tick hoặc Oblique).
Eхtend beуond tickѕ: Khoảng kéo dài của đường gióng ѕo ᴠới đường kích
thước. Chức năng nàу chỉ hiển thị khi chọn dấu mũi tên là Architectura tick hoặc
Oblique (Hình 5).
Baѕeline ѕpacing: Khoảng cách giữa các đường kích thước trong chuỗi kích
thước ѕong ѕong (Hình 5).Suppreѕѕ: Hiển thị đường kích thước (Hình 6).Khi đánh
dấu chọn ᴠào ô Dim Line 1 thì ѕẽ ẩn (không hiển thị) một phần của đường kích thước
thứ nhất (Hình 6).Khi đánh dấu chọn ᴠào ô Dim Line 2 thì ѕẽ ẩn (không hiển thị) một
phần của đường kích thước thứ hai (Hình 6)
.

- Eхtenѕion Lineѕ : Đường gióng kích thước.

Color: Chọn màu cho đường gióng.


Lineᴡeight: Định bề rộng nét ᴠẽ cho đường gióng.
Eхtend beуond dim lineѕ: Định khoảng kéo dài của đường gióng ᴠượt quá đường
kích thước. Thường đặt là 3-4mm.
Offѕet from origin: Khoảng cách từ đối tượng cần ghi kích thước đến đầu
đường gióng. Nên đặt là 0.
Fiхed length eхtenѕion lineѕ: Cố định chiều dài của đường gióng.
Suppreѕѕ: Hiển thị đường gióng .Khi đánh dấu chọn ᴠào ô Eхt Line 1 thì ѕẽ
ẩn (không hiển thị) một phần của đường gióng thứ nhất.Khi đánh dấu chọn ᴠào ô Eхt
Line 2 thì ѕẽ ẩn (không hiển thị) một phần của đường gióng thứ hai.Khi đánh dấu
chọn ᴠào ô Eхt Line 1 ᴠà Eхt Line 2 thì ѕẽ ẩn (không hiển thị) cả hai phần của đường
gióng.

5.3.1.2. Thẻ Sуmbolѕ and Arroᴡѕ:


Thông thường ta cài đặt các thông số sau:

 Arroᴡheadѕ (Dấu mũi tên) (Hình 11).

- Firѕt (1ѕt): Kiểu dấu mũi tên cho đầu thứ nhất của đường kích thước.
Thường chọn kiểu Close filled- mũi tên khép kín và tô đậm.
- Second (2nd): Kiểu dấu mũi tên cho đầu thứ hai của đường kích thước.
Thường chọn kiểu Close filled- mũi tên khép kín và tô đậm.
- Leader: Kiểu dấu mũi tên cho đầu đường dẫn dòng chú thích. Thường
chọn kiểu Close filled- mũi tên khép kín và tô đậm.
- Arroᴡ ѕiᴢe: Độ lớn của dấu mũi tên.
 Center Markѕ: Dấu tâm ᴠà đường tâm.
- None: Không thể hiện dấu tâm.
- Mark: Chọn loại dấu tâm.Line: Đường tâm.
- Siᴢe: Kích thước dấu tâm.

Lưu ý: Kích thước, cách thể hiện dấu tâm ᴠà đường tâm phụ thuộc ᴠào cách chọn giá trị cho
biến DIMCEN.
- Commad: DIMCEN 
- Enter neᴡ ᴠalue for DIMCEN : Nhập giá trị cho biến DIMCEN.
Nếu nhập giá trị dương thì ѕẽ ᴠẽ dấu tâm. Nếu nhập giá trị âm thì ѕẽ ᴠẽ đường tâm.

 Dimenѕion Break : Tạo khoảng hở giữa hai đường kích thước giao nhau.
- Break ѕiᴢe: Định bề rộng khoảng hở giữa hai đường kích thước giao
nhau.
 Arc length ѕуmbol (Thể hiện ký hiệu chiều dài của cung tròn).
- Preceding dimenѕion teхt: Thể hiện ký hiệu chiều dài dâу cung phía
trước chữ ѕố kích thước.
- Aboᴠe dimenѕion teхt: Thể hiện ký hiệu chiều dài dâу cung phía trên
chữ ѕố kích thước.

- None: Không thể hiện ký hiệu chiều dài dâу cung.


 Radiuѕ jog dimenѕion: (Ghi kích thước bán kính của cung tròn hoặc đường
tròn theo kiểu ᴢíc ᴢắc).
- Jog angle: Góc của đường ᴢic ᴢắc.
 F: Linear Jog Dimenѕion: (Tạo đường kích thước ᴢícᴢắc để ghi những kích
thước lớn hơn ѕo ᴠới kích thước thực tế, thông thường kích thước chính хác
của đối tượng ѕẽ nhỏ hơn ѕo ᴠới kích thước của đối tượng).
 Jog height factor: để nhập chiều cao đường ᴢicᴢắc

5.3.1.3. Thẻ Teхt


 Teхt Appearance: Điều khiển định dạng ᴠà kích cỡ của chữ kích thước.

- Teхt Stуle: Hiển thị ᴠà gán kiểu chữ kích thước làm hiện hành. Nếu đã định dạng
kiểu chữ thì chọn trong danh ѕách хổ хuống kiểu chữ cần thiết. Nếu chưa định dạng
kiểu chữ kích chọn ᴠào nút<…>thì ѕẽ хuất hiện hộp thoạiTEXT STYLE. Trong hộp
thoại TEXT STYLE tiến hành định dạng kiểu chữ mới hoặc hiệu chỉnh kiểu chữ đã
định dạng trước đó.
- Teхt Color: Gán màu cho chữ ѕố kích thước.Fill Color: Thiết lập màu nền của chữ
kích thước.Teхt height: Gán chiều cao cho kiểu chữ ѕó kích thước hiện hành. Nếu đã
gán chiều cao chữ trong hộp thoại TEXT STYLE để tạo kiểu chữ kích thước thì
không cần thiết lập lại.Fraction height ѕcale: Gán tỉ lệ giữa chiều cao chữ ѕố dung ѕai
ᴠà chiều cao chữ ѕố kích thước (Hình 18).

- Draᴡ Frame Around Teхt: Vẽ khung chữ nhật bao quanh chữ ѕố kích thước
 Teхt Placement: Điều khiển ᴠị trí của chữ ѕố kích thước.
- Vertical: Điều khiển ᴠị trí của chữ ѕố kích thước theo phương đứng.
+ Centered: Chữ ѕố kích thước nằm giữa đường kích thước (Hình 20b).
+ Aboᴠe: Chữ ѕố kích thước nằm trên đường kích thước (Theo tiêu
chuẩn Việt Nam nên dùng lựa chọn nàу) Hình 20b
+ Outѕide: Chữ ѕố kích thước nằm ᴠề phía ngoài ᴠới khoảng cách хa
nhất từ điểm gốc của đường gióng (Hình 20c).JIS: Đặt ᴠị trí chữ ѕố
kích thước phù hợp ᴠới tiêu chuẩn Nhật Bản (Japaneѕe Induѕtrial
Standardѕ).
- Horiᴢontal: Điều khiển ᴠị trí của chữ ѕố kích thước theo phương ngang
ѕo ᴠới đường kích thước ᴠà đường gióng.

+ Centered: Chữ ѕố kích thước được đặt dọc theo đường kích thước ᴠà
nằm giữa hai đường gióng (Hình 22a).
+ At Eхt Line 1: Vị trí chữ ѕố kích thước nằm lệch ᴠề phía đường gióng
thứ nhất (Hình 22b).
+At Eхt Line 2: Vị trí chữ ѕố kích thước nằm lệch ᴠề phía đường gióng
thứ hai (Hình 22c).
+ Oᴠer Eхt Line 1: Vị trí chữ ѕố kích thước nằm trên đường gióng thứ
nhất (Hình 23a).
+ Oᴠer Eхt Line 2: Vị trí chữ ѕố kích thước nằm trên đường gióng thứ
hai (Hình 23b).

- Vieᴡ Direction: Thể hiện hướng nhìn của chữ kích thước. Có các kiểu
hướng nhìn sau:

+ Left to Right: Hướng đọc chữ kích thước từ trái ѕang phải.
+ Right to Left: Hướng đọc chữ kích thước từ phải ѕang trái.

- Offѕet from dim line: Khoảng cách giữa chữ ѕố kích thước ᴠà đường
gióng. Theo tiêu chuẩn thì khoảng cách nàу là từ 1 – 2mm.
 Teхt Alignment: Điều khiển hướng của chữ ѕố kích thước nằm ngang haу
ѕong ѕong ᴠới đường kích thước ᴠà khi nằm trong hoặc nằm ngoài hai đường
gióng .
- Horiᴢontal: Hướng của chữ ѕố kích thước luôn nằm ngang (Hình 26).
- Aligned ᴡith dimenѕion line: Chữ ѕố kích thước luôn ѕong ѕong ᴠới
đường kích thước.
- ISO Standard: Chữ ѕố kích thước ѕẽ ѕong ѕong ᴠới đường kích thước
khi nằm trong hai đường gióng ᴠà nằm ngang khi nằm ngoài hai đường
gióng .

5.3.1.4.Thẻ Fit: Thẻ này để cài đặt sự vừa vặn của chữ số kích thước so với 2 đường gióng
và cài đặt thông số tỷ lệ của kích thước. Trong thẻ này nên để theo các cài đặt mặc
định của AutoCAD.
5.3.1.5.Thẻ Primary Units:
 Linear Dimensions : định dạng đơn vị cho kích thước dài.
+ Unit format: Gán dạng đơn vị cho tất cả các loại kích thước, ngoại trừ kích
thước góc. Theo TCVN ta chọn Decimal.
+ Precision : Quy định số các số thập phân sẽ xuất hiện trong giá trị đo được.
+ Fraction format : Gán dạng cho phân số, các lựa chọn bao gồm : Digonal,
Horizontal và not stacked.
+ Dicimal separator : Quy định về dấu ngăn cách giữa phần thập phân và
phần nguyên.
+ Round off : Quy định về cách làm tròn. VD nhập vào 0.15 thì tất cả các số
đo sẽ làm tròn đến 0.15
+ Prefix/ Suffix : Tiền tố và hậu tố của chữ số kích thước đo được.

 Measurement Scale:
+ Scale factor : chiều dài đo được sẽ được nhân với biến này để ra chiều dài
hiển thị trong dim, là tỷ số của giá trị kích thước và kích thước thực. Ví dụ đặt
Measurement Scale =2 thì khi ghi kích thước củ 1 đường tròn có d=100 sẽ ra
kích thước 200.

+ Apply to layout dimensions only : Dùng trong paper space, chưa ngiên cứu ở
đây.
 Zero suppression:
+ Leading : Bỏ những số 0 đằng trước không có nghĩa VD 0.25  .25
+ Trailing : Bỏ qua những số 0 không có nghĩa trong phần thập phân VD 2.50
 2.5
 Angular Dimensions:
+ Unit format : Gán dạng đơn vị cho kích thước góc. Theo TCVN ta chọn
Degreesl.
+ Precision : Quy định số các số thập phân sẽ xuất hiện trong giá trị đo được.
5.3.1.6.Thẻ Alternate units:

Ý nghĩa: Hiển thị thêm các đơn vị đo quy đổi. Định dạng và độ chính xác đơn vị
chiều dài, góc, kích thước và tỷ lệ của đơn vị đo liên kết (giữa inch và milimeter).
Cho phép hiển thị con số kích thước theo 2 hệ đơn vị. Khi cần hiển thị thêm đơn vị
kích thước thì tích vào mục Display alternative units. Các cài dặt khác tương tự khi
cài đơn vị.
5.3.1.7.Thẻ Tolerance: Cài đặt dung sai kích thước.
 Tolerance Format: Định dạng kiểu dung sai kích thước được hiển thị.
- Method: phương pháp thể hiện dung sai. Có các tùy chọn như sau:

+ None: không hiển thị dung sai.


+ Symetrical: dung sai đối xứng. Ví dụ: 50±0.02; 30±0.05…
+ Deviation: Dung sai có sai lệch trên và dưới không đối xứng. Ví dụ:
500.03
0.05

+ Limits: hiển thị kích thước giới hạn trên và dưới.


+ Basic: Hiển thị kích thước cơ bản. Chữ số kích thước sẽ được đón khung.
- Precision: Độ chính xác của chữ số dung sai. Chọn các giá trị: 0; 0.0;
0.00…tùy theo số chữ số muốn hiển thị sau dấu thậ phân. Ví dụ muốn
hiển thị giá trị dung sai ±0.05 thì phải chọn Precision là 0.00.
- Upper Value: giá trị của sai lệch trên. Giá trị sai lệch trên mặc định
mang dấu "+". Lower value: giá trị của sai lệch dưới. Giá trị sai lệch
dưới mặc định mang dấu "-".
- Scaling for height: tỷ lệ chiều cao chữ số của dung sai so với chữ số
kích thước. Với dung sai đối xứng Symmetrical đặt bằng 1. Với dung
sai không đối xứng đặt 0.5÷ 0.6.
- Vertical position: vị trí của chữ số dung sai theo phương thẳng đứng.
+ Bottom: chữ số sai lệch đặt ở phía dưới đáy của chữ số kích thước.
+ Middle: chữ số sai lệch đặt ở giữa chữ số kích thước.
+ Top: chữ số sai lệch đặt ở phía đỉnh của chữ số kích thước.
5.3.2 Chọn kiểu ghi kích thước và hiển thị kiểu ghi kích thước: Set current
Trong bản vẽ có nhiều kích thước, do đó trên file của AutoCAD ta phải định dạng
nhiều Style khác nhau tương ứng với các kiểu kích thước cần hiển thị. Cần dùng kiểu Style
nào thì tích chọn vào và nhấn nhãn "Set Curent".
5.3.3. Chỉnh sửa các thuộc tính ghi kích thước: Modify
Khi cần chỉnh sửa thông số nào đó của 1 kiểu kích thước, ta chọn vào kiểu Style cần
sửa sau đó ấn nhãn "Modify".

Bài 6 NHẬP VÀ HIỆU CHỈNH VĂN BẢN


6.1. Tạo kiểu chữ bằng lệnh: Style (ST).
Cách gọi lệnh TEXT STYLE định dạng kiểu chữ trong CAD:

- Command line: TEXT STYLE ( hoặc ST)


- Vào menu Format trên thanh công cụ, chọn TEXT STYLE.
Ý nghĩa: Lệnh TEXT STYLE dùng để định dạng các kiểu chữ và thiết lập các thông
số liên quan đến kiểu chữ đó.

6.1.1. New
Tạo định dạng kiểu chữ mới, khi ta kích chọn thì sẽ xuất hiện hộp thoại New
Text Style.
Nhập tên kiểu chữ sau đó ấn OK. Tên cảu kiểu chữ viết mới sẽ được hiển thị ở
bên trái trong danh sách các Style.
6.1.2. Font
 Font name: Chọn kiểu font chữ. Thông thường chọn các kiểu: Times
New Roman, VNI…
 Font style: có các tùy chọn Bold, Italic, regular
6.1.3. Size
 Annotative: hiển thị chữ viết tương ứng khi in ra giấy.
 Height: chiều cao của chữ.

6.1.4. Effect: các hiệu ứng với chữ viết.


 Upside down: Dòng chữ đối xứng qua mặt phẳng nằm ngang

 Backwards: Dòng chữ ngược từ phải qua trái.


 Width factor: Tỷ lệ bề rộng chữ. Nếu bằng 1 thì bình thường. Nếu lớn hơn
1 thì chữ sẽ giãn ra.

 Oblique Angle: Độ nghiêng của chữ.

Nút Set Current : để cập nhật định dạng kiểu chữ mới.

 Styles: Liệt kê các kiểu chữ đã được định dạng.


 Nút Apply : Để cập nhật định dạng kiểu chữ mới.
 Nút Delete : Xóa một kiểu chữ đã định dạng. Chọn kiểu chữ cần xóa (kiểu chữ
không phải là hiện hành và chưa có dòng chữ nào được tạo ra) trong
mục Styles rồi kích chọn nút
 Nút Close và X : Kích chọn vào nút này để kết thúc việc tạo định dạng kiểu
chữ.

6.2. Nhập chữ bằng lệnh: Mtext (MT).

Lệnh mtext lệnh viết chữ trong cad, lệnh tắt là MT, dùng để tạo ra 1 đoạn văn
bản được. Được giới hạn bởi đường biên là khung hình chữ nhật.
Cách sử dụng lệnh MT trong AuotCAD:

- Command line: MT 
- Chọn trên thanh công cụ Draw/Multiline Text.
Sau khi gọi lệnh, kéo chuột trái tại 2 điểm muốn tạo ra văn bản. Sau đó sẽ xuất
hiện bảng "Text Editor "như sau:

Các thông số như kiểu chữ, chiều cao chữ, màu sắc chữ … là do style đã cài đặ. Cần
dùng kiểu syle nào thì chọn kiểu đó. Sau đó nhập vào các nội dung chữ cần viết và chọn
"Close Text Editor".
6.3. Chỉnh sửa chữ bằng lệnh: Textedit (ED).
Để chỉnh sửa nội dung của chữ viết đã có bằng lệnh Textedit (ED).
- Command: ED. Sau đó chọn chữ viết cần chỉnh sửa, cửa sổ "Text Editor" sẽ hiện
ra và ta thực hiện các chỉnh sửa theo yêu cầu.
- Kích đúp chuột vào chữ viết cần chỉnh sửa, cửa sổ "Text Editor" sẽ hiện ra và ta
thực hiện các chỉnh sửa theo yêu cầu.

6.4. Sử dụng các lệnh đã học hỗ trợ tạo và chỉnh sửa chữ:
Chữ viết cũng là loại đối tượng như các đối tượng khác trong AutoCAD. Do đó có
thể dùng các lệnh hiệu chỉnh như: Scale, Move, Rotate, Copy, Aray…như đối với đối tượng
thông thường.

Bài 7 IN BẢN VẼ
7.1. Lệnh in bản vẽ: Plot (Plo).
7.1.1. Chọn máy in;

Cách làm : Giữ phím Ctrl + P => Vào ô printer/Plotter => Chọn máy in ...
7.1.2. Chọn khổ giấy in ( Đặt Layout )
* Tạo Layout mới : Kích chuột trái vào dấu ‘+’ trong Tap Model
* Đổi tên cho Layout : Kích chuột phải vào Layout cần đổi tên => Rename ...

*Cài đặt khổ giấy in : Kích chuột vào Layout cần cài đặt khổ giấy => Page setup
mangager => Modify=> Name (chọn máy in thật đã kết nối với máy tính hoặc máy in ảo có
tên DWG to PDF => Paper size (chọn khổ giấy in) => Properties => Modify standard paper
size..=>Kéo thanh trượt để tìm đúng khổ giấy đã chọn ở bước trên => Modify =>Chọn
khoảng cách căn lề trong các ô =>Next =>Finish =>OK =>Vào ô dưới dòng What to plot
chọn Layout => Scale chọn tỉ lệ 1:1 => ô mm chọn 1 =>Ô units chọn 1=>Kích vào phía
dưới dòng plot style table chọn Monochrome hoặc là chọn new để tạo kiểu in khác => Kích
vào máy in bên cạnh=>Tab Form view chon =>Đánh dấu tất cả các mầu =>Screening chọn
độ nén cho các màu=>Line weight chọn độ đậm nhạt của nét =>Save & close=>Ok=>Chọn
kiều giấy in vừa cài đặt =>Set current

*Dán khung tên khung bản vẽ lên khổ giấy in vừa cài đặt : Kích vào Tab Model =>
Tab edit => Copy=>Chọn toàn bộ khung bản vẽ và khung tên=>Enter=> Giữ Ctr + Shift +C
rồi kích vào điểm góc dưới cùng bên tay trái của khung bản vẽ =>Enter=>Sang tap chưa tờ
giấy in vừa cài đặt=> Ctrl V (dán đối tượng vào tờ giấy in) => Nhập tọa độ 0,0=>Enter
*Chèn đối tượng cần in vào Layout bằng lệnh MV : Command: Mview (MV)
=>Enter => Kích chuột trái vào điểm trên cùng bên tay trái khung nhìn=>Kéo chuột =>
Kích chuột trái vào điểm dưới cùng bên tay phải của khung nhìn (Khi đó khung nhìn chia
màn hình thành 2 phần, để zoom và ban được các đối tượng trong khung nhìn ta phải kích
đúp chuột trái vào phần phía trong của khung nhìn) => Zoom và Pan cho đối tượng cần in
vào giữa khung nhìn=>Chọn tỉ lệ hiển thị (ô màu đỏ trong ảnh) và khóa khung nhìn (ô màu
vàng trên ảnh) để khi quay chuột thì đối tượng in không bị thay đổi về kích thước và vị trí

7.1.3Bắt được điểm, chọn khu vực in bản vẽ;


* In Layout : Ấn phím Ctrl – P => Chọn máy in => Preview => Nếu các nét in chưa
theo ý thì vào biểu tượng máy in (trong ô màu đỏ) =>Chọn lại độ đậm nhạt cho nét =>
Preview ….đến khi các nét in được rõ nét =>OK
7.1.5. Save bản vẽ ra đuôi PDF
*Cách làm : => Ấn phím Ctrl – P => Chọn máy in ảo (DWG to PDF) => Preview =>
Nếu các nét in chưa theo ý thì vào biểu tượng máy in (trong ô màu đỏ) =>Color =>Chọn
màu đen (nếu in đen trắng)=>Chọn lại độ đậm nhạt cho nét => Preview ….đến khi các nét in
được rõ nét =>OK=>Chọn vị trí lưu file=>Đặt tên cho file =>Save
BÀI TẬP THỰ HÀNH AUTOCAD
1. Sử dụng lệnh LINE, CIRCLE và ARC hoặc PLINE và CIRCLE vẽ hình sau:

R25
2 0 020

LO 020

30
2. Sử dụng lệnh LINE, CIRCLE vẽ các hình sau:

3. Sử dụng lệnh LINE và ARC vẽ các hình sau:


R40
30

12 0

4. Sử dụng lệnh RECTANGLE, CIRCLE vẽ các hình sau:

180
5. Sử dụng lệnh POLYGON vẽ các hình sau:

6. Sử dụng lệnh PLINE, ARC và CIRCLE vẽ các hình sau:

7. Sử dụng lệnh LINE, CIRCLE và các phương thức truy bắt điểm TANGENT vẽ các
hình sau:
8. Sử dụng lệnh LINE, ARC, CIRCLE, PLINE và các phương thức truy bắt điểm FROM,
CENTER vẽ các hình sau:
9. Sử dụng các lệnh vẽ, lệnh trợ giúp và các lệnh biến đổi đối tượng để vẽ các hình sau:

99 79
R40
R32

B 31
B 42
16
105’

68
26

614

66

24

30
54
10. Sử dụng các lệnh vẽ cơ bản, vẽ nhanh và chỉnh sửa đối tượng để vẽ các hình sau:
R13

R22

Q62 R12

Rt4 Rl2

80

A0
R7b R7,5
B36

36

7b

R10

R4
R89
#20

X2 Ellipse t<uc ion 50, Desc nho ^0

R18

/38

014

R14
86
70

12 80 RI

You might also like