You are on page 1of 10

TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II

BỘ MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2023 – 2024


MÔN: NGỮ VĂN 10

KIẾN THỨC
Bài 5: Thơ văn Nguyễn Trãi Bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn
ĐỌC
- Vận dụng được hiểu biết về bối cảnh - Các yếu tố về nội dung: đề tài, chủ đề, tư
lịch sử, văn hóa, về tác giả và thể loại vào tưởng,…
việc đọc hiểu các tác phẩm tiêu biểu của - Các yếu tố về hình thức: điểm nhìn nghệ thuật,
Nguyễn Trãi. người kể chuyện hạn tri, người kể chuyện toàn
- Phân tích và đánh giá được giá trị nội tri, lời người kể chuyện, lời nhân vật,…
dung, nghệ thuật tiêu biểu của Nguyễn
Trãi; qua đó thấy được vẻ đẹp con người,
thơ văn và những đóng góp của ông cho
sự phát triển của văn học dân tộc.
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Thực hành phân tích tác dụng của biện Nhận biết được đặc điểm, tác dụng và biết sử
pháp tu từ liệt kê trong văn bản. dụng biện pháp tu từ chêm xen.
VIẾT
Viết được văn bản nghị luận phân tích, Viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá
đánh giá một tác phẩm của Nguyễn Trãi. một tác phẩm truyện hoặc một đoạn trích trong
truyện.
NÓI VÀ NGHE
Biết giới thiệu, đánh giá một tác phẩm của Biết giới thiệu, đánh giá một tác phẩm truyện.
Nguyễn Trãi.

KẾT CẤU ĐỀ (90 phút)


I. Đọc hiểu (5.0 điểm)
Hình thức: trả lời câu hỏi ngắn
Nội dung:
+ Các tác phẩm của Nguyễn Trãi: văn chính luận, thơ Nôm Đường luật, thơ chữ Hán,…
+ Văn bản thuộc thể loại văn nghị luận, văn bản thông tin; tiểu thuyết, truyện ngắn,…
+ Kiến thức đọc hiểu văn bản: phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, nhan đề, ý nghĩa hình ảnh,
chi tiết…
II. Viết (5.0 điểm):
Hình thức tự luận.
Nội dung:
- Viết bài văn nghị luận văn học phân tích, đánh giá về một tác phẩm thơ của Nguyễn Trãi (thơ
chữ Nôm hoặc chữ Hán)
- Viết bài văn nghị luận văn học phân tích, đánh giá về một tác phẩm truyện ngắn hoặc đoạn trích
trong tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết (nhân vật, tình huống, chi tiết đặc sắc,…)

1
SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THPT YÊN HÒA NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 10
ĐỀ MINH HOẠ (1) Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)


Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Ngôn chí – bài 10
Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy,
Có thân chớ phải lợi danh vây.
Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,
Ngày vắng xem hoa bợ cây.
Cây rợp chồi cành chim kết tổ,
Ao quang mấu ấu cá nên bầy.
Ít nhiều tiêu sái lòng ngoài thế,
Năng một ông này đẹp thú này.
(Đào Duy Anh - Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội)
bợ cây: chăm nom, săn sóc cây
ao quang: nước ao trong
mấu ấu: mầm cây củ ấu
tiêu sái: thảnh thơi, thoát tục
năng: có thể, hay

Câu 1: (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Câu 2: (0,5 điểm). Vấn đề nào được nhắc đến trong câu thơ số 1?
Câu 3: (0,5 điểm). Hai câu thực nói đến những thú vui nào của tác giả?
Câu 4: (1,0 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai
câu thơ thực.
Câu 5: (1,0 điểm). Anh/chị hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ “Ngôn chí”?
Câu 6: (1,5 điểm). Anh/chị có đồng tình với quan điểm “Ít nhiều tiêu sái lòng ngoài thế” của
Nguyễn Trãi hay không? Vì sao?

II. VIẾT (5,0 điểm)


Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá vẻ đẹp của bài thơ Ngôn chí 10.

2
SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THPT YÊN HÒA NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 10
ĐỀ MINH HOẠ (2) Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)


Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Côn Sơn ca
(Bài ca Côn Sơn)
Phiên âm: Dịch nghĩa:
Côn Sơn hữu tuyền, Côn Sơn có suối,
Kỳ thanh lãnh lãnh nhiên. Tiếng nước chảy róc rách,
Ngô dĩ vi cầm huyền. Ta lấy làm đàn cầm.
Côn Sơn hữu thạch, Côn Sơn có đá,
Vũ tẩy đài phô bích, Mưa rửa rêu khô biếc,
Ngô dĩ vi đan tịch. Ta lấy làm chiếu thảm.
Nham trung hữu tùng, Trong núi có thông,
Vạn lí thuý đồng đồng, Muôn chiếc lọng biếc um tùm
Ngô ư thị hồ yển tức kì trung. Ta tha hồ ngơi nghỉ ở trong.
Lâm trung hữu trúc, Trong rừng có trúc,
Thiên mẫu ấn hàn lục, Nghìn mẫu in màu xanh mát lạnh,
Ngô ư thị hồ ngâm tiêu kỳ trắc… Ta tha hồ ngâm nga bên gốc…
(Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)
Chú thích:
Côn Sơn là một ngọn núi ở huyện Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Câu 1 (0,5 điểm). Bài thơ “Côn Sơn ca” được ước đoán ra đời trong hoàn cảnh nào?
Câu 2 (0,5 điểm). Xác định đề tài của đoạn trích “Côn Sơn ca”.
Câu 3 (0,5 điểm). Anh/chị hãy liệt kê những hình ảnh thiên nhiên được nhắc đến trong đoạn trích?
Câu 4 (1,0 điểm). Hình ảnh cây “tùng”, cây “trúc” được nhắc đến trong đoạn trích mang ý nghĩa
gì?
Câu 5 (1,0 điểm). Anh/chị có suy nghĩ gì về cuộc sống của thi nhân qua câu thơ:
Phiên âm: (Dịch nghĩa:
“Lâm trung hữu trúc Trong rừng có trúc,
Thiên mẫu ấn hàn lục Nghìn mẫu in màu xanh mát lạnh,
Ngô ư thi hồ ngâm tiêu kỳ trắc…”. Ta tha hồ ngâm nga bên gốc…)

Câu 6 (1,5 điểm). Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện qua đoạn trích “Côn
Sơn ca”

II. VIẾT (5,0 điểm)


Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về đoạn trích “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi.

3
SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THPT YÊN HÒA NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 10
ĐỀ MINH HOẠ (3) Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Sau Tết Nguyên đán một tháng là thời gian thích nhất ở rừng. Cây cối đều nhú lộc non.
Rừng xanh ngắt và ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng, vừa tình cảm. Điều ấy một phần là do
mưa xuân.
Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân dẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí
trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật
tuyệt thú. Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi
một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da.
Chính dịp đó ông Diểu đi săn.
Ý nghĩ đi săn nảy sinh khi thằng con học ở nước ngoài gửi về biếu ông khẩu súng hai nòng.
Khẩu súng tuyệt vời, nhẹ bỗng, hệt như một thứ đồ chơi, thật nằm mơ cũng không thấy được. Ở
tuổi sáu mươi, với khẩu súng mới, đi săn trong rừng vào một ngày xuân kể cũng đáng sống.
[….]Ông Diểu ngồi im dễ đến nửa giờ. Mưa xuân mỏng và mịn. Thời tiết ấm. Dễ đến rất lâu ông
Diểu mới lại có dịp ngồi yên thế này, không nghĩ gì không buồn không vui, không lo lắng, cũng
không tính toán. Sự tĩnh lặng bình thản của rừng xuyên suất qua ông….Ông Diểu mỉm cười và
chăm chú nhìn… Ông Diểu thấy ba con khỉ cứ quấn lấy nhau: con khỉ đực, con khỉ cái và đứa con
nó. Ý nghĩ con khỉ đực sẽ là con mồi bám lấy ông Diểu tức thì…. Ông Diểu bóp cò. Tiếng súng
dữ dội đến nỗi đàn khỉ lặng đi dễ đến một phút. Con khỉ đực buông tay ngã nhào xuống đất nặng
nề. Sự hỗn loạn của cả đàn khỉ khiến cho ông Diểu sợ hãi run lên. Ông vừa làm điều ác. Chân tay
ông rủn ra, giống cảm giác như người vừa mới làm xong việc nặng. Đàn khỉ thoắt biến vào rừng.
Con khỉ mẹ và con khỉ con cũng chạy theo đàn. Được một đoạn, con khỉ mẹ bỗng quay trở lại.
Con khỉ đực bị đạn vào vai, nó gượng dậy, nhưng lại vật xuống…
Từ mô đá, bỗng nhiên con khỉ con xuất hiện. Nó túm lấy dây súng của ông kéo lê trên đất.
Ba con khỉ vừa bò vừa chạy cuống cuồng…Nhặt đất đá ném theo lũ khỉ, ông Diểu vừa đuổi vừa
la. Lũ khỉ hết sức kinh hoàng, hai con chạy về phía núi, còn con khỉ nhỏ chạy về phía vực. Mất
súng thì hỏng. Ông Diểu nghĩ thế và đuổi theo con khỉ nhỏ. Khoảng cách rút ngắn đến mức nếu
không vì mắc nền đá lởm chởm, ông lao nhoài ra là tóm ngay được khẩu súng.
Việc ông Diểu dồn con khỉ nhỏ đến bờ miệng vực đưa đến hậu quả khôn lường. Giữ chặt
dây súng, nó lăn xuống miệng vực không chút chần chừ. Vì ít kinh nghiệm, nó không tìm ra giải
pháp nào khác trong trường hợp ấy.
Ông Diểu tái mặt, mồ hôi toát ra như tắm. Ông đứng trên miệng vực nhìn xuống rùng mình.
Từ dưới sâu hun hút vang lên tiếng rú thê thảm của con khỉ nhỏ. Trong ký ức của ông chưa hề có
tiếng rú nào tương tự thế này. Ông Diểu lùi lại kinh hoàng. Từ dưới miệng vực, sương mù dâng
lên cuồn cuộn, trông vừa kinh dị, vừa đầy tử khí. Sương mù len vào từng chân bụi cây và xóa rất
nhanh cảnh vật. Ông Diểu chạy lùi trở lại. Phải lâu lắm, có lẽ từ thời thơ ấu, ông Diểu mới lại có
lần chạy như ma đuổi thế này.
(Trích “Muối của rừng” - Nguyễn Huy Thiệp, NXB Nhã Nam.)

4
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm). Những lí do nào đã khiến ông Diểu quyết định đi săn?
Câu 3 (0,5 điểm). Xác định điểm nhìn trần thuật trong câu văn in đậm.
Câu 4 (1,0 điểm). Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của “sự tĩnh lặng bình thản của rừng”
trong câu văn: “Mưa xuân mỏng và mịn. Thời tiết ấm. Dễ đến rất lâu ông Diểu mới lại có dịp
ngồi yên thế này, không nghĩ gì, không buồn, không vui, không lo lắng, cũng không tính toán. Sự
tĩnh lặng bình thản của rừng xuyên suất qua ông.”
Câu 5 (1,0 điểm). Nêu ý nghĩa của tiếng rú trong câu văn: “Từ dưới sâu hun hút vang lên tiếng
rú thê thảm của con khỉ nhỏ. Trong ký ức của ông chưa hề có tiếng rú nào tương tự thế này.”
Câu 6 (1,5 điểm). Thông điệp nào trong văn bản để lại cho anh/chị suy nghĩ nhiều nhất? Chia sẻ
bằng một đoạn văn ngắn từ 5-7 dòng.

II. VIẾT (5,0 điểm)


Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nhân vật ông Diểu trong đoạn trích trên thuộc
truyện ngắn “Muối của rừng” của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.

5
TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II
BỘ MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: NGỮ VĂN 10

KIẾN THỨC
Bài 7: Thơ tự do Bài 8: Văn nghị luận
ĐỌC
- Các yếu tố về hình thức: nhân vật trữ - Nhận biết và phân tích được nội dung,
tình, hình ảnh, từ ngữ,… mối quan hệ, cách sắp xếp của luận đề,
- Các yếu tố về nội dung: cảm hứng chủ luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu và
đạo, chủ đề, đề tài (đề tài quê hương, đất vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn
nước),… bản nghị luận.
- Xác định được mục đích, quan điểm của
người viết và ý nghĩa, tác động của văn
bản đối với bản thân.
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Phân tích được giá trị của một số biện Nhận biết, phân tích và sửa lỗi về tính
pháp tu từ đã học. mạch lạc, tính liên kết của đoạn văn và
văn bản.
VIẾT
Viết được văn bản nghị luận phân tích, Viết được văn bản nghị luận phân tích,
đánh giá một khía cạnh của tác phẩm thơ. đánh giá một tác phẩm truyện hoặc một
đoạn trích trong truyện.
NÓI VÀ NGHE
Biết giới thiệu, đánh giá một tác phẩm Biết giới thiệu, đánh giá, thuyết trình về
thơ. vẻ đẹp của tác phẩm văn chương.

KẾT CẤU ĐỀ (90 phút)


I. Đọc hiểu (5.0 điểm)
Hình thức: trả lời câu hỏi ngắn
Nội dung:
+ Văn bản thuộc thể loại văn nghị luận, văn bản thông tin; thơ tự do,…
+ Kiến thức đọc hiểu văn bản: phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, nhan đề, ý nghĩa hình ảnh,
chi tiết…
II. Viết (5.0 điểm)
Hình thức tự luận.
Nội dung:
- Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ tự do (phân tích, đánh giá các yếu
tố nội dung như đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng,..các yếu tố nghệ thuật: thể loại, nhân vật trữ
tình, hình ảnh, từ ngữ, bút pháp nghệ thuật,…)
- Viết bài văn nghị luận văn học phân tích, đánh giá về một tác phẩm truyện ngắn hoặc đoạn trích
trong tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết (nhân vật, tình huống, chi tiết đặc sắc,……)
ĐỀ MINH HỌA

6
SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
TRƯỜNG THPT YÊN HÒA NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 10
ĐỀ MINH HOẠ (1) Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Anh ngã xuống trên đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công

Anh tên gì hỡi Anh yêu quý!


Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng – đứng – Việt – Nam tạc vào thế kỉ:

Anh là chiến sĩ Giải phóng quân


Tên Anh đã thành tên đất nước
Ôi anh Giải phóng quân!
Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân
(“Dáng đứng Việt Nam” – Lê Anh Xuân)
Chú thích:
“Dáng đứng Việt Nam” là thi phẩm cuối cùng của nhà thơ – chiến sĩ Lê Anh Xuân, được viết
vào tháng 3/1968 trong những ngày khói lửa của cuộc Tổng tiến công mùa xuân Mậu Thân. Tác
giả đã hi sinh hai tháng sau đó tại vùng phụ cận Sài Gòn khi tuổi đời còn rất trẻ, để lại mùa xuân
của cuộc đời cho mùa xuân đất nước.

Câu 1.(0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?
Câu 2.(0,5 điểm) Nêu chủ thể trữ tình trong bài thơ “Dáng đứng Việt Nam”?
Câu 3.(0,5 điểm) Xác định đề tài của bài thơ trên?
Câu 4.(1,0 điểm) Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:

7
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý!
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Câu 5.(1,5 điểm) Anh/chị hiểu ý nghĩa của các dòng thơ sau như thế nào?
Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát màu xuân.
Câu 6.(1,0 điểm) Qua bài thơ, anh/chị có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam với
đất nước.

II. VIẾT (5,0 ĐIỂM)


Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét nghệ thuật đặc sắc trong
bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân.

8
SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
TRƯỜNG THPT YÊN HÒA NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 10
ĐỀ MINH HOẠ (2) Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
VỀ BÀI THƠ ÔNG ĐỒ CỦA VŨ ĐÌNH LIÊN
(1)Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cải tiêu
điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông độ là bút mực,
nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện
những chuyện dâu bể", hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà
thấm. Màn mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy, cũng chỉ tám dòng,
bốn mươi chữ đủ nói hết những bước chốt của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này với
đoạn trên; mực với mực, giấy với giấy, người với người càng cho ta thấy cái thảng thốt, xót xa
của sự biến thiên.
(2)Có một khoảng thời gian trôi qua, khoảng trắng của đoạn thơ, trước khi vào bốn dòng
kết:
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đổ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Hãy trở lại với dòng thơ đầu bài “Mỗi năm hoa đào nở" để thấy quy luật cũ không còn
đúng nữa. Ông đồ đã kiên nhẫn “vẫn ngồi đấy", nhưng năm nay không còn kiên nhẫn được nữa:
“Không thấy ông đồ xưa.". Ông đã cố bám lấy xã hội hiện đại, những người hiện đại chúng ta đã
thấy sự cố sức của ông, đã thấy ông chới với, nhưng chúng ta đã không làm gì, để đến bây giờ
quay nhìn lại, mới biết ông bị buông rơi tự bao giờ. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một
người mà là bóng dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta. Đến
bây giờ, chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi. Chúng ta hỏi nhau hay tự hỏi mình?
Hỏi hay khấn khứa tưởng niệm, hay ân hận sám hối? Hai dòng thơ hàm súc nhất của bài, chúng
ta đọc được ở đấy số phận của ông đổ và nhất là đọc được thái độ, tình cảm của cả một lớp người
đối với những gì thuộc về dân tộc. Về ngữ pháp, dòng thơ này rất lạ, nhưng không thấy cộm:
“Những người muôn năm cũ". “Muôn năm" thật ra chỉ vài ba năm, nhưng nói “muôn năm" mới
đúng, thời ông đồ đã xa lắc rồi, đã lẫn vào những bút, những nghiên rất xa trong lịch sử, Chữ
“muôn năm cũ" của dòng trên dội xuống chữ “bây giờ" của dòng dưới càng bâng khuâng, luyến
nhớ. Dòng thơ không phải là nỗi đau nức nở, nó chỉ như một tiếng thở dài cảm thương, nuối tiếc
khôn nguôi.
(Theo VŨ QUẦN PHƯƠNG, Tác phẩm văn học 1930 – 1975, tập 1, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1990)

Câu 1.(0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

9
Câu 2.(0,5 điểm) Anh/chị hãy chỉ ra luận điểm chính của văn bản Về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình
Liên?
Câu 3.(0,5 điểm) Ở đoạn văn (1) tác giả Vũ Quần Phương đã sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 4.(1,0 điểm) Đoạn văn: “Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người mà là bóng
dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta. Đến bây giờ, chúng ta
mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi. Chúng ta hỏi nhau hay tự hỏi mình? Hỏi hay khấn khứa
tưởng niệm, hay ân hận sám hối?”, tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu nào? Theo anh/chị, kiểu câu
ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện thông điệp, giọng điệu, sắc thái của người viết?
Câu 5.(1,0 điểm) Khoảng thời gian “một thời tàn” được tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến trong
văn bản có ý nghĩa như thế nào?
Câu 6.(1,5 điểm) Theo anh/chị, thế hệ trẻ có cần giữ gìn văn hoá truyền thống không? Vì sao?
II. VIẾT (5,0 ĐIỂM)

[…]
Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!) Hôm nay nhận được tin em
Cũng vào du kích Không tin được dù đó là sự thật
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!) Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Giữa cuộc hành quân không nói được một Đau xé lòng anh, chết nửa con người!
lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại... Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi... Có những ngày trốn học bị đòn roi...
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Hoà bình tôi trở về đây Có một phần xương thịt của em tôi!
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày ( Trích “Quê hương”- Giang Nam)
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa...
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng...

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên.
-------------
Chú thích:
Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được tác giả viết năm 1960 khi nhận được thông tin vợ và
con ông bị giết hại trong nhà tù Phú Lợi. Song thật may đây là thông tin nhầm lẫn. Vợ và con
ông đã được thả năm 1962 do địch không tìm ra căn cứ để kết tội. Có thể nói, đây là bài thơ
hay nhất của nhà thơ Giang Nam.

10

You might also like