You are on page 1of 1

1.

Monolithic Structure - Original UNIX (Cấu trúc nguyên khối)


Cấu trúc này được sử dụng trong các phiên bản ban đầu của hệ điều hành UNIX. Trong cấu trúc
này, toàn bộ hệ điều hành được triển khai như một khối duy nhất
- UNIX – do giới hạn về chức năng phần cứng nên Original UNIX cũng có cấu trúc rất giới hạn
- UNIX: gồm hai phần tách rời nhau
 Nhân (cung cấp hệ thống tập tin, lập lịch CPU, quản lý bộ nhớ và một số chức năng khác)
 Chương trình hệ thống
- Ưu điểm: Đơn giản, hiệu suất cao
- Nhược điểm: Khó bảo trì, không linh hoạt khi mở rộng
2. Layered Approach (Cấu trúc phân tầng)
Hệ điều hành được chia thành các lớp hoặc tầng, mỗi tầng chịu trách nhiệm cho một loại công
việc cụ thể. Các tầng này liên kết với nhau theo cách phân cấp
 Lớp dưới cùng (lớp 0) là phần cứng
 Cao nhất (lớp N) là giao diện người dùng.
- Với tính mô-đun, các lớp được chọn sao cho mỗi lớp chỉ sử dụng các chức năng và dịch vụ của
các lớp cấp thấp hơn
- Ưu điểm: Dễ bảo trì, linh hoạt khi mở rộng, phân chia công việc rõ ràng
- Nhược điểm: Có thể gặp vấn đề hiệu suất do phân chia công việc giữa các tầng
3. Microkernels (vi nhân)
Cấu trúc này chia hệ điều hành thành những thành phần nhỏ gọn, chủ yếu là các chức năng cơ
bản như quản lý bộ nhớ, lập lịch và giao tiếp. Chuyển các chức năng này từ kernel space sang
user space. Việc giao tiếp giữa các module qua cơ chế truyền thông điệp
- Ưu điểm: Dễ bảo trì, linh hoạt khi mở rộng, có thể thay đổi các dịch vụ mà không làm ảnh hưởng
đến hệ thống toàn bộ.
- Nhược điểm: Có thể làm giảm hiệu suất
4. Modules
Cấu trúc này tổ chức hệ điều hành thành các module độc lập, mỗi module thực hiện một nhiệm
vụ cụ thể. Các module có thể được kết hợp lại theo nhu cầu, tạo ra một hệ điều hành tùy chỉnh.
- Nhiều hệ điều hành hiện đại thiết kế theo kiểu: loadable kernel modules (LKMs)
 Sử dụng cách tiếp cận hướng đối tượng
 Mỗi core thành phần là tách biệt nhau
 Trao đổi thông qua các interfaces
 Mỗi module như là một phần của nhân
- Nhìn chung, cấu trúc Modules giống với cấu trúc Layer nhưng phức tạp hơn
 Ví dụ: Linux, Solaris
- Ưu điểm: Linh hoạt, dễ mở rộng, có thể tùy chỉnh.
- Nhược điểm: Đòi hỏi có kiến thức cao để phát triển và bào trì
5. Hybrid Systems (Hệ thống lai)
- Hầu hết hệ điều hành hiện đại hiện giờ không thật sự theo một cấu trúc chuẩn nào thuần túy.
Chúng là sự kết hợp của nhiều cách tiếp cận để đạt được hiệu suất, bảo mật và nhu cầu sử
dụng tốt nhất.
 Nhân Linux và Solaris theo cấu trúc kết hợp không gian địa chỉ kernel, cấu trúc
monolithic và modules
 Nhân Windows hầu như theo cấu trúc liền khối, cộng với cấu trúc vi nhân cho các hệ
thống cá nhân khác nhau
- Ưu điểm: Kết hợp các ưu điểm của các cấu trúc khác nhau
- Nhược điểm: Phức tập, đòi hỏi nhiều công sức trong thiết kế và triển khai

You might also like