You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA: LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ


..........o0o...........

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ


GIỮA VẬT CHẤT VỚI Ý THỨC VÀ VẬN DỤNG VÀO
CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Thương


Mã sinh viên : 2114110316
Số thứ tự : 87
Lớp tín chỉ : TRI113.3
Giảng viên hướng dẫn : TS. Đào Thị Trang

Hà Nội, 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA: LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
..........o0o...........

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ


GIỮA VẬT CHẤT VỚI Ý THỨC VÀ VẬN DỤNG VÀO
CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Thương


Mã sinh viên : 2114110316
Số thứ tự : 87
Lớp tín chỉ : TRI113.3
Giảng viên hướng dẫn : TS. Đào Thị Trang

Hà Nội, 2022
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẬT CHẤT, Ý THỨC VÀ MỐI LIÊN
HỆ GIỮA CHÚNG...................................................................................................2
I. Vật chất...............................................................................................................2
II. Ý thức................................................................................................................3
III, Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức...6
IV. Ý nghĩa phương pháp luận mối quan hệ giữa vật chất và ý thức..............7
CHƯƠNG II. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY....................................................................................8
I. Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào mối quan hệ biện chứng
giữa kinh tế và chính trị........................................................................................8
II. Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vào mối quan
hệ giữa giáo dục và sự phát triển của nước ta....................................................9
PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................12
LỜI MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài:
Công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta sau vô vàn khó khăn, thử thách
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, cùng
với đó là sự bao vây, cấm vận của các thế hệ thù địch, phản động trong những thập
niên 80 của thế kỷ XX đã đem lại nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc công nghiệp
hóa hiện đại hóa, phát triển kinh tế, xã hội đồng thời mở rộng quan hệ ngoại giao với
các nước bạn, từ đó làm vững chắ vị thế của người Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên do ưu thế về vốn công nghiệp thị trường thuộc về các nước phát
triển, khiến cho các nước chậm phát triển và đang phát triển đứng trước những thách
thức to lớn. Nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực vẫn là thách
thức to lớn và gay gắt do điểm xuất phát của nước ta quá thấp, lại phải đi lên từ môi
trường cạnh tranh quyết liệt. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta buộc phải đồng
thời đẩy mạnh đổi mới công cuộc toàn diện mà được vận dụng từ mối liên hệ giữa vật
chất và ý thức, điển hình là đổi mới chính trị đi kèm đổi mới nền kinh tế bởi kinh tế và
chính trị có mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời, đổi mới nhận thức dẫn đến chuyển
dịch cơ cấu thị trường,...

Trong khi đó, vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa chúng là vấn đề cơ bản của
Triết học Marx – Lenin từ thuở sơ khai, là nền tảng cấu thành khách quan, tư duy, suy
nghĩ và cách nhìn nhận cuộc sống của con người về mọi vật từ vũ trụ, thế giới và về
chính con người. Chính vì lẽ đó mà Triết học Marx – Lenin đóng vai trò làm kim chỉ
nam của Cách mạng Việt Nam và việc nắm bắt và hiểu những quy luật của Triết học
Marx – Lenin sẽ là tiền đề để đưa ra những quyết sách, chính sách đẩy mạnh sự phát
triển của Đất nước, giúp cho công cuộc đổi mới, xây dựng kinh tế nước ta ngày càng
giàu mạnh.

Với lý do nêu trên, em đã quyết định chọn đề tài: ‘Quan điểm duy vật biện
chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức và vận dụng vào công cuộc đổi mới ở
nước ta hiện nay’ cho bài tiểu luận lần này của mình. Trong quá trình thực hiện, em
hẳn là sẽ không tránh khỏi sai sót và em hi vọng rằng có thể được nhận góp ý, những
lời xét của cô ạ.
 Mục đích nghiên cứu:
- Hiểu rõ hơn khái niệm “vật chất”, “ý thức” và những đặc tính, mối quan hệ giữa
chúng trong Triết học nói riêng và trong Triết học Marx – Lenin nói riêng.
- Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức đã tìm và hiểu được vào các khía cạnh
cụ thể trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay.

1
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẬT CHẤT, Ý THỨC VÀ MỐI LIÊN HỆ


GIỮA CHÚNG.
I. VẬT CHẤT
1. Phạm trù vật chất

a, Quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất

Trước Mác, chủ nghĩa Duy tâm thừa nhận sự tồn tại của sự vật, hiện tượng vật
chất nhưng lại phủ định tính tồn tại khách quan của vật chất, cho rằng vật chất là do ý
thức sinh ra, còn quan điểm của Chủ nghĩa Duy vật trước Mác vào thời kì cổ đại đồng
nhất vật chất với những dạng tồn tại cụ thể cảm tính và cho rằng những yếu tố đó là
khởi nguyên của thế giới, ví dụ: đất, nước, lửa,....

Theo Triết học Trung Quốc quan niệm vật chất là những chất tự có, ấy là: kim-
mộc-thủy-hỏa-thổ (thuyết Ngũ Hành), phái Sàmkhya (Ấn Độ) cho rằng đó là Pràkriti
(vật chất ở dạng tinh tế, tiềm ẩn, chứa đựng năng lực vận động) hay Pradhana...

Theo nhà Triết học Democritus, vật chất là nguyên tử (phần tử bé nhất, cứng,
không thể xâm nhập, không thể cảm giác, không thể phan chưa, không nhận biết được
bằng tư duy).

Cho đến thời kì cận đại, với nhiều thành tựu về Khoa học tự nhiên vào thế kỉ
17, 18 và vật lý học vi mô vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỷ 20 giúp con người đi sâu
nghiên cứu, có những phát hiện mới về vật chất tuy nhiên ở thời kỳ này lại các quan
điểm chưa hiểu bản chất của ý thức cũng như mối quan hệ giữa vật chất và ý thức,
không tìm được cơ sở để xác định những biểu hiện của vật chất trong đời sống xã hội
nên cũng không có cơ sở để đứng trên quan điểm duy vật khi giải quyết các vấn đề xã
hội trên quan điểm duy vật. Những quan điểm của chủ nghĩa duy vật về vật chất trước
Marx còn có nhiều hạn chế, chính vì thế mà dẫn đến một quan điểm duy vật không
triệt để: áp dụng duy vật khi giải quyết những vấn đề về giới tự nhiên nhưng khi giải
quyết các vấn đề xã hội, các nhà duy vật lại có xu hướng sử dụng các quan điểm duy
tâm.

b. Quan niệm về vật chất của Karl Marx và F.Engels

F.Engels đã đưa ra quan điểm đột phá về bản chất của vật chất, thoát ly hẳn
khỏi những quan điểm hạn chế từ thời kì cổ đại, rằng: Vật chất bản thân nó là một
phạm trù của triết học, khác với bản thân các sự vật, hiện tượng cụ thể của thế giới vật
chất. Ông rút ra, vật chất với tính cách là vật chất, một sự sáng tạo thuần túy của tư
duy, và là một trừu tượng thuần túy, không có sự tồn tại cảm tính.

2
Tuy nhiên, sáng tạo thuần túy của tư duy ở đây không phải là sự sáng tạo tùy
tiện của tư duy con người mà là kết quả của con đường trừu tượng hóa của tư duy con
người về các sự vật, hiện tượng có thể nhận biết được bằng giác quan với đặc điểm
chung là tính tồn tại độc lập với ý thức.

Karl Marx thì đã vận dụng đúng đắn các quan điểm duy vật biện chứng về vật
chất để giải quyết các vấn đề chính trị-xã hội. Rút ra được rằng vật chất trong xã hội
chính là tồn tại của chính bản thân con người cùng với những điều kiện sinh hoạt vật
chất của con người, hoạt động vật chất và những quan hệ vật chất giữa người với
người.

c, Định nghĩa về vật chất của Lenin

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Duy vật Biện chứng, Lenin đã đưa ra định
nghĩa vật chất mang tính khái quát hóa và trừu tượng hóa rất cao. Vật chất là một
phạm trù triết học được dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người
trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh lại và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác. Trong đó, thuộc tính “thực tại khách quan” là thuộc tính
phổ biến của mọi tồn tại vật chất, là thuộc tính quan trọng nhất được Lenin nhiều lần
nhấn mạnh. Vật chất là tồn tại có thực bên ngoài, độc lập và không phụ thuộc vào cảm
giác, ý thức con người. Dù con người có nhận thức hay không nhận thức được, đã biết
đến hay chưa biết đến thì vật chất vẫn tồn tại. Thuật ngữ “khách quan” rất quan trọng,
vì nó nói lên cái thuộc tính cơ bản, phân biệt vật chất với ý thức. Với định nghĩa này,
Lenin đã giải quyết đúng đắn và triệt để cả hai mặt vấn đề cơ bản của Triết học trên
lập trường Duy vật biện chứng.
II. Ý THỨC
1. Nguồn gốc của ý thức

a, Nguồn gốc tự nhiên (điều kiện cần)

Nguồn gốc tự nhiên của ý thức bao gồm bộ óc con người và thế giới khách
quan đều là các trình độ phản ánh của Thế giới vật chất. Trong đó, phản ánh là sự ghi
lại tái tạo lại đặc điểm của 1 hệ thống vật chất này ở 1 hệ thống vật chất khác trong quá
trình tác động qua lại giữa chúng.

Các trình độ phản ánh của Thế giới vật chất gồm:

- Giới tự nhiên Sinh học để phản ánh sinh học được chia ra thành 5 nhóm cấp bậc phát
triển từ thực vật đến con người

+ Thực vật: tính kích thích

+ Động vật chưa có thần kinh: Tính cảm ứng

3
+ Động vật có hệ thần kinh: Phản xạ vô điều kiện

+ Động vật bậc cao: phản ánh tâm lý

+ Con người: ý thức

Bộ óc con người và mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo ra quá
trình phản ánh năng động, sáng tạo và đây chính là nguồn gốc tự nhiên của ý thức

b, Nguồn gốc xã hội (điều kiện đủ)

Lao động

- Là phương thức tồn tại, là hoạt động đặc thù của con người, làm con người khác với
các loài động vật khác.

- Con người đã phát hiện, chế tạo và sử dụng công cụ lao động để tạo ra của cải vật
chất.

- Là hoạt động có mục đích, tác động vào thế giới khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu

con người.

- Lao động giúp con người cải biến giới tự nhiên và hoàn thiện chính mình.

Ngôn ngữ

- Được hình thành trong lao động và nhờ có lao động.

- Là hệ thống tín hiệu vất chất mang nội dung, truyền tải ý thức.

- Vai trò: tổng kết thực tiễn, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, truyền lại kiến thức từ thế
hệ này sang thế hệ khác.

- Các loại ngôn ngữ: ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết.

Ngôn ngữ là cái thể hiện ra bên ngoài của tư duy. Cái thể hiện ra này chính là cái vỏ
vật chất,

từ đó giúp truyền đạt kiến thức, tư tưởng, … nói chung là tư duy.

c. Bản chất của ý thức

- Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực khách quan

trên cơ sở hoạt động thực tiễn. Thể hiện ở khả năng hoạt động tâm-sinh lý của con
người trong quá trình tiếp nhận, chọn lọc và sáng tạo thông tin. Đồng thời phản ánh
thông qua quá trình con người sáng tạo những ý tưởng, giả thuyết,... để làm giàu đời
sống tinh thần cũng như trong các hoạt động khoa học, nghiên cứu, sản xuất.

4
- “Ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan” - V.I.Lenin

Ý thức là phản ánh khách quan thế giới vật chất thông qua các giác quan theo lăng
kính

chủ quan, bị tác động bởi tâm tư, suy nghĩ, tình cảm, v.v. của chủ thể ý thức.

- Ý thức là hiện tượng xã hội, mang bản chất xã hội.

Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối chủ
yếu

của các quy luật xã hội. Ý thức sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu và thực tiễn của xã

hội.

d. Kết cấu của ý thức

Kết cấu của ý thức bao gồm: Tri thức, Tự ý thức, Tình cảm , Tiềm thức, Niềm
tin, Vô thức, Lý trí, Ý chí. Trong đó, ba yếu tố cơ bản nhất là Tri thức, Tình cảm và Ý
chí.

Tri thức

- Là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển.

- Là nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các
yếu

tố khác.

Tình cảm
- Là những rung động biểu hiện thái độ của con người trong các quan hệ

- Là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành từ sự kahsi
quát

những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh.

- Biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống của con người, là một yếu tố phát

huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức và thực tiễn.

Ý chí

- Là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người nhằm vượt qua những cản trở

trong quá trình thực hiện mục đích.

- Được coi là mặt năng động của ý thức, một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở

5
đó, con người tự ý thức được mục đích của hành động nên tự đấu tranh với bản thân và

ngoại cảnh để đạt được mục đích đã đề ra.

Niềm tin

- Tri thức là yếu tố cơ bản cấu thành niềm tin. Không có tri thức thì không có ý thức và
vì vậy cũng không có niềm tin, niềm tin là SP cảu XH, là phản ánh hiện thực khách
quan.
III, QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định:

‘Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng. Trong mối quan hệ
này, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý
thức, song, ý thức không hoàn toàn thụ động mà nó có thể tác động trở lại vật chất
thông qua hoạt động thực tiễn của con người.’

1. Vật chất quyết định sự ra đời, nội dung, sự biến đổi, sự vận động và phát
triển của ý thức

Lenin đã đưa ra một định nghĩa toàn diện sâu sắc và khoa học về phạm trù vật
chất “Vật

chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại phản ánh và được tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác”. Từ định nghĩa của Lenin đã khẳng định vật chất là thực
tại khách quan vào bộ não của con người thông qua tri giác và cảm giác. Thật vậy vật
chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định nội dung của ý thức.

Thứ nhất, phải có bộ óc của con người phát triển ở trình độ cao thì mới có sự ra
đời của ý thức. Phải có thể giới xung quanh là tự nhiên và xã hội bên ngoài con người
mới tạo ra được ý thức, hay nói cách khác ý thức là sự tương tác giữa bộ não con
người và thế giới khách quan.

Ta cứ thử giả dụ, nếu một người nào đó sinh ra mà bộ não không hoạt động
được hay không có bộ não thì không thể có ý thức được. Cũng như câu chuyện cậu bé
sống trong rừng cùng bầy sói không được tiếp xúc với xã hội loài người thì hành động
của cậu ta sau khi trở về xã hội cũng chỉ giống như những con sói. Tức là hoàn toàn
không có ý thức.

Thứ hai, là phải có lao động và ngôn ngữ đây chính là nguồn gốc xã hội của ý
thức. Nhờ có lao động mà các giác quan của con người phát triển phản ánh tinh tế hơn
đối với hiện thực... ngôn ngữ là cần nối để trao đổi kinh nghiệm tình cảm, hay là

6
phương tiện thể hiện ý thức. Ở đây ta cũng nhận thấy rằng nguồn gốc của xã hội có ý
nghĩa quyết định hơn cho sự ra đời của ý thức. Vật chất là tiền đề cho sự tồn tại và
phát triển của ý thức nên khi vật chất thay đổi thì ý thức cũng phải thay đổi theo.

2. Ý thức tác động trở lại vật chất

Ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ não con người
thông qua lao động mà ngôn ngữ. Nó là toàn bộ hoạt động tinh thần của con người
như: Tình cảm yêu thương, tâm trạng, cảm xúc, ý chí, tập quán, truyền thống, thói
quen quan điểm, tư tưởng, lý luận, đường lối, chính sách, mục đích, kế hoạch, biện
pháp, phương hướng. Các yếu tố tinh thần trên đều tác động trở lại vật chất một cách
mạng mẽ.

Lenin đã nói “ Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào
cách mạng”. Như vậy ý thức không hoàn toàn phụ thuộc vào vật chất mà ý thức có
tính độc lập tương đối vì nó có tính năng động cao nên ý thức có thể tác động trở lại
vật chất góp phần cải biến thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con
người. Ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan có tác dụng thấy đẩy hoạt động
thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất. Khi phản ánh đúng
hiện thực khách quan thì chúng ta hiểu bản chất quy luật vận động của các sự vật hiện
tượng trong thế giới quan.
IV. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT
CHẤT VÀ Ý THỨC
Dựa trên cơ sở quan điểm về bản chất năng động sáng tạo của ý thức, bản chất
vật chất của thế giới và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, nguyên tắc
phương pháp luận cơ bản, chung nhất đối với mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn
của con người đã được chủ nghĩa duy vật biện chứng xây dựng nên. Nguyên tắc này
là: trong mọi hoạt động thực tiễn đòi con người phải tôn trọng khách quan, đồng thời
phát huy tính năng động chủ quan của ý thức.

Tôn trọng khách quan là tôn trọng các quy luật tự nhiên và xã hội, tôn trọng
tính khách quan của vật chất. Có nghĩa là khi xem xét sự vật, hiện tượng cần đảm bảo
tính khách quan của sự vật, hiện tượng đó, không xuyên tạc, bóp méo sự thật. Đồng
thời cần phải tôn trọng và vận dụng theo quy luật khách quan, lấy thực tế khách quan
làm cơ sở cho mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn.

Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực của ý thức, của
nhân tố con người để nhận thức đúng quy luật khách quan. Đồng thời phải biết vận
dụng quy tắc khách quan trong việc xác định mục tiêu, kế hoạch và lựa chọn các
phương pháp tổ chức hoạt động hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra một cách

7
tốt nhất. Khắc phục các bệnh chủ quan duy ý chí, thái độ tiêu cực, bảo thủ, thụ động, ỷ
lại…
CHƯƠNG II. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CỦA
NƯỚC TA HIỆN NAY
I. VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC VÀO
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ.
Như chúng ta đã biết, giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng lẫn
nhau. Nhân tố vật chất giữ vai trò là cơ sở, quyết định, còn nhân tố ý thức là có tác
dụng trở lại đối với nhân tố vật chất. Trong nhiều trường hợp, nhân tố ý thức có tác
dụng quyết định đến sự thành bại của hoạt động con người. Điều này thể hiện rõ trong
tác động của đường lối, các chủ trương, chính sách đổi mới kinh tế của Đảng. Song xét
đến cùng, tác động của ý thức có tính tương đối, có điều kiện. Vai trò tích cực hay tiêu
cực của ý thức chỉ được trong một thời gian nhất định và điều kiện cụ thể.

Vì thế giới vẫn tồn tại khách quan và vận động theo qui luật khách quan đòi
hỏi ý thức phải biến đổi phù hợp với nó, và nếu là tiêu cực, ý thức sớm muộn sẽ bị đào
thải. Mặt khác, ý thức là cỏi cú sau, là cái phản ánh, hơn nữa vai trò của nó còn tuỳ
thuộc vào mức độ chính xác trong quá trình phản ánh hiện thực. Do vậy, xét toàn cục,
ý thức chỉ có được nếu nó thâm nhập vào quần chúng và tổ chức hoạt động.

Nếu như chúng ta đưa nó vào những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, thì chúng
ta có thể thấy rằng, giữa kinh tế (biểu hiện của vật chất) và chính trị (biểu hiện về ý
thức) cũng có mối quan hệ rằng buộc với nhau. Bởi vì, chúng ta thấy rằng, tình hình
kinh tế của một nước là cơ sở, là quyết định, song chính trị là cơ bản. Nếu kinh tế của
một nước giầu mạnh, nhưng chính trị không ổn định, đấu tranh giai cấp, tôn giáo giữa
các Đảng phái khác nhau.v.v…thì đất nước đó cũng không thể trở nên yên ấm và tồn
tại lâu dài được, cuộc sống của nhân dân tuy sung túc, đầy đủ nhưng luôn phải sống
trong lo âu, sợ hãi vì nội chiến, chết chóc.

Do đó, nếu chính trị của một nước mà ổn định, tuy nhiều Đảng khác nhau
nhưng vẫn qui về một chính Đảng thống nhất đất nước, và Đảng này vẫn đem lại sự
yên ấm cho nhân dân, thì nếu đất nước đó giầu thì cuộc sống của nhân dân ngày càng
ấm no, hạnh phúc, ngược lại nếu như nước đó nghèo thì cho dù chính trị ổn định đến
đâu thì cuộc sống của nhân dân sẽ trở nên khó khăn và sẽ dẫn đến đảo chính, sự sụp đổ
chính quyền để thay thế một chính quyền mới đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân hơn.

Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị thay đổi tuỳ theo từng hình thái kinh tế xã
hội. Con người trải qua năm hình thái xã hội: thời kỳ nguyên thuỷ, nô lệ, phong kiến,
tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Trình độ tổ chức quản lí và tính chất hiện đại
của nền sản xuất sẽ là nhân tố qui định trình độ hiện đại và mức sống của xã hội. Sản

8
xuất vật chất còn là nền tảng hình thành tất cả các quan hệ xã hội và đời sống tinh thần
của xã hội. Hiện thực lịch sử đã chỉ ra rằng, mọi quan hệ của đời sống xã hội bao gồm
quan hệ chính trị. Nhà nước pháp quyền, đạo đức, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo…
đều hình thành và biến đổi phát triển gắn liền với cơ sở kinh tế và sản xuất nhất định.

Trong xã hội ấy, theo Mác quan hệ giữa người với người trong quá trình sản
xuất (quan hệ kinh tế) là quan hệ cơ bản nhất quyết định tất cả các quan hệ khác. Một
khi sản xuất phát triển, cách thức sản của con người thay đổi, năng suất lao động tăng,
mức sống được nâng cao thì các mối quan hệ và mọi mặt của đời sống xã hội cũng
thay đổi theo. Sản xuất vật chất hay kinh tế là cơ sở đầu tiên quan trọng nhất tham gia
vào quá trình phát triển và hoàn thiện các chức năng của con người, thoả mãn các nhu
cầu của con người và xã hội.
II. VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý
THỨC VÀO MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
NƯỚC TA.
Bước ra khỏi chiến tranh, có thể nói nước ta tụt hậu khá xa về mặt phát triển
kinh tế cũng như trình độ công nghệ so với phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, với
nỗ lực không ngừng nghỉ của Đảng và Nhà nước cùng sự đồng lòng của nhân dân, tính
đến nay, đất nước ta đã có những tiến bộ, những bước phát triển đột phá và dành được
nhiều thành tựu đáng tự hào trong công cuộc chuyển biến từ nền kinh tế quan liêu bao
cấp sang kinh tế thị trường. Gần đây nhất là:

- Trong 5 năm qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã cùng nhau tạo ra hơn 1.200 tỷ
USD giá trị GDP.

- Trong 5 năm, nền kinh tế nước ta đã tạo ra được hơn 8 triệu việc làm mới cho người
dân, thu nhập bình quân của người dân tăng gần 145%.

- Quy mô nền kinh tế tăng 1,4 lần so với đầu nhiệm kỳ, trở thành nền kinh tế có quy
mô đứng thứ 4 trong ASEAN.

- Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2016 - 2020 tăng từ 176,58 tỷ USD năm 2016 lên
gần 281,5 tỷ USD năm 2020. Tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2016 -2020 đạt trung
bình khoảng 11,7%/năm, cao hơn mục tiêu 10% đề ra tại Văn kiện Đại 12 của Đảng.

- Chất lượng tăng trưởng được cải thiện; năng suất lao động tăng bình quân 5,8%/năm,
cao hơn nhiều so với giai đoạn 2011-2015.

- Nợ công giảm từ 63,7% GDP đầu nhiệm kỳ xuống còn 55% năm 2019, dưới ngưỡng
an toàn do Quốc hội quy định.

- Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2020 được xếp thứ 42/131 nước,
đứng đầu nhóm 29 quốc gia có cùng mức thu nhập.

9
- Xếp hạng về phát triển bền vững của Việt Nam đã tăng từ thứ 88 năm 2016 lên thứ
49 năm 2020, cao hơn nhiều so với các nước có cùng trình độ phát triển kinh tế. Điều
này một lần nữa khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta.

Tất cả những thành tựu trên là kết quả của không chỉ những đường lối, chính
sách kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước mà còn của sự đầu tư phù hợp, chú ý đến
giáo dục của cả chính phủ lẫn người dân. Giáo dục là làm giàu tri thức, từ đó phát triển
ý thức. Thông qua giáo dục, con người biết cách để khai phá tiềm năng của não bộ -
dạng vật chất cấp cao quyết định ý thức.

Nhờ có quá trình này, xã hội loài người mới tiến được đến như ngày hôm nay.
Bằng cách học hỏi, nghiên cứu, thí nghiệm, truyền đạt, v.v. con người đã tạo ra những
vật chất vốn không có sẵn trong tự nhiên, khai phá những tiềm năng ẩn dấu của những
vật chất vốn có.

Ngược lại, ý tưởng để phát triển những vật chất mới đó lại đến từ những vật
chất vốn đã tồn tại. Nói cách khác, giáo dục là quá trình tác động của vật chất đến ý
thức để ý thức có khả năng tác động lại vật chất.

Một quốc gia với mặt bằng dân trí cao đương nhiên sẽ là một quốc gia phát
triển, đó là lí do vì sao xuất hiện hiện tượng “chảy máu chất xám”. Có thể khẳng định
rằng, so với thời điểm mới bước ra khỏi chiến tranh, nền giáo dục Việt Nam đã hoàn
toàn trở mình, kết quả không chỉ thể hiện ở những thành tựu phát triển kinh tế như đã
nêu trên, mà còn nằm ở mức độ phát triển văn hóa của người dân. Chúng ta đã thành
công đẩy lùi cũng như xóa bỏ nhiều những quan niệm, hủ tục sai lầm mà trước đây
khá phổ biến, có thể nói đến như tục tảo hôn. Bên cạnh đó, chỉ số phát triển con người
(HDI) của Việt Nam liên tục được cải thiện, thuộc nhóm các nước có mức phát triển
con người trung bình cao của thế giới; từ mức 0,654 năm 2010 (thứ hạng 114/189
quốc gia và vùng lãnh thổ) lên mức 0,694 năm 2017 (thứ hạng 116/189 quốc gia và
vùng lãnh thổ).

Nói tóm lại, sự phát triển cả giáo dục là kim chỉ nam cho sự phát triển của đất
nước, đặc biệt là ở thời kì hiện nay khi mà cách thức duy nhất để đẩy mạnh tốc dộ phát
triển là bắt kịp trình độ công nghệ. Máy móc đang dần thay thế con người, vì thế
chúng ta phải tận dụng thứ tài nguyên dy nhất vượt trội hơn -ý thức- để có thể giữ
vững vị trí của chính mình.

10
PHẦN KẾT LUẬN

Công cuộc đổi mới chưa bao giờ là dễ dàng, chúng ta cần phải nắm rõ và áp
dụng tư tưởng đúng đắn về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vào các kế
hoạch cụ thể trong tiến trình đổi mới. Điển hình là mối quan hệ giữa kinh tế - chính trị
và giáo dục – phát triển.

Với những biến động trước tình hình kinh tế của nhiều nước trên thếgiới đòi hỏi
Đảng và nhà nước phải kiên trì, giữ vững lòng tin, quyết tâm khắc phục khó khăn,
đồng thời phải tỉnh táo, nhạy bén thích ứng kịp thời với thực tế biến đổi từng ngày
từng giờ.

Quán triệt phương pháp luận của chủ nghĩa Marx Lenin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, vận dụng thành thạo phép duy vật biện chứng vào việc nghiên cứu và quản lý
kinh tế, phát huy mạnh mẽ quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong công cuộc đổi mới
nhằm tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, nhất định chúng ta sẽ trở thành những nhà
quản lý giỏi góp phần xứng đáng vào công cuộc đổi mới của đất nước, tạo điều kiện để
nền kinh tế Việt Nam phát triển cao, từ đó nâng cao vị trí Việt Nam trên chính trường
quốc tế, góp phần củng cố sự ổn định về chính trị của đất nước. Đó là lương tâm của
những người làm công tác quản lý kinh tế - chính trị.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1)

Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin - Bộ


Giáo dục và Đào tạo.
(2) Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới – Phần I (Đại hội VI, VII, VIII, IX) – Đảng
cộng sản Việt Nam.

(3) Tạp chí Triết học - http://philosophy.vass.gov.vn/ – PSG.TS. Nguyễn Tài Đông,
Tổng Biên tập

12
13

You might also like