You are on page 1of 9

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIÊN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ - LUẬT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HƯỚNG DẪN
VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP
(Đối với Sinh viên Khóa 13)

I. Mục đích yêu cầu


- Để thống nhất trong quá trình hướng dẫn và thực hiện công tác thực tập doanh
nghiệp (TTDN) đối với giảng viên, HSSV tại Khoa Kinh tế - Luật Trường Cao đẳng Kiên
Giang;
- Nhằm có cơ sở chung trong quá trình chấm báo cáo thự tập;
- Tất cả giảng viên, HSSV thuộc Khoa Kinh tế - Luật đảm bảo thực hiện theo đúng
hướng dẫn đã ban hành.
Khoa Kinh tế - Luật ban hành hướng dẫn viết báo cáo thực tập doanh nghiệp đối
với HSSV thuộc Khoa như sau:
II. Nội dung
1. Kết cấu của báo cáo thực tập doanh nghiệp
Kết cấu đề nghị cho một báo cáo thực tập theo hướng công việc thực tế
được phân công gồm lời mở đầu, các chương và kết luận, cụ thể như sau:

LỜI MỞ ĐẦU
1. Mục đích thực tập
2. Phạm vi của thực tập
3. Nhiệm vụ thực tập
4. Kết cấu của báo cáo thực tập

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị thực tập.
1.2. Mô tả vị trí, chức năng của đơn vị thực tập.
1.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của đơn vị.
1.4. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của đơn vị
1.5. Giới thiệu phòng ban/bộ phận được bố trí làm việc
1.5.1. Sơ đồ tổ chức phòng ban/bộ phận
1.5.2. Nhiệm vụ từng vị trí trong phòng ban/bộ phận
1.5.3. Các mối quan hệ tác nghiệp

Chương 2
NỘI DUNG BÁO CÁO

2.1. Báo cáo nội dung công việc được phân công
2.1.1. ……
2.1.2. ……
2.2. Mô tả quy trình làm việc hàng ngày, các vấn đề thực tế phát sinh và xử
lý (nếu có)
2.3. Đánh giá kết quả cá nhân đạt được qua công việc được phân công
Yêu cầu: Có minh chứng thực tế cụ thể cho các đánh giá dưới đây:
- Mức độ áp dụng kiến thức chuyên môn được đào tạo vào thực tế.
- Mức độ hiểu biết về các nghiệp vụ/quy trình thực tế tại đơn vị thực tập có liên quan đến
công việc được phân công.
- Mức độ và phạm vi thực hành các kỹ năng sống & làm việc (Kỹ năng ứng xử, kỹ năng
làm việc nhóm, kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc với lãnh đạo, ngoại
ngữ....)
- Những trải nghiệm và học hỏi kinh nghiệm thực tiễn (Kinh nghiệm tìm việc, tiếp cận cơ
quan thực tế, kinh nghiệm giải quyết vướng mắc trong quan hệ, kinh nghiệm sử dụng các
phương tiện làm việc, kinh nghiệm tìm kiếm thông tin cho công việc….)
- Đánh giá chung mức độ hoàn thành công việc được phân công (tinh thần thái độ, tính
kỉ luật, trách nhiệm, tính sáng tạo, mức độ hài lòng đối với công việc của bản thân và
của tập thể, đồng nghiệp)

Chương 3
NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VÀ BÀI HỌC

3.1. Nhận xét


- Thuận lợi
- Khó khăn
- So sánh sự khác biệt giữa tình hình thực tiễn tại đơn vị thực tập với
lý thuyết học ở trường hoặc nêu được sự khác biệt.
3.2. Các kiến nghị (Đối với Trường, Khoa chuyên môn, đơn vị thực tập)
3.3. Bài học rút ra được sau đợt thực tập
3.3.1. Cách thức thực hiện công việc
3.3.2. Kỹ năng
3.3.3. Thái độ
KẾT LUẬN
Tổng hợp lại các kết luận cơ bản liên quan đến công việc nghiên cứu cũng như giá
trị đóng góp của báo cáo về mặt thực tiễn cũng như lý luận.

Lưu ý: Tên và nội dung cụ thể của các chương được đặt theo từng công việc
hoặc chủ đề phù hợp thực tế.

2. Trình bày báo cáo thực tập


2.1. Thứ tự sắp xếp các phần của báo cáo
Nội dung của báo cáo thực tập doanh nghiệp được sắp xếp theo thứ tự như sau:
1. Trang bìa cứng A4 màu che bằng trang nhựa bên ngoài (theo mẫu);
2. Trang bìa phụ (nội dung như bìa cứng, in giấy trắng);
3. Lời cảm ơn;
4. Nhận xét của đơn vị thực tập có con dấu bản photo (theo mẫu BM-TT-05) (bản
chính nộp kèm cùng với báo cáo)
5. Nhận xét của giảng viên hướng dẫn (theo mẫu);
6. Giấy quyết định của trường đưa sinh viên đi thực tập (bản photo);
7. Mục lục;
8. Danh mục từ viết tắt;
9. Danh mục các bảng biểu;
10. Danh mục các hình vẽ, đồ thị;
11. Nội dung chính (Lời mở đầu, chương 1, chương 2, chương 3, kết luận);
12. Phụ lục (báo cáo quá trình thực tập theo tháng, nhật ký thực tập (nếu có), quy trình
thủ tục…);
13. Tài liệu tham khảo;
14. Trang bìa cứng màu sau cùng.
2.1. Yêu cầu về trình bày
- Trang bìa thiết kế theo mẫu quy định của Khoa.
- Số trang được đánh ở giữa, phía trên mỗi trang giấy, bắt đầu từ trang Lời mở đầu
trở đi.
- Các tiêu đề chính (Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục các bảng, Lời
mở đầu, …) sử dụng kiểu chữ in hoa, đứng (Regular), đậm (Bold), cỡ chữ 13 hoặc 14.
- Toàn bộ nội dung sử dụng mã Unicode, kiểu chữ (font) Times New Roman, cỡ
chữ (size) 13 hoặc 14, mật độ chữ bình thường (Character Spacing ở chế độ «Normal»),
khoảng cách dòng (Line Spacing) 1.5 lines, lề trên 2 cm, lề dưới 2cm, lề trái 3,5cm, lề
phải 2cm.
- Báo cáo được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210x297 mm), dày không quá
50 trang.
- Nội dung của Lời mở đầu được đánh số thứ tự (1,2,3…)
- Các chương mục, tiểu mục phải ghi rõ và đánh số thứ tự theo quy tắc:
Chương 1: …………….
1.1………………
1.1.1………………
1.1.1.1…………….
Chương 2: …………….
2.1………………
2.1.1………………
2.1.1.1…………….
Chương 3: …………….
3.1………………
3.1.1………………
+ Chú ý sự cân đối giữa các nội dung với nhau.
+ Tiêu đề chương sử dụng kiểu chữ in hoa, đậm với cỡ chữ bằng cỡ chữ trong báo
cáo thực tập doanh nghiệp (13 hoặc 14).
+ Tiêu đề của mục (1.1, 1.2 …) sử dụng kiểu chữ thường, đứng (Regular), đậm
(Bold).
+ Tiêu đề của nhóm tiểu mục (1.1.1, 1.1.2, …) sử dụng kiểu chữ thường, nghiêng
(Italic), đậm (Bold).
+ Tiêu đề của tiểu mục (1.1.1.1, 1.1.1.2, …) sử dụng kiểu chữ thường, nghiêng
(Italic).
- Phần Phụ lục trình bày các nội dung có liên quan đến báo cáo thực tập (phiếu báo
cáo quá trình thực tập, đề cương thực tập nếu có…) hoặc các tài liệu gốc được dùng làm
báo cáo. Nếu có nhiều hơn 2 phụ lục thì các phụ lục phải được phân biệt bằng số (Phụ lục
1, Phụ lục 2, …) hoặc bằng chữ cái (Phụ lục A, Phụ lục B, …) và phải có tên.
Ví dụ: Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH A
Phụ lục 2: Các chứng từ của công ty TNHH A
Phụ lục 3: Các phiếu báo cáo quá trình thực tập
2.3. Cách trình bày bảng, biểu số liệu, đồ thị, hình vẽ
- Tất cả các bảng biểu, hình vẽ, đồ thị, sơ đồ phải đánh số gắn với số chương, ví
dụ Bảng 1.2 có nghĩa là bảng thứ hai trong chương 1.
- Tất cả các bảng trong báo cáo đều phải thống nhất về hình dạng, có đơn vị tính
rõ ràng, có nguồn số liệu.
- Ví dụ: trong chương 1 có bảng số 2 được trình bày như sau:
Bảng 1.2: Tình hình tài chính tại công ty ABC
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2019 2020 So sánh
Doanh thu
Lợi nhuận
Nguồn: Báo cáo thường niên công ty ABC năm 2019, 2020
- Ví dụ: trong chương 2 có hình số 1 được trình bày như sau:
Hình 2.1: Quy trình khảo sát và tìm kiếm khách hàng

Nguồn: Phòng kinh doanh của ngân hàng XYZ

2.4. Hướng dẫn lập danh mục tài liệu tham khảo:
- Liệt kê các tài liệu đã được người viết thực sự tham khảo để thực hiện báo cáo thực
tập.
- Tài liệu tham khảo phải được công bố công khai, có nguồn gốc rõ ràng như báo cáo
tài chính, báo cáo thường niên, giáo trình, các bài báo được đăng trên các tạp chí khoa
học.
- Tất cả tên các tác giả đều không được sử dụng chức danh hay học vị và phải sắp xếp
toàn bộ TÊN tác giả trên tài liệu tham khảo theo thứ tự a, b, c.
- Danh mục tài liệu tham khảo được xếp riêng thành hai phần, phần thứ nhất là tiếng
Việt, phần thứ hai là các tiếng nước ngoài (Anh, Đức, Nga, Pháp, Trung Quốc…).
- Đối với sách (báo) có từ 2 đến 3 tác giả, liệt kê tất cả tên của các tác giả, giữa hai tác
giả là dấu phẩy nhưng trước tác giả cuối cùng dùng từ “và” trong tiếng Việt hay từ “and”
trong tiếng Anh.
- Đối với sách (báo) có từ 4 tác giả trở lên, ghi tên tác giả chủ biên.
- Đối với tài liệu là sách, luận án, báo cáo:
Nguyên tắc ghi: Tác giả, năm. Tên sách. Lần xuất bản (chỉ ghi nếu là lần xuất bản
thứ 2 trở đi). Nhà xuất bản. Nơi xuất bản. Tổng số trang quyển sách.

Ví dụ:
Tiếng Việt
1. Phạm Minh Châu và Nguyễn Thị Liên Diệp, 2016. Quản trị học. Nhà xuất bản
Phương Đông. TP.HCM. 235 trang.
2. Phan Thị Cúc (chủ biên), 2010. Giáo trình tài chính doanh nghiệp. Tập 1. Nhà
xuất bản Tài chính. TPHCM. 319 trang.
Tiếng Anh
3. Stephen A. Ross, Randolph W. Westerfield and Jeffrey Jaffe (RWJ), 2013.
Corporate Finance. 10th edition. McGraw-Hill. 256 pp.
3. Vấn đề đạo văn
- Nghiêm cấm sinh viên sao chép bài của người khác. Tùy vào mức độ đạo văn, báo
cáo thực tập của sinh nhiên bị trừ điểm hoặc nhận điểm 0 (Không điểm) theo quy định
của Nhà trường.
- Trong khi viết bài, sinh viên có thể tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau
nhưng phải trích dẫn đầy đủ về tên tác giả, tên tài liệu tham khảo… theo qui định về mặt
học thuật.
TRƯỞNG KHOA
Mẫu trang bìa cứng

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIÊN GIANG


KHOA KINH TẾ - LUẬT
--------------
(font chữ Time News Roman, in hoa, cỡ chữ 14, Bold)

BÁO CÁO
THỰC TẬP DOANH NGHIỆP
(font chữ Time News Roman, in hoa, cỡ chữ 28-30, Bold)

Giảng viên hướng dẫn :


Sinh viên thực hiện :
MSSV :
Lớp/Khóa-Hệ :
Ngành :
(font chữ Time News Roman, in hoa, cỡ chữ 16, Bold)

Kiên Giang, năm 2021


(font chữ Time News Roman, cỡ chữ 14, Bold)
Mẫu phụ bìa

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIÊN GIANG


KHOA KINH TẾ - LUẬT
--------------
(font chữ Time News Roman, in hoa, cỡ chữ 14, Bold)

BÁO CÁO
THỰC TẬP DOANH NGHIỆP
ĐỀ TÀI:……………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………….
(font chữ Time News Roman, in hoa, cỡ chữ 28-30, Bold)

Giảng viên hướng dẫn :


Sinh viên thực hiện :
MSSV :
Lớp/Khóa-Hệ :
Ngành :
(font chữ Time News Roman, in hoa, cỡ chữ 16, Bold)

Kiên Giang, năm 2021


(font chữ Time News Roman, cỡ chữ 14, Bold)
BM-TT-05

UBND TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIÊN GIANG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐIỂM THƯỜNG XUYÊN/QUÁ TRÌNH


THỰC TẬP DOANH NGHIỆP
Lớp:……..…- Khóa :…………

Cán bộ hướng dẫn: ……………………………………ĐT:…………………………….


Cơ sở thực tập:…………………………………………………………………………….
Điện thoại:................................................Email:………………………………………….
Họ tên HSSV thực tập: ……………………………………………………………………
Thời gian thực tập: từ ……/……/……… đến ……/……/………
Kết quả thực tập
Tiêu chí đánh giá (Đánh giá theo thang điểm 10 )
1. Tinh thần kỷ luật, thái độ: 2,5
1.1. Thực hiện nội qui cơ quan (giờ giấc, tác phong
1
công nghiệp)
1.2. Thái độ giao tiếp 0,5
1.4. Tích cực trong công việc 1,0
2. Khả năng chuyên môn: 5,0
2.1. Đáp ứng yêu cầu công việc 2,0
2.2. Tinh thần học hỏi trong quá trình thực tập 0,5
2.3. Kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành 2,0
2.4. Có đề xuất, sáng kiến trong quá trình thực tập 0,5
3. Kết quả thực tập: 2,5
3.1. Hoàn thành công việc được giao 2,5
Tổng cộng 10,0
Nhận xét chung:
1. Ý thức chấp hành giờ giấc làm việc, quy định nơi thực tập:
……………………………………………………………………………………………

2. Năng lực làm việc, khả năng về chuyên môn:

……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
3. Kết quả công tác:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………, ngày … tháng … năm 20…
XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Ký tên đóng dấu) (Ký tên)
* Lưu ý: Mẫu này SV được cán bộ HD tại DN/Đơn vị đánh giá:
- Lần 1: vào tuần thứ 4 của đợt thực tập (chỉ cần đánh giá và chữ ký của CBHD tại DN,
không cần xác nhận của DN). Bản này nộp về GVHD
- Lần 2: vào tuần thứ 6 (kết thúc đợt TT, có chữ ký của CBHD và xác nhận của DN có
con dấu), bản này photo đóng kèm vào báo cáo. Bản chính được kẹp chung với báo cáo
khi nộp.

You might also like