You are on page 1of 16

ĐỀ CƯƠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN LÝ THUYẾT

MỤC LỤC
1. Các phương pháp tách sử dụng để tái chế phế thải nhựa...........................1
2. Quy trình tái chế theo phương pháp tái sinh phân hủy khi xử lý phế thải
polime.............................................................................................................2
3. Nguyên lý của phương pháp thiêu đốt chất thải rắn. Các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình cháy. Ưu nhược điểm của phương pháp thiêu đốt........2
4. Khái niệm và phân loại chất thải rắn..........................................................4
5. Nguyên lý, các yếu tố ảnh hưởng của quá trình sản xuất phân hữu cơ từ
rác đô thị bằng công nghệ hiếu khí................................................................5
6. Ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng cho loại CTR của xử lý CTR bằng
phương pháp ủ sinh học hiếu khí và kỵ khí...................................................6
7. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn..............................................................7
8. Tầm quan trọng của việc xác định khối lượng chất thải rắn......................8
9. Phương pháp xác định khối lượng riêng của chất thải rắn.........................8
10. Sự biến đổi đặc tính lý, hóa và sinh học của chất thải rắn.......................9
11. Các quá trình xảy ra trong bãi chôn lấp; sự thay đổi lượng khí sinh ra tại
bãi chôn lấp hợp vệ sinh theo thời gian..........................................................9
12. Các thành phần cân bằng nước trong BCL hợp vệ sinh.........................10
13. Chất thải nguy hại là gì. Hãy phân loại chất thải rắn nguy hại theo 7
nhóm. Cho ví dụ cụ thể................................................................................11
14. Phương pháp đốt chất thải rắn. Nêu cấu tạo cơ bản của lò đốt. Các yếu
tố ảnh hưởng đến quá trình đốt....................................................................12
15. Chất thải rắn là gì. Trình bày khái niệm chất thải nguy hại. Phân loại
chất thải nguy hại theo 9 nhóm....................................................................12
16. Khái quát hệ thống thu gom chất thải rắn..............................................12
17. Một số nguyên tắc chung hướng dẫn khi vạch tuyến thu gom..............13
18. Những lợi ích và khó khăn của những hoạt động tái chế chất thải rắn.. 14
19. Những hoạt động tái chế và tái sử dụng chất thải rắn............................15

1
1. Các phương pháp tách sử dụng để tái chế phế thải nhựa.
 Tách, phân chia các hợp phần của chất thải rắn: Để thuận tiện cho việc xử
lý, người ta phải tách, phân chia các hợp phần của chất thải rắn.
 Hiện nay người ta áp dụng các phương pháp tách, phân chia các hợp phần
trong chất thải rắn bằng thủ công hoặc bằng cơ giới. Bằng phương pháp thủ
công: Dùng sức người. Bằng phương pháp cơ giới: Trong công nghệ có sấy
khô, nghiền, sau đó mới dùng thiết bị tách (quạt gió, xyclon)
 Đây là quá trình cần thiết trong công nghệ xử lý để thu hồi tài nguyên từ
chất thải rắn, dùng cho quá trình chuyển hóa biến thành sản phẩm hoặc cho
các quá trình thu hồi năng lượng sinh học.
 Vị trí tách, phân chia các hợp phần có thể như sau: Tách ngay từ nguồn
chất thải rắn, Tách tại trạm trung chuyển, Tách ở trạm tập trung khu vực,
Tách tại trạm xử lý chất thải rắn: phục vụ cho việc xử lý sao cho có hiệu
quả, Tách kim loại ra khỏi chất thải rắn, tách các loại giấy, catton,
polietylen.
 Khối lượng và các hợp phần được tách, phân chia phụ thuộc vào vị trí phân
tách. Điển hình nhất là các loại giấy vụn, catton, thủy tinh, kim loại màu
(nhôm, đồng), kim loại đen (sắt, thép), chất dẻo…
2. Quy trình tái chế theo phương pháp tái sinh phân hủy khi xử lý phế thải polime.
 Phản ứng sinh học hay còn gọi là phản ứng phân rã của polyme là quá trình
phân ly. Trong đó các liên kết của polyme bị phân cắt thành các đơn phân
tử (monome) hoặc các đa phân tử tương tự nhưng có khối lượng thấp hơn
(oligome) khi tương tác với enzyme từ vi sinh vật.
 Phản ứng sinh học xảy ra khi có sự tác động của vi sinh vật trong điều kiện
hiếu khí hoặc kỵ khí.
 Điểm giống nhau của hai loại phản ứng này là kết thúc quá trình phân huỷ
đều tạo ra: CO2, nước và sinh khối (vi sinh vật). Tuy nhiên, điểm khác biệt
lại được thể hiện ở chỗ:
 Phản ứng sinh học hiếu khí: Là sự phân huỷ của vật liệu bởi vi khuẩn trong
môi trường giàu oxy. Phản ứng này có tốc độ nhanh hơn, không tạo ra khí
metan, nhưng hiệu quả làm giảm khối lượng vật liệu không cao bằng.
 Phản ứng sinh học kỵ khí: Là sự phân hủy của vật liệu bởi vi khuẩn trong
môi trường ít hoặc không có oxy. Phản ứng này xảy ra chậm hơn, trong quá
trình phát sinh thêm khí metan, hiệu quả cao hơn. Các công nghệ phân huỷ
kỵ khí thường được ứng dụng rộng rãi trong xử lý chất thải và tái tạo năng
lượng.

2
3. Nguyên lý của phương pháp thiêu đốt chất thải rắn. Các yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình cháy. Ưu nhược điểm của phương pháp thiêu đốt.
 Xử lý CTR bằng phương pháp nhiệt là quá trình sử dụng nhiệt để chuyển
hóa chất thải từ dạng rắn sang dạng khí, lỏng và tro… Đồng thời giải phóng
năng lượng dưới dạng nhiệt. Mục đích của quá trình là giảm thể tích CTR
và thu hồi năng lượng nhiệt.

 Các yếu tố ảnh hưởng:


o Nhiệt độ đốt: Nếu nhiệt độ đốt nhỏ hơn 9000C, thường khói lò chứa
dioxin, furan, Nhiệt độ từ 900 – 1.1000C  phần lớn các chất hữu cơ
cháy hết nhưng PCB chưa cháy hết, 1.200 0C hầu hết đều bị cháy, tuy
nhiên nhiệt độ đốt càng cao thì bản thân nhiệt tỏa ra của khí đốt
không tỏa ra đủ đòi hỏi nhiên liệu phụ, do đó chi phí vận hành tăng
lên, do vậy mà hiệu quả kinh tế sẽ thấp. Những nhiên liệu phụ: dầu,
than, khí thiên nhiên.
o Thời gian lưu của chất thải trong lò đốt: Đối với pha rắn: 2 - 4 giờ
(nhưng tùy thuộc vào kích thước của rác), Đối với pha khí ít nhất là 4
giây, Nhiệt độ tăng thì thời gian lưu giảm đi.
o Đảo trộn chất thải rắn: mục đích là tăng khả năng không khí tiếp xúc
với chất thải để hiệu suất đốt cháy cao hơn.
 Ưu điểm: Phương pháp này giảm được thể tích và khối lượng của chất thải
từ 70 - 90% so với thể tích chất thải ban đầu. (Giảm một cách nhanh chóng,
thời gian lưu trữ ngắn). Tro thải ra sau khi đốt thường là những chất trơ.
Giảm thể tích tối đa sau khi xử lý, cho nên tiết kiệm được diện tích chôn.
Xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm của chất thải rắn. Ô nhiễm nước ngầm ít
hơn đối với phương pháp xử lý bằng chôn lấp. Yêu cầu diện tích nhỏ hơn
so với phương pháp xử lý bằng sinh học và chôn lấp. Có thể sử dụng
phương pháp này để xử lý phần lớn các chất thải hữu cơ nguy hại. Kiểm
soát được ô nhiễm không khí, giảm tác động đến môi trường không khí.
Nhiệt tỏa ra của quá trình đốt có thể sử dụng cho các quá trình khác. Có thể
đốt tại chỗ không cần phải vận chuyển đi xa.

3
 Nhược điểm: Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề
cao, Chi phí đầu tư ban đầu lớn, không phải mọi chất thải đều có thể đốt
được, phải bổ sung nhiên liệu cho qtr đốt, một số sản phẩm phụ tạo ra khi
đốt.
4. Khái niệm và phân loại chất thải rắn.
 Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các
hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm hoạt động sản xuất, các hoạt
động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng,...). Trong đó quan trọng nhất
là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và các hoạt động
sống.
 Phân loại:
o Chất thải rắn công nghiệp: Các chất thải này phát sinh chủ yếu từ hoạt
động sản xuất của các nhà máy, công ty, xí nghiệp,… Do đó tồn tại ở
dạng phế phẩm và phế liệu mà doanh nghiệp thải ra môi trường. Khi
không thể tận dụng trong mục đích sản xuất, các chất đó bị loại bỏ. Ex:
Rác thải từ ngành gia công cơ khí, luyện kim, xi mạ, dệt nhuộm, Rác
thải từ quá trình chăn nuôi, công nghiệp sản xuất lương thực, thực
phẩm.
o Chất thải rắn thông thường: Bao gồm tất cả các phế liệu, phế thải trong
hoạt động sử dụng của con người. Trong đó, có thể được thải ra trong
quá trình sản xuất, xây dựng, gia công. Một số chất thải rắn thông
thường phổ biến như sắt thép phế liệu thừa, ba dớ, nhôm, đồng, chì,
niken,…
o Chất thải rắn nguy hại: Các chất thải này nếu không được xử lý đúng
cách, nhanh chóng có thể tác động, gây hại đến sức khỏe của con
người. Bởi nó tác động đến nguồn đất, nước, không khí,… Có thể là
kim tiêm, máy móc phóng xạ hạt nhân, đầu đạn, niken, mạch điện tử,
niken,…
o Chất thải rắn đô thị: Là tất cả phế phẩm từ đô thị, từ các khu dân cư với
chất thải sinh hoạt. Bao gồm chất thải của hoạt động thương mại, từ các
công việc hay ngành nghề khác nhau. Ex: Các cơ quan, bệnh viện,
trường học, Từ các hoạt động nông nghiệp, từ các nhà máy công
nghiệp, các dịch vụ công cộng, Từ các công trình xây dựng, từ các nhà
máy xử lý.
o Chất thải rắn y tế: Các chất thải này phát sinh sau quá trình hoạt động
của chuyên môn trong lĩnh vực y tế. Ex: Kim bông, găm kim. Các loại
chất thải từ dây chuyền thuốc, kim tiêm thuốc. Từ vật tư y tế bị thải loại
4
sau quá trình sử dụng. Do đó mà có nguy cơ lây lan bệnh tật lớn hơn ra
môi trường bên ngoài nếu không được kiểm soát, xử lý hiệu quả.
Chúng vô cùng độc hại, còn dễ lây lan bệnh tật nên cần tránh xa. Trong
quá trình xử lý, cần phối hợp các cơ quan chuyên môn để xử lý chúng
theo danh mục chất thải nguy hại
5. Nguyên lý, các yếu tố ảnh hưởng của quá trình sản xuất phân hữu cơ từ rác đô
thị bằng công nghệ hiếu khí.
 Quá trình ủ hiếu khí là quá trình phân hủy sinh học hiếu khí và ổn định các
chất hữu cơ trong CTR đô thị( trừ nhựa, cao su, và da thuộc) nhờ hoạt động
của vi sinh vật. Sản phẩm của quá trình phân hủy sinh học này bao gồm
co2, nước, nhiệt, chất mùn ổn định, không mang mầm bệnh và được sử
dụng làm phân bón cho cây trồng.
 Rác thải sinh hoạt, rau quả thực phẩm, xác sinh vật chết (proteins, lipid,
cacbonhydrat, xenlulo, lignin, tro đất) + O 2 (không khí) tế bào mới +
phân hữu cơ, celulo, lignin, tế bào chết + tro  Q, SO42-, NO2-, H2O, CO2
 Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình làm phân hữu cơ:
o Vi sinh vật: Đối với quá trình phân huỷ chất hữu cơ trong sản xuất
phân hữu cơ, hai nhóm sinh vật ưa ấm và ưa nóng chiếm ưu thế. Vi
sinh vật theo nhiệt độ được phân thành ba nhóm
 Nhóm vi sinh vật ưa nóng 45 -750C (550C)
 Nhóm vi sinh vật ưa ấm: 20 - 500C (350C)
 Nhóm vi sinh vật ưa lạnh: -10 - 200C (150C)
Tuy nhiên những vi sinh vật này vốn tồn tại sẵn trong môi trường tự
nhiên, chúng ta chỉ tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhóm sinh vật này
sinh trưởng phát triển
o Kích cỡ: Kích cỡ của rác thải thường không đồng nhất, như vậy
không có lợi cho quá trình phân huỷ rác thải  do vậy chúng ta phải
cắt để rác có kích cỡ theo yêu cầu để đạt được hiệu quả cao, tốt nhất
là vào khoảng 5 cm.
o Tỷ lệ C/N: Tỷ lệ C/N là một yếu tố cần chú ý đối với quá trình sản
xuất phân hữu cơ, xác định nguồn dinh dưỡng cung cấp cho vi sinh
vật trong quá trình ủ, Giới hạn này có tỷ lệ tốt nhất là vào khoảng từ
20 – 25/1 (trong đó bùn thường có tỷ lệ thấp, các chất thải vườn có
tỷ lệ khá cao).
o Độ ẩm: Độ ẩm là một trong những nhân tố quan trọng cần phải xem
xét trong quá trình ủ sinh học, độ ẩm thuận lợi nhất cho quá trình

5
phân huỷ sinh học từ 50 - 60%, Độ ẩm có thể được điều chỉnh bằng
cách trộn thêm các thành phần khô hoặc nước (nước bùn, phân hầm
cầu), Khi độ ẩm thấp hơn 40% khả năng phân huỷ sinh học sẽ chậm
đi nhưng độ ẩm quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông trao
đổi khí trong các đống ủ.
o Nhiệt độ: Hệ thống phân huỷ sinh học hiếu khí được phân huỷ bởi
các nhóm sinh vật ưa nhiệt trung bình (30 – 38 0C) và nhóm ưa nhiệt
cao (55 – 600C). Nhiệt độ của các đống ủ có thể được điều chỉnh bởi
các dòng khí lưu thông. trong ủ rơm rạ có thể điều chỉnh gián tiếp
bằng cách đảo trộn. Nhìn chung sau quá trình trộn nhiệt độ giảm
xuống 5 – 100C, nhưng nhiệt độ sẽ tăng trở lại với nhiệt độ ban đầu
sau vài giờ đồng hồ. Nhiệt độ trong đống ủ sẽ giảm sau dần sau khi
đống ủ chín.
o pH: Giá trị khoảng 5.5 – 8.5 là tối ưu cho qtr ủ phân rác, các vsv
nấm tiêu thụ các hợp chất hco và thải ra các axit hữu cơ.
o Các mầm bệnh: Sự phân huỷ diệt các mềm bệnh của các sinh vật là
quan trọng trong khi thiết kế các thành phần trong quá trình ủ sinh
học, nó sẽ chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và quá trình hiếu khí. Hầu
hết các sinh vật gây bệnh đều chết nhanh chóng khi nhiệt độ đạt đến
550C, chỉ có một số loài sống sót ở nhiệt độ trên 67 0C trong thời
gian ngắn.
6. Ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng cho loại CTR của xử lý CTR bằng
phương pháp ủ sinh học hiếu khí và kỵ khí.
 Quá trình ủ phân hiếu khí: Là một quá trình biến đổi sinh học được sử dụng
rất rộng rãi, mục đích là biến đổi các chất thải rắn hữu cơ thành các chất vô
cơ (quá trình khoáng hóa) dưới tác dụng của vi sinh vật. Sản phẩm tạo
thành ở dạng mùn gọi là phân compost.
o Ưu điểm: Giảm lượng chất thải phát sinh (khoảng 50% lượng chất
thải sinh hoạt), Tạo ra sản phẩm phân hữu cơ phục vụ cho trồng trọt
(thay thế một phần cho phân hóa học, tạo độ xốp cho đất, sử dụng
an toàn, dễ dàng). Góp phần cải tạo đất (giúp tăng độ mùn, tơi xốp
của đất). Tiết kiệm bãi chôn lấp, giảm ảnh hưởng gây ô nhiễm môi
trường của chất thải rắn, Vận hành đơn giản, dễ bảo trì và kiểm soát
chất lượng sản phẩm, Giá thành để xử lý tương đối thấp.
o Nhược điểm: Việc phân loại còn mang tính thủ công nên thường ảnh
hưởng đến sức khoẻ của công nhân làm việc, Mức độ tự động của
công nghệ không cao. Gặp khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm. Chất
6
lượng sản phẩm chưa cao, chưa ổn định. Yêu cầu diện tích đất để
xây dựng nhà xưởng lớn. Nạp nguyên liệu thủ công do vậy công
suất kém.
 Quá trình phân hủy chất thải lên men kỵ khí: Là quá trình biến đổi sinh học
dưới tác dụng của vi sinh vật trong điều kiện yếm khí, áp dụng đối với chất
thải rắn có hàm lượng chất rắn từ 4 – 8% (bao gồm: chất thải rắn của con
người, động vật, các sản phẩm thừa từ nông nghiệp, và chất hữu cơ trong
thành phần của chất thải rắn đô thị). Xử lý yếm khí là quá trinh phân hủy
chất hữu cơ trong môi trường không có oxy ở điều kiện nhiệt độ từ 30 đến.
Sản phẩm của quá trình phân hủy kị khí là khí sinh học (CO2 và CH4). Khí
CH4 có thể thu gom và sử dụng như 1 một nguồn nhiên liệu sinh học và
bùn đã được ổn định về mặt sinh học, có thể sử dụng như nguồn bổ sung
dinh dưỡng cho cây trồng.
o Ưu điểm: Sản xuất ra metan và chất thải để sử dụng, chất thải k có
mùi hôi, chất thải có ía trị cao, được dùng làm phân bón và cải tạo
đất, tiêu diệt phần lớn các hạt cỏ dại và các mầm bệnh, là phương
pháp hợp vệ sinh để sử lí phân người và gia súc, bảo vệ nguồn năng
lượng như củi, dầu.
o Nhược điểm: Phương pháp ủ phân kỵ khí mất nhiều thời gian hơn so
với ủ hiếu khí (khoảng 2 đến 4 tháng). Các vi khuẩn gây bệnh còn
tồn đọng nhiều do nhiệt độ sản sinh thấp trong quá trình ủ. Quá trình
tạo ra khí metan và sunfurhidro gây mùi khó chịu, vốn đầu tư cao,
nước thải của hầm ủ vẫn có khả năng ây oonmt nếu k xử lí và quản
lí tốt, đòi hỏi vận hành và bảo quản tốt, vài hóa chất trong chất thải
có thể cản trở quá tr phân hủy.
7. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn.
 Từ khu dân cư: Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư tách
rời. Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, cao
su,... còn có một số chất thải nguy hại.
 Từ các động thương mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng cơ quan,
khách sạn,...Các nguồn thải có thành phần tương tự như đối với các khu
dân cư (thực phẩm, giấy, catton,..)
 Các cơ quan, công sở: Trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính:
lượng rác thải tương tự như đối với rác thải dân cư và các hoạt động thương
mại nhưng khối lượng ít hơn.
 Từ xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường xá, dỡ bỏ
các công trình cũ. Chất thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt thép
7
vụn, gạch vỡ, các sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ không
dùng nữa.
 Các quá trình xử lý nước thải: Từ quá trình xử lý nước thải, nước rác, các
quá trình xử lý trong công nghiệp. Nguồn thải là bùn, làm phân compost,...
 Dịch vụ công cộng của các đô thị: Vệ sinh đường xá, phát quan, chỉnh tu
các công viên, bãi biển và các hoạt động khác,... Rác thải bao gồm cỏ rác,
rác thải từ việc trang trí đường phố.
 Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh từ các
hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công, quá trình đốt nhiên liệu,
bao bì đóng gói sản phẩm,... Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh
hoạt của nhân viên làm việc.
 Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ các
cánh đồng sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây,... Rác thải chủ yếu thực
phẩm dư thừa, phân gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt,
từ quá trình thu hoạch sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp
8. Tầm quan trọng của việc xác định khối lượng chất thải rắn.
 Xác định khối lượng chất thải rắn phát sinh và thu gom chất thải là một
trong những điểm quan trọng của việc quản lý chất thải rắn. Những số liệu
về tổng khối lượng phát sinh cũng như khối lượng chất thải rắn thu hồi để
tái tuần hoàn được sử dụng để:
o Hoạch định hoặc đánh giá kết quả của chương trình thu hồi, tái chế,
tuần hoàn vật liệu.
o Thiết kế các phương tiện, thiết bị vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
 Việc thiết kế các xe chuyên dùng để thu gom các chất thải rắn đã được
phân loại tại nguồn phụ thuộc vào khối lượng của các thành phần chất thải
riêng biệt. Kích thước của các phương tiện phụ thuộc vào lượng chất thải
thu gom cũng như sự thay đổi của chúng theo từng giờ, từng ngày, hàng
tuần, hàng tháng. Tương tự, kích thước của bãi rác cũng phụ thuộc vào
lượng chất thải rắn còn lại phải đem đổ bỏ sau khi tái sinh hoàn toàn.
9. Phương pháp xác định khối lượng riêng của chất thải rắn.
 Mẫu chất thải rắn được sử dụng để xác định khối lượng riêng có thể tích
khoảng 500 lít sau khi xáo trộn đều bằng kỹ thuật “một phần tư”. Các bước
tiến hành như sau:
o Đổ nhẹ mẫu chất thải rắn vào thùng thí nghiệm có thể tích đã biết (tốt
nhất là thùng có thể tích 100 lít) cho đến khi chất thải đầy đến miệng
thùng.
8
o Nâng thùng lên cách mặt sàn khoảng 30 cm và thả rơi tự do xuống 4
lần.
o Đổ nhẹ mẫu chất thải rắn vào thùng thí nghiệm để bù vào chất thải đã
nén xuống.
o Cân và ghi khối lượng của cả vỏ thùng thí nghiệm và chất thải rắn.
o Trừ khối lượng cân được ở trên cho khối lượng của vỏ thùng thí
nghiệm thu được khối lượng của chất thải rắn thí nghiệm.
o Chia khối lượng CTR cho thể tích của thùng thí nghiệm thu được khối
lượng riêng của chất thải rắn.
o Lập lại thí nghiệm ít nhất 2 lần và lấy giá trị khối lượng riêng trung
bình

10. Sự biến đổi đặc tính lý, hóa và sinh học của chất thải rắn.
 CTR có thể biến đổi bằng các phương pháp lý, hoá, và sinh học. Khi thực
hiện hoá trình biến đổi thì mục đích quan trọng nhất là phải có hiệu quả bởi
vì sự biến đổi các đặc tính của CTR có ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch
phát triển chương trình quản lý CTR tổng hợp.
o Biến đổi vật lý: Bao gồm các phương pháp: tách loại các thành
phần; giảm thể tích bằng cơ khí; giảm kích thước bằng cơ khí. Biến
đổi vật lý không ảnh hưởng đến sự thay đổi giữa các pha (ví dụ từ
rắn sang lỏng). EX: tách loại bằng tay hoặc máy, Sử dụng lực hoặc
áp suất, Sử dụng lực cắt, nghiền hoặc xay nhỏ.
o Biến đổi hoá học: Biến đổi hoá học ảnh hưởng đến sự biến đổi giữa
các pha (ví dụ: rắn sang lỏng hoặc rắn sang khí). Mục đích là làm
giảm thể tích và thu hồi các sản phẩm biến đổi. Bao gồm các
phương pháp: Đốt (oxy hoá hoá học); và sự nhiệt phân. Các phương
pháp này xem như là quá trình nhiệt.
o Biến đổi sinh học: Biến đổi sinh học các thành phần hợp chất hữu
cơ trong chất thải mục đích là làm giảm thể tích và trọng lượng của
các vật chất, sản xuất phân compost, các chất mùn làm ổn định đất,
khí metan. Các loại vi khuẩn, nấm, và men đóng vai trò rất quan
trọng trong việc biến đổi các hợp chất hữu cơ. Quá trình biến đổi
này xảy ra trong điều kiện hiếu khí và yếm khí tùy thuộc vào sự hiện
diện của ôxi. Bao gồm 2 phương pháp: Phân huỷ hiếu khí và phân
huỷ kị khí.

9
11. Các quá trình xảy ra trong bãi chôn lấp; sự thay đổi lượng khí sinh ra tại bãi
chôn lấp hợp vệ sinh theo thời gian.
 Để lập kế hoạch và thiết kế BCL một cách hiệu quả, người thiết kế phải
biết và hiểu rõ những gì xảy ra bên trong BCL khi hoạt động chôn lấp được
thực hiện, CTR được đổ ở BCL hợp vệ sinh chịu đồng thời những biến đổi
sinh học, lí học, hóa học:
o Phân ra sinh học của chất hữu cơ có thể phân hủy hiếu khí hoặc kị khí,
sản sinh ra các sản phẩm khí và lỏng
o Sự oxh hóa học các vật liệu
o Sự thoát khí từ BCL và sự khuếch tán ngang của khí xuyên qua BCL
o Sự di chuyển của chất lỏng gây ra bới sự khác nhau về cột áp
o Sự hòa tan, sự rò rỉ các chất hữu cơ và vô cơ vào nước, nước rò rỉ di
chuyển xuyên qua BCL
o Sự di chuyển của chất hóa tan bởi gradient nồng độ và hiện tượng thẩm
thấu
o Sự sụt lún không đều gây ra do quá trình ổn định vật liệu vào chỗ rỗng.
 Sự thay đổi lượng khí theo thời gian:
o Dưới điều kiện bình thường, tốc độ phân hủy của chất thải rắn trong bãi
rác vệ sinh đạt đến giá trị cực đại trong 2 năm đầu tiên, sau đó giảm
dần và có thể kéo dài trong khoảng thời gian 25 năm hoặc hơn thế nữa.
Tốc độ phân hủy của chất thải rắn trong BCL hợp bãi rác vệ sinh
thường được biểu diễn bằng sản lượng khí sinh ra trong một khoảng
thời gian. Sự biến thiên sản lượng khí do quá trình phân hủy kỵ khí của
các chất hữu cơ phân hủy sinh học nhanh (3 tháng đến 5 năm) và các
chất hữu cơ phân hủy sinh học chậm (5 đến 50 năm). Tốc độ phân hủy
hàng năm của các chất hữu cơ phân hủy nhanh và chậm được biểu diễn
bằng mô hình sản lượng khí hình tam giác, trong đó giá trị sản lượng
khí cực đại sẽ đạt được sau 1 năm đối với chất hữu cơ phân hủy nhanh
và sau 5 năm cho đối với chất hữu cơ phân hủy chậm. Và giả sử rằng
sự phát sinh khí xảy ra ở cuối năm thứ nhất tính từ thời điểm bắt đầu
chôn lấp chất thải. Tổng lượng khí sinh ra từ lượng chất thải chôn lấp
của năm thứ nhất được tính theo công thức:
V(m3/kg) = 1/2 x h(m3/kg.năm) x T(năm)
Trong đó:
h: giá trị sản lượng khí cực đại, m3/(kg.năm)
T: thời gian để phân hủy hoàn toàn của phần chất thải rắn hữu cơ, năm
10
12. Các thành phần cân bằng nước trong BCL hợp vệ sinh.
 Các thành phần tạo nên sự cân bằng nước cho một đơn nguyên thể tích bao
gồm: nước thâm nhập vào bãi rác từ phía trên (nước mưa, nước tưới,...), độ
ẩm của chất thải rắn, độ ẩm của đất bao phủ, nước tiêu thụ cho các phản
ứng tạo khí bãi rác. Lượng nước rò rỉ cần phải thu gom có thể tính được
nhờ vào bài toán cân bằng nước trong BCL. Các thành phần trong phương
trình cân bằng nước bao gồm:
o Nước mưa đi vào từ phía trên: chủ yếu là nước mưa thấm xuyên
qua lớp vật liệu bao phủ. Một điểm quan trọng nhất khi tiến hành
quá trình thiết lập bài toán cân bằng nước là phải xác định được
lượng nước mưa thấm xuyên qua lớp vật liệu che phủ sau cùng.
o Độ ẩm của chất thải: gồm độ ẩm của bản thân chất thải rắn và độ
ẩm hấp phụ từ khí quyển hay mưa khi chứa trong các container.
Vào mùa khô, độ ẩm của chất thải có thể bị mất đi tùy thuộc vào
điều kiện lưu trữ. Độ ẩm trong rác thải đô thị và thương mại
khoảng 20%. Tuy nhiên, vì độ ẩm của chất thải rắn thay đổi theo
thời tiết nên cần thiết phải kiểm tra độ ẩm của chất thải theo thời
tiết.
o Độ ẩm trong đất bao phủ bề mặt: phụ thuộc vào loại đất bao phủ và
mùa trong năm. Độ ẩm lớn nhất của đất bao phủ gọi là độ giữ nước
(field capacity – FC) là lượng chất lỏng giữ lại trong các lỗ rỗng
của đất dưới tác dụng của trọng lực. Đất sét có độ giữ nước từ 6–
12% và đất mùn sét là 23 – 31%.
o Nước mất đi từ lớp lót đáy: nước mất đi từ lớp đáy của ô đầu tiên
của BCL hay các ô ở trên liền kề với hệ thống thu nước trung gian
trong BCL gọi là nước rò rỉ.
o Nước tiêu thụ cho các phản ứng tạo khí bãi rác: nước tiêu thu trong
suốt quá trình phân hủy yếm khí các thành phần hữu cơ của chất
thải rắn. Lượng nước bị tiêu thụ cho quá trình tạo khí từ sự phân
huỷ chất hữu cơ có thể tính cho chất thải hữu cơ có khả năng phân
huỷ sinh học nhanh.
o Nước mất đi do quá trình bay hơi: các khí hình thành trong BCL
thường ở dạng khí bão hòa. Lượng nước bay hơi thoát ra khỏi BCL
có thể tính được từ lượng khí bão hoà hơi nước
13. Chất thải nguy hại là gì. Hãy phân loại chất thải rắn nguy hại theo 7 nhóm. Cho
ví dụ cụ thể.
 Chất thải rắn nguy hại là chất thải có một trong những tính chất sau:
o Là rác thải tạo ra sự nguy hiểm đối với an toàn sức khỏe của con người
và môi trường. Bất cứ chất thải rắn nào gây cháy, nổ, phản ứng, độc và

11
có thể bền vững hoặc có thành phần độc đối với sức khỏe và an toàn
của con người hoặc môi trường khi không thể quản lý. Những phản ứng
dẫn đến tạo ra các chất hóa học nguy hiểm như những chất gây mùi,
gây nổ. Những tính chất của chất thải rắn nguy hại: Gây cháy nổ, gây
ăn mòn, ngộ độc, ung thư, sinh quái thai, viêm nhiễm (thông thường
chiếm từ 0,01 - 0,1 % chất thải sinh hoạt)
 Phân loại theo UNEP: Nhóm 1: Chất nổ (Butan). Nhóm 2: Các chất khí
nén, hóa lỏng hay hòa tan có áp (tellurium). Nhóm 3: Các chất lỏng dễ
cháy. Nhóm 4: Các chất rắn dễ cháy, chất có khả năng tự bốc cháy và
những chất khi gặp nước sẽ sinh ra khí dễ cháy. Nhóm 5: Những tác nhân
oxy hóa và các peroxit hữu cơ. Nhóm 6: Chất độc và chất gây nhiễm bệnh.
Nhóm 7: Những chất phóng xạ. Nhóm 8: Những chất ăn mòn. Nhóm 9:
Những chất khác
 Theo TÁCVN 6706: 2009 chia CTNH thành 7 nhóm sau: Chất thải dễ bắt
lửa dễ cháy, Chất thải gây ăn mòn, chất thải dễ nổ, Chất thải dễ bị ôxi hoá,
Chất thải gây độc cho người và sinh vật, Chất độc cho HST, Chất thải lây
nhiễm.
 Theo nguồn phát sinh: Nguồn chất thải từ sản xuất công nghiệp (Chế biến
gỗ, Chế biến cao su Công nghiệp cơ khí, Sản xuất xà phòng và bột giặt,
Khai thác mỏ)
 Theo đặc điểm chất thải nguy hại: Phân loại dựa vào dạng hoặc pha phân
bố (rắn, lỏng, khí ), Chất hữu cơ hay chất vô cơ, Nhóm hoặc loại chất
(dung môi hay kim loại nặng.
 Theo mức độ độc hại: LD50 (Lethal dose 50%): Liều lượng lượng của hóa
chất gây chết 50% sinh vật thí nghiệm đơn vị mg/kg cơ thể động vật trên
cạn; mg/m2 qua da.
 Theo mức độ gây hại: y dựa vào thành phần, nồng độ, độ liên động, khả
năng toàn lưu, lan truyền, con đường tiếp xúc, và liều lượng chất thải
 Hệ thống phân loại kĩ thuật
14. Phương pháp đốt chất thải rắn. Nêu cấu tạo cơ bản của lò đốt. Các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình đốt.
 Phần lò đốt: Gồm 2 buồng lò đốt : sơ cấp ( buồng đốt 1 ) và thứ cấp
( buồng đốt 2 )
o Trg đó chức năng của buồng 1 là hóa hơi các chất hữu cơ có trong
CTR. Bao gồm 3 quá trình: bốc hơi, nhiệt phân, khí hóa, thường vận
hành ở nhiệt độ 705- 815oC

12
o Chức năng buồng 2: nâng nhiệt hơi của các chất hữu cơ trong CTR
đến nhiệt độ bị oxh hoàn toàn từ 980-1200 độ C , ngoài ra còn cung
cấp thêm nguyên liệu bổ sung và tốc độ cấp khí. dùng để đốt các sản
phẩm cháy hình thành từ buồng đốt thứ nhất được lắp đặt thêm béc
đốt, cấp nhiên liệu để đốt hỗ trợ.
15. Chất thải rắn là gì. Trình bày khái niệm chất thải nguy hại. Phân loại chất thải
nguy hại theo 9 nhóm.
16.Khái quát hệ thống thu gom chất thải rắn.
 Công tác thu gom được xem xét ở 4 khía cạnh như sau:
o Các loại dịch vụ thu gom: hệ thống thu gom chất thải chưa được
phân loại tại nguồn và hệ thống thu gom chất thải đã được phân
loại tại nguồn
o Các hệ thống thu gom, loại thiết bị sử dụng và yêu cầu về nhân
công của các hệ thống đó.
o Phân tích hệ thống thu gom, bao gồm các quan hệ toán học có thể
sử dụng để tính toán nhân công, số xe thu gom.
o Phương pháp tổng quát để thiết lập tuyến thu gom.
 Hệ thống thu gom CTR chưa phân loại tại nguồn: Đối với khu dân cư tầng
thấp, trung bình, khu biệt lập (Dịch vụ thu gom ở lề đường: Chủ nhà chịu
trách nhiệm đặt rác ở lề đường vào ngày thu gom. Dịch vụ thu gom ở lối đi
- ngõ hẽm: Các thùng chứa rác được đặt ở đầu các lối đi, ngõ hẽm, chủ nhà
chịu trách nhiệm đem rác bỏ vào các thùng chứa này). Đối với khu chung
cư cao tầng: Các loại thùng chứa lớn được sử dụng để thu gom CTR. Tuỳ
thuộc vào kích thước và kiểu của các thùng chứa được sử dụng mà hoặc là
áp dụng phương pháp cơ khí với xe thu gom có trang bị mà thiết kế các
thiết bị thu gom cho phù hợp hoặc là các xe thu gom có bộ phận nâng các
thùng chứa để dỡ tải vào xe thu gom, và thải bỏ chúng hoặc là kéo các
thùng chứa đến các nơi khác (nơi tái chế…) để thải bỏ dỡ tải. Đối với các
khu thương mại - công nghiệp: Cả 2 phương pháp thủ công và cơ khí được
sử dụng để thu gom CTR từ khu thương mại.
 Hệ thống thu gom CTR đã phân loại tại nguồn: Các loại vật liệu đã được
phân chia tại nguồn cần phải được thu gom để sử dụng cho mục đích tái
chế. Phương pháp cơ bản hiện tại đang được sử dụng để thu gom các loại
vật liệu này là thu gom dọc theo lề đường sử dụng những phương tiện thu
gom thông thường hoặc thiết kế các thiết bị đặc biệt chuyên dụng. Các
chương trình thu gom chất thải tái chế thay đổi tuỳ thuộc vào qui định từng
cộng đồng khác nhau.
13
 Các loại hệ thống thu gom: Hệ thống container di động thì các container
được sử dụng để chứa CTR và được vận chuyển đến bãi đổ, đổ bỏ CTR và
mang trở về vị trí thu gom ban đầu hoặc vị trí thu gom mới. Hệ thống
container di động thích hợp cho các nguồn phát sinh chất thải có khối
lượng lớn. Hệ thống container cố định được sử dụng để chứa CTR vẫn giữ
ở vị trí thu gom khi lấy tải, chúng chỉ được di chuyển một khhoảng cách
ngắn từ nguồn phát sinh đến vị trí thu gom để dỡ tải. Hệ thống này phụ
thuộc vào khối lượng chất thải phát sinh và số điểm lấy tải
17. Một số nguyên tắc chung hướng dẫn khi vạch tuyến thu gom.
 Một số nguyên tắc chung hướng dẫn khi vạch tuyến thu gom như sau:
o Xác định những chính sách, đường lối và luật lệ hiện hành liên
quan đến hệ thống quản lý chất thải rắn, vị trí thu gom và tần suất
thu gom.
o Khảo sát đặc điểm hệ thống thu gom hiện hành như là: số người
của đội thu gom, loạixe thu gom.
o Ở những nơi có thể, tuyến thu gom phải được bố trí để nơi bắt đầu
và kết thúc gần đường phố chính. Sử dụng những rào cản địa lý và
tự nhiên như là đường ranh giới của tuyến thu gom.
o Ở những khu vực có độ dốc cao, tuyến thu gom phải được bắt đầu
ở đỉnh dốc và đi tiến xuống dốc khi xe thu gom được chất tải nặng
dần.
o Tuyến thu gom phải được bố trí sao cho container cuối cùng được
thu gom trên tuyến đặt ở gần bô đổ nhất.
o Chất thải rắn phát sinh ở những vị trí tắt nghẽn giao thông phải
được thu gom vào thời điểm sáng sớm nhất trong ngày.
o Các nguồn có khối lượng chất thải phát sinh chất thải rắn với khối
lượng lớn phải được phục vụ suốt nhiều lần vào thời gian đầu của
ngày công tác.
o Những điểm thu gom nằm rải rác (nơi có khối lượng chất thải phát
sinh nhỏ) có cùng số lần thu gom, nếu có thể phải sắp xếp để thu
gom trên cùng 1 chuyến trong cùng 1 ngày.
18. Những lợi ích và khó khăn của những hoạt động tái chế chất thải rắn.
 Lợi ích: Tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên do sử dụng những vật
liệu tái chế thay cho những nguồn tài nguyên thiên nhiên cần phải khai thác
(tái chế giấy - giảm khai thác rừng, tái chế nhiên liệu giảm áp lực khai thác
các nguồn nhiên liệu hoá thạch). Giảm được lượng rác cần phải xử lý, giảm
14
chi phí cho các quá trình này, nâng cao thời gian sử dụng của các bãi rác.
Một số chất thải trong quá trình tái chế tiết kiệm năng lượng hơn các quá
trình sản xuất từ các nguyên liệu thô ban đầu (tái chế Nhôm tiết kiệm 95%
năng lượng so với Nhôm nguyên liệu từ quá trình luyện kim). Giảm tác
động đến môi trường do lượng rác thải gây ra. Có thể thu được nguồn lợi
nhuận từ lượng rác vứt bỏ. Tạo công ăn việc làm cho một lực lượng lao
động.
 Khó khăn: Đối với những quá trình tái chế hầu hết đều mang lại lợi nhuận
thấp hặc không có hiệu quả kinh tế, do vậy hầu hết các chương trình tái chế
đều phải được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền. Những sản phẩm tái chế
thường có chất lượng không cao bằng các sản phẩm sản xuất từ những
nguyên liệu tinh ban đầu. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm này thường gặp
nhiều khó khăn. Chất thải phải được phân loại càng chính xác càng có lợi
cho quá trình tái chế (Yêu cầu phân loại chất thải). Quy trình công nghệ tái
chế (Yêu cầu công nghệ để tái chế chất thải).
19. Những hoạt động tái chế và tái sử dụng chất thải rắn.
 Hoạt động tái chế và thu hồi chất thải rắn được thực hiện thông qua hệ
thống thu gom chất thải rắn theo mạng lưới ba cấp:
o Cấp thứ nhất (những người đồng nát và những người nhặt rác): Hai
nhóm nhóm người này có cùng chức năng trong hệ thống thu gom
nhưng khác nhau về địa điểm hoạt động, công cụ làm việc và nhu cầu
vốn lưu động.
o Cấp thứ hai: (gồm những người thu mua đồng nát và những người thu
mua phế liệu từ những người nhặt rác). Những người thu mua phế liệu
này có cùng chức năng nhưng họ thường ở vị trí cố định.
o Cấp thứ ba: Gồm những người hoạt động buôn bán với quy mô lớn, có
thể coi là các điểm tập kết các chất thải có thể tái sinh và họ làm trung
gian giữa các nhà máy và các nguồn thu gom chất thải tái chế.
 Những người nhặt rác và người mua ve chai từ các hộ gia đình là cấp thấp
nhất trong hệ thống này. Từ những gánh ve chai, phế liệu được tập trung về
vựa ve chai quy mô nhỏ nằm xen kẽ trong các khu dân cư. Các vựa này thu
mua tất cả các loại phế liệu. Tại đây, phế liệu sẽ được phân loại thành các
thành phần riêng và bán lại cho các vựa thu mua phế liệu quy mô trung
bình và lớn hoặc bán trực tiếp cho các cơ sở tái chế. Các vựa quy mô trung
bình và lớn chỉ tập trung thu mua một hay hai loại phế liệu nhất định từ các
vựa nhỏ. Các phế liệu này đã qua xử lý sơ bộ như: làm sạch, ép nhỏ nên
hoạt động của các vựa này tương đối đơn giản hơn. Sau đó phế liệu từ các
15
vựa lớn được chuyển đến các cơ sở tái chế chất thải trong thành phố. Tại
các cơ sở tái chế, phế liệu được phân loại lần cuối, làm sạch và được tái chế
thành các nguồn nguyên liệu mới hoặc các sản phẩm.

16

You might also like