You are on page 1of 8

I.

TỔNG QUAN:
1. Tóm tắt:
Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các thiết bị điện tử ngày càng trở nên
quen thuộc và đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Ngoài ra, mặt hàng
thiết bị điện tử còn là một trong những mặt hàng được sản xuất liên tục để đáp ứng tốc độ tiêu
thụ chóng mặt của người tiêu dùng từ đó có thể thấy được đây là một mặt hàng vô cùng phổ
biến trong thị trường.
Đánh giá một cách khách quan thì sự ra đời của những thiết bị điện tử đã giúp con người cải
thiện cuộc sống rất nhiều, giúp cho mọi việc trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn. Các ứng dụng
thông minh ra đời cùng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã trở thành những công cụ đắc
lực giúp con người nâng cao năng suất học tập và làm việc. Bên cạnh đó, nhờ sự ra đời của
thiết bị điện tử mà dường như khoảng cách giữa người với người dần trở nên ngắn hơn, tạo ra
sự kết nối trong phạm vi toàn cầu. Chính nhờ sự kết nối rộng rãi ấy, thiết bị điện tử dường như
đã thay đổi cách chúng ta sống, suy nghĩ, học tập và làm việc.
Đi cùng với những lợi ích to lớn ấy, ta cũng không thể phủ nhận những tác hại mà việc lạm
dụng thiết bị điện tử gây ra. Những tác động tiêu cực có thể kể đến chính là các ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, sự giảm sút về trí sáng tạo của con người nếu quá
lạm dụng trí tuệ nhân tạo, các vấn nạn như nghiện game, nghiện sử dụng mạng xã hội,.. Tuy
vậy, dù biết lạm dụng thiết bị điện tử gây hại cho con người nhưng không phải bất cứ ai cũng
có đủ nhận thức và cái nhìn toàn diện về cách khắc phục các tác hại và từ đó đưa ra biện pháp
sử dụng thiết bị điện tử một cách thông minh, hiệu quả để hỗ trợ giải quyết các vấn đề trong
cuộc sống.
Giới trẻ, đặc biệt là sinh viên chính là nhóm đối tượng có nhu cầu sử dụng thiết bị nhiều nhất
để phục vụ cho các mục đích như học tập, làm việc, giải trí, giao tiếp,… đồng thời đây cũng là
nhóm đối tượng dễ rơi vào tình trạng lạm dụng thiết bị điện tử nhất. Chính vì thế, nhóm chúng
em quyết định chọn đề tài này để khảo sát về thực trạng và tác động của thiết bị điện tử đối với
sinh viên cũng như đưa ra những đánh giá, đề xuất cho thực trạng nhằm giúp sinh viên có được
cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về vấn đề và tìm được những biện pháp sử dụng các thiết bị
này một cách hiệu quả, thông minh cho bản thân.
2. Lời cảm ơn:
Lời đầu tiên, nhóm xin được phép gửi lời cảm ơn đến GVHD Lê Thị Hồng Hoa – người trực
tiếp góp ý và giúp đỡ chúng tôi trong việc thực hiện dự án “Khảo sát về việc sử dụng và tác
động của thiết bị điện tử đối với sinh viên hiện nay” . Những lời góp ý của cô chính là động lực
và kim chỉ nam giúp chúng tôi có thể thực hiện dự án một cách chỉnh chu và hoàn thiện nhất.
Tiếp theo, nhóm chân thành cảm ơn đến 251 sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã dành
thời gian quý báu của mình để thực hiện bài khảo sát giúp chúng tôi thu thập được nguồn dữ
liệu phục vụ cho dự án của mình. Sự hỗ trợ nhiệt tình ấy đã đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong việc hoàn thành bài nghiên cứu trên.
Nhóm chúng tôi đã nỗ lực hoàn thiện bài nghiên cứu bằng những kiến thức được học trong
khoảng thời gian vừa qua. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên nhóm thực hiện dự án nghiên cứu do
đó không thể nào tránh khỏi những sai sót không mong muốn. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi
rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý từ mọi người để có thể phát triển và hoàn thiện
hơn.
Nhóm tác giả.
3. Đặt vấn đề:
Những tác động tích cực và tiêu cực của thiết bị điện tử luôn là vấn đề được đông đảo mọi
người quan tâm đến. Đối tượng sinh viên có thể thu được vô vàn lợi ích từ việc sử dụng thiết bị
điện tử phục vụ cho học tập và công việc nhưng cũng có thể vô tình bị ảnh hưởng bởi những
tác động tiêu cực mà họ có thể chưa tìm ra giải pháp để khắc phục chúng hoặc đã áp dụng một
vài giải pháp nhưng không hiệu quả. Dưới đây là một số kết quả tiêu biểu mà nhóm tìm được
trong vô vàn những nghiên cứu về tác hại của việc sử dụng thiết bị điện tử quá đà gây ra.
Theo tạp chí Y học Môi trường và Nghề nghiệp ở Anh đã công bố một phát hiện cho thấy việc
dùng điện thoại di động liên tục 15 giờ trong 1 tháng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc u màng
não và u thần kinh đệm gấp 3 lần.
Năm 2011, sau khi xem xét các bằng chứng khoa học về ảnh hưởng của bức xạ điện từ với
bệnh ung thư, Cục Nghiên cứu ung thư Quốc tế - Tổ chức Y tế Thế giới đã cho rằng dùng điện
thoại di động sẽ làm tăng khả năng mắc ung thư.
Năm 2021, tiến sĩ Jason Nagata, Phó giáo sư Nhi khoa thuộc Đại học California ở San
Francisco (Mỹ), cho biết "Thời gian sử dụng thiết bị điện tử nhiều hơn có liên quan đến sức
khỏe tâm thần kém hơn và căng thẳng nhiều hơn ở thanh thiếu niên".
Chính vì những tác hại kể trên, việc xác định được tình trạng sử dụng thiết bị điện tử của bản
thân sinh viên đã hợp lí hay chưa cũng như tìm ra những giải pháp khắc phục phù hợp với bản
thân mỗi sinh viên là vô cùng cần thiết để giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và giúp việc
học tập, làm việc đạt năng suất tốt nhất.
2.1 NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC SỬ DỤNG:
2.1.1 Mục đích sử dụng:
Thiết bị điện tử đã được ra đời để phục vụ cho vô vàn mục đích khác nhau của con người.
Nhờ sự ra đời của thiết bị điện tử mà cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên hiện đại và chất
lượng cuộc sống dần được cải thiện, đạt được những tiến bộ chưa từng thấy. Tuy nhiên, tùy
theo từng đối tượng mà mục đích sử dụng thiết bị điện tử của họ có thể khác nhau. Đối với sinh
viên, qua cuộc khảo sát với mẫu gồm 251 người nhận thấy họ sử dụng thiết bị điện tử phục vụ
chủ yếu cho mục đích học tập, làm việc và giải trí.
Theo kết quả thu thập được,
Hầu hết thời gian sử dụng thiết bị điện tử của sinh có 73 sinh viên (chiếm
viên dùng cho mục đích gì 29.08%) sử dụng thiết bị điện
3.20%
tử chỉ để phục vụ cho mục
Chỉ dùng cho mục đích học tập, làm
đích học tập, làm việc là chủ
29.08% việc
Chỉ dùng cho mục đích giải trí (chơi
yếu; 35 sinh viên (chiếm
game, nghe nhạc, coi phim,…) 13.94%) dùng hầu hết thời
Dùng cho cả mục đích học tập, làm
việc và mục đích giải trí (chơi game, gian sử dụng thiết bị điện tử
nghe nhạc, coi phim,…)
Mục đích khác của họ chỉ dành cho mục đích
giải trí; 135 sinh viên (chiếm
53.78%
53.78%) cho biết rằng họ
13.94% dùng hầu hết thời gian sử
dụng thiết bị điện tử của mình
để phục vụ cho cả 2 mục đích
học tập, làm việc và giải trí; 8 sinh viên còn lại (chiếm 3.20%) dành hầu hết thời gian sử dụng
thiết bị điện tử của họ cho mục đích khác ngoài học tập, làm việc và giải trí. Qua số liệu có thể
nhận thấy rằng tỉ lệ sinh viên dùng hầu hết thời gian sử dụng thiết bị điện tử của mình cho cả
hai mục đích học tập, làm việc và giải trí lớn hơn so với tỉ lệ sinh viên dùng hầu hết thời gian
sử dụng thiết bị điện tử chỉ cho mục đích học tập, làm việc hoặc mục đích giải trí và mục đích
khác.
2.1.2 Thời gian sử dụng:
Nhận thấy những ngày sinh viên chỉ phải ở nhà hoặc vào cuối tuần thì thời gian sử dụng thiết
bị điện tử của họ sẽ có sự khác biệt so với những ngày họ phải phải đến trường hoặc cơ quan để
làm việc và học tập nhóm đã tiến hành khảo sát về thời gian sử dụng giữa các ngày kể trên để
làm rõ được sự khác biệt ấy. Khảo sát với mẫu gồm 251 sinh viên thu được kết quả như sau:
Trung bình thời gian sử dụng thiết bị điện tử trong những ngày sinh viên phải đi học hoặc đi
làm.
Trong những ngày sinh
Những ngày sinh viên phải đi học hoặc đi làm viên phải đi học hoặc đi
làm thì thời gian sử dụng
95
100 thiết bị điện tử của họ phân
90 bố chủ yếu ở nhóm “ Từ
75
80 3h đến 6h” với 75 sinh
70 viên lựa chọn ( chiếm
60 29.88% ) và nhóm “Từ 6h
50 41 đến 9h” với 95 sinh viên
40 lựa chọn ( chiếm 37.85% ),
30 22 nhóm ít được lựa chọn
18
20
nhất là nhóm “Trên 12h”
10
với 18 sinh viên ( chiếm
7.17%).
0
Dưới 3h Từ 3h đến 6h Từ 6h đến 9h Từ 9h đến 12h Trên 12h
Để đánh giá khách quan
hơn về kết quả giữa mẫu gồm 251 người đã điền khảo sát với tổng thể sinh viên, nhóm đã sử
dụng kiến thức về suy diễn thống kê để ước lượng khoảng tin cậy về thời gian sử dụng thiết bị
điện tử của sinh viên vào những ngày đi học hoặc đi làm với độ tin cậy là 95%.
 Ta có: n=251
α
 Với độ tin cậy 95%  α = 0.05  = 0.025
2
 Bậc tự do: df = n – 1 = 251 – 1 = 250
 t0.025 = 1.96
 Trung bình mẫu: x =
∑ xi. fi = 7.3207
∑ fi
 Phương sai mẫu: 2
s=
∑ fi .(xi−x)2
= 15.2497
n−1
 s = √ 15.2497 = 3.9051
s
 Sai số ước lượng: ε = t α2 . = 0.4831
√n
 Từ đó ta có khoảng tin cậy cho khoảng thời gian sử dụng thiết bị điện tử của sinh viên
những ngày phải đi học hoặc đi làm là:
[ x ± ε]= [7.3207±0.4831] = [6.8376 ;7.8038]
Trung bình thời gian sử dụng thiết bị điện tử trong những ngày sinh viên chỉ ở nhà hoặc vào
cuối tuần.
Trong những ngày sinh viên Những ngày sinh viên chỉ ở nhà hoặc vào cuối tuần
chỉ ở nhà hoặc vào cuối tuần 88
thì thời gian sử dụng thiết bị 90

điện tử của họ chủ yếu tập 80 70


trung ở nhóm “Từ 6h đến 9h” 70
với 88 sinh viên lựa chọn 60
48
( chiếm 35.06% ) và nhóm “Từ 50 40
9h đến 12h” với 70 sinh viên 40
lựa chọn ( chiếm 27.89% ), 30
nhóm ít được lựa chọn nhất 20
chính là nhóm “Dưới 3h” với 5 5
10
sự lựa chọn ( chiếm 2.00% ).
0
Dưới 3h Từ 3h đến 6h Từ 6h đến 9h Từ 9h đến 12h Trên 12h
Nhằm tăng độ chính xác cho
kết quả giữa mẫu và tổng thể, nhóm đã dùng phương pháp suy diễn thống kê để xác định
khoảng tin cậy về thời gian sử dụng thiết bị điện tử của sinh viên vào những ngày chỉ ở nhà
hoặc vào cuối tuần với độ tin cậy là 95%.
 Ta có: n=251
α
 Với độ tin cậy 95%  α = 0.05  = 0.025
2
 Bậc tự do: df = n – 1 = 251 – 1 = 250
 t0.025 = 1.96
 Trung bình mẫu: x =
∑ xi. fi = 9.7470
∑ fi
 Phương sai mẫu: 2
s=
∑ fi .(xi−x)2
= 20.7787
n−1
 s = √ 20.7787 = 4.5584
s
 Sai số ước lượng: ε = t α2 . = 0.5639
√n
 Từ đó ta có khoảng tin cậy cho khoảng thời gian sử dụng thiết bị điện tử của sinh viên
những ngày chỉ ở nhà hoặc vào cuối tuần là:
[ x ± ε]= [9.7470±0.5639] = [9.1831;10.3109]
Qua đây có thể thấy rằng vào những ngày nghỉ và cuối tuần thì sinh viên có mức thời gian sử
dụng thiết bị điện tử khá cao vì vào những ngày như thế có thể họ sẽ dành nhiều thời gian giải
trí hơn cho bản thân bằng việc xem phim, nghe nhạc, đọc các bài báo, tin tức trên nền các nền
tảng mạng xã hội,… hoặc tiếp tục làm việc, học tập tại nhà để hoàn thành những nội dung còn
thiếu ở trường học, cơ quan,…
So sánh sự chênh lệch trong thời gian sử dụng giữa những ngày sinh viên phải đi học hoặc đi
làm với những ngày sinh viên chỉ ở nhà hoặc vào cuối tuần.

Trung bình thời gian sử dụng thiết bị điện tử trong những ngày
phải đi học hoặc đi làm và những ngày sinh viên chỉ ở nhà hoặc
vào cuối tuần
95 88
75 70
85 48
65 40 41
45 22 18
5
25
5
Dưới 3h Từ 3h đến Từ 6h đến Từ 9h đến Trên 12h
6h 9h 12h
Những 22 75 95 41 18
ngày phải
đi học
hoặc đi
làm
Những 5 40 88 70 48
ngày chỉ
ở nhà
hoặc vào
cuối tuần
Giữa những ngày sinh viên phải đi học hoặc đi làm với những ngày sinh viên chỉ ở nhà hoặc
vào cuối tuần thì thời gian sử dụng thiết bị điện tử có sự khác nhau. Những ngày phải đi học
hoặc làm thì tỉ lệ sinh viên sử dụng thiết bị điện tử thuộc các khoảng “Dưới 3h” ( 22 sinh viên),
“Từ 3h đến 6h” (75 sinh viên), “Từ 6h đến 9h” (95 sinh viên) lớn hơn so với những ngày chỉ ở
nhà hoặc vào cuối tuần với số lượt lựa chọn “Dưới 3h” là 5 sinh viên, “Từ 3h đến 6h” là 40
sinh viên và “Từ 6h đến 9h” là 88 sinh viên . Tuy nhiên, những ngày sinh viên chỉ ở nhà hoặc
vào cuối tuần lại có tỉ lệ sinh viên sử dụng điện tử thuộc các khoảng “Từ 9h đến 12h” ( 70 sinh
viên) và “Trên 12h” ( 48 sinh viên ) cao hơn so với những ngày phải đi học hoặc đi làm với số
lượt lựa chọn “Từ 9h đến 12h” là 41 sinh viên và “Trên 12h” là 18 sinh viên. Qua đó, có thể
thấy rằng vào những ngày sinh viên chỉ ở nhà hoặc vào cuối tuần thì thời gian sử dụng thiết bị
điện tử thường cao hơn so với những ngày mà họ phải đi học hoặc đi làm. Vào những ngày
sinh viên được ở nhà hoặc vào cuối tuần, họ không phải dành thời gian cho việc đi học và đi
làm do đó có nhiều thời gian rảnh hơn và trong khoảng thời gian này sinh viên có thể sử dụng
thiết bị điện tử cho việc giải trí, thư giãn, học tập, hay kết nối với bạn bè, người thân,…

You might also like