You are on page 1of 2

Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Thắng hiệu là Quế Sơn tự Miễu Chi sinh ngày 15 tháng 2 năm

1835 tại làng Văn Khế,xã Hoàng Xá,huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam nay là Nam Định.Tuy đỗ đạt cao
nhưng ông chỉ làm quan 10 năm còn phần lớn cuộc đời là dạy
học và sống thanh bạch ở quê nhà.Nguyễn Khuyến là một
người tài năng,có cốt cách thanh cao,có tấm long yêu nước
thương dân,từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với
thực dân Pháp.

-Đôi nét về xuất thân : ông sinh ra trong gia đình nhà Nho nghèo,hai bên nội ngoại đều có truyền thống
khoa bảng. Cụ bốn đời Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Mại, đỗ tiến sĩ, làm quan đến Hiến sát sự Thanh
Hoá. Cha ông cũng theo đời Nho học, đỗ ba khoa tú tài, chuyên nghề dạy học. Quá trình để thi đỗ của
ông tốn nhiều năm cùng rất nhiều công sức cộng thêm việc hoàn cảnh gia đình ngày càng khó khăn
nhưng ông vẫn luôn kiên trì và cần cù.Sở dĩ cái tên Nguyễn Khuyến sinh ra để tự khích lệ bản thân phải
dùi mài kinh sử và mọi thứ đã được đền bù xứng đáng khi ông đỗ đầu khoa thi Hội,Đình,Hương học vị
hoàng giáp nên được vua Tự Đức ban cờ và biểu thêm 2 chữ Tam Nguyên từ đó người đời gọi ông là
Tam Nguyên Yên Đổ.Chính vì được ăn học từ nhỏ và bối cảnh gia đình có thể thấy lí giải một phần được
sự kiên trì trên con đường văn thơ của ông cũng như khoảng thời gian được người bố dạy học đã hình
thành nên con người tài ba như thế. Nguyễn Khuyến bắt đầu ra làm quan và lần lượt giữ những chức vụ
quan trọng như Đốc học Thanh Hoá, Án sát Quảng Bình, Bố chánh Quảng Nam, Thương biện Hà Nội, Sơn
Hưng Tuyên Tổng đốc. Thế nhưng, sống trong một triều đại đã đến thời mục nát, tận mắt chứng kiến
cảnh nô lệ, ông sinh lòng chán nản và viện cớ đau mắt nặng, Nguyễn Khuyến cáo quan vào năm 50 tuổi
(1885) và về quê dạy học, vui thú điền viên.
-Sự nghiệp thơ văn : Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất, nhà tan.Ở giai đoạn này, trước sự
tấn công của thực dân Pháp kinh thành nhà Nguyễn bị thất thủ, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm
Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân đứng lên đấu tranh, phong trào được hưởng ứng khắp nơi
nhưng cuối cùng tan rã.Có thể nói, nhà thơ sống giữa một thời kỳ mà các phong trào đấu tranh yêu
nước thời bấy giờ phần lớn đều bị thực dân, đế quốc dập tắt. Nguyễn Khuyến thời gian này cảm thấy bất
lực vì không thể làm được gì nên ông xin cáo quan về ở ẩn. Ông được coi là một nhân cách Việt Nam tiêu
biểu thời bấy giờ, cái thời đại mất nước, con người dân tộc Việt Nam bị chà đạp, đói rét, lầm than. Về ở
ẩn nơi làng quê nhưng ông vẫn giữ được cái gọi là phẩm chất của một người yêu nước chân chính và
hòa mình cùng với nhân dân.Ông là một trong những nhà thờ đau với nỗi đau của nhân dân, ông buồn vì
sự nghèo đói của họ, nhưng ông càng đau đớn hơn khi nhìn thấy cảnh đất nước bị dày xéo và cảm thấy
day dứt nỗi đau của một người ưu thời mẫn thế.Chính thế ông đã phản ánh những con người khổ
cực,chất phác,châm biếm thực dân xâm lược qua văn thơ:

You might also like