Full Lời Giải Đề Thi Thử Toàn Quốc Lần 1 ĐGTD BK

You might also like

You are on page 1of 43

ĐỀ THỬ TOÀN QUỐC LẦN 1 – TUYENSINH247.

COM

ĐÁNH GIÁ TƯ DUY ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

CẤU TRÚC BÀI THI

Nội dung Số câu (câu) Thời gian (phút)

Phần 1: Tư duy Toán học 40 60

Phần 2: Tư duy Đọc hiểu 20 40

Phần 3: Khoa học/Giải quyết vấn đề 40 60


NỘI DUNG BÀI THI

PHẦN I – TƯ DUY TOÁN HỌC

1 3
Câu 1: Cho số phức z    i . Mô đun số phức 1  z  z 2 bằng:……..
2 2

Câu 2: Tính giá trị biểu thức T  z1  z2 , biết z1 , z2 là các số phức thỏa mãn đồng thời
2

z  5 và z   7  7i   5 .

A. 10

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3: Trong tập số phức, cho cấp số nhân  un  có un  1 và công bội là q  1  i . Dãy số
 v  là dãy số thỏa mãn v
n n
 un n  1 . Mỗi phát biểu sau đúng hay sai?

Đúng Sai
Tổng S3 của dãy  un  có phần thực bằng 3

Số hạng v2024 có 304 chữ số

Câu 4: Cho hàm số f liên tục trên đoạn [a ; b]. Giả sử hàm số u  u ( x) có đạo hàm liên tục
trên đoạn [a ; b] và   u ( x)   . Giả sử có thể viết f ( x)  g (u ( x))u  ( x), x  [a; b] , với g
liên tục trên đoạn [ ;  ] . Khi đó, mệnh đề nào sau đây đúng?

 f ( x)dx  a u ( x)du
b b
A. a

B. ab f ( x)dx  uu((ba)) g (u )du

C. ab g ( x)dx  uu((ab)) f (u )du

D. ab f ( x)dx  u (b) g (u )du


u (a)

Câu 5: Cho lim un  L . Chọn mệnh đề đúng:


A. lim 3 un  L

B. lim un  L

C. lim un  L

D. lim 3 un  3 L

Câu 6: Giá trị trung bình của hàm số f  x  liên tục trên đoạn  a; b  được tính theo công
1 b
thức m  f    f  x dx . Xét f  x   3x 2  2 x và giá trị trung bình của hàm số trên [-
ba a
1;1], có bao nhiêu giá trị của c thuộc đoạn [-1;1] thỏa mãn: m  f   f  c  .

1
A.
3
B. 1
C. 2
2
D.
3
Câu 7: Số dân của một thị trấn sau t năm kể từ năm 1990 được ước tính bởi công thức
14t  10
f (t ) 
t 5
( f (t ) được tính bằng nghìn người).

Đúng Sai
Số dân của thị trấn vào năm 2025 là 12 nghìn người
Hàm số f (t ) đồng biến trên [0; )

Đạo hàm của hàm số f biểu thị tốc độ tăng dân số của thị trấn (tính
bằng nghìn người/ năm).
Năm 2024, tốc độ tăng dân số là 0,05 nghìn người / năm

Câu 8: Diện tích phần hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hai hàm số y 2  ax  a  0  và x  a
bằng k .a 2 . Tính k .
8
A.
3
2
B.
3
4
C.
3
1
D.
3
1 x
Câu 9: Trong bốn hàm số y  x 4  5 x 2 , y   x 3  2 x 2  1, y  x 2  3x  1, y  số lượng
2x  1
các hàm số đồng biến trên khoảng  2;3 là:

A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 10: Một khối chóp tam giác có các cạnh đáy bằng 15;8;17. Một cạnh bên có độ dài
bằng 4 và tạo với mặt đáy góc 450 . Thể tích của khối chóp đó bằng

A. 60 2

B. 30 2

C. 40 2

D. 80 2
Câu 11: Trong không gian Oxyz, cho điểm M (4;6;4) và hai đường thẳng
x 1 y  3 z x y2 z4
d1 :   , d2 :   . Đường thẳng đi qua M đồng thời cắt cả 2
2 4 3 1 1 3
đường thẳng d1 và d 2 tại A và B , độ dài đoạn thẳng AB bằng

A. 43 .

B. 2 43 .

C. 2 13 .

D. 13 .
Câu 12. Trong không gian Oxyz, cho điểm M (1;0;2) và mặt phẳng ( P) : x  2 y  4 z  1  0
. Đường thẳng đi qua M và vuông góc với ( P) có phương trình là:

x 1 y z  2
A.   .
1 2 1
x 1 y z  2
B.   .
1 2 1
x 1 y z  2
C.   .
1 2 4
x 1 y z  2
D.   .
1 2 4
Câu 13: Xếp loại học lực các học sinh khối 11 của một trường THPT được cho bởi biểu đồ
dưới đây:

Chọn ngẫu nhiên một học sinh để phát biểu trong lễ tổng kết. Xác suất để chọn được học
sinh khá lên phát biểu là
38
A. .
243
140
B. .
243
52
C. .
243
13
D. .
243

Câu 14: Từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9, có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 6
chữ số đôi một khác nhau sao cho tổng ba chữ số hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị bằng
6?
Câu 15: Cho hình vuông ABCD có các cạnh bằng a và có diện tích bằng S1 . Nối bốn trung
điểm A1 , B1 , C1 , D1 theo thứ tự của bốn cạnh AB, BC , CD, DA ta được hình vuông thứ hai có
diện tích S2 .
Tiếp tục quá trình trên ta được hình vuông thứ ba là A2 B2C2 D2 có diện tích S3 … và cứ tiếp
tục như thế ta được các hình vuông lần lượt có diện tích S 4 , S5 ,..., S50 (tham khảo hình vẽ).
Tổng S  S1  S2  ...  S50 bằng

a 2  250  1
A..
249
a 2  250  1
B.
250
a 2  249  1
C.
248
a2
D. 50 .
2
Câu 16: Kéo biểu thức ở các ô vuông thả vào vị trí thích hợp trong các câu sau:

𝜋 2𝜋 𝑘𝜋 (2𝑘 + 1)𝜋

a) Hàm số y  sin x  5 tuần hoàn với chu kì …………

b) Hàm số y  cot x không xác định với mọi x có dạng ………… ( k  ).


Câu 17: Kéo biểu thức ở các ô vuông thả vào vị trí thích hợp trong các câu sau:

3 6 81√3 27√3
Một hình trụ có thiết diện qua trục là hình vuông và có diện tích xung quanh bằng 36 . a)
Bán kính hình trụ là ………..
b) Thể tích lăng trụ lục giác đều nội tiếp hình trụ là …………
2  iz
Câu 18: Xét các số phức z thỏa mãn | z | 2 và số phức w  .
1 z
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
Đúng Sai
Tập hợp điểm biểu diễn số phức z là đường tròn.
Tập hợp điểm biểu diễn số phức w là đường tròn có bán kính
bằng 10 .

Môđun lớn nhất của w là 10 .


x 1 y z  2
Câu 19: Trong không gian Oxyz , cho đường thẳng d :   và hai điểm
2 1 1
A  1;3;1 ; B  0;2; 1 . Gọi C  m; n; p  là điểm thuộc đường thẳng d sao cho diện tích tam
giác ABC bằng 2 2 . Giá trị của tích m.n. p bằng ……….

 x  m2  1
Câu 20: Gọi m0 là giá trị thực của tham số m để giá trị lớn nhất của hàm số y 
x2
trên đoạn [2;5] bằng 1 . Khi đó, giá trị của m0 có thể thuộc những khoảng nào trong các khoảng
sau?
A. (0;2) . B. (2;3) . C. (4;  2) . D. (1;1) .

Câu 21: Một vật chuyển động có phương trình s (t )  t 4  3t 3  3t 2  2t  1(m) , với t ( s ) là thời
gian chuyển động. Gia tốc của vật tại thời điểm t  3s là
A. 48(m / s) . B. 28(m / s 2 ) . C. 48(m / s 2 ) . D. 54(m / s 2 ) .
Câu 22: Cô Hà hàng tháng gửi vào ngân hàng 2 triệu đồng với lãi suất 0,6%/tháng. Sau 1 năm,
cô Hà rút cả vốn lẫn lãi về mua vàng thì số chỉ vàng cô Hà mua được ít nhất là bao nhiêu?
(Biết giá vàng tại thời điểm mua là 5,36 triệu đồng/chỉ).
Câu 23: Cho hình lập phương ABCD. A ' B ' C ' D ' có cạnh bằng 2 . Khoảng cách giữa hai đường
thẳng AC và B ' D ' là

A. 2. B. 4 . C. 2 . D. 2 2 .
Câu 24: Nếu m là số nguyên dương, a và b chia cho m có cùng số dư thì ta nói a đồng dư với
b theo mô đun m, kí hiệu a  b  mod m  . Khẳng định nào sau đây đúng?
A. 35  1 mod 4 

B. 35  2  mod 4 

C. 35  0  mod 4 

D. 35  3  mod 4 

( x  3)( x  1)2
Câu 25: Cho hàm số f(x) có đạo hàm f '( x) = .Khẳng định nào sau đây là
x 1
đúng?
A. Hàm số nghịch biến trên khoảng (; 1)

B. Hàm số đồng biến trên các khoảng ( ;1) và (3; )

C. Hàm số đồng biến trên các khoảng (-1; 1) và (3; )

D. Hàm số đồng biến trên khoảng (3; )

Câu 26: Cho hình nón  N  có góc ở đỉnh bằng 120 . Mặt phẳng qua trục của  N  cắt  N 
theo một thiết diện là tam giác có đường kính đường tròn ngoại tiếp bằng 8 . Tính thể tích
khối nón  N 

A. 8 .

B. 4 3 .

C. 16
D. 6

Câu 27: Cho hình chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh đều bằng a. Một mặt phẳng thay đổi,
vuông góc với cắt SO, SA, SB, SC, SD lần lượt tại I, M,N,P,Q. Một hình trụ có một đáy nội
tiếp tứ giác MNPQ và một đáy nằm trên hình vuông ABCD. Khi thể tích khối trụ lớn nhất thì
độ dài SI bằng

3a 2
A. SI  .
2

a 2
B. SI  .
2

a 2
C. SI  .
3
a
D. SI  .
3

Câu 28: Cho mặt cầu ( S ) : x 2  y 2  z 2  2 x  4 y  2 z  3  0 và mặt phẳng


( P) : x  y  2 z  4  0 . Phương trình đường thẳng d tiếp xúc với mặt cầu ( S ) tại A(3; 1;1)
và song song với mặt phẳng ( P) là:

 x  3  4t

A.  y  1  6t
z  1  t

 x  1  4t

B.  y  2  6t
 z  1  t

 x  3  4t

C.  y  1  6t
z  1  t

 x  3  2t

D.  y  1  t
 z  1  2t

Câu 29: Hệ số của x14 trong khai triển  x 2  3x  là ……..


10

Câu 30: Từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5 có thể lập thành bao nhiêu số có 4 chữ số đôi một khác
nhau và chia hết cho 5?

A. 108

B. 120

C. 200.

D. 240

Câu 31: Cho khối lăng trụ tam giác đều ABC.A'B'C' có AB  a , góc giữa đường thẳng A'B
và mặt phẳng  BCC B  bằng 30 . Thể tích khối lăng trụ đã cho bằng:

3 3
A. a .
2
6 3
B. a .
4

3 3
C. a .
4

6 3
D. a .
12

Câu 32: Tổng sau: S   1   2   ...   24  bằng …….

Câu 33: Có bao nhiêu cặp số thực (a; b) để bất phương trình ( x  1)( x  2)(ax 2  bx  2)  0
nghiệm đúng với mọi x  ?
A. 3 .
B. 2 .
C. 0 .
D. 1 .
Câu 34: Quỹ đạo của một vật được ném lên từ gốc O (được chọn là điểm ném) trong mặt
1
phẳng toạ độ Oxy là một parabol có phương trình y   x 2  x , trong đó x (mét) là khoảng
10
cách theo phương ngang trên mặt đất từ vị trí của vật đến gốc O, y (mét) là độ cao của vật so
với mặt đất (tham khảo hình vẽ). Tính khoảng cách từ điểm chạm đất sau khi bay của vật đến
gốc O (khoảng cách này được gọi là tầm xa của quỹ đạo).
A. 6( m)

B. 7( m)

C. 13( m)

D. 10( m)

Câu 35: Ba tia Ox,Oy,Oz đôi một vuông góc, C là một điểm cố định trên Oz, đặt OC  1 . A,B thay đổi
trên Ox,Oy sao cho OA  OB  OC . Tính giá trị nhỏ nhất của bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện OABC.

6
A.
4

6
B.
3
6
C.
2
D. 6

3x  2 x
Câu 36: Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số m để bất phương trình m  x
3  2x
nghiệm đúng với mọi x   0;  

A. 10

B. 1

C. 9

D. 8

Câu 37: Cho hai số thực dương a,b thỏa mãn 2  log 2 a  1  log 5 b  log10 ( a  b) . Giá trị của
1 1
biểu thức  là?
a b

A. 20

B. 10

C. 12

D. 2

 x  y 1
Câu 38: Cho các số dương x,y thoả mãn log 5    3 x  2 y  4 . Giá trị nhỏ nhất của
 2 x  3 y 
4 9
biểu thức A  6 x  2 y   bằng
x y

27 2
A. .
2

31 6
B. .
4

C. 11 3 .

D. 19
Câu 39: Cho x, y là các số thực lớn hơn 1 thỏa mãn x 2  6 y 2  xy . Khi đó, giá trị của biểu
1  log12 x  log12 y
thức M  thuộc những khoảng nào sau đây?
2log12  x  3 y 

A. (0;2) . B. (1;5) . C. (1;1) . D. ( 1;3) .

Câu 40: Ở hình vẽ dưới đây, mỗi ô vuông có cạnh 1cm và được chia thành 25 ô vuông nhỏ.
Miền đa giác thu được khi lấy hình ( H ) hợp với ảnh đối xứng của nó qua trục AB có diện
tích bằng ………… cm 2 .
PHẦN II – TƯ DUY ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 7:

CÔNG NGHỆ AI CỦA HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

[0] Công nghệ AI (Artificial Intelligence) hiện đang là công nghệ được quan tâm phát
triển và ứng dụng bậc nhất hiện nay, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nhận dạng
khuôn mặt, xử lý giọng nói, kỹ thuật ước tính đám đông … đến các hệ thống an ninh,
bảo mật, hay hệ thống pháp luật, chính phủ.

Hình 1. Trí tuệ nhân tạo (AI) là lĩnh vực của ngành khoa học máy tính và công nghệ thông
tin (Ảnh nguồn INEC)
[1] Theo dòng chảy của cuộc cách mạng 4.0, trí tuệ nhân tạo ngày càng được phổ biến và ứng
dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, mặc dù được John McCarthy – nhà khoa học
máy tính người Mỹ đề cập lần đầu tiên vào những năm 1950 nhưng đến ngày nay thuật ngữ
trí tuệ nhân tạo mới thực sự được biết đến rộng rãi và được các “ông lớn” của làng công nghệ
chạy đua phát triển.
[2] AI là công nghệ sử dụng đến kỹ thuật số có khả năng thực hiện những nhiệm vụ mà bình
thường phải cần tới trí thông minh của con người, được xem là phổ biến nhất. Đặc trưng của
công nghệ AI là năng lực “tự học” của máy tính, do đó có thể tự phán đoán, phân tích trước
các dữ liệu mới mà không cần sự hỗ trợ của con người, đồng thời có khả năng xử lý dữ liệu
với số lượng rất lớn và tốc độ cao. Hiện mỗi ngày trên toàn cầu có khoảng 2,2 tỷ Gb dữ liệu
mới (tương đương 165.000 tỷ trang tài liệu) được tạo ra và được các công ty, như Google,
Twitter, Facebook, Amazon, Baidu, Weibo, Tencent hay Alibaba thu thập để tạo thành “dữ
liệu lớn” (big data). Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành khoa học
máy tính và công nghệ thông tin, bản chất của trí tuệ nhân tạo vẫn do con người làm ra, họ xây
dựng các thuật toán, lập trình bằng các công cụ phần mềm công nghệ thông tin, giúp các máy
tính có thể tự động xử lý các hành vi thông minh như con người.
[3] Trí tuệ nhân tạo có khả năng tự thích nghi, tự học và tự phát triển, tự đưa ra các lập luận
để giải quyết vấn đề, có thể giao tiếp như người…tất cả là do AI được cài một cơ sở dữ liệu
lớn, được lập trình trên cơ sở dữ liệu đó và tái lập trình trên cơ sở dữ liệu mới sinh ra. Cứ như
vậy cấu trúc của AI luôn luôn thay đổi và thích nghi trong điều kiện và hoàn cảnh mới. Dự
báo đến năm 2030 của công ty kiểm toán và tư vấn tài chính PwC, GDP toàn cầu có thể tăng
trưởng thêm 14% từ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo, AI đã xuất hiện trong nhiều ngành, từ cung
cấp dịch vụ mua sắm ảo và ngân hàng trực tuyến đến giảm chi phí đầu tư trong sản xuất và
hợp lý hoá chẩn đoán trong chăm sóc sức khoẻ. AI đã thúc đẩy hầu hết các ngành công nghiệp
tiến lên và thay đổi cuộc sống của nhiều người.
[4] Trong lịch sử phát triển của mình từ năm 1960 đến năm 2018, thế giới đã có gần 340.000
sáng chế đồng dạng và hơn 1,6 triệu bài báo khoa học liên quan đến phát triển trí tuệ nhân tạo
được công bố. Trong thập niên 80, AI đã bắt đầu được quan tâm, nhưng đến những năm 2012
sự tăng tốc mới trở nên mạnh mẽ. Giai đoạn 2006-2012, số công bố sáng chế bình quân tăng
8% trong một năm, nhưng đến giai đoạn 2012-2017 mức tăng đã đạt 28% trong một năm. Số

-ợng đơn sáng chế liên quan đến AI tăng từ 8.515 trong năm 2006 lên đến 12.473 năm 2011
và 55.660 năm 2017 (tăng gấp 6, 5 lần trong vòng 12 năm).
[5] Trong nghiên cứu khoa học, các công bố bài báo liên quan đến AI cũng tăng lên rất nhanh
chóng, đặc biệt trong thời gian đến năm 2018 gần đây với 1.636.649 bài báo được công bố. Sự
xuất hiện của các bài báo khoa học về AI bắt đầu sớm hơn 10 năm trước khi diễn ra cuộc chạy
đua bảo hộ sáng chế công nghệ AI. Chứng tỏ, kết quả của nghiên cứu khoa học cơ bản về AI
đã có hiệu quả về mặt ứng dụng khi các cuộc đua đăng ký bảo hộ sáng chế gia tăng sau đó.
[6] Theo hệ thống phân loại của Hiệp hội Máy tính Quốc tế ACM (Computing Analysis
Scheme) có một khung phân tích rõ ràng phù hợp để tổng hợp và đại diện cho công nghệ đang
thay đổi AI theo thời gian. Phân loại này đã được sử dụng trong hơn 50 năm và bản cập nhật
cuối cùng vào năm 2012 đã bổ sung các công nghệ mới. Theo đó, công nghệ AI được chia
thành 3 hướng chính:
- Kỹ thuật AI (AI Technique): là các mô hình tính toán và thống kê tiên tiến như học máy, logic
mờ và hệ thống cơ sở tri thức cho phép tính toán, nhiệm vụ do con người thực hiện; Các kỹ
thuật trí tuệ nhân tạo khác nhau được sử dụng để thực hiện các chức năng khác nhau.
- Ứng dụng chức năng của trí tuệ nhân tạo (AI functions application): chẳng hạn như thị giác
máy tính (computer vision) có thể chứa một hoặc nhiều kỹ thuật trí tuệ khác nhau.
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo theo lĩnh vực (AI Application field ): là việc sử dụng các kỹ thuật
hoặc ứng dụng trí tuệ nhân tạo chức năng trong các lĩnh vực, ngành nghề cụ thể như giao thông
vận tải, nông nghiệp, khoa học đời sống, y tế ...
[7] Còn theo Mediastandard, AI được chia làm ba loại gồm trí thông minh nhân tạo hẹp (ANI),
trí thông minh phổ biến nhân tạo (AGI) và trí tuệ siêu nhân tạo (ASI).
Những dự đoán về ứng dụng công nghệ AI trong nhiều lĩnh vực khác nhau, các nhà nghiên
cứu, doanh nghiệp, khởi nghiệp và chính phủ có thể định hướng mục tiêu phát triển trong
tương lai:
Hỗ trợ hệ thống cổng thông tin chính phủ
[8] Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI có thể là chìa khoá để tiến tới việc cải tiến cải cách hành
chính hiệu quả, triệt để, giúp thay đổi đáng kể và giải quyết nhiều vấn đề bất cập hiện nay về
quản lý và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Điển hình là việc ứng dụng
AI vào hệ thống chatbot (trả lời tự động) và trợ lý ảo tại các trung tâm hành chính. Điều này
cho phép người dân truy vấn thông tin nhận được câu trả lời nhanh chóng, hiệu quả cũng như
ngăn chặn tình trạng xếp hàng, chờ đợi như trước kia.
[9] Với lượng dữ liệu khổng lồ lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của chính phủ, AI có khả năng tổ
chức và kết hợp nhiều bộ dữ liệu để rút ra thông tin, cũng như tóm tắt một loạt các dạng dữ
liệu. Tuy nhiên để triển khai được tốt hiệu quả, vấn đề an ninh mạng và bảo mật thông tin cũng
cần được hệ thống AI quan tâm và vá kín.
[10] Nhận dạng khuôn mặt
Nhận diện khuôn mặt bằng AI là ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào việc xác minh đặc tính gương
mặt, máy tính tự động xác định, nhận dạng một người nào đó từ một bức hình ảnh kỹ thuật số
hoặc một khung hình trong video. Nhận diện khuôn mặt bằng công nghệ AI thuộc một nhánh
của thị giác máy tính, mà thị giác máy tính tốt hơn rất nhiều so với mắt thường của con người.
Một trong những cách xác định là dựa vào những điểm nút của khuôn mặt. Công nghệ AI có
thể đo tới 80 điểm nút (khoảng cách giữa các điểm trên một khuôn mặt giúp cơ chế nhận dạng
khuôn mặt (FR) trở nên dễ dàng hơn.
[11] Với cơ chế FR, một mạng lưới dạng thần kinh được hình thành trong hệ thống bằng cách
nhập dữ liệu để tạo nhận dạng mẫu và những dữ liệu này bao gồm hình ảnh khuôn mặt của
hàng triệu người được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như mạng xã hội, trang web, camera
giám sát có chức năng ghi nhận các ứng dụng khác có khai báo nhận dạng khuôn mặt…AI
triển khai thuật toán lưu trữ khoảng cách các điểm nút trong cơ sở dữ liệu của nó, quét nhận
dạng và khớp định danh cá nhân với dữ liệu đang có.
[12] Hiện nay ứng dụng này được tích hợp tại nhiều với các hệ thống giám sát như tại cổng
chấm công của công ty, các hệ thống giám sát tại sân bay, ga tàu, nơi công cộng; nhận diện
khuôn mặt trong hệ thống an ninh quốc gia; trong hệ thống bảo an ngân hàng, toà nhà,…
[13] Trong ngành vận tải
Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trên những phương tiện vận tải tự lái, điển hình là ô tô. Sự ứng
dụng này góp phần mang lại lợi ích kinh tế cao hơn nhờ khả năng cắt giảm chi phí cũng như
hạn chế những tai nạn nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên việc ứng dụng này vẫn chưa được
phổ biến vì vẫn trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng với sự hỗ trợ của thuật toán Deep Learning
(học sâu) với hàng hoạt các chức năng như nhận dạng và xử lý hình ảnh; nhận dạng và điều
khiển bằng giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên; phát hiện vật cản, giải quyết bài toán điều
khiển thời gian thực (real time) và xây dựng được một cơ cở dữ liệu khổng lồ về hệ thống giao
thông và các tình huống giao thông… thì ứng dụng này trong tương lai sẽ sớm được đưa vào
sử dụng.
[14] Xe tự lái sẽ an toàn và xử lý thông minh các tình huống vì chúng được tích hợp nhiều tính
năng tự động, các bộ cảm biến xung quanh xe luôn được phát tín hiệu phủ đủ rộng và đủ xa
để phát hiện vật cản giúp phát hiện nhanh chóng các chướng ngại vật, các camera nhận dạng
các tín hiệu ảnh để phân tích xử lý kịp thời theo các thuật toán với dữ liệu có sẵn (biển báo,
chỉ dẫn giao thông, theo dõi phương tiện, người đi đường…)
[15] Tương lai công nghệ AI
Công nghệ AI đã mang lại thành công lớn trong các ngành công nghiệp khác nhau, tuy nhiên
đỉnh cao phát triển của nó vẫn chưa đến. Năm 2016, thị trường toàn cầu của AI đạt trị giá 4 tỷ
USD nhưng dự đoán sẽ lên tới 169 tỷ USD vào năm 2025 và 15.700 tỷ USD vào năm 2035.
Với xu thế phát triển công nghệ và ứng dụng trong đời sống xã hội đang thay đổi không ngừng,
công nghệ AI đang là điểm đến nhiều hơn nữa của đa số các nhà khoa học trong tương lai.
Nguồn: Trung tâm Mô phỏng công nghệ và Phát triển sản phẩm, Viện Nghiên cứu sáng chế
và Khai thác công nghệ

Câu 1. Ý chính của bài viết là gì?

A. Trình bày tầm quan trọng của công nghệ AI và thách thức của ngành nghề trong tương lai

B. Trình bày những ứng dụng, thách thức hiện tại và xu hướng tương lai của công nghệ AI.

C. Trình bày những ưu, nhược điểm và ứng dụng của công nghệ AI đối với các ngành nghề.

D. Giải pháp giúp mọi người sử dụng công nghệ AI hiệu quả và nhược điểm của công nghệ
AI.

Câu 2. Hoàn thành câu hỏi bằng cách chọn đáp án Đúng hoặc Sai.
AI là công nghệ duy nhất sử dụng đến kỹ thuật số có khả năng thực hiện những nhiệm vụ mà
bình thường phải cần tới trí thông minh của con người.
Đúng hay sai?
A. Sai
B. Đúng

Câu 3. Kéo thả cụm từ phù hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn thành thông tin về đoạn [3]

Trí tuệ nhân tạo là một công nghệ có khả năng tự học, phát triển và thích nghi với [vị trí thả
1], cung cấp các lập luận và khả năng giao tiếp tương tự con người. Dự báo của công ty kiểm
toán và tư vấn tài chính PwC cho biết, đến năm 2030, sự [vị trí thả 2] của trí tuệ nhân tạo có
thể giúp [vị trí thả 3] GDP thế giới thêm 14%. AI đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, từ
dịch vụ mua sắm, ngân hàng [vị trí thả 4] đến giảm chi phí đầu tư và cải thiện chẩn đoán y tế.
Câu 4. Hoàn thành câu hỏi bằng cách chọn đáp án Đúng hoặc Sai.

Theo hệ thống phân loại của Hiệp hội Máy tính Quốc tế ACM (Computing Analysis Scheme),
công nghệ AI được chia thành 3 loại chính: Kỹ thuật AI (AI Technique), ứng dụng chức năng
của trí tuệ nhân tạo (AI functions application), ứng dụng trí tuệ nhân tạo theo lĩnh vực (AI
Application field.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 5. Kéo thả cụm từ phù hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn thành thông tin về đoạn [3]

Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp cải tiến [vị trí thả 1] quản lý và điều hành của các
cơ quan quản lý nhà nước các cấp và [vị trí thả 2] nhiều vấn đề bất cập ở hiện tại. Một [vị trí
thả 3] nổi bật trong việc áp dụng AI là sử dụng chatbot và trợ lý ảo trong các trung tâm hành
chính, giúp nhân viên có thể trả lời nhanh chóng và hiệu quả hơn cho các câu hỏi được đặt bởi
[vị trí thả 4], giúp tránh [vị trí thả 5] đứng hàng và chờ đợi mất thời gian như trước đây.

Câu 6. Hãy tìm một cụm từ không quá năm tiếng trong văn bản để hoàn thành nhận
định sau:
AI được hiểu là: ______.

Câu 7. Ứng dụng nhận diện khuôn mặt bằng AI đang được tích hợp trong các hệ thống
giám sát nào?

Chọn đáp án KHÔNG đúng:

A. Cổng chấm công của công ty.

B. Hệ thống an ninh quốc gia.

C. Hệ thống phương tiện vận tải tự lái.

D. Hệ thống bảo an ngân hàng.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 8 đến 14:

ĐỂ CON KHÔNG BỊ NHẤN CHÌM TRONG INTERNET

[0] Khảo sát mới đây của Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho thấy
có đến 89% trẻ em Việt Nam có sử dụng Internet, trong đó 87% dùng Internet mỗi ngày.

[1] CEO của một công ty công nghệ cho biết sau khi đọc số liệu này, điều đầu tiên ông nghĩ
đến là những rủi ro tiềm ẩn. Ông Cao Văn Hạnh - CEO Công ty công nghệ Ecomkey - cho
rằng không thể phủ nhận rằng trẻ em ngày nay sinh ra và lớn lên gần như hoàn toàn trong thời
đại công nghệ, nghĩa là việc các em có được môi trường tiếp xúc với Internet từ sớm là bình
thường. Tuy nhiên, sử dụng Internet hay các thiết bị số với thời lượng kéo dài trong ngày lại
ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, sự phát triển về tâm lý, hành vi của các em.

[2] Bình thường và bất thường của thời đại số

Theo ông Hạnh, trong thế giới phần mềm càng phong phú, các nội dung số ngày càng được
phát triển theo hướng đưa vào thêm những tính năng gây nghiện cho người dùng. Mức độ gây
nghiện sẽ được tính toán tuỳ vào nhà sản xuất phần mềm nhưng chắc chắn luôn tồn tại nhằm
"giữ chân" người dùng trong sự cạnh tranh khốc liệt giữa rất nhiều ứng dụng. "Trong khi đó,
hiện nay có rất ít những công cụ số có thể kiểm soát được nội dung của đa số nội dung trên
Internet cho trẻ em. Phần lớn các em dùng chung các phần mềm như người lớn, chẳng hạn
cùng một phần mềm YouTube, TikTok, Facebook, cùng chơi một tựa game. Rất ít có các công
cụ tạo một môi trường số riêng cho trẻ em" - ông Hạnh nói.

[3] Bà Nguyễn Phương Thanh Trúc - giám đốc điều hành Cyber Purify - cho biết đơn vị từng
thực hiện nghiên cứu những mối nguy hại trên môi trường Internet với trẻ em. Một số kết quả
cho thấy có tới hơn 79% trẻ em tiếp xúc không mong muốn với nội dung khiêu dâm trên
Internet. Cũng khoảng 70% trẻ em cho biết mình từng gặp phải tình trạng bắt nạt trên mạng.
Ngoài ra là những nguy cơ khác như những nội dung gây hoảng sợ, nội dung có ngôn ngữ thù
hận...

[4] Bên cạnh đó, nhiều trẻ em cũng chưa biết cách bảo vệ "danh tính số" của mình. Theo bà
Trúc, nhiều bạn trẻ hồn nhiên gia nhập các hội nhóm mạng xã hội phát ngôn tuỳ tiện, chia sẻ
bí mật cá nhân, hoặc thậm chí có thể tung tin giả và sai sự thật, nhưng không biết rằng có thể
tiềm ẩn nguy hiểm. Bởi vì mọi hành vi của người dùng trên mạng xã hội đều được hệ thống
ghi lại và có thể gây bất lợi cho chính em ấy.

[5] Cha mẹ không nên lo lắng khi con không nghe lời mình, mà hãy lo lắng vì con luôn quan
sát mình. Chính cha mẹ sẽ là những tấm gương phản chiếu cho con. Thời gian rảnh, cha mẹ
chỉ biết dùng điện thoại thì con cái cũng sẽ bắt chước. Ngược lại nếu cha mẹ dùng thời gian
thường đọc sách, chơi thể thao thì con cũng sẽ học như thế. Cha mẹ chỉ cần thay đổi chính
mình, con cái sẽ dần thay đổi theo.

[6] Những nguyên tắc dành cho phụ huynh

TS Nguyễn Đông Hải - từng có nhiều năm giảng dạy tại ĐH Tennessee Wesleyan (Mỹ) - cho
rằng cách tiếp cận ở nhiều trường phổ thông tại Mỹ là không cấm đoán học sinh sử dụng các
thiết bị công nghệ, ngay cả trong phạm vi trường học. Trẻ được khuyến khích sử dụng các nền
tảng số, thậm chí không ít trường còn cấp cho mỗi học sinh một chiếc laptop để phục vụ học
tập. Trong giờ học, nhiều thầy cô yêu cầu trẻ dùng các thiết bị này để lên Internet tìm kiếm
thông tin. Dù được "mở cửa" như vậy nhưng trên trường, học sinh thường không mặn mà "cắm
mặt" vào laptop. Theo ông, các trường phổ thông khuyến khích và tạo thêm môi trường cho
trẻ tham gia rất nhiều hoạt động thú vị khác như đọc sách, chơi thể thao, văn nghệ, tham gia
các câu lạc bộ... Từ quan điểm này, TS Nguyễn Đông Hải cho rằng phụ huynh cũng có thể áp
dụng với các em trong gia đình. Không nên để các hoạt động của các em quá "nghèo nàn" đến
nỗi không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc cho con dùng điện thoại, máy tính.

[7] Trong khi đó, TS Nguyễn Thị Thu Huyền - hiệu trưởng Trường song ngữ quốc tế Canada
- gợi ý một nguyên lý đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả phụ huynh có thể giáo dục con về việc
dùng Internet hay thiết bị điện tử, đó là nguyên lý "giờ nào việc nấy". Mỗi ngày, con sẽ có
nhiều "việc" khác nhau, từ ăn, ngủ, vận động đến học hành, giao tiếp, giải trí. Nếu đưa "truy
cập Internet" hay "dùng điện thoại" vào danh sách các "việc" hằng ngày của con, thì đầu mục
này không được "xâm lấn" đến các mục khác. Cụ thể, không thể dùng điện thoại khi đang giờ
ăn, hoặc trong giờ giải trí hay giờ chơi thì cũng nên có những hoạt động giải trí, chơi đúng
nghĩa. Hạng mục "truy cập Internet" hay "dùng điện thoại" sẽ được phân bố vào một khoảng
thời gian riêng và có một thời lượng rõ ràng, không diễn ra song song cùng các việc khác.
"Đặc biệt là việc ngủ. Không chỉ việc truy cập Internet không được lấn sang thời gian ngủ, mà
phụ huynh cũng nên không cho con dùng các thiết bị điện tử trước giờ ngủ khoảng 1 tiếng" -
cô Huyền nói.

[8] Ranh giới giữa online và offline ngày càng thu hẹp
Đầu năm 2023, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF đưa ra một báo cáo chủ đề "Môi
trường online an toàn cho trẻ em - Những chiến lược và thách thức toàn cầu". Nghiên cứu
được thực hiện bởi Văn phòng nghiên cứu của UNICEF, trong đó chỉ ra những thuận lợi cùng
nguy cơ tác động đến sự phát triển của trẻ em trong thời đại số. Nhiều lời khuyên dành cho
phụ huynh cũng được báo cáo đưa ra để tăng cường nhận thức và hành động bảo vệ trẻ em
trên không gian mạng, đặc biệt về nguy cơ lộ thông tin, xâm hại, bắt nạt trên mạng, nghiện
Internet...

[9] Ông Gordon Alexander - giám đốc Văn phòng nghiên cứu của UNICEF - cho rằng ranh
giới giữa hai thế giới "online" và "offline" ngày càng được thu hẹp. Trẻ em trong thời đại số
có thể dịch chuyển dễ dàng qua cả hai môi trường thực và số. "Internet mang lại nhiều cơ hội
và lợi ích cho trẻ em về học tập và hoà nhập xã hội. Tuy nhiên, Internet cũng khiến trẻ tiếp
xúc với những nguy hiểm, bất kể tuổi tác, vị trí địa lý và các ranh giới kháC. Trách nhiệm với
người lớn để đặt ra một khuôn khổ đảm bảo trẻ em bình đẳng và công bằng truy cập Internet,
cùng với một sự an toàn hơn môi trường trực tuyến" - ông Gordon Alexander nói.

[10] Đừng giao Internet làm "bảo mẫu"

Ông Cao Văn Hạnh cho rằng hình ảnh cực kỳ phổ biến ở Việt Nam là phụ huynh để trẻ ngồi
yên một chỗ, mắt "dán" vào những chiếc điện thoại, iPad, laptop, còn mình thì "rảnh tay" làm
việc riêng. Hình ảnh này dễ dàng được nhìn thấy từ những nơi công cộng như các quán ăn,
quán cà phê đến cả trong gia đình. "Tôi thấy như thế chẳng khác nào phụ huynh đang giao cho
Internet là "bảo mẫu" cho con mình, chỉ vì cha mẹ không đủ thời gian hoặc sự quan tâm dành
cho con hay sao? Nhiều bạn bè tôi đã nhận ra được việc phó thác con cho bảo mẫu Internet.
Họ đã chủ động giảm công việc lại để có thời gian dành cho con nhiều hơn, nhất là những
ngày cuối tuần. Khi đã có thời gian "chất lượng" dành cho con cái, cha mẹ sẽ nghĩ ra được rất
nhiều hoạt động gắn bó cùng con" - ông Hạnh nói. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể "điều
hướng" cho con sử dụng Internet sao cho hữu ích nhất. Chẳng hạn, thay vì cho con dùng
Internet chỉ để lướt TikTok, coi clip "nhảm"..., phụ huynh có thể tìm một số tựa game vừa chơi
vừa học cho con trải nghiệm. Hoặc phụ huynh cũng có thể ra một chủ đề nào đó con hứng thú
để con tập kỹ năng tìm kiếm, tư duy...

Nguồn: Trọng Nhân - đăng ngày 11/03/2023, Báo Tuổi trẻ.


Câu 8. Nội dung chính của bài viết là gì?

A. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiện internet ở trẻ em và đề xuất cha mẹ nên dành nhiều
thời gian cho con.

B. Đề xuất các biện pháp quản lý trẻ em tránh khỏi tình trạng nghiện internet và sắp xếp thời
gian biểu hợp lí cho con.

C. Phân tích ưu, nhược điểm của internet đối với giới trẻ và sự cân bằng giữa hoạt động trực
tuyến và ngoại tuyến.

D. Rủi ro, thách thức trẻ em gặp phải khi sử dụng internet và khuyến nghị để bảo vệ an toàn
trực tuyến cho trẻ em.

Câu 9. Hãy kéo từ trong các ô dưới đây thả vào vị trí phù hợp:

Trong khi thế giới phần mềm ngày càng [vị trí thả 1] thì các nội dung số sẽ được [vị trí thả
2] theo hướng đưa vào thêm nhiều [vị trí thả 3] gây nghiện đối với người dùng. [vị trí thả 4]
gây nghiện sẽ được [vị trí thả 5] tuỳ theo từng phần mềm nhưng vẫn luôn tồn tại để "giữ chân"
người dùng trong cuộc cạnh tranh quyết liệt của rất nhiều ứng dụng.

Câu 10. Tại sao văn bản khẳng định “Cha mẹ không nên lo lắng khi con không nghe lời
mình, mà hãy lo lắng vì con luôn quan sát mình”?

A. Vì con trẻ có óc quan sát rất tốt về cuộc sống.

B. Vì con cái rất yêu thương cha mẹ của mình.

C. Vì con cái sẽ lấy cha mẹ chúng làm gương.

D. Vì con cái chỉ biết nghe lời cha mẹ.


Câu 11. Hãy điền một cụm từ không quá hai tiếng vào chỗ trống để hoàn thành nhận
định sau.

Để không xảy ra trường hợp không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc cho con dùng điện
thoại, máy tính; cha mẹ nên dành thời gian xây dựng các hoạt động của con ngày càng ______.

Câu 12. Những mối nguy hại mà trẻ em sẽ gặp phải trên internet là gì?

Chọn đáp án KHÔNG đúng:

A. Nội dung khiêu dâm.

B. Giao lưu kết bạn xuyên lục địa.

C. Bị bắt nạt trên mạng.

D. Tiếp xúc với ngôn ngữ không đúng chuẩn mực.

Câu 13. “Thời gian chất lượng” trong bài viết được hiểu là gì?

Chọn 2 đáp án đúng nhất:

A. Dành thời gian tốt để chăm lo cho con cái, chứ không phải để "rảnh tay làm việc riêng" và
phụ thuộc vào Internet để giữ trẻ.

B. Loại thời gian được sử dụng để thực hiện các hoạt động một cách hiệu quả và tạo ra điều
kiện tốt nhất cho sự tập trung và tăng năng suất lao động.

C. Tận dụng một cách tối đa cho các hoạt động quan trọng và tập trung vào chúng một cách
đầy đủ và không bị gián đoạn bởi những yếu tố khác khi làm việc.

D. Dành thời gian cho con cái một cách tỉ mỉ và tập trung, và tận dụng thời gian này để tạo ra
những kết nối gần gũi và đáng nhớ với con cái.

Câu 14. Hãy điền một cụm từ không quá bốn tiếng để hoàn thành đoạn sau:
Từ văn bản trên, có thể thấy rằng internet là con dao hai lưỡi có những tác động tích cực lẫn
tiêu cực đối với trẻ em. Chính vì vậy, người lớn chúng ta cần có sự _____ đối với con em
mình, hướng các em lựa chọn cách sử dụng internet đúng đắn, tích cực.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 20:

ĐỪNG GÂY TỔN THƯƠNG (CA-REN CA-XÂY)

[1] “Đừng bao giờ khiến người khác tổn thương” ư? Một điều nghe qua có vẻ đơn giản, nhưng
cái khó là làm sao chúng ta biết được mình đã gây tổn thương cho người khác, đặc biệt là khi
họ không bị tổn hại gì về thân thể. Không giao tiếp bằng mắt với người bạn nói chuyện hay
đang được giới thiệu, không đáp lại khi ai đó cần bạn trả lời một câu hỏi, không đếm xỉa đến
người đang nói trong cuộc thảo luận – tất cả những hành vi này đều gây tổn thương. Coi nhẹ
lời gợi ý của bạn thân về công việc quan trọng cả hai đang tham gia thực hiện có thể gây bất
lợi cho mối quan hệ cũng như lòng nhiệt tình của người ấy. Một trong những hình thức gây
tổn thương phổ biến và rõ ràng nhất là không lắng nghe khi người khác đang cố nói điều gì đó
với bạn. Một số người nói rằng, bị lờ đi như thế khiến họ cảm thấy đau đớn không kém gì bị
xâm phạm thân thể.

[2] Sự tổn thương ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau. Chắc chắn là cả người gây ra tổn
thương và người bị tổn thương đều không cảm thấy hạnh phúc. Nạn nhân có thể thấy mình bị
xúc phạm sau buổi gặp gỡ mà không hiểu tại sao. Mặc dù vậy, cảm giác tổn thương vẫn tồn
tại.

[3] Không gây tổn thương bằng lời nói

Trong lúc bạn phát ngôn và cả sau đó, bạn có ý thức được lời phê bình của mình đã ảnh hưởng
đến người khác như thế nào không? Bạn có nhanh chóng đáp trả bằng một nhận xét đầy ác ý
sau khi bị người khác chỉ trích không? Bạn có chú ý đến cảm giác của mình sau khi gắt gỏng
với bạn bè hay một người hoàn toàn xa lạ không? Bạn có bao giờ tỏ ra tử tế ngay cả khi người
ta đối xử với bạn chẳng ra gì không?

[4] Câu trả lời của chúng ta cho những câu hỏi trên đủ để nói lên tất cả. Ngẫm nghĩ từng câu
hỏi và trả lời chúng một cách trung thực mang đến phác hoạ đơn giản về vị trí của bạn trong
thế giới này. Sau đó, nó có thể giúp ích cho bạn như một bản kế hoạch để bạn trở thành con
người mà mình mong muốn.

[5] Nếu muốn thay đổi tính chất của các mối quan hệ với mọi người xung quanh, bạn phải ý
thức rõ tác động của những gì mình nói ra. Có lẽ, chúng ta không cố tình gây tổn thương người
khác bằng nhận xét của mình. Thật ra, chúng ta cứ nghĩ mình đang cư xử lịch thiệp hay thậm
chí là ân cần, nhưng biểu hiện trên gương mặt của người đối diện mới nói lên sự thật.

[6] Không ai trong chúng ta đủ khéo léo để che giấu mức độ ảnh hưởng từ lời nói và hành
động của người khác đối với mình. Cặp mắt trừng trừng, ánh nhìn lơ đi nơi khác, cái nhếch
mép hay đôi môi trễ xuống, thường bộc lộ cảm xúc thật của chúng ta. Nhận thấy được những
biểu hiện này ở người khác giúp chúng ta đưa ra các lựa chọn tốt hơn trong những lần giao
tiếp về sau, với bất kì ai.

[7] Hầu hết chúng ta đều không chủ tâm tỏ ra ác ý trong giao tiếp, trừ khi với kẻ thù thật sự.
Những câu bình luận mỉa mai cũng thường xuất hiện một cách vô ý, xuất phát từ cảm xúc nhất
thời hay sự thiếu suy nghĩ chứ không phải từ bản chất xấu xa, hèn hạ.

[8] Phương pháp giải quyết vấn đề này là tập trung trí óc. Đơn giản thôi! Bạn hãy đưa ra quyết
định và theo đuổi nó bằng cách rèn luyện. Bạn có thể tạo nên mọi sự khác biệt trong mối quan
hệ nếu tuân theo quy tắc ứng xử cơ bản: Đừng nói với người khác những điều mà bạn không
muốn nghe. Tôi muốn bạn nhớ lại câu chuyện về người phóng viên vẫn mua báo từ một kẻ
bán báo vô văn hoá. Người phóng viên ấy đã lựa chọn cách cư xử tử tế ngay cả với một kẻ
chẳng ra gì. Ông ấy chọn hành động ôn hoà. Đôi lúc chúng ta có suy nghĩ sai lầm rằng đáp trả
là cần thiết. Và nó thường được nguỵ biện rằng đó là sự công bằng. Nhưng hành động “ăn
miếng trả miếng” chỉ cho thấy bạn là người yếu đuối và thiếu suy nghĩ. Nói đơn giản hơn là
bạn chẳng được lợi gì khi đối xử với người khác không tử tế.

[9] Mỗi tình huống ta trải qua đều là cơ hội để lựa chọn con đường tương tác đúng đắn giữa ta
và người khác. Chúng ta không cần phải đáp trả bằng thái độ tương tự khi ai đó đối xử tệ với
mình. Chọn cách ứng xử cùng với yêu thương không quá khó so với chọn cách đáp trả tàn
nhẫn. Đó chỉ là một quyết định mà thôi – quyết định mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.
[10] Trong quá trình giao tiếp, chúng ta luôn có các phương án lựa chọn khác nhau như chú ý
lắng nghe, giả vờ lắng nghe một cách tế nhị hay phớt lờ người khác ra mặt. Bất cứ điều gì
không thể hiện sự chú tâm của chúng ta đều đồng nghĩa với sự thô lỗ; thái độ thô lỗ này gây
tổn hại tinh thần cho bất kì ai liên quan đến chúng ta trong mối tương tác. Điều này thậm chí
có thể đo đếm được bằng các nghiên cứu về sinh lí. Tổ chức Hớt Mát (Heart Math) đã tiến
hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của cách cư xử thiếu tử tế đối với tình trạng thể chất con người.
Sau đó, họ áp dụng những điều phát hiện được vào việc tư vấn cho khoảng 500 công ty đang
cần xây dựng môi trường làm việc thân thiện hơn. Cuối cùng, họ kết luận rằng, không chỉ
người bị chúng ta đối xử tệ mà bản thân chúng ta cũng bị ảnh hưởng về mặt trí tuệ, cảm xúc,
thể chất và tinh thần. Đúng vậy! sức khoẻ mỗi chúng ta đều phụ thuộc vào những cử chỉ yêu
thương lẫn nhau.

[11] Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ? Bởi vì chúng ta bị xao nhãng, đầu óc ta đang mải mơ màng
những việc khác? Đôi khi, lí do này đúng. Nhưng sự thô lỗ thường là dấu hiệu của cảm giác
bất an. Đó là cách chúng ta tránh né người khác để họ không nhận thấy cảm giác thật của mình.
Làm như vậy có thể hiệu quả nhưng nó chẳng giúp ích cho ai cả. Nó khiến mọi người xa rời
nhau thay vì đoàn kết vì một mục đích chung. Chúng ta không bao giờ tìm thấy sự bình yên
nếu cứ khăng khăng bảo vệ cái ốc đảo cô đơn của mình. Cố gắng theo đuổi mối liên kết chung
với mọi người là con đường bằng phẳng nhất đưa chúng ta đến hoà bình.

[12] Hãy đối mặt với thực tế. Dùng lời nói sỉ nhục người khác không bao giờ là thái độ hợp lí,
ngay cả trong những hoàn cảnh thù địch nhất; nó gây ra những vết thương không đáng có trong
tâm hồn. Có người từng nói, đại ý: “Chúng ta chỉ được giao phó một nhiệm vụ duy nhất, đó là
yêu thương lẫn nhau. Nếu không thể làm được như vậy thì ít nhất hãy cố gắng kiềm chế để
không xúc phạm nhau.”. Đó là lời gợi ý đơn giản để sống cuộc đời bình yên và hạnh phúc. Nó
khởi đầu bằng những thay đổi tích cực nhỏ bé mà về sau trở thành thói quen. Bất kì ai trong
chúng ta cũng có thể hoàn thành nhiệm vụ này nếu có quyết tâm [...]

[13] Mỗi lần bị tổn thương vì cách cư xử của mình, chúng ta càng dễ làm đau người khác, đôi
khi không vì lí do nào. Mọi việc sẽ tiếp tục như thế cho đến lúc mỗi ngày, chúng ta thực hiện
lời cam kết không gây tổn thương cho bất kì ai. Chúng ta có thể làm được! Mỗi ngày, chúng
ta có quyền theo đuổi một cảm giác bình yên hoàn toàn mới mẻ. Đó chẳng phải là điều tất cả
chúng ta mong muốn ư? [...]

(Khi ta thay đổi, thế giới sẽ đổi thay, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2016)

Câu 15. Hoàn thành câu hỏi bằng cách chọn đáp án Đúng hoặc Sai.

Tác giả cho rằng rất dễ để biết được mình đã gây tổn thương cho người khác chỉ bằng việc
quan sát ánh mắt của người đối diện.

Đúng hay sai?

A. Đúng.

B. Sai.

Câu 16. Theo đoạn trích, một trong những hình thức gây tổn thương phổ biến và rõ ràng nhất
là gì?

A. Dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.

B. Không lắng nghe người khác.

C. Bôi nhọ, hạ thấp danh dự của người khác.

D. Không quan tâm đến sở thích, suy nghĩ của người khác.

Câu 17. Theo đoạn 2, sự tổn thương ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau. Hãy chỉ ra “dáng
vẻ” không được nhắc đến trong bài?

A. Trong lúc bạn phát ngôn, bạn không chắc đã ý thức được lời phê bình của mình ảnh hưởng
đến người khác.

B. Bạn có thể đã đáp trả lại lời chỉ trích của người khác bằng nhận xét đầy ác ý.

C. Cặp mắt trừng trừng, ánh nhìn lơ đi, cái nhếch mép, đôi môi trễ xuống.

D. Dù tổn thương nhưng bản thân vẫn chọn cách đối xử tối với đối phương.

Câu 18. Phương pháp khắc phục vấn đề giao tiếp của mỗi người là gì?

Chọn đáp án KHÔNG đúng:


A. Tập trung trí óc.

B. Không nói với người khác những điều mình không muốn nghe.

C. Tha thứ, bao dung cho cả những người mắc lỗi với mình.

D. Giữ thái độ ôn hoà với cả những người thích gây chuyện.

Câu 19. Điền vào chỗ trống một cụm từ không quá ba tiếng để hoàn thiện đoạn sau:

Trong quá trình trao đổi thông tin, chúng ta có nhiều lựa chọn khác nhau, nhưng đều ảnh hưởng
đến cảm giác chú tâm của chúng ta đối với người khác. Nghiên cứu của Tổ chức Hớt Mát đã
chỉ ra rằng thái độ ______ có thể gây ra tổn hại tinh thần và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của
cả người đó và những người xung quanh.

Câu 20. Thông điệp của văn bản trên là gì?

A. Cách duy nhất để có được hạnh phúc là trân trọng những gì bạn đang có và quên đi những
gì bạn không có.

B. Tuổi trẻ là lần duy nhất chúng ta có quyền dệt nên những ước mơ của mình.

C. Gia đình là món quà quý giá nhất mà thượng đế ban tặng cho mỗi người.

D. Cuộc sống ngắn ngủi lắm, chúng ta hãy cố dành cho nhau những điều tốt đẹp và tránh làm
tổn thương nhau.
PHẦN III – TƯ DUY KHOA HỌC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Dựa vào thông tin dưới đây trả lời từ câu 1 đến 7
Một sinh viên muốn nghiên cứu động học, hoặc tốc độ của một phản ứng hóa học dựa trên
nồng độ của các chất phản ứng và sản phẩm của phản ứng dưới đây:
5H 2C2O4( aq )  2 KMnO4( aq )  3H 2 SO4( aq )  10CO2( g )  2MnSO4( aq )  K 2 SO4( aq )  8H 2O( l )

Phản ứng này rất dễ theo dõi bằng cách sử dụng máy đo quang phổ, đo lượng ánh sáng có
bước sóng cụ thể được dung dịch hấp thụ. Thuốc tím đậm, hoặc KMnO4 hấp thụ ánh sáng có
bước sóng 550 nm tỷ lệ với nồng độ của nó trong dung dịch phản ứng. Mangan sulfat
hoặc MnSO4 có màu hồng nhạt và hấp thụ ánh sáng có bước sóng 500 nm tỷ lệ với nồng độ
của nó trong dung dịch phản ứng. Tất cả các chất phản ứng và sản phẩm khác đều không màu
và không hấp thụ ánh sáng khả kiến và do đó không thể theo dõi bằng máy đo quang phổ.

Thí nghiệm 1:
Học sinh này đã dựng một đường cong chuẩn, hoặc một đồ thị về độ hấp thụ của các dung
dịch có nồng độ kali permanganat khác nhau, để định lượng mối quan hệ giữa nồng độ và độ
hấp thụ. Chuẩn bị năm mẫu có nồng độ tăng dần, bạn sinh viên đánh dấu năm ống nghiệm A,
B, C, D và E, cân lần lượt 0,1; 0,2; 0,3; 0,4 và 0,5 gam thuốc tím và thêm 1 ml nước vào mỗi
ống nghiệm để hòa tan. Sau đó, bạn sinh viên sử dụng máy đo quang phổ để xác định độ hấp
thụ ở bước sóng 550 nm của từng mẫu. Dữ liệu được biểu thị trong Hình 1 bên dưới.

Thí nghiệm 2:

Sau đó, sinh viên nghiên cứu thuốc tím với sự có mặt của axit oxalic (H2C2O4) để quan sát
phản ứng. Theo dõi cả độ hấp thụ của thuốc tím và mangan sunfat, bạn sinh viên có thể xác
định tốc độ phản ứng bằng cách sử dụng một cài đặt đặc biệt trên máy đo quang phổ. Tốc độ
phản ứng ở các nồng độ khác nhau của chất phản ứng được thể hiện dưới đây trong Bảng 1.
Nồng độ H2C2O4 (g/ml) Nồng độ KMnO4 (g/ml) Tốc độ phản ứng
0.5 0.5 2.5
0.25 0.5 1.25
0.5 0.25 1.25
1 0.5 5
0.5 1 5

Câu 1. Một mẫu dung dịch kali permanganat trong 1 ml nước được đặt trong máy đo quang
phổ và được đánh giá độ hấp thụ của nó ở bước sóng 550 nm và có độ hấp thụ là 0,3. Có ……
gam kali permanganat đã được hòa tan trong mẫu?

Câu 2. Nếu độ hấp thụ ở bước sóng 550 nm thì đồ thị biểu diễn độ hấp thụ theo thời gian của
hỗn hợp thuốc tím và axit oxalic là

A. Đường màu xanh dương.


B. Đường màu đỏ.
C. Đường màu tím.
D. Đường màu xanh lá cây.
Câu 3. "Cài đặt đặc biệt" trên máy đo quang phổ được gạch chân trong phần mô tả của Thí
nghiệm 2 có thể liên quan đến điều gì?
A. Đo nồng độ kali sunfat tăng nhanh như thế nào bằng cách quan sát độ hấp thụ thay đổi của
nó ở bước sóng 500 nm.
B. Đo nồng độ của axit oxalic giảm nhanh như thế nào bằng cách quan sát độ hấp thụ thay đổi
của nó ở bước sóng 550 nm.
C. Đo nồng độ của thuốc tím và mangan sulfat bằng cách quan sát độ hấp thụ tương đối của
chúng ở bước sóng 550nm và 500nm tương ứng.
D. Đo nồng độ của thuốc tím và axit oxalic bằng cách quan sát độ hấp thụ tương đối của chúng
ở bước sóng 550nm và 500nm tương ứng.
Câu 4. Một mối quan hệ khoa học, được gọi là Định luật Beer, tương quan về mặt toán học
giữa độ hấp thụ và nồng độ thông qua phương trình sau: A=EC
Trong đó A là độ hấp thụ, C là nồng độ của mẫu và E là hằng số đặc trưng cho hóa chất trong
mẫu. Theo Hình 1, giá trị của E (tính bằng mL/g) đối với thuốc tím là bao nhiêu?
A. 0.5.
B. 10.
C. 2.
D. 1.
Câu 5. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử. Chất khử và chất oxi hoá của phản
ứng trên lần lượt là KMnO4, H2C2O4 đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 6. Hằng số tỷ lệ k đối với phản ứng hoá học trên được cho bởi công thức sau:
v  k[ H 2C2O4 ].[KMnO4 ] trong đó v là tốc độ phản ứng, k là hằng số tỷ lệ, [ ] là nồng độ chất.
Hằng số của phản ứng được nghiên cứu trong thí nghiệm 2 là ………
Câu 7. Phát biểu sau đây đúng hay sai: Để tăng tốc độ của phản ứng gấp hai lần ta có thể thực
hiện 1 trong 2 biện pháp sau: tăng gấp đôi nồng độ của 1 chất phản ứng hoặc tăng gấp đôi
nồng độ của 2 chất phản ứng
Dựa vào thông tin dưới đây trả lời từ câu 8 đến 14
Cho các hằng số vật lí quan trọng của các kim loại kiềm thể hiện ở bảng sau:

Nguyên tố Li Na K Rb Cs
Khối lượng
riêng 0,53 0,97 0,85 1,5 1,9
(g/cm3)
Nhiệt độ
nóng chảy 179 98 63 38 28
(oC)
Nhiệt độ
1370 883 760 700 670
sôi (oC)
Độ dẫn
điện 11 21 14 8 5
(Hg=1)
Độ cứng
theo thang
0,2
Morse 0,6 0,4 0,5 0,3
(thang tối
đa 10)
Câu 8. Kim loại kiềm nào nằm ngoài xu hướng biến đổi về khối lượng riêng của các nguyên
tố nhóm IA?
A. Li.
B. Na.
C. K.
D. Rb.
Câu 9. Li là kim loại cứng nhất trong các kim loại kiềm, đúng hay sai?
Câu 10. Theo chiều tăng dần số hiệu nguyên tử của các nguyên tố nhóm IA, độ dẫn điện
A. tăng dần.
B. giảm dần.
C. ban đầu tăng sau giảm.
D. ban đầu giảm sau tăng.
Câu 11. Các kim loại kiềm có thể cắt bằng dao, kéo do chúng rất mềm tức có …………. rất
nhỏ
Câu 12. Chiều giảm mạnh về nhiệt độ nóng chảy của nhóm IA là
A. từ Li đến Na
B. từ Na đến K
C. từ K đến Rb
D. từ Rb đến Fr
Câu 13.
khối lượng riêng độ cứng nhiệt độ nóng chảy
cao xuống thấp thấp lên cao cao xuống thấp rồi lại tăng

Nhiệt độ sôi và ……… có chiều biến đổi từ ………. theo chiều từ trên xuống dưới của nhóm
IA
Câu 14.
Li đến Na K đến Rb nhiệt độ sôi độ dẫn điện độ
cứng

Từ …….. chiều biến đổi về nhiệt độ nóng chảy ngược với chiều biến đổi về ……..
Dựa vào thông tin dưới đây trả lời từ câu 15 đến 22
Nam châm và điện tích cho thấy những điểm tương đồng nhất định. Ví dụ, cả nam châm và
điện tích đều có thể tác dụng lực lên môi trường xung quanh chúng. Lực này, khi được tạo ra
bởi một nam châm, được gọi là từ trường. Khi nó được tạo ra bởi một điện tích, lực được gọi
là điện trường. Người ta đã quan sát thấy rằng cường độ của cả từ trường và điện trường đều
tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa một nam châm hoặc một điện tích và các vật
thể mà chúng tác động.
Dưới đây, ba nhà khoa học tranh luận về mối quan hệ giữa điện và từ.
Nhà khoa học 1:
Điện và từ là hai hiện tượng khác nhau. Các vật liệu như sắt, coban và niken chứa các miền từ
tính: các vùng từ tính nhỏ, mỗi vùng có hai cực. Thông thường, các miền có hướng ngẫu nhiên
và không thẳng hàng, vì vậy từ tính của một số miền sẽ triệt tiêu từ tính của các miền khác; tuy
nhiên, trong nam châm, các miền sắp xếp theo cùng một hướng, tạo ra hai cực của nam châm
và gây từ tính.
Ngược lại, điện là một điện tích chuyển động được gây ra bởi dòng điện tử chạy qua vật
liệu. Các electron di chuyển qua vật liệu từ vùng có điện thế cao hơn (điện tích âm hơn) sang
vùng có điện thế thấp hơn (điện tích dương hơn). Chúng ta có thể đo dòng điện tử này dưới
dạng dòng điện, nghĩa là lượng điện tích được truyền trong một khoảng thời gian.
Nhà khoa học 2:
Điện và từ là những hiện tượng tương tự nhau; tuy nhiên, cái này không thể được rút gọn thành
cái kia. Điện bao gồm hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm. Mặc dù điện có thể
xảy ra ở dạng chuyển động (ở dạng dòng điện hoặc điện tích di chuyển qua dây dẫn), nó cũng
có thể xảy ra ở dạng tĩnh. Tĩnh điện không liên quan đến điện tích di chuyển. Thay vào đó, các
vật thể có thể có phần dư điện tích dương hoặc phần dư điện tích âm - do bị mất hoặc nhận
thêm các electron tương ứng. Khi hai điện tích dương tĩnh hoặc hai điện tích âm tĩnh được đặt
lại gần nhau, chúng sẽ đẩy nhau. Tuy nhiên, khi một điện tích tĩnh dương và âm được đặt lại
gần nhau, chúng sẽ hút nhau.
Tương tự như vậy, tất cả các nam châm đều có hai cực. Các cực từ giống nhau thì đẩy nhau,
trong khi các cực từ khác nhau thì hút nhau. Nam châm và điện tích tĩnh giống nhau ở chỗ
chúng đều thể hiện lực hút và lực đẩy trong những trường hợp tương tự. Tuy nhiên, trong khi
các điện tích tĩnh bị cô lập xảy ra trong tự nhiên, không có các cực từ đơn lẻ, bị cô lập. Tất cả
các nam châm đều có hai cực không thể tách rời nhau.
Nhà khoa học 3:
Điện và từ là hai mặt của cùng một hiện tượng. Một dòng chuyển động của các electron tạo ra
một từ trường xung quanh nó. Như vậy, ở đâu có dòng điện thì ở đó có từ trường. Từ trường
do dòng điện tạo ra có phương vuông góc với chiều dòng điện chạy qua.
Ngoài ra, một từ trường có thể tạo ra một dòng điện. Điều này có thể xảy ra khi một dây dẫn
di chuyển qua từ trường hoặc khi từ trường di chuyển gần dây dẫn điện. Bởi vì từ trường có
thể tạo ra điện trường và điện trường có thể tạo ra từ trường, nên chúng ta có thể hiểu điện và
từ là các bộ phận của một hiện tượng: điện từ.
Câu 15. Trong một thí nghiệm, một thanh sắt không có từ tính được nung nóng và để nguội,
được đặt theo hướng Bắc - Nam với từ trường của Trái đất. Sau khi nguội, thanh sắt được phát
hiện có từ tính. Nhà khoa học 1 rất có thể sẽ giải thích kết quả này bằng cách nói điều nào sau
đây?
A. Thí nghiệm đã làm cho hai cực từ của thanh di chuyển sao cho chúng thẳng hàng với từ
trường của Trái đất.
B. Giữa điện trường của thanh và từ trường của Trái đất xảy ra hiện tượng giao thoa làm cho
thanh có từ tính.
C. Thí nghiệm cho phép các miền từ tính của thanh thẳng hàng, làm cho thanh có từ tính.
D. Thí nghiệm đã làm cho các miền từ trường của thanh chuyển động không thẳng hàng với
nhau.
Câu 16. Khi đặt hai dây dẫn có dòng điện gần nhau, người ta thấy dây này hút dây kia không
lớn. Nhà khoa học 3 rất có thể sẽ giải thích điều này bằng cách nói điều nào sau đây?
A. Mỗi trong số hai dây tạo ra một từ trường song song với nó và các từ trường này hút nhau.
B. Mỗi trong số hai dây tạo ra một điện trường vuông góc với nó và các điện trường đẩy nhau.
C. Mỗi trong số hai dây tạo ra một từ trường vuông góc với nó và các từ trường này tạo ra lực
hút lẫn nhau.
D. Điện tích tĩnh trên mỗi dây trong hai dây trở nên hút nhau khi các dây được đặt gần nhau.
Câu 17. Trong một chiếc la bàn, một chiếc kim quay để căn chỉnh hướng Bắc-Nam, theo từ
trường của Trái đất. Giả sử đặt một chiếc la bàn gần dây dẫn có dòng điện chạy qua, người ta
quan sát thấy kim la bàn không còn thẳng hàng với hướng Bắc-Nam. Từ đó kết quả nghiên
cứu của nhà khoa học 2 và 3 có ảnh hưởng. Các nhận xét sau đây về sự ảnh hưởng về kết quả
nghiên cứu là đúng hay sai?
Đúng Sai
Nó sẽ củng cố lập luận của Nhà khoa học 2 và nó sẽ làm
suy yếu lập luận của Nhà khoa học 3.
Nó sẽ làm suy yếu lập luận của Nhà khoa học 2 và nó sẽ
củng cố lập luận của Nhà khoa học 3.
Nó sẽ củng cố lập lập của cả 2 Nhà khoa học
Nó sẽ không ảnh hưởng gì đến lập luận của Nhà khoa học
2 và nó sẽ củng cố lập luận của Nhà khoa học 3.
Câu 18. Cho rằng tất cả những điều sau đây đều đúng, điều nào sau đây, nếu được tìm thấy,
cung cấp bằng chứng mạnh nhất chống lại giả thuyết của Nhà khoa học 1?
A. Từ trường ảnh hưởng đến vị trí của mạt sắt. Tuy nhiên, điện trường không ảnh hưởng đến
vị trí của mạt sắt.
B. Dòng điện chạy qua nam châm không làm biến đổi độ lớn của từ trường xung quanh nam
châm.
C. Các miền từ tính của vật liệu được tạo ra một phần bởi spin và điện tích của các electron
bên trong vật liệu.
D. Khi đặt một cực của nam châm gần dây dẫn có dòng điện chạy qua thì nam châm bị hút
vào dây dẫn. Khi đặt cực kia của nam châm về vị trí cũ thì nam châm bị đẩy.
Câu 19. Theo Nhà khoa học 2, điều nào sau đây sẽ là một ví dụ về điện tích tĩnh?
A. Một vòng làm bằng vật liệu dẫn điện, chẳng hạn như đồng, không bị mất hoặc nhận được
các electron
B. Một vật liệu dẫn điện, chẳng hạn như đồng, được đặt trong từ trường
C. Một thanh nam châm đặt trong điện trường
D. Một quả bóng đã được cọ xát vào tóc để nó nhặt các electron dư thừa
Câu 20.
ủng hộ suy yếu từ trường điện trường đòng điện

Nhà khoa học 3 cho rằng .......... có thể tạo ra …………


Khi cuộn dây quay giữa các cực của nam châm thì trong cuộn dây sinh ra dòng điện. Kết quả
này đã ............. lập luận của nhà khoa học 3.
Câu 21. Điều nào sau đây sẽ là một ví dụ về điện theo Nhà khoa học 2, nhưng không phải theo
Nhà khoa học 1?
A. Hai vật nhiễm điện âm thì đẩy nhau.
B. Vật nhiễm điện dương bị vật nhiễm điện âm hút và nhận thêm êlectron từ vật nhiễm điện
âm.
C. Một dây dẫn các electron từ cực âm của pin đến cực dương.
D. Dòng điện chạy dọc theo dây dẫn giữa vật nhiễm điện âm và vật nhiễm điện dương.
Dựa vào thông tin dưới đây trả lời từ câu 22 đến 28
Nghiên cứu bảng số liệu trình bày dưới đây. Bảng cho thấy khối lượng riêng của một số vật
liệu phổ biến ở trạng thái rắn/lỏng hoặc khí của vật chất. Nước tinh khiết (H₂0) có khối lượng
riêng 1.000 gam trên centimet khối (g/cm³) ở 4°C. Nếu một chất có khối lượng trên thể tích
nhỏ hơn 1 g/cm³ thì chất đó nổi. Nếu một chất có tỷ lệ khối lượng trên thể tích lớn hơn 1g/cm³
thì chất đó chìm xuống. Khối lượng riêng của chất được biểu diễn bởi công thức sau đây:
m
D
V
Bảng 1: Khối lượng riêng của một số chất phổ biến
Chất rắn và chất lỏng Chất khí
Khối lượng riêng Khối lượng riêng
Chất Chất
ở 20 C (g/cm )
0 3
ở 200C (g/L)
Vàng 19,3 Cl2 2,95
Thủy ngân 13,6 CO2 1,83
Chì 11,4 Ar 1,66
Nhôm 2,7 O2 1,33
Đường tinh luyện 1,59 Không khí 1,2
Siro ngô 1,35 – 1,38 N2 1,17
Nước (4 C)
0
1 Ne 0,84
Dầu ngô 0,922 NH3 0,718
Nước đá (0 C)
0
0,917 CH4 0,665
Rượu 0,789 He 0,166
Xăng 0,66 – 0,69 H2 0,084
Câu 22. Theo thông tin từ bảng số liệu, chất rắn nào sau đây có khối lượng riêng gần nhất với
khối lượng riêng của nước ( ở nhiệt độ 40C)?
A. Đường tinh luyện
B. Nhôm
C. Chì
D. Vàng
Câu 23. Xét 2 khối vật có cùng khối lượng là 10g, một khối bằng chì và một khối bằng nhôm.
Khối vật có thể tích lớn hơn là:
A. Chì
B. Nhôm.
C. Hai khối vật có cùng thể tích
D. Không thể kết luận được
Câu 24. Số chất lỏng và rắn trong bảng số liệu cung cấp có thể chìm trong nước là ……….
Câu 25. Cho kết quả về các chất có thể nổi trên nước dưới đây, kết quả đúng, kết quả nào sai?
Đúng Sai
Siro ngô, dầu ngô, nước đá và rượu
Xăng, rượu, nước đá và dầu ngô
Rượu, nước đá, chì và xăng
Rượu, nước đá, dầu ngô và đường tinh luyện
Câu 26. Chất khí nào sau đây có nồng độ đặc hơn so với nước nếu xét cùng thể tích và khối
lượng?
A. Neon
B. Oxy
C. Metan
D. Không có chất nào
Câu 27. Biết áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình được xác định theo công thức p  Dgh .
Khi xét cùng 1 bình như nhau, ba loại chất lỏng là nước, rượu và thủy ngân đổ đến cùng một
độ cao trong bình thì các nhận xét sau đây đúng hay sai?
Đúng Sai
Cột nước sẽ gây ra áp suất lớn nhất lên đáy bình do có khối
lượng riêng nhỏ nhất
Cột thủy ngân sẽ gây ra áp suất lớn nhất lên đáy bình do có khối
lượng riêng lớn nhất
Cột rượu sẽ gây ra áp suất lớn nhất lên đáy bình do có khối
lượng riêng lớn nhất
Câu 28. Một thanh vàng nặng 72 gam được cắt thành 3 mảnh bằng nhau. Khối lượng riêng
của mỗi mảnh vàng sau đó là bao nhiêu?
A. Không đổi
B. 72gam
C. 8gam
D. 24gam
Dựa vào thông tin dưới đây trả lời từ câu 29 đến 34
Vi khuẩn có thể được phân loại theo cách chúng thích nghi với môi trường. Ở bài này người
ta nhắc đến sự sinh sản và tăng trưởng của vi khuẩn với nhiệt độ nhất định. Chúng được nhóm
thành 4 loại là vi sinh vật dựa trên sự thích nghicủa chúng với nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ
tăng trưởng tối thiểu là điểm thấp nhất mà tại đó vi khuẩn sẽ sinh sản. Điểm tăng trưởng tối
ưu là nhiệt độ tại đó vi khuẩn sinh sản hiệu quả nhất. Điểm tăng trưởng tối đa là nhiệt độ cao
nhất mà vi khuẩn sinh trưởng và sinh sản, ngoài nhiệt độ đó vi khuẩn sẽ không sinh sản được
nữa.
Bảng 1. 4 loại vi khuẩn tương ứng với điểm hoặc khoảng nhiệt độ tương ứng.
Điểm hoặc khoảng nhiệt độ tăng trưởng (°C)
Loại vi khuẩn Tối thiểu Tối ưu Tối đa
I 0 10-15 20
II 0-5 15 30
III 5-25 18-45 30-35
IV 25-45 50-60 60-90
Bảng 2. Một số vi khuẩn phổ biến và điểm phát triển của chúng.
Điểm tăng trưởng (°C)
Tên vi khuẩn Tối thiểu Tối ưu Tối đa
Anoxybacillus flavithermus 30 60 72
Bacillus flavothermus 30 60 72
Clostridium perfringens 15 45 50
Escherichia coli 10 37 45
Listeria monocytogenes 1 34 45
Micrococcus cryophilus 0 15 30
Staphylococcus aureus 10 37 45
Streptococcus pyogenes 20 37 40
Streptococcus pneumoniae 25 37 42

Câu 29. Trong 4 lại vi khuẩn được đề cập đến, loại được nhắc đến nhiều nhất ở bảng 2.
Câu 30. Vi khuẩn nào ở bảng 2 không hoàn toàn phù hợp với bất kì loại nào được liệt kê trong
bảng 1?
A. Clostridium perfringens
B. Listeria monocytogenes
C. Micrococcus cryophilus
D. Streptococcus pneumoniae
Câu 31. Nhiệt độ cơ thể con người trung bình là 40°C. Vi khuẩn nào trong bảng 2 sẽ phát triển
thành công nhất trong cơ thể người?
A. Anoxybacillus flavithermus
B. Clostridium perfringens
C. Escherichia coli
D. Listeria monocytogenes
Câu 32. Một loại vi khuẩn mới được phát hiện bới các nhà khoa học, nó sinh sản tốt nhất ở
55°C và không cho thấy bất kì sự phát triển mới nào nếu tiếp xúc với nhiệt độ trên 65°C. Loại
vi khuẩn này có thể thuộc loại III, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 33. Dựa vào thông tin ở bảng 2, vi khuẩn có biên độ nhiệt nhỏ nhất là?
A. Listeria monocytogenes
B. Micrococcus cryophilus
C. Streptococcus pneumoniae
D. Streptococcus pyogenes
Câu 34. Dựa vào thông tin được cung cấp, những ý nào sau đây chính xác?
A. Listeria monocytogenes ngừng sinh sản ở 50°C .
B. Micrococcus cryophilus sinh trưởng và sinh sản tốt nhất ở 30°C .
C. Anoxybacillus flavithermus ngừng sinh sản ở 65°C .
D. Bacillus flavothermus sinh trưởng và sinh sản tốt nhất ở 25°C .
E. Escherichia coli có thể sinh sản ở nhiệt độ 12°C .

Dựa vào thông tin dưới đây trả lời từ câu 35 đến 37

Đồ thị trên thể hiện mối quan hệ giữa tốc độ cố định CO2 (µmol m-2 s-1) (trục tung) và áp suất
CO2 trong khí quyển (Pa) (trục hoành) giữa 2 loài thực vật (1) và (2).
Biết điểm (X) là điểm bù CO2 . Điểm bù CO2 là nồng độ CO2 mà ở đó cường độ quang hợp
bằng cường độ hô hấp. Do đó, tại điểm bù CO2 thì lượng CO2 cố định được trong quang hợp =
lượng CO2 thải ra do hô hấp nên tốc độ cố định CO2 = 0. Điểm bù CO2 của thực vật C4 thấp
hơn của thực vật C3.
Câu 35 Trên đồ thị, nhóm thực vật C3 được biểu diễn bởi đường số . Biết điểm bù CO2
của thực vật C4 thấp hơn của thực vật C3.
Câu 36. Cường độ quang hợp ở thực vật C4 đạt cực đại khi đạt?
A. 20 (µmol m-2 s-1)
B. 45 (µmol m-2 s-1)
C. 55 (µmol m-2 s-1)
D. 30 (µmol m-2 s-1)
Câu 37. Điều gì xảy ra nếu nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục gia tăng do đốt nhiên liệu
hóa thạch?
A. Thực vật C3 ưu thế hơn thực vật C4
B. Cả hai nhóm thực vật C3 và C4 đều trở lên ưu thế hơn
C. Thực vật C4 ưu thế hơn thực vật C3’
D. Cả hai nhóm thực vật C3 và C4 đều trở lên kém ưu thế hơn
Dựa vào thông tin dưới đây trả lời từ câu 38 đến 40
Hầu hết các phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể sống đều được xúc tác bởi các enzyme.
Enzyme có trong tế bào sống, chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản
ứng. Khi có enzyme xúc tác, tốc độ phản ứng có thể tăng cả triệu lần. Nếu tế bào không có
enzyme thì hoạt động sống không thể duy trì được do tốc độ các phản ứng sinh hóa diễn ra
quá chậm. Enzyme có tính chất đặc thù, mỗi enzyme chỉ xúc tác cho một phản ứng nhất định
và làm việc hiệu quả trong một phạm vi nhiệt độ nhất định. Ví dụ, trong tuyến nước bọt có
enzyme amylase có tác dụng làm mềm thức ăn, giúp biến đổi một phần tinh bột thành đường
mantose hoạt động tốt ở nhiệt độ 37  40o C
Câu 38. Enzyme đóng vai trò là chất trong các phản ứng hóa học diễn ra trong cơ thể
sống
Câu 39. Trong các nhân tố làm tăng tốc độ phản ứng hóa học, nhiệt độ và enzyme đều làm
tăng tốc độ phản ứng. Những nhận định nào dưới đây chính xác?
A. Nhiệt độ tăng quá cao làm tăng tốc độ vận chuyển các chất khiến tế bào bị quá tải
B. Nhiệt độ tăng quá cao làm biến tính protein và làm tế bào bị chết
C. Nhiệt độ tăng quá cao sẽ phá vỡ khung xương tế bào
D. Nhiệt độ tăng quá cao làm giảm tính lưu động của màng tế bào
Câu 40. Các nhà dinh dưỡng học thường khuyến cáo chúng ta khi ăn nên nhai chậm và kĩ. Bởi
vì, khi nhai, nước bọt được giải phóng sẽ giúp tăng lượng enzyme làm mềm thức ăn và
biến đổi một phần tinh bột, đồng thời kích thích dạ dày sản xuất acid phân hủy thức ăn. Khi
không có đủ enzyme và acid dạ dày thì cơ thể không phân hủy các chất dinh dưỡng và các acid
amin từ protein trong thực phẩm.

-------------HẾT-------------
BẢNG ĐÁP ÁN

(Truy cập website On.tuyensinh247.com để xem đáp án chi tiết)

Bảng đáp án Tư duy toán học

1. 0 2. B 3. S-S 4. D 5. D 6. C 7. S-Đ-S 8. C 9. C 10. A

11. B 12. D 13. B 14. 3600 15. A 16. 2 ;k 17. 3;81 3 18. Đ-Đ-S 19. 1 20. B,C

21. C 22. C 23. C 24. D 25. D 26. A 27. C 28. C 29. 153090 30. A

31. B 32. 70 33. C 34. D 35. A 36. B 37. A 38. D 39. A,D 40. 62

Bảng đáp án Tư duy Đọc hiểu

1. B 2. Sai 4. Sai 5. hiệu quả/ giải quyết/


3. môi trường mới/ hỗ trợ/
đặc điểm/ người dân/
tăng trưởng/ trực tuyến
tình trạng

6. Trí tuệ 7. C 8. D 9. phong phú/ thiết kế/ 10. C


nhân tạo tính năng/ mức độ/ điều
chỉnh

11. đa dạng/ 12. B 13. A và D 14. quan tâm/ quan tâm 15. Sai
phong phú sát sao

16. B 17. D 18. C 19. thiếu tử tế/ thô lỗ 20. D

Bảng đáp án Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề

1. 0,15 2. B 3. C 4. C 5. Sai 6. 10 7. Sai 8. B 9. Đúng 10. C


20. từ
13. nhiệt độ
14. Li đến 17. Sai, trường,
11. độ nóng chảy,
12. A Na, độ 15. C 16. C sai, sai, 18. C 19. D dòng
cứng cao xuống
dẫn điện đúng điện, ủng
thấp
hộ
25. Sai, 27. Sai,
21. A 22. A 23. B 24. 6 đúng, 26. D đúng, 28. C 29. 1 30. C
sai, sai sai
40. A
đúng/ B
32. xúc 34. sai/ C
31. A 33. B 35. III 36. B 37. C 38. Sai 39. C
tác amylase sai/ D
sai/ E
đúng

You might also like