You are on page 1of 12

Bài 4

THIẾT KẾ CẤP PHỐI BÊ TÔNG ĐÚC MẪU


THỬ MÁC BÊ TÔNG

A. cơ sở tính toán cấp phối bê tông.

Tính toán cấp phối bê tông dựa trên các cơ sở.


+ mác bê tông theo yêu cầu.
+ điều kiện thi công bê tông(bằng thủ công hoặc bằng máy móc)
+ các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nguyên vật liệu thành phần.

Tính toán cấp phối bê tông có thể theo phương pháp sau:
+ phương pháp tra bảng.
+ phương pháp thực nghiệm hoàn toàn.
+ phương pháp tính toán kết hợp với thực nghiệm.

Đây là phương pháp phổ biến nhất và được dùng nhiều nhất vì:
+ tính toán không phức tạp.
+ khối lượng thực nghiệm không nhiều.
+ kết quả khá chính xác.

Phần lớn các công thức được sử dụng để tính toán cấp phối bê tông theo phương pháp
này là:
+ công thức abrams (1908)
+ công thức beliaev (1926)
+ công thức bolomey (1925)
+ công thức bolomey-scramtaiev.

B. trình tự tính toán cấp phối bê tông.


a. Xác định tỷ lệ n/x.
với rb  500 thì công thức ở trên dưới dạng:

với
rx: cường độ của xi măng. (kg/cm2)
rb: cường độ của bê tông thiết kế (kg/cm2)
a: hệ số, tuỳ thuộc vào phẩm chất của cốt liệu và phương pháp xác định mác xi
măng và được cho trong bảng sau.

tính chất cốt liệu a


tốt 0.65
trung bình 0.6
kém 0.55

b. Xác định nước trộn trong 1m3 bê tông theo bảng sau.
Lượng nước trộn trong 1m3 bê tông (l/m3)
độ lưu động của hỗn dmax của cốt liệu lớn. (mm)
hợp sỏi đá
hợp bê tông dăm
sn(cm) đc(s) 10 20 40 70 10 20 40 70
9 - 10 - 215 200 185 170 230 215 200 185
6-8 - 205 190 175 160 220 205 190 175
3-5 - 195 180 165 150 210 195 180 165
1-2 - 185 170 155 140 200 185 170 155
- 30-50 167 160 150 - 175 170 160 -
- 60-80 155 150 140 - 165 160 150 -
- 90-120 145 140 135 - 160 155 140 -
- 150-200 135 130 128 - 150 145 135 -
Ghi chú:
- số liệu trong bảng này chỉ dùng cho bê tông có hàm lượng xi măng không lớn
hơn 400kg/m3
- khi dùng xi măng portland puzzolane, lượng nước tăng thêm 15-20l/m3.
- khi dùng cát nhỏ lượng nước cần tăng thêm 10l.

c. Xác định xi măng trong 1m3 bê tông.

d. Xác định cốt liệu lớn trong 1m3 bê tông theo công thức.

Trong đó:

γ ad khối lượng riêng của đá (g/cm3)


γ od khối lượng thể tích xốp của đá (g/cm3)
r độ rỗng của đá

γad
r =1−
γod

Hệ số dư vữa xi măng. (tra trong bảng sau)


lượng xi măng trong độ độ
1m3 sụt(cm) cứng(s)
bê tông(kg) 5 - 10 1- 40 - 80
40
200 1.22 1.18 1.1
250 1.28 1.22 1.12
300 1.34 1.28 1.14
350 1.4 1.34 1.16
400 1.48 1.4 1.18
500 1.6 1.48 1.2
Ghi chú:

Trị số trong bảng ứng với hỗn hợp bê tông chế tạo bằng cát trung bình (mđn = 2 ÷ 2.5). khi dùng
cát nhỏ (lượng dùng nước lớn hơn 7%) trị số α giảm đi (cứ tăng lượng nước lên 1% thì hệ số α
giảm 0.03). ngược lại khi dùng cát lớn lượng nước giảm(cứ giảm 1% nước thì α tăn
e. Xác định lượng cốt liệu nhỏ trong hỗn hợp bê tông theo công thức:

Trong đó:

γ ac khối lượng riêng của đá (g/cm3)


γ oc khối lượng thể tích xốp của cát (g/cm3).

1. Ý nghĩa.
+ tính toán cấp phối bê tông là tính chọn một tỷ lệ phối hợp hợp lý giữa các thành
phần nguyên vật liệu trong bê tông để chế tạo bê tông đạt được các chỉ tiêu, tính chất
yêu cầu (tính công tác, cường độ, tính chống thấm,…), đồng thời đạt được hiệu quả
kinh tế (tiết kiệm được liều lượng xi măng sử dụng).
+ mác bêtông là giá trị giới hạn cường độ chịu nén trung bình của các mẫu thí nghiệm
hình khối lập phương (mẫu chuẩn) được chế tạo và bảo dưỡng 28 ngày trong điều
kiện tiêu chuẩn (t0 = 27  20c, w >95%).

2. Dụng cụ thí nghiệm.


+ cân kỹ thuật sai số 10g.
+ côn hình nón cụt (hình 20).
+ bộ khuôn 3 ngăn kích thước
15x15x15cm.
+ bay, giá xúc, thau trộn.
+ thước lá kim loại.
+ que đầm bằng sắt tròn 16 dài
600mm.
+ bể dưỡng hộ và một số dụng cụ phụ
khác.
3. Tiến hành thử.
+ thiết kế mác bê tông mác 250
+ độ sụt nón sn = 8÷10cm
+ lượng cát, đá, xi măng, nước cho 1m3 bê tông thực tế (tính toán
phần trên) x = 350 kg
n= 225 lít
c= 780 kg
đ = 1150 kg

Tiến hành đúc 3 mẫu bê tông, mỗi mẫu có kích thước 15x15x15cm. thể tích 3 mẫu bê
tông dự tính 12 lít.

thành phần khối lượng trong 12 lít bê tông là:


x =350 x 0.012 = 4.2 kg
n =225 x 0.012= 2.7 lít
c =780 x 0.012= 9.36 kg
d =1150 x 0.012 = 13.8 kg

+ Trộn vữa bê tông: trước tiên đổ cát và xi măng vào khay trộn rồi trộn đều sau đó đổ
đá trộn cho đều tiếp, moi thành hốc ở giữa khối hỗn hợp rồi cho nước vào trộn đều.

+ Tiến hành thử độ sụt: lấy dẻ ẩm lau ướt mặt trong của khuôn nón cụt, rồi đặt trên nền
phẳng không hút nước. đặt phễu đổ lên miệng khuôn, rồi đổ hỗn hợp bê tông đã
nhào trộn trong khay làm 3 lớp, mỗi lớp dầy khoảng 1/3 chiều cao khuôn. sau khi
đổ mỗi lớp đầm 25 cái từ vòng ngoài vào trong bằng que đầm.

+ Ở lớp đầu chọc que dầm chạm nền, ở hai lớp sau chọc xuống lớp trước 2-3cm khi
đầm phải giữ khuôn ép chặt vào nền, không được dịch chuyển. sau khi đổ và đầm
song lớp cuối, bỏ phễu ra gạt bỏ phần bê tông thừa trên miệng khuôn, dùng bay
thoa mặt nhẵn, rồi từ từ nhấc khuôn theo phương thẳng đứng không cho khuôn va
vào khối hỗn hợp bê tông. đặt khuôn bên cạnh khối hỗn hợp bê tông, dùng một
thanh gỗ thật thẳng đặt ngang trên mặt khuôn, rồi dùng thước lá bằng kim loại đo từ
khoảng cách dưới của mép gỗ đến đỉnh của hỗn hợp bê tông. khoảng cách đo được
gọi là đỗ sụt tính bằng cm và ký hiệu sn
Hình dụng cụ hình nón cụt tiêu chuẩn để xác định độ dẻo của hỗn hợp bê tông và
cách xác định độ dẻo sn.

4. Kết qủa và nhận xét

- Kiểm tra độ sụt bê tông là để đo lường sự đồng nhất của bê tông. Nhiều
yếu tố được tính đến khi thỏa mãn các yêu cầu cụ thể của cường độ bê
tông, và để đảm bảo rằng một hỗn hợp đồng nhất xi măng đang được sử
dụng trong quá trình xây dựng.
- Trong thí nghiệm này cho ta độ sụt SN=16 cm – loại siêu dẻo (sử dụng số
liệu nhóm 1-2 do nhóm 3-4-5 thí nghiệm sai lượng nước cần dùng dẫn
đến hỗn hợp bị xòe và không thể đo được). Với độ sụt này, bê tông thích
hợp cho các cấu kiện ứng với độ cao tương tự như sàn hầm hoặc từ tầng 1
đến tầng 10 (chú ý: tầng 4 đến 7 nên sử dụng sụt thiết kế 14; tầng 8 đến
10 dùng sụt 16cm). Khi thi công đổ bê tông các cấu kiện cần phải đầm
lèn thật kỹ nếu không sẽ cho cấu trúc nhiều lỗ rỗng trong cấu kiện.

- Nguyên vật liệu đạt ẩm.


- Các nguyên nhân ảnh hưởng đến độ sụt:
+ Lượng nước bị chảy ra ngoài trong quá trình trộn bê tông.
+ Tỉ lệ các thành phần của hỗn hợp: một tỉ lệ hợp lý sẽ cho bê tông có độ
rỗng nhỏ nhất, lượng nước và xi măng sau khi lấp các lỗ rỗng của cát và đá
sẽ dư ra, làm một lớp màng trượt giữa các hạt cốt liệu, giảm ma sát. Do đó
hỗn hợp sẽ trở nên linh động hơn, độ sụt lớn hơn.
+ Hình dáng bề mặt cốt liệu: cốt liệu có bề mặt trơn láng sẽ cho độ sụt lớn hơn.
+ Kích thước cốt liệu lớn Dmax và modun độ lớn của cát: cốt liệu càng lớn,
nghĩa là cùng 1 khối lượng thì diện tích bề mặt sẽ nhỏ hơn, cho độ sụt cao
hơn.
+ Thao tác rút côn và tốc độ rút chưa chuẩn.
+ Thời gian tiến hành thí nghiệm: đối với bê tông thông thường.
+ Thời gian càng lâu về sau thì độ sụt của hỗn hợp càng giảm do xi măng
trong quá trình bảo quản có thể bị ảnh hưởng của môi trường ( nhiệt độ, độ
ẩm,…).
BÀI 5

ĐÚC MẪU THỬ MÁC BÊTÔNG


I. Mục đích thí nghiệm
Mác bêtông là giá trị giới hạn cường độ chịu nén trung bình của các mẫu thí nghiệm hình
khối lập phương cạnh 15cm được chế tạo và bảo dưỡng 28 ngày trong điều kiện tiêu chuẩn
(t0 =27 ± 20C, W >95%). Mác bêtông là chỉ tiêu quan trọng dùng để thiết kế cấp phối
bêtông.

II. Dụng cụ thí nghiệm


- Bộ khuôn 3 ngăn kích thước 15x15x15cm.
- Búa nhỏ, bay.
- Que đầm bằng sắt tròn φ16 dài 600mm.
- Máy nén mẫu.
- Bể dưỡng hộ và một số dụng cụ phụ khác.

III. Trình tự thí nghiệm


- Khuôn được lau sạch, bôi một lớp dầu mỏng vào mặt trong khuôn.
- Chúng ta lấy lượng bêtông là 12 lít, đã đạt yêu cầu về độ sụt.
- Cho hỗn hợp bêtông này vào khuôn làm 2 lớp, mỗi lớp đầm 25 cái đều trên toàn bộ
diện tích mặt khuôn.
- Dùng búa gõ nhẹ xung quanh thành khuôn cho nước ximăng chảy đều tránh rổ mặt khi
tháo khuôn.
- Dùng bay xoa phẳng mặt khuôn.
- Ghi nhãn (hạng mục, ký hiệu mẫu, ngày đúc, mác, người đúc) và đem dưỡng hộ.
- Sau khi dưỡng hộ 1 ngày trong khuôn, lấy mẫu ra ngâm trong nước 27 ngày.
- Đem mẫu đã dưỡng hộ đủ ngày làm thí nghiệm nén, mặt chịu nén phải là mặt
tiếp xúc với thành khuôn.
Hình 22. Đúc tạo mẫu

Hình
23.
Tiến
hành
nén
mẫu
- Cường độ nén của từng mẫu thử tính theo công thức:
-
p
rn =
F

P : lực phá hoại mẫu [kn]


F : diện tích chịu lực [cm2]

Mẫu Tải trọng phá hoại Diện tích chịu nén Cường độ nén

P (KN) F (cm2 ) R (KG/cm2)


1 535.42 225 237.96

3 557.25 225 247.67

4 514.25 225 228.56

- Kết quả thí nghiệm xác định cường độ nén của bêtông lấy bằng trị số trung bình cộng
từ 3 giá trị cường độ của 3 mẫu thử, trong đó gía trị lớn nhất và nhỏ nhất không được
chênh lệch quá 15% so với giá trị của mẫu trung bình (0,85RTB < RMax(Min)
< 1,15RTB). Nếu gía trị lớn nhất và nhỏ nhất không thuộc khoảng 0,85RTB < RMax(Min)
< 1,15RTB thì phải đúc lại mẫu khác.
IV. Kết luận
-Rmax = 247.67 thuộc khoảng 0.85RTB<RMax<1.15RTB nên chấp nhận kết quả.
-Rmin = 238.06 thuộc khoảng 0.85RTB<RMin<1.15RTB nên chấp nhận kết quả.
- Tuy nhiên mẫu chỉ được dưỡng hộ sau 14 ngày nên chỉ đạt 87.5% so với mẫu dưỡng
hộ đủ ngày. Vì vậy kết quả chính xác của mẫu có thể lệch hơn một vài đơn vị so với
mẫu dưỡng hộ 14 ngày làm thí nghiệm.

- Một số yếu tố ảnh hưởng đến cường độ chịu nén của bê tông trong quá trình thí
nghiệm nói riêng, quá trình thi công nói chung:
+ Thành phần của các nguyên vật liệu (nước, cát, đá,...).
+ Chất lượng của loại xi măng được sử dụng, vì đây là thành phần chính đảm bảo độ kết
dính, tốc độ của quá trình thủy phân, đông cứng.

You might also like