You are on page 1of 91

CÁC QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊM CHỦNG

A.MỤC TIÊU HỌC TẬP


Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
1. Về kiến thức: trình bày được
1.1 Trình bày được các điều kiện đối với cơ sở tiêm chủng cố định và cơ sở
tiêm chủng lưu động
1.2 Trình bày được trách nhiệm của cơ sở tiêm chủng trong sử dụng hệ
thống thông tin tiêm chủng quốc gia
1.3 Trình bày được trách nhiệm báo cáo của cơ sở tiêm chủng
1.4 Trình bày được các hình thức và mức độ xử phạt vi phạm hành chính
trong tiêm chủng
1.5 Thực hành được các thao tác tìm mã đối tượng trên hệ thống thông tin
tiêm chủng quốc gia
2. Về thái độ:
Nhận thức được tầm quan trọng an toàn tiêm chủng
3. Về kỹ năng
1. Thực hành tốt quy trình xây dựng cơ sở tiêm chủng
2. Thực hành công tác quản lý đối tượng tiêm chủng
B.NỘI DUNG:
1. Liệt kê các văn bản pháp luật, chỉ đạo, hướng dẫn về hoạt động tiêm
chủng
Nghị định Chính phủ số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định về hoạt
động tiêm chủng.
Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến đầu tư kinh danh thuộc quản lý của Bộ y tế
(Điều 15, Khoản 3).
Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính hành chính trong lĩnh vực y tế (Điều 8)
Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh
mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm
y tế bắt buộc.
Thông tư 34/2018/TT-BYT của Bộ Y tế, ban hành ngày 16/11/2018 quy
định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 7
năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.
Thông tư 24/2018/TT-BYT của Bộ Y tế, ban hành ngày 18/9/2018 quy định
việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá
nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin.
Thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017, hướng dẫn phòng và cấp cứu
sốc phản vệ.
Quyết định 2470/QĐ-BYT ngày 14/6/2019 ban hành hướng dẫn khám
sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em.
2. Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng:
2.1. Đối với cơ sở tiêm chủng cố định(theo điều 9 Nghị định 104/2016/NĐ-
CP)
2.1.1. Cơ sở vật chất:
a) Khu vực chờ trước khi tiêm chủng phải bố trí đủ chỗ ngồi trong một buổi
tiêm chủng, bảo đảm che được mưa, nắng, kín gió và thông thoáng;
b) Khu vực thực hiện tư vấn, khám sàng lọc có diện tích tối thiểu là 8 m2;
c) Khu vực thực hiện tiêm chủng có diện tích tối thiểu là 8 m2;
d) Khu vực theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng có diện tích tối thiểu
là 15 m2;
e) Bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, đủ ánh sáng và bố trí theo nguyên tắc
một chiều tại các khu
2.1.2 Trang thiết bị:
a) Có tủ lạnh, phích vắc xin hoặc hòm lạnh, các thiết bị theo dõi nhiệt độ tại
nơi bảo quản và trong quá trình vận chuyển vắc xin;
b) Có đủ thiết bị tiêm, các dụng cụ, hóa chất để sát khuẩn và các vật tư cần
thiết khác;
c) Có hộp chống sốc, phác đồ chống sốc treo tại nơi theo dõi, xử trí phản
ứng sau tiêm chủng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
d) Có dụng cụ chứa chất thải y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2.1.3. Nhân sự:
a) Số lượng: Có tối thiểu 03 nhân viên chuyên ngành y, trong đó có ít nhất
01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; đối với cơ sở tiêm chủng tại
các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phải có tối thiểu 02 nhân viên có
trình độ từ trung cấp chuyên ngành y trở lên, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có
trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên;
b) Nhân viên y tế tham gia hoạt động tiêm chủng phải được tập huấn
chuyên môn về tiêm chủng. Nhân viên trực tiếp thực hiện khám sàng lọc, tư vấn,
theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở
lên; nhân viên thực hành tiêm chủng có trình độ từ điều dưỡng trung học trở lên.
2.2. Điều kiện đối với điểm tiêm chủng lưu động(theo điều 10 Nghị định
104/2016/NĐ-CP)
2.2.1. Việc tiêm chủng tại nhà chỉ được thực hiện tại các xã thuộc vùng sâu,
vùng xa, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khi đáp ứng các điều
kiện sau:
a) Chỉ áp dụng đối với hoạt động tiêm chủng thuộc Chương trình tiêm
chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch;
b) Phải do cơ sở tiêm chủng đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng thực hiện;
c) Có phích vắc xin, có đủ dụng cụ tiêm chủng và đáp ứng điều kiện quy
định.
d) Nhân sự bảo đảm điều kiện theo quy định.
2.2.2. Điều kiện đối với điểm tiêm chủng lưu động khác:
a) Phải do cơ sở tiêm chủng đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng thực hiện;
b) Cơ sở vật chất: Có bàn tư vấn, khám sàng lọc, bàn tiêm chủng, nơi theo
dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng và phải bố trí theo nguyên tắc một chiều.
Điểm tiêm chủng phải bảo đảm đủ điều kiện về vệ sinh, che được mưa, nắng, kín
gió, thông thoáng, đủ ánh sáng;
c) Trang thiết bị: Có phích vắc xin hoặc hòm lạnh, đáp ứng điều kiện quy
định .
d) Nhân sự: Có tối thiểu 02 nhân viên chuyên ngành y, trong đó nhân viên
trực tiếp thực hiện khám sàng lọc, tư vấn, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm
chủng phải đáp ứng điều kiện quy định .
3. Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.
Hệ thống Quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia do Cục y tế Dự Phòng chủ
trì xây dựng và triển khai trên toàn quốc, giúp chuyên trách tiêm chủng và lãnh
đạo quản lý công tác tiêm chủng tại cả 4 tuyến ( trung ương, tỉnh/thành phố,
quận/huyện, xã.phường/thị trấn) thực hiện quản lý quá trình tiêm chủng và quản
lý đối tượng tiêm chủng trên toàn quốc một cách thống nhất.
Hệ thống quản lý dựa trên đối tượng tiêm, không phân biệt giữa tiêm chủng
dịch vụ và tiêm chủng mở rộng, không phân biệt giữa các đối tượng như phụ nữ
hay trẻ em, đối tượng thuộc địa bàn và dân di cư, hướng tới thực hiện và đánh
giá tiêm chủng đầy đủ theo kháng nguyên cho từng cá nhân trọn đời, trong đó
đặc biệt ưu tiên nhóm trẻ dưới 5 tuổi.
3.1 Một số lợi ích nổi bật của phần mềm:
- Quản lý đầy đủ đối tượng tiêm, lịch sự tiêm dù đối tượng có di chuyển
giữa các địa bàn hay đã mất sổ tiêm.
- Báo cáo thống kê kết quả tiêm chủng và quản ly vacxin nhanh chóng.
Các tuyến trên có thể xem báo cáo ngay khi tuyến dưới hoàn thành nhập liệu.
- Giảm tải công việc và lượng hồ sơ cần lưu trữ nhờ hệ thống tự động hoá
công tác quản lý tiêm chủng, quản lý vacxin, kết xuất báo cáo.
3.2 Trách nhiệm thực hiện phần mềm của các đơn vị:
Trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị/cá nhân trong việc quản lý và sử
dụng hệ thống được quy định tại chương III, quyết định 3421/QĐ-BYT ngày
28/7/2017 của Bộ y tế về việc ban hành quy chế quản lý, sử dụng hệ thống quản
lý thông tin tiêm chủng quốc gia như sau:
Trách nhiệm, quyền hạn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
- Tham mưu cho Sở Y tế xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, triển khai,
áp dụng. Hệ thống tại các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn.
- Quản lý, cung cấp, thu hồi tài khoản theo phân cấp.
- Thường xuyên truy cập Hệ thống để nắm tình hình trên địa bàn.
- Đảm bảo tính bảo mật và toàn vẹn số liệu do đơn vị quản lý.
- Đầu mối thu thập, rà soát, tổng hợp danh mục thôn, ấp thuộc địa bàn tỉnh
thành phố gửi về Cục Y tế dự phòng và đơn vị xây dựng Hệ thống để cập nhật
lên Hệ thống.
- Nhập, xuất, quản lý số liệu về vật tư vắc xin thuộc Chương trình tiêm
chủng mở rộng trên Hệ thống.
- Đầu mối giải quyết việc trùng lặp đối tượng trên địa bàn tỉnh, đảm bảo
duy nhất 01 đối tượng trên Hệ thống.
- Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng hệ thống cho các cơ sở tiêm chủng trên địa
bàn tỉnh, thành phố. Xây dựng biểu mẫu giám sát, thống nhất giữa các đơn vị
trên địa bàn.
- Đầu mối tiếp nhận thông tin, phản ảnh về hoạt động triển khai Hệ thống
của các đơn vị đóng trên địa bàn.
- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Hệ thống và báo cáo kết quả
bằng văn bản cho Sở Y tế, các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur khu vực.
Trách nhiệm, quyền hạn của Trung tâm Y tế huyện
- Quản lý tài khoản theo phân cấp. Thường xuyên truy cập Hệ thống để
nắm tình hình triển khai thực hiện Hệ thống trên địa bàn. Đảm bảo tính bảo mật
và toàn vẹn số liệu do đơn vị quản lý.
- Đầu mối giải quyết việc trùng lặp đối tượng trên địa bàn quản lý, đảm
bảo duy nhất 01 đối tượng trên Hệ thống.
- Nhập, xuất, quản lý số liệu về vật tư vắc xin thuộc Chương trình tiêm
chủng mở rộng trên Hệ thống.
- Thường xuyên rà soát, chuẩn hóa số liệu tiêm chủng, đảm bảo số liệu
được chuẩn hóa và chỉ đạo các Trạm Y tế xã thuộc địa bàn quản lý, cập nhật vào
Hệ thống.
- Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng hệ thống cho cơ sở tiêm chủng trên địa bàn.
- Tham mưu cho Sở Y tế và Ủy ban nhân dân quận, huyện để chỉ đạo các
đơn vị cơ sở tiêm chủng trên địa bàn triển khai áp dụng và duy trì Hệ thống.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai áp dụng, duy trì Hệ thống tại
địa bàn và báo cáo bằng văn bản về Ủy ban nhân dân quận, huyện.
- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Hệ thống và báo cáo kết quả bằng văn
bản cho Sở Y tế, Ủy ban nhân dân huyện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Trách nhiệm, quyền hạn của Trạm Y tế xã
- Sử dụng trực tiếp Hệ thống vào buổi tiêm chủng.
- Quản lý tài khoản theo phân cấp
- Đảm bảo tính bảo mật và toàn vẹn số liệu do đơn vị quản lý.
- Cung cấp mã số cho đối tượng tiêm chủng ngay sau khi Hệ thống có mã
số.
- Thường xuyên rà soát và chuẩn hóa số liệu trước khi đưa vào Hệ thống.
- Cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin tiêm chủng của đối tượng
tiêm chủng tại cơ sở. Thực hiện việc xóa đối tượng . Cập nhật số liệu về vật tư,
vắc xin trên Hệ thống.
- Thực hiện lập kế hoạch tiêm chủng trên Hệ thống cho các đối tượng tiêm
chủng trên địa bàn quản lý thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng trước buổi
tiêm chủng.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Trách nhiệm, quyền hạn của các cơ sở khám, chữa bệnh có phòng sinh.
- Sử dụng trực tiếp Hệ thống vào buổi tiêm chủng. Quản lý tài khoản theo
phân cấp. Đảm bảo tính bảo mật và toàn vẹn số liệu do đơn vị quản lý.
- Cung cấp mã số cho đối tượng tiêm chủng ngay sau khi Hệ thống có mã
số.
- Cập nhật ngay thông tin của trẻ mới sinh ra lên Hệ thống. Cập nhật đầy
đủ chính xác, kịp thời thông tin tiêm chủng của đối tượng tiêm chủng tại cơ sở.
- Thường xuyên rà soát và chuẩn hóa số liệu trước khi đưa vào Hệ thống.
- Cập nhật số liệu về vật tư, vắc xin trên Hệ thống.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Trách nhiệm, quyền hạn của các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.
- Sử dụng trực tiếp Hệ thống vào buổi tiêm chủng.
- Quản lý tài khoản theo phân. Đảm bảo tính bảo mật và toàn vẹn số liệu
do đơn vị quản lý.
- Cung cấp mã số cho đối tượng tiêm chủng ngay sau khi Hệ thống có mã
- Thường xuyên rà soát và chuẩn hóa số liệu trước khi đưa vào Hệ thống.
- Cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin tiêm chủng của đối tượng
tiêm chủng tại cơ sở.
- Cập nhật số liệu về vật tư, vắc xin trên Hệ thống.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
4. Trách nhiệm báo cáo, kiểm tra, giám sát.
4.1. Quy định báo cáo đối với vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở
rộng:
Cơ sở tiêm chủng: báo cáo Trung tâm Y tế huyện trước ngày 05 của tháng
tiếp theo đối với báo cáo tháng, ngày 05 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo đối
với báo cáo quý, trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm;
Trung tâm y tế huyện: báo cáo Trung tâm kiểm soát bệnh tật trước ngày 10
của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng, ngày 10 của tháng đầu tiên của quý
tiếp theo đối với báo cáo quý, trước ngày 25 tháng 01 của năm tiếp theo đối với
báo cáo năm;
4.2. Quy định báo cáo đối với vắc xin tiêm chủng dịch vụ:
Cơ sở tiêm chủng: báo cáo Trung tâm Y tế huyện trước ngày 05 của tháng
tiếp theo đối với báo cáo tháng, ngày 05 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo đối
với báo cáo quý, trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm;
Trung tâm y tế huyện: báo cáo Trung tâm kiểm soát bệnh tật trước ngày 10
của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng, ngày 10 của tháng đầu tiên của quý
tiếp theo đối với báo cáo quý, trước ngày 25 tháng 01 của năm tiếp theo đối với
báo cáo năm;
5. Xử phạt vi phạm hành chính trong tiêm chủng
Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đề cập đến hoạt động
tiêm chủng tại điều 8 “Vi phạm quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế
như sau:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành
vi không thực hiện hoặc cản trở việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc
đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không
thực hiện việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm bắt buộc trong trường hợp có nguy cơ
mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch theo yêu cầu của
cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và
cấp phát vắc xin, sinh phẩm y tế;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo và lưu trữ hồ sơ sử dụng vắc xin, sinh
phẩm y tế theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
a) Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế tại cơ sở không đủ điều kiện theo quy
định của pháp luật;
b) Không thực hiện đúng quy trình tiêm chủng an toàn theo quy định của
pháp luật;
c) Bán vắc xin, sinh phẩm y tế thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử
dụng vắc xin không có số đăng ký, vắc xin đã hết hạn sử dụng.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến
03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định
tại Điểm c Khoản 4 Điều này;
- Buộc tiêu hủy vắc xin đã hết hạn sử dụng đối với hành vi quy định tại
Khoản 5 Điều này;
- Buộc thu hồi vắc xin không có số đăng ký đối với hành vi quy định tại
Khoản 5 Điều này.
C.CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Truy cập vào địa chỉ : http//tiemchung.gov.vn/ thì có thể truy cập trực
tiếp vào:
A.Sổ tiêm chủng điện tử dành cho đối tượng tiêm chủng
B.Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia dành cho nhân viên y tế
C.Không truy cập được
D.Câu A và B đều đúng
2. Quy định tạo mã mới cho đối tượng tiêm chủng trên Hệ thống thông tin
tiêm chủng quốc gia là:
A.Đối tượng tiêm chủng phải được nhập đủ, chính xác thông tin cá nhân
B.Đối tượng tiêm chủng phải được cập nhật đủ, chính xác lịch sử tiêm
chủng
C.Đảm bảo đối tượng chưa có mã tiêm chủng trên hệ thống
D.Cả A, B, C đúng
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân không sử dụng tài khoản trên Hệ thống
thông tin tiêm chủng quốc gia trong bao lâu thì Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
khoá tài khoản của đơn vị:
A.Trong 6 tháng liên tiếp
B.Trong 5 tháng liên tiếp
C.Trong 4 tháng liên tiếp
D.Trong 3 tháng liên tiếp
4. Câu nào không là trách nhiệm, quyền hạn của cở sở tiêm chủng dịch vụ
trên hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia:
A.Áp dụng trực tiếp Hệ thống vảo buổi tiêm chủng
B.Cung cấp mã tiêm chủng cho đối tượng tiêm chủng ngay sau khi hệ
thống có mã số
C.Cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin cá nhân, mũi tiêm cho đối
tượng và số liệu về vắc xin, vật tư của đơn vị trên hệ thống
D.Thực hiện xoá mã tiêm chủng của đối tượng khi có trùng lặp trên hệ
thống.
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. http://www.tiemchungmorong.vn/vi/content/lich-tiem-chung-thuong-
xuyen.html-0
VẮC XIN VÀ LỊCH TIÊM CHỦNG
A.MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
1. Về kiến thức: trình bày được
1.1 Liệt kê được các thành phần có thể có trong vắc xin
1.2 Phân biệt được vắc xin sống và vắc xin bất hoạt
1.3 Phân biệt được vắc xin đang sử dụng theo kháng nguyên
2. Về thái độ:
Luôn nâng cao tính quan trọng trong công tác thực hành tiêm chủng
3. Về kỹ năng
1. Thực hành tốt phân loại vắc xin sống và giảm độc lực
2. Thực hành tốt công tác tư vấn vắc xin phù hợp
B.NỘI DUNG:
I. ĐỊNH NGHĨA
1. Vắc xin là gì?
Vắc xin là thuốc chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn
dịch được dùng với Mục đích phòng bệnh, chữa bệnh (Luật dược số:
105/2016/QH13)
- Vắc xin BCG: sử dụng trong điều trị ung thư bàng quang.
- Vắc xin dại: sử dụng sau phơi nhiễm như một mục đích điều trị.
2.Tiêm chủng là gì?
Tiêm chủng là việc đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho
cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật. (Nghị định số:
104/2016/NĐ-CP)
II. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA VẮC XIN.
1. Miễn dịch
Miễn dịch là khả năng cơ thể nhận biết, đáp ứng và loại bỏ các yếu tố
lạ(kháng nguyên) gây hại xâm nhập cơ thể. Ở người đáp ứng miễn dịch chia làm
2 loại:
- Miễn dịch tự nhiên (miễn dịch không đặc hiệu): da, niêm mạc, acid béo
trong tuyến bã, dịch vị, lysozym ở nước bọt…
- Miễn dịch thu được (miễn dịch đặc hiệu): không sẵn có trong cơ thể như
miễn dịch không đặc hiệu. Là trạng thái miễn dịch, xuất hiện khi cơ thể đã có
tiếp xúc với kháng nguyên hoặc khi truyền các tế bào có tính sinh miễn dịch
hoặc truyền kháng thể vào cơ thể.
- Miễn dịch chủ động: cơ thể sản xuất kháng thể đặc hiệu sau khi tiếp xúc
kháng nguyên:
+ Miễn dịch chủ động tự nhiên: Do tiếp xúc với kháng nguyên một các
ngẫu nhiên trong cuộc sống. Ví dụ: cơ thể tạo miễn dịch sau khi mắc bênh sởi.
+ Miễn dịch chủ động nhân tạo: trong tiêm chủng vắc xin.
- Miễn dịch thụ động: cơ thể có kháng thể là nhờ đưa kháng thể từ ngoài
vào không do cơ thể tự sản xuất.
+ Miễn dịch thụ động tự nhiên: khi kháng thể được chuyển 1 cách tự nhiên
từ cơ thể này sang cơ thể khác. Ví dụ: kháng thể từ mẹ sang con, qua nhau thai,
qua sữa.
+ Miễn dịch thụ động có chú ý: khi kháng thể được chủ động đưa vào cơ
thể, ví dụ: dùng huyết thanh điều trị, tiêm kháng huyết thanh.
2. Nguyên lý hoạt động của vắc xin.
Sử dụng vaccine là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh
vật (VSV) gây bệnh hoặc VSV có cấu trúc kháng nguyên giống VSV gây bệnh,
đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng
miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Nói một cách khác: sử dụng vaccine là
tạo miễn dịch chủ động nhân tạo. Sự bảo vệ hình thành nhờ sự đáp ứng miễn
dịch vừa dịch thể (globulin miễn dịch đặc hiệu nhất là IgG, có thể IgA và IgM),
vừa trung gian tế bào (đại thực bào và tế bào lympho).
Cường độ và hiệu quả của sự đáp ứng miễn dịch biến thiên theo:
Vaccine: Tính chất và hàm lượng của kháng nguyên, những chất phụ gia
miễn dịch, thường sử dụng là những muối kim loại: Al hoặc Ca có thể tăng
cường sự đáp ứng của một vài vaccine bất hoạt.
Vật chủ:
Tuổi là một nhân tố quan trọng. Trẻ sơ sinh cần ít tháng để đạt sự trưởng
thành miễn dịch (dịch thể), ngoài ra kháng thể từ sữa mẹ có thể đóng vai trò
ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng. Ngược lại sự đáp ứng miễn dịch giảm dần với tuổi
nhưng không biến mất ở người lớn tuổi.
Những nhân tố di truyền, còn chưa biết rõ cũng ảnh hưởng đến cường độ
của sự đáp ứng miễn dịch.
Cuối cùng là một vài nhân tố làm suy giảm sự đáp ứng miễn dịch, chúng có
thể do di truyền như không có globulin huyết, giảm sút tế bào miễn dịch hoặc do
mắc phải như trong bệnh u ác tính, điều trị giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng…
Vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể để tạo miễn dịch lâu dài
chống lại các kháng nguyên của các mầm bệnh cụ thể đã được biến đổi có trong
vắc xin.
Có hai cách để tạo miễn dịch chủ động chống lại mầm bệnh là:
+ Miễn dịch tự nhiên: do nhiễm trùng tự nhiên, tức là để cơ thể tiếp xúc với
mầm bệnh thật sự và mắc bệnh.
+ Miễn dịch do tiêm chủng: tiêm vắc xin trước khi mắc bệnh.
Cả 2 cách đều tạo ra kết quả cuối cùng giống nhau là cơ thể có miễn dịch
chống lại bệnh đó. Tuy nhiên khác với miễn dịch tự nhiên, đối với miễn dịch do
tiêm chủng, người được tiêm vắc xin không phải bị bệnh hoặc bị các biến chứng
dẫn đến tàn tật, thậm chí có thể đê doạ tới mạng sống.
III. PHÂN LOẠI VẮC XIN
Vaccine sống giảm độc lực: Là những tác nhân nhiễm trùng tự nhiên, được
làm giảm độc một cách nhân tạo ở phòng thí nghiệm. Vaccine đậu mùa là loại
vaccine đầu tiên trong lịch sử, là một virus động vật (đậu bò) có khả năng đem
lại sự bảo vệ chéo chống lại virus đậu mùa mà nó rất gần gũi. Phần lớn những
vaccine sống hiện có là những vaccine vi rút: Vaccine sốt vàng, vaccine bại liệt,
sởi, rubella, quai bị. Một vaccine vi khuẩn sống thường sử dụng là BCG. Đối với
vaccine sống, sự chủng ngừa thường một lần, gây nên sự nhiễm trùng nhẹ hoặc
không biểu hiện, sự nhân lên của virus trong cơ thể gây nên miễn dịch thường
lâu bền, tương đương với sự miễn dịch do sự nhiễm trùng tự nhiên.Những thuận
lợi của vaccine sống là tiện lợi (tiêm 1 lần), giá thành thường rẻ. Điều bất tiện là
có thể đem lại nguy cơ nhiễm trùng (phản ứng và biến chứng).
Vaccine chết: Là những chế phẩm kháng nguyên đã mất khả năng nhiễm
trùng nhưng còn bảo tồn tính chất gây miễn dịch. Người ta phân biệt:
- Vaccine chết toàn tế bào: Loại vaccine này chứa tất cả các thành phần
của tác nhân nhiễm trùng, giết chết bằng nhiệt, formol hoặc b-propiolacton, bao
gồm vaccine vi khuẩn như ho gà, thương hàn TAB, tả uống hoặc vaccine virus
như cúm, bại liệt, dại….
- Vaccine giải độc tố: Những vaccine này chết nhưng chỉ chứa kháng
nguyên tinh chế: Loại vaccine này chỉ bao gồm thành phần kháng nguyên quan
trọng nhất về phương diện sinh miễn dịch của vi khuẩn hoặc virus được tinh
khiết và làm bất hoạt. Ví dụ như vaccine chứa giải độc tố vi khuẩn bản chất
protein (vaccine uốn ván, vaccine bạch hầu)
Vaccine tách chiết (vaccine dưới đơn vị) là vaccine công nghệ cao, loại chỉ
tách lấy một phần vách (vỏ) chứa thành phần kháng nguyên đặc thù
Polysaccharide của vi khuẩn (vaccine não mô cầu, vaccine phế cầu), vaccine
chứa thành phần kháng nguyên virus (vaccine viêm gan B được điều chế từ
HBsAg có trong huyết tương những người nhiễm kháng nguyên này). Những
vaccine chết có ưu điểm không có nguy cơ nhiễm trùng. Những bất lợi bao gồm:
giá thành thường cao, nguy cơ mẫn cảm, một lịch chủng ngừa nhiều lần và lặp
lại.
Vaccine tái tổ hợp (vaccine công nghệ mới): Là những vaccine được sản
xuất dựa vào kỹ thuật di truyền và công nghệ gen, như vaccine viêm gan B tái tổ
hợp.
Sống, giảm độc lực Bất hoạt (Inactivated)
(Live attenuated) Toàn tế bào ( Whole-cell) Chọn lọc (Fractional)
Bại liệt (OPV) Bại liệt (IPV) Giải độc tố (Toxoid): vi khuẩn
Viêm gan A
Sởi Một số vắc xin cúm Diphtheria
Quai bị Ho gà nguyên bào Tetanus
Rubella Dại Tiểu phần (Subunit): vi khuẩn
Thuỷ đậu và vi rút
Rotavirus Viêm gan B
Zoster Human papilomavirus(HPV)
Lao (BCG) Ho gà vô bào
Thương hàn uống Cúm
Polysaccharide đơn thuần: vi
khuẩn
Phế cầu (23-valent)
Thương hàn (Vi)
Polysaccharide kết hợp: vi
khuẩn
Phế cầu (10-and 13-valent)
Haemophilus influenzae type
b
Meningococcal (đơn giá và tứ
giá)
Nguyên tắc chung về hoạt động vắc xin
Hầu hết các vắc xin được tiêm trực tiếp vào mô cơ, những điều sau xảy ra:
- Kháng nguyên vắc xin phân tách từ chất hỗ trợ (aluminum hydroxide).
- Các tế bào của hệ miễn dịch không đặc hiệu ( đại thực bào và các tế bào
dendritic cells) nhận ra kháng nguyên là ngoại lai và nuốt chửng nó. Các tế bào
này sau đó phân cắt các kháng nguyên thành các mảnh nhỏ hơn và bày ra trên bề
mặt tế bào của chúng.
- Tế bào dendritic cells di chuyển qua hệ thống bạch huyết đến một hạch
bạch huyết gần đó, nơi các tế bào đặc hiệu T và tế bào B nhận biết được các
mảnh của kháng nguyên và tạo ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.
- Các thành phần khác trong vắc xin như chất hỗ trợ và chất bảo quản, nếu
có được hấp thu vào máu nơi chúng ta lưu thông và được bài tiết qua phân và
nước tiểu.
Các vắc xin khác nhau kích thích hệ thống miễn dịch theo nhưng cách khác
nhau. Một số cho một đáp ứng rộng hơn những vắc xin khác. Vắc xin ảnh hưởng
đến đáp ứng miễn dịch bởi các bản chất của các kháng nguyên, lượng kháng
nguyên, đường tiêm cũng như sự hiện diện các chất hỗ trợ.
IV. THÀNH PHẦN VẮC XIN
1. Thành phần sinh miễn dịch
Tất cả vắc xin đều có thành phần hoạt động – kháng nguyên để tạo ra đáp
ứng miễn dịch bảo vệ.
2. Thành phần không sinh miễn dịch
Tá dược hay môi trường: thành phần không hoạt động trong sản phẩm sau
cùng, được sử dụng trong quá trình sản xuất hay trong dược phẩm sau cùng để
duy trì chất lượng.
Chất bổ trợ - Adjuvants, chất bảo quản – Preservatives, và các chất thêm và
khác – Additives phụ gia là các tá dược hay môi trường, là thành phần thiết yếu
của vắc xin.
Những thành phần của vắc xin được liệt kê ở bảng dưới đây như sau: (tham
khảo thêm trong hướng dẫn của nhà sản xuất của mỗi loại vắc xin sử dung).
Tên Mục đích Ví dụ Vắc xin
Chất bảo quản Ngăn ngừa nhiểm khuẩn và Thimerosal Vắc xin đa liều
(Preservatives) nấm Phenol DPT Hib IPV
HepB
Chất bổ trợ Giúp tăng cường đáp ứng Muối nhôm DPT, Infanrix
(Adjuvants) miễn dịch của cơ thể đối với Hexa, HepB,
kháng nguyên trong vắc xin Gardasil,
Vắc xin có muối nhôm được AS04 Cervarix
gọi là vắc xin hấp thụ AS03 H5N1 Flu
Absorbed vaccinles; muối vaccine
nhôm là nguyên nhân gây
đông băng vắc xin cũng như
nốt cứng ở nơi tiêm vắc xin
Chất ổn định Giúp bảo vệ vắc xin trong quá Sorbitol MMR, cúm,
(Stabilizers) trình sản xuất – kiểm soát độ Lactose Varivax..
acide (pH) Gelatin…
Giúp ổn định kháng nguyên
trong những bước của qui
trình sản xuất
Giữ vắc xin ổn định trong bảo
quản và vận chuyển, tránh
khỏi ảnh hưởng của nhiệt độ
và dính vắc xin và thành vỏ lọ
Dung môi Dùng để hoàn nguyên vắc xin 0,9% NaCl Các loại vắc
(Diluents) Sterile water xin đông khô
Dư chất Vết vật liệu sử dụng còn sót lại trong quá trình sản xuất
(Residual
substances)
Vật liệu nuôi Dùng để nuôi cấy các kháng Protein trứng Cúm mùa, sốt
cấy tế bào nguyên vắc xin Men vàng
(cell culture
materrials)
Chất bất hoạt Dùng để bất hoạt vi rút hoặc Formaldehyde IPV, DPwT
Formaldehyde độc tố trong quá trình sản
(Inactivating xuất; lượng sót lại là nhỏ hơn
ingredients) lượng tự nhiên có trong cơ thể
Dùng để diệt vị khuẩn hay vi
rút khi bị nhiễm không mong
muốn trong quá trình sản xuất
Kháng sinh Ngăn ngừa vắc xin nhiễm Neomycin, Infanrix Hexa,
(Antibiotics) khuẩn trong quá trình sản xuất Steptomycin, MenB, MMB,
Polymyxin b, cúm mùa,
Gentamicin, Varivax, HepA
Kanamycin
Phản ứng sau tiêm vắc xin không chỉ do kháng nguyên vắc xin mà còn có thể do
tất cả các thành phần có trong mỗi loại vắc xin
Lưu ý: chất nhựa Latex có từ cao su thiên nhiên được sử dụng trong nắp lọ vắc
xin hoặc trong bơm kim tiêm cũng là nguy cơ cho những người bị dị ứng nghiêm
trọng với latex
V. LỊCH TIÊM CHỦNG
5.1. Lịch tiêm chủng bắt buộc
Việc sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế bắt buộc được quy định tại điều 29
Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm gồm các đối tượng người có nguy cơ mắc
bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch, người bắt buộc phải đi vào vùng có dịch, trẻ
ẻm và phụ nữ có thai bắt buộc phải tiêm chủng phòng các bệnh trong chương
trình tiêm chủng mở rộng. Danh mục các bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối
tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm bắt buộc hiện nay được Bộ y tế quy định
tại Thông tư 38/2017/TT-BYT ban hành ngày 17 tháng 10 năm 2017.
TT Các bệnh Vắc xin, đối tượng, lịch tiêm chủng trong Chương trình tiêm
truyền chủng mở rộng
nhiễm có vắc Vắc xin Đối tượng sử Lịch tiêm/uống
xin tại Việt dụng
Nam
1 Bệnh viêm Vắc xin viêm Trẻ sơ sinh Liều sơ sinh: tiêm trong
gan vi rút B gan B đơn giá vòng 24 giờ sau khi sinh
Vắc xin phối Trẻ em dưới 1 tuổi Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng
hợp có chứa tuổi
thành phần Lần 2: ít nhất 1 tháng sau
viêm gan b lần 1
Lần 3: ít nhất 1 tháng sau
lần 2
2 Bênh lao Vắc xin lao Trẻ em dưới 1 tuổi Tiêm 1 lần cho trẻ trong
vòng 1 tháng sau sinh
3 Bệnh bạch Vắc xin phối Trẻ em dưới 1 tuổi Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng
hầu hợp có chứa tuổi
thành phần Lần 2: ít nhất 1 tháng sau
bạch hầu lần 1
Lần 3: ít nhất 1 tháng sau
lần 2
Trẻ em dưới 2 tuổi Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ
18 tháng tuổi
4 Bệnh ho gà Vắc xin phối Trẻ em dưới 1 tuổi Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng
hợp có chứa tuổi
thành phần ho Lần 2: ít nhất 1 tháng sau
gà lần 1
Lần 3: ít nhất 1 tháng sau
lần 2
Trẻ em dưới 2 tuổi Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ
18 tháng tuổi

5 Bệnh uốn ván Vắc xin phối Trẻ em dưới 1 tuổi Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng
hợp có chứa tuổi
thành phần uốn Lần 2: ít nhất 1 tháng sau
ván lần 1
Lần 3: ít nhất 1 tháng sau
lần 2
Trẻ em dưới 2 tuổi Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ
18 tháng tuổi
Vắc xin uống Phụ nữ có thai 1. Đối với người chưa
ván đơn giá tiêm hoặc không rõ tiền
sử tiêm vắc xin hoặc tiêm
chưa đủ 3 mũi vắc xin có
chưa thành phần uốn ván
liều cơ bản:
Lần 1: tiêm sớm khi có
thai lần đầu
Lần 2: ít nhất 1 tháng sau
lần 1
Lần 3: ít nhất 6 tháng sau
lần 2 hoặc kỳ có thai lần
sau
Lần 4: ít nhất 1 năm sau
lần 3 hoặc kỳ có thai lần
sau
Lần 5: ít nhất 1 năm sau
lần 4 hoặc kỳ có thai lần
sau
2. Đối với người đã tiêm
3 mũi văc xin có chứa
thành phần uốn ván liều
cơ bản:
Lần 1: tiêm sớm khi có
thai lần đầu
Lần 2: ít nhất 1 tháng sau
lần 1
Lần 3: ít nhất 1 năm sau
lần 2
3. Đối với người đã tiêm
đủ 3 mũi vắc xin có chứa
thành phần uốn ván liều
cơ bản và 1 liều nhắc lại:
Lần 1: tiêm sớm khi có
thai lần đầu
Lần 2: ít nhất 1 năm sau
lần 1
6 Bệnh bại liệt Vắc xin bại liệt Trẻ em dưới 1 tuổi Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng
uống đa giá tuổi
Lần 2: ít nhất 1 tháng sau
lần 1
Lần 3: ít nhất 1 tháng sau
lần 2
Vắc xin bại liệt Trẻ em dưới 1 tuổi Tiêm khi trẻ đủ 5 tháng
tiêm đa giá tuổi
7 Bệnh do Vắc xin Trẻ em dưới 1 tuổi Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng
Haemophilus Haemophilus tuổi
influenzae týp influenzae týp Lần 2: ít nhất 1 tháng sau
b b đơn giá hoặc lần 1
vắc xin phối Lần 3: ít nhất 1 tháng sau
hợp có chứa lần 2
thành phần
Haemophilus
influenzae týp
b
8 Bệnh sởi Vắc xin đơn Trẻ em dưới 1 tuổi Tiêm khi trẻ đủ 9 tháng
giá tuổi
Vắc xin phối Trẻ em dưới 2 tuổi Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng
hợp có chứa tuổi
thành phần sởi
9 Viêm não Vắc xin viêm Trẻ em từ 1 đến 5 Lần 1: khi trẻ đủ 1 tuổi
Nhật Bản B não Nhật Bản tuổi Lần 2: 1-2 tuần sau lần 1
B Lần 3: 1 năm sau lần 2
10 Bệnh rubella Vắc xin phối Trẻ em dưới 2 tuổi Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng
hợp có chứa tuổi
thành phần
rubella
5.2. Nếu chưa tiêm chủng đúng lịch thì tiêm chủng càng sớm càng tốt sau
đó nhưng phải đảm bảo phù hợp với đối tượng và hướng dẫn của Chương trình
tiêm chủng mở rộng
5.3. Việc tiêm chủng chiến dịch hoặc tiêm chủng bổ sung được thực hiện
theo hướng dẫn của Bộ y tế trong từng trường hợp cụ thể.
5.4. Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này sẽ được Bộ y tế cập nhật và
bổ sung trong trường hợp cần thiết.
5.5. Lịch tiêm chủng các vắc xin dịch vụ
STT Loại vắc xin Tên vắc Lịch tiêm/uống cơ bản Tiêm nhắc
xin
1 Bạch hầu, Infanrix Chỉ định theo Thông tư
uốn ván, ho hexa 38
gà vô bào, Hexaxim
viêm gan B, ( 6 trong 1)
bại liệt bất
hoạt,
Haemophilus
influenzae
type b
2 Bạch hầu, Pentaxim Chỉ định theo Thông tư
uốn ván, ho (5 trong 1) 38
gà vô bào,
bại liệt bất
hoạt,
Haemophilus
influenzae
type b
3 Bạch hầu, Tetraxim Chỉ định theo Thông tư Chỉ định tiêm nhắc
uốn ván, ho (4 trong 1) 38 cho trẻ 5 – 13 tuổi
gà vô bào,
bại liệt bất
hoạt.
4 Ngừa viêm Rotarix Trẻ từ 2 đến 6 tháng Trường hợp trẻ trên 5
dạ dày ruột tuổi tháng tuổi chưa từng
do Rotavirus Uống 2 liều, mỗi liều uống vắc xin ngừa
cách nhau ít nhất 1 tháng, Rotavirus, có thể
nên hoàn thành liệu trình dùng 1 liều duy nhát
đến 24 tuần tuổi vắc xin Rotarix
RotaTeq Trẻ từ 2 đến 7 tháng
tuổi
Uống 3 liều, mỗi liều
cách nhau ít nhất 1 tháng,
liều thứ 3 trước 32 tuần
tuổi
5 Phế cầu Sylflorix Trẻ từ 2-6 tháng tuổi 1 mũi cách ít nhất 6
(nhiễm -Liệu trình 3 liều cơ bản: tháng sau mũi cơ bản
khuẩn huyết, mỗi mũi tiêm cách nhau cuối cùng
viêm màng ít nhất một tháng
não, viêm
phổi, du -Liệu trình 2 liều cơ bản:
khuẩn huyết, mỗi mũi tiêm cách nhau
viêm tai giữa ít nhất 2 tháng
do phế cầu Trẻ từ 7 – 11 tháng 1 mũi trong năm tuổi
khuẩn) Tiêm 2 mũi, mỗi mũi thứ 2 và cách ít nhất
cách nhau ít nhất 1 tháng 2 tháng sau mũi tiêm
cơ bản thứ 2
Trẻ từ 12 tháng – 5 tuổi không
Tiêm 2 mũi, mỗi mũi
cách nhau ít nhất 2 tháng
6 Viêm gan B Engerix B Trẻ sơ sinh (theo TT38) Lịch 0-1-6 tháng:
Euvax B và người lớn lịch sau tiêm nhắc 1 mũi sau
Hepavax Lịch tiêm 3 mũi 0, 1, 6 vài năm khi anti HBs
tháng < 10mIU/ml
-Mũi 1: lần tiêm đầu tiên Lịch 0-1-2 tháng:
-Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1 tiêm nhắc 1 mũi sau
-Mũi 3: 6 tháng sau mũi 1 12 tháng sau khi tiêm
Lịch tiên 3 mũi 0, 1, 2 mũi 1
tháng:
-Mũi 1: lần tiêm đầu tiên
-Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1
-Mũi 3: 2 tháng sau mũi 1
Liều dùng:
Engerix B:
-Trẻ sơ sinh -19 tuổi: liều
0,5ml
-20 tuổi trở lên: liều 1ml
Euvax B:
-Trẻ sơ sinh –dưới 16
tuổi: liều 0,5ml
-16 tuổi trở lên: liều 1ml
Hepavax:
-Trẻ sơ sinh-10 tuổi: liều
0,5ml
-Trên 10 tuổi: liều 1ml
7 Viêm phổi, Quimi-Hib Trẻ từ 2 tháng đến dưới 1 1 mũi lúc trẻ 15 đến
viêm màng tuổi: 3 mũi, mỗi mũi cách 18 tháng tuổi
não mủ do nhau ít nhất 2 tháng
Haemophilus Trẻ trên 12 tháng – 15 Không
influenzae tuổi: 1 mũi duy nhất
type b
8 Cúm mùa Vaxigrip Trẻ dưới 9 tuổi chưa Tiêm nhắc lại 1 mũi
Influvac từng tiêm ngừa cúm: hằng năm
Gc Flu tiêm 2 mũi
-Mũi 1: lần tiêm đầu tiên
-Mũi 2: ít nhất 1 tháng
sau mũi 1
Trẻ dưới 9 tuổi đã từng
tiêm ngừa cúm, trẻ trên
9 tuổi, người lớn và phụ
nữ có thai: tiêm 1 mũi
Liều dùng: vắc xin
Vaxigrip và influvac:
-Trẻ từ 6 đến dưới 36
tháng: liều 0,25ml
-Trẻ từ 36 tháng tuổi trở
lên, người lớn: liều 0,5ml
Vắc xin Gc Flu: trẻ em
trên 3 tuổi và người lớn
liều 0,5ml
9 Viêm màng VA- Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên Không
não do não Mengoc- và người lớn đến 45 tuổi
mô cầu BC Tiêm 2 mũi, mỗi mũi
nhóm huyết cách nhau 1,5 đến 2 tháng
thanh B và C
10 Sởi MVVAC Trẻ từ 9 tháng trở lên và 1 mũi trong năm tuổi
người lớn chưa từng mắc thứ 2, ưu tiên vắc xin
bệnh phối hợp có chứa
thành phần sởi.
11 Sởi – Quai bị MMRII Trẻ từ 12 tháng trở lên và Trẻ <7 tuổi tiêm 1
- Rubella người lớn chưa từng mắc mũi lúc 4-6 tuổi
bệnh
Tiêm 1 mũi
-Hiện nay VN nằm trong
vùng dịch sởi nên trẻ <24
tháng tuổi cần tiêm đủ 2
mũi vắc xin có chứa
thành phần sởi.
-Phụ nữ trong độ tuổi
sinh sản tiêm trước khi có
thai 3 tháng
Sởi, Quai Trẻ từ 12 tháng đến 10 Tiêm nhắc 1 mũi khi
bị, Rubella tháng tuổi: tiêm 1 mũi trẻ được 4-6 tuổi
12 Thuỷ đậu Varicella Trẻ từ 12 tháng trở lên và Tiêm nhắc 1 mũi sau
người lớn chưa từng mắc 3 tháng nếu dùng
bệnh gamma globin trong
Tiêm 1 mũi vòng 14 ngày kể từ
Phụ nữ trong độ tuổi sinh ngày tiêm chủng đầu
sản tiêm trước khi có thai tiên
3 tháng
Varivax Trẻ từ 12 tháng trở lên và
người lớn chưa từng mắc
bệnh
Trẻ từ 12 tháng đến 12
tuổi: tiêm 1 mũi
Thanh thiếu niên từ 13
tuổi trở lên và người lớn:
tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách
nhau từ 1-2 tháng
Phụ nữ trong độ tuổi sinh
sản tiêm trước khi mang
thai ít nhất 3 tháng
13 Viêm não Jevax Trẻ từ 12 tháng trở lên và Tiêm nhắc lại 1 mũi
Nhật Bản người lớn mỗi 3 năm
Tiêm 3 mũi:
-Mũi 1: lần đến tiêm đầu
tiên
-Mũi 2: sau mũi thứ nhất
1-2 tuần
-Mũi 3: sau mũi 1, 1 năm
Liều dùng:
-Từ 12 tháng đến 36
tháng tiêm 0,5ml
-Từ 36 tháng trở lên và
người lớn tiêm 1ml
14 Uốn ván Uốn ván Áp dụng lịch của thông
hấp thu TT tư 38 cho cả thai phụ và
(VAT) người lớn
15 Uốn ván, Adacel Trẻ từ 4 tuổi trở lên và Có thể nhắc lại sau
bạch hầu, ho người lớn đến 64 tuổi 10 năm
gà vô bào Tiêm 1 mũi
giảm hàm
lượng
16 Dại Verorad Trẻ em và người Tiêm nhắc lại 1 mũi
Abhayrad Tiêm ngừa dự phòng: sau 1 năm và sau mỗi
Tiêm 3 mũi vào các ngày 5 năm.
N0-N7-N21 (N28) (Tiêm
bắp 0,5ml/liều, với
verorab có thêm phát đồ
tiêm trong da 0,1ml/liều)
Tiêm vắc xin ở người
chưa tiêm dự phòng:
-Phát đồ tiêm bắp: tiêm 5
mũi (0,5ml/liều) vào các
ngày N0-N3-N7-N14-
N28
-Phát đồ tiêm trong da:
tiêm 0,1mlx2 (tại 2 vị trí
khác nhau) vào các ngày
N0-N3-N7-N28
Tiêm vắc xin ở người đã
tiêm dự phòng:
Tiêm dự phòng trong
vòng 5 năm trở lại đây:
-Tiêm bắp: 2 mũi, mỗi
mũi 0,5ml vào ngày 0 và
ngày 3
-Tiêm trong da: 2 mũi ,
mỗi mũi 0,1ml trong
ngày 0 và ngày 3
Tiêm dự phòng quá 5
năm hay tiêm không đầy
đủ:
Tiêm theo lịch tiêm ngừa
sau phơi nhiễm ở người
chưa tiêm dự phòng
Speeda Trẻ em và người lớn Sau khi tiêm dự
Tiêm dự phòng: tiêm 3 phòng, tiêm nhắc lại
mũi vào các ngày N0, sau 1 năm và sau mỗi
N7, N21(28) 5 năm
Tiêm sau phơi nhiễm khi
chưa được tiêm dự
phòng: tiêm 5 mũi vào
các ngày N0-N3-N7-
N14-N28
Tiêm sau phơi nhiễm khi
đã được tiêm đủ không
quá 1 năm: tiêm 1 mũi
vào ngày 0 và ngày 3
Tiêm sau phơi nhiễm đã
tiêm đủ và tiêm nhắc 1
mũi không quá 3 năm:
tiêm 1 mũi vào ngày 0 và
ngày 3
những trường hợp tiêm
đủ đã quá 1 năm mà chưa
tiêm nhắc hoặc mũi nhắc
quá 3 năm tiêm lại phát
đồ 5 mũi
vắc xin Speeda tiêm bắp
0,5ml/liều
17 Viêm gan A Avaxim Trẻ từ 12 tháng tuổi và Tiêm 1 mũi sau 6 đến
người lớn 36 tháng
Tiêm 1 mũi Avaxim:
-Trẻ từ 12 tháng đến dưới
16 tuổi Avaxim 80U
(0,5ml/liều)
-Người từ 16 tuổi trở lên
Avaxim 160 U (0,5
ml/liều)
Havax Trẻ em từ 2 tuổi trở lên
và người lớn
Tiêm 2 mũi, mũi 2 cách 1
từ 6 đến 12 tháng
-Trẻ em từ 2 tuổi đến 18
tuổi tiêm liều 0,5ml
-Người từ 18 tuổi trở lên
tiêm liều 1ml
18 Viêm gan Twinrix Trẻ từ 1 tuổi trở lên và
A+B người lớn
Trẻ từ 1 đến 15 tuổi tiêm
2 mũi:
-Mũi 1: lần tiêm đầu tiên
-Mũi 2: cách 6 đến 12
tháng sau mũi 1
Người từ 16 tuổi trở lên
tiêm 3 mũi:
-Mũi 1: lần tiêm đầu tiên
-Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1
-Mũi 3: 6 tháng sau mũi 1
19 Ung thư cổ Gardasil Gardasil dùng cho bé gái Không
tử cung, u Cervarix và phụ nữ từ 9 đến 26
nhú do HPV tuổi
Cervarix dùng cho bé gái
và phụ nữ 10 đến 25 tuổi
Tiêm 3 mũi:
-Mũi 1: tiêm lần đầu
-Mũi 2: cách 1-2 tháng
sau mũi 1
-Mũi 3: 6 tháng sau mũi 1
20 Thương hàn Typhim Vi Trẻ trên 2 tuổi và người Tiêm1 mũi, mỗi mũi
lớn: tiêm 1 mũi 3 năm nếu có nguy
cơ phơi nhiễm
21 Uốn ván, Uốn ván Trẻ từ 7 tuổi trở lên và Tiêm một mũi cách 6
bạch hầu bạch hầu người lớn tháng sau mũi 2, sau
hấp phụ Trường hợp trước đó đó tiêm nhắc lại 1
(Td) chưa được tiêm phòng mũi mỗi 10 năm
bệnh bạch hầu, uốn ván,
tiêm 2 liều:
-Mũi 1: lần tiêm đầu tiên
-Mũi 2: cách 1 tháng sau
mũi 1
Trường hợp đã tiêm đủ
liều cơ bản phòng bệnh
bạch hầu uốn ván, tiêm 1
mũi vào tuổi thứ 7
C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 1. Thông tư 38/2017/TT-BYT quy định lịch tiêm tiêm mũi DPT-Hib-
VGB và uống OPV cho trẻ dưới 1 tuổi là:
A. Tiêm lúc trẻ đủ 1 tháng – 3 tháng – 5 tháng
B. Tiêm lúc trẻ dủ 2 tháng – 3 tháng – 4 tháng
C. Tiêm lúc trẻ đủ 2 tháng – 4 tháng – 6 tháng
D. Tiêm lúc trẻ đủ 2 tháng và 6 tháng
Câu 2. Nhóm vắc xin nào sau đây là vắc xin sống, giảm độc lực
A.VGB, DPT
B.BCG, bOPV, Sởi
C.Uốn ván, ComBE Five
D.Thuỷ đậu, IPV
Câu 3. Nhóm vắc xin nào sau đây là vắc xin bất hoạt
A.Sởi, Sởi – Rubella, Sởi – Quai bị - Rubella
B.Jevax, SII
C.Thuỷ đậu, Infanrix hexa
D.OPV, IPV
Câu 4. Nhóm vắc xin nào sau đây dẽ nhạy cảm cao (dẽ bị hư hỏng) với
nhiệt độ đông băng:
A.VGA, Thương hàn, Sởi – Quai bị - Rubella
B.Uốn ván, VGB, Thuỷ đậu
C.bOPV, BCG, Sởi – Rubella
D.DPT, VAT, SII, IPV
Câu 5. Nhóm vắc xin nào sau đây nhạy cảm cao (dễ bị hư hỏng) với nhiệt
độ cao:
A.VGA, Thương hàn
B.VAT, VGB
C.DPT, VAT, ComBE Five
D.bOPV, BCG, Sởi
Câu 6. Nhóm vắc xin nào có VVM trên vỏ lọ vắc xin:
A.Sởi, Jevax, VAT
B.BCG, VGB, DPT
C.ComBE Five, IPV, SII
D.bOPV, Sởi-Rubella, Sởi
Câu 7. Một lọ vắc xin Sởi có hạng sử dụng là tháng 2/2020. Anh/chị sử
dụng lọ vắc xin này ?
A.Sử dụng hết ngày 28/02/2020
B.Không sử dụng sau ngày 28/02/2020
C.Sử dụng trước ngày 01/03/2020
D.Tất cả điều đúng
Câu 8. Ngày 01/10/2020 trẻ đến tiêm viêm não Nhật Bản, có tiền sử tiêm
chủng viêm não Nhật Bản mũi 1 ngày 30/05/2020. Anh/chị chỉ định tiêm lại
Viêm não Nhật Bản mũi 1
A.ĐÚNG
B.SAI
Câu 9. Nhóm vắc xin nào sau đây bao gồm các loại vắc xin đa giá?
A.Meningo A-C, Synflorix, ComBE Five
B.VGA, VGB, Sởi-Rubella
C.BCG, VAT, Sởi
D.Tả, thương hàn, ComBE Five
Câu 10. Theo quy định của Thông tư 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017,
nhân viên y tế thực hiện tiêm vắc xin sởi cho trẻ lúc 9 tháng là tạo miễn dịch
theo cơ chế?
A.Tạo miễn dịch chủ động nhân tạo
B.Tạo miễn dịch thụ động
C.Tạo miễn dịch tự nhiên
D.Tạo miễn dịch chủ động tự nhiên.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 845/2010/qđ-byt ngày 17/03/2010 của bộ y tế về lịch tiêm các
vắc xin phòng lao, viêm gan b, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, hib trong
dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia
2. Quyết định 2470/QĐ-BYT ngày 14/6/2019 ban hành Hướng dẫn Khám sàng
lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em
3. The Australian Immunisation Hanbook; 10th Edition 2013
BẢO QUẢN VẮC XIN TRONG DÂY CHUYỀN LẠNH
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
1. Về kiến thức: trình bày được
1.1 Liệt kê được các thiết bị của dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin
1.2 Liệt kê đươc các thông tin cần thiết trong thủ tục giao nhận vắc xin
1.3 Sắp xếp vắc xin trong khi bảo quản và trong buổi tiêm chủng đúng cách
1.4 Nếu được các giai đoạn của chỉ thị nhiệt độ và cách đáp ứng đối với từng
giai đoạn
2. Về thái độ:
Luôn tuân thủ tốt các quy trình bảo quản và vận chuyển vắc xin.
3. Về kỹ năng
1. Thực hành tốt bảo quản vắc xin trong dây chuyền lạnh
2. Thực hành tốt thủ tục giao nhận vắc xin
3. Thực hành tốt sắp xếp vắc xin và trong buổi tiêm chủng
4. Thực hành tốt đọc chỉ thị nhiệt độ và hướng xử trí phù hợp
B. NỘI DUNG:
I. DÂY CHUYỀN LẠNH
1. Định nghĩa
Dây chuyền lạnh là hệ thống thiết bị nhằm bảo quản và vận chuyển vắc xin
theo đúng nhiệt độ quy định từ nhà sản xuất đến người sử dụng, bao gồm buồng
lạnh, xe lạnh, tủ lạnh, tủ , hòm lạnh, phích vắc xin.
Tính toàn vẹn của dây chuyền lạnh phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản làm nên
nền toản cho các kiêu chuẩn:
- Nhân sự: quản lý hoạt động sản xuất, lưu trữ, phân phối vắc xin và những
người quản lý dây chuyền lạnh ở mức độ nhà cung cấp
- Hướng dẫn, quy trình: sử dụng để đảm bảo theo dõi việc bảo quản vắc xin
và các hành động được thực hiện nếu vắc xin tiếp xúc với nhiệt độ ngoài phạm
vi yêu cầu.
- Các trang thiết bị được sử dụng để lưu trữ, vận chuyển và theo dõi vắc xin
từ khi vắc xin được đưa đến cơ sở tiêm chủng cho đến khi tiêm chủng cho đối
tượng.
2. Các điểm mấu chốt trong quản lý, bảo quản vắc xin an toàn
Các quy trình hướng dẫn việc bảo quản và vận chuyển vắc xin nhằm đảm
bảo cơ sở thực hiện bảo quản và vận chuyển vắc xin một cách an toàn, đúng quy
định và đảm bảo hiệu lực vắc xin. Vì vậy cơ sở cần:
- Cơ sở thực hiện hoạt động tiêm chủng sau khi đã thực hiện việc công bố
đủ điều kiện tiêm chủng theo Nghị định chính phủ số 104/2016/NĐ-CP ngày
1/7/2016
- Nhân sự thực hiện theo dõi dây chuyền lạnh cần phải:
+ Phân công một người nhân viên phụ trách chính công tác bảo quản vắc
xin và một nhân sự dự phòng, hỗ trợ người phụ trách chính về bảo quản vắc xin
khi phụ trách chính vắng mặt.
+ Đảm bảo tất cả nhân sự tham gia vào hoạt động vận chuyển, bảo quản và
thực hiện tiêm chủng đã được tập huấn về tiêm chủng.
+ Hiểu và thực hiện các quy định, thủ tục và hướng dẫn thao tác chuẩn về
thực hiện bảo quản và quản lý vắc xin
Thực hiện tự kiểm kê vắc xin ít nhất 1 tháng/1 lần.
Thực hiện theo dõi nhiệt độ tủ bảo quản ít nhất 2 lần /1 ngày, 7 ngày/1
tuần kẻ cả ngày nghỉ lễ và chủ nhật.
Tuân thủ các hướng dẫn về sử dụng các bình tích lạnh/túi đá, sắp xếp vắc
xin vào hòm lạnh/phích và theo dõi nhiệt độ vắc xin trong các thiết bị này.
Giữ vắc xin và dung môi ở nhiệt độ +2 0 C đến +80C và theo hướng dẫn
bảo quản trong suốt buổi tiêm.
+ Báo cáo bất kỳ tình trạng nhiệt độ vắc xin vượt ngoài khoảng quy định
cho lãnh đạo hoặc đơn vị liên quan. Tiếp tục bảo quản tiệt trữ vắc xin này trong
dây chuyền lạnh. Không tiếp tục sử dùng hoặc huỷ bỏ vắc xin này cho đến khi
có hướng dẫn cụ thể.
- Đặt các quy định, thủ tục và hướng dẫn thao tác chuẩn về thực hiện bảo
quản và quản lý vắc xin tại các khu vực bảo quản vắc xin. Đặc biệt đảm bảo kế
hoạch /quy trình xử lý dự cố dây chuyền lạnh sẵn có và đặt vị trí dẽ tiếp cận khi
cần.
- Quản lý tồn kho vắc xin đảm bảo số lượng vắc xin đầy đủ, liên tục trách
xảy ra trường hợp để vắc xin tồn quá thời gian được phép lưu trữ tại cơ sở hoặc
thiếu vắc xin sử dụng.
- Tất cả các thiết bị được sử dụng để lưu trữ, vận chuyển và theo dõi vắc xin
phải phù hợp mục đích và đúng quy định:
+ Cở sở cần sử dụng một hoặc nhiều tủ lạnh chuyển bảo quản vắc xin sinh
phẩm.
+ Chỉ dùng tủ bảo quản vắc xin.
+ Tủ phải được vệ sinh và bảo dưỡng đúng quy định.
+ Vắc xin phải được sắp xếp trong tủ đúng quy định.
Chú ý: các tủ bảo quản vắc xin có thời hạn sử dụng trung bình là 10 năm.
Cơ sở cần có kế hoạch để dự trù, thay thể sau 10 năm sử dụng để đảm bảo tủ dử
dụng tốt, tránh xảy ra sự cố dây truyền lạnh.
- Cơ sở phải có 2 hệ thống theo dõi nhiệt độ vắc xin:
+ Bảng theo dõi nhiệt độ hàng ngày để ghi nhận nhiệt độ tại thời điểm kiểm
tra và nhiệt độ cao nhất/thấp nhất trong ngày.
+ Thiết bị ghi nhiệt độ liên tục, ghi nhiệt độ ít nhất 10 phút/lần. Nhân viên
bảo quản vắc xin xem xét và đánh giá, sao lưu kết quả ghi nhận nhiệt độ hàng
tuần nhằm đánh giá tỉnh ổn định của tủ lạnh và có hành động điều chỉnh kịp thời
khi tử có dấu hiệu hoặc xẩy ra vấn đề không đảm bảo nhiệt độ bảo quản.
- Cơ sở phải có thiết bị dự phòng để bảo quản tạm thời vắc xin nếu xảy ra
sự cố dây chuyền lạnh.
- Tất cả các giấy tờ liên quan đến theo dõi nhiệt độ vắc xin phải được lưu
trữ ít nhất 5 năm bao gồm:
+ Bảng ghi nhiệt độ hàng ngày.
+ Kết quả ghi nhận nhiệt độ liên tục.
+ Bảng ghi hoặc kết quả ghi liên tục trong quá trình vận chuyên vắc xin.
+ Bất kì sự cố dây chuyền lạnh nào đã có.
II. NHIỆT ĐỘ BẢO QUẢN VẮC XIN
1. Nhiệt độ bảo quản vắc xin.
Nhiệt độ bảo quản các vắc xin phải theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
2. Bảo quản, sử dụng dung môi
- Một số vắc xin dạng đông khô phải pha hồi chỉnh với dung môi kèm theo
hoặc với vắc xin khác dạng dung dịch trước khi sử dụng.
- Dung môi được đóng gói cùng với vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt
độ từ +2oC đến +8oC.
- Nếu dung môi không đóng gói cùng vắc xin có thể được bảo quản ngoài
dây chuyền lạnh nhưng phải được làm lạnh trước khi sử dụng 01 ngày hoặc một
khoảng thời gian cần thiết đủ để bảo đảm có cùng nhiệt độ từ +2 oC đến +8oC với
nhiệt độ của vắc xin trước khi pha hồi chỉnh.
- Không được để đông băng dung môi.
- Dung môi của vắc xin nào chỉ được sử dụng cho vắc xin đó. Sử dụng vắc
xin và dung môi của cùng nhà sản xuất.
- Vắc xin đông khô sau khi pha hồi chỉnh chỉ được phép sử dụng trong
vòng 6 giờ, riêng vắc xin BCG sử dụng trong vòng 4 giờ hoặc theo hướng dẫn
của nhà sản xuất.
3. Nhiệt độ bảo quản vắc xin.
Vắc xin Kho tại các tuyến
Quốc gia Khu vực Tỉnh Huyện Cơ sở y tế
OPV Bảo quản ở nhiệt độ -15oC đến -25oC
BCG
Sởi Bảo quản ở nhiệt độ +2oC đến +8oC
Bảo quản ở nhiệt độ từ
nhưng có thể bảo quản ở nhiệt độ từ
MR +2oC đến +8oC
-15oC đến -25oC nếu không đủ chỗ
Hib đông khô
Hib dung dịch
Viêm gan B
DPT
Bảo quản ở nhiệt độ từ +2oC đến +8oC, không được để
DT/TT/Td
đông băng.
DTP-VGB-Hib
DTP-VGB-
IPV-Hib
4. Thời gian bảo quản vắc xin.
- Quy định về thời gian lưu giữ vắc xin tại các tuyến chỉ nhằm mục đích
phục vụ cho việc lập kế hoạch để bảo đảm tính kịp thời và liên tục trong
việc cung ứng đủ vắc xin trong TCMR. Thời gian lưu giữ này không ảnh
hưởng đến thời hạn sử dụng hay chất lượng của vắc xin đã được nhà sản
xuất công bố.
- Thời gian lưu giữ vắc xin tối đa tại kho các tuyến được qui định
như sau:
+ Kho TCMR tuyến Quốc gia, khu vực: 12 tháng
+ Kho Trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố: 6 tháng
+ Kho Trung tâm Y tế quận, huyện: 3 tháng
+ Cơ sở y tế: 1 tháng
- Trong trường hợp phải tạm dừng sử dụng vắc xin hoặc vắc xin
tiêm trong chiến dịch chưa sử dụng hết dẫn đến việc thời gian lưu giữ vắc
xin tại các tuyến kéo dài hơn thời hạn nêu trên thì:
+ Nếu vắc xin còn hạn sử dụng và được bảo quản đúng quy định
được tiếp tục sử dụng hoặc luân chuyển.
+ Nếu vắc xin đã hết hạn hoặc không được phép sử dụng tiếp phải
hủy theo quy định.
III. CÁC THIẾT BỊ BẢO QUẢN VẮC XIN.
1. Nguyên tắc chung bảo quản vắc xin trong dây chuyền lạnh
- Sắp xếp vắc xin và dung môi theo loại, theo lô, hạn sử dụng để thuận
tiện cho việc cấp phát.
- Vắc xin được sử dụng theo nguyên tắc hạn ngắn phải được sử dụng
trước, tiếp nhận trước phải sử dụng trước và/hoặc theo tình trạng của chỉ thị
nhiệt độ lọ vắc xin (VVM).
- Để những lọ vắc xin còn nguyên lọ được mang về từ buổi tiêm chủng, lọ
vắc xin có chỉ thị nhiệt độ đã chuyển màu sang giai đoạn có tiếp xúc với nhiệt độ
cao trong hộp có dán nhãn ‘sử dụng trước’. Ưu tiên sử dụng những lọ này trước
trong buổi tiêm chủng lần sau.
- Sắp xếp hộp vắc xin đúng vị trí để tránh làm đông băng vắc xin và có
khoảng cách để khí lạnh lưu thông giữa các hộp.
- Theo dõi nhiệt độ của buồng lạnh, tủ lạnh hàng ngày (kể cả ngày lễ,
ngày nghỉ) và ghi vào bảng theo dõi nhiệt độ tối thiểu 02 lần/ngày vào buổi sáng
lúc đến và buổi chiều trước khi về.
- Không bảo quản vắc xin đã hết hạn sử dụng, lọ vắc xin đã pha hồi chỉnh
sau buổi tiêm chủng và vắc xin có gắn chỉ thị nhiệt độ đã đổi màu báo cần hủy
trong dây chuyền lạnh.
- Dây chuyền lạnh sử dụng bảo quản vắc xin chỉ được sử dụng cho vắc
xin.
- Không để thuốc, hóa chất, bệnh phẩm, thực phẩm và đồ uống trong dây
chuyền lạnh bảo quản vắc xin.
- Không mở thiết bị dây chuyền lạnh thường xuyên.
- Đảm bảo vệ sinh: rửa tay sạch trước khi cầm hộp, lọ vắc xin.
2. Bảo quản vắc xin trong buồng lạnh
a) Qui tắc bảo quản trong buồng lạnh
- Không được để vắc xin dễ bị hỏng bởi đông băng ở sát vách tủ lạnh hoặc
gần giàn lạnh nơi phát ra luồng khí lạnh trong buồng lạnh.
- Kiểm tra mức độ an toàn của khu vực bảo quản bằng chỉ thị đông băng
điện tử (Freeze Tag) hoặc máy ghi nhiệt độ tự động đã được kích hoạt.
- Vắc xin phải luôn được xếp lên giá, kệ trong buồng lạnh, đảm bảo cho
không khí được lưu thông đều và giữ cho vắc xin tránh tiếp xúc trực tiếp với nền
buồng lạnh.
b) Kiểm tra khu vực an toàn bảo quản vắc xin trên giá trong buồng lạnh
- Đặt thiết bị ghi nhiệt độ trên giá gần giàn lạnh. Để thiết bị ít nhất 48 giờ
và kiểm tra nhiệt độ cao nhất và thấp nhất. Nếu nhiệt độ nằm trong khoảng +
20C đến + 80C thì khu vực đó an toàn để bảo quản vắc xin. Nếu nhiệt độ không
nằm trong khoảng nhiệt độ trên, đánh dấu “không an toàn” và chuyến thiết bị
theo dõi nhiệt độ ra khu vực khác của giá.
- Lặp lại quy trình thử nhiệt độ trên tất cả các giá gần giàn lạnh cho đến
khi thiết lập được giới hạn khu vực bảo quản an toàn.
- Đánh dấu rõ trên giá những khu vực nguy hiểm “lạnh” bằng băng dính
màu. Không sử dụng những khu vực đó để bảo quản vắc xin nhạy cảm với đông
băng.
- Lặp lại việc kiểm tra này mỗi khi thay thế thiết bị làm lạnh.
c) Kiểm tra khu vực an toàn bảo quản vắc xin trên nền buồng lạnh
- Xếp một chồng hộp bìa rỗng cao khoảng 150 cm trong khu vực bảo quản
vắc xin bằng kệ. Để thiết bị ghi nhiệt độ lên trên trong ít nhất 48 giờ và sau đó
kiểm tra nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ thấp nhất.
- Nếu nhiệt độ nằm trong khoảng + 2 0C đến + 80C thì khu vực đó an toàn
để bảo quản vắc xin nhạy cảm với đông băng. Dùng sơn hoặc băng dính để đánh
dấu và đảm bảo khu vực được đánh dấu phù hợp với kích thước các kệ. Giữa các
kệ phải có khoảng cách ít nhất 10 cm để không khí lạnh lưu thông.
- Nếu không nằm trong khoảng nhiệt độ trên, đánh dấu khu vực đó lại và
tiến hành thử nghiệm ở vị trí khác cho đến khi thiết lập được các giới hạn của
vùng bảo quản an toàn.
- Lặp lại việc kiểm tra này mỗi khi thay thiết bị làm lạnh.
- Nên sử dụng kệ nhựa vì kệ gỗ có thể bị nấm mốc, xếp chúng ở nơi khô
ráo trong kho để dùng khi cần.
d) Bảo quản vắc xin trên các giá trong buồng lạnh
- Sắp xếp các hộp vắc xin trên giá trong buồng lạnh dương và buồng lạnh
âm theo loại vắc xin, theo lô, hạn sử dụng. Để khoảng cách 5 cm theo chiều
thẳng đứng giữa các loại để phân biệt và lưu thông khí. Phải đảm bảo nhìn thấy
được nhãn dán của các hộp. Dán vào góc của giá tên loại vắc xin, nhà sản xuất,
lô và hạn sử dụng.
- Khoảng cách giữa các hộp vắc xin và khoảng cách với vách buồng lạnh là
5 cm. Khoảng cách với trần là trên 10 cm. Không được bảo quản vắc xin trực
tiếp trên nền buồng lạnh.
- Một số vắc xin được đóng gói hộp bên ngoài đến cấp thứ 3 (hộp lớn chứa
các hộp vắc xin) thì để nguyên cho đến khi cần mở hộp cấp phát và chuyển sang
dạng đóng gói cấp 2 (hộp nhỏ đựng các lọ vắc xin) để quản lý kho và kiểm đếm
vắc xin dễ dàng.
đ) Bảo quản vắc xin trên kệ/tấm kê panel: (thường dùng trong trường hợp
phải bảo quản vắc xin số lượng lớn)
- Đặt kệ trong khu vực được đánh dấu trên nền buồng lạnh
- Xếp vắc xin lên kệ. Không được xếp cao quá 150 cm. Đảm bảo thùng vắc
xin không trùm kín các cạnh của kệ.
- Vắc xin được bảo quản trên kệ cần dán nhãn ghi rõ loại vắc xin, nhà sản
xuất, dạng trình bày, số lô và hạn sử dụng.
- Khi không cần dùng nữa thì mang kệ ra khỏi buồng lạnh tránh ảnh hưởng
đến việc đi lại.
3. Bảo quản vắc xin trong tủ lạnh cửa mở phía trên
- Đặt hộp vắc xin và dung môi trong giỏ của tủ lạnh. Không được tháo bỏ
giỏ của tủ để có thêm dung tích bảo quản. Để chừa những khoảng trống dọc theo
các hàng của hộp vắc xin để khí lạnh có thể lưu thông đều.
- Để nhiệt kế và chỉ thị đông băng cùng với loại vắc xin nhạy cảm đông
băng.
- Nếu có khoang làm đá riêng, thì sử dụng khoang này để làm đông băng
bình tích lạnh. Không để quá nhiều bình tích lạnh.
- Vắc xin OPV, sởi, BCG sắp xếp để ở phía dưới đáy tủ.
- Vắc xin dễ hỏng do đông băng (như VGB, DPT, DT, Td, uốn ván, DPT-
VGB-Hib, Thương hàn, Tả) để ở phía trên.

Hình: Sắp xếp, bảo quản vắc xin trong tủ lạnh nằm
4. Bảo quản vắc xin trong tủ lạnh cửa mở trước
- Nếu có khoang làm đá riêng, thì sử dụng khoang này để làm đông băng
bình tích lạnh. Không để quá nhiều bình tích lạnh.
- Vắc xin OPV, sởi, BCG để ở giá trên cùng gần khoang làm đá.
- Vắc xin dễ hỏng do đông băng như VGB, DPT, DT, Td, uốn ván, DPT-
VGB-Hib, thương hàn, tả để ở giá giữa.
- Dung môi xếp bên cạnh vắc xin hoặc dưới đáy tủ.
- Để nhiệt kế và chỉ thị đông băng cùng với những vắc xin nhạy cảm với
đông băng ở giá giữa.
- Không để vắc xin ở cánh cửa tủ lạnh
- Để bình chứa nước ở ngăn dưới cùng tủ lạnh để giúp duy trì nhiệt độ khi
tủ lạnh mất điện.

Hình : Sắp xếp, bảo quản vắc xin trong tủ lạnh đứng
5. Đóng gói, vận chuyển vắc xin trong hòm lạnh và phích vắc xin
a) Chuẩn bị bình tích lạnh
Chuẩn bị đủ số bình tích lạnh cần dùng. Tính thời gian cần thiết để làm
đông băng bình tích lạnh.
Chuẩn bị bình tích lạnh:
- Bước 1: Làm đông băng bình tích lạnh:
+ Đổ đầy nước vào bình tích lạnh, chỉ để lại 1 khoảng nhỏ cho không khí
và đậy nắp thật chặt.
+ Cầm ngược bình tích lạnh lắc mạnh kiểm tra để đảm bảo không bị hở.
+ Để bình tích lạnh đứng hoặc nghiêng trong khoang làm đá.
+ Tủ lạnh có khoang làm đá có thể đông băng 6 bình tích lạnh to hoặc 12
bình tích lạnh nhỏ trong 1 ngày. Nếu nhiều bình tích lạnh hơn, thời gian làm
đông băng sẽ cần lâu hơn.
+ Để bình tích lạnh trong khoang làm đá ít nhất 24 giờ để làm đông băng
hoàn toàn các bình tích lạnh.
- Bước 2: Lấy bình tích lạnh đã đông băng ra khỏi khoang làm đá.
- Bước 3: Để các bình tích lạnh đã đông băng ở nhiệt độ phòng hoặc nhúng
bình tích lạnh đã đông băng trong thau nước sạch cho đến khi đá bên trong bắt
đầu tan và nước bắt đầu chảy ra. Kiểm tra xem bình tích lạnh đã đạt yêu cầu
chưa bằng cách lắc và nghe thấy tiếng nước óc ách là được.
b) Đóng gói vắc xin sử dụng bình tích lạnh đã được làm tan băng
Sử dụng phương pháp đóng gói này trong bất kì thời tiết nào trong năm và
với mọi tuyến đường vận chuyển.
- Xếp bình tích lạnh vào bốn thành xung quanh và dưới đáy của hòm lạnh,
phích vắc xin.
- Đóng gói các hộp vắc xin để nắp lọ vắc xin quay lên trên.
- Gói vắc xin và dung môi vào túi ni lông và xếp vào giữa hòm lạnh, phích
vắc xin.
- Để nhiệt kế cùng với vắc xin (phía ngoài túi ni lông)
- Để bình tích lạnh lên trên (với hòm lạnh), để miếng xốp ở trên cùng (với
phích vắc xin)
- Đóng nắp chặt.
- Không để hòm lạnh, phích vắc xin trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc
gần các nguồn phát nhiệt trong quá trình bảo quản, vận chuyển.
c) Đóng gói vắc xin sử dụng đá lạnh
- Để đá lạnh trong túi ni lông xếp vào đáy của hòm lạnh, phích vắc xin
- Để miếng bìa ngăn cách vắc xin với đá.
- Để hộp, lọ vắc xin và nhiệt kế trong túi ni lông (để nhãn lọ vắc xin không
bị ướt và bị bong).
- Không để đá lên trên vắc xin.
- Để miếng xốp lên trên cùng (phích vắc xin) và đậy nắp lại.
6. Bảo quản vắc xin trong buổi tiêm chủng
a) Chuẩn bị phích vắc xin: Nếu vắc xin được bảo quản trong tủ lạnh, hòm
lạnh thì trong buổi tiêm chủng cần chuyển vắc xin sang phích vắc xin.
b) Sắp xếp vắc xin trong phích vắc xin theo quy định tại mục 3.5 của
Hướng dẫn này.
c) Bảo quản vắc xin trong buổi tiêm chủng
- Đặt phích vắc xin ở chỗ mát.
- Đóng chặt nắp phích vắc xin, chỉ mở khi có người đến tiêm chủng.
- Miếng xốp trong phích vắc xin có những đường rạch nhỏ để cài lọ vắc
xin. Những lọ vắc xin nhiều liều đã mở phải được cài vào đường rạch nhỏ trên
miếng xốp trong phích vắc xin trong suốt buổi tiêm chủng.
- Kiểm tra bình tích lạnh đã đươc làm tan đá bên trong, kiểm tra nhiệt kế để
đảm bảo nhiệt độ ở +2°C đến +8°C.
- Trường hợp bình tích lạnh đã tan hết đá bên trong (hoặc đá trong phích
vắc xin đã tan hết) cần phải thay bình tích lạnh hoặc bổ sung thêm đá.
- Khi kết thúc buổi tiêm chủng, để những lọ vắc xin chưa mở vào tủ lạnh và
đặt trong hộp “ưu tiên sử dụng trước” và cần được sử dụng sớm trong buổi tiêm
chủng tiếp theo.
IV. CÁC THIẾT BỊ THEO DÕI NHIỆT ĐỘ.
Lịch sử ghi nhiệt độ phản ảnh chính xác thực tế nhiệt độ vắc xin là rất quan
trọng để bảo vệ vắc xin. Mỗi tủ lưu trữ vắc xin phải có ít nhất một thiết bị theo
dõi nhiệt độ, và cần đầu tư trang bị các thiết bị đáng tin cậy thì sẽ ít tốn kém hơn
nhiều so với việc huỷ bỏ các vắc xin một các loãng phí do không theo dõi chính
xác nhiệt độ vắc xin.
1. Theo dõi vắc xin phơi nhiễm với nhiệt độ cao bằng chỉ thị nhiệt độ
(VVM)
Chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin (VVM) là nhãn được dán lên lọ vắc xin có thể
thay đổi màu khi lọ vắc xin tiếp xúc với nhiệt độ cao quá thời gian cho phép.
Trước khi mở lọ vắc xin phải kiểm tra chỉ thị nhiệt độ xem vắc xin có bị hỏng
bởi nhiệt độ không.
Các nhà sản xuất đều có gắn VVM trên lọ của hầu hết các vắc xin. VVM có
thể in trên nhãn của lọ vắc xin hoặc trên nắp lọ. Đó là 1 hình vuông nằm bên
trong hình tròn. Khi lọ vắc xin tiếp xúc với nhiệt độ cao, hình vuông sẽ dần
chuyển màu sẫm hơn.

Hình 1: VVM trên nhãn và nắp lọ vắc xin


Chỉ sử dụng lọ vắc xin khi hình vuông bên trong sáng hơn hình tròn bên
ngoài.
Ưu tiên sử dụng trước nếu lọ vắc xin có VVM mà hình vuông bên trong
bắt đầu sẫm màu nhưng vẫn sáng hơn màu hình tròn bên ngoài.

Hình 2: Cách đọc chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin (VVM)


Chú ý: VVM không cho biết vắc xin có tiếp xúc với nhiệt độ đông băng hay
không.
2. Cách đọc chỉ thị đông băng điện tử (Freeze tag)
Chỉ thị đông băng điện tử là thiết bị giúp theo dõi xem nhiệt độ bảo quản
vắc xin có dưới 0oC hay không. Khi tiếp xúc với nhiệt độ 0oC trong 60 phút, hiển
thị trên màn hình sẽ chuyển từ V sang X, lúc này cần làm nghiệm pháp lắc để
kiểm tra những vắc xin nhạy cảm đông băng xem đã bị hỏng chưa.
Hình 3: Chỉ thị đông băng điện tử
3. Nhiệt kế điện tử
Trong các tử lạnh hoặc tử đông được trang bị sẳn các nhiệt kế điện tử, một
đầu dò nhiệt độ đặt bên trong để theo dõi nhiệt độ của các ngăn và hiển thị nhiệt
độ ra màng hình bên ngoài. Đối với các tủ hoạt động bằng năng lượng mặt trời
thì màn hình này tắt vào ban đêm, và có thể kích hoạt lại bằng ánh sáng.
4. Nhiệt kế cơ
Thiết bị này chỉ dùng để xem nhiệt độ vắc xin tại một thời điểm nhất định.
Vì lý do này mà WHO không còn khuyến cáo đây là thiết bị chính sử dụng để
theo dõi nhiệt độ tủ lạnh, tuy nhiên, chúng vẫn còn được duy trì như là một thiết
bị dự phòng cần thiết vì chúng không sử dụng pin hoặc nguồn năng lượng khác
để duy trì hoạt động.
V. BẢO DƯỠNG DÂY CHUYỀN LẠNH
- Thiết bị lạnh phải được bảo dưỡng, vệ sinh sạch sẽ. Xả băng thường xuyên đối
với buồng lạnh, tủ lạnh. Phích vắc xin và hòm lạnh phải được lau khô sau khi sử
dụng.
- Các thiết bị phải được kiểm tra, theo dõi định kỳ tình trạng hoạt động và có kế
hoạch sửa chữa hoặc thay thế phù hợp bảo đảm việc vắc xin được lưu giữ an
toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển cũng như sử dụng.
- Phân công cán bộ hỗ trợ, giám sát việc bảo quản vắc xin.
- Xây dựng kế hoạch dự phòng khẩn cấp (tủ hỏng, cháy nổ, lũ lụt, mất điện), ghi
rõ các phương án thực hiện, tên và số điện thoại cán bộ có trách nhiệm. Bản kế
hoạch này phải được lãnh đạo phê duyệt, phổ biến và được dán ở nơi dễ thấy, dễ
đọc.
VI. NGHIỆM PHÁP LẮC
Nghiệm pháp lắc có thể cho biết vắc xin đã tiếp xúc với nhiệt độ đông băng có
thể bị hỏng do đông băng (DPT, DT, Td, UV hoặc viêm gan B) có phải huỷ bỏ
hay không. Sau khi đông băng, vắc xin sẽ xuất hiện hiện tượng vẩn kết tủa,
chúng có xu hướng lắng cặn ở dưới đáy lọ sau khi lắc. Quá trình lắng cặn thường
nhanh hơn ở những lọ đã bị đông băng so với lọ không đông băng của cùng nhà
sản xuất. Nghiệm pháp này nên được tiến hành đối với tất cả các hộp có chỉ thị
đông băng cho biết vắc xin đã tiếp xúc với nhiệt độ dưới 0°C hoặc nhiệt độ ghi
lại thấp dưới giới hạn cho phép.
Cách làm nghiệm pháp lắc:
- Bước 1: Chuẩn bị mẫu kiểm tra: Lấy một lọ vắc xin cùng số lô với vắc xin
cần kiểm tra và cùng một nơi sản xuất. Làm đông băng lọ cho tới khi vắc xin ở
bên trong bị đông rắn lại (ít nhất 10 tiếng ở -10°C) và sau đó làm tan ở nhiệt độ
thường. Lọ này là mẫu chứng để kiểm tra. Đánh dấu lọ này để dễ xác định và
không bị sử dụng nhầm.
- Bước 2: Chọn mẫu thử: Lấy lọ (hoặc các lọ) vắc xin từ cùng một lô nghi
ngờ. Đây sẽ là mẫu thử.
- Bước 3: Lắc lọ chứng và lọ mẫu: Cầm lọ chứng và lọ mẫu trong cùng một
tay và lắc mạnh trong khoảng 10 đến 15 giây.
- Bước 4: Để yên một chỗ: Để 2 lọ vắc xin một chỗ trên bàn và không di
chuyển chúng.
- Bước 5: So sánh các lọ: Xem cả 2 lọ dưới ánh đèn để so sánh tốc độ lắng
cặn. Nếu mẫu thử cho thấy lắng cặn chậm hơn lọ chứng, mẫu thử không bị đông
băng và sử dụng được. Nếu tỷ lệ lắng cặn là như nhau, lọ vắc xin mẫu thử có thể
đã bị đông băng và không sử dụng được (xem hình 4 của Phụ lục này).
Một số lọ có nhãn to che mất phần vắc xin bên trong của lọ. Trong trường hợp
này, lộn ngược lọ chứng và lọ mẫu và quan sát lắng cặn diễn ra ở phần cổ lọ vắc
xin.
Nếu nghiệm pháp lắc cho thấy mẫu thử bị hỏng bởi đông băng, nên thông báo
cho giám sát viên ngay. Xác định và để riêng tất cả các lọ vắc xin có thể bị đông
băng và đảm bảo rằng không phân phối và sử dụng số vắc xin này.
Lưu ý: Mẫu đông băng sử dụng cho nghiệm pháp lắc phải cùng một loại vắc xin
từ cùng một nơi sản xuất và cùng một lô.
Hình 4. So sánh sự lắng cặn của lọ vắc xin đã bị đông băng và lọ nghi ngờ

C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Các thông tin sau đây cần ghi nhận khi trong biên bản khi giao nhận vắc xin:
A. Ngày nhận, loại vắc xin, tên vắc xin, giấy phép lưu hành, giấy chứng nhận
xuất xưởng của tùng lô vắc xin, tên cơ sở sản xuất, nước sản xuất, tên đơn vị
cung cấp.
B. Hàm lượng, quy cách đóng gói, số lô, hạn dùng, số liều nhận của từng lô
C. Nhiệt độ bảo quản, VVM, chỉ thị nhiệt độ đông băng(nếu có)
D. Tất cả trên điều đúng.
2. Lọ vắc xin Uốn ván 20 liều mở sử dụng lúc 9h00 sáng, tiêm được cho 12 thai
phụ, đến 11h30 kết thúc buổi tiêm sáng. Lúc 13h thì bắt đầu tiêm chủng.
Anh/Chị sẽ xử lý như thế nào sau khi kết thúc buổi tiêm sáng đối với lọ vắc xin
này:
A. Để lọ vắc xin vào phích vắc xin/tủ lạnh bảo quản trong hộp “ ưu tiên sử dụng
trươc”
B. Để lọ vắc xin vào phích vắc xin/tủ lạnh bảo quản để tiếp tục sử dụng cho buổi
chiều do vẫn trong thời gian 6 tiếng
C. Để lọ vắc xin vào phích vắc xin/ tủ lạnh bảo quản để chờ huỷ
D. để lọ vắc xin ngoài dây chuyền lạnh chờ hỷ bỏ lọ vắc xin này
3. Bảo quản vắc xin, chọn câu SAI:
A. Không để vắc xin ở sát thành tủ lạnh
B. Không sắp xếp ở ngăn đựng rau
C. Không sắp xếp các hộp vắc xin ở cửa tủ
D. Để bình tích lạnh đông băng ở ngăn đựng rau để ổn định nhiệt độ trong tủ
4. Chỉ thị nhiệt độ (VVM) có mấy giai đoạn và giai đoạn nào sử dụng được:
A. Có 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 và 2 sử dụng được
B. Có 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 và 2(hình vuông sáng hoặc cùng màu với
hình tròn bên ngoài) là sử dụng được
C. Có 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 và 2(hình vuông sáng màu hơn so với
hình tròn bên ngoài) là sử dụng được
D. Có 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 và 2 (hình vuông cùng màu với hình
tròn bên ngoài) là sửa dụng được.
5. Tại một bệnh viện, lọ vắc xin BCG 10 liều, pha hồi chỉnh lúc 5g00 sáng, đã
tiêm 3 trẻ. Đến 11g30 khi chưa kết thúc buổi tiêm, có 3 trẻ mới sinh được chỉ
định tiêm ngừa BCG. Nhân viên y tế sử dụng lọ vắc xin trên để tiêm cho trẻ:
A. Đúng
B. Sai
6. Theo quy định, nhiệt độ bảo quản vắc xin trong dây chuyền lạnh đối với tuyến
cơ sở y tế là bao nhiêu độ:
A. -150C đến -250C đối với vắc xin OPV, BCG, Sởi, Sở-Rubella, Hib đông khô
B. +20C đến +80C đối với tất cả vắc xin
C. Tất cả điều đúng
D. Tất cả điều sai
7. Quy định thực hiện việc theo dõi và ghi nhận bảng theo dõi nhiệt độ dây
chuyền lạnh bảo quản vắc xin như thế nào là đúng:
A. Tối thiểu 2 lần/ngày, 7 ngày trong tuần kể cả ngày nghỉ hoặc ngày lễ
B. Buổi sáng bắt đầu ngày làm việc
C. Buổi chiều trước khi kết thúc ngày làm việc
D. Tất cả câu trên điều đúng
8. Không được bảo quản vắc xin chung với …(Chọn câu sai):
A. Thực phẩm, thuốc, bệnh phẩm, mẫu xét nghiêm
B. Vắc xin có VVM giai đoạn 3,4; vắn xin hết hạn, vắc xin bị nấm mốc, vắc xin
bị đông băng
C. Sau khi làm nghiệm pháp lắc cho thấy lọ vắc xin nghi nghờ có lắng cặn chậm
hơn so với lọ vắc xin đông băng
D. Lọ vắc xin đã mở sau khi kết thúc buổi tiêm chủng
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định 1730/QĐ-BYT ngày 16 tháng 5 năm 2014 về hướng dẫn bảo quản
vắc xin
VẮC XIN DỊCH VỤ CƠ BẢN
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
1. Về kiến thức: trình bày được
1.1 Trình bày được các loại vắc xin dịch vụ cơ bản.
1.2 Trình bày được bản chất từng loại vắc xin và lịch tiêm
2. Về thái độ: Luôn tuân thủ tốt an toàn tiêm chủng.
3. Về kỹ năng
3.1 Áp dụng đúng chỉ định vắc xin và lịch tiêm.
3.2 Tư vấn tốt các loại vắc xin dịch vụ.
B. NỘI DUNG
I. VẮC XIN NGỪA PHẾ CẦU SYNFLORIX
1. Thành phần:
Một liều 0,5 ml có chứa:
• 1 mcg polysaccharide của các tuýp huyết thanh 11,2, 51,2, 6B1,2, 7F1,2,
9V1,2, 141,2 và 23F1,2 và 3mcg của các tuýp huyết thanh 41,2, 18C1,3 và
19F1,4
• Hấp phụ với nhôm phosphate: 0,5 milligram Al3+
• Cộng hợp với protein tải là protein D (chiết xuất từ Haemophilus
influenza không định tuýp): ~ 13 mcg
• Cộng hợp với protein tải là giải độc tố uốn ván: ~ 8mcg
• Cộng hợp với protein tải là giải độc tố bạch hầu: ~ 5mcg
• Tá dược: Natri chloride, nước pha tiêm
2. Đường dùng: tiêm bắp - Vị trí tiêm thích hợp là mặt trước bên đùi của trẻ
nhỏ và cơ delta cánh tay ở trẻ lớn
3. Chỉ định:
Trẻ em 6 tuần – 5 tuổi (Streptococcus pheumoniae) tuýp huyết thanh 1, 4,
5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F (như hội chứng nhiễm trùng, viêm màng
não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp tính) và ngừa viêm tai
giữa cấp tính gây ra bởi Haemophilus influenza không định tuýp.
4. Lịch chủng ngừa:
Trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi.
Có thể sử dụng 1 trong 2 phác đồ cơ bản sau:
6 W ( 2 tháng tuổi):M 1 ( > 1 tháng) M 2 ( > 1 tháng) M 3+ > 6 tháng tiêm
M4
6 tuần ( 2 tháng tuổi):M1( > 2 tháng) M 2 + > 6 tháng M4
• Phác đồ cho trẻ sinh non (ít nhất sinh non từ 27 tuần tuổi thai):
Chủng ngừa Synflorix khi trẻ được 2 tháng tuổi, và sử dụng phác đồ cơ bản 3 +1
ở trên.
Trẻ lớn từ 7 – 11 tháng tuổi (chưa được tiêm phòng Synflorix trước đó)
• M1 ( + > 1 tháng) – M2 – (+ > 2 tháng) – M3 ( > 12 tháng)
Trẻ lớn từ 1 đến 5 tuổi (chưa được tiêm phòng Synflorix trước đó)
• M1 ( +> 2 tháng) – M2
• Không cần phải tiêm nhắc lại.
5. Chống chỉ định:
Synflorix không được tiêm cho các đối tượng quá mẫn với bất kỳ thành
phần nào của thuốc.
6. Tác dụng không mong muốn
• Rất thường gặp (tỉ lệ ≥ 1/10): chán ăn, chóng mặt, kích thích, đau, đỏ,
sưng tại chỗ tiêm, sốt ≥ 38 oC (đo nhiệt độ hậu môn trẻ < 2 tuổi).
• Thường gặp (tỉ lệ ≥ 1/100 và < 1/10): Chai cứng chỗ tiêm, sốt >39 oC (đo
nhiệt độ hậu môn trẻ < 2 tuổi), sốt ≥ 38 oC (đo nhiệt độ hậu môn trẻ 2 -5 tuổi).
• Không thường gặp (tỉ lệ ≥ 1/1000 và <1/100): quấy khóc bất thường,
ngừng thở ở trẻ non tháng, tiêu chảy, nôn, u máu tại chỗ tiêm, chảy máu và nốt
sưng nhỏ, sốt > 40oC (đo nhiệt độ hậu môn trẻ < 2 tuổi), sốt > 39 oC (đo nhiệt độ
hậu môn trẻ 2 -5 tuổi)
• Hiếm (tỉ lệ ≥ 1/10.000 và < 1/1000 ): Viêm da dị ứng, viêm da không
điển hình, chàm, co giật do sốt và không do sốt, phát ban, mày đay, giảm trương
lực – giảm đáp ứng.
II. VẮC XIN PHÒNG CÚM VAXIGRIP (PHÁP)
1. Thành phần:
• Vaxigrip là vắc xin cúm hạt Virion được tách ra bất hoạt.
• Các chủng virus bất hoạt có trong Vaxigrip tuân theo khuyến cáo của
WHO cho cúm mùa hàng năm tại Nam bán cầu.
• Chủng virus có trong thành phần Vaxigrip năm 2016 bao gồm: Cúm A
H1N1; Cúm A H3N2 và chủng cúm tuýp B.
• Virus cúm được nuôi cấy trên trứng gà có phôi.
• Tá dược: Sodium chloride, disodium phosphate dihydrate, potassium
dihydrogen phosphate, potassium chloride, nước pha tiêm.
2. Quy cách đóng gói:
• Hộp 1 bơm tiêm hoặc 20 bơm tiêm, mỗi bơm tiêm nạp sẵn 0,5ml vắc xin
dạng hỗn dịch.
• Hộp 1 bơm tiêm hoặc 20 bơm tiêm, mỗi bơm tiêm nạp sẵn 0,25ml vắc
xin dạng hỗn dịch.
3. Chỉ định:
• Vaxigrip được chỉ định để phòng cúm mùa do các chủng virus có trong
thành phần của vắc xin. Và không có tác dụng phòng cúm với các chủng virus
khác không có trong vắc xin.
• Vaxigrip được chỉ định phòng cúm cho người lớn và trẻ em từ 6 tháng
tuổi trở lên.
4. Lịch tiêm phòng:
• Trẻ em từ 6 đến 35 tháng tuổi tiêm 1 liều 0,25ml hoặc 0,5ml.
• Người lớn và trẻ em từ 36 tháng tuổi trở lên tiêm 1 liều 0,5 ml.
• Trẻ em dưới 9 tuổi nếu trước đây chưa bị cúm hoặc chưa từng tiêm vắc
xin cúm thì nên tiêm 2 mũi. Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 4 tuần.
5. Đường dùng – Cách dùng:
Đường dùng
• Tiêm bắp hoặc tiêm sâu dưới da.
• Không được tiêm vắc xin vào lòng mạch máu.
Cách dùng
• Trước khi dùng nên để vắc xin trở về nhiệt độ phòng.
• Lắc trước khi dùng.
• Quan sát bằng mắt thường, không dùng vắc xin khi quan sát thấy có phần
tử lạ trong hỗn dịch vắc xin.
• Không được trộn Vaxigrip với vắc xin hoặc dược phẩm khác trong cùng
một mũi tiêm.
• Khi tiêm liều 0,25ml nếu chỉ có liều 0,5ml thì có thể bỏ một nửa thể tích
0,5ml bằng cách: Giữ bơm tiêm thẳng đứng và đẩy nút chặn piston đến vạch
màu đen trên thân bơm tiêm. Lượng vắc xin còn trong bơm tiêm là 0,25ml.
6. Chống chỉ định:
• Không dùng Vaxigrip khi dị ứng hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần
nào của vắc xin bao gồm cả tá dược và các thành phần như: ovalbumin, protein
của gà, neomycin, formandehyde, octoxinol-9.
• Hoãn tiêm vắc xin ở các đối tượng đang sốt cao, sốt vừa hoặc bị bệnh
cấp tính.
7. Tác dụng không mong muốn:
Các tác dụng không mong muốn được ghi nhận:
• Thường gặp (tỷ lệ 1/10 người): đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, đau cơ, đau
khớp, quấy khóc, cáu kỉnh, buồn ngủ, tiêu chảy, sốt, run rẩy, chán ăn, chóng
mặt, tăng đổ mồ hôi; đau, sưng, đỏ, cứng, ngứa chỗ tiêm.
• Không thường gặp (tỷ lệ1/100 người): sưng hạch cổ, nách, bẹn; nôn, mày
đay, triệu chứng giống cúm; xuất huyết, nóng chỗ tiêm.
• Hiếm gặp (tỷ lệ 1/1000 người): Cảm giác tê hay như kiến bò (dị cảm),
giảm cảm nhận xúc giác, cảm giác tê hay đau yếu cánh tay, đau dọc đường đi
của dây thần kinh.
III. VẮC XIN 6 TRONG 1 INFANRIX HEXA (BỈ)
1. Thành phần: BH-HG-UV-VBG-BL-Hib, 1 liều 0,5 ml
2. Quy cách đóng gói – Dạng bào chế:
Hộp chứa 1 bơm kim tiêm được đóng sẵn thành phần DTPa – HBV – IPV
dạng hỗn dịch và 1 lọ bột vắc xin đông khô Hib, kèm theo 2 kim tiêm.
3. Lịch chủng ngừa Infanrix Hexa:
2-3-4 hoặc 3-4-5 hoặc 2-4-6 hoặc 3-5
Nếu trẻ đã tiêm VGB ss thì có thể tiêm mũi lúc trẻ 6 tuần tuổi
Nhắc lại mũi 4 cách M3+ > 6 tháng và < 18 tháng
4. Chống chỉ định:
• Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
• Quá mẫn sau khi tiêm bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – viêm gan b
– Hib ở các mũi tiêm trước đó.
• Trước đó trẻ có biểu hiện bệnh não không rõ nguyên nhân trong vòng 7
ngày sau khi tiêm vắc xin có thành phần ho gà. Trong trường hợp này nên ngừng
tiêm vắc xin có thành phần ho gà, chỉ chủng ngừa vắc xin bạch hầu, uốn ván, bại
liệt, viêm gan b và Hib.
• Tuy nhiên trong trường hợp tỷ lệ mắc ho gà cao trong cộng đồng thì lợi
ích tiềm tàng vượt trội các nguy cơ có thể xảy ra.
5. Tác dụng không mong muốn:
• Rất phổ biến (tỉ lệ ≥ 1/10): mất cảm giác ngon miệng, kích thích, quấy
khóc bất thường, khó ngủ, đau, đỏ, sưng tại chỗ tiêm (≤ 50 mm), sốt ≥ 38 oC, mệt
mỏi.
• Phổ biến (tỉ lệ ≥ 1/100 và < 1/10): bồn chồn, nôn, tiêu chảy, ngứa, sưng
tại chỗ tiêm (≥ 50 mm), sốt > 39,5oC, sẩn cứng.
• Không phổ biến (tỉ lệ ≥ 1/1000 và <1/100): nhiễm khuẩn đường hô hấp
trên, ngủ lơ mơ, ho, sưng lan tỏa quanh chỗ tiêm đôi khi lan đến khớp gần kề.
• Hiếm (tỉ lệ ≥ 1/10.000 và < 1/1000 ): viêm phế quản, phát ban.
• Rất hiếm (tỉ lệ < 1/10.000): co giật, viêm da, mày đay.
IV. VẮC XIN 5 TRONG 1 PENTAXIM
1. Thành phần: BH-HG-UV-HIb- BL
2. Quy cách đóng gói – Dạng bào chế:
Hộp 1 lọ, lọ 1 liều vắc xin đông khô và một bơm tiêm có sẵn 0,5 ml vắc xin
dạng hỗn dịch. Bơm tiêm có thể gắn sẵn kim tiêm hoặc kim tiêm tách rời.
3. Lịch chủng ngừa: 2-3-4 - mũi nhắc 12-24 tháng tuổi
4. Cách dùng – đường dùng: TB sâu
5. Tác dụng không mong muốn:
Các phản ứng thường gặp nhất là bị kích thích, tại nơi tiêm có quầng đỏ,
nốt cứng lớn hơn 2cm. Các dấu hiệu và triệu chứng này thường gặp trong vòng
48h – 72h sau khi tiêm vắc xin. Tuy nhiên chúng thường tự khỏi mà không cần
điều trị.
Các tác dụng không mong muốn sau đây đã được ghi nhận gồm:
• Quầng đỏ, nốt cứng, đau tại nơi tiêm,
• Sưng – phù ≥ 5cm tại nơi tiêm. Có thể lan rộng toàn bộ chi nơi tiêm
trong vòng 24 – 72h sau tiêm vắc xin, và tự khỏi trong vòng 3-5 ngày. Tác dụng
phụ này tỷ lệ gặp cao hơn ở những trẻ tiêm các mũi 3,4.
• Sốt, đôi khi sốt ≥ 40oC
• Tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn
• Buồn ngủ, co giật, giảm trương lực – giảm đáp ứng
• Kích thích, dễ kích động, mất ngủ, xáo trộn giấc ngủ, quấy khóc
• Các triệu chứng giống dị ứng: phát ban, hồng ban, mày đay, phù mặt,
phù Quinke…
• Phù sưng chi dưới (liên quan đến thành phần hib có trong vắc xin).
• Sốc phản vệ (rất ít gặp)
V. VẮC XIN ROTARIX (BỈ)
Vắc xin ngừa tiêu chảy do rotavirus Rotarix là vắc xin sống, giảm độc lực
chủng từ người, có khả năng bắt chước miễn dịch tự nhiên. Mặc dù trong thành
phần chỉ có 1 týp G1P[8] tuy nhiên vắc xin có khả năng bảo vệ chéo tất cả các
tuýp G1 và không phải G1 (G2, G3, G4, G9).
1. Quy cách đóng gói:
Hộp 1 ống hỗn dịch uống đóng sẵn có chứa 1,5ml vắc xin. Ống có pít tông
có nút chặn và nắp bảo vệ.
2. Chỉ định: 6 tuần - 24 tuần
3. Lịch chủng ngừa: Uống 2 liều cách nhau 4 tuần và lần 2< 24 tuần
4. Chống chỉ định:
• Không dùng Rotarix cho trẻ đã biết quá mẫn với bất kỳ thành phần nào
của vaccine.
• Không dùng liều 2 Rotarix cho trẻ khi biết trẻ có các biểu hiện quá mẫn
sau khi sử dụng liều đầu tiên.
• Không dùng cho trẻ có tiền sử lồng ruột.
• Không dùng cho các đối tượng có dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa, vì có
thể gây nguy cơ lồng ruột.
• Không dùng Rotarix cho trẻ bị rối loạn miễn dịch kết hợp trầm trọng
(bệnh SCID)
• Tạm hoãn uống vắc xin Rotarix khi trẻ đang sốt cao cấp tính.
• Nên trì hoãn uống vắc xin khi trẻ đang có các triệu chứng bị tiêu chảy
hoặc nôn mửa.
5. Tác dụng không mong muốn:
• Nghiên cứu trên 63.225 đối tượng tham gia, cho thấy Rotarix không làm
tăng nguy cơ lồng ruột ở trẻ sử dụng vắc xin.
• Phổ biến (tỉ lệ ≥ 1/100 và < 1/10): tiêu chảy, kích ứng (nôn trớ), đầy hơi,
đau bụng, sốt, mệt mỏi.
• Không phổ biến (tỉ lệ ≥ 1/1000 và <1/100): quấy khóc, rối loạn giấc ngủ,
ngủ lơ mơ, táo bón.
• Hiếm (tỉ lệ ≥ 1/10.000 và < 1/1000 ): viêm da, phát ban, chuột rút, khản
tiếng, sổ mũi, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
VI. VẮC XIN ROTATEQ
Vắc xin ngừa tiêu chảy do rota virus Rotateq là vắc xin sống, ngũ giá (trong
thành phần có chứa 5 chủng virus), sử dụng chủng rotavirus lai tạp từ bò -.người.
Có tác dụng tạo miễn dịch chủ động, phòng ngừa viêm dạ dày – ruột do
rotavirus ở trẻ nhỏ, gây ra bởi các tuýp virus G1, G2, G3, G4 và G9.
1. Thành phần:
Liều 2ml có chứa các biến thể (bò – người) Rotavirus G1, G2, G3, G4 và
P1A[8]. Mức biến thể tối thiểu có trong 1 liều như sau:
2. Quy cách đóng gói:
Dạng đóng gói sẵn đơn liều, mỗi liều 2ml. Vắc xin được đựng trong các
tuýp plastic có nắp mở vặn. Tuýp phân liều được đóng trong một cái túi. Cả bao
bì và dụng cụ sử dụng đều không có latex.
3. Chỉ định:
Vắc xin Rotateq được chỉ định cho phòng ngừa viêm dạ dày – ruột do
rotavirus ở trẻ nhỏ gây ra bởi các tuýp virus G1, G2, G3, G4 và các tuýp virus G
có chứa P1A[8] (ví dụ như G9). Rotateq được dùng từ khi trẻ được 7,5 tuần tuổi.
4. Lịch chủng ngừa: Uống tất cả 3 liều: M1( 2-3 tháng
• Liều 1: Khi trẻ trong khoảng từ 7,5 -12 tuần tuổi
• Liều 2 cách liều 1 tối thiểu 4 tuần
• Liều 3 cách liều 2 tối thiểu 4 tuần. Tuy nhiên liều 3 phải uống trước khi
trẻ được 32 tuần tuổi.
5. Đường dùng:
Dùng đường uống, không được trộn với bất kỳ dung dịch hay vắc xin nào
khác. Không được pha loãng hay cho thêm nước.
6. Chống chỉ định:
• Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin
• Những trẻ xuất hiện các triệu chứng giống mẫn cảm sau khi dùng 1 liều
Rotateq thì không nên dùng các liều Rotateq tiếp theo.
• Những trẻ suy giảm miễn dịch kết hợp trầm trọng (SCID).
7. Tác dụng không mong muốn:
• Nghiên cứu trên 71.725 trẻ cho thấy Rotateq không làm gia tăng nguy cơ
lồng ruột ở trẻ nhỏ (nghiên cứu Rest).
• Rất thường gặp (tỉ lệ ≥ 1/10): tiêu chảy, nôn, sốt. Để hạn chế nôn chớ,
trước khi uống, không nên cho trẻ bú quá no.
• Không phổ biến (tỉ lệ ≥ 1/1000 và <1/100): viêm mũi họng
Tương tác thuốc:
• Hiện nay chưa ghi nhận trường hợp có tương tác với các thuốc khác.
• Có thể chủng ngừa đồng thời Rotateq và các loại vắc xin khác như: vắc
xin bạch hầu, biến độc tố uốn ván, vắc xin ho gà vô bào (DTaP), vắc xin bại liệt
bất hoạt (IPV), vắc xin Hib, vắc xin phế cầu và vắc xin lục giá (Infanrix Hexa).
• Dùng đồng thời Rotateq với vắc xin bại liệt bất hoạt (OPV hoặc IPV)
không làm ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với kháng nguyên virus bại
liệt. Tuy nhiên có thể làm giảm một phần các đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin
Rotateq.
VII. NÃO MÔ CẦU MENGOC BC
Vắc xin não mô cầu Mengoc BC có tác dụng phòng bệnh viêm màng não
do não mô cầu Meningococcus nhóm B và C. Vắc xin Mengoc BC được dùng
cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên và người lớn đến 45 tuổi.
1. Thành phần:
Mỗi liều Mengoc BC 0,5ml có chứa :
• Protein màng ngoài não mô cầu nhóm B: 50 µg.
• Polysaccharide vỏ não mô cầu nhóm C: 50 µg.
• Gel hydroxit nhôm hấp phụ: 2,0 mg.
• Tá dược: Thiomersal; NaCl; Phosphates
• Nước pha tiêm vừa đủ.
2. Chỉ định:
• Vắc xin Mengoc BC giúp tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh viêm
màng não do não mô cầu nhóm huyết thanh thanh B và C.
• Vắcxin được tiêm cho người lớn và trẻ em từ 3 tháng tuổi. Đặc biệt là
các đối tượng có nguy cơ cao như: Đối tượng sống trong vùng dịch hay phải di
đến vùng dịch; những người sống hoặc làm việc tại các trung tâm xã hội, chăm
sóc trẻ em, trường nội trú, doanh trại quân đội, nhà tù…
3. Lịch tiêm phòng:
• Phác đồ và liều lượng tiêm áp dụng chung cho cả người lớn và trẻ em từ
3 tháng tuổi trở lên.
• Phác đồ cơ bản: Tiêm 2 mũi; mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu từ 6 – 8 tuần.
• Vắc xin Mengoc BC chưa có khuyến cáo về việc phải tiêm nhắc lại.
4. Đường dùng:
• Mengoc BC được chỉ định tiêm bắp sâu, vùng cơ delta.
• Trẻ nhỏ có thể tiêm bắp vào phần mặt trước, phía ngoài của đùi.
• Lắc nhẹ lọ để được dung dịch đồng nhất trước khi lấy vắc xin để tiêm.
5. Chống chỉ định:
• Không được tiêm cho người quá mẫn với bất cứ thành phần nào của vắc
xin. Hoặc dị ứng, quá mẫn với Mengoc BC ở các mũi tiêm trước đó.
• Cũng chống chỉ định trong các trường hợp sốt, nhiễm khuẩn cấp tính.
• Đối tượng đang mắc các bệnh cấp tính hoặc mãn tính đang tiến triển.
6. Tác dụng không mong muốn:
Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra sau khi sử dụng Mengoc BC
được ghi nhận tại Cu Ba và một số nước khác sau khi sử dụng vắc xin:
• Phản ứng tại chỗ: đau, nổi ban đỏ và cứng vùng tiêm. Các phản ứng này
thường nhẹ, xuất hiện trong vòng 24h sau tiêm và thường tự khỏi trong vòng
72h.
• Triệu chứng toàn thân: Khó chịu; Đau đầu; Buồn ngủ; Sốt trên 38oC
thường ít gặp, nếu có thì sẽ hết trong vòng 2 ngày.
• Các triệu chứng toàn thân cũng như tại chỗ thường giảm sau liều thứ hai.
VIII. VẮC XIN MENINGOCOCCAL A + C (PHÁP)
Vắc xin Meningococcal AC là vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não
mô cầu Meningococcus nhóm A và C (Bệnh do não mô cầu là một bệnh lây qua
đường hô hấp). Meningococcal A + C được dùng cho người lớn và trẻ em từ 2
tuổi trở lên. Meningococcal A + C là vắc xin do Công ty Sanofi Pasteur sản xuất,
được nhập khẩu về Việt Nam và sử dụng tại các phòng tiêm vắc xin dịch vụ.
1. Thành phần:
Một liều vắc xin Meningococcal AC có chứa:
• Polysaccharide tinh khiết đông khô của vi khuẩn Neisseria meningitidis
nhóm A: 50mcg
• Polysaccharide tinh khiết đông khô của vi khuẩn Neisseria meningitidis
nhóm C: 50mcg
• Dung dịch đệm đẳng trương (dung môi đi kèm): 0,5 ml.
2. Quy cách đóng gói:
• Hộp 1 lọ vắc xin bột đông khô, chứa 1 liều vắc xin + Ống dung môi
0,5ml.
Chỉ định:
• Meningococcal giúp tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh viêm màng não
do Meningococcus nhóm A và C.
• Vắc xin được dùng cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên.
3. Lịch tiêm phòng:
• Lịch cơ bản: Người lớn và trẻ em tiêm 1 liều như nhau.
• Thời gian bảo vệ của vắc xin là 3 năm. Vì vậy sau 3 – 5 năm tiêm nhắc
lại nếu cần thiết.
4. Đường dùng: Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.
5. Chống chỉ định:
• Người đang bị nhiễm khuẩn cấp tính.
• Người đang bị các bệnh cấp tính hoặc mãn tính đang tiến triển.
• Không tiêm cho người khi biết đối tượng dị ứng, quá mẫn với vắc xin ở
các lần tiêm trước đó.
6. Tác dụng không mong muốn:
Các tác dụng không mong muốn thường gặp sau khi tiêm Meningococcal A
C như:
• Sốt nhẹ; đỏ tại vị trí tiêm.
• Các phản ứng này thường nhẹ, tự khỏi trong một vài ngày.
IX. VẮC XIN PHÒNG VIÊM GAN A + B TWINRIX
1. Thành phần:
Twinrix được kết hợp từ kháng nguyên bề mặt viêm gan B tinh khiết bất
hoạt và bán thành phẩm virus viêm gan A bất hoạt được tinh khiết. Được hấp thụ
riêng biệt lên nhôm phosphate và hydroxyd nhôm.
Một liều Twinrix 1ml bao gồm:
• Virus viêm gan A được nuôi cấy trong tế bào lưỡng bội MRC5 của
người, bất hoạt: Không dưới 720 đơn vị ELISA của virus HA bất hoạt.
• Kháng nguyên bề mặt viêm gan B bất hoạt: 20mcg.
• Tá dược: Nhôm phosphate, hydroxyde nhôm, sodium chloride, nước pha
tiêm.
• Các thành phần khác có thể tồn dư trong quá trình sản xuất:
formaldehyde, neomycin sulphate, polysorbate 20.
2. Quy cách đóng gói:
• Hộp 1 bơm tiêm chứa sẵn 1 liều Twinrix 1ml dạng hỗn dịch.
• Hoặc hộp 1 lọ chứa 1 liều Twinrix 1ml dạng hỗn dịch.
3. Chỉ định:
Twinrix chỉ định dùng cho các đối tượng người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở
lên chưa có miễn dịch. Tuy nhiên Twinrix khuyến khích dùng cho các đối tượng
chưa từng tiêm vaccine phòng viêm gan A và vắc xin phòng viêm gan B dạng
đơn. Bởi vì tính tiện dụng có thể kết hợp phòng được 2 loại viêm gan trong cùng
một mũi tiêm.
4. Lịch tiêm phòng:
• Trẻ em từ 1 đến 15 tuổi: tiêm 2 mũi cơ bản, mũi 1 thời điểm tự chọn, mũi
2 cách mũi 1 trong khoảng từ 6 đến 12 tháng.
• Người lớn và thanh thiếu niên từ 16 tuổi trở lên có thể áp dụng 1 trong 2
phác đồ sau:
– Phác đồ 0,1,6: Mũi 2 cách mũi đầu tiên tối thiểu 1 tháng, mũi 3 cách mũi
2 tối thiểu 5 tháng.
– Phác đồ 0,7,21 ngày: Mũi tiêm thứ 2 cách mũi tiêm đầu tiên 7 ngày, mũi
tiêm thứ 3 cách mũi đầu tiên 21 ngày. Với người sử dụng phác đồ này phải tiêm
mũi nhắc thứ 4 sau liều thứ nhất khoảng 1 năm.
5. Cách dùng:
• Twinrix được chỉ định tiêm bắp, vùng cơ delta phần trên của cánh tay.
• Trẻ nhỏ có thể tiêm bắp tại vị trí mặt trước bên đùi.
• Không được tiêm tĩnh mạch.
• Lắc kỹ vắc xin để tạo thành hỗn dịch trắng hơi đục và kiểm tra bằng mắt
thường trước khi sử dụng. Loại bỏ vắc xin khi quan sát thấy lẫn tạp chất hoặc có
các dấu hiệu vật lý bất thường.
6. Chống chỉ định:
• Chống chỉ định với người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của
Twinrix.
• Chồng chỉ định với người quá mẫn khi tiêm các liều Twinrix trước đó
hoặc quá mẫn với vắc xin viêm gan a, viêm gan B đơn giá.
• Không được tiêm tĩnh mạch trong bất cứ trường hợp nào.
7. Tác dụng không mong muốn:
Người lớn và thanh thiếu niên từ 16 tuổi trở lên:
• Rất thường gặp (tỉ lệ ≥ 1/10): đau đầu; đau và đỏ chỗ tiêm; mệt mỏi
• Thường gặp (tỉ lệ ≥ 1/100 và < 1/10): tiêu chảy, nôn, buồn nôn; sưng tại
chỗ tiêm; khó chịu.
• Không thường gặp (tỉ lệ ≥ 1/1000 và <1/100): nhiễm trùng đường hô hấp
trên; chóng mặt; đau cơ; sốt (≥37,5oC).
• Hiếm gặp (tỉ lệ ≥ 1/10.000 và < 1/1000 ): chán ăn; bệnh hạch bạch huyết;
giảm xúc giác, dị cảm; hạ huyết áp; phát ban, ngứa; đau khớp; triệu chứng giống
cúm, ớn lạnh.
• Rất hiếm gặp (tỉ lệ < 1/10.000): mày đay.
Trẻ em từ 1 đến 15 tuổi (bao gồm cả tuổi 15):
• Rất thường gặp (tỉ lệ ≥ 1/10): đau đầu; chán ăn; mệt mỏi; đau và đỏ chỗ
tiêm; cáu kỉnh
• Thường gặp (tỉ lệ ≥ 1/100 và < 1/10): lơ mơ; tiêu chảy, nôn, buồn nôn;
sốt; sưng tại chỗ tiêm;
X.VẮC XIN PHÒNG THỦY ĐẬU VARILRIX (Bỉ)
1. Thành phần:
Mỗi liều Varilrix sau khi hoàn nguyên, 0,5 ml vắc xin có chứa:
• Virus thủy đậu (Varicella-zoster) sống, giảm độc lực ≥ 103,3 PFU
• Tá dược: acid amino, aibumin người, lactose, neomycin sulphate,
polyalcohol, nước cất pha tiêm.
2. Chỉ định:
Đối tượng khỏe mạnh:
Varilrix được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh thủy đậu cho
người lớn và trẻ em từ 9 tháng trở lên.
Đối tượng có nguy cơ cao:
• Những người khỏe mạnh tiếp xúc gần gũi với những người có nguy cơ
nhiễm thủy đậu nặng.
• Những người tiếp xúc gần các đối tượng có nguy cơ cao như: bố mẹ, anh
chị em của đối tượng có nguy cơ cao và nhân viên y tế.
• Người mắc bệnh mạn tính nặng như: suy thận mạn, hen phế quản nặng,
bệnh tự miễn, bệnh nhân sau khi ghép tạng, bệnh tạo keo…những đối tượng này
sẽ dễ nhiễm thủy đậu nặng trong tự nhiên.
• Bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp tính. Bệnh nhân đang điều trị ức chế
miễn dịch (kể cả điều trị bằng corticosteroid) cho khối u ác tính.
Lưu ý khi tiêm vắc xin cho các đối tượng đang mắc các bệnh nặng:
• Nên tạm dừng hóa trị liệu trước và sau khi tiêm Varilrix khoảng 1 tuần
đối với bệnh nhân trong giai đoạn cấp của bệnh bạch cầu.
• Không tiêm chủng cho bệnh nhân đang trong giai đoạn trị liệu xạ trị. Chỉ
tiêm chủng khi bệnh nhân đã thuyên giảm về mặt huyết học. Tổng lượng tế bào
lympho nên ít nhất là 1.200/mm3 hoặc không có bằng chứng nào khác về sự
thiếu hụt khả năng miễn dịch tế bào.
• Với bệnh nhân điều trị ức chế miễn dịch hoặc ghép tạng nên tiêm
Varilrix trước vài tuần.
3. Lịch tiêm phòng:
• Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi: Tiêm 1 mũi duy nhất 0,5ml. Để tăng
đáp ứng miễn dịch đối tượng này có thể tiêm thêm mũi nhắc thứ 2 cách mũi thứ
1 tối thiểu 6 tuần (Không được ít hơn 4 tuần trong bất cứ trường hợp nào).
• Người lớn và trẻ từ 13 tuổi trở lên: Tiêm 2 mũi. Mũi 2 cách mũi 1 cũng
tối thiểu 6 tuần.
• Đối tượng nguy cơ cao và những người mắc bệnh nặng: Áp dụng lịch
tiêm chủng như đối với người lớn.
4. Đường dùng:
• Varilrix chỉ được tiêm dưới da.
• Không tiêm vắc xin trong da. Không tiêm tĩnh mạch trong bất cứ trường
hợp nào.
5. Chống chỉ định:
• Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin, kể cả tá dược.
Nhưng không chống chỉ định cho những người có tiền sử viêm da tiếp xúc với
neomycin.
• Hoãn tiêm Varilrix ở những người đang sốt cao cấp tính. Tuy nhiên
không chống chỉ định cho những người khỏe mạnh nhiễm khuẩn nhẹ.
• Chống chỉ định tiêm Varilrix cho đối tượng có số lượng tế bào lympho ít
hơn 1.200/mm3 hoặc có các bằng chứng khác về sự thiếu khả năng miễn dịch tế
bào.
• Chống chỉ định tiêm Varilrix cho phụ nữ đang mang thai. Nên tránh có
thai tối thiểu 3 tháng sau khi tiêm vaccine.
6. Tác dụng không mong muốn:
Đối tượng khỏe mạnh:
• Rất phổ biến (≥ 10%): đau, đỏ chỗ tiêm,
• Phổ biến (≥1% và <10%): phát ban, sưng tại chỗ tiêm, sốt (nhiệt độ đo
đường miệng/nách ≥ 37,5oC hoặc nhiệt độ hậu môn ≥38oC).
• Không phổ biến (≥0.1% và <1%): nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm
hầu họng, viêm hạch lympho, dễ cáu gắt, đau đầu, ngủ gà, ho, viêm mũi, buồn
nôn, nôn, ban giống thủy đậu, ngứa, viêm khớp, đau cơ, sốt (nhiệt độ đo đường
miệng/nách ≥39oC hoặc nhiệt độ hậu môn ≥39,5oC), mệt mỏi, khó chịu,
• Hiếm gặp (≥0.01% và <0.1%): viêm màng kết mạc, đau bụng, tiêu chảy,
mày đay
• Nhìn chung, tính sinh phản ứng sau tiêm liều thứ 2 không cao hơn sau
tiêm liều thứ nhất.
Bệnh nhân có nguy cơ cao:
• Chủ yếu là sẩn mụn nước và sốt, thường nhẹ. Giống như người khỏe
mạnh, ban đỏ, sưng và đau tại chỗ tiêm thường nhẹ và thoáng qua.
Giám sát hậu mại:
• Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng: Herpes Zoster.
• Rối loạn hệ miễn dịch: Phản ứng quá mẫn.
• Rối loạn hệ thống thần kinh: Co giật, mất điều hòa não bộ.
Bệnh nhân thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp
phải khi sử dụng thuốc.
XI. VẮC XIN PHÒNG THỦY ĐẬU VARICELLA – GCC (HÀN
QUỐC)
1. Thành phần:
Trong 1 lọ vắc xin 0,7ml sau khi hoàn nguyên có chứa:
• Virus thủy đậu (varicella) sống giảm độc lực ≥ 1.400 PFU
• Tá dược: Sucrose, Glycine, Sodium L-glutamate hydrate, Gelatin, L-
cystein, Edetate Disodium, Na2HPO4.12 H2O, NaH2PO4.2 H2O.
• Nước cất pha tiêm 0,7 ml
Quy cách đóng gói:
• Lọ 1 liều, 5 liều, 10 liều. Kèm theo nước hồi chỉnh.
2. Chỉ định:
Vắc xin được chỉ định phòng thủy đậu cho các đối tượng từ 12 tháng tuổi
trở lên. Ngoài ra vắc xin khuyến khích được tiêm cho các đối tượng chưa mắc
thủy đậu và có thêm các yếu tố như:
• Có nguy cơ cao mắc bệnh thủy đậu (Vùng nguy cơ cao, đang có dịch lưu
hành…)
• Bệnh nhân có bệnh bạch cầu lympho cấp tính: Bệnh nhân chưa tiếp xúc
với bất kỳ một thành phần nào của vắc xin Varicella ít nhất trong vòng 3 tháng
gần đây; Có số lượng tế bào lympho lớn hơn 500/mm3; Có kết quả thử nghiệm
quá mẫn muộn dương tính (VD: với dẫn xuất protein tinh khiết (PPD),
dinitrochlorobenzene (DNCB) và phytohaemagglutinine (PHA, 5mcg/0,1ml)).
• Bệnh nhân có khối u ác tính thể rắn đã sử dụng phương pháp phẫu thuật
hoặc hóa trị liệu để ngăn chặn sự phát triển của khối u.
• Bệnh lý thận hư, hoặc hen phế quản nặng điều trị bằng ACTH hoặc
corticosteroid.
• Các đối tượng tiếp xúc chặt chẽ với đối tượng nguy cơ cao phải tiêm
phòng vắc xin (Cha mẹ, anh chị em ruột, người chăm sóc y tế cho bệnh nhân
thủy đậu).
• Các đối tượng cảm nhiễm sống trong cùng một cộng đồng khép kín (như
buồng bệnh hoặc ký túc xá).
• Sinh viên y khoa, y tá, bác sỹ, cán bộ y tế…và những phụ nữ muốn được
bảo vệ trước khi có thai.
3. Lịch tiêm phòng:
• Tiêm một mũi duy nhất liều đơn 0,5ml cho đối tượng từ 12 tháng tuổi trở
lên.
• Tuy nhiên hiện nay có nhiều khuyến cáo về việc tiêm hai mũi vắc xin
phòng thủy đậu để tăng hiệu quả bảo vệ. Mũi thứ 2 có thể tiêm nhắc lại cách mũi
thứ nhất từ 4 -8 tuần.
4. Chống chỉ định:
• Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
• Không dùng vắc xin cho đối tượng đang sốt hoặc suy dinh dưỡng.
• Bệnh tim mạch, rối loạn chức năng gan, thận.
• Có tiền sử quá mẫn với kanamycin và Erythromycin.
• Có tiền sử co giật trong vòng 1 năm trước khi tiêm vắc xin.
• Suy giảm miễn dịch tế bào.
• Có thai hoặc 2 tháng trước khi định có thai.
• Đã tiêm phòng vắc xin sống khác trong vòng 1 tháng gần đây (Sởi, quai
bị, rubella, lao, bại liệt).
• Suy giảm miễn dịch tiên phát hoặc mắc phải như AIDS hoặc các biểu
hiện lâm sàng của nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người.
• Trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
• Bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu tủy cấp, bệnh bạch cầu tế bào lympho T
hoặc u lympho ác tính.
• Bệnh nhân bị ức chế mạnh hệ thống miễn dịch do xạ trị hoặc giai đoạn
tấn công trong điều trị bệnh bạch cầu.
5. Tác dụng không mong muốn:
• Ở bệnh nhân có nguy cơ cao, sau 14 -30 ngày sau khi tiêm vắc xin có thể
xuất hiện các nốt phát ban dạng nốt sẩn hoặc phỏng nước kèm theo sốt nhẹ. Gần
20% bệnh nhân bệnh bạch cầu lympho cấp tính có phản ứng phụ này.
• Các biểu hiện của bệnh Herpes zoster cũng có thể xuất hiện ở bệnh nhân
có nguy cơ cao.
• Các phản ứng thường gặp như: Sưng đau, tấy đỏ, nổi ban, ngứa, tụ máu,
nổi cụng cứng chỗ tiêm; sốt cao trên 39 oC; phát ban dạng thủy đậu (toàn thân
hoặc chỗ tiêm).
• Phải thông báo ngay cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp
phải sau khi tiêm vắc xin.
XII. VẮC XIN PHÒNG THỦY ĐẬU VARIVAX (MỸ)
1. Thành phần:
Mỗi liều 0,5 ml chứa:
• Virus thủy đậu sống, giảm độc lực chủng Oka/Merck ≥ 1350 PFU
• Tá dược: Sucrose, gelatin, urea, NaCl, mononatri L – glutamat, dinatri
hydrogen phosphat, kali dihydrogen phosphat, KCl, MRC – 5, Neomycin.
2. Chỉ định:
Varivax được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh thủy đậu cho
các đối tượng:
• Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.
• Người lớn, phụ nữ muốn được bảo vệ khỏi bị bệnh thủy đậu trước khi có
ý định mang thai.
• Những người nhạy cảm bị phơi nhiễm bệnh thủy đậu trong vòng 3 ngày,
và có thể đến 5 ngày sau khi tiếp xúc.
3. Lịch tiêm phòng:
• Trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi nên sử dụng 1 liều đơn 0,5ml tiêm dưới
da.
• Người lớn và thanh thiếu niên từ 13 tuổi trở lên nên chủng ngừa 2 mũi.
Mũi 1 thời điểm tùy chọn, mũi 2 cách mũi 1 khoảng 4 – 8 tuần sau đó.
4. Đường dùng:
• Tiêm dưới da. Không được tiêm tĩnh mạch trong bất cứ trường hợp nào.
• Vị trí tiêm ưa dùng là mặt ngoài của cánh tay phần trên (cùng cơ delta).
5. Chống chỉ định:
• Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin, kể cả gelatin.
• Tiền sử có phản ứng phản vệ với neomycin.
• Bệnh bạch cầu, loạn sản máu hay người mắc các bệnh u lympho hoặc các
khối u ác tính khác ảnh hưởng đến tủy xương hoặc hệ bạch huyết.
• Người đang được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch (bao gồm
corticosteroid liều cao); Tuy nhiên Varivax không chống chỉ định cho người sử
dụng corticosteroid liều thấp hay đang sử dụng corticosteroid dùng tại chỗ. Bởi
bản thân Varivax là vắc xin virus thủy đậu sống, giảm độc lực, những người
đang dùng corticosteroid ức chế miễn dịch có thể dẫn đến phát ban lan tỏa mức
độ rộng hơn sau khi sử dụng vắc xin.
• Các đối tượng suy giảm miễn dịch nguyên phát hoặc mắc phải (AIDS…)
hoặc các biểu hiện lâm sàng khác của nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở
người, ngoại trừ trường hợp ức chế miễn dịch ở trẻ em không có triệu chứng với
tỷ lệ phần trăm lympho bào CD4 T ≥ 25%.
• Tiền sử gia đình, bản thân mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc di
truyền, trừ khi khả năng miễn dịch tiềm tàng của người tiêm vắc xin đã được
chứng minh.
• Người mắc các bệnh lý đang tiến triển, sốt > 38.5 oC; tuy nhiên, không
chống chỉ định tiêm chủng đối với sốt nhẹ.
• Người mắc bệnh lao hoạt động chưa được điều trị.
• Phụ nữ có thai
6. Tác dụng không mong muốn:
Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy có thể gặp các tác dụng không mong
muốn sau:
• Phản ứng tại chỗ tiêm như đau nhức, sưng và/hoặc ban đỏ, phát ban,
ngứa, khối tụ máu, cứng, nốt chai cứng;
• Sốt (38.9oC) thân nhiệt đo ở miệng.
• Phát ban dạng thủy đậu (toàn thân hoặc tại chỗ tiêm).
Ngoài ra có những báo cáo sau khi sử dụng vắc xin nhưng chưa rõ hoặc đủ
bằng chứng liên quan đến vắc xin như:
• Toàn thân: Phản vệ (bao gồm cả sốc phản vệ), phù mạch, phù ngoại biên,
phù thần kinh mạch…
• Viêm võng mạc hoại tử (báo cáo chỉ ở những đối tượng suy giảm miễn
dịch).
• Buồn nôn, nôn.
• Thiếu máu, giảm tiểu cầu (bao gồm cả ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự
phát (ITP)), bệnh hạch bạch huyết.
• Bệnh thủy đậu (chủng vắc-xin).
• Viêm não, tai biến mạch máu não, viêm màng não vô khuẩn, viêm tủy
ngang, hội chứng Guillain-Barré, liệt Bell, mất điều hòa, co giật, chóng mặt, dị
cảm, dễ bị kích thích.
• Hô hấp: Viêm phổi
• Da: Hội chứng Stevens-Johnson, ban đỏ, ban xuất huyết Henoch-
Schönlein, nhiễm khuẩn da và mô mềm thứ phát, chốc lở, viêm mô tế bào,
Herpes zoster.
Phải thông báo ngay cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp
phải sau khi tiêm vắc xin.
XIII. VẮC XIN PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG GARDASIL
(MỸ)
1. Thành phần:
Mỗi liều 0,5 ml vắc xin Gardasil có chứa:
• Protein L1 HPV tuýp 6: 20mcg.
• Protein L1 HPV tuýp 11: 40mcg.
• Protein L1 HPV tuýp 16: 40mcg
• Protein L1 HPV tuýp 18: 20mcg
• Tá dược: muối nhôm hydroxyphosphate sulfate; NaCl; L-histidine;
Polysorbate; Natri Sorbate; nước pha tiêm vđ.
2. Chỉ định:
• Vắc xin Gardasil được chỉ định dùng cho bế gái và phụ nữ từ 9 đến 26
tuổi, để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo; và các tổn thương tiền
ung thư, loạn sản; mụn cóc sinh dục…do HPV gây ra.
• Gardasil được dùng để phòng ngừa 2 bệnh chính sau:
– Ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo: do trong thành phần có 2 tuýp 16 và
18.
– Mục cóc sinh dục (sùi mào gà sinh dục): do trong thành phần có 2 tuýp 6
và 11
3. Lịch tiêm phòng:
• Lịch tiêm cơ bản: Tiêm 3 mũi theo phác đồ 0, 2, 6 tháng.
• Khi không tiêm được đúng lịch theo phác đồ, có thể áp dụng lịch tiêm
linh động như sau: Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng, và mũi 3 cách mũi 2 tối
thiểu 3 tháng.
4. Cách dùng:
• Vắc xin Gardasil được chỉ định tiêm bắp vùng cơ delta cánh tay hoặc vào
vùng trước bên của phía trên đùi.
• Vắc xin đơn liều 0,5ml được dùng nguyên dạng, không phải hoàn
nguyên hoặc pha loãng vắc xin.
• Cần lắc kỹ lọ trước khi tiêm. Sau khi lắc Gardasil sẽ là dịch đục màu
trắng. Trước khi dùng nếu quan sát thấy vật lạ hoặc dấu hiệu vật lý bất thường
thì cần phải loại bỏ, không được tiêm vắc xin.
• Dùng bơm tiêm vô khuẩn lấy 0,5ml vắc xin từ lọ. Vắc xin cần được tiêm
ngay sau khi lấy ra khỏi lọ.
5. Chống chỉ định:
• Không dùng cho người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của Gardasil.
• Không tiêm các liều tiếp theo cho các đối tượng quá mẫn với các liều
Gardasil trước đó.
• Không được tiêm Gardasil vào mạch máu trong bất cứ trường hợp nào.
• Không được tiêm vắc xin đường dưới da, trong da vì chưa có nghiên
cứu.
XIV. VẮC XIN PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CERVARIX (BỈ)
1. Thành phần:
Một liều vắc xin Cervarix 0,5ml có chứa:
• Protein L1 của Papillomavirus tuýp 16 ở người: 20 microgram
• Protein L1 của Papillomavirus tuýp 18 ở người: 20 microgram
• Tá dược: 3-O-desacyl-4’-monophosphoryl lipid A (MPL): 50
microgram; Hydroxide nhôm, hydrate hóa: 0,5 milligram Al3+.
2. Chỉ định:
• Vắc xin Cervarix được chỉ định dùng cho nữ giới từ 10 – 25 tuổi, để tạo
miễn dịch chủ động phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung cho phụ nữ (ung thư
biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung). Bằng cách chống lại nhiễm
mới và nhiễm dai dẳng gây ra bởi Papillomavirus ở người. (99,7% các ca ung
thư cổ tử cung là do Papilloma virus gây ra).
3. Lịch tiêm phòng:
• Tiêm 3 mũi cơ bản theo lịch 0, 1, 6 tháng: Mũi đầu tiêm thời điểm bất
kỳ; mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng; mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 5 tháng.
• Nếu vì lý do gì đó không thể tiêm được theo đúng lịch, thì có thể áp dụng
phác đồ linh động: Mũi 2 có thể tiêm cách mũi 1 khoảng từ 1 – 2,5 tháng; Mũi 3
có thể tiêm cách mũi 1 trong khoảng từ 6 -12 tháng.
4. Chống chỉ định:
• Không tiêm Cervarix cho các đối tượng quá mẫn với bất kỳ thành phần
nào trong vắc xin.
• Không được tiêm bắp Cervarix cho những người giảm tiểu cầu hoặc rối
loạn đông máu do hiện tượng chảy máu có thể xuất hiện sau khi tiêm bắp ở
những đối tượng này.
5. Tác dụng không mong muốn:
Đã có nghiên cứu trên lâm sàng thực hiện trên 12.672 phụ nữ từ 10-25 tuổi.
Các tác dụng không mong muốn phổ biến nhất sau tiêm chủng Cervarix là đau
tại chỗ tiêm (78%). Phần lớn các tác dụng không mong muốn này xảy ra ở mức
độ nhẹ đến trung bình và không kéo dài. Tần suất được báo cáo như sau:
• Rất phổ biến ( ≥1/10): đau đầu; đau cơ; đau, đỏ, sưng chỗ tiêm; mệt mỏi;
• Phổ biến ( ≥1/100 đến <1/10): buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau bụng;
ngứa, phát ban, mày đay; đau khớp; sốt (≥ 38oC);
• Không phổ biến ( ≥1/1000 đến <1/100): nhiễm khuẩn đường hô hấp trên;
sưng hạch bạch huyết; hoa mắt, chóng mặt; phản ứng tại chỗ khác bao gồm chai
cứng, tê;
C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ.
Câu 1. Vắc xin Synflorix được chỉ định cho trẻ:
A. Trẻ em 6 tuần – 5 tuổi.
B. Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.
C. Trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi.
D. Trẻ em từ 3 tháng tuổi.
Câu 2. Vắc xin Mengoc BC được chỉ định cho trẻ:
A. Trẻ em 6 tuần – 5 tuổi.
B. Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.
C. Trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi.
D. Trẻ em từ 3 tháng tuổi.
Câu 3. Vắc xin phòng cúm Vaxigrip được chỉ định cho trẻ:
A. Trẻ em 6 tuần – 5 tuổi.
B. Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.
C. Trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi.
D. Trẻ em từ 3 tháng tuổi.
Câu 4. Vắc xin ngừa thuỷ đậu được chỉ định tiêm ngừa trẻ 12 tháng
tuổi trở lên là:
A. Varicella
B. Varivax
C. Cervarix
D. A và B đúng.
KHÁM SÀNG LỌC TIÊM CHỦNG

A. MỤC TIÊU HỌC TẬP


Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
1. Về kiến thức: trình bày được
1.1 Trình bày được các trường hợp chống chỉ định hoặc tạm hoãn tiêm
chủng
1.2 Trình bày được các tình huống phải chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện
2. Về thái độ:
Nhận thức được tầm quan trọng khám sàng lọc trước tiêm chủng
3. Về kỹ năng
1. Thực hành tốt kỹ năng khám sàng lọc trước tiêm chủng
2. Thực hành xử trí tốt trường hợp có chống chỉ định hoặc tạm hoãn tiêm
B. NỘI DUNG:
Khám sàng lọc tiêm chủng phải thực hiện theo:
Thông tư 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017, ban hành danh mục bệnh
truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt
buộc.
Quyết định 2470/QĐ-BYT ngày 14/06/2019 về việc ban hành Hướng dẫn
Khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với tiêm chủng trẻ em
Hướng dẫn của nhà sản xuất về đường tiêm, liều lượng và vị trí tiêm.
I. Khám sàng lọc trước tiêm chủng
Nhằm phát hiện trường hợp bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ tiêm
chủng, không tiêm chủng, hoãn tiêm chủng hoặc chuyển khám sàng lọc tại bệnh
viện.
II. Khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em ≥ 1 tháng tuổi:
1. Các trường hợp chống chỉ định:
a) Có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước (có
cùng thành phần): sốt cao trên 39°C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não,
tím tái, khó thở.
b) Suy giảm miễn dịch (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV
giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng) chống chỉ
định tiêm chủng các vắc xin sống giảm độc lực.
c) Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất
đối với từng loại vắc xin.
2. Các trường hợp tạm hoãn:
a) Đối với cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện:
- Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn,
suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê...). Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.
- Mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng. Tiêm chủng khi sức khỏe
của trẻ ổn định.
- Sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách).
- Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ
kháng huyết thanh viêm gan B): tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc
lực.
- Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao
(tương đương prednison ≥ 2mg/kg/ngày), hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày: tạm
hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.
- Trẻ có cân nặng dưới 2000g: chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại
bệnh viện.
- Có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng loại
vắc xin (ví dụ: lần đầu không sốt, lần sau sốt cao trên 39°C...): chuyển khám
sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.
- Mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa,
tiết niệu, máu, ung thư chưa ổn định: chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại
bệnh viện.
- Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản
xuất đối với từng loại vắc xin.
b) Đối với cơ sở tiêm chủng tại bệnh viện:
- Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn,
suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê...). Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.
- Trẻ mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng. Tiêm chủng khi sức
khỏe của trẻ ổn định.
- Trẻ sốt ≥ 38°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách).
- Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ
kháng huyết thanh viêm gan B): tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc
lực.
- Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao
(tương đương prednison ≥2mg/kg/ngày), hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày: tạm
hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.
- Trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh hoặc mạn tính kèm theo tăng áp lực động
mạch phổi (≥40mmHg).
- Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản
xuất đối với từng loại vắc xin.
3. Các trường hợp cần khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện:
Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh
viện cần chuyển tuyến để được khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện:
a) Trẻ có cân nặng < 2000g.
b) Trẻ có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng
loại vắc xin.
c) Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu
hóa, tiết niệu, máu, ung thư chưa ổn định.
III. Khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ sơ sinh
1. Các trường hợp chống chỉ định:
a) Không tiêm vắc xin BCG cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà mẹ không
được điều trị dự phòng tốt lây truyền từ mẹ sang con.
b) Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất
đối với từng loại vắc xin.
2. Các trường hợp tạm hoãn:
a) Đối với cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện:
- Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn,
suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê…).Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.
- Trẻ mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng. Tiêm chủng khi sức
khỏe của trẻ ổn định.
- Trẻ sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách). Tiêm
chủng khi thân nhiệt của trẻ ổn định.
- Trẻ có cân nặng dưới 2000g: chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại
bệnh viện.
- Trẻ sinh non có tuổi thai < 34 tuần: Nếu mẹ có HBsAg (-) tạm hoãn tiêm
vắc xin viêm gan B sơ sinh, tiêm chủng khi trẻ đủ 34 tuần tuổi (tính cả tuổi thai).
Nếu mẹ có HBsAg (+) hoặc mẹ không xét nghiệm chuyển khám sàng lọc và
tiêm chủng tại bệnh viện.
- Trẻ sinh non có tuổi thai < 34 tuần tạm hoãn tiêm vắc xin BCG. Tiêm
chủng khi trẻ đủ 34 tuần tuổi (tính cả tuổi thai).
- Mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa,
tiết niệu, máu, thần kinh, ung thư chưa ổn định: chuyển khám sàng lọc và tiêm
chủng tại bệnh viện.
- Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản
xuất đối với từng loại vắc xin.
b) Đối với cơ sở tiêm chủng tại bệnh viện:
- Trẻ có chỉ định cấp cứu. Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.
- Trẻ sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 °C (đo nhiệt độ tại nách), tiêm
chủng khi thân nhiệt của trẻ ổn định.
- Trẻ có tuổi thai < 28 tuần. Tiêm chủng vắc xin viêm gan B khi trẻ đủ 28
tuần tuổi (tính cả tuổi thai).
- Trẻ có tuổi thai < 34 tuần tạm hoãn tiêm vắc xin BCG. Tiêm chủng khi trẻ
đủ 34 tuần tuổi (tính cả tuổi thai).
- Trẻ có cân nặng < 2000g mà mẹ có HbsAg (-). Trường hợp mẹ có HbsAg
(+) hoặc không xét nghiệm cho mẹ thì cần tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ.
- Trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi
(≥40mmHg).
- Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản
xuất đối với từng loại vắc xin.
3. Các trường hợp cần khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện:
Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh
viện cần chuyển tuyến để được khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện:
a) Trẻ có cân nặng < 2000g và mẹ có HBsAg (+) hoặc mẹ không xét
nghiệm.
b) Trẻ có tuổi thai < 34 tuần và mẹ có HBsAg (+) hoặc mẹ không xét
nghiệm.
c) Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, gan, thận,
máu, thần kinh, ung thư, chưa ổn định.
IV. Một số lưu ý khi khám sàng lọc trước tiêm chủng tại bệnh viện
1. Trẻ có tiền sử dị ứng với vắc xin hoặc nghi ngờ dị ứng với vắc xin:
a) Nếu trẻ có bằng chứng dị ứng với loại vắc xin tiêm lần trước: không tiêm
chủng cho trẻ.
b) Trẻ có tiền sử nghi ngờ dị ứng với vắc xin: Khám, đánh giá nguyên nhân
và mức độ dị ứng.
2. Trẻ có vàng da sơ sinh:
a) Không chống chỉ định và không tạm hoãn tiêm chủng đối với trường hợp
vàng da sinh lý có nồng độ bilirubin huyết thanh ≤ 7mg/dL. Trong trường hợp
không thực hiện xét nghiệm thì dựa vào phân vùng vàng da Krammer.
b) Tạm hoãn tiêm chủng với trường hợp vàng da bệnh lý hoặc vàng da sinh
lý có nồng độ bilirubin máu > 7mg/dL.
3. Trẻ đẻ non hoặc nhẹ cân so với tuổi, suy dinh dưỡng, mổ đẻ:
a) Không có chống chỉ định và không tạm hoãn tiêm chủng đối với trẻ có
cân nặng ≥ 2.000g hoặc mổ đẻ. Thực hiện tiêm chủng đúng lịch cho trẻ.
b) Không có chống chỉ định và không tạm hoãn tiêm chủng vắc xin viêm
gan B đối với trẻ sinh non có tuổi thai 28-36 tuần.
c) Không có chống chỉ định và không tạm hoãn tiêm chủng vắc xin BCG
đối với trẻ sinh non có tuổi thai 34-36 tuần. Tính tuổi của trẻ để xác định ngày
tiêm chủng theo ngày tháng năm sinh của trẻ.
4. Trẻ đang điều trị kháng sinh: Khám, đánh giá lý tình trạng bệnh lý, nếu
trẻ không có chống chỉ định hoặc tạm hoãn: Thực hiện tiêm chủng cho trẻ theo
lịch.
5. Trẻ nhiễm hoặc nghi nhiễm HIV nhưng chưa ở trong giai đoạn AIDS:
Nếu trẻ không có các chống chỉ định hoặc tạm hoãn, tiêm chủng cho trẻ theo lịch
kể cả vắc xin sống giảm độc lực.
6. Trẻ có bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa,
gan, thận, máu, ung thư, thần kinh
a) Nếu tình trạng bệnh của trẻ đang ở giai đoạn ổn định, trẻ không ở trong
tình trạng cấp tính, không có chỉ định can thiệp điều trị cấp cứu: Không chống
chỉ định hoặc tạm hoãn tiêm chủng. Thực hiện tiêm chủng cho trẻ theo lịch.
b) Nếu trẻ thiếu yếu tố đông máu: truyền yếu tố đông máu bị thiếu trước khi
tiêm chủng.
C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ.
1. Các trường hợp nào cần khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện:
A. Trẻ có cân nặng <2000g
B. Trẻ có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng
loại vắc xin.
C. Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống
tiêu hoá, tiết niệu, máu, ung thư chưa ổn định
D. Tất cả đều đúng.
2. Chỉ định tiêm vắc xin đúng:
A. Chống chỉ định với tất cả các loại vắc xin khi tiền sử tiêm chủng có sốc
phản vệ
B. Chống chỉ định cho trẻ sinh non.
C. Khuyến cáo không có thai trong vòng 28 ngày sau tiêm vắc xin sống
D. Đối với những trường hợp đã được truyền máu nên trì hoãn việc tiêm
chủng vắc xin sống trong vòng 1 tháng kể từ ngày truyền máu.
3. Đối với cơ sở tiêm chủng tại bệnh viện, chỉ định tạm hoãn tiêm vắc xin
với những trường hợp sau, chọn câu đúng:
A. Trẻ mắc bệnh bẩm sinh hoặc mạn tính kèm theo tăng áp lực động mạnh
phổi (≥40mmHg)
B. Trẻ có cân nặng dưới 2000g
C. Trẻ sốt ≥37,50C hoặc hạ thân nhiệt ≤35,50C
D. Trẻ dùng huyết thanh viêm gan B trong vòng 3 tháng.
4. Đối với trẻ sơ sinh, các trường hợp nào cần khám sàng lọc và tiêm chủng
tại bệnh viện.
A. Trẻ cân nặng <2000g và mẹ có HbsAg (+) hoặc mẹ không có xét
nghiệm.
B. Trẻ có tuổi thai < 34 tuần và mẹ có HbsAg (+) hoặc mẹ không có xét
nghiệm.
C. Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh ở tim, phổi, hệ thống tiêu hoá, gan, thận,
máu, thần kinh, ung thư chưa ổn định.
D. Tất cả đều đúng.
5. Các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng:
A. Có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước.
B. Suy giảm miễn bẩm sinh.
C. Chống chỉ định theo từng loại vắc xin.
D. Tất cả đều đúng.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017, ban hành danh mục bệnh
truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt
buộc.
2. Quyết định 2470/QĐ-BYT ngày 14/06/2019 về việc ban hành Hướng
dẫn Khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với tiêm chủng trẻ em
TỔ CHỨC THỰC HIỆN TIÊM CHỦNG
A.MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
1. Về kiến thức: trình bày được
1.1 Trình bày được những thao tác chuẩn bị vắc xin và chuẩn bị cho người
được tiêm chủng
1.2 Liệt kê kỹ thuật tiêm chủng của từng loại vắc xin
1.3 Nêu được những việc cần làm sau tiêm chủng
2. Về thái độ:
Nhận thức được tầm quan trọng công tác chuẩn bị trước và sau tiêm chủng
3. Về kỹ năng
3. 1. Thực hành tốt thao tác chuẩn bị trước và sau tiêm chủng
3. 2. Thực hành đúng kỹ thuật tiêm chủng đối với từng loại vắc xin
B. NỘI DUNG:
I. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ TIÊM CHỦNG
1. Đối với cơ sở tiêm chủng cố đinh
- Cơ sở vật chất:
a) Khu vực chờ trước khi tiêm chủng phải bố trí đủ chỗ ngồi trong một buổi
tiêm chủng, bảo đảm che được mưa, nắng, kín gió và thông thoáng;
b) Khu vực thực hiện tư vấn, khám sàng lọc có diện tích tối thiểu là 8 m2;
c) Khu vực thực hiện tiêm chủng có diện tích tối thiểu là 8 m2;
d) Khu vực theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng có diện tích tối thiểu
là 15 m2;
đ) Riêng đối với điểm tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tại các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh có phòng sinh thực hiện theo quy định sau đây: Bố trí
phòng tiêm hoặc bàn tiêm vắc xin riêng, nơi tiêm chủng bảo đảm đủ ấm cho trẻ,
có nơi khám sàng lọc cho trẻ, tư vấn cho các bà mẹ hoặc người giám hộ của trẻ;
e) Bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, đủ ánh sáng và bố trí theo nguyên tắc
một chiều
- Trang thiết bị:
a) Có tủ lạnh, phích vắc xin hoặc hòm lạnh, các thiết bị theo dõi nhiệt độ tại
nơi bảo quản và trong quá trình vận chuyển vắc xin;
b) Có đủ thiết bị tiêm, các dụng cụ, hóa chất để sát khuẩn và các vật tư cần
thiết khác;
c) Có hộp chống sốc, phác đồ chống sốc treo tại nơi theo dõi, xử trí phản
ứng sau tiêm chủng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
d) Có dụng cụ chứa chất thải y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Nhân sự:
a) Số lượng: Có tối thiểu 03 nhân viên chuyên ngành y, trong đó có ít nhất
01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; đối với cơ sở tiêm chủng tại
các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phải có tối thiểu 02 nhân viên có
trình độ từ trung cấp chuyên ngành y trở lên, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có
trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên;
b) Nhân viên y tế tham gia hoạt động tiêm chủng phải được tập huấn
chuyên môn về tiêm chủng. Nhân viên trực tiếp thực hiện khám sàng lọc, tư vấn,
theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở
lên; nhân viên thực hành tiêm chủng có trình độ từ điều dưỡng trung học trở lên.
2. Đối với cơ sở tiêm chủng lưu động
- Việc tiêm chủng tại nhà chỉ được thực hiện tại các xã thuộc vùng sâu,
vùng xa, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khi đáp ứng các điều
kiện sau:

a) Chỉ áp dụng đối với hoạt động tiêm chủng thuộc Chương trình tiêm
chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch;
b) Phải do cơ sở tiêm chủng đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng quy định
thực hiện;
c) Có phích vắc xin, có đủ dụng cụ tiêm chủng và đáp ứng điều kiện quy
định
d) Nhân sự bảo đảm điều kiện theo quy định
- Điều kiện đối với điểm tiêm chủng lưu động khác:
a) Phải do cơ sở tiêm chủng đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng thực hiện;
b) Cơ sở vật chất: Có bàn tư vấn, khám sàng lọc, bàn tiêm chủng, nơi theo
dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng và phải bố trí theo nguyên tắc một chiều.
Điểm tiêm chủng phải bảo đảm đủ điều kiện về vệ sinh, che được mưa, nắng, kín
gió, thông thoáng, đủ ánh sáng;
c) Trang thiết bị: Có phích vắc xin hoặc hòm lạnh, đáp ứng điều kiện quy
định
d) Nhân sự: Có tối thiểu 02 nhân viên chuyên ngành y, trong đó nhân viên
trực tiếp thực hiện khám sàng lọc, tư vấn, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm
chủng phải đáp ứng điều kiện quy định
II. THỰC HIỆN TIÊM CHỦNG
1. Trang thiết bị phục vụ tiêm chủng
Tuỳ theo loại vắc xin, độ tuổi tầm vóc của người được tiêm chủng. đường
tiêm, vị trí tiêm để quyết định dụng cụ tiêm chủng (ví dụ cỡ bơm tiêm, chiều dài
và độ lớn của kim tiêm).
Các thiết bị có thể bao gồm:
- Hộp an toàn
- Vắc xin (và dung môi)
- Bơm kim tiêm các loại (trừ những vắc xin trong bơm kim tiêm đóng
sẵn)
- Bơm kim tiêm pha hồi chỉnh (kim 19G hoặc 21G)
- Gòn, cồn, kẹp
- Bồn nước rửa tay và xà phòng. Dung dịch sát khuẩn tay nhanh cũng là
vật dụng không thể thiếu trong phòng tiêm chủng.
2. Chuẩn bị vắc xin
Các vắc xin đường tiêm dạng dung dịch có thể sử dụng ngay; nhưng các
vắc xin đông khô cần phải pha hồi chỉnh trước. Các vắc xin đường uống có thể
cần dụng cụ để cho uống. Điều quan trọng cần nhớ là luôn phải rửa sạch bàn tay
bằng nước và xà phòng trước khi chuẩn bị vắc xin hoặc tiêm chủng, và chỉ lấy
vắc xin khi đối tượng tiêm chủng đã sẵn sàng để được tiêm chủng; tuyệt đối
không lấy sẵn vắc xin vào bơm kim tiêm.
Các bước pha hồi chỉnh vắc xin:
1. Đối với những lọ/ống có VVM, cần kiểm tra 2 lần để xem vắc xin có thể
sử dụng được không.
2. Kiểm tra 2 lần trên mỗi lọ/ống để xem hạn sử dụng và đọc kỹ nhãn
3. Mở các lọ/ống. Nếu bị thương trong lúc mở lọ/ ống dung môi/ vắc xin,
phải huỷ ngay các lọ / ống vì dung môi/ vắc xin bên trong có thể nhiễm khuẩn.
Cần băng bó vét thương cẩn thận trước khi mở lọ/ống mới.
4. Rút toàn bộ dung môi vào bơm kim tiêm hồi chỉnh.
5. Bơm nhẹ nhàng toàn bộ thể tích dung môi vào lọ/ ống vắc xin. Tránh tạo
ra bọt trong lọ/ ống vắc xin.
6. Lắc đều nhẹ nhàng để vắc xin và dung môi hoà tan đồng đều.
7. Huỷ bỏ bơm kim tiêm đã sử dụng để pha hồi chỉnh vào hộp an toàn.
8. Gắn lo vắc xin đã pha hồi chỉnh lên miếng xốp của phích vắc xin.
Những điểm cần lưu ý về dung môi:
- Luôn luôn sử dụng dung môi của cùng loại vắc xin và của cùng nhà sản
xuất.
- Dung môi không thể được hoán đổi, những vắc xin khác nhau có những
dung môi khác nhau. Sử dụng vắc xin với dung môi không đúng có thể dẫn đến
các phản ứng nghiêm trọng sau tiêm chủng, thậm chí tử vong
- Dung môi phải được làm lạnh (20C đến 80C) trước khi pha hồi chỉnh.
- Vắc xin cần được pha hồi chỉnh ngay trước khi sử dụng.
3. Chuẩn bị cho người được tiêm chủng
Để việc tiêm chủng dẽ dàng và thuận lợi hơn cần tạo một không khí giao
tiếp dẽ chịu giữa người được tiêm chủng và người thân của họ với nhân viên y
tế. Sự tiếp đón niềm nở, sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của họ sẽ tạo được niềm
tin và họ sẽ phối hợp tốt hơn trong khi tiêm chủng.
Việc lựa chọn tư thế tiêm chủng phụ thuộc vào số vắc xin được chỉ định và
độ tuổi của đối tượng. Mục tiêu của việc tạo tư thế tiêm chủng đúng giúp cho trẻ
đứng yên, người giữ và nhân viên y tế thoải mái.
4. Đường tiêm chủng, vị trí và kỹ thuật tiêm
Đường tiêm chủng là đường đưa vắc xin (hoặc thuốc) vào tiếp xúc với cơ
thể. Đây là một yếu tố quyết định đến sự thành công của tiêm chủng. Có nhiều
đường đưa vắc xin vào cơ thể gồm đường uống, đường hít, đường tiêm.
Bảng liệt kê đường tiêm chủng của các loại vắc xin:
Đường tiêm Loại vắc xin
Đường uống OPV, rotavirus, tả
Đường hít Cúm sống giảm độc lực
Tiêm trong da BCG, dại
Tiêm dưới da Sới, quai bị, MR, MMR, thuỷ đậu, viêm não Nhật
Bản
Tiêm bắp Cúm, viêm gan A, viêm gan B, não mô cầu, phế
cầu, DPT, Td, uốn ván, dại, HPV, thương hàn
Hình minh hoạ các góc độ kim trong mỗi kỹ thuật tiêm (nguồn internet)
*Tiêm bắp: là kỹ thuật tiêm đưa vắc xin vào mô cơ; kim chếch khoảng 90 0
so với mặt da. Các vị trí tiêm dưới sử dụng trong tiêm chủng vắc xin là 1/3 trên
mặt trước ngoài cánh tay và 1/3 giữa phái trước mặt ngoài đùi. Không tiêm vắc
xin vào mông.

Hình ảnh minh hoạ cho kỹ thuật tiêm bắp.(nguồn internet)


Đối với trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, không tiêm bắp tại vùng cơ delta do
khối lượng cơ không phù hợp.
Nếu trong một buổi tiêm chủng cần phải tiêm 3 mũi tiêm bắp cho trẻ dưới
12 tháng (ví dụ như IPV, phế cầu, quinvaxem) thì tiêm IPV và phế cầu trên cùng
1 bên đùi và cách nhau 2,5cm như hình vễ, đùi còn lại tiêm quinvaxem.
*Tiêm dưới da: là kỹ thuật tiêm đưa vắc xin vào mô liên kết dưới da; đưa
mũi kim vào phần thân của cơ bắp với góc tạo bởi thân kim khoảng 45 0. Vị trí
tiêm dưới da thường sử dụng khi tiêm chủng là 1/3 giữa mặt trước ngoài cánh
tay.

Hình minh hoạ kỹ thuật tiêm dưới da.


*Tiêm trong da:mũi tiêm nông giữa thượng bì và hạ bì, đâm kim chếch 10 0-
150 so với mặt da. Vị trí tiêm trong da thường sử dụng khi tiêm chủng là 1/3 giữa
mặt trước ngoài cánh tay. Đối với vắc xin BCG, phải tiêm bên tay trái.

Hình minh hoạ kỹ thuật tiêm trong da


Quy định vị trí tiêm đối với từng loại vắc xin sẽ thuận lợi trong việc theo
dõi trẻ sau tiêm chủng. Quy định thứ tự tiêm chủng các loại vắc xin sẽ giúp việc
thực hành được dẽ dàng hơn; thông thường, vắc xin đường uống được khuyến
cáo sử dụng trước vắc xin tiêm, khi trẻ còn bình tĩnh.
Thứ tự tiêm chủng các loại vắc xin hiện đang được WHO khuyến cáo như
sau:
STT Đường tiêm Vắc xin
1 Uống Rota
2 Uống Bại liệt
3 Tiêm trong da BCG
4 Tiêm bắp Phế cầu
5 Tiêm bắp DPT-VGB-Hib hoặc vắc xin có thành phần Hib
6 Tiêm bắp DPT nếu không sử dụng DPT-VGB-Hib
7 Tiêm bắp VGB, nếu không sử dụng DPT-VGB-Bib
8 Tiêm dưới da Vắc xin có thành phần sởi và rubella
9 Tiêm dưới da Viêm não Nhật bản
10 Tiêm bắp Não mô cầu
Một điểm cần lưu ý là vắc xin Rota thường được cho uống trước vắc xin
bại liệt vì số lượng lớn hơn và sẽ dễ dàng cho trẻ uống khi trẻ đang bình tĩnh.
Nhân viên y tế cần ghi nhớ dù họ chỉ dành một ít thời gian để hỏi thăm và hướng
dẫn gia đình giữ trẻ sẽ giúp quá trình thực hành tiêm chủng suôn sẻ và hiệu quả.
5. Tiêm an toàn:
Thực hiện theo Hướng dẫn tiêm an toàn do Bộ y tế ban hành theo Quyết
định 3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012.

Những điểm quan trọng cần lưu ý


- KHÔNG được chạm kim tiêm vào bất cứ bề mặt nào đã bị nhiễm bẩn.
- KHÔNG được cầm nắm đụng chạm tay vào pít tông đầu ăm bu thân kim
tiêm trong quá trình chuẩn bị thuốc tiêm thuốc.
- KHÔNG được sử dụng lại bơm tiêm kể cả khi đã thay kim tiêm.
- KHÔNG đụng chạm vào nắp lọ thuốc sau khi đã lau khử khuẩn bằng cồn
60-
70% (cồn isopropyl hoặc ethanol).
- KHÔNG dùng một bơm kim tiêm lấy thuốc cho nhiều lọ thuốc đa liều.
- KHÔNG cắm bơm kim tiêm đã sử dụng vào lọ thuốc nếu lọ thuốc đó sẽ
tiếp tục được sử dụng cho cùng một người bệnh hoặc cho người bệnh khác.
- KHÔNG sử dụng túi hoặc chai dung dịch truyền tĩnh mạch để pha thuốc
hoặc tiêm cho nhiều người bệnh (trừ trường hợp các nhà thuốc sử dụng tủ vô
trùng).
6. Những việc cần làm sau tiêm chủng
Ngay khi tiêm xong:
- Cần huỷ bỏ bơm kim tiêm đã sử dụng vào hộp an toàn
- Dùng miếng gòn khô đặt lên vị trí vừa tiêm, giữ nhẹ nhàng trong 1-2
phút, không chà xát tại vị trí tiêm vì có thể gây đau và dẫn đến sưng tấy tại chỗ.
- Giảm căng thẳng cho người được tiêm chủng, cho họ thay đổi tư thế
- Bỏ miếng gòn khô sau vài phút và để cho vị trí tiêm tiếp xúc tự nhiên với
không khí
- Ghi chép các thông tin liên quan, nhập thông tin tiêm chủng lần này lên
Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.
Người được tiêm chủng phải ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo
dõi phản ứng sau tiêm chủng. Việc này luôn được nhắc đến trong quá trình tư
vấn và lúc tiêm. Khu vực theo dõi phản ứng sau tiêm chủng phải đủ gần để nhân
viên y tế có thể quan sát đối tượng và cấp cứu ngay nếu có biến cố xảy ra.
Không nên cho dùng paracetamol thường quy trước và trong khi tiêm
chủng nhưng được phép dùng nếu có sốt hoặc đau xảy ra sau tiêm chủng.
Trước khi ra về, cần nhắc nhở họ cách theo dõi và xử trí những biến cố
ngoại ý sau tiêm chủng và lịch tiêm chủng lần sau.
7. Xử lý bơm kim tiêm đã qua sử dụng
Bơm kim tiêm đã qua sử dụng có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khoẻ
và môi trường. Bơm kim tiêm huỷ không an toàn có thể làm lây lan các bệnh
truyền nhiễm. Việc xử lý không phù hợp các chất thải y tế có thể dẫn đến ô
nhiễm môi trường. Do đó tất cả các vật dụng y tế bén nhọn đã qua sử dụng phải
được huỷ ngay trong hộp an toàn, không chứa đầy hộp an toàn và phải huỷ theo
rác thải y tế.
C.CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ.
1. Nhóm vắc xin nào dưới đây áp dụng kỹ thuật tiêm dưới da:
A.Pentaxim, VAT, ComBE Five
B.DPT, Viêm gan B, Cúm
C.MMR, Thuỷ đậu, Sởi, Jevax
D.BCG, IPV, Sởi-Rubella
2. Vị trí tiêm vắc xin ComBE Five hoặc Hexaxim cho trẻ dưới 12 tháng:
A.Tiêm bắp tại vùng cơ delta cánh tay
B.Tiêm dưới da tại 1/3 giữa mặt trước ngoài cánh tay
C.Tiêm bắp tại 1/3 giữa mặt trước ngoài cánh tay
D.Tiêm bắp tâij 1/3 giữa phía trước mặt ngoài đùi
3. Những việc cần làm sau khi tiêm chủng, chọn câu SAI
A.Cần huỷ bỏ bơm kim tiêm đã sử dụng vào hộp an toàn
B.Chà xát tại vị trí tiêm để vắc xin nhanh tan và hấp thu tốt.
C.Giảm căng thẳng cho người được tiêm chủng, cho họ thay đổi tư thế
D.Bỏ miếng gòn khô sau vài phút và để cho vị trí tiêm tiếp xúc tự nhiên với
không khí
4. Tại một bệnh viện, lọ vắc xin BCG đã pha hồi chỉnh lúc 6h00 sáng, đã
tiêm cho 5 trẻ. Đến 11h00 khi chưa kết thúc buổi tiêm, có 3 trẻ mới sinh được
chỉ định tiêm ngừa BCG. Nhân viên y tế sử dụng lọ vắc xin nêu trên để tiêm cho
trẻ
A.Đúng
B.Sai
5. Nếu trong 1 lần tiêm chủng, cần phải tiêm 3 mũi bắp (gồm IPV, Phế cầu,
ComBE Five) cho trẻ dưới 12 tháng thực hiện tiêm như thế nào?
A.Tiêm IPV và Phế cầu trên cùng 1 bên đùi và cách nhau 2.5cm; đùi còn
lại tiêm ComPE Five
B.Tiêm IPV và ComPE Five trên cùng 1 bên đùi và cách nhau 2.5cm; đùi
còn lại tiêm Phế cầu
C.Tiêm IPV và Phế cầu trên cùng 1 bên đùi và cách nhau 1.5cm; đùi còn
lại tiêm ComPE Five
D.Tiêm IPV và ComPE Five trên cùng 1 bên đùi và cách nhau 1.5cm; đùi
còn lại tiêm Phế cầu
6. Bố trí, sắp xếp điểm tiêm chủng phải đảm bảo các quy định sau đâu,
chọn câu SAI:
A.Mỗi cơ sở tiêm chủng được tổ chức từ một đến nhiều điểm tiêm chủng
cố định
B.Tại mỗi điểm tiêm chủng phải có bản phân công nhiệm vụ cụ thể cho
từng nhân viên
C.Bố trí quy trình theo nguyên tắc 1 chiều: Khu vực chờ trước tiêm chủng;
Bàn đón tiếp, hướng dẫn; Bàn khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng; Bàn
tiêm chủng; Bàn ghi chép, vào sổ tiêm chủng; Khu vực theo dõi và xử trí tai biến
sau tiêm chủng
D.Tổ chức buổi tiêm chủng không quá 50 đối tượng/1 điểm tiêm chủng/1
buổi tiêm chủng dù buổi tiêm sử dụng một loại vắc xin
7. Khoảng cách tối thiểu giữa 2 loại vắc xin sống giảm độc lực khi không
tiêm cùng 1 thời điểm là:
A.2 tuần
B.4 tuần
C.2 tháng
D.Không có khoảng cách
8. Bố trí điểm tiêm chủng, chọn câu SAI:
A.Khu vực tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tại các cơ sở khám bệnh;
bố trí phòng tiêm hoặc bàn tiêm vắc xin riêng, nơi tiêm chủng đảm bảo đủ ấm
cho trẻ, có nơi khám phân loại cho trẻ, tư vấn cho các bà mẹ hoặc người nhà của
trẻ
B.Bố trí điểm tiêm chủng theo quy trình 1 chiều
C.Trên bàn tiêm chủng gồm có: phích vắc xin, dung môi, bơm kim tiêm,
khay đựng panh, panh, lọ đựng bông khô, lọ đựng bông có cồn, hộp chống sốc,
bút, hộp an toàn
D.Phòng tiêm chủng nên bố trí riêng biệt với các hoạt động khác để sự
quấy khóc hoặc phản ứng của người được tiêm chủng không ảnh hưởng đến
người đang chờ tiêm
9. Một lọ vắc xin DPT mở lúc 9 giờ, tiêm được cho 5 trẻ, buổi tiêm buổi
sáng kết thúc lúc 11 giờ, buổi tiêm buổi tiêm chiều bắt đầu lúc 13 giờ, có 7 trẻ
đến tiêm. Nhân viên y tế sử dụng tiếp lọ này để tiêm cho 7 trẻ
A.Đúng
B.Sai
10. Thông tư 38/2017/TT-BYT quy định lịch tiêm mũi DPT-Hib-VGB
và uống OPV cho trẻ dưới 1 tuổi là:
A.Tiêm lúc trẻ đủ 1 tháng – 3 tháng – 5 tháng
B.Tiêm lúc trẻ đủ 2 tháng – 3 tháng – 4 tháng
C.Tiêm lúc trẻ đủ 2 tháng – 4 tháng – 6 tháng
D.Tiêm lúc trẻ đủ 2 tháng và 6 tháng
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữ bệnh (Quyết
định 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế).
2. The Australian Immunization Hanbook; 10th Edition 2013.
3. Immunisation in Practice; A practical guide for health staff.
SỰ CỐ BẤT LỢI SAU TIÊM CHỦNG
A.MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
1. Về kiến thức: trình bày được
1.1 Trình bày định nghĩa sự cố bất lợi sau tiêm chủng và tai biến nặng sau
tiêm chủng
1.2 Trình bày được nguyên nhân của sự cố bất lợi và các biện pháp phòng
trách sau tiêm chủng
1.3 Trình bày được quy đinh thời gian theo dõi phát hiện sự cố bất lợi sau
tiêm chủng
1.4 Trình bày được các bước điều tra trường hợp tai biến nặng sau tiêm
chủng
2. Về thái độ:
Luôn nâng cao công tác an toàn trước và sau tiêm chủng
3. Về kỹ năng
3. 1. Thực hành tốt các biện pháp phóng tránh sự cố bất lợi sau tiêm
chủng
3. 2. Thực hành theo dõi và xử trí tốt các sự cố bất lợi sau tiêm chủng
B. NỘI DUNG:
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA
- Theo Nghị định 104/2016/NĐ-CP, Sự cố bất lợi sau tiêm chủng là hiện
tượng bất thường về sức khỏe bao gồm các biểu hiện tại chỗ tiêm hoặc toàn thân
xảy ra sau tiêm chủng, không nhất thiết do việc sử dụng vắc xin, bao gồm phản
ứng thông thường sau tiêm chủng và tai biến nặng sau tiêm chủng.
- Theo Nghị định 104/2016/NĐ-CP, Tai biến nặng sau tiêm chủng là sự cố
bất lợi sau tiêm chủng có thể đe dọa đến tính mạng người được tiêm chủng hoặc
để lại di chứng hoặc làm người được tiêm chủng tử vong.
- Tổ chức Y tế thế giới cũng có khái niệm sự cố nghiêm trọng sau tiêm
chủng, được hiểu giống như khái niệm tai biến nặng sau tiêm chủng, gồm các
biến cố sau:
Tử vong
Đê doạ tính mạng
Phải nhập viện hoặc kéo dài thời gian nằm viện
Gây ra tàn tật hoặc mất năng lực vĩnh viễn hoặc đáng kể
Bất thường bẩm sinh
Buộc phải can thiệp để dự phòng suy yếu
II. PHÂN LOẠI NGUYÊN NHÂN SỰ CỐ SAU TIÊM CHỦNG
*Phân loại theo WHO
Nguyên nhân Định nghĩa
Phản ứng do bản chất vắc Phản ứng do đặc tính vốn có về bản chất, thành
xin phần của vắc xin gây ra hoặc tích tụ
Phản ứng do chất lượng Phản ứng do chất lượng vắc xin lỗi nhà sản xuất
vắc xin
Phản ứng do lỗi tiêm Phản ứng gây ra do lỗi tiêm chủng, bao gồm việc
chủng bảo quản và sử dụng vắc xin không đúng, lỗi này
có thể phòng tránh được
Phản ứng do tâm lý Phản ứng do sợ tiêm chủng, có thể xẩy ra trong
các chiến dịch tiêm chủng
Bệnh trùng hợp ngẫu Phản ứng do bệnh sẵn có của đối tượng, khám
nhiên sàng lọc chưa phát hiện, bệnh khỏi phát sau khi
tiêm chủng
1. Phản ứng liên quan đến vắc xin
Phản ứng vắc xin là phản ứng của từng cá nhân đối với các thành phần có
trong vắc xin, bao gồm các phản ứng thông thường và phản ứng hiếm gặp, hầu
hết các phản ứng liên quan tới vắc xin là nhẹ và tự khỏi. Phản ứng nghiêm trọng
liên quan tới vắc xin rất hiếm gặp.
Ví dụ: phản ứng đối với sản phẩm vắc xin như sưng to chi sau tiêm chủng
vắc xin DPT.
2. Phản ứng do chất lượng vắc xin
Phản ứng liên quan tới chất lượng của vắc xin có thể do khiếm khuyết xảy
ra trong quá trình sản xuất vắc xin và làm tăng nguy cơ các phản ứng sau tiêm
chủng.
Hiện tại, rất hiếm gặp phản ứng sau tiêm chủng do khiếm khuyết về chất
lượng của vắc xin, do các cơ sở sản xuất vắc xin đều đã áp dụng thực hành sản
xuất tốt (GMP), đồng thời kiểm định chặt chẽ đối với từng lô vắc xin trước khi
sử dụng. Việc này giúp giảm thiểu tối đa những phản ứng như vậy. Việc kiểm
định vắc xin trong quá trình sản xuất, trước khi được phép xuất xưởng và trước
khi sử dụng cũng được thực hiện hết sức nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo vắc xin có
chất lượng tốt nhất và đảm bảo an toàn đối với người sử dụng.
Ví dụ: những ca bại liệt polio do sản xuất thất bại trong việc bất hoạt hoàn
toàn vắc xin IPV
Phản ứng vắc xin nhẹ:
Tiêm chủng làm gia tăng sự miễn dịch do đã làm cho hệ thống miễn dịch
của người được tiêm chủng phản ứng lại với kháng nguyên chứa trong vắc xin.
Các phản ứng tại chỗ và toàn thân như đau, sốt có thể là một phần của đáp ứng
miễn dịch. Ngoài ra các thành phần khác trong vắc xin(như ta dược, chất ổn
định, chất bảo quản) cũng có thể làm khởi phát phản ứng. Một vắc xin thành
công phải giữ phản ứng nhẹ ở mức thấp nhất trong khi vẫn tạo được đáp ứng
miễn dịch tốt nhất có thể.
Phản ứng nhẹ:
Thường xảy ra sau vài giờ sau tiêm chủng
Tự khỏi trong thời gian ngắn
Phản ứng tại chỗ như đau, sưng, đỏ tại chỗ tiêm xử trí chờm lạnh, dùng
paracetamol.
Phản ứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu hoặc giảm ăn xử trí
uống nhiều nước, mặt thoáng mát, dùng paracetamol
Phản ứng vắc xin nặng bao gồm co giật, giảm tiểu cầu, bệnh cảnh giảm
trương lực – giảm đáp ứng và khóc dai dẳng. Hầu hết các phản ứng vắc xin nặng
không dẫn đến vấn đề mạn tính. Sốc phản vệ, có thể gây tử vong, điều trị được
và không dẫn đến mạn tính. Phản ứng dị ứng nặng đê doạ đến tính mạng. Nhân
viên tiêm chủng phải biết triệu chứng dị ứng và phải đáp ứng kịp thời.
3. Phản ứng liên quan đến sai sót trong thực hành tiêm chủng
Phản ứng liên quan đến sai sót tiêm chủng bao gồm phản ứng liên quan
quá trình bảo quản, vận chuyển, chỉ định và tiêm chủng vắc xin không đúng.
Những phản ứng này đều có thể phòng ngừa được. Ngày nay có nhiều loại
thiết bị bảo quản lạnh chuyên dụng, trong đó có loại thiết bị theo dõi nhiệt độ
được trang bị đầy đủ cho các tuyến trong tiêm chủng mở rộng. Việc thực hiện
đúng các quy định trong vận chuyển, bảo quản vắc xin, cùng hoạt động thực
hành tiêm chủng đúng quy trình (khám sàng lọc để có chỉ định tiêm chủng thích
hợp, thực hành pha hồi chỉnh vắc xin đối với loại vắc xin dạng đông khô), hoặc
các thực hành tiêm chủng khác như sử dụng bơm kim tiêm tự khóa an toàn luôn
luôn được chú trọng.
Sai sót trong thực hành tiêm chủng Sự cố bất lợi sau tiêm chủng
Tiêm không vô khuẩn Phản ứng tại chỗ (áp xe, sưng, viêm
Sử dụng lại bơm kim tiêm dùng 1 mô tế bào, chai cứng)
lần dẫn đến nhiễm khuẩn lọ vắc xin, Nhiễm trùng huyết
đặc biệt lọ vắc xin đa liều Hội chứng sốc nhiễm độc
Bơm kim tiêm được tiệt trùng Nhiễm các bệnh lây truyền qua
không đúng cách đường máu
Vắc xin hoặc dung môi bị nhiễm Tử vong
bẩn
Pha hồi chỉnh sai
Lắc vắc xin không kỹ Áp xe tại chỗ
Sử dụng sai dung môi Vắc xin mất tác dụng
Sử dụng thuốc khác thay vì dung Ảnh hưởng của thuốc dùng nhầm
môi hoặc vắc xin Hội chứng sốc nhiễm độc
Tái sử dụng vắc xin đã pha hồi Tử vong
chỉnh ở điểm tiêm tiếp theo
Tiêm sai vị trí
Tiêm BCGA dưới da Phản ứng tại chỗ
Tiêm DPT/DT/TT nông Tổn thương thần kinh hông
Vận chuyển và bảo quản vắc xin
không đúng Tăng các phản ứng tại chỗ do vắc
Văc xin bị đóng băng trong quá xin đông băng
trình vận chuyển Vắc xin mất tác dụng
Bảo quản vắc xin trong dây chuyền
lạnh không đúng, tiếp xúc nhiệt độ
quá cao hoặc quá thấp
Bỏ qua các chống chỉ định
Nhân viên tiêm chủng không quan
tâm hoặc không nắm các chống chỉ
định của vắc xin
4. Phản ứng liên quan đến sự lo lắng vì tiêm chủng
Đây là phản ứng của cơ thể do sự lo lắng quá mức với tiêm chủng. Phản
ứng này hay gặp ở nhóm trẻ lớn, người lớn, đặc biệt trong các đợt tiêm chủng
cho nhiều đối tượng. Những phản ứng này không liên quan đến vắc xin, nhưng
sợ hãi đối với việc tiêm chích. Có 4 phản ứng thường găp.
Choáng: khá phổ biến nhưng thường chỉ ảnh hưởng đến trẻ lớn và người
lớn. Không cần sắp xếp thoái quá, tiêm cho bệnh nhân đang ngồi hoặc nằm
nghiêng sau khi tiêm
Thở nhanh: là hậu quả của lo lắng về tiêm chủng, có thể gây ra đâu nhẹ,
hoa mắt, chóng mặt, di cảm quanh miệng và bàn tay
Nôn ói: thường thấy ở trẻ nhỏ, là biểu hiện của sự lo sợ, những cơn ngưng
thở có thể gây ra mất tri giác quãng ngắn trong quá trình phục hồi hô hấp, trẻ có
thể la hét hoặc bỏ chạy không chịu tiêm
Co giật: một số ít trường hợp phản ứng lo lắng vì tiêm chủng có biểu hiện
co giật. những trẻ này không cần điều tra nhưng phải dỗ giành
5. Sự cố ngẫu nhiên
Là phản ứng sau tiêm không phải do vắc xin hay sai sót tiêm chủng, cũng
không liên quan lo lắng khi tiêm chủng, mà là do bệnh lý sẵn có của đối tượng
được tiêm chủng. Phản ứng có thể xảy ra trùng hợp với thời điểm tiêm chủng và
đôi khi có thể bị cho là do tiêm chủng vắc xin. Lịch tiêm chủng cho trẻ em
thường bắt đầu rất sớm. Giai đoạn này trẻ rất dễ bị nhiễm trùng hay các bệnh
bẩm sinh hoặc có các dấu hiệu thần kinh kể cả tử vong vì thế rất dễ bị quy do
tiêm chủng
III. GIÁM SÁT - BÁO CÁO BẤT LỢI SAU TIÊM CHỦNG
Theo nghị định 104/2016/NĐ-CP, Thông tư 34/2018/TT-BYT có hướng
dẫn:
1. Giám sát sự cố sau tiêm chủng
Giám sát phản ứng sau tiêm chủng bao gồm theo dõi, phát hiện sớm, xử trí
và báo cáo các phản ứng sau tiêm chủng để giảm bớt tác động không tốt đến sức
khỏe của người được tiêm chủng và cung cấp số liệu thực tế về tính an toàn của
vắc xin, thực hành tiêm chủng.
- Theo dõi đối tượng tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng tại điểm
tiêm chủng.
- Hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng:
Tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng về các dấu hiệu: toàn
trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm, thông báo cho
nhân viên y tế nếu có dấu hiệu bất thường;
Đưa ngay đối tượng tiêm chủng tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu sau
tiêm chủng có một trong các dấu hiệu như sốt cao (≥39°C), co giật, trẻ khóc thét,
quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban và các biểu
hiện bất thường khác hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 24 giờ sau
tiêm chủng.
- Ghi chép:
Ghi đầy đủ thông tin vào phiếu hoặc sổ tiêm chủng của đối tượng tiêm
chủng và trên Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia và hẹn lần tiêm
chủng sau;
Ghi ngày tiêm chủng đối với từng loại vắc xin đã tiêm chủng cho đối tượng
tiêm chủng và ghi chép các phản ứng sau tiêm chủng trên Hệ thống quản lý
thông tin tiêm chủng quốc gia
2. Phát hiện, xử trí và báo cáo tai biến nặng sau tiêm chủng
- Việc phát hiện và xử trí tai biến nặng sau tiêm chủng khi đang triển khai
tiêm chủng được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 5
Nghị định số 104/2016/NĐ-CP.
- Thống kê các thông tin liên quan đến trường hợp bị tai biến nặng sau tiêm
chủng:
+ Họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của đối tượng tiêm
chủng hoặc cha, mẹ của trẻ;
+ Ngày, giờ tiêm chủng;
+ Loại vắc xin; tên vắc xin; số đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập
khẩu; số lô; hạn sử dụng; nhà sản xuất; đơn vị cung cấp; tình trạng bảo quản lúc
nhận;
+ Ngày, giờ xuất hiện tai biến nặng sau tiêm chủng; các triệu chứng chính;
kết quả điều trị; kết luận nguyên nhân (nếu có).
- Thống kê toàn bộ số lượng vắc xin (tên vắc xin, số lô, hạn sử dụng) đã sử
dụng trong buổi tiêm chủng; số đối tượng đã được sử dụng theo từng loại và lô
vắc xin trong buổi tiêm chủng đó, tình trạng sức khỏe của đối tượng tiêm chủng.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm
chủng phải thực hiện:
+ Tiến hành cấp cứu, xử trí và điều trị theo quy định;
+ Báo cáo Sở Y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số
104/2016/NĐ-CP;
- Tuyến huyện, tỉnh: tiếp nhận báo cáo, tổng hợp thông tin, báo cáo tuyến
trên theo quy định
IV. ĐIỀU TRA TAI BIẾN NẶNG SAU TIÊM CHỦNG
Sở Y tế thành lập Đoàn điều tra gồm: Trưởng đoàn là đại diện Lãnh đạo
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Trung tâm kiểm soát bệnh tật), thành
viên là đại diện Phòng nghiệp vụ Y - Sở Y tế, đại diện Khoa Kiểm soát bệnh
truyền nhiễm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, đại diện Khoa hồi sức cấp cứu,
Khoa Sản/Nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc Bệnh viện Sản/Nhi tỉnh và các
chuyên gia, nhân viên liên quan khác
CÁC BƯỚC ĐIỀU TRA TRƯỜNG HỢP TAI BIẾN NẶNG SAU TIÊM
CHỦNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 16/11/2018
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TT Các bước Hành động
1 Xác minh các - Thu thập hồ sơ bệnh án (hoặc ghi chép về lâm sàng)
thông tin trong - Kiểm tra hồ sơ chi tiết về bệnh nhân, tình trạng diễn
báo cáo biến sức khỏe.
- Phỏng vấn nhân viên y tế tiếp nhận, điều trị trường hợp
tai biến nặng sau tiêm chủng, rà soát hồ sơ bệnh án hoặc
ghi chép về lâm sàng.
- Thu thập thêm thông tin còn thiếu trong báo cáo.
- Xác định những trường hợp khác cần điều tra.
2 Điều tra tai biến nặng sau tiêm chủng
- Tiền sử tiêm chủng.
- Tiền sử bệnh tật, bao gồm tiền sử về phản ứng tương tự
2.1. Điều tra và hoặc những tình trạng dị ứng khác.
thu thập thông tin
từ bệnh nhân - Tiền sử về gia đình đối với những phản ứng tương tự.
hoặc người nhà - Phỏng vấn trực tiếp cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ, rà
soát hồ sơ liên quan tới trường hợp tai biến nặng sau tiêm
chủng do người nhà giữ đối với trẻ em.
2.2. Điều tra
bệnh cảnh lâm - Bệnh sử, mô tả lâm sàng, tất cả các xét nghiệm liên
sàng của trường quan đến tai biến nặng sau tiêm chủng và chẩn đoán
hợp tai biến nặng - Điều trị, kết quả
sau tiêm chủng
- Điều kiện vận chuyển vắc xin, điều kiện, quá trình bảo
quản, tình trạng bảo quản lọ vắc xin, bảng theo dõi nhiệt
2.3. Điều tra vắc độ tủ lạnh.
xin nghi ngờ - Bảo quản vắc xin trước khi đến cơ sở y tế, biên bản giao
nhận vắc xin, thẻ theo dõi nhiệt độ, chỉ thị đông băng điện
tử.
2.4. Điều tra - Những người đã được tiêm chủng cùng ay không? phản
những người liên ứng tương tự hay không? loại vắc xin trong cùng một
quan buổi tiêm chủng có phản ứng h
3 Đánh giá thực hành tiêm chủng
3.1. Đánh giá - Đánh giá điểm tiêm chủng: Hỏi, quan sát việc cung cấp
thực hành tiêm dịch vụ tiêm chủng, bảo quản vắc xin.
chủng bằng cách - Cách bảo quản vắc xin (kể cả những lọ đã mở), việc
hỏi phân phối và hủy bỏ vắc xin.
- Cách bảo quản và phân phối dung môi.
- Việc pha hồi chỉnh vắc xin (kỹ thuật và thời gian sử
dụng sau khi pha).
- Cách sử dụng và vô trùng bơm, kim tiêm.
- Những chi tiết về huấn luyện thực hành tiêm chủng, về
giám sát các kỹ thuật tiêm chủng.
- Tủ lạnh: ngoài vắc xin còn bảo quản thêm những gì
trong tủ lạnh (cần ghi chép nếu có những lọ tương tự
được để cạnh những lọ vắc xin có thể nhầm lẫn); những
3.2. Quan sát loại vắc xin hoặc dung môi nào để cùng với những loại
hiện trạng thực thuốc khác; có lọ vắc xin, sinh phẩm y tế nào mất nhãn,
hành tiêm chủng quá hạn sử dụng không?
- Thực hành tiêm chủng (hồi chỉnh vắc xin, mở nút lọ, kỹ
thuật tiêm, bảo đảm an toàn bơm, kim tiêm, vứt bỏ những
lọ đã mở).
4 Đặt giả thuyết - Nguyên nhân có thể xảy ra
- Trường hợp phản ứng có phù hợp với giả thuyết?
Kiểm tra giả
5 - Chỉ lấy mẫu và yêu cầu kiểm định vắc xin nếu nghi ngờ
thuyết
nguyên nhân do chất lượng vắc xin.
- Hoàn chỉnh phiếu điều tra.
6 Kết thúc điều tra - Kết luận của đoàn điều tra và lập biên bản.
- Khuyến nghị.

C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Có bao nhiêu nguyên nhân chính gây sự cố sau tiêm chủng
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
2. Các nguyên nhân gây sự cố sau tiêm chủng : chọn câu sai
A. Bản chất vắc xin
B. Chất lượng vắc xin
C. Bệnh trùng hợp ngẫu nhiên
D. Tất cả đều sai
3. Các sai sót trong pha hồi chỉnh vắc xin: chon câu sai
A. Không nên lắc vắc xin
B. Sử dụng sai dung môi
C. Sử dụng nhầm thuốc
D. Tiêm vắc xin hồi chỉnh quá hạn quy định
4. Phản ứng liên quan đến sự lo lắng vì tiêm chủng: Ngoại trừ
A. Choáng
B. Sốt
C. Thở nhanh
D. Co giật
5. Các dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế sau tiêm chủng;
chọn câu sai:
A. Khóc thét dai dẳng, vật vã, lừ đừ
B. Da tím ,nổi bông, chi lạnh, nôn trớ nhiều lần, bú kém
C. Sốt cao > 390C khó hạ
D. Trẻ quấy khóc, sưng đau tại chỗ
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. The Australian Immunisation Hanbook; 10th Edition 2013
2. Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế
3. Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của chính phủ
quy định về hoạt động tiêm chủng

You might also like