Traoduyen 2

You might also like

You are on page 1of 4

Trao Duyên

( 14 câu giữa )
Mở Bài:
Nguyễn Du – Đại thi hào dân tộc điều đấy chắc hẳn ai cũng biết ,
một cái tên khi nhắc đến trong đầu ta liền xuất hiện nhiều tác phẩm
đặc sắc do ngòi bút tài ba của Nguyễn Du làm nên , ông đã dùng cái
tài của mình cùng với sự am hiểu và thấu đáo để cho ra đời những
tác phẩm kinh điển và tác phẩm tạo nên tên tuổi của Nguyễn Du là
tập truyên viết bằng chữ Nôm “Đoạn Trường Tân Thanh”.Đoạn
trích “Trao Duyên” là 1 trong những đoạn tiêu biểu trong tập
truyện . Để có được thành công vang dội đến thời điểm hiện tại
ông đã dùng lời văn đầy nghệ thuật nói lên số phận của Thúy Kiều
thể hiện luôn cả dằn vặt nổi lòng đau đớn của nàng Kiều khi phải
bán mình chuộc cha,nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng
“Chiếc vành với bức tờ mây
......................
Rảy xin chén nước cho người thác oan”
Thân Bài:
Để mà nói có gì đau đớn bằng việc chuyện tình cảm bị chia cắt nay
còn phải trao lại những kỉ vật mà tình có với nhau cho em mình là
Thúy Vân
“Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung “
Trong bài tác giả đã để những kỉ vật len lõi trong từng câu thơ điển
hình là : chiếc vành , bức tờ mây , phím đàn , mảnh hương nguyền ,
đối với ta tuy đây là những vật nhìn thì thấy đơn giản nhưng đối
với tình yêu nói chung cũng như tình cảm của Kiều nói riêng thì các
tín vật đó là tất cả tình cảm mà nàng gửi gắm vào. Trong chuyện
tình cảm chắc hẳn chẳng ai muốn chia sẻ những bảo vật của mình
cho bất kì ai , cũng vì chữ hiếu nàng đành trao đi những hiện vật ,
còn về phần tình cảm vẫn đọng lại ở đó , không đành lòng chối bỏ
sự thật.Cho thấy Kiều là người thủy chung trân trọng tình cảm mà
KT dành cho mình. Cho dù Kiều có đi bao lâu, bao xa và buộc lòng
đứng nhìn hạnh phúc mai sau của Vân với chàng Trọng, thì nàng
vẫn mong Thúy Vân nhớ đến người chị có số phận bạc mệnh này
“Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên”
Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa “
Cụm từ “nên vợ nên chồng” nói về sự thành đôi giữa Kim Trọng và
Vân.Như vậy ta thấy được nàng đã hoàn thành 1 phần trọng trách
của 1 người con -với chữ hiếu,1 người yêu – với chữ tình.Trong bài
ta cũng thấy được tác giả sử dụng từ “ của tin” bao gồm mãnh
hương nguyền và phím đàn để minh chứng cho tình yêu mặn nồng
tha thiết của Thúy Kiều và Kim Trọng,tay nàng trao kỉ vật nhưng
lòng nàng như có ngọn lửa thiêu đốt từng cơn, tâm trạng vô cùng
dằn xé, nửa trao,nửa níu,sự mâu thuẫn giữa tình cảm và lý trí ngày
1 dâng cao khi nghĩ đến cảnh mình rời xa trần gian này thì cũng còn
chút gì đó gọi là kỉ niệm của cả hai.Kiều chỉ có thể gửi gấm mối
duyên dang dở cho Vân chứ không thể trao hết tình yêu sâu nặng ở
quá khứ giữa nàng và KT được.Với số phận hẳm hiu Kiều đã tưởng
tượng ra viễn cảnh về cái chết đầy đau đớn của mình,mọi thứ dần
hiện rõ hơn
“Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai”
Đầu câu thơ tác giả dùng từ ngữ giả định: “mai sau”,”dù có”,”bao
giờ” cho thấy Kiều vẫn hiện hữu trên cõi trần và chưa bao giờ nàng
nghừng liên tưởng đến cái chết trong tương lai ,các từ ngữ “lò
hương ấy “,” phím này” được đưa vào trong câu nhằm gợi lên cảnh
Thúy Kiều đàn cho Kim Trọng nghe trong đêm thề nguyền để người
đọc thấy được ,dù mai sau nàng có chết oan,chết hận thì tất cả kỉ
niệm luôn là 1 thước phim luôn tồn tại trong nàng Kiều ,nhịp điệu
của các câu thơ chậm rãi từng chút kết hợp với hình ảnh đầy ma mị
,u ám: ngọn cỏ, lá, cây, hiu hiu gió.Tự nghĩ đến cái chết đã đành
nàng còn liên tưởng đến lúc mình quay trở về bằng 1 linh hồn
“mang nặng lời thề” để thấy việc nàng chết đi không phải đồng
nghĩa với sự quên lãng của lời thề năm xưa.Nàng muốn trở về với
tình yêu của mình và chỉ có thể bằng cách dùng linh hồn ẩn thân
vào ngọn cỏ,lá cây để được ở bên cạnh KT vào những giây phút
ngắn ngủi vì chưa thực hiện được lời thề với chàng.Từ “ hồn” trong
bài là sự nửa tỉnh nửa mê,lời nói của Kiều phảng phất như từ cõi
âm vang về với bao nỗi dằn vặt,lâm li,ai oán.
“Dạ đài cách mặt khuất lời
Rưới xin giọt nước cho người thác oan”
Sử dụng nhịp điệu thơ tha thiết “dạ đài” là nơi âm phủ âm dương
cách biệt dù ở nơi “ cách mặt khuất lời” thì điều sau cuối mà Kiều
mong muốn là trả hết tình nghĩa với KT như thế ở bên kia nàng mới
thấy được thanh thản “ người thác oan “ ở đây chỉ sự oan ức đến
mức khóc không thành tiếng nghẹn ở trong lòng khó mà diễn tả
thành lời
Bằng sự điêu luyện trong vốn văn học của mình. Tố Như đã dùng tài
phân tích độc đáo cùng với tâm hồn thơ văn luôn chảy dài theo
từng câu thơ được đánh giá là bậc nhất trong sự nghiệp của
ông,miêu tả tài tình nội tâm nhân vật trong lời đối thoại lẫn độc
thoại ,khéo léo về việc kết hợp ngôn ngữ dân gian và bác học, đưa
người đọc bước lên từng cung bậc cảm xúc khác nhau và hiểu được
góc khuất trong tâm lý của nhân vật Thúy Kiều
Kết Bài:
Đến cuối đoạn ,những gì đọng lại trong tâm hồn bao người là 1
Nguyễn Du đặt lên trên tất cả ,niềm quan tâm sâu sắc tới thân phận
con người. Truyện Kiều không chỉ là bản cáo trạng mà còn là tiếng
khóc não nùng cho nhân phẩm con người bị chà đạp ,đặc biệt là
người phụ nữ ,Không chỉ xót thương ,tác giả còn ca ngợi vẻ đẹp
cùng những khát vọng sống,khát vọng về tình yêu hạnh phúc .Đó là
tư tưởng sâu sắc nhất mà ông đem lại cho văn học Việt Nam thì
ông đúng như nhà thơ Hoàng Trung Thông từng ca ngợi:
“Đời nay đẹp gấp mấy lần thuở trước
Giở trang Kiều còn rung động ý thơ
Thơ Người mãi sống cùng đất nước
Dù mai sau, dù có bao giờ...”

You might also like