You are on page 1of 17

CÁC VẤN ĐỀ ÔN TẬP THI VẤN ĐÁP LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ CẬN-

HIỆN ĐẠI DÀNH CHO K49


Câu 1: Định nghĩa về Quan hệ quốc tế? Định nghĩa về “Địa-chính trị”? Vai
trò của Địa - chính trị như thế nào trong Quan hệ Quốc tế ? Đưa các ví dụ cụ
thể để minh họa.
Quan hệ quốc tế:
Quan hệ quốc tế là mối quan hệ tồn tại trong phạm vi quốc tế với chủ thể là các
quốc gia độc lập. Quan hệ quốc tế rất đa dạng, trên nhiều lĩnh vực, nhiều chiều và
có sự tác động qua lại lẫn nhau.
Địa – chính trị :
Là lĩnh vực làm việc nghiên cứu địa lý để làm cơ sở cho các chính sách chính trị,
đặc biệt là đối với các chính sách đối ngoại bằng việc nghiên cứu về địa chất, dân
cư, vị trí của một vùng đất để định hướng đường lối phát triển cho nó.
Vai trò của địa – chính trị trong quan hệ quốc tế:
Địa – chính trị đóng vai trò quan trọng đối với chính sách đối ngoại của các quốc
gia vì vậy nên nó cũng có một vai trò rất quan trọng trong quan hệ quốc tế
Ví dụ: Nước Anh là một quốc đảo, chính đặc điểm địa lí này khiến Anh phải có
những chính sách phù hợp với vị trí địa lí của mình và có tư duy hướng biển từ
sớm, Anh phát triển thành một quốc gia có sức mạnh biển lớn chứ không phải là
một cường quốc trên đất liền.
Câu 2: Những nhân tố mới nào xuất hiện làm thay đổi vị trí các cường quốc
và tác động tới quan hệ quốc tế sau 1500?
Sự thay đổi vị trí các cường quốc: Các đế chế phương Đông lần lượt suy yếu và
sụp đổ, Các nước hàng đầu trong hệ thống cường quốc Tây Âu khi mới nổi lên từ
thế kỷ XVI như Tây Ban Nha, Bồ Đàn Nha, Hà Lan, Pháp, Anh.
Sự thay đổi mạnh mẽ về nền kinh tế
- Sau 1500, thế giới bắt đầu quá trình toàn cầu hóa, các quốc gia có sự giao
thương buôn bán trao đổi lẫn nhau. Có câu nói “Lòng tham thúc đẩy sự phát
triển giao lưu quốc tế” vì con người muốn kiếm thêm nhiều của cải hơn cần
phải đi tới nhiều vùng đất mới.
- Nhiều sáng chế mới được ra đời và truyền bá đi khắp nơi
- Sự xuất hiện và phát triển của giao thông hàng hải
 Yếu tố kinh tế nắm vai trò chủ chốt trên con đường trở thành cường quốc, tức là
quốc gia nào có nền kinh tế phát triển quốc gia đó sẽ trở thành cường quốc và
ngược lại.
Sự thay đổi về mặt tư tưởng
- Sự ra đời của hàng loạt các hệ tư tưởng mới về con người. Phong trào văn
hóa phục hưng. Trong số đó là thuyết “Châu Âu làm trung tâm” nhằm phục
vụ cho mục đích thực dân, chia con người làm ba chủng tộc: Thượng đẳng
(Châu Âu), Trung bình (TQ, Nhật Bản), Hạ đẳng (Châu Phi). Với cái cớ
“khai hóa văn minh”, sự mở đầu cho công cuộc xâm lược của các đế quốc
phương Tây, tác động mạnh mẽ tới quan hệ quốc tế.
Câu 3: Lịch sử phát triển thương mại của thế giới như thế nào? Thương mại
đã tác động thế nào tới quan hệ quốc tế? Giai đoạn nào có vai trò quan trọng?

Quá trình buôn bán và trao đổi giữa loài người từ thời cổ đại bắt nguồn từ nuôi
trồng và sản xuất với những công cụ thô sơ. Sau đó con người không ngừng khám
phá, mở rộng các tuyến đường giao thương giữa các quốc gia rồi các lục địa nhằm
thúc đẩy nền kinh tế. Lịch sử thương mại tự do đã đem lại nhiều lợi ích cho các
chủ nghĩa cá nhân cũng như các đế chế hùng mạnh song cũng gây ra những phân
hóa sâu sắc giữa các tầng lớp.

Thương mại thúc đẩy sự giao lưu giữa các quốc gia, giữa các châu lục, giữa các
nền văn minh. Có vai trò quan trọng trong việc góp phần tìm ra tân thế giới

Giai đoạn có vai trò quan trọng là giai đoạn người châu âu nhất là hai vương quốc
bồ đào nha và tây ban nha tiến hành những cuộc phát kiến địa lý, tìm kiếm con
đường mới để giao thương thuận lợi hơn. nhờ những cuọc phát kiến địa lý đó….

Câu 4: Những nguyên nhân nào đưa tới sự suy yếu của các quốc gia phương
Đông và sự hưng thịnh của các quốc gia phương Tây? Các quốc gia phương
Tây đã phát huy những lợi thế của mình thế nào?
Nguyên nhân dẫn tới sự suy yếu của các quốc gia phương Đông:
- Các đế chế phương Đông lúc đó nhìn vào đều có quy mô đường bệ và tổ
chức chặt chẽ, nhưng đều có một đặc điểm chung đó là tập trung quyền lực
và chủ trương tập quyền và đơn nhất trong nhiều lĩnh vực như tôn giáo, tín
ngưỡng mà thậm ngay cả trong thương mại và phát triển kỹ thuật sản xuất.
- Ngày càng ít những phát minh kỹ thuật
- Đóng kín và từ chối cải cách

Nguyên nhân dẫn đến sự hưng thịnh của các quốc gia phương Tây:
- Châu Âu không có quyền lực nhà nước tối cao.
- Những đối đầu trong các cuộc chiến tranh và cạnh tranh mạnh mẽ giữa các
vương quốc lúc đó là động lực cho các nước này thúc đẩy việc cải tiến kỹ
thuật vũ khí, hàng hải và thương mại. Do có ít trở ngại trong quá trình biến
đổi bởi một quyền lực tối cao như ở phương Đông, Tây Âu nhanh chóng
tăng trưởng kinh tế, thương mại và sức mạnh quân sự và vượt qua các khu
vực khác trên thế giới.
- Phát minh ra đời ngày càng nhiều
- Những cuộc cải cách tôn giáo
- Phong trào “Văn hóa Phục hưng”-tự do trong tư tưởng

Các quốc gia phương Tây đã phát huy những lợi thế của mình:

Câu 5: Các cuộc cách mạng tư sản đã tác động như thế nào tới quan hệ quốc
tế thời Cận đại?
Các cuộc cách mạng tư sản đã lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời cùng với
nền thống trị của quý tộc phong kiến và giáo hội, xác lập chế độ xã hội tiến bộ hơn:
tư bản chủ nghĩa.
Các cuộc cách mạng tư sản mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển,
đẩy mạng giao thương, sức mạnh kinh tế trở thành thước đo quyền lực.
Sự xuất hiện của các giai cấp mới là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
Sau các cuộc cách mạng tư sản, giai cấp tư sản lên nắm quyền và xây dựng một
hình thái kinh tế xã hội mới: Chủ nghĩa tư bản.
Tác động tới quan hệ quốc tế:
- Sự xuất hiện của hai giai cấp mới và hình thái kinh tế xã hội mới: chủ nghĩa
tư bản
- Tác động tới ngoại giao: ngoại giao hiện đại ra đời (không bị chi phối bởi
quyền lực của vua và quý tộc như trước đó thì chỉ có vua mới có quyền
quyết định ngoại giao). Quyền hành pháp và lập pháp quyết định ngoại giao.
Ai ai cũng có thể bày tỏ quan điểm về các vấn đề quốc tế.
- Chiến tranh ở châu âu nổ ra nhằm xác lập quyền lực thống trị ở châu âu
(khơi mào là cách mạng tư sản pháp với đứng đầu là nã phá luân bôn na
pát): tranh giành thuộc địa, muốn thiết lập một trật tự thế giới
- Hệ thống toàn cầu và xuyên đại dương của thế giới được thiết lập hay được
gọi là “toàn cầu hóa lần thứ nhất”
Câu 6: Cách mạng công nghiệp tác động như thế nào tới tương quan lực
lượng trong quan hệ quốc tế thời cận đại?
Sự thay đổi vị trí của các cường quốc trong quan hệ quốc tế: Các nước công nghiệp
hóa mạnh trở thành các cường quốc hàng đầu thế giới: Anh, Pháp, Đức. Cuộc cách
mạng công nghiệp được coi là “Sự chuyển hóa vĩ đại của phương Tây”, đưa châu
Âu đứng lên vũ đài chính trị. Các quốc gia châu Á không bắt kịp nên bị lạc hậu,
thụt lùi so với phương Tây.
Xâm chiếm thuộc địa và tìm kiếm thị trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong
quan hệ quốc tế thời cận hiện đại
Câu 7: Chủ nghĩa đế quốc ra đời như thế nào và tác động của nó tới quan hệ
quốc tế?
Sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc:
Theo sự phát triển của kinh tế, các nước lớn có nhu cầu về thị trường và nguyên
liệu nhiều hơn -> tìm các nước thuộc địa, các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa,
tranh giành thuộc địa,…(đó là quá trình thực dân hóa) -> độc quyền về thuộc địa ->
các quốc gia có sức mạnh kinh tế và quân sự vượt trội đi đầu trong quá trình thực
dân hóa đó là các đế quốc.
Tác động của nó tới quan hệ quốc tế:
Thế giới bây giờ chia làm hai nhóm dân tộc, số ít là nhóm dân tộc đi áp bức, bóc
lột, số đông là nhóm dân tộc bị áp bức, bóc lột.
Các cường quốc tư bản chủ nghĩa tranh giành quyền bá chủ thế giới thông qua việc
bành trướng lãnh thổ và xâm lược thuộc địa
Các dân tộc bị áp bức và bóc lột nổi lên đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân
tộc.
Câu 8: Trật tự Wesphalia và vai trò của nó trong quan hệ quốc tế hiện đại?
Trật tự Wesphalia:
Trật tự Wesphalia được xây dựng dựa trên hòa ước Wesphalia, trật tự đánh giá sự
khởi đầu của hệ thống quan hệ quốc tế hiện đại.
Nguyên tắc “sự bình đẳng vốn có của các quốc gia có chủ quyền”
Trật tự Wesphalia với yếu tó cốt lõi là “sự cân bằng quyền lực” và “đa chủ thể”
Vai trò của trật tự Wesphalia trong quan hệ quốc tế hiện đại:
Trật tự Westphalia thúc đẩy những quan điểm về độc lập và chủ quyền của mỗi
quốc gia, đưa cân bằng quyền lực trở thành khái niệm chính trong chỉ đạo và công
thức của chính sách đối ngoại.
Nguyên tắc không can thiệp không được áp dụng với các quốc gia theo đạo Hồi và
phần còn lại của thế giới, chỉ áp dụng được với châu Âu và các quốc gia theo đạo
cơ đốc.
Câu 9: Hội nghị Vienna và Trật tự Vienna? Quá trình xói mòn của Trật tự
Vienna diễn ra như thế nào?
Hội nghị Vienna:
Bối cảnh: Pháp thua trận
Các nước tới hội nghị với những toan tính riêng:
Nga với vị thế là nước thắng trận và mạnh nhất ở châu Âu lúc bấy giờ, Sa hoàng
muốn xóa bỏ “yếu tố đa dạng” của trật tự thế giới cũ và xây dựng “một thế giới
chung” dưới danh nghĩa tôn giáo và sức mạnh quân sự lẫn trụ cột. trung tâm là Nga
Quay trở lại trật tự thế giới trước Wesphalia
Các nước khác tới hội nghị với một tâm thế làm thế nào để chấp nhận Nga vào trật
tự thế giới của họ mà vân giữ được nguyên tắc cơ bản là “sự tồn tại độc lập” giữa
các quốc gia. -> Các nước muốn dùng thêm lực lượng của nước Pháp để kiềm chế
Nga, (bộ trưởng bộ ngoại giao Pháp đi lại trong hội nghị Vienna như một nước
thắng trận) nên không muốn làm suy yếu Pháp.
Tham gia Hội nghị:
- Hội nghị ngoại giao lớn đầu tiên trong lịch sử (216 đại biểu của các nước
châu Âu – trừ Thổ Nhĩ Kì)
- Quyền quyết định thuộc về: Nga, Anh, Áo -> những nước mạnh nhất chiến
thắng Napoleon
Mục đích hội nghị:
- Thiết lập một trật tự thế giới mới (không thảo thuận được)
- Đàn áp phong trào tư sản, thiết lập lại chế độ quân chủ (đồng thuận)
- Ngăn cản sự trỗi dậy của nước Pháp (đồng thuận)
- Phân chia lợi ích và đất đai lãnh thổ (có thể thỏa thuận cho Nga)
Mâu thuẫn và thỏa thuận giữa các nước
Trật tự Vienna:
- Nguyên tắc duy trì “cân bằng quyền lực”
- Các nước châu Âu thống nhất dễ dàng là sử dụng biện pháp “sáp nhập lãnh
thổ” để duy trì cân bằng quyền lực ở châu Âu.
- Cần phải sáp nhập các lãnh thổ nhỏ để tạo thành một cường quốc đáng kể
bên cạnh Pháp nhằm tránh sự thôn tính -> cường quốc Phổ được mở rộng
lãnh thổ tạo ra một vị thế chiến lược mới chưa hề tồn tại trật tự Wesphalia.
- Liên Bang Đức được thành lập gồm 37 bang với mục tiêu: không quá
mạnh/quá chia rẽ để có thể tấn công bên ngoài nhưng đủ kiên cố để chống
lại các cuộc tấn công từ bên ngoài (chủ yếu là từ Pháp). Sự sắp xếp này
nhằm ngăn cản sự tấn công vào châu Âu, nhưng cũng không tạo mối đe dọa
đối với hai cường quốc lớn là Nga và Pháp

Quá trình xói mòn của Trật tự Vienna:


- Sự sụp đổ của “Đồng minh thần thánh” do thắng lợi của Cách mạng Pháp
- Sự mâu thuẫn của “Đồng minh tứ cường” do các cường quốc tìm cách mở
rộng Thuộc địa
- Cách mạng Công nghiệp ở Châu Âu làm thay đổi địa vị các cường quốc ->
tác động tới trật tự thế giới

Câu 10: Những nét lớn về tương quan lực lượng trong quan hệ quốc tế đầu
thế kỷ XX? Nguyên nhân nào đưa tới cuộc Chiến tranh thế giới thứ Nhất
(1914-1918)?
Tương quan lực lượng:
Hai nhóm nước mâu thuẫn lẫn nhau
Nhóm thứ nhất: Phát triển sớm, đã sớm giành được gần hết thuộc địa trên thế giới
(Anh, Pháp)
Nhóm thứ hai: Phát triển muộn hơn, hết thuộc địa và đòi phân chia lại thuộc địa
(Đức, Áo, Hung, Ý) Tiêu biểu là nước Đức dù phát triển sau nhưng lại phát triển
rất nhanh, nền kinh tế và quân sự vượt lên đứng hàng đầu châu âu nhưng lại có quá
ít thuộc địa
Nguyên nhân đưa tới chiến tranh thế giới thứ nhất:
Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa
Hình thành hai khối quân sự ở châu âu là khối liên minh và khối hiệp ước
Câu 11: Những diễn tiến của Quan hệ quốc tế trong Chiến tranh thế giới thứ
Nhất (1914-1918) và tác động của nó tới tương quan lực lượng trong quan hệ
quốc tế giai đoạn đó?
Gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Ưu thế thuộc về phe đức áo hung
kế hoạch của đức là đánh pháp trong chợp nhoáng rồi đánh nga rồi đức sẽ là bá chủ
châu âu
nhưng cuộc chiến với pháp khá cam go và quyết liệt bất phân thắng bại, chiến
tranh hầm hào
quân nga tới biên giới, đức chuyển phần lớn lực lượng đánh nga, bên phía pháp thì
bị thua bởi pháp ở trận vecdong
sự tham chiến của anh với ưu thế về hải quân dù không giành được chiến thắng
chung cuọc nhưng phe hiệp ước vẫn chiếm ưu thế hơn
cuối giai đoạn này, tình thế cách mạng bắt đầu xuất hiện với cách mạng tháng 2 ở
Nga
suy tính của mỹ khi muốn tham chiến: lo rằng phe hiệp ước sẽ bại trận, lo đức và
nhật sẽ liên minh và chiếm hết lợi ích của mình ở châu á thái bình dương, không
muốn một cường quốc công nghiệp như mình phải đứng ngoài cho các nước khác
tự phân chia lại thế giới
giai đoạn 2:
bắt đầu với sự tham chiến của mĩ: lấy cớ tàu ngầm của đức bắn vỡ tàu hàng của
mình
cách mạng tháng 10 bùng nỏ và giành thắng lợi, nga rút khỏi cuộc chiến với hòa
ước bret litop
mi tham chiến với sự thaats bại liên tiếp của phe liên minh và đầu hàng dần, phe
liên minh chỉ còn đức rồi đức cũng đầu hàng
tác động của diến tiến quan hệ quốc tế đó tới tương quan lực lượng trong giai đoạn
đó:

Câu 12: Những nét lớn trong tương quan lực sau khi kết thúc Chiến tranh thế
giới thứ Nhất (1914-1918)? Những yếu tố này sẽ tác động như thế nào tới việc
định hình trật tự thế giới sau chiến tranh?
Tương quan lực lượng:
Mĩ giàu lên sau cuộc chiến, muốn vươn lên vai trò lãnh đạo thế giới
Anh, Pháp dù thắng trận và được hưởng nhiều lợi lớn nhưng bị thiệt hại nặng nề
Các nước thua cuộc Đức, Áo Hung, Thổ Nhĩ Kì suy sụp
Tác động như thế nào đến việc hình thành trật tự thế giới sau chiến tranh:
Trật tự thế giới sau chiến tranh sẽ do các nước thắng trận sắp xếp
Trật tự này sẽ có sự góp mặt của Mĩ, một nhân tố mới
Câu 13: Hội nghị Versailles và trật tự ở châu Âu?
Hoàn cảnh
- Thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga, Nga rút khỏi chiến tranh bằng hiệp
ước Bret-Litop ký với Đức (mất một phần lãnh thổ)
- Tương quan lực lượng có sự thay đổi Đức, Áo-Hung, Thổ Nhĩ Kỳ suy sụp
- Các nước nhiều quyền lợi Anh, Pháp, Mĩ, Nhật
Các vấn đề được giải quyết trong Hội nghị Véc xai – Washington
Vấn đề thành lập “Hội Quốc Liên”
Vấn đề Nga
- Bàn nhanh gọn
- Nga “phản bội” lại đồng minh
- Đồng nhất trong quan điểm là sẽ “tiêu diệt” Nga, vì Nga Xô viết là thể chế
chính trị khác biệt
- Đẩy nước Đức làm tiên phong chống Nga
Vấn đề Đức
- Là vấn đề gây tranh cãi lớn nhất trong Hội nghị vì trực tiếp ảnh hưởng tới
trật tự thế giới trong tương lai
- Biên giới lãnh thổ
- Lãnh thổ ở Châu Âu
- 1/8 diện tích lãnh thổ, 1/12 dân số (2 tỉnh phía Tây cho Pháp, đường ra biển
cho Ba Lan, lãnh thổ cho Bỉ và Đan Mạch), 1/7 diện tích đất trồng, ¼ mỏ
sắt, 1/3 mỏ than, 2/5 sản lượng gang và 1/3 sản lượng thép
- Pháp: muốn khôi phục lại đường biên giới trước năm 1815 (Anh giữ thái độ
trung lập còn Mĩ kiên quyết phản đối)
- Lãnh thổ thuộc địa
- Đức bị lấy toàn bộ lãnh thổ thuộc địa. Ở Châu Phi thuộc về Anh, Pháp, Bỉ,
Bồ Đào Nha (Anh được phần lớn nhất). Các đảo ở Thái Bình Dương thuộc
về Anh và Nhật, vùng Sơn Đông ở Trung Quốc giao cho Nhật
- Phản ứng của Đức
- “Hôm nay tại Nhà Kính ở Versailles một Hòa ước đáng hổ thẹn đã được ký
kết. Không bao giờ tha thứ cho nó! Chính tại nơi này, vào năm 1871 huy
hoàng. Đế quốc Đức ra đời trong một niềm vinh quang của mình, hôm nay
danh dự của nước Đức đã bị chôn xuống mồ. Không bao giờ tha thứ cho nó!
Sẽ có sự báo thù cho nỗi nhục năm 1919”
- Đường ra biển cho Ba Lan. Hải cảng Danzig có vai trò quan trọng đi ra biển
Baltic và người dân sống ở đó là ngoài Đức. Tách vùng Đông Phổ ra khỏi
lãnh thổ nước Đức
- Nước Đức không thể chấp nhận được việc cắt đất và nhất là vùng đất phía
Đông -> không chấp nhận vì nó không xuất phát đúng các nguyên tắc về sắc
tộc mà đều là do toan tính chiến lược hoặc kinh tế
- Đảm bảo an ninh
- Đức bị hạn chế vũ trang tối đa
- Hải quân: Chỉ còn 36 tàu chiến
- Lục quân: giới hạn trong vòng 100.000 người với vũ khí thông thường
- Không quân: Không được phép có lực lượng không quân: không được sản
xuất máy bay, xe tăng, pháo lớn, tàu chiến, tàu ngầm,…
- Hệ thống phòng thủ phía Tây (tiếp giáp Anh và Pháp) bị dỡ bỏ và trở thành
vùng ủy trị của Liên Hợp Quốc trong vòng 15 năm
- Quân đội Đức phải rút khỏi tất cả các lãnh thổ hải ngoại (chỉ được ở lại vùng
biển Baltic do toan tính nhằm dùng Đức chống lại Nga)
- -> Nước Đức không chấp nhận được thực tế mình bị áp đặt các điều khoản
quá nặng nề về mặt quân sự
- Tội phạm chiến tranh và bồi thường chiến phí
- Đức phải chấp nhận Đức trách nhiệm gây ra cuộc chiến cũng như các khoản
bồi thường nặng nề (Pháp nhận 52%, Anh nhận 22%, Ytalia 10%,…)
- Vấn đề này tranh cãi gay gắt trong Hội nghị
- Pháp: Chủ trương đòi bồi thường thật nhiều cho Đức kiệt quệ
- Anh: ban đầu đồng ý với Pháp nhưng sau đó lại nghiêng về phía Mĩ: Anh và
Mĩ có tiếng nói chung về việc không làm cho Đức quá suy yếu ở châu Âu để
dùng Đức kiềm chế Pháp và Nga
- Mỹ có những toan tính riêng về “công cụ tài chính”
- Các nước bất đồng ý kiến và phải giao cho một ủy ban để giải quyết
Hệ thống hòa ước Versailles
- Tháng 5.1919, đoàn đại biểu Đức do Brockdorff - Rantzau đến tham dự hội
nghị nhưng thực chất là để nhận quyết định của Ủy ban Tứ cường. Bắt đầu
từ Hiệp ước Versailles kỷ ngày 28.6.1919 với nước
- Các Hiệp ước khác được Ủy ban Tứ cường thảo luận và kỳ với các trớc bại
trận khác:
- Hiệp ước Saint-Germain-en-Laye ký ngày 10/9 với Áo và Hiệp ước Trianon
ngày 4.6.1920 với Hungaria – Áo Hung tan rã, nhiều nước mới ra đời trong
đó ÁO chỉ còn lại 80.000km2 và 6 triệu dân là người Đức; Hai nước mới là
Tiệp Khắc và Nam Tư ra đời
- Hiệp ước Neuilly ngày 27.11 với Bulgaria
- Hiệp ước Sèvres ký ngày 10.8.1920 với đế quốc Ottoman. Xóa bỏ Đế quốc
Ottoman; lãnh thổ của TNK bị thu hẹp và các quốc gia trung đồng như
Syria, Liban, Palestin ... tách khỏi Thổ Nhĩ Kỳ
Tác động
1. Làm thay đổi nhiều đường biên giới và lãnh thổ trên cơ sở toan tính và
tương quan lực lượng của các nước thắng trận. Vi phạm vào sự thống nhất
lãnh thổ và biên giới của các dân tộc châu Âu, đưa tới sự thù hằn dân tộc.
2. Hai đế quốc tan rã: Áo-Hung và Thổ Nhĩ Kỳ, Đế quốc Đức bị thu hẹp lãnh
thổ; nhiều quốc gia mới được ra đời ở Đông Âu và Trung Cận đông.
3. Sự phân chia thế giới theo trật tự Versailles chỉ là sự hòa hoãn tạm thời bởi
các nước đều không hài lòng với điều họ đạt được. Các nước thắng trận nảy
sinh mâu thuẫn
4. Mĩ: Không đạt được ý muốn lãnh đạo thế giới (Quốc hội Mỹ không phê
chuẩn hòa ước Versailles) ; sự phản đối của Anh và Pháp
Các nước
- Pháp: Cho rằng đã không làm suy yếu hoàn toàn được Đức và nhân nhượng
quá nhiều với Mĩ. Pháp tuyên bố sau hội nghị là phải sửa đổi Hòa ước ngay
- Italia và Nhật Bản: Chỉ thỏa mãn một phần nhỏ tham vọng của mình. Nhật
được bán đảo Sơn Đông và một số đảo ở Thái Bình Dương song điều Nhật
muốn đưa vào Hiến chương Hội Quốc Liên điều khoản “quyền bình đẳng
giữa các chủng tộc” không được các nước chấp nhận. Tinh thần Samurai
(không được khuất phục,.. chỉ cúi đầu trước Thiên Hoàng)
- Anh: là nước tạm thời hài lòng nhất với những gì mình đạt được: duy trì địa
vị đứng đầu thế giới về hải quân, mở rộng thêm thuộc địa, tranh thủ sự vắng
bóng của Mĩ trong Hội Quốc Liên để nắm lấy tổ chức và đạt nhiều thỏa
thuận với Mĩ

Câu 14: Hội nghị Washington và trật tự ở châu Á-Thái Bình Dương?
Bối cảnh
- Mĩ không đạt được nhiều lợi ích ở hội nghị Versailles
- Nhật và Mĩ chạy đua ảnh hưởng với các nước châu Âu (Nhật cũng là chủ
nợ lớn thứ hai thế giới sau Mĩ)
- Mĩ nhân cơ hội các nước châu Âu lệ thuộc vào Mĩ về kinh tế để chấp nhận
cho Mĩ những quyền lợi mà Mĩ chưa đạt được tại hội nghị Versailles
- Sự mở rộng ảnh hưởng của Nhật ở châu Á – Thái Bình Dương và lợi ích
ở Trung Quốc: Ký “hiệp ước 21 điểm” với Trung Quốc để mở rộng ảnh
hưởng, đưa ra chính sách “Châu Á của người Châu Á” để loại các đối thủ ra
khỏi khu vực mà trước hết là Mĩ
- Mĩ không muốn Nhật mở rộng sự ảnh hưởng và thống trị ở Châu Á – TBD,
vì Mĩ muốn khu vực này
- Mĩ đặt trọng tâm của mình tại châu Á và triệu tập Hội nghị Washington
1921
Nội dung Hội nghị
- Hội nghị gồm 9 nước tham dự nhằm chia lại lợi ích ở Châu Á-TBD và chi
phối hội nghị là 3 nước Mĩ, Anh, Nhật
- Hội nghị kí 3 hiệp ước: hiệp ước 4 nước, hiệp ước 5 nước, hiệp ước 9 nước
- Hiệp ước 4 nước là thắng lợi đầu tiên của Mĩ, vì:
- Thứ nhất, Ngăn chặn ý định mở rộng ảnh hưởng của Nhật ra các đảo thuộc
khu vực này
- Thứ hai: phá vỡ được liên minh Anh Nhật với mục đích cô lập Nhật, khiến
Nhật không có chỗ dựa để chống Mĩ, ngăn chặn Anh không liên kết được
với Nhật để thoát khỏi ảnh hưởng của Mĩ
- Hiệp ước 5 nước: Mĩ, Anh, Nhật, Pháp, Italia nhằm tạo thế cân bằng về quân
sự (hải quân) ở Châu Á - Thái Bình Dương
- Quy định tỷ trọng hải quân 5 nước: Tỷ trọng (tàu được đóng lớn bao nhiêu)
cho chiến hạm chủ lực của Anh - Mĩ là lớn nhất và bằng nhau so với các
nước khác (>500 tấn)
- Nhật bản đứng thứ hai (>300 tấn)
 Liên minh Anh-Nhật bị phá vỡ tại hiệp ước này, hiệp ước tác động mạnh đến
sức mạnh hải quân Nhật
- Pháp và italia (>100 tấn)
- Thắng lợi thứ hai quan trọng của Mĩ ở Châu Á, vì
- Thứ nhất: Mĩ đạt được cân bằng hải quân với Anh (vốn lâu nay là bá chủ hải
quân trên biển)
- Thứ hai: hạn chế được tham vọng hải quân của Nhật, ngăn ngừa mối đe dọa
của hải quân Mĩ ở Châu Á- Thái Bình Dương
- Nhật không hài lòng song đành chấp nhận sự duy trì nguyên trạng các căn
cứ hải quân ở Châu Á Thái Bình Dương bởi khi đã mất đồng minh với Anh,
Nhật không đủ khả năng ứng phó với Mĩ
- Hiệp ước 9 nước: hiệp ước về Trung Quốc được ký kết năm 1922: mục tiêu
nhằm mở cửa Trung Quốc
- Cam kết tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập quyền hành chính
của Trung Quốc
- Trung Quốc buộc phải mở cửa cho các nước
- Là thắng lợi thứ ba của Mĩ, vì
- Thứ nhất: Mĩ gạt bỏ được đặc quyền của nhật bản tại trung quốc
- Thứ hai: thực hiện thành công chính sách quốc tế háo trung quốc
Hội nghị Washington hoàn toàn có lợi cho Mĩ, trong khi nước Anh phải chấp
nhận nhượng bộ: từ bỏ nguyên tắc “sức mạnh quân sự gấp đôi” đã có từ năm
1914, theo đó hải quân Anh phải có hạm đội bằng hai hạm đội mạnh nhất thế
giới cộng lại, đồng thời phải huỷ bỏ liên minh Anh - Nhật. Từ đây hải quân Mĩ
ngang hàng với Anh và vượt qua Nhật. Mĩ còn thực hiện được việc xâm nhập
vào thị trường viễn Đông và Trung Quốc thông qua chính sách “mở cửa”. Với
hệ thống Hiệp ước Washington, Mĩ đã giải quyết quyền lợi của mình bằng cách
thiết lập một khuôn khổ trật tự mới ở Châu Á - Thái Bình Dương do Mĩ chi
phối. Người Nhật cũng có điều kiện phát triển lực lượng hải quân, phục vụ cho
những kế hoạch tiếp theo của mình.
Câu 15: Trật tự thế giới theo hệ thống Versailles- Washington và những đặc
điểm của nó?
Trật tự Versailles – Washington là trật tự thế giới ra đời sau hai hệ thống hòa ước
Versailles và Washington, được thành lập bởi các nước thắng trận, chủ yếu là Anh,
Pháp, Mỹ, và Nhật, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm tái lập lại hòa bình,
củng cố sự phân chia thế giới cho phù hợp tương quan lực lượng mới thời hậu
chiến. Trật tự lập ra để kết thúc chiến tranh, nhưng sự trừng phạt quá nặng nề và
bất công đối với các nước thua trận, kết hợp với xung đột lợi ích giữa các cường
quốc khiến trật tự này đơn giản chỉ là một khoảng thời gian ngừng bắn với một loạt
các mâu thuẫn đi kèm theo đó.
Trật tự Versailles-Washington là một trật tự của thế giới đế quốc, được thành lập
bởi các chính phủ chiến thắng, chủ yếu là Anh, Pháp, Hoa Kỳ và Nhật Bản, sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Trật tự Versailles – Washington nhằm củng cố sự phân chia thế giới sau chiến
tranh và không chỉ nhằm chống lại các nước bại trận mà còn chống lại nhà nước
Xô Viết với chế độ cộng sản chủ nghĩa và các phong trào giải phóng dân tộc ở các
thuộc địa và các nước phụ thuộc. Hệ thống được cấu thành từ hệ thống hòa ước
Versailles (1919 – 1920) và Hội nghị Washington (1921 – 1922).
Trật tự Versailles – Washington bị đe dọa bắt đầu từ những năm 1929, sự kiện sụp
đổ thị trường chứng khoán phố Wall đã đẩy các nước vào thời kỳ khủng hoảng
kinh tế thừa, khiến hàng trăm triệu nhân dân các nước phải lâm vào cảnh đói
nghèo, thất nghiệp tràn lan. Chính vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước tư bản đẩy lên
đỉnh điểm, bên cạnh đó còn là sự đấu tranh gay gắt của các nước chịu thuộc địa
Với sự bắt đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai, Trật tự Versailles – Washington
hoàn toàn sụp đổ
Câu 16: Đánh giá trật tự Versailles- Washington trong hệ thống quốc tế?
V-O: đặt lợi ích quốc gia cao hơn sự đồng thuận, tranh giành lợi ích, mâu thuẫn và
tranh chấp, các nước muốn càng nhiều lợi ích càng tốt,…,
Trật tự này chỉ phục vụ cho các nước đế quốc thắng trận và gây ra nhiều bất mãn
giữa các nước thua trận và phải chịu nhiều khó khăn
trật tự này sẽ không tồn tại lâu dài vì những lí do trên
Câu 17: Những nét lớn trong quan hệ quốc tế giữa hai cuộc chiến tranh thế
giới?
Các nước Tây Âu là nhân tố chính gây nên và tham gia vào hai cuộc chiến tranh
* Đặc điểm nổi bật: Yếu tố lợi ích quốc gia-dân tộc được các nước Tây Âu đặt lên
hàng đầu.
+ Các xung đột dẫn đến chiến tranh xoay quanh yếu tố này
+ Trong chính sách đối ngoại của mình, các quốc gia sử dụng yếu tố “lợi ích quốc
gia dân tộc” để xác định lợi ích cho mình.
Vì sao Tây Âu có đặc điểm này:
+ Yếu tố quan trọng nhất chính là sự tác động của “Hệ thống quốc tế”: lúc này là
những nhân tố quan trọng nhất tác động tới quốc gia: sự thay đổi quyền lực giữa
các cường quốc thông qua sự thay đổi về tương quan lực lượng.
+ Xu thế chính lúc đó: các quốc gia tăng cường quyền lực để bảo vệ lợi ích của
mình-> “cuộc chạy đua đảm bảo an ninh quốc gia bằng sức mạnh quân sự”->
“càng muốn đảm bảo an ninh thì nguy cơ mất an ninh càng tăng”.
+ Các xung đột diễn ra liên tiếp trong QHQT
Câu 18: Anh và Pháp đóng vai trò gì trong trật tự thế giới Versailles-
Washington?
Anh và Pháp đóng vai trò trung tâm trong trật tự thế giới Versailles – Washington,
vì:
Sự thay đổi về cán cân quyền lưc:
+ Nước Mĩ: nước mạnh nhất vào năm 1919, đột ngột thực hiện “chủ nghĩa biệt
lập” về ngoại giao từ những năm 1920s
+ Nga: Sa hoàng sụp đổ, nước Nga XHCN tách khỏi hệ thống thế giới và bị cô lập
+ Italia và Nhật Bản: bị giảm quyền lực sau những quyết định của hệ thống hòa
ước Versailles-Washington và lặng lẽ rút khỏi bàn cờ chính trị thế giới
+ Quyền lực rơi vào tay Anh và Pháp: mặc dù hai nước này đều tổn thương nặng
nề trong Thế chiến I
-> Tây Âu vẫn là trung tâm của QHQT và xoay quanh trục Pháp-Anh
Đóng vai trò trung tâm và điều hành trật tự thế giới nhưng hai nước chỉ chú trọng
tới lợi ích riêng của quốc gia mình, không tập trung vào các vấn đề chung của thế
giới và không đưa ra được một chính sách toàn cầu. Những chính sách thời kỳ này
được đánh giá là thực dụng và trước mắt, không phải lâu dài và có tính chất chiến
lược.
Câu 19: Đại suy thoái (1929-1933) và những tác động của nó tới trật tự thế
giới?
Đại suy thoái 29-33 là một cuộc khủng hoảng thừa
“Khủng hoảng thừa”:
+ Khởi đầu ở Mĩ và lan sang các nước Tây Âu: Đức, Anh, Italia, Pháp
+ Nước Mĩ bị tác động mạnh nhất do sự phát triển mạnh của kinh tế và áp dụng
“Chủ nghĩa tự do” trong kinh doanh.
Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ các nước tư bản với việc chạy đua sản xuất hàng
loạt sản phẩm và hàng hoá số lượng lớn, mong đạt được lợi nhuận khổng lồ. Từ đó,
người dân không tiêu thụ hết dẫn tới thừa ế sản phẩm và hàng hoá tràn lan, tạo nên
sự mất cân bằng giữa cung và cầu, tiền mất giá, tài chính đi xuống trầm trọng.
Đồng thời, làm các quan hệ giữa các quốc gia xấu đi, nhiều xích mích và tranh
chấp quyền lợi xảy ra.
Từ khủng hoảng kinh tế đưa tới khủng hoảng về chính trị-xã hội
Các nước Tây Âu lựa chọn cách thức đối phó với khủng hoảng khác nhau: Sự chia
rẽ
Cuộc đại suy thoái đẩy nhanh quá tình xói mòn của trật tự thế giới khi:
dẫn tới những khủng hoảng về chinhs trị xã hội, khiến các nước phải đi vào giải
quyết và khắc phục tình trạng đó, các nước có cách giải quyết khác nhau đó chính
là sự chia rẽ của giới tư bản, giữa hai nhóm nước:
nhóm mĩ anh pháp: giải quyết khủng hoảng bằng con đường hòa bình, đưa ra
những chính sách và an sinh xã hội
nhóm đức ý nhật có sức mạnh thực lực về kinh tế nhưng thiếu thị trường vì bị mất
hết thuộc địa vì thua trận nên rất bất mãn với trật tự thế giới lúc bấy giờ, họ muốn
phá vỡ trật tự thế giới vfa giải quyết khủng hoảng bằng con đường chiến tranh.
nhật bản thì quân phiệt hóa còn đức và ý thì phát xít hóa
Câu 20: Sự thay đổi trong cục diện thế giới diễn ra như thế nào trong giai
đoạn 1929- 1939?

Câu 21: Phân tích chính sách đối ngoại của Anh, Pháp, Mỹ. Liên Xô và Đức
giai đoạn 1929-1939?
Chính sách đối ngoại:
Anh: tìm kiếm “an ninh riêng rẽ” ký thỏa thuận hải quân với đức
Pháp: tìm kiếm an ninh riêng rẽ kí hiệp ước an ninh với liên xô và tiệp khắc
Mỹ:
Liên Xô:
Đức: phát xít hóa, rút khỏi hội quốc liên và không trả nợ
Câu 22: Trật tự Versailles- Washington đã xói mòn và sụp đổ như thế nào?
Phân tích nguyên nhân?
trật tự đã xói mòn ngay từ sau hệ thống vecxai vì sự sắp đặt quá khắt khe với nước
đức tạo nên sự bất mãn
nguyên nhân sự xói mòn của trật tự:
quyền lực điều hành trật tự rơi vào tay hai nước anh và pháp, trong khi hai nước
này không có thực lực thực sự và bị suy yếu sau chiến tranh.
Hai nước chỉ quan tâm tới lợi ích quốc gia
cuộc đại suy thoái 29-33 càng đẩy mạnh quá trình xói mòn của trật tự vì dẫn đến
khủng hoảng về cả mặt chính trị và xã hội và là cơ hội phát triển của chủ nghĩa
phát xít
anh và pháp đã không có những hành động hiệu quả để ngăn chặn nguy cơ này
chính những nước dồng minh phát sinh mâu thuẫn và không tin tưởng nhau, rạn
nứt -> tìm kiếm an ninh riêng rẽ bằng cách kí các hiệp ước an ninh
anh và pháp đã không điều hòa được lợi ích riêng của mình với việc giải quyết các
vấn đề chung, cả hai ưu tiên vấn đề trước mắt hơn là vấn đề chiến lược.
Câu 23: Làm rõ quá trình hình thành những mâu thuẫn và liên minh trong
quan hệ quốc tế giai đoạn trước Chiến tranh thế giới thứ Hai? Phân tích bản
chất của những mâu thuẫn và liên minh đó?
Quá trình hình thành
Mâu thuẫn:
Mâu thuẫn giữa các nước thắng trận và thua trận do các điều khoản trừng phạt khắt
khe
Mâu thuẫn giữa các nước được hưởng nhiều quyền lợi và các nước dù thắng nhưng
cũng không được hưởng lợi ích gì
Mâu thuẫn vì đại suy thoái 29-33, hình thành nên các xu hướng khác nhau trong
việc tìm kiếm những con đường thoát ra khỏi khủng hoảng.
Mâu thuẫn giữa hai bên một bên muốn phá vỡ trật tự và một bên không muốn phá
vỡ trật tự
Mâu thuẫn giữa hai khối liên minh một bên là đức nhật ý một bên là anh pháp mĩ,
hai khối chạy đua vũ trang và dãn tới sự hình thành những lò lửa chiến tranh,
Liên minh:
bản chất của liên minh vẫn là chỉ nghĩ tới lợi ích riêng của mình, có thể gỡ bỏ liên
minh và lật mặt ngay lập tức nếu không cùng chung lợi ích
- Hết-

You might also like