You are on page 1of 10

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO


KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
--------------------

PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI “ PHÂN TÍCH CHỦ TRƯƠNG,


ĐƯỜNG LỐI LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI
CÁCH MẠNG HAI MIỀN NAM BẮC GIAI ĐOẠN
1954-1965”

Giảng viên: Vũ Hồng Nhung


Lớp học phần: LSĐCSVN-QHQT49.4_LT
Nhóm: 01

Hà Nội – 2024
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN

Nguyễn Thuỳ Linh (Nhóm trưởng)

Bùi Trung Quý QHQT49B11395

Nguyễn Thị Lan Anh QHQT49C41118

Trương Thị Bảo Linh

Trần Thị Bình

Trần Huyền Trang QHQT49C11459

Southida Singdala QHQT49A11961

Đinh Thảo Nguyệt


I. Nhận xét chung

1. Về mặt tích cực :

Trước hết nhóm bạn đã có trách nhiệm nghiên cứu và hoàn thành đề tài đúng
hạn, nội dung tương đối đầy đủ, khâu trình bày, trích nguồn đã tương đối cẩn thận. Bài
báo cáo đã thể hiện sự nỗ lực và tận tâm của nhóm các bạn trong quá trình nghiên cứu.
Chúng tôi nhận thấy rằng các bạn đã đầu tư thời gian và công sức để thu thập và phân
tích những tài liệu tham khảo một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng.

Trong phần triển khai các bạn đã làm rõ được những chủ trương, đường lối
lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng hai miền Nam Bắc giai đoạn 1961 - 1965, làm
sáng tỏ được vai trò là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đội tiên phong của nhân
dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi đối với
cách mạng Việt Nam.

2. Về mặt hạn chế :

Về mặt hình thức, độ dài ngắn của các chương chưa thật sự cân đối, chương thì
quá ngắn, chương thì quá dài. Chúng mình gợi ý nhóm các bạn nên có sự cân đối giữa
các chương về mặt dung lượng và nội dung để bài báo cáo có tính thuyết phục hơn.
Ngoài ra thì cũng còn một số lỗi về cách dùng từ hay sai chính tả.

Về mặt nội dung, nhiều nội dung các bạn chỉ nói lướt qua mà phân tích chưa
rõ, còn chồng chéo và chưa giải quyết được triệt để các vấn đề đã đặt ra. Về những
thiếu sót cụ thể, chúng mình xin phép được nói kỹ hơn ở phần II.

Bên cạnh đó, chúng mình kiến nghị các bạn có thể thêm tiểu kết nhỏ để kết
thúc chương ở cuối mỗi chương để chương đó được cô đọng lại một cách ngắn gọn và
truyền tải ý kiến đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.

II. Góp ý, bổ sung:

1
Giữa 2 chương đầu có sự chồng chéo về mặt nội dung. Ở chương I bài báo cáo
đề cập đến bối cảnh quốc tế và trong nước. Nội dung này bị lặp với chương II. Để hợp
lý thì nhóm có thể bỏ chương I để nói gộp vào chương II.

Dưới đây là những nhận xét, góp ý cụ thể về từng chương:

1. Chương I

Đoạn 2 Phần 1 : “...Bên cạnh đó, tồn tại một số khó khăn có thể cản trở cho
cách mạng nước ta: Mĩ có âm mưu làm bá chủ thế giới, đề ra chiến lược toàn cầu được
nhiều đời tổng thống nối tiếp nhau xây dựng và thực hiện, gây khó khăn cho phong
trào cách mạng thế giới…”

Nhóm chúng mình đề xuất nên chỉnh sửa từ “đề ra chiến lược toàn cầu” thành
“Các chiến lược toàn cầu phản cách mạng” để người đọc nắm được tên gọi chính xác
cũng như nhìn nhận được âm mưu trong chiến lược này của Mỹ.

Đoạn 1 Phần 2 : “... Đi cùng với đó là nhiều thuận lợi: miền Bắc hoàn toàn
giải phóng, làm căn cứ địa hậu phương cho cả nước. Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp
quản Hà Nội; ngày 1/1/1/1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí
Minh trở về thủ đô. Đến ngày 16/5/1955, lính Pháp cuối cùng rời khỏi Hải Phòng;
ngày 22/5/1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà, miền Bắc hoàn toàn
giải phóng. Thêm vào đó, thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn sau chín năm
trường kỳ kháng chiến chống Pháp. Nhân dân trong nước đều đồng lòng, ý chí và
quyết tâm thống nhất đất nước dâng cao…”

Trong đoạn này, tuy nói về thuận lợi nhưng các bạn nói nhiều về mốc thời gian,
và những số liệu. Điều này sẽ phù hợp hơn nếu các bạn đưa vào phần bối cảnh, tình
hình. Để trình bày thuận lợi các bạn cần khái quát thành những vấn đề chung như:
miền Bắc được hoàn toàn giải phóng làm căn cứ địa hậu phương cho cả nước; thế và
lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn trước sau chín năm kháng chiến; có ý chí độc lập
thống nhất của nhân dân cả nước. Ngoài ra trong đoạn này có một lỗi không cẩn thận

2
của nhóm là về ngày 1/1/1955, mình nghĩ rằng đây là một lỗi không nên có, hi vọng
các bạn sẽ cẩn thận hơn.

Đoạn 2 Phần 2 : “Tuy nhiên, hiệp định Giơ-ne-vơ đối với Việt Nam chưa phải
là một thắng lợi trọn vẹn, vì lúc này đất nước bị chia cắt làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17
làm ranh giới quân sự tạm thời. Miền Bắc đã được giải phóng nhưng do hậu quả chiến
tranh nên nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu. Miền Nam vẫn nằm dưới quyền kiểm
soát của chính quyền thực dân. Đế quốc Mỹ sau đó đã thay chân Pháp, nhảy vào miền
Nam Việt Nam, lập nên chính quyền Việt Nam cộng hòa. Từ đây, Mĩ trở thành kẻ thù
trực tiếp của nhân dân Việt Nam.”

Nên bổ sung thêm khó khăn của cách mạng miền Nam,vì chúng ta đang làm về
đường lối lãnh đạo của Đảng nên mình nghĩ rằng có thể đưa ra số liệu cụ thể để làm rõ
hơn sự khó khăn mà Đảng gặp phải lúc bấy giờ. “Thời điểm từ những năm 1955-1959
Nam bộ chỉ còn 5000 đảng viên so với 60000 đảng viên trước đó. Có tỉnh chỉ còn một
chi bộ đảng. Ở khu V, 12 huyện không còn cơ sở đảng, hơn 22.000 vạn đảng viên chỉ
còn xấp xỉ 160 đảng viên. Cách mạng miền Nam trong giai đoạn khó khăn nhất.”
(Trích từ giáo trình lý luận chính trị những vấn đề cơ bản về lịch sử Đảng và Đảng
cộng sản Việt Nam)

2. Chương II

Đoạn 1 Phần 1 : “Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Giơ-Ne-Vơ
(7/1954), miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, đó là điều kiện chính trị- xã
hội hết sức thuận lợi…”

Đoạn này có thể bổ sung thêm: “thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn sau
chín năm kháng chiến; có ý chí thống nhất độc lập của nhân dân cả nước”. Nhằm chỉ
ra được cụ thể sự thuận lợi về điều kiện chính trị - xã hội của Miền Bắc nước ta sau
chiến thắng 1954.

Đoạn 2 Phần 1: “Nhận thức sâu sắc những thuận lợi và khó khăn của miền
Bắc, đồng thời để tạo tiền để kinh tế-xã hội mở đường đường để tiến lên chủ nghĩa xã

3
hội, Đảng đã mở các Hội nghị bàn về vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc…”

Phần trên đoạn trích này, chúng mình thấy nhóm bạn đã kể ra được những khó
khăn, chưa thấy nói rõ về thuận lợi. Nhưng bên dưới các bạn lại viết là “nhận thức
được thuận lợi & khó khăn”. Vì vậy nhóm chúng mình kiến nghị các bạn bổ sung
thêm về các thuận lợi mà miền Bắc đã và đang có được.

Đoạn 3 phần 1: “...miền Bắc trở lại”

Chúng mình nghĩ nhóm nên cân nhắc sử dụng từ ngữ sao cho hợp lý và tránh
hiểu lầm. Do đó, nhóm chúng mình đề xuất nhóm bạn đổi cụm trên thành “miền Bắc
hồi phục” hoặc “miền Bắc trở lại bình thường”

Đoạn 8 phần 1: “Tuy nhiên trong quá trình này, bên cạnh những kết quả tích
cực đã đạt được, ta đã phạm phải một số sai lầm nghiêm trọng. Điều này đã gây ra
một số tổn thất đối với Đảng và quan hệ nhân dân với Đảng. Hội nghị lần thứ 10 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa II, tháng 9/1956 đã nghiêm khắc kiểm điểm những
sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, công khai tự phê bình trước
nhân dân, thực hiện kỷ luật đối với một số uỷ viên. Công tác sửa sai đã được thực hiện
trong giai đoạn từ năm 1956-1957 đã được tiến hành một cách thành khẩn, khẩn
trương và chặt chẽ, từng bước khắc phục những sai lầm này.”

Trong phần này, chúng mình nhận thấy nhóm bạn chưa làm rõ được tính sai
của chủ trương, đường lối. Vì vậy chúng mình kiến nghị nhóm bạn nên triển khai hết
đường lối của Đảng, sau đó rút ra và kết luận hạn chế ở cuối cùng.

Đoạn 2 phần 2: “Về phía Mỹ, sau hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), Mỹ thay chân
Pháp, nhảy vào miền Nam Việt Nam với nhiều ý đồ và âm mưu thâm độc…”

Trong phần này, nếu các bạn đang nói về chủ trương đối với miền Nam thì
chúng mình thấy việc các bạn bàn quá nhiều về hành động của Mỹ là không cần thiết,
nhất là trong khi dưới phần "về phía ta ..." các bạn cũng đã nhắc tới Mỹ rồi.

Đoạn 10 phần 2 : “Tháng 8-1956, trong dự thảo Đường lối cách mạng miền
Nam một lần nữa khẳng định chế độ thống trị của Mỹ Diệm ở miền Nam là một chế

4
độ độc tài, phát xít, hiếu chiến. Và xác định rằng để chống đế quốc Mỹ và tay sai,
nhân dân miền Nam chỉ có con đường cứu nước và tự cứu mình là con đường cách
mạng. Ngoài con đường cách mạng không có một con đường khác... Đường lối cách
mạng miền Nam là một trong những văn kiện quan trọng, góp phần vào sự hình thành
đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam của Đảng. “

Các bạn nên bổ sung thêm tên người đã dự thảo Đề cương đường lối cách
mạng Việt Nam ở miền Nam (tháng 8/1956) chính là Lê Duẩn. Đây cũng là một cách
để nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân vật lịch sử - người góp phần quan trọng để
định hướng, hình thành những đường lối chỉ đạo đúng đắn, phù hợp của Đảng và
Chính phủ ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Vì trong thời điểm đó, Đảng và
Chính phủ ta vẫn chủ trương đấu tranh hoà bình, không dùng bạo lực. Nhận thức này
chưa được đúng đắn với sự thay đổi trong tình hình mới. Bên cạnh đó do Đảng và
Chính phủ ta chủ yếu ở miền Bắc nên khó có thể nắm bắt được những chuyển biến
của cách mạng ở miền Nam Việt Nam.

Đoạn 11 Phần 2 : “Nghị quyết 15 có ý nghĩa vô cùng to lớn, đáp ứng nhu cầu
bức thiết nhất của cách mạng miền Nam lúc đó, làm xoay chuyển tình thế và mở
đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, đưa cách mạng thoát khỏi cơn nguy hiểm,
đáp ứng nguyện vọng tha thiết nóng bỏng của nhân dân miền Nam.”

Nên bổ sung thêm “Đồng thời sự hậu thuẫn và chi viện của miền Bắc cho các
mạng miền Nam được đẩy mạnh.” Vì theo chúng mình thì sự chi viện của miền Bắc ở
thời điểm này thật sự quan trọng và góp phần không nhỏ vào những thắng lợi trên.

Đoạn 13 Phần 2 : “Đây là sẽ là tổ chức tập hợp đoàn kết nhân dân miền Nam
đấu tranh, đồng thời là đại diện nói lên tiếng nói của nhân dân miền Nam trong thời kỳ
đầu đàm phán Hiệp định Paris thay cho Bộ Ngoại giao chưa được thành lập.”

Nên bổ sung thêm “Dấu ngoặc lớn trong tiến trình cách mạng miền Nam Việt
Nam-một tổ chức chính trị để tập hợp quần chúng, nhân dân đấu tranh” để nhấn mạnh
hơn về tính quan trọng đối với sự ra đời của tổ chức.

3. Chương III

5
Về tên đề mục phần 3 nhỏ, Các bạn nên để nội dung này vào chương III. Vì
Đại hội III đề ra những chủ trương, đường lối và ảnh hưởng trực tiếp đến giai đoạn
1961-1965 chứ không phải giai đoạn 1954-1960.

Đoạn 9 Phần 1: “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà”

Đây là câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong bài báo cáo, các bạn nên có
sự kỹ lưỡng từ những điều nhỏ nhất như trích tên tác giả của những câu nói các bạn
đưa vào.

Đoạn 10 Phần 1: “...Thành công của Đại hội lần thứ III của Đảng là cơ sở cho
“Toàn Đảng và toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ thành một khối khổng lồ. Chúng ta sáng
tạo. Chúng ta xây dựng. Chúng ta tiến lên.”

Nên bổ sung thêm “thành công lớn nhất là đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược
chung của CMVN trong giai đoạn mới. Đó là : tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ
hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền, nhằm thực hiện mục tiêu trước mắt là
giải phóng miền Nam, hòa bình thống nhất Tổ quốc.”

Đoạn 11 Phần 1: “Đại hội đã thể hiện sự lãnh đạo khéo léo, linh hoạt, sáng tạo
của Đảng trước tình hình mới.”

Một từ khóa mình nghĩ các bạn nên bổ sung khi đánh giá sự lãnh đạo của Đảng
đó là "phù hợp" với thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Đoạn 5 phần 2 : “Để thực hiện được mục tiêu này hiệu quả và tăng cường sự
nhanh chóng, kịp thời trong chỉ đạo của Trung ương Đảng với cách mạng miền Nam,
vào tháng 10/1961 Trung ương Cục miền Nam đã được thành lập với đồng chí
Nguyễn Văn Linh là Bí thư…”

Bổ sung “Đảng bộ miền Nam được kiện toàn với hệ thống tổ chức thống nhất,
tập trung từ Trung ương Cục đến các chi bộ. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam
Việt Nam còn làm chức năng của chính quyền cách mạng.”

4. Chương IV

6
Về đề mục một nhỏ, nhóm mình thấy các bạn để là “đánh giá”, thế nhưng nội
dung trong mục này lại đang liệt kê, kể về thành tựu mà Đảng và dân ta đã đạt được
trong giai đoạn 1954-1965. Vì vậy mình kiến nghị nhóm đổi tên mục một nhỏ thành
“thành tựu”.

5. Chương V

Trong phần kết luận, nhóm chúng mình nhận thấy các bạn chưa rút ra được bài
học, kinh nghiệm, thiếu sót của Đảng. Mới chỉ có ca ngợi, nêu rõ các mặt tích cực, các
thành tựu của Đảng, mà không nhắc lại các hạn chế đã được đề ra ở chương IV.

III. Câu hỏi :


1. Tại sao thời điểm tháng 7/1954 - trước những hành động vô nhân đạo, tráo trở
của địch tại chiến trường miền Nam, TW Đảng ta vẫn giương cao đấu tranh
chính trị?
2. Đâu lý do, động cơ để Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ III (9/1960) tại Hà Nội?
3. Vì sao Đại hội III khẳng định miền Bắc đóng vai trò quyết định nhất đối với sự
nghiệp thống nhất nước nhà và miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối
với sự nghiệp giải phóng miền Nam?
4. Đường lối thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng trong thời kì chống Mĩ cứu
nước giai đoạn 1954 - 1965 là gì?
5. Hãy chỉ ra những hạn chế của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng
Lao Động Việt Nam (9/1960) được tổ chức tại Hà Nội.
6. Trong phần trình bày ở giai đoạn 1954-1960, cụ thể ở đoạn: “Tuy nhiên trong
quá trình này, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, ta đã phạm phải
một số sai lầm nghiêm trọng. Điều này đã gây ra một số tổn thất đối với Đảng
và quan hệ nhân dân với Đảng.” Các bạn có thể làm rõ hơn là những sai lầm
này là gì và ảnh hưởng của nó không?
7. “...Bộ Chính trị nêu lên ba nhiệm vụ cụ thể trước mắt của cách mạng miền
Nam là: đấu tranh đòi thi hành Hiệp định; chuyển hướng công tác cho phù hợp
điều kiện mới; tập hợp mọi lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình, thống nhất,

7
độc lập, đấu tranh nhằm lật đổ chính quyền bù nhìn thân Mỹ, hoàn thành thống
nhất Tổ quốc.”
Các bạn hãy làm rõ điều kiện mới ở đây là gì ?

8. Trong bài, mình có thấy các bạn nhắc tới “...hơn hết là xuất khẩu các sản phẩm
nông- lâm- thủy sản nhằm nâng cao thu nhập quốc dân, tích lũy của cải cho
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.”
Tuy SGK T196, có đề cập tới việc cần phát triển NN-CNN-CNN, tuy nhiên
không có nhắc tới việc xuất khẩu các sản phẩm nông - lâm - thủy sản. Theo các
tài liệu mình tìm hiểu thì không thấy có nhắc tới vấn đề này. Mong nhóm bạn
cho nhóm mình xin một vài số liệu và nguồn tài liệu uy tín.
9. Các bạn có kết luận rằng “trong giai đoạn 1954 - 1965 cơ bản đã hoàn chỉnh
đường lối chiến lược chung của Cách mạng hai miền trong giai đoạn mới song
bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế”. Nhóm chúng mình nhận thấy các bạn
có nhắc tới thách thức, hạn chế nhưng chưa thấy nhắc tới các thành tựu/ thuận
lợi/ các cơ hội. Mình hy vọng các bạn có thể làm rõ khía cạnh này hơn.
10. Trong bài báo cáo, các bạn có nói “Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (7/1954)
khẳng định kẻ thù chính của nhân dân ta là đế quốc Mỹ, “hiện nay đế quốc Mỹ
là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực
tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống Mỹ.
Ngày nay, do tình hình mới, ta thay đổi phương châm, chính sách và sách lược
đấu tranh cốt để thực hiện một cách thuận lợi mục đích trước mắt.”, vậy
phương châm, chính sách và sách lược đấu tranh đã được thay đổi như thế nào?
So sánh cụ thể sự khác nhau?

You might also like