You are on page 1of 163

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/359256480

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC KỲ HẠN NỢ: BẰNG CHỨNG THỰC
NGHIỆM MỚI TỪ CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Article in Journal of International Economics and Management · November 2021

CITATIONS READS

0 12,636

3 authors, including:

Lanh Le Thi Toan Ngo Van


University of Economics Ho Chi Minh City
19 PUBLICATIONS 39 CITATIONS
6 PUBLICATIONS 39 CITATIONS
SEE PROFILE
SEE PROFILE

All content following this page was uploaded by Toan Ngo Van on 16 March 2022.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


ISSN 2615-9848
ISSN 2615-9848
TẠP CHÍ

QUẢN LÝ
VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

SỐ 141 2021

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế số 140 (09/2021)


TẠP CHÍ
01 Các yếu tố tác động đến cấu trúc kỳ hạn nợ: bằng chứng thực nghiệm mới từ
các công ty phi tài chính niêm yết tại Việt Nam
Lê Thị Lanh, Lê Thị Anh Đào, Ngô Văn Toàn
21 Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng ngầm và giá nhà ở
thương mại tại Trung Quốc
Nguyễn Thị Thuận
QUẢN LÝ
VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
41 Đánh giá hiệu quả đầu tư của các quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt
Nam trong giai đoạn Covid-19
Trần Thị Xuân Anh, Trần Thị Thu Hương
62 Nghiên cứu các nhân tố tác động tới ý định sử dụng dịch vụ thanh toán di
động dựa trên phân tích lợi ích - chi phí và ảnh hưởng xã hội
Đào Thị Minh Hậu, Nguyễn Vân Hà
80 Mối quan hệ giữa trải nghiệm, tính cách và sự thỏa mãn thương hiệu: nghiên
cứu đối với dịch vụ thể thao cao cấp của Elite Fitness
Nguyễn Hồng Quân
100 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên trên địa
bàn Thành phố Hà Nội trong bối cảnh Covid-19
Vũ Thị Hạnh, Nguyễn Ngọc Anh, Vũ Huyền Phương, Nguyễn Hồng Trà My
121 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc và sự cam kết gắn bó

SỐ 141 2021
với tổ chức của cán bộ công chức tại cơ quan cung ứng dịch vụ công: Nghiên
cứu tại Tổng cục Thủy sản Việt Nam
Trường Đại học Ngoại thương

Nguyễn Danh Nam, Uông Thị Ngọc Lan


143 Sự phát triển của thương mại xã hội tại Việt Nam
Mai Thu Hà, Lê Thị Thu Thuỷ, Hà Châu Anh,
Nguyễn Anh Thư, Mạc Thị Ngọc Diệp
HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP EDITORIAL BOARD
Bùi Anh Tuấn - Trường Đại học Ngoại thương, Việt Nam Bui Anh Tuan - Foreign Trade University, Vietnam
Bùi Thị Lý - Trường Đại học Ngoại thương, Việt Nam Bui Thi Ly - Foreign Trade University, Vietnam
Đào Ngọc Tiến - Trường Đại học Ngoại thương, Việt Nam
Dao Ngoc Tien - Foreign Trade University, Vietnam
Đào Thị Thu Giang - Trường Đại học Ngoại thương, Việt Nam
Dao Thi Thu Giang - Foreign Trade University, Vietnam
Đỗ Kim Chung - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Việt Nam
Do Kim Chung - Vietnam National University of Agriculture, Vietnam
Hoàng Thị Hòa - Trường Đại học Ngoại thương, Việt Nam
Hoang Thi Hoa - Foreign Trade University, Vietnam
Abe de Jong - Trường Đại học Erasmus, Hà Lan
Mario Kafouros - Trường Đại học Leeds, Anh Abe de Jong - Erasmus University, Holland

Lê Đăng Doanh - Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, Việt Nam Mario Kafouros - University of Leeds, England
Lê Thái Phong - Trường Đại học Ngoại thương, Việt Nam Le Dang Doanh - Vietnam Economic Association, Vietnam
Lê Thị Thu Thủy - Trường Đại học Ngoại thương, Việt Nam Le Thai Phong - Foreign Trade University, Vietnam
Lê Văn Cường - Trường Đại học Paris 1, Pháp Le Thi Thu Thuy - Foreign Trade University, Vietnam
Nguyễn Bách Khoa - Trường Đại học Thương mại, Việt Nam
Le Van Cuong - University of Paris 1 Pantheon - Sorbonne, France
Nguyễn Đức Khương - Trường Đại học Kinh doanh IPAG, Pháp
Nguyen Bach Khoa - Thuongmai University, Vietnam
Nguyễn Hoàng Nhựt - Trường Đại học Massey, New Zealand
Nguyen Duc Khuong - IPAG Business University, France
Nguyễn Ngọc Anh - Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phát triển, Việt Nam
Nguyen Hoang Nhut - Massey University, New Zealand
Nguyễn Thị Mơ - Viện Chính sách công và Pháp luật, Việt Nam
Nguyễn Thu Thủy - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam Nguyen Ngoc Anh - Development and Policies Research Center, Vietnam

Nguyễn Văn Minh - Trường Đại học Ngoại thương, Việt Nam Nguyen Thi Mo - Institute of Public Policy and Law, Vietnam
Nguyễn Việt Dũng - Trường Đại học Ngoại thương, Việt Nam Nguyen Thu Thuy - Ministry of Education and Training, Vietnam
Andrea Prencipe - Trường Đại học LUISS, Italia Nguyen Van Minh - Foreign Trade University, Vietnam
Tăng Văn Nghĩa - Trường Đại học Ngoại thương, Việt Nam Nguyen Viet Dung - Foreign Trade University, Vietnam
Từ Thúy Anh - Trường Đại học Ngoại thương, Việt Nam
Andrea Prencipe - LUISS University, Italy
Jean-Laurent Viviani - Trường Đại học Rennes 1, Pháp
Tang Van Nghia - Foreign Trade University, Vietnam
Vũ Hoàng Nam - Trường Đại học Ngoại thương, Việt Nam
Tu Thuy Anh - Foreign Trade University, Vietnam

TỔNG BIÊN TẬP Jean-Laurent Viviani - Rennes 1 University, France

Từ Thuý Anh Vu Hoang Nam - Foreign Trade University, Vietnam

EDITOR-IN-CHIEF
THƯ KÝ TOÀ SOẠN
Tu Thuy Anh
Trần Thị Ngọc Quyên

ASSOCIATE EDITOR
CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN Tran Thi Ngoc Quyen
Bùi Anh Tuấn
IN CHARGE OF PUBLICATION
Bui Anh Tuan
GIẤY PHÉP XUẤT BẢN
500/GP-BTTTT CẤP NGÀY 15/11/2019
PUBLICATION LICENSE
Nộp lưu chiểu tháng 10/2021
500/GP-BTTTT on November 15, 2019

TÒA SOẠN TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ EDITORAL OFFICE


Phòng B202, Nhà B, Trường Đại học Ngoại thương, 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Room B202, Building B, Foreign Trade University, 91 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi, Vietnam
Tel: (84-24) 38356800 * Fax: (84-24) 38343605 Tel: (84-24) 38356800 * Fax: (84-24) 38343605
Email: tapchi@ftu.edu.vn * Website: http://tapchi.ftu.edu.vn Email: tapchi@ftu.edu.vn * Website: http://tapchi.ftu.edu.vn
ISSN 2615-9848

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế


TẠP CHÍ

QUẢN LÝ
VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

Trang chủ: http://tapchi.ftu.edu.vn

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC KỲ HẠN NỢ:


BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM MỚI TỪ CÁC CÔNG TY
PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
Ngô Văn Toàn
Trường Đại học Tài chính - Marketing, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Lê Thị Lanh
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Lê Thị Anh Đào
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Ngày nhận: 07/08/2021; Ngày hoàn thành biên tập: 25/10/2021; Ngày duyệt đăng: 29/10/2021

Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu các yếu tố tác động đến cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh
nghiệp trong giai đoạn 2007-2018, với mẫu là các công ty phi tài chính niêm yết trên
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX).
Nghiên cứu dựa trên lý thuyết đại diện, phát tín hiệu, rủi ro thanh khoản và nguyên
tắc phù hợp và không có bằng chứng về tác động của thuế. Phương pháp phân tích
hồi quy bình phương nhỏ nhất gộp (POLS), hiệu ứng cố định (FEM) và hiệu ứng
ngẫu nhiên (REM), hồi quy IV- GMM và hồi quy bình phương nhỏ nhất biến giả
(LSDV) được thực hiện để phân tích dữ liệu. Bằng chứng thực nghiệm mới về các
chỉ báo có ý nghĩa quan trọng trong phát triển tài chính bao gồm các biến đại diện
cho sự phát triển của khu vực ngân hàng cũng như thị trường chứng khoán của nền
kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy quyền của chủ nợ và hệ thống thông tin là
những giả thuyết được xác nhận ảnh hưởng cùng chiều đến kỳ hạn nợ công ty.
Từ khóa: Kỳ hạn nợ, Đặc điểm công ty, Phát triển tài chính, Chỉ báo có ý nghĩa
quan trọng

FACTORS AFFECTING DEBIT TERM STRUCTURE:


NEW EVIDENCE FROM VIETNAM LISTED
NON-FINANCIAL COMPANIES
Abstract: Factors affecting the corporate debt maturity structure in the period 2007-
2018, this research sample is non-financial listed companies on the Ho Chi Minh
City Stock Exchanges (HOSE) and Hanoi Stock Exchange (HNX). Regression
analysis methods such as pooled ordinary least squares (POLS), fixed effect (FEM)
and random effect (REM), instrumental variables - generalized method of moments

1
Tác giả liên hệ, Email: ngotoan@ufm.edu.vn

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 1


(IV-GMM) and Least square dummy variable (LSDV) are conducted to analyze
the data. Research results are supported by agency theory, signalling, liquidity risk
and matching principle, and there is no evidence of tax effects. Recent research
has shown that the principal variables in financial development represent both
development in the banking sector and the stock market of an economy. It shows
that the creditor rights and information system are the confirmed hypotheses that
positively affect the corporate debt maturity structure.
Keywords: Debt Maturity, Firm Characteristics, Financial Development, Principal
Indicator

1. Giới thiệu
KModigliani & Miller (1958) đã trình bày những vấn đề cơ bản về cấu trúc vốn
công ty. Nghiên cứu này là một phần rất quan trọng của tài chính doanh nghiệp hiện
đại. Lý thuyết Modigliani & Miller (M&M) nhận định rằng trong trường hợp không
có thuế, chi phí phá sản, chi phí đại diện, thông tin bất cân xứng và thị trường hiệu
quả, giá trị của công ty không bị ảnh hưởng bởi cách thức tài trợ của công ty đó.
Trong các nghiên cứu sau đó (Miller, 1977; Miller & Modigliani, 1961; Modigliani
& Miller, 1963), các tác giả đã giải thích chi tiết về các điều kiện mà theo đó công
ty hầu như không quan tâm đến cấu trúc vốn hiệu quả của nguồn tài trợ. Rất nhiều
thảo luận tiếp theo cho rằng ngay cả trong điều kiện mà các khoản trả lãi được khấu
trừ hoàn toàn khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, thì giá trị của công ty, ở trạng
thái cân bằng, vẫn sẽ độc lập với cấu trúc vốn (Miller, 1977). Nói cách khác, các
quyết định về kỳ hạn nợ không ảnh hưởng đến giá trị công ty.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, nơi thị trường vốn hoạt động chưa hiệu
quả, việc lựa chọn cấu trúc kỳ hạn nợ phù hợp có thể ảnh hưởng đến giá trị của công
ty, tránh khỏi sự không khớp kỳ hạn bằng cách sắp xếp cấu trúc tài sản phù hợp với
nợ phải trả có thể giảm thiểu tác động xấu của chi phí sử dụng vốn, ngoài ra có thể
giải quyết vấn đề mâu thuẫn đại diện và có thể phát tín hiệu tin cậy về chất lượng
lợi nhuận của công ty (Cai & cộng sự, 2008). Cấu trúc vốn và chính sách cổ tức là
những chủ đề được nghiên cứu nhiều trong tài chính doanh nghiệp hiện đại. Tuy
nhiên, cấu trúc kỳ hạn nợ của công ty vẫn còn được chú ý cho đến nay, đặc biệt là
trong bối cảnh các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Vì vậy, bài viết này là sự tiếp
nối các nghiên cứu hiện có (Ngô & Phạm, 2015; Trần & Nguyễn, 2017; Ngô, 2018;
Liêm & cộng sự, 2018) về cấu trúc kỳ hạn nợ doanh nghiệp ở Việt Nam, mà trọng
tâm là tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm mới về các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc
kỳ hạn nợ của công ty.
Những yếu tố thuộc về đặc điểm doanh nghiệp (firm characteristics) đã được
nghiên cứu nhằm giải thích cấu trúc kỳ hạn nợ, bên cạnh đó những yếu tố vĩ mô
cũng được xem xét đến như sự phát triển của thị trường chứng khoán và phát
triển của khu vực ngân hàng (Liêm & cộng sự, 2018; Chung & Phan, 2020). Như
vậy, các yếu tố thuộc về đặc điểm doanh nghiệp đã được tiến hành nghiên cứu

2 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


thực nghiệm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào sử dụng các chỉ báo (principal
indicators) được đánh giá là quan trọng của phát triển tài chính. Đây là các chỉ báo
có ý nghĩa quan trọng về phát triển tài chính được sử dụng trong nghiên cứu này,
các chỉ báo này bao gồm các biến đại diện cho phát triển của khu vực ngân hàng
(banking sector development indicators) cũng như thị trường chứng khoán (the
stock market indicators) của một nền kinh tế.
Cơ sở dữ liệu về cấu trúc tài chính của Ngân hàng Thế giới hiếm khi được sử
dụng trong các nghiên cứu trước đây về kỳ hạn nợ. Do đó, nghiên cứu này đóng
góp bằng chứng thực nghiệm mới về sự ảnh hưởng của các chỉ báo có ý nghĩa của
phát triển tài chính đại diện cho sự phát triển của khu vực ngân hàng cũng như thị
trường chứng khoán của nền kinh tế, đây cũng là điểm mới của nghiên cứu vì các
yếu tố này chưa được phân tích trong các nghiên cứu trước đó về kỳ hạn nợ. Kết
quả thực nghiệm cho thấy các chỉ báo của phát triển tài chính có ý nghĩa quan trọng
trong nghiên cứu này đại diện bởi các biến của phát triển khu vực ngân hàng cũng
như thị trường chứng khoán của nền kinh tế có ảnh hưởng mang ý nghĩa thống kê
đến kỳ hạn nợ của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu.
Phần tiếp theo phân tích tổng quan và phát triển giả thuyết nghiên cứu. Phần thứ
ba trình bày về phương pháp nghiên cứu. Phần thứ tư là kết quả thực nghiệm và thảo
luận kết quả nghiên cứu. Phần thứ năm trình bày kết luận và cuối cùng là hạn chế
của nghiên cứu này và hướng nghiên cứu tiếp theo.
2. Tổng quan nghiên cứu và phát triển giả thuyết nghiên cứu
2.1 Tổng quan nghiên cứu
Các nghiên cứu về kỳ hạn nợ chủ yếu tập trung vào các thị trường phát triển như
Hoa Kỳ và Anh (Barclay & Smith, 1995; Guedes & Opler, 1996; Johnson, 1997;
Mitchell, 1993; Ooi, 1999; Ozkan, 2000, 2002; Scherr & Hulburt, 2001; Stohs &
Mauer, 1996; Antoniou & cộng sự, 2006). Trong đó, các nghiên cứu về kỳ hạn nợ
tại các quốc gia đang phát triển vẫn tiếp tục được thực hiện nhưng những bằng
chứng thực nghiệm về các yếu tố đặc điểm doanh nghiệp vẫn còn mâu thuẫn nhau
và những ảnh hưởng đến từ môi trường vĩ mô khác nhau cũng chưa được tính một
cách đầy đủ. Về hướng nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến kỳ hạn
nợ công ty có thể trình bày qua các hướng nghiên cứu chủ yếu như sau:
Hướng nghiên cứu là các yếu tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp ảnh hưởng lên kỳ
hạn nợ
Köksal & Orman (2015) nghiên cứu các lý thuyết cơ bản về cấu trúc kỳ hạn nợ
có liên quan trong việc tìm hiểu các lựa chọn về kỳ hạn nợ bằng cách sử dụng một
mẫu gồm 11.687 công ty phi tài chính (cả công ty thương mại đại chúng lớn và công
ty tư nhân nhỏ) ở Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 2004-2013 và sử dụng mô hình hiệu
ứng cố định dữ liệu bảng cho kết quả tương tự. Các phát hiện hầu hết phù hợp với lý

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 3


thuyết rủi ro thanh khoản và một phần với lý thuyết đại diện, đặc biệt là ở các công
ty giao dịch đại chúng quy mô vừa và lớn. Lý thuyết tín hiệu được tìm thấy chỉ phù
hợp khi sử dụng mẫu các công ty giao dịch đại chúng lớn, trong khi ít bằng chứng
phát hiện chỉ ra mức độ liên quan của thuế và mối quan hệ người cho vay đối với
các quyết định kỳ hạn.
Cấu trúc kỳ hạn nợ thể hiện mối tương quan giữa nợ dài hạn so với tổng nợ và
được xác định bởi tỷ lệ vay nợ dài hạn trên tổng vay nợ. Nó chịu sự tác động đan
xen của các lý thuyết chi phí đại diện (Barnea & cộng sự, 1980; Myers, 1977), lý
thuyết tín hiệu và rủi ro thanh khoản (Diamond, 1991; Flannery, 1986), lý thuyết
sự phù hợp (Morris, 1976) và lý thuyết thuế (Brick & Ravid, 1985, 1991). Những
lập luận dựa trên khung lý thuyết trên đều cho thấy cấu trúc kỳ hạn nợ của công ty
là kết quả của việc công ty cố gắng đánh đổi giữa chi phí và lợi ích từ việc nắm giữ
những kỳ hạn nợ khác nhau.
Hướng nghiên cứu là các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng lên kỳ hạn nợ
Terra (2011) đã thực nghiệm các lý thuyết cơ bản về kỳ hạn nợ của doanh nghiệp
trong bối cảnh đa quốc gia để kiểm định sự khác biệt của từng quốc gia cụ thể bằng
cách sử dụng một mẫu gồm 1.693 công ty phi tài chính từ bảy nền kinh tế lớn nhất
Mỹ Latinh và Hoa Kỳ trong 16 năm từ năm 1987 đến 2002. Nghiên cứu sử dụng
mô hình dữ liệu bảng động và phát hiện ra một thành phần động đáng kể trong việc
đánh giá cấu trúc kỳ hạn của một công ty và các công ty phải chịu chi phí điều chỉnh
vừa phải để đạt được mức kỳ hạn tối ưu. Hơn nữa, các yếu tố quyết định cấu trúc kỳ
hạn và tác động của chúng tương tự nhau giữa các nước Mỹ Latinh và Hoa Kỳ, mặc
dù có những khác biệt đáng chú ý trong môi trường kinh tế và kinh doanh của các
nước này. Nghiên cứu cũng tìm thấy cơ sở thực nghiệm cụ thể cho mỗi giả thuyết,
lý thuyết được kiểm tra, mặc dù không có mệnh đề lý thuyết nào là đủ để làm sáng
tỏ lựa chọn kỳ hạn nợ. Bằng cách xem xét một mẫu các quốc gia Nam Mỹ, Kirch
& Terra (2012) đã chỉ ra rằng chất lượng thể chế của một quốc gia có ảnh hưởng rất
lớn đến cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp. Zheng & cộng sự (2012) đã chứng
thực rằng văn hóa quốc gia là một yếu tố quyết định đáng kể đến sự khác biệt giữa
các quốc gia trong kỳ hạn nợ của doanh nghiệp. Fan & cộng sự (2012) đã ghi nhận
rằng các công ty từ các quốc gia có luật pháp yếu hơn và nhiều tham nhũng có xu
hướng có kỳ hạn nợ ngắn hơn và các công ty từ các quốc gia có quy định rõ ràng về
phá sản có kỳ hạn nợ dài hơn.
Tóm lại, ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến kỳ hạn được kiểm định thông qua các
giả thuyết đã đề cập ở trên, hướng nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến các vấn đề
như chất lượng định chế hay thể chế, hệ thống pháp luật quốc gia cũng như vấn đề
liên quan đến luật pháp bảo vệ nhà đầu tư hay chủ nợ. Ngoài ra, các vấn đề quản
trị công ty như sở hữu của người quản lý và quyền của cổ đông hay các ưu đãi đối
với các CEO.

4 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Ngoài ra, trong nghiên cứu về kỳ hạn nợ chưa chú ý đến các yếu tố về chỉ báo có
ý nghĩa quan trọng về phát triển tài chính là các biến đại diện cho sự phát triển của
khu vực ngân hàng cũng như thị trường chứng khoán của nền kinh tế. Tuy nhiên,
những nghiên cứu đề cập đến sự phát triển của thị trường tài chính như Chung &
Phan (2020) thông qua các khu vực ngân hàng và thị trường chứng khoán, nghiên
cứu này chỉ sử dụng một chỉ số đại diện cho khu vực ngân hàng hay thị trường
chứng khoán. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Liêm & cộng sự (2018) cũng sử dụng
chỉ số tương tự để đại diện cho khu vực ngân hàng và thị trường chứng khoán, để
xem xét ảnh hưởng của chúng lên kỳ hạn nợ. Tuy nhiên, kết quả của những nghiên
cứu này không rõ ràng về ảnh hưởng của hai khu vực ngân hàng và thị trường chứng
khoán lên cấu trúc kỳ hạn nợ.
2.2 Phát triển giả thuyết nghiên cứu
Thông qua khảo sát, các đại diện trong các nghiên cứu trước được sử dụng để
phát triển giả thuyết về mối quan hệ của kỳ hạn nợ với các đặc điểm khác của công
ty và trong nghiên cứu này còn đặc biệt xem xét đến các chỉ báo về phát triển tài
chính là các biến số đại diện cho sự phát triển của vực ngân hàng cũng như thị
trường chứng khoán của một nền kinh tế mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cấp
đến.
Giả thuyết về chi phí đại diện
Tài trợ bên ngoài đi kèm với chi phí và lợi ích, với chi phí của các hình thức vốn
khác trong cấu trúc vốn khác nhau rất nhiều trên cơ sở từng trường hợp và thường
phụ thuộc vào khả năng lãnh đạo của người quản lý, với lợi nhuận của doanh nghiệp
càng giảm thì sản phẩm của doanh nghiệp càng dễ bị thay thế hơn bởi đối thủ khác
trong cùng ngành trên thị trường. Do đó, vai trò của nợ trong việc giảm chi phí đại
diện giữa các cổ đông và nhà quản lý là rất quan trọng. Myers (1977) cho rằng nợ
ngắn hạn giảm thiểu vấn đề thiếu hụt đầu tư. Các công ty không theo đuổi các dự
án rủi ro cao vì các chủ nợ nhận được nhiều lợi ích hơn từ các khoản đầu tư này.
Vấn đề thiếu hụt đầu tư trở nên nghiêm trọng nếu một công ty có nhiều cơ hội phát
triển hơn. Khi các công ty phát triển quá mức, nhu cầu tài trợ của công ty vượt khả
năng tự có, trong khi các công ty lớn có xu hướng tăng trưởng với tốc độ có thể
được tài trợ mà không cần tiếp cận tín dụng dài hạn hoặc thị trường chứng khoán
(Demirgüç-Kunt & Maksimovic, 1998). Do đó, các giả thuyết có thể kiểm tra được
theo lý thuyết đại diện (hoặc chi phí hợp đồng) là:
H1: Cơ hội tăng trưởng cao ảnh hưởng ngược chiều đến cấu trúc kỳ hạn nợ.
H 2: Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều đến cấu trúc kỳ hạn nợ.
Giả thuyết về phát tín hiệu và rủi ro thanh khoản
Flannery (1986) cho rằng bất cân xứng thông tin và lựa chọn kỳ hạn nợ rủi ro, thì
việc lựa kỳ hạn đáo hạn nợ rủi ro của công ty có thể phát tín hiệu cho người trong

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 5


cuộc thông tin về chất lượng công ty. Với chi phí giao dịch là dương, các công ty
có chất lượng tốt thường phát tín hiệu cho thị trường. Do đó, giả thuyết về phát tín
hiệu cũng được xuất phát từ sự bất cân xứng thông tin và nó gợi ý rằng các công ty
sử dụng lựa chọn kỳ hạn để phát tín hiệu chất lượng cao của công ty cho thị trường
và kết quả là tín hiệu này làm giảm chi phí vốn của công ty (Flannery, 1986). Lý
thuyết này đề xuất việc phát hành nợ ngắn hạn là một tín hiệu tích cực về chất lượng
lợi nhuận của công ty.
Do đó, Flannery (1986) cho rằng nguyên nhân từ trạng thái cân bằng tách biệt
(separating equilibrium) với chi phí giao dịch thuận lợi. Trong đó những người đi
vay rủi ro hơn không thể chi trả chi phí nợ ngắn hạn và thích nợ dài hạn, trong khi
những người vay rủi ro thấp thích nợ ngắn hạn. Kale & Noe (1990) cho rằng trạng
thái cân bằng tách biệt tương tự có thể thực hiện được ngay cả trong khuôn khổ mà
không có chi phí giao dịch. Do đó, các giả thuyết có thể kiểm định được đề xuất
theo các lý thuyết về rủi ro thanh khoản và phát tín hiệu có thể được phát biểu như
sau:
H3: Chất lượng công ty ảnh hưởng ngược chiều đến cấu trúc kỳ hạn nợ.
H4: Khả năng thanh khoản có tác động tích cực đến cấu trúc kỳ hạn nợ.
H5: Đòn bẩy có ảnh hưởng ngược chiều đến cấu trúc kỳ hạn nợ.
Giả thuyết về nguyên tắc phù hợp
Stohs & Mauer (1996) cho rằng các công ty lớn hơn, ít rủi ro hơn với kỳ hạn tài
sản dài hạn sử dụng nợ dài hạn nhiều hơn. Việc đo lường kỳ hạn của tài sản bằng
cách tính tỷ trọng kỳ hạn của tài sản ngắn hạn và tỷ trọng kỳ hạn của tài sản cố định.
Nếu là tài sản vật chất, thì những tài sản này có thể được sử dụng làm tài sản thế
chấp, làm giảm nguy cơ chủ nợ phải gánh chịu các chi phí đại diện đối với khoản
nợ đó. Do đó, tài sản hữu hình cao được kỳ vọng sẽ gắn liền với nợ dài hạn cao. Do
đó, giả thuyết có thể kiểm định theo lý thuyết nguyên tắc phù hợp được phát biểu là:
H6: Cấu trúc kỳ hạn tài sản có tác động cùng chiều đến cấu trúc kỳ hạn nợ.
Giả thuyết dựa trên thuế
Theo Gordon & Lee (2006), thuế ròng thu được từ việc sử dụng nợ của công ty
tỷ lệ thuận với lãi suất danh nghĩa để các công ty phản ứng trong thời điểm lãi suất
cao. Trên cơ sở tương tự, có thể giả thuyết rằng các công ty nên chuyển hướng sang
nợ dài hạn nhiều hơn khi lãi suất dài hạn tăng so với lãi suất ngắn hạn. Nợ dài hạn có
chi phí cao, vì vậy công ty có thể tránh được nhiều thuế hơn trong khi có lợi nhuận
cao hơn. Lý thuyết này cho thấy rằng cấu trúc kỳ hạn nợ tối ưu là sự cân bằng giữa
lợi thế về thuế đối với các khoản nợ doanh nghiệp và bất lợi về chi phí đại diện.
Tuy nhiên, bằng cách xây dựng một mô hình định giá quyền chọn, Kane & cộng
sự (1985) đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm chống lại giá trị phổ biến của các

6 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


lợi thế đó. Các tác giả này cho rằng thước đo có ý nghĩa về lợi ích của nợ là tỷ suất
sinh lợi tăng thêm, là sự so sánh của phần bù thị trường cho rủi ro phá sản. Nó chỉ ra
rằng lợi thế lá chắn thuế có ảnh hưởng ngược chiều đến kỳ hạn nợ. Nói cách khác,
nếu thuế suất hiệu dụng thấp, thì các công ty thích phát hành nợ dài hạn hơn. Hơn
nữa, theo Graham (2000) các công ty lớn, thanh khoản, sinh lời với chi phí khánh
kiệt (distress costs) được kỳ vọng ở mức thấp sử dụng nợ một cách thận trọng. Giả
thuyết có thể kiểm định theo lý thuyết đánh đổi có thể là:
H7: Tác động của thuế có ảnh hưởng ngược chiều lên cấu trúc kỳ hạn nợ của
doanh nghiệp.
Giả thuyết về phát triển tài chính
Phát triển hệ thống tài chính có thể được định nghĩa là sự phát triển về quy mô,
hiệu quả và sự ổn định của thị trường tài chính cùng với việc tăng cường khả năng
tiếp cận các thị trường tài chính có nhiều lợi thế cho nền kinh tế. Ngoài ra, các trung
gian tài chính phát triển thúc đẩy đổi mới công nghệ thông qua phần thưởng cho các
doanh nghiệp (King & Levine, 1993b). Hơn nữa, theo Levine (1997), các hệ thống
tài chính hỗ trợ giao dịch, đa dạng hóa, phòng ngừa rủi ro và cải thiện rủi ro, ngoài
việc tạo thuận lợi cho các giao dịch hàng hóa và dịch vụ. Ngoài ra, theo Levine
(1997), tích lũy vốn và đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng. Việc phân bổ tín dụng thông qua hệ thống tài chính hoạt động
như một kênh giữa các lĩnh vực tài chính và thực tế, có thể được sử dụng để tài trợ
cho nhu cầu vốn lưu động và đầu tư vào vốn cố định; cái trước được sử dụng để
nâng cao sản lượng trong khi cái sau nâng cao năng suất trong lĩnh vực thực tế (Das
& GuhaKhasnobis, 2008). Như vậy, việc xem xét phát triển tài chính có ảnh hưởng
như thế nào là việc rất cần thiết.
Kỳ hạn nợ và khu vực ngân hàng
Nghiên cứu của Antoniou & cộng sự (2006) đã thiết lập mô hình tích hợp để
kiểm tra cả các lý thuyết liên quan đến ký hạn nợ và điều kiện thị trường, nhưng kết
quả cho thấy ảnh hưởng của các điều kiện thị trường chứng khoán. Trong khi Cai &
cộng sự (2008) nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với sự biến
động lãi suất ngắn hạn và dài hạn, cấu trúc kỳ hạn lãi suất, biến động lợi nhuận của
thị trường chứng khoán và phần bù vốn cổ phần thị trường, tuy nhiên các tác giả này
không xem xét đến tác động của sự phát triển của khu vực ngân hàng.
Qua khảo sát lý thuyết về kỳ hạn nợ, Demirguc-Kunt & Maksimovic (1999) chỉ
ra rằng sự phát triển của hệ thống ngân hàng không liên quan đến việc lựa chọn kỳ
hạn nợ cho các doanh nghiệp lớn và tác động tích cực đến quyết định kỳ hạn nợ cho
các doanh nghiệp nhỏ. Agarwal & Mohtadi (2004) nhấn mạnh rằng sự phát triển
của khu vực ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều đến đòn bẩy. Tóm lại, ảnh hưởng
của phát triển khu vực ngân hàng lên kỳ hạn nợ có thể kỳ vọng theo các giả thuyết,

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 7


một là quyền của chủ nợ kỳ vọng ảnh hưởng cùng chiều, hai là hệ thống giám sát,
kỳ vọng ảnh hưởng theo hướng ngược chiều (Deesomsak & cộng sự, 2009). Nhìn
chung, các tác giả kỳ vọng sự phát triển của khu vực ngân hàng sẽ dẫn đến sự gia
tăng nguồn vốn và từ đó cung cấp nhiều khoản vay dài hạn hơn cho các doanh
nghiệp.
H8: Tín dụng nội địa cung cấp cho khu vực tư nhân có ảnh hưởng cùng chiều
đến đến kỳ hạn nợ.
H9: Khả năng thanh khoản so với GDP có ảnh hưởng cùng chiều lên kỳ hạn nợ.
H10: Tín dụng nội địa cung cấp cho khu vực tài chính có ảnh hưởng cùng chiều
lên kỳ hạn nợ.
Kỳ hạn nợ và thị trường chứng khoán
Do sự phát triển của thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội
để đa dạng hóa cấu trúc tài chính doanh nghiệp bằng cách phát hành nhiều vốn cổ
phần hơn là nợ dài hạn. Tuy nhiên, việc truyền tải thông tin hữu ích cho các chủ
nợ cần được chú trọng hơn. Grossman (1976) và Grossman & Stiglitz (1976) lưu ý
rằng giá thị trường của cổ phiếu ít nhất cũng tiết lộ một phần thông tin mà các nhà
đầu tư đang nắm giữ, điều này làm cho việc cho vay đối với công ty niêm yết ít rủi
ro hơn. Do đó, sự hiện diện của thông tin thị trường chứng khoán về công ty sẽ tăng
cường khả năng vay được nợ dài hạn của công ty đó. Hơn nữa, Demirgüç-Kunt &
Maksimovic (1996) xác nhận rằng quy mô thị trường chứng khoán càng lớn thì hiệu
ứng thông tin càng mạnh.
Demirguc-Kunt & Maksimovic (1999) kiểm định kỳ hạn nợ của 30 công ty
trong giai đoạn từ 1980-1991 liên quan đến thị trường tài chính. Nghiên cứu chỉ
ra rằng kỳ hạn nợ không liên quan đến diễn biến thị trường chứng khoán đối
với các công ty nhỏ, trong khi các công ty lớn phát hành nợ dài hạn hơn. Tuy
nhiên, Kirch & Terra (2012) sử dụng bộ dữ liệu của 359 công ty ở 5 quốc gia
Nam Mỹ để thấy rằng sự phát triển của thị trường tài chính không ảnh hưởng
đến các lựa chọn kỳ hạn nợ. Ảnh hưởng của phát triển thị trường chứng khoán
lên kỳ hạn nợ dựa trên hai giả thuyết, một là hệ thống thông tin kỳ vọng là ảnh
hưởng theo hướng cùng chiều, hai là nguồn tài trợ khác kỳ vọng ảnh hưởng theo
hướng ngược chiều (Deesomsak & cộng sự, 2009). Do đó, giả thuyết của nhóm
tác giả là:
H11: Tổng giá trị cổ phiếu đã giao dịch có ảnh hưởng cùng chiều đến kỳ hạn nợ.
H12: Tỷ lệ vòng quay thị trường chứng khoán có ảnh hưởng cùng chiều đến kỳ
hạn nợ.
H13: Giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán so với GDP có ảnh hưởng cùng
chiều đến kỳ hạn nợ.

8 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Bảng 1. Mô tả các biến

Biến Ký hiệu Định nghĩa Nghiên cứu trước Kỳ vọng dấu


Đặc điểm doanh nghiệp (Firm characteristics)
Kỳ hạn nợ DebtMaturity Tỷ số của nợ dài hạn so với tổng nợ (kỳ Fan & cộng sự (2012); Hajiha & Akhlaghi
hạn nợ là nợ có thời gian lớn hơn 1 năm) (2011); Terra (2011)
Lý thuyết chi phí đại diện
Tăng trưởng Growth Tăng trưởng doanh thu so với tăng trưởng Antoniou & cộng sự (2006); Barclay & -
tổng tài sản cộng sự (2003); Guedes & Opler (1996);
Myers (1977)
Quy mô công ty Size Logarit của tổng doanh thu công ty Cho & cộng sự (2014) +
Lý thuyết phát tín hiệu và rủi ro thanh khoản
Chất lượng công Profitability Thu nhập trước lãi trước thuế so với Demirgüç-Kunt & Maksimovic (1999); -
ty doanh thu Fan & cộng sự (2012)
Thanh khoản CurrentRatio Tỷ số của tài sản ngắn hạn so với nợ phải Diamond (1991) +
trả ngắn hạn
Đòn bẩy Leverage Tỷ số của giá trị sổ sách của nợ so với giá Barclay & cộng sự (2003); Custodio & -
trị sổ sách của tổng tài sản. cộng sự (2013); Johnson (2003); Myers
(1977); Stohs & Mauer (1996)
Lý thuyết về sự phù hợp
Kỳ hạn tài sản AssetMaturity Tỷ số của tài sản cố định thuần so với khấu Antoniou & cộng sự (2006); Cai & cộng sự +
hao của tổng tài sản công ty (đo lường mức (2008); Custodio & cộng sự (2013); Morris
độ mà tài sản đang được sử dụng) (1976)
Giả thuyết dựa trên thuế

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Tác động dựa trên Taxes Tỷ số của thuế chia cho lợi nhuận trước Brick & Ravid (1985); Kane & cộng sự -
thuế thuế năm hiện hành (1985); Zheng & cộng sự (2012)

9
Bảng 1. Mô tả các biến (tiếp theo)

10
Biến Ký hiệu Định nghĩa Nghiên cứu trước Kỳ vọng dấu
Các chỉ báo có ý nghĩa quan trọng của phát triển tài chính (The principal indicators of financial Development)
Các biến đại diện Private Chỉ báo giá trị: tín dụng nội địa cho khu Demirguc-Kunt & Maksimovic (1999); +
cho cả sự phát vực tư nhân (được thu thập từ WDI do Fan & cộng sự (2012); Deesomsak & cộng
triển của khu vực Ngân hàng Thế giới công bố) sự (2004); Antoniou & cộng sự (2006);
ngân hàng Guru & Yadav (2019)
Liq Chỉ báo giá trị: khả năng thanh khoản so Demirguc-Kunt & Maksimovic (1999); +
với GDP (được thu thập từ WDI do Ngân Fan & cộng sự (2012); Deesomsak & cộng
hàng Thế giới công bố) sự (2004); Antoniou & cộng sự (2006);
Guru & Yadav (2019)
Domescre Chỉ báo giá trị: tín dụng nội địa được cung Demirguc-Kunt & Maksimovic (1999); +
cấp cho khu vực tài chính (được thu thập Fan & cộng sự (2012); Deesomsak & cộng
từ WDI do Ngân hàng Thế giới công bố) sự (2004); Antoniou & cộng sự (2006);
Guru & Yadav (2019)
Các biến đại Sm_Trade Chỉ báo giá trị: tổng giá trị chứng khoán Demirguc-Kunt & Maksimovic (1999); +
diện cho cả sự đã giao dịch (được thu thập từ WDI do Fan & cộng sự (2012); Deesomsak & cộng
phát triển của Ngân hàng Thế giới công bố) sự (2004); Antoniou & cộng sự (2006);
thị trường chứng Guru & Yadav (2019)
khoán Sm_Turnover Chỉ báo giá trị: tỷ số vòng quay thị trường Demirguc-Kunt & Maksimovic (1999); +

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


chứng khoán (được thu thập từ WDI do Fan & cộng sự (2012); Deesomsak & cộng
Ngân hàng Thế giới công bố) sự (2004); Antoniou & cộng sự (2006);
Guru & Yadav (2019)
Sm_Capliz Chỉ báo giá trị: Vốn hóa so với GDP của Demirguc-Kunt & Maksimovic (1999); +
thị trường chứng khoán (được thu thập từ Fan & cộng sự (2012); Deesomsak & cộng
WDI do Ngân hàng Thế giới công bố) sự (2004); Antoniou & cộng sự (2006);
Guru & Yadav (2019)
Nguồn: Thống kê của nhóm tác giả
3. Phương pháp nghiên cứu
Số liệu được thu thập từ nguồn Thomson Reuters Datastream, đối tượng lấy dữ
liệu là các công ty phi tài chính niêm yết trên hai Sở Giao dịch Chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các chỉ báo giá trị về phát triển tài chính được thu thập
từ WDI do Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố. Mẫu dữ liệu được sử dụng
trong nghiên cứu này là dữ liệu bảng của 722 công ty trong giai đoạn 2007 - 2018.
Như mô tả trong Bảng 1, trong đó biến phụ thuộc là tỷ số của nợ dài hạn trên tổng
nợ (DebtMaturity), các biến biến độc lập là các biến dự kiến tác động và sẽ được
tiến hành kiểm định bằng mô hình kinh tế lượng.
Do đó, mô hình đề xuất để xem xét tác động của các yếu tố tác động đến cấu trúc
kỳ hạn nợ có thể viết như sau:

trong đó i là công ty và t là thời gian.


Do những hạn chế của các công cụ ước lượng thường được sử dụng cho các mô
hình bảng động có tính không đồng nhất, không được quan sát, nghiên cứu này sử
dụng thêm các quy trình kinh tế lượng, bao gồm công cụ ước lượng biến giả bình
phương nhỏ nhất (LSDV) trong đó các biến phát triển tài chính, các chỉ báo này
không thay đổi qua các công ty thứ mà chỉ thay đổi theo thời gian, đây là các chỉ
số được sử dụng đại diện cho khu vực phát triển ngân hàng và phát triển thị trường
chứng khoán, công cụ ước lượng GMM (generalized method of moments). Vì mỗi
phương pháp này đều có những ưu điểm và nhược điểm, việc sử dụng nhiều công
cụ ước lượng khác nhau có thể giúp đưa ra kết luận về vấn đề nghiên cứu dựa trên
kết quả đáng tin cậy.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1 Thống kê mô tả
Bảng 2 thể hiện dữ liệu tính toán về thống kê mô tả cho các biến của mô hình.
Đánh giá tổng quan về dữ liệu có thể cung cấp thông tin chi tiết về sự phân phối
trong dữ liệu bảng và giúp xác định các kỹ thuật phân tích được sử dụng cho
nghiên cứu.

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 11


Bảng 2. Thống kê mô tả cho các biến

Biến Quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất
Debtmaturity 7.342 0,16963 0,219254 -0,01108 0,993706
Growth 6.626 0,246513 5,03291 -0,85893 406,3115
Size 7.351 27,06812 1,689895 20,97462 34,81112
Profitability 7.284 0,073698 0,109463 -5,24713 0,827633
Currentratio 7.146 2,864979 8,976074 0,031938 337,5161
Leverage 7.351 0,512148 0,232731 0,001981 1,748409
Assetmaturity 7.343 -0,2475 0,313793 -0,99658 1,481639
Taxes 7.117 -0,06191 0,072914 -0,95492 0,135305
Demetre 8.664 116,8009 18,21243 86,86342 141,8508
Private 8.664 106,6577 15,77786 82,87277 133,136
Liq 8.664 99,98002 35,61583 0 145,319
Sm_Capliz 8.664 13,95547 9,226597 0 31,13683
Sm_Turnover 8.664 57,57177 38,8555 0 148,378
Sm_Trade 8.664 23,092 10,31248 0 43,842
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Bảng 2 trình bày thống kê tóm tắt của các biến được sử dụng trong phân tích của
nghiên cứu này. Như quan sát trong bảng này, biến phụ thuộc DebtMaturity thay đổi
từ 0 đến 0,9873, với giá trị trung bình là 0,51. Trong số các biến độc lập thuộc về
đặc điểm công ty và các biến vĩ mô được mô tả, gồm số quan sát và trung bình, độ
lệch chuẩn, nhỏ nhất và lớn nhất. Qua Bảng 2 cho thấy số liệu không có hiện tượng
bất thường của số liệu.
4.2 Kết quả ước lượng mô hình
Trong phần này, nghiên cứu trình bày tác động của phát triển tài chính và các
yếu tố thuộc về đặc điểm công ty lên cấu trúc kỳ hạn nợ với hồi quy POLS và hồi
quy tác động cố định (FE) và ngẫu nhiên (RE). Ngoài ra, do mô hình có sử dụng các
biến số chỉ báo vĩ mô, nên nghiên cứu sử dụng thêm các hồi quy như IV-GMM và
LSDV. Các hệ số phản ánh mức độ ảnh hưởng trong Bảng 4. Kết quả này chỉ ra rằng
phát triển tài chính có ảnh hướng một cách có ý nghĩa thống kê đến kỳ hạn nợ công
ty. Ngoài ra, một số yếu tố thuộc về công ty cũng xác nhận giả thuyết nghiên cứu.
Bảng 3. Kết quả phân tích hồi quy

Estimator POLS FE RE IV-GMM LSDV


Variables DebtMaturity DebtMaturity DebtMaturity DebtMaturity DebtMaturity
Growth 0,001* -0,000 0,000 0,018* -0,000
[0,000] [0,000] [0,000] [0,010] [0,000]

12 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Bảng 3. Kết quả phân tích hồi quy (tiếp theo)
Estimator POLS FE RE IV-GMM LSDV
Variables DebtMaturity DebtMaturity DebtMaturity DebtMaturity DebtMaturity
Size 0,038*** 0,042*** 0,040*** 0,039*** 0,043***
[0,002] [0,009] [0,005] [0,002] [0,007]
Profitability -0,112*** -0,060*** -0,060** -0,102* -0,064***
[0,024] [0,023] [0,025] [0,058] [0,011]
Currentratio 0,003*** 0,002*** 0,002*** 0,002*** 0,002***
[0.000] [0,001] [0,001] [0,001] [0,000]
Leverage -0,356*** -0,119** -0,193*** -0,362*** -0,120***
[0,015] [0,052] [0,042] [0,029] [0,015]
Assetmaturity 0,484*** 0,311*** 0,362*** 0,454*** 0,309***
[0,011] [0,037] [0,031] [0,017] [0,016]
Taxes 0,084** 0,083 0,089 0,113* 0,089**
[0,038] [0,080] [0,075] [0,066] [0,039]
Domecre 0,002 0,001 0,002 0,007 0,001***
[0,001] [0,001] [0,001] [0,008] [0,000]
Privatecre -0,002 -0,002 -0,002 -0,006 -0,001***
[0,001] [0,001] [0,001] [0,008] [0,000]
Liq -0,001 -0,000 -0,000 -0,003 0,000**
[0,001] [0,000] [0,000] [0,003] [0.000]
Sm_Capliz -0,001 -0,002 -0,001 -0,007 -0,001*
[0,002] [0,001] [0,001] [0,007] [0,000]
Sm_Turnover 0,001* 0,001*** 0,001*** 0,003 0,000***
[0,000] [0,000] [0,000] [0,002] [0,000]
Sm_Trade 0,001 0,001 0,001 0,006 -0,001***
[0,001] [0,001] [0,001] [0,008] [0,000]
Constant -0,529*** -0,803*** -0,693*** -0,647*** -0,858***
[0,060] [0,238] [0,133] [0,091] [0,171]
Observations 6.238 6.238 6.238 4.187 6.238
R-squared 0,344 0,140 0,138 0,327 0,757
Adj R-squared 0,343 0,726
Wald/F test 0,000 0,000 0,000 na na
(p-value)
Hansen J test (p-value) 0,117
Endogeneity test (p-value) 0,608
Sai số chuẩn trong []
Ghi chú: *, **, *** lần lượt là các mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%.
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 13


Để lựa chọn giữa hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) và tác động cố định (FE),
dùng kiểm định F. Kiểm định F kiểm định có phải tác động cố định bằng không hay
không. Với giá pvalue<5%, bác bỏ giả thiết H0 (H0 là tác động cố định bằng không,
kế đến là dùng kiểm định Hausman so sánh tiếp để chọn FE và RE).
Kiểm định Hausman trả lời cho câu hỏi lúc này là các ảnh hưởng cố định hay các
ảnh hưởng ngẫu nhiên? Để kiểm định có ý nghĩa nghiên cứu tiến hành xác định giả
thuyết H0 là mô hình tác động cố định (FE) và mô hình tác động ngẫu nhiên (RE)
không khác nhau đáng kể. Sau đây là kết quả kiểm định.
Kiểm định Hausman P-value
Chi (11)
2
72,66
Prob > Chi2 0,0000
Như vậy, kiểm định Hausman bác bỏ mạnh mô hình RE, vì giá trị xác suất p của
thống kê Chi bình phương ước lượng rất thấp.
Thứ hai, kiểm định Hansen loại trừ các công cụ trên biến phụ thuộc độ trễ; nói
cách khác, không bác bỏ tính hợp lệ của tất cả các công cụ khác (p = 0,117). Ngoài
ra, kiểm định chung về tính hợp lệ của các công cụ không bị bác bỏ với p = 0,608.
Bảng 4. Tổng hợp kết quả nghiên cứu

Biến Kỳ vọng dấu IV-GMM LSDV


Growth - + Không ý nghĩa
Size + + +
Profitability - - -
Currentratio + + +
Leverage - - -
Assetmaturity + + +
Taxes - + +
Domecre + Không ý nghĩa +
Privatecre + Không ý nghĩa -
Liq + Không ý nghĩa +
Sm_Capliz + Không ý nghĩa +
Sm_Turnover + Không ý nghĩa -
Sm_Trade + Không ý nghĩa -
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Như vậy, Bảng 5 giúp có cách nhìn tổng quan về kết quả nghiên cứu. Từ đó,
có thể xác nhận các kết quả nghiên cứu này như sau: Lý thuyết chi phí đại diện
xác nhận với biến quy mô (Size) nhưng không được xác nhận với biến cơ hội tăng
trưởng (Growth). Tuy kết, quả cho thấy sự không rõ ràng hay kết quả không như kỳ

14 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


vọng ban đầu, nhưng trong các nghiên cứu về kỳ hạn nợ cũng tìm thấy bằng chứng
về sự tác động cùng chiều của cơ hội tăng trưởng và kỳ hạn nợ (Stohs & Mauer,
1996; Garcia-Teruel & Martinez-Solano, 2007; Cai & cộng sự, 2008). Dựa trên các
hệ quả của bất cân xứng thông tin do Flannery (1986) đề xuất, Diamond (1991) xem
xét trường hợp chủ nợ không tiếp tục tái cho vay các khoản nợ ngắn hạn đến hạn
phải thanh toán đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao. Khi đó, các doanh nghiệp
có rủi ro cao muốn giảm rủi ro không tái vay được nợ trong lúc khó khăn sẽ chọn
vay nợ dài hạn. Tuy nhiên, có thể với những doanh nghiệp có rủi ro cao nhất, dù có
muốn vay nợ dài hạn cũng không thể do rủi ro thay thế tài sản quá lớn cho chủ nợ,
buộc các đối tượng này phải vay ngắn hạn. Nợ ngắn hạn dẫn đến giảm giá trị tài sản
thế chấp và khả năng vay nợ của doanh nghiệp. Diamond (1991) cho rằng khi một
doanh nghiệp có gánh nặng nợ cao sẽ dẫn đến muốn vay nợ dài hạn nhiều hơn để
tránh rủi ro thanh khoản. Như vậy, cho thấy các doanh nghiệp muốn vay nợ dài hạn
nhiều hơn để tránh rủi ro thanh khoản.
Với kỳ vọng sự phát triển của lĩnh vực ngân hàng sẽ dẫn đến sự gia tăng nguồn
vốn và từ đó cung cấp nhiều khoản vay dài hạn hơn cho các doanh nghiệp. Tuy
nhiên, tín dụng cung cấp cho khu vực tư nhân (Privatecre) lại cho kết ngược chiều
cùng kỳ hạn nợ, điều này cho thấy hệ thống giám sát (Monitoring system) của người
cho vay không hiệu quả như mong muốn, do đó làm doanh nghiệp không còn muốn
vay nhiều nợ dài hạn hơn từ hệ thống ngân hàng. Như vậy, trong ba biến đại diện
cho phát triển của khu vực ngân hàng thì có một biến là tác động âm, còn lại hai
biến tác động dương, nghĩa là bảo vệ quyền chủ nợ (Creditor rights) được đề cao
trong sự ảnh hưởng của phát triển khu vực ngân hàng.
Trong khi đó, phát triển tài chính dựa trên khu vực thị trường chứng khoán cũng
cho kết quả tác động hỗn hợp, trong đó tác động cùng chiều đến kỳ hạn nợ đó là vốn
hóa thị trường (Sm_Capliz). Điều này cho thấy vấn đề về thông tin (Information)
của thị trường thúc đẩy công ty sẽ tăng cường khả năng vay được nợ dài hạn. Tuy
nhiên, các yếu tố như vòng quay thị trường chứng khoán (Sm_Turnover) và tổng giá
trị giao dịch của thị trường (Sm_Trade) lại phản ứng ngược chiều với kỳ hạn nợ cho
thấy các công ty luôn có sự chuẩn bị nguồn tài trợ khác (Other sources of finance).
Ngoài ra, nghiên cứu này cũng cho kết quả tác động cùng chiều của thuế với kỳ
hạn nợ, kết quả này không như kỳ vọng. Tuy nhiên, Brick & Ravid (1985) phân
tích tác động của thuế đối với kỳ hạn nợ và cho rằng giá trị kỳ vọng của tấm chắn
thuế còn tùy doanh nghiệp đang có kỳ hạn ngắn hay dài khi cấu trúc kỳ hạn lãi suất
không phẳng. Cụ thể, nếu cấu trúc kỳ hạn lãi suất hướng dốc lên và thuế suất doanh
nghiệp là dương, doanh nghiệp sẽ vay nợ dài hạn để gia tăng giá trị. Điều này là do
giá trị hiện tại của tấm chắn thuế từ lãi vay đối với nợ dài hạn sẽ cao hơn giá trị tấm
chắn thuế của nợ ngắn hạn. Vì thế, theo Brick & Ravid (1985) thì kỳ hạn nợ và thuế
thu nhập doanh nghiệp có tương quan dương.

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 15


5. Kết luận
Để thực hiện nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng các phương pháp ước lượng
như hồi quy dữ liệu bảng, trong đó mô hình bình phương tối thiểu các biến giả
(LSDV) và mô hình IV-GMM. Kết quả ước lượng được xác nhận thông qua các
kiểm định, từ đó cho thấy kết quả mang tính vững và có thể sử dụng để hàm ý chính
sách cho nhà quản trị tài chính công ty.
Với các yếu tố tác động đến cấu trúc kỳ hạn nợ của công ty phi tài chính niêm
yết tại Việt Nam. Các yếu tố của mô hình gồm 2 nhóm yếu tố, một là các yếu tố
thuộc về đặc điểm doanh nghiệp (firm characteristics), hai là các chỉ báo có ý nghĩa
quan trọng (principal indicators) của phát triển tài chính (financial development)
được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm các biến đại diện cho sự phát triển
của khu vực ngân hàng cũng như thị trường chứng khoán của một nền kinh tế. Kết
quả ước lượng mô hình cũng được xác nhận bởi các giả thuyết như chi phí đại diện,
phát tín hiệu và rủi ro thanh khoản và nguyên tắc phù hợp và giải thuyết dựa trên
thuế, được sử dụng thông qua các biến đại diện để xem xét ảnh hưởng đến kỳ hạn
nợ. Ảnh hưởng của phát triển khu vực ngân hàng lên kỳ hạn nợ bằng giả thuyết
quyền của chủ nợ (ảnh hưởng cùng chiều) được xác nhận thông qua các yếu tố như
Khả năng thanh khoản so với GDP (Liq) và Tín dụng nội địa được cung cấp cho
khu vực tài chính (Domescre). Tuy nhiên, Tín dụng nội địa cho khu vực tư nhân
(Private) không đạt được kỳ vọng dấu như mô hình đề xuất là ảnh hưởng cùng
chiều mà kết quả là ảnh hưởng ngược chiều. Ảnh hưởng của phát triển thị trường
chứng khoán lên kỳ hạn nợ chỉ có Vốn hóa so với GDP của thị trường chứng khoán
(Sm_Capliz) cho kết quả là ảnh hưởng cùng chiều. Kết quả này được hỗ trợ bởi giả
thuyết hệ thống thông tin quản lý. Tuy nhiên, tổng giá trị chứng khoán đã giao dịch
(Sm_Trade) và tỷ số vòng quay thị trường chứng khoán (Sm_Turnover) không đạt
được kỳ vọng dấu như mô hình đề xuất là ảnh hưởng cùng chiều lên kỳ hạn nợ. Mà
có thể được kỳ vọng bởi giả thuyết về nguồn tài trợ khác, tuy nhiên điều này không
phải là kỳ vọng của mô hình ở nghiên cứu này. Như vậy, mục tiêu của nghiên cứu
này đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của các yếu tố các đến cấu
trúc kỳ hạn nợ của các công ty phi tài chính niêm yết tại Việt Nam, một thị trường
được coi là thị trường mới nổi, trong đó bằng chứng mới thực nghiệm là các chỉ báo
có ý nghĩa quan trọng của phát triển tài chính. Kết quả nghiên cứu xác nhận bằng
chứng thực nghiệm mới là các chỉ báo với giá trị quan trọng của phát triển tài chính
có ảnh hưởng lên kỳ hạn nợ công ty.
Phát triển tài chính/khu vực tài chính là một tập hợp các tổ chức, công cụ, thị
trường, cũng như khuôn khổ pháp lý và quy định cho phép thực hiện các giao dịch
bằng cách mở rộng tín dụng. Về cơ bản, phát triển khu vực tài chính là khắc phục
các “chi phí” phát sinh trong hệ thống tài chính. Quá trình giảm chi phí thu thập
thông tin, thực thi hợp đồng và thực hiện giao dịch này đã dẫn đến sự xuất hiện của
các hợp đồng tài chính, thị trường và trung gian. Các loại thông tin khác nhau và sự

16 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


kết hợp thông tin, bắt buộc tôn trọng và chi phí giao dịch khác nhau cùng với các
hệ thống pháp luật, quy định và thuế khác nhau đã thúc đẩy các hợp đồng tài chính,
thị trường và trung gian khác nhau giữa các quốc gia và trong suốt lịch sử. Như vậy,
nghiên cứu này xác nhận ảnh hưởng của các chỉ báo có ý nghĩa quan trọng của phát
triển tài chính bao gồm các biến đại diện phát triển của khu vực ngân hàng cũng như
thị trường chứng khoán của nền kinh tế đã được hỗ trợ bởi giả thuyết quyền của chủ
nợ (creditor rights) và hệ thống thông tin (information).
Phát triển khu vực tài chính có thể giúp tăng trưởng các doanh nghiệp bằng
cách cung cấp khả năng tiếp cận tài chính, trong đó tiếp cận vay nợ từ ngân hàng
xem như một nguồn tài trợ bên ngoài rất quan trọng hiện nay đối với những doanh
nghiệp thâm dụng lao động và tạo ra nhiều việc làm hơn so với các doanh nghiệp
lớn. Từ đó cho thấy các doanh nghiệp này đóng một vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
6. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu hiện tại có những hạn chế nhất định. Thứ nhất, quy mô mẫu tương
đối nhỏ so với quy mô doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam. Thứ hai, định nghĩa về thời gian đáo hạn nợ được sử dụng trong nghiên cứu
có xu hướng coi nợ dài hạn là đồng nhất, trong khi trên thực tế, các vấn đề về nợ
có thể có các quy định khiến chúng hầu như không đồng nhất. Thứ ba, các chỉ số
kinh tế vĩ mô khác, như chất lượng các quy định, nhà nước pháp quyền, sự phản
hồi và trách nhiệm giải trình có thể được xem xét trong các nghiên cứu trong tương
lai. Cuối cùng, sự khác biệt giữa các quốc gia trong cơ cấu kỳ hạn nợ có thể được
nghiên cứu sâu với kinh nghiệm trong bối cảnh các nền kinh tế mới nổi.
Tài liệu tham khảo
Agarwal, S. & Mohtadi, H. (2004), “Financial markets and the financing choice of firms:
Evidence from developing countries”, Global Finance Journal, Vol. 15 No. 1,
pp. 57 - 70.
Antoniou, A., Guney, Y. & Paudyal, K. (2006), “The determinants of debt maturity structure:
evidence from France, Germany and the UK”, European Financial Management,
Vol. 12 No. 2, pp. 161 - 194.
Barclay, M.J. & Smith, C.W. (1995), “The maturity structure of corporate debt”, The
Journal of Finance, Vol. 50 No. 2, pp. 609 - 631.
Barclay, M.J., Marx, L.M. & Smith Jr, C.W. (2003), “The joint determination of leverage
and maturity”, Journal of Corporate Finance, Vol. 9 No. 2, pp. 149 - 167.
Barnea, A., Haugen, R.A. & Senbet, L.W. (1980), “A rationale for debt maturity structure
and call provisions in the agency theoretic framework”, The Journal of Finance,
Vol. 35 No. 5, pp. 1223 - 1234.
Beiner, S., Schmid, M.M. & Wanzenried, G. (2011), “Product market competition,
managerial incentives and firm valuation”, European Financial Management,
Vol. 17 No. 2, pp. 331 - 366.
Brick, I.E. & Ravid, S.A. (1985), “On the relevance of debt maturity structure”, The Journal
of Finance, Vol. 40 No. 5, pp. 1423 - 1437.

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 17


Brick, I.E. & Ravid, S.A. (1991), “Interest rate uncertainty and the optimal debt maturity
structure”, Journal of Financial and Quantitative Analysis, Vol. 26 No. 1, pp. 63 - 81.
Cai, K., Fairchild, R. & Guney, Y. (2008), “Debt maturity structure of Chinese companies”,
Pacific-Basin Finance Journal, Vol. 16 No. 3, pp. 268 - 297.
Chung, T.A. & Phan, Q.T. (2020), “Debt maturity and the development of financial markets
in Vietnamese listed firms”, Afro-Asian Journal of Finance and Accounting, Vol. 10
No. 2, pp. 184 - 206.
Cho, S.S., El Ghoul, S., Guedhami, O. & Suh, J. (2014), “Creditor rights and capital
structure: Evidence from international data”, Journal of Corporate Finance,
Vol. 25, pp. 40 - 60.
Custódio, C., Ferreira, M.A. & Laureano, L. (2013), “Why are US firms using more short-
term debt?”, Journal of Financial Economics, Vol. 108 No. 1, pp. 182 - 212.
Das, P.K. & Guha-Khasnobis, B. (2008), “Finance and growth: an empirical assessment of
the Indian economy”, In Financial Development, Institutions, Growth and Poverty
Reduction, pp. 120 - 140.
Deesomsak, R., Paudyal, K. & Pescetto, G. (2004), “The determinants of capital structure:
evidence from the Asia Pacific region”, Journal of Multinational Financial
Management, Vol. 14 No. 4 - 5, pp. 387 - 405.
Deesomsak, R., Paudyal, K. & Pescetto, G. (2009), “Debt maturity structure and the 1997
Asian financial crisis”, Journal of Multinational Financial Management, Vol. 19
No. 1, pp. 26 - 42.
Demirgüç-Kunt, A. & Maksimovic, V. (1996), “Stock market development and financing
choices of firms”, The World Bank Economic Review, Vol. 10 No. 2, pp. 341 - 369.
Demirgüç-Kunt, A. & Maksimovic, V. (1998), “Law, finance, and firm growth”, The
Journal of Finance, Vol. 53 No. 6, pp. 2107 - 2137.
Demirguc-Kunt, A. & Maksimovic, V. (1999), “Institutions, financial markets, and firm
debt maturity”, Journal of Financial Economics, Vol. 54 No. 3, pp. 295 - 336.
Diamond, D.W. (1991), “Debt maturity structure and liquidity risk”, The Quarterly Journal
of Economics, Vol. 106 No. 3, pp. 709 - 737.
Fan, J.P., Titman, S. & Twite, G. (2012), “An international comparison of capital structure
and debt maturity choices”, Journal of Financial and Quantitative Analysis, Vol.
47, No. 1, pp. 23 - 56.
Flannery, M.J. (1986), “Asymmetric information and risky debt maturity choice”, The
Journal of Finance, Vol. 41 No. 1, pp. 19 - 37.
García‐Teruel, P.J. & Martínez‐Solano, P. (2007), “Effects of working capital management
on SME profitability”, International Journal of Managerial Finance, Vol. 3 No. 2,
pp. 164 - 177.
Gordon, R. & Lee, Y. (2007), “Interest rates, taxes, and corporate financial policies”,
National Tax Journal, Vol. 60 No. 1, pp. 65 - 84.
Graham, J.R. (2000), “How big are the tax benefits of debt?”, The Journal of Finance,
Vol. 55 No. 5, pp. 1901 - 1941.
Greenwood, J. & Jovanovic, B. (1990), “Financial development, growth, and the distribution
of income”, The Journal of Political Economy, Vol. 98 No. 5, Part 1, pp. 1076 - 1107.
Grossman, S. (1976), “On the efficiency of competitive stock markets where trades have
diverse information”, The Journal of Finance, Vol. 31 No. 2, pp. 573 - 585.
Grossman, S.J. & Stiglitz, J.E. (1976)., “Information and competitive price systems”, The
American Economic Review, Vol. 66 No. 2, pp. 246 - 253.

18 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Guedes, J. & Opler, T. (1996), “The determinants of the maturity of corporate debt issues”,
The Journal of Finance, Vol. 51 No. 5, pp. 1809 - 1833.
Guru, B.K. & Yadav, I.S. (2019), “Financial development and economic growth: panel
evidence from BRICS”, Journal of Economics, Finance and Administrative
Science, Vol. 24 No. 47, pp. 113 - 126.
Hajiha, Z. & Akhlaghi, H.A. (2011), “Ownership structure and debt maturity structure: an
empirical study on Iranian firms”, Middle-East Journal of Scientific Research, Vol.
9 No. 6, pp. 814 - 825.
Johnson, S.A. (1997), “An empirical analysis of the determinants of corporate debt ownership
structure”, Journal of Financial and Quantitative Analysis, Vol. 32 No. 1, pp. 47 - 69.
Johnson, S.A. (2003), “Debt maturity and the effects of growth opportunities and liquidity
risk on leverage”, The Review of Financial Studies, Vol. 16 No. 1, pp. 209 - 236.
Kale, J.R. & Noe, T.H. (1990), “Risky debt maturity choice in a sequential game
equilibrium”, Journal of Financial Research, Vol. 13 No. 2, pp. 155 - 166.
Kane, A., Marcus, A.J. & McDonald, R.L. (1985), “Debt policy and the rate of return
premium to leverage”, Journal of Financial and Quantitative Analysis, Vol. 20
No. 4, pp. 479 - 499.
King, R.G. & Levine, R. (1993b), “Finance, entrepreneurship, and growth: theory and
evidence”, Journal of Monetary Economics, Vol. 32 No. 3, pp. 513 - 542.
Kirch, G. & Terra, P.R.S. (2012), “Determinants of corporate debt maturity in South
America: Do institutional quality and financial development matter?”, Journal of
Corporate Finance, Vol. 18 No. 4, pp. 980 - 993.
Köksal, B. & Orman, C. (2015), “Determinants of capital structure: evidence from a major
developing economy”, Small Business Economics, Vol. 44 No. 2, pp. 255 - 282.
Levine, R. (1997), “Financial development and economic growth: views and agenda”,
Journal of Economic Literature, Vol. 35 No. 2, pp. 688 - 726.
Liêm, N.T., Cành, N.T. & Thành, N.C. (2018), “Hạn chế tài chính và cấu trúc kỳ hạn nợ tại
các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á,
Tập 29, Số 2, tr. 5 - 23.
Miller, M.H. (1977), “Debt and taxes”, The Journal of Finance, Vol. 32 No. 2, pp. 261 - 275.
Miller, M.H. & Modigliani, F. (1961), “Dividend policy, growth, and the valuation of
shares”, The Journal of Business, Vol. 34 No. 4, pp. 411 - 433.
Mitchell, K. (1993), “The debt maturity choice: an empirical investigation”, Journal of
Financial Research, Vol. 16 No. 4, pp. 309 - 320.
Modigliani, F. & Miller, M.H. (1958), “The cost of capital, corporation finance and the theory
of investment”, The American Economic Review, Vol. 48 No. 3, pp. 261 - 297.
Modigliani, F. & Miller, M.H. (1963), “Corporate income taxes and the cost of capital: a
correction”, The American Economic Review, Vol. 53 No. 3, pp. 433 - 443.
Morris, J.R. (1976), “On corporate debt maturity strategies”, The Journal of Finance, Vol.
31 No. 1, pp. 29 - 37.
Myers, S.C. (1977), “Determinants of corporate borrowing”, Journal of Financial
Economics, Vol. 5 No. 2, pp. 147 - 175.
Ngô, V.T. & Phạm, T.T.H. (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn kỳ hạn
nợ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Kinh
tế và Ngân hàng Châu Á, Số 115, tr. 27 - 41.
Ngô, V.T. (2018), “Các yếu tố tác động đến kỳ hạn nợ của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Số 103, tr. 1 - 13.

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 19


Ozkan, A. (2000), “An empirical analysis of corporate debt maturity structure”, European
Financial Management, Vol. 6 No. 2, pp. 197 - 212.
Ozkan, A. (2002), ““The determinants of corporate debt maturity: evidence from UK
firms”, Applied Financial Economics, Vol. 12 No. 1, pp. 19 - 24.
Ooi, J.T. (1999), “The debt maturity structure of UK property companies”, Journal of
Property Research, Vol. 16 No. 4, pp. 293 - 307.
Scherr, F.C. & Hulburt, H.M. (2001), “The debt maturity structure of small firms”, Financial
Management, Vol. 30 No. 1, pp. 85 - 111.
Stohs, M.H. & Mauer, D.C. (1996), “The determinants of corporate debt maturity structure”,
The Journal of Business, Vol. 69 No. 3, pp. 279 - 312.
Terra, P.R.S. (2011), “Determinants of corporate debt maturity in Latin America”, European
Business Review, Vol. 23 No. 1, pp. 45 - 70.
Trần, T.T.L. & Nguyễn, T.N. (2017), “Nghiên cứu cấu trúc kì hạn nợ của công ty tại Việt
Nam”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Tập 28, Số 2, tr. 20 - 43.
Zheng, X., El Ghoul, S., Guedhami, O. & Kwok, C.C. (2012), “National culture and corporate
debt maturity”, Journal of Banking & Finance, Vol. 36 No. 2, pp. 468 - 488.

20 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


ISSN 2615-9848

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế


TẠP CHÍ

QUẢN LÝ
VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

Trang chủ: http://tapchi.ftu.edu.vn

MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ,


HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG NGẦM VÀ GIÁ NHÀ Ở
THƯƠNG MẠI TẠI TRUNG QUỐC
Nguyễn Thị Thuận1
Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 28/03/2021; Ngày hoàn thành biên tập: 30/09/2021; Ngày duyệt đăng: 12/10/2021

Tóm tắt: Dựa trên dữ liệu hàng tháng từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2019,
sử dụng mô hình tự động hồi quy vectơ cấu trúc (SVAR), nghiên cứu được thực hiện
nhằm phân tích mối quan hệ của chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng ngầm và
giá nhà ở thương mại tại Trung Quốc. Kết quả cho thấy việc thắt chặt chính sách tiền
tệ có thể kiềm chế đà tăng mạnh của giá nhà, nhưng do hoạt động ngân hàng ngầm
không bị hạn chế bởi các chính sách tài chính truyền thống nên nó đã trở thành một
kênh tài trợ khác cho các công ty bất động sản (BĐS), thúc đẩy giá nhà ở một mức
độ nhất định, làm suy yếu đồng tiền và giảm hiệu lực của chính sách tiền tệ; mặt
khác sự thay đổi của chính sách tiền tệ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của hệ
thống ngân hàng ngầm. Ngoài ra, bài viết đưa ra các đề xuất liên quan nhằm ổn định
giá nhà ở thương mại, tăng cường hiệu lực của chính sách tiền tệ và tiêu chuẩn hóa
sự phát triển của hoạt động ngân hàng ngầm tại Trung Quốc.
Từ khóa: Ngân hàng ngầm, Chính sách tiền tệ, Giá nhà ở thương mại, Trung Quốc
THE RELATION BETWEEN MONETARY POLICY, SHADOW
BANKING AND COMMERCIAL HOUSING PRICE IN CHINA
Abstract: Based on monthly data from January 2012 to December 2019, using the
Structural Vector Auto Regression (SVAR) model, the paper analyzes the relation
between monetary policy, shadow banking and commercial housing prices in
China. The results suggest that tightening monetary policy may curb the sharp
rise in commercial housing prices, while shadow banking is not constrained by
traditional financial policies and, therefore, has become another funding channel
for real estate companies, promoting housing prices to a certain extent, weakening
the currency and reducing the effectiveness of monetary policy. On the other
hand, changes in monetary policy directly affect the size of the shadow banking
system. In addition, the article offers related proposals to stabilize commercial
housing prices, enhance the effectiveness of monetary policy and standardize the
development of China’s shadow banking system.
Keywords: Shadow Banking, Monetary Policy, Commercial Housing Prices, China
1
Tác giả liên hệ, Email: t25p11111@gmail.com

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 21


1. Giới thiệu
TKhái niệm về hoạt động tài chính ngầm xuất hiện vào những năm 80 của thế
kỷ XX, là sản phẩm của đổi mới tài chính trong quá trình thị trường hóa lãi suất ở
các nước phát triển (Li, 2011). Các dịch vụ của hoạt động tài chính ngầm làm trầm
trọng thêm rủi ro tài chính một cách có hệ thống do đòn bẩy tài chính quá mức và
tính thanh khoản cao, tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát khủng hoảng tài chính.
Tháng 08/2007, cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Hoa Kỳ không
có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào, nhưng sau đó nhanh chóng lan đến các trung tâm
tài chính lớn khác như: London, Tokyo, Paris, Frankfurt và dần phát triển thành một
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, gây ra những thiệt hại khôn lường cho các nền
kinh tế lớn trên thế giới (Phạm, 2009). Điều này gần như buộc mọi người phải bắt
tay vào nghiên cứu cơ chế hình thành, tác động ảnh hưởng, đo lường rủi ro và giám
sát từ bên ngoài của hệ thống tài chính ngầm.
Cụm từ “Shadow Banking” (ngân hàng ngầm/ngân hàng bóng tối) lần đầu tiên
được Paul McCulley, giám đốc Đầu tư PIMCO, đưa ra vào năm 2007 tại Diễn đàn
Kinh tế do Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ tổ chức (Nguyen, 2016). Nghiên cứu
của FSB (2011), EC (2012) và Gorton & Metrick (2012) đều đồng ý rằng hoạt động
của ngân hàng ngầm là một phân khúc của thị trường tài chính, hoạt động tương tự
như các ngân hàng thương mại (NHTM), nhưng lại được thực hiện bởi các tổ chức
tài chính phi ngân hàng thông qua các dịch vụ cho vay dưới hình thức các sản phẩm
phái sinh trên thị trường OTC. Các dịch vụ cho vay tồn tại song song (ngầm) với
hoạt động tín dụng của các NHTM, nhưng nằm ngoài sự giám sát của Ngân hàng
Trung ương (NHTW).
Tóm lại, các nhà nghiên cứu xác định nội hàm của ngân hàng ngầm chủ yếu từ hai
góc độ. Thứ nhất, từ góc độ quản lý, nó đề cập đến các tổ chức tài chính, trung gian
tín dụng và các dịch vụ tài chính phái sinh tương ứng với các NHTM nhưng ngoài hệ
thống quản lý. Thứ hai, từ góc độ chức năng, nó đề cập đến một trung gian tín dụng
với chức năng chuyển đổi tín dụng, chuyển đổi kỳ hạn và chuyển đổi thanh khoản.
Hệ thống ngân hàng ngầm của Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đặc biệt từ
sau năm 2008. Theo Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc (China
Banking and Insurance Regulatory Commission – CBIRC, 2020), với việc mở rộng
phạm vi kinh doanh tài chính và các hoạt động tích hợp đa ngành đa thị trường, quy
mô hệ thống ngân hàng ngầm tăng trưởng với tốc độ hơn 20% mỗi năm và vượt quá
90 nghìn tỷ Nhân dân tệ (NDT) vào cuối năm 2016, đi kèm với nó là rủi ro tài chính
không ngừng tích tụ và bộc lộ. Trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý Trung
Quốc thực hiện cơ chế quản lý đặc biệt đối với hệ thống ngân hàng ngầm và bước
đầu đã đạt được hiệu quả nhất định. Tính đến cuối năm 2019, quy mô của hệ thống
ngân hàng ngầm Trung Quốc còn 84,80 nghìn tỷ NDT, giảm gần 16 nghìn tỷ NDT so
với mức đỉnh lịch sử 100,4 nghìn tỷ NDT vào đầu năm 2017 (CBIRC, 2020).

22 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


BĐS được coi là trụ cột quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc và là ngành
tiêu biểu sử dụng nhiều vốn. Đặc biệt từ năm 2000 đến nay, giá nhà ở liên tục tăng
nhanh, lợi nhuận đầu tư cao, các doanh nghiệp hoạt động với mức nợ cao và nhu
cầu vốn rất lớn. Trong hệ thống tài chính do tín dụng ngân hàng thống trị của Trung
Quốc, các NHTM có những chính sách rõ ràng về phân bổ tín dụng, và nhu cầu vốn
của nhiều công ty BĐS khó được đáp ứng từ hệ thống ngân hàng chính thống (Allen
& cộng sự, 2005). Ngoài ra, kể từ năm 2005, NHTW Trung Quốc thường xuyên đưa
ra các chính sách tiền tệ hạn chế đầu tư tín dụng ngân hàng vào lĩnh vực BĐS, nhằm
bình ổn giá nhà ở và kiềm chế sự phát triển quá nóng của thị trường. Tuy nhiên, tác
dụng của chính sách tiền tệ đối với thị trường BĐS không đạt được như kỳ vọng
(Li, 2011). Là sự bổ sung quan trọng cho các phương thức tài trợ truyền thống, hoạt
động ngân hàng ngầm có đặc điểm là đòn bẩy cao, chức năng tạo tín dụng mạnh
mẽ và cơ chế hoạt động độc đáo khiến nó không phụ thuộc vào phạm vi kiểm soát
của chính sách tiền tệ truyền thống. Trong bối cảnh đó, liệu hoạt động ngân hàng
ngầm có thể cung cấp tín dụng cho sự phát triển của thị trường BĐS? Việc mở rộng
quy mô ngân hàng ngầm có đẩy giá nhà ở thương mại tăng? Tại sao các chính sách
kiểm soát tiền tệ đối với thị trường nhà ở thương mại của Trung Quốc thường thất
bại hoặc không đạt được hiệu quả như mong đợi?
Dựa trên những vấn đề được đặt ra ở trên, bài viết kết hợp hệ thống ngân hàng
ngầm, chính sách tiền tệ và giá nhà ở thương mại vào một khuôn khổ nghiên cứu
thống nhất. Thông qua xây dựng mô hình SVAR, tác giả thực hiện kiểm tra thực
nghiệm mối quan hệ giữa quy mô hệ thống ngân hàng ngầm, chính sách tiền tệ và
giá nhà ở thương mại. Bài viết hy vọng sẽ cung cấp một quan điểm nghiên cứu mới
để làm rõ mối quan hệ giữa ba yếu tố này và đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao hiệu
quả điều tiết của chính sách tiền tệ.
Bài viết được cấu trúc gồm 6 phần: Phần 1 giới thiệu chung, Phần 2 trình bày
tổng quan nghiên cứu, Phần 3 đưa ra giả thuyết nghiên cứu, Phần 4 lựa chọn biến
lượng và mô hình nghiên cứu, Phần 5 trình bày kết quả phân tích thực nghiệm, Phần
6 là kết luận và gợi ý chính sách.
2. Tổng quan nghiên cứu
Các học giả Âu Mỹ khi nghiên cứu về tác động của hoạt động ngân hàng ngầm
đối với giá BĐS chủ yếu tập trung vào phân tích bong bóng thị trường BĐS gây ra
bởi những đổi mới tài chính dưới hình thức ngân hàng ngầm ở Hoa Kỳ trong cuộc
khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn năm 2007. Wheaton & Nechayev (2008) cho
rằng cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn ở Hoa Kỳ xảy ra chủ yếu do nhu cầu
đổi mới tài chính kích thích sự mở rộng của tín dụng ngân hàng ngầm dẫn đến sự
hình thành bong bóng trên thị trường BĐS, khiến giá BĐS tăng nhanh. Pavlov &
Wachter (2011) tin rằng chứng khoán hóa tài sản dẫn đến giảm rào cản gia nhập thị
trường BĐS, và đổi mới tài chính kiểu ngân hàng ngầm đã phá vỡ các quy tắc tài

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 23


chính, dẫn đến tích tụ rủi ro trên thị trường BĐS và ảnh hưởng tới sự phát triển của
nền kinh tế. Verona & cộng sự (2013) sử dụng mô hình DSGE để khám phá mối
quan hệ giữa chính sách tiền tệ và ngân hàng ngầm, kết quả cũng khẳng định rằng
ngân hàng ngầm có tác động nhất định đến hiệu quả của chính sách tiền tệ. Từ góc
độ rủi ro, Gennaioli & cộng sự (2013) phân tích thực nghiệm những rủi ro do ngân
hàng ngầm tạo ra cùng với cơ chế truyền rủi ro của nó, và kết luận rằng sự tồn tại
của ngân hàng ngầm sẽ đóng một vai trò nhất định trong việc hình thành bong bóng
tài sản và nhạy cảm hơn với sự thay đổi của giá BĐS.
Các học giả Trung Quốc tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động ngân
hàng ngầm, chính sách tiền tệ và thị trường BĐS từ nhiều góc độ khác nhau. Ou &
cộng sự (2016) sử dụng mô hình VAR để kiểm tra thực nghiệm tác động dẫn truyền
của quy mô hệ thống ngân hàng ngầm đối với giá BĐS và chỉ số thịnh vượng BĐS
của Trung Quốc. Kết quả cho thấy khi quy mô hệ thống ngân hàng ngầm tăng, mức
độ tăng giá BĐS là đáng kể trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài sẽ giảm dần sự mở
rộng liên tục của bong bóng BĐS và dần đưa giá BĐS trở lại mức trung bình thực tế.
Ma & Wang (2018) nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng ngầm lên giá BĐS
Trung Quốc từ góc độ chênh lệch giá, kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của
ngân hàng ngầm lên giá BĐS có đặc điểm thay đổi theo thời gian, tức là, việc mở
rộng quy mô ngân hàng ngầm không nhất thiết dẫn đến giá nhà ở tăng. Wei (2016)
và Li & Yan (2018) nghiên cứu ảnh hưởng lần lượt của ngân hàng và ngân hàng
ngầm lên giá nhà ở và tin rằng hoạt động ngân hàng ngầm và tín dụng ngân hàng
đóng vai trò thúc đẩy giá nhà ở tăng, trong khi tín dụng ngân hàng và sự tồn tại của
ngân hàng ngầm tác động qua lại lẫn nhau. Luo & Feng (2012) và Li (2018) thông
qua nghiên cứu thực nghiệm đã phát hiện ra rằng ngân hàng ngầm có thể kìm hãm
hoặc thúc đẩy sự gia tăng cung tiền và do đó ảnh hưởng đến lãi suất, chức năng tạo
tín dụng của ngân hàng ngầm sẽ làm suy yếu tác dụng của chính sách tiền tệ. Gao
& cộng sự (2018), Mao & Zhou (2019) thông qua mô hình DSGE đã kết luận rằng
ngân hàng ngầm có tác động cùng chiều đến tín dụng và lãi suất, ngân hàng ngầm
có thể hỗ trợ tài chính cho các công ty gặp khó khăn về tài chính dẫn đến làm suy
yếu vai trò điều tiết của chính sách tín dụng và chính sách tiền tệ.
Các nghiên cứu cho thấy sự phát triển của hệ thống ngân hàng ngầm Trung Quốc
có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của thị trường BĐS và hiệu lực thực thi
của chính sách tiền tệ. Một mặt, các NHTM truyền thống có xu hướng cho các
doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp nhà nước vay vốn, trong khi các ngân hàng
ngầm sẵn sàng cho các doanh nghiệp phát triển BĐS quy mô vừa và nhỏ vay với
lãi suất cao hơn, sự gia tăng chi phí vốn này sẽ được phản ánh trong giá nhà ở. Mặt
khác, chính sách thắt chặt tiền tệ hạn chế dòng vốn chảy vào ngành BĐS, còn ngân
hàng ngầm ít bị ảnh hưởng bởi sự kiểm soát vĩ mô và có thể cung cấp vốn cho các
nhà phát triển BĐS bất cứ lúc nào, điều này làm tăng khó khăn cho NHTW trong
việc điều tiết thị trường BĐS thông qua chính sách tiền tệ.

24 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


3. Giả thuyết nghiên cứu
Giả sử có nhiều yếu tố quyết định mặt bằng giá nhà ở thương mại như môi
trường văn hóa chính trị, mức thu nhập của người dân, giá đất, chính sách tiền tệ,
giá nguyên vật liệu, chi phí xây dựng… thì tổng hợp các yếu tố này ngoài yếu tố chi
phí, các yếu tố khác chủ yếu do cung và cầu quyết định.
Cầu trên thị trường nhà ở thương mại Trung Quốc bao gồm nhu cầu đầu cơ và
nhu cầu tự sở hữu (Qiao, 2011). Cầu đầu cơ thường được cấu thành bởi hai bộ phận:
mua nhà đầu cơ và mua nhà đầu tư. Mua nhà đầu cơ là hành vi mua nhà trong ngắn
hạn, nhắm đến cơ hội mua giá thấp và bán giá cao để kiếm chênh lệch. Mua nhà đầu
tư đề cập đến hành vi mua nhà trong trung và dài hạn, có thể thu tiền từ cho thuê
và chờ tài sản tăng giá. Nhu cầu tự sở hữu bao gồm nhu cầu mua nhà cải thiện chất
lượng cuộc sống khi mức thu nhập gia đình được cải thiện với mức độ yêu cầu cao
hơn về nhà ở, và nhu cầu mua nhà bắt buộc do các nguyên nhân như con cái kết
hôn hay thay đổi nơi làm việc… Nói chung, nhu cầu đầu cơ sẽ gia tăng cùng với sự
gia tăng của giá nhà và giảm khi giá nhà giảm; ngược lại nhu cầu tự sở hữu giảm
theo sự gia tăng của giá nhà và có xu hướng tăng khi giá nhà giảm (Ren & cộng sự,
2019), tuy nhiên do nhu cầu mua nhà ở là quá cần thiết nên độ co giãn theo giá của
cầu trên thị trường nhà ở thương mại là tương đối nhỏ. Về phía nguồn cung, cung
trên thị trường chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như rào cản gia nhập ngành cao,
chính sách hạn chế của Chính phủ và chu kỳ xây dựng nhà ở thương mại kéo dài;
do vậy ngay cả khi giá nhà tăng nhanh thì nguồn cung cũng không thể tăng nhiều
ngay được.
Kế thừa các nghiên cứu của Qiao (2011), Ren & cộng sự (2019), tác giả đưa ra
bốn giả thuyết lý thuyết sau:
(1) Độ co giãn của cầu theo giá trên thị trường nhà ở thương mại là nhỏ, và nhu
cầu tự sở hữu nhiều hơn cầu đầu cơ, do đó đường cầu lồi lên phía trên bên phải.
(2) Độ co giãn của cung trên thị trường nhà ở thương mại cũng tương đối nhỏ,
khi cung đạt đến một lượng nhất định, Chính phủ sẽ tăng cường kiểm soát và hạn
chế tăng cung, do đó đường cung lồi ra phía dưới bên phải.
(3) Chính phủ kiềm chế sự gia tăng cung nhà ở thương mại dễ dàng hơn là kìm
hãm cầu về nhà ở thương mại, do đó, đường cầu sẽ dịch chuyển nhanh hơn đường
cung.
(4) Giả định rằng chỉ có hai kênh tài trợ cho các nhà phát triển BĐS là tài trợ từ
ngân hàng chính thống và tài trợ từ ngân hàng ngầm.
Dựa trên các giả thuyết lý thuyết trên, quy mô hệ thống ngân hàng ngầm dưới
chính sách tiền tệ thắt chặt ảnh hưởng đến sự thay đổi giá cân bằng trên thị trường
nhà ở thương mại (Hình 1).

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 25


Hình 1. Sự thay đổi giá cân bằng trên thị trường nhà ở thương mại
(trong điều kiện chính sách tiền tệ thắt chặt)
Nguồn: Ren & cộng sự (2019)

Vào thời điểm ban đầu, mức giá cân bằng của thị trường ở điểm A. Với mức thu
nhập của người dân tăng lên và sự thuận tiện trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các
hình thức huy động khác nhau, đường cầu của thị trường nhà ở thương mại chuyển
từ D1 sang D2. Do nhu cầu tăng làm tăng giá nhà, các chủ đầu tư có lãi sẽ đẩy cung
của thị trường nhà ở thương mại tăng, nhưng do chính sách tiền tệ thắt chặt, các chủ
đầu tư chỉ có thể tìm nguồn tài trợ từ thị trường tài chính ngầm, dẫn đến mức độ di
chuyển của đường cung chậm hơn đường cầu, giá cân bằng lúc này trở thành điểm
B. Với suy luận tương tự, giá cân bằng cũng sẽ dần di chuyển đến điểm C; và ba
điểm A, B, C tạo thành đường thay đổi giá cân bằng của nhà ở thương mại.
Ngược lại, chính sách tiền tệ nới lỏng một mặt cung cấp vốn đầu tư cho các nhà
phát triển BĐS, mặt khác cũng cung cấp các khoản vay lãi suất thấp cho người
mua nhà, điều này cùng tác động đến giá nhà ở thương mại từ cả phía cung và cầu.
Tại thời điểm này, các nhà phát triển BĐS có thể tìm nguồn tài trợ từ cả ngân hàng
chính thống và ngân hàng ngầm, dẫn đến chi phí tài trợ của các nhà phát triển BĐS
thấp hơn so với chính sách tiền tệ thắt chặt, do đó nguồn cung trên thị trường nhà
ở thương mại tăng nhanh hơn. Đồng thời, người dân sẽ thuận tiện hơn khi vay vốn
mua nhà từ ngân hàng, lúc này sự thay đổi giá cân bằng trên thị trường nhà ở thương
mại được thể hiện trong Hình 2.
Sự phát triển của ngân hàng ngầm đã mở rộng kênh tài trợ cho các nhà phát
triển BĐS ở một mức độ nhất định, có thể giảm bớt những hạn chế về vốn và trực
tiếp thúc đẩy sự phát triển của thị trường BĐS. Trong khi các NHTM không sẵn
sàng cho vay đối với các nhà phát triển BĐS quy mô vừa và nhỏ (Allen & cộng sự,
2005), khiến nhu cầu vốn của nhiều nhà phát triển BĐS không thể được đáp ứng từ
hệ thống ngân hàng chính thống, thì ngân hàng ngầm có xu hướng chấp nhận rủi ro
cao hơn để được bù đắp nhiều hơn (Qiu & Zhou, 2014), sẵn sàng cung cấp tín dụng

26 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


cho các nhà phát triển BĐS với lãi suất cao hơn, sự gia tăng chi phí vốn này cuối
cùng sẽ được phản ánh trong giá nhà ở.

Hình 2. Sự thay đổi giá cân bằng trên thị trường nhà ở thương mại
(trong điều kiện chính sách tiền tệ nới lỏng)
Nguồn: Ren & cộng sự (2019)

Từ những phân tích trên, bài viết đề xuất giả thuyết nghiên cứu sau:
H1: Cả chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng ngầm đều có tác động nhất
định đến giá nhà ở thương mại.
Mặt khác, trong Giả thuyết lý thuyết (4) giả định rằng chỉ có hai kênh tài trợ cho
các nhà phát triển BĐS là tài trợ từ ngân hàng chính thống và tài trợ từ ngân hàng
ngầm. Chính sách tiền tệ nới lỏng khiến nguồn cung tiền dồi dào, dẫn đến khả năng
tiếp cận vốn với chi phí thấp từ các ngân hàng chính thống trở nên dễ dàng hơn (Li
& Wu, 2011) sẽ khiến nhu cầu vốn từ hệ thống ngân hàng ngầm giảm đi. Ngược
lại, chính sách tiền tệ thắt chặt làm tăng lãi suất và hạn chế quy mô tín dụng (Qiu
& Zhou, 2014), để duy trì chuỗi vốn và đáp ứng nhu cầu đầu tư, các nhà phát triển
BĐS sẽ tìm nguồn tài trợ từ hệ thống ngân hàng ngầm khiến quy mô hệ thống ngân
hàng ngầm tăng lên. Từ đó bài viết đề xuất giải thuyết nghiên cứu sau:
H2: Những thay đổi trong chính sách tiền tệ có tác động đến quy mô của hệ
thống ngân hàng ngầm.
Về lý thuyết, chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ thông qua kênh tín dụng và lãi suất
để tác động tăng chi phí tài trợ của các nhà phát triển BĐS, từng bước giảm quy mô
đầu tư trên thị trường BĐS. Tuy nhiên, do hoạt động ngân hàng ngầm không chịu sự
giám sát và điều tiết của NHTW, nên trong giai đoạn thắt chặt chính sách tiền tệ, các
ngân hàng ngầm có thể cung cấp vốn cho các nhà phát triển BĐS không thể vay vốn
thông qua các NHTM truyền thống. Mặt khác, chi phí tài trợ vốn bình quân của các
công ty BĐS không chỉ được xác định bởi lãi suất tín dụng mà còn chịu ảnh hưởng
lớn bởi lãi suất vay thế chấp. Khi cho vay, để bù đắp rủi ro, các ngân hàng ngầm với

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 27


vị thế độc quyền có thể ấn định mức lãi suất tín dụng cao hơn, đồng thời nới lỏng
các yêu cầu về thế chấp để hạ lãi suất cho vay thế chấp (Qiu & Zhou, 2014), khiến
chi phí tài trợ vốn bình quân của các công ty BĐS giảm xuống. Do đó, mặc dù chính
sách tiền tệ thắt chặt đã làm tăng lãi suất và hạn chế quy mô tín dụng của toàn bộ thị
trường BĐS, nhưng hoạt động của ngân hàng ngầm có thể qua mặt sự giám sát và
hỗ trợ tài chính cho thị trường BĐS, từ đó làm suy yếu tác dụng điều tiết của chính
sách tiền tệ đối với giá nhà. Bài viết đề xuất giả thuyết nghiên cứu sau:
H3: Hoạt động ngân hàng ngầm làm suy yếu phản ứng của giá nhà ở thương mại
đối với sự điều tiết của chính sách tiền tệ.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Mô hình nghiên cứu
Mô hình vector tự hồi quy VAR truyền thống được chứng minh là một phương
pháp thống kê thiết thực và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Tuy nhiên,
mô hình VAR không thể đưa ra mối tương quan hiện tại giữa các biến, nhưng lại ẩn
những mối tương quan hiện tại này trong cấu trúc tương quan của thuật ngữ sai số.
Trong khi đó, mô hình vector tự hồi quy cấu trúc (SVAR) cho phép tồn tại sự ảnh
hưởng hiện tại giữa các biến (Sims, 1986), do đó nó phù hợp hơn với môi trường
kinh tế vĩ mô thực tế. Biểu thức của mô hình hồi quy vector cấu trúc SVAR (p) với
k biến nội sinh và độ trễ bậc p là:
C0yt = Γ1y(t-1) + Γ2y(t-2) + ... +Γty(t-p) + μt với t = 1, 2, 3, …, T (1)
trong đó:

i = 1, 2, 3, …, p.
Đối với mô hình này, số lượng tham số được ước tính là k2p + k. Để có được các
tham số ước lượng duy nhất của mô hình cấu trúc, cần áp đặt k(k-1)/2 ràng buộc
đối với công thức cấu trúc của mô hình SVAR (p) với k biến nội sinh. Những ràng
buộc này có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn. Công thức (1) được viết dưới dạng toán
tử trễ như sau:
C(Q)yt = μt; (2)
C(Q) = C0 - Γ1Q - Γ2Q2 - … -ΓpQp (3)
yt = D(Q)μt; (4)

28 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


C(Q) là ma trận tham số k × k của toán tử trễ L. Giả sử rằng A và B là ma trận
khả nghịch của (k × k), ma trận A nhân với công thức (4) có thể thu được:
Ayt = AD(Q)μt = Aεt với t = 1, 2, …, T. (5)
Nếu A và B thỏa mãn chuỗi điều kiện: Aεt = Bμt, E(μtμ’t) t = Ik thì mô hình SVAR
trên được gọi là mô hình SVAR kiểu A-B.
4.2 Lựa chọn biến lượng
Để nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng ngầm
và giá nhà ở thương mại tại Trung Quốc, bài viết chọn dữ liệu hàng tháng từ tháng
1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2019 cho từng biến số. Các biến được xem xét trong
mô hình như sau:
Giá nhà ở thương mại (HP). Giá nhà ở thương mại được xác định bằng doanh số
bán nhà ở thương mại (nhân dân tệ) chia cho diện tích bán nhà ở thương mại (m2).
Để loại bỏ xu hướng tăng trưởng theo cấp số nhân của chuỗi thời gian, ta lấy lôgarit
tự nhiên của chuỗi (LHP).
Lãi suất bình quân gia quyền cho vay liên ngân hàng (IBOR). Lãi suất bình quân
gia quyền cho vay liên ngân hàng được sử dụng để biểu thị mặt bằng lãi suất của
cùng kỳ hạn, đồng thời phản ánh xu hướng của chính sách tiền tệ.
Cung tiền mở rộng (M2): Cung tiền M2 được NHTW Trung Quốc xác định là
mục tiêu trung gian trong chính sách tiền tệ, M2 liên quan chặt chẽ đến ý định chính
sách và phản ánh những thay đổi về mức độ thắt chặt hay nới lỏng của chính sách
tiền tệ. Sự thay đổi M2 có tác động lớn đến doanh nghiệp sản xuất, thị trường tài
chính, người tiêu dùng và hành vi của nhà đầu tư. Ta cũng lấy lôgarit tự nhiên cho
chuỗi số liệu M2 (LM2).
Quy mô hệ thống ngân hàng ngầm (SB): Vì giới học thuật vẫn chưa xác định
rõ phạm vi của hệ thống ngân hàng ngầm, do vậy bài viết căn cứ vào công bố của
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc về tổng số tiền cho vay ủy thác, cho vay tín chấp,
tín chấp ngân hàng không chiết khấu, trái phiếu doanh nghiệp và tài trợ vốn cổ phần
của các doanh nghiệp phi tài chính trong tổng quy mô tài trợ xã hội để đóng vai trò
như một biến số đại diện cho quy mô của hệ thống ngân hàng ngầm. Đồng thời lấy
lôgarit tự nhiên của chuỗi số liệu (LSB).
4.3 Nguồn dữ liệu
Nghiên cứu dựa trên dữ liệu lấy từ cơ sở dữ liệu thống kê của Tổng cục thống
kê Trung Quốc, Trung tâm dữ liệu Viện nghiên cứu Bộ Thương mại và trang web
của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Do Chính phủ Trung Quốc không công bố
dữ liệu tháng 1 hàng năm về doanh số và diện tích bán nhà ở thương mại nên giá
bán nhà ở thương mại vào tháng 1 hàng năm sẽ được ước tính bằng phần mềm
Eviews 10.

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 29


Bảng 1. Ký hiệu, cách tính và nguồn số liệu

Biến lượng Ký hiệu Nguồn số liệu Cách tính


Giá nhà ở HP Tổng cục thống kê Trung Quốc
thương mại https://data.stats.gov.cn/
(NDT/m2)

Lãi suất bình IBOR Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
quân gia http://www.pbc.gov.cn/
quyền cho
vay liên ngân
hàng (%)
Cung tiền mở M2 Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
rộng (NDT) http://www.pbc.gov.cn/
Quy mô hệ SB Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Quy mô hệ thống tài chính
thống tài http://www.pbc.gov.cn/ ngầm được xác định bằng
chính ngầm Trung tâm dữ liệu Viện nghiên tổng số tiền cho vay ủy
(NDT) cứu Bộ Thương mại thác, cho vay tín chấp, tín
http://data.mofcom.gov.cn/ chấp ngân hàng không
chiết khấu, trái phiếu doanh
nghiệp và tài trợ vốn cổ
phần của các doanh nghiệp
phi tài chính trong nước
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
5. Kết quả phân tích thực nghiệm
5.1 Thống kê mô tả
Bảng 2. Bảng thống kê mô tả
LHP_SA IBOR_SA LM2_SA LSB_SA
Trung vị 8,8931 2,6626 14,1299 12,8569
Trung bình 8,8716 2,6749 14,1555 12,9363
Lớn nhất 9,1676 4,0692 14,5060 13,1790
Nhỏ nhất 8,6262 1,4591 13,6602 12,0960
Độ lệch chuẩn 0,1503 0,5560 0,2466 0,3126
Quan sát 96 96 96 96
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Các quan sát hàng quý, hàng tháng của chuỗi thời gian cho thấy sự thay đổi theo chu
kỳ hàng tháng hoặc hàng quý, những thay đổi theo chu kỳ như vậy thường che giấu
các quy luật khách quan của sự phát triển kinh tế, do đó, số liệu của chuỗi thời gian cần
được điều chỉnh theo mùa. Phương pháp Census X12 có thể phân tách tốt ảnh hưởng
của dữ liệu trong các ngày lễ lên toàn bộ dữ liệu chuỗi thời gian và tăng tính ổn định
trong toàn bộ khoảng thời gian của chuỗi. Do đó, phương pháp Census X12 được chọn

30 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


để điều chỉnh từng biến theo mùa (LSB_SA, LHP_SA, IBOR_SA, LM2_SA) và thống
kê mô tả được thực hiện trên từng biến sau khi điều chỉnh (Bảng 2). Giá trị trung bình
của mỗi biến lớn hơn nhiều so với độ lệch chuẩn của nó, cho thấy rằng sau khi điều
chỉnh theo mùa, các biến lượng không tồn tại giá trị bất thường.
5.2 Kiểm định tính dừng và lựa chọn độ trễ tối ưu
Sử dụng kiểm định ADF (Augmented Dickey-Fullertest) để kiểm tra tính dừng
của dữ liệu chuỗi thời gian (Bảng 3). Từ Bảng 3 có thể thấy rằng ngoại trừ LHP_
SA, các chuỗi thời gian khác đều là chuỗi dừng. Tiến hành lấy sai phân bậc một
(DLHP) để đưa LHP_SA về chuỗi dừng.
Bảng 3. Kết quả kiểm định ADF về độ ổn định của từng chuỗi thời gian
Giá trị tới hạn
Biến lượng ADF Giá trị P Kết luận
1% 5% 10%
LSB_SA -10,1692 -3,5144 -2,8981 -2,5863 0,0000 Chuỗi dừng
LHP_SA -0,2526 -3,5144 -2,8981 -2,5863 0,9262 Chuỗi không dừng
INBOR_SA -4,3558 -3,5144 -2,8981 -2,5863 0,0007 Chuỗi dừng
LM2_SA -3,0770 -3,5144 -2,8981 -2,5863 0,0323 Chuỗi dừng
DLHP -7,8969 -3,5155 -2,8986 -2,5866 0,0000 Chuỗi dừng
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Để thực hiện xác định độ trễ của mô hình SVAR, trước tiên phải xác định độ trễ
của mô hình VAR tương ứng. Có rất nhiều kiểm định khác nhau để xác định độ trễ
phù hợp của mô hình (Bảng 4), các giá trị LR, FPE, AIC của mô hình VAR trong
khoảng từ 0-8 cho thấy đỗ trễ tối ưu nên được chọn là 4.
Bảng 4. Kết quả phán đoán độ trễ mô hình VAR
Độ trễ LogL LR FPE AIC SC HQ
0 294,9779 NA 3,63E-09 -8,0827 -7,9562 -8,0323
1 722,6105 795,8717 3,93E-14 -19,5169 -18,8845* -19,2652*
2 736,3518 24,0472 4,20E-14 -19,4542 -18,3159 -19,0010
3 751,0073 24,0187 4,41E-14 -19,4168 -17,7726 -18,7623
4 775,6523 37,6521* 3,54e-14* -19,6570* -17,5068 -18,8010
5 788,8823 18,7424 3,95E-14 -19,5800 -16,9240 -18,5227
6 795,2531 8,3174 5,43E-14 -19,3125 -16,1506 -18,0538
7 799,7011 5,3129 8,06E-14 -18,9917 -15,3237 -17,5315
8 821,8203 23,9624 7,52E-14 -19,1616 -14,9878 -17,5000
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Tuy nhiên, kết quả của các kiểm định AIC và SC là không đồng nhất, tiếp tục sử
dụng kiểm định LM để kiểm định tính ổn định của độ trễ tối ưu trong mô hình (Bảng

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 31


6). Kết quả kiểm định LM cho thấy độ trễ của mô hình VAR là 4 đảm bảo tính tự hồi
quy và độ vững chắc của mô hình. Do vậy nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình VAR (4).
Bảng 5. Kết quả kiểm định LM
Giả thuyết H0: Không có tự tương quan ở độ trễ h
Độ trễ LRE* stat df Prob. Rao F-stat Df Prob.
1 13,0955 16 0,6658 0,8157 (16, 159.5) 0,6664
2 13,2707 16 0,6529 0,8270 (16, 159.5) 0,6535
3 8,9593 16 0,9151 0,5511 (16, 159.5) 0,9153
4 10,2583 16 0,8528 0,6335 (16, 159.5) 0,8531
5 18,3855 16 0,3018 1,1638 (16, 159.5) 0,3026
6 9,7731 16 0,8782 0,6027 (16, 159,5) 0,8785
7 16,9704 16 0,3875 1,0696 (16, 159,5) 0,3883
8 21,8117 16 0,1494 1,3953 (16, 159,5) 0,1500
9 13,6160 16 0,6273 0,8495 (16, 159,5) 0,6280
10 4,8161 16 0,9966 0,2926 (16, 159,5) 0,9966
11 9,3339 16 0,8990 0,5748 (16, 159,5) 0,8993
12 11,7328 16 0,7622 0,7278 (16, 159,5) 0,7627
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Ngoài ra, như trong Hình 3, có thể thấy rằng tất cả các giá trị riêng đều nằm trong vòng
tròn đơn vị, do đó tính ổn định của VAR (4) là tốt, và có thể nghiên cứu bước tiếp theo.

Hình 3. Kết quả kiểm định nghịch đảo đơn vị gốc đa thức AR
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

5.3 Kiểm tra đồng liên kết Johansen


Từ khi Engle & Granger (1987) đề xuất lý thuyết đồng liên kết, phương pháp
này đã trở thành một công cụ quan trọng để phân tích mối quan hệ định lượng giữa
các biến số kinh tế có thuộc tính. Khi tiến hành phân tích chuỗi thời gian, về mặt lý

32 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


thuyết, các biến bắt buộc phải là chuỗi thời gian có tính dừng, nếu không sẽ xảy ra
hồi quy giả. Do vậy, với các chuỗi thời gian không dừng, chúng ta phải tiến hành
lấy sai phân để khiến nó dừng. Tuy nhiên, chuỗi thời gian sau khi sai phân sẽ làm
mất lượng tổng thông tin dài hạn. Mục đích của kiểm tra đồng liên kết là để kiểm
tra xem tổ hợp tuyến tính của một tập hợp các chuỗi không dừng có mối quan hệ
cân bằng ổn định hay không. Bài viết sử dụng phương pháp Johansen để kiểm tra
đồng liên kết (Bảng 6). Kiểm định vết và kiểm định gốc đặc trưng cho thấy tồn tại
một phương trình đồng liên kết giữa các biến ở mức ý nghĩa 5%. Để mô hình SVAR
được thiết lập, chúng ta chỉ cần chứng minh có mối quan hệ đồng liên kết là được.
Bảng 6. Kết quả kiểm tra đồng liên kết Johansen
Trị đặc Kiểm Giá trị Kiểm định Giá
Giả thuyết 5% 5%
trưng định vết P gốc đặc trưng trị P
Không có * 0,3541 59,6454 47,8561 0,0027 32,7891 27,5843 0,0098
Nhiều hơn 1 0,1869 26,8563 29,7970 0,1052 15,5234 21,1316 0,2539
Nhiều hơn 2 0,1209 11,3329 15,4947 0,1918 9,6650 14,2646 0,2349
Nhiều hơn 3 0,0220 1,66786 3,8414 0,1965 1,6678 3,8414 0,1965
Chú thích: Kiểm định vết cho thấy có 1 vector đồng liên kết với mức ý nghĩa 5%; kiểm định
gốc đặc trưng cho thấy có 1 vector đồng liên kết với mức ý nghĩa 5%; * chỉ ra rằng giả
thuyết bị bác bỏ với mức ý nghĩa 5%.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
5.4 Thiết lập tham số cho mô hình SVAR
Mô hình SVAR (4) 4 biến được thiết lập theo công thức (1) dưới dạng như sau:
Aεt = Bμt với t = 1, 2, …, T (6)
Thiết lập biến lượng và ma trận tham số trong công thức (6):

trong đó εt = (εt, ε2t,…, ε4t )’; μt = (μt, μ2t, …, μ4t); εt là nhiễu trắng của mô hình
VAR, các vectơ con của μt tương ứng đại diện cú sốc tác động đến bốn biến số lần
lượt là giá nhà ở thương mại (DLHP), lãi suất bình quân gia quyền cho vay liên
ngân hàng (IBOR_SA), cung tiền mở rộng (LM2_SA) và quy mô hệ thống ngân
hàng ngầm (LSB_SA). Mô hình SVAR 4 biến được thiết lập với ít nhất k(k-1)/2 = 6
ràng buộc. Giả sử rằng: Mặt bằng lãi suất không bị ảnh hưởng bởi cung tiền và giá
nhà ở trong cùng kỳ, nghĩa là a21 = 0, a23 = 0; cung tiền không bị ảnh hưởng bởi giá
nhà ở trong cùng kỳ, nghĩa là a31 = 0; quy mô hệ thống ngân hàng ngầm không bị
ảnh hưởng bởi sự thay đổi của cung tiền, lãi suất và giá nhà ở trong kỳ, nghĩa là a41
= 0, a42 = 0, a43 = 0. Khi đó, mô hình SVAR (4) 4 biến có dạng như sau:

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 33


Vì trọng tâm của phân tích mô hình SVAR là phân tích hiệu ứng xung của quá
trình trực giao, bởi vậy ta không xem xét đến kết quả ước lượng tham số.
5.5 Kiểm định nhân quả Granger
Thông qua kiểm định Johansen chứng minh được rằng có mối quan hệ đồng liên
kết giữa các biến, nhưng không thể xác định có mối quan hệ nhân quả giữa chúng
hay không. Vì vậy, bài viết tiếp tục thực hiện kiểm định nhân quả Granger (Bảng 7).
Bảng 7. Kết quả của kiểm định nhân quả Granger
Giả thuyết Giá trị F Giá trị P Kết luận
LSB_SA không là nguyên nhân gây ra biến động của 10,3763 0,0345 Bác bỏ giả
DLHP thuyết
IBOR_SA không là nguyên nhân gây ra biến động 15,7250 0,0034 Bác bỏ giả
của DLHP thuyết
LM2_SA không là nguyên nhân gây ra biến động của 8,4797 0,0755 Bác bỏ giả
DLHP thuyết
IBOR_SA không là nguyên nhân gây ra biến động 16,4562 0,0025 Bác bỏ giả
của LSB_SA thuyết
LM2_SA không là nguyên nhân gây ra biến động của 8,3749 0,0788 Bác bỏ giả
LSB_SA thuyết
DLHP không là nguyên nhân gây ra biến động của 5,7082 0,2220 Chấp nhận
LSB_SA giả thuyết
DLHP không là nguyên nhân gây ra biến động của 8,3960 0,0781 Bác bỏ giả
INBOR_SA thuyết
LM2_SA không là nguyên nhân gây ra biến động của 6,7235 0,1512 Chấp nhận
INBOR_SA giả thuyết
LSB_SA không là nguyên nhân gây ra biến động của 3,8180 0,4312 Chấp nhận
INBOR_SA giả thuyết
DLHP không là nguyên nhân gây ra biến động của 6,1906 0,1854 Chấp nhận
LM2_SA giả thuyết
LSB_SA không là nguyên nhân gây ra biến động của 3,8180 0,4312 Chấp nhận
LM2_SA giả thuyết
INBOR_SA không là nguyên nhân gây ra biến động 15,7250 0,0034 Bác bỏ giả
của LM2_SA thuyết
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Kết quả kiểm tra nhân quả Granger cho thấy, thứ nhất, quy mô của hệ thống ngân
hàng ngầm và chính sách tiền tệ (mở rộng hay thắt chặt) là những nguyên nhân gây

34 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


ra biến động trong giá nhà ở thương mại: lượng vốn lớn từ hệ thống ngân hàng ngầm
cung cấp thêm kênh tài chính cho các công ty BĐS, và chính sách tiền tệ (thắt chặt
hay mở rộng) cũng liên quan đến lợi nhuận của các nhà phát triển BĐS. Thứ hai, giá
nhà ở thương mại là nguyên nhân gây ra biến động cho mặt bằng lãi suất: một lượng
lớn tiền được đầu tư hoặc một lượng lớn các khoản tiền bị rút khỏi thị trường nhà đất
sẽ dẫn đến sự mâu thuẫn rõ rệt giữa cung và cầu tiền của các tổ chức tài chính, và chi
phí sử dụng vốn tức lãi suất, sẽ biến động theo cung và cầu này. Thứ ba, chính sách
tiền tệ (thắt chặt hay mở rộng) cũng là nguyên nhân gây ra biến động cho quy mô
của hệ thống ngân hàng ngầm: chính sách tiền tệ nới lỏng chắc chắn sẽ dẫn đến việc
đủ lượng cung tiền trên thị trường khiến lãi suất thị trường giảm, việc đáp ứng nhu
cầu vốn trở nên dễ dàng hơn, dẫn đến nhu cầu trên thị trường ngân hàng ngầm giảm;
ngược lại, chính sách tiền tệ thắt chặt làm giảm lượng cung tiền trên thị trường chính
thức, khiến nhu cầu trên thị trường ngân hàng ngầm trở nên mạnh mẽ hơn.
5.6 Phân tích hàm phản ứng xung
Hàm phản ứng xung mô tả tác động của sự thay đổi một biến đơn lẻ đến các giá
trị hiện tại và tương lai của các biến nội sinh. Nó có thể phản ánh mối quan hệ thuận
nghịch giữa các biến và xu hướng thay đổi của ảnh hưởng này theo thời gian, tiết
lộ mối quan hệ động giữa các biến số. Dựa trên mô hình SVAR, bài báo này xây
dựng một hàm phản ứng xung để phân tích tương tác động giữa các biến (Hình 4).
Trục hoành trong hình thể hiện khoảng thời gian trễ (kỳ) của hành động tác động và
trục tung thể hiện số phản hồi. Đường nét liền đại diện cho phản ứng của giá nhà ở
thương mại đối với những thay đổi trong quy mô ngân hàng ngầm và chính sách tiền
tệ, các đường chấm ở cả hai bên cho biết dải lệch cộng hoặc trừ hai lần sai số chuẩn.

(1) Phản ứng của DLHP đối với LSB_SA (2) Phản ứng của DLHP đối với LM2_SA (3) Phản ứng của DLHP đối với IBOR_SA

Hình 4. Phản ứng của giá nhà ở thương mại đối với
quy mô ngân hàng ngầm và chính sách tiền tệ
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Hình 4(1) cho thấy dưới tác động của sự gia tăng quy mô hệ thống ngân hàng ngầm
sẽ thúc đẩy giá nhà ở tăng liên tục. Ngân hàng ngầm không chịu sự điều chỉnh trực tiếp
của các chính sách tiền tệ do đặc điểm nằm ngoài hệ thống giám sát truyền thống, nên
khi chính sách tiền tệ thắt chặt, quy mô của hệ thống ngân hàng ngầm vẫn mở rộng,
đồng thời bơm vốn cho các công ty BĐS với lãi suất cao hơn, sự gia tăng chi phí vốn
này cuối cùng lại được phản ánh trong việc tăng giá nhà ở. Hình 4(2) và 4(3) cho thấy

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 35


những tác động điều chỉnh của chính sách tiền tệ (cung tiền, lãi suất) đối với giá nhà ở
thương mại (trong điều kiện chịu ảnh hưởng của ngân hàng ngầm) là không đáng kể.
Cụ thể, qua Hình 4(3) có thể thấy rằng khi lãi suất tăng thì giá nhà sẽ tăng ngay từ kỳ
thứ hai với giá trị phản ứng tăng tối đa, sau đó giảm dần từ kỳ thứ 5. Điều đó chứng tỏ,
khi chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất tăng, chi phí phát triển của
các công ty BĐS tăng sẽ làm tăng giá nhà đất trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn nó sẽ
dần hạn chế sự phát triển quá nóng của thị trường BĐS khiến giá nhà giảm dần. Hình
4(2) cho thấy khi cung tiền tăng thì giá nhà ở có phản ứng tăng nhẹ trong những kỳ đầu
và giảm dần sau đó, nhưng mức độ phản ứng là không đáng kể. Điều này cho thấy các
tác động của hệ thống ngân hàng ngầm đối với giá nhà ở thương mại tại Trung Quốc
thậm chí còn lớn hơn tác động điều tiết của chính sách tiền tệ.

(1) Phản ứng của LSB_SA đối với IBOR_SA (2) Phản ứng của LSB_SA đối với LM2_SA

Hình 5. Phản ứng của quy mô ngân hàng ngầm đối với chính sách tiền tệ
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Hình 5 phản ánh mức độ tác động của chính sách tiền tệ lên quy mô ngân hàng
ngầm. Khi chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất tăng và cung tiền
giảm, người cần tiền giảm khả năng tiếp cận vốn thông qua ngân hàng chính thống,
dẫn đến nhu cầu tiếp cận vốn thông qua hệ thống ngân hàng ngầm tăng lên (Hình 5(1)).
Ngược lại, với chính sách tiền tệ mở rộng, cung tiền tăng, khả năng tiếp cận vốn từ hệ
thống các ngân hàng chính thống dễ dàng hơn với chi phí vay vốn thấp hơn, dẫn đến
quy mô ngân hàng ngầm giảm đi (Hình 5(2)). Điều này chứng tỏ những thay đổi trong
chính sách tiền tệ có tác động đáng kể đến quy mô của hệ thống ngân hàng ngầm.

(1) Phản ứng của IBOR_SA đối với LSB_SA (2) Phản ứng của LM2_SA đối với LSB_SA

Hình 6. Phản ứng xung của cung tiền và lãi suất đối với
quy mô hệ thống ngân hàng ngầm
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

36 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Hình 6 cho thấy sự gia tăng quy mô của hệ thống ngân hàng ngầm sẽ làm tăng
lãi suất trong ngắn hạn, nhưng theo thời gian, lãi suất sẽ giảm xuống. Do đó, mặc
dù hoạt động của hệ thống ngân hàng ngầm sẽ làm tăng chi phí tài chính trong ngắn
hạn do lãi suất vay cao hơn lãi suất của hệ thống ngân hàng chính thống, nhưng về
lâu dài, sự phát triển của ngân hàng ngầm sẽ làm tăng quy mô tín dụng trong xã
hội, thúc đẩy tự do hóa lãi suất và giảm chi phí tài chính. Nghĩa là, hoạt động của
hệ thống ngân hàng ngầm mở rộng nguồn vốn và giảm chi phí tài chính của doanh
nghiệp trong dài hạn. Nhìn chung, hoạt động ngân hàng ngầm có tác động đến các
chỉ số chính sách tiền tệ như cung tiền, lãi suất, và khiến các cơ quan chức năng khó
kiểm soát kinh tế vĩ mô thông qua các công cụ chính sách tiền tệ.
5.7 Thực nghiệm mô phỏng phản thực tế
Bài viết sử dụng phương pháp mô phỏng phản thực tế (Duan, 2015) để phân tích
phản ứng của giá nhà ở đối với việc thắt chặt chính sách tiền tệ khi không có ảnh
hưởng của hệ thống ngân hàng ngầm. Phương pháp này có nghĩa là các hệ số ước
lượng của quy mô hệ thống ngân hàng ngầm trong Phương trình (6) đều là 0, nói
cách khác, quy mô hệ thống ngân hàng ngầm không được bao gồm trong mô hình
SVAR và không có tác động nội sinh đến giá nhà ở thương mại. Tiến hành xây dựng
mô hình SVAR cho ba biến số giá nhà ở thương mại, cung tiền, lãi suất, đồng thời
sử dụng ngân hàng ngầm như một biến ngoại sinh của hệ thống để thực hiện phân
tích phản ứng xung mới và so sánh với phản ứng xung ban đầu.

(1) Phản ứng của DLHP đối với LM2_SA (2) Phản ứng của DLHP đối với LM2_SA
(có xét LSB_SA trong mô hình) (không xét LSB_SA trong mô hình)

(3) Phản ứng của DLHP đối với IBOR_SA (4) Phản ứng của DLHP đối với IBOR_SA
(có xét LSB_SA trong mô hình) (không xét LSB_SA trong mô hình)

Hình 7. Phản ứng của giá nhà ở đối với chính sách tiền tệ
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 37


Hình 7 so sánh tác động của cung tiền và lãi suất lên giá nhà ở trong các trường hợp
có xét đến và không xét đến ảnh hưởng của ngân hàng ngầm trong mô hình. Phản hồi
mới của giá nhà (không xét ảnh hưởng của hoạt động ngân hàng ngầm) và phản hồi
ban đầu của giá nhà (có xét đến ảnh hưởng của hoạt động ngân hàng ngầm) về cơ bản
là giống nhau, nhưng có mức độ khác nhau. Trong đó phản hồi ban đầu về giá nhà ở
sẽ yếu hơn phản hồi mới về giá nhà ở, có nghĩa là dưới ảnh hưởng của hoạt động ngân
hàng ngầm, chính sách tiền tệ sẽ bị giảm hiệu quả điều tiết đối với thị trường BĐS.
6. Kết luận và gợi ý chính sách
Sự mở rộng nhanh chóng của quy mô hệ thống ngân hàng ngầm đã tác động ngày
càng quan trọng đến hệ thống tài chính và nền kinh tế của Trung Quốc. Bài viết kết
hợp ngân hàng ngầm, chính sách tiền tệ và giá nhà ở thương mại vào một khung
phân tích thống nhất, bằng cách xây dựng mô hình SVAR khám phá cơ chế ảnh
hưởng và tác động của ngân hàng ngầm và chính sách tiền tệ lên giá nhà ở thương
mại. Phân tích thực nghiệm cho thấy :
(1) Hoạt động ngân hàng ngầm trực tiếp thúc đẩy tăng giá nhà ở;
(2) Những thay đổi trong chính sách tiền tệ có tác động đáng kể đến quy mô của
hệ thống ngân hàng ngầm;
(3) Hoạt động ngân hàng ngầm làm suy yếu phản ứng của giá nhà ở thương mại
trước sự điều tiết của chính sách tiền tệ.
Dựa trên các kết luận trên, để tăng cường sự điều tiết của chính sách tiền tệ đối
với giá nhà ở và chuẩn hóa sự phát triển hợp lý của ngân hàng ngầm, tác giả đưa ra
các khuyến nghị sau:
Thứ nhất, việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ phải xem xét đầy đủ các
đặc điểm và chức năng của hệ thống ngân hàng ngầm. NHTW cần điều chỉnh thích
hợp các công cụ chính sách tiền tệ để phối hợp với việc triển khai và thực hiện các
chính sách điều tiết liên quan, điều chỉnh mối quan hệ nghiệp vụ giữa hệ thống
NHTM và hệ thống ngân hàng ngầm, tiến hành các điều chỉnh có mục tiêu để cải
thiện sự ổn định của hệ thống tài chính.
Thứ hai, để kiểm soát có hiệu quả bong bóng BĐS, ổn định kỳ vọng giá nhà ở
và xây dựng hệ thống điều tiết chống chu kỳ cho thị trường BĐS, Chính phủ phải
duy trì sự hỗ trợ thích hợp cho ngành BĐS để đáp ứng nhu cầu vốn lớn của ngành
và phát huy hết vai trò của nguồn tài chính trực tiếp, mở rộng nhiều kênh tài chính
khác nhau nhằm nỗ lực giải quyết vấn đề khó khăn về tài chính cho các công ty
BĐS. Ngoài ra, để đối phó với sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế giữa các
khu vực, vùng miền, các chính sách kiểm soát giá nhà phải phù hợp với sự phát triển
thực tế và đặc điểm của nền kinh tế địa phương, nhằm đạt được mục tiêu phát triển
lâu dài, cân đối và ổn định. Trong quá trình kiểm soát giá BĐS, chính sách tiền tệ
thắt chặt nên được sử dụng thận trọng, giá BĐS có thể được điều chỉnh theo nhiều
chiều khác nhau bằng cách thực hiện thuế BĐS; đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở
xã hội, nhà ở cho thuê giá rẻ; đồng thời cải cách hệ thống đấu giá đất…

38 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Thứ ba, từng bước xóa bỏ những “điểm mù” trong hoạt động giám sát hệ thống
ngân hàng ngầm, phá vỡ sự phân chia vốn có về giám sát trong ngành, thực hiện
giám sát toàn diện, xây dựng và đưa ra các chính sách hoàn thiện hơn, hướng dẫn
hệ thống ngân hàng ngầm hoạt động theo đúng ý định chính sách của NHTW. Đồng
thời, để ngăn ngừa rủi ro tài chính hệ thống, căn cứ theo quy mô và các chỉ số rủi ro
liên quan của các ngân hàng ngầm khác nhau, thiết lập khuôn khổ quy định để điều
tiết hợp lý hoạt động kinh doanh ngân hàng ngầm, tích cực định hướng các trung
gian tín dụng ngân hàng ngầm phục vụ tốt hơn cho sự phát triển của nền kinh tế.
Mặt khác, cần nhìn nhận các vấn đề về ngân hàng ngầm một cách khách quan. Các
đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của ngân hàng ngầm thường mang tính “phiến diện”,
hầu hết đều nhằm xác minh các tác động “bất lợi” của ngân hàng ngầm đối với chính
sách tiền tệ và nền kinh tế. Mặc dù ngân hàng ngầm sẽ có tác động đến lãi suất thị
trường, nhưng nó cũng đã thúc đẩy một cách khách quan quá trình thị trường hóa lãi
suất, và giúp chuyển đổi chính sách tiền tệ thành hệ thống kiểm soát dựa trên giá cả.
Ngân hàng ngầm xuất hiện trong quá trình phát triển và đổi mới của ngành tài chính
hiện đại, việc phát hiện và nắm bắt những mặt tích cực của nó đối với chính sách tiền
tệ cũng có ý nghĩa to lớn, vì nó có thể được sử dụng để giám sát, kiểm soát chặt chẽ
và làm “minh bạch hóa” ngân hàng ngầm. Do đó, nghiên cứu về ngân hàng ngầm còn
có thể tiến hành các khám phá lý luận và thực nghiệm sâu sắc về ý nghĩa tích cực của
nó, để trong quá trình phát triển, ngân hàng ngầm không chỉ có đặc điểm là đòn bẩy
tài chính quá mức, gây rối loạn trật tự tiền tệ, trốn tránh giám sát tài chính… mà nó
cũng có thể đóng góp quan trọng vào việc chuyển đổi và cải thiện khuôn khổ điều tiết
chính sách tiền tệ, phát huy đầy đủ vai trò là một dịch vụ tài chính của nền kinh tế.

Tài liệu tham khảo


Allen, F., Qian, J. & Qian, M. (2005), “Law, finance, and economic growth in China”,
Journal of Financial Economics, Vol. 77 No. 1, pp. 57 - 116.
CBIRC. (2020), “Zhongguo yingzi yinhang baogao”, Financial Regulation Research,
Vol. 11, pp. 1 - 23.
Duan, Z.D. (2015), “Zhufang jiage zai huobi zhengce chuandao zhong de zuoyong xiaoguo
-jiyu SVAR moxing de fan shishi yanjiu”, Modern Economic Science, Vol. 37
No. 5, pp. 11 - 20.
Engle, R.F. & Granger, C.W.J. (1987), “Co-integration and error correction: representation,
estimation, and testing”, Econometrica, Vol. 55 No. 2, pp. 251 - 276.
FSB. (2011), “Shadow banking: strengthening oversight and regulation”, Financial Stability
Board, https://www.fsb.org/wp-content/uploads/r_111027a.pdf?page_moved=1,
truy cập ngày 01/01/2021.
EC. (2012), “Green paper shadow banking”, European Commission, https://ec.europa.
eu/transparency/regdoc/rep/1/2012/EN/1-2012-102-EN-F1-1.Pdf, truy cập ngày
01/01/2021.
Gorton, B. & Metrick, A. (2012), “Securitized banking and the run on repo”, Journal of
Financial Economics, Vol. 104 No. 3, pp. 425 - 451.

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 39


Gennaioli, N., Shleifer, A. & Vishny, R.W. (2013), “A model of shadow banking”, Journal
of Finance, Vol. 68 No. 4, pp. 1331 - 1363.
Gao, R., Chen, C., Zeng, H. & Gong L.T. (2018), “Dai yueshu, yingzi yinhang yu huobi
zhengce chuandao”, Economic Research Journal, Vol. 12, pp. 68 - 82.
Li, Y. (2011), “Yingzi yinhang tixi fazhan yu jinrong chuangxin”, China Finance, Vol. 12,
pp. 31 - 32.
Li, B. & Wu, G. (2011), “Yingzi yinhang de xinyong chuangzao gongneng ji qi dui huobi
zhengce de tiaozhan”, Journal of Financial Research, Vol. 12, pp. 77 - 84.
Li, X.F. & Yan, N. (2018), “Beijing shi yingzi yinhang guimo ji dui beijing shi fangjia de
yingxiang fenxi”, Journal of Beijing Union University, Vol. 2, pp. 104 - 109.
Li, Y. (2018), “Woguo yingzi yinhang dui huobi zhengce zichan jiage chuandao jizhi de
yingxiang”, Finance Economy, Vol. 10, pp. 70 - 71.
Luo, Z.X. & Feng, K. (2012), “Yingzi yinhang yu woguo huobi zhengce chuandao”, Wuhan
Finance, Vol. 4, pp. 19 - 22.
Ma, Y.M. & Wang, H.S. (2018), “Yingzi yinhang, fangdichan shichang yu hongguan jingji
bodong”, Contemporary Finance & Economics, Vol. 1, pp. 12 - 23.
Mao, Z.S. & Zhou, S.S. (2019), “Qiye yingzi yin xing hua yu huobi zhengce xindai qudao
chuandao – jiyu DSGE moxing de fenxi”, Research on Financial and Economic
Issues, Vol. 1, pp. 59 - 65.
Nguyen, V.H. (2016), “Classifying the shadow banking in commercial banks of Vietnam”,
International Journal of Humanities and Management Sciences, Vol. No. 3,
pp. 271 - 276.
Ou, Y.Z.G., Yuan, F.F. & Zhang, S. (2016), “Woguo yingzi yinhang tixi jinrong yali dui
fangdichan shichang de dongtai yingxiang”, Journal of Finance and Economics,
No. 3, pp. 9 - 15.
Pavlov, A. & Wachter, S.M. (2011), “Subprime lending and real estate prices”, Real Estate
Economics, Vol. 39 No. 1, pp. 1 - 17.
Phạm, T.T. (2009), “Khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ: bài học và một số
kiến nghị”, Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh - ĐHQGHN, Số 25, tr. 39 - 53.
Qiao, D. (2011), “Fangdichan jiage xingcheng jizhi yanjiu”, Capital University of
Economics and Business, Beijing, China.
Qiu, X. & Zhou, Q.L. (2014), “Yingzi yinhang yu huobi zhengce chuandao”, Economic
Research, Vol. 49 No. 5, pp. 91 - 105.
Ren, X.W., Xing, T.C. & Zhang, X. (2019), “Yingzi yinhang, huobi zhengce yu fangdichan
jiage”, Economy and Management, Vol. 33 No. 4, pp. 58 - 64.
Sims, A.S. (1986), “Are forecasting models usable for policy analysis?”, Federal Reserve
Bank of Minneapolis Quarterly Review, Vol. 10 No. 1, pp. 2 - 16.
Verona, F., Martins, M.M.F. & Drumond, I. (2013) “(Un)anticipated monetary policy in
a DSGE model with a shadow banking system”, International Journal of Central
Banking, Vol. 3 No. 9, pp. 73 - 117.
Wei, Y.Z. (2016), “Yingzi yinhang yu woguo fangdichan jiage xianghu yingxiang yanjiu yi
ji VAR moxing de shizheng fenxi”, Finance Economy, Vol. 1, pp. 98 - 101.
Wheaton, W.C. & Nechayev, G. (2008), “The 1998 - 2005 housing “bubble” and the current
“correction”: what’s different this time?”, Journal of Real Estate Research, Vol. 30
No. 1, pp. 1 - 26.

40 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


ISSN 2615-9848

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế


TẠP CHÍ

QUẢN LÝ
VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

Trang chủ: http://tapchi.ftu.edu.vn

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ


TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN COVID-19
Trần Thị Xuân Anh1
Học viện Ngân hàng, Hà Nội, Việt Nam
Trần Thị Thu Hương
Học viện Ngân hàng, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 03/08/2021; Ngày hoàn thành biên tập: 19/10/2021; Ngày duyệt đăng: 26/10/2021

Tóm tắt: Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát tại nhiều quốc gia
trên thế giới, sự biến động trong hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư là vấn đề
được nhiều nhà quản lý quỹ và các chủ thể tham gia thị trường quan tâm bởi vai trò
quan trọng không thể thiếu của quỹ đầu tư trong thị trường tài chính của một quốc
gia. Bài viết đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư trên thị trường chứng
khoán (TTCK) Việt Nam trong giai đoạn COVID-19 sử dụng thước đo hệ số Sharp
điều chỉnh và tỷ lệ phần bù rủi ro trên giá trị rủi ro RVaR. Kết quả nghiên cứu cho
thấy phần lớn các quỹ đầu tư có kết quả biến động khá mạnh trong làn sóng dịch
bệnh đầu tiên ở Việt Nam với hai chỉ số đo lường đều nhận giá trị âm lớn và sự biến
động này giảm ở các làn sóng dịch bệnh tiếp theo. Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động
của các quỹ đầu tư khác nhau biến động không giống nhau trong bối cảnh dịch bệnh
COVID-19. Cụ thể, quỹ hoán đổi danh mục trong các làn sóng dịch bệnh có kết quả
hoạt động tốt hơn so với các quỹ mở trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Từ khóa: Hiệu quả hoạt động, COVID-19, Quỹ đầu tư, Việt Nam

ASSESSING PERFORMANCE OF INVESTMENT FUNDS IN


VIETNAM STOCK EXCHANGE DURING COVID-19

Abstract: In the context of the exponential spread of COVID-19, the volatility


of investment funds’ performance is the attention of funds’ managers and market
participants because of the indispensable role of these funds in a financial market.
The article examines the performance of investment funds in Vietnam during four
phases of COVID-19 by utilizing the adjusted Sharp ratio and the reward to value at
risk ratio. The results indicate that most funds experienced significant fluctuations
during the first wave of pandemic in Vietnam with large negative ratios and the
volatility decreased in the next waves. In addition, the volatility of diverse investment

1
Tác giả liên hệ, Email: anhttx@hvnh.edu.vn

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 41


funds is different. Specifically, exchange-traded funds have proven their resilience
better than open-ended funds in Vietnam under COVID-19 stressed circumstances.
Keywords: Fund’s Performance, COVID-19, Investment Funds, Vietnam

1. Đặt vấn đề
Báo cáo rủi ro toàn cầu quý I năm 2020 của Diễn đàn Kinh tế thế giới đã xếp sự
lây lan của dịch bệnh truyền nhiễm ở vị trí thứ 10 trong số các rủi ro khác nhau có
thể làm suy yếu hệ thống kinh tế. Ngay sau khi Báo cáo được công bố, rủi ro tưởng
như rất khó xảy ra này đã xuất hiện và đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm
trọng đến hệ thống tài chính toàn cầu (Rizvi & cộng sự, 2020).
Sự bùng phát COVID-19 đã làm tê liệt các nền kinh tế lớn với cú sốc cả về cung
và cầu và nhiều thị trường tài chính đã suy giảm tới 20% (Rizvi & cộng sự, 2020).
Hầu hết các thị trường tài chính đều đã trải qua những đợt ngừng hoạt động đột
ngột và biến động mạnh. Thị trường tín dụng cũng hỗn loạn do người vay phải chịu
nhiều áp lực từ sự gia tăng rủi ro kinh doanh. Trên thế giới, do tổng số nợ vay của
hộ gia đình và doanh nghiệp đang ở mức cao kỷ lục nên khi hoạt động của nền kinh
tế và thị trường trở nên xấu đi có thể dẫn đến tỷ lệ vỡ nợ rất cao (Blundell-Wignall,
2011; Lannoo & cộng sự, 2013; Zabai, 2017). Vì vậy, nhiều ngân hàng trung ương
đang can thiệp liên tục để hỗ trợ cho các bên tham gia. Bên cạnh đó, suy thoái kinh
tế đang là mối quan tâm hàng đầu, do đó thúc đẩy các cơ quan quản lý và nhà đầu tư
(NĐT) có những phản ứng nhanh chóng. Để hỗ trợ và hồi phục nền kinh tế, chính
phủ các nước đã sử dụng các gói hỗ trợ khác nhau, từ đó gây áp lực lớn lên nền tài
chính công. Kết quả là lợi suất tín phiếu kho bạc giảm mạnh và tỷ suất sinh lời của
các công cụ đầu tư trên thị trường bị ảnh hưởng (Baele & cộng sự, 2019).
Các khoản đầu tư vào quỹ đầu tư thường được lựa chọn bởi vì các NĐT không
thích rủi ro, những người không có kinh nghiệm, am hiểu thị trường hoặc muốn
thực hiện uỷ thác tài sản cho quỹ đầu tư thực hiện trên TTCK (Carhart, 1997; Fama
& French, 2010). Các quỹ đầu tư quản lý chủ động được kỳ vọng mang lại tỷ suất
sinh lời cao hơn so với tỷ suất sinh lời của chứng khoán riêng lẻ hoặc so với chỉ số
chứng khoán, đặc biệt là trong các giai đoạn thị trường đang suy giảm hoặc trải qua
những cú sốc lớn (Chevalier & Ellison, 2017; Golec, 1996). Điều này hàm ý rằng
sự thay đổi trong tỷ suất sinh lời của quỹ đầu tư có khả năng phản ánh tác động của
một cú sốc mang tính hệ thống như COVID-19 rõ ràng hơn so với các chỉ số chứng
khoán hoặc tỷ suất sinh lời cổ phiếu khác. Hơn nữa, vì các loại hình quỹ đầu tư khác
nhau về cơ cấu danh mục đầu tư, hình thức đầu tư cũng như phong cách đầu tư nên
việc phân tích tỷ suất sinh lời của quỹ thường đặt trọng tâm vào việc định lượng tác
động cơ cấu danh mục đầu tư (thông qua quyết định phân bổ vốn và lựa chọn chứng
khoán đầu tư) và phong cách đầu tư của nhà quản lý quỹ (Naqvi & cộng sự, 2018;
Reddy & cộng sự, 2017).

42 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Tại Việt Nam, ngành quản lý quỹ ra đời vào năm 2003 và TTCK Việt Nam được
cho là một thị trường mới và nhiều dư địa để quỹ đầu tư phát triển. Số lượng quỹ
đầu tư được quản lý bởi các công ty quản lý quỹ tăng lên đáng kể trong những năm
tiếp theo với sự đa dạng các loại quỹ trên thị trường. Thị trường chứng kiến sự suy
giảm của các quỹ đóng và sự tăng trưởng mạnh mẽ của các quỹ mở và quỹ hoán đổi
danh mục, cả quỹ đầu tư trong nước và nước ngoài. Hiệu quả hoạt động của các quỹ
đầu tư tại Việt Nam là vấn đề được nhiều chủ thể tham gia thị trường quan tâm từ
những nhà quản lý quỹ, NĐT đến các cơ quan quản lý thị trường, đặc biệt trong bối
cảnh thị trường có nhiều biến động.
Luận cứ thực tiễn cho mục tiêu nghiên cứu của bài viết này xuất phát từ lý do
sự lây lan nhanh chóng của COVID-19 trên khắp thế giới dẫn đến sự phản ứng
đáng kinh ngạc của TTCK. Trong những tuần đầu tiên, phản ứng chính sách của
các chính phủ gần như rất chậm do chưa có sự thống nhất về mức độ nghiêm trọng
của dịch bệnh. Tuy nhiên, ngay sau đó, với tốc độ lây lan nhanh chóng theo cấp số
nhân, đại dịch đã chuyển từ Trung Quốc sang các nước Liên minh Châu Âu (EU),
Hoa Kỳ và Châu Á. Điều này buộc chính phủ các nước phải thực hiện các biện
pháp chưa từng có để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Hầu hết các quốc gia trên
thế giới, trong đó có Việt Nam, thực hiện đóng cửa biên giới và triển khai nghiêm
ngặt hạn chế di chuyển và giãn cách xã hội. Hệ thống tài chính đã chứng kiến những
giai đoạn đầu cơ trước khi có sự can thiệp thực sự của chính phủ. Vì vậy, việc đánh
giá hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lan
rộng là cần thiết. Hơn nữa, các quỹ đầu tư có chiến lược đầu tư riêng và có thể sẽ có
những tác động khác nhau từ đại dịch. Bài nghiên cứu này sẽ đánh giá hiệu quả của
các quỹ đầu tư khác nhau trên TTCK Việt Nam thông qua đo lường tỷ suất sinh lời
được điều chỉnh theo rủi ro trên các danh mục khác nhau để so sánh hiệu suất đầu
tư của các quỹ trong giai đoạn biến động thị trường do COVID-19.
2. Tổng quan và khoảng trống nghiên cứu
Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn
rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các loại
tài sản khác. Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt
chẽ bởi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và các cơ quan thẩm quyền khác.
Nói cách khác, quỹ đầu tư được thiết lập trên cơ sở sự tham gia đóng góp của một
số chủ thể có tiền và muốn thực hiện hoạt động đầu tư với nhau nhằm tăng cường
tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư với mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi
nhuận của những người tham gia (Reilly & Brown, 2020). Bên cạnh việc quản lý
vốn chuyên nghiệp, quỹ đầu tư góp phần giảm thiểu rủi ro đầu tư thông qua việc
đa dạng hoá danh mục đầu tư, giảm chi phí thông qua hiệu quả kinh tế nhờ quy mô
(Vershinina & cộng sự, 2016).

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 43


Hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động kinh
tế vĩ mô (lạm phát, lãi suất tỷ giá…), thị trường tài chính cũng như kết quả kinh
doanh của các doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra, sự phát triển của quỹ đầu tư
còn phụ thuộc vào nhận thức và kỳ vọng của NĐT tham gia góp vốn vào quỹ. Việc
đo lường đánh giá tỷ suất sinh lời của quỹ được thực hiện với nhiều thước đo khác
nhau như giá trị tài sản ròng (Net Asset Value - NAV), tỷ số Sharpe, Treynor và hệ
số Jensen…nhằm đánh giá mức bù rủi ro trên một đơn vị rủi ro hoặc mức sinh lời
vượt trội của quỹ (alpha) (Sangisetti & Bondu, 2020). Những nghiên cứu đánh giá
hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư bắt đầu từ những năm 1960 với nghiên cứu của
Jensen (1968) và Sharp (1966), sử dụng tỷ số Sharpe và mô hình định giá tài sản
vốn một nhân tố CAPM. Các công trình nghiên cứu sau đó của Fama & French
(1993) và Cahart (1997) đã mở rộng thành mô hình đa nhân tố để tính đến các
phong cách khác nhau của các nhà quản lý quỹ đầu tư. Một số nghiên cứu trước đây
đã sử dụng các thước đo và mô hình đa nhân tố này để đánh giá hiệu quả quỹ đầu
tư như nghiên cứu của Ferruz Agudo & Sarto Marzal (2004) đánh giá hiệu quả quỹ
đầu tư của Tây Ban Nha, nghiên cứu của Antolin (2008) về hiệu quả quỹ hưu trí,
nghiên cứu về hiệu quả của các quỹ tương hỗ ở Châu Âu của Otten & Bams (2002)
sử dụng mô hình đa nhân tố, nghiên cứu của Davis (2001) về hiệu quả và phong
cách đầu tư của các quỹ tương hỗ tại Hoa Kỳ giai đoạn 1962 đến 1998, nghiên cứu
của Mallin & cộng sự (1995) về hiệu quả các quỹ đầu tư ở Anh sử dụng các thước
đo truyền thống gồm tỷ số Sharpe, Treynor và hệ số Jensen. Nghiên cứu của Eling
& Schuhmacher (2007) sử dụng nhiều thước đo khác nhau nhằm đánh giá 2763
quỹ đầu tư như hệ số Sharpe, Treynor, Jensen, Omega, Sortino, Kappa 3, Calmar,
Sterling, Burke, hệ số Sharp điều chỉnh, và VaR.... Mô hình bốn nhân tố Carhart
được cho là hiệu quả để hiểu lợi nhuận của quỹ đầu tư (Bialkowski & Otten, 2011;
Eling & Faust, 2010; Huij & Post, 2011; Lai & Lau, 2010). Một vài nghiên cứu gần
đây cũng sử dụng các mô hình phân tích hiệu quả quỹ đầu tư như mô hình DEA
trong nghiên cứu của Lamb & Tee (2012), Banker & cộng sự (2016).
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết các
nền kinh tế trên thế giới và các thị trường tài chính, nhiều nghiên cứu đã được thực
hiện nhằm đưa ra những đánh giá cụ thể về tác động của đại dịch đến hoạt động
của các quỹ đầu tư. Nghiên cứu của Sangisetti & Bondu (2020) đã phân tích tỷ suất
sinh lời của các quỹ đầu tư tương hỗ (Mutual fund) tại Ấn Độ trong giai đoạn 5
tháng trước khi dịch COVID-19 bùng phát và 5 tháng trong thời gian COVID-19
bùng phát mạnh tại quốc gia này. Các thước đo như tỷ suất sinh lời bình quân, tỷ số
Sharpe, Treynor, độ lệch chuẩn và beta được sử dụng để đo lường hiệu quả đầu tư
trên cơ sở dữ liệu NAV của các quỹ tương hỗ có tại trang web của Hiệp hội các quỹ
tương hỗ ở Ấn Độ (AMFI). Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch bệnh COVID-19 làm
giảm hiệu quả hoạt động của hầu hết các quỹ đầu tư trên thị trường Ấn Độ, song với
quỹ tương hỗ giá trị NAV có mức suy giảm thấp hơn, hay nói cách khác mang lại

44 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


hiệu quả đầu tư tốt hơn cho NĐT so với các loại hình quỹ khác. Tuy nhiên, với đặc
thù từng quỹ tương hỗ khác nhau hiệu quả đầu tư cũng rất khác nhau.
Rizvi & cộng sự (2020) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa COVID-19 và hiệu quả
đầu tư của các quỹ đầu tư tại các nước thuộc EU. COVID-19 buộc các quốc gia tại
EU đã phải thực hiện các biện pháp để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Hầu hết
các nước thành viên đã đóng cửa biên giới và áp đặt các hạn chế di chuyển. Điều
này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và do đó nhóm nghiên cứu muốn xem
xét tác động của nó đến hiệu suất và phong cách đầu tư của các quỹ đầu tư tại EU.
Ngoài ra, chúng tôi muốn quan sát khả năng phục hồi của các quỹ đầu tư doanh
nhân xã hội trước sự bùng phát COVID-19 và hiệu quả hoạt động chung của quỹ
này so với các quỹ khác. Quỹ đầu tư doanh nhân xã hội (Social entrepreneurship
fund) được thành lập khoảng tám năm trước và chủ yếu đầu tư vào các doanh
nghiệp xã hội thực hiện các sứ mệnh xã hội và phi lợi nhuận. Nhóm nghiên cứu đã
thu thập dữ liệu trong khoảng thời gian từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2020 và phân
loại sự lây lan của COVID-19 theo ba giai đoạn. Kết quả cho thấy quỹ doanh nhân
xã hội đã chứng minh lợi nhuận tích cực trong ba giai đoạn, trong khi hầu hết các
danh mục của các quỹ đầu tư khác đều rơi vào trạng thái lỗ. Kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy phong cách đầu tư của các nhà quản lý quỹ thể hiện qua việc dịch
chuyển từ lựa chọn quy mô lớn và chiến lược đầu tư rủi ro cao sang quy mô đầu tư
nhỏ và chiến lược đầu tư rủi ro thấp. Đây là yếu tố then chốt giúp mang lại tỷ suất
sinh lời tốt hơn cho các quỹ đầu tư trong giai đoạn dịch bệnh.
Như vậy, có thể thấy dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế cũng
như thị trường tài chính, song mức độ ảnh hưởng cũng như kết quả tốt hay xấu còn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố và đặc biệt đối với hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư
còn phụ thuộc vào chiến lược, hình thức đầu tư do các nhà quản lý quỹ thực hiện và
đó cũng là lý do để các nhà nghiên cứu thực hiện các công trình thực nghiệm nhằm
đưa ra những phân tích, đánh giá khách quan về hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu
tư trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 cho các NĐT, quản lý trên thị trường tham
khảo. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư hiện
còn rất hạn chế, đặc biệt đặt trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Bài viết góp phần
đánh giá thực trạng hiệu quả của các quỹ đầu tư tại Việt Nam trong bối cảnh này.
3. Phương pháp nghiên cứu
Dịch bệnh COVID-19 xuất phát từ Trung Quốc lần đầu tiên được công bố vào
ngày 31/12/2019 và nhanh chóng lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới (Rizvi &
cộng sự, 2020). Việt Nam cho đến nay đã chứng kiến 4 làn sóng dịch bệnh. Tháng
03 và tháng 04 năm 2020 là khoảng thời gian diễn ra làn sóng lây nhiễm thứ nhất
với số ca mắc còn hạn chế và những biện pháp chống dịch quyết liệt của Chính phủ
như thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16 từ 01/04/2020. Làn sóng lây nhiễm
thứ 2 trong cộng đồng diễn ra từ ngày 25/07/2020 đến tháng 09 năm 2020, chủ yếu

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 45


tại Đà Nẵng và Việt Nam cũng ghi nhận các ca tử vong đầu tiên. Ngày 27/01/2021,
Việt Nam bước vào làn sóng lây nhiễm thứ 3 với số ca lây nhiễm trong cộng đồng
tăng nhanh, kéo dài đến tháng 03 năm 2021. Hiện nay, cả nước đang trải qua làn
sóng lây nhiễm thứ 4 với số ca mắc mới trong ngày liên tục ghi nhận ở mức kỷ lục
(Bộ Y tế, 2021). Bài nghiên cứu đánh giá tỷ suất sinh lời được điều chỉnh theo rủi
ro của các quỹ đầu tư đang hoạt động trên TTCK Việt Nam trong 4 làn sóng dịch
bệnh COVID-19.
Phương pháp đo lường tỷ suất sinh lời điều chỉnh theo rủi ro trong giai đoạn
COVID-19
Nghiên cứu của Pedersen & Rudholm-Alfvin (2003) cho rằng việc lựa chọn
thước đo tỷ suất sinh lời đầu tư thích hợp cho một danh mục đầu tư cần xem xét đến
các đặc thù về loại tài sản, ngành, thị trường và mục tiêu của NĐT. Do đó, trong
giai đoạn COVID-19, bài nghiên cứu sử dụng hai phương pháp đo lường được điều
chỉnh theo rủi ro phù hợp với những thời điểm biến động mạnh nhất của thị trường.
Thứ nhất, đó là hệ số Sharpe điều chỉnh (Adjusted Sharpe Ratio – ASR), được sử
dụng theo khuyến nghị trong nghiên cứu của Pezier & White (2006).
Hệ số Sharpe được Sharpe (1992) xây dựng nhằm đo lường tỷ suất sinh lời vượt
quá tỷ suất sinh lời phi rủi ro trên một đơn vị rủi ro khi đầu tư vào một tài sản hoặc
một danh mục đầu tư. Hệ số Sharpe có công thức tính như sau:
Hệ số Sharpe = (Rp - Rf)/σp
trong đó Rp là tỷ suất sinh lời của danh mục đầu tư;
Rf là tỷ suất sinh lời phi rủi ro;
σp là độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lời của danh mục đầu tư.
Nghiên cứu của Scholz (2007) đưa ra hệ số Sharpe điều chỉnh nhằm đo lường tỷ
suất sinh lời đầu tư tốt hơn trong điều kiện thị trường biến động mạnh, bất ổn dẫn
đến tỷ suất sinh lời tài sản biến động lệch chuẩn. Công thức tính hệ số Sharpe điều
chỉnh như sau:

trong đó SRi là hệ số Sharpe cho quỹ i; sk là giá trị skewness; kr là giá trị kurtosis.
Thước đo thứ hai được sử dụng trong bài nghiên cứu là tỷ lệ phần bù rủi ro trên
giá trị rủi ro (Value at risk - VaR). Nghiên cứu của Assaf (2015), Iglesias (2015) và
Su (2015) cho thấy các mô hình dựa trên VaR vượt trội hơn về mặt thống kê trong
việc định lượng rủi ro thị trường. Tương tự, nghiên cứu của Deng & cộng sự (2013)
đã chứng minh mức độ phù hợp của giá trị rủi ro trong tối ưu hóa danh mục đầu tư.
Ngoài ra, nghiên cứu Reddy & cộng sự (2017) cũng lưu ý rằng các phương pháp đo

46 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


lường tỷ suất sinh lời được điều chỉnh theo rủi ro tính theo phương pháp VaR sẽ phù
hợp hơn trong trường hợp đo lường tỷ suất sinh lời dựa trên giá trị tài sản ròng (Net
Asset Value – NAV). Kế thừa kết quả nghiên cứu trên, nhóm tác giả đã ước tính VaR
bằng cách sử dụng phương pháp mô phỏng lịch sử. Phần bù rủi ro trên giá trị VaR
được tính toán theo công thức sau:

trong đó RP và VARP đại diện cho tỷ suất sinh lời và giá trị rủi ro cho mỗi quỹ (dựa
trên giá trị tài sản ròng NAV).
4. Kết quả nghiên cứu
4.1 Giới thiệu về hệ thống quỹ đầu tư tại Việt Nam
Ngành quản lý quỹ tại Việt Nam bắt đầu hình thành từ tháng 07 năm 2003 với sự
ra đời của Công ty Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam và quỹ đầu tư đầu tiên hình thành
vào năm 2004. Giai đoạn 1991-2001 trên thị trường chủ yếu là hoạt động của các
quỹ đầu tư nước ngoài. Sau gần 20 năm hình thành và phát triển, ngành quản lý quỹ
đã có nhiều sự thay đổi cả về số lượng quỹ đầu tư chứng khoán, quy mô tài sản quản
lý cũng như loại hình quỹ đầu tư.
Quỹ đầu tư trong nước đầu tiên ra đời ở Việt Nam vào ngày 20/05/2004 là quỹ
VF1, quỹ đóng, được cấp phép thành lập và được niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh với số vốn ban đầu là 300 tỷ đồng. Trong thời gian
đầu, quỹ đóng là loại quỹ phổ biến với số lượng tăng lên nhanh chóng và chiếm
phần lớn trong tổng số quỹ đầu tư tại Việt Nam. Năm 2008, số lượng quỹ đóng là
18 chiếm 85% tổng số quỹ đầu tư (Dự án Việt, 2021).
Đơn vị: quỹ, tỷ đồng

Biểu đồ 1. Thống kê các loại quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán
và giá trị tài sản ròng của các quỹ đầu tư
Nguồn: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (2021)

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 47


Trước năm 2012, hầu hết các quỹ hoạt động trên thị trường là quỹ thành viên,
chỉ có 4 quỹ đóng đại chúng, chiếm khoảng 20% số lượng quỹ. Giai đoạn 2012-
2020 các quỹ đầu tư có sự thay đổi về chất, quỹ thành viên, quỹ đóng dần được thay
thế bằng các quỹ đại chúng mới như quỹ mở, quỹ ETF, quỹ đầu tư bất động sản.
Tính đến tháng 12 năm 2020, tổng số quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam đã
tăng lên 57 quỹ, bao gồm 34 quỹ mở, 2 quỹ đóng, 13 quỹ thành viên, 7 quỹ ETF và
1 quỹ bất động sản với tổng giá trị tài sản ròng (NAV) trên 62000 tỷ đồng.
Đơn vị: tỷ đồng

Biểu đồ 2. Tổng tài sản quản lý AUM tại các công ty quản lý quỹ
Nguồn: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (2021)

Tổng tài sản quản lý tại các công ty quản lý quỹ cũng có sự gia tăng qua các năm.
Giai đoạn 2012- 2013, tổng tài sản quản lý AUM tại các công ty quản lý quỹ chỉ
khoảng 90000 tỷ đồng, đến năm 2019 đã tăng lên hơn 320000 tỷ đồng và giữa năm
2020 tăng lên gần 360000 tỷ đồng, gấp gần 4 lần năm 2012. Sự tăng trưởng này đến
từ sự tăng trưởng trong quy mô thị trường và nỗ lực của các công ty quản lý quỹ.
Trong quá trình phát triển ngành quỹ đầu tư, nhiều loại quỹ mới được giới thiệu
như quỹ mở, quỹ bất động sản, quỹ ETF. Trong đó, sự tham gia của các quỹ ETF
đã đóng góp rất lớn vào tính thanh khoản của thị trường, cung cấp lựa chọn đầu tư
đa dạng cho NĐT. Quy mô tổng tài sản của các quỹ ETF quản lý trên toàn cầu tăng
mạnh giai đoạn 2009-2019 với mức tăng gần 400% lên 11,4 nghìn tỷ USD vào ngày
19/11/2019 cho thấy vai trò của ETF. Tại Việt Nam, số lượng các quỹ ETF đã tăng
đáng kể, bao gồm cả các quỹ ETF nước ngoài và các quỹ ETF trong nước.
FTSE Vietnam ETF và VNM ETF là hai quỹ ETF nước ngoài đầu tiên đầu tư
vào TTCK Việt Nam, được thành lập vào năm 2008 và 2009 với giá trị tài sản ban
đầu lần lượt là 5,1 triệu USD và 14 triệu USD. Quỹ ETF trong nước đầu tiên tại

48 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Việt Nam ra đời năm 2014, tuy nhiên dù đã kết hợp được cả đặc điểm của quỹ đóng
và quỹ mở, quỹ vẫn không hấp dẫn được NĐT. Nhưng từ năm 2017, các quỹ ETF
bắt đầu có sự tăng trưởng. Năm 2020 đã có 5 quỹ ETF trong nước được thành lập,
chiếm 70% tổng số quỹ ETF trong nước hiện đang hoạt động tại Việt Nam. Các quỹ
ETF mới được thành lập năm 2020 không chỉ dựa trên chỉ số vốn hoá thị trường
(như VN30 hay VN100) mà còn dựa trên các chỉ số tuỳ chỉnh dựa trên nhu cầu thực
của các quỹ đầu tư hiện nay, bao gồm các quỹ như VNDiamond, VNFinlead và
VNFinselect với những tiêu chí rất đặc biệt.
Đơn vị: tỷ đồng

Biểu đồ 3. Tổng giá trị NAV của các quỹ ETF trong nước
Nguồn: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (2021)

Tuy đã có sự phát triển nhất định qua các năm nhưng hoạt động của các quỹ đầu
tư tại Việt Nam vẫn còn hạn chế so với tiềm năng của thị trường. Các quỹ đầu tư
cũng chưa thực sự phát huy được vai trò trong thu hút vốn đầu tư, dẫn dắt các NĐT
cá nhân và đóng góp vào sự ổn định trong hoạt động của TTCK. Số lượng các quỹ
niêm yết chứng chỉ quỹ trên Sở giao dịch chứng khoán còn ít, khối lượng giao dịch
thấp so với tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường (tính cho cả cổ phiếu, chứng
quyền và trái phiếu). Điều này cản trở ngành quỹ đầu tư tiếp cận với các NĐT tiềm
năng trên thị trường thứ cấp.
Hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư có tác động nhất định lên TTCK Việt
Nam. Trong đó, các quỹ đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng khá lớn do có quy mô
đầu tư lớn, khả năng phân tích thị trường tốt, có ảnh hưởng đến thanh khoản của thị
trường. Luồng vốn trực tiếp và gián tiếp của các quỹ đầu tư ngoại được các NĐT
quan tâm để đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp. Các quỹ đầu tư nước ngoài trước đây
có xu hướng đầu tư vào các doanh nghiệp lớn niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh nhằm hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, khi làn sóng khởi

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 49


nghiệp tại Việt Nam xuất hiện, các quỹ đầu tư nước ngoài có xu hướng chuyển sang
đầu tư các công ty khởi nghiệp. Các quỹ đầu tư nước ngoài lớn ở thị trường Việt
Nam như Mekong Capital hay VinaCapital sở hữu cổ phần của nhiều công ty khởi
nghiệp ở Việt Nam.
Đơn vị: quỹ

Biểu đồ 4. Số lượng quỹ đầu tư chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch
Nguồn: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (2021)

Đơn vị: triệu chứng khoán

Biểu đồ 5. Khối lượng giao dịch chứng chỉ quỹ


Nguồn: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (2021)

Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư nước ngoài trước những tác động của yếu tố toàn
cầu có thể rút vốn ồ ạt ra khỏi thị trường Việt Nam. Trong quý I năm 2020, dưới tác
động của dịch COVID-19, giá trị dòng vốn ETF rút khỏi các thị trường mới nổi và

50 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


cận biên tại khu vực Đông Nam Á đạt 283 triệu USD, chiếm khoảng 3,7% so với
tổng giá trị bán ròng của khối ngoại tại các thị trường này (Nguyễn, 2020). Tại Việt
Nam, nhiều quỹ nước ngoài đã thực hiện cơ cấu lại danh mục đầu tư do giá nhiều cổ
phiếu giảm. Mặc dù vậy, so với các nước trong khu vực, các quỹ đầu tư nước ngoài
không rút vốn ồ ạt khỏi thị trường Việt Nam. Nội dung dưới đây sẽ đánh giá cụ thể
hơn hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư tại Việt Nam trong giai đoạn COVID-19.
4.2 Hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư tại Việt Nam trong giai đoạn COVID-19
Sự xuất hiện của COVID-19 đã tác động lớn đến nền kinh tế nói chung và hệ
thống tài chính nói riêng, dẫn đến những thách thức không nhỏ đối với các nhà quản
lý quỹ. Nghiên cứu này nhằm đánh giá lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro của
một số quỹ đầu tư trên TTCK Việt Nam trong bối cảnh đại dịch. Các quỹ đầu tư
được lựa chọn để nghiên cứu là các quỹ ETF, các quỹ mở đầu tư vào cổ phiếu và trái
phiếu, và quỹ mở đầu tư cổ phiếu. Do hạn chế trong việc thu thập dữ liệu NAV theo
ngày của các quỹ, bài viết lựa chọn 14 quỹ để nghiên cứu. Hiệu quả hoạt động của
các quỹ đầu tư trong mẫu nghiên cứu được đánh giá qua hai chỉ số Sharp điều chỉnh
(ASR) và tỷ lệ phần bù rủi ro trên giá trị rủi ro RVAR như đã trình bày ở phần trên.
Hai chỉ số này đều được tính toán dựa trên NAV trên mỗi chứng chỉ quỹ của các quỹ
trong mẫu nghiên cứu. Giai đoạn nghiên cứu từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 06
năm 2021. Dữ liệu NAV trên chứng chỉ quỹ theo ngày của mỗi quỹ đầu tư được thu
thập từ trang web của từng quỹ. Phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê và phần
mềm R được sử dụng để tính toán các chỉ số nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của
các quỹ đầu tư tại Việt Nam.

Biểu đồ 6. Độ lệch (skewness) của tỷ suất sinh lời theo ngày các quỹ đầu tư
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Trước tiên, độ lệch cuộn (rolling skewness) và độ nhọn cuộn (rolling kurtusis)
với khoảng thời gian 1 tháng (trung bình 24 ngày) được tính toán và biểu diễn trong

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 51


biểu đồ 6 và 7. Trong giai đoạn nghiên cứu từ tháng 01năm 2020 đến tháng 06 năm
2021, giá trị độ lệch (skewness) của tỷ suất sinh lời theo ngày các quỹ đầu tư được
lựa chọn đều khác 0 điều này cho thấy không có phân phối chuẩn trong tỷ suất sinh
lời theo ngày của quỹ đầu tư. Do vậy, sử dụng thước đo tỷ số Sharp thông thường
sẽ không phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư trong giai đoạn
này. Trong các khoảng thời gian mà COVID-19 tác động đến Việt Nam tạo ra các
làn sóng dịch bệnh thì giá trị độ lệch (skewness) của tỷ suất sinh lời các quỹ đầu tư
đều có xu hướng âm đáng kể, thể hiện rủi ro trong các giai đoạn này. Trong các quỹ
đầu tư thì các quỹ đầu tư nước ngoài ETF như FTSE, IshareMSCI, VNM và quỹ
đầu tư trong nước VFMVN30 có độ lệch biến động ít nhất ngay cả trong các giai
đoạn dịch COVID-19 xảy ra ở Việt Nam. MBVF là quỹ mở có độ lệch của tỷ suất
sinh lời biến động mạnh nhất.
Khi quan sát độ nhọn của tỷ suất sinh lời theo ngày các quỹ đầu tư có thể thấy
trong cả giai đoạn nghiên cứu, tỷ suất sinh lời theo ngày của các quỹ đầu tư có độ
nhọn chủ yếu là lớn hơn 3. Ngoài một số quỹ ETF nước ngoài như VNM, FTSE,
iShareMSCI và quỹ mở VFMVSF có độ nhọn (kurtusis) nhỏ, thì các quỹ còn lại có
độ nhọn lớn, trong đó quỹ mở đầu tư vào cổ phiếu MBVF tiếp tục có độ nhọn lớn
nhất. Trong các làn sóng COVID-19, độ nhọn (kurtusis) tỷ suất sinh lời của các quỹ
đầu tư đạt đến mức cao nhất trong cả giai đoạn nghiên cứu. Như vậy, tỷ số Sharp
truyền thống không phù hợp để đánh giá rủi ro khi tỷ suất sinh lời hàng ngày của
các quỹ không tuân theo phân phối chuẩn.

Biểu đồ 7. Độ nhọn (kurtusis) của tỷ suất sinh lời theo ngày các quỹ đầu tư
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Trong khi tỷ số Sharp thông thường rất nhạy cảm với những biến động của thị
trường (Scholz, 2007) thì tỷ số Sharp điều chỉnh không yêu cầu phân phối của tỷ
suất sinh lời là chuẩn và được điều chỉnh theo độ lệch và độ nhọn của tỷ suất sinh

52 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


lời, do vậy phù hợp với giai đoạn nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu khi tỷ suất sinh
lời theo ngày của các quỹ không tuân theo phân phối chuẩn.
Để hiểu rõ và cụ thể hơn về biến động của tỷ suất sinh lời từng quỹ đầu tư trong
các giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát thì tỷ số Sharp điều chỉnh tổng hợp được
tính toán cho từng quỹ ở các giai đoạn khác nhau. Biểu đồ 8 thể hiện kết quả tỷ lệ
Sharp điều chỉnh cho cả giai đoạn nghiên cứu (từ 01/2020 đến 06/2021), giai đoạn
làn sóng COVID-19 thứ 1 (tháng 03 và 04 năm 2020), làn sóng thứ 2 (tháng 07 đến
tháng 09 năm 2020), làn sóng thứ 3 (tháng 01 đến tháng 03 năm 2021) và làn sóng
thứ 4 (từ 27/04/2021) của 14 quỹ đầu tư trong mẫu. Tỷ lệ phần bù rủi ro trên giá trị
rủi ro RVAR cũng được tính toán cho từng quỹ đầu tư trong cả giai đoạn nghiên cứu
và trong từng giai đoạn ứng với các làn sóng COVID-19 bùng phát tại Việt Nam.
Kết quả được thể hiện trong Biểu đồ 9.

Biểu đồ 8. Hệ số Sharp điều chỉnh (ASR) tổng hợp cho từng giai đoạn nghiên cứu
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Trong cả giai đoạn nghiên cứu, nhìn chung các quỹ đều có ASR âm, ngoại trừ
quỹ ETF nước ngoài IshareMSCI, quỹ mở đầu tư cổ phiếu và trái phiếu VCBF-
TBF, và quỹ mở đầu tư cổ phiếu VFMVSF. Tương tự, tỷ lệ phần bù rủi ro trên giá
trị rủi ro RVAR của phần lớn các quỹ đều âm, chỉ có số lượng rất ít các quỹ có giá
trị dương (Biểu đồ 9). Điều này là do lợi nhuận trung bình nhỏ hơn lãi suất phi rủi
ro trong giai đoạn lấy mẫu.
Kết quả ASR và RVAR trong từng giai đoạn có sự khác biệt đáng kể. Làn sóng
COVID-19 đầu tiên tác động mạnh mẽ đến lợi nhuận của tất cả các quỹ, hầu hết các

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 53


quỹ đều chứng kiến ASR và RVAR âm với ASR trung bình -0,06 và RVAR trung
bình -0.15 (Biểu đồ 8 và 9). Dịch bệnh đã ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi của NĐT.
TTCK chứng kiến biến động giảm sâu liên tục trong tháng 03 và 04 năm 2020. Các
quỹ ETF chiếm ưu thế hơn so với các quỹ đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu khác với
mức giảm lợi nhuận ít hơn. Khi đại dịch COVID-19 bắt đầu làn sóng đầu tiên ở Việt
Nam, thị trường tài chính phản ứng khá mạnh với những diễn biến phức tạp của đại
dịch, các quỹ ETF chứng kiến sự biến động giá trị tài sản ròng (NAV) mạnh. Nhiều
quỹ bị thu hẹp do sự bùng phát của COVID-19, có quỹ đã giảm đến 20% kể từ đầu
năm 2020 (Van, 2020). Hầu hết các khoản đầu tư của VFM đều mất giá.

Biểu đồ 9. RVAR của các quỹ đầu tư trong từng giai đoạn nghiên cứu
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Giai đoạn sau đó TTCK có những diễn biến tích cực cùng với những chính sách
của Chính phủ như giảm lãi suất. Biến động tỷ suất sinh lời của các quỹ đầu tư cũng
giảm dần ở làn sóng dịch bệnh thứ 2, không còn phản ứng quá mạnh với những
thông tin bùng phát dịch ở Việt Nam. Đây là giai đoạn thành công của nhiều quỹ
đầu tư lớn tại Việt Nam. Hầu hết các quỹ đều có hệ số Sharp điều chỉnh dương ở
mức nhỏ. Kết quả này cũng tương tự với chỉ số RVAR (trung bình ở mức 0,04). So
với các quỹ đầu tư trong nước thì các quỹ đầu tư nước ngoài và quỹ ETF có kết quả
tốt hơn với mức tăng ASR và RVAR lớn hơn như VNM, FTSE, iShareMSCI.... Rõ

54 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


ràng, trong làn sóng dịch bệnh thứ 2 phản ứng của thị trường khác với phản ứng của
làn sóng đầu tiên. Các quỹ đầu tư có kết quả tốt trong giai đoạn này. Nguyên nhân
một phần do các chính sách của Chính phủ trong việc phòng và dập dịch.
Làn sóng dịch bệnh thứ 3 xảy ra đã làm cho điều kiện thị trường xấu đi, hệ số
Sharp điều chỉnh và tỷ lệ phần bù rủi ro trên giá trị rủi ro đều giảm xuống vùng
tiêu cực, tuy nhiên mức giảm không mạnh mẽ như ở làn sóng thứ nhất. Ba quỹ có
mức độ giảm ASR lớn nhất là quỹ ETF iShareMSCI, quỹ đầu tư vào cổ phiếu và
trái phiếu SSISCA, và quỹ đầu tư vào cổ phiếu MBVF với ASR lần lượt là -0,186,
-0.066 và -0,158. Kết quả tương tự cũng xảy ra với chỉ số RVAR với RVAR của
iShareMSCI là -0,247 và RVAR của MBVF là -0,249, trong khi các quỹ khác trung
bình ở mức -0,03. Nhiều quỹ đầu tư chỉ chứng kiến sự sụt giảm ASR và RVAR nhẹ
so với làn sóng dịch bệnh thứ 1.
Ở làn sóng dịch bệnh thứ 4, ngoại trừ các quỹ đầu tư nước ngoài và quỹ đầu tư cổ
phiếu MBVF, hầu hết các quỹ trong mẫu nghiên cứu đều có ASR và RVAR dương trở
lại. Tuy nhiên, làn sóng dịch bệnh thứ 4 vẫn đang tiếp diễn phức tạp và chưa đạt đỉnh.

Biểu đồ 10. Hệ số Sharp điều chỉnh liên tục (Rolling ASR) của các quỹ ETF
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Bên cạnh những diễn biến chung thì hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư khác
nhau cũng rất khác nhau. Trong tất cả các giai đoạn, phần lớn các quỹ ETF đều cho
thấy khả năng chống đỡ trước những diễn biến phức tạp của thị trường khi chỉ số
ASR không có biến động quá mạnh, ngoại trừ quỹ IshareMSCI. Điều này chứng
tỏ các quỹ ETF hoạt động khá hiệu quả và có khả năng thích ứng với các điều kiện
bất lợi của thị trường. Các quỹ ETF không những đã không làm tăng sự biến động

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 55


của thị trường trong cuộc khủng hoảng COVID-19 mà còn góp phần tạo thêm sự
ổn định. Trong suốt thời kỳ biến động của thị trường, nhiều NĐT chuyển sang đầu
tư qua các quỹ ETF để quản lý rủi ro. Phương pháp phân tích chu kỳ cuộn liên tục
(rolling) được sử dụng để thấy sự biến động của hệ số Sharp điều chỉnh (ASR) qua
thời gian của từng quỹ đầu tư. ASR được tính cho giai đoạn 1 tháng (trung bình
khoảng 24 ngày) liên tục từ tháng 01/2020 đến tháng 06/2021 và kết quả được thể
hiện trong biểu đồ 10 và 11.
Trong giai đoạn tháng 03, tháng 04 năm 2020, ở làn sóng dịch bệnh thứ 1, hệ số
Sharp điều chỉnh biến động nhận giá trị âm lớn ở hầu hết các quỹ ETF nhưng vẫn
không lớn bằng biến động trong tỷ suất sinh lời của các quỹ mở đầu tư vào cổ phiếu
và trái phiếu khác (trừ quỹ iShareMSCI).
Trong giai đoạn này, ngành quỹ trong bối cảnh thị trường lao dốc cũng gặp
không ít khó khăn khi giá trị tài sản ròng của nhiều quỹ diễn biến tiêu cực, quy mô
bị thu hẹp đáng kể. Nhiều quỹ đầu tư lớn như VNM cũng có hiệu suất đầu tư âm.
Tuy nhiên, với sự phục hồi vào những tháng cuối năm 2020 của TTCK Việt Nam thì
nhiều quỹ đầu tư đã lấy lại được sự tăng trưởng, đặc biệt nhiều quỹ ETF trong nước
đã mở rộng và tăng trưởng ấn tượng vào đầu năm 2021. Quỹ ETF thường được
coi là một giải pháp thay thế hiệu quả cho các quỹ đầu tư khác, đặc biệt là trong
những thời kỳ có nhiều biến động. Mặc dù mới được niêm yết từ tháng 03 và tháng
05 năm 2020, hai quỹ ETF trong nước là VNDiamond và SSIAM VNFIN Lead đã
có giá trị tài sản tăng gần 50 lần và 100 lần so với quy mô niêm yết tính đến tháng
06 năm 2021. ETF VNDiamond là quỹ đầu tư trong nước khá thành công trên thị
trường khi giá trị tài sản đã tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là từ cuối năm 2020 và
trở thành quỹ ETF trong nước lớn nhất thị trường. Quỹ đầu tư vào một số cổ phiếu
chất lượng, đã đạt hoặc gần hết giới hạn sở hữu nước ngoài tại Việt Nam, từ đó thu
hút NĐT nước ngoài gián tiếp đầu tư. Đây là quỹ ETF trong nước có hoạt động hiệu
quả nhất, tỷ suất sinh lời ít biến động và thường dương trong giai đoạn nghiên cứu.
Năm 2020, quỹ VN Diamond có mức sinh lời 55,8%, cao hơn hẳn VNIndex và vượt
xa mức sinh lời khoảng 10% của quỹ đầu tư nước ngoài FTSE, iShare MSCI. Quỹ
SSIAM VNFIN Lead cũng là quỹ có hiệu quả tích cực trong năm 2020 và đầu năm
2021. Đây là quỹ đầu tư tối thiểu 10 cổ phiếu được lựa chọn từ các cổ phiếu thành
phần thuộc chỉ số ngành tài chính VNAllshare Financials Index, đại diện cho 25%
vốn hoá TTCK Việt Nam. Đa phần cổ phiếu thuộc chỉ số đều ở nhóm ngân hàng, là
nhóm đã có tăng trưởng tích cực năm 2020. Các quỹ ETF nội nhỏ hơn có hoạt động
không hiệu quả lắm như SSIAMVNX50.
Các quỹ đầu tư nước ngoài mặc dù có tỷ suất sinh lời không cao như các quỹ
đầu tư trong nước nhưng mức độ biến động tỷ suất sinh lời thấp hơn, thể hiện sự
ổn định và ít rủi ro hơn. Quỹ đầu tư nước ngoài IShareMSCI là quỹ có mức độ biến
động tỷ suất sinh lời cao so với các quỹ ETF khác. Một số quỹ đầu tư nước ngoài
như VNM chỉ đầu tư khoảng 2/3 danh mục vào thị trường Việt Nam, còn lại là ở

56 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... Trong giai đoạn đầu năm 2020,
các quỹ ETF nước ngoài có xu hướng rút vốn mạnh ra khỏi thị trường Việt Nam do
nhận định nhiều nguy cơ và đánh giá khả năng sinh lời kém. Làn sóng dịch bệnh
đầu tiên ở Việt Nam đã khiến nhiều tổ chức quốc tế phát đi những cảnh báo về rủi
ro của nền kinh tế. Ngay lập tức, một làn sóng bán ròng cổ phiếu cực mạnh trên
TTCK vì các tổ chức đầu tư toàn cầu phân bổ vốn theo thị trường, sẵn sàng cơ cấu
lại tỷ trọng trên cơ sở đánh giá rủi ro chung. Quỹ ETF VNM đã rút ròng 40 triệu
USD và là quỹ ETF bị rút vốn mạnh nhất trên TTCK Việt Nam trong 4 tháng đầu
năm 2020 (Việt An, 2020). Tuy nhiên sau đó, việc khống chế thành công dịch bệnh
ở làn sóng đầu tiên đã tạo tâm lý tin tưởng hơn cho các NĐT, thị trường ít chịu ảnh
hưởng hơn ở làn sóng dịch bệnh thứ 2, khiến dòng vốn có xu hướng quay trở lại thị
trường. Ở làn sóng dịch bệnh thứ 4, thị trường Việt Nam tiếp tục chứng kiến mức
rút vốn ròng của các quỹ đầu tư do Châu Á đang là điểm trũng của dịch COVID-19
mà Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Trong khi các kết quả đánh giá cho quỹ ETF tốt hơn thì các quỹ mở lại được
đánh giá là có phí cao và khó có thể đánh bại được thị trường. Trong các làn sóng
COVID-19, mức độ biến động tỷ suất sinh lời điều chỉnh của các quỹ là khác nhau.
Kết quả đầu tư của các quỹ có sự phân hoá mạnh, nhiều quỹ mở ghi nhận mức sụt
giảm tương đương hoặc nhiều hơn VNIndex. Nhiều quỹ đầu tư đã tồn tại và hoạt
động lâu dài cũng không tránh khỏi sự sụt giảm tỷ suất sinh lời trong giai đoạn 9
tháng đầu năm 2020 như quỹ DCDS, DCDB, VCBF-BCF, SSISCA. Quỹ mở đầu
tư vào cổ phiếu có mức sụt giảm nhiều hơn so với các quỹ mở đầu tư vào cổ phiếu
và trái phiếu. Điển hình là quỹ DCDS (VFMVF1) là một quỹ đầu tư ra đời khá sớm
và có quy mô lớn chứng kiến sự sụt giảm 16,18%. Trong khi đó, một quỹ khác của
VFM là DCBC (VFMVF4) với quy mô quỹ nhỏ hơn nhưng lại chứng kiến giá trị
tài sản ròng (NAV) trên mỗi cổ phiếu giảm mạnh hơn so với quỹ DCDS trong giai
đoạn này (khoảng hơn 20%). Điều này là do sự khác biệt của hai quỹ trong chiến
lược phân bổ tài sản. Trong khi quỹ VFMVF1 đầu tư cả vào cổ phiếu và trái phiếu
thì quỹ VFMVF4 chỉ tập trung đầu tư vào cổ phiếu. Với những bất ổn của thị trường
đầu năm 2020, phần lớn các NĐT tìm kiếm các kênh đầu tư khác có lợi suất cao và
ổn định hơn như tiền gửi ngân hàng, trái phiếu... khiến cho các quỹ cổ phiếu bị rút
dòng. Các quỹ mở đầu tư vào cổ phiếu như DCBC có hiệu suất đầu tư không tích
cực khi bị ảnh hưởng nhiều bởi các cổ phiếu trong nhóm được phân bổ tài sản đầu tư
lớn nhất không tăng giá trong bối cảnh sụt giảm chung của thị trường đầu năm 2020.
Trước tình hình thị trường đầu năm 2020, nhiều quỹ đầu tư đã chủ động thay đổi
cơ cấu danh mục đầu tư. Nhóm cổ phiếu ngân hàng được nhận định có triển vọng
tích cực do vậy đã được nhiều quỹ đầu tư nâng tỷ trọng đầu tư trong danh mục.
Nhóm cổ phiếu này sau đó đã đóng vai trò quan trọng nâng đỡ các quỹ đầu tư, góp
phần lớn đưa hiệu suất các quỹ đầu tư bớt thua lỗ hoặc tăng trưởng dương trở lại
trong những tháng cuối năm 2020. Bên cạnh đó, trong bối cảnh thị trường khó khăn,

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 57


nhóm cổ phiếu của doanh nghiệp tăng trưởng, chia cổ tức đều đặn với lựa chọn là
cổ phiếu vốn hoá lớn cũng được nhiều quỹ đầu tư lựa chọn như nhóm cổ phiếu
Vingroup, hay SAB.
Theo hệ số Sharp điều chỉnh liên tục, các quỹ mở có biến động ASR khá mạnh
trong làn sóng COVID-19 đầu tiên, làn sóng thứ 2 và thứ 4. MBVF là quỹ có mức
độ biến động tỷ suất sinh lời lớn nhất và thường phản ứng mạnh trước làn sóng dịch
bệnh. MBVF hướng đến các doanh nghiệp được niêm yết, có chính sách và có khả
năng chi trả cổ tức tốt, có thị giá thấp hơn nhiều so với giá trị định giá theo các mô
hình định lượng cơ bản. ASR và RVAR của quỹ này giảm mạnh nhất ở làn sóng
COVID thứ 1 và thứ 3 và cũng biến động mạnh nhất trong làn sóng thứ 2.

Biểu đồ 11. Hệ số Sharp điều chỉnh liên tục (Rolling ASR) của các quỹ mở
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

5. Kết luận
Đại dịch COVID-19 xảy ra và nhanh chóng lây lan ra nhiều quốc gia trên thế giới
cũng như tạo ra các làn sóng dịch bệnh ở Việt Nam đã có những tác động nghiêm
trọng đến hệ thống tài chính, tạo ra những thách thức không nhỏ đối với các NĐT,
nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu này là một
đánh giá sơ bộ về hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư khác nhau trên TTCK Việt
Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Hệ số lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi
ro của các quỹ đầu tư có sự biến động khác nhau. Giai đoạn nghiên cứu từ tháng 01
năm 2020 đến tháng 06 năm 2021 có 4 làn sóng dịch bệnh diễn ra. Đầu năm 2020
khi làn sóng dịch bệnh đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, TTCK biến động mạnh, hiệu
suất của hầu hết các quỹ đầu tư đều không tốt khi phần lớn đều có tỷ suất sinh lời

58 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


thấp hơn lãi suất phi rủi ro khiến cho hệ số Sharp điều chỉnh và RVAR âm. Tuy
nhiên, biến động trong hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư đã giảm xuống trong
các làn sóng dịch bệnh tiếp theo, một phần do các chính sách quyết liệt trong việc
phòng chống và dập dịch của Chính phủ. Phân tích kỹ hơn hệ số Sharp điều chỉnh
và RVAR qua phương pháp phân tích chu kỳ cuộn liên tục cho kết quả các quỹ ETF
có hệ số ASR và RVAR tốt hơn các quỹ mở khác. Trong khi đó, các quỹ mở đầu tư
vào cổ phiếu và trái phiếu có kết quả tốt hơn các quỹ mở chỉ đầu tư vào cổ phiếu.
Đại dịch COVID-19 xuất hiện đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền
kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu. Nghiên cứu này cung cấp một bằng chứng
thực nghiệm về hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư trên TTCK Việt Nam trong
giai đoạn dịch bệnh lan rộng cho các nhà quản lý quỹ, các NĐT và các cơ quan
quản lý thị trường. Hiện nay, dịch bệnh vẫn đang diễn biến rất khó lường, trong khi
đó các quốc gia Châu Á và Đông Nam Á lại đang là vùng trũng của dịch. Do vậy,
những tác động của dịch bệnh đến TTCK và đến hiệu quả đầu tư của các NĐT cũng
như các quỹ đầu tư còn phức tạp, đòi hỏi các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
Tài liệu tham khảo
Antolin, P. (2008), “Pension fund performance”, OECD Working Papers on Insurance and
Private Pensions, No. 20, OECD publishing.
Assaf, A. (2015), “Value-at-risk analysis in the MENA equity markets: fat tails and
conditional asymmetries in return distributions”, Journal of Multinational Financial
Management, Vol. 29, pp. 30 - 45.
Baele, L., Bekaert, G., Inghelbrecht, K. & Wei, M. (2019), “Flights to safety”, The Review
of Financial Studies, Vol. 33 No. 2, pp. 689 - 746.
Banker, J., Chen, J. & Klumpes, P. (2016), “A trade-level DEA model to evaluate relative
performance of investment fund managers”, European Journal of Operational
Research, Vol. 255 No. 3, pp. 903 - 910.
Białkowski, J. & Otten, R. (2011), “Emerging market mutual fund performance: evidence
for Poland”, North American Journal of Economics and Finance, Vol. 22 No. 2,
pp. 118 - 130.
Blundell-Wignall, A. (2011), “Solving the financial and sovereign debt crisis in Europe”,
OECD Journal, No. 2, pp. 201 - 224.
Bộ Y tế. (2021), “Diễn biến dịch COVID-19 mới nhất”, https://covid19.gov.vn/big-story/
cap-nhat-dien-bien-dich-covid-19-moi-nhat-hom-nay-171210901111435028.htm,
truy cập ngày 23/07/2021.
Carhart, M.M. (1997), “On persistence in mutual fund performance”, Journal of Finance,
Vol. 52 No. 2, pp. 57 - 82.
Chevalier, J. & Ellison, G. (2017), “American Finance Association are some mutual fund
managers better than others cross-sectional pat- terns in behavior and performance”,
The Journal of Finance, Vol. 54 No. 3, pp. 875 - 899.
Davis, J.L. (2001), “Mutual fund performance and manager style”, Financial Analysts
Journal, Vol. 57 No. 1, pp. 19 - 27.
Deng, G., Dulaney, T., McCann, C. & Wang, O. (2013), “Robust port- folio optimization
with Value-at-Risk-adjusted Sharpe ratios”, Journal of Asset Management, Vol. 14
No. 5, pp. 293 - 305.

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 59


Dự án Việt. (2021), “Tổng quan về quỹ đầu tư tại Việt Nam”, https://duanviet.com.vn/
cong-nghe/595/Tong-Quan-Ve-Quy-Dau-Tu-Tai-Viet-Nam.html, truy cập ngày
23/07/2021.
Eling, M. & Schuhmacher, F. (2007), “Does the choice of performance measure influence
the evaluation of hedge funds?”, Journal of Banking & Finance, Vol. 31 No. 9, pp.
2632 - 2647.
Eling, M. & Faust, R. (2010), “The performance of hedge funds and mutual funds in
emerging markets”, Journal of Banking and Finance, Vol. 34, pp. 1993 - 2009.
Fama, E.F. & French, K.R. (1993), “Common risk factors in the returns on stocks and
bonds”, Journal of Financial Economics, Vol. 33 No. 1, pp. 3 - 56.
Fama, E.F. & French, K.R. (2010), “Luck versus skill in the cross-section of mutual fund
returns”, The Journal of Finance, Vol. 65 No. 5, pp. 1915 - 1947.
Ferruz Agudo, L. & Sarto Marzal, J.L. (2004), “An analysis of Spanish investment fund
performance: some considerations concerning Sharpe’s ratio”, Omega, Elsevier,
Vol. 32 No. 4, pp. 273 - 284.
Golec, J.H. (1996), “The effects of mutual fund managers’ characteristics on their portfolio
performance, risk and fees”, Financial Services Review, Vol. 5 No. 2, pp. 133 - 147.
Huij, J. & Post, T. (2011), “On the performance of emerging market equity mutual funds”,
Emerging Markets Review, Vol. 12 No. 3, pp. 238 - 249.
Iglesias, E.M. (2015), “Value at Risk and expected shortfall of firms in the main European
Union stock market indexes: a detailed analysis by economic sectors and
geographical situation”, Economic Modelling, Vol 50, pp. 1 - 8.
Jensen, C.M. (1968)., “The performance of mutual funds in the period 1945 - 1964”,
Journal of Finance, Vol. 23 No. 2, pp. 389 - 416.
Lai, M.M. & Lau, S.H. (2010), “Evaluating mutual fund performance in an emerging Asian
economy: the Malaysian experience”, Journal of Asian Economics, Vol. 21 No. 4,
pp. 378 - 390.
Lamb, J.D. & Tee, K. (2012), “Resampling DEA estimates of investment fund performance”,
European Journal of Operational Research, Vol. 223 No. 3, pp. 834 - 841.
Lannoo, K., Pyykkö, E. & Barslund, M. (2013), Household debt and the European crisis,
No. 13, European Credit Research Institute, Belgium, 2013.
Mallin, C.A., Saadouni, B. & Briston, R.J. (1995), “The financial performance of ethical
investment funds”, Journal of Business Finance and Accounting, Vol. 22, pp. 483 - 483.
Naqvi, B., Rizvi, S.K.A., Mirza, N. & Reddy, K. (2018), “Religion based investing and illusion
of Islamic Alpha and Beta”, Pacific Basin Finance Journal, Vol. 52, pp. 82 -106.
Nguyễn, L. (2020), “Các quỹ ETF thu hẹp quy mô tại Đông Nam Á vì dịch Covid 19”,
https://diendandoanhnghiep.vn/cac-quy-etf-thu-hep-quy-mo-tai-dong-nam-a-vi-
dich-COVID-19-170665.html, truy cập ngày 23/07/2021.
Otten, R.R.A.E. & Bams, W.F.M. (2002), “European Mutual Fund Performance”, European
Financial Management, Vol. 8 No. 1, pp. 75 - 101.
Pedersen, C.S. & Rudholm-Alfvin, T. (2003), “Selecting a risk-adjusted shareholder
performance measure”, Journal of Asset Management, Vol. 4 No. 3, pp. 152 - 172.
Pezier, J. & White, A. (2006), “The relative merits of investable hedge fund indices and
of funds of hedge funds in optimal passive portfolios”, ICMA Centre Discussion
Papers in Finance, pp. 1 - 32.
Reddy, K., Mirza, N., Naqvi, B. & Fu, M. (2017), “Comparative risk adjusted performance
of Islamic, socially responsible and conventional funds: evidence from United

60 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Kingdom”, Economic Modelling, Vol. 66, pp. 233 - 243.
Reilly, F.K. & Brown, K.C. (2020), Investment analysis and portfolio management, South
Western Cengage Learning.
Rizvi, S.K.A., Mirza, N., Naqvi, B. & Rahat, B. (2020), “COVID-19 and asset management
in EU: a preliminary assessment of performance and investment style”, Journal of
Asset Management, Vol. 21 No. 4, pp 281 - 291.
Sangisetti, M. & Bondu, A. (2020), “Performance evaluation of mutual funds before and
during the outbreak of COVID-19 pandemic in India (a case study of selected
companies)”, European journal of Molecular & Clinical Medicine, Vol. 7 No. 8,
pp. 2286 - 2305.
Su, J.Bin. (2015), “Value-at-risk estimates of the stock indices in developed and emerging
markets including the spillover effects of currency market”, Economic Modelling,
Vol 46, pp. 204 - 224.
Scholz, H. (2007), “Refinements to the Sharpe ratio: comparing alternatives for bear
markets”, Journal of Asset Management, Vol. 7 No. 5, pp 347 - 357.
Sharpe, W.F. (1966), “Mutual fund performance”, Journal of Business, Vol. 39, pp. 119 -138.
Sharpe, W. (1992), “Asset allocation: management style and performance measurement”,
The Journal of Portfolio Management, Vol. 18 No. 2, pp 7 - 19.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. (2021), “Thống kê thị trường chứng khoán”, http://
www.ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vimenu/vipages_vithongtinthitruong?_adf.ctrl-
state=ucu9dkf71_86&_afrLoop=98978096317000, truy cập ngày 15/07/2021.
Van, A. (2020), “Investment funds of VFM dropped by COVID-19”, https://www.vir.com.
vn/investment-funds-of-vfm-dropped-by-COVID-19-74785.html, truy cập ngày
23/07/2021.
Việt, A. (2020), “Gần 70 triệu USD bị rút ra khỏi các quỹ ETFs trên thị trường chứng
khoán Việt Nam từ đầu năm tới nay”, https://mekongsean.vn/gan-70-trieu-usd-
bi-rut-ra-khoi-cac-quy-etfs-tren-ttck-viet-nam-tu-dau-nam-toi-nay.html, truy cập
ngày 23/07/2021.
Vershinina, A.A., Goryainova, L.V., Zhdanova, O.A. & Maksimova, T.P. (2016), “State of
the investment fund market of as an indicator of the country’s socio-economic
development”, Journal of Internet Banking and Commerce, Vol. 21 No. S3, pp. 1 – 17.
Zabai, A. (2017), “Household debt: recent developments and challenges”, BIS Quarterly
Review, https://www.bis.org/publ/qtrpdf/r_qt1712f.htm, truy cập ngày 23/07/2021.

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 61


ISSN 2615-9848

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế


TẠP CHÍ

QUẢN LÝ
VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

Trang chủ: http://tapchi.ftu.edu.vn

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI Ý ĐỊNH


SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN DI ĐỘNG DỰA TRÊN
PHÂN TÍCH LỢI ÍCH - CHI PHÍ VÀ ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI
Nguyễn Vân Hà1
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Đào Thị Minh Hậu
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 09/08/2021; Ngày hoàn thành biên tập: 12/10/2021; Ngày duyệt đăng: 20/10/2021

Tóm tắt: Các nước trên thế giới đang hướng tới một xã hội không dùng tiền mặt
và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Tại Việt Nam, việc phát triển dịch vụ thanh
toán di động (TTDĐ) góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt đang
có nhiều tiềm năng, tuy nhiên, thực trạng sử dụng tiền mặt vẫn còn khá phổ biến
trong các giao dịch. Nghiên cứu được thực hiện với mục đích xác định các nhân tố
tác động đến ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ của các cá nhân dựa trên phân tích lợi
ích - chi phí và ảnh hưởng xã hội. Nghiên cứu áp dụng mô hình cấu trúc tuyến tính
SEM để phân tích 201 mẫu quan sát thu thập được thông qua khảo sát. Kết quả
thực nghiệm chỉ ra rằng giá trị cảm nhận, chuẩn mực xã hội và hình ảnh xã hội có
tác động tích cực tới ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ. Cụ thể, giá trị cảm nhận chịu
ảnh hưởng bởi lợi ích cảm nhận (lợi thế tương đối), chi phí cảm nhận (chi phí phải
trả) và hình ảnh xã hội. Ngoài ra, chuẩn mực xã hội cũng tác động tích cực đến
hình ảnh xã hội. Dựa trên kết quả kết quả này, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị
dành cho các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động tại Việt Nam.
Từ khóa: Dịch vụ thanh toán di động, Ý định sử dụng, Phân tích lợi ích - chi
phí, Ảnh hưởng xã hội, SEM

INVESTIGATING THE DETERMINANTS OF


INTENTION TO USE MOBILE PAYMENT SERVICES BASED ON
COST - BENEFIT ANALYSIS AND SOCIAL INFLUENCES
Abstract: Many countries in the world are moving towards a cashless society,
and Vietnam is no exception. Mobile payment services have enormous potential
to develop in Vietnam - a market with young customers accounting for almost
half of the country’s population. However, cash payment is still prevalent in this
country. In order to identify determinants of individual intention to use mobile

1
Tác giả liên hệ, Email: ha.nguyen@ftu.edu.vn

62 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


payment services, this study is conducted from the perspectives of cost-benefit
analysis and social influences. Adopting structural equation modeling (SEM)
to analyze a sample of 201 observations, this study finds that perceived value,
social norms, and social self-image positively affect users’ intention to use mobile
payment services. Particularly, perceived benefit (relative advantage), perceived
cost (perceived fees) and social self-image are three important determinants of
perceived value. Moreover, social norms are found to exert positive influence on
social self-image. Based on these results, the research proposes some practical
solutions for mobile payment service providers in Vietnam.
Keywords: Mobile Payment Services, Intention to Use, Cost - Benefit Analysis,
Social Influences, SEM

1. Phần mở đầu
Sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã và đang làm thay
đổi toàn diện mọi mặt của các nền kinh tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng. Công nghệ giúp xóa bỏ rào cản về khoảng cách không gian và thời gian, từ
đó tạo điều kiện phát triển những sản phẩm và dịch vụ tài chính với ưu điểm chi phí
thấp, dễ dàng tiếp cận và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng. Đồng
thời, sự phát triển bùng nổ của các giao dịch thương mại điện tử làm cho dịch vụ
TTDĐ trở thành nền tảng thanh toán ngày càng được ưa chuộng. Trong nghiên cứu
này, dịch vụ TTDĐ được hiểu là bất kỳ dịch vụ thanh toán nào có sử dụng thiết bị
di động (mobile device) để thực hiện, ủy quyền và xác nhận một giao dịch thương
mại (Kim & cộng sự, 2010).
Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng cho dịch vụ TTDĐ.
Theo khảo sát của Statista (2021), Việt Nam nằm trong danh sách 10 quốc gia sử
dụng điện thoại di động nhiều nhất thế giới với khoảng 61,3 triệu người sử dụng.
Số liệu thống kê của Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (2021) cho thấy đến cuối
năm 2020, số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt hơn 1.044 tỷ
lượt giao dịch với giá trị đạt gần 10,9 triệu tỷ đồng (tăng 118,5% về số lượng và
121% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019). Tuy nhiên, tỷ trọng tiền mặt trên tổng
số các phương tiện thanh toán vẫn còn cao, thậm chí có xu hướng tăng lên. Cụ thể,
cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng số các phương tiện thanh toán là 11,05%
nhưng đến hết tháng 04/2021 lại tăng lên mức 11,53%, tương ứng khoảng 1,43 triệu
tỷ đồng (Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước, 2021), cao hơn mục tiêu được đưa
ra trong Quyết định số 2545/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
30/12/2016 là dưới 10%.
Với mong muốn đẩy mạnh hơn nữa dịch vụ TTDĐ, góp phần phát triển thanh toán
không dùng tiền mặt theo định hướng của Chính phủ, nghiên cứu được thực hiện
nhằm xác định các nhân tố tác động đến quyết định sử dịch vụ TTDĐ của khách hàng
dựa trên phân tích lợi ích - chi phí và ảnh hưởng xã hội. Mặc dù chủ đề nghiên cứu
về dịch vụ TTDĐ gần đây đã thu hút sự chú ý của nhiều học giả trong và ngoài nước,
nhưng các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 63


dịch vụ TTDĐ chủ yếu dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ TAM (technology
acceptance model) hoặc mô hình lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công
nghệ UTAUT (united theory of acceptance and use of technology) (Patil & cộng sự,
2020). Việc phân tích các khía cạnh chi phí và lợi ích của một dịch vụ nhất định sẽ
góp phần giải thích sự hình thành giá trị cảm nhận ở khách hàng, từ đó ảnh hưởng
đến quyết định của họ trong việc có sử dụng dịch vụ đó hay không (Kim & cộng sự,
2007; Lu & cộng sự, 2011; Yang & cộng sự, 2016). Ngoài ra, ảnh hưởng xã hội - một
trong những nhân tố chính tác động đến hành vi của người sử dụng công nghệ thông
tin (CNTT) (Baptista & Oliveira, 2015; Lin & Lu, 2015; Oliveira & cộng sự, 2016;
Hoang & cộng sự, 2020) cũng được phân tích trong nghiên cứu này.
Sau phần mở đầu, bài viết được trình bày theo bố cục như sau: Phần 2 trình bày
tổng quan nghiên cứu, mô hình và giả thuyết nghiên cứu; Phần 3 giới thiệu phương
pháp nghiên cứu; kết quả nghiên cứu được phân tích trong Phần 4; Phần 5 trình bày
kết luận của nghiên cứu và đưa ra một số kiến nghị; các hạn chế của nghiên cứu và
hướng nghiên cứu trong tương lai được chỉ ra trong Phần cuối cùng.
2. Tổng quan nghiên cứu, mô hình và giả thuyết nghiên cứu
2.1 Tổng quan nghiên cứu
Các nghiên cứu về ý định sử dụng của khách hàng đối với dịch vụ TTDĐ nói
chung và với từng phương thức TTDĐ cụ thể nói riêng chủ yếu được thực hiện ở
các thị trường phát triển như Mỹ, Châu Âu. Tại thị trường các nước đang phát triển,
đây vẫn là chủ đề tương đối mới mẻ (Patil & cộng sự, 2020).
Oliveira & cộng sự (2016) dựa trên thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công
nghệ mở rộng và thuyết phổ biến sự đổi mới IDT (innovation diffusion theory) để tiến
hành nghiên cứu tại Bồ Đào Nha. Các tác giả đã kết luận rằng khả năng tương thích
tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng TTDĐ, sau đó là đến tác động của tính bảo
mật, hiệu quả kỳ vọng, mong muốn đổi mới, ảnh hưởng xã hội. Áp dụng mô hình
chấp nhận công nghệ TAM và thuyết phổ biến sự đổi mới IDT, Arvidsson (2014) thực
hiện nghiên cứu tại Thụy Điển nhằm tìm hiểu thái độ của người tiêu dùng khi bắt đầu
sử dụng các dịch vụ TTDĐ. Các biến giải thích có ý nghĩa thống kê trong mô hình là
tính dễ sử dụng, lợi thế tương đối, độ tin cậy, rủi ro bảo mật, độ tuổi và thu nhập. Các
biến số như chi phí, khả năng tương thích, ngoại tác mạng lưới (network externalities)
và việc sử dụng thanh toán thẻ trước đây không ảnh hưởng đến thái độ của người sử
dụng đối với TTDĐ. Kết quả này có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định
với nghiên cứu của Schierz & cộng sự (2010) khi xem xét các yếu tố quyết định sự
chấp nhận của người tiêu dùng ở Đức đối với các dịch vụ TTDĐ. Những tác giả này
cũng chỉ ra rằng tính dễ sử dụng góp phần dự đoán thái độ đối với dịch vụ TTDĐ bên
cạnh tác động của tính bảo mật, tính hữu ích, tính di động và chuẩn mực chủ quan.
Tuy nhiên, khác với Arvidsson (2014), nghiên cứu của Schierz & cộng sự (2010) lại
tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa giữa khả năng tương thích và thái độ với dịch vụ

64 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


TTDĐ. Sử dụng mô hình UTAUT, Jung & cộng sự (2020) đã thực hiện nghiên cứu
khám phá những yếu tố thúc đẩy và hạn chế việc chấp nhận sử dụng TTDĐ của người
tiêu dùng ở Mỹ. Nghiên cứu đã xác định được hiệu quả kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội,
khả năng tương thích, kiến thức về dịch vụ, sự tin tưởng cảm nhận có tác động cùng
chiều và rõ ràng đến ý định hành vi; tuy nhiên không có tác động rõ ràng của nỗ lực
kỳ vọng, rủi ro cảm nhận và lợi thế tương đối, khẳng định lại kết quả của Ozturk &
cộng sự (2017). Cũng thực hiện nghiên cứu tại Mỹ, nhưng Ozturk & cộng sự (2017)
lại dựa trên học thuyết giá trị để xem xét tác động của các giá trị tiêu cực (rủi ro cảm
nhận và lo ngại về quyền riêng tư) và các giá trị tích cực (giá trị thực tế và tính tiện
lợi) đến việc chấp nhận công nghệ TTDĐ qua kết nối không dây tầm ngắn Neаr-Field
Communicаtions (NFC). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ không rõ ràng
giữa rủi ro cảm nhận và ý định sử dụng, khả năng tương thích còn có tác động cùng
chiều rõ ràng nhất đến ý định sử dụng. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra mối quan hệ
ngược chiều giữa lo ngại về quyền bảo mật và ý định sử dụng, và mối quan hệ cùng
chiều giữa các biến giá trị thực tế, tính tiện lợi, sự yêu thích smartphone và ý định
hành vi. Nghiên cứu của Lin & cộng sự (2020) xem xét các động cơ tác động đến ý
định sử dụng dịch vụ TTDĐ O’Pay - dịch vụ TTDĐ phổ biến nhất tại Đài Loan. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng giá trị cảm nhận, chuẩn mực xã hội và hình ảnh xã hội là
các nhân tố chính tác động đến ý định sử dụng TTDĐ. Trong đó, giá trị cảm nhận là
yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến ý định hành vi.
Tại Việt Nam, Vũ & cộng sự (2019) áp dụng mô hình C-TAM-TPB, mô hình kết
hợp TAM và thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behavior), nhằm phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng TTDĐ của người tiêu dùng. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, thái độ ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng TTDĐ của khách
hàng. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu cho thấy, chuẩn chủ quan tức là ảnh hưởng
của xã hội, người thân, bạn bè, đồng nghiệp không ảnh hưởng đến ý định sử dụng
TTDĐ của khách hàng. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cho thấy, nhận thức kiểm soát
hành vi tác động đến ý định sử dụng TTDĐ của khách hàng. Phan & Đặng (2019) lại
chọn mô hình UTAUT làm cơ sở lý thuyết để xác định những nhân tố chủ yếu ảnh
hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán qua thiết bị di động của khách hàng
trên địa bàn Hà Nội. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đối với cả hai nhóm khách hàng
chưa sử dụng và đã/đang sử dụng dịch vụ thanh toán qua thiết bị di động, 5 nhân tố
bao gồm hiệu quả kỳ vọng, nỗ lực kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội, an toàn và bảo mật,
danh tiếng nhà cung cấp đều ảnh hưởng tích cực tới quyết định của khách hàng.
Như vậy, có thể thấy các nghiên cứu liên quan đến đề tài TTDĐ đa phần tập
trung vào bối cảnh các nước phát triển với hai mô hình lý thuyết chủ đạo là TAM và
UTAUT. Các phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ
ở các nước đang phát triển và đặc biệt ở Việt Nam vẫn còn khá ít. Do sự khác biệt
về điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường thể chế và cơ sở hạ tầng, các kết quả thực
nghiệm từ các thị trường phát triển có thể không có giá trị áp dụng đối với các thị

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 65


trường đang phát triển. Hơn nữa, chưa có nghiên cứu nào xem xét cụ thể các nhân
tố liên quan đến lợi ích, chi phí và ảnh hưởng xã hội đối với ý định sử dụng dịch vụ
TTDĐ của người tiêu dùng Việt Nam. Do đó, nghiên cứu này sẽ góp phần làm sáng
tỏ hơn các nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ tại thị trường trong
nước dựa trên phân tích lợi ích - chi phí và ảnh hưởng xã hội.
2.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên nghiên cứu của Lin & cộng sự (2020), kết hợp với Lý thuyết lợi ích -
chi phí (Yang & cộng sự, 2016; Hernandez-Ortega & cộng sự, 2017) và ảnh hưởng
xã hội (Baptista & Oliveira, 2015; Lin & Lu, 2015; Oliveira & cộng sự, 2016),
nghiên cứu sử dụng mô hình nghiên cứu được mô tả ở Hình 1 dưới đây:

Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất


Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả

Trong các biến liên quan đến phân tích lợi ích – chi phí, giá trị cảm nhận được
hiểu là sự đánh đổi bù đắp giữa lợi ích nhận được và chi phí phát sinh (Cocosila &
Igonor, 2015; Hernandez-Ortega & cộng sự, 2017). Theo mô hình nghiên cứu đề
xuất, giá trị cảm nhận và ảnh hưởng xã hội là những yếu tố quan trọng quyết định

66 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


đến việc sử dụng dịch vụ TTDĐ. Cả lợi ích cảm nhận và chi phí cảm nhận đều có
tác động đến giá trị cảm nhận của dịch vụ TTDĐ. Đối với khía cạnh lợi ích cảm
nhận, lợi thế tương đối và khả năng tương thích được sử dụng làm biến đo lường
trong mô hình. Các nghiên cứu liên quan đến CNTT chỉ ra rằng hai đặc điểm về lợi
ích bao gồm lợi thế tương đối và khả năng tương thích đóng vai trò chi phối việc
sử dụng dịch vụ (Agarwal & Prasad, 1997; Kleijnen & cộng sự, 2007). Kế thừa các
nghiên cứu trước, hai biến này được sử dụng trong nghiên cứu hiện tại để đo lường
lợi ích cảm nhận của dịch vụ TTDĐ. Một số học giả (Kim & cộng sự, 2007; Yang
& cộng sự, 2016) cho rằng chi phí cảm nhận bao gồm cả chi phí tiền tệ và chi phí
phi tiền tệ. Trong mô hình nghiên cứu này, chi phí cảm nhận của việc sử dụng dịch
vụ TTDĐ được đo lường thông qua rủi ro bảo mật (phản ánh chi phí phi tiền tệ) và
chi phí phải trả (phản ánh chi phí tiền tệ).
Đối với nhân tố ảnh hưởng xã hội, nghiên cứu này sử dụng thước đo chuẩn mực
xã hội và hình ảnh xã hội đại diện cho biến ảnh hưởng xã hội (Lin & cộng sự, 2020).
Trong bối cảnh sử dụng CNTT, nghiên cứu về chuẩn mực xã hội cho thấy mức độ
sẵn sàng sử dụng CNTT của một cá nhân chịu ảnh hưởng từ những người xung
quanh (Liébana-Cabanillas & cộng sự, 2014; Oliveira & cộng sự, 2016). Ngoài ra,
các nghiên cứu về hình ảnh xã hội nhấn mạnh rằng việc cải thiện hình ảnh bản thân
dựa trên ý kiến của mọi người trong một nhóm xã hội thúc đẩy ý định sử dụng của
một cá nhân (Chun & cộng sự, 2012; Liébana-Cabanillas & cộng sự, 2014).
2.2.1 Lợi thế tương đối (Relative advantage - RA)
Kim & Hwang (2010) cho rằng các thiết bị di động như điện thoại thông minh
cho phép người dùng thu thập thông tin và thực hiện các giao dịch tại bất cứ thời
gian và địa điểm nào. Bên cạnh đó, người dùng nhận được giá trị của các dịch vụ
giá trị gia tăng trên di động (mobile value-added services) thông qua việc cung cấp
dịch vụ kịp thời và hiệu quả (Kleijnen & cộng sự 2007; Lin & Lu, 2015; Yang &
cộng sự, 2016). Wang (2014) cho rằng sự tiện lợi của công nghệ di động có tác động
cùng chiều đến giá trị cảm nhận.
H1a: Lợi thế tương đối tác động tích cực đến giá trị cảm nhận của người dùng.
2.2.2 Khả năng tương thích (Service compatibility - SC)
Theo Kleijnen & cộng sự (2007), người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ giá trị
gia tăng trên di động để đáp ứng các nhu cầu dịch vụ cụ thể của họ và khả năng
các dịch vụ giá trị gia tăng trên di động đáp ứng các yêu cầu này được gọi là mức
độ tương thích của dịch vụ. Khi người tiêu dùng sử dụng dịch vụ TTDĐ để thực
hiện giao dịch và cảm nhận rằng dịch vụ này hoạt động giống như tiền mặt và thẻ
vật lý, nhu cầu dịch vụ của họ được thỏa mãn và giá trị tiêu dùng cảm nhận được
tăng lên.
H1b: Khả năng tương thích tác động tích cực đến giá trị cảm nhận của người dùng.

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 67


2.2.3 Rủi ro bảo mật (Security risk - SR)
Theo nghiên cứu của Oliveira & cộng sự (2016), bảo mật là mối quan tâm hàng
đầu đối với người dùng dịch vụ TTDĐ vì họ thường lo sợ rằng việc sử dụng các
dịch vụ này sẽ dẫn đến việc rò rỉ thông tin cá nhân hoặc lịch sử tiêu dùng, gian lận
thẻ tín dụng, tính phí nhiều lần hay trộm cắp điện thoại. Đối với các cá nhân sử dụng
điện thoại thông minh làm phương tiện thanh toán, nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân
cao hơn dẫn đến những đánh giá không tích cực về các dịch vụ TTDĐ.
H2a: Rủi ro bảo mật tác động tiêu cực đến giá trị cảm nhận của người dùng.
2.2.4 Chi phí phái trả (Perceived fees - PF)
Một số nghiên cứu (Hsiao, 2011; Lu & cộng sự, 2011; Yang & cộng sự, 2016)
đã chỉ ra rằng chi phí phải trả ảnh hưởng ngược chiều đến giá trị cảm nhận. Khi sử
dụng TTDĐ, người tiêu dùng có thể phải trả các khoản phí phát sinh như phí giao
dịch ngoài giá thành của sản phẩm hoặc dịch vụ (Lu & cộng sự, 2011). Chi phí phải
trả càng cao, chi phí người tiêu dùng cảm nhận càng cao, dẫn tới làm giảm giá trị
cảm nhận của các dịch vụ TTDĐ.
H2b: Chi phí phải trả tác động tiêu cực đến giá trị cảm nhận của người dùng.
2.2.5 Giá trị cảm nhận (Perceived value - PV)
Theo phân tích lợi ích - chi phí, khi áp dụng một hệ thống CNTT, người dùng xem
xét công sức bỏ ra hoặc chi phí cần thiết bên cạnh lợi ích của hệ thống (Hernandez-
Ortega & cộng sự, 2017). Sau khi so sánh chi phí và lợi ích, giá trị cảm nhận được
hình thành và điều này ảnh hưởng đến ý định sử dụng của họ (Kim & cộng sự,
2007; Lin & Lu, 2015). Người tiêu dùng đánh giá sự khác biệt giữa lợi ích (như lợi
thế tương đối và khả năng tương thích) và chi phí cần thiết (như rủi ro cảm nhận
và chi phí phải trả) của một sản phẩm hoặc dịch vụ khi đánh giá tổng giá trị của nó
(Yang & cộng sự, 2012). So sánh lợi ích và chi phí dẫn đến việc hình thành nhận
thức về giá trị, từ đó xác định liệu người tiêu dùng có sử dụng sản phẩm hoặc dịch
vụ hay không. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cảm nhận của người dùng có ảnh
hưởng cùng chiều đến ý định hành vi của họ (Kim & cộng sự, 2007; Hsiao, 2011;
Kim & Han, 2011; Hsu & cộng sự, 2015; Lin & Lu, 2015; Yang & cộng sự, 2016).
H3: Giá trị cảm nhận tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ của
người dùng.
2.2.6 Chuẩn mực xã hội (Social norms - SN)
Khi các cá nhân muốn đáp ứng các kỳ vọng của người khác để giành được sự
công nhận, ảnh hưởng của chuẩn mực xã hội sẽ chủ yếu bắt nguồn từ bạn bè, bạn
học và đồng nghiệp (Hsu & Lu, 2004; Lin & Lu, 2015). Chun & cộng sự (2012)
phát hiện ra rằng hình ảnh xã hội chịu ảnh hưởng của các chuẩn mực xã hội (khi

68 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


việc sử dụng CNTT của người dùng dẫn đến sự chấp nhận của những người xung
quanh, hình ảnh xã hội của người dùng sẽ được cải thiện).
H4a: Chuẩn mực xã hội tác động tích cực đến hình ảnh xã hội của người dùng.
H4b: Chuẩn mực xã hội tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ của
người dùng.
2.2.7 Hình ảnh xã hội (Social self-image - SSI)
Lu & cộng sự (2011) khám phá ra rằng khi những người sử dụng dịch vụ TTDĐ
có được sự chấp nhận từ những người khác trong nhóm xã hội của họ, ý định sử
dụng dịch vụ của họ sẽ tăng lên. Các nhà nghiên cứu cũng đề xuất rằng hình ảnh xã
hội ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận và sự chấp nhận từ các nhóm xã hội làm tăng
giá trị cảm nhận (Chun & cộng sự, 2012; Badrinarayanan & cộng sự, 2014). Nói
cách khác, giá trị của TTDĐ được các cá nhân cảm nhận sẽ tăng lên khi được nhóm
xã hội của họ công nhận.
H5a: Hình ảnh xã hội tác động tích cực đến giá trị cảm nhận của người dùng.
H5b: Hình ảnh xã hội tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ của
người dùng.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Dữ liệu nghiên cứu
Mẫu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến trên nền tảng
Google Forms. Đối tượng khảo sát là những khách hàng cá nhân, chưa hoặc đã và
đang sử dụng dịch vụ TTDĐ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Sau hơn 1 tháng triển
khai khảo sát từ đầu tháng 04/2021 đến giữa tháng 05/2021, nghiên cứu đã thu về
tổng cộng 217 phiếu trả lời, trong đó có 16 phiếu trả lời bị loại do có các câu hỏi bị
bỏ trống hoặc chưa được hoàn thành. Do vậy, cỡ mẫu nghiên cứu khả dụng là 201
được sử dụng để phân tích thực nghiệm.
3.2 Đo lường các biến nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng thang đo tham khảo từ các nghiên cứu trước đây, đánh giá
dựa trên thang đo Likert 7 mức độ (1: Hoàn toàn không đồng ý  7: Hoàn toàn
đồng ý). Cụ thể, thang đo Lợi thế tương đối tham khảo từ Lu & cộng sự (2011);
thang đo Khả năng tương thích tham khảo từ Kleijnen & cộng sự (2007), Chen
(2008); thang đo Rủi ro bảo mật tham khảo từ Cheung & Lee (2001), Lee (2009);
thang đo Chi phí phải trả tham khảo từ Luarn & Lin (2005), Wei & cộng sự (2009);
thang đo Giá trị cảm nhận tham khảo từ Kim & cộng sự (2007); thang đo Chuẩn
mực xã hội tham khảo từ Hsu & Lu (2004); thang đo Hình ảnh xã hội tham khảo
từ Chun & cộng sự (2012); thang đo Ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ tham khảo từ
Davis (1989).

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 69


3.3 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm AMOS (phiên bản 20.0.0) và phần mềm
SPSS (phiên bản 22.0.0.0), áp dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation
Modeling - SEM) để phân tích. Đây là một trong những kỹ thuật phức hợp và linh
hoạt nhất được sử dụng để phân tích mối quan hệ phức tạp trong mô hình nhân quả
qua phân tích 2 thành phần: mô hình đo lường và mô hình cấu trúc. Mô hình đo
lường được đánh giá qua phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để kiểm tra độ tin cậy
và tính hợp lệ của thang đo. Mô hình cấu trúc được sử dụng để kiểm tra mức độ tác
động của các mối quan hệ trong mô hình.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Bảng 1. Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Số lượng Tỷ trọng
Biến nhân khẩu học
(người) (%)
Giới tính Nam 52 25,9
Nữ 149 74,1
Độ tuổi Dưới 18 tuổi 12 6,0
18-23 tuổi 121 60,2
24-30 tuổi 20 10,0
31-50 tuổi 38 18,9
Trên 50 tuổi 10 5,0
Trình độ học vấn Phổ thông 18 9,0
Cao đẳng/Đại học 148 73,6
Sau đại học 35 17,4
Thu nhập hàng Dưới 5 triệu VND 84 41,8
tháng Từ 5 triệu VND đến dưới 10 triệu VND 45 22,4
Từ 10 triệu VND đến dưới 20 triệu VND 38 18,9
Từ 20 triệu VND đến dưới 30 triệu VND 19 9,5
Từ 30 triệu VND đến dưới 50 triệu VND 10 5,0
Trên 50 triệu VND 5 2,5
Kinh nghiệm Dưới 1 tháng 10 5,0
sử dụng dịch vụ 1-3 tháng 12 6,0
TTDĐ
4-6 tháng 11 5,5
7 tháng-1 năm 26 12,9
Trên 1 năm 135 67,2
Chưa từng sử dụng 7 3,5
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

70 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Dựa vào kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu được trình bày ở Bảng 1 bên
trên, có thể rút ra những kết luận sau về đặc điểm của mẫu nghiên cứu như sau:
Về giới tính, số lượng mẫu khảo sát có sự chênh lệch tương đối lớn giữa tỷ lệ
nam và nữ, trong đó số lượng khách hàng tham gia khảo sát là nữ chiếm ưu thế
hơn cả với 74,1%, số lượng khách hàng nam giới chỉ chiếm 25,9%. Về độ tuổi,
kết quả cho thấy phần lớn khách hàng tham gia khảo sát nằm trong độ tuổi từ 18
đến 23 (chiếm 60,2%), kế tiếp là khách hàng từ 31-50 tuổi (18,9%). Ngược lại,
số lượng khách hàng trên 50 tuổi chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (5%). Về trình độ học
vấn, đa số khách hàng tham gia khảo sát có trình độ cao đẳng/đại học (148 người,
chiếm 73,6%), và sau đại học (35 người, chiếm 17,4%). Về thu nhập hàng tháng,
khoảng gần ½ số lượng khách hàng tham gia khảo sát có mức thu nhập dưới 5 triệu
VND/tháng (41,8%), tiếp theo là các khách hàng có thu nhập từ 5-10 triệu VND/
tháng (22,4%) và 10-20 triệu VND/tháng (18,9%). Về kinh nghiệm sử dụng dịch vụ
TTDĐ, số lượng khách hàng đã sử dụng dịch vụ trên 1 năm chiếm tỷ trọng tương
đối lớn (67,2%), chỉ có 3,5% chưa từng sử dụng.
4.2 Phân tích mô hình đo lường
Trước tiên, nhóm tác giả kiểm định độ phù hợp của mô hình qua các chỉ số về
mức độ phù hợp của mô hình, kết quả được tổng hợp ở Bảng 2 bên dưới. Nhóm tác
giả nhận thấy rằng tất cả kết quả của các chỉ số liên quan đều đáp ứng các tiêu chí
về giá trị chấp nhận.
Bảng 2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Chỉ số đo lường Giá trị chấp nhận Tham khảo Kết quả
χ2/df ≤3 Hayduck (1987) 2,033
GFI ≥ 0,8 Baumgartner & Homburg (1996); 0,800
Doll & cộng sự (1994)
AGFI ≥ 0,8 Baumgartner & Homburg (1996); 0,856
Doll & cộng sự (1994)
NFI ≥ 0,8 Hair & cộng sự (2010) 0,837
CFI ≥ 0,9 Bagozzi & Yi (1988) 0,909
RMSEA ≤ 0,08 Bagozzi & Yi (1988) 0,072
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

Kiểm định độ tin cậy và phù hợp của các nhóm biến gồm các kiểm định: tính
nhất quán nội bộ, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.
Kết quả ở Bảng 3 cho thấy tất cả các thang đo nhóm yếu tố trong mô hình nghiên
cứu đều có hệ số Cronbach’s Alpha (CA) và chỉ số độ tin cậy tổng hợp (Composite
Reliability - CR) có giá trị lớn hơn 0,7 (Fornell & Larcker, 1981; Nunnally, 1978).
Ngoài ra, biến quan sát trong mô hình đều có giá trị tương quan biến tổng thoả mãn

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 71


điều kiện ≥ 0,3 (Nunnally & Bernstein, 1994). Kết quả này phản ánh rằng thang đo
được sử dụng trong nghiên cứu đạt tính nhất quán nội bộ.
Bảng 3. Kiểm định tính nhất quán nội bộ, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt
Biến Tương Trọng Trọng số Giá Giá
Hệ số Hệ số
Yếu tố quan quan biến số chưa đã chuẩn trị trị
CA CR
sát tổng chuẩn hóa hóa AVE MSV
Lợi thế RA1 0,655 0,843 0,844 1,000 0,714 0,577 0,546
tương RA2 0,758 1,111 0,800
đối
RA3 0,613 1,003 0,675
RA4 0,691 1,223 0,838
Khả SC1 0,758 0,908 0,909 1,000 0,802 0,714 0,706
năng SC2 0,819 1,181 0,866
tương
SC3 0,773 1,184 0,823
thích
SC4 0,823 1,223 0,887
Rủi ro SR1 0,644 0,863 0,865 1,000 0,702 0,618 0,153
bảo mật SR2 0,765 1,276 0,862
SR3 0,677 1,107 0,728
SR4 0,761 1,315 0,839
Chi phí PF1 0,617 0,907 0,910 1,000 0,633 0,672 0,153
phải trả PF2 0,798 1,337 0,874
PF3 0,806 1,333 0,883
PF4 0,788 1,279 0,807
PF5 0,833 1,388 0,873
Giá trị PV1 0,733 0,844 0,835 1,000 0,752 0,629 0,629
cảm PV2 0,708 0,887 0,743
nhận
PV3 0,691 1,076 0,877
Chuẩn SN1 0,671 0,875 0,875 1,000 0,697 0,637 0,458
mực xã SN2 0,746 1,165 0,830
hội
SN3 0,765 1,183 0,809
SN4 0,746 1,178 0,848
Hình SSI1 0,761 0,919 0,920 1,000 0,810 0,743 0.451
ảnh xã SSI2 0,792 1,014 0,835
hội
SSI3 0,850 1,120 0,904
SSI4 0,849 1,096 0,895
Ý định USE1 0,595 0,837 0,864 1,000 0,685 0,682 0,601
sử dụng USE2 0,752 1,111 0,890
dịch vụ
USE3 0,780 1,048 0,885
TTDĐ
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

72 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Theo kết quả phân tích cho thấy, tất cả các hệ số đã chuẩn hóa và chưa chuẩn
hóa đều lớn hơn 0,5 (Anderson & Gerbing, 1988); đồng thời các giá trị phương sai
trung bình rút trích (Average Variance Extracted - AVE) đều lớn hơn 0,5 (Fornell &
Larcker, 1981) nên có thể kết luận các nhân tố đạt giá trị hội tụ.
Tất cả giá trị phương sai riêng lớn nhất (Maximum Shared Variance - MSV) của
các biến trong mô hình nghiên cứu đều nhỏ hơn chỉ số AVE (Hair & cộng sự, 2010;
Kline, 2011). Do vậy, ta có thể kết luận rằng mô hình không vi phạm giả thiết về
giá trị phân biệt.
4.3 Phân tích mô hình cấu trúc
Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM cho thấy mô hình thích hợp
với dữ liệu nghiên cứu: χ2 = 907,699; df = 415; p = 0,000; CMIN/df = 2,033; GFI
= 0,800; TLI = 0,880; CFI = 0,909; RMSEA = 0,072 (tiêu chí so sánh tương tự khi
kiểm định độ phù hợp của mô hình, tổng hợp tại Bảng 2).
Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu được tổng hợp trong Bảng 4.
Bảng 4. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Hệ số Độ lệch Giá trị Giá trị


Mối quan hệ Giả thuyết
ước lượng chuẩn tới hạn P-value
PV ← RA 0,561 0,161 3,512 *** H1a: Chấp nhận
PV ← SC 0,122 0,134 0,848 0,396 H1b: Bác bỏ
PV ← SR 0,066 0,060 0,978 0,328 H2a: Bác bỏ
PV ← PF -0,108 0,054 -1,746 *** H2b: Chấp nhận
USE ← PV 0,611 0,105 6,241 *** H3: Chấp nhận
SSI ← SN 0,665 0,093 7,752 *** H4a: Chấp nhận
USE ← SN 0,175 0,083 2,062 *** H4b: Chấp nhận
PV ← SSI 0,283 0,054 4,444 *** H5a: Chấp nhận
USE ← SSI 0,163 0,070 2,091 * H5b: Chấp nhận

Chú thích: * p<0,05; ** p<0,01; *** p<0,001


Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu


Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ chịu tác động
mạnh nhất của giá trị cảm nhận (β = 0,611, p < 0,001), sau đó là chuẩn mực xã hội
(β = 0,175, p < 0,001) và hình ảnh xã hội (β = 0,163, p < 0,05). Ngoài ra, chuẩn mực
xã hội cũng tác động tích cực đáng kể đến hình ảnh xã hội (β = 0,665; p < 0,001).
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy giá trị cảm nhận chịu tác động của các yếu tố lợi
thế tương đối (β = 0,561; p < 0,001), hình ảnh xã hội của bản thân (β = 0,283; p <
0,001) và chi phí phải trả (β = -0,108; p < 0,001) nhưng lại không bị ảnh hưởng bởi

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 73


khả năng tương thích (p = 0,396 > 0,05) và rủi ro bảo mật (p = 0,328 > 0,05). Điều
này đồng nghĩa với việc các giả thuyết H1a, H2b, H3, H4b và H5b được chấp nhận.
Tầm quan trọng của các nhân tố giá trị cảm nhận, chuẩn mực xã hội và hình ảnh
xã hội đối với ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ được nhóm tác giả chỉ ra trong nghiên
cứu này là phù hợp với các nghiên cứu quốc tế trước đây (Yang & cộng sự, 2012,
2015; Cocosila & Trabelsi, 2016; Lin & cộng sự, 2020).
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự phát triển của một hình ảnh xã hội tích cực về
bản thân từ việc sử dụng các dịch vụ TTDĐ sẽ làm tăng giá trị cảm nhận và ý định
sử dụng. Khi các cá nhân đối mặt với các chuẩn mực và kỳ vọng của xã hội để sử
dụng dịch vụ TTDĐ, họ sẽ đáp ứng những chuẩn mực và kỳ vọng này để được công
nhận (Yang & cộng sự, 2012). Những chuẩn mực và kỳ vọng xã hội đó cũng sẽ góp
phần xây dựng hình ảnh xã hội của mỗi cá nhân.
Đối với các khía cạnh về lợi ích cảm nhận, chỉ có lợi thế tương đối có tác động
cùng chiều trực tiếp đến giá trị cảm nhận. Trong khi đó, mối quan hệ giữa khả năng
tương thích và giá trị cảm nhận lại không có ý nghĩa, đồng nghĩa với việc bác bỏ
giả thuyết H1b. Kết quả này tương tự với kết quả của Arvidsson (2014). Về các yếu
tố liên quan đến chi phí cảm nhận, giả thuyết H2b về chi phí phải trả được ủng hộ
trong khi giả thuyết H2a về rủi ro bảo mật bị bác bỏ. Trong bối cảnh TTDĐ, chi phí
phải trả có tác động tiêu cực đến giá trị cảm nhận từ việc sử dụng dịch vụ TTDĐ,
nhưng rủi ro bảo mật lại không có tác động rõ ràng đến giá trị cảm nhận, phù hợp
với nghiên cứu của Ozturk & cộng sự (2017); Jung & cộng sự (2020).
5. Kết luận và kiến nghị
Nghiên cứu sử dụng mô hình tích hợp giữa phân tích lợi ích - chi phí và ảnh
hưởng xã hội để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ.
Kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy giá trị cảm nhận, chuẩn mực xã hội và hình
ảnh xã hội có tác động tích cực tới ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ của khách hàng,
trong đó yếu tố giá trị cảm nhận có tác động mạnh mẽ hơn cả. Đối với các nhân tố
về lợi ích - chi phí, lợi thế tương đối là ưu điểm được các khách hàng đánh giá cao
hơn cả và góp phần gia tăng giá trị cảm nhận của họ khi sử dụng dịch vụ này. Tuy
nhiên, chi phí phải trả có tác động tiêu cực tới giá trị cảm nhận của khách hàng đối
với dịch vụ TTDĐ. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng rủi ro bảo mật và
khả năng tương thích của dịch vụ TTDĐ không có ảnh hưởng tới giá trị cảm nhận.
Ngoài ra, trong hai nhân tố về ảnh hưởng xã hội thì chuẩn mực xã hội ảnh hưởng
tới hình ảnh xã hội của bản thân người sử dụng dịch vụ TTDĐ.
Nghiên cứu có những đóng góp quan trọng cả về mặt học thuật và thực tiễn. Về
mặt học thuật, nghiên cứu sử dụng một mô hình nghiên cứu có những điểm khác
biệt nhất định so với các nghiên cứu trước để khám phá các nhân tố tác động tới
ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ của người tiêu dùng tại Việt Nam – một thị trường
đang phát triển với đầy tiềm năng phát triển dịch vụ TTDĐ nhưng chưa có nhiều

74 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


các nghiên cứu hàn lâm về chủ đề này. Nghiên cứu đã phân loại các nhân tố vào các
nhóm cụ thể để đánh giá vai trò của lợi ích cảm nhận (gồm lợi thế tương đối và khả
năng tương thích), chi phí cảm nhận (gồm rủi ro bảo mật và chi phí phải trả) và ảnh
hưởng xã hội (gồm chuẩn mực xã hội và hình ảnh xã hội). Các biến mới, chưa được
biết đến nhiều trong các nghiên cứu về TTDĐ tại Việt Nam như lợi thế tương đối và
hình ảnh xã hội đều có tác động rõ rệt đến ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ.
Về mặt thực tiễn, dựa vào kết quả thực nghiệm, nghiên cứu đề xuất một số kiến
nghị đối với các nhà cung cấp dịch vụ TTDĐ nhằm khuyến khích, thúc đẩy người
tiêu dùng sử dụng các dịch vụ TTDĐ nhiều hơn nữa.
Thứ nhất, nâng cao lợi thế tương đối của dịch vụ TTDĐ. Để nâng cao hơn nữa
giá trị cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ TTDĐ, các nhà cung cấp dịch vụ
cần tập trung nâng cao lợi thế tương đối của dịch vụ TTDĐ so với các dịch vụ thanh
toán khác nhiều hơn nữa như hợp tác cùng với các sàn giao dịch thương mại điện tử
để tích hợp các phương thức thanh toán điện tử, mang lợi ích và sự thuận tiện cho
khách hàng. Để đạt được những mục tiêu như trên, các công ty phát hành dịch vụ
cần phát triển và mở rộng mạng lưới liên kết với các đối tác của mình để có thể cung
cấp dịch vụ TTDĐ ở mọi lúc mọi nơi và đáp ứng nhiều hơn các mục đích thanh toán
khác nhau của khách hàng.
Thứ hai, gia tăng khả năng tương thích của dịch vụ. Các nhà phát hành dịch vụ
nên ưu tiên phát triển hơn nữa hình thức thanh toán qua mã QR code nhằm mang
đến trải nghiệm thanh toán công nghệ hữu ích cho khách hàng. Thanh toán qua
QR code nên được cung cấp tại nhiều điểm thanh toán nơi người tiêu dùng thường
xuyên tới mua sắm. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ TTDĐ có thể cung cấp
hình thức thanh toán QR code dành cho khách hàng khi sử dụng các ứng dụng đặt
xe hay giao đồ ăn để nâng cao khả năng tương thích của dịch vụ TTDĐ.
Thứ ba, tăng cường tính bảo mật của dịch vụ. Khi xây dựng hệ thống TTDĐ, các
nhà cung cấp dịch vụ nên chú ý tới vấn đề bảo mật và toàn vẹn dữ liệu điện tử, hạn
chế những rủi ro phát sinh. Để nâng cao mức độ bảo mật cho các giao dịch TTDĐ,
các ngân hàng và công ty phát hành dịch vụ cần quản lý chặt chẽ quá trình triển khai
và kiểm tra hệ thống.
Thứ tư, gia tăng các ưu đãi về phí thanh toán dịch vụ. Khi sử dụng TTDĐ, người
tiêu dùng có thể phải trả các khoản phí phát sinh như phí giao dịch ngoài giá thành
của sản phẩm hoặc dịch vụ. Do đó, để khuyến khích khách hàng TTDĐ nhiều hơn
nữa, nhà cung cấp dịch vụ TTDĐ cần gia tăng các ưu đãi về phí thanh toán dịch vụ,
hoặc đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng khi TTDĐ cho
các giao dịch của mình.
Thứ năm, xem xét tới tác động của các yếu tố về ảnh hưởng xã hội. Các nhà cung
cấp dịch vụ TTDĐ có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để giới

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 75


thiệu, quảng bá loại hình dịch vụ TTDĐ đến với nhiều người tiêu dùng tiềm năng.
Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ cũng cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ,
hỗ trợ giải đáp những vướng mắc của khách hàng kịp thời, giúp khách hàng có được
sự an tâm trong việc sử dụng dịch vụ TTDĐ được cung cấp, trở thành cầu nối để
giới thiệu với gia đình, người thân và bạn bè.
6. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai
Nghiên cứu này vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Thứ nhất, nghiên cứu chỉ
đề cập đến ý định sử dụng các dịch vụ TTDĐ nói chung, không đề cập đến một cách
thức thanh toán hay một dịch vụ thanh toán cụ thể nào. Có thể tồn tại sự khác biệt về
ý định sử dụng giữa các phương thức và dịch vụ TTDĐ khác nhau. Thứ hai, dựa trên
khung lý thuyết về lợi ích - chi phí, nghiên cứu tập trung phân tích ảnh hưởng của lợi
ích cảm nhận (gồm lợi thế tương đối và khả năng tương thích) và chi phí cảm nhận
(rủi ro bảo mật và chi phí phải trả) đến ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ. Trong khi đó,
các nhân tố khác hay được đề cập trong các nghiên cứu trước đây về ý định sử dụng
chẳng hạn như thái độ hay niềm tin của người tiêu dùng đối với dịch vụ không được
đưa vào mô hình nghiên cứu. Thứ ba, quy mô mẫu nghiên cứu với 201 quan sát khả
dụng là khá nhỏ mặc dù vẫn thỏa mãn điều kiện về kích thước mẫu tối thiểu (Hair &
cộng sự, 2010) là phải gấp 5 lần tổng số biến quan sát.2 Ngoài ra, tính khái quát của
kết quả nghiên cứu có thể không được đảm bảo vì đối tượng khảo sát trong độ tuổi
từ 18-23 tuổi chiếm đa số và việc khảo sát thực hiện tại Hà Nội cho dù sự đa dạng về
văn hóa vùng miền ít nhiều được phản ánh qua thực tế là đối tượng khảo sát có thể
đến từ các vùng miền khác nhau trên khắp cả nước. Các hạn chế này chính là các gợi
ý cho các nghiên cứu trong tương lai về ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ. Các nghiên
cứu trong tương lai có thể tập trung vào một số dịch vụ TTDĐ cụ thể để đánh giá
liệu có sự khác biệt đáng kể về các nhân tố ảnh hưởng đến các loại dịch vụ khác nhau
không. Hay việc mở rộng mô hình nghiên cứu để đánh giá tác động của các nhân tố
quan trọng khác đối với ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ cũng là một hướng nghiên
cứu tiềm năng. Ngoài ra, các nghiên cứu trong tương lai có thể gia tăng cỡ mẫu và
đa dạng đối tượng khảo sát để kiểm định các kết quả thực nghiệm trong bài viết này.
Tài liệu tham khảo
Agarwal, R. & Prasad, J. (1997), “The role of innovation characteristics and perceived
voluntariness in the acceptance of information technologies”, Decision Sciences,
Vol. 28 No. 3, pp. 557 - 582.
Anderson, J. & Gerbing, D. (1988), “Structural equation modeling in practice: a review
and recommended two-step approach”, Psychological Bulletin, Vol. 103 No. 3,
pp. 411 - 423.
Arvidsson, N. (2014), “Consumer attitudes on mobile payment services - results from a
proof of concept test”, International Journal of Bank Marketing, Vol. 32 No. 2,
pp. 150 - 170.

2
Nghiên cứu sử dụng 31 biến quan sát, như vậy kích thước mẫu tối thiểu cần đạt là N = 5*31 = 155

76 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Badrinarayanan, V., Becerra, E. & Madhavaram, S. (2014), “Influence of congruity in
store-attribute dimensions and self-image on purchase intentions in online stores of
multichannel retailers”, Journal of Retailing and Consumer Services, Vol. 21 No. 6,
pp. 1013 - 1020.
Bagozzi, R. & Yi, Y. (1988), “On the evaluation of structural equation models”, Journal of
the Academy of Marketing Science, Vol. 16, pp. 74 - 94.
Baptista, G. & Oliveira, T. (2015), “Understanding mobile banking: the unified theory of
acceptance and use of technology combined with cultural moderators”, Computers
in Human Behavior, Vol. 50, pp. 418 - 430.
Baumgartner, H. & Homburg, C. (1996), “Applications of structural equation modeling in
marketing and consumer research: a review”, International Journal of Research in
Marketing, Vol. 13 No. 2, pp. 139 - 161.
Chen, L. (2008), “A model of consumer acceptance of mobile payment”, International
Journal of Mobile Communications, Vol. 6 No. 1, pp. 32 - 52.
Cheung, C. & Lee, M. (2001), “Trust in internet shopping: instrument development and
validation through classical and modern approaches”, Journal of Global Information
Management, Vol. 9 No. 3, pp. 23 - 35.
Chun, H., Lee, H. & Kim, D. (2012), “The integrated model of smartphone adoption:
hedonic and utilitarian value perceptions of smartphones among Korean college
students”, Cyberpsychology, Behavior, and Social Networking, Vol. 15 No. 9,
pp. 473 - 479.
Cocosila, M. & Igonor, A. (2015), “How important is the “social” in social networking?
A perceived value empirical investigation”, Information Technology & People,
Vol. 28 No. 2, pp. 366 - 382.
Cocosila, M. & Trabelsi, H. (2016), “An integrated value-risk investigation of contactless
mobile payments adoption”, Electronic Commerce Research and Applications,
Vol. 20 No. 6, pp. 159 - 170.
Davis, F. (1989), “Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of
information technology”, MIS Quarterly, Vol. 13 No. 3, pp. 319 - 340.
Doll, W., Xia, W. & Torkzadeh, G. (1994), “A confirmatory factor analysis of the end-user
computing satisfaction instrument”, MIS Quarterly, Vol. 18 No. 4, pp. 453 - 461.
Fornell, C. & Larcker, D. (1981), “Evaluating structural equation models with unobservable
variables and measurement error”, Journal of Marketing Research, Vol. 18 No. 1,
pp. 39 - 50.
Hair, J.F.Jr., Black, W.C., Babin, B.J. & Anderson, R.E. (2010), Multivariate data analysis,
Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ.
Hayduck, L. (1987), Structural equation modeling with LISREL, Johns Hopkings University
Press, Baltimore.
Hernandez-Ortega, B., Aldas-Manzano, J., Ruiz-Mafe, C. & Sanz-Blas, S. (2017),
“Perceived value of advanced mobile messaging services: a cross-cultural
comparison of Greek and Spanish users”, Information Technology & People,
Vol. 30 No. 2, pp. 324 - 355.
Hoang, T.H., Duong, T.H.N. & Pham, H.T. (2020), “An empirical analysis of factors
affecting the intention of using digital wallets in Vietnam”, Journal of International
Economics and Management, Vol. 21 No. 1, pp. 86 - 107.
Hsiao, K. (2011), “Why internet users are willing to pay for social networking services”,
Online Information Review, Vol. 35 No. 5, pp. 770 - 788.

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 77


Hsu, C. & Lu, H. (2004), “Why do people play on-line games? An extended TAM with
social influences and flow experience”, Information & Management, Vol. 41 No.
7, pp. 853 - 868.
Hsu, M., Chang, C. & Chuang, L. (2015), “Understanding the determinants of online repeat
purchase intention and moderating role of habit: the case of online group-buying in
Taiwan”, International Journal of Information Management, Vol. 35 No. 1, pp. 45 - 56.
Jung, J., Kwon, E. & Kim, D. (2020), “Mobile payment service usage: U.S. consumers’
motivations and intentions”, Computers in Human Behavior Reports, Vol. 1,
pp. 100008.
Kim, B. & Han, I. (2011), “The role of utilitarian and hedonic values and their antecedents
in a mobile data service environment”, Expert Systems with Applications, Vol. 38
No.3, pp. 2311 - 2318.
Kim, C., Mirusmonov, M. & Lee, I. (2010), “An empirical examination of factors
influencing the intention to use mobile payment”, Computers in Human Behavior,
Vol. 26 No. 3, pp. 310 - 322.
Kim, D. & Hwang, Y. (2010), “A study of mobile internet user’s service quality perceptions
from a user’s utilitarian and hedonic value tendency perspectives”, Information
Systems Frontiers, Vol. 14 No. 2, pp. 409 - 421.
Kim, H., Chan, H. & Gupta, S. (2007), “Value-based adoption of mobile internet: an
empirical investigation”, Decision Support Systems, Vol. 43 No. 1, pp. 111 - 126.
Kleijnen, M., Ruyter, K. & Wetzels, M. (2007), “An assessment of value creation in
mobile service delivery and the moderating role of time consciousness”, Journal of
Retailing, Vol. 83 No. 1, pp. 33 - 46.
Kline, R. (2011), Principles and practice of structural equation modeling, Guilford Press,
New York.
Lee, M. (2009), “Factors influencing the adoption of internet banking: an integration of
TAM and TPB with perceived risk and perceived benefit”, Electronic Commerce
Research and Applications, Vol. 8 No. 3, pp. 130 - 141.
Liébana-Cabanillas, F., Sánchez-Fernández, J. & Muñoz-Leiva, F. (2014), “Role of gender
on acceptance of mobile payment”, Industrial Management & Data Systems,
Vol. 114 No. 2, pp. 220 - 240.
Lin, K. & Lu, H. (2015), “Predicting mobile social network acceptance based on mobile
value and social influence”, Internet Research, Vol. 25 No. 1, pp. 107 - 130.
Lin, K., Wang, Y. & Huang, T. (2020), “Exploring the antecedents of mobile payment
service usage”, Online Information Review, Vol. 44 No. 1, pp. 299 - 318.
Lu, Y., Yang, S., Chau, P. & Cao, Y. (2011), “Dynamics between the trust transfer process
and intention to use mobile payment services: a cross-environment perspective”,
Information & Management, Vol. 48 No. 8, pp. 393 - 403.
Luarn, P. & Lin, H. (2005), “Toward an understanding of the behavioral intention to use
mobile banking”, Computers in Human Behavior, Vol. 21 No. 6, pp. 873 - 891.
Nunnally, J. (1978), Psychometric theory, McGraw Hill, New York.
Nunnally, J. & Bernstein, I. (1994), Psychometric theory, McGraw Hill, New York.
Oliveira, T., Thomas, M., Baptista, G. & Campos, F. (2016), “Mobile payment:
understanding the determinants of customer adoption and intention to recommend
the technology”, Computers in Human Behavior, Vol. 61, pp. 404 - 414.
Ozturk, A., Bilgihan, A., Salehi-Esfahani, S. & Hua, N. (2017), “Understanding the mobile
payment technology acceptance based on valence theory: a case of restaurant

78 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


transactions”, International Journal of Contemporary Hospitality Management,
Vol. 29 No. 8, pp. 2027 - 2049.
Patil, P., Tamilmani, K., Rana, N.P. & Raghavan, V. (2020), “Understanding consumer
adoption of mobile payment in India: extending Meta-UTAUT model with personal
innovativeness, anxiety, trust, and grievance redressal”, International Journal of
Information Management, Vol. 54, p. 102144.
Phan, H.N. & Đặng T.D. (2019), “Nghiên cứu quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán qua
thiết bị di động của khách hàng trên địa bàn Hà Nội”, Tạp chí Ngân hàng, Số 22,
tr. 21 - 27.
Schierz, P., Schilke, O. & Wirtz, B. (2010), “Understanding consumer acceptance of
mobile payment services: an empirical analysis”, Electronic Commerce Research
and Applications, Vol. 9 No. 3, pp. 209 - 216.
Statista. (2021), “Vietnam smartphone use in top 10 globally”, Ministry of Information and
Communication (MIC) Portal, https://english.mic.gov.vn/Pages/TinTuc/147433/
Vietnam-smartphone-use-in-top-10-globally.html, truy cập ngày 10/09/2021.
Thủ tướng Chính phủ. (2016), Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 phê duyệt Đề
án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020.
Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước. (2021), “Thanh toán không tiền mặt bùng nổ, nhưng
tiền mặt vẫn quá nhiều”, VnEconomy, https://vneconomy.vn/thanh-toan-khong-
tien-mat-bung-no-nhung-tien-mat-van-qua-nhieu.htm, truy cập ngày 05/07/2021.
Vũ, V.Đ., Nguyễn, Q.H. & Hà, H.Đ. (2019), “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
thanh toán di động của người tiêu dùng”, Tạp chí Tài chính, Số 713, tr. 33 - 36.
Wang, C. (2014), “Antecedents and consequences of perceived value in mobile government
continuance use: an empirical research in China”, Computers in Human Behavior,
Vol. 34 No. 1, pp. 140 - 147.
Wei, T., Marthandan, G., Chong, A., Ooi, K. & Arumugam, S. (2009), “What drives
Malaysian m‐commerce adoption? An empirical analysis”, Industrial Management
& Data Systems, Vol. 109 No. 3, pp. 370 - 388.
Yang, H., Yu, J., Zo, H. & Choi, M. (2015), “User acceptance of wearable devices: an
extended perspective of perceived value”, Telematics and Informatics, Vol. 33 No.
2, pp. 256 - 269.
Yang, H., Yu, J., Zo, H. & Choi, M. (2016), “User acceptance of wearable devices: an
extended perspective of perceived value”, Telematics and Informatics, Vol. 33 No.
2, pp. 256 - 269.
Yang, S., Lu, Y., Gupta, S., Cao, Y. & Zhang, R. (2012), “Mobile payment services adoption
across time: an empirical study of the effects of behavioral beliefs, social influences,
and personal traits”, Computers in Human Behavior, Vol. 28 No. 1, pp. 129 - 142.

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 79


ISSN 2615-9848

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế


TẠP CHÍ

QUẢN LÝ
VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

Trang chủ: http://tapchi.ftu.edu.vn

MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẢI NGHIỆM, TÍNH CÁCH VÀ


SỰ THỎA MÃN THƯƠNG HIỆU: NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI
DỊCH VỤ THỂ THAO CAO CẤP CỦA ELITE FITNESS
Nguyễn Hồng Quân1
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 17/06/2020; Ngày hoàn thành biên tập: 29/08/2021; Ngày duyệt đăng: 09/09/2021

Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua dữ
liệu 218 khách hàng thường xuyên tập luyện tại các Trung tâm của Elite Fitness
phản hồi bằng bảng hỏi trực tiếp. Dữ liệu thu thập được xử lý thông qua các bước
phân tích độ tin cậy, phân tích khám phá nhân tố, phân tích khẳng định nhân tố
và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả cho thấy trải nghiệm thương hiệu
về hành vi, cảm giác, cảm xúc và trí tuệ nhận thức có tác động tương đồng đến
tính cách thương hiệu. Nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng, đối với dịch vụ có tính
tương tác cao thì trải nghiệm thương hiệu về mặt hành vi tác động mạnh nhất tới
tính cách thương hiệu, trong khi đó đối với hàng hóa hữu hình thì trải nghiệm
về mặt cảm giác có tác động mạnh nhất. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thêm
một bằng chứng nữa về mối tương quan giữa trải nghiệm thương hiệu, tính cách
thương hiệu và sự thỏa mãn thương hiệu.
Từ khóa: Trải nghiệm thương hiệu, Tính cách thương hiệu, Sự thỏa mãn thương
hiệu, Dịch vụ thể thao cao cấp

RELATION BETWEEN BRAND EXPERIENCE, BRAND


PERSONALITY, AND BRAND SATISFACTION:
A RESEARCH FOR ELITE FITNESS PREMIUM SPORTS SERVICES

Abstract: The study was performed by quantitative methods through data of 218
regular trainers at Elite Fitness Centers using direct questionnaires. Collected data
are processed by software SPSS 22.0, AMOS 22.0 through steps of reliability
analysis, factor discovery analysis, factor confirmation analysis and linear
structural model SEM. The results show that brand experience in behavioral,
sensory, affective and intelligence has an impact on brand personality. Research
has also shown that, for highly interactive services, behavioral brand experience
has the strongest impact on brand personality, while for tangible goods, sensory
experience has the strongest impact on brand personality. Research results have

1
Tác giả liên hệ, Email: quannh@ftu.edu.vn

80 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


provided an evidence of the relation between brand experience, brand personality
and brand satisfaction.
Keywords: Brand Experience, Brand Personality, Brand Satisfaction, Premium
Sports Services

1. Giới thiệu
Ngày nay, vấn đề thương hiệu đang được rất nhiều doanh nghiệp, khách hàng
cũng như các nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm. Keller (2001) cho rằng một thương
hiệu mạnh ẩn chứa bên trong rất nhiều sức mạnh, có thể khiến một doanh nghiệp trở
nên khác biệt và nổi trội so với các đối thủ cạnh tranh, ảnh hưởng đến quyết định
mua sắm của khách hàng theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp, xây dựng lực
lượng khách hàng trung thành và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển cả về quy mô lẫn
lợi nhuận. Muốn duy trì sự thành công và phát triển trong kinh doanh, doanh nghiệp
cầnchú ý đến các yếu tố mang lại giá trị thương hiệu (Aaker, 1996; Keller, 2013).
Tuy nhiên, cần phải có cách tiếp cận toàn diện về sự ảnh hưởng của thương hiệu
đến sự thỏa mãn, xu hướng tiêu dùng hay ý định mua cũng như ý định mua lặp lại
của khách hàng chứ không phải hiểu xây dựng và phát triển thương hiệu trong một
cách nhìn hạn chế chỉ là một chiến dịch thay đổi logo công ty, thiết kế phong cách
hay là cách phối hợp màu sắc sản phẩm (Brakus & cộng sự, 2009).
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe là nhu cầu cơ bản của con người để đảm bảo nâng
cao chất lượng cho cuộc sống. Khi kinh tế ngày càng phát triển cũng là lúc mà nhu
cầu làm đẹp và chăm sóc sức khỏe của con người cũng tăng lên. Tại Việt Nam trong
những năm gần đây, đời sống người dân đã được cải thiện, thu nhập bình quân đầu
người là 3.521 USD, GDP đạt khoảng 343 tỷ USD năm 2020 (Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, 2020). Từ đó, nhu cầu về tập luyện thể dục, thể thao làm đẹp ngày càng được
nhiều người quan tâm, các trung tâm thể dục thể thao cũng ngày một nhiều hơn để
đáp ứng nhu cầu tập luyện của người dân. Hoạt động từ năm 2010, Elite Fitness là
hệ thống phòng tập thể thao đạt 5 sao tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu tại Việt Nam với
14 địa điểm dịch vụ trên toàn quốc. Được thiết kế với tiêu chuẩn chất lượng với các
dịch vụ thể thao đa chức năng luyện tập theo cá nhân, theo nhóm hoặc câu lạc bộ
với huấn luyện viên chuyên nghiệp ở phân khúc cao cấp nên khía cạnh thương hiệu
được xây dựng có nhiều điểm đặc trưng so với các thương hiệu ở phân khúc khác
(Elite Fitness, 2021). Mặc dù, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới đề cập tới vấn đề
thương hiệu dịch vụ, trải nghiệm thương hiệu và sự hài lòng thương hiệu dịch vụ,
tuy nhiên, xem xét mối quan hệ giữa trải nghiệm thương hiệu dịch vụ cao cấp với
cá tính thương hiệu và lòng trung thành thương hiệu vẫn chưa có nhiều nghiên cứu,
đặc biệt ở Việt Nam. Hơn nữa, khi xem xét đối với dịch vụ có tính tương tác với
khách hàng như dịch vụ thể thao cao cấp liệu có điểm gì khác biệt so với trải nghiệm
với hàng hóa và dịch vụ đóng gói thông thường hay không? Do vậy, việc nghiên
cứu mối quan hệ giữa trải nghiệm thương hiệu thông qua cá tính thương hiệu đến sự

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 81


thỏa mãn thương hiệu đối với dịch vụ thể thao cao cấp sẽ cung cấp thêm một bằng
chứng thực tiễn quan trọng để khẳng định vai trò của trải nghiệm thương hiệu trong
cung ứng dịch vụ và từ đó đưa ra một số hàm ý quản trị cho doanh nghiệp cung ứng
dịch vụ thể thao cao cấp cải tiến và nâng cao hình ảnh thương hiệu của mình.
2. Cơ sở lý thuyết, các giả thuyết và mô hình nghiên cứu
2.1 Sự thỏa mãn thương hiệu
Tiếp cận ở khía cạnh marketing, “sự thỏa mãn của khách hàng” có thể được
định nghĩa là sự đánh giá mức độ mà các sản phẩm, dịch vụ được cung cấp bởi một
công ty đáp ứng hoặc vượt quá mong đợi của khách hàng (Zeithaml, 2000). Theo
Kotler (1997), định nghĩa sự thỏa mãn là mức độ của trạng thái cảm giác của một
người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm, dịch
vụ với những kỳ vọng của người đó. Mặc dù khái niệm sự thỏa mãn đã được giải
thích theo nhiều cách khác nhau nhưng nhìn chung có hai hướng tiếp cận chính. Ở
hướng tiếp cận thứ nhất, sự thỏa mãn được thể hiện thông qua đánh giá của khách
hàng về những giá trị họ nhận được sau khi họ mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ
so với những gì họ mong đợi trước đó (Engel & cộng sự, 1995; Oliver, 1980). Đối
với hướng tiếp cận thứ hai, sự thỏa mãn được hiểu là sự đánh giá tổng thể những
trải nghiệm mua sắm, tiêu dùng của khách hàng về những gì doanh nghiệp đã
thể hiện trong quá khứ và hiện tại (Churchill Jr. & Surprenant, 1982; Patterson &
Spreng, 1997; Nguyễn, 2021), hay nói cách khác sự thỏa mãn là sự so sánh những
trải nghiệm ở nhiều lần mua khác nhau. Trước khi mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch
vụ, khách hàng luôn có sự kỳ vọng hoặc những kinh nghiệm mua sắm trong quá
khứ. Những kỳ vọng và kinh nghiệm ấy ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn của khách
hàng trong suốt quá trình mua và sau khi mua (Berry & cộng sự, 2002; Oliver,
1999). Thêm vào đó, sự thỏa mãn được cho là một phản ứng tình cảm đối với tình
huống mua hàng (Babin & Griffin, 1998; Bagozzi & Foxall, 1996; Anderson &
Narus, 1990). Đây chính là một phản ứng tích cực về tình cảm đối với kết quả của
một trải nghiệm trước đó (Ganesan, 1994). Tiếp cận ở góc độ thương hiệu, thương
hiệu được coi là thỏa mãn khi có chất lượng, tức là mức độ mà người tiêu dùng coi
thương hiệu là đối tượng đem lại sự thỏa mãn trong một mối quan hệ đang diễn ra;
nó là đánh giá tổng thể của người tiêu dùng về sức mạnh của mối quan hệ của họ
với thương hiệu (Algesheimer & cộng sự, 2005; Nguyễn, 2020). Sự thỏa mãn là tiền
đề của lòng trung thành thương hiệu, nó được tạo ra sau một quá trình và thúc đẩy
cho hành động mua lại của khách hàng (Aaker, 1997). Nghiên cứu này tiếp cận thỏa
mãn thương hiệu dưới khía cạnh trải nghiệm thương hiệu dịch vụ.
2.2 Trải nghiệm thương hiệu
Khái niệm trải nghiệm thương hiệu và phát triển quy mô trải nghiệm là rất quan
trọng để hiểu và quản lý lòng tin và lòng trung thành thương hiệu (Brakus & cộng
sự, 2009). Các nhà nghiên cứu đã định nghĩa khái niệm trải nghiệm thương hiệu

82 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


theo nhiều cách khác nhau. Ortmeyer & Huber (1991) coi trải nghiệm thương hiệu
là hành vi mua hàng đối với một thương hiệu cụ thể và đo lường nó thông qua số
lượng mua hàng trước đây của thương hiệu đó. Kim & Sullivan (1998) coi trải
nghiệm thương hiệu là trải nghiệm có được từ việc mua hoặc sử dụng các sản phẩm
hoặc dịch vụ của một thương hiệu cụ thể. Trong khi đó, Ha & Perks (2005) coi trải
nghiệm thương hiệu là những nhận thức tích cực đối với một thương hiệu. Brakus
& cộng sự (2009) đã tiếp cận góc độ đo lường trải nghiệm thương hiệu. Theo đó,
Brakus & cộng sự (2009) đã định nghĩa diện mạo thương hiệu là “phản ứng chủ
quan, từ phía bản thân người tiêu dùng (giác quan, cảm giác, nhận thức và phản ứng
hành vi) được gợi lên bởi những kích thích liên quan đến thương hiệu, là một phần
của thiết kế và nhận dạng, bao bì, thông tin liên lạc và môi trường”. Nhiều học giả
khác cũng chỉ ra rằng trải nghiệm thương hiệu bao gồm bốn chiều: giác quan, tình
cảm, trí tuệ và hành vi. Mặt khác, Zarantonello & Schmitt (2010) định nghĩa bốn
chiều này là, “một chiều cảm giác, đề cập đến các kích thích thị giác, thính giác, xúc
giác và khứu giác do một thương hiệu cung cấp; một khía cạnh tình cảm, bao gồm
cảm xúc do thương hiệu tạo ra và mối quan hệ tình cảm của nó với người tiêu dùng;
một khía cạnh trí tuệ, đề cập đến khả năng của thương hiệu trong việc thu hút suy
nghĩ hội tụ và khác nhau của người tiêu dùng; và chiều hướng hành vi, bao gồm trải
nghiệm cơ thể, lối sống và tương tác với thương hiệu”. Sự tương tác giữa thương
hiệu và người tiêu dùng tạo ra trải nghiệm ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của
người tiêu dùng. Shankar & cộng sự (2003) cho rằng trải nghiệm là yếu tố quyết
định sự thỏa mãn và trải nghiệm thương hiệu ảnh hưởng trực tiếp đến sự thỏa mãn
của người tiêu dùng và lòng trung thành với thương hiệu. Trải nghiệm thương hiệu
có thể tích cực hoặc tiêu cực, tồn tại trong thời gian ngắn hoặc lâu dài. Hơn nữa, trải
nghiệm thương hiệu có thể ảnh hưởng tích cực đến sự thỏa mãn của người tiêu dùng
và lòng trung thành với thương hiệu, cũng như sự tin tưởng thương hiệu (Quan &
cộng sự, 2020; Ha & Perks, 2005). Trong nghiên cứu này, trải nghiệm thương hiệu
sẽ xem xét và đề cập tới khía cạnh trải nghiệm từ phía khách hàng, bao gồm: trải
nghiệm cảm giác, trải nghiệm tình cảm, trải nghiệm trí tuệ và trải nghiệm hành vi.
Trải nghiệm cảm giác (Sensory experience)
Là những trải nghiệm có được thông qua năm giác quan (thị giác, thính giác,
khướu giác, xúc giác và vị giác) do một thương hiệu cung cấp (Schmitt, 2011;
Brakus & cộng sự, 2009). Đối với các thương hiệu của các sản phẩm bán lẻ, khi
khách hàng trải nghiệm sản phẩm, các thông tin về cảm giác của người tiêu dùng có
được sẽ được khách hàng ghi nhớ và có khả năng những thông tin này làm tăng ý
định mua, mua lặp lại sản phẩm (Ishida & Taylor, 2012). Như vậy, khi sử dụng dịch
vụ, trải nghiệm cảm giác được thể hiện thông qua các kích thích từ các điểm cung
ứng dịch vụ đến các giác quan của khách hàng như: không gian, vật dụng, cách thiết
kế tác động đến thị giác; âm thanh, âm nhạc tác động đến thính giác; mùi hương tác

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 83


động đến khứu giác, đồ uống tác động đến vị giác và bề mặt vật dụng, sự sạch sẽ,
nhiệt độ sẽ tác động đến xúc giác.
Trải nghiệm tình cảm (Affective experience)
Sự trải nghiệm của khách hàng về mặt tình cảm, cảm xúc bao gồm những cảm
xúc được tạo ra bởi thương hiệu và sự ràng buộc về tình cảm, cảm xúc với người
tiêu dùng (Schmitt, 2011; Brakus & cộng sự, 2009). Tình cảm có liên quan đến trải
nghiệm của khách hàng khi sử dụng dịch vụ là những tình cảm mà khách hàng có
được trong suốt quá trình tham quan, hoạt động và tương tác với dịch vụ. Tâm trạng
tích cực liên kết khách hàng với một thương hiệu được thực hiện thông qua những
tình cảm, cảm xúc mạnh mẽ, niềm vui và tự hào khi được sử dụng thương hiệu đó.
Trải nghiệm trí tuệ (Intellectual experience)
Chất lượng cảm nhận là yếu tố căn bản của giá trị thương hiệu (Farquhar, 1989).
Đây chính là nhân tố kích hoạt trí sáng tạo và phát triển tư duy của khách hàng
thông qua tương tác với thương hiệu (Schmitt, 2011; Brakus & cộng sự, 2009).
Những trải nghiệm của khách hàng về mặt trí tuệ thể hiện ở suy nghĩ, tư duy, sự tò
mò về thương hiệu dịch vụ và cũng có thể tạo cho khách hàng những nhận thức về
thương hiệu đó. Chan & Tung (2019) cũng đã khẳng định trí tuệ cùng với giác quan
là những nhân tố của trải nghiệm thương hiệu, thậm chí trải nghiệm trí tuệ còn mạnh
hơn cả trải nghiệm giác quan.
Trải nghiệm hành vi (Behavioral experience)
Những trải nghiệm khách hàng có được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ và từ
đó khiến cho khách hàng có những hành vi và hành động cụ thể (Schmitt, 2011;
Brakus & cộng sự, 2009). Giá trị tạo cho khách hàng chính là sự thay đổi về hành vi,
lối sống thông qua tương tác với thương hiệu. Ngoài ra, các hình thức trải nghiệm
thương hiệu bao gồm trải nghiệm về sản phẩm, trải nghiệm mua sắm và dịch vụ và
trải nghiệm về tiêu dùng. Trải nghiệm dịch vụ xảy ra khi khách hàng tương tác với
môi trường thực tế tại điểm cung ứng dịch vụ, nhân viên và các chính sách tại điểm
cung ứng (Hui & Bateson, 1991; Kerin & cộng sự, 1992).
2.3 Tính cách thương hiệu (Brand Personality)
Các nghiên cứu trước đây đã khẳng định rằng người tiêu dùng cảm thấy tự nhiên
khi xây dựng mối quan hệ với thương hiệu (Fournier, 1998) và làm cho họ thấm
nhuần các đặc điểm, tính cách khác nhau, chẳng hạn như “năng động” hoặc “tự
tin”. Do đó, việc sử dụng thương hiệu mang tính biểu tượng và cảm xúc đối với
khách hàng là điều dễ nhận thấy (Aaker, 1997; Plummer, 2000; Su & Tong, 2016).
Tính cách thương hiệu sử dụng để mô tả cá tính của con người khi tương tác với
thương hiệu (Freling & Forbes, 2005; Geuens & cộng sự, 2009; Maehle & cộng
sự, 2011; Plummer, 2000). Định nghĩa được sử dụng phổ biến về tính cách thương
hiệu là: “tập hợp các đặc điểm của con người gắn liền với thương hiệu” (Aaker,

84 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


1997). Nhiều nghiên cứu cho rằng người tiêu dùng thường sử dụng nhãn hiệu để tạo
ra, củng cố và truyền đạt các khái niệm về bản thân họ (Belk, 1988; Sirgy, 1982).
Tính cách thương hiệu cho phép người tiêu dùng xác định bản thân với một thương
hiệu và thể hiện cá tính riêng của họ thông qua thương hiệu, như các cá nhân có
xu hướng xem xét sở hữu là một phần của “cái tôi” của họ và người tiêu dùng coi
tính cách của thương hiệu như một sự phản ánh và mở rộng tính cách của chính họ
(Belk, 1988; Maehle & cộng sự, 2011). Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng lợi ích có
thể có được từ các thương hiệu có tính cách thương hiệu tích cực và mạnh mẽ. Tính
cách thương hiệu phù hợp sẽ làm tăng sự ưa thích và sử dụng của người tiêu dùng
(Sirgy, 1982), tăng cảm xúc ở người tiêu dùng, tăng mức độ tin cậy và lòng trung
thành (Brakus & cộng sự, 2009; Fournier, 1998; Louis & Lombart, 2010) và là nền
tảng tạo nên sự khác biệt của sản phẩm (Aaker, 1996; Arora & Stoner, 2009; Freling
& Forbes, 2005). Aaker (1997) đã phát triển thang đo tính cách thương hiệu bao
gồm 5 khía cạnh: chân thành, phấn khích, năng lực, chắc chắn và tinh tế. Năm thước
đo này đã mô tả thành công tính cách của nhiều thương hiệu mạnh (Aaker, 1996).
Nói tóm lại, thương hiệu cũng mang bản sắc riêng, những bản sắc này là biểu trưng/
đại diện cho các nét cá tính của tập khách hàng mục tiêu, khách hàng tiếp xúc, trải
nghiệm, hài lòng, yêu mến và trung thành với thương hiệu và coi các đặc tính/bản
sắc thương hiệu đó phù hợp, gần gũi và gắn bó với bản thân mình, đó là một phần
nói lên tính cách của bản thân khách hàng.
2.3 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
2.3.1 Mối quan hệ giữa trải nghiệm thương hiệu về cảm giác và tính cách thương hiệu
Trải nghiệm thể hiện nhận thức của người mua qua thời điểm tiếp xúc thương
hiệu (Alloza, 2008), bao gồm cả phản ứng khách quan, nội bộ và hành vi của người
tiêu dùng (Chan & Tung, 2019). Trước đó, Brakus & cộng sự (2009) đã cho rằng
trải nghiệm cảm giác thương hiệu tạo nên ấn tượng và liên tưởng thương hiệu để từ
đó hình thành nên nhân cách thương hiệu. Các nhận định về mối quan hệ giữa trải
nghiệm thương hiệu về cảm giác và tính cách thương hiệu này cũng đã được khẳng
định từ nghiên cứu của Price & cộng sự (1995) hay Fellous & Arbib (2005). Do vậy,
giả thuyết được đưa ra:
H1: Trải nghiệm thương hiệu về mặt cảm giác có tác động tích cực tới tính cách
thương hiệu của khách hàng tại trung tâm thể thao Elite Fitness.
2.3.2 Mối quan hệ giữa trải nghiệm thương hiệu về tình cảm và tính cách thương hiệu
Keller (2013) nhấn mạnh rằng một trong những lợi thế của việc phát triển nhận
thức về thương hiệu mạnh là nó ảnh hưởng đến người tiêu dùng để đưa thương hiệu
vào một tập hợp các lựa chọn thay thế có thể được xem xét để mua trong tương lai.
Ngoài ra, nhận thức về thương hiệu mạnh có thể ảnh hưởng đến quyết định mua của
người tiêu dùng về các nhãn hiệu đang được xem xét (Aaker, 1997). Khách hàng
có xu hướng đưa ra quyết định nhanh chóng nếu họ biết hoặc họ nhận ra thương

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 85


hiệu. Người tiêu dùng càng có thể nhận diện, nhớ lại và ghi nhớ một thương hiệu
doanh nghiệp càng tốt thì thương hiệu đó càng gần gũi và quen thuộc với bản thân
họ (Keller, 1993). Trải nghiệm thương hiệu về tình cảm sẽ tạo ra ấn tượng mạnh và
giúp khách hàng tìm được sự thú vị để phản ánh cá tính riêng của bản thân khách
hàng (Brakus & cộng sự, 2009). Từ đó có cơ sở để đưa ra giả thuyết rằng:
H2: Trải nghiệm thương hiệu về mặt tình cảm có tác động tích cực tới tính cách
thương hiệu của khách hàng tại trung tâm thể thao Elite Fitness.
2.3.3 Mối quan hệ giữa trải nghiệm thương hiệu về mặt hành vi và tính cách
thương hiệu
Hình ảnh thương hiệu đã được khái niệm hóa thành nhận thức thương hiệu được
phản ảnh bởi các liên kết thương hiệu hoặc bất cứ điều gì liên quan đến thương hiệu
trong bộ nhớ của người tiêu dùng (Aaker, 1991; Keller, 1993). Liên kết thương hiệu
tích cực và độc đáo sẽ tác động mạnh đến thái độ và cảm xúc của người tiêu dùng
đến thương hiệu (Aaker, 1991). Lý thuyết thương hiệu đã xem xét mối quan hệ giữa
nhận thức thương hiệu và liên kết thương hiệu (Aaker, 1991; Keller, 1993). Thêm
vào đó, Atilgan & cộng sự (2005) đã chỉ ra mối quan hệ giữa nhận thức thương hiệu
tác động đến chất lượng cảm nhận; liên tưởng thương hiệu tác động đến chất lượng
cảm nhận; chất lượng cảm nhận tác động đến lòng trung thành thương hiệu, các
nhân tố này đều tác động tích cực tới tài sản thương hiệu. Cảm nhận về chất lượng,
sự thỏa mãn và lòng trung thành thương hiệu thể hiện hành vi của khách hàng sau
hành trình trải nghiệm (Quan, 2020), trải nghiệm hành vi thương hiệu tác động trực
tiếp tới tính cách thương hiệu, sự thỏa mãn thương hiệu và lòng trung thành thương
hiệu (Brakus & cộng sự, 2009). Từ đó, giả thuyết đề xuất là:
H3: Trải nghiệm thương hiệu về mặt hành vi có tác động tích cực tới tính cách
thương hiệu của khách hàng tại trung tâm thể thao Elite Fitness.
2.3.4 Mối quan hệ giữa trải nghiệm thương hiệu về mặt trí tuệ và tính cách thương hiệu
Aaker (1996) đã cho rằng chất lượng cảm nhận được ghi nhận bởi các khách
hàng trung thành, khách hàng có xu hướng trở nên trung thành với một thương hiệu
mà dịch vụ của họ dựa trên chất lượng cao (Hsu & cộng sự, 2012; Eren-Erdogmus
& cộng sự, 2015; Mollen & Wilson, 2010). Lai & cộng sự (2007) cho rằng khi
khách hàng nhận thấy chất lượng dịch vụ tốt hơn họ sẽ có nhiều sự thỏa mãn hơn;
khi khách hàng cảm thấy hài lòng với trang web, họ sẽ cảm thấy lòng trung thành
đối với môi trường trực tuyến nhiều hơn. Atilgan & cộng sự (2005), Buil & cộng sự
(2013) cũng đã cho thấy mối quan hệ tích cực giữa cảm nhận thương hiệu với lòng
trung thành thương hiệu. Thêm vào đó, thương hiệu kích thích khách hàng suy nghĩ,
tò mò và muốn hành động trong hành trình trải nghiệm, từ đó hình thành nên cá tính
của thương hiệu trong mỗi khách hàng (Brakus & cộng sự, 2009). Từ đó, giả thuyết
nghiên cứu đề xuất:

86 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


H4: Trải nghiệm thương hiệu về mặt trí tuệ, nhận thức có tác động tích cực tới
tính cách thương hiệu của khách hàng tại trung tâm thể thao Elite Fitness.
2.3.5 Mối quan hệ giữa tính cách thương hiệu và sự thỏa mãn thương hiệu
Tính cách thương hiệu cho phép các công ty tạo ấn tượng độc đáo và thuận
lợi trong tâm trí người tiêu dùng, sau đó thiết lập và nâng cao giá trị thương hiệu
(Louis & Lombart, 2010; Su & Tong, 2016. Tính cách thương hiệu, đặc biệt là tính
cách khác biệt, mạnh mẽ, thuận lợi và ổn định, có lợi cho cả nhà tiếp thị và người
tiêu dùng, có thể tạo ra mối liên kết giữa họ (Sung & Kim, 2010). Do đó, tính cách
thương hiệu đã được các nhà tiếp thị công nhận là một cách hiệu quả để xác định vị
trí của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh (Sung & Kim, 2010). Từ góc độ người
tiêu dùng, tính cách thương hiệu thể hiện các đặc điểm biểu tượng và tự thể hiện của
người tiêu dùng. Tính cách thương hiệu, bao gồm: độ chắc chắn, sự tinh hoa, năng
lực, sự phấn khích, sự chân thành sẽ tác động trực tiếp tới sự thỏa mãn thương hiệu
và lòng trung thành thương hiệu (Quan, 2020; Brakus & cộng sự, 2009). Từ đó giả
thuyết được xây dựng là:
H5: Tính cách thương hiệu có tác động tích cực đến sự thỏa mãn thương hiệu
của khách hàng tại trung tâm thể thao Elite Fitness

Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất


Nguồn: Đề xuất của tác giả

3. Phương pháp nghiên cứu


3.1 Nghiên cứu định tính
Mục tiêu của nghiên cứu định tính là tổng hợp, phân loại và xác định mối quan
hệ giữa các biến số tổng hợp từ các mô hình nghiên cứu trước để đưa ra mô hình
đề xuất. Tác giả sử dụng kỹ thuật thu thập tài liệu, nghiên cứu tại bàn để tìm kiếm,
phân loại và sắp xếp các tài liệu có liên quan với chủ đề nghiên cứu. Trên cơ sở
tổng thuật tài liệu, khung nghiên cứu được tác giả xây dựng với các giả thuyết và

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 87


mô hình tổng thể. Các định nghĩa, giả thuyết và thang đo được tác giả tổng hợp,
phân loại và phân tích để lựa chọn phù hợp với hướng tiếp cận với mô hình nghiên
cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn hiệu chỉnh và áp dụng các thang đo từ các nghiên
cứu trước để phù hợp với lĩnh vực dịch vụ, cụ thể với dịch vụ thể thao cao cấp của
thương hiệu Elite Fitness ở Việt Nam.
3.2 Nghiên cứu định lượng
Trong nghiên cứu này, tác giả đo lường biến phụ thuộc “sự thỏa mãn thương
hiệu” với sự tác động từ biến trung gian là tính cách thương hiệu và xem xét tác
động của 4 biến độc lập trải nghiệm thương hiệu về cảm giác, tình cảm, hành vi
và trí tuệ nhận thức tới tính cách thương hiệu, bằng việc thiết lập các mục hỏi với
thang đo likert 5 mức độ (1 - Rất không đồng tình, 2 - Không đồng tình, 3 - Trung
lập, 4 - Đồng tình, 5 - Rất đồng tình).
Trên cơ sở dữ liệu thu thập và xử lý sơ bộ, tác giả tiến hành kiểm định hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha để loại các biến có hệ số tin cậy thấp, đảm bảo các câu hỏi phản ánh
cùng một nội dung. Từ đó, làm cơ sở kiểm định qua kỹ thuật phân tích nhân tố khám
phá (EFA) để đánh giá và đi đến loại bỏ những câu hỏi không phù hợp hoặc những
câu hỏi có yếu tố trùng lặp trong mỗi mục hỏi và phân tích CFA (khẳng định nhân tố)
cùng với mô hình cấu trúc tuyến tính SEM sử dụng để phân tích dữ liệu.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1 Mô tả mẫu khảo sát
Bảng hỏi khảo sát được phát trực tiếp với 280 khách hàng thuộc 14 trung tâm
luyện tập thể thao cao cấp của Elite Fitness tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,
Quảng Ninh, Đà Nẵng và Nghệ An. Thời gian thực hiện khảo sát vào các ngày thứ
Bảy và Chủ nhật từ ngày 6 đến ngày 28 tháng 3 năm 2021. Việc phân bổ phiếu được
thực hiện đồng đều cho các điểm cung ứng dịch vụ, mỗi điểm khảo sát 20 khách
hàng. Số lượng phiếu thu về 222 phiếu trong đó có 218 phiếu hợp lệ (đạt 86,9%)
bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên từ nguồn dữ liệu khách hàng của thương
hiệu Elite Fitness cung cấp tại Hà Nội (9 địa điểm), Thành phố Hồ Chí Minh (2 địa
điểm), Hạ Long (01 địa điểm), Vinh (01 địa điểm) và Đà Nẵng (01 địa điểm). Bảng
1 cho thấy có sự chênh lệch nhất định về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề
nghiệp. Tuổi của những người được điều tra từ 18 đến 50 tuổi, nhưng tỷ lệ cao nhất
là nhóm tuổi 31-40 (37,6%). Tỷ lệ của các nhóm khác như sau: 27,1% là nhóm từ
26-30 tuổi; 19,3% từ 41-50 tuổi; 16,0% là từ 18-25 tuổi. Đa số người được hỏi có
tần suất luyện tập từ 1-2 lần/tuần (75,6%). Trong số 218 người được hỏi có trên
85% người có thu nhập từ 11 triệu đồng trở lên. Với mẫu khảo sát thu được đã thể
hiện sự phù hợp về đặc điểm khách hàng đối với phân khúc dịch vụ thể thao cao cấp
của Elite Fitness từ độ tuổi, thu nhập và tần suất luyện tập. Do vậy, dữ liệu này đảm
bảo độ tin cậy để thực hiện các bước phân tích tiếp theo trong nghiên cứu.

88 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Bảng 1. Đặc điểm mẫu khảo sát

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%) Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)


1. Giới tính
4. Trình độ học vấn
Nam 112 51,4
Nữ 106 48,6 Phổ thông 102 46,80
2. Tuổi 13,30 ***
18-25 35 16,00 Đại học 27 12,38
26-30 59 27,10 Sau đại học 32 14,68
31-40 82 37,60 Khác 28 12,84
41-50 42 19,30
5. Thu nhập
3. Mức độ luyện tập
Hàng ngày 6 2,75 Dưới 5 triệu 2 0,92
3-5 lần/tuần 35 16,10 6 đến 10 triệu 30 13,76
1-2 lần/tuần 165 75,60 11 đến 20 triệu 112 51,38
Khác 12 5,55 Trên 20 triệu 74 33,94
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

4.2 Đánh giá độ tin cậy của các thang đo


Kết quả đo lường qua hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố đều nhận kết quả từ
0,715 đến 0,813 và tất cả các quan sát đều có tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3 nên
đảm bảo độ chính xác của mô hình nghiên cứu. Khi phân tích khám phá các nhân tố
(EFA) được tiến hành với 23 biến quan sát thuộc 6 nhân tố, EFA đánh giá hai giá trị
quan trọng là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Điều kiện cho EFA được thỏa mãn là:
Hệ số tải> 0,4; 0,5 ≤ KMO ≤ 1; Sig. <0,05, phần trăm biến thiên > 50%.
Bảng 2. Kết quả phân đo lường biến quan sát tương quan biến tổng
(Cronbach’s Alpha)

Tương Cronbach’s Hệ số
Nhân tố Ký hiệu/tóm tắt quan sát quan biến Alpha nếu Cronbach’
- tổng loại biến Alpha
Trải nghiệm CG1: Ấn tượng mạnh với các giác quan 0,516 0,652 0,715
về mặt cảm CG2: Thú vị về mặt cảm quan 0,559 0,596
giác (CG)
CG3: Không hấp dẫn với giác quan 0,530 0,630
Trải nghiệm CX1: Mang lại cảm xúc và tình cảm 0,520 0,813 0,813
về mặt tình CX2: Không mang lại cảm xúc mạnh 0,691 0,735
cảm (CX)
CX3: Giàu cảm xúc 0,686 0,738
CX4: Nhiều cảm xúc 0,636 0,763

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 89


Bảng 2. Kết quả phân đo lường biến quan sát tương quan biến tổng
(Cronbach’s Alpha) (tiếp theo)
Tương Cronbach’s Hệ số
Nhân tố Ký hiệu/tóm tắt quan sát quan biến Alpha nếu Cronbach’
- tổng loại biến Alpha
Trải nghiệm HV1: Tích cực về mặt hành động, hành vi 0,537 0,720 0,762
về mặt hành HV2: Cơ thể thoải mái 0,585 0,694
vi (HV)
HV3: Hành động tích cực 0,587 0,693
HV4: Định hướng hành vi 0,542 0,717
Trải nghiệm TT1: Suy nghĩ nhiều khi thấy thương hiệu 0,616 0,723 0,787
về mặt nhận TT2: Không làm thôi phải suy nghĩ 0,638 0,698
thức, trí tuệ
(TT) TT3: Kích thích trí tò mò 0,627 0,712

Tính cách TC1: Mang lại sự chân thành 0,520 0,703 0,749
thương hiệu TC2: Mang lại sự tinh tế 0,625 0,666
(TC)
TC3: Có độ bền (dụng cụ) 0,592 0,674
TC4: Mang lại sự thú vị 0,456 0,726
TC5: Mang lại hiệu quả cao 0,394 0,748
Hài lòng HL1: Hài lòng về dịch vụ của thương hiệu 0,586 0,693 0,763
thương hiệu HL2: Đáp ứng được các yêu cầu 0,549 0,713
(HL)
HL3: Quyết định đúng đắn khi lựa chọn 0,532 0,722
HL4: Hạnh phúc khi sử dụng thương hiệu 0,578 0,698
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Bảng 3. Ma trận xoay nhân tố

Biến 1 2 3 4 5
CG1 0,866
CG3 0,866
CG2 0,844
HV2 0,837
HV3 0,735
HV4 0,722
HV1 0,719
CX3 0,836
CX4 0,761
CX1 0,723
CX2 0,686

90 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Biến 1 2 3 4 5
TC2 0,790
TC5 0,715
TC4 0,592
TC1 0,573
TC3 0,534
TT2 0,880
TT1 0,776
TT3 0,734

Yếu tố cần đánh giá Kết quả phân tích So sánh với lý thuyết
Giá trị Sig. trong kiểm định Bartlett 0,000 0,000 < 0,05
Hệ số KMO 0,807 0,5 < 0,807< 1
Phương sai trích 63,337% 63,337% < 100%
Giá trị Eigenvalue 1,573 1,573 > 1
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

4.3 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu


Để đánh giá mức độ phù hợp chung của mô hình, tác giả sử dụng một số chỉ tiêu
như Chi-square thỏa mãn trong khoảng [1:3] (Hair & cộng sự, 2010); RMSEA (xác
định mức độ phù hợp với mô hình tổng thể, RMR (đánh giá phương sai dư của biến
quan sát) thỏa mãn <0,05; GFI (đo độ phù hợp tuyệt đối của mô hình cấu trúc và mô
hình với bộ dữ liệu khảo sát), CFI (so sánh chỉ số), AGFI (điều chỉnh GFI), TLI cần
>0,9 thì mô hình có độ phù hợp tốt nhất (Chin & Told, 1995). Tuy nhiên, CMIN/
df ≤ 3 và RMSEA ≤ 0,08 (Carmines & McIver, 1981) và TLI, CFI ≥ 0,9 (Bentler
& Bonett, 1980) thì kết quả được xem là phù hợp. Kết quả chạy mô hình cho kết
quả các chỉ số: Chi-square/df =1,21; CFI = 0,969 (>0,9), TLI = 0,963 (>0,9), GFI =
0,906 (>0,8), và RMSEA = 0,032 (<0,08) nên có thể kết luận mô hình được xem là
phù hợp với dữ liệu khảo sát.
Sau khi thực hiện CFA bằng phần mềm AMOS kết quả cho thấy các hệ số chuẩn
hóa đều > 0,5 và các hệ số chưa chuẩn hóa đều có ý nghĩa thống kê nên các khái
niệm đạt được giá trị hội tụ (Anderson & Gerbring, 1988).
Thêm vào đó, để kiểm định mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng mô hình cấu
trúc tuyến tính SEM với 6 biến bao gồm: trải nghiệm về mặt cảm giác (CG), trải
nghiệm về mặt cảm xúc (CX), trải nghiệm về mặt hành vi (HV), trải nghiệm về
mặt trí tuệ nhận thức (TT), tính cách thương hiệu (TC) và sự thỏa mãn thương
hiệu (HL). Mô hình có 226 bậc tự do và các chỉ số thể hiện sự phù hợp của mô
hình bao gồm: (Chi-square/df = 1,855; GFI = 0,847; CFI = 0,873, TLI = 0,858

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 91


và RMSEA = 0,066). Các tham số ước lượng chuẩn hóa cho các mối quan hệ
giữa 6 biến đều có ý nghĩa thống kê (p-value < 0,05). Dựa vào kết quả trọng số
hồi quy của các biến quan sát ta có thể thấy được sự tác động lẫn nhau của các
biến. Theo như kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, thì các giả thuyết
đặt ra ban đầu đều được chấp nhận. Các mối quan hệ này đều đạt giá trị về mặt
lý thuyết (Hình 2).
Bảng 4. Trọng số đo lường đã chuẩn hóa

Trọng số hồi qui S.E. C.R. P


CX2 ← CX 1,000
CX4 ← CX 0,872 0,086 10,116 ***
CX3 ← CX 1,037 0,095 10,882 ***
CX1 ← CX 0,642 0,079 8,122 ***
TC2 ← TC 1,000
TC5 ← TC 0,692 0,117 5,930 ***
TC1 ← TC 0,924 0,109 8,445 ***
TC4 ← TC 0,830 0,121 6,863 ***
TC3 ← TC 1,221 0,127 9,586 ***
HL4 ← HL 1,000
HL3 ← HL 0,914 0,123 7,454 ***
HL1 ← HL 1,088 0,132 8,220 ***
HL2 ← HL 1,069 0,132 8,076 ***
HV2 ← HV 1.000
HV3 ← HV 1,207 0,150 8,044 ***
HV1 ← HV 0,895 0,121 7,375 ***
HV4 ← HV 1,070 0,139 7,704 ***
CG2 ← CG 1,000
CG3 ← CG 1,005 0,139 7,207 ***
CG1 ← CG 1,048 0,148 7,086 ***
TT2 ← TT 1,000
TT1 ← TT 1,082 0,120 9,036 ***
CX2 ← CX 1,000

Chú thích: ***: P-value nhận giá trị bé hơn 0.001 (rất tốt)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

92 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Bảng 5. Hệ số tương quan giữa các biến để đánh giá giá trị phân biệt

Trọng số hồi qui S.E. C.R. P


TC ← CX 0,208 0,042 4,895 ***
TC ← HV 0,358 0,070 5,110 ***
TC ← CG 0,234 0,060 3,892 ***
TC ← TT 0,239 0,048 4,993 ***
HL ← TC 0,280 0,168 5,845 ***

Chú thích: ***: P-value nhận giá trị bé hơn 0.001 (rất tốt)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trong bốn biến tác động đến tính cách thương hiệu Elite Fitness, thì nhân tố trải
nghiệm thương hiệu hành vi có trọng số hồi quy chuẩn hóa cao (0,358), tiếp sau
là trải nghiệm thương về mặt trí tuệ, nhận thức (0,239), trải nghiệm thương hiệu
về mặt cảm giác (0,234) và cuối cùng là trải nghiệm thương hiệu về mặt cảm xúc
(0,208). Ngoài ra, nhân tố cá tính thương hiệu cũng tác động tới sự thỏa mãn thương
hiệu với trong số hồi qui (0,280).

Hình 2. Kết quả mô hình SEM


Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 93


Như vậy, theo kết quả phân tích thống kê; các giả thuyết H1, H2, H3, H4 và H5
được kiểm định và thể hiện ở Hình 3.

Hình 3. Kết quả mô hình nghiên cứu


Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Qua kết quả tổng hợp tác động của các nhân tố có thể giải thích cụ thể như sau:
Sau khi phân tích mô hình cấu trúc tổng thể phù hợp được đánh giá và kiểm định,
xem xét giá trị ước lượng để kiểm tra các mối quan hệ nhân quả. Kết quả ước lượng
chuẩn hóa trên hình cho thấy tất cả trọng số ước lượng đều mang dấu dương (+) nên
các giả thuyết đều được chấp nhận trong mô hình nghiên cứu lý thuyết. Trong đó
trải nghiệm thương hiệu tác động trực tiếp đến tính cách thương hiệu và gián tiếp
tới sự thỏa mãn khách hàng như ở Hình 3.
Giả thuyết H1, H2, H3, H4 được chấp nhận, đã khẳng định trải nghiệm thương
hiệu về mặt cảm giác, tình cảm, hành vi, trí tuệ và nhận thức có ảnh hưởng tích cực
đến tính cách thương hiệu. Kết quả SEM cho thấy hệ số hồi quy chuẩn hóa mang
giá trị dương với giá trị lần lượt 0,208, 0,234, 0,358 và 0,239 với p = 0,000 chứng
tỏ cả 04 nhân tố trải nghiệm thương hiệu có mối quan hệ thuận chiều với sự thỏa
mãn của khách hàng với độ tin cậy 99%.
Giả thuyết H5 cũng được chấp nhận đã cho thấy tính cách thương hiệu ảnh
hưởng tích cực đến sự thỏa mãn thương hiệu của khách hàng với hệ số hồi quy
chuẩn hóa mang giá trị dương bằng 0,280 và p = 0,000, chứng tỏ sự thỏa mãn của
khách hàng có mối quan hệ thuận chiều với ý định mua lặp lại với độ tin cậy 99%.
5. Kết luận và hàm ý quản trị
5.1 Kết luận
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được rằng, các biến quan sát thuộc trải nghiệm
thương hiệu có tác động mạnh mẽ tới tính cách thương hiệu của Elite Fitness với
các hệ số hồi quy như hình trên. Đối với các tác động này, trải nghiệm về mặt hành
vi có tác động lớn nhất đến tính cách thương hiệu của trung tâm thể thao này với

94 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


hệ số 0,358, điều này cũng dễ dàng giải thích khi khách hàng đã sử dụng sản phẩm
và có đánh giá một cách khách quan nhất thì sẽ đem đến những trải nghiệm thật
hơn, đánh giá được mức độ thỏa mãn cũng như tính cách thương hiệu một cách rõ
ràng và chính xác hơn. Kết quả nghiên cứu cũng khá tương đồng về chiều hướng
tác động với nghiên cứu trước đây của Brakus & cộng sự (2009), Magin & cộng
sự (2003), tuy nhiên, lại khác biệt về trọng số hồi qui của các nhân tố trải nghiệm
thương hiệu. Với nghiên cứu của Brakus & cộng sự (2009) thì cảm giác có tác động
mạnh nhất tới cá tính thương hiệu. Các biến quan sát còn lại đều tác động tới tính
cách thương hiệu với hệ số ước lượng gần như nhau, điều này cho thấy sự tác động
về mặt cảm giác, tình cảm và trí tuệ, nhận thức là tương đối đồng đều tới tính cách
thương hiệu. Điểm này lại giống và tương đồng với kết quả nghiên cứu của Brakus
& cộng sự (2009). Từ kết quả này có thể nhận định rằng, đối với lĩnh vực dịch vụ
mà quá trình cung ứng dịch vụ có sự tham gia trực tiếp của khách hàng (dịch vụ
mang tính hành động trải nghiệm) tại các điểm cung ứng thì trải nghiệm thương
hiệu về hành vi có sự tác mạnh hơn tới tính cách thương hiệu so với các yếu tố trải
nghiệm còn lại, giống với nghiên cứu của Magin & cộng sự (2003) đối với dịch vụ
Internet. Còn đối với các hàng hóa hữu hình thì yếu tố cảm giác có tác động mạnh
nhất tới tính cách thương hiệu do khách hàng có thể tiếp xúc trực tiếp với các loại
hàng hóa này (Brakus & cộng sự, 2009). Hơn nữa, kết quả trong nghiên cứu này
còn cho thấy có sự tác động gián tiếp của trải nghiệm thương hiệu đến sự thỏa mãn
thương hiệu của khách hàng thông qua tính cách thương hiệu với mức ý nghĩa thống
kê cao, điều này đã cung cấp thêm một minh chứng nữa để khẳng định mối quan
hệ thuận chiều giữa tính cách thương hiệu và sự thỏa mãn thương hiệu. Khẳng định
này tương đồng với nghiên cứu của Roustasekehravani & cộng sự (2014), Achouri
& Bouslama (2010), Magin & cộng sự (2003).
5.2 Hàm ý quản trị
Từ kết quả nghiên cứu của mô hình để nâng cao hơn nữa sự thỏa mãn thương
hiệu đối với khách hàng, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cần phải: (1) Xây
dựng hành trình trải nghiệm thương hiệu cho khách hàng tại các điểm chạm thương
hiệu, tập trung tới các khía cạnh cảm giác, tình cảm, hành vi và trí tuệ, nhận thức.
Cụ thể, về cảm giác, cần quan tâm tới: không gian bày trí, ánh sáng, hình ảnh nhãn
hiệu trưng bày, sắp xếp hợp lý và khoa học thiết bị, vật dụng; hình ảnh nhân sự; âm
thanh, âm nhạc; đồ uống và các sản phẩm liên quan đến dịch vụ; mùi hương, vệ
sinh và công tác phòng, chống dịch bệnh; nhiệt độ. Tất cả những hành động trên đều
phải dựa trên yêu cầu thực tế từ các giác quan của khách hàng (thị giác, thính giác,
khứu giác, vị giác và xúc giác); (2) Cung cấp các ứng dụng hoặc giải pháp để đo
lường và kiểm soát các chỉ số mang tính thường nhật cho khách hàng, điều này sẽ
giúp khách hàng tăng cường trải nghiệm thương hiệu về mặt hành vi, nhận thức và
trí tuệ, đặc biệt đối với dịch vụ luyện tập thể thao có sự tác động trực tiếp đến sức
khỏe và hình thể của khách hàng; (3) Có chiến lược xây dựng cá tính thương hiệu

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 95


theo hướng tinh tế, hấp dẫn, hiệu quả với hệ thống thiết bị và không gian cung ứng
dịch vụ được thiết kế khoa học, đội ngũ huấn luyện viên chuyên nghiệp, tâm lý và
có khả năng tương tác tốt với khách hàng.
5.3 Hạn chế của nghiên cứu
Mặc dù nghiên cứu đã kiểm chứng về sự tác động của trải nghiệm thương hiệu
đến tính cách thương hiệu và sự thỏa mãn thương hiệu đối với thương hiệu dịch vụ
cao cấp tại Việt Nam. Tuy nhiên, mối quan hệ này có tác động trong dài hạn hay
không thì nghiên cứu này chưa kiểm chứng được. Bên cạnh đó, có sự khác biệt nào
từ đặc tính nhân khẩu học tác động mang tính điều khiển đến cá tính thương hiệu
dẫn đến sự khác biệt về sự thỏa mãn thương hiệu hay không cũng là một khía cạnh
cần được tiếp tục nghiên cứu ở qui mô và phạm vi rộng hơn trong thời gian tới.

Tài liệu tham khảo


Aaker, D. (1991), Managing brand equity: capitalizing on the value of a brand name, Free
Press, New York.
Aaker, D.A. (1996), “Measuring brand equity across products and markets”, California
Management Review, Vol. 38 No. 3, pp. 102 - 120.
Aaker, D.A. (1997), “Dimensions of brand personality”, Journal of Marketing Research,
Vol. 31 No. 3, pp. 347 - 357.
Achouri, M.A. & Bouslama, N. (2010), “The effect of the congruence between brand
personality and self-image on consumers’ satisfaction and loyalty: a conceptual
framework”, IBIMA Business Review, Vol. 2010, pp. 16 - 31.
Algesheimer, R., Dholakia, U. M., & Herrmann, A. (2005), “The social influence of brand
community: Evidence from European car clubs”, Journal of Marketing, Vol. 69
No. 3, pp. 19 - 34.
Alloza, A. (2008), “Brand engagement and brand experience at BBVA, the transformation of a
150 years old company”, Corporate Reputation Review, Vol. 11 No. 4, pp. 371 - 379.
Anderson, J.C. & Gerbing, D.W. (1988), “Structural equation modeling in practice: A
review and recommended two-step approach”, Psychological Bulletin, Vol. 103
No. 3, pp. 411 - 423.
Anderson, J.C. & Narus, J.A. (1990), “A model of distributor firm and manufacturer firm
working partnerships”, Journal of Marketing, Vol. 54 No. 1, pp. 42 - 58.
Arora, R. & Stoner, C. (2009), “A mixed method approach to understanding brand personality”,
Journal of Product and Brand Management, Vol. 18 No. 4, pp. 272 - 283.
Atilgan, E., Aksoy, S. & Akinci, S. (2005), “Determinants of the brand equity: A verification
approach in the beverage industry in Turkey”, Marketing Intelligence and Planning,
Vol. 23 No. 3, pp. 237 - 248.
Babin, B.J. & Griffin, M. (1998), “The nature of satisfaction: an updated examination and
analysis”, Journal of Business Research, Vol. 41 No. 2, pp. 127 - 136.
Bagozzi, R.P. & Foxall, G.R. (1996), “Construct validation of a measure of adaptive-
innovative cognitive styles in consumption”, International Journal of Research in
Marketing, Vol. 13 No. 3, pp. 201 - 213.
Belk, R.W. (1988), “Possessions and the extended self”, Journal of Consumer Research,
Vol. 15 No. 2, pp. 139 - 168.

96 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Bentler, P. M. & Bonett, D. G. (1980), “Significance tests and goodness of fit in the analysis
of covariance struc-tures”, Psychological Bulletin, Vol. 88 No. 3, pp. 588 - 606.
Berry, J.W., Berry, J.W., Poortinga, Y.H., Segall, M.H. & Dasen, P.R. (2002), Cross-cultural
psychology: research and applications, Cambridge University Press.
Brakus, J.J., Schmitt, B.H. & Zarantonello, L. (2009), “Brand experience: what is it? How is
it measured? Does it affect loyalty?”, Journal of Marketing, Vol. 73 No. 3, pp. 52 - 68.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2020), “Chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2020”, http://www.mpi.gov.
vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=45768&idcm=136>, truy cập ngày 24/05/2021.
Buil, I., Martinez, E. & de Chernatony, L. (2013), “The influence of brand equity on
consumer responses”, Journal of Consumer Marketing, Vol. 30 No. 1, pp. 62 - 74.
Carmines, E.G. & McIver, J.P. (1981), “Analyzing models with unobserved variables”,
Social Measurement: Current Issues, Vol. 80, pp. 65 - 115.
Chan, A.P.H. & Tung, V.W.S. (2019), “Examining the effects of robotic service on brand
experience: the moderating role of hotel segment”, Journal of Travel and Tourism
Marketing, Vol. 36 No. 4, pp. 458 - 468.
Chin, W.W. & Todd, P.A. (1995), “On the use, usefulness, and ease of use of structural
equation modeling in MIS research: a note of caution”, MIS Quarterly, pp. 237 -
246.
Churchill Jr., G.A. & Surprenant, C. (1982), “An investigation into the determinants of
customer satisfaction”, Journal of Marketing Research, pp. 491 - 504.
Eren-Erdogmus, I., Cobanoglu, E. & Budeyri-Turan, I. (2015), “Exploring dimensions of
brand personality for Generation Y in the apparel market: the case of Turkey”,
Journal of Global Fashion Marketing, Vol. 6 No. 2, pp. 150 - 161.
Elite Fitness. (2021), “Hệ thống câu lạc bộ Elite Fitness”, https://elitefitness.com.vn/home/
about, truy cập ngày 24/05/2021.
Engel, J.F., Blackwell, R.D. & Miniard, P.W. (1995), Consumer behavior, 8th edition, New
York: Dryder.
Farquhar, P. H. (1989), “Managing brand equity”, Marketing Research, Vol. 1 No. 3, pp. 24 - 34.
Fellous, J.M. & Arbib, M.A. (2005), Who needs emotions: the brain meets the robot,
Oxford University Press.
Fournier, S. (1998), “Consumers and their brands: developing relationship theory in
consumer research”, Journal of Consumer Research, Vol. 24 No. 4, pp. 343 - 373.
Freling, T.H. & Forbes, L.P. (2005), “An empirical analysis of the brand personality effect”,
Journal of Product and Brand Management, Vol. 14 No. 7, pp. 404 - 413.
Geuens, M., Weijters, B. & De Wulf, K. (2009), “A new measure of brand personality”,
International Journal of Research in Marketing, Vol. 26 No. 2, pp. 97 - 107.
Ganesan, S. (1994), “Determinants of long-term orientation in buyer-seller relationships”,
Journal of Marketing, Vol. 58 No. 2, pp. 1 - 19.
Ha, H.Y. & Perks, H. (2005), “Effects of consumer perceptions of brand experience on
the web: brand familiarity, satisfaction and brand trust”, Journal of Consumer
Behaviour: an International Research Review, Vol. 4 No. 6, pp. 438 - 452.
Hair, J.J.F., Anderson, R.E., Tatham, R.L., & Black, W.C. (2010), Multivariate Data
Analysis, Peason Prentice Hall.
Hsu, C.H.C., Oh, H. & Assaf, A.G. (2012), “A customer-based brand equity model for
upscale hotels”, Journal of Travel Research, Vol. 51 No. 1, pp. 81 - 93.

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 97


Hui, M.K. & Bateson, J.E. (1991), “Perceived control and the effects of crowding and
consumer choice on the service experience”, Journal of Consumer Research, Vol.
18 No. 2, pp. 174 - 184.
Ishida, C. & Taylor, S.A. (2012), “Retailer brand experience, brand experience congruence,
and consumer satisfaction”, Journal of Consumer Satisfaction, Dissatisfaction and
Complaining Behavior, Vol. 25, pp. 63 - 79.
Keller, K.L. (2001), “Building customer-based brand equity: a blueprint for creating strong
brands”, Working paper, Report No. 01-107, MA: Marketing Science Institute,
Cambridge.
Keller, K.L. (2013), Strategic brand management: building measuring, and managing
brand equity, England: Pearson Education Ltd.
Keller, K.L. (1993), “Conceptualizing, measuring, and managing customer-based brand
equity”, The Journal of Marketing, Vol. 57 No. 1, pp. 1 - 22.
Kerin, R.A., Jain, A. & Howard, D.J. (1992), “Store shopping experience and consumer
price-quality-value perceptions”, Journal of Retailing, Vol. 68, pp. 376 - 397.
Kim, B.D. & Sullivan, M.W. (1998), “The effect of parent brand experience on line
extension trial and repeat purchase”, Marketing Letters, Vol 9 No. 2, pp. 181 - 193.
Kotler, P. (1997), Marketing Management: Analysis, Planning, Implementation, and
Control, Engelwood Cliffs, NJ: Prentice Hall.
Lai, C.S., Chen, C.S. & Lin, P.J. (2007), “The effects of service quality on customer
relational benefits in travel website”, Proceedings – Management of Converging
Technologies, Vol. 1 No. 6, pp. 33 - 40.
Louis, D. & Lombart, C. (2010), “Impact of brand personality on three major relational
consequences (trust, attachment, and commitment to the brand)”, Journal of
Product and Brand Management, Vol. 19 No. 2, pp. 114 - 130.
Maehle, N., Otnes, C. & Supphellen, M. (2011), “Consumers’ perceptions of the dimensions
of brand personality”, Journal of Consumer Behaviour, Vol. 10 No. 5, pp. 290 - 303.
Magin, S., Algesheimer, R., Huber, F. & Herrmann, A. (2003), “The impact of brand
personality and customer satisfaction on customer’s loyalty: theoretical approach
and findings of a causal analytical study in the sector of Internet service providers”,
Electronic Markets, Vol. 13 No. 4, pp. 294 - 308.
Mollen, A. & Wilson, H. (2010), “Engagement, telepresence and interactivity in online
consumer experience: reconciling scholastic and managerial perspectives”, Journal
of Business Research, Vol. 63 No. 9, pp. 919 - 925.
Nguyễn, H.Q. (2020), “Các nhân tố tác động đến sự hài lòng chất lượng dịch vụ ngân hàng
điện tử: Nghiên cứu tại Ngân hàng Thương mại Tiên Phong”, Tạp chí Quản lý và
Kinh tế quốc tế, Số 125, tr. 29 - 43.
Nguyễn, H.Q (2021), “Hành vi tiêu dùng dịch vụ giải trí trải nghiệm công nghệ thực tế ảo:
phân tích từ sự hài lòng đến lòng trung thành dịch vụ của khách hàng tại Hà Nội”,
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, Số 137, tr. 82 - 101.
Oliver, R. (1980), “A cognitive model of the antecedents and consequences of satisfaction
decisions”, Journal of Marketing Research, Vol. 17 No. 4, pp. 460 - 469.
Oliver, R. (1999), “Whence consumer loyalty?”, Journal of Marketing, Vol. 63 No. 4,
pp. 33 - 44.
Ortmeyer, G. & Huber, J. (1991), “Brand experience as a moderator of the negative impact
of promotions”, Marketing Letters, Vol. 2 No. 1, pp. 35 - 45.
Patterson, P.G. & Spreng, R.A. (1997), “Modelling the relationship between perceived

98 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


value, satisfaction and repurchase intentions in a business‐to‐business, services
context: an empirical examination”, International Journal of Service Industry
Management, Vol. 8 No. 5, pp. 414 - 434.
Plummer, J.T. (2000), “How personality makes a difference”, Journal of Advertising
Research, Vol. 40 No. 6, pp. 79 - 83.
Price, L.L., Arnould, E.J. & Deibler, S.L. (1995), “Consumers’ emotional responses to
service encounters: the influence of the service provider”, International Journal of
Service Industry Management, Vol. 6 No. 3, pp. 34 - 63.
Quan, N., Chi, N., Nhung, D., Ngan, N. & Phong, L. (2020), “The influence of website
brand equity, e-brand experience on e-loyalty: the mediating role of e-satisfaction”,
Management Science Letters, Vol. 10 No. 1, pp. 63 - 76.
Roustasekehravani, A., Hamid, A.B.A., Haghkhah, A. & Pooladireishahri, M. (2014), “Do
brand personality really enhance satisfaction and loyalty toward brand? A review
of theory and empirical research”, European Journal of Business and Management,
Vol. 6 No. 25, pp. 174 - 183.
Schmitt, B. (2011), Experience marketing: concepts, frameworks and consumer insights,
Now Publishers Inc.
Shankar, V., Smith, A.K., & Rangaswamy, A. (2003), “Customer satisfaction and loyalty in
online and offline environments”, International Journal of Research in Marketing,
Vol. 20 No. 2, pp. 153 - 175.
Sirgy, M.J. (1982), “Self-concept in consumer behavior: a critical review”, Journal of
Consumer Research, Vol. 9 No. 3, pp. 287 - 300.
Su, J. & Tong, X. (2016), “Brand personality, consumer satisfaction, and loyalty: a
perspective from denim jeans brands”, Family and Consumer Sciences Research
Journal, Vol. 44 No. 4, pp. 427 - 446.
Sung, Y. & Kim, J. (2010), “Effects of brand personality on brand trust and brand affect”,
Psychology & Marketing, Vol. 27 No. 7, pp. 639 - 661.
Zarantonello, L. & Schmitt, B.H. (2010, “Using the brand experience scale to profile
consumers and predict consumer behaviour”, Journal of Brand Management, Vol.
17 No. 7, pp. 532 - 540.
Zeithaml, V.A. (2000), “Service quality, profitability, and the economic worth of customers:
what we know and what we need to learn”, Journal of The Academy of Marketing
Science, Vol. 28 No. 1, pp. 67 - 85.

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 99


ISSN 2615-9848

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế


TẠP CHÍ

QUẢN LÝ
VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

Trang chủ: http://tapchi.ftu.edu.vn

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM


TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH COVID-19
Vũ Thị Hạnh1
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Ngọc Anh
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Vũ Huyền Phương
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Hồng Trà My
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 17/06/2021; Ngày hoàn thành biên tập: 30/09/2021; Ngày duyệt đăng: 10/10/2021

Tóm tắt: Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi đáng kể hành vi mua sắm trực tuyến
của người tiêu dùng Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm khám phá các nhân tố ảnh
hưởng tới hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên các trường đại học Hà Nội trong
bối cảnh đại dịch COVID-19. Bài viết phân tích ảnh hưởng của 7 yếu tố gồm: thái
độ, chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, rủi ro cảm nhận, niềm tin,
chất lượng của trang web và giá cả đến hành vi mua sắm trực tuyến của giới trẻ. Số
liệu nghiên cứu được thu thập qua mạng Internet từ 270 sinh viên đang học tại các
trường đại học của Hà Nội trong tháng 1 năm 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy
ngoài yếu tố rủi ro cảm nhận, 6 yếu tố còn lại có tác động cùng chiều tới hành vi mua
sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Nghiên cứu cung cấp một số hàm ý về chính
sách nhằm phát triển hoạt động bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam.
Từ khóa: Covid-19, Hành vi mua sắm trực tuyến, Sinh viên, Hà Nội
FACTORS AFFECTING ONLINE SHOPPING BEHAVIOR OF
HANOI UNIVERSITY STUDENTS IN
THE CONTEXT OF COVID-19
Abstract: The COVID-19 outbreak has considerably changed the online
shopping behavior of Vietnamese consumers. This study aims to explore the
factors influencing the online shopping behavior of Hanoi university students in
the context of Covid-19 pandemic. The study analyzed the effect of seven factors:
attitude, subject norm, perceived behavioral control, perceived risk, belief,
1
Tác giả liên hệ, Email: hanhvt@ftu.edu.vn

100 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


website quality, and price on online shopping behaviour of young Hanoians. The
data were collected from 270 Hanoi university students, who responded fully to a
questionnaire-based survey through the Internet in January 2021. The results show
that excluding perceived risk, six remaining factors were found to have a directly
positive impact on online shopping behavior of university students in Hanoi The
research also proposes some implications to help improve the performance of
online retailers in Vietnam.
Keywords: Covid-19, Online Shopping Behaviour, University Students, Hanoi

1. Đặt vấn đề
Với sự bùng nổ của thị trường thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến được
nhận định là một phương thức giao dịch hiệu quả. Đối với doanh nghiệp, bán hàng
qua mạng được coi là một kênh phân phối hiệu quả, giúp xóa bỏ các rào cản về mặt
địa lý, mở rộng nhóm khách hàng tiềm năng, cũng như giảm thiểu các chi phí kinh
doanh như thuê mặt bằng, nhân sự, tiếp thị. Đối với người tiêu dùng, mua sắm trực
tuyến đem lại nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian và công sức mua tại các cửa hàng
truyền thống, có thể mua sắm mọi lúc mọi nơi và có nhiều sự lựa chọn về các mặt
hàng, dễ dàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm, có thể so sánh giá của các nhà cung
cấp khác nhau. Vì vậy, mua sắm trực tuyến đang là một xu hướng mới của hành vi
mua sắm và đã thực sự bùng nổ trong thế kỷ 21 (Bùi, 2018).
Trong thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng COVID-19, khi nhiều quốc
gia trên thế giới áp dụng các biện pháp phong tỏa, giá trị giao dịch tại phân khúc
thương mại số đạt khoảng 4,2 triệu USD trong năm 2021, tương đương với mức
tăng trưởng là 8,76% so với năm 2020. Lưu lượng truy cập thương mại diện tử bán
lẻ toàn cầu đạt mức kỷ lục 22 tỷ lượt/tháng, với nhu cầu đặc biệt cao đối với các mặt
hàng thời trang, điện tử, đồ chơi và sách (Statista, 2021).
Tại Việt Nam, thị trường mua bán trực tuyến đã phát triển trong những năm
gần đây nhưng hình thức mua sắm truyền thống vẫn còn được nhiều người dân ưa
chuộng. Tuy nhiên, tình hình đã hoàn toàn thay đổi kể từ đại dịch COVID-19. Với
số ca lây nhiễm trong cộng đồng không ngừng gia tăng, Chính phủ đã áp dụng biện
pháp giãn cách xã hội để đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân, người tiêu dùng
cũng hạn chế đi mua tại các cửa hàng truyền thống nhằm giảm thiểu nguy cơ lây
nhiễm. Tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến đã tăng từ 77% trong
năm 2019 lên 88% năm 2020 (Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam, 2021).
Mua sắm trực tuyến càng phát triển, các yếu tố tác động lên hành vi mua sắm
trực tuyến của người tiêu dùng ngày càng đa dạng. Nghiên cứu về các yếu tố tác
động đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng đang được nhiều học giả
quan tâm (Hansen & cộng sự, 2004; Chiu & cộng sự, 2005; Javadi & cộng sự, 2012;
Jadhav & Khanna, 2016). Các nghiên cứu chủ yếu đươc thực hiện ở phạm vi quốc
gia (Meher & Burhan, 2020; Ariff & cộng sự, 2014; Ko & cộng sự, 2013; Arpita

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 101


& cộng sự, 2010; Orapin, 2009; Hsiu, 2007). Số lượng bài viết về các nhân tố ảnh
hưởng đến ý đinh hoặc hành vi mua sắm trực tuyến trong bối cảnh của Việt Nam
gia tăng đáng kể trong những năm gần đây, ứng dụng các lý thuyết hành vi như lý
thuyết hành động hợp lý và lý thuyết hành vi có hoạch định (Dương, 2012; Hà &
Nguyễn, 2016). Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về hành vi mua sắm trực tuyến của
người tiêu dùng Việt Nam trong bối cảnh Covid-19. Nguyễn & Hoàng (2020) áp
dụng mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ mở rộng (UTAUT2) và lý thuyết
hành vi có hoạch định nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố gồm thái độ, chuẩn
mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đến ý định mua hàng trực tuyến trên
các website doanh nghiệp Việt Nam. Điểm hạn chế của nghiên cứu này là chỉ tập
trung vào nhóm đối tượng mua sắm trực tuyến qua website doanh nghiệp, trong khi,
thực tế tại Việt Nam, việc mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử cũng
đóng vai trò khá quan trọng, chiếm 74%, trong khi số lượng người mua sắm trên
kênh website thấp hơn với mức 52% (Bộ Công Thương, 2021).
Khác với các nghiên cứu trước, bài viết này xem xét và đánh giá tổng quát các
yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trong bối
cảnh COVID-19 trên cả website doanh nghiệp và sàn thương mại điện tử ở Việt
Nam như Shopee, Tiki, Lazada. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên, đại diện cho
nhóm người tiêu dùng thuộc thế hệ Z (Gen Z). Nhóm khách hàng này đang dần
trở thành phân khúc thị trường mục tiêu hàng đầu của các thương hiệu mới nổi tại
thị trường Việt Nam - nơi có thể tạo ra thi trường ngách cho các doanh nghiệp nhỏ
nhưng vẫn có thể tìm kiếm và khẳng định vị thế kinh doanh của mình. Ngoài việc
áp dụng các thang đo của nhân tố hành vi như thái độ, chuẩn mực chủ quan, bài viết
phát triển thêm thang đo của các nhân tố như niềm tin, chất lượng trang web và giá
thấp từ đó đưa ra một số gợi ý về chính sách khách hàng cho các doanh nghiệp kinh
doanh hàng hóa trực tuyến trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
2. Tổng quan lý thuyết và xây dựng giả thuyết nghiên cứu
2.1 Khái niệm hành vi người tiêu dùng
Echchakoui (2016) nhận định hành vi của người tiêu dùng là hành động đặc
trưng của người tiêu dùng được bộc lộ trong việc tìm kiếm mua hoặc sử dụng hàng
hoá, dịch vụ. Moon & cộng sự (2015) cho rằng hành vi tiêu dùng là tất cả các hành
động trực tiếp và gián tiếp mà người tiêu dùng thực hiện để có được hàng hoá/dịch
vụ tại một địa điểm cụ thể và vào một thời điểm cụ thể. Từ một góc độ khác, Singh
& Singh (2015) định nghĩa hành vi tiêu dùng như là tập hợp các hoạt động tinh thần
và thể chất liên quan tới quy trình phân loại và đánh giá, đạt được hàng hoá, dịch
vụ, ý tưởng và cách sử dụng chúng.

102 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


2.2 Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
2.2.1 Thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức ảnh hưởng đến hành vi
Theo Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) và Lý thuyết hành vi có hoạch định
(TPB), thái độ và chuẩn mực chủ quan là hai yếu tố chính có tác động đến ý định
thực hiện hành vi. Trong đó, thái độ đối với một hành vi đề cập đến đánh giá của
một cá nhân về kết quả thu được từ việc thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991). Trong
bối cảnh mua sắm trực tuyến, thái độ được định nghĩa là cảm nhận tích cực hoặc
tiêu cực của khách hàng khi họ chuẩn bị ra quyết định mua sắm trực tuyến (Lin,
2007). Một số nghiên cứu đi trước đã cho kết quả rằng thái độ có tác động cùng
chiều trực tiếp lên hành vi mua sắm trực tuyến (George, 2004; Yang & cộng sự,
2007; Javadi & cộng sự, 2012; Ariff & cộng sự, 2014; Jadhav & Khanna, 2016).
Mặc dù hình thức mua bán trực tuyến không phải là mới và thật sự phổ cập ở
Việt Nam, nhưng nó đặc biệt phát huy tác dụng khi đại dịch COVID-19 tiếp tục có
những diễn biến phức tạp (Nguyễn & Hoàng, 2020). Tại Việt Nam, trong thời kỳ
diễn ra đại dịch COVID-19, người tiêu dùng bắt đầu nhận ra những lợi ích của việc
mua hàng trực tuyến (Phạm & cộng sự, 2020). Nhận thức này sẽ dẫn đến sự thay đổi
trong thái độ của họ tới mua hàng trực tuyến, từ đó tác động đến hành vi mua sắm
trực tuyến. Dựa trên lược khảo lý thuyết, giả thuyết 1, 2, 3 được đề xuất như sau:
H1: Thái độ của sinh viên Hà Nội có tác động cùng chiều tới hành vi mua sắm
trực tuyến trong thời kỳ COVID-19.
H2: Chuẩn mực chủ quan có tác động cùng chiều tới hành vi mua sắm trực tuyến
của sinh viên Hà Nội trong thời kỳ COVID-19.
H3: Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động cùng chiều tới hành vi mua sắm
trực tuyến của sinh viên Hà Nội trong thời kỳ COVID-19.
2.2.2 Rủi ro cảm nhận
Rủi ro có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp tới hành vi, giúp các nhà nghiên
cứu giải thích hành vi tìm kiếm thông tin và ra quyết định mua hàng của người
tiêu dùng (Barnes & cộng sự, 2007). Rủi ro cảm nhận được định nghĩa là khả năng
xảy ra mất mát khi tham gia vào mua sắm trực tuyến, là kết hợp giữa sự không
chắc chắn và khả năng xảy ra hậu quả nghiêm trọng (Ko & cộng sự, 2004). Một số
nghiên cứu khác tiếp cận rủi ro cảm nhận dưới góc độ liên quan đến nhận thức của
khách hàng về sự không an toàn và những hậu quả có thể xảy ra khi thực hiện một
hành động cụ thể nào đó (Zendehdel & cộng sự, 2015).
Mặc dù việc mua sắm trực tuyến đem lại rất nhiều lợi ích, người tiêu dùng vẫn
cảm nhận một mức độ rủi ro lớn hơn so với các hình thức mua bán truyền thống
(Lee & Tan, 2003). Các giao dịch trực tuyến luôn tồn tại sự không chắc chắn,
từ đó tạo ra rất nhiều các loại rủi ro khác nhau (Hà & Nguyễn, 2016). Điều này

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 103


được Pavlou & Gefen (2004) lý giải là do phương thức mua sắm trực tuyến đã
loại bỏ đi rất nhiều yếu tố quan trọng có thể được sử dụng bởi người tiêu dùng
để xem một nhà bán lẻ trên trang mua sắm trực tuyến có đáng tin cậy hay không.
Khi người tiêu dùng mua sắm trực tuyến, cách thức họ tiếp cận thông tin về sản
phẩm trên mạng khác hoàn toàn so với mua sắm truyền thống. Sản phẩm bán trên
mạng thường chỉ được mô tả bằng hình ảnh, âm thanh hoặc video (Kolesar &
Galbraith, 2000), nên khách hàng sẽ không được cảm nhận bằng những giác quan
bình thường như khi mua sắm truyền thống (Laroche & cộng sự, 2005). Trong
bối cảnh đại dịch COVID-19, sự khan hiếm tạm thời của nguồn cung hàng hóa
do chính sách phỏng tỏa cùng với sự sụt giảm đội ngũ nhân sự trong khâu giám
sát chất lượng hàng hóa dẫn tới việc gia tăng rủi ro trong giao dịch như hàng kém
chất lượng, giao chậm hàng hay thậm chí đơn hàng bị hủy. Vì vậy, giả thuyết
nghiên cứu được đề xuất là:
H4: Rủi ro cảm nhận có tác động ngược chiều tới hành vi mua sắm trực tuyến
của sinh viên Hà Nội trong thời kỳ COVID-19.
2.2.3 Niềm tin
Niềm tin là một tiền đề quan trọng của việc tham gia vào các quy trình kinh
doanh nói chung (Reichheld & Schefter, 2000). Có khá nhiều nghiên cứu khác nhau
đề xuất các định nghĩa khác nhau về niềm tin. Theo Madhok (1995), niềm tin được
định nghĩa là nhận thức của một bên về khả năng bên còn lại sẽ không hành động vì
lợi ích riêng của bản thân bên đó. Niềm tin của người tiêu dùng vào mua sắm trực
tuyến có thể được hiểu là sự tin tưởng vào một đối tượng cụ thể, chẳng hạn như sự
tin tưởng vào thương mại điện tử hoặc sự tin tưởng vào nhà cung cấp trực tuyến. Vì
vậy, giả thuyết nguyên cứu được đề xuất là:
H5: Niềm tin có tác động cùng chiều tới hành vi mua sắm trực tuyến của sinh
viên Hà Nội trong thời kỳ COVID-19.
2.2.4 Chất lượng trang web
Ở nghiên cứu này, chất lượng trang web được xem xét dưới góc độ bao gồm cả
nội dung, hình ảnh và chính sách của trang mua sắm trực tuyến. Website chính là
công cụ hỗ trợ trung gian hữu hiệu giữa người mua và người bán. Trong bối cảnh
mua sắm trực tuyến, do người tiêu dùng thực hiện mọi thao tác trực tiếp trên trang
web mua sắm, việc thiết kế giao diện và nội dung của trang web trở nên tối quan
trọng đối với các nhà cung cấp (Chen & Dibb, 2010). Trang web có nội dung hấp
dẫn và ấn tượng sẽ thúc đẩy cá nhân mua sắm trực tuyến (Osman & cộng sự, 2010;
Ariff & cộng sự, 2013). Giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là:
H6: Chất lượng trang web có tác động cùng chiều tới hành vi mua sắm trực
tuyến của sinh viên Hà Nội trong thời kỳ COVID-19.

104 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


2.2.5 Giá thấp
Giá là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá được ấn định theo
chi phí tạo ra sản phẩm, theo giá của đối thủ cạnh tranh hoặc theo những chiến lược
marketing mà doanh nghiệp theo đuổi (Vũ & cộng sự, 2018). Những nhà bán lẻ trực
tuyến mới thường sẽ dùng giá như chiến lược chủ yếu để hấp dẫn người mua trực
tuyến mua sản phẩm hoặc dịch vụ của họ (Keegan & Green, 2013). Giá thấp là một
trong những yếu tố tác động chính tới hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên
(Jadhav & Khanna, 2016). Vì vậy, giả thuyết được đề xuất như sau:
H7: Giá thấp có tác động cùng chiều tới hành vi mua sắm trực tuyến của sinh
viên Hà Nội trong thời kỳ COVID-19.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Thiết kế nghiên cứu
3.1.1 Định nghĩa các biến
Biến phụ thuộc
Biến phụ thuộc là “hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên Hà Nội trong thời
kỳ COVID”, được viết gọn lại thành “hành vi mua sắm trực tuyến” khi trình bày
trong các bảng kết quả.
Các biến độc lập
- Thái độ: là những đánh giá của sinh viên trên địa bàn Hà Nội về việc sử dụng
internet để mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ những trang web bán lẻ trong thời kỳ
COVID-19;
- Chuẩn mực chủ quan: là nhận thức của sinh viên trên địa bàn Hà Nội về
ảnh hưởng của nhóm tham khảo đến khả năng mua sắm trực tuyến trong thời kỳ
COVID-19;
- Nhận thức kiểm soát hành vi: là cảm nhận của sinh viên trên địa bàn Hà Nội
về sự sẵn có của các nguồn lực cần thiết, kiến thức và cơ hội để thực hiện việc mua
sắm trực tuyến trong thời kỳ COVID-19;
- Rủi ro cảm nhận: là nhận thức của sinh viên trên địa bàn Hà Nội về sự không
chắc chắn và các hậu quả có thể xảy ra của hành vi mua sắm trực tuyến trong thời
kỳ COVID-19;
- Niềm tin: là sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro có thể xảy đến từ những hành vi tương
tác với những website bán hàng trực tuyến trong thời kỳ COVID-19 của sinh viên
trên địa bàn Hà Nội;
- Chất lượng của trang web: là giao diện, nội dung truyền tải và các chính sách
của những website bán hàng trực tuyến trong thời kỳ COVID-19;

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 105


- Giá thấp: là mức giá thấp hơn so với mức giá trung bình trên thị trường của loại
sản phẩm đó trong thời kỳ COVID-19.
3.1.2 Chọn mẫu và phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp lấy mẫu thuận tiện được thực hiện nhằm giảm thiểu chi phí và thời
gian khảo sát. Theo Tabachnick & Fidell (2007), để tiến hành phân tích hồi quy,
kích thước mẫu tối thiểu là n ≥ 8m + 50 (n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập trong
mô hình). Bài viết sử dụng 27 biến độc lập, vì thế kích thước mẫu tối thiểu sẽ là
8x27+50 = 266. Nhằm đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, nghiên cứu sử
dụng 270 phiếu khảo sát.
Đối tượng điều tra là những sinh viên đang sinh sống và học tập trên địa bàn
Hà Nội đã từng mua sắm trực tuyến. Phiếu khảo sát được lập dựa trên công cụ của
Google (Google Forms) và phân phối bằng cách đăng trên mạng xã hội Facebook
(trên trang cá nhân của tác giả, trong các nhóm sinh viên và nhắn tin đến từng đối
tượng). Kết quả khảo sát được thu thập trong khoảng thời gian từ 17/02/2021 đến
28/02/2021. Do không gian nghiên cứu là Thành phố Hà Nội nên nhóm tác giả đã
cố gắng để lấy được phản hồi từ sinh viên sinh sống trên cả 12 quận trong thành
phố. Tuy nhiên, vì hạn chế về mặt thời gian và khu vực địa lý, số lượng phiếu khảo
sát của các quận không bằng nhau.
3.1.3 Xây dựng thang đo
Hình thành thang đo sơ bộ
Bài viết sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với 1 – Rất không đồng ý đến 5 –
Rất đồng ý. Ngoài các biến của thang đo được đề xuất bởi các nghiên cứu đi trước
(Pavlou & Gefen, 2004; Hoàng & cộng sự, 2018; Bùi, 2018), nhóm tác giả cũng
phát triển thêm các thang đo mới như niềm tin, chất lượng trang web, giá thấp. Các
thang đo được sử dụng trong bài viết được trình bày tại Bảng 1.
Bảng 1. Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu

Ký hiệu Nội dung Nguồn


Thái độ
TD1 Mua sắm trực tuyến trong thời kỳ diễn ra COVID-19 là một ý Pavlou
tưởng tốt đối với tôi. & Gefen
TD2 Mua sắm trực tuyến trong thời kỳ diễn ra COVID-19 là một ý (2004)
tưởng tôi thích.
TD3 Mua sắm trực tuyến trong thời kỳ diễn ra COVID-19 là một ý
tưởng thông minh với tôi.
TD4 Mua sắm trực tuyến trong thời kỳ diễn ra COVID-19 là một ý
tưởng thú vị với tôi.

106 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Bảng 1. Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu (tiếp theo)
Ký hiệu Nội dung Nguồn
Chuẩn mực chủ quan
CM1 Quyết định mua sắm trực tuyến của tôi chịu ảnh hưởng bởi những Hoàng &
người tôi quen biết. cộng sự
CM2 Hầu hết những người tôi quen đều nghĩ rằng tôi nên mua sắm trực (2018)
tuyến trong khi diễn ra COVID-19.
CM3 Nhiều người xung quanh tôi đều mua sắm trực tuyến trong khi
diễn ra COVID-19.
CM4 Tôi thấy xã hội có cách nhìn tích cực đối với mua sắm trực tuyến
trong thời kỳ diễn ra đại dịch COVID-19.
Nhận thức kiểm soát hành vi
KS1 Tôi không gặp khó khăn khi thực hiện mua sắm trực tuyến trong Hoàng &
khi diễn ra đại dịch COVID-19. cộng sự
KS2 Tôi có đủ cơ sở vật chất để thực hiện mua sắm trực tuyến trong khi (2018)
diễn ra đại dịch COVID-19.
KS3 Tôi có thể thực hiện hành vi mua sắm trực tuyến trong khi diễn ra
đại dịch COVID-19 nếu tôi muốn.
Rủi ro cảm nhận
RR1 Tôi lo ngại các sản phẩm tôi mua trong thời kỳ COVID-19 sẽ Bùi
không được như tôi mong đợi. (2018)
RR2 Tôi lo ngại rằng sau này tôi sẽ hối hận vì đã mua hàng trên trang
web trực tuyến trong thời kỳ COVID-19.
RR3 Tôi lo ngại rằng trang web bán hàng thu thập quá nhiều thông tin
cá nhân của tôi trong thời kỳ COVID-19.
RR4 Tôi lo ngại rằng trang web bán hàng sẽ sử dụng thông tin cá nhân
của tôi cho các mục đích khác mà không có sự cho phép của tôi
trong thời kỳ COVID-19.
RR5 Tôi lo ngại rằng thông tin cá nhân của tôi không được quản lý an
toàn trên trang web bán hàng trong thời kỳ COVID-19.
Niềm tin
NT1 Tôi tin rằng trang web tôi mua sắm luôn hướng tới lợi ích tốt nhất Nhóm
của khách hàng. tác giả
NT2 Tôi tin rằng trang web tôi mua sắm trong thời kỳ COVID-19 cung tự phát
cấp thông tin trung thực về sản phẩm. triển

NT3 Tôi tin rằng trang web tôi mua sắm trong thời kỳ COVID-19 đáp
ứng được đúng mong đợi của tôi.
NT4 Tôi tin rằng trang web tôi mua sắm trong thời kỳ COVID-19 đáng
tin cậy.

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 107


Bảng 1. Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu (tiếp theo)
Ký hiệu Nội dung Nguồn
Chất lượng trang web
TD1 Trong thời kỳ COVID-19 tôi thường mua sắm trực tuyến ở những Nhóm
trang web có giao diện bắt mắt, hấp dẫn người dùng. tác giả
TD2 Trong thời kỳ COVID-19 tôi thường mua sắm trực tuyến ở những tự phát
trang web có thao tác dễ sử dụng. triển
TD3 Trong thời kỳ COVID-19 tôi thường mua sắm trực tuyến ở những
trang web cung cấp thông tin sản phẩm đầy đủ.
TD4 Trong thời kỳ COVID-19 tôi thường mua sắm trực tuyến ở những
trang web có nhiều chính sách có lợi cho người dùng.
Giá thấp
G1 Giá khi mua sắm trên mạng trong thời kỳ COVID-19 có xu hướng Nhóm
rẻ hơn so với mua sắm truyền thống. tác giả
G2 Tôi thường so sánh giá của các nhà cung cấp khi mua sắm trực tự phát
tuyến trong thời kỳ COVID-19. triển
G3 Tôi thường mua sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp có giá rẻ nhất
khi mua sắm trực tuyến trong thời kỳ COVID-19.
Hành vi mua sắm trực tuyến
HV1 Khi có một trong hai lựa chọn giữa mua truyền thống và mua trực Nhóm
tuyến, tôi thường chọn mua trực tuyến. tác giả
HV2 Tôi thường xuyên mua sắm trực tuyến hơn trong thời kỳ diễn ra tự phát
đại dịch COVID-19. triển

Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả

Phỏng vấn điều tra sơ bộ


Phỏng vấn sơ bộ được thưc hiện trực tiếp với 14 sinh viên sinh sống tại các quận
Đống Đa, Cầu Giấy, Hà Đông và Hoàng Mai đã từng mua sắm trực tuyến trong thời
kỳ COVID-19. Phỏng vấn điều tra sơ bộ nhằm giúp loại bỏ các câu hỏi không chuẩn
xác và bổ sung các chỉ số đo lường tốt hơn. Các đối tượng được phỏng vấn có độ
tuổi trải đều và đăng ký các ngành học khác nhau.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1 Thống kê mô tả mẫu
Mẫu khảo sát được thực hiện đối với 270 sinh viên sinh sống tại 12 quận nội
thành Hà Nội. Tỷ lệ đối tượng khảo sát theo các nhóm yếu tố như giới tính, năm
học, nơi ở, tương đối đồng đều. Khoản chi cho mua sắm trực tuyến của đối tượng
khảo sát không cao do phần lớn những đối tượng này có mức thu nhập thấp hoặc
thậm chí chưa có thu nhập và nhận tiền chi tiêu từ gia đình. Khoản chi cho mua sắm
trực tuyến ở mức từ 3 triệu VND đến 5 triệu VND/tháng chiếm 94% trong số các
đối tượng tham gia khảo sát.

108 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Bảng 2. Thống kê mô tả mẫu khảo sát

Đặc điểm Các phương án Tần suất Tỷ lệ (%)


Giới tính Nam 122 45,2
Nữ 148 54,8
Năm học Năm thứ 1 44 16,3
Năm thứ 2 79 29,3
Năm thứ 3 59 21,9
Năm thứ 4 78 28,9
Năm thứ 5 trở lên 10 3,7
Nơi sinh sống Ba Đình 23 8,5
Bắc Từ Liêm 22 8,1
Cầu Giấy 23 8,5
Đống Đa 24 8,9
Hà Đông 20 7,4
Hai Bà Trưng 22 8,1
Hoàn Kiếm 24 8,9
Hoàng Mai 25 9,3
Nam Từ Liêm 20 7,4
Long Biên 25 9,3
Tây Hồ 22 8,1
Thanh Xuân 20 7,4
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

Đáng chú ý, do đây là đối tượng chưa đi làm nên có khá nhiều thời gian mua sắm
trực tuyến. Cụ thể, tần suất mua sắm trực tuyến trên 10 lần/tháng chiếm 39% tổng
số khách hàng.

Hình 1. Các sản phẩm giao dịch trực tuyến trong thời kỳ Covid-19
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 109


Hai loại mặt hàng thường xuyên được sinh viên mua nhất là thực phẩm, mỹ
phẩm và đồ thời trang do sinh viên là đối tượng trẻ tuổi, năng động nên nhu cầu
ăn uống và làm đẹp là rất lớn. Ngoài ra, do sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19,
nhóm mặt hàng đồ dùng, thiết bị y tế cũng được chú trọng khi 53,7% số sinh viên
tham gia khảo sát trả lời rằng đã mua loại mặt hàng này. Đáng chú ý, có khoảng
93% số sinh viên trả lời đã lựa chọn mua sắm qua sàn thương mại điện tử như
Shopee, Tiki, Ladada. Trong khi đó, việc mua sắm qua mạng xã hội và trang web
của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao và đồng đều, khoảng 53%.
4.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo
Kết quả phân tích cho thấy tất cả các biến trong thang đo đều có hệ số Cronbach’s
Alpha > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) >
0,3. Điều này đồng nghĩa với việc thang đo là phù hợp với các biến đang được xét
và được chấp nhận trong mô hình.
Bảng 3. Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Hệ số tương quan Hệ số Cronbach’s


Nhóm yếu tố Biến quan sát
biến tổng Alpha nếu bỏ biến
Thái độ Cronbach’s Alpha = 0,780
TD1 0,542 0,756
TD2 0,450 0,789
TD3 0,664 0,682
TD4 0,722 0,651
Chuẩn mực Cronbach’s Alpha = 0,844
chủ quan CM1 0,720 0,786
CM2 0,697 0,795
CM3 0,669 0,808
CM4 0,638 0,821
Nhận thức Cronbach’s Alpha = 0,796
kiểm soát KS1 0,617 0,746
hành vi
KS2 0,625 0,739
KS3 0,681 0,683
Rủi ro Cronbach’s Alpha = 0,866
cảm nhận RR1 0,675 0,842
RR2 0,704 0,835
RR3 0,719 0,831
RR4 0,682 0,841
RR5 0,665 0,844

110 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Hệ số tương quan Hệ số Cronbach’s
Nhóm yếu tố Biến quan sát
biến tổng Alpha nếu bỏ biến
Niềm tin Cronbach’s Alpha = 0,876
NT1 0,751 0,833
NT2 0,697 0,857
NT3 0,753 0,833
NT4 0,734 0,840
Chất lượng Cronbach’s Alpha = 0,816
trang web TK1 0,672 0,754
TK2 0,637 0,769
TK3 0,579 0,796
TK4 0,662 0,757
Giá cả Cronbach’s Alpha = 0,832
G1 0,673 0,784
G2 0,696 0,762
G3 0,704 0,755
Hành vi Cronbach’s Alpha = 0,694
mua sắm HV1 0,532
trực tuyến
HV2 0,532
Nguồn: Số liệu phân tích được bằng SPSS
Tuy nhiên, khi xét đến mối quan hệ giữa hệ số Cronbach’s Alpha If Item Deleted
và Cronbach’s Alpha ban đầu của các biến, ta thấy biến TD2 có hệ số Cronbach’s
Alpha If Item Deleted bằng 0,789 cao hơn hệ số Cronbach’s Alpha của cả nhóm
biến mô tả thái độ là 0,780. Điều này hàm ý rằng, biến TD2 cần được loại khỏi
thang đo. Sau khi loại biến TD2, hệ số Cronbach’s Alpha mới sẽ chính bằng hệ số
Cronbach’s Alpha If Item Deleted của biến TD2 là 0,789. Sau sự điều chỉnh này,
thang đo về thái độ mới sẽ gồm 3 biến là TD1, TD3 và TD4.
4.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Bảng 4. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của các biến độc lập
Yếu tố cần đánh giá Kết quả So sánh
Hệ số KMO 0,777 0,5 ≤ 0,777 ≤ 1
Giá trị Sig trong kiểm định Bartlett 0,000 0,000 < 0,05
Phương sai trích 70,504% 70,504% > 50%
Giá trị Eigenvalue 1,711 1,711 > 1
Nguồn: Số liệu phân tích được bằng SPSS

Kết quả kiểm định KMO cho thấy hệ số KMO bằng 0,777 > 0,5 giúp ta kết luận
được rằng phân tích nhân tố hoàn toàn phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Đồng thời,

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 111


kết quả kiểm định Bartlett là 3158,508 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,005 chứng
tỏ rằng các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Giá trị Eigenvalue
= 1,711 > 1 tại yếu tố thứ 7, từ yếu tố thứ 8 trở đi có Eigenvalue = 0,709 < 1 mang ý
nghĩa rằng mô hình có 7 nhóm yếu tố tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến của
sinh viên Hà Nội trong thời kỳ dịch COVID-19. Kết quả này phù hợp hoàn toàn với
số lượng biến phụ thuộc trong mô hình lý thuyết được rút ra ở trên.
Bảng 5. Ma trận xoay của các biến độc lập
Component
1 2 3 4 5 6 7
Rủi ro 3 0,823
Rủi ro 4 0,786
Rủi ro 1 0,782
Rủi ro 2 0,775
Rủi ro 5 0,769
Niềm tin 3 0,851
Niềm tin 4 0,838
Niềm tin 1 0,808
Niềm tin 2 0,802
Chuẩn mực chủ quan 2 0,854
Chuẩn mực chủ quan 1 0,851
Chuẩn mực chủ quan 3 0,810
Chuẩn mực chủ quan 4 0,772
Chất lượng trang web 1 0,838
Chất lượng trang web 2 0,810
Chất lượng trang web 4 0,796
Chất lượng trang web 3 0,729
Giá 3 0,865
Giá 2 0,849
Giá 1 0,836
Thái độ 4 0,869
Thái độ 3 0,842
Thái độ 1 0,766
Nhận thức kiểm soát hành vi 3 0,844
Nhận thức kiểm soát hành vi 2 0,842
Nhận thức kiểm soát hành vi 1 0,800
Nguồn: Số liệu phân tích được bằng SPSS

112 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Tiếp theo, các tác giả sử dụng ma trận xoay để xác định sự hội tụ của các biến
quan sát vào các yếu tố. Kết quả bảng 5 cho thấy 26 biến quan sát hội tụ vào 7 yếu tố
đúng như giả thuyết của thang đo và đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading trên 0,5.
Tương tự, ta tiếp tục phân tích EFA đối với các biến phụ thuộc tương tự như quy
trình phân tích đối với biến độc lập.
Bảng 6. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của các biến phụ thuộc

Yếu tố cần đánh giá Kết quả So sánh


Hệ số KMO 0,5 0,5 ≤ 0,5 ≤ 1
Giá trị Sig trong kiểm định Bartlett 0,000 0,000 < 0,05
Phương sai trích 76,576% 76,576% > 50%
Giá trị Eigenvalue 1,532 1,532 > 1
Nguồn: Số liệu phân tích được bằng SPSS

Kết quả kiểm định KMO theo Bảng 6 cho thấy hệ số KMO = 0,5, đồng thời kết
quả kiểm định Bartlett là 88,811 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,005. Từ đó, ta kết
luận được dữ liệu về biến phụ thuộc được sử dụng trong mô hình dùng để phân tích
nhân tố là thích hợp.
Sau đó, ta tiếp tục sử dụng hệ số Eigenvalue và tổng phương sai trích để phân
tích. Theo kết quả phân tích SPSS, giá trị phương sai trích là 76,576% > 50%, và giá
trị Eigenvalue của duy nhất yếu tố đầu tiên = 1,532 > 1. Đồng thời, trong ma trận
xoay có thông báo “Chỉ có một yếu tố được trích xuất. Không thể xoay”. Từ đó, kết
luận rằng, các biến phụ thuộc đều hội tụ lại thành một nhân tố và ta có thể rút gọn
biến phụ thuộc xuống còn 1 biến.
4.3 Mô hình hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên kết quả phân tích nhân tố khám phá, mô hình được rút gọn từ 27 biến
độc lập và 2 biến phụ thuộc ban đầu xuống còn 7 nhân tố của biến độc lập và 1 nhân
tố biến phụ thuộc.
Kiểm định F trong phân tích phương sai ANOVA được sử dụng để nhận định độ
phù hợp của mô hình tổng thể, và kiểm định t được dùng để kiểm tra mức ý nghĩa
của các hệ số của các biến độc lập trong mô hình.
Bảng 7. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội

Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn Durbin-Watson


1 0,690a 0,476 0,462 0,37565 1,722
a. Biến phụ thuộc: Hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên Hà Nội
b. Biến độc lập: Hằng số, Nhận thức kiểm soát hành vi, Chuẩn mực chủ quan, Thái độ với
trang web, Chất lượng trang web, Rủi ro cảm nhận, Giá thấp, Niềm tin
Nguồn: Số liệu phân tích được bằng SPSS

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 113


Bảng 8. Hệ số của mô hình hồi quy

Hệ số chưa Hệ số đã Thống kê đa
chuẩn hóa chuẩn hóa cộng tuyến
Mô hình T Sig.
B Sai số β Độ chấp VIF
chuẩn nhận
Hằng số 0,104 0,286 0,364 0,716
RR 0,048 0,036 0,066 1,318 0,189 0,809 1,236
NT 0,092 0,033 0,141 2,818 0,005 0,797 1,255
CM 0,121 0,034 0,161 3,559 0,000 0,974 1,027
TK 0,183 0,045 0,189 4,051 0,000 0,920 1,087
G 0,259 0,036 0,341 7,273 0,000 0,909 1,100
TD 0,148 0,026 0,261 5,660 0,000 0,941 1,062
KS 0,141 0,043 0,152 3,255 0,001 0,919 1,088
Nguồn: Số liệu phân tích được bằng SPSS

Kết quả Bảng 8 cho thấy hệ số VIF của tất cả các nhân tố độc lập đều < 2 nên
mô hình không mắc lỗi đa cộng tuyến. Trừ biến rủi ro cảm nhận có giá trị t ≥ 5%,
các biến độc lập còn lại đều có trị số thống kê t nhỏ hơn 5% nên mô hình hồi quy sẽ
phải loại bỏ biến rủi ro cảm nhận. Mô hình về các nhân tố tác động lên hành vi mua
sắm trực tuyến của sinh viên Hà Nội trong thời kỳ Covid sẽ là: HV = 0,161CM +
0,189TK + 0,341G +0,261TD + 0,152KS + 0,141NT
Ngoài ra, do hệ số của các biến độc lập trong mô hình đều mang giá trị dương,
nên các giả thuyết nghiên cứu H1, H2, H3, H5, H6, H7 được chấp nhận, trong khi
đó giả thuyết còn lại là H4 bị bác bỏ.
Thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi và chuẩn mực chủ quan đều có tác động
cùng chiều lên hành vi mua sắm của sinh viên Hà Nội trong thời kỳ COVID-19
trong đó thái độ là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất lên hành vi mua sắm trực tuyến
(β=0,261). Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn & Hoàng (2020). Mặc dù
hình thức mua sắm trực tuyến không phải là mới và thực sự phổ biến ở Việt Nam,
nhưng nó đặc biêt phát huy tác dụng khi dịch COVID-19 tiếp tục có những diễn
biến phức tạp. Trong thời gian này, số lượng người dân mua hàng trực tuyến qua các
website tăng đột biến do sự tiện lợi, đơn giản mà vẫn đảm bảo an toàn khi giao dịch.
Chuẩn mực chủ quan cũng được phát hiện là có sự ảnh hưởng tới hành vi mua sắm
trực tuyến trong thời kỳ COVID-19, đồng nghĩa với việc nếu những người xung
quanh và truyền thông báo chí có quan điểm tích cực về mua sắm trực tuyến trong
đợt dịch, sinh viên Hà Nội sẽ có khả năng thực hiện hành vi mua sắm trực tuyến
cao hơn. Điều này được lý giải do người tiêu dùng có xu hướng hỏi ý kiến và tham
khảo nhận xét của những người xung quanh và người đã từng mua sản phẩm trước
khi mua hàng (Phạm & cộng sự, 2020).

114 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Bảng 9. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết Nội dung Mức ý nghĩa Kết quả
H1 Thái độ của sinh viên Hà Nội có tác động cùng 0,000 Chấp
chiều tới hành vi mua sắm trực tuyến của họ nhận
trong thời kỳ diễn ra COVID-19.
H2 Chuẩn mực chủ quan có tác động cùng chiều 0,000 Chấp
tới hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên nhận
Hà Nội trong thời kỳ diễn ra COVID-19.
H3 Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động cùng 0,001 Chấp
chiều tới hành vi mua sắm trực tuyến của sinh nhận
viên Hà Nội trong thời kỳ diễn ra COVID-19.
H4 Rủi ro cảm nhận có tác động ngược chiều tới 0,189 Bác bỏ
hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên Hà
Nội trong thời kỳ diễn ra COVID-19.
H5 Niềm tin có tác động cùng chiều tới hành vi 0,005 Chấp
mua sắm trực tuyến của sinh viên Hà Nội trong nhận
thời kỳ diễn ra COVID-19.
H6 Chất lượng trang web có tác động cùng chiều 0,000 Chấp
tới hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên nhận
Hà Nội trong thời kỳ diễn ra COVID-19.
H7 Giá thấp có tác động cùng chiều tới hành vi 0,000 Chấp
mua sắm trực tuyến của sinh viên Hà Nội trong nhận
thời kỳ diễn ra COVID-19.
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

Giả thuyết H4 bị bác bỏ, rủi ro cảm nhận không có ảnh hưởng trực tiếp tới hành
vi mua sắm trực tuyến của sinh viên Hà Nội trong thời kỳ COVID-19. Trong khi
đó, Tạ & Đặng (2021) lại cho rằng rủi ro cảm nhận có ảnh hưởng đến ý định mua
sắm trực tuyến của thế hệ Z. Tuy nhiên, biến rủi ro cảm nhận lại có giá trị trung bình
khá cao (mean=3,74). Điều này đồng nghĩa với việc sinh viên Hà Nội có cảm nhận
về rủi ro khi mua sắm trực tuyến trong thời kỳ Covid-19 nhưng nó lại không ảnh
hưởng đến việc họ mua sắm trực tuyến. Có thể lý giải điều này là do sinh viên Hà
Nội đã quen thuộc với mua sắm trực tuyến từ trước khi dịch diễn ra dẫn đến họ có
thái độ tin tưởng với hành vi này bất kể những rủi ro có thể xảy ra.
Các giả thuyết H5, H6, H7 đều được chấp nhận. Các yếu tố niềm tin, chất lượng
của trang web và giá thấp đều có ảnh hưởng tới hành vi mua sắm trực tuyến của sinh
viên Hà Nội trong thời kỳ COVID-19. Trong số đó, giá thấp được phát hiện là yếu
tố có ảnh hưởng lớn nhất tới hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên Hà Nội. Giá
của sản phẩm hoặc dịch vụ được mua thấp hơn giá trung bình trên thị trường giúp
người mua cắt giảm chi tiêu. Hầu hết sinh viên đều còn chưa thể tự chủ tài chính mà
phải nhận trợ cấp hàng tháng từ người thân, vì vậy đối tượng này có xu hướng quan
tâm đến giá nhiều hơn các đối tượng khác. Do đó, giá thấp sẽ kích thích sinh viên

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 115


mua hàng trực tuyến nhiều hơn. Kết luận này là phù hợp với nghiên cứu của Jadhav
& Khanna (2016), cũng là một nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua
sắm của sinh viên tại Ấn Độ. Niềm tin cũng được phát hiện là một yếu tố có ảnh
hưởng trực tiếp tới hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên Hà Nội trong thời kỳ
COVID-19. Niềm tin đối với trang web mua sắm càng cao trong thời kỳ Covid-19,
sinh viên Hà Nội càng có xu hướng mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Trong thời kỳ
Covid-19, cuộc sống sinh hoạt của mọi người đều bị ảnh hưởng, xuất hiện những
nỗi lo ngại về tình hình dịch bệnh, niềm tin sẽ càng trở nên quan trọng. Nó giúp
người mua cảm thấy an tâm khi mua sắm ở trang web mà họ đã xây dựng được sự
tin tưởng, từ đó kích thích hành vi mua sắm trực tuyến. Ngoài ra, nghiên cứu còn
chứng minh được mối quan hệ trực tiếp giữa yếu tố chất lượng trang web và hành vi
mua sắm trực tuyến của sinh viên Hà Nội trong thời kỳ dịch bệnh. Giá trị trung bình
của yếu tố này cũng rất cao, giữa mốc 4 – Đồng ý và 5 – Hoàn toàn đồng ý. Kết quả
này phản ánh thiết kế và nội dung trang web phải thể hiện được tính chuyên nghiệp
thông qua giao diện, hình thức và nội dung thông tin được đăng tải trên trang web
thì sinh viên Hà Nội sẽ mua sắm trực tuyến nhiều hơn.
5. Một số kiến nghị đề xuất
Với các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến
Thứ nhất, các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến nên đẩy mạnh mảng tiếp thị truyền
thông trong thời kỳ COVID-19. Sinh viên trên địa bàn Hà Nội là nhóm khách hàng
có tiềm năng rất lớn do tần suất mua sắm trực tuyến cao, đồng thời có thái độ tích
cực với mua sắm trực tuyến cùng với khả năng thích nghi công nghệ tốt. Đặc biệt,
lớp đối tượng này có xu hướng tăng tần suất mua sắm trực tuyến trong thời kỳ
COVID-19. Do vậy, các doanh nghiệp nên thực hiện những chính sách quảng cáo
trên các phương tiện truyền thông để tăng tính nhận diện thương hiệu, hấp dẫn thêm
người dùng mới trong khi vẫn giữ chân được người dùng cũ.
Thứ hai, giá thấp là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất tới hành vi mua sắm trực tuyến
của sinh viên Hà Nội. Các doanh nghiệp bán lẻ tại Hà Nội nói riêng và cả nước nói
chung nên triển khai những chương trình khuyến mãi. Việc đưa ra những chương
trình khuyến mãi này sẽ giúp người tiêu dùng mua hàng với giá rẻ hơn, từ đó kích
thích khả năng tiếp tục mua sắm trực tuyến của họ. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng
có thể kết hợp với nhau để tạo những chương trình giảm giá khi mua combo hay
những combo sản phẩm có giá thấp hơn so với khi mua lẻ từng sản phẩm.
Thứ ba, do chất lượng trang web mua sắm cũng là một yếu tố có ảnh hưởng trực
tiếp tới hành vi mua sắm trực tuyến, các doanh nghiệp cũng cần phải chú ý và nâng
cao chất lượng trang web. Chất lượng của gian hàng trực tuyến bao gồm thiết kế
giao diện, các tính năng và nội dung truyền tải. Khi mua hàng trực tuyến, người
mua không nhìn thấy hay cảm nhận trực tiếp với sản phẩm khách hàng như khi mua
truyền thống, mà phải dựa hoàn toàn vào hình ảnh và mô tả sản phẩm do doanh
nghiệp cung cấp để ra quyết định mua hàng.

116 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Thứ tư, các doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch
vụ cung cấp. Đây là một trong các tiêu chí hàng đầu quyết định đến hành vi mua
sắm trực tuyến của người tiêu dùng, cũng như khả năng giữ chân khách hàng của
doanh nghiệp. Hành vi mua sắm trực tuyến của đối tượng chịu ảnh hưởng bởi nhận
xét và thái độ của những người xung quanh. Do đó, chỉ cần một người mua nhận
được sản phẩm không như quảng cáo và phản ánh lại lên các hội nhóm, diễn đàn
thì những người khác ngay lập tức cũng sẽ có cảm quan xấu đi về chất lượng của
sản phẩm, dẫn đến việc họ sẽ tìm những sản phẩm thay thế của doanh nghiệp khác.
Với các cơ quan quản lý nhà nước
Thứ nhất, để làm tăng thái độ và niềm tin của người dân vào mua sắm trực tuyến,
các cơ quan Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực này.
Hiện nay, mua sắm trực tuyến vẫn đang là một lĩnh vực mới phát triển tại Việt Nam,
mang tính chất đặc thù riêng khi nó là sự kết hợp giữa bán hàng và công nghệ, giữa
sản phẩm thực và gian hàng ảo. Vì thế, khung pháp lý để quản lý của nước ta nói
chung vẫn còn nhiều khoảng trống cần phải hoàn thiện, đặc biệt là các chính sách
bảo vệ người tiêu dùng và hạn chế các rủi ro từ hành vi lừa đảo khách hàng cho các
giao dịch trực tuyến.
Thứ hai, do yếu tố chuẩn mực chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi mua
sắm trực tuyến, các cơ quan quản lý nên đẩy mạnh tuyên truyền những lợi ích, khuyến
khích người tiêu dùng thực hiện mua sắm trực tuyến. Do đại dịch COVID-19 vẫn
đang diễn biến phức tạp, Chính phủ cần áp dụng kết hợp các phương thức truyền
thông về mức độ nguy hiểm của các biến chúng COVID-19 nhằm khuyến khích
người dân tham gia mua sắm trực tuyến nhiều hơn.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu của bài viết cho thấy nhận thức kiểm soát hành vi
cũng có ảnh hưởng tới hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên Hà Nội. Nhận thức
kiểm soát hành vi đề cập đến sự sẵn có của các nguồn lực cũng như khả năng tự thực
hiện hành vi mua sắm trực tuyến của đối tượng. Do vậy, để nâng cao khả năng tự
thực hiện hành vi của người tiêu dùng qua đó nâng cao hành vi mua sắm trực tuyến
của họ, trong ngắn hạn các cơ quan quản lý cần tuyên truyền những kỹ năng cần
thiết để mua sắm trực tuyến trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
6. Kết luận
Mua sắm trực tuyến đã dần trở thành một phương thức mua sắm phổ biến và
ngày một phát triển tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển của mua sắm trực tuyến,
ngày càng nhiều nghiên cứu ra đời với mục đích tìm hiểu hành vi của người tiêu
dùng khi mua sắm trực tuyến.
Sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 đã dẫn đến những tác động to lớn tới cuộc
sống hàng ngày và thói quen mua sắm của người dân Việt Nam. Các chính sách ứng
phó đã được Chính phủ ban hành kịp thời, tuy vậy ảnh hưởng của nó đến đời sống

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 117


của nhân dân là không thể tránh khỏi. Một trong số những sự thay đổi để thích nghi
của người dân là việc thay đổi hành vi mua sắm, chuyển từ mua sắm tại các cửa
hàng sang mua sắm trực tuyến.
Nghiên cứu này được triển khai với sự tham gia của 270 sinh viên đang học tập ở
Hà Nội đã có kinh nghiệm mua sắm trực tuyến từ trước khi dịch COVID-19 xảy ra.
Bên cạnh các thang đo được sử dụng ở những nghiên cứu đi trước, bài viết phát triển
thang đo cho một số biến mới. Những thang đo này đã đáp ứng kiểm định về độ tin cậy
Cronbach’s Alpha. Kết quả hồi quy cho thấy 6 yếu tố, bao gồm: thái độ, chuẩn mực chủ
quan, nhận thức kiểm soát hành vi, niềm tin, chất lượng của trang web và giá thấp có
ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên Hà Nội trong thời kỳ
COVID-19, trong đó giá thấp là yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, nghiên
cứu này không tìm thấy mối quan hệ trực tiếp nào giữa rủi ro cảm nhận và hành vi mua
sắm trực tuyến của đối tượng khảo sát. Bài viết cũng đề xuất một số kiến nghị quan
trọng cho các nhà bán lẻ trực tuyến đối với phân khác khách hàng là những người trẻ,
chưa hoặc có thu nhập thấp nhưng tần suất mua sắm trực tuyến cao.
Tài liệu tham khảo
Ajzen, I. (1991), “The theory of planned behavior”, Organizational Behavior and Human
Decision Processes, Vol. 50 No. 2, pp. 179 - 211.
Ariff, M.S.M., Sylvester, M., Zakuan, N., Ismail, K. & Ali, K.M. (2014), “Consumer
perceived risk, attitude and online shopping behaviour: empirical evidence from
Malaysia”, IOP Conference Series: Materials Science and Engineering, Vol. 58
No. 1, 012007.
Ariff, M.S.M., Yan, N.S., Zakuan, N., Bahari, A.Z. & Jusoh, A. (2013), “Web-based factors
affecting online purchasing behaviour”, IOP Conference Series: Materials Science
and Engineering, Vol. 46 No. 1, p. 012038.
Ariota, K., Shveta, S. & Anshuman, K. (2010), “Innovativeness/Novelty – Seeking behavior
as determinants of online shopping behavior among indian youth”, Journal of
Internet Commerce, Vol. 9 No. 3-4, pp. 164 - 185.
Barnes, S.J., Bauer, H.H., Neumann, M.M. & Huber, F. (2007), “Segmenting cyberspace:
a customer typology for the internet”, European Journal of Marketing, Vol. 41 No.
1/2, pp. 71 - 93.
Bộ Công Thương. (2021), “Sách trắng thương mại điện tử 2021”, Cục Thương mại điện tử
và Kinh tế số, https://kimnamdigital.vn/nguoi-viet-chu-yeu-mua-sam-tren-website-
san-thuong-mai-dien-tu-2/, truy cập ngày 5th August 2021.
Bùi, T.K. (2018), “Ảnh hưởng của rủi ro cảm nhận đến ý định mua hàng trực tuyến của khách
hàng tại TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 34, tr. 87 - 97.
Chen, J. & Dibb, S. (2010), “Consumer trust in the online retail context: exploring the
antecedents and consequences”, Psychology & Marketing, Vol. 27 No. 4, pp. 323 - 346.
Chiu, Y.B., Lin, C.P. & Tang, L.L. (2005), “Gender differs: assessing a model of online
purchase intentions in e‐tail service”, International Journal of Service Industry
Management, Vol. 16 No. 5, pp. 416 - 435.

118 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Dương, T.H.P. (2012), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến
của khách hàng trên địa bàn thành phố Huế”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Số 72B Mục 3, tr. 263 - 274.
Echchakoui, S. (2016), “Relationship between sales force reputation and customer behavior:
role of experiential value added by sales force”, Journal of Retailing and Consumer
Services, Vol 28, pp. 54 - 66.
George, J.F. (2004), “The theory of planned behavior and Internet purchasing”, Internet
Research, Vol. 14 No. 3, pp. 198 - 212.
Hà, N.T. & Nguyễn, T.Đ. (2016), “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của
người tiêu dùng Việt Nam: nghiên cứu mở rộng thuyết hành vi có hoạch định”, Tạp chí
Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 4, tr. 21 - 28.
Hansen, T., Jensen, J.M. & Solgaard, H.S. (2004), “Predicting online grocery buying
intention: a comparison of the theory of reasoned action and the theory of planned
behavior”, International Journal of Information Management, Vol. 24 No. 6,
pp. 539 - 550.
Hoàng, T.H., Huỳnh, T.T.Q. & Huỳnh, T.N. (2018), “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu
dùng xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Huế”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế:
Kinh tế và Phát triển, Tập 127, Số 5A, tr. 199 - 212.
Hsiu – Fen, L. (2007), “Predicting consumer intentions to shop online: an empirical test of
competing theories”, Electornic Commerce Research and Applications, Vol. 6 No. 4,
pp. 433- 442.
Jadhav, V. & Khanna, M. (2016), “Factors influencing online buying behavior of college
students: a qualitative analysis”, The Qualitative Report, Vol. 21 No. 1, pp. 1 - 15.
Javadi, M.H.M., Dolatabadi, H.R., Nourbakhsh, M., Poursaeedi, A. & Asadollahi, A.R.
(2012), “An analysis of factors affecting on online shopping behavior of consumers”,
International Journal of Marketing Studies, Vol. 4 No. 5, pp. 81 - 98.
Ko, H., Jung, J., Kim, J. & Shim, S.W. (2013), “Cross-cultural differences in perceived risk
of online shopping”, Journal of Interactive Advertising, Vol. 4 No. 2, pp. 20 - 29.
Keegan, W.J. and Green, M.C. (2013), Global marketing, 7th ed. Pearson/Prentice Hall,
Upper Saddle River, NJ.
Kolesar, M.B. & Galbraith, R.W. (2000), “A services – marketing perspective on e-retailing:
Implications for e- retailers and directions for further research”, Internet Research,
Vol. 10 No. 5, pp. 424 - 438.
Laroche, M., Yang, Z., McDougall, G.H.G. & Bergeron, J. (2005), “Internet versus bricks-
and-mortar retailers: an investigation into intangibility and its consequences”,
Journal of Retailing, Vol. 81 No. 4, pp. 251 - 267.
Lee, K.S. & Tan, S.J. (2003), “E-retailling versus physical retailing: a theoretical model and
empirical test of consumer choice”, Journal of Business Research, Vol. 56 No. 11,
pp. 877 - 885.
Lin, H.F. (2007), “Predicting consumer intentions to shop online: an empirical test of competing
theories”, Electronic Commerce Research and Applications, Vol. 6 No. 4, pp. 433 - 442.
Madhok, A. (1995), “Revisiting multinational firms’ tolerance for joint ventures: a trust-based
approach”, Journal of International Business Studies, Vol. 26 No. 1, pp. 117 - 137.
Meher, N. & Burhan, U. (2020), “Factors affecting consumers’ internet shopping behavior
during the COVID-19 pandemic: evidence from bangladesh”, Chinese Business
Review, Vol. 19 No. 3, pp. 91 - 104.

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 119


Moon, H., Park, J. & Kim, S. (2015), “The importance of an innovative product design
on customer behavior: development and validation of a scale”, Journal of Product
Innovation Management, Vol. 32 No. 2, pp. 224 - 232
Nguyễn, T.H. & Hoàng, Đ.L.T. (2020), “Hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng
trên các website doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh dịch COVID-19”, Tạp chí
Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh, Số 36 Mục 3, tr. 11 - 21.
Orapin, L. (2009), “Factors influencing internet shopping behavior: a survey of consumers
in Thailand”, Journal of Fashion Marketing and Management, Vol. 13 No. 4,
pp. 501 - 513.
Osman, S., Yin-Fah, B.C. & Hooi-Choo, B. (2010), “Undergraduates and online purchasing
behavior”, Asian Social Science, Vol. 6 No. 10, pp. 133 - 146.
Pavlou, P.A. & Gefen, D. (2004), “Building effective online marketplaces with institution-
based trust”, Information Systems Research, Vol. 15 No. 1, pp. 37 - 59.
Phạm, H.C. (2020), “Tác động của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam”, Tạp chí
Kinh tế và Phát triển, Số 274, tr. 2 - 13.
Pham, V.K., Do, T.T.H. & Ha, L.T.H. (2020), “A study on the COVID-19 awareness affecting
the consumer perceived benefits of online shopping in Vietnam”, Cogent Business &
Management, Vol. 7 No. 1, p. 1846882.
Reichheld, F.F. & Schefter, P. (2000), “E-loyalty: your secret weapon on the web”, Harvard
Business Review, Vol. 78 No. 4, pp. 105 - 113.
Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam. (2021), “Thương mại điện tử Việt Nam 2020”,
https://techfest.vn/tin-tuc/sach-trang-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-2020, truy cập
ngày 5th August 2021.
Singh, P. & Singh, M. (2015), “Fraud detection by monitoring customer behavior and activities”,
International Journal of Computer Applications, Vol. 111 No. 11, pp. 23 - 32.
Statista. (2021), “Thương mại điện tử toàn cầu”, https://www.statista.com/outlook/dmo/
ecommerce/worldwide, truy cập ngày 5th August 2021
Tabachnick, B.G & Fidell, L.S. (2007), Using Multivariate statistics (5th ed.), Boston, MA:
Allyn and Bacon.
Tạ, V.T. & Đặng, X.O. (2021), “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của
người tiêu dùng Thế hệ Z tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng,
Số 229, tr. 27 - 35.
Vũ T.H., Phạm, T.T. & Nguyễn, T.H.P. (2018), “Các nhân tố tác động đến quyết định chọn
kênh siêu thị khi mua rau quả của khách hàng tại Thành phố Nha Trang”, Tạp chí
Phát triển Khoa học & Công nghệ, Số 2, Tập 4, tr. 22 - 35.
Verhagen, T., Meents, S. & Tan, Y.H. (2006), “Perceived risk and trust associated with
purchasing at electronic marketplaces”, European Journal of Information Systems,
Vol. 15 No. 6, pp. 542 - 555.
Yang, B., Lester, D. & James, S. (2007), “Attitudes toward buying online as predictors
of shopping online for British and American respondents”, CyberPsychology &
Behavior, Vol. 10 No. 2, pp. 198 - 203.
Zendehdel, M., Paim, L.H. & Osman, S.B. (2015), “Students’ online purchasing behavior in
Malaysia: Understanding online shopping attitude”, Cogent Business & Management,
Vol. 2 No. 1, 1078428.

120 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


ISSN 2615-9848

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế


TẠP CHÍ

QUẢN LÝ
VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

Trang chủ: http://tapchi.ftu.edu.vn

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG


TRONG CÔNG VIỆC VÀ SỰ CAM KẾT GẮN BÓ VỚI
TỔ CHỨC CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI
CƠ QUAN CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG:
NGHIÊN CỨU TẠI TỔNG CỤC THỦY SẢN VIỆT NAM
Nguyễn Danh Nam1
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam
Uông Thị Ngọc Lan
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 15/06/2021; Ngày hoàn thành biên tập: 30/09/2021; Ngày duyệt đăng: 08/10/2021

Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm sử dụng truyền thông xã
hội (TTXH) đối với truyền miệng điện tử (eWOM) và tài sản thương hiệu của các
trường đại học (ĐH) tại Việt Nam. Nghiên cứu phân tích trên 600 đối tượng khảo
sát bao gồm học sinh lớp 12 và sinh viên năm thứ nhất. Kết quả phân tích mô hình
cấu trúc (SEM) chỉ ra đặc tính thông tin và vốn xã hội “vươn ra ngoài” có tác động
tích cực đến eWOM, trong khi vốn xã hội “co cụm vào trong” không ảnh hưởng
đến eWOM. Kết quả cũng đã khẳng định tầm quan trọng của thông tin và vốn xã
hội đến tài sản thương hiệu của trường ĐH thông qua eWOM làm trung gian. Các
tác giả cũng đưa ra một số hàm ý nghiên cứu nhằm gia tăng tài sản thương hiệu
của trường ĐH dựa trên kết quả nghiên cứu.
Từ khóa: Đặc điểm sử dụng truyền thông xã hội, Truyền miệng điện tử, Tài sản
thương hiệu, Vốn xã hội, Việt Nam
FACTORS AFFECTING JOB SATISFACTION AND
ORGANISATIONAL COMMITMENT OF CIVIL SERVANTS AT
PUBLIC SERVICE DELIVERY AGENCIES: A CASE STUDY OF
THE DIRECTORATE OF FISHERIES
Abstract: The study aims to analyse the factors affecting job satisfaction and
organisational commitment of civil servants at the Directorate of Fisheries. From
the data provided by 357 civil servants, the structural equation model (SEM)
was applied to assess the factors affecting job satisfaction and organisational
commitment of civil servants at the Directorate of Fisheries. The results show that
there are nine factors affecting job satisfaction and organisational commitment
of civil servants. The factor of training and advancement opportunities have
1
Tác giả liên hệ, Email: ndnam.dr.90@gmail.com

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 121


the heaviest impact on job satisfaction, organisational commitment, while the
factor of stress at work has a negative impact on job satisfaction, organisational
commitment. Based on the results, the authors suggest some significant policy
implications for Directorate of Fisheries to increase job satisfaction and
organisational commitment of civil servants.
Keywords: Job Satisfaction, Organisational Commitment, Civil Servants,
Directorate of Fisheries

1. Đặt vấn đề
Hiện nay, khu vực công đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến sự cam
kết gắn bó của đội ngũ cán bộ công chức với tổ chức. Điều này đang ảnh hưởng đến
mức độ phục vụ và việc đạt được lợi ích quốc gia. Tỷ lệ từ chức của các nhân viên
trong khu vực công trên thế giới có xu hướng tăng lên từ 10,5% đến 25,7% trong giai
đoạn 2018-2020, làm mất đi những nhân viên đã được đầu tư đào tạo (Imran & cộng
sự, 2020). Mặc dù đội ngũ nhân lực làm việc tại khu vực công được đảm bảo công
việc gần như trọn đời, nhưng họ vẫn chưa thực sự cảm thấy muốn gắn bó và hài lòng
với công việc hiện tại. Tình trạng chảy máu chất xám trong khu vực công trở nên phổ
biến khi ngày càng có nhiều cá nhân, cán bộ, công chức có năng lực chuyên môn cao
chuyển sang làm việc cho khu vực tư nhân. Điều này có thể xuất phát từ môi trường
làm việc tại khu vực công không phù hợp, ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết
của cán bộ công chức cùng với nhiều yếu tố cản trở khác (Imran & cộng sự, 2020).
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc và sự cam kết
gắn bó của đội ngũ cán bộ công chức tại Tổng cục Thủy sản là một nghiên cứu mới
trong lĩnh vực dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp. Trong quá trình hội nhập với nền
kinh tế toàn cầu và bắt kịp xu hướng quản lý công mới trên thế giới, mỗi cấp mỗi
ngành đều phải xác định cho mình phương hướng phát triển sao cho phù hợp và
đem lại hiệu quả cao nhất. Với vai trò là một ngành dịch vụ đặc biệt, quan trọng của
đất nước, dịch vụ công trong lĩnh vực ngư nghiệp góp phần phục vụ các lợi ích cần
thiết và đảm bảo cuộc sống cho người dân cũng như phát triển bền vững ngành ngư
nghiệp. Tổng cục Thủy sản là cơ quan cung ứng dịch vụ công cho người dân phục
vụ sản xuất ngư nghiệp. Hiện nay, Tổng cục Thủy sản đang phải đối mặt với những
áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa khu vực tư nhân và khu vực công do Nhà
nước đang tiến hành xã hội hóa một số dịch vụ công ngư nghiệp, bao gồm việc
chuyển giao một số dịch vụ công cho khu vực tư nhân đảm nhiệm (Tổng cục Thủy
sản, 2020). Do vậy, Tổng cục Thủy sản phải xem nguồn nhân lực là lợi thế cạnh tranh
tốt nhất bởi lẽ đội ngũ cán bộ công chức chính là tài sản giúp cho cơ quan nâng cao
năng lực cạnh tranh với khu vực tư nhân và góp phần làm hài lòng người dân. Đội
ngũ cán bộ công chức giỏi về chuyên môn, làm việc khoa học, gắn bó và trung thành
với tổ chức luôn là tiêu điểm để các cơ quan cung ứng dịch vụ công hướng đến.

122 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Một số nghiên cứu trong nước đã tập trung vào sự cam kết gắn bó với tổ chức
của đội ngũ cán bộ công chức (Huy, 2017; Dũng, 2019; Thanh, 2019). Tuy nhiên
các nghiên cứu đó không được điều tra thực nghiệm tại Tổng cục Thủy sản. Do đó,
nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc và sự cam kết
gắn bó với tổ chức của cán bộ công chức tại cơ quan cung ứng dịch vụ công - Nghiên
cứu tại Tổng cục Thủy sản Việt Nam” có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Mục
tiêu của nghiên cứu nhằm đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công
việc, sự cam kết gắn bó với tổ chức của cán bộ công chức, tìm và đưa ra các giải
pháp nâng cao sự hài lòng trong công việc và sự cam kết gắn bó của họ với tổ chức.
2. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Lý thuyết về sự hài lòng trong công việc
Sự hài lòng trong công việc đã được nhiều học giả quan tâm nhưng vẫn chưa
đạt được sự thống nhất vì mỗi nhà nghiên cứu có cách tiếp cận và đưa ra khái niệm
khác nhau. Nhưng có thể nhận thấy điểm chung giữa các khái niệm đó là đều coi sự
hài lòng trong công việc như là một biến về thái độ, vì nó là mức độ cảm nhận của
nhân viên đối với công việc (Spector, 1977). Lý thuyết tương tác đã mô tả sự hài
lòng trong công việc có được nhờ vào sự tác động qua lại giữa tính cách của nhân
viên với công việc (Hulin, 1991; Locke, 1976). Một số nghiên cứu khác nhấn mạnh
sự hài lòng trong công việc xuất hiện khi nhân viên được đáp ứng đầy đủ về mặt
vật chất cũng như tinh thần tại nơi mà họ làm việc (Graham, 1982; Schermerhorn,
1993; Robbins & cộng sự, 2003). Weiss (2002) nhấn mạnh “sự hài lòng trong công
việc là cái nhìn tích cực hoặc tiêu cực của một nhân viên về công việc hay chức vụ
của ai đó”. Mặt khác, sự hài lòng trong công việc còn được nhìn nhận là một tập
hợp có mối liên kết đến thái độ của nhân viên đối với công việc và được tiếp cận
chủ yếu theo hai hướng là sự hài lòng tổng thể trong công việc và sự hài lòng theo
các khía cạnh trong công việc. Sự hài lòng tổng thể trong công việc là cách đánh giá
chung của nhân viên về sự hài lòng bao trùm lên các khía cạnh liên quan tới công
việc (Chiva & Alegre, 2009). Các nghiên cứu của Smith & cộng sự (1969); Dung
(2005) cho rằng sự hài lòng theo các khía cạnh trong công việc là sự đánh giá của
bản thân nhân viên về sự hài lòng dựa vào các phương diện khác nhau có liên quan
tới công việc. Cả hai cách tiếp cận này hoàn toàn phù hợp để đánh giá sự hài lòng
trong công việc của nhân viên (Price, 1997).
2.1.2 Lý thuyết về sự cam kết gắn bó với tổ chức
Sự cam kết gắn bó với tổ chức có cấu trúc đa hướng nhưng phần lớn các nghiên
cứu hiện nay đều tiếp cận theo hướng thể hiện thái độ của nhân viên đối với tổ chức
(Meyer & Herscovitch, 2001). Sự cam kết gắn bó với tổ chức là mức độ cảm xúc biểu
thị mối liên kết giữa nhân viên với tổ chức và ảnh hưởng tới quyết định có tiếp tục

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 123


duy trì là thành viên của tổ chức. Sự cam kết gắn bó với tổ chức được cấu thành bởi
ba thành phần: cam kết gắn bó cảm xúc, cam kết gắn bó duy trì và cam kết gắn bó đạo
đức (Allen & Meyer, 1990). Meyer & Allen (1997) đã chỉ ra nhân viên có sự cam kết
gắn bó với tổ chức cao sẽ có khả năng làm việc tốt hơn, cống hiến nhiều hơn cho tổ
chức. Mowday & cộng sự (1979) coi sự cam kết gắn bó với tổ chức là sức mạnh của sự
hợp nhất giữa nhân viên với tổ chức, sự đóng góp tích cực của nhân viên vào các hoạt
động của tổ chức và thể hiện bởi ba thành phần: sự hợp nhất, sự dấn thân và lòng trung
thành. Khái niệm trên đã cho thấy sự hiện diện của thái độ và hành vi, trong đó thái độ
dẫn tới hành vi và ngược lại hành vi làm gia tăng thêm cho thái độ (Cohen, 2007). Tại
Việt Nam, Dung (2006) đã kế thừa khái niệm của Mowday & cộng sự (1979) để phát
triển thang đo sự cam kết gắn bó với tổ chức bao gồm ba thành phần: (i) Nỗ lực là sự
tự nguyện và cố gắng hết sức mình vì tổ chức; (ii) Tự hào là sự tin tưởng và đồng thuận
với các giá trị, mục tiểu của tổ chức; và (iii) Trung thành là ý muốn mãnh liệt được ở
lại với tổ chức. Qua kiểm chứng thực tiễn, thang đo sự cam kết gắn bó với tổ chức này
hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện phát triển tại Việt Nam.
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc và sự cam kết gắn bó
với tổ chức
Nghiên cứu sử dụng lý thuyết bậc thang nhu cầu của Maslow (1943) làm nền tảng
để điều chỉnh bổ sung các yếu tố trong thang đo sự hài lòng theo các khía cạnh trong
công việc. Nghiên cứu của Mowday & cộng sự (1979) đã nhấn mạnh mối quan hệ
trực tiếp giữa các khía cạnh của sự hài lòng trong công việc với sự cam kết gắn bó
đối với tổ chức. Trong đó, các khía cạnh của sự hài lòng trong công việc sẽ khác
nhau và tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của mỗi tổ chức nghiên cứu. Qua lược
khảo các tài liệu nước ngoài và trong nước, nghiên cứu này kế thừa thang đo AJDI
của Dung (2005) để đưa ra các khía cạnh của sự hài lòng, trên cơ sở đó đánh giá sự
hài lòng theo các khía cạnh trong công việc đến sự hài lòng tổng thể trong công việc
và sự cam kết gắn bó với tổ chức. Nghiên cứu trên đã chứng minh các khía cạnh của
thang đo AJDI có tác động tới ba thành phần của sự cam kết gắn bó với tổ chức bao
gồm: nỗ lực, tự hào và trung thành. Kiểm chứng thực tiễn của Thuận (2014) đã ủng
hộ qua điểm trên, tuy nhiên thang đo AJDI trong nghiên cứu này đã được bổ sung
thêm một khía cạnh mới đó chính là “Khen thưởng”. Ngoài ra, sự hài lòng theo các
khía cạnh trong công việc cũng được tìm thấy có mối tương quan thuận chiều tới sự
hài lòng tổng thể trong công việc (Dung, 2005; Thuận, 2014). Điều này là hoàn toàn
phù hợp với nghiên cứu của Aldag & cộng sự (1978), Ferratt (1981). Tổng hợp từ
các nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: Sự cam kết gắn
bó đối với tổ chức bao gồm Nỗ lực, Tự hào và Trung thành; Sự hài lòng tổng thể
trong công việc; Sự hài lòng theo các khía cạnh trong công việc bao gồm: Bản chất
công việc, Lãnh đạo, Cơ hội đào tạo và thăng tiến, Đồng nghiệp, Thu nhập, Điều
kiện làm việc và Phúc lợi ba thành phần bao gồm ba thành phần: Đánh giá công
việc, Cân bằng công việc và cuộc sống, Áp lực công việc.

124 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Đánh giá công việc: là sự đo lường có hệ thống, chính thức và công khai mức
độ hoàn thành công việc của nhân viên so với các tiêu chuẩn mà tổ chức đã đặt ra.
Bất kỳ tổ chức nào cũng coi trọng việc đánh giá công việc của nhân viên vì nó liên
quan tới thu nhập và là cách thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo đối với nhân viên
bằng cách khen thưởng cho sự đóng góp của nhân viên trong công việc hoặc các
biện pháp xử phạt để giúp nhân viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đánh
giá công việc được chứng minh có mối quan hệ tích cực với sự cam kết gắn bó với
tổ chức (Sơn, 2018) và sự hài lòng trong công việc (Thành, 2018).
Cân bằng công việc và cuộc sống: là vai trò của con người trong cuộc sống hàng
ngay hay việc phân bổ thời gian cho công việc, gia đình và các hoạt động xã hội. Mất
cân bằng giữa công việc và cuộc sống là nguyên nhân khiến người lao động cảm thấy
mệt mỏi với công việc hiện tại, dẫn đến tình trạng căng thẳng tâm lý và giảm năng
suất làm việc, kết quả là tình trạng nhảy việc cũng vì thế mà tăng lên. Do đó, cân bằng
giữa công việc và cuộc sống có mối quan hệ tích cực với sự hài lòng trong công việc
và sự cam kết gắn bó lâu dài với tổ chức của nhân viên (Jafri, 2013; Tiến, 2015).

Hình 1. Mô hình nghiên cứu


Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả

Áp lực công việc: liên quan đến căng thẳng khi làm việc. Nhân viên luôn cảm
thấy có rất nhiều công việc cần giải quyết và không thể làm hết việc trong ngày
khiến đầu óc luôn căng thẳng, tinh thần và cơ thể luôn xuất hiện tình trạng mệt mỏi
không thể tập trung vào công việc. Một số nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ
ngược chiều giữa áp lực công việc với sự hài lòng trong công việc, sự cam kết gắn
bó đối với tổ chức (Hà, 2010; Thuỵ, 2015).

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 125


Bảng 1. Bảng tổng hợp giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Kí hiệu Nội dung Kỳ vọng dấu


Nhóm giả H1.1 Bản chất công việc có tác động thuận chiều dương (+)
thuyết H1 tới sự hài lòng trong công việc.
H1.2 Cơ hội đào tạo và thăng tiến có tác động thuận (+)
chiều dương tới sự hài lòng trong công việc.
H1.3 Thu nhập có tác động thuận chiều dương tới sự hài (+)
lòng trong công việc.
H1.4 Lãnh đạo có tác động thuận chiều dương tới sự hài (+)
lòng trong công việc.
H1.5 Đồng nghiệp có tác động thuận chiều dương tới sự (+)
hài lòng trong công việc.
H1.6 Phúc lợi có tác động thuận chiều dương tới sự hài (+)
lòng trong công việc.
H1.7 Điều kiện làm việc có tác động thuận chiều dương (+)
tới sự hài lòng trong công việc.
H1.8 Đánh giá thực hiện công việc có tác động thuận (+)
chiều dương tới sự hài lòng trong công việc.
H1.9 Cân bằng giữa công việc và cuộc sống có tác động (+)
thuận chiều dương tới sự hài lòng trong công việc.
H1.10 Áp lực công việc có tác động ngược chiều âm tới (-)
sự hài lòng trong công việc
Nhóm giả H2.1 Bản chất công việc có tác động thuận chiều dương (+)
thuyết H2 tới nỗ lực trong công việc.
H2.2 Cơ hội đào tạo và thăng tiến có tác động thuận (+)
chiều dương tới nỗ lực trong công việc.
H2.3 Thu nhập có tác động thuận chiều dương tới nỗ lực (+)
trong công việc.
H2.4 Lãnh đạo có tác động thuận chiều dương tới nỗ lực (+)
trong công việc.
H2.5 Đồng nghiệp có tác động thuận chiều dương tới nỗ (+)
lực trong công việc.
H2.6 Phúc lợi có tác động thuận chiều dương tới nỗ lực (+)
trong công việc.
H2.7 Điều kiện làm việc có tác động thuận chiều dương (+)
tới nỗ lực trong công việc.
H2.8 Đánh giá thực hiện công việc có tác động thuận (+)
chiều dương tới nỗ lực trong công việc.
H2.9 Cân bằng giữa công việc và cuộc sống có tác động (+)
thuận chiều dương tới nỗ lực trong công việc
H2.10 Áp lực công việc có tác động ngược chiều âm tới (-)
nỗ lực trong công việc

126 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Bảng 1. Bảng tổng hợp giả thuyết nghiên cứu (tiếp theo)
Giả thuyết Kí hiệu Nội dung Kỳ vọng dấu
Nhóm giả H3.1 Bản chất công việc có tác động thuận chiều dương (+)
thuyết H3 tới tự hào trong công việc.
H3.2 Cơ hội đào tạo và thăng tiến có tác động thuận (+)
chiều dương tới tự hào trong công việc.
H3.3 Thu nhập có tác động thuận chiều dương tới tự hào (+)
trong công việc.
H3.4 Lãnh đạo có tác động thuận chiều dương tới tự hào (+)
trong công việc.
H3.5 Đồng nghiệp có tác động thuận chiều dương tới tự (+)
hào trong công việc.
H3.6 Phúc lợi có tác động thuận chiều dương tới tự hào (+)
trong công việc.
H3.7 Điều kiện làm việc có tác động thuận chiều dương (+)
tới tự hào trong công việc.
H3.8 Đánh giá thực hiện công việc có tác động thuận (+)
chiều dương tới tự hào trong công việc.
H3.9 Cân bằng giữa công việc và cuộc sống có tác động (+)
thuận chiều dương tới tự hào trong công việc
H3.10 Áp lực công việc có tác động ngược chiều âm tới (-)
tự hào trong công việc
Nhóm giả H4.1 Bản chất công việc có tác động thuận chiều dương (+)
thuyết H4 tới trung thành trong công việc.
H4.2 Cơ hội đào tạo và thăng tiến có tác động thuận (+)
chiều dương tới trung thành trong công việc.
H4.3 Thu nhập có tác động thuận chiều dương tới trung (+)
thành trong công việc.
H4.4 Lãnh đạo có tác động thuận chiều dương tới trung (+)
thành trong công việc.
H4.5 Đồng nghiệp có tác động thuận chiều dương tới (+)
trung thành trong công việc.
H4.6 Phúc lợi có tác động thuận chiều dương tới trung (+)
thành trong công việc.
H4.7 Điều kiện làm việc có tác động thuận chiều dương (+)
tới trung thành trong công việc.
H4.8 Đánh giá thực hiện công việc có tác động thuận (+)
chiều dương tới trung thành trong công việc.
H4.9 Cân bằng giữa công việc và cuộc sống có tác động (+)
thuận chiều dương tới trung thành trong công việc
H4.10 Áp lực công việc có tác động ngược chiều âm tới (-)
trung thành trong công việc
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 127


3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Xây dựng thang đo
Thang đo sơ bộ kế thừa từ nghiên cứu trong và ngoài nước. Thang đo sơ bộ được
đưa vào thảo luận nhóm với 10 cán bộ công chức giữ chức vụ quản lý cấp phòng
ban và có thâm niên công tác tại Tổng cục Thuỷ sản để điều chỉnh và bổ sung nội
dung các biến quan sát và đo lường các khái niệm nghiên cứu. Ngoài ra, nhóm tác
giả tiến hành phỏng vấn chuyên sâu đối với 3 chuyên gia trong lĩnh vực quản trị
nguồn nhân lực để từ đó nắm rõ các yếu tố trong mô hình nghiên cứu và giải quyết
các vấn đề phát sinh trong quá trình thảo luận nhóm. Kết quả thu về mọi người đều
đồng ý với các khái niệm đưa ra trong mô hình nghiên cứu đề xuất nhưng cần hiệu
chỉnh lại một số từ ngữ để thang đo có nội dung đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với
trình độ của người khảo sát.
Thiết kế nghiên cứu trong nghiên cứu định lượng là thiết kế nghiên cứu mô tả.
Các biến được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ tương ứng với mức từ 1 -
Hoàn toàn không đồng ý đến 5 - Hoàn toàn đồng ý.v
Bảng 2. Thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu
Mã hoá Thang đo các biến quan sát Nguồn
Bản chất công việc
BCCV1 Công việc cho phép anh (chị) sử dụng tốt các năng lực cá nhân. Dung
BCCV2 Công việc rất thú vị. (2005)
BCCV3 Công việc có nhiều thách thức.
BCCV4 Công việc có ý nghĩa và hữu ích .
Cơ hội đào tạo và thăng tiến
DTTT1 Anh (chị) được cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc. Dung
DTTT2 Anh (chị) được tạo nhiều cơ hội phát triển cá nhân. (2005)
DTTT3 Cơ quan giúp cho anh (chị) có kế hoạch rõ ràng về đào tạo, phát triển
nghề nghiệp.
DTTT4 Cơ quan tạo cho anh (chị) nhiều cơ hội thăng tiến.
DTTT5 Anh (chị) được biết những điều kiện để được thăng tiến.
DTTT6 Chính sách thăng tiến của cơ quan công bằng.
Thu nhập
TN1 Anh (chị) được trả lương tương xứng với kết quả làm việc. Dung
TN2 Anh (chị) có thể sống hoàn toàn dựa trên tiền lương từ cơ quan. (2005)
TN3 Anh (chị) được tăng lương hợp lý.
TN4 Khi làm tốt công việc, anh (chị) được khen thưởng xứng đáng.
TN5 Thu nhập được trả công bằng.
TN6 Thu nhập được trả đúng hạn.

128 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Bảng 2. Thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu (tiếp theo)
Mã hoá Thang đo các biến quan sát Nguồn
Lãnh đạo
LD1 Cấp trên tôn trọng và tin cậy tôi trong công việc. Dung
LD2 Cấp trên đối xử công bằng với nhân viên. (2005)
LD3 Cấp trên có tác phong lịch sự, hòa nhã.
LD4 Tôi nhận được sự hỗ trợ của cấp trên.
LD5 Cấp trên có tầm nhìn và năng lực làm việc tốt.
Đồng nghiệp
DN1 Đồng nghiệp thoải mái và dễ chịu. Dung
DN2 Đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt. (2005)
DN3 Đồng nghiệp thường giúp đỡ lẫn nhau.
Phúc lợi
PL1 Cơ quan tuân thủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Dung
PL2 Cơ quan có chính sách phúc lợi tốt. (2005)
PL3 Chính sách phúc lợi công bằng.
Điều kiện làm việc
DK1 Nơi làm việc của anh (chị) rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát và thoải mái. Dung
DK2 Các trang thiết bị dùng trong công việc tiên tiến và hiện đại. (2005)
DK3 An toàn và thoải mái trong môi trường làm việc.
DK4 Giờ giấc làm việc hợp lý và khoa học.
DK5 Anh (chị) hài lòng với điều kiện làm việc tại cơ quan.
Đánh giá thực hiện công việc
DG1 Việc đánh giá tại cơ quan thực sự giúp cho anh (chị) nâng cao chất Sơn
lượng thực hiện công việc. (2018)
DG2 Có xây dựng tiêu chí đánh giá rõ ràng, cụ thể đối với từng loại công việc.
DG3 Việc đánh giá được thực hiện công bằng và không thiên vị.
DG4 Các tiêu chí đánh giá luôn phân biệt được những người hoàn thành tốt
và không hoàn thành tốt công việc.
DG5 Các thông tin về kết quả đánh giá luôn được công khai minh bạch.
DG6 Anh (chị) hài lòng với việc đánh giá giữa các cán bộ, công chức trong
cùng phòng ban.
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống
CB1 Anh (chị) có thời gian dành cho gia đình. Tiến
CB2 Anh (chị) có thời gian dành cho các hoạt động cá nhân. (2015)
CB3 Anh (chị) có thể đáp ứng một số công việc của gia đình trong khi vẫn
hoàn thành các nhiệm vụ được được giao.
CB4 Cơ quan luôn hỗ trợ khi anh (chị) có việc gia đình.
CB5 Cơ quan sắp xếp, bố trí nghỉ phép tuần, phép năm theo nguyện vọng,
đề xuất của anh (chị).

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 129


Bảng 2. Thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu (tiếp theo)
Mã hoá Thang đo các biến quan sát Nguồn
Áp lực công việc
AL1 Anh (chị) phải phụ trách nhiều công việc cùng một lúc. Thuỵ
AL2 Anh (chị) chịu sự giám sát chặt chẽ từ phía cấp trên. (2015)
AL3 Anh (chị) cảm thấy khó khăn để hoàn thành công việc.
AL4 Anh (chị) thấy công việc đã ảnh hưởng tới sức khoẻ.
AL5 Anh (chị) thường xuyên làm thêm giờ và phải mang công việc về nhà
làm.
Sự hài lòng trong công việc
SHL Nhìn chung, anh (chị) hài lòng khi làm việc tại cơ quan.
Nỗ lực
NL1 Anh (chị) luôn nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Dung
NL2 Anh (chị) tự nguyện đóng góp công sức và trí tuệ cho cơ quan. (2005)
NL3 Anh (chị) luôn nâng cao trình độ, kỹ năng để cống hiến hiệu quả hơn
cho cơ quan.
NL4 Anh (chị) sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân của mình để phát triển cơ quan.
NL5 Anh (chị) thấy hạnh phúc khi được cống hiến cho cơ quan.
Tự hào
TH1 Anh (chị) luôn tự hào mình được làm việc tại cơ quan. Dung
TH2 Anh (chị) thấy vinh dự khi người khác biết nơi làm việc của mình. (2005)
TH3 Anh (chị) được kính trọng khi mọi người biết nơi làm việc của mình.
TH4 Anh (chị) là tấm gương cho mọi người trong gia đình.
Trung thành
TT1 Anh (chị) rất trung thành với cơ quan. Dung
TT2 Anh (chị) luôn muốn đóng góp toàn bộ thời gian làm việc của mình (2005)
với cơ quan.
TT3 Anh (chị) sẽ không chuyển công tác dù có cơ hội việc làm tốt hơn.
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

3.2 Mẫu nghiên cứu


Theo Gorsuch (1983), cỡ mẫu tối thiểu là 100, Guilford (1954) lập luận cỡ mẫu
ít nhất là 200, Cattell (1978) đề xuất cỡ mẫu là 250, Comrey & Lee (1992) đưa ra
các cỡ mẫu với các quan điểm tương ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất
tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời. Theo Trọng & Ngọc (2008), sử dụng quy tắc nhân 5,
tức là số biến quan sát nhân 5 sẽ ra cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu để đảm bảo tính
tin cậy. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng quy tắc nhân 5 của Trọng &
Ngọc (2008). Tổng cộng có 61 biến quan sát 61*5 = 305. Từ đó, nhóm tác giả chọn
phát ra 375 phiếu khảo sát để tránh trường hợp có những phiếu khảo sát không hợp
lệ. Kết quả thu về 357 phiếu khảo sát hợp lệ.

130 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện đối với cán bộ công
chức đang làm việc tại Tổng cục Thủy sản. Thời gian nghiên cứu từ 01/03/2021
đến 31/03/2021. Phiếu khảo sát được phát bằng hình thức trực tiếp đến cán bộ công
chức tại Tổng cục Thủy sản.
3.3 Phân tích và xử lý dữ liệu
Dữ liệu thu thập được sẽ được làm sạch và tiến hành phân tích bằng phần mềm
SPSS 26 và AMOS 20 để đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám
phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và phân tích mô hình cấu trúc tuyến
tính (SEM) để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu.
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Bảng 3. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Đặc điểm Tùy chọn Tần số Tỷ lệ (%)
Giới tính Nam 219 61,2
Nữ 138 38,8
Độ tuổi Dưới 30 tuổi 24 6,7
Từ 30 đến 50 tuổi 292 81,8
Trên 50 tuổi 41 11,5
Trình độ học vấn Trung cấp, cao đẳng 25 7,2
Đại học 320 89,7
Sau đại học 12 3,1
Thâm niên công tác Dưới 5 năm 3 0,9
Từ 5 năm đến 15 năm 340 95,2
Trên 15 năm 14 3,9
Mức thu nhập bình quân Dưới 5 triệu 65 18,1
Từ 5 đến dưới 10 triệu 238 66,6
Từ 10 đến dưới 15 triệu 40 11
Từ 15 đến dưới 25 triệu 9 2,6
Từ 25 đến dưới 35 triệu 5 1,7
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

Mẫu khảo sát gồm 357 cán bộ công chức đang làm việc tại Tổng cục Thủy sản.
Kết quả thống kê mô tả cho thấy, đặc điểm nổi bật của cán bộ công chức tại Tổng
cục Thủy sản tham gia khảo sát là nam giới chiếm 61,2%, nữ giới chiếm 38,8%.
Số cán bộ công chức được hỏi đa phần ở độ tuổi từ 30 đến 50 (81,8%). Về thâm
niên công tác, từ 5 năm đến 15 năm chiếm 95,2%. Về trình độ học vấn, trình độ đại
học (89,7%), trình độ cao đẳng, trung cấp (7,2%) và trình độ sau đại học (3,1%).

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 131


Mức thu nhập bình quân từ 5 đến dưới 10 triệu/tháng (66,6%); dưới 5 triệu đồng
(18,1%); từ 10 đến dưới 15 triệu (11,0%); từ 15 đến dưới 25 triệu chiếm 2,6%, và
từ 25 đến dưới 35 triệu (1,7%).
4.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha thể
hiện trong Bảng 3 cho thấy các nhân tố đo lường đều có hệ số Cronbach’s Alpha
được chấp nhận lớn hơn 0,6 (Nunnally, 1978; Peterson, 1994). Hệ số tương
quan biến tổng của các biến trong thang đo đều lớn hơn 0,3 nên đạt yêu cầu
(Hair & cộng sự, 2010). Tất cả các thang đo đều đạt được 2 giá trị tin cậy và giá
trị phân biệt. Do đó, thang đo được đánh giá là tốt và đủ điều kiện đưa vào phân
tích nhân tố khám phá.
Bảng 4. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo
Thang đo Cronbach’s Alpha
Bản chất công việc 0,897
Cơ hội đào tạo và thăng tiến 0,801
Thu nhập 0,855
Lãnh đạo 0,843
Đồng nghiệp 0,825
Phúc lợi 0,766
Điều kiện làm việc 0,830
Đánh giá kết quả công việc 0,849
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống 0,833
Áp lực công việc 0,812
Sự hài lòng trong công việc 0,817
Nỗ lực 0,898
Tự hào 0,805
Trung thành 0,827
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

4.3 Phân tích nhân tố khám phá


Nghiên cứu tiến hành phân tích nhân tố khám phá thang đo tổng thể bao gồm
tất cả biến quan sát của các thang đo trong mô hình nghiên cứu bằng phép quay
Promax. Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập cho thấy có 13 nhân
tố được trích tại Eigenvalue là 1,325 và tổng phương sai trích = 81,342%. Các hệ số
tải nhân tố đều lớn hơn 0,5; hệ số KMO bằng 0,854 lớn hơn 0,5; kiểm định Barltett
có hệ số Sig. = 0,000 nhỏ hơn 0,05 cho thấy các biến quan sát có tương quan với
nhau. Mười ba nhân tố này giải thích được 81,342% sự biến thiên của dữ liệu (Hair
& cộng sự, 1998) thể hiện dữ liệu nghiên cứu đạt mức ý nghĩa cao.

132 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Bảng 5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá

Biến Nhân tố
quan
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
sát
DTTT5 0,888
DTTT1 0,875
DTTT3 0,873
DTTT2 0,868
DTTT6 0,855
DTTT4 0,782
TN1 0,898
TN6 0,875
TN3 0,856
TN2 0,842
TN4 0,899
TN5 0,845
PL2 0,811
PL1 0,799
PL3 0,782
DN1 0,879
DN2 0,864
DN3 0,843
DG3 0,888
DG5 0,879
DG4 0,862
DG1 0,851
DG2 0,845
DG6 0,795
CB1 0,857
CB2 0,851
CB4 0,799
CB3 0,783
CB5 0,752
AL4 0,887
AL1 0,876
AL2 0,865
AL3 0,854
AL5 0,850

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 133


Biến Nhân tố
quan
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
sát
LD1 0,898
LD5 0,873
LD2 0,869
LD4 0,858
LD3 0,832
BCCV1 0,882
BCCV2 0,875
BCCV3 0,863
BCCV4 0,832
DK4 0,859
DK5 0,855
DK1 0,843
DK2 0,808
DK3 0,801
NL2 0,886
NL3 0,872
NL4 0,865
NL1 0,860
NL5 0,857
SHL 0,877
TT1 0,856
TT2 0,843
TT3 0,832
TH2 0,861
TH4 0,855
TH1 0,848
TH3 0,833
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

4.4 Phân tích nhân tố khẳng định


Phân tích nhân tố khẳng định thang đo mô hình tổng thể cho thấy trọng số các
biến quan sát đều đạt chuẩn (≥ 0,5). Do đó, các thang đo đạt giá trị hội tụ (Anderson
& Gerbing, 1988). Kết quả CFA cho thấy mô hình có 1353 bậc tự do, giá trị kiểm
định Chi-square = 437,895 với p = 0,000, Chi-square/df = 2,437 đạt yêu cầu nhỏ
hơn 3 (Carmines & McIver, 1981) và các chỉ số GFI = 0,904; TLI = 0,915; CFI
= 0,919 và RMSEA = 0,038 nhỏ hơn 0,08 (Hu & Bentler, 1999). Do đó, mô hình

134 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu thu thập được. Ngoài ra, không có tương quan
giữa các sai số đo lường nên các biến quan sát đạt được tính đơn hướng. Hệ số
tương quan từng khái niệm nghiên cứu khác biệt so với 1 có ý nghĩa thống kê, nên
các thành phần đạt giá trị phân biệt. Kết quả phân tích cũng cho thấy các thang đo
đạt yêu cầu về độ tin cậy (Steenkamp & Van Trijp, 1991).

Hình 2. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định thang đo mô hình tổng thể
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

4.5 Kết quả phân tích mô hình SEM


Ứng dụng phần mềm AMOS để kiểm định mô hình SEM và kế thừa kết quả
phân tích CFA, kết quả ước lượng đầu tiên của mô hình SEM cho thấy mô hình
có 1634 bậc tự do, chỉ tiêu CMIN/df (Chi-square/df) = 2,678 < 3 (Carmines &

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 135


McIver, 1981) và các chỉ số GFI = 0,918; TLI = 0,930; CFI = 0,935 đều lớn hơn
0,9 (Tabachnick & cộng sự, 2007); RMSEA = 0,041 nhỏ hơn 0,08 (Hu & Bentler,
1999). Do đó, khẳng định mô hình đáp ứng tốt với dữ liệu nghiên cứu.

Hình 3. Kết quả phân tích SEM


Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

136 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Đồng thời, căn cứ trên kết quả phân tích, giá trị P của các mối quan hệ tác động
giữa các yếu tố, ta thấy, giá trị P đều nhỏ hơn 0,05. Do đó, mối quan hệ giữa các
yếu tố trong mô hình nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê trong mô hình cấu trúc
tuyến tính SEM.
Bảng 6. Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm nghiên cứu
Mối quan hệ Hệ số hồi quy Sai lệch chuẩn Giá trị tới hạn Giá trị P
SHL ← DTTT 0,477 0,047 3,527 0,000
NL ← DTTT 0,474 0,345 2,456 0,000
TT ← DTTT 0,489 0,213 1,324 0,000
TH ← DTTT 0,365 0,147 2,984 0,000
SHL ← TNPL 0,438 0,060 3,156 0,000
NL ← TNPL 0,453 0,134 3,147 0,000
TT ← TNPL 0,472 0,089 1,325 0,000
TH ← TNPL 0,359 0,056 2,679 0,000
SHL ← DN 0,325 0,096 0,407 0,000
NL ← DN 0,300 0,123 1,100 0,000
TT ← DN 0,267 0,034 0,762 0,000
TH ← DN 0,256 0,005 1,789 0,000
SHL ← DG 0,355 0,053 4,158 0,000
NL ← DG 0,301 0,146 2,450 0,000
TT ← DG 0,313 0,178 2,389 0,000
TH ← DG 0,304 0,201 1,247 0,000
SHL ← CB 0,321 0,074 3,559 0,000
NL ← CB 0,302 0,048 1,708 0,000
TT ← CB 0,299 0,053 3,649 0,000
TH ← CB 0,300 0,002 0,056 0,000
SHL ← AL -0,199 0,125 -1,028 0,000
NL ← AL -0,204 0,198 -2,893 0,000
TT ← AL -0,200 0,005 -1,452 0,000
TH ← AL -0,103 0,010 -1,222 0,000
SHL ← LD 0,401 0,141 1,143 0,000
NL ← LD 0,387 0,132 1,214 0,000
TT ← LD 0,378 0,056 1,658 0,000
TH ← LD 0,274 0,007 2,541 0,000
SHL ← BCCV 0,251 0,74 3,458 0,000
NL ← BCCV 0,289 0,345 2,903 0,000
TT ← BCCV 0,302 0,237 2,111 0,000

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 137


Mối quan hệ Hệ số hồi quy Sai lệch chuẩn Giá trị tới hạn Giá trị P
TH ← BCCV 0,299 0,210 1,658 0,000
SHL ← DK 0,305 0,106 1,5 0,000
NL ← DK 0,321 0,008 0,985 0,000
TT ← DK 0,335 0,243 1,560 0,000
TH ← DK 0,333 0,211 3,243 0,000
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

4.6 Thảo luận


Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được có 9 yếu tố tác động đến sự hài lòng trong
công việc và sự cam kết gắn bó với tổ chức của cán bộ công chức tại Tổng cục Thủy
sản bao gồm cơ hội đào tạo và thăng tiến, thu nhập và phúc lợi, đồng nghiệp, đánh
giá kết quả công việc, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, áp lực công việc, lãnh
đạo, bản chất công việc và điều kiện làm việc.
Cơ hội đào tạo và thăng tiến là yếu tố có tác động tích cực lớn nhất đến sự hài
lòng trong công việc và sự cam kết gắn bó với tổ chức của cán bộ công chức tại
Tổng cục Thủy sản. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn có sự tương đồng với nghiên
cứu của Dung (2005). Nếu cán bộ công chức nhận thấy rằng họ có cơ hội được
thăng tiến tại tổ chức, họ sẽ càng hài lòng với công việc và mong muốn được cam
kết gắn bó lâu dài với tổ chức.
Ngoài ra, thu nhập và phúc lợi là yếu tố được cán bộ công chức coi trọng. Kết
quả này hoàn toàn ủng hộ quan điểm của Dung (2005). Cán bộ công chức tại Tổng
cục Thủy sản phần lớn đã có gia đình, là những người chịu nhiều gánh nặng về tài
chính nhưng thu nhập của cán bộ công chức chỉ ở mức trung bình khá. Do đó, chính
sách tiền lương, trợ cấp và phúc lợi tốt sẽ giúp cán bộ công chức cải thiện đời sống,
nâng cao sự hài lòng hơn với công việc, đồng thời cán bộ công chức có thể an tâm
cống hiến cho tổ chức.
Mặt khác, yếu tố áp lực công việc có tác động tiêu cực đến sự hài lòng trong công
việc và sự cam kết gắn bó với tổ chức. Kết quả nghiên cứu này có sự tương đồng
với nghiên cứu của Hà (2010), Thuỵ (2015). Áp lực công việc sẽ tạo ra sự ức chế
của cán bộ công chức đối với công việc, từ đó họ sẽ không còn hào hứng với công
việc, sự hài lòng công việc cũng mất đi và muốn tìm một công việc khác. Kết quả
này cũng phù hợp với tình hình nhân lực tại một số cơ quan Nhà nước tại Việt Nam.
5. Kết luận và khuyến nghị
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến sự hài lòng
trong công việc và sự cam kết gắn bó với tổ chức của cán bộ công chức tại Tổng
cục Thủy sản. Kết quả cho thấy thu nhập và phúc lợi, cơ hội đào tạo và thăng tiến,
lãnh đạo có mức độ tác động mạnh hơn so với các yếu tố còn lại. Ngoài ra, kết quả

138 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, áp lực trong công việc có tác động tiêu cực đến cán bộ
công chức, làm giảm sự hài lòng trong công việc và sự cam kết gắn bó với tổ chức
với hệ số Beta đạt giá trị âm. Do đó, để tăng cường sự hài lòng trong công việc và
sự cam kết gắn bó với tổ chức của cán bộ công chức, Tổng cục Thủy sản cần phải:
Một là, cơ hội đào tạo và thăng tiến là yếu tố có tác động lớn nhất đến sự hài lòng
trong công việc và sự cam kết gắn bó với tổ chức của cán bộ công chức tại Tổng cục
Thủy sản. Lãnh đạo Tổng cục nên cân nhắc những cơ hội thăng tiến công bằng cho
các cán bộ công chức, tương ứng với sự cống hiến, năng lực, sáng kiến trong công
việc của họ. Ngoài ra, để tăng cường cơ hội được đào tạo nhằm phát triển kỹ năng
nghề nghiệp, Tổng cục nên hợp tác với các cơ sở giáo dục đào tạo trong nước và quốc
tế, tổ chức lớp học ngắn hạn nhằm bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ công chức.
Hai là, để làm tăng sự hài lòng trong công việc và sự cam kết gắn bó của cán bộ
công chức thông qua yếu tố thu nhập và phúc lợi, Tổng cục Thủy sản cần cải cách
chế độ lương thưởng, có chế độ khen thưởng cho cán bộ công chức một cách công
bằng, khách quan. Mặc dù vậy, điều này tương đối khó khăn khi các quy định về
lương, thưởng, chế độ phúc lợi và cách thức đánh giá đối với cán bộ công chức đều
được thực hiện theo quy định của Nhà nước (theo Luật Cán bộ, công chức 2008
và Nghị định số 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên
chức). Do đó, Tổng cục Thủy sản cần có kế hoạch trình Chính phủ để xin cơ chế
đặc biệt cho phép Tổng cục được tự chủ và phân bổ về biên chế, cơ chế trả lương
theo đặc thù của ngành, lĩnh vực Tổng cục phụ trách. Bên cạnh đó, cần xây dựng
một chính sách phúc lợi hấp dẫn, đa dạng và hoàn thiện hơn như chăm sóc sức khỏe
cho cán bộ công chức và các thành viên trong gia đình miễn phí, tặng quà cho cán
bộ công chức nhân dịp sinh nhật, lễ tết...
Ba là, yếu tố “lãnh đạo” có mức độ ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của
cán bộ công chức. Nhà lãnh đạo nên tạo ra sự gần gũi, tạo bầu không khí làm việc thân
thiện. Bởi có như vậy, cán bộ công chức mới có thể mạnh dạn trình bày ý kiến, quan
điểm cũng như trình bày cách giải quyết vấn đề của họ khi có vấn đề phát sinh. Đồng
thời thông qua sự gần gũi này, các nhà lãnh đạo mới có thể hiểu được tâm tư, nguyện
vọng của cán bộ công chức để từ đó có sự quan tâm, động viên, chia sẻ đúng lúc, kịp
thời. Mặt khác, cán bộ công chức rất mong muốn có được sự tin cậy trong công việc
từ lãnh đạo, bởi khi tin cậy đội ngũ cán bộ công chức, các nhà lãnh đạo sẽ hoàn toàn
yên tâm khi giao việc mà không phải lo lắng rằng có làm sai hay không hoặc có tiết lộ
bí mật cơ quan ra ngoài hay không. Các nhà lãnh đạo nên tùy vào công việc mà giao
cho cán bộ công chức phù hợp vì họ biết chuyên môn, điểm mạnh, điểm yếu của từng
cán bộ công chức. Có như vậy, cán bộ công chức mới cảm thấy mình là một thành
phần quan trọng trong tổ chức và càng cống hiến hết mình vì tổ chức.
Bốn là, yếu tố áp lực trong việc là yếu tố duy nhất tác động tiêu cực đến sự hài
lòng trong công việc và sự cam kết gắn bó với tổ chức của cán bộ công chức. Do

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 139


đó, Tổng cục cần đưa ra các giải pháp nhằm giảm áp lực công việc cho cán bộ công
chức thông qua việc (i) Bố trí người phù hợp với công việc, không nên giao quá
nhiều việc cùng lúc sẽ không mang lại hiệu quả làm việc cao; (ii) Tạo điều kiện cho
cán bộ công chức chăm sóc gia đình thông qua các hoạt động giải trí tái tạo lại sức
lao động và luôn nhớ phải lèm với gia đình cán bộ công chức.
Các nghiên cứu trong tương lai dự kiến sẽ sử dụng mô hình này vào một lĩnh vực
khác với bộ dữ liệu nhiều hơn, nâng cao độ tin cậy. Đồng thời có thể mở rộng mô
hình nhiều yếu tố có mối quan hệ khác nhằm xác định và đánh giá mức độ tác động
của các yếu tố đến sự hài lòng và sự cam kết gắn bó của nhân viên đối với tổ chức.
Bên cạnh đó, không gian nghiên cứu khác nhau, cũng sẽ là hướng nghiên cứu mới,
bởi vì đặc điểm từng lĩnh vực sẽ khác nhau trong bối cảnh nghiên cứu khác.

Tài liệu tham khảo


Aldag, R.J., Barr, S.H. & Brief, A.P. (1978), “Examination of alternative models of job
satisfaction”, Human Relations, Vol. 31 No. 1, pp. 91 - 98.
Allen, N.J. & Meyer, J.P. (1990), “The measurement and antecedents of affective,
continuance and normative commitment to the organization”, Journal of
Occupational Psychology, Vol. 63 No.1, pp. 1 - 18.
Anderson, J.C. & Gerbing, D.W. (1988), “Structural equation modeling in practice: a
review and recommended two-step approach”, Psychological Bulletin, Vol. 103
No. 3, pp. 411 - 423.
Carmines, E.G. & McIver, J.P. (1981), “Analyzing Models with Unobserved Variables:
Analysis of Covariance Structures”, in G.W. Bohrnstedt, & E.F. Borgatta (Eds.),
Social Measurement: Current Issues, Beverly Hills: Sage Publications Inc,
pp. 65 - 115.
Cattell, R.B. (1978), The scientific use of factor analysis in behavioral and life sciences,
Plenum, New York.
Cohen, A. (2007), “Commitment before and after: an evaluation and reconceptualization
of organizational commitment”, Human Resource Management Review, Vol. 17
No. 3, pp. 336 - 354.
Comrey, A.L. & Lee, H.B. (1992), Interpretation and application of factor analytic results,
Lawrence Eribaum Associates, New Jersey.
Chiva, R. & Alegre, J. (2009), “Organizational learning capability and job satisfaction: an
empirical assessment in the ceramic tile industry”, British Journal Management,
Vol. 20 No. 3, pp. 323 - 340.
Dung, T.K. (2005), “Đo lường sự thoả mãn công việc trong điều kiện của Việt Nam”, Tạp
chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, Số 11, tr. 1 - 20.
Dung, T.K. (2006), “Thang đo ý thức gắn kết với tổ chức”, Tạp chí Phát triển Kinh tế,
Số 184, tr. 1 - 11.
Dũng, N.V. (2019), Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết với tổ chức của cán bộ, công chức
quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh.

140 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Ferratt, W.T. (1981), “Overall job satisfaction: is it a linear function of facet satisfaction?”,
Human Relations, Vol. 34 No. 6, pp. 463 - 473.
Gorsuch, R. (1983), Factor analysis (2nd ed.), Lawrence Erlbaum Associates, New Jersey.
Graham, G.H. (1982), Understanding human relations: the individual, organisations, and
management, Science Research Associates, Chicago Inc.
Guilford, J.P. (1954), Psychometric methods, McGraw-Hill, New York.
Hà, Đ.T.N. (2010), Ảnh hưởng của mức độ thỏa mãn công việc đến sự gắn kết của nhân
viên với tổ chức tại các đơn vị vận tải đường bộ trên địa bàn TPHCM, Luận văn
Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Hair, J.F.J., Black, W.C., Babin, B.J. & Anderson, R.E. (2010), Multivariate data analysis
(7th edition), Prentice Hall, New Jersey.
Hu, L. & Bentler, P.M. (1999), “Cutoff criteria for fit indexes in covariance structure
analysis: conventional criteria versus new alternatives”, Structural Equation
Modeling, Vol. 6 No. 1, pp. 1 - 55.
Hulin, C.L. (1991), “Adaptation, persistence, and commitment in organizations”, in M.D.
Dunnette & L. M. Hough (Eds.), Handbook of industrial and organizational psychology
(2nd ed., Vol. 2), Palo Alto, CA: Consulting Psychologist Press, pp. 445 - 505.
Huy, B.Q. (2017), Mối quan hệ giữa tính chính trị của tổ chức và sự cam kết với tổ chức,
sự hài lòng trong công việc, ý định nghỉ việc của công chức tại Sở Tài chính Thành
phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh.
Imran, Y., Tasneem, F. & Ali, H. (2020), “Impact of ethical leadership on employees helping
behavior: role of moral attensiveness and moral courage”, International Review of
Management and Business Research, Vol. 9 No. 2, pp. 193 - 206.
Jafri, M.H. (2013), “A study of the relationship of psychological capital and students
performance”, Business Perspectives and Research, Vol. 1 No. 2, pp. 9 - 16.
Locke, E.A. (1976), “The nature and causes of job satisfaction”, in M.D. Dunnette (Ed.),
Handbook of industrial and organizational psychology, Chicago: Rand McNally,
pp. 1297 - 1343.
Maslow, A.H. (1943), “A theory of human motivation”, Psychological Review, Vol. 50
No. 4, pp. 370 - 396.
Meyer, J.P. & Allen, N.J. (1997), Commitment in the workplace: Theory, research, and
application, Thousand Oaks, CA: Sage Publications Inc.
Meyer, J.P. & Herscovitch, L. (2001), “Commitment in the workplace: toward a general
model”, Human Resource Management Review, Vol. 11 No. 3, pp. 299 - 326.
Mowday, R.T., Steers, R.M. & Porter, L.W. (1979), “The measurement of organizational
commitment”, Journal of Vocational Behavior, Vol. 14 No. 2, pp. 224 - 247.
Nunnally, J.C. & Bernstein, I.H. (1994), “The assessment of reliability”, Psychometric
Theory, Vol. 3 No. 1, pp. 248 - 292.
Peterson, R.A. (1994), “A meta-analysis of Cronbach’s coefficient alpha”, Journal of
Consumer Research, Vol. 21 No. 2, pp. 381 - 391.
Price, J.L. (1997), “Handbook of organizational measurement”, International Journal of
Manpower, Vol. 18 No. 4/5/6, pp. 305 - 558.

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 141


Robbins, S.P., Odendaal, A. & Roodt, G. (2003), “Organizational behavior”, Global and
Southern African Perspectives (9th ed.), Cape Town: Pearson Education.
Schermerhorn, J.R. (1993), Management for productivity, Hoboken, NJ: John Wiley &
Sons Inc.
Smith, P.C., Kendall, L.M. & Hulin, C.L. (1969), The measurement of satisfaction in work
and retirement, Chicago: Rand McNally.
Sơn, Đ.T. (2018), Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của cán bộ công chức tại UBND
quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh.
Spector, P.E. (1977), Job satisfaction, Thousand Oaks, CA: Sage Publications Inc.
Steenkamp, J.B.E. & Van Trijp, H. (1991), “The use of LISREL in validating marketing
constructs”, International Journal of Research in Marketing, Vol. 8, pp. 283 - 299.
Tabachnick, B.G. & Fidell, L.S. (2007), Using multivariate statistics (5th ed.), Boston, MA:
Pearson Allyn and Bacon.
Tiến, Đ.A. (2015), Đo lường sự ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống công việc đến sự gắn
kết của nhân viên trong ngành dầu khí, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Công
nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Thanh, N.T.H. (2019), Mối quan hệ giữa sự hài lòng trong công việc và sự cam kết với tổ
chức, hiệu quả công việc, ý định nghỉ việc của công chức cấp phương trên địa bàn
quận 6, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành, V.N.C. (2018), Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao
động tại công ty TNHH Samil Vina, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh.
Thuận, N.Đ. (2014), Tác động của sự thỏa mãn công việc đến sự gắn kết đối với tổ chức
của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn
Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Thụy, N.H.N. (2015), Ảnh hưởng của sự hài lòng trong công việc đến sự gắn kết với tổ
chức của trình dược viên ở các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài tại Thành phố
Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Trọng, H. & Ngọc, C.N.M. (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống
kê, TP. Hồ Chí Minh.
Weiss, H.M. (2002), “Deconstructing job satisfaction: separating evaluations, beliefs and
affective experiences”, Human Resource Management Review, Vol. 12, pp. 173 - 194.

142 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


ISSN 2615-9848

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế


TẠP CHÍ

QUẢN LÝ
VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

Trang chủ: http://tapchi.ftu.edu.vn

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI XÃ HỘI


TẠI VIỆT NAM
Mai Thu Hà
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Lê Thị Thu Thuỷ
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Hà Châu Anh
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Anh Thư
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Mạc Thị Ngọc Diệp
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 27/05/2021; Ngày hoàn thành biên tập: 20/09/2021; Ngày duyệt đăng: 30/09/2021

Tóm tắt: Bài viết phân tích thực trạng của thương mại xã hội (TMXH) tại Việt
Nam trên cơ sở đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nhằm
khái quát và chỉ ra xu hướng phát triển của thị trường tương đối mới mẻ này.
Bằng phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu đã phân tích tổng quan
về hành vi người tiêu dùng và xu hướng phát triển của thị trường TMXH ở Việt
Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cơ hội phát triển thị trường TMXH phát triển
ở Việt Nam là tương đối lớn, với số lượng người tham gia TMXH và xu hướng
mua sắm trực tuyến gia tăng nhờ vào tăng trưởng của thị trường thương mại điện
tử (TMĐT). Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho TMXH cũng cần được cân nhắc khi
tồn tại nguy cơ rò rỉ dữ liệu cá nhân của người dùng và những bất cập về hành lang
pháp lý cho thị trường này ở Việt Nam.
Từ khóa: Thương mại điện tử, Thương mại xã hội, Mua hàng trực tuyến, Mạng
xã hội, Hành vi người tiêu dùng
THE DEVELOPMENT OF SOCIAL COMMERCE IN VIETNAM
Abstract: This study analyzes the current situation of social commerce in
Vietnam, on the basis of evaluating the strengths, weaknesses, opportunities and
challenges of this relatively new market with a major purpose of providing an
overview and projecting its development trend. Secondary data were collected to

1
Tác giả liên hệ, Email: nguyenngocdat@ftu.edu.vn

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 143


gain a general sense of consumer behaviors and development tendency of social
commerce in Vietnam. The results indicate that the potential for social commerce
in Vietnam is irrefutable, as a result of the rising number of social media users,
the increasing tendency to shop online and obviously, the exponential growth of
domestic e-commerce. However, the challenges faced by social commerce are
worth considering as the issue of individual data leakage and problematic legal
framework currently regulating social commerce still remains unsolved.
Keywords: e-Commerce, Social Commerce, Online Shopping, Social Media,
Consumer Behaviors

1. Đặt vấn đề
Ngành TMĐT của Việt Nam trong thời gian gần đây đã có những bước phát triển
đáng kể. Với 53% dân số tham gia mua bán trực tuyến, TMĐT Việt Nam trong năm
2020 đã tạo ra doanh thu hơn 11,8 tỷ USD, tức tăng 18% so với năm 2019, chiếm
5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước và nằm trong danh
sách 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành TMĐT nhanh nhất tại khu vực Đông
Nam Á (Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, 2020). Cùng với sự phát triển
nhanh chóng của thị trường TMĐT, thị trường TMXH cũng nhận được sự quan tâm
đặc biệt. Theo số liệu từ Sách trắng TMĐT Việt Nam 2020, tỷ lệ doanh nghiệp (DN)
đánh giá bán hàng qua mạng xã hội (MXH) đạt hiệu quả cao là 40% và đang trên đà
tăng trưởng. Với số lượng tài khoản MXH hoạt động thường xuyên ở Việt Nam là
72 triệu, tức tăng 10,8% so với năm 2019 và tương đương 73,7% tổng dân số Việt
Nam, MXH hiện đang là kênh tìm kiếm thương hiệu phổ biến nhất với 62,6% tổng
số lượng tìm kiếm thực hiện trên Internet, hứa hẹn một sự phát triển mạnh mẽ của
thị trường này (We Are Social & Hootsuite, 2021).
Với tiềm năng phát triển hiện tại, nghiên cứu về lĩnh vực TMXH là cấp thiết để
có thể đón đầu những cơ hội. Thực tế, chủ đề TMXH đã nhận được nhiều sự quan
tâm từ các học giả nước ngoài trong vòng một thập kỷ trở lại đây. Nhiều phát hiện
quan trọng về chủ đề này đã được công bố trong các nghiên cứu, ví dụ như phản hồi
trực tuyến đã trở thành một nguồn thông tin quan trọng trong quá trình ra quyết định
mua sắm của người tiêu dùng (Akar & Topçu, 2011; Hajli, 2015); hay MXH đã cho
phép người dùng kết nối với nhãn hàng theo một cách hoàn toàn mới, vì vậy các DN
nên thay đổi các chiến lược marketing từ thu hút sự chú ý của khách hàng trong giai
đoạn tiền mua sắm (Pre-Purchase Stage) sang chăm sóc khách hàng sau khi họ đã
thực hiện hoạt động mua sắm (After-Purchase Stage). Để có thể tối ưu hóa quyền
năng của MXH, các DN phải thực sự nắm bắt được quá trình và sự phân hóa trong
hành vi tiêu dùng của khách hàng (Henning-Thurau & cộng sự, 2013). Các nghiên
cứu học thuật về lĩnh vực này ở Việt Nam, theo các tác giả, còn tương đ\ối hạn chế.
Phần lớn các nghiên cứu tập trung phân tích một vài khía cạnh của TMXH như nhận
thức rủi ro trong việc chấp nhận thanh toán qua MXH (Nguyễn & Nguyễn, 2016),

144 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


hay hành vi xem quảng cáo trên MXH (Đoàn, 2018). Một nghiên cứu của Nguyễn
& Trần (2018) đã đề xuất mô hình phân tích một số hành vi điển hình của người tiêu
dùng trên MXH để phát hiện và so sánh tương quan về mối quan tâm của họ. Nghiên
cứu của Phí (2019) phân tích các nhân tố MXH của nhà bán lẻ ảnh hưởng tới lòng tin
và ý định mua hàng của người tiêu dùng trong việc mua hàng trực tuyến qua MXH.
Nghiên cứu của Nguyễn (2020) lại đi vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới độ nhận
biết thương hiệu của sinh viên đối với các công ty TMĐT trên phương tiện truyền
thông xã hội. Tuy nhiên, có thể thấy là hầu hết các nghiên cứu chưa đề cập cụ thể
mối quan hệ giữa TMĐT và MXH, cũng như chưa đi sâu phân tích bối cảnh kinh tế
và xu hướng tiêu dùng hiện nay sẽ ảnh hưởng như thế nào tới tiềm năng phát triển
của thị trường TMXH ở Việt Nam.
Do vậy, mục tiêu của nghiên cứu này sẽ tập trung làm rõ thực trạng và xu hướng
phát triển của TMXH ở Việt Nam, từ đó phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức của thị trường này đối với các DN bán lẻ và người tiêu dùng. Cụ thể,
các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: (1) Vì sao thị trường TMXH lại tiềm năng
ở Việt Nam, (2) Xu hướng khai thác MXH cho mục đích kinh doanh và quảng bá
của các DN bán lẻ ở Việt Nam và (3) Giải pháp tận dụng sự phát triển của TMXH
cho các DN bán lẻ, các cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ và các nhà quản lý. Phạm vi
và đối tượng nghiên cứu của bài viết là hoạt động TMXH nội địa và hoạt động kinh
doanh trên một số nền tảng MXH phổ biến ở Việt Nam. Với mục tiêu và phạm vi
nghiên cứu đã đề cập ở trên, bài nghiên cứu này sẽ bao gồm bốn nội dung: đặt vấn
đề, cơ sở lý luận, kết quả nghiên cứu và kết luận.
2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
2.1 Cơ sở lý luận
TMXH (Social commerce) là một hiện tượng bắt nguồn từ thực tiễn truyền thông
xã hội và công nghệ Web 2.0, đã trở thành công cụ tiêu dùng phổ biến để xã hội hóa
và chia sẻ thông tin liên quan đến thương mại. TMXH là sự kết hợp giữa TMĐT,
tiếp thị điện tử - truyền thông xã hội, nền tảng Web 2.0 và các lý thuyết nền tảng liên
quan, để thực hiện các giao dịch trực tuyến (Turban & cộng sự, 2017). Bản chất của
TMXH là việc tiến hành tất cả các hoạt động thương mại bằng việc khai thác vốn
xã hội trực tuyến trên phương tiện truyền thông xã hội (Liang & cộng sự, 2011).
TMXH liên quan đến nhiều hoạt động thương mại hỗ trợ người tiêu dùng trong
việc đánh giá sản phẩm trước khi mua, đưa ra quyết định mua sắm và hành vi sau
khi mua. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đề cập đến TMXH là bất kỳ hoạt
động thương mại nào được tạo điều kiện hoặc tiến hành thông qua các phương
tiện truyền thông xã hội rộng rãi và các công cụ Web 2.0 trong quá trình mua sắm
trực tuyến của người tiêu dùng hoặc tương tác giữa DN với khách hàng của họ
(Molinillo, 2019). Nói cách khác, TMXH chính là một phần của TMĐT, người bán

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 145


sử dụng các nền tảng MXH để tạo lợi nhuận, tìm kiếm khách hàng,… còn người
tiêu dùng sử dụng nền tảng MXH để mua sắm sản phẩm.
Theo Turban & cộng sự (2016), sự khác biệt lớn nhất giữa TMĐT truyền thống
và TMXH nằm ở mục đích sử dụng các nền tảng này của mỗi doanh nghiệp. Đối với
TMĐT truyền thống, các DN tập trung vào hoạt động phát hành và phân phối sản
phẩm nhằm đạt được mục tiêu về doanh số. Trong khi đó, mục đích sử dụng TMXH
là giá trị cốt lõi của MXH trong việc đem lại các tương tác xã hội nhằm tăng mức độ
phủ sóng của thông tin. Các DN hoạt động trên TMXH chủ yếu dưới hình thức tiếp
cận và tương tác với khách hàng tiềm năng, và thay vì được trực tiếp cung cấp như
trên các trang web TMĐT, thông tin của sản phẩm được tiếp cận tới người tiêu dùng
qua nhận xét, phản hồi, đánh giá tiêu cực hay tích cực của những người dùng khác
dựa trên chính trải nghiệm sản phẩm của họ. Điều này khiến cho TMXH trở thành
một nền tảng đáng tin cậy nơi người dùng có thể đưa ra các quyết định mua sắm dựa
trên phản hồi về sản phẩm từ những mối quan hệ thân quen (Lai, 2011). Việc bán
sản phẩm trên TMXH được thực hiện đa kênh (người bán gắn đường liên kết dẫn
người mua đến các trang TMĐT khác) hoặc ngay trên chính nền tảng TMXH, nơi
khách hàng có thể trực tiếp xem sản phẩm, tư vấn, đặt hàng và thanh toán trực tiếp.
Có thể thấy, TMXH được đặc trưng bởi tính xã hội và cộng đồng.
Thương mại qua MXH có thể được phân loại thành ba xu hướng chính: thêm
các tính năng thương mại vào các công cụ truyền thông xã hội như dịch vụ MXH
(Social Networking Services - SNSs), thêm các tính năng truyền thông xã hội vào
các trang TMĐT như Amazon và việc các công ty truyền thống sử dụng ngày càng
nhiều phương tiện truyền thông xã hội để cải thiện hiệu suất hoạt động kinh doanh
như dịch vụ khách hàng (Liang & cộng sự, 2011; Ng, 2013).
Ngoải ra, do sự phổ biến và phát triển của các công cụ truyền thông xã hội,
người tiêu dùng hiện nay được hưởng lợi từ TMXH do có thể tương tác trực tiếp
với những người tiêu dùng khác; đây là nền tảng mà mọi người có thể đánh giá sản
phẩm, từ đó ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến và trải nghiệm mua
sắm của người tiêu dùng (Kim & Park, 2013; Wang & Zhang, 2012; Liang & cộng
sự, 2011; Cecere & cộng sự, 2010). Các công ty cũng được hưởng lợi từ TMXH
vì họ có thể phát triển các mối quan hệ chặt chẽ hơn với người tiêu dùng, giữ chân
khách hàng hiện tại và tìm kiếm khách hàng mới (Hajli, 2014), đạt được những mục
tiêu như tăng doanh số bán hàng và giúp người tiêu dùng hình thành lòng trung
thành với công ty thông qua nâng cao chất lượng các mối quan hệ (Hajli & Sims,
2015; Hajli, 2014; Amblee & Bui, 2011; Michaelidou & cộng sự, 2011). Do đó,
TMXH có thể coi là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của hệ thống thông
tin và nghiên cứu tiếp thị trong giai đoạn này (Hajli, 2014). Trong môi trường kinh
doanh đầy thách thức ngày nay, các công cụ truyền thông xã hội đã được sử dụng
tích cực trong các công ty để giới thiệu trực tuyến DN và đạt được các giá trị tiếp
thị (Stephen & Toubia, 2010). Như vậy, TMXH đã tạo điều kiện để tăng cường giao

146 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


tiếp giữa các DN và khách hàng, tạo cách tiếp cận sáng tạo để thay đổi thực tiễn
kinh doanh. Hiểu biết thêm về hiện tượng TMXH là điều cần thiết để các công ty
đạt được các giá trị tiếp thị có lợi trong môi trường kinh doanh số hiện nay.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, nhóm tác giả tìm hiểu, thu thập và tổng hợp
các nghiên cứu đi trước để chỉ ra vấn đề cấp thiết của đề tài nghiên cứu cũng như
điểm mớitrong bài viết này. Sau đó, nhóm tác giả áp dụng phương pháp nghiên
cứu tại bàn, điều trа các số liệu, báо cáо từ các tổ chức như Google, Facebook,
eMarketer, Statista,... để làm rõ thực trạng và xu hướng phát triển của thương mại
trên MXH ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam những năm gần đây, từ đó
phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để đưa ra một số giải pháp
giúp phát triển thị trường này tại Việt Nam.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1 Thực trạng Thương mại xã hội trên thế giới
Theo Báo cáo của Grand View Research (2021), thị trường TMXH toàn cầu
được định giá ở mức 474,8 tỷ USD vào năm 2020 và tỉ lệ tăng trưởng kép hàng năm
từ 2021 đến 2028 được dự báo là 28.4%. Quy mô thị trường được kì vọng đạt mức
3369,8 tỷ USD vào cuối chu kì dự báo, tức năm 2028. Sự thâm nhập ngày càng
mạnh mẽ của các nền tảng MXH vào đời sống của mỗi cá nhân đã tạo điều kiện cho
thị trường TMXH phát triển. Bên cạnh đó, sự gia tăng trong số lượng các nền tảng
MXH tích hợp các chức năng TMĐT cũng được kì vọng sẽ ảnh hưởng tích cực lên
tiềm năng phát triển của thị trường này.
Báo cáo của Statista (2018) về TMĐT trên MXH đã chỉ ra rằng, trong số 100
người trẻ thuộc độ tuổi từ 18 đến 34 ở Hoa Kỳ thì có đến 48 người đã từng thực hiện
hành vi mua sắm trên MXH. Khi sự tồn tại của các nền tảng MXH đang trở thành
một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày và xã hội đang được chứng
kiến sự chuyển dịch ngày càng rõ rệt hơn trong cách thức cung cấp hàng hóa, dịch
vụ của các DN trên toàn thế giới. MXH giờ đây không chỉ còn là nơi kết nối người
tiêu dùng với nhau mà còn giữ vai trò kết nối DN với chính những khách hàng tiềm
năng của mình. Hơn ⅓ người dùng Internet tại Hoa Kỳ sử dụng MXH như một công
cụ để tìm hiểu thêm về sản phẩm và dịch vụ trước khi đưa ra quyết định mua hàng
và 58% trong số những người mua hàng cho rằng quyết định mua hàng của họ chịu
ảnh hưởng nhất định từ MXH (Statista, 2018).
Trước sự bùng nổ của lĩnh vực TMĐT, đặc biệt dưới sự ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19, các nền tảng MXH đã có những cải tiến để nâng cao trải nghiệm mua
sắm của khách hàng trên chính nền tảng của họ. Tiêu biểu như MXH Twitter vào
tháng 2/2021 đã thử nghiệm nút “Mua hàng ngay” ngay trên bài đăng đính kèm
thông tin về sản phẩm và mức giá (TechCrunch, 2021). Đại diện của Twitter khẳng

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 147


định họ đã chuẩn bị nhiều kế hoạch nhằm thúc đẩy TMĐT trên nền tảng MXH này
và cho biết trong thời gian tới sẽ có nhiều thử nghiệm hơn nữa được thực hiện.
Trong số các khu vực được đưa vào nghiên cứu ở báo cáo trên của Statista năm
2018 (bao gồm Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Mỹ Latinh, Châu Á Thái Bình Dương,
Trung Đông và Châu Phi), khu vực Châu Á Thái Bình Dương được dự báo có mức
tăng trưởng nhanh nhất trong khoảng thời gian từ 2021 đến 2028. Điều này dựa vào
hai yếu tố chính, một là sự phổ biến rộng rãi của các nền tảng MXH và hai là sự gia
tăng số lượng người dùng điện thoại thông minh và MXH, đặc biệt ở các nước đông
dân số như Trung Quốc và Ấn Độ.
Trong báo cáo của eMarketer về TMXH năm 2021, tại Trung Quốc, doanh số
bán lẻ từ các nền tảng MXH đạt 363,26 tỷ USD, gấp 10 lần so với con số của Hoa
Kỳ (36,09 tỷ USD). Doanh số từ TMĐT trên MXH năm 2021 được dự đoán chiếm
đến 13,1% tổng doanh số từ TMĐT nói chung của Trung Quốc (Insider Intelligence
& eMarketer, 2021). Điều này cho thấy có sự phân hóa rõ ràng trong tiềm năng phát
triển TMXH giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Phân khúc bán lẻ trực tiếp từ DN tới người tiêu dùng (B2C) chiếm xấp xỉ 53%
thị phần TMXH vào năm 2020 và tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng đáng kể trong
những năm tiếp theo. Trên những MXH như Facebook, người bán hàng sẽ quảng bá
sản phẩm và dịch vụ tới một nhóm người dùng quan tâm đến sản phẩm. Điều này
sẽ tối ưu hóa cơ hội thu hút các khách hàng tiềm năng.
3.2 Thực trạng thương mại xã hội tại Việt Nam
3.2.1 Các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường thương mại xã hội tại Việt
Nam
Khu vực Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng hội tụ rất nhiều các yếu tố
thuận lợi cho phát triển TMĐT và điều này đã được chứng minh bởi sự tăng trưởng
liên tục của TMĐT tại các nước trong khu vực vào những năm vừa qua. Cùng chung
xu hướng với các nước trong khu vực Đông Nam Á, tại Việt Nam, TMĐT đang là
một trong những ngành chứng kiến sự tăng trưởng bứt phá, đưa Việt Nam trở thành
một trong các thị trường tiềm năng trong khu vực. Theo số liệu từ Sách trắng TMĐT
Việt Nam năm 2020, tốc độ tăng trưởng của doanh thu TMĐT trong vòng 5 năm
(2015-2019) luôn giữ ở mức cao, từ 23%-37%. Doanh thu thực tế năm 2019 đạt
10,08 tỷ USD, chiếm 4,9% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng cả nước (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, 2020).
Sự ổn định trong tăng trưởng kinh tế chính là yếu tố thúc đẩy cho sự tăng trưởng
của TMĐT tại Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê, dưới sự tác động của đại dịch
COVID-19, tăng trưởng GDP của Việt Nam giảm xuống rõ rệt, từ mức 7,02% năm
2019 xuống 2,91% năm 2020. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước khác trong khu
vực và trên thế giới dựa trên số liệu từ IMF (International Monetary Fund, 2020),

148 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


đặc biệt là các quốc gia phát triển, tăng trưởng GDP dương ở Việt Nam năm 2020
chính là một thành công trong quá trình thực thi nhiệm vụ kép của Chính phủ là
tăng trưởng kinh tế song song với phòng chống dịch bệnh. Trong đó, doanh thu từ
khu vực Dịch vụ chiếm đến 41,63% trong tổng cơ cấu GDP, với doanh số bán lẻ
hàng hóa đạt 3996,9 nghìn tỷ VND, tăng 6,8% so với năm 2019 trong khi các dịch
vụ khác cùng nhóm giảm mạnh (Tổng cục Thống kê, 2020). Thị trường bán lẻ đang
ngày càng khẳng định được chỗ đứng của mình, đặc biệt là bán lẻ trực tuyến do
thói quen tiêu dùng của người Việt Nam đang chuyển dịch từ mua sắm truyền thống
sang mua sắm trực tuyến. Dịch COVID-19 cũng góp phần đáng kể và sự chuyển
dịch này, bởi có đến 41% người sử dụng các dịch vụ kinh tế số năm 2020 là người
dùng mới và gần như tất cả trong số họ đều có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ
này ngay cả khi dịch bệnh chấm dứt (Google, Temasek, Bain & Company, 2020).
Song song với sự phát triển của TMĐT chính là sự xuất hiện của TMXH, lĩnh
vực đang phát triển và cho thấy nhiều tiềm năng cạnh tranh do tính chất phân mảnh
của các ngành bán lẻ và dịch vụ.

Biểu đồ 1. Các kênh mua sắm trực tuyến của Việt Nam (2018-2019)
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (2020)

MXH ảnh hưởng trực tiếp tới sức mua của người tiêu dùng TMĐT. Người tiêu
dùng đã hình thành thói quen tham khảo các nhận xét về sản phẩm trên các kênh
trực tuyến và MXH là nơi được đa số người tiêu dùng lựa chọn để đọc nhận xét về
sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng, với 56% người tiêu dùng lựa chọn
địa chỉ mua hàng trực tuyến dựa vào nhận xét trên các MXH, trang web TMĐT
(Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, 2020). Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng
đã chứng minh được sự ảnh hưởng của tương tác giữa cá nhân trên MXH đến quyết
định mua hàng của người tiêu dùng (Xiang & cộng sự, 2016; Hajli, 2014). Về phía
người bán, không ít DN đã nhận ra tầm quan trọng của công tác truyền thông trên

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 149


MXH, bởi có đến 49% các DN sở hữu website/ứng dụng di động sử dụng các hình
thức quảng cáo trên MXH - vượt xa các hình thức khác như trên báo điện tử, tin
nhắn/email hay công cụ tìm kiếm. Tính hiệu quả của hình thức quảng cáo trên MXH
cũng được các DN đánh giá cao, đặc biệt, TMĐT qua MXH được các DN đánh giá
cao nhất về độ hiệu quả của hoạt động TMĐT, với sự đồng tình của 40% DN tham
gia khảo sát của Cục TMĐT và Kinh tế số năm 2020.
3.2.2 Hành vi người tiêu dùng tham gia Thương mại xã hội tại Việt Nam
Theo Báo cáo của VinaResearch (2018), MXH đã, đang và sẽ là công cụ làm
việc, giao tiếp, kết nối, ứng dụng giải trí, nguồn thông tin quan trọng và là nơi diễn
ra các hoạt động mua sắm TMĐT đối với người tiêu dùng Việt Nam. Sau năm 2020,
số giờ trung bình một ngày người Việt sử dụng dịch vụ Internet vì mục đích cá nhân
là 3,5 tiếng, theo như khảo sát của Facebook, Bain & Company về Người tiêu dùng
trực tuyến năm 2020. Đồng thời, khảo sát này cũng chỉ ra rằng sử dụng MXH là
hoạt động hàng ngày được thực hiện nhiều nhất trong số các hoạt động trực tuyến
của người dùng Internet Việt Nam. Cụ thể, số thời gian một người Việt Nam từ 16
tuổi trở lên sử dụng MXH trung bình trong một ngày là 2,12 giờ, xấp xỉ mức trung
bình của toàn thế giới là 2,41 giờ (Statista, 2020). Với số người dùng tăng nhanh,
Việt Nam được We are social & Hootsuite (2021) dự báo là một trong những nước
có tốc độ tăng trưởng MXH cao nhất năm 2021 với tốc độ ước tính là 20%. Với
cước giá Internet được xếp hạng là rẻ thứ 12 trên thế giới (trung bình 11,27 USD/
tháng) (Cable UK, 2021) cùng những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ viễn thông
với điểm nhấn là việc triển khai thương mại hóa công nghệ 5G năm 2020, tốc độ
tăng trưởng trên được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Những con số
trên đã cho thấy tiềm năng của MXH tại Việt Nam trong tương lai gần, cùng với đó
không thể không nhắc đến tiềm năng của TMĐT trên các nền tảng MXH.
Trung bình, một người dùng Internet tại Việt Nam sử dụng đồng thời 3,7 nền
tảng MXH khác nhau (Decision Lab, 2019), trong đó Facebook là MXH được
sử dụng nhiều nhất (97%), tiếp đó là Zalo, Youtube và Instagram. Thời gian truy
cập Facebook cũng nhiều hơn so với mức sử dụng MXH trung bình 1,42 tiếng
(VinaResearch, 2018). Cũng trong báo cáo này, người dùng chọn MXH với nhiều
mục đích khác nhau nhưng chủ yếu là để liên lạc, kết nối (26,8%) và để mua sắm
(9,6%). Theo Sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2020, các mặt hàng được mua nhiều
chủ yếu là mặt hàng tiêu dùng nhanh như thời trang, phụ kiện, thiết bị điện tử, mỹ
phẩm, đồ ăn,… Cơ cấu hàng hóa chứng kiến một sự thay đổi rõ rệt do ảnh hưởng từ
COVID-19, khiến lượng thực phẩm mua bán trên mạng Internet năm 2020 tăng 1,8
lần, trở thành mặt hàng được mua nhiều nhất đối với những người thực hiện hành vi
mua sắm trực tuyến lần đầu (Facebook, Bain & Company, 2020).
Số người sử dụng MXH thuộc độ tuổi 18-34 chiếm phần lớn trong số những
nhóm tuổi sử dụng MXH tại Việt Nam (We are social & Hootsuite, 2021). Trong

150 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


số những người trẻ này, sự xuất hiện của những người trẻ được sinh trong khoảng
thời gian từ năm 1995 đến năm 2010, hay còn được biết đến với tên thế hệ Z (Gen
Z) - thế hệ của công nghệ số đã mang đến những thay đổi đáng kể cho sự phát triển
của TMĐT nói chung và TMXH nói riêng. Với đặc tính nổi bật là sự linh hoạt và
cởi mở trong việc tiếp nhận các luồng thông tin mới, hành vi mua sắm của những
người tiêu dùng trẻ và tiềm năng này chủ yếu dựa vào cảm hứng và sự cởi mở trước
những luồng thông tin mà họ đón nhận trên Internet. Những đặc điểm nổi bật của
một thế hệ người tiêu dùng mới này chính là điểm mấu chốt để các DN cân nhắc lại
chiến lược kinh doanh trong một bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và người
tiêu dùng trẻ ngày càng khắt khe hơn trong việc tiếp nhận và sử dụng dịch vụ.
3.2.3 Cách thức triển khai hoạt động thương mại xã hội của doanh nghiệp
Như đã nhắc đến ở phần Cơ sở lý luận, TMXH là một nhánh tách ra từ TMĐT,
tuy nhiên, giữa hai khái niệm này vẫn tồn tại nhiều điểm khác biệt đáng kể về mục
tiêu khai thác của DN, mối quan hệ với khách hàng và cách thức tương tác với 2
nền tảng này (Ali & cộng sự, 2019). Khi sử dụng các nền tảng TMĐT, DN mong
muốn cải thiện mức độ hiệu quả của việc kinh doanh sản phẩm thông qua các chiến
lược rút ngắn thời gian tìm kiếm sản phẩm và mua hàng của khách hàng, cải thiện
hình thức của danh mục sản phẩm nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng và tăng
độ chính xác của đề xuất sản phẩm xây dựng dựa trên khuôn mẫu mua sắm trước đó
của người tiêu dùng. Trong khi đó, DN sử dụng TMXH để tập trung vào các mục
tiêu xã hội như xây dựng mạng lưới quan hệ giữa người bán và người mua, hợp
tác, chia sẻ thông tin, trải nghiệm. Ngoài ra, trái với cách thức tương tác một chiều
trên các nền tảng TMĐT (thông tin từ phía người mua không có sẵn để khai thác),
TMXH cho phép các DN chủ động tiếp cận với những đánh giá, phản hồi và hỗ trợ
khách hàng của mình một cách dễ dàng.
Chính vì những điểm khác biệt này mà cách thức triển khai lý tưởng của các
DN là phát triển song song ở cả hai nền tảng TMĐT và TMXH. Trên các nền tảng
TMXH, DN đầu tư mạnh vào các hoạt động quảng cáo và tương tác thường xuyên
với khách hàng, trong khi tại trang TMĐT cần nghiên cứu về mặt kỹ thuật để nâng
cao trải nghiệm người dùng, giúp cho quy trình mua sắm tìm kiếm - thanh toán - vận
chuyển diễn ra hiệu quả nhất. Một trong những hình thức tương đối phổ biến ở các
DN hiện nay là gắn đường dẫn đến trang web TMĐT trên trang TMXH của chính
DN đó. Quy trình thanh toán và giao nhận hàng hóa chuyên nghiệp, an toàn và hoàn
thiện hơn tại các trang TMĐT là lí do chính cho sự ưu ái của cả DN và người tiêu
dùng khi giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên, với sự cải thiện không ngừng của các nhà
phát triển các nền tảng TMXH, người tiêu dùng có khả năng cao sẽ chuyển hướng
sử dụng hoàn toàn TMXH để thực hiện hành vi mua hàng của mình do mức độ hiệu
quả cao mà nó mang lại.

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 151


Trên thực tế, tại Việt Nam, tỷ lệ DN tham gia TMXH được thống kê gần như cao
gấp đôi tỷ lệ DN kinh doanh TMĐT, bao gồm cả các DN hoạt động song song ở cả
hai nền tảng này (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, 2021). Điều này có thể
được lý giải bởi mô hình kinh doanh trên các trang MXH tương đối phù hợp với các
DN quy mô nhỏ và vừa, giúp DN giảm thiểu một lượng chi phí lớn nhờ những tính
năng miễn phí của trang MXH. Tuy nhiên, trước sự thay đổi không ngừng của thị
trường và thị hiếu người tiêu dùng, các DN luôn phải đổi mới và cập nhật để thích
nghi với các xu hướng của kinh doanh trực tuyến trên các nền tảng MXH hiện nay.
3.2.4 Xu hướng phát triển của thị trường thương mại xã hội tại Việt Nam
Báo cáo e-Conomy SEA 2019 của Google và Temasek dự đoán thị trường
TMXH của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới, với tốc độ
tăng trưởng hàng năm kép của giai đoạn 2015-2025 là 49% và quy mô thị trường
dự kiến đạt 23 tỷ USD vào năm 2025. Khi đó, Việt Nam được dự báo sẽ trở thành
nước có quy mô TMĐT lớn thứ hai tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia với tổng quy
mô thị trường 82 tỷ USD.
Theo khảo sát của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (2020), năm 2019, khoảng 39%
DN được khảo sát cho biết có tham gia kinh doanh trên diễn đàn và MXH. Tỷ lệ này
thấp hơn không đáng kể so với tỷ lệ 42% DN bán hàng trên website, nhưng lại cao
hơn đáng kể so với tỷ lệ 17% DN bán hàng trên các sàn giao dịch TMĐT. Đáng chú
ý, tỷ lệ DN bán hàng thông qua TMXH đang có xu hướng tăng (tăng 3% so với năm
2018), còn tỷ lệ DN bán hàng trên website lại có xu hướng giảm (giảm 2% so với
năm 2018). Trong khi đó, về phía người tiêu dùng, theo báo cáo của Cục Thương
mại điện tử và Kinh tế số, khoảng 57% người được khảo sát cho biết họ có thực hiện
mua sắm qua diễn đàn và các trang TMXH.
Xu hướng chung cho thấy TMXH đang ngày càng trở nên phổ biến và được
nhiều người Việt Nam sử dụng. Theo We are social & Hootsuite (2021), lượng
người dùng MXH thường xuyên ở Việt Nam tính đến tháng 01/2020 là 65 triệu
người, chiếm 67% tổng dân số. Số lượng này tăng thêm 5,7 triệu người dùng (tức
9,6%) so với thời điểm tháng 01/2019. Với số lượng người dùng đông đảo và hoạt
động tích cực, MXH đang và sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng với hoạt động
có yếu tố TMĐT.
Tại tọa đàm “Thương mại điện tử trên mạng xã hội tại Việt Nam: Một số vấn đề
pháp lý”, tổ chức ngày 23/3/2021, đại diện VCCI nhận định TMĐT tại Việt Nam
hiện đang trong giai đoạn bùng nổ với tăng trưởng hàng năm ở mức rất cao. Ngoài
các website và sàn giao dịch TMĐT thì hoạt động giao dịch, mua bán hàng hoá,
dịch vụ thông qua phương tiện là mạng xã hội hiện cũng đang thu hút số lượng rất
lớn các cá nhân, DN. Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng với tốc độ phát triển nhanh chóng của kinh
tế số và Internet thì dường như nhiều vấn đề về pháp lý đang bị chồng lấn (Phòng

152 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2021a). Theo đó, về mặt pháp lý các khuôn
khổ cho hoạt động TMĐT và hoạt động TMXH đã được xây dựng chủ yếu từ năm
2013. Tuy nhiên, do các quy định này được xây dựng trong giai đoạn đầu phát triển
của thị trường TMĐT, rất nhiều vấn đề chưa được đề cập hoặc được quy định rất
chung chung, chỉ mang tính nguyên tắc nên gây khó khăn trong quá trình áp dụng.
Hơn nữa, do thực tiễn hoạt động TMĐT phát triển quá nhanh nên nhiều quy định đã
trở nên lạc hậu. Chính vì vậy, pháp luật về quản lý cả TMĐT và TMXH đang được
rà soát và dự kiến sửa đổi trong thời gian tới.
4. Phân tích SWOT Thương mại xã hội tại Việt Nam
4.1 Điểm mạnh
Khả năng tiếp cận
Điểm mạnh lớn nhất của TMXH là khả năng tiếp cận rộng rãi. Trước đây, mua
sắm có nghĩa là phải đi đến một địa điểm nhất định, trong thời gian nhất định để
mua được sản phẩm đó. Giờ đây, với TMXH, người mua có thể tìm kiếm, nắm rõ
thông tin về sản phẩm và mua sắm ngay tại nhà, vào bất kỳ thời điểm nào trong
ngày. Sự ra đời của Internet đã khiến một lượng lớn người tiêu dùng rời xa TV, radio
và báo chí để chuyển sang dùng máy tính, điện thoại, khiến cho việc mua sắm qua
MXH càng dễ dàng. Ông Đỗ Hữu Hưng, Giám đốc điều hành ACCESSTRADE
Việt Nam, đã chỉ ra rằng “Thương mại trên mạng xã hội có thể diễn ra mọi lúc mọi
nơi và rất đa dạng hoạt động. Hiện nay, chúng ta đã có các nền tảng và công cụ cho
S-commerce, vì vậy điều cần làm là khiến người tiêu dùng trở nên quen thuộc hơn
với hình thức này” (Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam 2020).
Giá tương đối thấp
Một điểm mạnh khác của mua sắm trên MXH là giá các sản phẩm có xu hướng
thấp hơn so với các kênh bán lẻ truyền thống. Lý giải cho điều này là việc TMXH
thường liên quan đến việc người bán tương tác trực tiếp với người tiêu dùng, cắt
bỏ những khâutrung gian như nhà phân phối. Hơn thế nữa, các cửa hàng TMXH
thường có tổng chi phí thấp hơn đáng kể so với các cửa hàng truyền thống bởi vì
DN có thể giảm thiểu tối đa chi phí thuê mặt bằng và nhân công.
4.2 Điểm yếu
Tính đặc thù của ngành
Có thể thấy, một số sản phẩm dễ dàng được mua qua MXH hơn những sản phẩm
khác (như sách, đồ điện tử và đồ dùng nhà bếp). Các sản phẩm này có xu hướng dễ
bán hơn thông qua các cửa hàng trực tuyến, vì người tiêu dùng gần như biết mình
mong đợi điều gì. Tuy nhiên, một số mặt hàng tiêu thụ qua MXH ít phổ biến hơn,
ví dụ như đồ nội thất. Người tiêu dùng rất khó mua đồ nội thất trực tuyến do lo ngại
không biết liệu sản phẩm có phù hợp với tổng thể ngôi nhà của mình hay không,

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 153


chất liệu như thế nào và cảm giác khi tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm ra sao. Người
tiêu dùng sẽ có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm mình cần trên Internet trước, sau
đó sẽ tới các cửa hàng trưng bày đồ nội thất và thực hiện mua hàng ngay tại cửa
hàng. Tuy nhiên, trong tương lai, nếu các nền tảng MXH, TMĐT ứng dụng các
công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality - VR), thực tế ảo tăng cường (Augmented
Reality - AR) để tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng thì điểm yếu này hoàn
toàn có thể được khắc phục.
4.3 Cơ hội
Thị trường đang phát triển
Khi mức giá phải trả để có thể sử dụng dịch vụ Internet và thiết bị điện tử giảm,
chúng ta có thể kỳ vọng khối lượng mua sắm trực tuyến tăng lên theo quy luật cung
cầu trong kinh tế học. Điều này cũng tương tự với số lượng người sử dụng MXH.
Trong bối cảnh chuyển đổi số của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, với những điều
kiện thuận lợi để tham gia mua sắm trực tuyến, thị trường TMXH cho thấy những
tín hiệu tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong tương lai, đặc biệt dưới ảnh hưởng của đại
dịch COVID-19.
Số liệu của Sách trắng TMĐT Việt Nam 2020 đã cho thấy ưu thế của TMXH so
với TMĐT truyền thống. Tỷ lệ người mua hàng trực tuyến năm 2019 lựa chọn các
website TMĐT giảm rõ rệt so với năm trước đó, từ 74% xuống 52%. Trong khi đó,
tỷ lệ khách hàng lựa chọn mua sắm trên các diễn đàn, MXH tăng mạnh, từ 36% lên
57%, tương đương với tỉ lệ người tiêu dùng tại các ứng dụng TMĐT di động (Cục
Thương mại điện tử và Kinh tế số, 2020).
Những người có sức ảnh hưởng
Hiện nay, một số người dùng Internet sử dụng lượng người đang theo dõi để
quảng cáo các hàng hóa và dịch vụ khác nhau. Những người có sức ảnh hưởng
này mang đến nhiều cơ hội tiếp thị và quảng cáo cho những người bán hàng trên
MXH. Với việc phương tiện truyền thông xã hội trở thành một phần quan trọng
trong cuộc sống hàng ngày, những người có ảnh hưởng sẽ ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong cách sản phẩm được tiếp cận với người tiêu dùng. Với tính chất
lan tỏa của MXH, các cửa hàng TMXH sẽ có cơ hội tốt nhất để tận dụng lợi thế
này. Trong buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Thương mại điện tử trên mạng xã
hội trong ASEAN” diễn ra trước thềm sự kiện Vietnam Venture Summit vào cuối
năm 2020, ông Vineeth Dhruvan, Tổng Giám đốc Starcom thuộc tập đoàn Publicis
Groupe nhấn mạnh “Thương mại điện tử trên mạng xã hội đảm nhiệm vai trò giúp
tăng tương tác và truyền tải thông tin sản phẩm từ người bán đến gần hơn với khách
hàng tiềm năng, tạo dựng sự gắn kết giữa hai bên. Việc sử dụng các hình thức truyền
thông qua KOL (key opinion leader - người có tầm ảnh hưởng) hay KOC (key
opinion consumer - người tiêu dùng có tầm ảnh hưởng) cũng giúp DN đạt được

154 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


lượng tương tác cao hơn và có nhiều khách hàng tiềm năng hơn” (Báo điện tử Đảng
cộng sản Việt Nam, 2020).
4.4 Thách thức
Nhiều đối thủ cạnh tranh
Có thể thấy, rào cản gia nhập vào thị trường TMXH tương đối thấp, đây có thể
là một điểm mạnh, nhưng nó cũng gây ra mối đe dọa đáng kể cho những người bán
hiện tại. Điều này là do mọi người ở bất kỳ đâu đều dễ dàng triển khai cửa hàng
mới của mình trên MXH và cạnh tranh với các DN mua sắm trực tuyến khác. Tuy
yếu tố cạnh tranh này không ảnh hưởng đến sự thành công của thị trường TMXH
nói chung, nhưng nó được dự đoán sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các DN bán lẻ nói
riêng.
Rủi ro lừa đảo
Nghiên cứu thị trường của Vinaresearch (2018) cho thấy trong số 776 mẫu khảo
sát, có đến 48,1% người được hỏi phản hồi rằng đã bị lừa khi thực hiện hành vi mua
sắm trên MXH. Theo đó, rủi ro trong chất lượng hàng hóa là hình thức lừa đảo phổ
biến nhất. Khi người tiêu dùng không hài lòng với sản phẩm do chất lượng không
như người bán cam kết, họ không thể nhận được bồi thường, nói cách khác, quyền
lợi của người tiêu dùng đã bị vi phạm nghiêm trọng. Rủi ro trong thanh toán cũng
là một vấn đề nổi cộm khi mua sắm trực tuyến. Mua hàng trên MXH được thúc
đẩy bởi các khoản thanh toán kỹ thuật số, liên quan đến thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi
nợ, chuyển khoản ngân hàng hoặc tiền điện tử. Việc thanh toán nhanh, hiệu quả và
ẩn danh đã tạo điều kiện cho MXH trở thành mục tiêu lớn cho những kẻ lợi dụng
những kẽ hở trong thanh toán trực tuyến để trục lợi cho bản thân. Điều này là do các
nền tảng MXH vẫn chưa phát triển nhiều cơ chế bảo vệ, đánh giá chất lượng, xếp
hạng uy tín dành cho người bán cũng như người mua, làm nảy sinh các giao dịch
vẫn chưa được chứng thực rõ ràng và các sự cố trong mua bán trực tuyến.
Lo ngại về cơ sở dữ liệu
Khả năng xảy ra sự cố khi mua sắm trực tuyến là tương đối cao, đặc biệt là khi
liên quan đến dữ liệu người dùng. Mua sắm trực tuyến yêu cầu người tiêu dùng cung
cấp nhiều dữ liệu nhạy cảm, bao gồm chi tiết thanh toán, địa chỉ và các thông tin cá
nhân khác. Nhiều vụ việc gần đây liên quan đến hành vi thu thập dữ liệu một cách
bất hợp pháp của người dùng MXH rồi bán lại cho các bên thứ ba đã tạo nên tâm lý
e dè khi sử dụng MXH và tiến hành các hoạt động mua sắm trực tuyến của một bộ
phận không nhỏ người tiêu dùng. Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế
VCCI, “Một số nghiên cứu gần đây của VICC cho thấy hiện nhiều quy định quản
lý thông qua điều kiện kinh doanh cấp giấy phép hoạt động trên môi trường mạng
còn nhiều bất cập; vấn đề bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ đối với các loại tài sản trong
kinh tế số chưa thực sự rõ ràng, hiệu quả; các mô hình kinh doanh, dịch vụ trên nền

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 155


tảng kinh tế số phát triển khá nhanh, nhưng lại chưa có nhiều biện pháp quản lý…”
(Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2021b).
Bảng 1. Phân tích SWOT thị trường Thương mại xã hội
Điểm mạnh Điểm yếu
Khả năng tiếp cận: sự sẵn có và ưu tiên Tính đặc thù của ngành: một số sản phẩm
sử dụng của người dùng với các nền tảng đặc thù như đồ nội thất cần người mua phải
MXH tới trực tiếp để trực tiếp chạm và cảm nhận
Giá tương đối thấp: giá sản phẩm thấp hơn chất liệu, đồng thời cân nhắc về việc liệu
so với sản phẩm bày bán ở cửa hàng truyền sản phẩm có hài hòa với toàn bộ không gian
thống do người bán được giảm thiểu chi phí của ngôi nhà trước khi quyết định mua sản
thuê cửa hàng phẩm; tuy nhiên điều này hoàn toàn có thể
được khắc phục nhờ vào công nghệ thực
tế ảo (virtual reality - VR), thực tế ảo tăng
cường (augmented reality - AR)
Cơ hội Thách thức
Thị trường đang phát triển: nhờ vào mức Nhiều đối thủ cạnh tranh: rào cản gia nhập
cước phí Internet giảm, độ phủ của MXH, thị trường tương đối thấp
nền kinh tế số Việt Nam Lo ngại về cơ sở dữ liệu: nguy cơ rò rỉ dữ
Những người có sức ảnh hưởng: tính chất liệu cá nhân khiến khách hàng e dè khi mua
lan tỏa của MXH mang đến nhiều cơ hội sắm, đặc biệt là thanh toán trên các nền tảng
tiếp thị và quảng cáo TMXH
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

5. Đề xuất giải pháp phát triển thị trường TMXH tại Việt Nam
Dựa vào mục 3.2, thực trạng thị trường TMXH tại Việt Nam, có thể thấy sự phát
triển mạnh mẽ của thị trường TMĐT cũng như TMXH trên toàn thế giới và cụ thể
là Việt Nam. Tuy nhiên, như các nhược điểm và thách thức về TMXH đã được nêu
ra, vẫn còn nhiều bất cập cần khắc phục và cải thiện. Chính vì vậy, nhóm tác giả đề
xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn cho thị trường TMXH.
5.1 Thiết lập môi trường pháp lý chặt chẽ
Môi trường pháp lý về TMXH, cũng như các ngành khác được hình thành và
phát triển từ hệ thống lập pháp của hệ thống chính trị. Khuôn khổ pháp lý cần được
rà soát để có các điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của
đất nước, cũng như phù hợp với xu hướng công nghệ và luật pháp quốc tế. Có thể
thấy hiện nay do TMXH vẫn còn là ngành mới nên luật pháp chưa thực sự chặt chẽ
và còn những bất cập. Các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ
thông tin và TMXH cần được bổ sung và xây dựng, trong đó đặc biệt chú ý đến việc
hỗ trợ về chính sách thuế, lãi suất ưu đãi cho vay đối với các DN dịch vụ để thực
hiện ứng dụng TMXH. Các sở, cơ quan ban ngành cần thường xuyên tổ chức các
hoạt động thanh tra liên ngành về lĩnh vực TMXH; tại các địa phương cũng như
tổ chức các hoạt động rà soát, kiểm tra hàng năm để nắm vững tình hình phát triển

156 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


TMXH trên địa bàn, làm cơ sở cho việc triển khai chính sách và thực thi pháp luật
về TMXH được tốt hơn.
5.2 Khuyến khích áp dụng phương tiện thanh toán trực tuyến
Xét thực tế ở các DN cũng như xã hội hiện nay, việc ứng dụng thanh toán điện
tử còn nhiều hạn chế và chưa được phổ biến rộng rãi. Thói quen dùng tiền mặt vẫn
in sâu trong tâm trí của đại đa số người dân, vì thế cho dù công nghệ áp dụng cho
việc thanh toán đã cải tiến thì lượng giao dịch thanh toán điện tử vẫn còn hạn chế
dẫn đến tỷ lệ áp dụng thanh toán trực tuyến vẫn chưa cao. Muốn khách hàng mua
sắm trực tuyến nhiều hơn thì các phương thức thanh toán trực tuyến thay cho tiền
mặt phải được áp dụng rộng rãi bằng việc phát triển các công cụ thanh toán online
trên di động, tăng tiện ích, sự thuận lợi và dễ sử dụng. Chính phủ và truyền thông
cần tuyên truyền vận động người dân thanh toán điện tử, sử dụng thẻ tín dụng, ví
điện tử,… để dần dần làm quen với hình thức thanh toán hiện đại, thay đổi thói quen
dùng tiền mặt.
5.3 Phát triển lĩnh vực chuyển phát hàng hóa (logistics)
Nhà nước nên tăng cường đầu tư cho bến cảng, hàng không, ga tàu, cảng biển, hệ
thống xe khách, xe buýt,…; xây dựng quy hoạch phát triển logistics cho các tỉnh và
toàn quốc, gắn kết quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng với quy hoạch phát
triển ngành dịch vụ logistics; đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động
logistics trên toàn quốc, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN, nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh logistics của các DN cũng như tạo điều kiện phát
triển cho thương mại nói chung cũng như TMXH nói riêng.
6. Kết luận
Những điều kiện ở thời điểm hiện tại là cơ sở để khẳng định TMXH tại Việt Nam
có tiềm năng phát triển rất lớn trong thời gian sắp tới, và sự tăng trưởng này đồng
nhất với các dự báo tại các quốc gia khác trên thế giới. Sự tăng trưởng này sẽ đem
lại lợi ích cho tất cả các bên trực tiếp tham gia vào TMXH cũng như gián tiếp đem
lại nguồn thu góp phần cải thiện ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, điều này chỉ có
thể đạt được khi lĩnh vực này chịu sự quản lý chặt chẽ từ các bên có thẩm quyền để
có thể đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ các bên tham gia, góp phần tạo nên một môi
trường thương mại an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Nghiên cứu này góp
phần hệ thống hoá các khái niệm liên quan đến TMXH và cung cấp những thông
tin về thực trạng TMXH cũng như các nghiên cứu trước đây nhằm giúp có cách tiếp
cận tổng quát về mảng TMXH đầy tiềm năng.

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 157


Tài liệu tham khảo
Akar, E. & Topçu, B. (2011), “An examination of the factors influencing consumers’ attitudes
toward social media marketing”, Journal of Internet Commerce, No. 10, pp. 35 - 67.
Amblee, N. & Bui, T. (2011), “Harnessing the influence of social proof in online shopping:
the effect of electronic word of mouth on sales of digital microproducts”,
International Journal of Electronic Commerce, No. 16, pp. 91 - 114.
Ali, W.A., Mukhtar, M. & Mohamed, I. (2019). “Validating the factors influencing social
commerce adoption in small and medium enterprise in Malaysia”, Indonesia Journal
of Electrical Engineering and Computer Science, Vol. 17 No. 1, pp. 440 -447.
American Marketing Association (AMA). (2021), “Advertising”, https://www.ama.org/
topics/advertising/, truy cập ngày 01/04/2021.
Bradford, T. & William, R.K. (2012), “New person-to-person payment methods: have
checks met their match?”, Federal Reserve Bank of Kansas City Economic Review,
Third Quarter, pp. 41 - 77.
Cable UK. (2021), “The price of fixed-line broadband in 211 countries”, https://www.
cable.co.uk/broadband/pricing/worldwide-comparison, truy cập ngày 01/04/2021.
Cecere, L., Owyang, J., Li, C., Etlinger, S. & Tran, C. (2010), “Rise of social commerce
a trail guide for the social commerce pioneer includes input from 54 ecosystem
contributors”, http://www.supplychainshaman.com/wp-content/uploads/2010/11/
rise_of_social_commerce_final.pdf, truy cập ngày 01/4/2021.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số. (2020), “Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam
2020”, http://www.idea.gov.vn/, truy cập ngày 01/4/2021.
Decision Lab. (2019), “The connected consumers: where they go and what they do online”,
https://www.decisionlab.co/library, truy cập ngày 01/4/2021.
Đoàn, K.T. (2018), Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi xem quảng cáo trên Mạng
xã hội tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Facebook, Bain & Company. (2020), “Digital consumers of tomorrow, here today: a sync
Southeast Asia report”, https://www.bain.com/insights/digital-consumers-of-
tomorrow-here-today/, truy cập ngày 01/4/2021.
Google, Temasek, Bain & Company. (2020), “e-Conomy SEA 2020 - at full velocity: resilient
and racing ahead”, https://economysea.withgoogle.com/, truy cập ngày 01/4/2021.
Grand View Research. (2021), “Social commerce: market analysis, 2017-2028”, https://
www.grandviewresearch.com/industry-analysis/social-commerce-market, truy cập
ngày 01/4/2021.
Hajli, N. (2014), “The role of social support on relationship quality and social commerce”,
Technological Forecasting and Social Change, No. 87, pp. 17 - 27.
Hajli, N. (2015), “Social commerce constructs and consumer’s intention to buy”,
International Journal of Information Management, No. 35, pp. 183 - 191.
Hajli, N. & Sims, J. (2015), “Social commerce: the transfer of power from sellers to buyers”,
Technological Forecasting and Social Change, No. 94, pp. 350 - 358.
Henning-Thurau, T., Hofacker, C.F. & Bloching, B. (2013), “Marketing the pinball way:
Understanding how social media changes the generation of value for consumers
and companies”, Journal of Interactive Marketing, No. 27, pp. 237 - 241.

158 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)


Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam. (2020), “Báo cáo chỉ số thương mại điện tử 2020”,
https://vecom.vn/bao-cao-chi-so-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-2020, truy cập
ngày 01/04/2021.
Insider Intelligence & eMarketer. (2021), “Social commerce report 2021”, https://www.
emarketer.com/content/social-commerce-2021, truy cập ngày 01/4/2021.
International Monetary Fund. (2020), “World economic outlook database”, https://www.imf.
org/en/Publications/WEO/weo-database/2020/October/, truy cập ngày 01/04/2021.
Kim, S. & Park, H. (2013), “Effects of various characteristics of social commerce
(s-commerce) on consumers’ trust and trust performance”, International Journal of
Information Management, Vol. 33 No. 2, pp. 318 - 332.
Kotler, P. & Armstrong, G. (2014), Nguyên lý Tiếp thị, NXB Lao Động, Thành phố Hồ Chí
Minh.
Lai, L. (2011), “Social Commerce – E-Commerce in Social Media Context”, International
Journal of Social, Behavioral, Educational, Economic, Business and Industrial
Engineering, Vol. 4 No. 12, pp. 2213 - 2218.
Liang, T.P., Ho, Y.T., Li, Y.W. & Turban, E. (2011), “What drives social commerce: the
role of social support and relationship quality”, International Journal of Electronic
Commerce, Vol. 16 No. 2, pp. 69 - 90.
Lindner, J. (2011), Last mile logistics capability: a multidimensional system requirements
analysis for a general modelling and evaluation approach, Dipl. Technical
University of Munich.
Melanson, M. (2011), “Twitter kills the API whitelist: what it means for developers &
innovation”, http://www.readwriteweb.com/archives/twitter_kills_the_api_
whitelist_what_it_means_for. php, truy cập ngày 01/04/2021.
Michaelidou, N., Siamagka, N.T. & Christodoulides, G. (2011), “Usage: barriers and
measurement of social media marketing: an exploratory investigation of small and
medium B2B brands”, Industrial Marketing Management, No. 40, pp. 1153 - 1159.
Molinillo, S., Anaya-Sánchez, R. & Liébana-Cabanillas, F. (2019), “Analyzing the effect
of social support and community factors on customer engagement and its impact
on loyalty behaviors toward social commerce websites”, Computers in Human
Behavior, Vol. 108, p. 105980.
Ng, C.S.P. (2013), “Intention to purchase on social commerce websites across cultures: a
cross-regional study”, Information & Management, No. 50, pp. 609 - 620.
Nguyễn, T.H. & Trần Đ.Q. (2018), “Một ước lượng tương quan giữa hành vi và quan tâm
của người dùng trên mạng xã hội”, Tạp chí Khoa học Công nghệ thông tin và
Truyền thông, Số 3, tr. 9 - 16.
Nguyễn, T.T.V. & Nguyễn, D.T. (2016), “Nhận thức rủi ro trong sự chấp nhận thanh toán
qua mạng xã hội”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Số 27, tr. 66 - 81.
Nguyễn, T.H. (2020), “Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận biết thương hiệu của sinh viên đối
với các công ty thương mại điện tử trên phương tiện truyền thông xã hội”, Tạp chí
Khoa học Thương mại, Số 139, tr. 55 - 61.
Phí, T.T. (2019), Tác động mạng xã hội đến niềm tin của người sử dụng trong lĩnh vực
thương mại bán lẻ tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Trường Đại
học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 159


Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. (2021a), “Cần hoàn thiện pháp luật về thương
mại điện tử trên mạng xã hội”, https://nif.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/
pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM197664, truy cập ngày 26/10/2021.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. (2021b), “Doanh nghiệp đề xuất có chế
tài xử phạt cơ quan ra văn bản tồi”, https://tuoitre.vn/doanh-nghiep-de-xuat-co-
che-tai-xu-phat-co-quan-ra-van-ban-toi-20210625135320132.htm, truy cập ngày
26/10/2021.
Stephen, A.T. & Toubia, O. (2010), “Deriving value from social commerce networks”,
Journal of Marketing Research, No. 47, pp. 215 - 228.
Statista. (2018), “Influence of social media on U.S. consumer purchasing decisions 2018”,
https://www.statista.com/statistics/308198/us-consumer-social-media purchasing-
influence/, truy cập ngày 01/04/2021.
Statista. (2020), “Where do people spend the most time on social media?”, https://www.
statista.com/chart/18983/time-spent-on-social-media/, truy cập ngày 01/04/2021.
Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam. (2020), “Cơ hội lớn để phát triển thương mại điện
tử trên mạng xã hội”, https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/co-hoi-lon-
de-phat-trien-thuong-mai-dien-tu-tren-mang-xa-hoi-568527.html, truy cập ngày
26/10/2021.
TechCrunch. (2021), “Twitter tests new e-commerce features for tweets”, https://techcrunch.
com/2021/03/03/twitter-tests-new-e-commerce-features-for-tweets/, truy cập ngày
01/04/2021.
Tổng cục Thống kê. (2020), “Infographic tình hình kinh tế – xã hội tháng 12/2020”, https://
www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/12/infographic-tinh-hinh-kinh-
te-xa-hoi-thang-12-2020/, truy cập ngày 01/04/2021.
Turban, E., Strauss, J. & Lai, L. (2016), Social commerce: Marketing, Technology and
Management, Cham: Springer International Publishing.
Turban, E., Whiteside, J., King, D. & Outland, J. (2017), Introduction to electronic
commerce and social commerce (4 ed.), GE: Springer.
Tuten, T.L. (2008), Advertising 2.0: social media marketing in a web 2.0 world: social
media marketing in a web 2.0 world, Greenwood Publishing Group.
Vinaresearch. (2018), “Báo cáo nghiên cứu thói quen sử dụng MXH của người Việt Nam
2018”, https://vinaresearch.net/public/news/2201-bao-cao-nghien-cuu-thoi-quen-
su-dung-mang-xa-hoi-cua-nguoi-viet-nam-2018.vnrs, truy cập ngày 01/04/2021.
Wang, C. & Zhang, P. (2012), “The evolution of social commerce: the people, management,
technology: and information dimensions”, Communications of The Association for
Information Systems, No. 31, pp. 1 - 23.
We Are Social & Hootsuite. (2021), “Digital 2021: Vietnam”, https://wearesocial.com/
digital-2021, truy cập ngày 01/04/2021.
Xiang, L., Zheng, X., Lee, M.K.O. & Zhao, D. (2016), “Exploring consumers’ impulse
buying behavior on social commerce platform: the role of parasocial interaction”,
International Journal of Information Management, Vol. 36 No. 3, pp. 333 - 347.

160 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021)

View publication stats

You might also like