You are on page 1of 6

THẦY HOÀNG SƯ ĐIỂU MÔMEN LỰC – CÂN BẰNG VẬT RẮN

LỚP LÍ 10 KOP BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


SĐT: 0909.928.109 (Bám sát chương trình GDPT mới)

Họ và tên…………………….………………………….…Trường……………..……...…..…...
Câu 1. (Sách BT CTST). Chọn phát biểu đúng?
A. Momen lực tác dụng lên vật là đại lượng vô hướng.
B. Momen lực đối với một trục quay được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.
C. Momen lực là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của lực.
D. Đơn vị của momen lực là N/m.
Câu 2. (Sách BT KNTT). Trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay
quanh trục?
A. Lực có giá song song với trục quay.
B. Lực có giá cắt trục quay.
C. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
D. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay
Câu 3. (Sách BT CTST). Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác
dụng
A. làm vật quay.
B. làm vật chuyển động tịnh tiến.
C. vừa làm vật quay vừa chuyển động tịnh tiến.
D. làm vật cân bằng.
Câu 4. (Sách BT CD). Một vật có trục quay cố định chịu tác dụng của lực F . Tình huống nào
sau đây, lực F sẽ gây tác dụng làm quay đối với vật?
A. Giá của lực F không đi qua trục quay. B. Giá của lực F song song với trục quay.
C. Giá của lực F đi qua trục quay. D. Giá của lực F có phương bất kì.
Câu 5. (Sách BT CD). Cặp lực nào trong hình là ngẫu lực?

A. Hình a. B. Hình b. C. Hình c. D. Hình d.


PHẦN I. MOMEN LỰC & MOMEN NGẪU LỰC
Câu 6. (Sách BT CTST). Xác định momen do lực F có độ
lớn 10 N tác dụng vuông góc lên cờ lê để làm xoay bu lông
như hình. Biết cờ lê có chiều dài 15 cm và khoảng cách từ
điểm đặt của lực đến bu lông vào cỡ 11 cm.
A.1,5 N.m. B. 1,1 N.m. C. 0,4 N.m. D. 110 N.m.
Câu 7. (Sách BT CTST). Hai lực của ngẫu lực có độ lớn
F1 = F2 = 15 N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là d = 0,4 m.
Momen của ngẫu lực đối với trục quay bằng
A.3 N.m. B. 6 N.m.
C. 0 N.m. D. 12 N.m.
Câu 8. (Sách BT CTST). Một xe cẩu có chiều dài cần trục l = 20 m
và nghiêng 300 so với phương thẳng đứng. Đầu cần trục có treo một
thùng hàng nặng 2 tấn như hình. Lấy g = 9,8 m/s 2, momen lực do
thùng hàng tác dụng lên đầu cần trục đối với trục quay đi qua đầu
còn lại của cần trục gắn với thân máy bằng
A. 392.103 N.m. B. 20.103 N.m.
C. 34641 N.m. D. 196.103 N.m.
Câu 9. (Sách BT CTST). Xét lực tác dụng vào mỏ lết có hướng
như hình. Biết F = 50 N, l = 20 cm và   200 . Độ lớn mômen
lực bằng
A.10 N. B. 3,4 N.
C. 9,1 N. D. 9,4 N.
Câu 10. (Sách BT CTST). Một bu lông nối khung chính và khung sau của xe đạp leo núi
cần moment lực 15 N.m để siết chặt. Nếu bạn có khả năng tác dụng lực 40 N lên cờ lê theo
một hướng bất kì thì chiều dài tối thiểu của cờ lê để tạo ra momen lực cần thiết là bao nhiêu?
A. 0,38 m. B. 0,33 m. C. 0,21 m. D. 0,6 m.
Câu 11. (Sách BT CTST). Khi tác dụng một lực F vuông góc với cánh
cửa, có độ lớn không đổi vào các vị trí khác nhau như hình. Momen lực gây
ra tại vị trí nào là lớn nhất?
A. Điểm A. B. Điểm B.
C. Điểm C. D. Điểm D.
PHẦN II. QUY TẮC MOMEN LỰC
Câu 12. (Sách GK KNTT). Người chị (bên phải) có trọng
lượng P2 = 300 N, khoảng cách d2 = 1 m, còn người em có
trọng lượng P1 = 200 N. Hỏi khoảng cách d1 phải bằng bao
nhiêu để bập bênh cân bằng?
A.1,5 m. B. 1,0 m. C. 66,7 cm. D. 2,0 m.
Câu 13. (Sách BT CTST). Một chiếc xe đẩy chuyển vật liệu có cấu
tạo như hình vẽ. Tổng khối lượng vật liệu và xe là 100 kg. Lấy g = 9,8
m/s2. Lực nâng F đặt vào tay cầm giữ xe thăng bằng. Lực F có độ lớn
bằng
A.240 N. B. 2287 N.
C. 429 N. D. 420 N.
Câu 14. (Sách GK CD). Hình bên mô tả cấu
trúc bên trong của một cánh tay người đang
giữ một vật nặng. Búi cơ cung cấp một lực
hướng lên. Lực của búi cơ có tác dụng làm
cẳng tay quay ngược chiều kim đồng hồ quanh
trục quay là khớp khuỷu tay. Tay sẽ giữ được
vật nặng nếu mômen của lực tác dụng bởi búi
cơ bằng với mômen lực gây ra bởi trọng lực của vật nặng đối với khuỷu tay. Biết người này
đang giữ vật nặng có trọng lượng 50 N. Độ lớn của lực sinh ra bởi búi cơ bằng
A. 437,5 N. B. 387,5 N. C. 5,7 N. D. 487,5 N.
Câu 15. (Sách GK CTST). Để nhổ một cây đinh ghim vào bàn tạo
thành một góc 300 so với phương thẳng đứng, ta tác dụng lực F = 150 N
theo phương vuông góc với cán búa như hình. Búa có thể quay quanh
trục quay vuông góc với mặt phẳng hình vẽ tại điểm O, khoảng cách từ
điểm đặt tay đến trục quay là 30 cm và khoảng cách từ đầu đinh đến trục
quay là 5 cm. Lực do búa tác dụng lên đinh có độ lớn bằng
A.450 N. B.1800 N.
C. 780 N. D.1039 N.
Câu 16. Một người gánh một thúng lúa và một thúng gạo, thúng lúa nặng 10 kg, thúng gạo
nặng 15 kg. Đòn gánh nhẹ và dài 1 m, hai thúng đặt ở hai đầu mút của đòn gánh. Vị trí đòn
gánh đặt trên vai để hai thúng cân bằng là
A. cách đầu gánh thúng gạo một đoạn 60 cm. B. cách đầu gánh thúng lúa một đoạn 50 cm.
C. cách đầu gánh thúng gạo một đoạn 30 cm. D. cách đầu gánh thúng lúa một đoạn 60 cm.
Câu 17. Một thanh cứng AB, dài 7 m, có khối lượng
không đáng kể, có trục quay O, hai đầu chịu 2 lực F1 và F2.
Cho F1 = 50 N ; F2 = 200 N và OA = 2 m. Đặt vào thanh một
lực F3 hướng lên và có độ lớn 300 N để cho thanh nằm
ngang. Khoảng cách OC bằng
A. 1 m. B. 2 m.
C. 3 m. D. 4 m.
Câu 18. Một thanh dài l = 1 m, khối lượng m = 1,5 kg. Một
đầu thanh được gắn vào trần nhà nhờ một bản lề, đầu kia được
giữ bằng một dây treo thẳng đứng. Trọng tâm của thanh cách
bản lề một đoạn d = 0,4 m. Lấy g = 10 m/s2. Lực căng của sợi
dây bằng
A. 6 N. B. 5 N. C. 4 N. D. 3 N.
Câu 19. Một người nâng một tấm gỗ đồng chất, tiết diện
đều, có trọng lượng P = 200 N. Người ấy tác dụng một lực F
vào đầu trên của tấm gỗ (vuông góc với tấm gỗ) để giữ cho nó
hợp với mặt đất một góc 300 . Độ lớn lực F bằng
A. 50 3 N. B.100 N.
C. 100 3 N. D. 200 N.
Câu 20. Có đòn bẩy như hình vẽ. Đầu A của đòn bẩy treo một A B
O
vật có trọng lượng 30 N. Chiều dài đòn bẩy dài 50 cm. Khoảng
cách từ đầu A đến trục quay O là 20 cm. Vậy đầu B của đòn bẩy
phải treo một vật khác có trọng lượng là bao nhiêu để đòn bẩy cân bằng như ban đầu?
A. 15 N. B. 20 N. C. 25 N. D. 30 N.
Câu 21. Một thanh sắt dài, đồng chất, tiết diện đều, được đặt trên
1
bàn sao cho chiều dài của nó nhô ra khỏi bàn.Tại đầu nhô ra,
4 F

người ta đặt một lực F hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi lực đạt
tới giá trị 40 N thì đầu kia của thanh sắt bắt đầu bênh lên. Trọng lượng của thanh sắt bằng
A.20 N. B. 10 N. C. 40 N. D. 30 N.
Câu 22. Một thanh dài AO, đồng chất, có khối lượng 1,0 kg. Một
đầu O của thanh liên kết với tường bằng một bản lề, còn đầu A được
treo vào tường bằng một sợi dây AB. Thanh được giữ nằm ngang và
dây làm với thanh một góc α = 300 . Lấy g = 10 m/s2. Lực căng của
dây bằng
A. 20 N. B. 10 N. C. 10 3 N. D. 20 3 N.
Câu 23. Một thanh đồng chất AB, có trọng lượng P1 = 10 N, đầu A được
gắn với tường bằng một bản lề, còn đầu B được giữ yên nhờ một sợi dây
nằm ngang buộc vào tường tại C. Một vật có trọng lượng P2 = 15 N, được
treo vào đầu B của thanh.Cho biết AC = 1 m ; BC = 0,6 m. Lực căng T 2 và
T1 của hai đoạn dây lần lượt là
A. 15 N ; 15 N. B. 15 N ; 12 N.
C. 12N; 12 N. D. 12 N ; 15 N.
Câu 24. Một hình lập phương tiết diện ABCD, có trọng lượng 50 N đặt B C
trên mặt bàn nằm ngang. Phải tác dụng vào hình này một lực đẩy có
phương song song với AD và có độ lớn tối thiểu bằng bao nhiêu để hình A D

quay quanh D còn A bênh lên khỏi mặt bàn?


A.50,0 N. B. 25,0 N. C. 12,5 N. D. 2,5 N.
Câu 25. Một vật hình trụ bằng kim loại có khối lượng m = 80 kg,
bán kính tiết diện R = 10 cm. Buộc vào hình trụ một sợi dây nằm
ngang có phương đi qua trục hình trụ để kéo hình trụ lên bậc thang
cao h = O1O2 = 4 cm. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn tối thiểu của lực F O2

cần dùng để kéo dây là


A. 1066,7 N. B. 1600 N. C. 1833 N. D. 533,3 N.
PHẦN III. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG TỔNG QUÁT CỦA VẬT RẮN
Câu 26.
Hai người đang khiêng một thùng hàng khối lượng 30 kg bằng
một đòn tre dài 2 m như hình. Bỏ qua khối lượng đòn tre và lấy
g = 10 m/s2. Hỏi phải treo thùng hàng ở điểm nào để lực đè lên vai
người đi sau lớn hơn lực đè lên vai người đi trước 100 N thì phải treo
thùng hàng tại điểm treo O
A. cách vai người đi sau 0,4 m. B. cách vai người đi trước 1,8 m.
C. cách vai người đi sau 0,5 m. D. cách vai người đi trước 1,7 m.
Câu 27. Một đường ống đồng chất có trọng lượng 100 N,

chiều dài L, tựa trên điểm tựa như hình vẽ. Khoảng cách
x và phản lực FR của điểm tựa tác dụng lên đường ống là
A. x = 0,69L; FR = 800 N. B. x = 0,69L; FR = 400 N.
C. x = 0,6L; FR = 552 N. D. x = 0,6L; FR = 248 N.
Câu 28. Một sợi dây, một đầu buộc vào bức tường nhám, đầu kia buộc
vào đầu A của một thanh đồng chất, khối lượng m. Dây có tác dụng giữ
cho thanh tì vuông góc vào tường tại đầu B và hợp với thanh một góc 300.
Lực căng của dây và lực ma sát nghỉ của tường là
mg mg 3 mg 3 mg
A. ; mg. B. ; mg. C. mg; . D. mg; .
2 2 2 2

Câu 29. Một thanh gỗ đồng chất, khối lượng m = 3 kg được đặt vào
tường. Do tường và sàn đều không có ma sát nên người ta phải dùng
một dây buộc đầu dưới B của thanh vào chân tường để giữ cho thanh
3
đứng yên. Biết OA  OB và lấy g = 10 m/s2. Lực căng dây bằng
2
A.P. B. 2P.
2P P
C. . D. .
3 3

You might also like