You are on page 1of 11

Bài mở đầu:

為佛弟子, 常於晝夜, 至心誦念, 八大人覺.


Phiên âm:

Vi phật đệ tử, thường ư trú dạ, chí tâm tụng niệm, Bát đại nhân giác.

Dịch nghĩa:

Là người đệ tử Phật, thường ở trong ngày đêm, nên dốc lòng tụng niệm,
tám điều giác ngộ của bậc đại nhân.

Đại ý:

Lời mở đầu Kinh tuy ngắn gọn nhưng đã nêu lên được mục đích và yêu
cầu của một người Phật tử dù xuất gia hay tại gia, bất luận ngày hay đêm đều
phải tu tập quán chiếu các thiện pháp nhằm tăng trưởng công đức, thành tựu
cứu kính Niết Bàn. Điều quan trọng là những gì mà chư Phật, Bồ Tát đại nhân
đã tu tập, đã thành tựu thì người đệ tử Phật phải học và làm theo để xứng danh
là Phật tử.
Bài số 1: Thế gian quan Phật giáo

第一覺悟: 世間無常, 國土危脆, 四大苦空, 五陰無我,


生滅變異, 虛偽無主, 心是惡源, 形為罪藪, 如是觀察, 漸
離生死.
Phiên âm:

Đệ nhất giác ngộ: Thế gian vô thường, quốc độ nguy thúy, tứ đại khổ không, ngũ
ấm vô ngã, sinh diệt biến dị, hư ngụy vô chủ, tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu. Như thị
quán sát, tiệm ly sinh tử.

Dịch nghĩa:

Điều giác ngộ thứ nhất: Thế gian vốn vô thường, cõi nước rất mong manh, bốn đại
lại là khổ không, năm ấm là vô ngã, luôn sinh diệt biến đổi, giả dối không có chủ, tâm là
nguồn tội ác, thân là rừng nghiệp tội. Nếu quán sát như thế, liền xa lìa sinh tử.

Đại ý:

Điều giác ngộ thứ Nhất chư Phật, chư Tổ chỉ bày cho chúng sinh cái nhìn tổng quát,
cụ thể là phương pháp quán chiếu Tứ Niệm Xứ để nhằm mục đích phá trừ chấp ngã, chấp
pháp.

Con đường học Phật chính là con đường tìm ra chân lí giải thoát khỏi sinh tử khổ
đau, con đường đó được thực hiện khi nào con người có nhận thức đúng đắn về bản chất
của nhân sinh và vũ trụ vốn là: Vô thường , khổ, không, vô ngã và bất tịnh. Từ đó chấm
dứt các vọng tưởng tham chấp về bản thân, nhờ đó mà thoát li được sinh tử luân hồi.
Bài số 2: Tham dục là căn bản của sinh tử luân hồi

第二覺知, 多欲為苦, 生死疲勞, 從貪欲起, 少欲無為, 身


心自在.
Phiên âm:

Đệ nhị giác tri: Đa dục vi khổ, sinh tử bì lao, tòng tham dục khởi, thiểu
dục vô vi, thân tâm tự tại.

Dịch nghĩa:

Điều giác ngộ thứ hai: Ham muốn nhiều là khổ, bao sinh tử nhọc nhằn, từ
tham dục mà sinh, ít muốn sống vô vi, thân tâm được tự tại.

Đại ý:

Điều giác ngộ thứ nhất là hàng phục Kiến hoặc, điều giác ngộ thứ hai là
hàng phục Tư hoặc. Tư hoặc rất nhiều xong tham dục là đứng đầu. Trong Kinh
dạy: “Nguồn gốc của đau khổ là từ tham dục, mong cầu nhiều thì khổ não càng
nhiều hơn”.

Ở bài này đức Phật chỉ ra phương thức “thiểu dục” để chữa căn bệnh đa
dục. Đa dục là con đường của phàm phu ngu muội là con đường của sinh tử
luân hồi. Muốn đạt đến sự giải thoát sinh tử luân hồi không gì khác là đoạn trừ
tham dục. Hành giả thực hành pháp tu thiểu dục vô vi là đang đi trên con đường
dẫn đến giải thoát, Niết Bàn, thân tâm tự tại
Bài số 3: Tri túc là căn bản để tiến tu đạo nghiệp

第三覺知, 心無厭足, 惟得多求, 增長罪惡, 菩薩不 爾,


常念知足, 安貧守道, 惟慧是業.
Phiên âm:

Đệ tam giác tri: Tâm vô yếm túc, duy đắc đa cầu, tăng trưởng tội ác. Bồ
tát bất nhĩ, thường niệm tri túc, an bần thủ đạo, duy tuệ thị nghiệp.

Dịch nghĩa:

Điều giác ngộ thứ ba: Tâm nếu không biết đủ, chỉ mong cầu được nhiều,
làm tăng thêm tội ác. Bồ tát không như vậy, thường nhớ nghĩ biết đủ, vui cảnh
nghèo giữ đạo, lấy tuệ làm sự nghiệp.

Đại ý:

Điều giác ngộ thứ ba, Kinh văn ngắn gọn, nghĩa lí sâu sa đã chỉ ra hai con
đường hoàn toàn trái ngược nhau:

Con đường phàm phu: Lao đầu vào đời sống thế tục để tìm kiếm lạc thú và
lẽ đương nhiên cũng phải chịu quả khổ đau do lạc thú đem lại. (Vui trong tham
dục vui là khổ). Con đường đó được xây dựng trên dục vọng và tội lỗi.

Con đường Bồ Tát: Là con đường xuất thế, vượt lên trên mọi sự cám dỗ
tội lỗi của dục lạc, thành tựu đời sống an lạc xuất thế, chấm dứt khổ đau. Con
đường này được xây dựng bằng: Tri túc, an bần và trí tuệ.
Bài số 4: Tinh tiến là căn bản để hàng phục ma chướng

第四覺知, 懈怠墜落, 常行精進, 破煩惱惡, 摧伏四 魔,


出陰界獄.
Phiên âm:

Đệ tứ giác tri: Giải đãi trụy lạc, thường hành tinh tiến, phá phiền não ác,
tồi phục tứ ma, xuất ấm giới ngục.

Dịch nghĩa:

Điều giác ngộ thứ tư: Giải đãi phải sa đọa, nên thường hành tinh tiến, để
phá phiền não ác, hàng phục bốn loài ma, ra khỏi ngục ấm giới.

Đại ý:

Sau khi đã nhận thức sâu sắc, triệt để về các pháp thiện và bất thiện; con
đường dẫn đến phàm phu và thánh đạo, hành giả phải tinh tiến tu tập để chuyển
hóa ma chướng. Tinh tiến là một pháp tu rất quan trọng trong đó đối với việc
tiến tu đạo nghiệp đạt đến đích giải thoát sinh tử. Chủng tử vô minh, tập khí
xấu ác đã tích lũy nhiều đời có lực lượng và sức mạnh rất lớn, không dễ gì đoạn
trừ. Các loại phiền não đều nằm trong đó. Người học Phật có cái nhìn chân
chính, nhận thức được bản chất, nơi trú ẩn của chúng rồi mặc áo giáp tinh tiến ,
cầm gươm trí tuệ tiêu diệt ma quân thành bậc chính giác.
Bài số 5: Trí tuệ là căn bản chuyển hóa ngu si

第五覺悟, 愚癡生死, 菩薩常念, 廣學多聞, 增長智 慧,


成就辯才, 教化一切, 悉以大樂.
Phiên âm:

Đệ ngũ giác ngộ: Ngu si sinh tử, Bồ tát thường niệm: Quảng học đa văn,
tăng trưởng trí tuệ, thành tựu biện tài, giáo hóa nhất thiết, tất dĩ đại lạc.

Dịch nghĩa:

Điều giác ngộ thứ năm: Ngu si phải sinh tử, Bồ tát thường nhớ nghĩ: Luôn
học rộng nghe nhiều, làm tăng thêm trí tuệ, thành tựu các biện tài, giáo hóa cho
hết thảy, bằng những niềm vui lớn.

Đại ý:

Bài trên với chủ đề “trí tuệ là căn bản để chuyển hóa vô minh”. Vô minh là cội
gốc của sinh tử, khổ đau; chấm dứt vô minh là mục tiêu của đạo Phật. Con
đường để đoạn trừ vô minh là con đường phát triển trí tuệ, trí tuệ có được phải
qua quá trình tu học Văn – Tư – Tu hay Giới – Định – Tuệ. Nhờ khả năng học
rộng biết nhiều mà thành tựu trí tuệ biện tài. Nhờ vậy sự giáo hóa được hết thảy
chúng sinh đạt tới hạnh phúc an lạc. Có thể khẳng định rằng: “Trí tuệ là căn
bản chuyển hóa ngu si”.
Bài số 6: Bố thí là căn bản để rộng độ chúng sinh

第六覺知, 貧苦多怨, 橫結惡緣, 菩薩布施, 等念怨 親,


不念舊惡, 不憎惡人.
Phiên âm:

Đệ lục giác tri: Bần khổ đa oán, hoành kết ác duyên. Bồ Tát bố thí, đẳng
niệm oán thân, bất niệm cựu ác, bất tăng ác nhân.

Dịch nghĩa:

Điều giác ngộ thứ sáu: Nghèo khổ hay oán trách, thường kết ngang duyên
ác. Bồ Tát hành bố thí, bình đẳng với oán thân, không nhớ đến ác xưa, không
ghét bỏ người ác.

Đại ý:

Bố thí là một công hạnh có tác dụng lợi ích đặc biệt, biểu hiện trên cả hai
mặt: Phúc đức và trí tuệ.
Phúc đức có được là do đem lại hạnh phúc an vui cho chúng sinh về cả vật
chất lẫn tinh thần.

Trí tuệ có được là do quán chiếu thực trạng của khổ đau, nguyên nhân dẫn
đến khổ đau, sự chấm dứt khổ đau và con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau.
Cho nên thấy được cái vô ngã, vô nhân, vô vật trong khi thực hành hạnh
bố thí, đạt đến chỗ “Tam luân không tịch” (Tam luân không thể).
Bài số 7: Trì giới là căn bản để tiết chế dục vọng

第七覺悟, 五欲過患, 雖為俗人, 不染世樂, 常念三 衣,


瓦缽法器, 志願出家, 守道清白, 梵行高遠, 慈悲一 切.
Phiên âm:

Đệ thất giác ngộ: Ngũ dục quá hoạn, tuy vi tục nhân, bất nhiễm thế lạc. Thường
niệm tam y, ngõa bát pháp khí, chí nguyện xuất gia, thủ đạo thanh bạch, phạm hạnh cao
viễn, từ bi nhất thiết.

Dịch nghĩa:

Điều giác ngộ thứ bảy: Năm dục là tai họa, tuy là người thế tục, nhưng không
nhiễm dục lạc, thường nhớ nghĩ ba y, bình bát và pháp khí, chí mong được xuất gia, giữ
đạo luôn trong sạch, hạnh thanh tịnh cao xa, từ bi với tất cả.

Đại ý:

Điều giác ngộ thứ bảy nhằm xây dựng một hình mẫu Bồ Tát cư sĩ thực hiện đời
sống lý tưởng: Tâm xuất gia nhưng thân không xuất gia. Để đạt được lí tưởng đó phải
tiến hành qua các bước sau:

1. Thấy rõ bản chất của ngũ dục đưa đến tội ác và tai họa.
2. Thay đổi tư duy và cuộc sống hưởng thụ, hướng tâm về đời sống giải thoát.
3. Kiến tạo đời sống thanh bạch, phát triển trí tuệ.
4. Thực hiện đời sống phạm hạnh, đem lòng từ bi đến với muôn loài

Như vậy sẽ hoàn thành hạnh tự lợi, lợi tha của Bồ Tát.

Bài số 8: Trì giới là căn bản để tiết chế dục vọng


第八覺知, 生死熾然, 苦惱無量, 發大乘心, 普濟一 切,
願代眾生, 受無量苦, 令諸眾生, 畢竟大樂.
Phiên âm:

Đệ bát giác tri: Sinh tử sí nhiên, khổ não vô lượng, phát Đại thừa tâm,
phổ tế nhất thiết, nguyện đại chúng sinh, thụ vô lượng khổ, linh chư chúng sinh,
tất kính đại lạc.

Dịch nghĩa:

Điều giác ngộ thứ tám: Sinh tử luôn thiêu đốt, khổ não là vô lượng, nên
phát Đại thừa tâm, cứu độ khắp hết thảy, nguyện thay thế chúng sinh, gánh chịu
vô lượng khổ, khiến cho các chúng sinh, đều được an lạc lớn.

Đại ý:
Bài tổng kết:

如此八事, 乃是諸佛, 菩薩大人, 之所覺悟, 精進行 道,


慈悲修慧, 乘法身船, 至涅槃岸. 復還生死, 度脫眾 生, 以
前八事, 開導一切, 令諸眾生, 覺生死苦, 捨離五 欲, 修心
聖道. 若佛弟子, 誦此八事, 於念念中, 滅無量 罪, 進趣菩
提, 速登正覺, 永斷生死,常住快樂.
Phiên âm:

Như thử bát sự, nãi thị chư Phật, Bồ tát Đại nhân, chi sở giác ngộ, tinh
tiến hành đạo, từ bi tu tuệ, thừa pháp thân thuyền, chí Niết bàn ngạn. Phục
hoàn sinh tử, độ thoát chúng sinh, dĩ tiền bát sự, khai đạo nhất thiết, linh chư
chúng sinh, giác sinh tử khổ, xả ly ngũ dục, tu tâm thánh đạo. Nhược Phật đệ
tử, tụng thử bát sự, ư niệm niệm trung, diệt vô lượng tội, tiến thú Bồ đề, tốc
đăng chính giác, vĩnh đoạn sinh tử, thường trụ khoái lạc.

Dịch nghĩa:

Như Tám điều trên đây, chư Phật và Bồ tát, là các bậc đại nhân, đã từng tự
giác ngộ, tinh tiến tu hành đạo, từ bi và trí tuệ, nương theo thuyền pháp thân,
đến nơi bờ Niết bàn. Rồi trở lại sinh tử, độ thoát các chúng sinh, dùng tám việc
kể trên, chỉ dạy cho hết thảy, khiến tất cả chúng sinh, biết được khổ sinh tử, xa
lìa năm dục lạc, tâm tu theo đường Thánh. Nếu là đệ tử Phật, tụng niệm tám
điều này, thường ở trong mỗi niệm, diệt được vô lượng tội, thẳng tiến đến Bồ
đề, nhanh thành tựu Chính giác, dứt hẳn đường sinh tử, thường an trú tịnh lạc.

Đại ý:

You might also like