You are on page 1of 4

LỢI ÍCH CHUNG CỦA RÙNG ĐỐI VỚI CON NGƯỜI VÀ MÔI TRUÒNG VIỆT NAM

Rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất bởi chúng có nhiều cây xanh, mà cây xanh
trong quá trình quang hợp đã hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí oxi, đây là nguồn cung
cấp phần lớn oxi để đảm bảo sự sống của con người và các loại sinh vật khác trên Trái
đất.

Rừng còn là nơi sinh sống của rất nhiều các loại động thực vật khác nhau, trong đó có rất nhiều
loài quý hiếm. Vì vậy đây là nơi cung cấp nguồn thực phẩm, nguyên liệu quý hiến cho con
người, và đặc biệt cũng là nơi lưu trữ của nhiều nguồn gen quý hiếm.

Nguồn: theo DINHNGHIA.VN


http://redsvn.net/rung-la-gi-vai-tro-va-hien-trang-cua-rung-viet-nam-2/

Rừng có tác dụng làm giảm dòng chảy từ nước mưa và làm tăng lượng
nước chứa trong đất đồng thời bảo vệ đất, chống sói mòn, sụt lở. Ở những
vùng đất dốc, nếu canh tác các cây trồng nương dãy thì lượng đất bị bào
mòn có thể lên đến trên 300 tấn/ha/năm, nhưng nếu có cây rừng che phủ
tốt thì chỉ mất 5 tấn/ha/năm.

(Phần diễn giải, không làm PP:

Rừng cây với những hệ thống gốc rễ của chúng là kho chứa nước, có tác
dụng giữ nước, điều hòa và duy trì lưu lượng dòng chảy, làm giảm bớt tốc
độ dòng nước, hạn chế được tốc độ dồn nước tập trung gây lũ lụt nhanh.
Những khu rừng nhiệt đới với nhiều tầng, cành lá xum xuê, tán dầy có thể
che cản dưới 20% lượng nước mưa, chỉ có 35% lượng mưa rơi qua khe lá
xuống mặt đất, 45% chảy dọc theo thân cây trong đó 17% ngấm vào vỏ cây,
28% chảy xuống đất. Như vậy chỉ có khoảng trên 60% lượng nước mưa rơi
xuống đất. Đến đất, lượng nước này lại dễ dàng ngấm qua lớp thảm mục
hoặc theo rễ cây ngấm từ từ xuống đất tạo thành nước ngầm, rồi tập trung
vào các mạnh ngầm chảy từ từ ra các khe sâu, suối, chảy vào sông. Do vậy
tốc độ dòng chảy của nước trong rừng nhỏ đi, đồng thời tính chất giữ nước
và tính chất ngấm nước của đất dưới rừng sâu đều tăng lớn. Theo tính toán,
dòng nước chảy trên đất lộ thiên lớn gấp 2 lần trên đất có rừng. Ở các vùng
núi, khi có nước lũ chảy tràn, lưu lượng nước từ rừng cây bị chặt phá có thể
lớn hơn khu vực có rừng từ 10 đến 20 lần.)

Nguồn: KS Nguyễn Văn Huy - Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Kon Tum

https://baochinhphu.vn/vai-tro-cua-cay-xanh-va-rung-trong-viec-dieu-hoa-
khi-hau-thuy-van-va-bao-ve-moi-truong-10259355.htm#:~:text=R%E1%BB
%ABng%20c%C3%B3%20t%C3%A1c%20d%E1%BB%A5ng%20l
%C3%A0m,5%20t%E1%BA%A5n%2Fha%2Fn%C4%83m.

Rùng làm giảm lượng phát thải cacbonicvà khí nhà kính vào khí quyển và
làm giảm tác động của biến đổi khí hậu.
(Khí quyển bao gồm nhiều lớp khí và nhiều loại khí. Một loại khí quan trọng là khí Cacbonic, thường
được biết đến là CO2 . Hoạt động của con người như sản xuất, lái xe và chặt phá rừng làm phát thải khí
Cacbonic vào khí quyển. Nồng độ tăng của khí Cacbonic và các khí khác, được gọi chung là khí nhà kính,
làm cho bầu không khí tích trữ nhiều nhiệt từ mặt trời, do đó làm tăng nhiệt độ trên trái đất dẫn tới hiện
tượng nóng lên toàn cầu, hay là hiệu ứng nhà kính. Đối với hiện tượng nóng lên toàn cầu, khí cacbonic
có tác động lớn hơn so với các loại khí khác vì khí này chiếm tỷ lệ cao hơn so với các khí nhà kính khác
trong khí quyển. Ngoài ra, cấu trúc vật lý của chất khí cũng có tác động đến hiệu ứng nhà kính mà khí đó
gây ra.

Nhiệt độ khí quyển có tác động mạnh mẽ tới mô hình thời tiết và khí hậu. Vì vậy, thay đổi mức độ
Cacbonic trong khí quyển có thể gây ra những thay đổi bất ngờ trong các hệ thống thời tiết của chúng ta
và cuối cùng là trong các mô hình khí hậu trái đất. Nhiệt độ càng cao, điều kiện thời tiết trở càng nên
khắc nghiệt hơn.

Trên toàn thế giới, rừng và đất dưới rừng hiện đang lưu trữ hơn một triệu triệu tấn cacbon, gấp đôi số
lượng trôi nổi tự do tìm thấy trong bầu khí quyển dưới dạng CO2 . Hoặc tương đương với trọng lượng
của khoảng 2000 lần tổng trọng lượng của cả 7 tỷ người trên thế giới, tính trung bình mỗi ngườ 70kg!
Khi mật độ và/ hoặc diện tích rừng gia tăng, chúng hoạt động như “bể chứa cacbon”, vì chúng hấp thụ
và lưu trữ cacbon. Ngược lại, bạn có thể tưởng tượng rằng nếu tất cả các khu rừng mất hết, hàng tấn khí
cacbonic sẽ phát thải vào bầu khí quyển. Trong kịch bản như vậy, rừng sẽ trở thành một nguồn phát thải
khí cacbonic, do đó góp phần tạo nên hiệu ứng trái đất nóng lên. Điều này lần lượt dẫn đến các biến
động nghiêm trọng trong hệ thống thời tiết và khí hậu. Do đó giữ rừng không bị phá giúp giảm lượng
phát thải khí cacbonic vào khí quyển và làm giảm tác động của biến đổi khí hậu. Nạn phá rừng đóng
góp12-17% lượng phát thải khí cacbonic toàn cầu mỗi năm. Do đó, nếu chúng ta làm mất rừng, chúng ta
không chỉ mất chức năng hấp thụ của rừng mà cacbon đã được lưu trữ trong đất và thực vật sẽ phát thải
vào khí quyển một lần nữa, tiếp tục gây ra biến đổi khí hậu.)

Nguồn: https://archive.recoftc.org/sites/default/files/Grassroots-REDD/CC-forests-you-Q%26A/CC-
forests-you_Q%26A_Vietnamese.pdf

You might also like