You are on page 1of 3

13.

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM SỐ LƯỢNG VÀ ĐỘ


TẬP TRUNG TIỂU CẦU
( BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦ CÔNG )
1. MỤC ĐÍCH
Xét nghiệm độ tập trung tiểu cầu được thực hiện để đánh giá hoạt động, chức
năng của tiểu cầu, phát hiện sớm các bệnh sinh huyết khối động mạch và dự phòng
các tai biến xuất huyết.

2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Khoa xét nghiệm

3. TRÁCH NHIỆM
Nhân viên khoa xét nghiệm

4. ĐỊNH NGHĨA VÀ TỪ VIẾT TẮT

5. NGUYÊN LÝ
Đếm số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu nhất định từ đó tính số lượng
tiểu cầu có trong 1 lít máu toàn phần bằng máy tổng trở và laser dựa trên kích
thước tiểu cầu và mật độ quang của tiểu cầu.
Dựa trên đặc tính kết dính và ngưng tập của tiểu cầu trong mạch máu từ đó tiến
hành kéo tiêu bản trực tiếp từ máu mao mạch để quan sát độ tập trung của tiểu cầu.

6. CHỈ ĐỊNH
Xét nghiệm cơ bản;
Nghi ngờ bệnh lý chức năng tiểu cầu.

7. CHỐNG CHỈ ĐỊNH


Không có chống chỉ định.
8. CHUẨN BỊ
Người thực hiện
01 Kỹ thuật viên hoặc cử nhân kỹ thuật y học chuyên khoa.
Phương tiện - Hóa chất
Máy đếm tế bào tự động;
Ống nghiệm được chống đông bằng EDTA;
Lam kính;
Bơm tiêm vô khuẩn;
Cồn sát trùng;
Hóa chất nhuộm Giemsa.
Bệnh phẩm.
Là mẫu bệnh phẩm được mang đến từ các khoa phòng xét nghiệm hoặc khoa lâm
sàng.
Phiếu xét nghiệm.

9. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH


Lấy 2ml máu tĩnh mạch bằng bơm tiêm vô khuẩn cho vào ống nghiệm đã được
chống đông bằng EDTA. Lắc đều.
Bật máy đếm tế bào tự động.
Kiểm tra hóa chất sử dụng.
Chọn chế độ chạy (tùy loại máy và yêu cầu xét nghiệm) - - > Enter (chọn).
Lắc đều ống nghiệm, đưa ống nghiệm đến kim hút.
Nhấn “Start” (Khởi động) khi chắc chắn bơm hút ở trong ống nghiệm và đầu kim
hút ngập trong máu, đưa ống nghiệm ra khi máy báo “tít tít”.
In kết quả và đọc kết quả: Các chỉ số tiểu cầu được biểu thị bằng các chỉ số PLT,
MPV, PDW.
Dùng kim chích máu (Lancet), chích máu ở đầu ngón tay (thường lấy ở ngón
nhẫn), nhỏ giọt máu ra lam kính sạch. Kéo tiêu bản và nhuộm Giemsa.
Đọc độ tập trung tiểu cầu trên lam kính bằng kính hiển vi quang học.

10. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ


Dựa vào các chỉ số: PLT: Số lượng tiểu cầu (bình thường 150 - 450 G/l), PDW,
MPV (bình thường 7 - 9 fL)
Độ tập trung tiểu cầu đọc trên kính hiển vi quang học. Bình thường tiểu cầu tập
trung thành từng cụm nhỏ, khoảng 5 - 10 tiểu cầu. Khi tập trung tiểu cầu thành
đám lớn - - > độ tập trung tiểu cầu tăng. Khi tiểu cầu đứng rải rác - - > độ tập trung
tiểu cầu giảm, thường gặp khi số lượng tiểu cầu giảm.
11. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Có thể đếm nhầm hồng cầu kích thước nhỏ thành tiểu cầu (MCV nhỏ < 60fL).
Nếu nghi ngờ cần kéo tiêu bản so sánh với số đếm tiểu cầu trên máy tự động.
Kéo tiêu bản dùng máu đã chống đông sẽ không đánh giá được chính xác độ tập
trung tiểu cầu.

12. HỒ SƠ LƯU TRỮ


STT HỒ SƠ NƠI LƯU TRỮ THỜI GIAN LƯU
TRỮ
1 Sổ nhận mẫu Khoa XN 3 năm
2 Kết quả XN Khoa XN 3 năm
3 Kết quả nội kiểm Khoa XN 3 năm

13. TÀI LIỆU LIÊN QUAN

 Quyết định 4401/QĐ-BYT ban hành ngày 09/11/2012 về việc ban hành tài liệu
“Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học – Truyền máu – Miễn
dịch – Di truyền”.
 Quyết định 3336/QĐ-BYT ban hành ngày 20/07/2017 về việc ban hành tài liệu
“Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Huyết học – Truyền máu – Miễn dịch – Di truyền
– Sinh học phân tử ”.

14. TÀI LIỆU THAM KHẢO


 Quyết định 4401/QĐ-BYT ban hành ngày 09/11/2012 về việc ban hành tài liệu
“Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học – Truyền máu – Miễn
dịch – Di truyền”.
 Quyết định 3336/QĐ-BYT ban hành ngày 20/07/2017 về việc ban hành tài liệu
“Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Huyết học – Truyền máu – Miễn dịch – Di truyền
– Sinh học phân tử ”.

You might also like