You are on page 1of 5

2.2.2.

Những hạn chế và nguyên nhân

2.2.2.1. Mặt hạn chế

a/ Đối với Nhà nước và các tổ chức xã hội

Thứ nhất, văn bản pháp luật - đặc biệt là Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

Thứ hai, công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về
phòng, chống bạo lực gia đình.

Thứ ba, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác phòng chống bạo lực gia
đình

Thứ tư, công tác hòa giải và phổ biến kỹ năng xử lý tình huống cho các nạn
nhân bị bạo lực gia đình.

b/ Đối với các người trong gia đình (phụ nữ trẻ em), nạn nhân bị bạo hành

Thứ nhất, Văn hóa.

Thứ hai, Vấn đề kinh tế.

2.2.2.2. Nguyên nhân hạn chế

a/ Đối với Nhà nước và các tổ chức xã hội

Thứ nhất, văn bản pháp luật - đặc biệt là Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

- Thứ 1, chưa làm rõ khái niệm gia đình: khi đối chiếu giữa hai bộ luật Hôn
nhân và Gia đình với bộ luật Phòng chống bạo lực gia đình có những khái niệm
chưa thống nhất. Hiện nay có nhiều trường hợp con rể bạo hành mẹ vợ hay
con dâu bạo hành mẹ chồng... vậy những hành vi này có gọi là bạo lực gia đình
không?

- Thứ 2, dù đã có quy định khá đầy đủ về các hành vi bạo lực gia đình nhưng
do xã hội ngày càng phát triển nên cũng phát sinh ra những hình thái bạo lực
mới mà nhà nước vẫn chưa quy định được:

Hành vi ép buộc mang thai, ép buộc sinh con, lựa chọn giới tính khi sinh, ngăn
không cho sử dụng biện pháp tránh thai...

- Thứ 3, việc cấm tiếp xúc nhằm đem lại thời gian ăn năn, và ngăn chặn hành vi
bạo lực gia đình tiếp tục tiếp diễn cho cả hai bên nhưng điều này có thật sự
hợp lý. Khi hạn chế tiếp xúc yêu cầu hai bên sẽ sống ở hai địa điểm khác nhau
nhưng có những trường hợp người thực hiện hay nạn nhân không có nơi để đi
và có trường hợp vẫn phải phụ thuộc về kinh tế.

- Thứ 4, nghị định số 167/2013/NĐ-CP chưa quy định bất cứ một hình thức xử
phạt nào cho những hành vi dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không
đúng quy định của pháp luật các hành vi bạo lực gia đình.

- Thứ 5, các mức phạt cho hành vi bạo lực gia đình đã có những thay đổi hợp
lý hơn nhưng có một số mức phạt vẫn chưa thích đáng so với hậu quả nó gây
ra. Vi dụ: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng
đối với một trong những hành vi sau đây: (1). Cưỡng ép người khác kết hôn, ly
hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ
đoạn khác, (2). Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của
cải hoặc bằng thủ đoạn khác” mức phạt này vẫn chưa hợp lý.

Công tác tuyên truyền giáo dục về phòng chống bạo lực của nhà nước đã
được đẩy mạnh nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu đề ra, việc tuyên
truyền vẫn còn gặp nhiều khó khăn do địa lý ở vùng sâu vùng xa khó khăn hay
do kinh phí vẫn chưa đủ tổ chức những buổi tuyên truyền.

Những câu lạc bộ để phòng chống bạo lực gia đình vẫn chưa đạt được những
kết quả mong muốn, chưa thu hút được nhiều người tham gia, những thống
kê về các vụ bạo hành còn chưa sát với thực tế làm ảnh hưởng đến độ chính
xác, một số địa phương vẫn chưa có những cơ sở hỗ trợ người bị bạo hành gia
đình, những trung tâm tư vấn hôn nhân còn ý ở những địa phương kém phát
triển.

Những tuyên truyền, phổ cập pháp luật còn khô khan nên không thu hút được
nhiều người tham gia. Dù có phải tham gia bắt buộc cũng không thể khiến
người xem chú ý được.

Những vụ bạo hành nhỏ thì không được chú ý tới nên dần khiến cho vấn đề
ngày càng nghiêm trọng và dẫn đến những vụ thương tâm.

Thứ ba, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác phòng chống bạo lực gia
đình.

Những thành tựu đạt được hiện giờ góp phần không nhỏ của những đội ngũ là
công tác phòng chống bạo lực gia đình nhưng vẫn có những hạn chế khó có
thể tránh khói.
- Tổ chức bộ máy: chưa có mạng lưới công tác viên tại cơ sở làm những nhiệm
vụ chuyên làm vận động, tuyên truyền, thu thập dữ liệu.

- Đào tạo nâng cao năng lực: hiện tại chưa có chuyên ngành đào tạo cơ bản về
gia đình và quản lý nhà nước về gia đình trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
Đại đa số cán bộ này phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau nên khó có
thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ. Nhiều công tác viên có trình độ còn hạn
chế, bình quân độ tuổi còn cao ảnh hưởng lớn đến không việc.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật: hiện tại chưa có Luật chuyên về gia
đình và công tác gia đình (Luật Hôn nhân và Gia đình do ngành Tư pháp quản
lý và tập trung điều chỉnh về hôn nhân), bởi vậy chưa thể tạo được cơ sở pháp
lý hoàn thiện cho nhiệm vụ quản lý nhà nước về gia đình.

- Dữ liệu về gia đình: chưa có đủ nhân lực cũng như kinh phí để xây dựng cũng
như thu thập cơ sở dữ liệu cho hệ thống. Mức phụ cấp không đủ làm cho hoạt
động không ổn định, cán bộ không hứng thú với không việc ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng công việc.

- Có một số địa phương vẫn chưa thực sự quan tâm sâu sắc về vấn đề chống
bạo lực gia đình.

- Chưa thực hiện được nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công
thuộc lĩnh vực gia đình, quản lý nhà nước đối với các hội, tổ chức phi chính
phủ hoạt động trong lĩnh vực gia đình vì chưa có đủ khả năng về nhân lực,
chuyên môn và ngân sách hoạt động.

Thứ tư, công tác hòa giải và phổ biến kỹ năng xử lý tình huống cho các nạn
nhân bị bạo lực gia đình.

Số vụ bạo lực hàng năm có xu hướng giảm mạnh trong đó công tác hòa giải
chiếm phần không nhỏ nhưng vẫn còn một số bất cập.

- Gặp gỡ khó khăn trong việc gặp gỡ, tiếp xúc với người bạo hành và nạn nhân
do tâm lý sợ bị dè bỉu của nạn nhân hay sĩ diện của người bạo hành.

- Trình độ: trình đồ, khả năng của người hòa giải còn hạn chế do không được
đào tạo bài bản vì vậy phần lớn hòa giải theo hướng khuyên nhủ, nhẫn nhịn
để đảm bảo hạnh phúc gia đình, hay trong một số trường hợp người hòa giải
còn lúng túng trong công tác xác định phạm vi hòa giải có thuộc thẩm quyền
hay không.

- Việc không khai báo gây khó khăn trong việc can thiệp kịp thời, nhằm tổ chức
hòa giải hợp lý, hiệu quả.
- Việc phổ biến kĩ năng xử lý tinh huống cho người dân còn nhiều bất cập do
tư tưởng và văn hóa còn chưa tiến bộ.

b/ Đối với các người trong gia đình (phụ nữ trẻ em), nạn nhân bị bạo hành

Trong những năm qua chính phủ đã có những cố gắng đáng khen ngợi để
phòng chống bạo lực gia đình nhưng tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn tồn
tại, thậm chí còn có những vụ việc dã man gây những hậu quả nghiêm trọng.
Những nguyên nhân làm tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn tiếp diễn:

Thứ nhất, Văn hóa:

Nhận thức của người Việt về vấn đề bạo lực gia đình còn chưa được xem
trọng, khi việc chồng “dạy vợ” được xem là chuyện bình thường và còn được
những người lớn tuổi cổ xúy, và cho đó là việc nên làm.

Vấn đề về mẹ chồng con dâu hay bố vợ con rể vẫn hay là những vấn đề nhức
nhồi và khó giải quyết khi vấn đề này sẽ chạm vào vấn đề mang tính đạo đức.

Bất bình đẳng giới. Dù đã cố gắng rất nhiều trong đảm bảo bình đẳng giới
nhưng vấn đề bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trong tiềm thức của người
Việt. Vì thế quyền lực của người phụ nữ vẫn chưa hoàn toàn ngang bằng với
người đàn ông trong gia đình và xã hội.

Tệ nạn xã hội : thói quen cờ bạc, rượu chè,... là một trong những nguyên nhân
làm ảnh hưởng đến kinh tế và cả hành vị của con người đặc biệt là người uống
rượu bia nhiều khó có thể điều khiển được lý trì, gây ra những hậu quả
nghiêm trọng.

Im lặng: Việc im lặng của người bị bạo hành là điều góp phần không nhỏ làm
cho các vụ bạo hành tiếp tục tiếp diễn không ngừng. Do văn hóa “sĩ diện” của
người Việt lúc nào cũng sợ người ngoài thấy điều không hay về gia đình “vạch
áo cho người xem lưng”. Nên số vụ việc không khai bảo cho chính quyền địa
phương còn cao.

Đảo lộn văn hóa. Theo tình hình hiện nay, tỉnh trang phụ nữ bạo hành nam
giới, thậm chí là dùng vũ lực không còn là chuyện hiếm gặp và đang có xu
hướng tăng lên. Đây là một vấn đề mới và chưa có giải pháp thật sự cụ thể
hiệu quả.

Văn hóa dạy con. Những người lớn tuổi luôn có một quan niệm rằng "thương
cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Và điều này là một quan điểm đang
còn tranh cãi trong thời điểm hiện tại, ở phương tây đánh trẻ em sẽ bị quy vào
tội bạo hành trẻ em nhưng ở Việt Nam, đây được gọi là dạy dỗ. Pháp luật Việt
Nam vẫn chưa quy định rõ ràng giữa ranh giới bạo hành và dạy dỗ.

Không can thiệp: từ lâu người Việt đã có câu “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi
cảnh có nghĩa việc của nhà nào nhà này lo nên việc hàng xóm khi thấy việc bạo
hành gia đình nhưng không can thiệp dẫn đến hậu quả nghiêm trọng

Vấn đề kinh tế

Kinh tế: kinh tế vẫn còn là vấn đề nan giải của người Việt, vì kinh tế gia đình
không ổn định là những thành viên trong gia đình stress dẫn đến những vụ
bạo lực gia đình đặc biệt là trong những năm đại dịch vừa qua số vụ bạo lực
gia đình tăng lên đáng báo động. “Chỉ tính riêng từ đầu năm tới nay, số cuộc
gọi của phụ nữ bị bạo hành đến đường dây nóng của Trung Tâm Nghiên cứu
ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) tăng
130% so với thời điểm trước khi dịch COVID- 19 xuất hiện tại Việt Nam. Số
lượng nạn nhân được hỗ trợ giải cứu và tiếp nhận vào Ngôi nhà bình yên, nhà
tam lành thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tăng 80% so cùng
kỳ năm 2020"

Việc phụ thuộc vào kinh tế người đàn ông vẫn là vấn đề hiện hữu trong thời
đại hiện nay. Những người phụ nữ trong tinh thể này thường ít có tiếng nói
trong gia đình, và phải chịu những tình cảnh ngặt nghèo.

Tài liệu tham khảo


1 Điều 55, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.
https://tamdao.vinhphuc.gov.vn/chuyenmuc/phapluat/Lists/AmThuc/View_Det
ail.aspx?ItemID=98
Hơn 30% phụ nữ từ hứng chịu bạo lực gia đình.
https://vtv.vn/xa-hoi/hon-30-phu-nu-tung-hung-chiu-bao-luc-gia-dinh-
20210724185412759.htm
tình hình bạo lực gia đình ở việt nam-thực trạng và nguyên nhân.
http://giadinh.bvhttdl.gov.vn/tinh-hinh-bao-luc-gia-dinh-o-nuoc-ta-thoi-gian-
qua/
Bộ văn hóa thể thao và du lịch /Những tồn tại, hạn chế về công tác gia đình trên
địa bàn tỉnh Điện Biên.
http://giadinh.bvhttdl.gov.vn/nhung-ton-tai-han-che-ve-cong-tac-gia-dinh-tren-
dia-ban-tinh-dien-bien/

You might also like