You are on page 1of 44

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Câu hỏi ôn tập


TRIẾT HỌC MÁC - LÊ NIN

TS: Đặng Thái Bình

Hà nội 2020

1
Câu 1. Vấn đề cơ bản của triết học
+ Khái niệm vấn đề cơ bản của triết học: Theo Ph.Angghen viết: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học,
đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”2.
Vấn đề cơ bản của triết học, chỉ có một vấn đề là: mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vấn đề này, gồm hai mặt,
trả lời hai câu hỏi lớn.
Một là, Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nòa quyết định cái nào?
Hai là, Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Thứ nhất, giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học
Chủ nghĩa duy tâm cho rằng: trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì ý thức, tinh thần, ý niệm, cảm
giác là cái có trước giới tự nhiên.
* Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Đại diện của chủ nghĩa duy tâm khách quan Platon, Hêghen, tư tưởng
của một số tôn giáo, đặc biệt thiên chúa giáo.
Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm khách quan về thế giới: thừa nhận tính thứ nhất của ý thức nhưng coi đó là
thứ tinh thần khách quan có trước, tồn tại độc lập với con người và sự sáng tạo của một lực lượng siêu nhiên nào
đó đối với toàn bộ thế giới.
Thực thể tinh thần khách quan này thường được gọi bằng những cái tên khác nhau như ý niệm} tinh thần tuyệt
đối, lý tính thế giới, thượng đế V.V..
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: ý thức là cái có trước, vật chất là cái có sau, ý thức quyết định vật chất. Ý
thức là ý thức của con người, mọi sự vật hiện tượng đều do cảm giác phức hợp của con người, hoặc sở dĩ các sự vật
tồn tại là do con người khái niệm về nó.. “tôi tư duy, nên tôi tồn tại” Đê các tơ khẳng định sức mạnh của tư duy,
nghĩa là tuyệt đối hóa vai trò của tư duy con người.
- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật
Chủ nghĩa duy vật cho rằng: trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vật chất - giới tự nhiên là cái
có trước và quyết định ý thức của con người. Học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ
nghĩa duy vật, giải thích mọi hiện tượng của thế giới này bằng các nguyên nhân vật chất - nguyên nhân tận
cùng của mọi vận động của thế giới này là nguyên nhân vật chất.
- Những hình thức của Chủ nghĩa duy vật: Cho đến nay, chủ nghĩa duy vật đã được thể hiện dưới ba
hình thức cơ bản:
+ Chủ nghĩa duy vật chất phác: Các nhà duy vật thời cổ đại nhận thức về nguồn gốc của vật chất mang
tính trực quan. Các nhà duy vật thời kỳ này thừa nhận tính thứ nhất của vật chất nhưng đồng nhất vật chất với
một hay một số chất cụ thể và đưa ra những kết luận, về sau người ta thấy mang nặng tính trực quan, chất phác.
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai trong lịch sử của chủ nghĩa duy vật, thể hiện khá
rõ ở các nhà triết học thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và điển hình là ở thế kỷ thứ XVII, XVIII.
Đây là thời kỳ cơ học cổ điển đạt được những thành tựu rực rỡ nên trong khi tiếp tục phát triển quan điểm
chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy
siêu hình, cơ giới - phương pháp nhìn thế giới như một cỗ máy khổng lồ, mỗi bộ phận tạo nên thế giới đó về cơ
bản ở trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại. Tuy không phản ánh đúng hiện thực trong toàn cục nhưng chủ nghĩa duy
vật siêu hình đã góp phần không nhỏ vào việc đẩy lùi thế giới quan duy tâm, tôn giáo, đặc biệt ở thời kỳ chuyển
tiếp từ đêm trường Trung cổ sang thời Phục hưng.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng giải thích nguồn gốc của thế giới từ vật
chất, thế giới vật chất vô cùng, vô tận, không tự sinh ra, không tự mất đi, luôn có mối quan hệ tác động qua lại
lẫn nhau cùng vận động và phát triển.
Thứ hai, Về mặt nhận thức luận
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng: ý thức không phải là ý thức của con người mà là ý thức của
thượng đế, thượng đế quy định nhận thức của con người. Nhận thức của con người là sự mặc khải của thượng
đế, hoặc bản tính của con người do trời sinh ra (cha, mẹ sinh con, trời sinh tính)
Sai lầm của CNDTKQ cố ý của chủ nghĩa duy tâm bắt nguồn từ cách xem xét phiến điện, tuyệt đối hóa,
thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức mang tính biện chứng của con người.
- Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan: thừa nhận tính thứ nhất của ỷ thức con người. Trong khi
phủ nhận sự tồn tại khách quan.
Nhận thức: Chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp của những
cảm giác con người.
Sai lầm: tuyệt đối hóa vai trò của ý thức, không thấy được tính quyết định của hiện thực khách quan.
Với câu hỏi “Con người có thể nhận thức được thế giới hay không?”, tuyệt đại đa số các nhà triết học (cả
duy vật và duy tâm) trả lời một cách khẳng định: thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người,
những người này itheo thuyết “khả tri” còn những người không thừa nhận khả năng nhận thức của con người là
những người theo thuyết “bất khả tri”.
+ Thuyết khả tri
2
Mác – Ăng ghen 1995, t21 – tr 403

2
Những người theo thuyết “khả tri” khẳng định con người về nguyên tắc có thể hiểu được bản chất của sự
vật, hay nói cách khác con người có khả năng nhận thức được thế giới, mặc dù thế giới vật chất vô cùng, vô tận,
cho du vật chất có biến đổi đến mức độ nào đi nữa thì con người vẫn có thể nhận được, nhận thức được chỉ có
cái con người chưa nhận thức được chứ không phải không nhận thức được. Tri thức của con người ngày càng
phát triển, con người sẽ từng bước khám phá và nhận thức về thế giới ngày càng sâu sắc hơn.
- Thuyết không thể biết (Agnosticism), nghĩa là con người không nhận thức được thế giới.
Theo thuyết này, con người, về nguyên tắc, không thể hiểu được bản chất của đối tượng. Kết quả nhận
thức mà loài người có được, theo thuyết này, chỉ là hình thức bề ngoài, hạn hẹp và cắt xén về đối tượng, hoặc
nhận thức của con người chỉ đuổi theo sự vật, hiện tượng chứ không thể nhận đúng về bản thân chúng.
* Đại biểu điển hình cho những nhà triết học bất khả tri cũng chính là trào lưu hoài nghi luận từ triết học
Hy Lạp cổ đại và Hium và Cantơ.
Thuyết hoài nghi: nghi ngờ về khả năng nhận thức chân lý của con người. Câu hỏi liệu các tri thức và
nhận thức có đúng hay không và liệu người ta có thể có tri thức thực sự hay không "Trong khi tìm kiếm con
đường thẳng đi đến chân lý, chúng ta không cần phải quan tâm tới những gì mà chúng ta không thể thấu đáo
một cách chắc chắn như việc chứng minh bằng đại số và hình học". Theo quan điểm của đề các tơ "không điều
gì được xem là đúng cho đến khi nền tảng để tin rằng nó đúng được thiết lập". Sự chắc chắn duy nhất làm điểm
xuất phát cho các nghiên cứu của ông được ông bày tỏ bằng câu nói nổi tiếng ""Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại".
Câu 2 Siêu hình và biện chứng
- K/n: Phương pháp siêu hình là phương pháp nhận thức của con người, nhận thức đối tượng ở trạng thái
cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi mối quan hệ của chúng, quan sát đối tượng trong trạng thái tĩnh tại.
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đổi tượng ra khỏi các quan hệ được xem xét và coi các
mặt đối lập với nhau có một ranh giới tuyệt đối.
Ví dụ: cái cây ở trong rừng và con người ở thành phố không có mối liên hệ với nhau, hoặc là giữa năm
2019, 2020, 2021 không có mối liên hệ với nhau.
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh; đồng nhất đối tượng với trạng thái tĩnh nhất thời đó. Thừa nhận
sự biến đổi chỉ là sự biến đổi về so lượng, ve các hiện tượng bề ngoài. Nguyên nhân của sự biến đ ổi coi là nằm
ở bên ngoài đối tượng.
Ví dụ, cái cột điện ở ngoài đường nó đứng im, không có sự vận động, biến đổi.
Phương pháp biện chứng
- Phương pháp biện chứng là cách thức nhận thức của con người về các sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ
tác động qua lại lẫn nhau, vận động và phát triển theo quy luật của nó.
+ Một là, nhận thức các hiện tượng, sự vật trong trạng thái mối liên hệ phổ biến vốn có của nó. Không có
một sự vật, hiện tượng nào tồn tại một cách cô lập, tách rời mà chúng luôn trong sự lệ thuộc, ảnh hưởng nhau,
ràng buộc, lương tựa nhau, quy định lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề của nhau.
+ Hai là, nhận thức đối tượng ở trạng thái luôn vận động biến đổi không ngừng, nằm trong khuynh
hướng phổ quát là phát triển. Quá trình vận động này thay đổi cả về lượng và cả về chất của các sự vật, hiện
tượng. Nguồn gốc của sự vận động, thay đổi đó là sự đấu tranh của các mặt đối lập của mâu thuẫn nội tại của
bản thân sự vật.
- Các hình thức cơ bản của phép biện chứng.
+ Phép biện chứng tự phát thời cổ đại:
Phép biện chứng tự phát là phép biện chứng chưa thành hệ thống, chưa chỉ ra nguồn gốc vận động, phát
triển của các sự vật, hiện tượng, chưa lý giải mối liên hệ, sự vận động và phát triển của vật hiện tượng dưới
dạng các nguyên lý, các quy luật, các cặp phạm trù.
Thời kỳ này các nhà triết học lý giải về mối liên hệ, sự vận động, phát triển theo cách nhìn trực quan
của mình, họ chưa giải thích được nguồn gốc của vận động và phát triển.
Tóm lại, các nhà biện chứng cả phương Đông lẫn phương Tây thời cổ đại đã thấy được các sự vật, hiện
tượng của vũ trụ vận động trong sự sinh thành, biên hóa vô cùng vô tận. Tuy nhiên, những gì các nhà biện
chứng thời đó thấy được chỉ là trực kiến, chưa có các kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học minh
chứng.
+ Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức: Phép biện chứng duy tâm được khởi đầu từ Cantơ hoàn thiện
ở Hêghen. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại Hêghen đã hệ thống phép biện chứng dưới dạng các nguyên lý,
các cặp phạm trù. Tuy nhiên thế giới quan của Hêghen là thế giới quan duy tâm.
Quan điểm của Hêghen về “ý niệm tuyệt đối” là khởi đầu của tồn tại tự “tha hoá” thành giới tự nhiên
và trở về với bản thân nó trong tồn tại tinh thần “Tinh thần, tư tưởng, ý niệm là cái có trước, còn thế giới hiện
thực là một bản sao chép của ý niệm”1.
+ Phép biện chứng duy vật.
K/n: Phép biện chứng duy vật là khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển
của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy.
1
Mác – Ăng ghen 1994 t20 tr492 -493

3
Phép biện chứng duy vật được thể hiện trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng, sau được V.I.
Lênin và các nhà triết học hậu thế phát triển. C.Mác Ph. Ăngghen đã gạt bỏ tính thần bí, tư biện của triết học cổ
điển Đức, kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng phép biện chúng duy vật
với tính cách là học thuyết vê mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất. Công lao của
Mác và Ph.Ăngghcn còn ở chỗ tạo được sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng trong lịch sử
phát triển triết học nhân loại, làm cho phép biện chứng trở thành phép biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật
trở thành chủ nghĩa duy vật biện chứng
Câu 3: Quan điểm của triết học Mác Lênin về vật chất
Quan điểm của Mác – Ăngghen về vật chất
- Mác và Ph. Ăngghen trong khi đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, thuyết bất khả tri và phê phán chủ
nghĩa duy vật - siêu hình, máy móc đã đưa ra những tư tưởng hết sức quan trọng về vật chất. Theo Ph.Ảngghen,
để cổ một quan niệm đúng đắn về vật chất, cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa vật chât với tính cách là một phạm
trù của triết học,
- Ph. Ăngghen chỉ rõ, các sự vật, hiện tượng của thế giới dù rất phong phú, muôn vẻ nhưng chúng vẫn
có một đặc tính chung, thống nhất đó là tính vật chất - tính tồn tạỉ, độc lập không lệ thuộc vào ý thức
- Định nghĩa vật chất của Lênin
Kế thừa tư tưởng thiên tai của Mác và Ăngghen, tổng kết thành quả của khoa học tự nhiên, xuất phát từ
nhu cầu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm bảo vệ chủ nghĩa duy vật. Lênin đã đưa ra định nghĩa vật
chất.
“Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, mang lại cho con người trong cảm
giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” 4.
- Những nội dung cơ bản của định nghĩa.
Thứ nhất, Vật chất với tư cách là một phạm trù triết học là kết quả khái quát hóa, trừu tượng hóa của tư
duy con người nhằm phản ánh về những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của sự vật hiện tượng. Tư duy con
con người đã hình thành lên phạm trù triết học với tư cách là khái niệm có ngoại diên rộng nhất để chỉ cái cái
nằm ngoài tư duy, không phụ thuộc vào tư duy là “vật chất” - cái vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi.
+ Thứ hai: vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào
ý thức.
* Đặc trưng quan trong nhất của vật chất là thuộc tính khách quan là cái tồn tại ngoài ý thức, không phụ
thuộc vào ý thức, (con người có muốn hay không muốn; con người có nhận thức được hay không nhận thức
được thì vật chất vẫn tồn tại). Trong thế giới vật chất vô cùng vô tận, từ thế giới vĩ mô, đến thế giới vi mô, dù
tồn tại ở dạng hạt hay sóng, ở dạng nào đi nữa, và có khác nhau đến đâu thì giữa chúng vẫn có một điểm giống
nhau là tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào cảm giác con người.
+ Thứ ba: vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm
giác
Lênin khảng định vật chất là cái tác động, ý thức (cảm giác) là cái nhận sự tác động – lưu gữ thông tin
của cái tác động dưới dạng cảm giác, tinh thần (cái tác động là cái có trước, cái nhận sự tác động là cái có
sau). Vật chất luôn biểu hiện đặc tính hiện thực khách quan của mình thông qua sự tồn tại không lệ thuộc vào ý
thức của các sự vật, hiện tượng cụ thể, tức là lụôn biểu hiện sự tồn tại hiện thực của mình dưới dạng các thực thể.
+ Thứ tư, vật chất là cái tác động vào cảm giác, gây nên cảm giác ở con người, ý thức chẳng qua chỉ là
sự phản ánh ánh nó.
Vật chất là cải mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó. ý thức phản ánh vật chất một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp. Con người nhận thức về vật chất từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhận thức cảm tính,
đến nhận thức lý tính. Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Trong thế giới ấy, theo quy luật vốn có của nó mà
đến một thời điểm nhất định sẽ cùng một lúc tồn tại hai hiện tượng - hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần. Các hiện
tượng vật chất luôn tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào các hiện tượng tinh thần.
- Ý nghĩa của định nghĩa
+ Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin đã giải quyết được cả hai mặt cùa vấn đề cơ bản của triết học. Mặt
thứ nhất, đã được V.I. Lênin khẳng định rõ, vật chất - thực tại khách quan là có trước; cảm giác, ý thức của con
người là có sau (chép lại, chụp lại - nghĩa là có sau vật chất). Mặt thứ hai, được V.I. Lênin khẳng định cảm giác
của con người chép lại được, chụp lại được, phản ánh lại được thực tại khách quan. Nghĩa làj ý thức có thể
phản ánh, nhận thức được vật chất. Trên cơ sở đó, củng cố, khẳng định thế giới quan duy vật biện chứng.
+ Định nghĩa vật chất của Lênin đã chống lại được cả quan niệm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, cả
quan niệm của chủ nghĩa duy tâm khách quan về vật chất, về vấn đề cơ bản của triết học, góp phần trực tiếp
củng cố thế giới quan duy vật biện chửng.
+ Định nghĩa vật chất cùa Lênin đã khắc phục được những quan niệm trực quan, siêu hình, máy móc về
vật chất của các nhà duy vật cũ. Đồng thời đã thể hiện được sự kế thừa, phát triển sâu sắc những tư tưởng của
C. Mác, nhất là của Ph. Ăngghen về vật chất.
4
. Lênin 1980 t18 – tr151

4
+ Định nghĩa vật chất của Lênin đã trở thành cơ sở khoa học cho các nhà khoa học tự nhiên nghiên cứu
thế giới tự nhiên, cung cấp cho họ một thế giới quan duy vật để họ tiếp cận, nghiên cứu
+ Định nghĩa vât chất của Lênin đã trở thành cơ sở khoa hoc cho việc xây dựng thế giới quan duy vật
biện chứng trong lĩnh vực lịch sử, xã hội. Bởi lẽ, định nghĩa này đã bao quát toàn bộ hiện thực cả trong tự
nhiên, cả trong xã hội, nhất là trong lĩnh vực xã hội, giúp hiểu đúng vật chất xã hội là dạng vật chất không tồn
tại dưới dạng vật thể. Làm cho thế giới quan duy vật biện chứng có cơ sở khoa học trở thành duy vật triệt để
khoa học.
Câu 4 Các hình thức tồn tại của vật chất
- K/n vận động
Ph. Ăngghen viết "Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất (...) bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá
trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy".
Khi định nghĩa vận động là sự biến đổi nói chung, thì vận động "là thuộc tính cố hữu của vật chất", "là
phương thức tồn tại của vật chất".
Nguồn gốc sinh ra vận động là sự thống nhất và đấu tranh của của các mặt đối lập. Tự bản thân vận chất
đã tồn tại những mặt đối lập, những mặt đối lạp này vừa đấu tranh vừa thống nhất với nhau tạo ra vận động.
- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất: điều này có nghĩa là vật chất tồn tại bằng vận động.
Cách thức tồn tại của vật chất là vận động, thông qua vận động mà các dạng vật chất biểu hiện sự tồn tại của
mình (Trong thực tiễn không có một sự vật hiện tượng nào tồn tại mà không phải là vật chất, không có một dạng
vật chất nào tồn tại lại không vận động).
- Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất
+ Vận động gắn liền với vật chất, không tách rời khỏi vật chất và ngược lại. Vận động là tự thân vận
động của vật chất, được tạo nên từ sự tác động lân nhau của chính những thành tố nội tại trong cấu trúc vật
chất. Nguồn gốc của vận động là sự đấu tranh, thống nhất của các mặt đối lập.
+ Vật chất tồn tại vĩnh viễn không ai có thể sáng tạo ra, không thể tiêu diệt vận động cũng thế. Qúa trình
vận động làm cho vật chất chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
+ Vận động được bảo toàn về cả chất và lượng, các hình thức của vận động có sự chuyển hoá lẫn nhau.
Vận động bên trong là vận động giữa các thuộc tính của một kết cấu vật chất nhất định.
Vận động bên ngoài là sự vận động do sự tác động giữa kết cấu vật chất này với kết cấu vật chất khác.
- Những hình thức cơ bản vận động của vật chất
+ Thứ nhất: Vận động cơ học là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian. Ví dụ: ta thả mội hòn đá rơi tự do suống
đất.
+ Thứ hai: Vận động vật lý là vận động của các nguyên tử, của các hạt cơ bản, vận động điện tử, các quá
trình nhiệt điện.Ví dụ: các điện tử quay quanh hạt nhân trong một nguyên tử.
+ Thứ ba: Vận động hoá học là vận động của các nguyên tử, các quá trình hoá hợp và phân giải chất. Ví
dụ: 2AL + 6HCL = 2ALCL3 + 2H3
Thứ tư: Vận động sinh học là vận động của quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường. Ví dụ
cây hút nước và ôxy để sống
Thứ năm: Vận động xã hội là sự thay đổi, thay thế các quá trình xã hội của hình thái kinh tế - xã hội. Ví
dụ: đấu tranh giữa giai cấp vô sản và tư sản.
- Vận động và đứng im.
Sự vận động không ngừng của vật chất không những không loại trừ mà trái lại còn bao hàm trong đó
sự đứng im tương đối.
+ Đứng im là một trạng thái của vận động trong thế cân bằng. Sự vật hiện tượng mà chúng ta tưởng
như đứng im thì thực chất chúng lại đang vận động, vận động cả bên trong và bên ngoài.
+ Đứng im tương đối chỉ xảy ra trong một quan hệ nhất định, chứ không phải mọi quan hệ cùng một lúc.
+ Khi nhìn sự vật, hiện tượng đứng im là đặt sự vật, hiện tượng ấy trong hệ quy chiếu. Không có đứng
im tuyệt đối mà chỉ có vận động là tuyệt đối.
Ph.Ăngghen chỉ rõ "vận động riêng biệt có xu hướng chuyển thành cân bằng, vận động toàn bộ phá hoại
sự cân bằng riêng biệt" và "mọi sự cân bằng chỉ là tương đối và tạm thời'' .

Câu 5: Không gian và thời gian


Khái niệm không gian: “Bất kỳ một khách thể chất nào cũng chiếm một vị trí nhất định, có một kích thước
nhất định, ở một khung cảnh nhất định trong mối tương quan với khách thể khác. Các hình thức tồn tại như vậy của
khách thể gọi là không gian”1
+ Không gian tồn tại khách quan: vật chất tồn tại khách quan, không gian gắn niền với với vật chất, không
gian cũng tồn tại khách quan
Không gian mang tính quảng tính ( khái niện quảng tính dùng để chỉ 3 chiều của không gian đó là :
rộng, dài, cao).
1
Giáo trinh triết học Mác – Lênin 2008

5
Không gian hữu hạn và không gian vô hạn. Không gian gắn gắn liền với sự vật cụ thể là không gian hữu hạn,
sự vật cụ thể có giới hạn, giới hạn cả về kích thước, vị trí và giới hạn tồn tại của nó (sự vật cụ thể nào cũng có sinh và
có chuyển hóa). Không gian vật chất - vũ trụ là không gian vô hạn. Vật chất vô hạn không gian cũng vô hạn, vũ trụ vô
tận, không gian cũng vô tận.
* Không gian của vật chất cụ thể mang tính đa dạng: Vật chất có vô vàn dạng thì không gian cũng vô vàn
rạng
+ Khái niệm thời gian: “sự tồn tại của các khách thể vật chất tồn tại nâu dài hay mau chóng ở sự kế
tiếp trước hay sau của các giai đoạn vận động, các hình thức tồn tại như vậy gọi là thời gian” 2
* Thời gian hữu hạn và thời gian vô hạn: thời gian gắn liền với sự vật hiện tượng cụ thể là thời gian hữu hạn.
(ví dụ thời gian của 1 đời người cụ thể)
* Thời gian vô hạn là thời gian gắn với vật chất - vũ trụ: Vũ trụ không có điểm khởi đầu và không có điểm
kết thúc thời gian cũng vậy. Vật chất vô hạn, thì thời gian cũng vô hạn...
Không gian và thời gian của vật chất nói chung là vô tận, xét về cả phạm vi lẫn tính chất. Khoa học hiện
đại đã chứng minh rằng trong thế giới không ở đâu có tận cùng về không gian, cũng như không ở đâu có ngưng
đọng không biến đổi hoặc không có sự tiếp nối của các quá trình.
Không gian, thời gian mang tính khách quan. Vì, vật chất tồn tại khách quan mà vật chất gắn niền với
không gian, thời gian. Ph.Ăngghen viết: "Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian; tồn tại
ngoài thời gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại ngoài không gian".
* Không gian và thời gian đều là hình thức tồn tại của vật chất, không tách khỏi vật chất, là thuộc tính cố
hữu của vật chất. Do vậy, không có vật không tồn tại không có không gian, thời gian.
Câu 6: Tính thống nhất vật chất của thế giới.
1.5.1. Tồn tại của thế giới là tiền đề cho sự thống nhất của thế giới
Trong quan niệm về sự thống nhất của thế giới phải lấy việc thừa nhận sự tồn tại của nó làm tiền đề.
Không thừa nhận sự tồn tại của thế giới thì không thể nói tới việc nhận thức thế giới.
- Thế giới thống nhất ở tính vật chất
- Thứ nhất, chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất, là thế giới vật chất tồn tại khách quan, có trước
và độc lập với ý thức con người, được ý thức của con người phản ánh.
- Thứ hai, mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, biểu hiện ở chỗ
chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quy luật
khách quan, phổ biến của thế giới vật chất.
- Thứ ba, thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận, không được sinh ra và không tự mất đi;
chúng luôn vận động, biến đổi, chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau.
Thứ tư, tính vật chất của thế giới được biểu hiện cụ thể trong đời sống hiện thực của con người. Con
người không thể sáng tạo ra vật chất, con người chỉ có thể tìm ra những thuộc tính, những quy luật vận động của
vật chất và tổ chức chúng lại, để tạo ra những sự vật, hiện tượng mà trong giới tự nhiên chưa có để phục vụ mục
đích của con người.
Câu 7: Nguồn gốc của ý thức
- Nguồn gốc tự nhiên của ý thức
+ Ý thức có nguồn gốc từ bộ não người
Bộ não người phải là bộ não sống, bộ não đang hoạt động bình thường, bộ não không bị tổn thương ở
bất kỳ chức năng thần kinh nào. Bộ não con người cùng với hệ thần kinh trung ương là cơ quan vật chất của ý
thức. Ý thức là một dạng thuộc tính của vật chất có tổ chức cao nhất là bộ não con người, là chức năng của bộ
não, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não (bộ não phải là bộ não sống, bộ não đang hoạt động bình
thường). Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thì bộ não con người có khoảng 14 -15 tỷ nơ ron thần
kinh, các nơ ron thần kinh có sự kích thích, cảm ứng. Bộ não của con người phải có quá trình hoạt động, tác
động vào thế giới khách quan thì mới hình thành lên sự phản ánh của ý thức.
Như vậy, sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của con người có năng lực phản ánh hiện thực khách quan là
nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
+ Sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não của con người thông qua hoạt động của các giác
quan, hình thành nên quá trình phản ánh.
Bộ não con người cùng với thế giới khách quan tác động vào bộ não con người, bộ não con người thu
nhận thông tin và phản ánh những thông tin từ thế giới khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác
động qua lại lẫn nhau giữa chúng.
Ý thức của con người là cái phản ánh, thế giới khách quan là cái được phản ánh. Sự tác động qua lại
giữa cái phản ánh và cái được phản ánh, cái phản ánh mang tính chủ quan - là ý thức, cái được phản ánh là sự
vật, hiện tượng mang tính khách quan, cái phản ánh tác động lên cái được phản ánh (là vật chất), cái được phản
ánh tác động trở lại đối với cái phản ánh (là ý thức), cái phản ánh lưu giữ thông tin của cái được phản ánh (là vật
2
Giáo trinh triết học Mác – Lênin 2008

6
chất), cái phản ánh xử lý thông tin đó theo quan điểm chủ quan của mình. Nghĩa là ý thức là “cái nhận thức”, thế
giới khách quan là “cái được nhận thức”. “Cái nhận thức” không phản ánh “cái được nhận thức” một cách thụ
động mà “cái nhận thức” lưu giữ thông tin và xử lý thông tin của “cái được nhận thức” theo quan điểm chủ quan
của mình.
Ý thức là quá trình phản ánh, là quá trình phản ánh cao nhất, nó bao hàm trong nó tất cả các hình thức
phản ánh.
+ Các hình thức của phản ánh.
* Phản ánh vật lý là phản ánh giữa các vật thể với nhau, phản ánh giữa các hạt, trường, sóng điện từ
* Phản ánh hoá học là phản ảnh phản ứng hóa học giữa các chất.
* Phản ánh sinh học là phản có sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường là phản ánh giữa đồng hóa và dị
hóa.
* Phản ánh tâm lý: là phản ánh của động vật có hệ tần kinh trung ương.
* Phản ánh năng động sáng tạo: là phản ánh của xã hội loài người. Đây là hình thức cao nhất trong các
hình thức phản ánh, nó chỉ được thực hiện dưới dạng vật chất phát triển cao là bộ óc người. Ví dụ: con người
sáng tạo ra công cụ lao động…
Việc phân chia các hình thức của phản ánh, khác nhau về chất, hay nói cách khác khác nhau về trình độ
mà trình độ cao nhất của các hình thức phản ánh là phản ánh năng động sáng tạo.
Sự ra đời của ý thức không phải chỉ có nguồn gốc tự nhiên mà còn do nguồn gốc xã hội. Sự phát triển của
giới tự nhiên mới tạo ra tiền đề vật chất có năng lực phản ánh, chỉ là nguồn gốc sâu xa của ý thức. Hoạt động
thực tiên của loài người mới là nguôn gôc trực tỉêp quyết định sư ra đời của ý thức. c. Mác và Ph. Ăngghen khăng
định: “Con người cũng có cả “ý thức” nữa. Song, đó không phải là một ý thức bẩm sinh sinh ra đã là ý thức
“thuần tuý”... Do đó, ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người
còn tồn tại”1. Sự hình thành, phát triển của ý thức là một quá trình thống nhất không tách rời giữa nguồn gốc tự
nhiên và nguồn gốc xã hội. Trong các công trình nghiên cứu khoa học của mình, C. Mác và Ph. Ăngghen đã
nhiều lần chỉ rõ rang, ý thức không những có nguồn gốc tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội và là một hiện
tượng mang bản chất xã hội.
- Nguồn gốc xã hội của ý thức
+ Lao động
K/n: Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động và giới tự nhiên, nhằm cải
biện giới tự nhiên phục vụ mục đích của con người.
Ăng ghen viết: “Với quá trình phát triển của bàn tay- và với quá trình lao động, con người bắt đầu
thống trị tự nhiên và cứ mỗi lần sự thống trị đó tiến lên một bước, là mỗi lần nó mở rộng thêm tầm mắt của con
người”6
Nhờ kết quả lao động cơ thể của con người, đặc biệt là bộ óc và các giác quan ngày càng hoàn thiện
dần cả về cấu tạo và chức năng.
Nhờ có lao động mà con người đã dần chuyển hóa từ vượn thành người ; nhờ có lao động con người đã
thoát khỏi cuộc sống bầy đàn, đi tới khẳng định mình và từng bước trinh phục giới tự nhiên, bắt tự nhiên phải
phục vụ mục đích của mình; nhờ có lao động mà tri thức của con người ngày càng hoàn thiện, con người ngày
càng phát hiện ra các thuộc tính mới của vật chất và các quy luật của tự nhiên, đồng thời con người chế tạo ra
các công cụ mới giúp con người nối dài bàn tay của mình để trinh phục và từng bước tiến tới làm chủ tự nhiên;
nhờ có lao động đã làm cho thân thể con người đẹp hơn và bộ não của con người ngày càng có khả năng sáng
tạo hơn, lao động chính là một trong những nguồn gốc xã hội để hoàn thiện ý thức của con người.
- Ngôn ngữ
Nhờ có lao động mà ngôn ngữ được hình thành. Khi đề cập đến vấn đề này, Ph. Ăngghen viết: “Đem so
sánh con người với các loài vật, người ta sẽ thấy rõ rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và cùng phát triển với
lao động, đó là cách giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ”2.
Trong hoạt động lao động và sản xuất, để săn bắn, hái lượm đạt kết quả tốt nhất, con người cần phải
quan hệ với nhau, phối hợp với nhau, trao đổi thông tin cho nhau, nhu cầu ấy ngay càng phát triển, “Phát triển
đến mức là họ thấy cần thiết phải nói với nhau một cái gì đấy” 9. Như vậy, nhu cầu đó dẫn đến xuất hiện ngôn
ngữ.
Khái niệm Ngôn ngữ: Là toàn bộ những ký hiệu, ký tự, chữ viết tiếng nói, nhằm trao đổi thông tin giữa
con người với con người trong quá trình sống.
Tóm lại, nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội là hai điều kiện cần và đủ cho sự ra đời của ý thức. Nếu thiếu
một trong hai điều kiện ấy thì con người không thể có ý thức. Xem xét nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của ý

1
C.Mác và Ph.Ảngghen (1994), Toàn tập, t. 3. Sđd. tr. 43.
6. Sdd t20 – tr664
28. C.Mác và Ph Ảngghen (1994), Toàn tập, í. 20, Sđd. tr. 645.

9 . 10 Sdd t20 – tr 644

7
thức cho thấy, ý thức xuất hiện la két quả của quá trình tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên, của lịch sử trái đất,
đồng thời là kết qụả trực tiếp của thực tiễn xã hội - lịch sử của con người.
Câu 8 Bản chất của ý thức
- Thứ nhất: Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
Ý thức không phải là bản sao đơn giản, thụ động, máy móc của sự vật mà ý thức là sự phản ánh có tính
năng động, sáng tạo thế giới vật chất vào bộ não người qua hoạt động thực tiễn.
+ Với tư cách là hình ảnh chủ quan: ý thức là cái phản ánh, cái phản ánh mang tính chủ quan. Ý thức là
của con người, thuộc về con người, do con người suy nghĩ. Con người nhận thức về thế giới, phản ánh thế giới
theo cách của riêng mình. Cách nhận thức, cách hiểu của mỗi con người cụ thể về thế giới không giống nhau. Vì
vậy, ý thức thuộc về chủ thể nhận thức, do chủ thể nhận thức quy định. Ý thức của con người chỉ đạo nhận thức
của con người đó về thế giới có thể đúng, hoặc sai, đây là quan điểm chủ quan của mỗi người. Cái chủ quan và
cái khách quan là hai mặt đối lập cần phải phân biệt rõ.
+ Với tư cách ý thức là của thế giới khách quan được hiểu, nguồn gốc của ý thức và đối tượng phản ánh của ý
thức thuộc về thế giới khách quan. Do vậy, cái chủ quan và cái khách quan đều tồn tại trong một cấu trúc, cái chủ quan bị
thế giới khách quan quy định. Nói rõ hơn, bộ não của con người và đối tượng nhận thức của con người quy định sự suy
nghĩ của con người. Bộ não con người mà bộ não của con người thuộc về thế giới khách quan vừa là nguồn gốc tự
nhiên của ý thức, vừa là đối tượng phản ánh của ý thức. Đối tượng phản ánh của ý thức là thế giới khách quan. Ý
thức phụ thuộc vào thế giới khách quan, thế giới khách quan quy định sự nhận thức của ý thức, thế giới khách
quan như thế nào thì nhận thức của người như vậy, thế giới khách quan thay đổi thì ý thức con người cũng thay
đổi theo.
Ý thức là cái phản ánh, ý thức mang tính chủ quan, thế giới khách quan là cái được phản ánh. Cái phản
ánh (cái chủ quan) bị cái được phản ánh (cái khách quan) quy định nên nó không có tính vật chất, không được
lẫn lộn đồng nhất vật chất với ý thức.
+ Thứ hai: Ý thức phản ánh thế giới khách quan một các năng động sáng tạo
Để hiểu vấn đề này trước hết chúng ta cần phải thừa nhận cả vật chất và ý thức mang tính đối lập, "sự
đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong những phạm vi hết sức hạn chế: trong trường hợp
này, chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì là cái có trước và cái gì là cái có sau?
Ngoài giới hạn đó, thì không còn nghi ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó là tương đối"1
Ý thức là sự phản ánh, là cái phản ánh, vật chất là cái được phản ánh - tồn tại khách quan bên ngoài và
độc lập với cái phản ánh là ý thức - cái chủ quan. Khác với động vật, sự phản ánh của ý thức con người khi tiếp
nhận thông tin, không tiếp nhận một cách thụ động, mà mô hình hóa đối tượng trong tư duy của mình, tìm ra
những thuộc tính và những quy luật vốn có của cái được phản ánh tức vật chất, từ đó, tổ chức lại lại các lực
lượng vật chất, để phục vụ mục đích của chính mình. Khi đề cập đến vấn đề này Mác cho rằng: “Con nhện làm
động tác giống như động tác của người thợ dệt,con ong còn làm cho một số nhà kiến trúc phải hổ thẹn. Nhưng
điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất với con ong giỏi nhất là trước khi xây dựng ngăn tổ ong bằng
sáp, nhà kiến trúc đã xây dựng nó trong đầu óc của mình rồi” 1. Ở đây chúng ta nhận thấy tính mục đích của sự
phản ánh của ý thức vượt trước hiện thực, hướng dân hoạt động của con người cải tạo thế giới xung quanh.
Tính năng động, sáng tạo hiện thực theo nhu cầu thực tiễn của xã hội được thống nhất trên 3 mặt:
+ Trao đổi thông tin hai chiều theo cách chọn lọc.
+ Mô hình hóa các đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần, tìm ra các thuộc tính, các quy
luật vốn có của đối tương nhận thức.
+ Chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan.
* Ý thức có khả năng tập hợp các quy luật, các thuộc tính của các dạng vật chất, tổ chức chúng lại –
thông qua hoạt động thực tiễn của con người để tạo ra những thứ mà trong tự nhiên không có.
* Ý thức có khả năng tạo ra đời sông tinh thần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con người.
Từ những phân tích trên cho thấy: sự phát triển của bộ não con người, làm duy khoa học của ý thức con
người sẽ tiếp tục phát triển và chính những tư duy khoa học là “chiếc mai” đào mồ chôn những tư duy thần
thoại, hoang đường.
Tóm lại, từ kết quả nghiên cứu nguồn gốc và bản chất của ý thức cho thấy: ý thức là hình thức phản ánh cao nhất
riêng có của óc người về hiện thực khách quan trên cơ sở thực tiễn xã hội lịch sử.
Câu 9: Kết cấu của ý thức
- Các lớp cấu trúc của ý thức:
+ Tri thức: là kết quả của quá trình nhận thức, sự hiểu biết của con người về thế giới hiện thực, làm tái
hiện trong tư tưởng nhưng thuộc tính, những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn
ngữ, hoặc các hệ thống ký hiệu khác. Theo Mác “Phương thức mà theo đó ý thức tồn tại mà theo đó một cái gì

1
Lênin 1980 t18 tr173
1
Mác – Anghen (1993) t23, tr266-267

8
tồn tại đối với ý thức là tri thức. Tri thức là hành vi duy nhất của ý thức. Cho nên một cái gì đó nảy sinh ra đời
với ý thức, chừng nào ý thức biết cái đó”1
+ Tình cảm là cảm động của con người trong quan hệ của mình với thực tại xung quanh và đối với bản
thân mình.
Tình cảm có thể mang tính chất chủ động chứa đựng hai sắc thái gồm: cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu
cực. Tình cảm mang tính tích cực là một trong những động lực nâng cao năng lực hoạt động sống của con người.
Tri thức kết hợp với tình cảm tạo nên niềm tin, nâng cao ý chí tích cực biến thành hành động thực tế mới phát
huy được sức mạnh của mình.
+ Ý chí: Để đạt đến trình độ cao của nhận thức, con đường đi lên chiếm lĩnh đỉnh cao ấy không bằng
phẳng mà nó vô cùng khó khăn để đến được đỉnh cao ấy đòi hỏi con người phải có ý chí.
Ý chí là sự quyết tâm, cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động mọi tiềm năng để đạt tới mục đích của con
người trong hoạt động thực tiễn.
Ý chí thể hiện là lòng tin, lòng quả cảm, sự quyết đoán, quyết tâm, dũng cảm sự định hướng rõ ràng mục
tiêu phấn đấu.
- Cấp độ của ý thức
+ Tự ý thức: Trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh, con người đồng thời cũng tự nhận thức
bản thân mình. Đó chính là tự ý thức. Như vậy, tự ý thức cũng là ý thức, là một thành tố quan trọng của ý thức,
nhưng đây là ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài.

+ Tiềm thức: Là những hoạt động tâm lý tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của chủ thể, song lại có
liên quan trực tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra dưới sự kiểm soát của chủ thể ấy . Về thực chất, tiềm
thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đã gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng
nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng.
+ Vô thức:Vô thức là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử
của con người mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự truyền tin bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính
toán của lý trí.
+ Vấn đề “trí tuệ nhân tạo: Trí tuệ nhân tạo là bộ não do con người sản xuất ra bằng hệ thống các vi
mạch (chất bán dẫn – vật liệu thông minh…), tích hợp những phần mềm được con người lập trình dựa trên các
hoạt động của bộ não con người, có khả năng nhận thức, tự động xử lý những vấn đề gần giống với con người,
chịu sự điều khiển của con người.
Con người là một thực thể tự nhiên - xã hội có ý thức, chủ thể sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh
thần quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Khẳng định vai trò to lớn của ý thức trong đời sống hiện thực
của con người về thực chất là khẳng định vai trò của con người - chủ thể mang ý thức đó. Cần có thái độ đúng
đối với con người, quan tâm, chăm lo phát triển con người toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
Câu 10: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
- Vật chất quyết định ý thức
Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất
quyết định ỷ thức, còn ỷ thức tác động tích cực trở lại vật chất.
- Thứ nhất: Vật chất quyết định nguồn gốc ra đời của ý thức.
Có thế giới vật chất mới sản sinh ra vũ trụ, trái đất và con người, mới có ý thức của con người.
Vật chất “sinh” ra ý thức, vì: ý thức xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của con người cách đây từ 3 đến 7
triệu năm, mà con người là kết quả của một quá trinh phát triển, tiến hóa lâu dài, phức tạp của giới tự nhiên,
của thế giới vật chất.
Ý thức có nguồn gốc từ bộ não con người, bộ não con người là một dạng thuộc tính của vật chất, bộ não
con người là tập hợp của các tế bào, nơ ron thần kinh, các tế bào, nơ ron thần kinh đều là những thuộc tính của
vật chất. sự kích thích của các nơ ron thần kinh, kích hoạt một loại vật chất đặc biệt, sự hoạt động này là là
nguồn gốc của ý thức.
- Thứ hai: Vật chất là nội dung phản ánh của ý thức.
Ý thức dưới bất kỳ hình thức nào, suy cho cùng, đều là phản ánh hiện thực khách quan. Ý thức mà trong
nội dung của nó chẳng qua là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người. Hay
nói cách khác, có thế giới vật chất, ý thức mới có cái để phản ánh. Thế giới khách quan là cái nằm ngoài ý thức,
không phụ thuộc vào ý thức, tác động vào ý thức, ý thức chỉ là sự chụp lại, chép lại, phản ánh thế giới khách quan vào
bộ não con người, nội dung thế giới khách quan như thế nào thì ý thức sẽ chụp lại, chép lại, phản ánh như thế.
- Thứ ba: Vật chất quyết định bản chất của ý thức
Phản ánh và sáng tạo là hai thuộc tính không tách rời trong bản chất của ý thức. Nhưng sự phản ánh của
con người không phải là “soi gương”, “chụp ảnh” hoặc là “phản ánh tâm lý” như con vật mà là phản ánh tích
cực, tự giác, sáng tạo thông qua thực tiễn.

1
Mác – Ăng ghen 2004 t42 tr236

9
Tự bản thân vật chất đã chứa trong nó những thuộc tính, những quy luật, do nhu cầu hoạt động thực tiễn
của con người đã kích thích sự sáng tạo của ý thức, sự sáng tạo ấy không phải ý thức sáng tạo ra vật chất mà ý
thức chỉ có công phát hiện ra nó, tổ chức nó thành một cái khác với bản thân nó . Hoạt động thực tiễn quy định
sự sáng tạo của ý thức.
- Thứ tư: Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.
+ Khi điều kiện vật chất thay đổi thì sớm hay muộn, ý thức của con người cũng phải thay đổi theo . Vật
chất không bao giờ đứng im để cho con người nhận thức mà nó luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng, sự
biến đổi của nó tuân thủ theo những quy luật, mỗi lần biến đổi, nó bộc lộ ra những quy luật, những thuộc tính
mới.
- Vai trò của ý thức đối với vật chất
Ý thức chỉ có vai trò tác động trở lại đối với vật chất, chứ ý thức không thể quyết định định được vật chất
"Trong công việc sản xuất của mình, con người chỉ có thể hành động như bản thân thiên nhiên đã làm, nghĩa là
chỉ có thể làm thay đổi hình thái của vật chất mà thôi"1
- Thứ nhất: Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất góp phần cải biến thế giới khách
quan. Tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào bộ não của
con người, do vật chất sinh ra, nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “đời sống” riêng, có quy luật vận động, phát
triển riêng, không lệ thuộc một cách máy móc vào vật chất, nó có tính độc lập tương đối tác động trở lại đối với
vật chất có thể nhanh hay chậm, có thể phát triển hoặc thoái triển, nhưng nhìn chung thường thay đổi chận so với
sự biến đổi của thế giới vật chất.
- Thứ hai, Sự tác động của ý thức đối với vật chất thông qua hoạt động của con người. Nhờ họat đông
thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất, thậm chí còn tạo ra “thiên nhiên thứ
hai” phục vụ cho cuộc sống của con người. Con người dựa trên những tri thức của mình về thế giới khách quan,
hiểu biết những quy luật khách quan từ đó đề ra mục tiêu phương hướng, biện pháp thực hiện và ý chí thực hiện
mục tiêu ấy. Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể tìm ra quy luật, các thuộc tính của vật chất, tổ chức, kết hợp
các lực lượng vật chất làm biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất, thậm chí còn tạo ra “thiên nhiên thứ
hai” phục vụ cho cuộc sống của con người. Còn tự bản thân ý thức thì không thể biến đổi được hiện thực. Con
người dựa trên những tri thức về thế giới khách quan, hiểu biết những quy luật khách quan, từ đó đề ra mục tiêu
phương hướng, biện pháp và ý chí quyết tâm để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã xác định.
- Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hành động của con người; nó có thể làm
cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại. Khi phản ánh đúng hiện thực, ý thức có thể
dự báo, tiên đoán một cách chính xác quy luật vận động của hiện thực khách quan, từ đó có thể hình thành nên
những lý luận, xây dựng kế hoạch, định hướng đúng đắn và hành động đúng đắn. Ngược lại, một khi ý thức phản
ánh sai lạc, xuyên tạc hiện thực khách quan thì nó sẽ chỉ đạo hành động của con người phá hoại chính bản thân
và đồng loại của mình.
Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong thời đại ngày nay,
thời đại thông tin, kinh tế tri thức, thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khi mà tri thức
khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Một phát minh khoa học vĩ đại đem ứng dụng vào thực tiễn,
nó có thể tạo ra một lượng của cải vật chất khổng lồ cho nhân loại, một tư tưởng chỉ đạo đúng đắn có thể làm
thay đổi bộ mặt của một dân tộc hơn nữa ngày nay những ý tường khoa học có thể trở thành hàng hóa đem lại
giá trị kinh tế lớn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trò của tri thức khoa học, của tư tưởng chính trị, tư tưởng
nhân văn là hết sức quan trọng.
Tóm lại, mặc dù tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn, nhưng nó không thể vượt quá tính
quy định của những tiền đề vật chất đã xác định, phải dựa vào các điều kiện khách quan và năng lực chủ quan
của các chủ thể hoạt động. Nếu quên điều đó chúng ta sẽ lại rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa chủ quan, duy tâm,
duy ý chí, phiêu lưu và tất nhiên không tránh khỏi thất bại trong hoạt động thực tiễn.
Câu 11: Ý nghĩa phương pháp luận
- Vật chất quyết định ý thức.
+ Khi vạch ra kế hoạch, đường lối phải xuất phát từ lực lượng vật chất, phải chỉ được ra các lực lượng vật
chất. Phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng các quy luật khách quan, phải lấy hiện thực khách quan làm
cơ sở. Chống lại bệnh chủ quan, duy ý chí.
Nguồn gốc của bệnh chủ quan duy ý chí.
Bệnh chủ quan duy ý chí có nguồn gốc từ trình độ thấp kém, thói quen của các tập tục lạc hậu. Bệnh chủ
quan, duy ý chí.
Biểu hiện của bệnh chủ quan duy ý chí trong đời sống xã hội là: Tuyệt đối hóa vai trò của ý thức; coi
thường lý luận khoa học; coi thường hiện thực khách quan. Khi xây dựng đường lối chính sách không tuân thủ
nguyên tắc khách quan mà lại xuất phát từ ý muốn chủ quan.
Biện pháp chữa bệnh chủ quan duy ý chí.
Không ngừng học tập nâng cao trình độ khoa học; nâng cao trình độ cho cán bộ và toàn thể nhân dân.
1
Mác – Ăng ghen t23 – tr73

10
Loại bỏ những thói quen và những tập tục lạc hậu. Khắc phục những tình trạng sản xuất nhỏ manh mún.
+ Khi xây dựng các đường lối, chính sách phải tuân thủ quy luật khách quan, từ những điều kiện, tiền đề
vật chất hiện có. Phải tôn trọng và hành động theo qui luật khách quan, nếu không làm như vậy, chúng ta sẽ
phải gánh chịu những hậu quả tai hại khôn lường. Nhận thức sự vật hiện tượng phải chân thực, đúng đắn, trách
tô hồng hoặc bôi đen đối tượng, không được gán cho đối tượng cái mà nó không có. Văn kiện Đại hội XII chủ
trương phải nhìn thăng vào sự thật, phản ánh đúng sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật. Nhận thức, cải
tạo sự vật hiện tượng, nhìn chung, phải xuất từ chính bản thân sự vật hiện tượng đó với những thuộc tính, mối
liên hệ bên trong vôn có của nó. cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí; chủ nghĩa duy vật
tam thường, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa khách quan.
- Ý thức tác động trở lại đối với vật chất
+ Thứ nhất: Ý thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo vì vậy trong hoạt động thực tiễn phải phát huy các
nhân tố chủ quan, phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức bằng cách tích cực học tập, nghiên cứu không
ngừng tìm tri thức mới.
Chống lại tư tưởng thụ động và chủ nghĩa giáo điều, ỷ lại, trông chờ.
+ Thứ hai: ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào óc con người, giúp con người hiểu được bản chất,
quy luật vật động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Trên cơ sở đó hình thành phương hướng mục tiêu và
những phương pháp, cách thức thực hiện phương hướng mục tiêu đó.
Trong hoạt động thực tiễn, sự vật bao giờ cũng bộc lộ nhiều khả năng. Nhờ đó ý thức, con người biết lựa
chọn những khả năng thực tế, phù hợp mà thúc đẩy sự việc phát triển, đi lên.
Nói đến vai trò của ý thức đối với vật chất thực chất là nói tới vai trò hoạt động thực tiễn của con người, vì
ý thức “ tự nó “ không thể thực hiện được gì hết . Mác nói “Ý thức không thể tự đưa người ta ra khỏi trật tự, xã
hội cũ”1, ý thức chỉ có tác dụng đối với hiện thực trong thực tiễn, thông qua hoạt động thực tiễn.
+ Thứ ba: Ý thức chỉ có thể tác động đối với vật chất khi nó được thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn
của con người. Trong hoạt động thực tiễn phái đánh giá cao vai trò của con người, phát huy khả năng sáng tạo
của con người. Do vậy, phải giáo dục nâng cao trình độ nhận thức khoa học cho con người.
Câu 12. Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan
- Biện chứng khách quan
K/n: Biện chứng khách quan là biện chứng chứng của thế giới vật chất. Thế giới vật chất muôn hình,
muôn vẻ, tự nó đã có sự tác động qua lại lẫn nhau cùng vận động và phát triển, không phụ thuộc vào ý thức của
con người, cho dù con người có nhận thức được, hay không nhận thức được thì tự bản thân thế giới đã có mối
liên hệ, quy định nhau, giàng buộc nhau và tự nó vận động và phát triển không ngừng.
Từ phân tích trên có thể nhận thấy: thế giới vật chất, tự nó không tồn tại độc lập, không tĩnh tại. Con
người có muốn hay không muốn, có nhận thức được hay không nhận thức được thì mối liên hệ và sự vận động
vẫn là thuộc tính cố hữu của vật chất. Do vậy, với phương thức tồn tại này của vật chất người ta gọi nó là biện
chững khách quan.
- Biện chứng chủ quan
K/n: Biện chứng chủ quan là sự phản ánh biện chứng khách quan vào trong đời sống ý thức của con
người.
Biện chứng chủ quan là chỉ sự nhận thức của con người, con người đã sử dụng phương pháp biện chứng
để nhận thức về thế giới vật chất.
Trong quá trình nhận thức con người đã tìm ra những phương pháp của mình để nhận thức, trong đó con
người đã sử dụng phương pháp biện chứng để nhận thức thế giới. Con người nhận thức sự vật, hiện tượng trong
trạng thái vận động và biến đổi không ngừng, nhận thức chúng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau cùng
vận động và phát triển, cách nhận thức như vậy gọi là biện chứng chủ quan. Biên chứng chủ quan là biện chứng
của phương pháp tư duy con người về thế giới vật chất. Biện chứng chủ quan là sự nhận thức của con người phù
hợp với biện chứng khách quan.
Phép biện chứng với tư cách là sản phẩm của tư duy con người, do con người tìm ra và sử dụng nó để
nhận thức thế giới, thì phép biện chứng mang tính chủ quan.
Tóm lại: Khi phân tích về biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan Ăngnghen viết: “Biện chứng
gọi là khách quan thì chi phối toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì
chỉ phản ánh chi phối toàn bộ giới tự nhiên”1
Câu 13: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
- Khái niệm mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến
K/n: Mối liên hệ phổ biến là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định sự tác động qua lại sự chuyển hoá
lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới .

1
Mác – Anghen (1995) t20 tr 519
1
Mác – Ăng ghen (1995) t20,tr694

11
Quan điểm siwwu hình cho rằng: sự vật tồn tại trong trạng thái cô lập tách rời, ngược lại chủ nghĩa duy vật
biện chứng khẳng định: Trong thế giới muôn hình, muôn vẻ không có một sự vật hiện tượng nào tồn tại cô lập,
tác rời mà chúng luôn tồn tại trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, quy định nhau.
- Những tính chất của mối liên hệ
+ Tính khách quan của mối liên hệ
Mối liên hệ của các sự vật hiện tượng là khách quan, là cái vốn có của mọi sự vật hiện tượng chúng
không phụ thuộc vào cảm giác của con người. Con người có muốn hay không muốn thì các sự vật, hiện tượng
vẫn cứ liên hệ với nhau. Tự bản thân sự vật, hiện tượng đã có mối liên hệ.
+ Mối liên hệ mang tính phổ biến:
Bất cứ sự vật hiện tượng nào củng có cấu trúc của nó, có không gian, thời gian của nó, ngoài việc việc
liên hệ với nội tại với bản thân nó, nó còn liên hệ với sự vật hiện tượng khác.
+ Mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú:
Mỗi sự vật, hiện tượng đều có không gian khác nhau, thời gian khác nhau vì vậy, chúng có mối liên hệ
khác nhau, không có mối liên hệ nào trùng khít, hoặc giống hệt mối liên hệ nào . vật chất muôn hình vạn trạng
khác nhau, thì mối liên hệ cung muôn hình vạn trạng khác nhau. Chính điều này đã tạo lên sự muôn hình, muôn
vè của mối liên hệ.
Dựa vào tính đa dạng đó có thể phân chia ra các mối liên hệ khác nhau theo từng cặp:
Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài.
Mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu.
Mối liên hệ cơ bản và mối liên hệ không cơ bản.
Mối liên hệ tất nhiên và mối liên hệ ngẫu nhiên.
Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hoá lẫn nhau tuỳ theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc
do kết quả vận động của chính các sự vật.
Ví dụ: nếu xem xét các doanh nghiệp tồn tại với tư cách là các đơn vị độc lập thì mối liên hệ giữa chúng là mối
liên hệ bên ngoài.
- Ý nghĩa phương pháp luận
+ Mối liên hệ mang tính khách quan. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn khi tìm hiểu mối liên hệ thì tìm
ngay chính bản thân sự vật. Không đi đi tìm mối liên hệ ở các hiện tượng duy tâm (đặc biệt là duy tâm khách
quan).
+ Mối liên hệ mang tính phổ biến, vì vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện.
* Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận,
giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác,
kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật.
Chúng ta càng biết được nhiều mối liên hệ của sự vật, hiện tượng thì trong hoạt động thực tiễn chúng ta càng
tránh sự thất bại bấy nhiêu.
Quan điểm toàn diện còn đòi hỏi trong quá trình nhận thức phải xem xét mối liên hệ với nhu cầu thực
tiễn của con người. Xuất phát từ nhu cầu khác nhau phải có cách thức giải quyết khác nhau . Đồng thời, quan
điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ, phải biết chú ý đến các mối liên hệ bên trong,
mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên. Trong giải quyết các vấn đề xã hội cần phải hiểu
thật sâu sắc về bản chất con người thông qua mối liên hệ kinh tế, bởi chỉ trong mối liên hệ kinh tế bản chất con
người mới phơi bày một cách rõ nét nhất.
+ Quan điểm lịch sử cụ thể.
* Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn về sự vật và tác
động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, phải đặt chúng vào đúng không gian, thời gian,
môi trường cụ thể để giải quyết cho đúng.
Không có luận điểm nào đúng trong mọi không gian, mọi thời gian. Một luận điểm nào đó ngày hôm
qua là luận điểm khoa học nhưng chưa chắc đã là luận điểm khoa học của ngày hôn nay. Có luận điểm trong điều
kiện này thì khoa học, nhưng chưa chắc đã là khoa học trong điều kiện khác. Chân lý sẽ trở thành sai lầm, nếu bị
đẩy ra ngoài giới hạn tồn tại của nó. Ví dụ: trong thời chiến tập trung bao cấp thì đúng, nhưng sau thời chiến nó
lại là sai lầm. Vì vậy phải xác định rõ vai trò, vị trí cụ thể của mối liên hệ để giải quyết cho đúng đắn.
* Quan điểm lịch sử cũng cho chúng ta hiểu, mối liên hệ theo không gian, thời gian và mối liên hệ cũng
không ngừng biến đổi. Do vây, trong hoạt động thực tiễn phải biết chớp thời cơ.
Câu 14: Nguyên lý về sự phát triển
+ Quan điểm biện chứng: Xem xét sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Quá trình đó
diễn ra vừa dần dần vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Dù trong hiện thực khách quan
hay trong tư duy, sự phát triển diễn ra không phải lúc nào cũng theo đường thẳng mà rất quanh co, phức tạp,
thậm chí có thể có những bước lùi tạm thời nhưng vẫn nằm trong khuynh hướng của sự phát triển..
K/n: Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.

12
+ Phát triển từ thập đến cao dùng để chỉ về trình độ thấp, cao của sự vật, hiện tượng. Cần phân phân
biệt thấp - cao khác với dài ngắn. Cao ở đây là trình độ đi lên.
+ Từ đơn giản đến phức tạp, nghĩa là nói đến quy mô rộng - hẹp, đồ sộ - thô sơ, sâu sắc – nông cạn. Từ
đơn giản đến phức tạp nghĩa là làm cho sự vật đi từ hẹp đến rộng, từ thô sơ đến đồ sộ, từ nông cạn đến sâu sắc.
+ Từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện được hiểu: làm cho sự vật hiện tượng khắc phục những khuyết
điểm, bổ xung váo đó những yế tố tích cực làm cho sự vật, hiện tượng tiến bộ dần đến sự hoàn chỉnh, chỉnh chu.
- Tính chất của sự phát triển
+ Sự phát triển mang tính khách quan: Theo quan điểm duy vật biện chứng, nguồn gốc của sự phát
triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn
tại và vận động của sự vật, nhờ đó sự vật luôn luôn phát triển.
Phát triển là sự phát triển tự bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý muốn, nguyện vọng, ý chí, ý thức
con người. Con người có muốn hay không muốn, sự vật vẫn phát triển theo khuynh hướng chung nhất của nó.
+ Sự phát triển mang tính phổ biến: vì nó diễn ra ở mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy. Ở bất
cứ sự vật hiện tượng nào, ở vào không gian nào, thời gian nào cũng nằm trong khuynh hướng của sự phát triển .
Ngay cả các khái niệm, các phạm trù phản ánh hiện thực cũng nằm trong quá trình vận động và phát triển, hoặc
đúng hơn, mọi hình thức của tư duy cũng luôn phát triển.
+ Phát triển có tính kế thừa: phát triển là trên nền tảng của cái cũ, tìm ra những khiếm khuyết, những yếu tố chưa
hoàn thiện, bổ sung vào sự vật cho hoàn thiện hơn. Sự vật, hiện tượng mới ra đời không thể là sự phủ định tuyệt đối,
phủ định sạch trơn, đoạn tuyệt một cách siêu hình đối với sự vật, hiện tượng cũ. Sự vật, hiện tượng mới ra đời
từ sự vật, hiện tượng cũ, chứ không phải ra đời từ hư vô, vì vậy trong sự vật, hiện tượng mới còn giữ lại, có
chọn lọc và cải tạo các yếu tố còn tác dụng, còn thích hợp với chúng, trong khi vẫn gạt bỏ mặt tiêu cực, lỗi thời,
lạc hậu của sự vật, hiện tượng cũ đang gây cản trở sự vật mới tiếp tục phát triển.
+ Sự phát triển còn có tính đa dạng phong phú: Khuynh hướng phát triển là khuynh hướng chung của
mọi sự vật, mọi hiện tượng, song mỗi sự vật hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau. Các sự vật,
hiện tường tồn tại ở không gian khác nhau, ở thời gian khác nhau, cấu trúc của chúng khác nhau, không sự vật
hiện tượng nào trùng khít nên sự vật hiện tượng nào vì vậy các dạng phát triển của chúng mang tính khác nhau.
- Sự phát triển thể hiện rất khác nhau trong hiện thực tuỳ theo hình thức tồn tại cụ thể của từng dạng
vật chất.
+ Sự phát triển của giới vô cơ thể hiện ở dạng biến đổi các yếu tố và hệ thống vật chất, sự tác động qua
lại giữa chúng và trong các điều kiện nhất định sẽ làm nảy sinh các hợp chất phức tạp. Từ đó cũng làm xuất
hiện các hợp chất hữu cơ ban đầu - tiền đề của sự sống.
+ Sự phát triển của xã hội biểu hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên và cải biến xã hội cũng như bản
thân con người. Sự phát triển của mỗi con người biểu hiện ở khả năng tự hoàn thiện mình cả về thể chất và tinh
thần, phù hợp với sự vận động và phát triển của môi trường trong đó có con người sinh sống.
- Ý nghĩa phương pháp luận
+ Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu hướng biến đổi của nó để
không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo được khuynh hướng phát triển của nó trong tượng
lại. Điều đó có nghĩa là khi xem xét bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng phải đặt chúng trong sự vận động, sự phát
triển, vạch ra xu hướng biến đổi, chuyển hoá của chúng.
+ Thứ hai, cần nhận thức, phát triển là quá trình trải qua đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất,
hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức, phương pháp tác động phù hợp để hoặc thúc đẩy, hoặc kim hãm sự
phát triển đó.
Quan điểm phát triển đòi hỏi không chỉ nắm bắt những cái hiện đang tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy
rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng, phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những
biến đổi có tính chất thụt lùi. Song điều cơ bản là phải khái quát những biến đổi để vạch ra khuynh hướng biến
đổi chính của sự vật. Từ đó đưa ra những kế hoạch có tín chất chất đón đầu.
+ Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó phát triển;
chông lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
Mỗi khi một cá nhân nào đó đưa ra quan điểm mới, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, xem quan điểm đó
có khoa học hay không, khi thấy quan điểm nào đó khoa học thì phải dũng cảm ủng hộ. Không được đố kỵ, rèm
pha những quan điểm mới.
+ Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ băng đôi tượng mới phải biết kế thừa các yểu tố tích
cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.
+Thứ năm, xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia quá trình phát triển của sự
vật ấy thành những giai đoạn.
Tóm lại, sự vận dụng nội dung của hai nguyên lý biện chứng duy vật nêu trên vào hoạt động nhận thức và
thực tiễn can tuân theo nguyên tắc lịch sử cụ thể xuất phát đồng thời từ chúng. Nói cách khác, cơ sờ lý luận của
nguyên tắc này là đồng thời nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.
Câu 15: Cái chung và cái riêng

13
- Cái riêng là phạm trù triết học, dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định.
Ví dụ: cái bàn, cái ghế, cái bảng, bạn A, bạn B là những cái riêng cụ thể. Những cái riêng cụ thể này khác
nhau về không gian và thời gian, tính chất…
- Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm chỉ vốn có ở một sự vật, hiện tượng
(một cái riêng) nào đó mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác.
Thí dụ: vân ngón tay của mỗi người, AND của mỗi người là cái đơn nhất.
Thí dụ khác: Trên thế giới năm 1917 duy nhất có cuộc cách mạng vô sản tháng 10 Nga.
- Cái chung: là phạm trù triết học, dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính giống nhau, được lặp lại
trong nhiều sự vật, nhiều hiện tượng, nhiều quá trình riêng lẻ.
Ví dụ: cái bàn, cái ghế, cái bảng, bạn A, bạn B Trong các sự vật riêng lẻ này chúng có điểm chung là đều
tồn tại khách quan, điểm chung đó là cái chung. Ví dụ khác: Bạn A, bạn B, bạn C là những cái riêng. Bạn A, bạn
B, bạn C đều là dân tộc kinh, đều máu đỏ, da vàng là cái chung
- Mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng
+ Thứ nhất, “cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng”1. Điều đó có nghĩa là cái
chung thực sự tồn tại, nhưng chỉ tồn tại trong cái riêng chứ không tồn tại biệt lập, lơ lửng ở đâu đó bên cạnh cái
riêng. Trong sự vật, hiện tượng tồn tại cả hai loại thuộc tính, thuộc tính chung và thuộc tính riêng ngoài những
thuộc tính quy đinh cái riêng thì có những thuộc tính quy định cái chung
Ví dụ khác: Bạn A, bạn B, bạn C là những cái riêng nhưng giữa Bạn A, bạn B, bạn C lại có điểm chung là
các bạn đều có mái tóc….). Mái tóc chỉ là một bộ phận của bạn A hoặc bạn B cụ thể.
+ Thứ hai, “cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung, đưa tới cái chung”1. Tại sao vậy? Vì,
bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ nào không bao giờ tồn tại một cách biệt lập mà không đưa đến
một cái chung nào đó. Thậm chí có cái ta tưởng nó hết sức sa lạ, nhưng giữa chúng vẫn có sự ảnh hưởng nhau,
và đưa đến một cái chung.
Ví dụ: cái cây ở trong rừng với con người ở thành phố, chúng ta cứ tưởng rằng giữa chúng không có điểm
chung, nhưng thực chất chúng có rất nhiều điểm chung, chúng đều xuất phát từ tế bào, các tế bào của chúng đều
giống nhau về hình thức có vỏ, mang, nhân tế bào đề có sự tác động của môi trường, đều chung một hệ sinh thái,
đều tồn tại chung một sinh quyển.
Ví dụ của Lênin: Ivan là người, Ivan là “cái riêng”, người là “cái chung”.
+ Thứ ba, Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn Cái chung. Cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu
sắc hơn Cái riêng.
Cái chung tồn tại trong cái riêng có những trường hợp cụ thể nhất định, cái chung và cái riêng không có sự
mâu thuẫn. Thí dụ: Con người cụ thể là cái riêng, con người ai cũng có mái tóc, mái tóc là cái chung, mái tóc và
con người cụ thể không có sự mâu thuẫn.
Cái chung là cái bộ phận, nhưng sắc hơn cái riêng: Ví dụ: Bạn A, bạn B, bạn C là những cái riêng. Bạn
A, bạn B, bạn C đều có lòng yêu nước là cái chung. Tuy nhiên, việc tìm ra thuộc tính yêu nước trong cả 3 bạn
không đơn giản. Trong thực tiễn, những người có tài tổ chức là những những người có khả năng tìm ra được cái
chung trong vô vàn cái riêng của mỗi con người, có tìm được cái chung mới quy tụ được nhân tâm về một mối.
Năm 1945 Hồ Chí Minh tìm được cái chung của toàn thể dân tộc Việt Nam là ai cũng cần cơm no, áo ấm, độc
lập, tự do. Vì vậy, Người mới quy tụ được nhân tâm của toàn thể dân tộc Việt Nam, lãnh đạo nhân dân Việt Nam
giành chính quyền. Việc nhìn thấy mỗi con người cụ thể thì đơn giản, nhưng việc tìm thấy điểm suy nghĩ giống
nhau trong hàng triệu con người thì không đơn giản giản. Do vậy, phải có người có tư duy thật sâu sắc mới tìm
ra được cái chung trong hàng triệu triệu cái riêng. Vấn đề đoàn kết dân tộc chính là đoàn kết hàng triệu con
người có chung lý trưởng, chung trí hướng thống nhất với nhau cùng xây dựng đất nước.
+ Thứ tư, Cái đơn nhất và Cái chung có thể chuyển hoá lẫn nhau, trong quá trình phát triển của sự
vật. Cái đơn nhất có thể chuyển hóa thành cái chung: có những sự vật, hiện tượng mới đầu xuất hiện là cái đơn
nhất, cái cá biệt. Nhưng theo quy luật cái mới nhất định sẽ phát triển mạnh lên, ngày càng trở thành hoàn thiện,
tiến tới hoàn toàn chiến thắng cái cũ và trở thành cái chung.
Ví dụ: năm 1920 trên thế giới chỉ có duy nhất 1 người Việt Nam là đảng viên Đảng Cộng sản là Hồ Chí
Minh (cái đặc thù). Bởi vì, lúc bấy giờ hơn 20 triệu người Việt Nam chỉ có 1 người duy nhất là đảng viên, Đảng
cộng sản. Nhưng sau 100 năm đến năm 2020 Việt Nam có gần 5 triệu đảng viên Đảng Cộng sản. Thời điểm hiện
nay, đảng viên Đảng Cộng sản không còn là cái đặc thù nữa mà là cái chung của gần 5 triệu người.
Cái chung có thể chuyển hóa thành cái đơn nhất: trong thực tiễn có những cái cũ ngày càng mất dần đi
và từ chỗ là cái chung, nó biến dần thành cái đơn nhất: Ví dụ: cách đây 50 năm, cái cối xay là cái chung phổ
biến trong mỗi gia đình của người Việt Nam, nhưng đến nay chỉ duy nhất ở viện bảo tàng dân tộc học mới có.
Lưu ý: Cái đơn nhất không thể chuyển hóa thành cái riêng, cái chung không thể chuyển hóa thành cái
riêng.
- Ý nghĩa phương pháp luận
1
Lênin toàn tập (1981)- t29 tr381
1
Lênin toàn tập t29 – tr.391

14
Cái chung chỉ tồn tại trong những Cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện mình, nên muốn phát hiện
Cái chung của chúng, phải thông qua việc nghiên cứu nhiều Cái riêng cụ thể. (Muốn khái quát thành lý luận (cái
chung), phải đúc kết từ các kinh nghiệm trong nhiều trường hợp cụ thể).
Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất, chi phối Cái riêng, nên trước khi nghiên cứu cụ thể Cái riêng nào
đó, cần nắm bắt Cái chung trước, để khỏi mất phương hướng.
- Cái chung chỉ tồn tại trong những Cái riêng khác nhau, dưới dạng đã bị cải biến (do có sự tác động một
cách khách quan giữa“cái chung” với “cái đơn nhất” trong cái riêng đó), nên khi vận dụng Cái chung vào Cái
riêng cần phải được “cá biệt hoá” cho thích hợp.
Không được tuyệt đối hóa mặt nào. Nếu tuyệt đối hóa Cái chung sẽ rơi vào giáo điều, rập khuôn, kinh
viện, “tả khuynh”. Nếu tuyệt đối hóa Cái riêng sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, và về tư tưởng là xét lại, hữu
khuynh.
- Vì Cái đơn nhất và Cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau, nên trong thực tiễn, cần tạo điều kiện cho Cái
đơn nhất trở thành Cái chung, nếu điều đó có lợi cho con người. Và làm cho Cái chung bất lợi trở thành Cái
đơn nhất.
Câu 16: Nguyên nhân và kết quả
- K/n: nguyên nhân là một phạm trù triết học sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hay giữa
các sự vật với nhau, khiến gây ra những biến đổi nhất định.
+ Theo chủ nghĩa Mác để gọi là nguyên nhân thì phải có sự tương tác, để có sự tương tác thì ít nhất phải
có hai sự vật, hiên tượng tham gia tác động.
+ Lưu ý 1, cần phải phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ, vấn đề này chỉ xảy ra trong lĩnh vực xã hội.
Nguyên cơ là sự xuyên tạc, bịa đặt mối quan hệ tương tác. Nguyên cớ mang tính chủ quan, không phải tự bản
thân, sự vật, hiện tượng xuất hiện; nguyên cơ là do sự bịa đặt của con người để phục vụ mục đích không đúng
đắn con người sẵn sàng tạo cớ.
+ Lưu ý 2: Phân biệt nguyên nhân và điều kiện: Nguyên nhân là sự tác động qua lại lấn nhau giữa các mặt
trong một sự vật hay giữa các sự vật với nhau gây ra, nhưng nguyên cớ chỉ có một bên tác động. Điều kiện là
môi trường, chất xúc tác để cho sự tác động lẫn nhau ấy tạo ra kết quả.
- Khái niệm kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật
hay giữa các sự vật với nhau gây ra. (thí dụ trong tự nhiên, xã hội, tư duy).
- Các loại nguyên nhân
+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu: Nguyên nhân chủ yếu là những tương tác giữa vai trò
trọng tâm, quyết định để gây ra sự biến đổi nhất định của các sự vật, hiện tượng. Nguyên nhân thứ yếu là những
tương tác hỗ trợ không đóng vai trò trọng tâm của sự biến đổi ấy.
+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài; Nguyên nhân bên trong là sự tương tác giữa các
thành tố bên trong của một sự vật, hiện tượng gây ra sự biến đổi. Nguyên nhân bên ngoài là sự tương tác giữa
sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác (sự vật hiện tượng khác nhau) gây ra sự biến đổi.
Nguyên nhân bên trong bao giờ củng quyết định sự hình thành, tồn tại và phát triển của các kết cấu vật
chất
+ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan; Nguyên nhân khách quan là những tương tác
gây ra sự biến đối không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
Nguyên nhân chủ quan là sự tương tác do yếu tố chủ quan của ý thức con người gây ra sự biến đổi.
+ Nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân không cơ bản; Nguyên nhân cơ bản là nguyen nhân đóng vai trò
nền tảng, mang tính trụ cột quyết định. Nguyên nhân không cơ bản là nguyên nhân không đóng vai trò quyết
định.
Ví dụ: Một sinh viên học giỏi thì nguyên nhân cơ bản là sự quyết tâm, lỗ lực của chính bản thân sinh viên
ấy. Nguyên nhân không cơ bản là có sự giúp đỡ của bạn bè, gia đình, môi trường học tập...
+ Nguyên nhân tác động cùng chiều và nguyên nhân tác động ngược chiều: Nguyên nhân tác động
cùng chiều là sự tương tác thuận theo khuynh hướng vận động của các sự vật, hiện tượng. Nguyên nhân tác động
ngược chiều là những tương tác trái ngược với khuynh hướng vận động của các sự vật hiện tượng.
- Tính chất của mối liên hệ nhân quả
+ Tính khách quan: mối liên hệ nhân quả là tính vốn có của sự vật, hiện tượng, không phụ thuộc vào ý
muốn chủ quan của con người. trong thế vĩ mô lẫn thế giới vi mô, luôn luôn có sự tương tác, nghĩa là tự bản
thân các sự vật đã có sự tương tác, sự tương tác ấy không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
+ Tính phổ biến: mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân nhất định gây ra, không có sự vật hiện tượng
nào mà không có nguyên nhân, chỉ có nguyên nhân ấy đã được phát hiện hay chưa? Có sự vật, hiện tượng con
người biết được nguyên nhân và có sự vật, hiện tượng con người chưa biết nguyên nhân.
Từ phân tích trên có thể hiểu, nguyên nhân và kết quả diễn ra trong tất cả các sự vật hiện tượng trong mọi
không gian thì ở không gian.
+ Tính tất yếu cùng một nguyên nhân, trong những điều kiện giống nhau, sẽ cho ra kết quả như nhau:
Thực tiễn cho thấy rằng, một nguyên nhân nhất định trong những hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra

15
kết quả nhất định. Điều đó chứng tỏ mối liên hệ nhân quả trong những điều kiện nhất định có tính tất yếu. Ví dụ,
vật trong chân không luôn rơi với gia tốc 9,8 m/s2. Nước ở áp suất 1 atphotphet luôn luôn sôi ở 100°c, v.v..
Chính nhờ có tính tất yếu này của mối liên hệ nhân quả mà hoạt động thực tiễn của con người mới có thể tiến
hành được.
- Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả.
Nguyên nhân dược sinh ra trước, còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác
động. Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng cũng đều biểu hiện mối liên hệ
nhân quả. Ví dụ, ngày luôn luôn "đến sau" đêm, nhưng không phải là nguyên nhân của đêm.
- Nguyên nhân sinh ra kết quả như thế nào? Có các khả năng sau:
+ 1 nguyên nhân sinh ra 1 kết quả. Ví dụ: 1 phôi trứng gà, ấp nở ra 1 gà con. Một phôi chứng nếu không
đảm bảo môi trường, nhiệt độ phù hợp thì không thể nở ra con gà. Rõ ràng: chứng gà phải có sự tương tác của
môi trường.
+ 1 nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả. Ví dụ: 1 thầy dạy, kết quả thi của s/v khác nhau. Một thầy giáo tương tác với
nhiều học sinh. Mỗi học sinh có cơ thể sống khác nhau, có tính cách khác nhau và khả năng nhận thức khác nhau. Do vậy,
kết quả học tập của học sinh khác nhau.
+ Nhiều nguyên nhân sinh ra 1 kết quả. Ví dụ: việc thu hoạch trong nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều
nguyên nhân trong đó có: nước, phân, cần, giống, môi trường tự nhiên…Để có một kết quả được mùa thì trước
đó phải có nhiều sự tương tác.
+ Nhiều nguyên nhân sinh ra nhiều kết qủa. Ví dụ: sự hoạt động đồng bộ và có hiệu quả của 5 thành phân
kinh tế ở nước ta làm cho sản xuất phát triển, kinh tế tăng trưởng, xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được bảo
đảm, chế độ chính trị được giữ vững...
- Kết quả tác động trở lại với nguyên nhân
+ Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động đối với
nguyên nhân, trái lại, nó lại tác động tích cực ngược trở lại đối với nguyên nhân.
+ Kết quả tác động trở lại với nguyên nhân theo chiều hướng tích cực, hoặc tiêu cực tùy thuộc vào điều
kiện và sự biến đổi của kết quả đó. Trong đời sống xã hội nó còn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của con
người.
- Nguyên nhân và kết quả có thể hoán đổi vị trí cho nhau: trong mối quan hệ này nguyên nhân, nhưng ở
mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại. chuỗi nhân quả vô cùng, vô tận. Trong thế giới vật chất, chuỗi quan
hệ nhân quả là vô thuỷ vô chung.
+ Một hiện tượng nào đó với tính cách là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình, lại
trở thành nguyên nhân của hiện tượng khác. Hiện tượng khác này lại trở thành nguyên nhân của hiện tượng thứ
ba v.v. và quá trình này cứ thế tiếp tục mãi không bao giò kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận.
Trong chuỗi đó không có khâu nào có thể trở thành khâu bắt đầu hay khâu cuối cùng.
- Một số kết luận về mặt phương pháp luận
+ Vì mối liên hệ nhân quả là khách quan, phổ biến, tất yếu, và nguyên nhân có trước kết quả, nên khi tìm
nguyên nhân của một hiện tượng nào đó, phải tìm trong thế giới hiện thực ; và phải tìm trong những sự kiện xẩy ra
trước hiện tượng đó.
+ Muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó cần loại bỏ nguyên nhân nảy sinh ra nó. Ngược lại, muốn cho hiện
tượng ấy xuất hiện cần tạo ra nguyên nhân cùng với những điều kiện cần thiết.
+ Vì có thể có nhiều nguyên nhân với những vai trò khác nhau đối với kết quả, nên cần biết phân biệt các
loại nguyên nhân và chiều hướng tác động của chúng. Quan tâm đúng mức các nguyên nhân cơ bản, chủ yếu,
bên trong. Trong lĩnh vực xã hội, cần đặc biệt coi trọng việc phân tích nguyên nhân chủ quan.
+ Vì kết quả có tác động trở lại nguyên nhân (tích cực hoặc tiêu cực), nên cần khai thác sự tác động trở
lại đó cho phù hợp.
Câu 17: Tất nhiên và ngẫu nhiên
+ Tất nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật, hiện tượng quy
đinh và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác.
+ Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ không bản chất, do nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài quy định
nên có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện; có thể xuất hiện thế này hoặc có thể xuất hiện thế khác.
- Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
+ Tất nhiên và Ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người, và đều có vai trò
nhất định đối với sự phát triển của sự vật
Dù con người có nhận thức được hay chưa, tất nhiên và ngẫu nhiên luôn tồn tại và phát huy vai trò của nó
đối với sự phát triển của sự vật, hiện tượng.
Trong quá trình phát triển của sự vật, tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọng:
Cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật.

16
Cái ngẫu nhiên có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của sự vật, có thể làm cho sự phát triển đó diễn
ra nhanh hoặc chậm.
- Tất nhiên và Ngẫu nhiên không tồn tại biệt lập dưới dạng thuần tuý, mà tồn tại trong sự thống nhất hữu
cơ với nhau. Sự thống nhất hữu cơ đó thể hiện ở chỗ, cái tất nhiên bao giờ cũng vạc đường đi cho mình xuyên
qua vô vàn cái ngẫu nhiên, còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện, đồng thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên.
+ Cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời bổ sung cho cái tất nhiên. Tức là, cái
tất nhiên bao giờ cũng là khuynh hướng của sự phát triển. Khuynh hướng ấy mỗi khi tự bộc lộ mình thì bao giờ
cũng bộc lộ ra dưới một hình thức ngẫu nhiên nào đó so với chiều hướng chung. Điều đó có nghĩa là, cái tất nhiên
bao giờ cũng là khung hướng chủ yếu của phát triển, nhưng khuynh hướng ấy mỗi khi bộc lộ mình thì bao giờ cũng phải bộc
lộ ra dưới một hình thức ngẫu nhiên nào đó so với chiều hướng chung chứ không có cách bộc lộ nào khác.
+ Bản thân cái tất nhiên chỉ có thể được tạo nên từ những cái ngẫu nhiên. Còn tất cả những gì ta thấy
trong hiện thực và cho là ngẫu nhiên thì đều không phải là ngẫu nhiên thuần túy, mà là những ngẫu nhiên đã
bao hàm cái tất nhiên, đã che giấu cái tất nhiên.. Ăngghen viết: “cái mà người ta quả quyết là tất yếu lại hoàn toàn do
những ngấu nhiên thuần túy cấu thành, và cái được coi là ngẫu nhiên, lại là hình thức dưới đó ẩn nấp cái tất nhiên”3
Ví dụ: tai nạn xe cộ là ngẫu nhiên nhưng trước đó đoạn đường này thường xuyên xảy ra tai nạn. Nếu vậy
thì đăng sau tai nạn chắc chắn phải ẩn dấu một cái tất nhiên nào đó.
+ Tất nhiên và Ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau, tùy theo việc xem xét chúng trong những điều kiện
hoặc trong mối quan hệ nào. Trong hiện thực, tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái
cũ mà thường xuyên thay đổi, và trong những điều kiện nhất định, chúng chuyển hóa lẫn nhau. Tức là, tất nhiên
biến thành ngẫu nhiên và ngược lại.
+ Ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính tương đối. Thông qua những mặt này, hay trong mối quan
hệ này, thì biểu hiện là tất nhiên nhiên, nhưng qua những mặt khác, mối quan hệ khác, thì lại là ngẫu nhiên; và ngược
lại.
- Một số kết luận về mặt phương pháp luận
+ Trong nhận thức cũng như trong thực tiễn, khi muốn hoạch định và thực thi một công việc nào đó, cần dựa
hẳn vào cái tất nhiên (vì sao?): vì, cái tất nhiên không tồn tại dưới dạng thuần túy mà bao giờ cũng biểu hiện ra
ngoài thông qua cái ngẫu nhiên, đồng thời phải chú ý đúng mức cái ngẫu nhiên để đề phòng những trường hợp bất
trắc.
+ Muốn tìm ra cái tất nhiên, phải thông qua việc nghiên cứu, so sánh nhiều cái ngẫu nhiên để tìm cho ra
“cái chung” gắn với bản chất của sự vật. Vì chính “cái chung” đó là hình thức thể hiện của “cái tất nhiên” cần
tìm.
+ Tóm lại, cần coi trong cả cái tất nhiên lẫn cái ngẫu nhiên, vì trong những điều kiện nhất định hoặc
trong những mối quan hệ nhất định, chúng có thể chuyển hóa cho nhau.
Câu 17: Nội dung và hình thức
- Nội dung là tổng hợp tất cả các mặt, các yếu tố, các quá trình tạo thành sự vật.
- Hình thức là phương thức tồn tại của sự vật; là cách thức tổ chức, sắp xếp các yếu tố cấu thành sự vật
(phản ánh mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố đó); là kết cấu của nội dung (bao gồm cả dáng vẻ bên
ngoài của sự vật).
-. Quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
+ Sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức
Nội dung và hình thức gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau. Không có một hình thức
nào lại không chứa đựng nội dung, cũng như không có nội dung nào lại không biểu hiện qua hình thức.
+ Sự khác biệt: sự thống nhất giữa nội dung và hình thức là sự thống nhất trong đa dạng, có sự khác
biệt, nên: không phải nội dung và hình thức bao giờ cũng phù hợp với nhau, không phải một nội dung bao giờ
cũng chỉ được thể hiện ra trong một hình thức nhất định và một hình thức bao giờ cũng chỉ chứa đựng một nội
dung nhất định. Thực ra không bao giờ có sự phù hợp hoàn toàn, "tuyệt đối" giữa nội dung và hình thức
Một nôi dung có thể, thể hiện bằng nhiều hình thức, ở mỗi một không gian khác nhau, thời gian khác
nhau, mặc dù cung một nội dung nhưng có cách thể hiện khác nhau:
Ví dụ cùng là nước XHCN (nội dung), nhưng giữa Việt Nam, Trung quốc, Cu ba có sự khác nhau về tổ
chức bộ máy (hình thức).
Một hình thức, có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau: Ví dụ, một người thợ làm đồ gốm với hình thức
sản xuất thù công nhưng họ có thể tạo ra nhiều sản phẩm với nhiều nội dung khác nhau.
- Nội dung quyết định hình thức.
+ Mỗi một sự vật hiện tượng luôn biến đổi không ngừng và nội dung của nó cũng thế. Do vậy khi nội dung
biến đổi thì hình thức cũng phải biến đổi theo cho phù hợp. nội dung phù hợp với hình thức thì sẽ thúc đẩy tiến
trình vận động của sự vật, hiện tượng phát triển.

3
Mác – Ăng ghen (1995) t31 – tr 431

17
Ví dụ: LLSX (nội dung) với công cụ lao động là cái máy dệt bằng tay thì cho ra đời QHSX là lãnh chúa
phong kiến. Nhưng đến khi LLSX với công cụ là mày hơi nước thì QHSX là lãnh chúa phong kiến bị phá vỡ mà
thay vào đó 1 QHSX mới là quan hệ sản xuất TBCN.
- Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung
Tuy nội dung giữ vai trò quyết định so với hình thức nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa là hình thức
chỉ là cái bị động, “ ngoan ngoãn" đi theo nội dung.
+ Sự phủ phù hợp giữa nội dung và hình thức thì hình thức sẽ mở đường và thúc đẩy sự phát triển của nội
dung.
+ Không phù hợp giữa nội dung và hình thức sẽ kìm hãm sự phát triển ấy.
Lúc đầu những biến đổi diễn ra trong nội dung chưa ảnh hưởng đến hệ thống mối liên hệ tương đôi bền
vững của hình thức. Nhưng khi những biến đổi đó tiếp tục diễn ra thì tới một lúc nào đó, hệ thống mối liên hệ
tương đối bền vững ấy của hình thức bắt đầu trở nên chật hẹp và bắt đầu kìm hãm sự phát triển của nội dung.
Hình thức không còn phù hợp với nội dung mối nữa. Sự không phù hợp ấy tiếp tục phát triển và tới một lúc nào
đó thì xảy ra sự xung dột giữa nội dung và hình thức: nội dung mối phá bỏ hình thức cũ và trên cơ sơ của hình
thức vừa mới hình thành, nó tiếp tục biến đổi, phát triển và chuyển sang một trạng thái mới về chất.
Thí dụ, trong các hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp đối kháng, lúc đầu quan hệ sản xuất phù hợp v ới lực
lượng sản. xuất, là hình thức phát triển cửa nó. Nhưng về sau, khi lực lượng sản xuất phát triển lên thì quan hệ
sản xuất không còn phù hợp nữa và bắt đầu kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Nếu hình thức không phù hợp với nội dung, nó sẽ cản trở, kìm hãm sự phát triển của nội dung. Trước sau
nó cũng bị nội dung mới phá vỡ hình thức cũ để thiết lập hình thức mới phù hợp.
-Ý nghĩa của phương pháp luận
+ Vì nội dung và hình thức không thể tách rời nhau, nên trong nhận thức cũng như trong thực tiễn không
được tách rời nội dung và hình thức.
Chống lại cả hai thái cực sai lầm: hoặc tuyệt đối hoá mặt hình thức, sẽ sa vào chủ nghĩa hình thức, ngược lại tuyệt
đối hoá nội dung, xem thường hình thức. Cùng một nội dung phát triển khác nhau, có thể có nhiều hình thức,
ngược lại cùng một hình thức, có thể thể hiện nhiều nội dung. Trong hoạt động thực tiễn cần phải linh hoạt sáng
tạo điều chỉnh kể cả nội dung lẫn hình thức cho phủ hợp.
+ Vì sự thống nhất giữa nội dung và hình thức là sự thống nhất biện chứng (thống nhất trong đa dạng),
nên trong thực tiễn, thực hiện một nhiệm vụ nào đó (nội dung), cần sử dụng sáng tạo nhiều hình thức có thể có
một cách thích hợp.
Chống tư tưởng bảo thủ: khư khư làm theo kiểu (hình thức) cũ đã lỗi thời. (thí dụ: yêu cầu sinh viên chủ
động, tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu khám phá “chân trời mới” (nội dung), song khi kiểm tra bắt sinh viên phải
thuộc lòng bằng cách ra đề đóng (hình thức).
+ Vì cùng một nội dung trong tình hình phát triển khác nhau có thể có nhiều hình thức; và ngược lại, cùng
một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác nhau, nên cần sử dụng một cách sáng tạo mọi loại hình thức
có thể có, mới cũng như cũ, kể cả việc cải biến những hình thức cũ vốn có, lấy cái này bổ sung, thay thế cho cái
kia để phục vụ có hiệu quả cho việc thực hiện những nhiệm vụ nhất định tuỳ theo yêu cầu của hoạt động thực
tiễn.
+ Vì nội dung quyết định hình thức nên để xét đoán sự vật nào đấy cần cản cứ trước hết vào nội dung của
nó và nếu muốn làm biến đổi sự vật thì cần tác động để thay đổi trước hết nội dung của nó. Ngược lại, vì hình
thức có tác động ngược trở lại nội dung, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nội dung, cho nên trong
hoạt động thực tiễn cần luôn luôn theo dõi mối quan hệ giữa hình thức và nội dung của sự vật để kịp thòi can
thiệp vào tiến trình phát triển của nó, tạo cho hình thức của sự vật một sự phù hợp hay không phù hợp cần thiết
với nội dung đang biển đổi của nó nhằm đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển đó, tuỳ theo yêu cầu của hoạt
động thực tiễn.
Câu 18. Bản chất và hiện tượng
k/n- Bản chất là cái tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự
vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật.
- Hiện tượng là cái biểu hiện ra bên ngoài của những mặt, những mối liên hệ ấy (tức của bản chất).
Phạm trù bản chất gắn bó hết sức chặt chẽ với phạm trù cái chung. Cái tạo nên bản chất của một lớp nhất
định cũng đồng thời là cái chung của các sự vật.
Thí dụ, bản chất của con người là tổng hoà các quan hệ xã hội. Điều đó đúng với tất cồ mọi con người, không
trừ ai. Như vậy cái bản chất ở đây cũng đồng thời chung.
Thực tế, không phải cái chung nào cũng đều là bản chất. Chẳng hạn, ngay trong thí dụ trên đây thì thuộc tính
"có đầu, mình và chân tay là thuộc tính chung của mọi con người, nhưng thuộc tính chung đó, như chúng ta thấy,
không tạo nên bản chất của con người. Vậy bản chất không phải là bất kỳ cái chung nào. Nó chỉ là cái chung tất yếu,
quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật..
Cái bản chất cũng đồng thời là cái có tính quy luật. Nói đến bản chất của sự vật tức là nói đến tổ hợp
những quy luật quyết định sự vận động và phát triển của nó. Vì vậy, bản chất là phạm trù cùng bậc với phạm trù

18
quỵ luật.
Tuy bản chất và quy luật là những phạm trù cùng bậc nhưng chúng không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Quy
luật là mối liên hệ tất nhiên, phổ biến, lặp đi lặp lại và ổn định giữa các hiện tượng hay giữa các mặt củ chúng. Còn bản chất là
tổng hợp tất cả các mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, nghĩa là ngoài những mối liên hệ tất nhiên, phổ
biến, chung cho nhiều ' hiện tượng, nó còn bao gồm cả những mối liên hệ tất nhiên, không phổ biến, cá biệt nữa. Như vậy,
phạm trù bản chất rộng hơn và phong phú hơn phạm trù quy luật.
- Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan
+ Những người duy tâm chủ quan cho rằng, bản chất không tồn tại thực sự. Theo họ, bản chất chỉ là một điều bịa đặt,
một tên gọi trống rỗng. Còn hiện tượng dù được thừa nhận là có tồn tại, nhưng theo họ đó chỉ là tổng hợp các cảm giác, nghĩa
là chỉ tồn tại trong chủ quan của con người.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, cả bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan không phụ thuộc bào ý
thức con người. Tại sao vậy? Đó là vì bất kỳ sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định. Các yếu tô ấy tham gia
vào những mốì liên hệ qua lại đan xen chằng chịt với nhau, trong đó có những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định.
- Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
+ Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng:
Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. Sự thông nhát đó thể hiện trước hết ở chỗ bản chất bao
giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất. Không có bản chất nào tồn tại
một cách thuần tuý, nghĩa là không cần có hiện tượng; ngược lại cũng không có hiện tượng nào lại không phải là sự biểu hiện
của một bản chất nào đấy.
Sự thông nhất còn thể hiện ở chỗ bất kỳ bản chất nào cũng được bộc lộ ra qua những hiện tượng tương ứng, và bất kỳ
hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở mức độ nào đó, hoặc nhiều hoặc ít. Nói cách khác, bản chất và hiện tượng về
căn bản phù hợp với nhau.
Bản chất bao giờ cũng tư bôc lộ mình thông qua những hiện tượng nhất định. Bản chất khác nhau bộc lộ
ra thành những loại hiện tượng khác nhau. Khi bản chất thay đổi thi hiện tượng biểu hiện nó cũng thay đổi theo.
Khi bản chất biến mất thì hiện tượng biểu hiện nó củng biến mất.
+ Sự khác biệt, đối lập giữa bản chất và hiện tượng
Bản chất và hiện tượng tuy thống nhất với nhau, nhưng đó là sự thống nhất biện chứng, nghĩa là trong sự
thống nhất ấy đã bao hàm sự khác biệt: hiện tượng và bản chất tuy thống nhất với nhau, về căn bản phù hợp với
nhau, nhưng chúng không bao giờ phù hợp với nhau hoàn toàn.
(Bảng thể hiện sự khác biệt giữa bản chất và hiện tượng)
BẢN CHẤT HIỆN TƯỢNG
Phản ánh cái chung, cái tất yếu, quyết định sự tồn Phản ánh cái riêng, cái cá biệt, không quyết định sự
tại và phát triển của sự vật. Cùng một bản chất, tuỳ tồn tại và phát triển của sự vật. Trong những điều
theo điều kiện, hoàn cảnh, có thể biểu hiện qua vô kiện, hoàn cảnh khác nhau, hiện tượng biểu hiện ra là
số hiện tượng khác nhau, nên bản chất sâu sắc khác nhau (do có sự tương tác với ngoại cảnh), nên
hơn hiện tượng hiện tượng phong phú hơn bản chất.
Bản chất là cái tương đối ổn định, ít biến đổi. Hiện tượng là cái không ổn định, thường xuyên biến
đổi.
Bản chất là mặt bên trong, ẩn dấu sâu xa của Hiện tượng biểu hiện ra bên ngoài của bản chất, nhưng
hiện thực khách quan (sự vật). Bản chất biểu dưới hình thức đã cải biến (không bao giờ phù hợp hoàn
hiện ra bên ngoài thông qua các hiện tượng toàn với bản chất), nhiều khi xuyên tạc bản chất.
khác nhau.
- Ý nghĩa phương pháp luận
Trong nhận thức, để hiểu đúng đắn, đầy đủ về sự vật, không được dừng lại ở hiện tượng, mà phải đi sâu
tìm hiểu bản chất của nó. Trong thực tiễn, cần dựa vào bản chất, chứ không dựa vào hiện tượng.
Thứ nhất, bản chất của sự vật tồn tại khách quan ở ngay trong bản thân sự vật, nên muốn tìm bản chất
của sự vật, phải xuất phát từ chính bản thân sự vật đó, chứ không thể tìm ở ngoài nó.
Thứ hai, bản chất bộc lộ ra bằng hiện tượng, nên chỉ có thể tìm bản chất của sự vật thông qua việc nghiên
cứu các hiện tượng của nó. Song, hiện tượng của bản chất thì muôn hình ngàn vẻ, nên phải biết phân tích và
tổng hợp các hiện tượng, nhất là nắm được hiện tượng điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
Thứ ba, bản chất có nhiều cấp độ, nên nhận thức bản chất của sự vật là một quá trình vô hạn : “Tư tưởng
của người ta đi sâu một cách vô hạn, từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một, nếu có thể nói như vậy,
đến bản chất cấp hai, v.v… cứ như thế mãi”
Thứ tư, hiện tượng bao giờ cũng biểu hiện bản chất dưới dạng đã cải biến, nhiều khi xuyên tạc bản
chất, nên quá, trình nắm bắt bản chất của sự vật là một quá trình hết sức khó khăn, lâu dài, công phu. Quá trình
đó đòi hỏi:
+ Phải xẹm xét rất nhiều hiện tượng khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau. Nhưng trong một hoàn
cảnh và một phạm vi thời gian nhất định không bao giò có thể xem xét hết được mọi hiện tượng biểu hiện bản
chất củ sự vật. Vì vậy, phải ưu tiên cho việc xem xét trước hết các hiện tượng điển hình trong hoàn cảnh điển

19
hình.
+ Kết quả của một sự xem xét như vậy chưa thể phản ánh đầy đủ bản chất của sự vật, mà mới chỉ phản
ánh một cấp độ nhất định của nó. Quá trình đi vào nắm bắt các cấp độ tiếp theo, ngày càng sâu sắc hơn trong
bản chất của sự vật là một quá trình hết sức khó khăn, lâu dài, công phu, không có điểm dừng.
Câu 19 Khả năng và hiện thực
K/n: Khả năng là những gì hiện chưa có, nhưng sẽ có, sẽ tới, khi có các điều kiện tương ứng.
Khả năng, là "cái hiện chưa có", nhưng bản thân khả năng có tồn tại không? Câu trả lời là có, nhưng đó là
một sự tồn tại đặc biệt: cái sự vật được nói tới trong khả năng chưa tồn tại, song bản thân khả năng thì tồn tại. ví
dụ: trước mắt ta có đầy đủ gạch, xi măng, sắt thép v.v..
- K/n: Hiện thực là những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự.
- Phận loại khả năng
+ Những khả năng này đều có sẵn ngay trong bản thân sự vật. Còn nhờ tư duy chúng ta có thể nghĩ ra
mọi điều tuỳ ý. Thí dụ, ta có thể nghĩ rằng một cái chén vỡ có thể tự gắn các mảnh vỡ lại vái nhau để trở thành
chén lành, một hòn đá bị vứt khỏi máy bay sẽ không rơi xuống đất mà lại bay lên tr ời v.v. Đây là những điều
không gọi là khả năng. Tất cả những điểu được nghĩ ra một cách tuỳ tiện theo sự tưởng tượng chủ quan và
không phản ánh các quá trình hiện thực ấy đều không thể coi là khả năng.
Tất cả những khả năng theo đúng nghĩa của nó đều là khả năng thực tế cả, tức đều là những khả năng tồn
tại thực sự, do hiện thực sản sinh ra, hình thành và lớn lên ngay trong chính bản thân hiện thực. Vì lẽ đó, nói tới
khả năng tức là đã nói tới khả năng thực tế rồi.
+ Khả năng tất nhiên đến lượt mình lại có thể phân thành khả năng gần và khả năng xa. Khả năng gần là
khả khả đã có đủ hoặc gần đủ những điều kiện cần thiết thì biến thành hiện thực.
* Khả năng gần, là khả năng diễn ra trong một thời gian ngắn. Ví dụ: Mùa xuân gieo mạ, cấy lúa, khả
năng hơn ba tháng nữa thì thu hoạch.
* Khả năng xa là khả năng còn phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển quá độ nữa mới đủ điều kiện để
biến thành hiện thực. Ví dụ: phân phối theo nguyên tắc "làm theo năng lực hưỏng theo nhu cầu" là khả năng xa.
- Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
+ Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau, thường xuyên
chuyển hoá lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật.
+ Trong những điều kiện nhất định, có thể tồn tại đồng thời một số khả năng (Thí dụ: một học sinh tốt
nghiệp phổ thông trung học, có các khả năng : thi vào một trường đại học, một trường chuyên nghiệp, dạy nghề ;
đi nghĩa vụ quân sự (nếu là nam sinh) ; ở nhà tham gia sản xuất trong gia đình, v.v… Khả năng nào trong những
khả năng trên sẽ biến thành hiện thực, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của học sinh đó.
+ Nếu xuất hiện điều kiện mới, ở sự vật sẽ xuất hiện thêm những khả năng mới, và những khả năng vốn có cũng sẽ thay
đổi. Khi có thêm những điều kiện mới bổ sung thì ở sự vật sẽ xuất hiện thêm những khả năng mới.
+ Để một khả năng nào đó biến thành hiện thực thường cần có không chỉ một điều kiện, mà là một tập hợp
điều kiện. Tập hợp đó được gọi là cần và đủ, nếu có nó thì khả năng nhất định sẽ biến thành hiện thực, sự bỉến
nhất định phải xuất hiện.
Ví dụ: Bạn muốn trở thành một nhà doanh nghiêp giàu có bạn phải cẩn những điều kiện sau: swacs khỏe,
trình độ - kinh nghiệm kinh doanh, tiền vốn, thời cơ…
+ Điều kiện để khả năng biến thành hiện thực trong xã hội : Bên cạnh điều kiện khách quan, nhất thiết
phải có nhân tố chủ quan là thực tiễn của con người. Hoạt động có ý thức của con người có vai trò hết sức to lớn
trong việc biến khả năng thành hiện thực. Nó có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm quá trình biến đổi đó, có thể điều
khiển cho khả năng phát triển theo hướng này hay hướng khác bằng cách tạo ra các điều kiện thích ứng.
+Khả năng có thể biến thành hiện thực bằng con đường tự nhiên và sự tác động của con người. Thí dụ,
bằng cách thay đổi điều kiện sống, gây đột biến gien, con người có khả năng tạo ra các giống mới thành hiện
thực.
- Loại khả năng mà trong điều kiện hiện nay nếu không có sự tham gia của con người thì không thể biến
thành hiện thực. Thí dụ, đó là việc chế tạo các pôlime tổng hợp, các con tàu vũ trụ v.v..
-Một số kết luận về mặt phương pháp luận
+ Trong thực tiễn, cần dựa vào hiện thực, chứ không được dựa vào khả năng (nếu không muốn rơi vào ảo
tưởng) để định ra chủ trương, phương hướng hành động của mình. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là có
thể bỏ qua, coi thường khả năng. Vì khả năng biểu hiện khuynh hướng phát triển của sự vật trong tương lai nên
phải tính đến các khả năng khi đề ra các chủ trường, kế hoạch hành động cho sát đúng.
+ Trong lĩnh vực xã hội để cho khả năng trở thành hiện thực cần đặc biệt chú ý phát huy nguồn lực con
người (nhân tố chủ quan). Không thấy nhân tố chủ quan (tức hoạt động của con người), sẽ phạm sai lầm hữu
khuynh. Nếu thổi phồng nhân tố chủ quan, bất chấp điều kiện khách quan, sẽ mắc sai lầm “tả khuynh.
+ Khả năng do sự vật gây nên và tồn tại trong sự vật nên chỉ có thể tìm ra các khả năng phát triển của sự
vật ỏ ngay trong chính bản thân nó chứ không thể ở nơi nào khác.

20
+ Khả năng nảy sinh vừa do sự tác động qua lại giữa các mặt khác nhau ỏ bên trong sự vật, vừa do sự tác
động qua lại của sự vật với hoàn cảnh bên ngoài, cho nên trong nhận thức ta chỉ có thể căn cứ vào "tương quan
lực lượng" giữa các mặt ở bên trong sự vật, vào sự phát triên của mâu thuẫn nội tại trong nó cũng như vào
những điêu kiện bên ngoài trong đó sự vật đang vận động và phát triển để dự kiến những khả năng phát triển
của nó.
Câu 20 Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và
ngược lại
- Vị trí của quy luật: quy luật này vạch ra cách thức chung nhất của sự vận động, phát triển. Mọi sự vật
vật, hiện tượng luôn vận động và biến đổi không ngừng, những biến đổi ấy có sự tích lũy về lượng đến một mức
độ nhất định thì phá vỡ kết cấu của chất cũ chuyển sang chất mới. Chất mới ra đời không đứng im mà tự bản
thân nó lại quy định một lượng mới, lượng mới ấy lại phát triển… cứ như vậy, chất mới tiếp theo lại ra đời làm
cho sự vật biến đổi không ngừng.
- Khái niệm
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của các sự vật, là sự thống nhất
hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.
Cách hiểu về chất:
* Chất của sự vật bộc lộ thông qua những thuộc tính của nó:
Thuộc tính là những cái vốn có của sự vật, là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành
sự vật...nó chỉ bộc lộ ra bên ngoài qua sự tác động qua lại của sự vật mang thuộc tính đó với các sự vật khác.
Mỗi sự vật có muôn vàn thuộc tính, mỗi thuộc tính của sự vật cũng có một phức hợp những đặc trưng về
chất của mình, khiến cho mỗi thuộc tính lại trỏ thành một chất. Điều đó cũng có nghĩa là mỗi sự vật có vô vàn
chất.
Chất của sự vật bộc lộ thông qua những thuộc tính của nó nhưng không phải thuộc tính nào cũng biểu
hiện chất của sự vật. Thuộc tính, có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản, những thuộc tính cơ bản tổng
hợp tạo thành chất của sự vật. Ví dụ thuộc tính của con người là chế tạo công cụ lao động đây là sự phân biệt
con người khác với lòi khác. Ví dụ khá thuộc tính của “trì” là ngăn chặn phóng xạ, thuộc tín của uranium là
phóng xạ...
* Chất còn thể hiện cấu trúc của nó, cấu trúc về hình dáng, cấu trúc về nguyên tử...
* Chất của sự vật còn được bộc lộ thông qua mối liên hệ cụ thể với các sự vật khác. Có những sự vật
trong mối liên hệ này là thuộc tính cơ bản, nhưng trong mối liên hệ khác sẽ có thêm những thuộc tính khác. Ví
dụ con người có nhiều mối liên hệ, chất là con trong quan hệ với cha, làm anh – chi trong quan hện với em...
* Chất của sự vật không chỉ quy định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà còn tạo bởi phương thức
liên kết. Ví dụ: than chì và kim cương
Tóm lại, cách hiểu về chất: “chất là cái làm cho sự vật hiện tượng là nó”. Vậy, cái gì làm cho sự vật là nó
không phải là cái khác, nghĩa là không gian là không gian của nó, thời gian là thời gian của nó, cấu trúc là cấu
trúc của nó, nối liên kết, mối liên hệ là của nó.
k/n: Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan, vốn có của sự vật về mặt số
lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, cũng như của các thuộc tính của sự
vật.
Cách hiểu về lượng
* Lượng là thuộc tính vốn có của các sự vật, hiện tượng. Lượng cũng mang tính khách quan, con người không thể
sáng tạo ra hay huỷ bỏ được lượng của sự vật.
Những đặc trưng về lượng (đặc biệt là đại lượng) cũng được biểu hiện trong những mối quan hệ nhất
định.
Tóm lại, cách hiểu về lượng như sau: nếu như chất là cái làm cho nó là nó, thì lượng là cái chưa làm cho
nó là nó. Vậy, sự vật hiện tượng nào chưa làm cho nó là nó là lượng của sự vật, lượng bao hàm tính đồng nhất,
tính giống nhau của các sự vật, hiện tượng.
Từ những phân tích trên cho thấy: Việc phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính tương đối, tùy từng mối
quan hệ để phân biệt chất và lượng. Có sự vật, hiện tượng ở mối quan hệ này là lượng, nhưng ở mối quan hệ khác lại
là chất và ngược lại.
- Quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
+ Lượng đổi đẫn đến chất đổi
Bất kì sự vật nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt lượng và chất. Chúng gắn bó hữu cơ với nhau,
quy định lẫn nhau, trong đó lượng là cái thường xuyên biến đổi, chất là cái tương đối ổn định, lượng biến đổi
đến một mức độ nhất định sự vật chuyển hóa, chất mới ra đời thay thế chất cũ,
* Sự chuyển hoá cũng có thể diễn ra sau một quá trình tích luỹ những thay đổi về lượng trong một khoảng
giới hạn nhất định, mới dẫn tới sự thay đổi về chất.
Thí dụ : Trạng thái (“chất”) của nước tương ứng với nhiệt độ 00C (“lượng”) của nó. Trong khoảng 00C đến 1000C
thì nước vẫn ở trạng thái lỏng (“chất cũ”) Khoảng giới hạn này được gọi là độ.

21
- Độ là một phạm trù triết học, dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm
thay đổi căn bản về chất của sự vật.
Phạm trù Độ cũng nói lên sự thống nhất giữa chất và lượng của sự vật. Trong thí dụ trên, khoảng từ 00C đến
0
100 C là đo tồn tại của nước ở trạng thái lỏng. (Lưu ý : phạm trù độ trong triết học khác với khái niệm độ trong
đời sống hằng ngày). Tại điểm giới hạn (trong thí dụ trên là 00C và 1000C). Độ tiếp tục biến đổi tới một giới hạn
nhất định để làm thay đổi về chất, sự thay đổi tại điểm tới hạn gọi là Điểm nút (nước ở 1000C đây là điểm giới
hạn, nó là điểm tiếp giáp giữa thể lỏng và thể hơi, điểm tiếp giáp này gọi là “điểm nút”)
- Điểm nút là một phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó, sự thay đổi về lượng đủ để làm thay
đổi về chất của sự vật.
Nước ở trên 1000C nước bắt đầu chuyển hóa sang thể hơi, từ thể lỏng chuyển sang thể hơi gọi là “bước nhảy”.
Sự vật phát triển thông qua những độ khác nhau, do đó tạo thành một đường nút của những quan hệ về độ trong quá
trình phát triển. Tại điểm nút, sự thay đổi vế chất của sự vật được gọi là bước nhảy.
- Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất của sự vật. Sự chuyển hoá được
thực hiện là do sự thay đổi về lượng trước đó của sự vật gây ra.
* Các hình thức của bước nhẩy
Bước nhầy đột biến là bước nhảy thực hiện trong thời gian rất ngắn làm thay đổi chất của toàn bộ kết cấu
sự vật.
Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ từng bước băng cách tích lũy dân dần những nhân
tố của chất mới và những nhân tố của chất cũ dần dần mất đi.
Thí dụ: Từ chất của một sinh viên sang chất của một cử nhân phải có quá trình tích lũy kiến thức nâu dài
suốt 4 năm.
Căn cứ vào các hình thức của bước nhẩy có bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ.
Bước nhảy toàn bộ là bước nhẩy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt các yếu tố cấu thành sự vật.
Thí dụ: học sinh nhận giấy trúng tuyển vào đại học thì lúc này chất chuyển đổi hoàn toàn sang chất sinh
viên
Bước nhảy cục bộ là bước nhảy thay đổi của những mặt những yếu tố riêng lẻ của sự vật.
Thí dụ, từ chất sinh viên chuyển sang chất của một cử nhân thì sinh viên đó phải từng bước hoàn thành các
học phần của mình.
+ Chất đối lại dẫn đến lượng đổi
Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được
biểu hiện ở chỗ, chất mới sẽ tạo ra một lượng mới cho phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất là
lượng. Sự quy định này có thể được biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát triển mới của lượng.
Chất mới ra đời theo khuynh hướng của sự phát triển thì chất mới cao hơn chất cũ, cảo hơn về quy mô,
trình độ, nhịp điệu. Vì vậy, trong lĩnh vực xã hội con người khi đạt đến một thành công nhất định thì không nên
thỏa mãn với gì đã đạt được mà phải tiếp tục có sự tích lũy về lượng. Nếu không tích lũy về lượng thì ngay bản
thân cái mà con người đạt được sẽ trở nên lỗi thời, tụt hậu.
Thí dụ: nhà sản xuất điện thoại Iphone: Iphone 6 vừ ra đời họ nghĩ ngay đến sản xuất Iphone 7, 8, 9, 10…
- Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, Để có tri thức tương đối đầy đủ về sự vật, ta phải nhận thức cả mặt lượng và mặt chất của nó.
Con dường nhận thức đó sẽ diễn ra như sau; từ những nhận thức ban đầu về chất đi tới nhận thức lượng trong
quá trình đó, tri thức về chất được làm sâu sắc thêm, khi đạt đến tri thức về sự thống nhất giữa chất và lượng
chúng ta sẽ có tri thức tương đội hoàn chỉnh về sự vật đó.
Thứ hai: vì sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất có mối quan hệ biện chứng với nhau, nên trong hoạt
động thực tiễn phải dựa trên việc hiểu đúng đắn vị trí, vai trò và ý nghĩa của mỗi loại thay đổi nói trên. Trong
sự phát triển hội, phải biết kịp thời chuyển từ sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, từ những thay
đổi mang tính tiến hoá sang thay đổi mang tính cách mạng
Thứ ba, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích luỹ dần dần về lượng
đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất. Do đó, trong hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn, con người phải biết từng bước tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật.
Thứ tư: quy luật của tự nhiên và quy luật của xã hội đều có tính khách quan. Song quy luật của tự nhiên
diễn ra một cách tự phát, còn quy luật của xã hội chỉ được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của con
người. Do đó, khi đã tích luỹ đủ về số lượng phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy, phải kịp thời chuyển
những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, từ những thay đổi mang tính chất tiến hóa sang những
thay đổi mang tính chất cách mạng.
Chống lại quan điểm tả khuynh: chủ quan, nóng vội, duy ý chí, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã
thực hiện bước nhảy.
Chống lại quan điểm hữu khuynh: bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến đổi đến điểm nút nhưng không thực
hiện bước nhảy.
- Thứ năm: phải thấy được tính đa dạng của các bước nhảy, nhận thức được từng hình thức bước nhảy .

22
Trong hoạt động con người còn phải biết vận dụng linh hoạt các hỉnh thức của bước nhảy. Sự vận dụng này tùy
thuộc vào việc phân tích đúng đắn những điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan, tùy theo từng trường
hợp cụ thể, từng điều kiện cụ thể hay quan hệ cụ thể. Mặt khác, đời sống xã hội của con người rất đa dạng,
phong phú do rất nhiều yếu tố cấu thành, do đó để thực hiện được bước nhảy toàn bộ, trước hết, phải thực hiện
những bước nhảy cục bộ làm thay đổi về chất của từng yếu tố.
Thứ sáu Phải có thái độ khách quan và quyết tâm thực hiện bước nhảy khi hội đủ các điều kiện chin muồi.
Để bước nhảy diễn ra nhanh hay chận là có sự can thiệp nhân tố chủ quan của con người. Vì vậy trong
hoạt động thực tiễn phải tác động phù hợp và tạo điều kiện để bước nhảy diễn ra nhanh chóng và phải biết chớp
thời cơ khi điều kiện đã chín muồi.
Thứ bảy, sự thay đổi về chất của sự vật còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu
tổ tạo thành sự vật. Do đó, trong hoạt động phải biết cách tác động vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo
thành sự vật trên cơ sỏ hiểu rõ bản chất, quy luật, kết cấu của sự vật đó.
Thứ tám, khi chất mới ra đời chất mới không đứng im mà lại quy định lượng mới và lượng mới ấy lại tiếp
tực biến đổi để cho ra đời chất mới khác. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn không được thỏa mãn với những gì đã
đạt được mà mỗi lần thành công một việc nào đó cần chuẩn bị kế hoạch cho những thành công tiếp theo.
Câu 21: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
- Vị trí của quy luật: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật cơ bản và quan
trọng nhất - hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động,
phát triển.
- Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn
Tất cả các sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau, tức những mặt đối lập trong sự
tồn tại của nó. Các mặt đối lập của sự vật vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau tạo thành nguồn gốc, động lực
của sự vận động, phát triển của sự vật.
+ Khái niệm mặt đối lập, thống nhất của các mặt đối lập, đấu tranh của các mặt đối lập:
+ Mặt đối lập là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính có đặc điểm hoặc có khuynh
hướng biến đổi trái ngược nhau trong một chỉnh thể.
Không phải mặt đối lập nào cũng hình thành mâu thuân biện chứng, thực tế có những mặt đối lập không
phải mâu thuẫn biện chứng.
Thí dụ : trắng – đen, trên - dưới, trong – ngoài...
Những mặt đối lập tạo ra khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan trong tự
nhiên, xã hội và tư duy. Chính những mặt như vậy, nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại với nhau tạo thành
mâu thuẫn biện chứng..
Thí dụ: điện tử - hạt nhân, đồng hóa – dị hóa, tư sản- vô sản…
+ Thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, ràng buộc nhau, quy định nhau mặt này lấy
mặt kia làm tiền cho sự tồn tại của nhau.
"Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là
nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những sự giải thích và một sự phát triển
thêm"2 . Chính ở đây "Phép biện chứng là học thuyết vạch ra rằng những mặt đối lập làm thế nào mà có thể và
thường là (trở thành) đồng nhất,- trong những điều kiện nào chúng là đồng nhất, bằng cách chuyển hoá lẫn
nhau,- tại sao lý trí con người không nên xem những mặt đối lập ấy là chết, cứng đờ, mà là sinh động, có điều
kiện, năng động, chuyển hoá lẫn nhau"1
Giữa các mặt đối lập bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau. "đồng nhất" với nhau.
Sự thống nhất của các mặt đốì lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau của chúng. Song, đó chỉ là
trang thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát triển, khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập.
+ Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau
giữa các mặt đó. Trong các sự vật khác nhau, ở các giai đoạn khác nhau của mâu thuẫn, sự đấu tranh của các
mặt đối lập cũng không như nhau.
Cứ hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau tạo ra mâu thuẫn biện chứng.
+ Mâu thuẫn biện chứng là sự quy định nhau, ràng buộc nhau, bài trừ nhau, phủ định nhau của các mặt
đối lập.
Trong một mâu thuẫn biện chứng bao hàm sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Với tư cách
là hai trạng thái đối lập trong mối quan hệ qua lại giữa hai mặt đối lập, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt
đối lập có quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó, sự thống nhất của các mặt đốỉ lập là tương đối, sự đấu tranh
giữa các mặt đối lập là tuyệt đối.
+ Tính chất của mâu thuẫn

2
V. I. Lê-nin. Toàn tập, Tập 29, nhà xuất bản Tiến bộ, Mat-xcơ-va, 1981, trang 240
1
V. I. Lê-nin. Toàn tập, 1981, Tập 29, tr 116-117

23
Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi lĩnh vực là nguồn gốc vận động của mọi dạng vật chất. Bất kể
sự vật, hiện tượng nào cũng chứa đựng mâu thuẫn trong nó, mâu thuẫn tự nó, con người có muốn hay không
muốn thì mâu thuẫn vẫn cứ xảy ra, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
+ Mâu thuẫn mang tính phổ biến, trong bất kể sự vật, hiện tượng nào, ở bất cứ không gian, thời gian nào
cũng tồn tại các mặt đối lập mà tồn tại các mặt đối lập là tồn tại mâu thuẫn.
+ Mâu thuẫn mang tính đa dạng phong phú: Thế giới vật chất có vô vàn các dạng khác nhau, chúng có
một không gian khác nhau, thời gian khác nhau, mối liên hệ khác nhau cho nên chúng có những dạng mâu thuẫn
khác nhau, không có một dạng mâu thuãn nào chùng khít lên dạng mâu thuẫn nào. Có mâu thuẫn trong tự nhiên,
có mâu thuẫn trong xã hội, có mâu thuẫn trong tư duy…
Các hình thức của mâu thuẫn
Mâu thuẫn biên trong là mâu thuẫn do sự tác đông giữa các mặt, các khuynh hướng trong cùng một sự
vật.
Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn diễn ra trong mối quan hệ giữa sự vật đó với sự vật khác.
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chát của sự vật quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn
của sự vật.
Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phưng diện nào đó của sự vật.
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật.
Mâu thuẫn thư yếu là mâu thuẫn ra đời tồn tại trong một gia đoạn phát triển nào đó của sự vật, nhưng
không phải đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối.
+ Căn cứ vào tính chất các lợi ích đối lập tạo thành mâu thuẫn xã hội, người ta chia các, mâu thuẫn
trong xã hội thành mâu thuẫn đốỉ kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
* Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người, những xu hướng xã
hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau.
* Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, khuynh hướng xã hội có đốỉ lập về lợi
ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời.
- Quá trình vận động của mâu thuẫn
+ Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập
tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt
đối lập.
+ Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu
thuẫn. Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định sự thay đổi của
các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Khi hai mặt đối lập phát triển tới một mức độ nhất
định, xung đột với nhau, khi xung đột trở nên gay gắt, thì bài trừ nhau, phủ định nhau khi đủ điều kiện, chúng sẽ
chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống
nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế.
- Vai trò của mâu thuẫn biện chứng đối với sự vận động và sự phát triển
* Theo Ph.Ăngghen, nguyên nhân chính và cuối cùng của mọi sự. vật là sự tác động lẫn nhau. Chính sự
tác động qua lại đó tạo thành nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
Mâu thuẫn là sự tác động lẫn nhau của các mặt, các khuynh hướng đối lập. Sự tác động qua lại, sự đấu
tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu những thay đổi của các mặt đang tác động qua lại cũng như
của sự vật nói chung, nó là nguồn gốc vận đông và phát triển, là xung lực của sự sống. Chẳng hạn, bất kỳ một
sinh vật nào cũng chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi có sự tác động qua lại giữa đồng hóa và dị hoá. Sự tiến
họá của các giống loài không thể có được, nếu không có sự tác động qua lại giữa di truyền và biến dị.
* Mặt khác các sự vật, hiện tượng, không có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng không có đấu tranh
giữa các mặt đó, do vậy, cũng không có mâu thuẫn nói chung.
* Sự vận động và sự phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Sự ổn
định là điều kiện cho sự phân hoá, cho sự thay đổi và phát triển. Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Do vậy, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và sự
phát triển.
Tóm lại, toàn bộ những điều trình bày trên, có thể nêu thực chất quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập như sau: Mọi sự vật và hiện tượng đều có những mâu thuẫn, những mặt, những khuynh hướng đôi
lập trong bản thân mình; các mặt, các khuynh hướng đối lập đó nằm trong trạng thái liên hệ qua lại, phủ định
lẫn nhau tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của
cái mới.
- Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, Trong quá trình nhận thức sự vật, việc phát hiện mâu thuẫn của nó là cực kỳ quan trọng. Bởi vì,
trong tiến trình nhận thức mâu thuẫn, chúng ta đi từ nhận thức sự vật như một thực thể đồng nhất. Tiếp đó, khi phân
tích sâu hơn ta phát hiện ra sự khác nhau, trong những khác nhau đó lại thấy những đối lập, nghiên cứu sự tác động
qua lại giữa các đối lập ta biết được mâu thuẫn của nó và cũng nhờ vậy, biết được căn cứ, nguồn gốc của sự vận

24
động về. sự phát triển.
Thứ hai, khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét toàn diện các mặt đối lập, theo dõi quá trình phát sinh,
phát triển của các mặt đó, nghiên cứu sự đấu tranh của chúng qua từng giai đoạn, tìm hiểu những điều kiện
làm cho những mặt đó biến đổi, đánh giá đúng tính chất và vai: trò của từng mặt và của cả mâu thuẫn trong
từng giai đoạn, xem những mặt đối lập đó có những yếu tô" gì chung, xem mậu thuẫn đó có gì giống v ới những
mâu thuận khác và có những đặc điểm gì riêng, khác với những mâu thuẫn khác.
Thứ ba, mâu thuẫn biện chứng lại là nguồn gốc của mọi vận động phát triển. Cho nên, việc biến "trạng
thái đang có" thành "trạng thái cần có" sẽ không thể thực hiện đươc, nếu không phát hiện đúng những mâu
thuẫn khách quan hiện đang tồn tại cũng như những lực lượng, những biện pháp và phương tiện để giải quyết
các mâu thuẫn đó.
Thứ tư, Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể, biết phân loại mâu thuẫn và tìm cách giải
quyết cụ thể đối với từng mâu thuẫn. Chỉ ra những mâu thuẫn đã và đang nảy sinh, đang tồn tại mà việc giải
quyết chúng sẽ cho phép nâng trình độ phát triển của lĩnh vực, của vấn đề đó lên một trình độ mới.
Thứ năm, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn - phù hợp với từng loại mâu thuẫn, trình độ
phát triển của mâu thuẫn.
Trong hoạt động thực tiễn nhằm biến đổi sự vật là quá trình giải quyết mâu thuẫn của nó. Muốn vậy, phải
xác định đúng trạng thái chín muồi của mâu thuẫn, tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng có khả năng
giải quyết mâu thuẫn và tổ chức thực hiện một cách thực tế. Đó cũng là thực chất toàn bộ quá trình hoạt động
thực tiễn.
Câu 22: Quy luật phủ định của phủ định
Vị trí của quy luật: quy luật chỉ ra khuynh hướng của sự vận động và phát triển
- Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng:
+ Phủ định: là sự thay thế bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển.
Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ phủ định tự thân, là mắt khâu của quá trình dẫn
đến ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn so với sự vật cũ.
Phủ định biện chứng được đặc trưng bằng hai điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, nó là điều kiện và nhân tố của sự phát triển.
Thứ hai, nó là nhân tố liên hệ giữa cái cũ và cái mới.
- Tính chất của phủ định
+ Tính khách quan
Phủ định tự thân, nguyên nhân của phủ định nằm trong bản thân sự vật, hiện tượng, nó là quá trình
đấu tranh, giải quyết mâu thuẫn tất yếu bên trong bản thân sự vật, tạo khả năng ra đời cái mới thay thế cái cũ,
nhờ đó tạo nên xu hướng phát triển của chính bản thân sự vật. Hơn nữa, phương thức phủ định sự vật cũng
không phụ thuộc ý muốn của con người, tức là con người có muốn hay không muốn thì sự phủ định vẫn diễn ra .
Khi đề cập tối vấn đề này, chúng ta lưu ý rằng mọi sự vật có phương thức phủ định riêng, do đó mà có sự phát
triển.
- Tính kế thừa
Phủ định biện chứng không phải là sự thủ tiêu, sự phá huỷ hoàn toàn cái bị phủ định. Trái lại, để dẫn tới
sự ra đời của cái mới, quá trình phủ định biện chứng bao hàm trong đó nhân tố giữ lại những nội dung tích cực
của cái bị phủ định. Phủ định biện chứng, do vây, là sự phủ định mang tính kế thừa.
Gía trị của sự kế thừa biện chứng được quy định bởi vai trò của nó trong sự ra đòi của cái mới. Không có
cái mối nào lại ra đời từ hư vô. Nhờ việc giữ lại nhân tô" tích cực của cái bị phủ định mà cái mỏi có tiền đề cho
sự xuất, hiện của mình. ,
Cái quá khứ không biến đi một cách hoàn toàn, nó tham gia vào việc tạo ra cái hiện tại, nó tạo thành mối
liên hệ sống động trong thòi gian. Một trong những hình thức quan trọng của cái được kế thừa trong đời sông
xã hội là truyền thống.
- Phủ định của phủ định
+ Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn trong bản thân sự
vật quyết định. Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật
- giữa mặt khẳng định và phủ định.
Thí dụ: Hạt thóc Cây mạ Cây lúa
* Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật đối lập với bản thân chúng, tức là cái phủ định đối lập với cái
khẳng định, hay nói cách khác cái bị phủ định đối lập với cái phủ định (hạt thóc là cái bị phủ định, cây mạ là cái
phủ định). Sự phủ định lần này làm cho hạt thóc đối lập với cây mạ.
* Phủ định lần thứ hai, cái phủ định lại tiếp tục bị phủ định sự vật dương như quy trở lại cái ban đầu
nhưng ở góc độ cao hơn (phủ định của phủ định), tức là cây mạ bị phủ định bởi cây lúa, cây lúa là cái mới nó có
bông thóc, qua hai lần phủ định từ 1 hạt thóc cho ra đời nhiều hạt thóc.
- Phủ định của phủ định làm xuất hiện sự vật mới là kết quả của sự tổng hợp tất cả nhân tố tích cực đã
có và đã phát triển trong cái khẳng định ban đầu và trong những lần phủ định tiếp theo. Do vậy, sự vật mới với

25
tư cách là kết quả của phủ định của phủ định có nội dung toàn diện hơn, phong phú hơn, có cái khẳng định bạn
đầu và kết quả của sự phủ định lần thứ nhất.
Kết quả của sự phủ định của phủ định là điểm kết thúc của một chu kỳ phát triển và cũng là điểm khởi
đầu của chu kỳ phát triển tiếp theo. Sự vật lại tiếp tục phủ định biện chứng chính mình để phát triển. Cứ như vậy
sự vật mới ngày càng mới hơn.
Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển do mâu thuẫn. Mỗi lần phủ định là kết qủa đấu
tranh và chuyển hoá cua các mặt đối lập trong bản thân sự vật - giữa mặt khẳng định và mặt phủ định. Sự phủ
định thứ nhất được thực hiện một cách căn bản sẽ làm cho *sự vật cũ chuyển thành cái đối lập của mình. Sau
những lần phủ định tiếp theo, đến một lúc nào đó sẽ ra đời một sự vật mới mang nhiều đặc trưng đối lập với cái
trung gian xuất phát. Như vậy, về hình thức, sẽ trở lại cái ban đầu, song, thực chất, không phải giống nguyên
như cũ, mà dường như lặp lại cái cũ, nhưng trên cơ sộ cao hơn. Đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển
biện chứng thông qua phủ định của phủ định chính là sự phát triển dường như quay trở lại cái cũ, nhưng trên
cơ sở cao hơn.
- Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự vật - xu hướng phát triển.
Song phát triển đó không theo hướng thẳng mà theo đường "xoáy ốc".
Sự phát triển "xoáy ốc" là sự biểu thị rõ ràng, đầy đủ các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng của
sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên. Mỗi vòng của đường xoáy ốc dường như thể hiện sự lặp lại, nhưng cao
hơn, thể hiện trình độ cao hơn của sự phát triển. Tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao được thể hiện ở sự nối
tiếp nhau từ dưới lên của các vòng trong đường "xoáy ốc".
Tóm lại, quy luật này nói lên mối liên hệ, Sự kê thừa giữa cái bị phủ định và cái phủ đ ịnh do sự kế thừa
đó, phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển trước đó, mà là điều
kiện cho sự phát triển, nó duy trì và gìn giữ nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại một sô' đặc điểm
cơ bản của cái xuất phát, nhưng trên cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không phải
theo đường thẳng, mà theo đường xoáy trôn ốc.
- Ý nghĩa của phương pháp luận
+ Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật.
quá trình phát triển của bất kỳ sự vật nào cũng không bao giờ đi theo đường thẳng mà diễn ra quanh co, phức
tạp trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau. Trong hoạt động thực tiễn cần phải nắm bản chất mối liên hệ của
sự vận động và phát triển.
+ Qúa trình phủ định mang tính đi lên, vì vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải có liềm tin vào xu
hướng của sự phát triển.
Trong hoạt động lý, luận cũng như trong hoạt động thực tiễn, chúng ta cần tin rằng cái mới nhất định sẽ
thay thế cái cũ, cái tiến bộ nhất định sẽ chiến thắng cái lạc hậu.
- Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước.trong sự thay thế đó có sự tác động của các nhân tố
chủ quan của con người, vì vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải phát huy tính năng động sáng tạo, phát hiện
những cái mới thay thế những cái cũ lỗi thời.
Phủ định mang tính kế thừa, vì vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải kế thừa những yếu tố tích cực.
Quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển đòi hỏi trong hoạt động lý luận và thực tiễn, chúng ta phải biết kế
thừa có phê phán, có chọn lọc những nhân tố tích cực của tư tưởng trước, của giai đoạn phát triển trước, của cái
bị phủ định nói chung, sử dụng như một tiền đề cho sự ra đòi của cái mới.
Câu 22: Các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng
- Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan bên ngoài và độc lập với ý thức con
người. Đây là nguyên tắc nền tảng của lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ
nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức, với
cảm giác của con người và loài người nói chung, mặc dù người ta có thể chưa biết đến chúng. Trong
tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, V.L Lênin viết: “ Chủ nghĩa duy vật
nói chung thừa nhận rằng tồn tại thực tại khách quan (vật chất) là không phụ thuộc vào ý thức, cảm
giác, kinh nghiệm, v.v., của loài người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử thừa nhận rằng tồn tại xã hội
không phụ thuộc vào ý thức xã hội của loài người. Trong hai trường hợp đó ý thức chỉ là phản ánh
của tồn tại, nhiều lắm cũng chỉ là một phần ánh gần đúng (ăn khớp, chính xác một cách lý tưởng)” 1 .
- Hai là, công nhận cảm giác, tri giác, ý thức nói chung là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, các cảm giác của chúng ta (và mọi tri thức) đều là
sự phản ánh, đều là hình ảnh chủ quan của hiện thực khách quan: “Cảm giác là một hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan” 2 . Nhận thức là phản ánh thế giới khách quan bởi bộ não người. Nhận thức thể
hiện ra trong sự tác động qua lại giữa con người và thế giới xung quanh. Nếu như không có con người, không
thể có thế giới xung quanh, không có sự tác động qua lại giữa con người và thế giới độ thì không thể có nhận
thức. Do vậy, chủ thể nhận thức là con người và con người cụ thể (cá nhân) có năng lực phản ánh thế giới.
1
Lenin tt (1980) t18-tr404
2
Sđd - tr138

26
Nhưng đó không đơn thuần là con người sinh học - "con người hiện thực, cá thể, bằng xương, bằng thịt" chỉ
trong tình cảm, như Phoiơbắc quan niệm”3. Nhận thức không phải sự phản ánh thụ động, cứng đờ của hiện
thực khách quan giống như sự phản ánh vật lý của cái gương trong quan niệm của chủ nghĩa duy vật
trước Mác. Đó chính là quan niệm trực quan của chủ nghĩa duy vật siêu hình, không đánh giá đúng
mức vai trò tích cực của chủ thể, của nhân cách và hoạt động thực tiễn của con người trong phản ánh.
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác–Lênin nhận thức (phản ánh) xuất hiện trong quá trình tương tác giữa
chủ thể và khách thể, là sự phù hợp giữa tư tưởng con người với hiện thực khách quan. Điều đó có nghĩa là con
người hoàn toàn có thể nhận thức được thế giới. Triết học Mác - Lênin khẳng định khả năng nhận thức thế giới
của con người. "Dứt khoát là không có và không thể có bất kỳ sự khác nhau nào về nguyên tắc giữa hiện tượng
và vật tự nó. Chỉ có sự khác nhau giữa cái đã được nhận thức và cái chưa được nhận thức” 1. Nghĩa là chỉ có
những cái mà con người chưa biết chứ không thể có những cái mà con người không thể biết. Có những sự vật,
hiện tượng mà hiện tại con người chưa biết, nhưng cùng với sự phát triển của thực tiễn, của khoa học nhất định
các thế hệ người sau này sẽ nhận thức được.
- Ba là, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của cảm giác,
ỷ thức nói chung. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh
đúng, hình ảnh sai của cảm giác, ý thức nói chung; là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Tất nhiên, thực
tiễn mà chúng ta dùng làm tiêu chuẩn trong lý luận về nhận thức, phải bao gồm cả thực tiễn của
những sự quan sát, những sự phát hiện về thiên văn học. ..” 3 . Do vậy, “Quan điểm về đời sống, về
thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức” 4
Câu 23 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
. Khái niệm thực tiễn
Triết học Mác - Lênin đánh giá phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của
triết học nói chung và lý luận nhận thức nói riêng. Quan điểm đó đã tạo nên một bước chuyển biến cách mạng
trong triết học.
K/n: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất – cảm tính có tính lịch sử - xã hội của con người
nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ.
Thứ nhất, thực tiễn không phải toàn bộ hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt động vật chất
- cảm tính, như lời của C.Mác, đó là những hoạt động vật chất của con người cảm giác được. Nghĩa là con
người có thể quan sát trực quan được các hoạt động vật chất này. Hoạt động vật chất - cảm tính là những hoạt
động mà con người phải sử dụng lực lượng vật chất, công cụ vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để
làm biến đổi chúng. Trên cơ sở đó, con người mới làm biến đổi được thế giới khách quan phục vụ cho mình.
Thứ hai, hoạt động thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử - xã hội của con người. Nghĩa là, thực
tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hội, với sự tham gia của đông đảo người trong xã hội..
Thứ ba, thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ con người .
Khác với hoạt động có tính bản năng, tự phát của động vật nhằm thích nghi thụ động với thế giới, con người
bằng và thông qua hoạt động thực tiễn, chủ động tác động cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu câu của mình, thích
nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới.
- Các hình thức của hoạt động thực tiễn
+ Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn. Đây là hoạt động mà con
người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra sản phẩm vật chất nhằm duy trì sự tồn tại
thiết yếu của mình.
+ Hoạt động chính trị xã hội là hoạt động của các tổ chức cộng đồng người khác nhau nhằm cải biến các mối
quan hệ xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển. Thí dụ: hoạt động của các đảng phái, nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội…
+ Hoạt động thực nghiệm khoa học là hoạt động được tiến hành trong đều kiện do con người tạo ra
gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định các quy luật vận động của
đối tượng nghiên cứu. Đây là một hình thức đặc biệt của thực tiễn, nó có vai trò ngày càng tăng trong sự phát
triển của xã hội.
- Vai trò của thực tiễn đổi với nhận thức
+ Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức
Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới khách quan, buộc chúng phải bộc lộ những
thuộc tính, những quy luật đê con người nhận thức. Chính thực tiễn cung cấp những tài liệu, vật liệu cho nhận
thức của con người. Không có thực tiễn thi không có nhận thức, không có khoa học, không có lý luận, bời lẽ tri
thức của con người xét đến cùng đều được nảy sinh tư thực tiễn.
Hoạt động thực tiễn còn là cơ sở chế tạo ra các công cụ, phương tiện, máy móc mới hỗ trợ con người
trong quá trình nhận thức, chẳng hạn như kính hiển vi, kính thiên văn, hàn thử biểu, máy vi tính, v.v..
+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức
3
Xem C.Mác và Ph.Ảnghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t 3, tr. 64.
3
Sđd - tr164
4
sđd – tr157

27
Cái đích của nhận thức là để phục vụ đời sống của con người. Nhận thức của con người ngay từ khi con
người mới xuất hiện trên trải đất, với tư cách là người đã bị quy định bởi những nhu cầu thực tiễn. Bởi lẽ, muốn
sống, muốn tồn tại, con người phải sàn xuất và cải tạo tự nhiên và xã hội. Chính nhu cầu sản xuất vật chất và
cải tạo tự nhiên, xã hội buộc con người phải nhận thức thế giới xung quanh.
Nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực tiễn, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn chứ không
phải để trang trí, hay phục vụ cho những ý tưởng viển vông. Lý luận không có mục đích tự thân, mà lý luận ra
đời vì chúng cần thiết cho hoạt động động thực tiễn, hướng dẫn thực tiễn, chỉ đạo thực tiễn.
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý
Tri thức của con người là kết quả của quá trình nhận thức, tri thức đó có thể phản ánh đúng hoặc không
đúng hiện thực khách quan. Không thê lấy tri thức để kiểm tra tri thức, cũng không thể lấy sự hiển nhiên, hay
sự tán thành của số đông hoặc sự co lợi, có ích để kiểm tra sự đúng, sai của tri thức. Theo triết học Mác -
Lênin, thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm tra chân lý, bác bỏ sai lầm. Dựa vào thực tiễn,
người ta có thể chứng minh, kiểm nghiệm chân lý.
Tóm lại, từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, chúng ta rút ra nguyên tắc thực tiễn trong nhận thức
và hoạt động. Nguyên tắc này yêu cầu xem xét sự vật luôn phải gắn với nhu cầu thực tiễn. Coi trọng tổng kết
thực tiễn, để bổ sung, hoàn thiện, phát triển nhận thức, lý luận cũng như chủ trương, đường lối, chính sách. Do
vậy, nguyên tắc này có ý nghĩa to lớn trong việc chống bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí. Nếu không quán
triệt tốt nguyên tắc thực tiễn thì dễ mắc phải bệnh bệnh giáo điều. Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng và
hành động cường điệu lý luận coi nhẹ thực tiễn, tách lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử - cụ thể. Ở
nước ta có hai loại giáo điều, đó là giáo điều lý luận và giáo điều kinh nghiệm. Giáo điều lý luận biểu hiện ở
việc học tập lý luận tách rời thực tiễn xa rời cuộc sống, rơi vào bệnh sách vở v'v.. Giáo điều kinh nghiệm biểu
hiện ở việc áp dụng dập khuôn, máy móc kinh nghiệm của ngành khác vào ngành .minh, của địa phương khác
vào địa phương mình, của nước khác vào nước minh, v.v.. không tính đến những điều kiện thực tiễn lịch sử cụ
thể. Để khắc phục và ngăn ngừa có hiệu quả cả hai loại giáo điều nay, chúng ta phải từng bước quán triệt tốt
nguyên tắc thực tiễn, tăng cường tổng kết thực tiễn, v.v..
Câu 24: Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận nhận thức
- Nhận thức cảm tính
Nhận thức cảm tính là nhận thức mà con người nhận thức thông qua các giác quan của mình. Đây là
loại nhận thức hình thành từ sự quan sát, cảm nhận trực tiếp thông qua các giác quan tác động qua lại vào các sự
vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội hay trong các thí nghiệm khoa học.
Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, gắn liền với thực 1 tiên, ơ giai đoạn này, nhận thức
của con người phản ánh trực tiếp khách thể thông qua các giác quan, được diễn ra dưới ba hình thức: cảm giác,
tri giác và biểu tượng.
+ Cảm giác là hình thức đầu tiên, đơn giản nhất của nhận thức ở giai đoạn trực quan sinh động. Cảm
giác nảy sinh do sự tác động trực tiếp của khách thể nhận thức lên giác quan con người, "là sự chuyển hoá của
năng lương của sự kích thích bên ngoài thành một sự kiện thuộc về ý thức”4, là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan.
Cảm giác phản ánh những mặt, những khía cạnh, những thuộc tính riêng biệt của sự vật (thí dụ màu xanh
của lá cây, hương thơm của hoa, vị mặn của muối, lời ru của mẹ...)
Cảm giác đưa lại cho con người những thông tin trực tiếp, đơn giản nhất về sự vật để từ đó hình thành
những hiểu biết khác, phức tạp hơn về sự vật. Cảm giác sẽ mất hết ý nghĩa, sẽ khổng thể trở thành chiếc cầu nối
liền ý thức con người với thế giới bên ngoài, nếu như cảm giác không phải là hình ảnh của thế giới, và như vậy
không thể trỏ thành nguồn gốc của mọi hiểu biết. Nhận thức bắt đầu từ cảm giác, nảy sinh do sự tác động trực
tiếp của thế giới xung quanh lên giác quan con người, nhưng nhận thức không dừng lại ở đó, không giỏi hạn ở
những hiểu biết riêng lẻ về sự vật. Nhiều cảm giác khác nhau được tổng hợp lại trong mối liên hệ thông nhất tạo
nên hình ảnh hoàn chỉnh cảm tính trực tiếp của sự vật - đó là tri giác.
+ Tri giác là một hình thức nhận thức của giai đoạn trực quan sinh động (nhận thức cảm tính). Tri giác
là kết quả của sự tác động trực tiếp của sự vật đồng thời lên nhiều giác quan của con người . Do đó, có thể nói,
tri giác là tổng hợp của nhiều cảm giác. Vì vậy, tri giác cho ta hình ảnh về sự vật trọn vẹn hơn cảm giác. Tri giác
hình thành nhờ hoạt động phối hợp, bổ sung lẫn nhau của nhiều giác quan. Nó là sự tổng hợp nhiều thuộc tính
khác nhau của sự vật do các cảm giác riêng lẻ đưa lại, là hình ảnh cảm tính hoàn chỉnh về sự vật. Nhưng tri giác
chỉ mới phản ánh được sự vật ”ở đây và vào lúc này". Nhưng tri giác vẫn là hình ảnh trực tiếp, cảm tính về sự
vật Từ tri giác, nhận thức chuyển lên hình thức cao hơn là biểu tượng.
+ Biểu tượng hình thức cao nhất và phức tạp nhất của nhận thức cảm tính- Khác với cảm giác và tri giác,
biểu tượng là hình ảnh sự vật được tái hiện trong óc nhớ trí nhớ, khi sự vật không trực tiếp tác động vào giác
quan ;ủa con người. (Biểu tượng nó giống như bộ nhớ của một chiếc máy ảnh mà khi con người chụp anh, nó tự
động lưu giữa vào bộ nhớ).

4
Lênin (1980) t18 – tr50 -51

28
+ Biểu tượng vẫn giống tri giác ở chỗ, nó vẫn là hình ảnh, tính về sự vật, mặc dù tương đối hoàn chỉnh .
Cho nên, biểu tượng chưa phải là hình thức của nhận thức lý tính. Nó như là khâu trung gian chuyển từ nhận
thức cảm tính lên nhận thức lý tính. Khác với tri giác, biểu tượng được tái dựng lại và được giữ lại trong đầu óc con
người khi sự vật khách thể nhận thức đã không còn nằm trong tầm tri giác của chủ thể.
+ Biểu tượng không thể nắm được sự vật trong tính chỉnh thể, cũng không thể đưa lại những hiểu biết khái quát
mang tính bản chất về sự vật.
Tóm lại, nhận thức cảm tính có đặc điểm: Là giai đoạn nhận thức trực tiếp sự vật, phụ thuộc vào mức độ
hoàn thiện cơ quan cảm giác, kết quả thu nhận được tương đối phong phú, phản ánh được cả cái không bản chất,
ngẫu nhiên và cả cái bản chất và tất nhiên. Hạn chế của nó là, chưa khẳng định được những mặt, những mối liên
hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý
tính.
- Nhận thức lý tính
Nhận thức lý tính: đây là loại nhận thức trừu tượng và khái quát về bản chất và quy luật của các sự vật,
hiện tượng. Nhận thức lý tính có tính trừu tượng và khái quát vì nó chỉ tập trung phản ánh cái bản chất mang tính
quy luật của sự vật và hiện tượng. Do đó, tri thức thể hiện chân lý sâu sắc hơn, chính xác hơn và có hệ thống
hơn. Nhận thức lý tính bắt đầu từ tư duy trừu tượng.
- Tư duy trừu tượng bắt nguồn từ trực quan sinh động, nó cũng phản ánh hiện thực nhưng phản ánh hiện
thực một cách khái quát, gián tiếp (trên cơ sở các tài liệu trực quan cảm tính) và do vậy, cũng "sâu sắc hơn,
chính xác hơn, đầy đủ hơn, trong các khái niệm, phán đoán, suy luận. Khái niệm, phán đoán, suy luận là các
hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng.
+ Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản anh khái quát, gián tiếp một, hoặc một số
thuộc tính chung có tính bản chát nào đó của một nhóm sự vật, hiện tượng được biểu thị băng một từ hay một
cụm từ.
+ Phán đoản là hình thức liên hệ các khái niệm, phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng của thế
giới trong ý thức con người. Phán đoán là một hình thức của tư duy trừu tượng, bằng cách liên kết các khái
niệm lại để khẳng định hay phủ định một thuộc tính hay một mối liên hệ nào đó của sự vật.
Có ba loại phán đoán cơ bản:
* Phán đoán đơn nhất, thí dụ: Ma sát sinh ra nhiệt.
* Phán đoán đặc thù, thí dụ: Bất kỳ vận động cơ giới nào ở trong quá trình ma sát cũng nhất thiết chuyển
thành nhiệt.
* Phán đoán phô biến, thí dụ: Bất kỳ một hình thức vận động nào của vật chất trong những điều kiện hoàn
hảo xác định cho mỗi một trường hợp cũng đều có thể và nhất thiết phải chuyển thành hình thức vận động bất kỳ
khác của vật chất. Phán đoán phổ biến là hình thức diễn đạt đầy đủ của quy luật.
Dựa vào quan sát trực tiếp các hiện tượng của thế giới xung quanh, hoàn toàn có thể thiết lập được các
phán đoán đơn nhất thuộc loại đã nêu ra trong thí dụ trên đây (tất nhiên phải có sự tham gia của tư duy đã phát
triển tới mức cần thiết để có thể luận đoán về các mối liên hệ hiện thực). Nhưng để có thể chuyển từ phán đoán
đơn nhất đến phán đoán đặc thù hay phán đoán phổ biến thì nhất thiết phải có suy luận.
+ Suy lý (suy luận và chứng minh) là những hình thức của tư duy trừu tượng, trong đó các phán đoán đã liên
kết với nhau theo quy tắc: phán đoán cuối cùng (kết luận) được suy ra từ những phán đoán đã biết làm tiên đê.
Có hai loại suy luận chính: quy hạp và diễn dịch. Quy nạp là loại hình suy luận trong đó từ tiền đề là những
tri thức về riêng từng đổi tượng người ta khái quát thành tri thức chung cho cả lớp đối tượng, tức là tư duy vận động
từ cái đơn nhất đến cái chung, cái phổ biến. Diễn dịch là loại hình suy luận trong đó từ tiên đê là trí thức chung vê cả
lớp đôi tượng người ta rút ra kết luận là tri thức về riêng từng đối tượng hay bộ phận đối tượng, tức là tư duy vận
động từ cái chung đến cái ít chung hơn, đến cái đơn nhất (cái riêng). Trong quá trình nhận thức của con người, hai
loại suy luận này có liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Suy lý là phương thức quan trọng để tư duy của con
người đi từ cái đã biết đến cái chưa biết một cách gián tiếp, rút ngắn thời gian trong việc phát hiện tri thức mới. Tính
chân thực của trí thức thu nhận được nhờ suy lý, phụ thuộc vào tính chân thực của các phán đoán tiền đề và sự tuân
thủ chặt chẽ, đúng đắn các quy tắc lôgíc của chủ thể suy lý.
- Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính với lý tính
+ Sự khác biệt: Nhận thức lý tính khác với nhận thức cảm tính ở chỗ, nó đã phản ánh, khái quát, trừu
tượng, gián tiếp sự vật, hiện tượng trong tính tất yếu, chỉnh thể toàn diện. Vì vậy, nhận thức lý tính có thể phản
ảnh được mối liên hệ bản chất, tất nhiên, bên trong của sự vật, phản ánh sự vật, hiện tượng sâu sắc hơn nhận
thức cảm tính. Đồng thời nó luôn hàm chứa nguy cơ xa rời hiện thực. Do đó, nhận thức lý tính phải được gắn
liền với thực tiễn và được kiểm tra bởi thực tiễn. Đây cũng là thực chất bước chuyển từ tư duy trừu tượng đến
thực tiễn.
+ Sự thống nhất: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn khác nhau về chất nhưng lại
thống nhất với nhau, liên hệ, bổ sung cho nhau trong quá trình nhận thức của con người. Nhận thức cảm tính là
cơ sở cho nhận thức lý tính, không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính. Ngược lại, nhờ có nhận
thức lý tính mà con người mới đi sâu nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng.

29
+ Một vòng khâu của quá trình nhận thức được bắt đầu từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và
từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Trong đó, thực tiễn vừa là cơ sở, vừa là khâu kết thúc và đồng thời có vai trò
kiểm tra tính chân thực các kết quả nhận thức.
+ Vòng khâu của nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến
thực tiễn, được lặp đi lặp lại nhưng sâu hơn về bản chắt. Đó cũng chính là quá trinh giải quyết những mâu
thuẫn không ngừng nảy sinh trong nhận thức. Đó là mâu thuẫn giữa chưa biết và biết, giữa biết ít và biết nhiều,
giữa chân lý và sai lầm, v.v.. cứ mỗi khi mâu thuẫn được giải quyết, thì nhận thức của con người lại tiến gần tới
chân lý hơn.
+ Nhận thức cảm tính và lý tính có cùng chung đối tượng phản ánh, đó là các sự vật; cùng chung chủ
thể phản ánh đó là con người và cùng do thực tiễn quy định. Đây là hai giai đoạn hợp thành quá trình nhận
thức. Do vậy, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biểu hiện: Nhận thức cảm tính là cơ sở cung cấp tài liệu
cho nhận thức lý tính; nhận thức lý tính nhờ có tính khái quát cao hiểu được bản chất nên đóng vai trò định
hướng cho nhận thức cảm tính để có thể phản ánh được sâu sắc hơn.
+ Nếu nhận thức chỉ dừng lại ở giai đoạn lý tính thì con người chỉ có được những tri thức về đối tượng.
Còn bản thân tri thức đó có chân thực hay không thì chưa khẳng định được. Muốn khẳng định, nhận thức phải
trở về thực tiễn, dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn.
Tóm lại, mỗi kết quả nhận thức, mỗi nấc thang đạt được trong nhận thức thế giới xung quanh đều là kết
quả đồng thời của cả "trực quan sinh động" và "tư duy trừu tượng" được thực hiện trên cơ sở thực tiễn, do thực
tiễn quy định và được thực tiễn xác nhận.
Câu 25: Tính chất của chân lý
Khái niệm chân lý
- Các nhà thực chứng cho rằng chân lý là những tư tưởng, quan điểm được nhiều người thừa nhận. Đây
là một quan điểm phiến diện, bởi vì trong thực tế có những quan điểm được nhiều người thừa nhận nhưng lại
không đúng đắn.
- Chủ nghĩa phát xít lại đưa ra quan điểm coi chân lý là những luận điểm của kẻ mạnh, chân lý thuộc về
kẻ mạnh. Đây là quan điểm sai lầm, bởi vì dùng yếu tố chủ quan để xác định giá trị của những tri thức phản ánh
thuộc tính khách quan.
- Bác bỏ những quan điểm sai lầm đó, triết học Mác - Lênin cho rằng, chân lý là những tri thức phù hợp
với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm. Như vậy chân lý là sản phẩm của quá trình nhận thức
về thế giới của con người. Nó được hình thành, phát triển dần dần từng bước và phụ thuộc vào điều kiện lịch sử
cụ thể của nhận thức, vào hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
- Các tính chất của chân lý
+ Chân lý có tính khách quan. Tính khách quan của chân lý biểu hiện nội dung phản ánh của chân lý
độc lập với ý thức của con người và loài người, không phải là sản phẩm thuần tuý chủ quan, mà nội dung nó
thuộc về khách quan, do thế giới khách quan quy định.
+ Chân lý có tính tuyệt đối và tính tương đối. Tính tuyệt đối của chân lý là tính phù hợp hoàn toàn đầy
đủ giữa nội dung phản ánh của tri thức với hiện thực khách quan. Trong một không gian nhất định, thời gian
nhất định chân lý mang tính tuyệt đối.
+ Tính tương đối và tính tuyệt đối của chân lý không tồn tại tách rời nhau mà có sự thống nhất biện
chứng với nhau. Tính tuyệt đối của chân lý là tổng số các tính tương đối; ngược lại, trong mỗi tính tương đối
bao giờ cũng chứa đựng những yếu tố của tính tuyệt đối.
Trong quá trình nhận thức phải nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa tính tương đối và tính
tuỵêt đối của chân lý có ý nghĩa quan trọng trong việc phê phán và khắc phục sai lầm cực đoan trong nhận thức
và hành động. Nếu cường điệu hoá tính tuyệt đối của chân lý, hạ thấp tính tương đối sẽ rơi vào quan điểm siêu
hình, giáo điều, bệnh bảo thủ, trì trệ. Ngược lại nếu tuyệt đối hoá tính tương đối sẽ rơi vào chủ nghĩa tương đối;
từ đó dẫn đến chủ quan, chủ nghĩa xét lại, thuật nguỵ biện.
+ Tính cụ thể của chân lý. Điều đó có nghĩa mỗi tri thức đúng đắn bao giờ cũng có một nội dung nhất
định. Nội dung đó không phải sự trừu tượng thuần tuý thoát ly hiện thực mà luôn gắn bó với một đối tượng, diễn
ra trong một không gian, thời gian hay một hoàn cảnh nào đó, trong mối liên hệ, quan hệ cụ thể. “không có chân
lý trừu tượng”, “chân lý luôn luôn là cụ thể”.
* Việc nắm vững nguyên tắc tính cụ thể của chân lý có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn. Nó đòi hỏi khi xem xét, đánh giá mỗi sự vật, hiện tượng, việc làm của con người phải dựa trên quan điểm
lịch sử - cụ thể; Phải xuất phát từ điều kiện cụ thể mà vận dụng lý luận chung cho phù hợp.
Tóm lại, mỗi chân lý đều có tính khách quan, tương đối, tuyệt đối và tính cụ thể. Các tính chất đó không
tách rời nhau mà quan hệ chặt chẽ với nhau. Thiếu một trong những tính chất đó thì những tri thức đạt được
không thể có giá trị đối với đời sống của con người.

30
Câu 26: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
- Khái niệm Lực lượng sản xuất
+ K/n Lực lượng sản xuất là toàn bộ những năng lực sản xuất của xã hội ở các thời kì nhất định. Về mặt
cấu trúc, lực lượng sản xuất xã hội bao gồm hệ thống những tư liệu sản xuất mà người ta dùng cho sản xuất,
trong đó quan trọng nhất là công cụ lao động.
Lượng sản xuất của một xã hội. Bất cứ xã hội nào không thể chỉ có người lao động. Một lực lượng để sản
xuất ra của cải phải gồm có người lao động và tư liệu sản xuất. Do đó hai yếu tố này tạo thành cái gọi là lực
lương sản xuất.
+ Khái niệm người lao động khác với khái niệm con người nói chung. Người lao động dùng để chỉ những
người tham gia vào quá trình lao động, những không tham gia vào quá trình lao đông thì không được gọi là người
lao động.
Người lao động gồm 2 yếu tố quan trọng đó là thể lực và trí lực . Trong mối quan hệ giữa thể lực và trí
lực thì thể lực đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng khi tham ra lao động thì thể lực không thể
tách rời trí lực, bởi 2 yếu tố này tham ra đồng thời thì con người mới có khả năng tiến hành lao động và tạo ra
những sản phẩm có giá trị.
+ Trong mối quan hệ giữa người lao động với tư liệu sản xuất thì người lao động đóng vai trò quyết
định. Lênin viết “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” 1.
Người lao động quyết định công cụ, đối tượng, phương tiện lao động của chính mình, người lao động là
chủ thể sáng tạo ra những công cụ lao động không có sẵn trong tự nhiên. Ở đâu người lao động có tư duy sáng
tạo thì ở đó có tư liệu sản xuất thông minh. Ngược lại người lao động ở đâu ít tư duy sáng tạo thì ở đó có tư liệu
sản xuất lạc hậu.
* Tư liệu sản xuất: là toàn bộ những điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất. Tư liệu sản xuất
bao gồm: tư liệu lao động và đối tượng lao động.
Trong tư liệu lao động gồm có công cụ lao động và phương tiện lao động (hệ thống bình chứa)
+ Mối quan hệ giữa công cụ lao động, đối tượng lao động, phương tiện lao động thì công cụ lao động
đóng vai trò quyết định, công cụ lao động là lực lượng động nhất của lực lượng sản xuất, công cụ lao động là
thể hiện bàn tay lối dài của con người tác động vào giới tự nhiên.
* Thứ nhất: Công cụ lao động quyết định khả năng chinh phục tự nhiên của con người: công cụ lao
động càng hiện đại thì con người càng tiến dần tới việc làm chủ giới tự nhiên, chinh phục giới tự nhiên, bắt tự
nhiên phục vụ mục đích của mình, bớt dần sự phụ thuộc của mình vào giới tự nhiên.
* Thứ hai: Công cụ lao động thể hiện trình độ của một thời đại, một dân tộc nhất định. Khi đánh giá
trình độ của một dân tộc không cần biết dân tộc ấy sản xuất ra cái gì mà phải xem dân tộc ấy sản xuất bằng
cách nào với công cụ lao động nào? Chính vì vậy Mác viết “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ
chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào?”11 .
* Thứ ba, Công cụ lao động quyết định năng suất lao động mà năng suất lao động lại quyết định sự sống
còn của một chế độ xã hội nhất định. Sở dĩ chủ nghĩa tư bản thắng được chế độ phong kiến là vì năng suất lao động
của chủ nghĩa tư bản cao hơn chế độ phong kiến.

1
Lênin (1979) t38 tr 430
11
Mác – Ăng ghen (1995) t.23, tr.269

31
* Công cụ lao động quyết định định phương tiện lao động và đối tượng lao động: CCLĐ hiện đại thì nó
tạo ra đối tượng lao động và phương tiện lao động hiện đại. Công cụ lao động lạc hậu thì đối tượng lao động,
phương tiện lao động lạc hậu.
* Việc phân biệt công cụ lao động, đối tượng lao động, phương tiện lao động chỉ mang tính tương đối, tùy
thuộc vào mối liên hệ. Ví dụ: chiếc máy cày nếu đi cày ruộng thì nó là công cụ lao động, nó hỏng phải sửa chữa thì
nó là đối tượng lao động, nó đi chuyên chở thì nó là phương tiện lao động
- Khái niệm quan hệ sản xuất
QHSX là những mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã
hội).
Quan hệ sản xuất tồn tại khách quan, mặc dù quan hệ sản xuất đó do con người tạo ra “Người ta không
thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động
với nhau. Muốn sản xuất được, người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau; và quan hệ
của họ với giới tự nhiên, tức là việc sản xuất”12 .
+ Quan hệ sản xuất gồm ba mặt:

* Quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất; Nghĩa là, sở hữu về công cụ lao động, đối tượng lao

động, phương tiện lao động.

* Quan hệ trong tổ chức, quản lý, phân công lao động trong quá trình sản xuất; Nghĩa là, con người

kết hợp lại với nhau, phân công công việc cho nhau và cử ra người quản lý cùng sản xuất.

* Quan hệ phân phối sản phẩm sản xuất ra. Khi con người thu hoạch được sản phẩm do mình sản

xuất ra thì con người tiến hành chia trác cho nhau.
Trong 3 mặt của QHSX thì quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất là quan trọng nhất, nó đóng vai trò quyết
định và chi phối quan hệ tổ chức quản lí, phân công lao động và quan hệ phân phối. Bởi vì, ai nắm đựợc TLSX
nghĩa là nắm được CCLĐ, ĐTLĐ, PTLĐ.
- Quan hệ biện chứng giữa quan hệ xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
+ Lực lượng sản xuất, quyết định quan hệ sản xuất .
Thứ nhất, Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, trong đó lực lượng sản
xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là hình thức kinh tế của quá trình đó.
Hiểu lực lượng sản xuất là nội dung nghĩa là, toàn bộ người lao động và TLSX của xã hội đó. QHSX là
hình thức: nghĩa là kết cấu của xã hội đó gồm: trình độ của người lao động cùng với cách thức tổ chức sản xuất
phù hợp TLSX, cách thức phân công lao động, cách thức hưởng thụ sản phẩm lao động bộc lộ phù hợp với xã
hội đó.
+Thứ hai: Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống
nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.
Quy luật cơ bản nhất của quá trình vận động và phát triển xã hội. Khuynh hướng chung của sản xuất vật
chất là không ngừng phát triển; Trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất thì quan hệ sản
xuất là cái tương đối ổn định, còn LLSX là cái thường xuyên biến đổi. Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm
cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp. Khi đó quan hệ sản xuất trở thành “xiềng xích”
của LLSX, kìm hãm LLSX phát triển yêu cầu khách quan sự phát triển của lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến sự
thay đổi của quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất . sự phát
triển của lực lượng sản xuất xét cho cùng là sự phát triển của công cụ lao động. khi công cụ lao động phát triển
nó phát triển luân cả người điều nó cùng với phương thức quản lý sản phẩn của nó. Cái cối xay chạy bằng tay chỉ
cần người có sức khỏe cơ bắp là điều khiển được nó. Việc quản lý cái cối xay chạy bằng tay thì không cần người
quản lý giỏi với phương tiện hiện đại, nhưng cái cối xay chạy bằng máy móc công nghệ cao thì nó yêu cau phải
có đội ngũ kỹ sư giỏi và người quản lý giỏi. Do vậy, cách thức tổ chức quản lý phụ thuộc vào sự thay đổi của
khoa học công nghệ và làm cho quan hệ sản xuất cũ thay đổi bằng qua hệ sản xuất mới. Vì vậy, Mác viết: “Tới
một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan
hệ sản xuất hiện có…Trong đó, từ trước tới nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là hình thức phát
triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những siềng xích của lực lượng sản xuất. Khi đó bắt
đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội”13 .

12
[Mác – Ăng ghen (1993), t6, tr552
13
Mác – Ăng ghen. 1993 t13, tr15

32
LLSX là cái động, nên nó không ngừng phát triển, nó phát triển mạnh mẽ làm cho “loài người thay đổi
phương thức sản xuất của mình, và do đó thay đổi phương thức sản xuất, cách làm ăn của mình, loài người thay
đổi tất cà những quan hệ xã hội của mình”14. Theo logic ấy trong chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, buộc nhà tư
bản không ngừng cải tiến công cụ lao động, đổi mới phương thức quản lý và cứ như vậy, đến một đỉnh cao nhất
định, tất cả các dây truyền công nghệ của nhà tư bản đạt đến trình độ tự động hóa, cùng với trí tuệ nhân tạo và
internet toàn cầu. Khi ấy, để điều hành một nhà máy, nhà tư bản không cần hàng nghìn công nhân như trước mà
chỉ cần rất ít công nhân vẫn sản xuất ra gấp hàng trăm lần sản phẩm so với trước. Lúc này, người công nhân thất
nghiệp, không có việc, không có tiền để mua hàng hóa của nhà tư bản, trong khi đó hàng hóa của nhà tư bản
nhiều vô số không bán được, từ đó dẫn đến khủng hoàng thừa. Người công nhân yêu cầu nhà tư bản sản sẻ sản
phẩm cho người công nhân, nhưng nhà tư bản mang tính bảo thủ, không cho. Từ đó, làm cho sự chênh giàu
nghèo diễn ra khủng khiếp, mâu thuẫn giai cáp phát triển mạnh mẽ, phát triển tới mức người công nhân phải làm
cuộc cách mạng thay đổi xã hội.
Từ phân tích trên cho thấy, nguyên nhân xảy ra cuộc cách mạng xã hội là do mâu thuẫn giữa lực lượng
sản xuất với quan hệ sản xuất. Sự mâu thuẫn này sẽ dẫn đến sự ra đời xã hội mới tiến bộ hơn.
- Sự tác động trở lại của QHSX
Quan hệ sản xuất mới quy định mục đích sản xuất, tác động đến thái độ của người lao động trong qua
trình lao động, đến tổ chức phân công lao động xã hội. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản
xuất sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại nếu quan hệ sản xuất lạc hậu hoặc "tiên tiến" hơn trình
độ lực lượng sản xuất một cách giả tạo thì sẽ kìm hãm, hạn chế sự phát triển của lực lượng sản xuất.
+ QHSX lỗi thời so với tốc độ phát triển của LLSX, dẫn đến kìm hãm tiến trình phát triển của xã hội:
Trong thực tiễn, giai cấp thống trị bao giờ cũng mang tính bảo thủ, nó bảo vệ quyền lực của nó đến cùng. Thời
phong kiến nhà vua sống chết vì ngai vàng của mình, tất cả các thần dân trong xã hội đều của nhà vua (mọi thứ
trong gầm trời đều của nhà vua) nhưng khi công trường thủ công phát triển, nó phát triển tới mức là các nhà tư
bản mọc lên như nấm sau cơn mưa và đến mức độ nhất định nó không còn phụ thuộc và nhà vua như trước nữa,
nó yêu cầu nhà vua phải nhượng bớt quyền, nhưng nhà vua không chịu nhường, khi ấy các nhà tư bản tập hợp lại
chiến đấu chống lại nhà vua và dòi thay đổi xã hội. Trong mỗi hình thái kinh tế – xã hội sự tác động trưở lại của
QHSX đối với LLSX bao giờ cũng chịu sự chi phối của các quan hệ kinh tế cơ bản và quan hệ kinh tế khác trong
xã hội đó. Trong xã hội có giai cấp đối kháng sự tác động đó thông qua hoạt động của giai cấp thống trị. Giai cấp
thống trị mang tính bảo thủ và chính tính bảo thủ này, nó sẽ thiết lập QHSX để bảo vệ lợi ích của nó. Điều đó sẽ
dẫn tới kìm hãm phát triển kinh tế. Đây chính là trường hợp quan hệ sản xuất đi sau LLSX.
+ QHSX vượt trước lực lượng sản xuất một cách giả tạo, nghĩa là công cụ lao động ở trình độ thấp
lại thiết lập QHSX ở mức độ cao vượt xa so với sự phát triển của LLSX.Như vậy, là dẫn đến kìm hãn sự phát
triển của xã hội.
Trong thực tiễn, công cụ lao động là cái cày, cái cuốc thì phù hợp với nó là quan hệ sản xuất phong kiến,
công cụ lao động là máy móc thì phù hợp với nó là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, công cụ lao động vượt lên
trên máy móc thì quan hệ sản xuất phải là xã hội chủ nghĩa. Như vây, mới thúc đẩy xã hội phát triển, nếu lỗi thời
sẽ kìm hãm phát triển.
+ QHSX phù hợp với LLSX, thì thúc đẩy tiến trình phát triển của xã hội. Tính phù hợp của quan hệ sản
xuất với lực lượng sản xuất là tính tương xứng về trình độ, nghĩa là ở trình độ nào thiết lập quan hệ đó.
- Ý nghĩa của phương pháp luận
+ Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất: Vì vậy trong hoạt động thực tiễn phải đẩy mạnh phát
triển lực lượng sản xuất. Trong mối quan hệ giữa hai mặt của lực lượng sản xuất giữa người lao động và tư liệu
sản xuất thì người lao động đóng vai trò quyết định vì vậy muốn phát triển kinh tế thì việc đầu tiên phải ưu tên
phát triển con người, lấy con người làm trung tâm. Chỉ có phát triển con người thì đất nước mới giầu mạnh.
Muốn phát triển con người phải ưu tên phát triển giáo dục và y tế.
Trong giai đoạn hiện nay chúng ta chỉ có thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển chứ không được đốt
cháy giai đoạn.
Phải chú ý thật kỹ từng khâu đoạn trong tổ chức, quản lý, phân công lao động cần phải thực hiện có quy
trình, đúng luật hành chính, bởi vì nó tác động trực tiếp đến thái độ của người lao động.
Phải trả lương cho người lao động phù hợp với điều kiện sống và sinh hoạt, chỉ có như vậy người lao
động mới cống hiến hết khả năng cho công việc.
Câu 27: Biện chứng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội
- K/n: Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất
định.
- Cấu trúc của cơ sở hạ tầng.
+ Quan hệ sản xuất thống trị là quan hệ sản xuất đương thời hiện đang giữ vai quyết đính. Quan hệ sản
xuất thống trị thuộc về giai cáp thống trị, do giai cấp thống trị chi phối, định hướng

14
CMác “sự khốn cùng của triết học” 1971 –tr125

33
+ Quan hệ sản xuất tàn dư là quan hệ sản xuất của xã hội cũ còn rớt lại. Đây là quan hệ cũ chưa mất đi
hẳn, mặc dù chế độ của gia cấp thống trị cũ không còn nhưng quan hệ sản xuất của nó thì đâu đó vẫn còn tồn tại,
sự tồn tại của quan hệ sản xuất tàn dư chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong xã hội đương thời.
+ Quan hệ sản xuất mầm mống là quan hệ sản xuất của xã hội tương lai. Đây là quan hệ sản xuất mới
đang manh nha hình thành. Khi lực lượng sản xuất phát triển nó làm cho quan hệ sản xuất thống trì dần trở lên
lỗi thời, trong lòng xã hội đương thời xuất hiện những nhà khoa học cải tiến nhưng công cụ lao động mang tính
cách mạng.
+ Mối quan hệ giữa các mặt của CSHT.
Trong xã hội có giai cấp, quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các
quan hệ sản xuất khác, nó quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế - xã hội.
Quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống cũng có vai trò nhất định tác động trở lại của
đối với quan hệ sản xuất thống trị bằng cách thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển.
- Kiến trúc thượng tầng
K/n: Kiến trúc thượng tầng là một phạm trù dùng để chỉ hình thái ý thức xã hội và các thiết chế tương
ứng của một xã hội nhất định.
- Cấu trúc của kiến trúc Thượng tầng.
+ Hình thái ý thức xã hội: bao gồm pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học - nghệ thuật, văn hóa- đạo
đức…
+ Các thiết chế tương ứng: bao gồm nhà nước, các tổ chức đoàn thể, đảng phái, các cơ quan bảo vệ
pháp luật nhà nước.
Mối quan hệ giữa các mặt của KTTT.
+ Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật vận động phát triển riêng, nhưng
chúng liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và đều hình thành trên cơ sở hạ tầng.
+ Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp, tức là hệ tư tưởng và các thiết chế
của nhà nước đó do giai cấp thống trị chi phối. giai cấp thống trị đưa ra hệ tư tưởng, hệ thống lý luận định
hướng thể chế, pháp luật của nhà nước và ngược lại thể chế, pháp luật của nhà nước bảo vệ hệ tư tưởng của
giai cấp thống trị.
- Quy luật về mối quan hệ biện chứng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội.
+ Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng.
Thứ nhất, mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó.
*Tính chất của kiến trúc thượng tầng là do tính chất của cơ sở hạ tầng quyết định. Trong xã hội có giai
cấp, giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị và đời sống tinh thần của xã
hội.
Từ triết học, đạo đức, văn hóa .. cho đến nhà nước, pháp quyền, quân đội đều do giai cấp thống trị sinh
ra và quyết định. Vì giữ vai trò thống trị về mặt kinh tế nên giai cấp thống trị định hướng toàn bộ hệ tư tưởng và
các thiết chế.
* Các mâu thuẫn trong kinh tế, xét đến cùng, quyết định các mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị tư
tưởng.Cuộc đấu tranh giai cấp về chính trị tư tưởng là biểu hiện những đối kháng trong đời sống kinh tế.
*Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp quyền, triết học, tôn giáo, v.v. đều
trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn, kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo.
* Quá trình đó diễn ra không chỉ trong giai đoạn thay đổi từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái
kinh tế - xã hội khác, mà còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi hình thái kinh tế - xã hội, xét cho đến cùng là sự
phát triển của LLSX.
Khi LLSX phát triển đến một trình độ nhất định nó làm cho mâu thuẫn gay gắt diễn ra ngay chính trong
QHSX thống trị và phá vỡ QHSX thống trị lỗi thời. Cùng với việc phá vỡ QHSX cũ, lỗi thời nó phá vỡ luôn cả
KTTT của hình thái kinh tế xã hội cũ, do QHSX thống trị cũ sinh ra đồng thới thiết lập QHSX thống trị mới và
lại sinh ra KTTT mới phù hợp với nó.
* Mỗi yếu tố của cơ sở hạ tầng biến đổi cũng dẫn đến làm thay đổi những yếu tố của KTTT. (những
quan hệ về kinh tế thay đổi tất yếu dẫn tới pháp luật, co cấu nhà nước, triết học, tôn giáo … cũng thay đổi theo.
Vì vậy, Mác viết: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều, nhanh
chóng”16.
* Sự thay đổi của cơ sở hạ tầng đưa tới sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng. Nhưng sự thay đổi của kiến
trúc thượng tầng diễn ra rất phức tạp, có những bộ phận của kiến trúc thượng tầng thay đổi nhanh chóng cùng
với sự thay đổi của cơ sở hạ tầng như chính trị, luật pháp,v.v.. Có những nhân tố riêng lẻ của kiến trúc thượng
tầng thay đổi chậm hơn như tôn giáo, nghệ thuật,v.v.. Cũng có những nhân tố nào đó của kiến trúc thượng tầng
cũ vẫn được kế thừa để xây dựng kiến trúc thượng tầng mới.
+ Tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng.
16
Mác – Ăng ghen,1993 t13, tr15

34
Thứ nhất, Kiến trúc thượng tầng củng cố, hoàn thiện và bảo vệ cơ sở hạ tầng sinh ra nó; ngăn chặn cơ
sở hạ tầng mới, đấu tranh xoá bỏ tàn dư cơ sờ hạ tâng cũ; định hướng, tổ chức, xây dựng chế độ kinh tế của
kiến trúc thượng tâng. Thực chất vai trò kiến trúc thượng tầng là vai trò bảo vệ duy trĩ, củng cô lợi ích kinh tế
của giai cấp thống trị xã hội. Mặt khác, kiến trúc thượng tâng trong các xã hội có giai cấp còn đảm bảo sự thống
trị về chính trị và tư tưởng của giai cấp giữ địa vị thống trị về kinh tế. Nếu giai cấp thống trị không xác lập được
sự thống trị về chính trị và tư tưởng, cơ sở kinh tê của nó không thê đứng vững được.
Thứ hai, Tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai chiều hướng tích
cực và tiêu cực
* Khi kiến trúc thượng tầng phản ánh đúng tính tất yếu kinh tế, các quy luật kinh tế khách quan sẽ thúc
đẩy kinh tế phát triển.
* Kiến trúc thượng tầng không phản ánh đúng tính tất yếu kinh tế, các quy luật kinh tế khách quan se kìm
hãm sự phát triển của kinh tế và đời sống xã hội.
Nhà nước có vai trò tác động to lớn đối với cơ sở hạ tầng. Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực
chinh trị, nhà. nước không chỉ dựa trên hệ tư tưởng, mà còn dựa trên những hình thức nhất định của sự kiêm
soát xã hội. Nhà nước sử dụng sức mạnh của bao lực để tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp thống trị và
củng cố vững chắc địa vị của quan hệ sản xuất thống trị.
Nhà nước đưa ra những quan điểm chính sách, pháp luật đúng đắn thì sẽ đẩy mạnh các cơ cấu kinh tế
phát triển, ngược lại nhà nước đưa ra quan điểm sai lầm sẽ dẫn tới làm suy thoái các cơ cấu kinh tế.
Thứ ba Các bộ phận của KTTT như triết học, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật… cũng có sự tác động
mạnh mẽ đến sự phát triẻn các cơ cấu kinh tế (sự tác động đó thông qua tư tưởng của người lao động).
* Hệ tư tưởng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế . Hê tư tưởng tiến bộ không
những nâng cao vị thế của một quốc gia trên trường quốc tế mà nó còn có vai trò định hướng cho chính bản thân
mỗi cá nhân và tập thể của quốc gia đó có quan niệm đúng đắn về thế giới.
* Hệ tư tưởng đúng đắn đóng góp rất lớn cho việc hình thành tư duy khoa học về thế giới, hệ tư tưởng sai
lầm sẽ cung cấp cho con người cái nhìn tăm tối về thế giới.
* Ý nghĩa phương pháp luận
- CSHT quyết định KTTT vì vậy muốn đưa đất nước phát triển, khi vạch ra các đường lối chính sách trước
hết phải xuất phát từ các quan hệ kinh tế.
- KTTT tác động trở lại với CSHT thông qua vai trò lãnh đạo của nhà nước vì vậy phải coi trọng vai trò
của chính trị, tính năng động sáng tạo của chính trị trong việc vận dụng vào các quy luật kinh tế khách quan.
Tuyệt đối hoá một mặt nào đó cung dẫn tới sai lầm.
+ Thực chất của vai trò kiến trúc thượng tầng là vai trò hoạt động tự giác tích cực của các giai cấp, đảng
phái vì lợi ích kinh tế sống còn của mình. Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tâng trước hết
và chủ yếu thông qua đường lối, chính sách của đảng, nhà nước, Chính vì vây, V.I Lênin viết: “Chính trị là sự
biểu hiện tập trung của kinh tế ... Chính trị không thể không chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế”.18
+ Trong nhận thức và thực tiễn, nếu tách rời hoặc tuyệt đối hoá một yêu tố nào giữa kinh tế và chính trị
đều là sai lầm. Tuyệt đối hoá kinh tế, hạ thấp hoặc phủ nhận yếu tố chính trị là rơi vào quan điểm duy vật tầm
thường, duy vật kinh tế sẽ dẫn đến vô chính phủ, bất chấp kỷ cương, pháp luật và không tránh khỏi thất bại, đổ
vỡ. Nếu tuyết đối .hoá về chính trị, hạ thấp hoặc phủ định vai trò của kinh tế sẽ dẫn đến duy tâm, duy ý chí, nôn
nóng, chủ quan, đốt cháy giai đoạn và cũng không tránh khỏi thất bại.
+ Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất quan tâm đến nhận thức và vận
dụng quy luật này. Trong thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đổi mới toàn diện cả
kinh tế và chính trị, trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm, đồng thời đổi mới chính trị từng bước thận trọng
vững chắc bằng những hình thức, bước đi thích hợp; giải quyết tối mối quan hệ giữa đổi mới - ổn định - phát
triển, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 28: Sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên
+ K/n: Hình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng
giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, với những quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một
trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng lên trên
những quan hệ sản xuất đó.
+ Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản
là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí
riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau.
- - Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người
+ Sự vận động thay đổi của các hình thái kinh tế – xã hội trong lịch sử không tuân theo ý chí chủ quan
của con người mà tuân theo quy luật khách quan. Đó chính là do sự tác động của quy luật quan hệ sản xuất
phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất – quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc
thượng tầng và các quy luật xã hội khác.
18
V.I. Lênin (1977), Toàn tập, t. 42 . tr. 349

35
+ Nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại, của mọi lĩnh vực kinh
tế xã hội suy cho đến cùng đều do nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản
xuất xã hội.
Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất - kỹ thuật, quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau
giữa các hình thái kinh tế - xã hội, trong đó “Quan hệ sản xuất là những quan hệ cơ bản ban đầu và quyết định tất
cả mọi mối quan hệ xã hội khác”19 .
Sự vận động phát triển của xã hội bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất mà trước hết là sự biến
đổi, phát triển của công cụ sản xuất và sự phát, triển về tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động. Mỗi
sự phát triển của lực lượng sản xuất đều tạo khả năng, điều kiện và đặt ra yêu cầu khách quan cho sự biến đổi
của quan hệ sản xuất. Sự phù hợp biện chứng giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất là yêu cầu khách quan của nền sản xuất xã hội. Khi lực lượng sản xuất phát triển về chất, đòi hỏi phải xoá
bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới về chất. Sự phát triển về chất của quan hệ sản xuất, tất
yếu dẫn đến sự thay đổi về chất của cơ sở hạ tầng xã hội. Khi cơ sở hạ tầng xã hội biến đổi về chất dẫn đến sự
biến đổi, phát triển căn bản (nhanh hay chậm, ít hoặc nhiều) của kiến trúc thượng tầng xã hội. Hình thái kinh tế
- xã hội cũ mất đi, hình thái kinh tế - xã hội mới, tiến bộ hơn ra đời. Cứ như vậy lịch sử xã hội loài người là một
tiến trình nối tiếp nhau từ thấp đến cao của các hình thải kinh tế - xã hội:
Tiến trình lịch sử xã hội loài người là kết quả của sự thống nhất giữa lôgíc và lịch sử. Xu hướng cơ bản, xu
hướng chung của sự vận động, phát triển lịch sử loài người là do sự chi phối của quy luật khách quan (thống
nhất giữa cai chung với cái đặc thù và cái riêng) xét đến cùng là sự phát triển của lực lượng sản xuất Lôgíc của
toàn bộ tiên trinh lịch sư loài ngươi la sự ke tiếp nhau của các hình thái kinh tể I xã hội từ thấp đến cao.
Sự thống nhất giữa logic và lịch sử trong tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người bao hàm cả sự
phát triển tuần tự đối với lịch sử phát triển toàn thế giới và sự phát triển “bỏ quá” một hay vài hình thái kinh tê - xã
hội đối với một số quốc gia, dân tộc cụ thể.
+ Quá trình phát triển của hình thái kinh kinh tế xã hội là quá trình thay thế nhau của hình thái kinh
tế - xã hội trong lịch sử nhân loại, và đó cũng là quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, có thể là
do nhiều sự tác động của nhân tố chủ quan, nhưng nhân tố giữ vai trò quyết định là sự tác động của các quy
luật khách quan.
Hình thải kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời là tất yếu khách quan của lịch sử xã hội. Phát triển là xu
hướng tất yếu, cơ bản của lịch sử xã hội loài người. Chủ nghĩa tư bản không phải là nấc thang phát triển cuối
cùng của xã hội loài người. Chính những mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội tư bản đã quyết đinh sự vận động
phát triển của xã hội loài người.
- Giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế –xã hội:
+ Theo lý luận hình thái kinh tế xã hội, sản xuất vật chất chính là cơ sở của đời sống kinh tế xã hội,
phương thức sản xuất quyết định trình độ của nền sản xuất và do đó cũng là nhân tố quyết định trình độ phát
triển của đời sống xã hội, vì vậy không thể xuất phát từ ý thức chủ quan của con người để giải thích các hiện
tượng trong đời sống xã hội, mà phải xuất phát từ thực trang đời sống xã hội.
+ Hình thái kinh tế - xã hội, xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên máy móc giữ các nhân
tố, mà là một cơ thể sống động, trong đó các phương diện của đời sống xã hội tồn tại trong hệ thống cấu trúc
chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau, trong đó quan hệ sản xuất đóng vai trò cơ bản nhất quyết định các quan hệ
xã hội khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các qua hệ xã hội khác.
+ Hình thái kinh tế - xã hội là quá trình phát triển của xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên, tức là quá
trình diễn ra theo quy luật khách quan, chứ không theo ý muốn chủ quan do vậy muốn nhận thức và giải quyết
đúng đắn, các vấn đề của đời sống xã hội thì phải đi sâu nghiên cứu các quy luật vận động, phát triển của xã
hội.
Tóm lại, Học thuyết về hình thái kinh tế – xã hội vạch rõ, nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển
xã hội, tìm ra những nguyên nhân và cơ sở xuất hiện và biến đổi của những hiện tượng xã hội.
- Ý nghĩa của học thuyết :
+ Cung cấp cho chúng ta một phương pháp luận khoa học để nghiên cứu sự phát triển xã hội qua các chế
độ khác nhau, hiểu rõ cơ cấu chung của hình thái kinh tế – xã hội và những quy luật phổ biến tác động chi phối
sự vận động và phát triển của xã hội
+ Cung cấp những tiêu chuẩn thực sự duy vật, khoa học cho việc phân kỳ lịch sử, giúp con người hiểu
được logic khách quan của quá trình tiến hóa xã hội. Học thuyết này vạch ra sự thống nhất của lịch sử trong cái
muôn vẻ của các sự kiện ở các nước khác nhau trong các thời kỳ khác nhau. Chính vì vậy nó đem lại cho khoa
học xã hội sợi dây dẫn đường để phát hiện ra những mối liên hệ nhân quả, để giải thích chứ không chỉ mô tả sự
kiện lịch sử. Bất kỳ một hiện tượng xã hội nào, từ hiện tượng kinh tế đến hiện tượng tinh thần, đều chỉ có thể
hiểu đúng khi gắn với một hình thái kinh tế – xã hội nhất định.
Giai cấp và đấu tranh giai cấp
Câu 29: giai cấp là gì? Tiêu chuẩn để phân biệt giai câp
19
LN, nxb Mcv 1974,t1,tr159

36
- Kết thừa tư tưởng của Mác, trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đại Lênin định nghĩa “Người ta gọi là giai
cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội
nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và
thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác
nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là tập đoàn
người, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ của các tập đoàn đó có địa vị
khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định.”23.
- Cần phải phân biệt khái niệm tầng lớp xã hội với khái niệm giai cấp.
+ Khái niệm tầng lớp xã hội dùng để chỉ phân tầng, phân lớp, phân nhóm giữa những con người trong
cùng một giai cấp theo địa vị và sự khác biệt cụ thể của họ trong giai cấp đó.
- Tiêu chuẩn để phân biệt
+ Trước hết, giai cấp là những tập đoàn người có địa vị kình tế - xã hội khác nhau trong một hệ thống
sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, đặc biệt về quan hệ của họ đối với việc sở hữu những tư liệu sản xuất.
Dấu hiệu chủ yếu quy đỉnh địa vị kinh tế-xã hội của các giai cấp là các mới quan hệ kinh tế - vật chất giữa các
tập đoàn người trong phương thức sản xuất. Các mối quan hệ kinh tế - vật chất cơ bản giữa người với người trong
phương thức sản xuất là quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất; quan hệ tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ
phân phối của cải xã hội. Các mối quan hệ chủ yếu này đã quy đinh địa vị kinh tế - xã hội khác nhau của các tập
đoàn người. Đây chính là các dấu hiệu khách quan chủ yêu quyết định địa vị kinh tế - xã hội của các giai cấp
trong xã hội, hình thành nên giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
* Khác nhau về quyền sở hữu tư liệu sản xuất dẫn đến sự khác nhau về địa vị kinh tế - xã hội. Trong xã
hội có giai cấp giai cấp nào nắm giữ tư liệu sản xuất thì giai cấp đó trở thành ông chủ (giai cấp thống trị), còn
giai cấp nào không có tư liệu sản xuất tức là “vô sản” thì sẽ phải đi làm thuê và trở thành giai cấp bị trị.
* Khác nhau về địa vị. Trong quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất quy định, giai cấp nào nắm giữ tư liệu sản
xuất thì giai cấp đó có quyền tổ chức, quản lý, phân công lao động. Trong vấn đề tổ chức và phân công lao động giai
cấp thống trị là ông chủ, còn giai cấp bị trị sẽ là người đi làm thuê. Ông chủ có quyền phân công công việc cho những
người làm thuê, ông chủ giữ vai trò lãnh đạo quyết định về mọi vị trí đối với người công nhân làm thuê.
* Khác nhau về quy mô thu nhập những sản phẩm lao động xã hội. Quan hệ phân phôi của cải xã hội
quy định phương thức hưởng thụ (sản phẩm, địa tô, giá trị thặng dư...) và quy mô hưởng thụ (nhiều hoặc ít) của
cải xã hội của các giai cấp.
Trong những quan hệ trên, quan hệ đối với tư liệu sản xuất là quan hệ cơ bản và chủ yếu nhất quyết định trực
tiếp đến địa vị kinh tế - xã hội của các giai cấp. Bởi vì, giai cấp nào nắm giữ tư liệu sản xuất tức là nắm được công cụ
lao động, đối tượng lao đông và phương tiện vật chất chủ yếu của nền sản xuất xã hội và theo đó sẽ nắm giữ luôn vai
trò chi phối trong tổ chức quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm lao động, giai cấp đó trở thành giai cấp thống trị,
bóc lột. Tất nhiên, về mức hưởng thụ giai cấp thống trị hưởng thụ nhiều hơn rất nhiều giai cấp bị trị, mặc dù giai cấp
thống trị không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư.
+ Thực chất của quan hệ giai cấp là quan hệ giữa bóc lột và bị bóc lột, là tập đoàn người này chiếm đoạt lao động của
tập đoàn người khác do đổi lập về địa vị trong một chê độ kinh tê - xã hội nhất định.
Câu 30: Đấu tranh giai cấp
- Định nghĩa đấu tranh giai cấp
"Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống lại một bộ phận khác, cuộc đấu
tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và
bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người
hữu sản hay giai cấp tư sản"26.
+Nguyên nhân của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích, mà lợi
ích cơ bản là lợi ích về kinh tế.
* Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản là mâu thuẫn về quyên sở hữu tư liệu sản
xuất. Mâu thuẫn ấy không thể giải quyết được trong xã hội tư bản.
* Mâu thuẫn về lợi ích là mang tính khách quan. Từ sự phát triển mang tính xã hội hóa ngày càng sâu
rộng của lực lượng sản xuất với quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Biểu hiện của mâu thuẫn này về
phương diện xã hội: Mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp cách mạng, tiến bộ, đại diện cho phương thức sản xuất
mới, với một bên là giai cấp thống trị, bóc lột, đại biểu cho những lợi ích gắn với quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc
hậu.
Đấu tranh giai cấp là cuộc đâu tranh của các tập đoàn người to lớn có lợi ích căn bản đôi lập nhau trong một
phương thức sản xuất xã hội nhất định.
Thực chất của đẩu tranh giai cấp là cuộc đầu tranh, của quân chúng lao động bị áp bức, bóc lột chống
lại giai cấp áp bức, bóc lột nhằm lật đô ách thống trị của chúng.
Trong xã hội có đối kháng giai cấp, thực chất đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của quần chúng lao
23
Lênin nxb mcv 1977, t39 tr17-18
26
LN, mcv 1979 t7, tr237 -238

37
động bị áp bức, bóc lột chống lại giai cấp áp bức, bóc lột do sự đối lập về lợi ích không thể dung hoà trong
một chế độ kinh tế - xã hội nhất định.
- Trong đấu tranh giai cấp dẫn đến liên minh giai cấp .
+ Liên minh giai cấp là sự liên kết giữa những giai cấp này để chống lại những giai cấp khác.
Có hai hình thức liên minh, liên minh lâu dài và liên minh tạm thời.
* Liên minh lâu dài là liên minh giữa các giai cấp, các tầng lớp không có lợi ích đối kháng. Liên minh
giai cấp có tính chiến lược lâu dài khi các giai cấp có lợi ích căn bàn thống nhất với nhau
* Liên minh tạm thời là do hoàn cảnh bắt buộc, buộc các giai cấp cấp có lợi ích đối kháng phải liên
minh với nhau để đối phó với kẻ thù chung, hay vì mục tiêu chung. Sẽ là sách lược tạm thời khi dựa trên cơ sờ sự
thống nhất về những lợi ích trước mắt không cơ bản.
- Vai trò của đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp..
+ Đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến cách mạng xã hội, thay thế phương thức sản xuất cũ bằng
một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. Phương thức sản xuất mới ra đời, mở ra địa bàn mới cho sự phát
triển của sản xuất xã hội. Sản xuất phát triển sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ đời sống xã hội.
Dựa vào tiến trình phát triển của lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh rằng, đấu tranh giai cấp giữa
giai cấp vô sản và tư sản “là đòn bẩy vĩ đại của cuộc cách mạng xã hội hiện đại” đỉnh cao của đấu tranh giai
cấp là cách mạng xã hội. Cách mạng xã hội như là đòn bẩy thay đổi các hình thái kinh tế - xã hội.
+ Sự phát triển của xã hội là kết quả của sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất. Khi lực lượng sản xuất có sự phát triển cả tính chất và trình độ, mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lôi
thời, lạc hậu, đòi hỏi phải phá bỏ quan hệ sản xuất cũ ..
+ Đấu tranh giai cấp còn được thể hiện trong những thời kỳ tiến hoá của xã hội. Ngay trong phạm vi vận
động của một hình thái kinh tế - xã hội, đấu tranh giai cấp thường xuyên tác động thúc đẩy sự phát triển mọi mặt
của đời sống xã hội.
+ Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp Song vai trò là động lực của các cuộc
đấu tranh giai cấp trong lịch sử không giông nhau. Vai trò của đấu tranh giai cấp đến mức độ nào điều đó phụ
thuộc vào quy mô, tính chất của các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà môi cuộc đâu tranh giai cấp phải giải
quyết..
- Đấu tranh giai cấp góp phần xoá bỏ các thế lực phản động, lạc hậu, đồng thời cải tạo cả bản thân
giai cấp cách mạng.
+ Giai cấp nào đại biểu cho phương thức sản xuất mới, giai cấp đó sẽ lãnh đạo cách mạng. Thành tựu
mà loài người đạt được trong tiến trình phát triển của lực lượng sản xuất, cách mạng khoa học và công nghệ,
cải cách về dân chủ và tiến bộ xã hội... không tách rời cuộc đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp tiến bộ chống
các thế lực thù địch, phản động.27
+ Đấu tranh giai cấp là quy luật chung của mọi xã hội có giai cấp.Trong xã hội cứ có giai cấp là có đấu
tranh giai cấp. Tuy nhiên quy luật ấy có biểu hiện đặc thù trong từng xã hội cụ thể
+ Đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh sau cùng trong lịch sử
xã hội có giai cấp. Nó là cuộc đấu tranh khác về chất so với các cuộc đấu tranh trước đó trong lịch sử. Bởi vì
mục tiêu của nó là thay đổi về căn bản sở hữu tư nhân bằng sở hữu xã hội.
* Lực lượng của giai cấp vô sản là sử dụng tổng hợp mọi nguồn lực.
* Mục tiêu của đấu tranh là giữ vững thành quả của cách mạng, xây dựng và củng cố chính quyền của
nhân dân, tổ chức quản lý sản xuất, quản lý xã hội, bảo đảm tạo ra năng suất lao động xã hội cao hơn, trên cơ
sở thủ tiêu chế độ xã hội người bóc lột người, xây dựng một xã hội mới. công băng, dân chủ, văn minh.
Câu 31: Nguồn gốc, bản chất, đặc trưng, chức năng của nhà nước
-Nguồn gốc nhà nước
“Nhà nước tồn tại không phải là mãi mãi từ ngàn xưa. Đã từng có xã hội không cần đen nhà nước,
không có một khái niệm nào về nhà nước và chính quyền nhà nước”31
+ Nguyên nhân sâu xa: Do lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu về liệu sản
xuất, tao ra sự phân tầng xã hội và làm cho xã hội có sự phân chia giai cấp. Trong xã hội có giai cấp đối
kháng về lợi ích. Các giai cấp đối kháng đấu tranh với nhau. Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp chẳng
những tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội. Để thảm hoạ đó không diễn ra, một cơ quan quyền lực
đặc biệt đã ra đời.
+ Nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện nhà nước: là do mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà
được. Đúng như V.I.Lênin nhận định; "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không
thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp
không thể điều hoà được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những
mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được"32
27
Giáo trình triết học Mác - Lênin NXB CTQG 2006
31
Mác – Ăng ghen 1995. t21 – tr257
32
lênin (1976) t33- tr9

38
Tóm lại: nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện nhà nước là do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn
đến sự dư thừa tương đối của cải, xuất hiện chế đô tư hữu, còn nguyên nhân trực tiếp đẫn tới sự xuất hiện nhà
nước là do mâu thuẫn giai cấp trong xã hội gay gắt không thể điều hòa được. Nhà nước ra đời là một tất yếu
khách quan để “làm dịu” sự xung đột giai cấp, để duỵ trì trật tư xã hội trong vòng “ trật tự” mà ở đó, địa vị và
lợi ích của giai cấp thông
- Bản chất của nhà nước
Thứ nhất, Nhà nước mang bản chất gia cấp: nhà nước của giai cấp thống trị, giai cấp nào giữ vai trò
thống trị về mặt kinh tế thì quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp ấy: “Nhà nước ra đời tựa hồ đứng ngoài xã
hội, làm cho xã hội tồn tại trong vòng trật tự nhất định nhưng trên thực tế, chỉ giai cấp có thế lực nhất - giai cấp
thống trị về kinh tế mới có đủ điều kiện lập ra và sử dụng bộ máy nhà nước”.
Thứ hai, Nhà nước bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền: Nhờ có nhà nước, giai cấp này cũng trở
thành giai cấp thống trị về mặt chính trị, và do đó có thêm những phương tiện mới để đàn áp và bóc lột giai cấp
khác. Vì thế, về bản chất “chẳng qua chỉ là một bộ máy của giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác,
điêu đó trong chế độ Cộng hòa dân chủ cũng hoàn toàn giống như trong chế độ quân chủ”33, là bộ máy dùng để
duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, là cơ quan quyền lực của một giai cấp đối với toàn xã
hội, là công cụ chuyên chính của một giai cấp. Không có và không thể có nhà nước đứng trên các giai cấp hoặc
nhà nước chung cho mọi giai cấp.
Nhà nước chính là một bộ máy do giai cấp thống trị về kinh tế thiết lập ra nhằm hợp pháp hóa và củng cố
sự áp bức của chúng đối với quần chúng lao động. Giai cấp thống trị sử dụng bộ máy nhà nước để đàn áp, cưỡng
bức các giai cấp khác trong khuôn khổ lợi ích của giai cấp thống trị. Đó là bản chất của nhà nước theo nguyên
nghĩa, tức nhà nước của giai cấp bóc lột.
Thứ ba, Nhà nước không thể là lực lượng điều hòa sự xung đột giai cấp, mà trái lại, nó càng làm cho
mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt. Cũng theo bản chất đó, nhà nước là bộ máy quan trọng nhất của kiến
trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp. Tất cả những hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội do nhà nước tiến
hành, xét cho cùng, đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị.
Như vậy, nhà nước, về bản chất, là một tổ chức chỉnh trị của một giai cấp thông trị vê mặt kinh tế nhằm
bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác.
Nhà nước chỉ là công cụ chuyên chính của một giai cấp, không có nhà nước đứng trên, đứng ngoài giai
cấp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nhà nước cũng có thê là sản phâm của sự thỏa hiệp về quyền lợi tạm thời
giữa một số giai cấp để chống lại một giai cấp khác. Hoặc cũng có khi nhà nước giữ một mức độ độc lập đôi với
hai giai cấp đối địch, khi cuộc đấu tranh giữa chúng đạt tới mức cân bằng nhất định.
- Đặc trưng cơ bản của nhà nước
Các nhà nước được tổ chức một cách khác nhau. Song, bất kỳ nhà nước nào cũng có ba đặc trưng cơ bản
sau:
Thứ nhất, Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định
Khác với tổ chức thị tộc, bộ lạc thời nguyên thủy được hình thành trên cơ sở những quan hệ huyết thống,
Nhà nước được hình thành trên cơ sở phân chia dân cư theo lãnh thổ mà họ cư trú . Quyền lực nhà nước có hiệu
lực với mọi thành viên trong lãnh thổ không phân biệt huyết thống. Đặc trưng này làm xuất hiện mối quan hệ
giữa từng người trong cộng đồng với nhà nước. Mỗi nhà nước được xác định bằng một biên giới quốc gia nhất
định.
Thứ hai, Nhà nước có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành
viên trong xã hội
Khác với các cơ quan điều hành công việc chung trong thị tộc, bộ lạc, nhà nước của giai cấp thống trị
nào cũng có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp. Bộ máy quyền lực đó bao gồm các đội vũ trang đặc biệt
(quân đội, cảnh sát, nhà tù, v.v.) và bộ máy quản lý hành chính. Nhà nước thực hiện quyền lực của mình trên cơ
sở sức mạnh cưỡng bức của pháp luật và dùng các thiết chế bạo lực để pháp luật của mình được thực thi trong
thực tế.
Nhà nước quản lý xã hội dựa vào pháp luật là chủ yếu. Bằng hệ thống luật pháp, nhà nước “cưỡng bức”
mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội phải thực hiện các chính sách theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị. Bộ
máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở là công cụ triển khai thực hiện những chính sách của nhà nước. Bộ
máy này được nhà nước trả lương từ các nguồn thu trong ngân sách, do đó thường trung thành với giai cấp
thống trị. Quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân mà thuộc về giai cấp thống trị, ngày càng xa rời nhân
dân, đối lập với nhân dân.
Thứ ba, Nhà nước hình thành hệ thống thuế khóa để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị
Để duy trì sự thống trị của mình, giai cấp thống trị trước hết phải đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà
nước. Mà muốn bộ máy nhà nước hoạt động thì phải có nguồn tài chính. Nguồn tài chính được nhà nước huy

33
C.Mác và Ph.Ảngghen (1995), Toàn tập, t. 22, Sđd. tr. 290 - 291

39
động chủ yếu là do thu thuế, sau đó là quốc trái thu được do sự cưỡng bức hoặc do sự tự nguyện của công dân.
V.I. Lênin cho rằng: “muốn duy trì quyền lực xã hội đặc biệt, đặt lên trên xã hội, thì phải có thuế và quốc trái”35
- Chức năng cơ bản của nhà nước
- Chức năng thống trị chính trị
Chức năng thống trị chính trị của giai cấp - chức năng giai cấp - là chức năng nhà nước làm công cụ
chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị giai cấp đó đối với toàn thể xã hội. Chức năng giai cấp
của nhà nước bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước và tạo thành bản chất chủ yếu của nó.
- Chức năng xã hội
Chức năng xã hội của nhà nước là chức năng nhà nước thực hiện sự quản lý những hoạt động chung vì sự
tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước.
Trong hai chức năng đó thì chức năng thống trị chính trị là cơ bản nhất có vai trò chi phối chức năng xã
hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị chính trị. Giai cấp thống trị bao giờ cũng biết giới hạn
kiện toàn cách thực hiện chức năng xã hội trong khuôn khổ lợi ích của mình. Song, chức năng xã hội lại là cơ sở
cho việc thực hiện chức năng giai cấp; bởi vì chức năng giai cấp chỉ có thể được thực hiện thông qua chức năng
xã hội. Ph. Ăngghen viết “ở khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính
trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó”
- Mối quan hệ giữa chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước.
+ Do bản chất giai cấp của nhà nước qui định, nhà nước bao giờ cũng đặt chức năng thống trị chính trị
của giai cấp lên hàng đầu. Giai cấp thống trị bao giờ cũng sử dụng nhà nước như một công cụ thống trị đê duy
trì quyên thông trị của mình, bảo vệ lợi ích trước hết là là lợi ích của giai cấp mình. Chức năng thông trị chính
trị của giai cấp thống trị vì thế, giữ địa vị quyết định, nó chi phối và định hướng chức năng xã hội của nhà nước.
+ Để duy trì trật tự xã hội, nhà nước của giai cấp thống trị còn phải thực hiện chức năng xã hội của mình.
Ph. Ăngghen cho rằng: chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị cũng chỉ
kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó” 36 . Do vậy, chức năng xã hội của nhà nước có
vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại của nó. Nếu chính quyền nhà nước nào không chú ý tới chức năng xã hội
thì sẽ nhanh chóng đi tới sự sụp đổ.
Như vậy, giữa chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội của nhà nước luôn có mối quan hệ hữu cơ
với nhau. Một nhà nước tồn tại lâu dài khi giai cấp thống trị biết giải quyết on thỏa lợi ích giai cấp và lợi ích của
toàn xã hội trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể.
Ngoài chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hôi, nhà nước còn có chức năng đối nội
và chức năng đối ngoại.
- Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
Sự thống trị chính trị và sự thực hiện chức năng xã hội của nhà nước thể hiện trong lĩnh vực đối nội cũng
như trong đối ngoại.
Chức năng đối nội của nhà nước nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và những trật tự khác hiện
có trong xã hội. Thông thường điều đó phải được pháp luật hóa và được thực hiện nhờ sự cưỡng bức của bộ máy
nhà nước. Ngoài ra, nhà nước còn sử dụng nhiều phương tiện khác (bộ máy thông tin, tuyên truyền, các cơ quan
văn hóa, giáo dục...) để xác lập, củng cố tư tưởng, ý chí của giai cấp thống trị, làm cho chúng trở thành chính
thống trong xã hội.
Chức năng đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và thực hiện các mối quan hệ
kinh tế, chính trị, xã hội với các nhà nước khác vì lợi ích của giai cấp thống trị cũng như lợi ích quốc gia, khi lợi
ích quốc gia không mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị. Ngày nay, trong xu thế hội nhập khu vực và
quốc tế, việc mở rộng chức năng đối ngoại của nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt.
Cả hai chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị. Chúng
là hai mặt của một thể thống nhất.
Tính chất của chức năng đối nội quyết định tính chất chức năng đối ngoại của
nhà nước; ngược lại tính chất và những nhu cầu của chức năng đối ngoại có tác động mạnh mẽ trở lại chức năng
đối nội.
Câu 32: Cách mạng xã hội, vai trò, tính chất, phương pháp?
- Khái niệm cách mạng xã hội
Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về chất trong mọi
lĩnh vực đời sống xã hội, là phương thức thay thế hình thái kinh tế-xã hội lỗi thời bằng hình thái kinh tế - xã hội
cao hơn.
Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời, thiết lập một chế độ
chính trị tiến bộ hơn.
+ Tiến hóa xã hội cũng là hình thức phát triển của xã hội. Nhưng khác với cách mạng xã hội, nó là quá
trình phát triển diễn ra một cách tuần tự, dần dần với những biến đổi cục bộ trong một hình thái kinh tế - xã hội
35
V.I. Lênin (1976), Toàn tập, t. 33, Sđd. tr.15
36
Mác – Ăng ghen 1994. t20 – tr253

40
nhất định. Song tiến hóa xã hội và cách mạng xã hội thống nhất biện chứng với nhau: cách mạng xã hội
chỉ trở thành tất yếu lịch sử khi những tiền đề của nó được tạo ra nhờ tiến hóa xã hội. Ngược lại, cách mạng xã
hội mở đường cho tiến hóa như là những quá trình kế tiếp nhau không ngừng trong sự phát triển của xã hội.
+ Cải cách xã hội cũng tạo nên sự thay đổi về chất nhất định trong đời sống xã hội, nhưng khác về
nguyên tắc với cách mạng xã hội ở chỗ: cải cách xã hội chỉ tạo nên những biến đổi riêng lẻ, bộ phận trong
khuôn khổ chế độ xã hội đang tồn tại; những cải cách xã hội có ý nghĩa thúc đẩy quá trình tiến hóa tạo tiền đề
dẫn tới cách mạng xã hội.
+ Đảo chính là thủ đoạn giành quyền lực nhà nước bởi một cá nhân hoặc một nhóm người nhằm xác lập
một chế độ xã hội có cùng bản chất. Đảo chính không động đến chế độ xã hội và không phải là phong trào cách
mạng của quần chúng, cho nên đảo chính khác hoàn toàn với cách mạng xã hội.
- Vai trò của cách mạng xã hội
+ Chỉ có cách mạng xã hội mới thức đẩy được lực lượng sản xuất phát triển thay thế được quan hệ sản
xuất lỗi thời bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất tiến bộ.
+ Cách mạng xã hội là bước chuyển biến vĩ đại trong đời sống xã hội về kinh tế - chính trị - văn hóa
- tư tưởng. Trong các thời kỳ cách mạng xã hội, năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân được phát huy một
cách cao độ, như C.Mác đã nói: cách mạng xã hội là đầu tàu của lịch sử.
+ Cuộc cách mạng vô sản là một kiểu cách mạng xã hội mới về chất. Nếu tất cả các cuộc cách mạng xã
hội trước chỉ là sự thay thế hình thức của chế độ chiếm hữu tư nhân, thay thế hình thức người bóc lột người, thì
cách mạng vô sản nhằm xây dựng xã hội mới không có giai cấp để giải phóng triệt để con người. Đó là sự
chuyển biến sâu sắc nhất trong lịch sử nhân loại.
- Tính chất của cách mạng xã hội
+ Tính chất của một cuộc cách mạng xã hội được xác định bởi nhiệm vụ giải quyết mâu thuẫn kinh tế
(mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất) và mâu thuẫn xã hội (giữa giai cấp bị bóc lột với giai
cấp bóc lột) tương ứng. Nó phải giải quyết những mâu thuẫn giai cấp nào, xoá bỏ chế độ xã hội nào, xác lập chế
độ xã hội nào.
+ Tính chất và nhiệm vụ của một cuộc cách mạng xã hội quy định lực lượng và động lực của cách
mạng. Giai cấp nào, tầng lớp nào đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến thì giai cấp đó, tầng lớp đó là lực
lượng của cách mạng xã hội. Những giai cấp và tầng lớp có chung lợi ích thì ít nhiều gắn bó với cách mạng và
thúc đẩy cách mạng xã hội phát triển.
+Động lực của cách mạng xã hội là những giai cấp có lợi ích gắn bó chặt chẽ và lâu dài đối với cách
mạng. Tùy theo điều kiện lịch sử cụ thể, động lực của cách mạng xã hội cũng thay đổi.
+ Vai trò lãnh đạo trong cách mạng xã hội thuộc về giai cấp đứng ở vị trí trung tâm của thời đại, là giai
cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới, là giai cấp tiến bộ nhất trong số các giai cấp đang tồn tại.
- Phương pháp cách mạng
+ Bạo lực cách mạng là hành động cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của giai cấp cách mạng
vượt qua khỏi giới hạn pháp luật của giai cấp thống trị đương thời nhằm lật đổ nhà nước lỗi thời, xác lập nhà
nước của giai cấp cách mạng.
- Phương pháp hòa bình cũng là một phương pháp cách mạng để giành chính quyền. Phương pháp hòa
bình là phương pháp đấu tranh không dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền trong điều kiện cho phép.
Phương pháp hòa bình là phương pháp đấu tranh nghị trường, thông qua chế đô dân chủ, bằng bầu cử để giành
đa số ghế trong nghị viện và trong chính phủ.
Câu 34: tồn tại xã hội - ý thức xã hội
Khái niệm tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội là sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội bao gồm các yếu tố
chính là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý, dân số... trong đó phương thức
sản xuất là yếu tố cơ bản nhất.
Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hôi
Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh
địa lý, dân số và mật độ dân số, V.V., trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.
- Khái niệm ý thức xã hội
Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tình cảm, tập quán, truyền thống, quan điểm,
tư tưởng, lý luận … là sự phản ánh của tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
Cần phân biệt giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân :
Ý thức xã hội và ý thức cá nhân tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ, biện chứng với nhau, thâm nhập vào
nhau và làm phong phú cho nhau.
Ý thức cá nhân là ý thức của mỗi con người trong xã hội do đó không thể không mang tính xã hội. Nhưng
ý thức cá nhân không phải bao giờ cũng phản ánh thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm phổ biến của một cộng
đồng, một tập đoàn xã hội, một giai cấp, một thời đại xã hội nhất định.
- Kết cấu của ý thức :

41
Ý thức xã hội thông thường: Là những tri thức, những quan niệm của con người hình thành một cách
trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa.
Ý thức lý luận: Là toàn bộ những tư tưởng , quan điểm của xã hội được hệ thống hóa hợp lý, thành chỉnh
thể các mối liên hệ bản chất tất yếu, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật.
Ý thức lý luận hình thành hệ tư tưởng – bao gồm sự đánh giá một cách có hệ thống về hiện thực xã hội
trên lập trường của một giai cấp nhất định, xây dựng hệ thống những quan điểm về uy quyền của một giai cấp·
Các hình thái của ý thức xã hội
Ỷ thức chính trị
Hình thái ý thức chính trị là toàn bộ những quan điểm, quan niệm về nhà nước, thể chế, tư tưởng của một
chế độ, nhà nước, giai cấp nhất định. Ý thức chính trị phản ánh các mối quan hệ kinh tế của xã hội bằng ngôn
ngữ chính trị cũng như môi quan hệ giữa các giai câp, các dán tộc. các quốc gia và thái độ của các giai cấp đối
với quyền lực nhà nước. Hình thái ý thức chính trị xuất hiện trong những xã hội có giai cấp và có nhà nước, vì
vậy nó thể hiện trực tiếp và rõ nhất lợi ích giai cấp.
Ỷ thức pháp quyền
Ý thức pháp quyền là toàn bộ các tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về bản chất và vai trò của pháp
luật, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân, về tính hợp pháp và không hợp pháp
của hành vi con người trong xã hội.
Ý thức đạo đức
Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm nghĩa vụ, công
bằng, hạnh phúc, v.v. và về những quy tắc đánh giá, những chuẩn mực điều chỉnh hành vi cùng cách ứng xử
giữa các cá nhân với với nhau và giữa các cá nhân với xã hội.
Ỷ thức tôn giáo
Ý thức tôn giáo là toàn bộ những quan điểm, niềm tin của con người về thế giới siêu nhiên về giáo lý, giáo
luật của một tôn giáo nhất định.
Các nhà duy vật trước Mác mặc dù đã tìm nhiều cách khác nhau để giải thích nguồn gốc ra đời và bản chất
của tôn giáo nhưng tất cả đều sai lầm. Đối với C.Mác và Ph.Ãngghen, tôn giáo có trước triết học; nó là một hình
thái ý thức xã hội trực tiếp thể hiện thế giói quan của con người. Khác với tất cả các hình thái ý thức xã hội khác,
tôn giáo là sự phản ánh hư ảo sức mạnh của giới tự nhiên bên ngoài lẫn các quan hệ xã hội vào đầu óc con người.
Ỷ thức khoa học
Ỷ thức khoa học là toàn bộ những quan điểm về các quá trình, phương thức nghiên cứu, niềm đam mê
nghiên cứu của con người trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy
Khoa học hình thành và phát triển ở một giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội, của nhu cầu sản xuất
xã hội và sự phát triển năng lực tư duy của con người. Khoa học là sự khái quát cao nhất của thực tiễn, là
phương thức nắm bắt tất cả các hiện tượng của hiện thực, cung cấp những tri thức chân thực về bản chất các hiện
tượng, các quá trình, các quy luật của tự nhiên và của xã hội, tư duy.
Ỷ thức triết học
Ỷ thức triết học là toàn bộ những quan điểm lý luận về những quy luật chung nhất của con người về tự
nhiên xã hội và tư duy
Hình thức đặc biệt và cao nhất của tri thức cũng như của ý thức xã hội là triết học. Nếu như các ngành
khoa học riêng lẻ nghiên cứu thế giới từ các khía cạnh, từ những mặt nhất định của thế giới đó thì triết học, nhất
là triết học Mác - Lênin, cung cấp cho con người tri thức về thế giới như một chỉnh thể thông qua việc tổng kết
toàn bộ lịch sử phát triển của khoa học và của chính bản thân triết học. Vì vậy, khi đánh giá mối liên hệ của tinh
thần với triết học, Hêghen khẳng định rằng, “xét từ góc độ của tinh thần chúng ta có thể gọi triết học chính là cái
cần thiết nhất” .
- Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Quan niệm duy tâm coi tinh thần, tư tưởng là nguồn gốc của mọi hiện tượng xã hội, quyết định tiến trình
phát triển của mọi xã hội .
Chủ nghĩa duy vật thì khẳng định rằng:
- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh tồn tại xã hội. sự quyết định
của tồn tại xã hội là sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội được thể hiện ở con
người và phương thức sản xuất của xã hội loài người.
Tồn tại xã hội có trước, ý thức xã hội có sau: trước tiên xã hội loài người phải tồn tại đã thì mới có ý thức
xã hội của loài người.
- Tồn tại xã hội như thế nào ý thức xã hội như thế ấy. ý thức xã hội được sinh ra từ xã hội loài người mà
xã hội loài người sinh ra từ kết cấu đặc biệt của vật chất. Xã hội loài người tồn tại là do xã hội loài người gắn bó
mật thiết với thế giới tự nhiên. Ý thức xã hội được sinh ra từ xã hội loài người, ý thức xã hội phụ thuộc vào loài
người và điều kiện sống của xã hội loài người, phản ánh trực tiếp và gián tiếp xã hội loài người. Xã hội loài
người có điều kiện vật chất gì thì ý thức xã hội phản ánh như thế. Ý thức xã hội từ xã hội loài người mà ra, phản

42
ánh mọi hoạt động của xã hội loài người. Ý thức xã hội và tồn tại xã hội cùng tồn tại trong một chỉnh thể. khi tồn
tại xã hội loài người không còn thì ý thức xã hội cũng không còn.
- Mỗi khi tồn tại xã hội biến đổi thì những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn học,
nghệ thuật ... sớm muộn sẽ biến đổi theo. Khi xã hội loài người có sự thay đổi, đặc biệt là các hoạt động vật chất
thay đổi, điều kiện kinh tế thay đổi, với tư cách là phản ánh tồn tại xã hội nên ý thức xã hội không dừng lại mà
cũng phải thay đổi theo.
Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội :
Ý thức xã hội do tồn tại xã hội quyết định. Nhưng ý thức xã hội không hoàn toàn thụ động, nó có tính
năng động, có tính độc lập tương đối trong sự phát triển của mình .
- Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội biểu hiện ở những mặt dưới đây:
+ Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội . Do sức mạnh của thói quen, tập quán truyền
thống, do những lực lượng xã hội, đảng phái, giai cấp lỗi thời tìm mọi cách duy trì ý thức cũ, chống lại ý thức xã
hội mới tiến bộ hơn. thức lạc hậu ngăn cản sự phát triển của xã hội
+ Tính vượt trước của tư tưởng tiến bộ khoa học . Tư tưởng của con người, nhất là tư tưởng triết học,
khoa học, nghệ thuật có thể đóng vai trò dự báo tương lai, tìm ra được khuynh hướng phát triển chỉ đạo hoạt
động thực tiễn của con người. Ý thức tiến bộ - cách mạng thì thúc đẩy xã hội phát triển,
+ Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội. Những quan điểm và lý luận của mỗi thời đại không
xuất hiện trên mảnh đất trống không, mà được tạo nên trên cơ sở những tài liệu lý luận của các thời đại trước,
tức là có quan hệ kế thừa với ý thức tư tưởng của thời đại trước.
Vì vậy, ở những thời kỳ lịch sử khác nhau nếu chúng ta thấy có những lý luận, quan điểm, tư tưởng xã hội
khác nhau thì đó là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quyết định.
Như vậy, tồn tại xã hội không chỉ quyết định sự hình thành của ý thức xã hội mà còn quyết định cả nội
dung và hình thức biểu hiện của nó. Mỗi yếu tố của tồn tại xã hội có thể được các hình thái ý thức xã hội khác
nhau phản ánh từ các góc độ khác nhau theo những cách thức khác nhau. Tuy nhiên, đến lượt mình, các hình thái
ý thức này cũng sẽ tác động, ảnh hưởng ngược trở lại tồn tại xã hội. Đó chính là tính độc lập tương đối của ỷ
thức xã hội

43
44

You might also like