You are on page 1of 9

lOMoARcPSD|34286117

ASEAN + 3, GMS và khuôn khổ WTO) và song phương (Hợp tác kinh tế thương
mại hai nước Việt – Trung).

2.1.1. Hợp tác khu vực


Xét trong khuôn khổ hợp tác khu vực, các hoạt động kinh tế, thương mại trên
hai hành lang này chịu tác động trực tiếp nhất từ cơ chế hợp tác trong GMS nói
chung và các hiệp định, thỏa thuận mà Việt Nam cam kết với tiểu vùng nói riêng.
Một sự kiện mới đây có ảnh hưởng rất lớn đến các cơ chế chính sách về hợp tác
kinh tế thương mại trong GMS nói chung và các địa phương của Việt Nam nằm trên
2 tuyến hành lang nói riêng, đó là Hội nghị thượng đỉnh GMS 3 thông qua Chương
trình hành động Vientiane phát triển GMS giai đoạn 2008 – 2012 diễn ra ngày 31/3/
2008 tại thủ đô Vientiane (Lào). Với chủ đề: “Nâng cao năng lực cạnh tranh thông
qua tăng cường kết nối”, hội nghị đã tập trung thảo luâ ̣n sâu rô ̣ng về 6 nội dung chính:
 Tăng cường kết nối giao thông;
 Tạo thuận lợi cho thương mại và giao thông tiểu vùng;
 Hợp tác công – tư để tăng cường đầu tư và thương mại;
 Phát triển nguồn nhân lực;
 Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên;
 Hợp tác phát triển GMS.
Các vị Thủ tướng tham dự (thủ tướng Thủ tướng Lào, Campuchia, Myanmar,
Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam) đã điểm lại quá trình hợp tác GMS và đạt được
nhất trí cao về việc tiếp tục tăng cường kết nối, đặc biệt là kết nối giao thông, thông
tin, truyền thông... đi đôi với hoàn thiện thể chế chính sách tạo thuận lợi thúc đẩy
thương mại, đầu tư, du lịch... tại tiểu vùng. Các vị Thủ tướng các nước GMS ký
Tuyên bố chung của Hội nghị, khẳng định lại tầm nhìn và nỗ lực của các nước
nhằm xây dựng một tiểu vùng hội nhập, hài hoà và phát triển thịnh vượng, đánh giá
tiến trình triển khai các chương trình, dự án của GMS và thông qua Chương trình
Hành động Vientiane để phát triển GMS giai đoạn 2008-2012. Theo Kế hoạch Hành
động mới giai đoạn 2008-2012, sáu quốc gia chia sẻ dòng sông Mê-Công cam kết
thực hiện [9]

61

Downloaded by gorgeous whale (yennth1109@ut.edu.vn)


lOMoARcPSD|34286117

 Thúc đẩy việc xây dựng và cải thiện phần còn lại của các tuyến hành lang
giao thông tiểu vùng, bao gồm cả phần giao thông liên kết nối Sinh-ga-po và
Côn-minh;
 Dành nhiều nguồn lực hơn nữa cho việc phát triển hệ thống thông tin liên lạc
nông thôn;
 Triển khai các sáng kiến phát triển năng lượng có thể tái tạo ở khu vực nông
thôn và năng lượng hóa dầu mới;
 Tăng cường các nỗ lực bảo vệ rừng và giảm thiểu rủi ro môi trường;
 Nâng cao việc quản lý bền vững các điểm du lịch sinh thái và văn hóa;
 Triển khai kế hoạch hành động chiến lược mới về hợp tác giáo dục, y tế và
lao động;
 Tăng cường hơn nữa việc phòng tránh và kiểm soát các bệnh dịch truyền
nhiễm tại khu vực biên giới; và
 Hài hòa hóa các thủ tục thương mại và thủ tục tại cửa khẩu
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham luận về nhiều nội dung quan trọng của
hợp tác GMS cũng như các biện pháp để tăng cường thúc đẩy hợp tác GMS hướng
tới một tiểu vùng Mê Kông mở rộng thịnh vượng, phát triển bền vững. Thủ tướng
đặc biệt nhấn mạnh tới hợp tác bảo vệ môi trường trong khai thác tài nguyên thiên
nhiên bao gồm cả nguồn nước sông Mê Kông. Bài phát biểu đề dẫn về “Thuâ ̣n lợi
hóa thương mại và giao thông: Từ hành lang giao thông đến hành lang kinh tế” của
Thủ tướng đã được các đại biểu quan tâm và hoan nghênh. Thủ tướng khẳng định
các nước GMS cần tăng cường hợp tác nhằm biến các hành lang giao thông hiện tại
thành các hành lang kinh tế để đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế gắn với
xóa đói giảm nghèo tại tiểu vùng Mê Kông mở rộng. Trong khuôn khổ chuyến tham
dự GSM 3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến Lễ ký kết các văn kiê ̣n hợp
tác giữa các nước GMS. Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Kế hoạch và
Đầu tư Võ Hồng Phúc đã ký Bản ghi nhớ về phát triển bền vững và cân bằng Hành
lang kinh tế Bắc – Nam và nâng cao hiệu quả tổ chức các Hành lang kinh tế; Thứ
trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên ký Bản ghi nhớ Lộ trình thực hiện
Hiệp định Thương mại điện năng GMS; Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê

62

Downloaded by gorgeous whale (yennth1109@ut.edu.vn)


lOMoARcPSD|34286117

Mạnh Hùng ký Bản ghi nhớ Hành lang Nam Ninh – Hà Nội và cặp cửa khẩu Hữu
Nghị quan - Hữu nghị giữa Trung Quốc và Việt Nam.[25]. Những cam kết trên đã
góp phần vào việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trong tiểu vùng, từ đó
tác động tích cực đến sự phát triển của các tuyến hành lang kinh tế trong đó có NSEC.
Ngày 13/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Nghị định thư số 3 “Tần
suất, khối lượng vận tải, cấp giấy phép và hạn ngạch”, được ký tại Bắc Kinh (Trung
Quốc) ngày 20/3/2007, của Hiệp định giữa các Chính phủ Vương quốc Campuchia,
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Liên bang
Myanmar, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tạo
thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và người qua lại biên giới (Hiệp định GMS).
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Ngoại giao thông báo cho các quốc gia GMS và
các cơ quan liên quan của Việt Nam về việc phê duyệt Nghị định thư nêu trên. [5].
Mục tiêu của nghị định là tạo thuận lợi cho vận tải đường bộ trong khu vực,
trong đó thống nhất dỡ bỏ các rào cản phi vật chất trong lĩnh vực giao thông vận tải
liên quan đến lĩnh vực giấy phép lái xe, bảo hiểm, tính an toàn của phương tiện, các
tiêu chuẩn kỹ thuật, đăng ký, các biển báo và báo hiệu đường bộ.[10]
Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ cũng phê duyệt nội dung Bản ghi nhớ giữa
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa về việc đưa cặp cửa khẩu Hữu Nghị quan Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa và Hữu nghị, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tuyến đường Côn
Minh - Baise - Nam Ninh - Hữu Nghị quan - Lạng Sơn - Hà Nội vào Nghị định thư
số 1 của Hiệp định GMS. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao làm thủ tục đối
ngoại ủy quyền đại diện Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải thay mặt Chính phủ ta ký
Bản ghi nhớ trên với đại diện có thẩm quyền của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

2.1.2. Hợp tác song phương


Xét trong khuôn khổ hợp tác song phương, mối quan hệ hợp tác phát triển Việt
– Trung là tiền đề cho sự vận hành hiệu quả của 2 tuyến hành lang kinh tế.

63

Downloaded by gorgeous whale (yennth1109@ut.edu.vn)


lOMoARcPSD|34286117

 Quan hệ chính trị


Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp
tác cùng có lợi Việt - Trung phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên tất cả các lĩnh
vực, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Đến nay, hai nước đã ký 52 hiệp
định ở cấp nhà nước, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước.
Hai bên đã khai thông đường hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt, tạo
điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hóa và hành khách giữa hai nước. Trao đổi
đoàn ở trung ương và địa phương ngày càng tăng, hàng năm hai bên trao đổi trên
100 đoàn ở cấp lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương, đoàn thể quần chúng, góp
phần tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và mở rộng hợp tác giữa hai nước.
Các cuộc gặp gỡ giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước được duy trì đều đặn hàng
năm. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tháng 2/1999,
lãnh đạo cấp cao hai nước đã xác định phương châm 16 chữ thúc đẩy quan hệ hai
nước trong thế kỷ 21 là: "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài,
hướng tới tương lai". Nhân dịp Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Trung Quốc
tháng 12/2000, hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ
mới, cụ thể hóa phương châm 16 chữ đó thành những biện pháp cụ thể phát triển
quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Hai bên cũng đã thỏa thuận đưa hai nước
trở thành "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".
Trong năm 2006, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã thăm Trung Quốc vào tháng
8; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào thăm Việt Nam tháng 11; Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có hai cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhân dịp
dự Hội nghị ASEM 6 tại Phần Lan vào tháng 9 và dịp dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm
Trung Quốc - ASEAN tại Nam Ninh vào tháng 10.
Bước vào năm 2007, mối quan hệ hữu nghị của 2 quốc gia lại tiếp tục được thắt
chặt bằng các chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
(5/2007), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (4/2007) và Phó Thủ tướng, Bộ
trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm (3/2007). Trong các chuyến thăm, lãnh đạo cấp
cao hai nước nhấn mạnh tình hữu nghị Việt – Trung là tài sản quý báu của hai nước
và nhân dân hai nước, cần được hết sức giữ gìn và không ngừng vun đắp; khẳng

64

Downloaded by gorgeous whale (yennth1109@ut.edu.vn)


lOMoARcPSD|34286117

định sẽ làm hết sức mình để đưa quan hệ đó ngày càng sâu sắc hơn, tin cậy hơn,
cùng ủng hộ lẫn nhau trong sự nghiệp đổi mới, cải cách mở cửa và xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và
trên thế giới.
Quan hệ hợp tác giữa các ngành quan trọng như ngoại giao, quốc phòng, công
an, an ninh của hai nước được tăng cường thêm một bước với việc ký các thỏa
thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (12/2002), hai Bộ Công an (9/2003), hai Bộ
Quốc phòng (10/2003). Việc giao lưu giữa thế hệ trẻ hai nước được tổ chức thường
xuyên với nội dung phong phú, thiết thực. Một số hội thảo lý luận về kinh nghiệm
phát triển đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng Đảng được hai bên coi
trọng và tổ chức đều đặn.
Phía Việt Nam đã lập Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu (1993),
Hongkong (1994). Tháng 5/2004, Việt Nam mở thêm hai Tổng Lãnh sự quán tại
Côn Minh (Vân Nam) và Nam Ninh (Quảng Tây), Trung Quốc. Phía Trung Quốc
lập Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh (1993).
Quan hệ giữa các tỉnh biên giới của hai nước cũng được tăng cường mạnh mẽ,
lãnh đạo thường xuyên thăm viếng lẫn nhau, bàn việc đẩy mạnh hợp tác về kinh tế,
thương mại, đầu tư, du lịch v.v... giữa hai bên cũng như công tác trong việc giữ gìn
trật tự trị an vùng biên giới, góp phần đẩy nhanh tiến trình phân giới cắm mốc biên
giới trên đất liền giữa hai nước. Đặc biệt là đầu tháng 6/2007, Bộ Ngoại giao đã chủ
trì tổ chức đoàn của 7 tỉnh biên giới phía Bắc và thành phố Hải Phòng tiến hành xúc
tiến kinh tế thương mại tại các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông - Trung
Quốc đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp hai bên trong hợp tác kinh tế,
thương mại, du lịch, đầu tư. Trong dịp này, các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt
Nam đã ký Thỏa thuận với Quảng Tây và Vân Nam - Trung Quốc về việc thành lập
Ủy ban/Nhóm công tác liên hợp giữa các tỉnh biên giới hai nước
 Chính sách thương mại
Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết hơn 30 văn bản thoả thuận, trong đó có các
hiệp định tạo hành lang pháp lý cơ bản cho quan hệ thương mại hai nước như Hiệp
định thương mại, Hiệp định mua bán hàng hóa tại vùng biên giới, Hiệp định về

65

Downloaded by gorgeous whale (yennth1109@ut.edu.vn)


lOMoARcPSD|34286117

thành lập Uỷ ban hợp tác kinh tế, Hiệp định thanh toán, các hiệp định về giao thông,
đường sắt, đường bộ, đường hàng không. Các hiệp định này được ký kết cùng với
việc khai thông nhiều cặp cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt-Trung đã tạo thuận lợi
cho các ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước hợp tác trao đổi hàng hóa, mở
ra một thời kỳ mới trong giao lưu kinh tế qua biên giới.
Từ tháng 2/2002, Trung Quốc đã dành cho Việt Nam Quy chế tối huệ quốc về
thuế suất đối với hàng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, tạo thuận lợi cho các
doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng này,
đặc biệt là nhóm hàng nông-lâm-hải sản và thực phẩm chế biến.
Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo hoạt động buôn bán
với Trung Quốc, trong đó có những văn bản quy định riêng về trao đổi hàng hóa
qua biên giới, cho phép một số tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc được thực
hiện một số chính sách ưu đãi tại khu kinh tế cửa khẩu, quyết định bỏ thuế xuất
nhập khẩu tiểu ngạch. Việt Nam cũng có nhiều chính sách khuyến khích xúc tiến
xuất khẩu như chế độ thưởng xuất khẩu, hỗ trợ kinh phí xúc tiến xuất khẩu, cho
phép các đại diện nước ngoài hưởng hoa hồng môi giới xuất khẩu, doanh nghiệp
vay vốn sản xuất hàng xuất khẩu được hưởng mức lãi suất ưu đãi.
Bên cạnh việc tạo hành lang pháp lý thông thoáng, Chính phủ Việt Nam còn
tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp như chủ động đàm phán các
hiệp định và thỏa thuận kinh tế, thương mại đa phương và song phương; kịp thời
đàm phán tháo gỡ những ách tắc và khó khăn về thị trường giữa hai nước; cải tiến
và nâng cao chất lượng hoạt động của các đại diện thương mại ở nước ngoài; hỗ trợ
các doanh nghiệp đi khảo sát thị trường và tham gia hội chợ thương mại ở nước bạn.
Việc tăng thêm các chi nhánh ngân hàng tại các cửa khẩu và áp dụng một số cơ
chế thông thoáng đã thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp hai nước thanh toán qua
ngân hàng trong mậu dịch qua biên giới. Tỷ trọng buôn bán chính ngạch đang ngày
càng chiếm ưu thế so với buôn bán tiểu ngạch, làm giảm đáng kể tình trạng tranh
chấp thương mại, lừa đảo trong buôn bán qua biên giới.
Định hướng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc đến năm
2015 có phương châm là tận dụng tối đa cơ hội từ sự phát triển của Trung Quốc để

66

Downloaded by gorgeous whale (yennth1109@ut.edu.vn)


lOMoARcPSD|34286117

tăng kim ngạch xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, quản lý tốt thương mại biên mậu, xử
lý tốt các vấn đề tranh chấp thương mại, trao đổi thương mại trên cơ sở quan hệ
kinh doanh thương mại bình đẳng theo đúng khuôn khổ WTO. Dưới đây là những
định hướng lớn phát triển thương mại Việt Nam với Trung Quốc trong giai đoạn
đến năm 2015 [6].
Về xuất khẩu: Tận dụng cơ hội từ sự tăng trưởng của Trung Quốc, sự thiếu hụt
về nguyên liệu và một số hàng hoá khác như nông sản, thuỷ sản để tăng cường xuất
khẩu sang thị trường này. Trước hết, phải củng cố và đẩy mạnh xuất khẩu những
mặt hàng chủ lực đang xuất khẩu và đã đứng chân được tại thị trường Trung Quốc.
Từng bước nâng cao chất lượng, tăng hàm lượng chế biến, giảm xuất khẩu thô. Khai
thác tiềm năng xuất khẩu những mặt hàng mới theo hướng đầu tư từ các nguồn vốn
trong nước và vốn FDI. Tận dụng cơ hội của mở cửa thương mại và đầu tư để thu
hút FDI để đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào chuỗi giá trị hàng hoá của khu vực.
Phấn đấu tăng tỉ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu
sang Trung Quốc. Đẩy mạnh hợp tác thương mại theo hướng hợp tác đầu tư với các
doanh nghiệp Trung Quốc. Nghiên cứu xây dựng các điểm tăng trưởng xuất khẩu
mới trong giai đoạn 2007-2015 và xây dựng chương trình ở cấp quốc gia để thực
hiện điểm tăng trưởng xuất khẩu này. Rà soát các chính sách, biện pháp hạn chế,
cản trở xuất khẩu để có phương án tháo gỡ tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu.
Trong giai đoạn 2007-2015, dự báo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc
bình quân đạt mức 15, 5%.
Về nhập khẩu: Trong giai đoạn 2007-2015, nhập khẩu của Việt Nam từ thị
trường Trung Quốc vẫn tăng mạnh do mở cửa thương mại và nhu cầu về nguyên
liệu, thiết bị, máy móc của ta vẫn còn lớn. Sẽ có sự chuyển giao công nghệ từ Trung
Quốc sang Việt Nam trong những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da
giày, lắp ráp điện tử. Dự báo, tốc độ tăng nhập khẩu vẫn ở mức cao từ nay cho đến
2015, trong đó giai đoạn 2007-2015 tăng cao hơn. Dự kiến tốc độ tăng trưởng bình
quân khoảng 12%/năm.
Về xử lý nhập siêu: do nhu cầu của Việt Nam về nhập khẩu các loại hàng hoá
từ Trung Quốc còn rất lớn và cùng với việc miễn giảm thuế theo khuôn khổ

67

Downloaded by gorgeous whale (yennth1109@ut.edu.vn)


lOMoARcPSD|34286117

ACFTA, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng mạnh, trong khi xuất khẩu
của Việt Nam tăng có mức độ và các giải pháp hạn chế nhập siêu chưa thể phát huy
tốt hiệu quả thì tình hình nhập siêu từ Trung Quốc giai đoạn 2007-2015 chưa thể có
sự thay đổi lớn thậm chí còn tăng đến 2015. Tuy nhiên việc nhập siêu từ Trung
Quốc phải có cái nhìn tổng thể và dài hạn. Nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn
này là điều kiện để tăng xuất khẩu ở thị trường khác. Như vậy, Việt Nam có thể đặt
vấn đề là không để nhập siêu từ Trung Quốc tăng quá mức.
Về phát triển mậu dịch biên giới: Phấn đấu đến năm 2010, tiến tới lành mạnh
hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động của biên mậu Việt – Trung để góp phần phát
triển kinh tế, thương mại của các tỉnh giáp biên giới Việt – Trung. Phấn đấu xây
dựng các trung tâm hàng hoá tại các tỉnh giáp biên giới Việt Trung để phục vụ cho
hoạt động xuất nhập của cả nước qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Cần xây
dựng cơ chế điều tiết, quản lý biên mậu linh hoạt, hiệu quả từ trung ương đến địa
phương. Phát huy tối đa lợi thế về địa lý và điều kiện tự nhiên biên giới với Trung
Quốc để phát triển hoạt động biên mậu giữa hai nước. Phát triển biên mậu Việt
Trung theo hướng văn minh, hiện đại, góp phần chống buôn lậu, đồng thời kết hợp
với bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội khu vực
biên giới.
Về phát triển thương mại dịch vụ: Thương mại dịch vụ sẽ phát triển nhanh,
có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Thương mại dịch vụ giai đoạn 2007-2015 sẽ
phát triển mạnh hơn so với thương mại hàng hoá. Trong nhóm dịch vụ thương mại
thì dịch vụ vận tải, kho ngoại quan và cảng biển sẽ phát triển rất nhanh, đặc biệt là
sau 2010. Dự báo, hàng quá cảnh của Trung Quốc qua cảng Hải Phòng có thể sẽ lên
tới 1 triệu tấn vào năm 2010 và 5 triệu tấn vào năm 2015.
Về phát triển cơ sở hạ tầng thương mại: Tăng cường hợp tác xây dựng cơ sở
hạ tầng cho hoạt động thương mại như đường giao thông, các khu kinh tế cửa khẩu,
nâng cấp các cảng chu chuyển. Đẩy mạnh hợp tác về ngân hàng, thanh toán, kết cấu
hạ tầng về thông tin. Đầu tư cho công tác hải quan, kiểm định hàng hoá xuất nhập
khẩu. Hai quốc gia cũng đã hợp tác phát triển các khu kinh tế, khu thương mại tự do
ở khu vực cửa khẩu để thu hút đầu tư cũng như đẩy mạnh hoạt động thương mại ở

68

Downloaded by gorgeous whale (yennth1109@ut.edu.vn)


lOMoARcPSD|34286117

khu vực này, điển hình có thể kể đến” Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, khu kinh tế
cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn).
Nhìn chung, Việt Nam đang thay đổi khung chính sách theo hướng mở hơn rất
nhiều để có thể hội nhập sâu hơn nữa vào NSEC nói riêng và thế giới nói chung.
Các thủ tục hành chính điều chỉnh hoạt động ngoại thương vốn từ lâu là trở ngại lớn
đối với các dooanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu, thì nay cũng đã dần dần được đơn giản hoá để hài hoà với khung
chinh sách chung của những hợp tác khu vực, hợp tác toàn cầu mà Việt Nam tham
gia. Quá trình này không phải một sớm một chiều là có thể hoàn thiện, tuy nhiên
cho đến thời điểm hiện tại, với những mối quan hệ mà Việt Nam nắm giữ, những
cam kết khu vực, song phương, đa phương mà Việt Nam đã kí kết ngày càng nhiều,
là cơ sở để chúng ta có thể hi vọng vào một hệ thống pháp luật thông thoáng, tạo
điều kiện thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá với khu vực và thế giới.

2.2. Cơ chế chính sách của các địa phương


2.2.1. Tỉnh Lào Cai
Lào Cai có vị trí địa kinh tế đặc biệt trên Hành lang kinh tế Côn Minh - Lào
Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đây là tâm điểm tuyến giao thông Côn Minh – Hải
Phòng, với lợi thế vận tải đa phương thức, gồm cả đường bộ, đường sắt, đường
sông. Cách Thủ đô Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ, Lào
Cai có diện tích tự nhiên là 6383,9 km 2, có 8 huyện, 1 thành phố, 164 xã, phường,
thị trấn. Dân số năm 2007 khoảng 589,5 nghìn người, mật độ dân số trung bình là
92 người/km2 với 25 dân tộc, các dân tộc thiểu số chiếm 64%. Kinh tế Lào Cai phát
triển nhanh và ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2001 – 2005) đạt
12%/năm; cơ cấu kinh tế theo GDP: Nông lâm nghiệp chiếm 34,5% – Công nghiệp
và xây dựng chiếm 25,5% – Dịch vụ chiệm 40%, GDP bình quân đầu người đạt 330
USD. Tài nguyên thiên nhiên của Lào Cai khá đồi dào và phong phú.
Nhận thức được vai trò, vị trí là cầu nối của Hành lang Côn Minh - Lào Cai -
Hà Nội - Hải Phòng, thời gian qua tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam đã thiết lập mối
quan hệ hợp tác toàn diện, thiết thực, đem lại lợi ích cho nhân dân hai nước Việt - Trung.

69

Downloaded by gorgeous whale (yennth1109@ut.edu.vn)

You might also like