You are on page 1of 8

HỌ TÊN HỌC SINH: ……………………………………………. LỚP: …………………..

ÔN TẬP HỌC KỲ 1 - VẬT LÍ 9


A. LÝ THUYẾT:
Câu 1.
a) Nêu mối liên hệ giữa cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn và hiệu điện thế giữa hai đầu dây
dẫn đó.

CĐDĐ chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với HĐT đặt vào 2 đầu dây dẫn đó.
b) Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế.
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế là một đường thẳng đi qua gốc
tọa độ (U = 0, I = 0).
Câu 2.
a) Điện trở của dây dẫn biểu thị tính chất gì của dây dẫn?
Điện trở của dây dẫn biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.

b) Kí hiệu. Đơn vị.

Kí hiệu: R. Đơn vị: Ôm (Ω )


c) Công thức tính điện trở.

Công thức xác định điện trở dây dẫn:


Trong đó: I là cường độ dòng điện (A)
U là hiệu điện thế (V)
R là điện trở của dây dẫn (Ω ).
d) Cách xác định điện trở của vật dẫn bằng vôn kế và ampe kế

Lập mạch điện như hình vẽ:


+ Ampe kế đo cường độ dòng điện I qua R.
+ Vôn kế đo hiệu điện thế U của R.

+ Xác định R bằng công thức:


Câu 3. Phát biểu và viết công thức biểu diễn định luật Ôm?
- Phát biểu định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu
dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn.
U
U =I . R R=
- Công thức: => ; I

1
Trong đó: I là cường độ dòng điện (A); U là hiệu điện thế (V); R là điện trở của dây dẫn (Ω ).
Câu 4.
Đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp Đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song

I = I1 = I2 = ....= In I = I1 + I2 +.... + In
U = U1 + U2 + .....+ Un U = U1 = U2 = …= Un
1 1 1 1
= + +. .. . ..+
R td R 1 R2 Rn
R tđ = R1 + R2 +......+ Rn
R 1 . R2
2 điện trở song song: Rtđ =
R 1+ R 2
I1 R2
I 2 = R1

Câu 5.
a) Điện trở của dây dẫn phụ thuộc các yếu tố nào? Viết công thức biểu diễn sự phụ thuộc đó.
- Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài ℓ của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ
thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.
l
- Công thức: R=ρ
S
Trong đó: ℓ là chiều dài (m); S là tiết diện (m2); ρ là điện trở suất (Ω m)
- Một chất dẫn điện càng tốt (cản trở dòng điện càng ít) khi điện trở suất của chất đó càng nhỏ.
b) Chú ý:
2
d
Diện tích hình tròn: S = π. r2 hay S = π .
4
Chu vi hình tròn: C =2. π.r = πd
1mm= 10-3m; 1cm= 10-2m; 1dm= 10-1m
1mm2= 10-6m2; 1cm2= 10-4 m2; 1dm2= 10-2 m2
Câu 6. Biến trở
a). Biến trở là gì? Công dụng?
Biến trở là điện trở có thể thay đổi được trị số và sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
b) Trên một biến trở con chạy ghi (50  - 1 A) có ý nghĩa gì?
+ 50  là điện trở lớn nhất của biến trở.
+ 1 A là cường độ dòng điện lớn nhất được phép qua biến trở.
Câu 7. Công suất
a) Công suất định mức của dụng cụ dùng điện:
Số oát (W) ghi trên một dụng cụ dùng điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công
suất tiêu thụ điện của dụng cụ này khi nó hoạt động bình thường.
b) Công thức tính công suất:
Công suất điện của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng
điện qua đoạn mạch đó: P = UI
Trong đó: P là công suất(W); U là hiệu điện thế (V); I là cường độ dòng điện (A).

2
c) Đèn có ghi (220V-75W) cho biết gì?
Khi đèn được mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 220 V thì đèn hoạt động bình thường và công suất điện
của đèn bằng 75 W.
Câu 8. Điện năng
a) Vì sao nói dòng điện có mang năng lượng? Nêu hai ví dụ minh họa.
Dòng điện có năng lượng vì nó có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng. Năng lượng của dòng điện
được gọi là điện năng.
Ví dụ:
- Dòng điện qua bếp điện làm bếp điện nóng lên (cung cấp nhiệt lượng).
- Dòng điện qua quạt điện làm cánh quạt điện quay (thực hiện công).
b) Điện năng là gì? Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào? Nêu ví dụ minh họa.
* Điện năng là năng lượng của dòng điện.
* Điện năng có thể chuyển hóa thành nhiệt năng: dòng điện qua bếp điện, bàn là….
Điện năng có thể chuyển hóa thành quang năng: dòng điện qua các đèn
Điện năng có thể chuyển hóa thành cơ năng: dòng điện qua quạt điện, máy bơm nước
c) Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là gì? Công thức. Ghi rõ tên và đơn vị các đại lượng
có trong công thức.
* Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng chuyển hóa thành các dạng
năng lượng khác trong đoạn mạch đó.
* Công thức: A = Pt = UIt
Trong đó: P: công suất (W)
t : thời gian dòng điện chạy qua (s)
A: công do dòng điện sản ra (J, Ws)
* Đơn vị thường dùng của điện năng tiêu thụ là kWh
1 kWh = 3 600 000J
d) Điện năng sử dụng được đo bằng công tơ điện. Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết lượng điện năng đã
sử dụng là 1 kilôoát giờ (kW.h).
e) Hiệu suất sử dụng điện năng là tỉ số giữa phần năng lượng có ích và năng lượng toàn phần

H=
Câu 9. Phát biểu và viết công thức biểu diễn định luật Jun – Lenxơ.
a) Phát biểu định luật Jun – Lenxơ:
Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng
điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
b) Công thức :
Q = I2.R.t
Trong đó : I là cường độ dòng điện (A)
R là điện trở ( ).
t là thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn (s)
Q là nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn trong thời gian (J)
1 Jun = 0,24 calo ; 1 calo = 4,18 Jun
Câu 10. Nam châm
a) Nam châm nào cũng có hai từ cực. Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc (N) còn cực kia
luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam (S).

3
b) Tương tác giữa hai nam châm: các cực từ cùng tên đẩy nhau, các cực từ khác tên hút nhau.
Câu 11: Từ Trường là gì? Cách nhận biết từ trường.
a)Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường. Từ trường có khả năng
tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong từ trường.
b) Để nhận biết từ trường người ta dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử).
Câu 12. Từ phổ là gì? Chiều của đường sức từ.
a) Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ. Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạc sắt lên tấm nhựa
trong rồi gõ nhẹ.
b) Các đường sức từ có chiều nhất định. Ở bên ngoài thanh nam châm chúng là những đường cong đi ra từ
cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.

Câu 13.
Tên đại lượng Ki hiệu Công thức Đơn vị Dụng cụ đo
Cường độ dòng điện

Hiệu điện thế

Điện trở
Điện năng tiêu thụ của các dụng
cụ dùng điện trong hộ gia đình
(Công của dòng điện)
Công suất
Nhiệt lượng

B. BÀI TẬP:
I. Bài tập vận dụng:
Bài 1. Để làm một biến trở có điện trở lớn nhất là 30Ω bằng dây dẫn nikêlin có điện trở suất là ρ =
0,4. 10-6 Ωm và có tíết diện đều là 0,5mm2 .Tính chiều dài dây dẫn?
Bài 2. Một dây dẫn đồng chất có điện trở suất 0,6.10 -8 m, tiết diện đều là 0,1mm2, chiều dài là 5m.
Tính điện trở của dây dẫn?
Bài 3. Để làm một biến trở có điện trở lớn nhất là 30, bằng dây dẫn Nikêlin có điện trở suất
= 0,4.10-6m và dây có chiều dài tối đa là 37,5m. Cần chọn dây có tiết diện phù hợp là bao
nhiêu?
Bài 4. Trên bóng đèn điện có ghi 220V – 75W. Cho biết công suất định mức và cường độ dòng điện
định mức và điện trở của bóng đèn ?
Bài 5. Một bóng đèn có ghi 220V- 60W được mắc vào hiệu điện thế 220V, đèn được sử dụng trong
thời gian 0,5 giờ. Tính điện trở và điện năng tiêu thụ của bóng đèn ?

4
Bài 6. Trên một bóng đèn có ghi 12 V – 6 W.
a. Giải thích ý nghĩa của các con số ghi trên đèn?
b. Tính điện trở của đèn khi đèn hoạt động bình thường?
II. Bài tập điện từ:
BT1. Một cây kim may đã được từ hóa thành 1 nam châm. Em hãy nêu cách xác định đầu nào của
cây kim là cực từ Bắc, đầu nào là cực từ Nam?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
BT2. Vì sao con ong chỉ bay loanh quanh bông hoa mà không
chạm vào được bông hoa?

BT3. Một thanh nam châm có các cực từ A, B một kim nam châm nằm cân bằng dọc theo một
đường sức từ của thanh nam châm như hình vẽ. Hãy vẽ chiều của đường sức từ này và cho
biết tên của các cực từ A,B.

BT4. Ở hình (H.1) dùng mũi tên chỉ chiều của đường sức từ tại các điểm A, B, C. Hãy xác định các
từ cực của nam châm.

BT5. Hai thanh A và B có hình dạng giống nhau. Cả hai thanh có thể
đều là nam châm hoặc một thanh nam châm, một thanh sắt, thanh nam châm có cực từ ở hai đầu
thanh. Không sử dụng vật nào khác, hãy nêu cách xác định chúng đều là nam châm hay có một
thanh sắt..
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

BT6. Xác định tên các cực từ trong các hình sau:

5
BT7. Vẽ chiều của đường sức từ của thanh nam châm trong các hình sau:

BT8. Xác định tên các cực của nam châm khi biết chiều của các đường sức từ trong các hình sau.

III. Bài tập tổng hợp:


Bài 1. Cho hai điện trở R1 = 10 , R2 = 30 được mắc nối tiếp với nhau vào hiệu điện thế không
đổi 12V.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b. Tính công suất của đoạn mạch.
Bài 2. Giữa hai điểm có hiệu điện thế không đổi 12V, người ta mắc song song hai điện trở R 1 = 40
và R2=60.
a. Tính điện trở tương đương của R1 và R2.
b. Tính cường độ dòng điện qua R1 và R2.
Bài 3. Giữa hai điểm A và B của mạch điện có hai điện trở R 1 = 30 Ω và R2 = 20 Ω mắc nối tiếp.
Hiệu điện thế giữa 2 điểm A và B luôn luôn không đổi bằng 12V .
a. Tính cường độ dòng điện qua R1 và R2
b. Tính nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở R1 trong 2 phút.

6
Bài 4. Giữa hai điểm A, B của mạch điện có hiệu điện thế luôn không đổi, bằng 12 V. Người ta mắc
song song hai điện trở R1 = 60  và R2 = 40 .
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và cường độ dòng điện qua mạch chính.
b. Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB.
c. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
Bài 5. Giữa hai điểm A, B của một mạch điện có hiệu điện thế 24 V không đổi, người ta mắc hai
điện trở R1= 16  và R2 = 48  song song nhau. Điện trở các dây nối trong mạch điện không đáng
kể.
a. Tìm điện trở tương đương của đoạn mạch.
b. Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở và qua mạch chính.
c. Tìm nhiệt lượng tỏa ra trên đoạn mạch trong 2h.
Bài 6. Một đoạn mạch gồm hai dây dẫn có điện trở R 1= 30 Ω, R2 = 20 Ω mắc nối tiếp. Hiệu điện thế
giữa hai đầu đoạn mạch luôn luôn không đổi bằng 12V.
a. Tính cường độ dòng điện qua đoạn mạch và qua mỗi điện trở?
b. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở và công suất của dòng điện trong mạch?
c. Tính nhiệt lượng tỏa ra ở R2 trong thời gian 1 phút
Bài 7. Giữa hai điểm A, B có hiệu địên thế không đổi U, người ta mắc song song hai điện trở R 1 
30 và R2  60 . Cường độ dòng điện trong mạch chính là 6A.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và cường độ dòng điện qua các mạch rẽ.
b. Tính công suất điện của đoạn mạch AB và nhiệt lượng tỏa ra của điện rở R1 trong 40 phút.
Bài 8. Giữa hai điểm A và B của một đoạn mạch có điện trở mắc nối tiếp R 1 = 15Ω, R2 = 10Ω. Hiệu
điện thế giữa hai điểm A và B luôn không đổi là 12V.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
b. Tính nhiệt lượng tỏa ra của toàn mạch trong 20 phút.
c. Mắc thêm điện trở R3 song song với R 1. Biết công suất tiêu thụ của R2 gấp 2 lần công suất tiêu thụ
của R1 và R3. Tính điện trở R3.

NỘI DUNG CÂU HỎI ĐIỀN KHUYẾT


1. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với …… …… đặt vào hai đầu dây và … ………
với điện trở của dây
2. Đo cường độ dòng điện bằng …… …… và đo hiệu điện thế bằng …… ……
3. Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp, cường độ dòng điện có giá trị … ……… tại mọi
điểm.
4. Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song, hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch có giá trị
…… …… hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ.
5. Điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một vật liệu thì tỉ lệ thuận với …
……… của mỗi dây.
6. Điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng một vật liệu thì … ……… với
tiết diện của mỗi dây.
7. Điện trở suất của vật liệu càng ….. … thì vật liệu đó dẫn điện càng ……………

7
8. ………………..…… là điện trở có thể thay đổi được trị số.
9. Nói điện trở suất của đồng là 1,7.10 -8 Ωm có nghĩa một đoạn dây đồng hình trụ, có chiều dài 1m,
tiết diện 1m2 thì có trị số điện trở là ………
10. Số ……………. ghi trên một dụng cụ điện cho biết công suất điện của dụng cụ điện này khi nó
hoạt động bình thường.
11. Công suất điện của một đoạn mạch được tính bằng ……….. của hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn
mạch và cường độ dòng điện qua nó.
12. 1MW = ……… W.
1kW.h= … ……………
1J= ……………. kW.h
13. Công tơ điện là dụng cụ đo ………… tiêu thụ.
Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết lượng điện năng tiêu thụ là …… ………………
14. Khi quạt điện hoạt động thì điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và ……………..
15. Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua … … ……………. với bình phương
cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua
16. Để tiết kiệm điện, ta cần sử dụng các thiết bị điện có …..………phù hợp và chỉ sử dụng chúng
trong thời gian cần thiết.
17. Dây dẫn nối với phích cắm điện gồm ruột là dây điện bằng đồng được bọc 1 lớp nhựa và ngoài
cùng là 1 lớp các sợi vải đan vào nhau. Tác dụng của lớp sợi vải này là ……………….
18. Khi đặt 2 cực của 2 thanh nam châm lại gần nhau, các cực cùng tên thì ……………….., các cực
khác tên thì …… ……………….
19. Người ta dùng la bàn để xác định………………….. …………
20. Nam châm có 2 từ cực là: ……………………. …………
21. Người ta dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử) để nhận biết …… ………………………..
22. Hình ảnh mô tả các đường sức từ gọi là ………………………
23. Có thể thu được từ phổ bằng cách … ……………….. lên tấm nhựa đặt trong từ trường rồi gõ
nhẹ.
24. Các đường sức từ có chiều nhất định. Ở bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường cong
đi ra từ cực ……..……., đi vào từ cực …… ……..của nam châm
25. Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một…………... Từ trường có
khả năng tác dụng ………… ..lên kim nam châm đặt trong từ trường.
26. Để nhận biết từ trường người ta dùng …………………..
27. …………… là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ. Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc
………… lên tấm nhựa trong rồi gõ nhẹ.
28. Các đường sức từ có chiều nhất định. Ở bên ngoài thanh nam châm chúng là những đường cong
đi ra từ …………….., đi vào ……………….. của nam châm.

You might also like