You are on page 1of 6

CHƯƠNG 4 CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG GIAI ĐOẠN
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

4.1 Kết luận


Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (Fourth Industrial Revolution - FIR)
hay còn gọi là Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang và sẽ là một xu thế
lớn, tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, từng khu vực và toàn
cầu.

Xác định tầm quan trọng của cuộc CMCN 4.0, Nghị quyết số 34/NQ-CP
ngày 07/4/2017 của Chính phủ khẳng định: “Cuộc cách mạng công nghiệp
(CMCN) lần thứ 4 là xu hướng phát triển dựa trên nền tảng số hóa và kết nối, có
quy mô tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, làm thay đổi
phương thức và lực lượng sản xuất trong tương lai, có thể mang lại cho Việt Nam
nhiều cơ hội để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời cũng đưa đến
thách thức đối với quá trình phát triển. Việt Nam cần chủ động có định hướng,
giải pháp thiết thực để nắm bắt cơ hội, giảm thiểu các tác động tiêu cực của cuộc
CMCN lần thứ 4...”. Đặc điểm của cuộc CMCN này là các hệ thống vật lý trong
không gian ảo, Internet kết nối vạn vật (Internet of Thing - IoT) và Internet của các
dịch vụ (Internet of Services - IoS), với ý tưởng là gắn kết thế giới ảo (mạng) và
thế giới thực (máy móc). Ngày 01/3/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định số 252/QĐ-TTg về “Phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán
Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, với mục tiêu “đảm bảo thị trường hoạt động hiệu
quả và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế”.
Cuộc CMCN 4.0 sẽ tác động rất lớn đến thị trường chứng khoán Việt Nam, không
chỉ trong giai đoạn 2020, mà còn có ảnh hưởng lâu dài trong tương lai. Thị trường
chứng khoán sẽ được tiếp sức phát triển khi các doanh nghiệp niêm yết đón nhận
nhanh chóng làn sóng công nghệ mới để tạo ra năng lực cạnh tranh vượt trội so với
các doanh nghiệp khác. Ngược lại, thị trường chứng khoán sẽ là nơi huy động vốn
để phát triển kinh tế nói chung và đầu tư vào khoa học công nghệ nói riêng, thúc
đẩy cuộc CMCN 4.0 diễn ra mãnh mẽ, bùng nổ hơn.

Thêm vào đó, nguồn nhân lực của thị trường chứng khoán còn thiếu về số
lượng và yếu về chất lượng khi so với tiêu chuẩn quốc tế. Mặc dù hệ thống công
nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu được chú trọng đầu tư hơn, song vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển và hội nhập của thị trường chứng khoán, bởi các ứng dụng
chỉ mới được xây dựng ở mức cơ bản, vẫn còn phải đối mặt với rủi ro bảo mật, an
toàn, an ninh mạng.

Kỳ vọng ngành chứng khoán vươn lên mạnh mẽ, đưa thị trường chứng
khoán Việt Nam sớm nâng hạng thành thị trường mới nổi, có chất lượng và năng
lực cạnh tranh cao mang tầm vóc khu vực, toàn cầu, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu
các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện tốt 7 nhiệm vụ giải pháp. Trong đó,
cần yêu cầu sớm hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách cho việc phát triển đồng bộ
thị trường tài chính-tiền tệ nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.

Sau 20 năm hình thành, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự phát
triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào sự phát triển
kinh tế - xã hội đất nước. Với ý nghĩa lớn hơn về mặt tư duy phát triển, sự phát
triển của thị trường chứng khoán Việt Nam đã khẳng định quan điểm, chủ trương
đúng đắn về đổi mới, cải cách mở cửa của Đảng đã khởi xướng, dẫn dắt từ năm
1986 đến nay. Điều này cho thấy, một mặt thị trường chứng khoán có vai trò dẫn
dắt, thúc đẩy, khơi thông nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, mặt
khác THỊ trường chứng khoán cần được phát triển, quản lý trên nền tảng, yêu cầu
thực tiễn phát triển của nền kinh tế. Đây cũng là kết quả thực tiễn tại nhiều quốc
gia, đặc biệt tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển sau như Việt Nam.
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được trình bày ở các phần
trên , những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân những ảnh hưởng của cách mạng
công nghiệp 4.0 với bối cảnh nền kinh tế toàn cầu 10 năm tới diễn biến phức tạp và
dưới những tác động mạnh của các nền tảng công nghệ mới; đồng thời với các yêu
cần tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, mang tính bền vững; nâng
cao sức cạnh tranh và sức chịu đựng của nền kinh tế; tăng cường tính minh bạch,
đổi mới sáng tạo thì cần đặc biệt coi trọng vai trò, vị trí và tiếp tục đổi mới, phát
triển thị trường chứng khoán Việt Nam theo hướng bền vững, phát triển về chiều
sâu, trở thành kênh huy động vốn chủ yếu trong nền kinh tế.

4.2 Chính sách và kiến nghị nhằm phát triển thị trường chứng khoán
Việt Nam trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0.
4.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán và
nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ phục vụ hoạt động của thị trường chứng
khoán
Thực hiện tái cấu trúc mô hình tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán.
Ngày 07/01/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/QĐ-TTg về
việc phê duyệt Đề án thành lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, theo đó việc
thành lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - con trên
cơ sở sắp xếp lại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, hệ thống giao dịch và hệ thống đăng
ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán từng bước được hiện đại hóa, cho
phép rút ngắn thời gian thanh toán, cắt giảm và đơn giản hóa các thủ tục đăng ký,
lưu ký chứng khoán, đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán. Thời gian thanh
toán giao dịch trên thị trường chứng khoán cơ sở đã giảm từ T+3 xuống T+2. Cơ
chế bù trừ đối tác trung tâm đã được triển khai từ tháng 8/2017 cho thị trường
chứng khoán phái sinh, đảm bảo hoạt động bù trừ, thanh toán thông suốt cho thị
trường này. Việc chuyển chức năng thanh toán tiền giao dịch TPCP sang Ngân
hàng Nhà nước được triển khai từ tháng 8/2017 đã đáp ứng yêu cầu về an toàn
thanh toán trên thị trường TPCP.
4.2.2. Nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường
Các văn bản hướng dẫn về tổ chức hoạt động của các tổ chức kinh doanh
chứng khoán, hướng dẫn nghiệp vụ đã được chú trọng hoàn thiện
Việc hoàn thiện các văn bản hướng dẫn các tổ chức kinh doanh chứng khoán
và nghiệp vụ đã góp phần đổi mới mô hình hoạt động, cải thiện an toàn tài chính,
hiệu quả kinh doanh và minh bạch tài chính của các tổ chức kinh doanh chứng
khoán. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu an toàn tài chính và hướng dẫn chế độ kế toán áp
dụng cho công ty chứng khoán được ban hành, tạo hành lang pháp lý để công ty
chứng khoán tiếp cận dần với việc xác định giá trị hợp lý nhằm phản ánh sát thực
trạng tài chính.
Chất lượng hoạt động và quản trị công ty của các định chế trung gian thị
trường được cải thiện
Các công ty này cũng từng bước tiến hành việc nâng cao năng lực tài chính
thông qua nguồn vốn bổ sung từ các cổ đông mới. Bên cạnh đó, một số công ty
chứng khoán đã có sự chuyển đổi, đa dạng hóa hoạt động như tham gia cung cấp
dịch vụ trên thị trường phái sinh, thu xếp nguồn, tư vấn sell-side, tư vấn và bảo
lãnh phát hành trái phiếu. Một số công ty chứng khoán nhỏ bắt đầu tập trung vào
các phân khúc khách hàng có thế mạnh và có kế hoạch ứng dụng fintech vào hoạt
động cung cấp dịch vụ tư vấn và môi giới.
Đối với khối các công ty quản lý quỹ, đặc biệt là tại các công ty có vốn góp
của các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, đã tiếp cận
nhanh và thực hiện việc quản trị công ty, quản trị rủi ro theo quy định của pháp
luật, cũng như tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp theo thông lệ quốc
tế.
4.2.3. Tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế
thực thi của cơ quan quản lý nhà nước
Các chính sách quản lý thị trường chứng khoán đã thể hiện mục tiêu tăng
cường tính công khai minh bạch thông tin, như tăng cường quản trị công ty; tăng
cường nghĩa vụ công bố thông tin, áp dụng các chuẩn mực quốc tế và khuyến cáo
của Tổ chức quốc tế về Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) trên cơ sở hệ thống kế toán
- kiểm toán có chất lượng. Cơ chế giám sát thị trường chứng khoán đã được thiết
lập đảm bảo thông lệ quốc tế. Công tác thanh tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực
chứng khoán và thị trường chứng khoán ngày càng được tăng cường. Việc tổ chức
thanh tra chuyên ngành chứng khoán tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã được
chấp thuận nhằm đảm bảo thực thi các chức năng quản lý, giám sát, thanh tra và
cưỡng chế thực thi theo các tiêu chuẩn của IOSCO và mục tiêu, giải pháp tại Chiến
lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2011 - 2020.
Quy chế phối hợp với các bộ, ngành liên quan về quản lý, giám sát chặt chẽ
thị trường tài chính đã được ban hành và triển khai hiệu quả. Công tác phòng ngừa,
phát hiện, điều tra làm rõ và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán cũng
ngày càng chặt chẽ, qua đó góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật
trong lĩnh vực chứng khoán. Chế tài xử phạt cũng đã được nâng lên nhằm tăng tính
răn đe đối với các hành vi vi phạm trên thị trường. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ
quản lý, giám sát, thanh tra có đủ trình độ, năng lực cùng với việc hoàn thiện các
dự án công nghệ thông tin đã hỗ trợ và nâng cao hiệu quả cho công tác thanh tra,
giám sát thị trường chứng khoán.
4.2.4. Tăng cường hợp tác quốc tế
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tham gia ký kết trở thành thành viên
chính thức ở cấp độ cao nhất của IOSCO; tích cực tham gia vào các hoạt động,
sáng kiến trong khuôn khổ diễn đàn các thị trường vốn ASEAN (ACMF), Hội nghị
các Cơ quan quản lý Khu vực Mekong (MCMC). Đồng thời thực hiện các cam kết
WTO trong việc mở cửa thị trường tài chính; tham gia đàm phán ký kết TPP và ký
kết biên bản ghi nhớ với các quốc gia khu vực châu Âu; thực hiện liên kết các sở
giao dịch chứng khoán trong nước với các sở giao dịch chứng khoán khu vực; tăng
cường triển khai các chương trình hợp tác song phương với các cơ quan của Nhật
Bản, Đức, Anh, Hàn Quốc, Úc nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành thị
trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.Theo Tạp chí Chứng khoán 6/2017, (16/07/2017), Cách mạng công nghiệp
lần thứ 4 và sự tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam
2.Phạm Hồng Sơn, Tạp chí Kinh tế tài chính Việt Nam số 1, (23/02/2021),
Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán
Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020

You might also like