You are on page 1of 2

Đại hội Đại biểu toàn Quốc lần thứ VI

Bối cảnh lịch sử:


_Diễn ra từ ngày 15/12 – 18/12 năm 1986, cuộc cách mạng kh-kt đang phát triển mạnh,
xu thế đối thoại đang dần thay thế xu thế đối đầu.
_Đất nước ta khi ấy đang vị các đế quốc, thế lực thù địch bao vây cấm vận, lương thực
thực phẩm, hàng tiêu dùng khan hiếm, lạm phát tăng cao.
Các nhận nhức mới:
Nhận thức những sai lầm: Trên cơ sở dám nhìn thẳng vào sự thật, Đảng đã nhận thức
được những sai lầm trong đường lối chính sách.
1. Việc đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và bước đi đã có nhiều thiếu sót do
chưa nhận thức đầy đủ rằng thời kỳ quá độ lên cnxh là một quá trình ls lâu dài,
gian khổ. Đảng đã đẩy mạnh mục tiêu công nghiệp trong 5 năm hóa khi chưa đủ
tài lực, dẫn đến đầu tư nhiều nhưng thu lại ít. Mặt khác, Đảng cũng chậm đổi mới
cơ chế quản lý nền kt đã lỗi thời, vẫn còn nóng vội, bảo thủ và thiếu kiên quyết.
2. Về bố trí cơ cấu kinh tế chỉ xuất phát từ mong muốn đi nhanh, không tính tới đk
và khả năng thực tế. Trong 5 năm từ 76 – 80, Đảng đã đề ra những chỉ tiêu và kế
hoạch quá cao mà không coi trọng đúng mức việc khôi phục và sắp xếp lại nền
kte, chỉ tập trung vào các công trình quy mô lớn, công nghiệp nặng mà chưa giải
quyết được vấn đề cơ bản cốt lõi là vấn đề lương thực, thực phẩm, phát triển sản
xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
3. Về cải tạo xhcn, củng cố qhsx, sd các tp kinh tế nóng vội, muốn xóa bỏ các
thành phần kinh tế liên quan đến tư bản, nhanh chóng muốn biến kinh tế tư bản tư
nhân thành quốc doanh. Đồng thời ta chưa tập chung vào điểm mạnh của từng
ngành mà chỉ lo làm hợp tác xã tràn lan, mang tính “chạy chỉ tiêu” đã khiến nền
kte đi sai hướng.
4. Về cơ chế quản lý kinh tế: Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp về cơ bản vẫn
chưa bị xóa bỏ, các chính sách lỗi thời chưa dc thay đổi, một số cơ chế quản lý
còn chắp vá và chưa đồng bộ với nhau.
5. Về phân phối và lưu thông: Dù đã tập trung nghiên cứu nhưng vẫn chưa mang
lại hiệu quả. Vấn đề giá, lương, tiền được giải quyết một cách sai lầm, thiếu biện
pháp đúng đắn.
Từ những nhận thức sai lầm, Đảng đã mạnh dạn kiểm điểm và đề ra những mục
tiêu cơ bản cụ thể về kinh tế, xã hội:
1. Bố trí lại sx và điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư
2. Xây dựng và củng cố quan hệ sx cnxh, sử dụng và cải tạo đúng đắn các tp
kinh tế: Vận dụng quan niệm của chủ nghĩa Mác Lênin: “Nền kinh tế có nhiều
thành phần là một đặc trưng ở thời kì quá độ.”
Ở nước ta, nền kinh tế gồm các thành phần:
 Kinh tế xhcn bao gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể cùng với bộ
phận ktế gia đình gắn liền với thành phần đó.
 Các thành phần khác: kt tiểu sx hàng hóa (thợ thủ công, nông dân cá thể,
người buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể); kinh tế tư bản tư nhân, kinh
tế tư bản nhà nc.
3. Đổi mới cơ chế quản lý nền kt
Phương hướng mới là tập trung xóa bỏ chế độ quan liêu, bao cấp; tập trung xây
dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và trình độ phát triển của nền kt
Các đặc trưng của cơ chế mới: Tính kế hoạch; sử dụng đúng đắn quan hệ hàng
hóa tiền hệ; phải được quản lý bằng các phương pháp kinh tế là chủ yếu  Thực
chất của cơ chế mới là cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh
doanh xhcn, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ
 Thực hiện tập trung dân chủ trong ql kte
 Đổi mới kế hoạch hóa
 Sử dụng tốt các đòn bẩy kinh tế
4. Phát huy mạnh mẽ động lực kh-kt
5. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kt đối ngoại

Kết luận: Có thể thấy, sau giai đoạn khó khăn, Đảng đã dũng cảm, nghiêm túc nhìn vào
thực tiễn và rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, trong đó bước ngoặt lớn nhất là
thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, không nóng vội xóa bỏ chúng để vội
đạt được mục đích là đạt được nền kinh tế xhcn. Từ đó, Đảng từng bước thay đổi chính
sách của mình, xóa bỏ chế độ quan liêu bao cấp, tập trung xây dựng cơ chế mới, ban hành
những chính sách quản lí phù hợp với tài lực và vị thế của đất nước, hướng đến một sự
phát triển bền vững và ổn định qua từng bước.

You might also like