You are on page 1of 88

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

MÔN HỌC: NGHIÊN CỨU MARKETING

Đề tài: Những điểm ưu việt của ví điện tử MoMo ảnh hưởng


thế nào đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo tại các điểm
bán lẻ của Gen Z tại thành phố Hồ Chí Minh

Giảng viên hướng dẫn: Đinh Tiên Minh


Mã lớp học phần: 23D1MAR50301706
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 4

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023


Danh sách thành viên
Nguyễn Thùy Dung 31211022447 dungnguyen.31211022447@st.ueh.edu.vn

Nguyễn Hiếu Hằng 31211022931 hangnguyen.31211022931@st.ueh.edu.vn

Lê Minh Hiếu 31211024318 hieule.31211024318@st.ueh.edu.vn

Phan Thế Nghĩa 31211024666 nghiaphan.31211024666@st.ueh.edu.vn

Lâm Thị Ngọc Thanh 31211026413 thanhlam.31211026413@ st.ueh.edu.vn


Lời cam đoan
Nhóm xin cam đoan bài nghiên cứu "Những điểm ưu việt của ví điện tử MoMo ảnh hưởng
thế nào đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo tại các điểm bán lẻ của Gen Z tại Thành Phố Hồ
Chí Minh" là công trình nhóm tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của thầy Đinh Tiên Minh. Các
số liệu được nhóm tự thu thập và xử lý, các tài liệu tham khảo được nhóm ghi rõ nguồn trích dẫn
đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo. Các kết quả nghiên cứu là khách quan, chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Lời cảm ơn
Để hoàn thành được bài nghiên cứu này, nhóm em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Đinh
Tiên Minh – Trưởng bộ môn Marketing cũng như là giảng viên hướng dẫn trực tiếp của nhóm
em đã tận tình hướng dẫn thực hiện trong suốt quá trình của môn học Marketing Resreach.

Nhóm em xin chân thành cảm ơn quý thầy Hồ Xuân Hướng đã tận tình giúp đỡ trong nghiên
cứu này. Chân thành cảm ơn các quý thầy cô trong khoa Kinh Doanh Quốc Tế - Marketing, Đại
học UEH đã truyền đạt kiến thức cho nhóm em. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình
học tập không chỉ là nền tảng cho qua trình nghiên cứu khoa học mà còn là hành trang quý báu
cho nhóm em trong tương lai.

Nhóm xin chân thành cảm ơn chị Trần Nguyễn Nhật Hoàng, chuyên gia phân tích nghiên
cứu tại MoMo và chị Linh Vương, chuyên gia điều hành nghiên cứu tại MoMo, đã tham gia
phỏng vấn và đưa ra những đánh giá, nhận xét để bài nghiên cứu của nhóm trở nên thuận lợi hơn
trong việc nghiên cứu. Chân thành cảm ơn các anh chị và các bạn trong và ngoài trường UEH ở
nhiều độ tuổi đã tham gia phỏng vấn, đưa ra ý kiến của cá nhân giúp cho bài nghiên cứu thu thập
thêm thông tin khách quan hơn.

Vì thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên bài nghiên cứu không thể tránh khỏi thiếu sót, rất
mong nhận được sự góp ý của thầy hướng dẫn để nhóm có thể rút kinh nghiệm và hoàn thành
nghiên cứu tốt hơn. Cảm ơn thầy đã hỗ trợ nhóm trong suốt quá trình nghiên cứu.

Cuối cùng nhóm em xin kính chúc quý thầy cô, các anh chị và các bạn đã hỗ trợ bài nghiên
cứu của nhóm em luôn dồi dào sức khỏe và thành công trên con đường sự nghiệp và học tập.
Nhóm xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ ĐỀ TÀI...........................................................2
1.1 Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................................2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................................4
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát......................................................................................4
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể............................................................................................4
1.3 Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................................5
1.4 Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................5
1.5 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................6
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính................................................................................6
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng.............................................................................7
1.6 Tóm tắt chương 1..................................................................................................................7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU......................................8
2.1 Cơ sở lý thuyết......................................................................................................................8
2.1.1 Ý định sử dụng (Intention To Use)................................................................................8
2.1.2 Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)...................................................8
2.2 Phát triển giả thuyết..............................................................................................................8
2.2.1 Tốc độ giao dịch (Transaction Speed)........................................................................9
2.2.2 Độ phủ (Availability).................................................................................................9
2.2.3 Độ bảo mật (Security)..............................................................................................10
2.2.4 Khuyến mại (Promotion)..........................................................................................10
2.3 Các bài nghiên cứu liên quan..............................................................................................10
2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất...............................................................................................15
2.5 Tóm tắt chương 2................................................................................................................16
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH...............................................17
3.1 Quy trình nghiên cứu..........................................................................................................17
3.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................20
3.2.1. Nghiên cứu định tính..................................................................................................20
3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng..................................................................................24
3.3.1 Thiết kế nghiên cứu định lượng...................................................................................24
3.4 Bảng câu hỏi định lượng.....................................................................................................28
3.5 Điều tra sơ bộ đánh giá thang đo.....................................................................................30
3.5.1 Đánh giá sơ bộ độ tin cậy thang đo..........................................................................30
3.5.2 Đánh giá sơ bộ giá trị thang đo.................................................................................32
3.6 Tóm tắt chương 3................................................................................................................35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG......................................................36
4.1 Đặc điểm của đối tượng khảo sát.......................................................................................36
4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo và giá trị thang đo...............................................................38
4.2.1. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo...............................................38
4.3. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng mô hình hồi quy tuyến tính bội (MLR)..................43
4.3.1. Kiểm định hệ số tương quan.......................................................................................43
4.4 Thảo luận so với các nghiên cứu trước...............................................................................46
4.5. Tóm tắt chương 4...............................................................................................................48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT................................................................................49
5.1 Tóm tắt chính kết quả nghiên cứu.......................................................................................49
5.2 Đóng góp của nghiên cứu...................................................................................................50
5.3 Đề xuất................................................................................................................................52
5.3.1 Gợi ý cho các điểm bán lẻ............................................................................................52
5.3.2 Gợi ý cho các nhà quản trị...........................................................................................53
5.4. Xu hướng phát triển của ngành bán lẻ tại Việt Nam trong bối cảnh kĩ thuật số................53
5.5 Hạn chế của bài nghiên cứu................................................................................................54
KẾT LUẬN..................................................................................................................................56
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................................57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................58
PHỤ LỤC.....................................................................................................................................62
PHỤ LỤC 1: Danh sách câu hỏi định tính cho chuyên gia và phỏng vấn nhóm......................62
PHỤ LỤC 2: Danh sách đáp viên định tính..............................................................................64
PHỤ LỤC 3: Bảng câu hỏi định lượng chính thức dùng khảo sát............................................65
PHỤ LỤC 4: Các bảng số liệu phân tích SPSS........................................................................67
Kết quả phân tích điều tra sơ bộ...........................................................................................67
Kết quả phân tích nhân tố khám phá (efa)............................................................................71
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội..............................................................................74
Kết quả kiểm định hệ số tương quan....................................................................................76
Minh chứng thu thập dữ liệu.....................................................................................................78
Kết quả đạo văn..........................................................................................................................78
Đánh giá làm việc nhóm.............................................................................................................79

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1 Lý do bạn nên chọn siêu ứng dụng MoMo.........................................................................3
Hình 2 Tình hình ngành bán lẻ trong niên khóa 2020 – 2022........................................................4
Hình 3 Mô hình nghiên cứu..........................................................................................................15

DANH MỤC BẢNG


Chương 2
Bảng 2.1 Bảng tóm tắt các bài nghiên cứu liên quan....................................................................10
Chương 3
Bảng 3.1........................................................................................................................................16
Bảng 3.2 Bảng thang đo biến Tốc độ giao dịch trước và sau chỉnh sửa.......................................20
Bảng 3.3 Bảng thang đo biến Độ phủ trước và sau chỉnh sửa......................................................20
Bảng 3.4 Bảng thang đo biến Độ bảo mật trước và sau chỉnh sửa...............................................21
Bảng 3. 5 Bảng thang đo biến Khuyến mại trước và sau chỉnh sửa.............................................22
Bảng 3.6 Bảng thang đo sửa đổi biến EU thành ITU...................................................................22
Bảng 3.7 Bảng số lượng đáp viên cần thu thập (theo giới tính, độ tuổi)......................................25
Bảng 3.8 Bảng phương pháp tiếp cận mẫu trực tiếp.....................................................................25
Bảng 3.9 Bảng phương pháp tiếp cận mẫu trực tiếp.....................................................................26
Bảng 3.10 Bảng câu hỏi định lượng chính thức...........................................................................26
Bảng 3.11 Bảng kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha (điều tra sơ bộ).......................................30
Bảng 3.12 Kết quả đánh giá giá trị các thang đo của biến quan sát (điều tra sơ bộ)....................30
Bảng 3.13 Bảng tóm tắt kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) (điều tra sơ bộ)..................31
Bảng 3.14 Kết quả đánh giá giá trị các thang đo của biến phụ thuộc (điều tra sơ bộ).................32
Bảng 3.15 Bảng ma trận xoay Ý định sử dụng (điều tra sơ bộ)....................................................32
Chương 4
Bảng 4.1 Thống kê mẫu nghiên cứu định lượng chính thức.........................................................34
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha...........................................................................35
Bảng 4.3 Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA).....................................................37
Bảng 4.4 Kết quả đánh giá giá trị thang đo “Ý định sử dụng”.....................................................38
Bảng 4.5 Bảng kết.........................................................................................................................39
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định hệ số tương quan giữa các biến.......................................................41
Bảng 4.7 kết quả chạy hồi quy tuyến tính tuyến tính bội.............................................................42
TÓM TẮT
Ví điện tử đang là một xu hướng về phương thức thanh toán tiện lợi, dễ dàng mà người tiêu
dùng lựa chọn. Các giao dịch thanh toán, mua bán được thực hiện một cách trực tuyến ngay cả ở
những điểm bán lẻ. Bài nghiên cứu này nhằm tìm ra "Những điểm ưu việt của ví điện tử MoMo
sẽ ảnh hưởng thế nào đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo tại các điểm bán lẻ của Gen Z tại
Thành Phố Hồ Chí Minh" trên cơ sở đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện ví điện tử phù hợp
dành cho người dùng. Nghiên cứu dựa trên mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT,
thông qua phương pháp nghiên cứu định tính từ 370 mẫu thu được dựa trên bảng câu hỏi.
Nghiên cứu cho thấy Tốc độ giao dịch, Độ phủ, Khuyến mại, Độ bảo mật là những điểm ưu việt
ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo của Gen Z tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng nhân tố quan trọng nhất từ mô hình UTAUT ảnh hưởng đến ý
định sử dụng ví điện tử MoMo là Độ bảo mật. Vì thế MoMo có thể xem xét và nâng cao mức độ
bảo mật và phát triển hiệu quả ví điện tử ở góc độ của người dùng để càng mở rộng sự phổ biến
của ví điện tử MoMo.

1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự kiện đại dịch Covid - 19 chính là cột mốc quan trọng, tạo tiền đề cho sự phát triển vượt
bậc về ngành thương mại điện tử tại Việt Nam. Tình hình kinh tế nước ta hiện nay đang trong
giai đoạn phục hồi hậu Covid -19, thương mại điện tử hiện là một trong những lĩnh vực tiên
phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt doanh nghiệp chuyển đổi số.
Theo như báo cáo Digital payment users in Vietnam 2017 - 2025, cập nhật năm 2023, có khoảng
57,6 triệu người dùng thương mại kỹ thuật số tại Việt Nam. Đến năm 2027, Statista Digital
Market Outlook dự đoán rằng số lượng người dùng trong phân khúc này sẽ tăng lên 79,3 triệu
(Published by Statista Research Department and 21, n.d.). Đây là một số liệu tốt để ta có thể tin
rằng số lượng và chất lượng người tiêu dùng sử dụng thanh toán ví điện tử có dấu hiệu tăng
đáng kể.
Ví điện tử là một dạng thẻ điện tử có thể được sử dụng để thực hiện các giao dịch trực tuyến
bằng máy tính hoặc điện thoại thông minh. Nó hoạt động tương tự như thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi
nợ. Đối với các giao dịch, ví điện tử phải được liên kết với tài khoản ngân hàng hợp lệ ( Kumar
et al, 2019) Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường thanh toán ví điện tử tại Việt Nam nổi bật
nhất có thể kể đến như: Ví điện tử MoMo, Shopee Pay, VNPay, VTC Pay, Viettel Money
(Reputa, 2022) Ví điện tử MoMo là một siêu ứng dụng toàn cầu tại Việt Nam. Hệ sinh thái phủ
khắp 63 tỉnh thành, hơn 50.000 đối tác, 140.000 điểm chấp nhận thanh toán và hợp tác trực tiếp
với hơn 70 đối tác ngân hàng, tổ chức tài chính, công ty bảo hiểm… Với hệ sinh thái đa dạng và
phong phú các tiện ích hàng đầu thị trường, MoMo đáp ứng mọi nhu cầu sống cho người dùng
Việt Nam ngay trên siêu ứng dụng của mình: Chuyển/Nhận tiền, Tiết kiệm, Vay nhanh, Đặt vé
du lịch - du lịch, Mua vé xem phim, Đổ xăng, Mua sắm điện tử, Thanh toán tiện ích hàng ngày,
Siêu thị, Ăn uống, Thanh toán học phí - viện phí - dịch vụ công (MoMo, 2023)
Số liệu thống kê Asean Plus cho thấy mức độ nhận diện đầu tiên TOM của người dùng ví
điện tử về ví điện tử MoMo là 73%. Theo như nghiên cứu của Allied Market Research thị
trường thanh toán di động tại Việt Nam có thể cán mốc 2,732 tỷ USD vào năm 2027. Năm 2022,
Ví điện tử MoMo đạt vị trí đứng nhất trong bảng xếp hạng: “ Công ty thanh toán điện tử năm
2022” (Reputa, 2022). Đồng thời, ví điện tử MoMo cũng được đánh giá là ứng dụng ví điện tử
có số người sử dụng nhiều nhất (31 triệu người tiêu dùng) (MoMo, 2023). Vậy ví điện tử MoMo
có gì đặc biệt mà khiến nhiều người tiêu dùng sử dụng đến vậy? Trong một bài báo cáo của ví
điện tử MoMo đã đưa ra một vài lý do mà người tiêu dùng nên sử dụng ví điện tử MoMo: Tốc
độ giao dịch, Thanh toán được ở nhiều điểm bán lẻ, Bảo mật, Khuyến mại,.. (MoMo, 2022)

2
Hình 1 Lý do bạn nên chọn siêu ứng dụng MoMo

Về thị trường ngành bán lẻ, theo như TS. Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Danh dự, Hiệp hội
các nhà bán lẻ Việt Nam, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho biết: Việt
Nam luôn luôn được các tổ chức thế giới đánh giá là một trong các thị trường bán lẻ sôi nổi và
hấp dẫn đầu tư nhất thế giới ( Bộ Công Thương, 2022). Trong báo cáo của Bộ Công Thương về
“ đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn 2021 – 2030”, các tổ chức như UNIDO, WB,
INCENTRA,...đánh giá thị trường Việt Nam đang được mở rộng, xếp thứ 3 trong khu vực
ASEAN (sau Thái Lan và Indonesia) về quy mô quán lẻ (Bộ Công Thương, 2023). Ngành bán lẻ
phát triển mạnh mẽ và là ngành tăng trưởng cao (trung bình 11,5%/năm) (ngoài năm 2021 do tác
động của Covid-19 ngành bán lẻ sẽ giảm 0,21% so với năm trước). Tỷ trọng tổng mức bán lẻ
hàng hóa trong GDP tăng từ 55,24% năm 2011 lên 78,88% năm 2020 và đóng góp giá trị gia
tăng vào GDP (từ 8,5% năm 2011 lên 11,7% năm 2020). Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Cùng với những con số ấn tượng,
ngành dịch vụ bán lẻ cũng có nhiều nỗ lực và đạt nhiều kết quả trong quá trình phát triển thương
hiệu hàng Việt với niềm tự hào “Tự hào hàng Việt”, tỷ trọng hàng Việt trên hệ thống phân phối -
bán lẻ luôn đạt trên 80% ( Bộ Công Thương, 2022).
Nhằm hướng Việt Nam trên con đường nền kinh tế số, ví điện tử MoMo đã triển khai các
giải pháp giúp cho SMEs (small and medium enterprise) tiếp cận với thanh toán kỹ thuật số dễ
dàng hơn (MoMo, 2021). Sau 2 năm đại dịch Covid-19, tính đến tháng 9/2022 tình hình ngành
bán lẻ tại Việt Nam đã có xu hướng khởi sắc. Theo như khảo sát của Vietnam Report (tháng
8/2022) tổng số doanh nghiệp bán lẻ đạt được hiệu quả vượt mức những năm trước đại dịch là
53,8%. (Report, 2022)
3
Hình 2 Tình hình ngành bán lẻ trong niên khóa 2020 – 2022

Bên cạnh đó, theo như số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2022 (Tổng cục Thống
kê, 2023), Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa tháng 1/2023 đạt 544,8 nghìn tỷ đồng
tăng 5,2% so với tháng trước và tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Đây là dấu hiệu cho thấy
ngành bán lẻ đang phục hồi trở lại sau đại dịch Covid-19. Deloitte Việt Nam có một bài báo cáo
về ngành bán lẻ tại Việt Nam (5/2022) cho thấy một vài xu hướng chuyển đổi sau dịch Covid-19
của thị trường bán lẻ (Deloitte Việt Nam, 2022) một trong số xu hướng đó chính là phương pháp
thanh toán kĩ thuật số. 15.000 nhà bán lẻ đã được khảo sát và cho ra kết quả rằng: thanh toán
không tiền mặt chiếm 73% tổng số giao dịch năm 2021, tăng 9% so với cùng kì năm ngoái.
Phương pháp thanh toán bằng ví điện tử MoMo có vai trò như thế nào đến thị trường bán lẻ tại
Việt Nam trong bối cảnh kỹ thuật số. Bài nghiên cứu này sẽ cho thấy các điểm ưu việt của ví
điện tử MoMo sẽ tác động và ảnh hưởng như thế nào đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo tại
các điểm bán lẻ.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Tìm hiểu, phân tích và xây dựng một mô hình nghiên cứu riêng biệt cho bài nghiên cứu về
các điểm nổi bật, ưu việt của ví điện tử MoMo trong thị trường thanh toán ví điện tử tại Việt
Nam. Đồng thời những điểm ưu việt này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ý định sử dụng ví điện
tử MoMo tại các điểm buôn bán lẻ của người tiêu dùng thuộc thế hệ Z đang sinh sống và làm
việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

4
Một là, nghiên cứu các khái niệm: Tốc độ giao dịch, Độ phủ, Độ bảo mật, Khuyến mại, Ý
định sử dụng và xây dựng chúng thành một mô hình nghiên cứu mới.
Hai là, kiểm định các khái niệm nghiên cứu này có thực sự là điểm ưu việt, nổi bật của
MoMo trong thị trường thanh toán ví điện tử nói chung tại địa bàn Tp.HCM hay không.
Ba là, đối với người tiêu dùng là thế hệ Z (Generation Z) được biết đến là thế hệ lớn lên
cùng với công nghệ kỹ thuật hiện đại thì các điểm ưu việt của ví điện tử MoMo sẽ tác động đến
họ như thế nào khi tham gia mua sắm tại các điểm bán lẻ.
Cuối cùng là, cung cấp các thông tin hữu ích cho nhà quản trị. Thông qua dữ liệu của bài
nghiên cứu, nhà quản trị có thể phân tích và cải thiệt chất lượng, tận dụng ưu điểm của ví điện tử
MoMo để phát triển doanh nghiệp bán lẻ của mình.
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Kiểm định sự nhận thức và tin cậy của người tiêu dùng đang sử dụng dịch vụ thanh toán ví
điện tử MoMo về các khái niệm ưu việt thông qua các câu hỏi như: So với sử dụng tiền mặt,
thanh toán qua ví MoMo giúp tôi hoàn thành giao dịch nhanh chóng hơn? (Tốc độ giao dịch);
Tôi có thể thanh toán bằng ví MoMo tại hầu hết các cửa hàng? (Độ phủ); Tôi tin MoMo là một
ví điện tử sử dụng công nghệ hiện đại và đáng tin cậy? ( Độ bảo mật), Ví điện tử MoMo có
nhiều phần thưởng khi tham gia sử dụng ví điện tử MoMo? (Khuyến mại).
Sự tác động của các khái niệm nghiên cứu đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo tại các điểm
buôn bán lẻ. Thanh toán bằng ví điện tử MoMo nhanh chóng hơn các phương thức khác sẽ ảnh
hưởng tới ý định sử dụng tại các điểm bán lẻ như thế nào? Các chương trình Khuyến mại của ví
điện tử MoMo tại các điểm bán lẻ có thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng ví điện tử hay không?
Người tiêu dùng sẽ ưu tiên chọn nhà bán lẻ có thanh toán bằng ví điện tử MoMo hay nhà bán lẻ
không có thanh toán ví điện tử MoMo? Giao dịch an toàn trên ví điện tử MoMo có phải là
nguyên do khiến cho người tiêu dùng thực hiện thanh toán ví MoMo thường xuyên hơn không?
1.3 Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng phân tích: chính là khái niệm các điểm ưu việt, nổi bật của Ví điện tử MoMo như:
Tốc độ giao dịch, Độ phủ, Độ bảo mật, Khuyến mại. Và sự ảnh hưởng của các điểm ưu việt
này đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo tại các điểm buôn bán lẻ.
 Đối tượng khảo sát: Điều kiện dành cho đối tượng khảo sát là những khách hàng đã và đang
sử dụng ví điện tử MoMo để thanh toán các giao dịch ở các địa điểm buôn bán lẻ tại Thành
phố Hồ Chí Minh. Đồng thời nhóm khách hàng này cũng phải nằm trong thế hệ Gen Z thuộc
khoảng độ tuổi từ 18 tuổi đến 27 tuổi
1.4 Phạm vi nghiên cứu

5
 Về thời gian: Do thời gian có hạn nên bài nghiên cứu được thực hiện từ 28/2/2023 đến ngày
12/3/2023.
 Về không gian: Vì điều kiện có hạn, bài nghiên cứu chủ yếu được khảo sát ở các quận trung
tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, có một phần nhỏ là đáp viên đến từ các vùng ngoại thành
như: Hóc Môn, Bình Chánh,….
 Về đối tượng khảo sát: những khách hàng thuộc thế hệ Z (18 - 26 tuổi) đã và đang sử dụng ví
điện tử MoMo để thanh toán các giao dịch ở các địa điểm buôn bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí
Minh
Tại sao lại chọn nhóm đối tượng Gen Z từ độ tuổi 18 -27 tuổi?
Theo như từ một bài nghiên cứu của Michael Dimock - chủ tịch của Pew Research Center
của Hoa Kì có trụ ở tại Washington, D.C (Michael Dimock, 2019) - Thế hệ Z (được giới hạn
năm 1997 - 2012) ra đời cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại thế kỷ XXI,
điển hình là internet và điện thoại di động. Môi trường công nghệ này gây ra những thay đổi
đáng kể trong hành vi, thái độ và lối sống của giới trẻ. Vì vậy chọn đối tượng thế hệ Z sẽ giúp
mang lại hiệu quả một cách tốt nhất cho bài nghiên cứu.
Cùng với đó, trong năm 2021, báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam VECOM
đưa ra số liệu chỉ ra rằng: nhóm khách hàng có độ tuổi từ 18 đến 35 được đánh giá là có khả
năng sử dụng các sản phẩm công nghệ cao, nhận thức giá trị khi sử dụng ví điện tử của họ
(VECOM, 2021).
Kết hợp nhiều bài nghiên cứu và báo cáo đã nêu trên, phạm vi đối tượng khảo sát dành cho
bài nghiên cứu này là: những khách hàng thuộc thế hệ Z (18 - 27 tuổi) đã và đang sử dụng ví
điện tử MoMo để thanh toán các giao dịch ở các địa điểm buôn bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí
Minh
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu được thực hiện bằng hai phương pháp chính: phương pháp nghiên cứu định
tính và phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định các giả thuyết đề ra và mô hình
nghiên cứu của bài.
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính được triển khai theo quy trình từng bước: (1) Tìm hiều
tài liệu về các điểm ưu việt của ví điện tử MoMo đưa ra khái niệm và lập luận về các biến, (2)
Thảo luận nhóm, xác định mối quan hệ giữa các biến hình thành bộ câu hỏi đầu tiên, (3) Thực
hiện phỏng vấn tập trung một nhóm người tiêu dùng mang tính đại diện cho đối tượng khảo sát
về sự đánh giá của họ đối với các điểm ưu việt, nổi bật khi tham gia thanh toán các giao dịch
bằng ví điện tử MoMo. Buổi phỏng vấn được thực hiện trực tuyến qua nền tảng Google Meet
với sự tham gia của tất cả các thành viên nghiên cứu và một nhóm đáp viên gồm 5 thành viên.
Nhóm đáp viên là người tiêu dùng sử dụng dịch vụ ví điện tử MoMo tại điểm bán lẻ trong độ

6
tuổi từ 18 đến 27 tuổi, đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả từ buổi
phỏng vấn này sẽ được gửi cho 2 chuyên gia thuộc công ty M_service (Công ty sở hữu ví
MoMo), chuyên gia am hiểu về lĩnh vực marketing là giảng viên bộ môn Marketing trực thuộc
Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh để kiểm định lại các câu hỏi có dễ hiếu không, có phù hợp
với bài nghiên cứu hay chưa, (4) Ghi nhận những phê bình, đánh giá và điều chỉnh thang đo cho
phù hợp: kiểm tra tính xác thực, logic của bộ câu hỏi (có thể thay đổi nội dung nếu cần thiết).
Bảng câu hỏi hoàn thiện cuối cùng là cơ sở thiết yếu để lập bảng khảo sát chuẩn cho phương
thức nghiên cứu định lượng chính thức.
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Bộ câu hỏi sau khi xem xét và điều chỉnh qua các chuyên gia sẽ được sử dụng dùng để thu
thập thông tin của đáp viên bằng cách khảo sát trực tuyến thông qua Google Form trên các nền
tảng mạng xã hội, khảo sát trực tiếp đáp viên tại các trung tâm thương mại, quán cà phê,... bằng
cách quét mã QR. Trong quá trình xây dựng và thu thập dữ liệu từ các đáp viên, nhóm nghiên
cứu có tham khảo từ một bài nghiên cứu của (Li-Ya Yan, 2021). Bài khảo sát được sử dụng
thông qua Google Form gồm bốn phần: (1) Phần giới thiệu chung, (2) Phần câu hỏi sàng lọc, (3)
Câu hỏi khảo sát của bài nghiên cứu, (4) Thông tin cá nhân.
Sau khi đã thu thập được đủ số mẫu, nhóm nghiên cứu sẽ kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu
và mô hình nghiên cứu được đề ra thông qua dữ liệu từ bài khảo sát Google Form. Nhóm nghiên
cứu sử dụng phần mềm SPSS 25 để kiểm tra chất lượng và làm sạch dữ liệu theo 2 bước: (1)
kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, (2) phân tích nhân tố khám phá EFA . Phương pháp hồi
quy tuyến tính bội (Multi- Linear Regression - MLR) được áp dụng dựa trên dữ liệu sau khi qua
xử lý nhằm để chỉ ra các biến độc lập sẽ ảnh hưởng đến biến phụ thuộc trong mô hình nghiên
cứu như thế nào.
1.6 Tóm tắt chương 1
Chương một đã khái quát tình hình phát triển vượt bậc của thương mại điện tử giai đoạn sau
đại dịch Covid-19 Việt Nam trong nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thị trường thanh toán ví
điện tử ngày càng trở nên phổ biến và có ảnh hưởng không nhỏ đối với thế hệ Z đặc biệt là
trong ngành bán lẻ. Tuy nhiên thị trường thanh toán ví điện tử lớn như vậy, ví điện tử MoMo có
gì khác biệt hơn hẳn so đối thủ để trở thành ứng dụng có nhiều người sử dụng nhất 2022. Từ đó
hình thành lên lý do thực hiện bài nghiên cứu này. Bên cạnh đó, chương một cũng đã giới thiệu
rõ nét về các nội dung như: mục tiêu nghiên cứu đối tượng nghiên cứu, phạm vi thực hiện bài
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.

7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 2 trình bày về các khái niệm và cơ sở lý thuyết của các yếu tố được sử dụng trong
bài nghiên cứu. Ngoài ra còn có mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), và tổng
quan các bài nghiên cứu liên quan. Dựa trên những nội dung đó, mô hình nghiên cứu cho đề tài
của nhóm được đề xuất.
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Ý định sử dụng (Intention To Use)
Ý định sử dụng mô tả mức độ sẵn sàng sử dụng sản phẩm của khách hàng (Elbeck, 2008).
Venkatesh và Davis (2000) đã mô tả ý định hành vi như mong muốn của một cá nhân để thực
hiện hoặc không thực hiện một số hành vi cụ thể trong tương lai. Ý định hành vi thường được
xem xét để biết được xu hướng ứng dụng công nghệ vào thực tế. Ý định hành vi được xem xét
thông qua mức độ mong muốn của người tiêu dùng trong việc sử dụng hệ thống liên tục, Trong
nghiên cứu này, ý định hành vi đề cập đến ý định sử dụng thanh toán ví điện tử của người tiêu
dùng.
2.1.2 Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)
Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) được phát triển ( Venkatesh và cộng
sự, 2003) nhằm mục đích giải thích ý định sử dụng của người dùng và hành vi tiếp theo của họ.
Mô hình UTAUT được phát triển dựa trên sự kết hợp của 8 mô hình trước đó (TRA, TPB,
TAM, MM, -TPBTAM, MPCU, IDT và SCT). UTAUT đã cô đọng 32 biến được tìm thấy trong
8 mô hình thành bốn tác động chính. Sự kết hợp của biến và các yếu tố kiểm duyệt đã tăng hiệu
quả dự đoán lên 70%, một cải tiến lớn so với tỷ lệ mô hình TAM trước đó. (David et al., 2012,
2012) Mô hình đề xuất rằng 4 yếu tố chính bao gồm (i) Hiệu suất mong đợi (Performance
Expectancy), (ii) Nỗ lực kỳ vọng (Effort Expectancy), (iii) Ảnh hưởng xã hội (Social Influence)
và (iv) Các điều kiện thuận lợi (Facilitating Conditions), đây là những yếu tố quyết định ảnh
hưởng trực tiếp lên Ý định hành vi (Behavioral Intention), và sau cùng ảnh hưởng lên Hành vi
sử dụng (Use Behavior) của người dùng. Mô hình UTAUT được sử dụng và kiểm nghiệm rộng
rãi trong các chủ đề nghiên cứu như toán di động hay ví điện tử (Teng et al., 2021, 2021). Theo
(Ramli và Hamzah , 2021), nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng các lý thuyết để phát triển khung
nghiên cứu của họ liên quan đến ví điện tử và UTAUT là một trong những mô hình thường được
sử dụng nhất. Trong khi có những bài nghiên cứu áp dụng mô hình UTAUT gốc như (Sharinah
Puasa et al, 2021), nhiều nghiên cứu cũng đề xuất thêm các yếu tố khác, thay đổi và mở rộng mô
hình UTAUT ban đầu cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu như ( Karrar Al-Saedi et al, 2020)
2.2 Phát triển giả thuyết
Để xây dựng được một mô hình phù hợp bao gồm tất cả các yếu tố là điểm mạnh của ví
MoMo, nhóm tác giả lựa chọn mô hình UTAUT làm cơ sở lý thuyết để đề xuất mô hình nghiên
cứu của nhóm. Theo thông tin mà nhóm tác giả đã thu thập từ các bài nghiên cứu liên quan trước

8
và về cụ thể trường hợp của ví điện tử MoMo, nhóm đề xuất Tốc độ giao dịch, Độ phủ, Độ bảo
mật và Khuyến mại và bốn yếu tố quan trọng tác động lên ý định sử dụng ví MoMo của Gen Z
tại TP. HCM. Ngoài ra, mô hình UTAUT ban đầu bao gồm thêm bốn yếu tố điều tiết. Tuy nhiên,
để giữ cho nghiên cứu này tương thích với các nghiên cứu trước đó (Gupta và cộng sự, 2019),
chỉ các giả thuyết chính được khám phá và tác động của các yếu tố điều tiết không phải là trọng
tâm của nghiên cứu này.
2.2.1 Tốc độ giao dịch (Transaction Speed)
Tốc độ giao dịch là thời gian cần thiết để bắt đầu thanh toán và xác nhận rằng giao dịch đã
hoàn thành (Schuh and Joanna Stavins, 2015). Thời gian này tính từ thời điểm thanh toán đến
thời điểm nhận thông báo khi khoản thanh toán rời khỏi tài khoản của người trả tiền. Trong
nghiên cứu này, Tốc độ giao dịch đại diện thay cho Kỳ vọng kết quả được thực hiện trong mô
hình UTAUT ban đầu. Kỳ vọng kết quả được thực hiện được định nghĩa là “mức độ mà một cá
nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống sẽ giúp họ có thể đạt được lợi nhuận trong hiệu suất công
việc ( Venkatesh và cộng sự, 2003). Tên yếu tố như vậy không phản ánh cụ thể được điểm mạnh
của ví MoMo giúp tăng hiệu suất của người dùng. Thay vào đó, nhóm tác giả lựa chọn tên yếu
tố là Tốc độ giao dịch.
Tại những cửa hàng chấp nhận hình thức thanh toán thông qua ví MoMo, thu ngân chỉ cần
1-2 giây để nhận được thanh toán từ khách hàng. Điều này dẫn đến việc hoàn thành giao dịch
nhanh chóng và tiết kiệm thời gian cho người dùng. Do đó, giả thuyết H1 được đề xuất.
H1: Tốc độ giao dịch ảnh hưởng tích cực đáng kể lên ý định sử dụng
2.2.2 Độ phủ (Availability)
Trong mô hình UTAUT ban đầu, các điều kiện thuận lợi (Facilitating Conditions) được định
nghĩa là “mức độ mà một cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và được tổ chức tồn tại để hỗ
trợ sử dụng hệ thống” ( Venkatesh và cộng sự, 2003). Trong phạm vi bài nghiên cứu này, Độ
phủ muốn đề cập tới số lượng các điểm bán lẻ chấp nhận hình thức thanh toán qua MoMo, chính
là cơ sở hạ tầng kỹ thuật để có thể cho phép sử dụng ví MoMo. Nghiên cứu của (Chen et al,
2019) đã phát hiện ra rằng yếu tố chính trong việc lựa chọn loại hình thanh toán tại điểm bán
bao gồm sự sẵn có của các phương thức thanh toán. Nếu phương thức thanh toán không được
chấp nhận tại điểm bán thì người tiêu dùng phải chọn một thương thức thanh toán khác. Do đó,
nếu điểm bán lẻ chấp thanh toán qua MoMo, điều này giúp MoMo trở thành một hình thức
thanh toán để người mua cân hàng nhắc sử dụng. Vì vậy, để cụ thể và phù hợp hơn cho bài
nghiên cứu, Độ phủ được nhóm tác giả thêm vào mô hình nghiên cứu đại diện thay cho yếu tố
Các điều kiện thuận lợi.
Theo khảo sát của Statista, 57% đáp viên đã trả lời rằng lý do họ sử dụng ví MoMo để thanh
toán là vì nó được chấp nhận tại các cửa hàng và nền tảng. Theo công bố của (MoMo, 2022),
hiện nay, trên cả nước có hơn 140 000 điểm chấp nhận thanh toán, có mặt trên 59 tỉnh thành trên
cả nước. Do đó, giả thuyết H2 được đề xuất:
9
H2: Độ phủ có tác động tích cực đáng kể lên ý định sử dụng
2.2.3 Độ bảo mật (Security)
Nhận thức về sự tín nhiệm (Perceived Trust) được định nghĩa là sự sẵn sàng của một bên để
giao phó các hoạt động của các bên khác với niềm tin rằng bên kia sẽ thực hiện một số hành
động nhất định cần thiết cho người được ủy thác, mặc dù người được ủy thác có khả năng giám
sát hoặc kiểm soát các bên khác (Mayer et al., 1995). Đối với việc tiếp nhận công nghệ, Niềm
tin (Trust) là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng (Chatterjee & Bolar, 2018).
Trong trường hợp của thanh toán trực tuyến, bảo mật là yếu tố quan trọng quyết định niềm tin.
So sánh giữa nhóm người sử dụng thanh toán điện tử và nhóm người không sử dụng cho thấy
bảo mật là yếu tố quyết định quan trọng duy nhất đối với người không sử dụng trước khi quyết
định sử dụng dịch vụ trực tuyến (Osman et al, 2017). Vì vậy trong bài nghiên cứu này, nhóm
thêm vào mô hình yếu tố Bảo mật.
Xét về độ bảo mật của ví MoMo, tiền trong MoMo được bảo chứng bởi ngân hàng mà
người tiêu dùng đã liên kết; mỗi bước giao dịch đều được MoMo mã hóa và bảo vệ tức thì; hơn
nữa, MoMo đạt chứng nhận bảo mật toàn cầu PCI DSS cấp độ cao nhất (MoMo, 2023). Do đó,
giả thuyết H3 được đề xuất:
H3: Bảo mật ảnh hưởng tích cực đáng kể lên ý định sử dụng
2.2.4 Khuyến mại (Promotion)
Khuyến mại đề cập đến một kỹ thuật công cụ ngắn hạn được sử dụng để thúc đẩy người tiêu
dùng hoặc người bán về quy trình mua hàng và tăng tỷ suất lợi nhuận (Kotler, 2010). Bên cạnh
đó, khuyến mại có thể ảnh hưởng đến tâm lý hành vi của người tiêu dùng như một lợi ích gia
tăng mang lại cho họ, nhờ đó tạo ra những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng (Yusuf,
2010). Khuyến mại mang nghĩa là “khuyến khích mua hàng hoá, dịch vụ”, do đó mục đích chính
của khuyến mại là kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy người tiêu dùng mua và mua nhiều hơn các hàng
hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hoặc phân phối. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng
Khuyến mại ảnh hưởng tích cực lên ý định sử dụng ví điện tử như (Harto, 2022), (Lisdayanti,
2020)
Ví MoMo liên tục có rất nhiều chương trình giảm giá và hoàn tiền thuộc nhiều lĩnh vực như
giáo dục, làm đẹp, tài chính… (MoMo, không ngày tháng). Do đó giả thuyết H4 được đề xuất:
H4: Khuyến mại ảnh hưởng tích cực lên ý định sử dụng
2.3 Các bài nghiên cứu liên quan
Bảng 2.1 Bảng tóm tắt các bài nghiên cứu liên quan
Năm
STT Tên đề tài Tác giả Nội dung tóm tắt
xuất bản

10
1 Aspects that (Harto, 2022 Nghiên cứu này đã sử dụng mô hình
influence 2022) TAM làm mô hình cơ sở và thêm các
interest in yếu tố khác điều chỉnh mô hình ban
using Sakuku đầu cho phù hợp với bối cảnh sử dụng
e-wallet in ví điện tử Sakuku tại làng Babakan.
Babakan Kết luận của nghiên cứu xác định rằng
village Nhận thức sự hữu ích (Perceived
(Harto, 2022) Usefulness), Nhận thức sự dễ sử dụng
(Perceived Ease of Use, Nhận thức tính
bảo mật (Perceived Security), Ảnh
hưởng xã hội (Social Influence) và
Quảng cáo (Promotion) là 6 yếu tố có
tác động lên sự quan tâm đến việc sử
dụng ví điện tử Sakuku. Trong đó, các
biến ảnh hưởng đáng kể nhất đến sự
quan tâm tới việc sử dụng ví điện tử
SAKUKU là nhận thức về tính hữu ích,
bảo mật và Khuyến mại.

2 Developing a (Al-Saedi, 2020 Nghiên cứu này là một nỗ lực trong


general K., Al- việc mở rộng mô hình UTAUT để hiểu
extended Emran, hơn về sự chấp nhận thanh toán di
UTAUT M., động. Theo đó, 3 yếu tố Hiệu suất kỳ
model for M- Ramayah, vọng, Nỗ lực kỳ vọng và Ảnh hưởng
payment T., & xã hội trong mô hình UTAUT ban đầu
adoption Abusham, được giữ nguyên. Tác giả đã đề xuất
E., 2020) thêm 4 yếu tố khác cũng tác động lên ý
định sử dụng đó là Perceived Risk (Rủi
ro cảm nhận), Perceived Trust (Nhận
thức về sự tín nhiệm), Perceived Cost
(Chi phí cảm nhận), và Self - Efficacy
(Năng lực bản thân). Nghiên cứu kết
luận rằng ngoài Perceived Risk, tất cả
các biến còn lại đều có tác động tích
cực đáng kể lên ý định sử dụng thanh
toán di động của người dùng.
3 Understandin (Ahmed 2020 Bài nghiên cứu này là một nỗ lực khác
g mobile e- Taher trong kết hợp các lý thuyết nghiên cứu

11
wallet và yếu tố bên ngoài. Về mặt lý thuyết,
consumers’ nghiên cứu này đã sử dụng nhiều “lăng
intentions and kính” khái niệm hóa bằng cách tích
user behavior hợp ba lý thuyết: Lý thuyết về Năng
lực bản thân, Lý thuyết Dòng chảy
(Flow Theory) và UTAUT, để giúp
giải thích cách các biến đã xác định
ảnh hưởng đến ý định hành vi và việc
sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng.
Kết luận của nghiên cứu này cho thấy
ra rằng Hiệu suất mong đợi, Ảnh
hưởng xã hội, Năng lực bản thân, Cảm
nhận về sự thích thú (Perceived
Enjoyment) và Sự hài lòng
(Satisfaction) ảnh hưởng đáng kể đến ý
định hành vi của người tiêu dùng. Hơn
nữa, Các điều kiện thuận lợi và ý định
hành vi ảnh hưởng tích cực đáng kể
đến hành vi sử dụng dịch vụ ví điện tử.
4 Factors (Kriti 2019 Nghiên cứu này mở rộng mô hình
influencing Priya UTAUT, kết hợp thêm yếu tố Cảm
adoption of Gupta, nhận độ tin cậy (Perceived Credibility).
payments Rishi Mục đích chính của nghiên cứu này là
banks by Manrai, mở rộng mô hình UTAUT bằng cách
Indian Utkarsh tích hợp Cảm nhận độ tin cậy để khám
customers: Goel, phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
Extending 2017) sử dụng dịch vụ ngân hàng thanh toán
UTAUT with của khách hàng ở Ấn Độ. Và nghiên
perceived cứu chỉ ra rằng Cảm nhận độ tin cậy là
credibility yếu tố quyết định mạnh nhất trong mô
hình đề xuất. Một cá nhân sẵn sàng
chấp nhận một dịch vụ tài chính mới
hơn khi có sự tín nhiệm đối với nhà
cung cấp dịch vụ và sự đảm bảo trước
các rủi ro về bảo mật và quyền riêng
tư.

5 Consumers’ (Elizabeth 2017 Nghiên cứu sử dụng mô hình TAM để

12
willingness to dự đoán mức độ chấp nhận của người
adopt and use dùng đối với các dịch vụ của ví điện tử
WeChat WeChat tại Châu Phi. Các phát hiện
wallet: an cho thấy, ngoài các cấu trúc trong
empirical TAM, các yếu tố then chốt khác ảnh
study in hưởng đến hành vi của người Nam Phi
South Africa trong việc sử dụng ví WeChat là sự tin
cậy, bảo mật và quyền riêng tư. Điều
này có thể kích thích các cuộc thảo
luận hoặc nghiên cứu sâu hơn trong
tương lai.
6 Factors (Triasesiar 2019 Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng
Influencing ta Nur, về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
the Adoption 2019) hành vi của Thế hệ Z trong việc áp
of Mobile dụng công nghệ thanh toán di động làm
PaymentMeth công cụ mua hàng trực tuyến, sử dụng
od among mô hình UTAUT mở rộng. Nghiên cứu
Generation Z: chỉ ra rằng Hiệu suất mong đợi, Ảnh
the Extended hưởng xã hội, Các điều kiện thuận lợi,
UTAUT Cảm nhận sự thích thú và Niềm tin ảnh
Approach hưởng đáng kể lên ý định hành vi tiếp
nhận các dịch vụ thanh toán di động
của Gen Z
7 Understandin (Anh Tho 2021 Nghiên cứu nhằm khám phá các yếu tố
g behavioral To & Thi chính hình thành ý định hành vi sử
intention to Hong dụng ví di động tại Việt Nam. Phiên
use Minh bản mở rộng của mô hình TAM với
mobilewallets Trinh, Cảm nhận về sự thích thú và Niềm tin
in vietnam: 2021) là nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu
Extending the này. Cảm nhận về tính dễ sử dụng,
tam model Cảm nhận sự hữu ích và Sự thích thú
withtrust and có tác động tích cực và đáng kể đến ý
enjoyment định hành vi sử dụng ví điện tử, trong
khi Niềm tin không có tác động trực
tiếp.
8 Cashless (Yang, M., 2021 Nghiên cứu này khám phá tác động của
Transactions: al Mamun, các yếu tố chính được chọn và 3 yếu tố
A Study on A., điều tiết (Tuổi, Giới tính, Học vấn) lên

13
Intention and ý định sử dụng ví điện tử và việc tiếp
Adoption of nhận ví điện tử của người trưởng thành
e-Wallets bằng cách sử dụng lý thuyết thống nhất
về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ
(UTAUT). Kết luận của nghiên cứu
khẳng định rằng ngoài Các điều kiện
thuận lợi không ảnh hưởng nhiều lên ý
định sử dụng, các yếu tố còn lại là Cảm
nhận về sự hữu ích, Cảm nhận tính dễ
sử dụng, Cảm nhận về sự tin tưởng và
Ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng tích
cực và đáng kể lên ý định sử dụng ví
điện tử của người dùng. Và cuối cùng
là ý định sử dụng có tác động mạnh lên
việc chấp nhận sử dụng việc điện tử.
Ngoài ra, tuổi tác, giới tính và trình độ
học vấn được cho là không có tác động
điều tiết đối với nghiên cứu này theo
quan điểm của UTAUT.
9 Factors (Amit 2018 Nghiên cứu này nhằm mục đích xác
Affecting Shanka định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
Mobile and Biplab chấp nhận thanh toán di động ở Ấn Độ
Payment Datta, bằng cách đề xuất khung khái niệm
Adoption 2018) dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ
Intention: An (TAM). Cụ thể, bốn yếu tố lấy người
Indian dùng làm trung tâm đã được thêm vào
Perspective để đánh giá ý định áp dụng thanh toán
di động ở Ấn Độ bên cạnh các yếu tố
trong mô hình ban đầu. Kết quả cho
thấy rằng Cảm nhận tính dễ sử dụng,
Cảm nhận tính hữu dụng , Niềm tin và
Năng lực bản thân có tác động tích cực
đáng kể đến ý định chấp nhận thanh
toán di động. Tuy nhiên, Chuẩn chủ
quan (Subjective Norms) và Khả năng
đổi mới cá nhân (Personal
Innovativeness) không có tác động
đáng kể đến ý định chấp nhận thanh

14
toán di động.
10 Intention of (Ricardo 2016 Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh
adoption of de Sena giá ý định áp dụng dịch vụ thanh toán
mobile Abrahão, di động trong tương lai từ quan điểm
payment: An Stella của người tiêu dùng điện thoại di động
analysis in the Naomi tại Brazil , dựa trên Lý thuyết thống
light of the Moriguchi nhất về chấp nhận và sử dụng công
Unified , Darly nghệ (UTAUT). Sử dụng mô hình
Theory of Fernando phương trình cấu trúc, kết luận nghiên
Acceptance Andrade , cứu xác định rằng 76% ý định hành vi
and Use of 2016) được giải thích thông qua Hiệu suất
Technology mong đợi, Nỗ lực kỳ vọng, Ảnh hưởng
(UTAUT) xã hội và Nhận thức rủi ro, ngoài ra
yếu tố Chi phí cảm nhận không có ý
nghĩa thống kê.

Trong các bài nghiên cứu về ví điện tử mà nhóm tác giả đã tham khảo trước đó, hai mô hình
TAM và UTAUT được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, mô hình TAM bộc lộ nhiều điểm hạn chế
so với UTAUT (Qasem, 2019) bao gồm TAM tập trung vào công nghệ trong khi bỏ qua các biến
số quan trọng về tâm lý, bối cảnh và quy trình mà có thể ảnh hưởng đến việc chấp nhận công
nghệ. TAM cho rằng các cá nhân đều có lý trí và có thể hình thành ý định sử dụng công nghệ
(Lew và cộng sự, 2020) ( Matemba và Li, 2018). Vì vậy, nhóm lựa chọn sử dụng UTAUT
2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Sau khi đã nghiên cứu và tham khảo nhiều tài liệu và bài nghiên cứu liên quan, chúng em
nhận thấy mô hình UTAUT là phù hợp với đề tài nghiên cứu của nhóm. Nhóm tác giả thực hiện
một số thay đổi trong mô hình ban đầu để phù hợp hơn với trường hợp nghiên cứu về ví MoMo
của nhóm. Bên dưới là mô hình nghiên cứu nhóm đề xuất:

15
Tốc độ giao dịch

Độ phủ

Ý định sử dụng
Độ bảo mật

Khuyến mại

Hình 3 Mô hình nghiên cứu đề xuất


Mô hình gồm 4 giả thuyết được đưa ra:
H1: Tốc độ giao dịch ảnh hưởng tích cực lên ý định sử dụng
H2: Độ phủ có tác động tích cực lên ý định sử dụng
H3: Bảo mật ảnh hưởng tích cực lên ý định sử dụng
H4: Khuyến mại ảnh hưởng tích cực lên ý định sử dụng
2.5 Tóm tắt chương 2
Chương 2 trình bày các khái niệm và đề xuất mô hình nghiên cứu mới bao gồm 4 biến độc
lập là Tốc độ giao dịch, Độ phủ, Độ bảo mật, Khuyến mại, tác động lên 1 biến phụ thuộc là Ý
định sử dụng. Đồng thời, 4 giả thuyết được đưa ra nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng của yếu tố tác
động lên ý định sử dụng.

16
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
Trong chương này, chủ yếu trình bày về quy trình và thiết kế nghiên cứu bào gồm nghiên
cứu định tính và nghiên cứu định lượng
3.1 Quy trình nghiên cứu
Quá trình thực hiện nghiên cứu được mô tả thông qua Bảng 3.1
Bảng 3.1
Phương pháp Địa điểm
Bước Phương pháp thực hiện
nghiên cứu thực hiện
1 Định tính Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm mục đích kết TP.HCM
hợp, tổng kết lý thuyết và thu thập, tham khảo dữ liệu
(trong nước và trên thế giới) để tạo nên thang đo, quy
trình cụ thể bao gồm:
1. Tham khảo, tìm hiểu các tài liệu về các điểm ưu việt
của ví MoMo để từ đó đưa ra những biến ưu việt, và
các khái niệm, lập luận cho biến đó
2. Thảo luận, xác định rõ các mối quan hệ giữa các biến
cũng như các khái niệm trong mô hình để từ đó hình
thành bộ câu hỏi đầu tiên
3. Tạo ra các buổi phỏng vấn bao gồm phỏng vấn các
chuyên gia những người am hiểu về lĩnh vực
Marketing cũng như các chuyên gia nghiên cứu khoa
học, 2 thành viên thuộc công ty M_service (Công ty
sở hữu ví MoMo) và một nhóm đối tượng khảo sát về
mô hình, giả thuyết, bảng câu hỏi
4. Tiếp thu, điều chỉnh (thêm hoặc bớt) những biến đã
có (nếu cần) cũng như chỉnh sửa thang đo, bảng câu
hỏi sau feedback của chuyên gia và nhóm đối tượng
khảo sát đặc biệt về mặt ngữ nghĩa phải rõ ràng trong
từng câu hỏi.
5. Cuối cùng, tổng kết và xây dựng nên bộ thang đo sơ
bộ để phục vụ cho các giai đoạn điều tra sơ bộ cũng
như đánh giá, phân tích để từ đó đưa ra bộ câu hỏi
chính thức.
2 Định lượng Nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm kiểm định

17
thang đo và mô hình thông qua một số lượng mẫu nhỏ để
từ đó đánh giá các thông số cần thiết. Quy trình cụ thể
như sau:
1. Tiến hành khảo sát sơ bộ với số mẫu là 160 mẫu,
nhóm tiến hành đánh giá hệ số tin cậy (Cronchbach’s
alpha) cũng như phân tích hệ số tin cậy (EFA) để
đánh giá mô hình cũng như hiệu chỉnh bộ câu hỏi.
2. Sau khi tổng kết những kết quả đã được đánh giá độ
tin cậy cũng như phân tích nhân tố khám phá, cùng
với việc xem xét, thảo luận, những biến quan sát và
thang đo đạt yêu cầu sẽ được giữ lại và chuẩn bị cho
phần nghiên cứu chính thức và cuối cùng.
3. Quá trình nghiên cứu chính thức sẽ thực hiện bằng
hình thức khảo sát đối tượng là những người trong độ
tuổi Gen Z đang sử dụng ví MoMo tại TP.HCM. Với
cỡ mẫu đc lập luận tối thiểu sẽ là 320. Việc quan
trọng của quá trình này là kiểm định mô hình bằng
hồi quy tuyến tín bội để đánh giá mức độ tác động
khác nhau của từng yếu tố ưu việt quyết định tới yếu
tố ý định sử dụng, từ đó ta sẽ thấy được những điểm
ưu việt của ví MoMo sẽ tác động đến ý định sử dụng
nó như thế nào

18
Mô hình quy trình tiến hành đề tài nghiên cứu

Xác định vấn đề


nghiên cứu

Mục tiêu nghiên


cứu, đối tượng

Cơ sở lý thuyết

Mô Hình nghiên cứu và


thiết kế thang đo

Nghiên cứu định tính (Thảo luận với Nghiên cứu định lượng ( xây dựng
chuyên gia, nhóm đối tượng) điều bảng câu hỏi chính thức và lấy dữ
chỉnh thang đo sơ bộ liệu thông qua khảo sát)

Phân tích dữ liệu:


- Điều tra sơ bộ (n=160)
- Đánh giá độ tin cậy thang đo
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
- Phân tích hồi quy tuyến tính bội
-

Kết quả nghiên cứu và


hàm ý quản trị

19
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Nghiên cứu định tính
3.2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu định tính
Tham khảo, tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên quan từ nguồn trong và ngoài nước để thu
thập thông tin, tìm hiểu và phát hiện ra những vấn đề phát sinh trong nghiên cứu dựa vào đó sửa
đổi, thay thế để xây dựng thang đo sợ bộ trong mô hình. Tóm lại, mục tiêu chính đó là hoàn
thành việc thu thập thông tin, điều chỉnh, thay đổi thang đo sơ bộ của các biến trong mô hình:
tốc độ, độ phủ, độ bảo mật, khuyến mại và ý định sử dụng ví điện tử MoMo tại các điêm bản lẻ.
3.2.1.2. Thiết kế nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được thực hiện hành theo hình thức phỏng vấn bao gồm phỏng vấn các
chuyên gia và 1 nhóm đối tượng khảo sát. Mục đích chính là thu thập thông tin, đánh giá, nhận
xét và góp ý từ các đối tượng về mô hình, giả thuyết và thang đo.
Hai nhóm chuyên gia được nhóm tiếp cận và phỏng vấn đầu tiên là 2 đối tượng là chị Vương
Linh (Research Executive) và chị Nhật Hoàng ( Research Analyst) đều đang làm việc tại công ty
M_Service (Công ty cung cấp dịch vụ ví MoMo), và chuyên gia thứ 2 là thầy Bùi Xuân Hướng
(Giảng viên Marketing môn nghiên cứu Marketing tại trường đại học UEH), cũng như nhóm đối
tượng khảo sát là nhóm người trong độ tuổi 18-27 và theo phỏng vấn thì họ đều thường sử dụng
ví MoMo như một phương thức thanh toán. Cách thức phỏng vấn :
Nhóm đã đặt ra 1 số các câu hỏi phỏng vấn về thông tin cần thiết để phỏng vấn 2 chuyên gia
và 1 số các câu hỏi về thói quen, hành vi cũng như sử dụng câu hỏi từ bảng câu hỏi để phỏng
vấn. Sau khi tiến hành phỏng vấn, thảo luận, và nhận những feedback từ 2 nhóm chuyên gia và
nhóm đáp viên nói trên. Nhóm đã ghi nhận rất nhiều vấn đề và những điểm tốt cũng như những
thiếu sót về thông tin, sai lệch về cách dùng từ ngữ,… Và từ những vấn đề đó, nhóm đã họp thảo
luận và điều chỉnh, sửa đổi và đưa ra bộ thang đo phù hợp nhất với bài đồng thời phù hợp ngôn
từ, văn hoá của đối tượng khảo sát là người Việt Nam.
3.2.1.3. Kết quả nghiên cứu định tính
Thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi được hình thành trên cơ sở lý thuyết, kế thừa
thành tựu từ các bài nghiên cứu liên quan trước đó về những đặc điểm của ví điện tử dẫn đến ý
định sử dụng ví điện tử. Thang đo có 4 biến quan sát và 1 biến phụ thuộc sử dụng thang đo dang
Likert 5 điểm ( 1 – Hoàn toàn không đồng ý đến 5 – Hoàn toàn đồng ý). Bảng dưới đây bao gồm
thang đo gốc và thang đo sau điều chỉnh:

20
Bảng câu hỏi trước chỉnh sửa Bảng câu hỏi sau chỉnh sửa

Bộ câu hỏi mới của biến Tốc độ giao dịch được thừa hưởng từ (Yan, 2021), (Li-Ya Yan, 2021)

Tốc độ giao dịch Tốc độ giao dịch

TS1 Tôi tin rằng việc sử dụng TS1 Tôi tin rằng thanh toán qua ví MoMo
thanh toán MoMo sẽ cải thiện cải thiện tốc độ giao dịch
tốc độ giao dịch

TS2 Sử dụng thanh toán bằng TS2 Sử dụng thanh toán bằng MoMo giúp
MoMo giúp tôi giảm thời gian tôi tiết kiệm thời gian khi mua sắm
mua sắm

TS3 So với các phương thức thanh TS3 So với phương thức thanh toán truyền
toán truyền thống, tôi tin rằng thống, thanh toán qua ví MoMo giúp tôi
các giao dịch sẽ nhanh chóng hoàn thành giao dịch nhanh chóng hơn.
nếu tôi thanh toán thông qua
MoMo

Bảng 3. 2 Bảng thang đo biến Tốc độ giao dịch trước và sau chỉnh sửa

Bộ câu hỏi mới của biến độ phủ được thừa hưởng từ (Jantarakolica, 2021)

Độ phủ Độ phủ

A1 Tôi có thể thanh toán bằng ví A1 Tôi có thể thanh toán bằng ví momo tại
momo tại hầu hết các cửa hàng hầu hết các cửa hàng

A2 Tôi có thể bắt gặp các điểm A2 Tôi có thể thanh toán bằng ví MoMo
bán lẻ chấp nhận thanh toán trong nhiều lĩnh vực khác nhau (thời
bằng ví momo ở rất nhiều nơi trang, đồ ăn, đồ tiêu dùng hằng ngày,... )

21
tại các điểm bán lẻ.

A3 Tôi tin rằng những điểm bán lẻ A3 Tôi có thể dễ dàng tiếp cận với các điểm
mà tôi đến đều chấp nhận bán lẻ có chấp nhận thanh toán bằng ví
thanh toán bằng ví momo MoMo vì chúng ở khắp mọi nơi

Bảng 3.3 Bảng thang đo biến Độ phủ trước và sau chỉnh sửa

Bộ câu hỏi mới của biến độ bảo mật được thừa hưởng từ (Chawla, 2019)

Độ bảo mật Độ bảo mật

GS1 Tôi tin Momo là một công PS1 Tôi tự tin khi thực hiện thanh toán qua
nghệ trưởng thành MoMo

GS2 Tôi tin rằng tiền trong tài PS2 Tôi tin rằng công nghệ bảo mật của
khoản của mình được an toàn, MoMo rất an toàn
không bị mất thông tin tài
chính vào tay kẻ trộm

GS3 Tôi tin rằng thông tin cá nhân PS3 Tôi tin rằng MoMo có khả năng thanh
của tôi an toàn toán an toàn hơn các phương thức thanh
toán truyền thống như thẻ tín dụng và
tiền mặt

GS4 Tôi tin rằng quy trình chuyển PS4 Tôi tin rằng các giao dịch được thực
tiền là an toàn và bảo mật hiện qua ví MoMo là an toàn

GS5 Tôi tin rằng khi phát sinh vấn PS5 Tôi tin rằng khả năng mất tiền khi lưu
đề về bảo mật thanh toán, trữ trong ví MoMo là rất thấp
Momo có thể giải quyết kịp
thời

22
GS6 Tôi tin rằng số dư tài khoản
Momo (không bị ảnh hưởng)
ngay cả khi điện thoại bị mất

GS7 Tôi tin rằng nhà cung cấp


MoMo đáng tin cậy và trung
thực

Bảng 3.4 Bảng thang đo biến Độ bảo mật trước và sau chỉnh sửa

Bộ câu hỏi mới của biến khuyến mại được thừa hưởng từ (Baxi, 2021)

Khuyến mại Khuyến mại

SP1 Nếu không có khuyến mại thì P1 Ví điện tử MoMo có nhiều chương trình
tôi sẽ không dùng Momo hoàn tiền

Ví điện tử MoMo có nhiều chương trình


SP2 Tôi dùng momo vì có khuyến P2 giảm giá.
mại

SP3 Tôi được hưởng ưu đãi khi sử P3 Ví điện tử MoMo có nhiều chương trình
dụng momo Khuyến mại và quà tặng hấp dẫn

P4 Ví điện tử MoMo có nhiều phần thưởng


khi tham gia sử dụng ví MoMo

Bảng 3.5 Bảng thang đo biến Khuyến mại trước và sau chỉnh sửa

Bộ câu hỏi mới của biến ý định sử dụng được thừa hưởng từ (Ariffin, 2021)

Hành vi sử dụng Ý định sử dụng

23
EU Tôi thanh toán bằng ví Momo ITU1 Tôi thanh toán bằng ví điện tử MoMo
1 thường xuyên thường xuyên

EU Tôi thấy trải nghiệm sử dụng ITU2 Tôi hài lòng khi sử dụng ví điện tử
2 ví Momo rất thú vị MoMo

EU Tôi thấy sử dụng ví Momo có ITU3 Tôi sẽ thường xuyên sử dụng ví điện
3 lợi cho tôi tử trong tương lai

ITU4 Tôi sẽ tiếp tục sử dụng ví điện tử


MoMo thường xuyên như bây giờ.

ITU5 Tôi sẽ luôn cố gắng sử dụng ví điện tử


MoMo trong cuộc sống hàng ngày của
mình.

Bảng 3.6 Bảng thang đo sửa đổi biến EU thành ITU

3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng


3.3.1 Thiết kế nghiên cứu định lượng
Mục đích của nghiên cứu định lượng là kiểm định là thu thập các thông tin và dữ liệu dưới
dạng số học, số liệu có tính chất thống kê để có được những thông tin cơ bản, tổng quát về đối
tượng nghiên cứu nhằm phục vụ mục đích thống kê, phân tích; hay nói cách khác là lượng hoá
việc thu thập và phân tích dữ liệu. Vậy nên, quá trình nghiên cứu định lượng sẽ bao gồm 3 phần:
(1) thiết kế số lượng, cách tiếp cận, và chọn lọc mẫu, (2) Thu thập dữ liệu bằng 2 loại thang đo:
Danh nghĩa (dùng để phân loại hoặc nhận diện đối tượng) và Likert (Thang đo chính để đánh giá
độ hài lòng dựa trên câu trả lời theo thứ tự tăng dần về độ đồng ý)
3.3.1.1 Tính toán số mẫu

Để có được kết quả chính xác nhất, việc lấy thông tin phải được thực hiện trên toàn bộ đối
tượng. Tuy nhiên, vì thời gian, chi phí và điều kiện khác bị giới hạn, chỉ có thể thu thập dữ liệu
từ một phần của nhóm này. Dữ liệu từ nhóm nhỏ này được dùng để đại diện cho toàn bộ đối
tượng. Nhóm nhỏ gồm các phần tử đại diện cho tổng thể được gọi là mẫu.

24
Theo Yamane Taro (1967), việc xác định kích thước mẫu được chia làm hai trường hợp:
không biết tổng thể, biết được tổng thể. Đối tượng mà đề tài nghiên cứu là những người trong độ
tuổi từ 18 đến 27, đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh và có sử dụng ví
MoMo để thanh toán tại điểm bán lẻ. Vì không có đủ thông tin về kích thước tổng thể nên bài
nghiên cứu của chúng tôi xác định cỡ mẫu theo phương pháp không biết trước kích thước tổng
thể.

Xác định cỡ mẫu khi không biết kích thước tổng thể dựa trên công thức:
P (1−P)
n = Z2 ×
e2

Trong đó: n: kích thước mẫu cần xác định

p: tỉ lệ ước lượng mẫu n thành công

Z: giá trị tra bảng phân phối Z dựa vào độ tin cậy lựa chọn

e: sai số cho phép

Thông thường, trong các bài nghiên cứu, nếu không biết rõ tỉ lệ p thì lựa chọn p=0.5 để tích
p(1-p) là lớn nhất, điều này đảm bảo an toàn cho kích cỡ mẫu n ước lượng. Ngoài ra, các bài
nghiên cứu cũng lựa chọn mức độ tin cậy là 95%, tương đương với giá trị tra bảng phân phối Z
là Z=1.96 và e=0.05. Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, cân nhắc về nguồn lực và tính khả thi khi
thực hiện lấy mẫu khảo sát, nhóm quyết định nâng mức sai số e lên thành 0.055.

Vậy kích thước mẫu cần đạt được là 318

Vậy theo tính toán của nhóm, cần thu thập được ít nhất 318 mẫu khảo sát để có thể để đại
diện được cho tổng thể đối tượng người trong độ tuổi 18 đến 27 sống tại thành phố Hồ Chí Minh
và có sử dụng ví MoMo tại điểm bán lẻ.
3.3.1.2 Kỹ thuật chọn mẫu
 Độ tuổi:
Với đối tượng khảo sát mà nhóm hướng đến là những người từ 18 đến 26 tuổi, nhóm chia
những người này thành 2 khoảng tuổi như sau:
o Nhóm tuổi từ 18 đến 22: đa số những người nằm trong độ tuổi này đều đang là sinh viên,
còn trong môi trường đại học và đa số vấn đề tài chính còn phụ thuộc vào gia đình.
o Nhóm tuổi từ 23 đến 26: đa số những người nằm trong độ tuổi này đều đã ra trường, đã
đi làm và có công việc riêng,có một nguồn thu nhập hàng tháng và tự chủ hoàn toàn
cuộc sống của bản thân mình.

25
Với mỗi nhóm tuổi, nhóm dư định sẽ thu thập dữ liệu từ 159 đáp viên, tức tỉ lệ đáp viên của
2 nhóm tuổi này bằng nhau và bằng 50%.
 Giới tính
Theo đối tượng khảo sát mà nhóm chọn là Gen Z (11-26) và nhóm cũng đã đưa ra lập
luận về việc nhóm tuổi của đối tượng khảo sát sẽ là (18-26) , thì hiện tại không có số liệu
nào thống kê chính xác, uy tín về dân số theo giới tính trong độ tuổi này, cho nên nhóm sẽ
sử dụng cách tính xấp xỉ tuy không có tính chính xác cao những vẫn mang tính đại diện để
tính số lượng mẫu theo giới tính.
Dựa trên số liệu của (TỔNG CỤC THỐNG KÊ VIỆT NAM, 2019) về dân số và nhà ở
ta có 3 nhóm tuổi 15-19, 20-24, 25-29 mỗi nhóm tuổi chia làm 5 phần. Từ đó, ta có được
những tính toán sau:
o Ta lấy số dân nhóm tuổi 18-19 trong nhóm 15-19 tức 2/5 của nhóm tuổi 15-19, vậy số
nam và nữ trong độ tuổi 18-19 lần lượt là: 334.021 ×2/5 ≈ 133.608 (người) và
322.072 ×2/5 ≈ 128.829 (người)
o Ta lấy số dân nhóm tuổi 20-22 trong nhóm 20-24 tức 3/5 của nhóm tuổi 20-24, vậy số
nam và nữ trong độ tuổi 20-22 lần lượt là: 410.036 × 3/5 ≈ 246.022 (người) và
427.929 × 3/5 ≈ 256.757 (người)
o Ta lấy số dân nhóm tuổi 23-24 trong nhóm 20-24 tức 2/5 của nhóm tuổi 20-24, vậy số
nam và nữ trong độ tuổi 23-24 lần lượt là: 410.036 × 2/5 ≈ 164.014 (người) và
427.929 × 3/5 ≈ 171.172 (người)
o Ta lấy số dân nhóm tuổi 25-26 trong nhóm 25-29 tức 2/5 của nhóm tuổi 25-29, vậy số
nam và nữ trong độ tuổi 25-26 lần lượt là: 461.032 × 2/5 ≈ 184.413 (người) và 491.662 *
2/5 ≈ 196.665 491.662 × 2/5 ≈ 196.665 (người)
Theo phương pháp trên:
o Ta có dân số nam trong độ tuổi 18-22 là 379.630 (49,61%) và dân số nữ trong độ tuổi
18-22 là 385.586 (50,39%)
o Ta có dân số nam trong độ tuổi 23-26 là 351.427 (48,86%) và dân số nữ trong độ tuổi
23-26 là 367.837 (51,14%)
Dựa vào công thức, ta tính được số mẫu cần khảo sát là 318 và mỗi nhóm tuổi là 159 đáp
viên. Từ số liệu thu thập được ta có số lượng đáp viên dựa theo độ tuổi, giới tính theo cách
tính xấp xỉ như sau:

26
Nhóm tuổi/Giới tính Nam Nữ

18-22 79 80

23-26 78 81

Bảng 3.7 Bảng số lượng đáp viên cần thu thập (theo giới tính, độ tuổi)
3.3.1.3 Phương pháp tiếp cận mẫu
Bài nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng khảo sát là
những người sinh sống tại TP.HCM và trong độ tuổi từ 18 - 27 tuổi có hành vi sử dụng ví điện
tử MoMo tại các điểm buôn bán lẻ.
Dữ liệu được thu thập trực tuyến thông qua Google Form. Bảng câu hỏi gồm 4 phần: (1)
phần thông tin chung, (2) phần thông tin sàng lọc, (3) phần khảo sát chính, (4) phần thông tin cá
nhân. Trong phần khảo sát chính, tất cả các mục đo lường được đánh giá bằng thang đo Likert 5
điểm từ (1) hoàn toàn không đồng ý, (2) không đồng ý, (3) trung lập, (4) đồng ý, (5) hoàn toàn
đồng ý. Do số lượng mẫu nằm trong khoảng trên dưới 300 mẫu, nên nhóm quyết định sẽ tiếp cận
các đối tượng phỏng vấn, khảo sát bằng 2 hình thức chính: Online và Offline (minh chứng).

Trực tuyến

Đối tượng Cách thức

18-22 tuổi 22-27 tuổi Form khảo sát được tạo qua Google Form
và được gửi:
Đối tượng là học sinh, Đối tượng là những  Thông qua các nền tảng mạng xã hội
sinh viên của các trường sinh viên đã ra phổ biến hiện nay (Facebook
THPT, đại học, hoặc trường, Những người Messenger, Zalo,...) thông qua tin
những người đang đi làm đang đi làm trên địa nhắn trực tiếp hoặc đến các hội
trên địa bàn TPHCM bàn TPHCM có sử nhóm kín với điều kiện độ tuổi đối
đang sử dụng ví MoMo dụng Ví MoMo tượng được phủ đều để đảm bảo sự
đại diện
 Thông qua Email đến đa đối tượng
hoặc qua SMS.

Bảng 3.8 Bảng phương pháp tiếp cận mẫu trực tiếp

27
Trực tiếp

Đối tượng Cách thức

18-22 tuổi 22-27 tuổi


 In phiếu khảo sát và phát cho các
Đối tượng là học sinh, Đối tượng là những đối tượng trong phân khúc mẫu.
sinh viên của các trường sinh viên đã ra
 Mời các đối tượng sử dụng QR code
THPT, đại học, hoặc trường, những người
dẫn tới Google Form
những người đang đi làm đang đi làm trên địa
trên địa bàn TPHCM đang bàn TP.HCM có sử
sử dụng ví MoMo dụng ví MoMo

3.4 Bảng câu hỏi định lượng


Như vậy, mô hình nghiên cứu này sẽ bao gồm 5 thang đo với 19 biến quan sát để xác định 4
yếu tố tác động đến ý định sử dụng và 1 yếu tố ý định sử dụng trong phạm vi thành phố Hồ Chí
Minh. Trong đó yếu tố tốc độ có 2 biến quan sát, độ phủ có 3 biến quan sát, độ bảo mật có 5
biến quan sát, khuyến mại có 4 biến quan sát và yếu tố phụ thuộc là ý định sử dụng có 5 biến
quan sát
Bảng câu hỏi định lượng được dùng chủ yếu làm phương pháp thu thập dữ liệu. Dữ liệu
được thu thập tập trung chủ yếu thông qua nền tảng Google Form, được thiết kế, lập luận dựa
trên nghiên cứu định tính. Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 3 phần: Phần (1) Lọc thông tin (để
tránh các trường hợp dữ liệu sai lệch) chỉ những người trong độ tuổi Gen Z và đã sử dụng ví
MoMo được tiếp tục Bảng 3.9 Bảng phương pháp tiếp cận mẫu trực tiếp làm khảo sát. Phần
(2) Khảo sát chính: thu thập đánh giá
của đáp viên về tính chất, giá trị liên quan đến biến nghiên cứu chính. Từng câu hỏi trong thang
đo được đo bằng thang đo Likert 5 điểm từ 1 – “Hoàn toàn không đồng ý” đến 5 – “ Hoàn toàn
đồng ý” để đánh giá mức độ đồng tình hoặc không của đáp viên với những câu hỏi được đề ra.
Phần (3) cuối cùng. Phần thu thập thông tin cá nhân của đáp viên về giới tính, độ tuổi, thu nhập
bình quân. Bảng câu hỏi sau khi tham khảo và hiệu chỉnh như sau:
Bảng 3.10 Bảng câu hỏi định lượng chính thức

ST Mã hóa Điểm ưu việt Nguồn


T

28
Tốc độ giao dịch

Tôi tin rằng thanh toán qua ví MoMo cải thiện tốc độ giao
1 TS1
dịch
(Teo et al, 2015)
So với phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt
2 TS2 hoặc thẻ ngân hàng, thanh toán qua ví MoMo giúp tôi
hoàn thành giao dịch nhanh chóng hơn.

Độ phủ

Tôi có thể thanh toán bằng ví MoMo tại hầu hết các cửa
3 A1
hàng

Tôi có thể thanh toán bằng ví MoMo trong nhiều lĩnh vực
(Jantarakolica,
4 A2 khác nhau (thời trang, đồ ăn, đồ tiêu dùng hằng ngày,... )
2021)
tại các điểm bán lẻ.

Tôi có thể dễ dàng tiếp cận với các điểm bán lẻ có chấp
5 A3
nhận thanh toán bằng ví MoMo vì chúng ở khắp mọi nơi

Bảo mật

6 PS1 Tôi tự tin khi thực hiện thanh toán qua MoMo

7 PS2 Tôi tin rằng công nghệ bảo mật của MoMo rất an toàn

Tôi tin rằng MoMo có khả năng thanh toán an toàn hơn
8 PS3 các phương thức thanh toán truyền thống như thẻ tín dụng
và tiền mặt (Chawla, 2019)

Tôi tin rằng các giao dịch được thực hiện qua ví MoMo là
9 PS4
an toàn

Tôi tin rằng khả năng mất tiền khi lưu trữ trong ví MoMo
10 PS5
là rất thấp

29
Khuyến mại

11 P1 Ví điện tử MoMo có nhiều chương trình hoàn tiền

P2 Ví điện tử MoMo có nhiều chương trình giảm giá.


12

(Baxi, 2021)
Ví điện tử MoMo có nhiều chương trình Khuyến mại và
13 P3
quà tặng hấp dẫn

Ví điện tử MoMo có nhiều phần thưởng khi tham gia sử


14 P4
dụng ví MoMo

Ý định sử dụng

Tôi dự định sẽ tiếp tục sử dụng ví điện tử MoMo thay vì


15 ITU1
ngừng sử dụng.

16 ITU2 Nếu có thể, tôi muốn tiếp tục sử dụng ví điện tử MoMo.

Tôi sẽ nhiệt liệt khuyên những người khác sử dụng


17 ITU3
ví điện tử MoMo.

Tôi sẽ tiếp tục sử dụng ví điện tử MoMo thường xuyên (Ariffin, 2021)
18 ITU4
như bây giờ.

Tôi sẽ luôn cố gắng sử dụng ví điện tử MoMo trong cuộc


19 ITU5
sống hàng ngày của mình.

3.5 Điều tra sơ bộ đánh giá thang đo


Trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức, ta cần kiểm định độ tin cậy cũng như
đánh giá thang đo để đảm bảo tính phù hợp và chính xác của từng biến. Thang đo được đánh giá
là tốt khi xác định đúng giá trị cần đo không bị trùng hoặc độ tải không đủ lớn. Và khi đó độ tin
cậy sẽ là thông số được dùng để kiểm định độ phù hợp của thang đo.
3.5.1 Đánh giá sơ bộ độ tin cậy thang đo

30
Nhóm ứng dụng hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của các thang đo dùng để
đo lường các khái niệm có trong mô hình nghiên cứu. Hệ số Cronbach’s Alpha là một phương
pháp kiểm định thống kế về mức độ phù hợp, chặt chẽ của câu hỏi thuộc thang đo. Dựa trên kết
quả của hệ số Cronbach’s Alpha ta có thể loại bỏ những biến không phù hợp.

Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo:

Hệ số
Trung bình Phương sai Cronbach’s
Tương quan Cronbach’s
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu Alpha nếu
biến tổng Alpha của
loại biến loại biến loại biến
thang đo

Tốc độ giao dịch

TS1 3.92 1.088 0.595 0.743

TS2 3.91 0.877 0.595

Độ phủ

A1 7.94 2.625 0.609 0.663 0.761

A2 7.65 2.793 0.633 0.634

A3 7.68 3.113 0.541 0.736

Độ bảo mật

S1 14.71 10.431 0.704 0.812 0.849

S2 14.93 9.316 0.706 0.805

S3 15.17 9.872 0.560 0.848

S4 14.91 9.442 0.730 0.799

S5 14.87 10.080 0.627 0.827

Khuyến mại

SP1 11.81 6.155 0.704 0.883 0.892

31
SP2 11.66 5.953 0.811 0.842

SP3 11.55 5.953 0.789 0.851

SP4 11.62 6.262 0.747 0.866

Ý định sử dụng

ITU1 15.66 9.904 0.759 0.878 0.900

ITU2 15.58 10.270 0.725 0.885

ITU3 15.80 9.270 0.804 0.867

ITU4 15.64 9.195 0.801 0.868

ITU5 15.92 9.605 0.687 0.894

Bảng 3.11 Bảng kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha (điều tra sơ bộ)
Bảng kết quả sơ bộ cho thấy:
 Thang đo Tốc độ giao dịch được cấu thành bởi 2 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy
của thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả cac biến quan sát đều lớn hơn 0.3 và
hệ số α = 0.743. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
 Thang đo Độ phủ được cấu thành bởi 3 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang
đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả cac biến quan sát đều lớn hơn 0.3 và hệ số α =
0.761. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
 Thang đo Độ bảo mật được cấu thành bởi 5 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của
thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả cac biến quan sát đều lớn hơn 0.3 và hệ số
α =0.849. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
 Thang đo Chương trình Khuyến mại được cấu thành bởi 4 biến quan sát. Kết quả phân tích
độ tin cậy của thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều lớn
hơn 0.3 và hệ số α =0.892. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
 Thang đo Ý định sử dụng được cấu thành bởi 5 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy
của thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 và
hệ số α =0.909. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
Như vậy, tất cả các thang đo đều đạt độ tin cậy cần thiết và không phải xem xét loại bỏ bất
kỳ biến quan sát nào.
3.5.2 Đánh giá sơ bộ giá trị thang đo

32
Kết quả đánh giá sơ bộ giá trị các thang đo “Tác nhân của ý định sử dụng”

Kiểm định KMO và Bartlett’s cho tác nhân của ý định sử dụng cho thấy hệ số
KMO=0.864>0.50 và sig.=.000, thể hiện mức ý nghĩa cao. Như vậy thực hiện EFA là phù hợp
Bảng 3.12 Kết quả đánh giá giá trị các thang đo của biến quan sát (điều tra sơ bộ)

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .864
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1184.058
df 91
Sig. .000

Bảng 3.13 Bảng tóm tắt kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) (Điều tra sơ bộ)
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4
P4 .853
P3 .852
P2 .848
P1 .695
PS1 .844
PS5 .782
PS4 .742
PS2 .725
PS3 .579
A2 .837
A1 .823
A3 .672
TS1 .862
TS2 .861
33
Kết quả EFA cho thấy có 4 nhân tố được rút trích với tổng bình phương sai trích là 69,795%, đạt
yêu cầu do lớn hơn 50% (Gerbing &Anderson, 1988). Điều này đồng nghĩa với việc 69.795%
độ biến thiên dữ liệu có thể được giải thích bởi 4 nhân tố vừa được trích ra này. Về mặt giá trị
thang đo, 4 thang đo này thể hiện giá trị hội tụ và giá trị đặc biệt khá tốt, cụ thể như sau:
 Khái niệm Tốc độ giao dịch được mô tả bởi 2 biến quan sát (TS1 và TS2)
 Khái niệm Độ phủ được mô tả bởi 3 biến quan sát (A1, A2, A3)
 Khái niệm Độ bảo mật được đo lượng bởi 5 biến quan sát (S1, S2, S3, S4, S5)
 Khái niệm Khuyến mại được đo lường bởi 4 biến quan sát (SP1, SP2, SP3, SP4)
Kết quả đánh giá sơ bộ giá trị thang đo “Ý định sử dụng’
Kiểm định KMO và Bartlett’s cho Ý định sử dụng cho thấy hệ số KMO=0.849>0.5 và sig.=.000,
thể hiện mức ý nghĩa cao. Như vậy thực hiện EFA là phù hợp

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .849
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 509.622
df 10
Sig. .000

Bảng 3.14 Kết quả đánh giá giá trị các thang đo của biến phụ thuộc (điều tra sơ bộ)

Total Variance Explained


Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
% of Cumulative % of Cumulative
Component Total Variance % Total Variance %
1 3.595 71.906 71.906 3.595 71.906 71.906
2 .573 11.455 83.361
3 .352 7.042 90.403
4 .273 5.453 95.856
5 .207 4.144 100.000

Bảng 3.15 Bảng ma trận xoay Ý định sử dụng (điều tra sơ bộ)

34
Bảng cho thấy có một nhân tố được trích với tổng phương sai trích là 71.906%>50%. Tức là,
phần chung của các thang đo đóng góp và khái niệm Ý định sử dụng lớn hơn phần riêng và sai
số. Điều này chứng tỏ các thang đo giải thích tốt yếu tố ýÝđịnh sử dụng
3.6 Tóm tắt chương 3
Quy trình nghiên cứu, thiết kế, kết quả nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính và định lượng
và hiệu chỉnh thang đo, cách thức chọn, tiếp cận và thu thập mẫu đã được trình bày chi tiết tại
chương 3. Kết quả nghiên cứu định tính, nhóm tổng kết thang đo gồm 4 yếu tố ưu việt: Tốc độ
giao dịch, Độ phủ, Độ bảo mật, Khuyến mại. Cùng với đó, nhóm đã trình bày các kiểm định
trong nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát sơ bộ, kiểm định bao gồm kiểm định độ tin cậy,
phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm tra, đánh giá độ phù hợp của mô hình cũng như thang
đô của đề tài nghiên cứu đã đề ra.

35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
Nội dung chính của chương bao gồm: (1) thống kê mô tả đối tượng khảo sát sau khi kiểm tra
và chỉ giữ lại các bảng khảo sát đạt yêu cầu, (2) kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha các
thang đo và đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm xem xét sự
phân tách các nhóm và kiểm tra giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo,(3) kiểm định mô
hình mô hình nghiên cứu bằng mô hình hồi qui tuyến tính bội (MLR). Kết quả cuối cùng của
chương này sẽ cho thấy mô hình nghiên cứu được xây dựng có phù hợp với dữ liệu thu thập
được hay không
4.1 Đặc điểm của đối tượng khảo sát
Nghiên cứu này chọn đối tượng khảo sát là những người nằm trong độ tuổi từ 18 đến 27,
đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh và đã từng sử dụng MoMo để thanh toán tại các điểm
bán lẻ. Kích thước mẫu dự kiến là 350. Để đạt được số lượng đó nhóm đã gửi 210 form khảo sát
qua các nền tảng mạng xã hội facebook, zalo,…, 160 form khảo sát qua kênh tìm kiếm đáp viên
tại các địa điểm công cộng như quán cafe, trung tâm thương mại,… qua quét QR. Sau khi thu
thập và trải qua giai đoạn kiểm tra, 325 bảng câu hỏi đạt yêu cầu được giữ lại.
Về giới tính, trong số 325 đáp viên hợp lệ, có 168 nam tương đương với tỉ lệ 51.7%, 157
đáp viên là nữ, tương đương với tỉ lệ 48,3%. Điều này gần giống với dự định về tỉ lệ nam nữ
ngang bằng nhau mà nhóm tác giả đã kì vọng trước khi tiến hành khảo sát.
Về độ tuổi, nhóm đã chia thành 2 nhóm tuổi là 18 đến 22 và từ 23 đến 27. Trong số 325 đáp
viên hợp lệ,tỉ lệ của 2 nhóm tuổi này khá tương đương nhau lần lượt là 51,7% và 48,3%. Điều
này là hoàn toàn phù hợp với kì vọng của nhóm tác giả trước khi tiến hành khảo sát
Về thu nhập, đa số đối tượng khảo sát có thu nhập dưới 15 triệu đồng/tháng vì hầu hết đều
đang là sinh viên hoặc sinh viên mới ra trường hoặc người chưa có việc làm ôn định.

36
Bảng 4.1 Thống kê mẫu nghiên cứu định lượng chính thức

Giới tính

Frequency Percent

Valid Nữ 168 51.7

Nam 157 48.3

Total 325 100.0

Độ tuổi

Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent

Valid 18 - 22 160 49.2 49.2 49.2

23 - 27 165 50.8 50.8 100.0

Total 325 100.0 100.0

Thu nhập hằng tháng

Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent

Valid Dưới
3.000.000 121 37.2 37.2 37.2
đồng

3.000.000 79 24.3 24.3 61.5


đồng -
6.000.000
đồng

37
6.000.000
đồng -
59 18.2 18.2 79.7
10.000.000
đồng

10.000.000 38 11.7 11.7 91.4


đồng -
15.000.000
đồng

Trên 28 8.6 8.6 100.0


15.000.000
đồng

Total 325 100.0 100.0

4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo và giá trị thang đo


4.2.1. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha

Biến quan Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach’s Hệ số


sát thang đo nếu thang đo nếu biến tổng Alpha nếu Cronbach’s
loại biến loại biến loại biến Alpha của
thang đo

Tốc độ giao dịch

TS1 3.92 1.084 0.598 0.746

TS2 3.90 0.883 0.598

Độ phủ

A1 7.96 2.591 0.604 0.657 0.757

A2 7.66 2.769 0.628 0.629

38
A3 7.70 3.083 0.535 0.732

Độ bảo mật

S1 14.96 9.501 0.678 0.809 0.845

S2 15.15 8.692 0.715 0.796

S3 15.29 9.211 0.556 0.842

S4 15.11 8.883 0.741 0.790

S5 15.12 9.439 0.591 0.830

Khuyến mại

SP1 11.71 5.991 0.704 0.850 0.874

SP2 11.52 5.885 0.781 0.819

SP3 11.41 5.810 0.733 0.822

SP4 11.49 6.337 0.665 0.864

Ý định sử dụng

ITU1 15.85 9.266 0.756 0.861 0.890

ITU2 15.75 10.060 0.679 0.878

ITU3 15.93 9.211 0.762 0.860

ITU4 15.79 9.010 0.789 0.853

ITU5 16.03 9.156 0.686 0.879

(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm tác giả )

39
Bảng 4.2 cho thấy thang đo Tốc độ giao dịch được cấu thành bởi 2 biến quan sát. Kết quả
phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả cac biến quan sát đều
lớn hơn 0.3 và hệ số α = 0.746. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
Bảng 4.2 cho thấy thang đo Độ phủ được cấu thành bởi 3 biến quan sát. Kết quả phân tích
độ tin cậy của thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả cac biến quan sát đều lớn hơn
0.3 và hệ số α = 0.757. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
Bảng 4.2 cho thấy thang đo Bảo mật được cấu thành bởi 5 biến quan sát. Kết quả phân tích
độ tin cậy của thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả cac biến quan sát đều lớn hơn
0.3 và hệ số α =0.845. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
Bảng 4.2 cho thấy thang đo Chương trình Khuyến mại được cấu thành bởi 4 biến quan sát.
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến
quan sát đều lớn hơn 0.3 và hệ số α =0.874. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
Bảng 4.2 cho thấy thang đo Ý định sử dụng được cấu thành bởi 5 biến quan sát. Kết quả
phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều
lớn hơn 0.3 và hệ số α =0.890. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
Như vậy, tất cả các thang đo đều đạt độ tin cậy cần thiết và khong phải xem xét loại bỏ bất
kỳ biến quan sát nào.
4.2.2. Đánh giá giá trị thang đo
Kết quả đánh giá giá trị các thang đo “Tác nhân của ý định sử dụng”
Kiểm định KMO và Bartlett’s cho tác nhân của ý định sử dụng cho thấy hệ số
KMO=0.891>0.50 và sig.=.000, thể hiện mức ý nghĩa cao. Như vậy thực hiện EFA là phù hợp

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .891

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2101.816

df 91

Sig. .000

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu chính thức của tác giả)
Bảng 4.3 Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Rotated Component Matrixa

40
Component

1 2 3 4

S1 .771

S2 .764

S4 .755

S5 .738

S3 .594

SP2 .821

SP4 .816

SP3 .803

SP1 .757

A2 .796

A1 .758

A3 .689

TS2 .883

TS1 .828

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 5 iterations.

41
Kết quả EFA cho thấy có 4 nhân tố được rút trích với tổng bình phương sai trích là 69,508%,
đạt yêu cầu do lớn hơn 50% (Gerbing &Anderson, 1988). Điều này đồng nghĩa với việc
69.508% độ biến thiên dữ liệu có thể được giải thích bởi 4 nhân tố vừa được trích ra này. Về mặt
giá trị thang đo, 4 thang đo này thể hiện giá trị hội tụ và giá trị đặc biệt khá tốt, cụ thể như sau:
 Khái niệm Tốc độ giao dịch được mô tả bởi 2 biến quan sát (TS1 và TS2)
 Khái niệm Độ phủ được mô tả bởi 3 biến quan sát (A1, A2, A3)
 Khái niệm Bảo mật được đo lượng bởi 5 biến quan sát (S1, S2, S3, S4, S5)
 Khái niệm Chương trình Khuyến mại được đo lường bởi 4 biến quan sát (SP1,
SP2,SP3,SP4)
Kết quả đánh giá giá trị thang đo “Ý định sử dụng’
Kiểm định KMO và Bartlett’s cho Ý định sử dụng cho thấy hệ số KMO=0.882>0.5 và
sig.=.000, thể hiện mức ý nghĩa cao. Như vậy thực hiện EFA là phù hợp

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .852

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 918.510

df 10

Sig. .000

Bảng 4.4 Kết quả đánh giá giá trị thang đo “Ý định sử dụng”
(Nguồn: kết quả phân tích của nhóm tác giả)
Bảng cho thấy có một nhân tố được trích với tổng phương sai trích là 69.774%>50%. Tức
là, phần chung của các thang đo đóng góp và khái niệm ý định sử dụng lớn hơn phần riêng và sai
số. Điều này chứng tỏ các thang đo giải thích tốt yếu tố ý định sử dụng
Bảng 4.5 Bảng kết

Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

42
Loadings

% of Cumulativ % of Cumulativ
Total Variance e% Total Variance e%

1 3.489 69.774 69.774 3.489 69.774 69.774

2 .583 11.665 81.439

3 .387 7.739 89.179

4 .286 5.718 94.896

5 .255 5.104 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

4.3. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng mô hình hồi quy tuyến tính bội (MLR)
4.3.1. Kiểm định hệ số tương quan
Trước khi tiến hành kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy tuyến tính bội,
mối tương quan giữa các biến của mô hình cần phải được xem xét. Phân tích ma trận tương quan
sử dụng hệ số Pearson Correlation (r) để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối quan hệ giữa biến
phụ thuộc và từng biến độc lập, cũng như giữa các biến độc lập với nhau. Nếu hệ số tương quan
giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập lớn chứng tỏ giữa chúng có quan hệ với nhau và
phân tích hồi quy tuyến tính có thể phù hợp.

Correlations

TStb Atb Stb SPtb ITUtb

TStb Pearson 1 .361** .390** .224** .367**


Correlatio
n

Sig. (2- .000 .000 .000 .000


tailed)

43
N 324 324 324 324 324

Atb Pearson .361** 1 .558** .502** .585**


Correlatio
n

Sig. (2- .000 .000 .000 .000


tailed)

N 324 325 325 325 325

Stb Pearson .390** .558** 1 .542** .684**


Correlatio
n

Sig. (2- .000 .000 .000 .000


tailed)

N 324 325 325 325 325

SPtb Pearson .224** .502** .542** 1 .604**


Correlatio
n

Sig. (2- .000 .000 .000 .000


tailed)

N 324 325 325 325 325

ITUtb Pearson .367** .585** .684** .604** 1


Correlatio
n

Sig. (2- .000 .000 .000 .000


tailed)

N 324 325 325 325 325

44
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định hệ số tương quan giữa các biến
Kết quả kiểm định sự tương quan cho thấy các giá trị Sig. đều nhỏ hơn 0.05. Do vậy, chúng
đều có ý nghĩa thống kê. Đồng thời, những mối quan hệ giữa ý định sử dụng với 4 nhân tố của
tác nhân của ý định sử dụng đều thuận chiều và tương quan với nhau khá chặt chẽ
Đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mô hình
Để kiểm định sự phù hợp giữa các thành phần Tác nhân của ý định sử dụng và Ý định sử
dụng, mô hình được kiểm định bằng hồi quy tuyến tính bội với giá trị của mỗi nhân tố chạy hồi
quy là giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố đó và phương pháp là đưa vào một
lượt (Enter). Trong mô hình này, hệ số xác định Adjusted R Square (R +adj) là 0.578. Điều này
nghĩa là mô hình hồi qui tuyến tính bội đã được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu tới mức
57,8% hay nói cách khác, khoảng 57,8% biến thiên của ý định sử dụng có thể được giải thích
bởi sự khác biệt của 4 thành phần, đó là: Tốc độ giao địch, Độ phủ, Độ bảo mật và Khuyến mại.
Phần còn lại 42.2% biến thiên của ý định sử dụng được giải thích bởi các biến số khác ngoài mô
hình. Phương trình hồi qui tuyến tính có dạng như sau:
YDINHSUDUNG=
0.448+0.079TOCDOGIAODICH+0.198DOPHU+0.396BAOMAT+0.275CHUONGTRINHKHUY
ENMAI

Model Summaryb

Adjusted R Std. Error of Durbin-


Model R R Square Square the Estimate Watson

1 .763a .583 .578 .49063 2.035

a. Predictors: (Constant), SPtb, TStb, Atb, Stb

b. Dependent Variable: ITUtb

Coefficientsa

Model Unstandardized Standardiz t Sig.


Coefficients ed
Coefficien

45
ts

B Std. Error Beta

1 (Constant) .448 .176 2.544 .011

TStb .067 .034 .079 1.978 .049

Atb .189 .044 .198 4.276 .000

Stb .404 .049 .396 8.231 .000

SPtb .260 .042 .275 6.123 .000

a. Dependent Variable: ITUtb

Bảng 4.7 kết quả chạy hồi quy tuyến tính tuyến tính bội
Các hệ số hồi qui đều mang dấu dương chứng tỏ các nhân tố trong mô hình hồi qui trên ảnh
hưởng thuận chiều đến ý định sử dụng MoMo tại điểm bán lẻ của người tiêu dùng. Qua phương
trình hồi qui, hệ số β của thành phần Độ bảo mật là lớn nhất (0.396), tiếp theo đó là Khuyến mại
(0.275), Độ phủ (0.198) và tốc độ giao dịch (0.079). Điều này thể hiện rằng bảo mật đóng vai trò
vô cùng quan trọng đến ý định sử dụng ví MoMo để thanh toán tại điểm bán lẻ.
4.4 Thảo luận so với các nghiên cứu trước
Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra mối quan hệ giữa những điểm ưu việt như: Tốc độ
giao dịch, Độ phủ, Độ bảo mật, Khuyến mại đối với ý định sử dụng ví điện tử MoMo. Từ kết
quả điểm định mô hình nghiên cứu bằng mô hình hồi quy tuyến tính bội (MLR) ta thấy mối
quan hệ giữa 4 điểm ưu việt kể trên với ý định sử dụng ví MoMo thuận chiều và tương quan khá
chặt chẽ với nhau do chỉ số Sig. của tất cả các biến đều nhỏ hơn 0.05.
Kết quả của H1 cho thấy sự kém tương đồng với nghiên cứu trước đây cho thấy rằng Tốc độ
giao dịch thể hiện sự tác động yếu nhất tới Ý định sử dụng, còn theo như nghiên cứu trước đó,
Tốc độ giao dịch có tác động tích cực tới ý định sử dụng ví điện tử (Yan, L. Y., Tan, G. W. H.,
Loh, X. M., Hew, J. J., & Ooi, K. B. (2021)). Phát hiện của nghiên cứu này cho thấy tốc độ
thanh toán của ví điện tử MoMo cũng giúp ích cho việc thanh toán của người dùng tuy kết quả
sau kiểm định thấp nhất nhưng trên thực tế nó hỗ trợ và cải thiện quá trình thanh toán của họ và
nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các giao dịch dẫn đến ý định sử dụng ví điện tử của
người tiêu dùng. Tương tự, những phát hiện của H2 cũng phù hợp với nghiên cứu trước đây cho
thấy việc phương thức thanh toán tiện lợi được áp dụng phổ biến tại nhiều nơi – Độ phủ có tác

46
động tích cực và đáng kể đến quyết định, ý định sử dụng của người dùng (Jantarakolica, T.,
Jantarakolica, K., & Wongkantarakorn, J. (2021)). Dựa trên những phát hiện này, có thể nói
rằng việc sử dụng một phương thức thanh toán tiện lợi được ở nhiều nơi mong muốn có thể
quyết định tới ý định sử dụng của họ.
Hơn nữa, phát hiện của H3 phù hợp với nghiên cứu trước đây cho thấy việc bảo mật của
một phương thức thanh toán điện tử có tác động tích cực và đáng kể đối với ý định sử dụng ví
điện tử (Chawla, D., & Joshi, H. (2019) ), đặc biệt kết quả nghiên cứu của bài còn cho thấy biến
Độ bảo mật thể hiện tác động mạnh nhất đến Ý định sử dụng ví điện tử MoMo tại các điểm bán
lẻ, điều này cho thấy người tiêu dùng thực sự quan tâm và lo ngại về vấn đề bảo mật, an toàn để
tin tưởng vào việc sử dụng ví điện tử MoMo. Tương tự, giả thuyết H4 cũng có kết quả phù hợp
với các nghiên cứu trước đây cho thấy việc có nhiều khuyến mại hấp dẫn cũng thấy rằng
Khuyến mại có ý nghĩa đang kể với Ý định sử dụng ví điện tử và thể hiện tác động mạnh tới Ý
định sử dụng chỉ sau biến Độ bảo mật (Baxi, C., & Patel, J. D. (2021)), dựa trên nghiên cứu này,
nó cho thấy rằng người dùng ngày này khá là bị thu hút bởi những khuyến mại, họ sẵn sàng mua
những đồ với khuyến mãi kể cả đó là những đồ họ không thực sự cần thiết, do nhu cầu trước đó
và trong đại dịch Covid-19, người tiêu dùng có xu hướng thay đổi sang thanh toán kỹ thuật số
bao gồm dịch vụ ví điện tử điển hình là ví MoMo, và những điểm ưu việt của ví MoMo là những
yếu tố chính khiến người tiêu dùng nảy sinh ý định sử dụng ví MoMo.
Do đó ta kết luận rằng, cả 4 điểm ưu việt của ví MoMo đều có tác động tích cực và đáng kể
hoặc có ý nghĩa đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra yếu tố
quan trọng trong quyết định sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng, cụ thể là yếu tố bảo mật,
người dùng có xu hướng quan tâm hơn về vấn đề bảo mật so với các yếu tố khác do kết quả cho
thấy biến Độ bảo mật thể hiện tác động khá mạnh mẽ lên biến phụ thuộc Ý định sử dụng.
Qua kết quả nghiên cứu, nhóm nhận thấy rằng ý định sử dụng ví điện tử trong thanh toán
của giới trẻ Việt Nam được thúc đẩy rất nhiều bởi yếu tố bảo mật và khuyến mãi. Điều này là dễ
hiểu khi những rủi ro khi thanh toán online như bị tấn công bởi người khác: bị lộ thông tin cá
nhân, bị lấy mất tiền...đều làm người tiêu dùng phải cân nhắc khi rút điện thoại và sử dụng
MoMo. Bên cạnh đó, những chương trình khuyến mại liên tục mà MoMo dành cho khách hàng
của mình cũng thúc đẩy việc sử dụng phương thức này để thanh toán tại điểm bán lẻ của giới trẻ.
Tuy nhiên, tốc độ giao dịch lại có kết quả không tương đồng nhiều so với nghiên cứu trước đó,
trên thực tế việc Gen Z - những người có lối sống vội vã, hối hả thì việc một phương thức thanh
toán có tốc độ giao dịch ấn tượng sẽ phải nhận được sự hưởng ứng, đồng nghĩa với việc tác
động của biến Tốc độ giao dịch đáng lí phải thể hiện sự tác động ở mức khá đến tốt. Những
chiến dịch truyền thông nhằm giúp cho người tiêu dùng hiểu được những ưu điểm về bảo mật
của MoMo sẽ giúp họ tăng nhận thức của người tiêu dùng. Một chương trình quảng cáo đủ tốt sẽ
tạo được hiệu ứng lan truyền qua mạng xã hội. Đưa ra các chương trình khuyến mãi kích thích
việc thanh toán MoMo tại điểm thanh toán, đánh đúng vào tâm lý của người tiêu dùng. Ngoài ra,
mở rộng độ phủ của ví MoMo cũng là một trong những ưu tiên quan trọng. Cần đẩy mạnh việc

47
hợp tác với các đối tác cung cấp các chức năng như du lịch, ăn uống, khám bệnh... tạo thành một
hệ sinh thái đáp ứng tấp cả nhu cầu của người dùng.
4.5. Tóm tắt chương 4
Chương này trình bày kết quả kiểm định thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu. Kết
quả kiểm định thang đo cho thấy tất cả các khái niệm đo lường đều đạt được độ tin cậy, giá trị
phân biệt và giá trị hội tụ. Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu bằng hồi qui tuyến tính bội
cũng cho thấy các nhân tố có tác động tích cực đến ý định sử dụng MoMo tại điểm bán lẻ .
Chương cũng thảo luận về sự phù hợp của đề tài so với các nghiên cứu trước đây, phân tích và
đưa ra những ưu nhược điểm của đề tài.

48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra được những điểm ưu việt của ví điện tử MoMo ảnh
hưởng thế nào đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo tại các điểm bán lẻ của Gen Z tại thành phố
Hồ Chí Minh. Tìm ra được sự ảnh hưởng của các điểm ưu việt đến ý định sử dụng ví điện tử
MoMo của Gen Z tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương năm nhằm trình bày tóm tắt chính của kết quả nghiên cứu, những đóng góp của
nghiên cứu đến các điểm bán lẻ và các nhà quản trị. Nội dung chính của chương năm gồm: (1)
Tóm tắt chính kết quả nghiên cứu, (2) Đóng góp của nghiên cứu, (3) Hạn chế của bài nghiên
cứu, (4) Đề xuất
5.1 Tóm tắt chính kết quả nghiên cứu

Nhóm tác giả trình bày chi tiết kết quả nghiên cứu từ dữ liệu khảo sát tại chương 4. Có thể
tóm tắt các nội dung chính theo trình từ đã thực hiện như sau:

Mô hình nghiên cứu được xây dựng từ phần cơ sở lý thuyết và nghiên cứu định tính. Mô
hình bao gồm 4 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc, là những điểm ưu việt có ảnh hưởng đến ý
định sử dụng, đó là Tốc độ giao dịch, Độ phủ, Độ bảo mật và, biến phụ thuộc là Ý định sử dụng.

Cuộc khảo sát được tiến hành từ ngày 28/2/2023 đến 12/3/2023 với số lượng mẫu là 370
(n=370), gần gấp đôi so với giai đoạn điều tra sơ bộ (n=160). Số lượng mẫu nằm ở mức trung
bình, cần thiết cho bài nghiên cứu những tính đại diện mẫu cho đám đông còn chưa cao. Qua nội
dung trình bày chương bốn, ta thấy rõ được điều này.

Kết quả trong tổng 370 câu trả lời được khảo sát có 324 mẫu đạt yêu cầu của bài nghiên cứu
đề ra. Trong đó tỉ lệ về giới tính không chênh lệch đáng kể, với số lượng nam tham gia khảo sát
là 157 người (47,9%) và nữ là 171 người (52,1%). Điều này cho thấy không có sự đáng kể về
giới tính đối với việc sử dụng ví điện tử MoMo tại các địa điểm bán lẻ trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh. Dựa theo độ tuổi thì nhóm tác giả đã chia thành 2 nhóm tuổi là 18 đến 22 và 23
đến 27, Trong số 324 mẫu hợp lệ thì 2 nhóm tuổi này khá tương đồng nhau lần lượt là 51,7% và
48,3%. Điều này là hoàn toàn phù hợp với kì vọng mà nhóm nghiên cứu đã đề ra trước khi tiến
hành khảo sát.

Độ tin cậy của các thang đo khái niệm điều được kiểm định bằng hệ số Cronbach's Alpha.
Kết quả kiểm định của các nhân tố trong mô hình từ 0.746 đến 0.874, đều lớn hơn 0.7, hệ số
tương quan biến tổng đều đạt giá trị trên 0.3. Vì vậy không có quan sát nào bị loại tại bước kiểm
định này. Cụ thể hệ số Cronbach's Alpha của biến Tốc độ giao dịch (TS) là 0.746, biến Độ phủ
(A) là 0.757, biến Độ bảo mật (PS) là 0.845 và biến cuối cùng là Khuyến mại (P) là 0.874.

49
Kết quả đánh giá giá trị các thang đo được thực hiện bằng phương pháp phân tích nhân tố
khám phá (EFA). Kết quả EFA cho thấy tất cả các biến quan sát đều đạt yêu cầu,
KMO=0.891>0.50 và sig.=.000, thể hiện mức ý nghĩa cao, được trình bày rõ tại chương bốn.

Cuối cùng mô hình nghiên cứu này được kiểm định bằng mô hình hồi quy tuyến tính bội.
Trong mô hình, hệ số xác định Adjusted R Square (R+adj) là 0.578. Điều này nghĩa là mô hình
hồi quy tuyến tính bội đã được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu tới mức 57,8%. Các hệ số hồi
quy đều mang dấu dương chứng tỏ các nhân tố trong mô hình hồi quy trên ảnh hưởng thuận
chiều đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo. Được trình bày rõ tại chương bốn.

Từ đó ta có phương trình hồi quy tuyến tính bội như sau:

YDINHSUDUNG=0.448+0.079*TOCDOGIAODICH+0.198*DOPHU+0.396*BAOMAT+0.
275*KHUYENMAI
5.2 Đóng góp của nghiên cứu

Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu: "Những điểm ưu việt của ví điện tử MoMo ảnh hưởng
thế nào đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo tại các điểm bán lẻ của Gen Z tại Thành Phố Hồ
Chí Minh" được đề xuất dựa trên mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT (Unified
Theory of Acceptance and Use of Technology). Thông qua phương pháp định tính khảo sát 370
người sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh với những yếu tố độ tuổi, giới tính, thu nhập. Qua
phân tích tác giả hoàn thành những mục tiêu đã đề ra:

(1) Xác định được điểm ưu việt của ví MoMo khi sử dụng các dịch vụ thanh toán tại các
điểm bán lẻ.

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra được 4 điểm ưu việt của MoMo có ảnh hưởng đến ý
định sử dụng ví điện tử tại các điểm bán lẻ của Gen Z tại Thành phố Hồ Chí Minh là: Tốc độ
giao dịch (TS), Độ phủ (A), Khuyến mại (P) và Độ bảo mật (PS) là 4 yếu tố có ảnh hưởng đến ý
định sử dụng ví điện tử MoMo tại các điểm bán lẻ.

(2) Sự ảnh hưởng của điểm ưu việt mà ví MoMo đem lại đến ý định sử dụng ví MoMo của
Gen Z tại các điểm bán lẻ ở thành phố Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu chỉ ra sự ảnh hưởng của những nhân tố trên đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo
tại các điểm bán lẻ được thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính.

YDINHSUDUNG=0.448+0.079*TOCDOGIAODICH+0.198*DOPHU+0.396*BAOMAT+0.
275*KHUYENMAI

50
Trong đó, Độ bảo mật (PS) đạt 0.396, thể hiện tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng ví
điện tử MoMo tại các điểm bán lẻ, cho thấy người tiêu dùng quan tâm đến sự an toàn và tin
tưởng vào ví điện tử MoMo.

Đã có rất nhiều bài báo đưa tin về những trường hợp khi thực hiện các giao dịch điện tử
mang lại rủi ro cho người tiêu dùng (thông tin bảo mật bị rò rỉ, tiền trong tài khoảng biến mất).
Hay nhiều khách hàng bị lừa đảo khi có người tự xưng là nhân viên công ty và yêu cầu khách
hàng cung cấp mã xác thực OTP. Những trường hợp như thế này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến
thị hiếu của người tiêu dùng trong lĩnh vực thanh toán qua ví điện tử. Dần đà họ sẽ không còn
niềm tin vào độ bảo mật của các ví điện tử tuy tiện lợi nhưng cũng đầy rủi ro (Tô Phúc Vĩnh
Nghi, 2021).

Tuy nhiên, đối với ví điện tử MoMo, Độ bảo mật lại là một ưu điểm.Vì ví điện tử MoMo là
phương thức thanh toán ví điện tử đầu tiên được Ngân hàng nhà nước Việt Nam chính thức cấp
giấy phép hoạt động kinh doanh hợp pháp (10/2015). Điều này có nghĩa là: tiền trong tài khoảng
MoMo 100% là tiền thật, các giao dịch được thực hiện tại ví điện tử MoMo được đảm bảo bởi
Ngân hàng. Cùng với đó vào 9/2016, ví điện tử MoMo được trao chứng nhận Bảo mật quốc tế
PCI DSS (Payment Card Industry Data Security Standard) - là chứng nhận có cấp độ cao nhất
của Service Provider dành cho nhà cung cấp dịch vụ loại 1. Ngoài ra, ví điện tử MoMo còn được
trang bị bảo mật đường truyền internet chuẩn SSL/TLS - chứng chỉ được tổ chức bảo mật toàn
cầu GlobalSign công nhận - giúp bảo vệ an toàn dữ liệu khi thực hiện giao dịch trong môi
trường mạng.

Các chứng chỉ quốc tế trên cũng như sự công nhận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ là
bằng chứng tốt nhất làm an lòng của người tiêu dùng về độ bảo mật khi thực hiện các giao dịch
tại ví điện tử MoMo tại các điểm bán lẻ.

Nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân tố Tốc độ giao dịch (TS), Độ phủ(A), Khuyến mại (P) cũng
có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo tại các điểm bán lẻ.

Biến Khuyến mại (P) đạt 0.275 trong phương trình hồi quy tuyến tính, chứng tỏ mức độ ảnh
hưởng của Khuyến mại đến người tiêu dùng là có đáng kể sau biến Độ bảo mật. Theo như
nghiên cứu của tác giả (Mohamed Dawood Shamout , 2016) đã chỉ ra rằng các công cụ khuyến
mãi sẽ ảnh hưởng tích cực đến hành vi của người tiêu dùng. Khuyến mãi đóng vai trò quan trọng
trong việc kích thích khách hàng làm tăng lợi nhuận cho các đại lý và điểm bán lẻ. Ví điện tử
MoMo kết hợp với các điểm bán lẻ để đưa ra các chưong trình khuyến mãi hấp dẫn như: chương
trình giảm giá n% khi thanh toán qua ví điện tử MoMo, chương trình hoàn trả khi thanh
toán,....Với mạng lưới hệ thống sinh thái dày đặc (hơn 50.000 đối tác hợp tác), người tiêu dùng
có thể thoải mái trong việc lựa chọn các điểm bán lẻ có thế áp dụng chương trình khuyến mãi
của ví điện tử MoMo.

51
Sau biến Độ bảo mật (PS) và Khuyến mại (P), thì Độ phủ (A) cũng có sử ảnh hưởng tích cực
đến Ý định sử dụng ví điện tử MoMo, với số liệu là 0.198, đứng thứ 3 trong số 4 nhân tố. Ý kiến
của những người thân cận (như gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, người nổi tiếng…) có thể ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tin tưởng của người tiêu dùng vào các nhà cung cấp trực
tuyến thông qua cá nhân trực tiếp hay thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (Gefen
& cộng sự, 2003b). Điều này dẫn đến ví điện tử MoMo có độ phủ mạnh sẽ ảnh hưởng tích cực
đến các điểm bán lẻ. Hệ thống điểm giao dịch của ví điện tử MoMo phủ khắp 63 tỉnh thành với
hơn 50.000 đối tác, 140.000 điểm chấp nhận thanh toán và hợp tác trực tiếp với hơn 70 đối tác
ngân hàng, tổ chức tài chính, công ty bảo hiểm… (MoMo, 2023). Với hệ sinh thái đa dạng và
phong phú tiện ích hàng đầu trên thị trường, ví điện tử MoMo gần như chiếm lĩnh toàn bộ thị
phần của thị trường ví điện tử. Người tiêu dùng rất dễ dàng bắt gặp các điểm bán lẻ chấp nhận
thanh toán giao dịch qua ví điện tử MoMo.

Cuối cùng là biến Tốc độ giao dịch (TS), chiếm 0.079, là nhân tố thấp nhất trong 4 yếu tố ở
mô hình, mang dấu dương trong phương trình hồi quy tuyến tính, vì vậy Tốc độ giao dịch vẫn
có sử ảnh hưởng đáng kể đến Ý định sử dụng ví điện tử MoMo. Theo như dữ liệu từ báo cáo
thường niên ( Nielsen IQ, 2020) (là một công ty quản lý hiệu suất toàn cầu cung cấp hiểu biết
toàn diện về những gì người tiêu dùng Xem và Mua), 67% cho thấy người tiêu dùng sử dụng ví
điện tử để thanh toán hóa đơn. Số liệu nói lên việc khách hàng có trải nghiệm tốt khi thanh toán
không tiền mặt vì sự nhanh chóng, thuận tiện, giảm nhu cầu tiếp xúc vật lý với cửa hàng. Ví
điện tử MoMo có nhiều hình thức thanh toán cũng là 1 yếu tố làm tăng tốc độ giao dịch. Các
hình thức thanh toán hiện có của MoMo: quét mã QR, chuyển tiền bằng số điện thoại, từ ngân
hàng liên kết với ví điện tử MoMo, gửi đường dẫn yêu cầu. Ví điện tử MoMo cũng đưa ra một
số phương châm như: “Chuyển tiền chỉ trong 1s”, “Thanh toán/ nạp tiền siêu tốc”. Với sự đa
dạng về hình thức thanh toán, cũng như tốc độ giao dịch ấn tượng (chỉ trong 1s) người tiêu dùng
cụ thể là Gen Z có thể tiết kiệm được thời gian khi thanh toán tại các điểm bán lẻ (MoMo,
2022).

Từ kết quả đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ví
điện tử, nhóm đã đưa ra những lợi ích, mặt tiện lợi của ví điện tử MoMo tác động lên người mua
hàng, đặc biệt là Gen z nằm trong độ tuổi từ 18 - 27 đến ý định sử dụng ví điện tử tại các điểm
bán lẻ từ nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất và ít nhất đến người tiêu dùng.

Bài nghiên cứu cung cấp một số thông tin hữu ích cho các nhà quản trị trong việc nâng cao
chất lượng dịch vụ của ví điện tử MoMo. Các nhà quản trị còn có thể tham khảo thử mô hình và
thang đo để xem xét mức độ quan trọng của các yếu tố tạo nên chất lượng của ví điện tử, từ đó
có thể điều chỉnh dịch vụ trên ví điện tử phù hợp với nhu cầu của người dùng và điều chỉnh
những điểm yếu so với đối thủ nhằm thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.
5.3 Đề xuất

52
5.3.1 Gợi ý cho các điểm bán lẻ
Nghiên cứu đã chỉ ra được một số kết quả là những ảnh hưởng tích cực của việc thanh toán
bằng ví điện tử MoMo có tác động đến ý định sử dụng tại các điểm bán lẻ. Để nâng cao chất
lượng của cửa hàng, về mặt thuận tiện thì đa dạng phương thức thanh toán, hiệu quả về mặt thời
gian là một trong những yếu tố quan trọng. Đó là lý do tại sao các điểm bán lẻ áp dụng hình thức
thanh toán bằng ví điện tử MoMo vì các dịch vụ tiện ích để có thể đáp ứng được các nhu cầu
khác nhau của khách hàng. Các điểm bán lẻ nên kết hợp nhiều hình thức thanh toán như: mã
QR, số điện thoại... cho khách hàng có thể tự do lựa chọn hình thức thanh toán mà họ mong
muốn. Điều này có thể giúp ví điện tử MoMo tiếp cận thêm các khách hàng tiềm năng trong
tương lai cũng có thể ảnh hưởng đến doanh số kinh doanh của cửa hàng. Bên cạnh đó, các điểm
bán lẻ cũng cần kết hợp với ví điện tử MoMo để đưa ra những chương trình khuyến mãi hợp lý
và thu hút khách hàng.
5.3.2 Gợi ý cho các nhà quản trị

Những điểm ưu việt đã được chỉ ra trong bài nghiên cứu có thể có hữu ích cho các nhà quản
trị của các ví điện tử hiện nay. Các nhà nghiên cứu nên xem xét một số kết quả liên quan về ảnh
hưởng tích cực của điểm ưu việt đến hành vi sử dụng của người tiêu dùng. Để được đánh giá là
ví điện tử có dịch vụ tốt thì tốc độ xử lý là một yếu tố quan trọng, thể hiện được sự xử lý nhanh
chóng các tác vụ dành cho người tiêu dùng. Vì thế người quản lý của ví điện tử nên tập trung
vào mức độ hiểu quả, tốc độ xử lý để đảm bảo mang lại dịch vụ tốt cho người tiêu dùng. Bên
cạnh đó quản lý nên mở rộng liên kết với các nhà bán lẻ chấp nhận là điểm thanh toán để đáp
ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Vấn đề bảo mật cũng là một yếu tố quan trọng mà người dùng quan tâm, bởi vấn đề tài
chính cá nhân là những điều có thể xảy ra rủi ro lớn. Việc tăng cường mở rộng, tăng cường hiệu
quả bảo mật của ví điện tử sẽ càng tạo ra sự tin cậy lớn của người dùng dành cho ví điện tử. Đối
với ví điện tử MoMo, người dùng MoMo trở nên tin tưởng và cam kết ví MoMo chứng minh
bằng việc đạt tiêu chuẩn bảo mật toàn cầu PCI DSS được tổ chức tài chính hàng đầu thế giới
tuân thủ, bảo mật kép với mã OTP và mật khẩu 6 chữ số, đường truyền bảo mật theo chuẩn
Globalsign. Đảm bảo tiền trong ví là 100% tiền thật, được bảo chứng bởi Vietcombank.

Các nhà quản trị nên xem xét và suy nghĩ từ góc độ quan điểm của người dùng và các đối
thủ cạnh tranh, vì vậy nghiên cứu này hữu ích trong việc các nhà quản trị có thể xem xét những
yếu tố chất lượng ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng là điểm mạnh của ví điện tử MoMo, nâng
cao hơn những điểm ưu việt theo mong đợi của khách hàng. Bên cạnh đó xem xét những điểm
yếu so với đối thủ để kịp thời điều chỉnh, thay đổi để có thể phát triển và mở rộng, thu hút thêm
các khách hàng tiềm năng trong tương lai và cạnh tranh với các đối thủ.

5.4. Xu hướng phát triển của ngành bán lẻ tại Việt Nam trong bối cảnh kĩ thuật số

53
Sau Covid-19, thị trường bán lẻ Việt Nam đang trên đà hồi phục trở lại. Bằng chứng là tính
trong 2 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong
nước ước đạt 994, 153 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kì năm 2022 (Bộ Công Thương). Sự hồi
phục của ngành bán lẻ đi cùng với một cơ hội lớn cho lĩnh vực thanh toán điện tử. Tính đến
tháng 3/2022, tổng số thuê bao dùng smartphone tại Việt Nam là 93,5 triệu (Duy Vũ, 2022)

Đi cùng sự phát triển của ngành thương mại điện tử, các nhà bán lẻ tích hợp đồng thời việc
thanh toán trực tuyến và mua trực tiếp tại cửa hàng để góp phần gia tăng doanh số. Theo Thống
kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, giao dịch qua mã QR tăng tương ứng 56,52% và 111,62%
so với cùng kỳ năm 2021 (T.D.V, 2022). Việc thay đổi theo xu hướng hiện tại sẽ giúp cho các
nhà bán lẻ nhanh chóng tiếp cận được thị trường, đặt biệt là sự thay đổi thói quen thanh toán của
giới trẻ.

Tính đến 12/2022, Ví MoMo đã kết nối đến 140.000 điểm chấp nhận thanh toán trên toàn
quốc, và tổng số lượng điểm chấp nhận thanh toán được hệ thống VNPAY-QR công bố là
200.000 điểm.

Quy mô và cơ hội phát triển của thị trường là rất lớn. Tổng số tiền trong các ví điện tử là
3.300 tỷ đồng, trong 11 tháng đầu năm 2022, thanh toán không dùng tiền mặt tăng 85,6% về số
lượng và 31,39% về giá trị (Ánh Hồng, 2023). Tuy vậy, miếng bánh ngon đồng nghĩa với việc
có nhiều đối thủ. Theo ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ thanh toán Ngân hàng Nhà nước, đã
có 45 đơn vị cung ứng dịch vụ ví điện tử được cấp phép. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực này là rất
gay gắt. MoMo cần nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, những yếu tố tác động tới ý
định sử dụng ví điện tử của họ, từ đó có những điều chỉnh, cải tiến cho phù hợp. Bài nghiên cứu
đã chỉ ra được những điểm ưu việt tác động tới ý định sử dụng MoMo tại điểm bán lẻ. Các nhà
quản trị của các ví điện tử có thể xem đây là một tài liệu tham khảo, nghiên cứu thị trường ở quy
mô nhỏ nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ. Không có gì ngạc nhiên khi bảo mật là yếu tố có tác
động lớn nhất tới ý định sử dụng của giới trẻ. Nhà báo Phạm Hồng Phước nên lên quan điểm:”
Việt Nam vừa có người dùng trẻ, internet giá rẻ, đông người sử dụng smartphone. Nhưng đó
cũng là điểm yếu về bảo mật, càng nhiều người dùng thì càng nguy cơ cao. Hiện nay tội phạm
không tập trung vào các cơ sở hạ tầng tài chính mà chủ yếu nhắm vào người dùng và đó là lỗ
hổng lớn nhất. Sự an toàn là yếu tố mà người dùng quan tâm nhất trong các giao dịch thanh toán
điện tử hiện nay” (MoMo). Tiếp theo đó là các yếu tố khác như độ phủ, chương trình khuyến
mãi, tốc độ giao dịch,…
5.5 Hạn chế của bài nghiên cứu
Chắc chắn rằng bài nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế, hạn chế về thời gian khảo sát, khả
năng thực hiện nên đề tài chỉ nghiên cứu những yếu tố cơ bản, vẫn chưa thể đưa ra đầy đủ các
yếu tố khác có khả năng tác động đến hành vi người dùng về ví điện tử. Nhóm tác giả đề xuất

54
hướng nghiên cứu khác trong tương lai nên tham khảo thêm nhiều mô hình nghiên cứu khác và
thang đo để được hoàn thiện để đạt được độ tin cậy cao.
Bài nghiên cứu có những hạn chế như sau:
 Nghiên cứu chỉ tiến hành đánh giá trên ví điện tử momo chứ không nghiên cứu về các
loại ví điện tử khác trên thị trường. Tuy nhiên theo khảo sát thì trong năm 2022 ví MoMo
có đến 31 triệu người dùng, có số lượng người dùng lớn nhất tại Việt Nam.
 Nghiên cứu chỉ tiến hành nghiên cứu ý định sử dụng tại các cửa hàng bán lẻ của người
tiêu dùng, chứ chưa tìm hiểu được các ý định sử dụng của các hình thức khác.
 Khả năng và quy mô cũng là một điểm hạn chế bởi vì chưa thực sự tiến hành hoàn thiện
nghiên cứu như đã đề xuất.
 Đề tài chỉ nghiên cứu những người tiêu dùng có sử dụng dịch vụ của MoMo, vì thế sẽ có
hạn chế trong việc đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khi chưa có sự so
sánh với các ví điện tử của các nhà cung cấp trong và ngoài nước.
 Quy mô khảo sát chọn mẫu nhỏ, cách chọn mẫu chủ yếu theo phương pháp thuận tiện, vì
thế tính đại diện chưa được cao.
 Nhóm không bao gồm bốn yếu tố điều tiết (Giới tính, Tuổi, Kinh nghiệm, Sự tình nguyện
sử dụng) trong mô hình UTAUT ban đầu vào trong mô hình nghiên cứu của nhóm. Vì
vậy, nghiên cứu trong tương lai có thể điều tra tác động điều tiết của bốn yếu tố đó lên ý
đinh sử dụng ví điện tử MoMo của người dùng.
 Kết quả nghiên cứu không thể đảm bảo mối quan hệ nhân quả lâu dài (long-term causal
relationship) giữa các yếu tố bởi vì đây là một nghiên cứu cắt ngang (cross-sectional
study). Nhận thức của người dùng về các yếu tố nghiên cứu có thể thay đổi theo thời gian
khi họ có được thêm kiến thức và kinh nghiệm mới. Do đó, nghiên cứu trong tương lai có
thể sử dụng theo chiều dọc (a longitudinal study) để thu được kết quả chính xác hơn từ
nhóm mẫu cụ thể.

55
KẾT LUẬN
Với mục tiêu nghiên cứu được xây dựng ngay từ ban đầu, bài nghiên cứu đã tập trung
hoàn toàn vào đó và tìm ra các câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu. Cụ thể là:
Bài nghiên cứu kiểm định được những điểm ưu việt của ví MoMo theo khảo sát từ
người dùng đó chính là Tốc độ giao dịch, Độ phủ, Độ bảo mật, Khuyến mại. Những nhân
tố trên được phát triển nhằm nâng cao chất lượng của ví điện tử, tạo ra dịch vụ hiệu quả
và mang lại lợi ích cho người dùng.
Ảnh hưởng của những nhân tố trên có tác động theo chiều hướng tích cực đến Ý định
sử dụng ví điện tử MoMo tại các điểm bán lẻ của người tiêu dùng. Ngoài những ảnh
hưởng trên thì sự tiện lợi, hiệu quả và các yếu tố ngoại vi khác mà ví điện tử đã mang lại
trải nghiệm vô cùng tốt cho người dùng. Tạo được sự tin tưởng cao của người dùng đối
với ví điện tử MoMo.
Kết luận, qua nội dung của bài nghiên cứu, có thể khẳng định rằng những ảnh hưởng
tích cực mà ví điện tử MoMo mang lại cho người dùng là vô cùng tốt. Nhưng không chỉ
nên dừng lại ở đó, các nhà quản trị vẫn nên tập trung nâng cao chất lượng của ví điện tử
MoMo, khắc phục những nhược điểm so với đối thủ để vừa phát triển thị trường thương
mại điện tử tại Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

56
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. UTAUT (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology): Lý thuyết chấp nhận
và sử dụng công nghệ
2. EFA (Exploratory Factor Analysis): Phân tích nhân tố khám phá
3. TS (Transaction Speed): Tốc độ giao dịch
4. A (Availability): Độ phủ
5. S (Security): Độ bảo mật
6. P (Promotion): Khuyến mại

57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Công Thương. (2022). Retrieved from https://thuongtruong.com.vn/news/nganh-dich-vu-
ban-le-viet-nam-truoc-co-hoi-va-thach-thuc-moi-74636.html
Karrar Al-Saedi et al. (2020). Retrieved from
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0160791X19304555
Kumar et al. (2019). Impact of epidemics and pandemics on consumption pattern: evidence
from Covid -19 pandemic in rural-urban India. Retrieved from
https://www.emerald.com/insight/content/doi/10.1108/AJEB-12-2020-0109/full/pdf?
title=impact-of-epidemics-and-pandemics-on-consumption-pattern-evidence-from-covid-
19-pandemic-in-rural-urban-india
Matemba và Li. (2018). Retrieved from https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F
%2Fwww.sciencedirect.com%2Fscience%2Farticle%2Fabs%2Fpii
%2FS0160791X17302105%3Ffbclid%3DIwAR17rDmJv-0W4MA5Uol4-
3lIbWSGgLm2jb5GzAEw50r5DuJ3so3q66NTqXk&h=AT0mOZ9D4u2nHHTDZeMe4R
ntZz5Y9fFJTYtI5jMqGJn3-0bKa_X8IF1rMp149
Nielsen IQ. (2020). Retrieved from https://data.kreston.vn/en-report/nyse-nlsn-2020/
Venkatesh và cộng sự. (2003). Retrieved from https://doi.org/10.2307/30036540
Ahmed Taher Esawe. (2020). Understanding mobile e-wallet consumers’ intentions and user
behavior.
Al-Saedi, K., Al-Emran, M., Ramayah, T., & Abusham, E. (2020). Developing a general
extended UTAUT model for M-payment adoption. Technology in Society, 62, 101293.
Amit Shanka and Biplab Datta. (2018). Retrieved from
https://journals.sagepub.com/doi/pdf/10.1177/0972150918757870?
casa_token=5TfuRS7rqtMAAAAA:cnSzL0FOrxcBW2o3Tx737CREalxovmXITpPeWx8
8FV2c1zR2ftZqxsoms2sMxy6f4DdHzv62nwhIPQ
Anh Tho To & Thi Hong Minh Trinh. (2021). Retrieved from
https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/23311975.2021.1891661
Ariffin, S. K. (2021). Understanding the consumer’s intention to use the e-wallet services. .
Spanish Journal of Marketing-ESIC, 25(3), 446-461.
Ariffin, S. K., Abd Rahman, M. F. R., Muhammad, A. M., & Zhang, Q. (2021). Understanding
the consumer’s intention to use the e-wallet services. Spanish Journal of Marketing-
ESIC, 25(3), 446-461.

58
Baxi, C. a. (2021). ‘Use of mobile wallet among consumers: underlining the role of task-
technology fit and network externalities’. Int. J. Business Information Systems, Vol. 37,
No. 4, pp.544–563. .
Bộ Công Thương. (2023). Tái cơ cấu ngành Công Thương: Tập trung 5 nhóm định hướng chiến
lược. Retrieved from https://congthuong.vn/tai-co-cau-nganh-cong-thuong-tap-trung-5-
nhom-dinh-huong-chien-luoc-247059.html
Chawla, D. &. (2019). Consumer attitude and intention to adopt mobile wallet in India–An
empirical study. International Journal of Bank Marketing.
Chen et al. (2019). Retrieved from
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0378426618302784
David et al., 2012. (2012). Retrieved from https://doi.org/10.24297/ijct.v2i2b.2640
Deloitte Việt Nam, 2. (2022). Retrieved from
https://www.deloitte.com/global/en/about/governance/global-impact-report.html
Elizabeth D. Matemba, Guoxin Li. (2017). Retrieved from
https://sci-hub.se/https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/
S0160791X17302105
Esawe, A. T. (2020). Understanding mobile e-wallet consumers’ intentions and user behavior.
Gerbing &Anderson. (1988). Retrieved from https://psycnet.apa.org/buy/1989-14190-001
Gupta và cộng sự. (2019). Retrieved from
https://www.emerald.com/insight/content/doi/10.1108/JABS-07-2017-0111/full/html
Harto, B. (2022). Retrieved from
https://www.ejournal-rmg.org/index.php/EBMJ/article/view/20/22
Jantarakolica, T. J. (2021). Point of Sale and Decision to Use e-Payment Channel. Thailand and
The World Economy, 39(2), 37-55.
Kotler, P. &. (2010). . Principles of marketing. Pearson Education India.
Kriti Priya Gupta, Rishi Manrai, Utkarsh Goel. (2017). “Factors influencing adoption of mobile
banking by Jordanian bank customers: extending UTAUT2 with trust”.
Lew và cộng sự. (2020). Retrieved from
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0160791X20301949?
fbclid=IwAR1Pm7E5GEV02yUE668of3sE_3LThlk9cXiRF8Z2X9AK5XfYYafGhbNPH
68
Lisdayanti, F. a. (2020). Retrieved from
https://www.proquest.com/docview/2395875492/fulltextPDF/7CEF8AA1B5704818PQ/
1?accountid=39958
59
Li-Ya Yan, 2. (2021). Retrieved from
https://reader.elsevier.com/reader/sd/pii/S0969698920313084?
token=80B0FE08B4D103D13337A465DFF00F67932BC6D48F1F9A9166A11E198C83
A5C5AFCD2A759395DE00786BC95CC00832AE&originRegion=us-east-
1&originCreation=20230308082500
Michael Dimock, 2. (2019). Retrieved from
http://tony-silva.com/eslefl/miscstudent/downloadpagearticles/defgenerations-pew.pdf
Mohamed Dawood Shamout . (2016). Retrieved from
https://d1wqtxts1xzle7.cloudfront.net/52923552/9-libre.pdf?1493724194=&response-
content-disposition=inline%3B+filename
%3DThe_Impact_of_Promotional_Tools_on_Consu.pdf&Expires=1679226345&Signatu
re=HbBuU-UtH1-al2lm8CMK5x4AHIlvqA5erXc4yLqt859KxNsNM5RS-Q~qMTIw
MoMo. (n.d.). Retrieved from https://momo.vn/tin-tuc/khuyen-mai
MoMo. (2021). Retrieved from https://momo.vn/tin-tuc/tin-tuc-su-kien/sieu-ung-dung-momo-
chia-khoa-giup-cac-smes-mo-canh-cua-chuyen-doi-so-1745
MoMo. (2022). Retrieved from https://momo.vn/sieu-ung-dung-momo
MoMo. (2023). Retrieved from https://momo.vn/tin-tuc/tin-tuc-su-kien/momo-la-fintech-pho-
bien-nhat-tren-mang-xa-hoi-4016
Osman et al. (2017). Retrieved from https://doi.org/10.51200/jaaab.v0i0.1272
Published by Statista Research Department and 21, F. (. (n.d.). Vietnam: Digital Payment User
by segment 2017-2027, Statista. Retrieved from
https://www.statista.com/forecasts/1228387/digital-payment-users-by-segment-vietnam
Qasem, Z. (2019). Retrieved from https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-3-030-20671-
0_38?fbclid=IwAR0c4aM-5RaZTz0ny48frgPqTmmHKl-
3VHUoTjjoBFZ9cRkJ1lFcLIxo8nU
Ramli và Hamzah . (2021). Retrieved from
https://www.researchgate.net/publication/352484774_Mobile_payment_and_e-
wallet_adoption_in_emerging_economies_A_systematic_literature_review
Report, V. (2022). Retrieved from https://vietnamreport.net.vn/Cong-bo-Top-10-Cong-ty-Ban-
le-uy-tin-nam-2022-10371-1006.html
Reputa, 2. (2022). Retrieved from https://apidn.reputa.vn/blog/upload/files/f0a5823c-885a-491e-
b040-3dc6f817be91.pdf
Ricardo de Sena Abrahão, Stella Naomi Moriguchi, Darly Fernando Andrade . (2016). Retrieved
from https://reader.elsevier.com/reader/sd/pii/S180920391630033X?

60
token=42F7F13432CC0744A8F6CCC2549177CC29B577EC1B25CED50C1BADF8E33
527A1045A3411C068898185173A1FDA7B1819&originRegion=us-east-
1&originCreation=20230320080758
Schuh and Joanna Stavins. (2015). Retrieved from
https://www.ecb.europa.eu/pub/pdf/scpwps/ecbwp1871.en.pdf
Sharinah Puasa et al. (2021). Retrieved from
https://jurcon.ums.edu.my/ojums/index.php/lbibf/article/view/2959/2374
Teng et al., 2021. (2021). Retrieved from
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0747563221001011
Teo et al. (2015). Retrieved from
https://sci-hub.se/https://www.emerald.com/insight/content/doi/10.1108/IMDS-08-2014-
0231/full/html?
journalCode=imds&utm_source=TrendMD&utm_medium=cpc&utm_campaign=Industri
al_Management_
%2526_Data_Systems_TrendMD_1&WT.mc_id=Emerald_TrendMD_1
Tô Phúc Vĩnh Nghi. (2021). Retrieved from https://jstf.hufi.edu.vn/uploads/files/so-tap-chi/nam-
2021/Tap-21-So-3/9_vi%20dien%20tu_86-99.pdf
TỔNG CỤC THỐNG KÊ VIỆT NAM. (2019). Retrieved from https://www.gso.gov.vn/wp-
content/uploads/2019/12/Ket-qua-toan-bo-Tong-dieu-tra-dan-so-va-nha-o-2019.pdf
Tổng cục Thống kê, 2. (2023). Retrieved from https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-
ke/2023/01/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-thang-01-nam-2023/
Triasesiarta Nur, R. R. (2019). Retrieved from
https://www.emerald.com/insight/content/doi/10.1108/JABS-07-2017-0111/full/html
VECOM, 2. (2021). Retrieved from https://vecom.vn/bao-cao-chi-so-thuong-mai-dien-tu-viet-
nam-2021
VILLAGE, A. T.-W. (2022). Retrieved from
https://www.ejournal-rmg.org/index.php/EBMJ/article/view/20/22
Yan, L. Y. (2021). QR code and mobile payment: The disruptive forces in retail. Journal of
Retailing and Consumer Services, 58, 102300.
Yang, M., al Mamun, A., Mohiuddin, M., Nawi, N.C. and Zainol, N.R. (2021). Retrieved from
https://www.mdpi.com/2071-1050/13/2/831
Yusuf. (2010). Retrieved from
https://sci-hub.se/https://www.emerald.com/insight/content/doi/10.1108/1759083101108
2400/full/html

61
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Danh sách câu hỏi định tính cho chuyên gia và phỏng vấn nhóm
A. Dành cho 2 chuyên gia/nhân viên đang làm việc tại ví MoMo
1. Theo tìm hiểu của nhóm tụi em hiện MoMo có 140,000 điểm chấp nhận thanh toán có
mặt trên cả nước, vậy MoMo có điểm gì thu hút để người dùng có thể đảm bảo thanh
toán được ở nhiều nơi?
2. Những điểm ưu việt của ví MoMo theo anh/chị thì bao gồm những điểm nào?
3. Ví MoMo có đảm bảo được tốc độ giao dịch luôn ổn định?
4. Độ phủ liệu có phải điểm mạnh/ ưu việt của ví MoMo
5. Ví MoMo có đảm bảo được việc bảo mật thông tin cũng như tài sản của người dùng hay
không?
6. Lí do gì khiến ví MoMo chạy nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn và thường xuyên,
ngoài thu hút thêm người dùng thì còn lí do gì khác?
7. Liệu MoMo có đang hướng đến một ứng dụng toàn diện hay thay thế cho phương thức
tiền mặt giống như các nước như Trung Quốc đang làm?
8. Là một người nội bộ trong công ty, anh/chị có thường xuyên khuyến khích mọi người sử
dụng ví MoMo hay không?
9. Theo như mô hình và bảng câu hỏi như em đã đính kèm, liệu có phần nào khiến chị thấy
chưa phù hợp, chính xác, về từ ngữ, ngôn từ
B. Dành cho chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu Marketing
1. Dựa vào phần mô hình và bảng câu hỏi của nhóm, liệu về mặt các biến đã phù hợp chưa
và theo bảng câu hỏi thì về mặt từ ngữ cũng như ngữ nghĩa liệu đã phù hợp, chính xác
chưa?
2. Đối với những điều vấn đề/yếu tố không phù hợp thì liệu những yếu tố nào sẽ có thể thay
thế được hoặc hướng đi nào sẽ phù hợp với vấn đề đã được đặt ra
C. Dành cho đáp viên
1. Bạn nghĩ tốc độ giao dịch trên ứng dụng MoMo thế nào, có ấn tượng/điều đáng nhớ về
nó?
2. Bạn có thường sử dụng ví MoMo để mua hàng tại điểm bán lẻ hay không, bạn có dễ dàng
bắt gặp các nơi cho phép thanh toán MoMo hay không?

62
3. Bạn có thấy lo sợ về vấn đề bảo mật trên ví MoMo hay không? có sợ mất tiền hay chuyển
tiền khi dùng 1 ví điện tử thay vì 1 ngân hàng uy tín
4. Bạn thường xuyên sử dụng khuyến mại trên ví MoMo hay không? Khuyến mại tại đây có
thực sự giúp ích cho bạn?
5. Trải nghiệm sử dụng MoMo, những điểm gì khiến bạn thấy MoMo là một ứng dụng đáng
sử dụng?

63
PHỤ LỤC 2: Danh sách đáp viên định tính

A. 2 chuyên gia đến từ ví MoMo


1. Trần Nguyễn Nhật Hoàng: Research Analyst tại MoMo
2. Huyền Linh: Research Executive tại MoMo
B. Chuyên gia trong lĩnh vực Marketing
1. Giảng viên Hồ Xuân Hướng: Giảng viên Khoa Kinh Doanh Quốc Tế
C. Nhóm 5 đáp viên thuộc đối tượng khảo sát
1. Trương Phạm Bảo Khanh Bảo Khanh: sinh năm 2004, sinh viên trường Đại học Kinh
tế TP. HCM
2. Đoàn Văn Minh Hoàng: sinh năm 2003, sinh viên Học viện Bưu chính VIễn Thông
3. Nguyễn Thị Lam: sinh năm 2002, sinh viên trường Đại học Kinh tế TP. HCM
4. Lê Thị Thủy Tiên: sinh năm 2001, sinh viên trường Đại học Văn Lang
5. Võ Tuấn Kiệt: sinh năm 2000, sinh viên Đại học Nguyễn Tất Thành

64
PHỤ LỤC 3: Bảng câu hỏi định lượng chính thức dùng khảo sát

ST Mã Điểm ưu việt Nguồn


T hóa

Tốc độ giao dịch

1 TS1 Tôi tin rằng thanh toán qua ví MoMo cải


thiện tốc độ giao dịch

2 TS2 So với phương thức thanh toán truyền Teo et al. (2015)
thống như tiền mặt hoặc thẻ ngân hàng,
thanh toán qua ví MoMo giúp tôi hoàn
thành giao dịch nhanh chóng hơn.

Độ phủ

3 A1 Tôi có thể thanh toán bằng ví MoMo tại


hầu hết các cửa hàng

4 A2 Tôi có thể thanh toán bằng ví MoMo trong


nhiều lĩnh vực khác nhau (thời trang, đồ
ăn, đồ tiêu dùng hằng ngày,... ) tại các Jantarakolica, T., Jantarakolica,
điểm bán lẻ. K., & Wongkantarakorn, J.
(2021))
5 A3 Tôi có thể dễ dàng tiếp cận với các điểm
bán lẻ có chấp nhận thanh toán bằng ví
MoMo vì chúng ở khắp mọi nơi

Bảo mật

6 PS1 Tôi tự tin khi thực hiện thanh toán qua Deepak Chawla and Himanshu
MoMo Joshi (2019)

7 PS2 Tôi tin rằng công nghệ bảo mật của


MoMo rất an toàn

8 PS3 Tôi tin rằng MoMo có khả năng thanh

65
toán an toàn hơn các phương thức thanh
toán truyền thống như thẻ tín dụng và tiền
mặt

9 PS4 Tôi tin rằng các giao dịch được thực hiện
qua ví MoMo là an toàn

10 PS5 Tôi tin rằng khả năng mất tiền khi lưu trữ
trong ví MoMo là rất thấp

Khuyến mãi

11 P1 Ví điện tử MoMo có nhiều chương trình


hoàn tiền

12 P2 Ví điện tử MoMo có nhiều chương trình


giảm giá.
Int. J. Business Information
Systems, Vol. 37, No. 4, 2021
13 P3 Ví điện tử MoMo có nhiều chương trình
khuyến mãi và quà tặng hấp dẫn

14 P4 Ví điện tử MoMo có nhiều phần thưởng


khi tham gia sử dụng ví MoMo

Ý định sử dụng

Tôi dự định sẽ tiếp tục sử dụng ví điện tử


15 ITU1 MoMo thay vì ngừng sử dụng.

Nếu có thể, tôi muốn tiếp tục sử dụng ví


16 ITU2 điện tử MoMo. Ariffin, S. K., Abd Rahman, M.
F. R., Muhammad, A. M., &
Tôi sẽ nhiệt liệt khuyên những người Zhang, Q. (2021)
17 ITU3 khác sử dụng
ví điện tử MoMo.

66
Tôi sẽ tiếp tục sử dụng ví điện tử MoMo
18 ITU4 thường xuyên như bây giờ.

Tôi sẽ luôn cố gắng sử dụng ví điện tử


19 ITU5 MoMo trong cuộc sống hàng ngày của
mình.

PHỤ LỤC 4: Các bảng số liệu phân tích SPSS


Kết quả phân tích điều tra sơ bộ
Đánh giá độ tin cậy của biến Tốc độ (Điều tra sơ bộ)
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items

.724 2

Item-Total Statistics
Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Deleted

TS1 3.70 1.217 .568 .

TS2 3.78 1.080 .568 .

Đánh giá độ tin cậy của biến Độ phủ (Điều tra sơ bộ)
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items

.815 3

Item-Total Statistics
Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Deleted

67
A1 7.99 3.159 .653 .765

A2 7.62 3.365 .712 .704

A3 7.81 3.443 .642 .771

Đánh giá độ tin cậy của biến Độ bảo mật (Điều tra sơ bộ)

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items

.849 5

Item-Total Statistics
Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Deleted

PS1 14.72 10.399 .705 .811

PS2 14.95 9.316 .705 .805

PS3 15.18 9.831 .561 .848

PS4 14.93 9.442 .729 .799

PS5 14.88 10.079 .626 .827

Đánh giá độ tin cậy của biến Khuyến mại (Điều tra sơ bộ)

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items

.892 4

Item-Total Statistics
Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Deleted

68
P1 11.81 6.117 .704 .883

P2 11.66 5.918 .811 .842

P3 11.55 5.918 .789 .851

P4 11.62 6.224 .747 .866

Đánh giá độ tin cậy của biến Ý định sử dụng (Điều tra sơ bộ)
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items

.901 5

Item-Total Statistics
Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Deleted

ITU1 15.68 9.877 .760 .878

ITU2 15.59 10.243 .726 .885

ITU3 15.82 9.275 .802 .868

ITU4 15.65 9.173 .802 .868

ITU5 15.94 9.604 .687 .895

Bảng phân tích nhân tố khám phá EFA (Điều tra sơ bộ)

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .864
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1184.058
df 91
Sig. .000
69
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4
P4 .853
P3 .852
P2 .848
P1 .695
PS1 .844
PS5 .782
PS4 .742
PS2 .725
PS3 .579
A2 .837
A1 .823
A3 .672
TS1 .862
TS2 .861

70
Kết quả phân tích nhân tố khám phá (efa)

Total Variance Explained

Extraction Sums of Rotation Sums of


Initial Eigenvalues Squared Loadings Squared Loadings

% of Cumul % of Cumul % of Cumul


Comp Varian ative Varian ative Varian ative
onent Total ce % Total ce % Total ce %

1 5.934 42.387 42.387 5.934 42.387 42.387 3.049 21.775 21.775

2 1.630 11.642 54.029 1.630 11.642 54.029 2.933 20.949 42.725

3 1.145 8.176 62.204 1.145 8.176 62.204 2.096 14.974 57.699

4 1.023 7.304 69.508 1.023 7.304 69.508 1.653 11.809 69.508

5 .708 5.057 74.565

6 .607 4.333 78.898

7 .507 3.619 82.517

8 .468 3.345 85.861

9 .391 2.796 88.657

10 .387 2.764 91.421

11 .356 2.542 93.963

12 .316 2.257 96.219

13 .291 2.079 98.298

71
14 .238 1.702 100.00
0

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4

S1 .771

S2 .764

S4 .755

S5 .738

S3 .594

SP2 .821

SP4 .816

SP3 .803

SP1 .757

A2 .796

A1 .758

A3 .689

72
TS2 .883

TS1 .828

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 5 iterations.

73
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội

Model Summaryb

Adjusted R Std. Error of Durbin-


Model R R Square Square the Estimate Watson

1 .763a .583 .578 .49063 2.035

a. Predictors: (Constant), SPtb, TStb, Atb, Stb

b. Dependent Variable: ITUtb

ANOVAa

Sum of Mean
Model Squares df Square F Sig.

1 Regressio 107.306 4 26.826 111.446 .000b


n

Residual 76.787 319 .241

Total 184.093 323

a. Dependent Variable: ITUtb

b. Predictors: (Constant), SPtb, TStb, Atb, Stb

Coefficientsa

Standardiz
Model t Sig.
Unstandardized ed

74
Coefficien
Coefficients ts

B Std. Error Beta

1 (Constant) .448 .176 2.544 .011

TStb .067 .034 .079 1.978 .049

Atb .189 .044 .198 4.276 .000

Stb .404 .049 .396 8.231 .000

SPtb .260 .042 .275 6.123 .000

a. Dependent Variable: ITUtb

75
Kết quả kiểm định hệ số tương quan

Correlations

TStb Atb Stb SPtb ITUtb

TStb Pearson 1 .361** .390** .224** .367**


Correlatio
n

Sig. (2- .000 .000 .000 .000


tailed)

N 324 324 324 324 324

Atb Pearson .361** 1 .558** .502** .585**


Correlatio
n

Sig. (2- .000 .000 .000 .000


tailed)

N 324 325 325 325 325

Stb Pearson .390** .558** 1 .542** .684**


Correlatio
n

Sig. (2- .000 .000 .000 .000


tailed)

N 324 325 325 325 325

SPtb Pearson .224** .502** .542** 1 .604**


Correlatio
n

Sig. (2- .000 .000 .000 .000

76
tailed)

N 324 325 325 325 325

ITUtb Pearson .367** .585** .684** .604** 1


Correlatio
n

Sig. (2- .000 .000 .000 .000


tailed)

N 324 325 325 325 325

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

77
Kết quả đạo văn (minh chứng)
NCMar_MR1K47_FINAL_N04 (VIE)
O R IG IN A L IT Y REPORT

10 %
SIM ILAR ITY INDEX
14%
IN TER N ET SO U RCES
8%
PUBLICATIONS
7%
STU DE N T PAPERS

P R IM A R Y SOURCES

1
dost.ho chim inhcity.gov.vn
Internet S ource 2%
2
nckh.fba.iuh.e du.vn
Internet S ource 2%
3 S u bm itted to U nive rsity of E cono m ics H o C hi
M inh
2%
S tu d en t P aper

4
tm u.ed u.vn
Internet S ource 1%
5
B a nking A cadem y
P ublication 1%
6
Submitted to National Economics University
S tu d en t P aper 1%
7
hvtc.edu.vn
Internet S ource <1%
8
Submitted to Foreign Trade University
S tu d en t P aper <1%
9
w w w .academ ia.edu
Internet S ource <1%

78
<1%
ueh.edu.vn
10 Internet S ource

E xclude quotes On Exclude matches < 100 words


Exclude bibliography On

79
Đánh giá làm việc nhóm
Bảng đánh mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng thành viên qua Bài tập 1, Bài tập 2, Bài tập 3,
Bài tập 4 và Bài báo cáo tổng hợp
Mức độ
Mức độ Mức độ Mức độ Mức độ
hoàn thành
hoàn thành hoàn thành hoàn thành hoàn thành
Họ và tên của Bài báo
của Bài tập của Bài tập của Bài tập của Bài tập
cáo tổng
1 2 3 4
hợp
Lê Minh
20% 20% 20% 20% 20%
Hiếu
Phan Thế
20% 20% 20% 20% 20%
Nghĩa
Lâm Ngọc
20% 20% 20% 20% 20%
Thanh
Nguyễn
20% 20% 20% 20% 20%
Hiếu Hằng
Nguyễn
20% 20% 20% 20% 20%
Thùy Dung
Tổng 100% 100% 100% 100% 100%

80

You might also like