You are on page 1of 142

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Phiên bản 1.0

NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

SỔ TAY
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

CHỦ BIÊN

PGS.TS. Đinh Thành Việt

BAN BIÊN TẬP

PGS.TS. Đinh Thành Việt


ThS. Đoàn Như Quỳnh

ThS. Trần Thị Hà Vân

ThS. Nguyễn Thị Hùng

©Bản quyền thuộc về Ban Đảm bảo Chất lượng Giáo dục – Đại học Đà Nẵng,
không sao chép dưới mọi hình thức.

Năm 2021
MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... i


DANH MỤC KÝ HIỆU ....................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ iv
I. CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY CỦA ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG............................. 1
1. Quy chế đảm bảo chất lượng giáo dục Đại học Đà Nẵng ................................. 1
2. Chiến lược đảm bảo chất lượng giáo dục Đại học Đà Nẵng đến năm 2025 và
tầm nhìn đến năm 2035 ....................................................................................... 14
3. Chính sách đảm bảo chất lượng giáo dục Đại học Đà Nẵng .......................... 21
4. Xây dựng kế hoạch và thực hiện cải tiến chất lượng các lĩnh vực hoạt động
của cơ sở giáo dục ............................................................................................... 27
5. Hướng dẫn đối sánh chuẩn đầu ra chương trình đào tạo với khung trình độ
quốc gia Việt Nam............................................................................................... 30
6. Hướng dẫn đối sánh phục vụ công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo
dục ....................................................................................................................... 36
7. Rà soát chương trình đào tạo năm học 2020-2021 ......................................... 38
8. Rà soát, cải tiến các phương pháp kiểm tra đánh giá người học và chất lượng
đề thi, bảo đảm đáp ứng chuẩn đầu ra học phần ................................................. 46
9. Hướng dẫn đo lường đánh giá mức đạt chuẩn đầu ra CTĐT của người học .. 60
10. Hướng dẫn đảm bảo chất lượng giáo dục cho các học phần theo phương thức
đào tạo trực tuyến tại Đại học Đà Nẵng .............................................................. 72
11. Quy định về đảm bảo chất lượng giáo dục cho kiểm tra - đánh giá trực tuyến
tại ĐHĐN ............................................................................................................ 77
12. Báo cáo giữa kỳ kết quả kiểm định chất lượng chương trình đào tạo và kế
hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo.................................. 82
13. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục
chương trình đào tạo đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng trong năm . 85

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
14. Hướng dẫn tự đánh giá Hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng bên trong cơ
sở giáo dục........................................................................................................... 87
15. Quy chế phục vụ cộng đồng đối với công chức, viên chức và người lao động
tại Đại học Đà Nẵng ............................................................................................ 95
16. Quy định về việc tham gia hoạt động cộng đồng của sinh viên Đại học Đà
Nẵng .................................................................................................................. 106
17. Mẫu báo cáo tình hình việc làm (trong vòng 12 tháng sau khi tốt nghiệp) 116
18. Mẫu công khai năm học .............................................................................. 119
II. CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ....... 129

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
i
LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế với yêu cầu cung cấp
nguồn nhân lực có chất lượng cao, bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục là
yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình nâng cao chất lượng đào tạo, đáp
ứng yêu cầu của các bên liên quan và gia tăng quyền tự chủ, trách nhiệm giải
trình của các cơ sở giáo dục (CSGD) đại học. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Giáo dục đại học và Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của
Chính phủ đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc tăng cường bảo đảm và
kiểm định chất lượng giáo dục. Đây được xem là điều kiện và căn cứ quan trọng
để trao quyền tự chủ cho các trường đại học; không chỉ thể hiện cam kết về chất
lượng trước các bên liên quan của CSGD đại học, mà còn gắn liền với quyền lợi
của CSGD đại học trong việc tuyển sinh và tự xác định mức học phí. Do đó, mỗi
CSGD đại học nên xem hoạt động đảm bảo chất lượng là hoạt động thường
xuyên, giúp duy trì và không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo của
đơn vị.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo đảm và kiểm định chất
lượng giáo dục đặc biệt là kiểm định chất lượng CSGD, trong những năm qua
Đại học Đà Nẵng nói chung và các trường đại học thành viên, đơn vị đào tạo đã
từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách và công cụ quản lý nhằm thực hiện cam
kết về bảo đảm chất lượng giáo dục, xây dựng hệ thống các văn bản, quy định,
hướng dẫn phục vụ công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng. Đại học Đà
Nẵng đã đạt những thành tựu nhất định trong công tác kiểm định chất lượng các
trường đại học thành viên và các chương trình đào tạo (CTĐT) theo tiêu chuẩn
trong nước và nước ngoài. Bốn trường đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng
được công nhận đạt chất lượng vào năm 2016 theo tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng trường đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong đó Trường Đại
học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng là trường đại học đầu tiên trong cả nước được
cấp chứng nhận đạt chất lượng cơ sở giáo dục. Ngoài ra, Trường Đại học Bách
khoa được tổ chức HCERES (Châu Âu) cấp giấy chứng nhận đạt chất lượng cho
giai đoạn 2017-2022. Đại học Đà Nẵng đã có tổng số 31 CTĐT được công nhận
bởi các tổ chức kiểm định trong nước và nước ngoài (trong đó có 25 CTĐT đạt
kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn AUN-QA, 3 CTĐT đạt kiểm định chất
lượng theo CTI-ENAEE, 3 CTĐT đạt kiểm định theo tiêu chuẩn trong nước).
Nhằm hỗ trợ một cách có hệ thống cho các hoạt động bảo đảm chất lượng
giáo dục tại Đại học Đà Nẵng, Ban Đảm bảo Chất lượng Giáo dục đã biên soạn
cuốn Sổ tay Đảm bảo chất lượng giáo dục dưới dạng bản điện tử để góp phần

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
ii
thông tin cho các cá nhân và đơn vị trong Đại học Đà Nẵng những hướng dẫn,
diễn giải cụ thể về hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục tại Đại học Đà Nẵng.
Các nội dung chính bao gồm quy chế, chiến lược, chính sách, các quy định và
hướng dẫn hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục của Đại học Đà Nẵng. Sổ tay
được phát hành theo hình thức ấn bản điện tử để phục vụ cho việc tra cứu một
cách nhanh chóng, đồng thời thuận lợi trong việc cập nhật thông tin thường
xuyên.
Ban Đảm bảo Chất lượng Giáo dục-Đại học Đà Nẵng hy vọng cuốn Sổ
tay này sẽ góp phần hỗ trợ cho các cá nhân và đơn vị làm công tác đảm bảo và
cải tiến chất lượng giáo dục. Trong quá trình biên tập cuốn Sổ tay chắc chắn
không thể tránh khỏi thiếu sót. Ban Đảm bảo Chất lượng Giáo dục rất mong
nhận được các ý kiến đóng góp xây dựng từ các cá nhân và đơn vị để có thể
hoàn thiện Sổ tay Đảm bảo chất lượng giáo dục của Đại học Đà Nẵng trong thời
gian tới. Mọi ý kiến góp ý xin được gửi về Ban Đảm bảo Chất lượng Giáo dục -
Đại học Đà Nẵng theo địa chỉ email: bandbcl@ac.udn.vn.
BAN BIÊN TẬP

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
iii
DANH MỤC KÝ HIỆU
Ký hiệu Thay thế cho

A Assessed (học phần có ký hiệu A là học phần cốt lõi)

CLO Course Learning Outcome (chuẩn đầu ra học phần)

I Introduced (mức giới thiệu/bắt đầu)

M Mastery (mức hỗ trợ thành thạo)

PDCA Plan - Do - Check - Act (Lập kế hoạch - Triển khai -


Giám sát - Cải tiến)

PI Performance Indicator (chỉ số thực hiện)

PLO Program learning outcome (chuẩn đầu ra CTĐT)

PO Program Objective (mục tiêu của CTĐT)

R Reinforced (mức nâng cao hơn mức bắt đầu)

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ

AUN Mạng lưới các trường Đại học khu vực Đông Nam Á

CBVC Cán bộ viên chức

CCVC Công chức, viên chức

CĐR Chuẩn đầu ra

CP Chính phủ

CSDL Cơ sở dữ liệu

CSGD Cơ sở giáo dục

CSVC Cơ sở vật chất

CTĐT Chương trình đào tạo

CTI Uỷ ban Văn bằng Kỹ sư Pháp

ĐBCL Đảm bảo chất lượng

ĐBCLGD Đảm bảo chất lượng giáo dục

ĐH Đại học

ĐHĐN Đại học Đà Nẵng

ĐTTT Đào tạo trực tuyến

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

GV Giảng viên

HĐCĐ Hoạt động cộng đồng

KĐCL Kiểm định chất lượng

KĐCLGD Kiểm định chất lượng giáo dục

KN Kỹ năng

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
v
KT Kiến thức

KT-ĐBCLGD Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục

HCERES Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo dục
đại học Pháp

LCMS Hệ thống quản lý nội dung học tập

LMS Hệ thống quản lý học tập

NCKH Nghiên cứu khoa học

NH Người học

NLĐ Người lao động

PVCĐ Phục vụ cộng đồng

QS Quacquarelli Symonds

TCCB Tổ chức Cán bộ

TCTN Tự chủ và trách nhiệm

THE Times Higher Education

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
1
I. CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY CỦA ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

1. Quy chế đảm bảo chất lượng giáo dục Đại học Đà Nẵng

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2845/QĐ-ĐHĐN ngày 25 tháng 8 năm 2020
của Giám đốc ĐHĐN)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY CHẾ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2845/QĐ-ĐHĐN ngày 25 tháng 8 năm 2020
của Giám đốc Đại học Đà Nẵng)

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc triển khai các hoạt động đảm bảo
chất lượng giáo dục (ĐBCLGD) tại Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN), cơ cấu tổ chức
hệ thống ĐBCLGD và trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân có liên
quan.
2. Đối tượng áp dụng quy chế này là các đơn vị thành viên, đơn vị thuộc
và trực thuộc ĐHĐN (sau đây gọi chung là đơn vị).
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc
chương trình giáo dục, đáp ứng các yêu cầu của Luật giáo dục, Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, phù hợp với nhu cầu
sử dụng nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
2. Đảm bảo chất lượng là sự cam kết thực hiện tiêu chuẩn, tiêu chí và quy
trình đối với quản lý chất lượng để đáp ứng mục tiêu chất lượng.
3. Hoạt động đảm bảo chất lượng là các hoạt động được triển khai để hiện
thực hóa nội dung đảm bảo chất lượng.
4. Quy trình đảm bảo chất lượng là các thủ tục và trình tự triển khai các
hoạt động đảm bảo chất lượng.
5. Kiểm định chất lượng giáo dục đại học là hoạt động đánh giá và công
nhận mức độ cơ sở giáo dục đại học hoặc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn
chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) hoặc các tổ chức
kiểm định chất lượng giáo dục khu vực, quốc tế ban hành.
Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
2
6. Tự đánh giá là quá trình cơ sở giáo dục tự xem xét, nghiên cứu dựa trên
các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành
để báo cáo về thực trạng chất lượng giáo dục, hiệu quả hoạt động đào tạo,
nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các vấn đề liên quan khác để
cơ sở giáo dục tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm
đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
7. Đánh giá ngoài là quá trình khảo sát, đánh giá của tổ chức kiểm định
chất lượng giáo dục dựa trên các tiêu chuẩn do Bộ GD&ĐT hoặc các tổ chức
kiểm định chất lượng giáo dục khu vực, quốc tế ban hành để xác định mức độ
đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
8. Trách nhiệm giải trình là trách nhiệm giải thích việc thực thi nhiệm vụ,
công vụ hay những vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý của cơ sở giáo dục
đại học khi được yêu cầu.
9. Các bên liên quan đến cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào tạo
bao gồm người học, giảng viên, nhân viên, đội ngũ lãnh đạo và quản lý, nhà sử
dụng lao động, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các đối tác, cựu người học, gia
đình người học, nhà đầu tư, cơ quan quản lý trực tiếp, cơ quan quản lý nhà nước
về giáo dục, và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
10. Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của cơ sở giáo dục đại học là
tập hợp tất cả các quy định, quy trình, tổ chức đảm bảo chất lượng với đội ngũ
cán bộ, chuyên gia, công cụ về đảm bảo chất lượng cùng với các điều kiện tương
ứng về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, tài chính,… nhằm đảm bảo chất lượng
cho mọi hoạt động của nhà trường, đặc biệt là trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên
cứu khoa học và phục vụ cộng đồng; giúp cho nhà trường có khả năng đáp ứng
các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo.
11. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo là yêu cầu tối thiểu về kiến thức,
kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân mà người học đạt được sau khi
hoàn thành chương trình đào tạo, được cơ sở giáo dục cam kết với người học, xã
hội và công bố công khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện.
12. Văn hóa chất lượng trong trường đại học là tập hợp các giá trị, chuẩn
mực, niềm tin nhằm định hướng cho toàn thể giảng viên, nhân viên và người học
cách thức làm việc, học tập có chất lượng, hiệu quả và không ngừng cải tiến
nâng cao chất lượng. Các giá trị cốt lõi của ĐHĐN bao gồm: Chất lượng - Sáng
tạo - Nhân văn - Phục vụ cộng đồng.
Chất lượng: bao gồm chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ
phục vụ cộng đồng từng bước được nâng lên theo chuẩn mực quốc tế. Đảm bảo
sinh viên tốt nghiệp từ ĐHĐN có trình độ, kỹ năng tương đương với sinh viên
các nước ASEAN và thế giới.
Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
3
Sáng tạo: thể hiện với tinh thần đổi mới cách nghĩ, cách làm, biến thách
thức thành cơ hội, là nơi sản sinh ra tri thức mới; sinh viên tốt nghiệp ra trường
có tính năng động cao, tự thích nghi với môi trường công tác và có tinh thần
khởi nghiệp.
Nhân văn: đào tạo sinh viên có tình yêu quê hương đất nước, quý trọng
truyền thống văn hóa bốn nghìn năm của dân tộc, có đạo đức trong thi hành
công vụ, vị tha, tinh thần hợp tác, tôn trọng lẫn nhau để cùng đạt mục tiêu.
Phục vụ cộng đồng: liên tục cải thiện chất lượng phục vụ Tổ quốc, phục
vụ cộng đồng là mục tiêu phấn đấu của các hoạt động đào tạo và nghiên cứu
khoa học của ĐHĐN. Điều này đòi hỏi cập nhật, đổi mới thường xuyên chương
trình đào tạo, phương pháp giảng dạy để sinh viên tốt nghiệp có năng lực công
tác tốt nhất, phục vụ cộng đồng hiệu quả nhất.
CHƯƠNG II
NGUYÊN TẮC VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI ĐHĐN
Điều 3. Đảm bảo chất lượng giáo dục là trách nhiệm của từng đơn vị
và của mỗi cán bộ viên chức và người học trong toàn ĐHĐN
1. Các đơn vị cần xây dựng và thực hiện các cam kết về chất lượng được
thể hiện trong các tuyên bố về chính sách và chiến lược ĐBCLGD.
2. Các đơn vị cần có cơ chế giám sát và định kỳ đánh giá việc thực hiện
các cam kết về chất lượng và công bố công khai việc thực hiện các cam kết.
3. Tất cả các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học được triển khai trên
nền tảng văn hóa chất lượng.
4. Lãnh đạo các đơn vị của ĐHĐN quan tâm, chỉ đạo hoạt động của hệ
thống ĐBCLGD để đảm bảo việc triển khai đạt hiệu quả, bền vững.
5. Mỗi cán bộ viên chức và người lao động trong ĐHĐN đều có trách
nhiệm đảm bảo chất lượng (ĐBCL) đối với các nhiệm vụ đang thực hiện của
mình tại ĐHĐN và phải sẵn sàng thực hiện các công việc khác liên quan đến
ĐBCLGD và kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) khi được điều động.
6. Mỗi người học từ sinh viên, học viên cao học cho đến nghiên cứu sinh
đều có trách nhiệm ĐBCL đối với các nhiệm vụ học tập của mình tại ĐHĐN và
phải sẵn sàng thực hiện các công việc khác liên quan đến ĐBCLGD và
KĐCLGD khi được điều động.
Điều 4. Các đơn vị của ĐHĐN thực hiện trách nhiệm giải trình với xã
hội và đảm bảo có sự tham gia của các bên liên quan trong công tác
ĐBCLGD
1. Các đơn vị cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm giải trình, đồng thời triển
khai đồng bộ các hoạt động nhằm ĐBCL giảng dạy, học tập, nghiên cứu và phục
vụ cộng đồng cũng như các hoạt động khác.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
4
2. Các đơn vị phải tham gia kiểm định chất lượng (KĐCL) cấp cơ sở giáo
dục (CSGD) và cấp chương trình đào tạo (CTĐT) để thể hiện trách nhiệm giải
trình với xã hội theo quy định của pháp luật.
3. Các đơn vị cần cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, khách quan, cập
nhật về nhà trường, các CTĐT, mục tiêu đào tạo, văn bằng mà người học nhận
được sau khi tốt nghiệp, các quy trình giảng dạy và kiểm tra đánh giá, các cơ hội
học tập cho người học, cơ hội việc làm, tình hình KĐCL CSGD và CTĐT,... Các
đơn vị cần đảm bảo các bên liên quan có thể tìm kiếm, truy cập dễ dàng các
nguồn thông tin này khi có nhu cầu.
4. Các đơn vị cần xây dựng, rà soát và cải tiến chính sách, chiến lược về
ĐBCLGD; đảm bảo có sự tham gia của các bên liên quan trong và ngoài CSGD
đại học. Hoạt động lấy ý kiến các bên liên quan cần được triển khai có hệ thống.
5. Thông tin về hoạt động ĐBCL bên trong (kể cả các dữ liệu đã phân
tích) cần được lưu trữ, cập nhật và công bố cho các bên liên quan đúng thẩm
quyền và mục đích nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định của các đơn vị và phục
vụ các báo cáo đánh giá ngoài cũng như cung cấp cho ĐHĐN thông qua Ban
ĐBCLGD để tham gia xếp hạng đại học.
Điều 5. Chất lượng các chương trình đào tạo được thường xuyên
giám sát, đánh giá ở tất cả các cấp độ nhằm cải tiến liên tục
1. Các đơn vị cần xây dựng chính sách để giám sát quy trình và hệ thống
ĐBCL bên trong ở cấp trường và cấp khoa nhằm cải tiến chất lượng liên tục.
2. CTĐT (bao gồm bậc đại học, thạc sĩ và tiến sĩ) cần được giám sát, đối
sánh, định kỳ rà soát và đánh giá nhằm đảm bảo sự tương thích giữa sứ mạng,
tầm nhìn, mục tiêu chiến lược của CSGD đại học với mục tiêu và chuẩn đầu ra
của CTĐT, đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan.
3. Cần có hệ thống và đội ngũ cán bộ viên chức có năng lực, có công cụ
phù hợp để tư vấn, hỗ trợ người học; giám sát tiến độ học tập, kết quả học và
khối lượng học tập của người học.
4. Các đơn vị có chính sách, kế hoạch và thực hiện KĐCL các CTĐT theo
tiêu chuẩn trong nước hoặc quốc tế và sử dụng các kết quả KĐCL CTĐT để cải
tiến chất lượng.
Điều 6. Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong có cấu trúc hợp lý,
vận hành hiệu quả, trách nhiệm của các bộ phận được xác định rõ ràng
1. Các đơn vị của ĐHĐN cần thiết lập hệ thống ĐBCL bên trong với cấu
trúc hợp lý, trong đó chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận và cá
nhân liên quan được phân định rõ ràng, đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu
quả giữa bộ phận ĐBCL ở tất cả các cấp.
2. Hệ thống quy định, quy trình ĐBCL bên trong được xây dựng phù hợp
với quy định của pháp luật, Bộ GD&ĐT và thực trạng của các đơn vị ĐHĐN;
Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
5
được định kỳ rà soát, cải tiến để triển khai các hoạt động ĐBCLGD một cách có
hệ thống và nhất quán.
3. Các đơn vị cần xây dựng các công cụ kiểm soát và quản lý chất lượng
hiệu quả.
Điều 7. Hệ thống ĐBCLGD được cung cấp đủ nguồn lực để hoạt động
hiệu quả
1. Các đơn vị cần đầu tư đủ nguồn lực để xây dựng và duy trì hệ thống
ĐBCL bên trong hoạt động hiệu quả, bao gồm cả nguồn nhân lực, vật lực và tài
chính.
2. Chính sách tài chính cần được xây dựng và phân bổ phù hợp tùy vào
khả năng của mỗi đơn vị, đảm bảo cho công tác ĐBCLGD được triển khai hiệu
quả và bền vững.
3. Mỗi đơn vị phải đảm bảo đội ngũ cán bộ viên chức đủ về số lượng và
có năng lực chuyên môn về công tác ĐBCLGD, đáp ứng yêu cầu triển khai các
hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học
và phục vụ cộng đồng.
4. Các đơn vị của ĐHĐN cần xây dựng và triển khai kế hoạch ngắn hạn
và dài hạn cho hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ ĐBCLGD.
CHƯƠNG III
HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI ĐHĐN
Điều 8. Cấu trúc hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục ĐHĐN
Hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục ĐHĐN gồm 02 cấp: Cấp ĐHĐN
và cấp đơn vị thành viên, đơn vị đào tạo thuộc và trực thuộc ĐHĐN.
1. Hệ thống cấp ĐHĐN bao gồm: Ban Giám đốc ĐHĐN, Hội đồng Đảm
bảo chất lượng giáo dục ĐHĐN và Ban Đảm bảo Chất lượng Giáo dục.
2. Hệ thống cấp đơn vị thành viên, đơn vị đào tạo thuộc và trực thuộc
ĐHĐN bao gồm: Lãnh đạo đơn vị, Hội đồng Đảm bảo chất lượng giáo dục cấp
đơn vị, bộ phận Phòng/Tổ Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục, và bộ phận
ĐBCL cấp khoa và bộ môn.
Hệ thống ĐBCLGD của ĐHĐN được thể hiện ở Sơ đồ 1.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
6
SƠ ĐỒ 1: HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HỘI ĐỒNG ĐBCLGD BAN GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO
ĐHĐN ĐHĐN ĐHĐN

BAN ĐBCLGD
ĐHĐN
HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
Đơn vị thành viên

BAN GIÁM HIỆU


Hiệu trưởng/Phó Hiệu HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO
trưởng phụ trách công tác Đơn vị thành viên
ĐBCLGD
HỘI ĐỒNG ĐBCLGD
Đơn vị thành viên

PHÒNG/TỔ KHẢO THÍ VÀ


ĐBCLGD
Đơn vị thành viên và đơn vị đào
tạo trực thuộc ĐHĐN

PHÒNG/TỔ CHỨC NĂNG BAN CHỦ NHIỆM HỘI ĐỒNG ĐBCLGD


Đơn vị thành viên và đơn vị đào Khoa cấp Khoa
tạo trực thuộc ĐHĐN

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ


VIÊN CHỨC

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
7
Điều 9. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng đảm bảo chất lượng
giáo dục ĐHĐN
Hội đồng ĐBCLGD ĐHĐN có chức năng tư vấn cho Giám đốc ĐHĐN về
các vấn đề liên quan đến công tác ĐBCLGD, phát triển chiến lược ĐBCLGD
nhằm duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục của ĐHĐN nói chung, các đơn vị
thành viên, đơn vị đào tạo thuộc và trực thuộc ĐHĐN nói riêng.
Hội đồng ĐBCLGD ĐHĐN có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Định hướng chiến lược, đề xuất ban hành các chính sách và các quy
định ĐBCLGD nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu
khoa học, phục vụ cộng đồng, nâng cao vị trí, vai trò và uy tín của ĐHĐN.
2. Định hướng chiến lược, đề xuất ban hành các chính sách, quy định
nhằm cải thiện vị trí xếp hạng của ĐHĐN trong các bảng xếp hạng trong nước
và quốc tế; đề xuất các giải pháp, lộ trình phát triển ĐBCLGD theo đúng chiến
lược phát triển của ĐHĐN.
3. Định hướng việc triển khai các hoạt động đảm bảo và kiểm định chất
lượng giáo dục của ĐHĐN và các đơn vị; tư vấn và thông qua các kế hoạch hoạt
động ĐBCLGD chung trong toàn ĐHĐN.
4. Tư vấn xây dựng hệ thống ĐBCL bên trong của ĐHĐN nhằm đáp ứng
các tiêu chuẩn KĐCL CSGD và CTĐT.
5. Định hướng công tác đánh giá chất lượng các CTĐT theo tiêu chuẩn
trong nước và quốc tế.
6. Một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc ĐHĐN.
Điều 10. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Đảm bảo Chất lượng Giáo
dục
Ban ĐBCLGD có chức năng tư vấn, tham mưu cho Giám đốc ĐHĐN và
thực hiện quản lý, điều hành theo ngành dọc các hoạt động ĐBCLGD trong toàn
ĐHĐN. Ban ĐBCLGD thực hiện các nhiệm vụ dưới đây:
1. Tham mưu Giám đốc ĐHĐN ban hành chiến lược phát triển, kế hoạch
dài hạn, trung hạn, kế hoạch hằng năm, các chính sách, chủ trương, các văn bản
quản lý về lĩnh vực ĐBCLGD nói chung, KĐCLGD và khảo thí nói riêng của
ĐHĐN.
2. Tham mưu Giám đốc ĐHĐN ban hành các quy định và hướng dẫn thực
hiện nội bộ về các tiêu chí đánh giá, ĐBCLGD phù hợp với quy định của Bộ
GD&ĐT, tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học của khu vực và thế giới.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
8
3. Tham mưu Giám đốc ĐHĐN xây dựng kế hoạch và phát triển hệ thống
ĐBCL bên trong CSGD đại học phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chiến
lược và các điều kiện thực tế của ĐHĐN.
4. Điều phối các hoạt động chung về ĐBCLGD; tổ chức thực hiện công
tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục trong ĐHĐN; hướng dẫn, đôn
đốc và kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các công tác này tại các đơn vị
ĐHĐN; cụ thể như sau:
a) Theo dõi, đánh giá kết quả tự đánh giá chất lượng CSGD và CTĐT;
kiểm tra việc thực hiện rà soát CTĐT hằng năm; hướng dẫn và kiểm tra việc đo
lường đánh giá mức độ người học đạt chuẩn đầu ra CTĐT của các đơn vị trong
ĐHĐN.
b) Tổ chức đánh giá nội bộ chất lượng CSGD và CTĐT cho các đơn vị
trong ĐHĐN.
c) Thẩm định các điều kiện đảm bảo chất lượng của các CTĐT, các quy
định, quy trình ĐBCLGD và khảo thí tại ĐHĐN.
d) Đăng ký với các tổ chức ĐBCLGD/KĐCLGD quốc tế phù hợp để
ĐHĐN tham gia làm thành viên; thay mặt ĐHĐN làm đầu mối liên lạc, thanh
toán phí thành viên với các tổ chức ĐBCLGD/KĐCLGD quốc tế.
đ) Đăng ký KĐCL CSGD và CTĐT theo tiêu chuẩn quốc tế cho các đơn
vị thành viên, đơn vị đào tạo thuộc và trực thuộc ĐHĐN.
e) Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về đảm bảo và
kiểm định chất lượng giáo dục.
g) Giới thiệu các cán bộ ĐHĐN đi làm quan sát viên ở các CSGD khác và
ngược lại, đề xuất mời các cán bộ của các CSGD khác đến làm quan sát viên tại
ĐHĐN khi có sự đồng ý của đơn vị sẽ kiểm định.
h) Chịu trách nhiệm báo cáo trước Bộ GD&ĐT về công tác ĐBCLGD của
ĐHĐN.
i) Là đầu mối của ĐHĐN trong giao tiếp, cung cấp thông tin, dữ liệu của
ĐHĐN với các tổ chức xếp hạng trong nước và quốc tế.
5. Phối hợp với văn phòng và ban chức năng trong việc triển khai các hoạt
động ĐBCLGD sau đây:
a) Tìm kiếm các dự án và hợp tác trong công tác ĐBCLGD với các đối tác
trong và ngoài nước.
b) Công tác đảm bảo, đánh giá và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên,
nhân viên.
c) Công tác đảm bảo chất lượng các điều kiện về cơ sở vật chất cho
ĐHĐN và các đơn vị.
d) Công tác đảm bảo và nâng cao chất lượng các hoạt động nghiên cứu và
công bố kết quả khoa học của giảng viên, nghiên cứu viên ĐHĐN và các đơn vị.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
9
đ) Cập nhật thông tin về hội cựu sinh viên, thông tin về tình hình việc
làm, các hoạt động ngoại khóa và phục vụ cộng đồng của sinh viên, hoạt động
hỗ trợ người học của ĐHĐN.
e) Đánh giá thi đua về hoạt động ĐBCLGD của các đơn vị ĐHĐN.
g) Cập nhật các thông tin về ĐBCLGD lên trang thông tin điện tử ĐHĐN,
phối hợp tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo về ĐBCLGD.
h) Công tác đảm bảo chất lượng của các tài liệu, học liệu, thông tin phục
vụ người học và giảng viên.
6. Xây dựng cấu trúc và cơ sở dữ liệu cho hệ thống ĐBCL bên trong của
ĐHĐN, bao gồm các quy định, chính sách, cơ sở dữ liệu và các bộ chỉ số cần
thiết phục vụ cho công tác ĐBCLGD.
7. Phối hợp xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng, thương hiệu của
ĐHĐN.
Điều 11. Nhiệm vụ của các tổ chức đoàn thể, các ban chức năng
ĐHĐN trong công tác ĐBCLGD
Các tổ chức đảng, đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, các Văn
phòng và các Ban chức năng có liên quan thực hiện rà soát, xây dựng các văn
bản, quy định liên quan đến hệ thống ĐBCL bên trong nhằm phục vụ công tác
đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng và triển khai quy trình
ĐBCL cho các hoạt động theo chu trình “Lập kế hoạch - Triển khai - Giám sát -
Cải tiến” (PDCA: Plan - Do - Check - Act), đáp ứng các tiêu chuẩn và hướng
dẫn về kiểm định chất lượng.
Điều 12. Nhiệm vụ của các đơn vị thành viên, đơn vị đào tạo thuộc và
trực thuộc ĐHĐN trong công tác ĐBCLGD
Các đơn vị ĐHĐN thực hiện định hướng, chịu sự giám sát và đánh giá
của ĐHĐN qua Ban ĐBCLGD về các hoạt động ĐBCLGD. Nhiệm vụ của các
đơn vị thông qua đầu mối chính là Phòng hoặc Tổ Khảo thí và Đảm bảo chất
lượng giáo dục bao gồm:
1. Xây dựng chiến lược, quy trình, quy định và kế hoạch ĐBCLGD trong
CSGD đại học.
2. Triển khai thực hiện nội dung các văn bản về ĐBCLGD do Giám đốc
ĐHĐN ban hành.
3. Tổ chức tự đánh giá chất lượng CSGD và CTĐT; tổ chức giám sát và
đánh giá việc định kỳ rà soát CTĐT hằng năm của các Khoa và Bộ môn.
4. Chuẩn bị các hồ sơ như báo cáo tự đánh giá, minh chứng và các điều
kiện ĐBCL khác để phục vụ công tác đánh giá nội bộ và KĐCL CSGD và
CTĐT.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
10
5. Đề xuất các hỗ trợ cần thiết trong việc thực hiện các hoạt động
ĐBCLGD với ĐHĐN thông qua Ban ĐBCLGD.
6. Đăng ký, ký kết và thanh quyết toán các hợp đồng KĐCL CSGD và
CTĐT với các Trung tâm KĐCLGD trong nước; đồng thời báo cáo về ĐHĐN
qua Ban ĐBCLGD.
7. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểm định theo yêu cầu của tổ chức kiểm định
quốc tế. Nếu đơn vị có CTĐT tham gia KĐCLGD theo tiêu chuẩn AUN-QA thì
đơn vị gửi Phần 1 của Báo cáo tự đánh giá của CTĐT đăng ký kiểm định và các
thông tin cần thiết khác phục vụ đăng ký kiểm định cho ĐHĐN qua Ban
ĐBCLGD. Đơn vị tham gia kiểm định thực hiện thanh toán các chi phí kiểm
định cho tổ chức kiểm định quốc tế.
8. Thực hiện cải tiến chất lượng giáo dục theo những khuyến nghị trong
báo cáo đánh giá ngoài chất lượng CSGD và CTĐT.
9. Cử cán bộ giảng viên và viên chức theo đúng thành phần tham dự các
khóa tập huấn do ĐHĐN hay các tổ chức ĐBCLGD/KĐCLGD trong và ngoài
nước tổ chức.
10. Triển khai cung cấp dữ liệu phục vụ xếp hạng đại học theo yêu cầu
của từng tổ chức xếp hạng.
11. Tìm kiếm các dự án và hợp tác trong công tác ĐBCLGD với các đối
tác trong nước và ngoài nước cho đơn vị.
12. Thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo, cập
nhật dữ liệu công khai lên trang thông tin điện tử và niêm yết theo yêu cầu của
Bộ GD&ĐT.
13. Triển khai khảo sát tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp, báo
cáo kết quả khảo sát việc làm của sinh viên tốt nghiệp về ĐHĐN, thực hiện nhập
số liệu vào phần mềm chung theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, công
khai kết quả khảo sát tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp trên trang thông
tin điện tử của đơn vị thành viên, đơn vị đào tạo thuộc và trực thuộc.
14. Đóng góp ý kiến cho bản dự thảo các văn bản, quy định và hướng dẫn
thực hiện công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục do Giám đốc
ĐHĐN ban hành.
15. Các đơn vị thành viên ĐHĐN thực hiện các báo cáo về kết quả KĐCL
CSGD và CTĐT và gửi trực tiếp cho Bộ GD&ĐT/Cục Quản lý chất lượng, đồng
thời báo cáo về ĐHĐN qua Ban ĐBCLGD:
a) Báo cáo kết quả KĐCL CSGD và CTĐT và kế hoạch cải tiến, nâng cao
chất lượng CTĐT sau khi được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng;

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
11
b) Báo cáo giữa kỳ kết quả KĐCL CSGD và CTĐT và kế hoạch cải tiến,
nâng cao chất lượng CTĐT;
c) Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng giáo
dục các CTĐT đã được đánh giá, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.
16. Cung cấp các dữ liệu và báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT
và ĐHĐN.
17. Tổ chức triển khai các lớp tập huấn, bồi dưỡng về công tác ĐBCLGD,
KĐCLGD cho cán bộ viên chức thuộc đơn vị.
Điều 13. Nhiệm vụ của Hội đồng Đảm bảo chất lượng cấp đơn vị
thành viên, cấp khoa trong công tác ĐBCLGD
1. Tư vấn về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của
Luật Giáo dục Đại học và các quy định liên quan của Bộ GD&ĐT.
2. Tư vấn về đảm bảo và kiểm định chất lượng CSGD và CTĐT theo các
tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
3. Tư vấn xây dựng, sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh các quy định trong
công tác ĐBCLGD.
4. Tư vấn xây dựng chiến lược và kế hoạch ĐBCLGD hằng năm của
trường; giám sát, đánh giá việc thực hiện chiến lược và kế hoạch này.
5. Tư vấn xây dựng các chương trình, dự án cải thiện và nâng cao chất
lượng giáo dục.
6. Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến ĐBCLGD của trường.
Điều 14. Nhiệm vụ của lãnh đạo Khoa và Bộ môn trong công tác
ĐBCLGD
1. Chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học
và công tác hỗ trợ sinh viên.
2. Xây dựng kế hoạch ĐBCLGD của Khoa và Bộ môn.
3. Triển khai các quy trình, quy định ĐBCLGD của Khoa và Bộ môn,
đồng thời xây dựng và triển khai cơ chế ĐBCL bên trong phù hợp.
4. Triển khai cho các giảng viên thực hiện việc định kỳ rà soát CTĐT
hằng năm theo quy định, tổ chức đo lường, đánh giá mức độ người học đạt các
chuẩn đầu ra của CTĐT do Khoa và Bộ môn quản lý. Trên cơ sở đó, Khoa và
Bộ môn có biện pháp thực hiện cải tiến liên tục và đổi mới sáng tạo, nâng cao
chất lượng CTĐT.
5. Chỉ đạo thực hiện công tác ĐBCLGD và cải tiến chất lượng tất cả các
hoạt động trong Khoa và Bộ môn.
Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
12
6. Định kỳ báo cáo tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch của Khoa và
Bộ môn với nhà trường thông qua Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo
dục.
Điều 15. Nhiệm vụ và quyền hạn của đội ngũ giảng viên trong công
tác ĐBCLGD
1. Chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy, trong đó đảm bảo việc thiết
kế và triển khai chương trình dạy và học một cách nhất quán; sử dụng đa dạng
các phương pháp giảng dạy và học tập, lựa chọn phương pháp kiểm tra đánh giá
phù hợp để đảm bảo việc đạt được các chuẩn đầu ra của học phần; phát triển và
sử dụng đa dạng các công cụ, nguồn lực hỗ trợ giảng dạy; giám sát hỗ trợ sinh
viên trong quá trình học tập, rèn luyện.
2. Chịu trách nhiệm về chất lượng các hoạt động nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ do cá nhân thực hiện.
3. Đo lường, đánh giá mức độ người học đạt các chuẩn đầu ra của học
phần mà giảng viên phụ trách; tiếp thu ý kiến phản hồi của các bên liên quan; rút
kinh nghiệm đối với hoạt động giảng dạy và có biện pháp không ngừng cải tiến
chất lượng học phần.
4. Tham gia xây dựng, rà soát, đánh giá và cải tiến CTĐT, đề cương học
phần; cải tiến các hoạt động giảng dạy, các bài kiểm tra đánh giá.
5. Tham gia công tác ĐBCLGD và KĐCLGD theo lĩnh vực chuyên môn
phụ trách và theo yêu cầu của đơn vị và ĐHĐN.
6. Được tạo điều kiện tham gia các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, nâng
cao năng lực chuyên môn, sư phạm, năng lực về ĐBCLGD và KĐCLGD.
7. Được đóng góp ý kiến cho lãnh đạo đơn vị nhằm cải tiến và nâng cao
chất lượng giáo dục.
Điều 16. Nhiệm vụ và quyền hạn của đội ngũ nhân viên hỗ trợ trong
công tác ĐBCLGD
1. Chịu trách nhiệm về chất lượng các hoạt động hỗ trợ được phân công,
rà soát cải tiến các quy trình nghiệp vụ cốt lõi, cập nhật, lưu trữ các minh chứng
phục vụ công tác ĐBCLGD; tiếp thu các ý kiến phản hồi để cải tiến chất lượng.
2. Được đóng góp ý kiến cho lãnh đạo đơn vị nhằm cải tiến và nâng cao
chất lượng giáo dục.
3. Tham gia các hoạt động nâng cao năng lực về công tác đảm bảo và
kiểm định chất lượng giáo dục theo yêu cầu của đơn vị.
Điều 17. Nhiệm vụ và quyền hạn của người học trong công tác
ĐBCLGD
1. Chịu trách nhiệm về tiến trình học và chất lượng học tập của bản thân.
2. Đóng góp ý kiến giúp nhà trường cải tiến và nâng cao chất lượng đào
tạo thông qua các phản hồi về CTĐT, hoạt động dạy và học, các dịch vụ người
học, cơ sở vật chất...
Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
13
3. Tham gia các hoạt động về ĐBCL và KĐCL khác khi được yêu cầu.
CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY CHẾ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC TẠI ĐHĐN
Điều 18. Tổ chức thực hiện
Quy chế ĐBCLGD ĐHĐN ban hành nhằm hướng dẫn thực hiện công tác
ĐBCLGD trong ĐHĐN, tạo sự thống nhất trong các hoạt động ĐBCLGD đại
học. Việc triển khai quy chế này đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp/bộ
phận, trong đó:
1. Các đơn vị của ĐHĐN áp dụng thực hiện, đồng thời xây dựng thêm các
tài liệu, công cụ cần thiết để hướng dẫn công tác ĐBCLGD tại đơn vị, hằng năm
báo cáo ĐHĐN quá trình thực hiện, đồng thời đề xuất các kiến nghị, giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác ĐBCLGD.
2. Ban ĐBCLGD có trách nhiệm theo dõi chung việc thực hiện công tác
ĐBCLGD, làm đầu mối, tiếp nhận báo cáo của các đơn vị, đồng thời tổng hợp,
báo cáo Ban Giám đốc ĐHĐN, Hội đồng ĐBCLGD để đánh giá, rà soát việc
thực hiện Quy chế ĐBCLGD.
3. Dựa trên các báo cáo đề xuất của Ban ĐBCLGD, Hội đồng ĐBCLGD
tiến hành rà soát quy chế ĐBCLGD của ĐHĐN hằng năm và đề xuất cải tiến, tư
vấn cho Ban Giám đốc ĐHĐN.
4. Ban Giám đốc ĐHĐN xem xét các thông tin phản hồi từ Hội đồng
ĐBCLGD, Ban ĐBCLGD và lãnh đạo các đơn vị để đưa ra các quyết định điều
chỉnh về quy chế ĐBCLGD ĐHĐN khi cần thiết./.
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

PGS.TS. Lê Quang Sơn

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
14
2. Chiến lược đảm bảo chất lượng giáo dục Đại học Đà Nẵng đến năm 2025
và tầm nhìn đến năm 2035
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3982/QĐ-ĐHĐN ngày 11 tháng 12 năm
2020 của Giám đốc ĐHĐN)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHIẾN LƯỢC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3982/QĐ-ĐHĐN ngày 11 tháng 12 năm
2020 của Giám đốc Đại học Đà Nẵng)

Chiến lược đảm bảo chất lượng giáo dục (ĐBCLGD) của Đại học Đà
Nẵng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 được xây dựng nhằm thực hiện
các chủ trương về đảm bảo chất lượng giáo dục trong Chiến lược phát triển Đại
học Đà Nẵng (ĐHĐN) đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035, Nghị quyết đại
hội Đảng bộ ĐHĐN lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020-2025. Chiến lược này là cơ sở
định hướng cho các hoạt động đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục của
ĐHĐN đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.
1. Mở đầu
Đại học Đà Nẵng được thành lập theo Nghị định số 32/CP ngày 04/4/1994
của Chính phủ. Là đại học vùng trọng điểm quốc gia, trong thời gian qua,
ĐHĐN đã luôn chú trọng xây dựng phát triển đội ngũ, nâng cao chất lượng đào
tạo và nghiên cứu khoa học, coi đó là yếu tố “sống còn”, là mục tiêu, động lực
để khẳng định uy tín, “học hiệu” tiếp cận chuẩn quốc tế. Đến nay, ĐHĐN đã có
hơn 25 năm hình thành và phát triển với nhiều thành tựu nổi bật.
Theo định hướng đại học nghiên cứu, để tập trung nâng cao chất lượng,
ĐHĐN đã ổn định quy mô đào tạo hợp lý. ĐHĐN hiện có đầy đủ các lĩnh vực,
ngành nghề đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung-Tây Nguyên và cả nước. Nhờ sự gắn kết chặt chẽ giữa
nhà trường và doanh nghiệp, chất lượng đào tạo không ngừng được nâng cao và
tiếp cận chuẩn quốc tế. Tính đến nay, ĐHĐN đã có 20 chương trình đào tạo
(CTĐT) được kiểm định theo tiêu chuẩn nước ngoài, trong đó có 3 CTĐT đạt
chuẩn CTI của Châu Âu và 17 CTĐT đạt chuẩn AUN-QA của Mạng lưới các
trường Đại học khu vực Đông Nam Á. ĐHĐN là đại học vùng trọng điểm quốc
gia đầu tiên có 100% các trường đại học (ĐH) thành viên đủ điều kiện để kiểm
định đã đạt chuẩn chất lượng giáo dục quốc gia vào năm 2016, đặc biệt trong đó
Trường ĐH Bách khoa – ĐHĐN còn là 01 trong 04 trường đại học đầu tiên của

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
15
Việt Nam đạt thêm chuẩn chất lượng giáo dục HCERES của Châu Âu vào tháng
10/2017.
Bằng những nỗ lực không ngừng nhằm đổi mới phương thức quản trị đại
học, phát huy sức mạnh đa lĩnh vực của hệ thống đại học vùng, nâng cao vai trò
tự chủ đại học gắn với trách nhiệm xã hội của các trường thành viên, trong nhiều
năm qua, ĐHĐN luôn được xếp hạng trong top đầu của các ĐH Việt Nam, có uy
tín và thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng đại học quốc tế.
Với sứ mệnh và trọng trách lớn mà Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo
tin tưởng, giao phó “trở thành một trong ba trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa
học có uy tín, ngang tầm khu vực và thế giới”, ĐHĐN đã và đang nỗ lực triển
khai “Chiến lược phát triển tổng thể ĐHĐN đến năm 2025, tầm nhìn đến năm
2035”, tiếp tục khẳng định uy tín, “học hiệu”, và từng bước tiệm cận chất lượng
giáo dục với các tiêu chuẩn uy tín của nước ngoài, góp phần quan trọng vào tiến
trình hội nhập và đổi mới giáo dục đại học của nước ta.
2. Bối cảnh
Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang phát triển với tốc
độ nhanh chóng, có những tác động sâu rộng đến sự phát triển của giáo dục đại
học. Do đó, để tiếp tục khẳng định vị thế cũng như nâng cao uy tín, chất lượng
đào tạo, ĐHĐN cần theo kịp trình độ phát triển của khoa học công nghệ và ứng
dụng mạnh mẽ những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong đào
tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực của
các trường đại học thành viên và các đơn vị đào tạo thuộc và trực thuộc ĐHĐN
cùng với sự hỗ trợ, điều tiết của cơ chế quản trị đại học thông qua các chủ
trương, chính sách để biến những thách thức thành cơ hội, thực hiện thành công
mục tiêu xây dựng môi trường học tập hiện đại, tiên tiến với mô hình quản trị
đại học thống nhất, bền vững.
3. Quan điểm phát triển
- Phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong đáp ứng việc thực hiện
tốt sứ mạng và tầm nhìn của ĐHĐN.
- Phát triển hệ thống giám sát và công khai hóa chất lượng theo mức độ
đạt chuẩn đầu ra của các CTĐT.
- Nâng cao chất lượng CTĐT để có thể đáp ứng và đạt yêu cầu một số tiêu
chuẩn kiểm định có uy tín của nước ngoài.
- Đổi mới CTĐT và phương pháp đào tạo bằng cách ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông (ICT–Information & Communication Technology) và
các công nghệ mới của cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng tốt những nhu cầu
của doanh nghiệp, thị trường lao động.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
16
- Triển khai đo lường và đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra của các
CTĐT.
- Xây dựng lộ trình tự đánh giá và kế hoạch kiểm định cụ thể tiến đến
thực hiện các mục tiêu kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục (CSGD) và CTĐT
của ĐHĐN.
- Từng bước cải thiện vị trí xếp hạng của ĐHĐN trong các bảng xếp hạng
quốc tế.
4. Sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của Đại học Đà Nẵng
4.1 Sứ mạng
Đào tạo nguồn nhân lực có tinh thần nhân văn, tư duy sáng tạo và quyết
tâm khởi nghiệp; có bản lĩnh, lập trường và thích nghi nhanh chóng với môi
trường lao động trong nước và quốc tế đang thay đổi nhanh chóng; tiên phong
trong giữ gìn bản sắc dân tộc, truyền bá tri thức khoa học, góp phần xây dựng
Tổ quốc Việt Nam hòa bình, thịnh vượng.
4.2 Tầm nhìn
4.2.1 Tầm nhìn của ĐHĐN
- ĐHĐN sẽ là một trong ba trung tâm đại học lớn nhất của cả nước; một
trong ba đại học trọng điểm quốc gia; trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học
đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt chuẩn quốc gia; ngang tầm khu vực
và quốc tế.
- ĐHĐN sẽ được xếp hạng trong nhóm 50 đại học hàng đầu khu vực
Đông Nam Á với nhiều ngành mũi nhọn trong các lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế,
khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, y học; là trung tâm hợp tác nghiên cứu và
triển khai ứng dụng mang tầm vóc quốc gia và quốc tế.
4.2.2 Tầm nhìn về ĐBCLGD
- ĐHĐN hướng tới sự xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, đổi
mới sáng tạo, phục vụ cộng đồng và quản trị đại học ở mức hàng đầu trong khu
vực và trên thế giới.
- ĐHĐN phấn đấu đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng có uy tín cao trên
thế giới và khu vực.
4.3 Giá trị cốt lõi
Chất lượng - Sáng tạo - Nhân văn - Phục vụ cộng đồng
- Chất lượng: Bao gồm chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch
vụ phục vụ cộng đồng từng bước được nâng lên theo chuẩn mực quốc tế. Đảm
bảo sinh viên tốt nghiệp từ ĐHĐN có trình độ, kỹ năng tương đương với sinh
viên các nước ASEAN và thế giới.
- Sáng tạo: Thể hiện với tinh thần đổi mới cách nghĩ, cách làm, biến thách
thức thành cơ hội, là nơi sản sinh ra tri thức mới; sinh viên tốt nghiệp ra trường

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
17
có tính năng động cao, tự thích nghi với môi trường công tác và có tinh thần
khởi nghiệp.
- Nhân văn: Đào tạo sinh viên có tình yêu quê hương đất nước, quý trọng
truyền thống văn hóa bốn nghìn năm của dân tộc, có đạo đức trong thi hành
công vụ, vị tha, tinh thần hợp tác, tôn trọng lẫn nhau để cùng đạt mục tiêu.
- Phục vụ cộng đồng: Liên tục cải thiện chất lượng phục vụ Tổ quốc, phục
vụ cộng đồng là mục tiêu phấn đấu của các hoạt động đào tạo và nghiên cứu
khoa học của ĐHĐN. Điều này đòi hỏi cập nhật, đổi mới thường xuyên chương
trình đào tạo, phương pháp giảng dạy để sinh viên tốt nghiệp có năng lực công
tác tốt nhất, phục vụ cộng đồng hiệu quả nhất.
5. Mục tiêu chiến lược về ĐBCLGD
5.1 Mục tiêu chung
- Hoàn thiện, củng cố và thúc đẩy phát triển tốt hệ thống đảm bảo chất
lượng bên trong, xây dựng hệ thống giám sát chất lượng các CTĐT của ĐHĐN,
giám sát chất lượng chuẩn đầu ra CTĐT, mức đạt chuẩn đầu ra của người học và
không ngừng cải tiến chất lượng đào tạo.
- Thúc đẩy các hoạt động kiểm định chất lượng CSGD và CTĐT của các
đơn vị trong ĐHĐN. Tất cả các hoạt động ĐBCLGD cần thực hiện trên nền tảng
cải tiến liên tục và văn hóa chất lượng.
- Nâng cao chất lượng, tăng cường quốc tế hóa, củng cố và tăng cường vị
trí xếp hạng của ĐHĐN trong các bảng xếp hạng.
- Tham gia các tổ chức ĐBCLGD có uy tín trong nước và quốc tế như:
Mạng lưới chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương (APQN), Mạng lưới quốc tế
các tổ chức đảm bảo chất lượng (ĐBCL) trong giáo dục đại học (INQAAHE),
Mạng lưới ĐBCL khu vực Đông Nam Á (AQAN)...
5.2 Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2025, các trường đại học thành viên (đủ điều kiện kiểm định)
được công nhận đạt chất lượng CSGD, trong đó ít nhất 02 trường đại học thành
viên đạt chất lượng theo tiêu chuẩn AUN-QA. Đến năm 2030, tất cả các trường
đại học thành viên được công nhận đạt chất lượng CSGD theo tiêu chuẩn trong
nước, khu vực và quốc tế.
- Đến năm 2025, có 19 CTĐT được kiểm định theo tiêu chuẩn nước
ngoài.
- Đến năm 2025, ĐHĐN được xếp trong nhóm 3-5 đại học hàng đầu của
Việt Nam, nằm trong top 50 trường hàng đầu khu vực Đông Nam Á và nhóm
400 trường hàng đầu Châu Á theo bảng xếp hạng của Tổ chức giáo dục
Quacquarelli Symonds (QS).
6. Nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
18
6.1 Xây dựng hệ thống ĐBCLGD bên trong
- Tiếp tục rà soát, nghiên cứu xây dựng các văn bản, quy định, quy trình
còn thiếu; xây dựng hệ thống ĐBCLGD bên trong đáp ứng toàn bộ các tiêu chí,
tiêu chuẩn kiểm định chất lượng; quy trình công tác được thực hiện theo chu
trình Plan-Do-Check-Act (PDCA: Lập Kế hoạch-Thực hiện-Kiểm tra-Cải tiến).
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu ĐBCL CSGD
và CTĐT.
- Cập nhật các dữ liệu và đánh giá nhằm hỗ trợ công tác cải tiến liên tục
chất lượng CSGD và CTĐT.
6.2 Chuẩn hóa CTĐT và hoạt động đào tạo
- Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập; đầu tư xây dựng và nâng cấp
cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và đào tạo thông qua việc mua sắm trang thiết
bị, xây dựng công trình, phòng thí nghiệm thực hành.
- Tích hợp phương pháp và công nghệ kỹ thuật số vào các hoạt động dạy
và học; đổi mới các CTĐT, đưa các công nghệ cao và công nghệ chủ chốt của
cuộc cách mạng 4.0 vào trong đào tạo và nghiên cứu khoa học như trí tuệ nhân
tạo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, mô phỏng... .
- Thực hiện đổi mới sáng tạo trong dạy học, đưa nội dung khởi nghiệp vào
trong CTĐT.
- Hợp tác và liên kết với các trường đại học và viện nghiên cứu trong khu
vực và trên thế giới nhằm đổi mới và phát triển các CTĐT mang tính quốc tế.
- Cải tiến liên tục chất lượng CTĐT thông qua việc tuân thủ các tiêu
chuẩn kiểm định chất lượng và các khuyến nghị của các đoàn đánh giá ngoài,
không ngừng cập nhật các yêu cầu mới của thị trường lao động.
- Định kỳ hằng năm rà soát để cải tiến liên tục chất lượng CTĐT và
CSGD, tổ chức tự đánh giá chất lượng các CTĐT.
- Thực hiện đo lường mức độ người học đạt được các chuẩn đầu ra
CTĐT; xây dựng, hoàn thiện hệ thống giám sát và công khai hóa chất lượng
theo mức độ đạt chuẩn đầu ra của các CTĐT.
6.3 Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác ĐBCLGD
- Duy trì văn hóa đảm bảo chất lượng và cải tiến liên tục đối với mỗi cán
bộ giảng viên, đối với từng Khoa/Bộ môn và từng đơn vị thành viên, đơn vị
thuộc và trực thuộc ĐHĐN.
- Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về vai trò và ý nghĩa của hoạt động
ĐBCLGD trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng
đồng, sao cho văn hóa chất lượng ngày càng được lan tỏa sâu rộng đến tất cả các
cán bộ giảng viên, nhân viên, người học; vận dụng đúng quy trình PDCA trong
các hoạt động tại CSGD.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
19
- Có chính sách động viên khuyến khích, khen thưởng phù hợp để động
viên các cán bộ làm công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục.
- Tổ chức tốt khâu đào tạo bồi dưỡng, tập huấn cho tất cả các cán bộ giảng
viên có liên quan đến công tác ĐBCL CSGD và CTĐT; đặc biệt phải có các cán
bộ nòng cốt, chuyên gia đầu đàn trong công tác ĐBCLGD để hỗ trợ cho các đơn
vị triển khai. Khuyến khích các cán bộ làm công tác ĐBCL tham gia các lớp tập
huấn, bồi dưỡng năng lực do ĐHĐN, các CSGD đại học hoặc các tổ chức kiểm
định trong và ngoài nước tổ chức, tham gia làm quan sát viên các đợt đánh giá
ngoài của các CSGD đại học khác...
6.4 Xây dựng chiến lược của trường
- Định kỳ rà soát hằng năm và nếu cần thiết thì điều chỉnh kế hoạch chiến
lược của trường nhằm đáp ứng với các yêu cầu liên tục thay đổi của giáo dục đại
học và gắn kết sự tham gia của các bên liên quan trong và ngoài trường vào quá
trình lập kế hoạch chiến lược.
- Xây dựng và sử dụng các chỉ số đánh giá thực hiện công việc - KPI
trong công tác giám sát và đánh giá tiến trình hướng đến thực hiện mục tiêu của
trường.
- Xây dựng chiến lược cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu
khoa học và phục vụ cộng đồng.
6.5 Xây dựng kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục
- Thiết lập và từng bước mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức
kiểm định nước ngoài như ABET, AACSB, FIBAA, ASIIN,..., đào tạo và bồi
dưỡng các cán bộ giảng viên của ĐHĐN để có thể nắm vững và triển khai các
tiêu chuẩn kiểm định trong nước và nước ngoài dự kiến triển khai.
- Có lộ trình và kế hoạch kiểm định chất lượng theo các tiêu chuẩn trong
nước và nước ngoài. Thực hiện kiểm định chất lượng CSGD và CTĐT theo
đúng lộ trình, kế hoạch.
7. Tổ chức thực hiện
Chiến lược ĐBCLGD ĐHĐN được ban hành nhằm định hướng cho công
tác công tác ĐBCLGD của ĐHĐN. Việc triển khai thực hiện chiến lược đòi hỏi
có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp/bộ phận, trong đó:
7.1 Đại học Đà Nẵng
- Chỉ đạo thực hiện Chiến lược ĐBCLGD của ĐHĐN.
- Chỉ đạo tổ chức xây dựng Kế hoạch đảm bảo chất lượng 5 năm và từng
năm, trong đó xác định các chỉ tiêu cụ thể phù hợp với lộ trình thực hiện Chiến
lược ĐBCLGD.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
20
- Chỉ đạo, kiểm tra và giám sát các đơn vị xây dựng và triển khai thực
hiện Chiến lược ĐBCLGD của đơn vị mình phù hợp với định hướng và các nội
dung của Chiến lược ĐBCLGD ĐHĐN.
- Giới thiệu rộng rãi Chiến lược ĐBCLGD của ĐHĐN để các cơ quan, tổ
chức, đối tác và các bên liên quan cần thiết được biết và chủ động hợp tác.
7.2 Các trường đại học thành viên, các đơn vị thuộc và trực thuộc Đại
học Đà Nẵng
- Phổ biến các nội dung của Chiến lược ĐBCLGD đến tất cả các công
chức, viên chức, người lao động, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh,
các đối tác và các bên liên quan cần thiết của đơn vị để biết và phối hợp hành
động.
- Xây dựng Chiến lược và kế hoạch tương ứng của đơn vị phù hợp với
Chiến lược ĐBCLGD của ĐHĐN.
- Chủ động tìm kiếm các nguồn lực để tổ chức thực hiện nhằm đạt được
các chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược ĐBCLGD của đơn vị, góp phần hoàn thành
các chỉ tiêu của Chiến lược ĐBCLGD của ĐHĐN.
- Các đơn vị hằng năm rà soát nhằm theo dõi kết quả thực hiện, điều
chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu phù hợp với tình hình của đơn vị.

KT. GIÁM ĐỐC


PHÓ GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

PGS.TS. Lê Quang Sơn

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
21
3. Chính sách đảm bảo chất lượng giáo dục Đại học Đà Nẵng

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2846/QĐ-ĐHĐN ngày 25 tháng 8 năm 2020
của Giám đốc ĐHĐN)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2846/QĐ-ĐHĐN ngày 25 tháng 8 năm 2020
của Giám đốc Đại học Đà Nẵng)

Đảm bảo chất lượng giáo dục (ĐBCLGD) là mối quan tâm hàng đầu trong
chiến lược phát triển ĐHĐN đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 (theo
Quyết định số 1219/QĐ-HĐĐHĐN ngày 17/04/2018 của Hội đồng ĐHĐN).
Công tác ĐBCLGD tại các đơn vị thành viên, các đơn vị thuộc và trực thuộc
ĐHĐN (sau đây gọi chung là đơn vị) cần được phát triển theo đúng định hướng
của ĐHĐN, đáp ứng các yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và phù hợp với xu
thế phát triển chung trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, việc học hỏi
kinh nghiệm từ các trường đại học trong nước và trên thế giới là rất cần thiết
trong tiến trình xây dựng và phát triển công tác ĐBCLGD của ĐHĐN trong thời
gian tới.
1. Tầm nhìn về chất lượng và mục tiêu của chính sách ĐBCLGD
1.1. Tầm nhìn về chất lượng
- ĐHĐN hướng tới sự xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, đổi
mới sáng tạo, phục vụ cộng đồng và quản trị đại học ở mức hàng đầu trong khu
vực và trên thế giới.
- ĐHĐN phấn đấu đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng có uy tín cao trên
thế giới và khu vực.
1.2. Mục tiêu chung của chính sách ĐBCLGD
- Hoàn thiện, củng cố và thúc đẩy phát triển tốt hệ thống đảm bảo chất
lượng (ĐBCL) bên trong trên cơ sở vận hành, giám sát và cải tiến nhằm đạt
được hiệu quả cao nhất.
- Thúc đẩy các hoạt động kiểm định chất lượng (KĐCL) cơ sở giáo dục
(CSGD) và chương trình đào tạo (CTĐT) của các đơn vị trong ĐHĐN. Tất cả
các hoạt động ĐBCLGD cần thực hiện trên nền tảng cải tiến liên tục và văn hóa
chất lượng.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
22
1.3. Mục tiêu cụ thể của chính sách ĐBCLGD
- Phát triển nguồn nhân lực hệ thống ĐBCL bên trong thông qua các hoạt
động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ viên
chức tham gia công tác ĐBCLGD và kiểm định chất lượng giáo dục
(KĐCLGD).
- Đảm bảo 100% các CTĐT và CSGD đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục
do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các tổ chức KĐCLGD khu vực, quốc tế ban
hành.
- Phát triển mối quan hệ hợp tác với các tổ chức ĐBCLGD và KĐCLGD
trong và ngoài nước.
2. Các chính sách chung về chất lượng
2.1. Chính sách đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục
- ĐHĐN thực hiện ĐBCL CSGD đối với tất cả các đơn vị, thực hiện công
tác KĐCL CSGD đúng thời hạn quy định; phấn đấu KĐCL CSGD theo tiêu
chuẩn khu vực và quốc tế; không ngừng cải tiến chất lượng CSGD.
- ĐHĐN thực hiện ĐBCL CTĐT đối với tất cả các đơn vị, thực hiện công
tác KĐCL CTĐT đúng thời hạn quy định, phấn đấu KĐCL CTĐT theo các tiêu
chuẩn có uy tín trên thế giới và khu vực như ABET, AACSB, AUN-QA,…;
thực hiện định kỳ rà soát CTĐT hằng năm và không ngừng cải tiến chất lượng
CTĐT.
- ĐHĐN và các đơn vị định kỳ rà soát các nguồn lực để đảm bảo chất
lượng CSGD và CTĐT.
- ĐHĐN và các đơn vị duy trì đối thoại và/hoặc khảo sát định kỳ với các
bên liên quan để nắm bắt và đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên
quan.
- ĐHĐN phấn đấu đạt tỉ lệ người học tốt nghiệp có việc làm sau 12 tháng
luôn ở mức cao; cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cao, có thể đáp ứng tốt
các yêu cầu của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng có uy tín trong nước và quốc tế.
- ĐHĐN xây dựng và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức ĐBCLGD
và KĐCLGD có uy tín trong nước, trong khu vực và quốc tế.
- ĐHĐN trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về công tác ĐBCLGD và
KĐCLGD với các CSGD, các đối tác trong và ngoài nước.
2.2. Chính sách xếp hạng
ĐHĐN là đơn vị chính thức tham gia các bảng xếp hạng chung trong

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
23
nước và quốc tế thông qua đầu mối là Ban ĐBCLGD. Các đơn vị phối hợp cung
cấp dữ liệu cho Ban ĐBCLGD trong công tác xếp hạng chung của ĐHĐN trên
các bảng xếp hạng có uy tín trong nước và quốc tế như bảng xếp hạng
Quacquarelli Symonds (QS), bảng xếp hạng Đại học theo thời báo Times (THE
World University Rankings),...
3. Các chính sách hỗ trợ và đẩy mạnh công tác ĐBCLGD
3.1. Văn hóa chất lượng
- Mỗi cán bộ viên chức và người lao động trong ĐHĐN phải có trách
nhiệm thực hiện công tác ĐBCLGD và KĐCLGD khi được phân công, điều
động.
- Mỗi cán bộ viên chức và người lao động trong ĐHĐN làm việc với tinh
thần và ý thức về chất lượng trong mỗi công việc, hoạt động tại ĐHĐN.
- Mỗi đơn vị, bộ phận của ĐHĐN đều có trách nhiệm triển khai hiệu quả
các hoạt động của đơn vị theo chu trình “Lập kế hoạch - Triển khai - Giám sát -
Cải tiến” (PDCA: Plan - Do - Check - Act).
- Cần có sự cam kết và quyết tâm của lãnh đạo ở tất cả các cấp đối với
công tác ĐBCLGD.
- Lãnh đạo CSGD trực tiếp chỉ đạo các hoạt động ĐBCLGD và kết nối
các bên liên quan để đảm bảo việc triển khai đạt hiệu quả.
3.2. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho công tác ĐBCLGD
Các đơn vị ưu tiên đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất (bao gồm trang
thiết bị giảng dạy học tập, phòng thí nghiệm – thực hành, nguồn thông tin học
liệu dành cho dạy và học…) cho khoa/bộ môn có CTĐT đăng ký KĐCL nhằm
ĐBCL cho CTĐT, hỗ trợ tốt cho công tác KĐCLGD.
3.3. Khen thưởng, chế tài
- Tùy thuộc vào nguồn lực, mỗi đơn vị xây dựng quy chế và định mức
khen thưởng, khuyến khích đối với các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc
trong công tác ĐBCLGD/KĐCLGD các CTĐT và CSGD; ưu tiên trong công tác
thi đua khen thưởng chung hằng năm.
- CSGD đại học không thực hiện kiểm định CTĐT theo chu kỳ kiểm định
hoặc kết quả kiểm định CTĐT không đạt yêu cầu phải cải tiến, nâng cao chất
lượng đào tạo, đảm bảo cho người học đạt được chuẩn đầu ra của CTĐT. Sau 02
năm, kể từ ngày giấy chứng nhận kiểm định chất lượng CTĐT hết hạn hoặc từ
ngày có kết quả kiểm định không đạt yêu cầu, nếu không thực hiện kiểm định lại
chương trình hoặc kết quả kiểm định lại vẫn không đạt yêu cầu thì CSGD đại

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
24
học phải dừng tuyển sinh đối với CTĐT đó và có biện pháp đảm bảo quyền lợi
cho người học (theo điểm 3 khoản 27 Điều 1 của Luật số 34/2018/QH14).
- Trước khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, CTĐT phải được đánh giá chất
lượng; ngay sau khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, CTĐT phải được kiểm định theo
quy định của Luật số 34/2018/QH14. Trường hợp không thực hiện đánh giá,
kiểm định hoặc kết quả đánh giá, kiểm định không đạt yêu cầu, CSGD đại học
phải có trách nhiệm cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo chuẩn đầu ra
của CTĐT, đảm bảo quyền lợi cho người học, không được tiếp tục tuyển sinh
ngành đào tạo đó cho đến khi đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng (theo điểm 5
khoản 18 Điều 1 của Luật số 34/2018/QH14).
3.4. Chính sách bồi dưỡng đội ngũ cán bộ viên chức tham gia công
tác ĐBCLGD/KĐCLGD
- Khuyến khích việc tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng năng lực do
ĐHĐN, các CSGD đại học hoặc các tổ chức kiểm định trong và ngoài nước tổ
chức (mỗi CSGD phải có ít nhất 3 cán bộ có chứng chỉ đào tạo kiểm định viên
KĐCLGD, có ít nhất 01 cán bộ có thẻ kiểm định viên KĐCLGD).
- Mỗi cán bộ trực tiếp thực hiện công tác ĐBCLGD/KĐCLGD phải có
giấy chứng nhận hoàn thành ít nhất 01 khóa tập huấn về ĐBCLGD/KĐCLGD có
liên quan.
- Đối với các cán bộ, giảng viên có kết quả đạt trong kỳ thi lấy thẻ kiểm
định viên do Cục Quản lý chất lượng tổ chức, căn cứ vào điều kiện nguồn lực
của mỗi đơn vị, vị trí và độ tuổi của các cán bộ, giảng viên nói trên, các đơn vị
xem xét việc thanh toán lại toàn bộ chi phí thi (bao gồm lệ phí thi, chi phí đi lại,
ăn ở…).
- Các đơn vị xem xét lựa chọn và cử một số cán bộ phù hợp tham dự tập
huấn về ĐBCLGD và/hoặc các tiêu chuẩn kiểm định quốc tế mà trường có kế
hoạch triển khai kiểm định như của AUN-QA (Tier 1, 2, 3), các tiêu chuẩn
ABET, AACSB, ACBSP, CTI, FIBAA,…, và tham gia các dự án liên quan đến
ĐBCLGD (kinh phí do đơn vị cử đi chi trả).
- ĐHĐN cử cán bộ đại diện (Chief Quality Officer - CQO) tham dự cuộc
họp/hội thảo thường niên của AUN, kinh phí do ĐHĐN chi trả.
- ĐHĐN và các đơn vị cử các cán bộ là kiểm định viên của AUN tham dự
cuộc họp/hội thảo thường niên của AUN (kinh phí do đơn vị quản lý kiểm định
viên chi trả) để học tập kinh nghiệm ĐBCL tiên tiến của các nước trong khu vực
ASEAN.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
25
- Khuyến khích các cán bộ là kiểm định viên của các tổ chức kiểm định
quốc tế tham gia KĐCL CTĐT/CSGD để học hỏi, nâng cao kinh nghiệm về
ĐBCLGD, nâng cao uy tín của ĐHĐN (nếu có đề nghị từ tổ chức kiểm định
quốc tế, kinh phí do tổ chức kiểm định chi trả) để trao đổi và học hỏi kinh
nghiệm về ĐBCLGD từ các chuyên gia đảm bảo chất lượng và các đại biểu
trong khu vực.
- Khuyến khích các cán bộ là kiểm định viên (của Việt Nam) tham gia
KĐCL CTĐT/CSGD để học hỏi, nâng cao kinh nghiệm về ĐBCLGD, nâng cao
uy tín của ĐHĐN (nếu có đề nghị từ một trong các trung tâm KĐCLGD của
Việt Nam, kinh phí do trung tâm KĐCLGD chi trả).
- Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tại ĐHĐN, mỗi cán bộ viên chức của
ĐHĐN và các đơn vị nếu có tham gia các đoàn kiểm định thì không quá 03 lần
trong 01 năm.
3.5. Chính sách hỗ trợ kinh phí trong công tác ĐBCLGD/KĐCLGD
- Tùy thuộc vào nguồn lực, tình hình tài chính của mỗi đơn vị, các đơn vị
quyết định mức chi đối với việc thu thập các minh chứng và chuẩn bị báo cáo tự
đánh giá hoặc một số hạng mục công việc đặc thù khi thực hiện công tác
ĐBCLGD/KĐCLGD.
- Chính sách tài chính cần phải được các đơn vị xây dựng và phân bổ phù
hợp, đảm bảo cho công tác ĐBCLGD được triển khai hiệu quả và bền vững.
4. Trách nhiệm triển khai thực hiện chính sách
Ban Giám đốc ĐHĐN xem xét các thông tin phản hồi từ Hội đồng
ĐBCLGD và các đơn vị để đưa ra các quyết định điều chỉnh về chính sách,
chiến lược ĐBCLGD tại ĐHĐN khi cần thiết.
Ban ĐBCLGD là đơn vị đầu mối tham mưu và báo cáo Ban Giám đốc
ĐHĐN về việc thực hiện chính sách chất lượng; có trách nhiệm cụ thể hóa, triển
khai, hướng dẫn và giám sát các đơn vị thực hiện chính sách.
Lãnh đạo các đơn vị ĐHĐN chỉ đạo xây dựng và thực hiện chính sách
chất lượng của mỗi đơn vị; đảm bảo chính sách được quán triệt đến các phòng,
khoa, đơn vị trực thuộc và báo cáo Giám đốc ĐHĐN và Hội đồng ĐBCLGD về
kết quả thực hiện, thông qua đầu mối là Ban ĐBCLGD.
Tất cả các đơn vị ĐHĐN thực hiện chính sách; tham gia góp ý, phản biện
trong quá trình cập nhật các phiên bản của chính sách ĐBCLGD ĐHĐN.
5. Cập nhật chính sách
Chính sách ĐBCLGD được đánh giá hiệu quả, rà soát và điều chỉnh, cập
Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
26
nhật thông qua cuộc họp Hội đồng ĐBCLGD ĐHĐN được tổ chức thường
niên./.
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

PGS.TS. Lê Quang Sơn

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
27
4. Xây dựng kế hoạch và thực hiện cải tiến chất lượng các lĩnh vực hoạt
động của cơ sở giáo dục

(Ban hành kèm theo Công văn số 161/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày 14/01/2021 của
Giám đốc ĐHĐN)
GỢI Ý QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH VÀ THỰC HIỆN CẢI TIẾN
CHẤT LƯỢNG CSGD
Quy trình lập kế hoạch và thực hiện cải tiến chất lượng CSGD được đề
xuất như sau:
Bước 1: Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục các trường đại
học thành viên phối hợp cùng các bộ phận có liên quan dự thảo các nội dung cần
cải tiến chất lượng và tổ chức lấy ý kiến từ các đơn vị trực thuộc trong toàn
trường về dự thảo kế hoạch cải tiến.
Bước 2: Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục các trường đại
học thành viên xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng các lĩnh vực hoạt động của
CSGD (Biểu mẫu 1 đính kèm Công văn số 161/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày
14/01/2021).
Bước 3: Trên cơ sở Kế hoạch cải tiến chất lượng CSGD đã được phê
duyệt và ban hành, các đơn vị trực thuộc các trường đại học thành viên có trách
nhiệm cụ thể hóa, xây dựng chi tiết kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục của
đơn vị mình, triển khai và phối hợp thực hiện với các đơn vị liên quan trong toàn
trường.
Bước 4: Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục các trường đại
học thành viên làm đầu mối theo dõi, giám sát việc triển khai các hoạt động cải
tiến chất lượng; đồng thời tổng hợp minh chứng, tài liệu về hoạt động cải tiến
chất lượng của các đơn vị và định kỳ hằng năm báo cáo kết quả cải tiến chất
lượng CSGD (Biểu mẫu 2 đính kèm Công văn số 161/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày
14/01/2021).

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
28
Biểu mẫu 1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường … Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 20…


KẾ HOẠCH CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC
Năm/Giai đoạn …
I. Mục đích, căn cứ lập kế hoạch cải tiến chất lượng CSGD1
II. Nội dung cải tiến chất lượng
Tổ chức thực hiện
STT Nội dung cần rà soát, cải tiến chất lượng Thời gian thực hiện** Đơn vị thực Đơn vị phối
Bắt đầu (tháng/năm) Hoàn thành (tháng/năm) hiện hợp
1
2

III. Nguồn lực và các yêu cầu khác
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- …; (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
- Lưu:
Ghi chú: Tùy theo mục đích và nội dung cần cải tiến, các trường đại học thành viên có thể điều chỉnh các biểu mẫu đính kèm Công văn này
sao cho phù hợp nếu cần thiết.

1
Kế hoạch cải tiến chất lượng CSGD có thể được xây dựng trên cơ sở:
(1) Bảng hướng dẫn đánh giá chất lượng CSGD đại học kèm theo Công văn số 1668/QLCL-KĐCLGD ngày 31/12/2019 của Cục Quản lý chất lượng;
(2) Chiến lược/Kế hoạch đảm bảo chất lượng giáo dục của Trường;
(3) Kế hoạch hành động đề ra trong báo cáo tự đánh giá CSGD/CTĐT;
(4) Báo cáo đánh giá ngoài của Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài;
(5) Khuyến nghị của Tổ chức kiểm định chất lượng;
(6) Kết quả khảo sát ý kiến và thông tin phản hồi của các bên liên quan về chất lượng các lĩnh vực hoạt động của CSGD;
(7) Kết quả của việc thực hiện chu trình cải tiến chất lượng trước đó.
**
Tùy theo mục đích và nội dung cần cải tiến mà có thể xây dựng kế hoạch cải tiến theo thời gian thích hợp, ví dụ như 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2,5 năm hoặc 5 năm...

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
29
Biểu mẫu 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường … Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 20…

BÁO CÁO KẾT QUẢ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC
Năm/Giai đoạn …

Ghi chú
(Trong trường hợp
Các hoạt động cải tiến chất lượng đã
STT Nội dung cần rà soát, cải tiến chất lượng2 Minh chứng*** “Chưa thực hiện” được
thực hiện và kết quả**
theo kế hoạch đề ra cần
nêu rõ nguyên nhân)
1
2
3

HIỆU TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: Tùy theo mục đích và nội dung cần cải tiến, các trường đại học thành viên có thể điều chỉnh các biểu mẫu đính kèm Công văn này
sao cho phù hợp nếu cần thiết.

2
Các nội dung cần rà soát, cải tiến chất lượng trong năm/giai đoạn báo cáo trong Kế hoạch cải tiến chất lượng CSGD đã được xây dựng và phê duyệt.
**
Ghi rõ “Chưa thực hiện” trong trường hợp tính đến thời điểm báo cáo nội dung cần rà soát, cải tiến chất lượng chưa được triển khai so với kế hoạch đề ra cho năm/giai đoạn tương
ứng.
***
Minh chứng liên quan đến hoạt động cải tiến chất lượng CSGD cần được lưu trữ để phục vụ kiểm tra, đánh giá nếu cần.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
30

5. Hướng dẫn đối sánh chuẩn đầu ra chương trình đào tạo với khung trình
độ quốc gia Việt Nam
(Ban hành kèm theo Công văn số 1581/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày 14/5/2020 của
Giám đốc ĐHĐN)
ĐỐI SÁNH CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VỚI
KHUNG TRÌNH ĐỘ QUỐC GIA
BẬC ĐẠI HỌC
(Kèm theo Công văn số 1581/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày 14 tháng 5 năm 2020 của
Giám đốc Đại học Đà Nẵng)

I. Thông tin chung về chương trình đào tạo Đại học


1. Tên đơn vị đào tạo:
2. Tên chương trình đào tạo (CTĐT):
3. Tên khoa quản lý CTĐT:
4. Thông tin người phụ trách CTĐT:
- Họ và tên:
- Chức vụ:
- Email:
- Điện thoại:
II. Danh sách các chuẩn đầu ra CTĐT hay viết tắt là PLO (Program
learning outcome)

Mã PLO
STT Nội dung của PLO Ghi chú
(ví dụ PLO 1, PLO 2…)

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
31

III. Ma trận đối sánh chuẩn đầu ra chương trình đào tạo theo khung trình độ quốc gia bậc Đại học
(Đánh dấu X vào ô có liên quan)
CĐR theo Kiến thức Kỹ năng Mức tự chủ và trách nhiệm
Khung trình
độ QG KT KT KT KT KT KN KN KN KN KN KN TCTN TCTN TCTN TCTN
CĐR trong
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4
CTĐT
PLO 1
PLO 2
….
PLO n

Kiến thức Kỹ năng Mức tự chủ và trách nhiệm


KT1: Kiến thức thực tế vững chắc, KN1: Kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp. TCTN1: Làm việc độc lập hoặc làm
kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong KN2: Kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và việc theo nhóm trong điều kiện làm
phạm vi của ngành đào tạo. cho người khác. việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá
KT2: Kiến thức cơ bản về khoa học KN3: Kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
xã hội, khoa học chính trị và pháp thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi. TCTN2: Hướng dẫn, giám sát những
luật. KN4: Kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành người khác thực hiện nhiệm vụ xác
KT3: Kiến thức về công nghệ thông và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm. định.
tin đáp ứng yêu cầu công việc. KN5: Kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại TCTN3: Tự định hướng, đưa ra kết
KT4: Kiến thức về lập kế hoạch, tổ nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc luận chuyên môn và có thể bảo vệ
chức và giám sát các quá trình trong thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp. được quan điểm cá nhân.
một lĩnh vực hoạt động cụ thể. KN6: Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ TCTN4: Lập kế hoạch, điều phối,
KT5: Kiến thức cơ bản về quản lý, của Việt Nam. quản lý các nguồn lực, đánh giá và
điều hành hoạt động chuyên môn. cải thiện hiệu quả các hoạt động.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
32

ĐỐI SÁNH CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VỚI
KHUNG TRÌNH ĐỘ QUỐC GIA
BẬC THẠC SĨ
(Kèm theo Công văn số 1581/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày 14 tháng 5 năm 2020 của
Giám đốc Đại học Đà Nẵng)
I. Thông tin chung về chương trình đào tạo Thạc sĩ
1. Tên đơn vị đào tạo:
2. Tên chương trình đào tạo (CTĐT):
3. Tên khoa quản lý CTĐT:
4. Thông tin người phụ trách CTĐT:
- Họ và tên:
- Chức vụ:
- Email:
- Điện thoại:
II. Danh sách các chuẩn đầu ra CTĐT hay viết tắt là PLO (Program
learning outcome)

Mã PLO
STT Nội dung của PLO Ghi chú
(ví dụ PLO 1, PLO 2…)

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
33

III. Ma trận đối sánh chuẩn đầu ra chương trình đào tạo theo khung trình độ quốc gia bậc Thạc sĩ
(Đánh dấu X vào ô có liên quan)

CĐR theo Kiến thức Kỹ năng Mức tự chủ và trách nhiệm


Khung trình độ
QG
CĐR của KT1 KT2 KT3 KN1 KN2 KN3 KN4 KN5 TCTN1 TCTN2 TCTN3 TCTN4
CTĐT
PLO 1
PLO 2
….
PLO n

Kiến thức Kỹ năng Mức tự chủ và trách nhiệm


KT1: Kiến thức thực tế và lý KN1: Kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin TCTN1: Nghiên cứu, đưa ra
thuyết sâu, rộng, tiên tiến, nắm để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học; những sáng kiến quan trọng.
vững các nguyên lý và học KN2: Có kỹ năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận TCTN2: Thích nghi, tự định
thuyết cơ bản trong lĩnh vực các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng ngành và với hướng và hướng dẫn người
nghiên cứu thuộc chuyên ngành những người khác. khác.
đào tạo. KN3: Kỹ năng tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động nghề TCTN3: Đưa ra những kết luận
KT2: Kiến thức liên ngành có nghiệp tiên tiến. mang tính chuyên gia trong lĩnh
liên quan. KN4: Kỹ năng nghiên cứu phát triển và sử dụng các công nghệ vực chuyên môn.
KT3: Kiến thức chung về quản một cách sáng tạo trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp. TCTN4: Quản lý, đánh giá và
trị và quản lý. KN5: Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 4/6 Khung năng lực cải tiến các hoạt động chuyên
ngoại ngữ Việt Nam. môn.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
34

ĐỐI SÁNH CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VỚI
KHUNG TRÌNH ĐỘ QUỐC GIA
BẬC TIẾN SĨ
(Kèm theo Công văn số 1581/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày 14 tháng 5 năm 2020 của
Giám đốc Đại học Đà Nẵng)

I. Thông tin chung về chương trình đào tạo Tiến sĩ


1. Tên đơn vị đào tạo:
2. Tên chương trình đào tạo (CTĐT):
3. Tên khoa quản lý CTĐT:
4. Thông tin người phụ trách CTĐT:
- Họ và tên:
- Chức vụ:
- Email:
- Điện thoại:
II. Danh sách các chuẩn đầu ra CTĐT hay viết tắt là PLO (Program
learning outcome)

Mã PLO
STT Nội dung của PLO Ghi chú
(ví dụ PLO 1, PLO 2…)

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
35

III. Ma trận đối sánh chuẩn đầu ra chương trình đào tạo theo khung trình độ quốc gia bậc Tiến sĩ
(Đánh dấu X vào ô có liên quan)
CĐR theo Kiến thức Kỹ năng Mức tự chủ và trách nhiệm
CĐR Khung trình
trong độ QG KT1 KT2 KT3 KT4 KN1 KN2 KN3 KN4 KN5 TCTN1 TCTN2 TCTN3 TCTN4 TCTN5
CTĐT
PLO 1
PLO 2
….
PLO n

Kiến thức Kỹ năng Mức tự chủ và trách nhiệm


KT1: Kiến thức tiên tiến, chuyên KN1: Kỹ năng làm chủ các lý thuyết khoa học, phương TCTN1: Nghiên cứu, sáng tạo tri thức mới.
sâu ở vị trí hàng đầu của một pháp, công cụ phục vụ nghiên cứu và phát triển. TCTN2: Đưa ra các ý tưởng, kiến thức mới trong
lĩnh vực khoa học; KN2: Kỹ năng tổng hợp, làm giàu và bổ sung tri thức những hoàn cảnh phức tạp và khác nhau.
KT2: Kiến thức cốt lõi, nền tảng chuyên môn. TCTN3: Thích ứng, tự định hướng và dẫn dắt
thuộc lĩnh vực của chuyên KN3: Kỹ năng suy luận, phân tích các vấn đề khoa học những người khác.
ngành đào tạo. và đưa ra những hướng xử lý một cách sáng tạo, độc đáo. TCTN4: Phán quyết, ra quyết định mang tính
KT3: Kiến thức về tổ chức KN4: Kỹ năng quản lý, điều hành chuyên môn trong chuyên gia.
nghiên cứu khoa học và phát nghiên cứu và phát triển. TCTN5: Quản lý nghiên cứu và có trách nhiệm
triển công nghệ mới. KN5: Tham gia thảo luận trong nước và quốc tế thuộc cao trong việc học tập để phát triển tri thức
KT4: Kiến thức về quản trị tổ ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu và phổ biến các kết quả chuyên nghiệp, kinh nghiệm và sáng tạo ra ý
chức. nghiên cứu. tưởng mới và quá trình mới.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
36

6. Hướng dẫn đối sánh phục vụ công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng
giáo dục

(Ban hành kèm theo Công văn số 2929/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày 11/9/2019 của
Giám đốc ĐHĐN)
1. Lựa chọn CSGD/CTĐT để đối sánh
a) Lựa chọn CSGD để đối sánh
- Nếu chọn CSGD để đối sánh trong nước thì CSGD được đối sánh phải
được kiểm định thành công theo tiêu chuẩn quốc tế (AUN-QA, HCERES, v.v)
và/hoặc trong nước theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Nếu chọn CSGD để đối sánh ngoài nước thì CSGD được đối sánh phải
nằm trong bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds (QS) và/hoặc Times Higher
Education (THE) và/hoặc Academic Ranking of World Universities (Shanghai
Rankings). CSGD được đối sánh phải thuộc top 1000 trong các bảng xếp hạng
thế giới nói trên (World University Rankings) và/hoặc thuộc top 500 trong bảng
xếp hạng Châu Á (Asia University Rankings).
b) Lựa chọn CTĐT để đối sánh
- Nếu chọn CTĐT để đối sánh trong nước thì CTĐT được đối sánh phải
được kiểm định thành công theo tiêu chuẩn quốc tế (AUN-QA, CTI, ABET,
AACSB, ACBSP, FIBAA, v.v) và/hoặc trong nước theo quy định của Bộ
GD&ĐT.
- Nếu chọn CTĐT để đối sánh ngoài nước thì CTĐT được đối sánh phải
nằm trong bảng xếp hạng World University Rankings by Subject và/hoặc thuộc
CSGD có thể được chọn để đối sánh như ở mục a.
2. Lựa chọn các tiêu chuẩn, tiêu chí có yêu cầu đối sánh của Thông tư
04/2016 và Thông tư 12/2017.
3. Lựa chọn các chỉ số cụ thể cần đối sánh để đáp ứng yêu cầu thống kê
và tự đánh giá trong cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng (Phụ lục 08 trong Công
văn 1075, Phụ lục 08 trong Công văn 766 của Bộ GD&ĐT) và trong mẫu báo
cáo rà soát thống kê trong Công văn 4369 và Công văn 49 của ĐHĐN (Phụ lục
01).
Khi thực hiện đối sánh cần chú ý:
- Đối với việc đối sánh nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng
CSGD/CTĐT, các đơn vị lựa chọn các CSGD/CTĐT được đối sánh theo yêu
cầu trong mục 1;

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
37

- Đối với việc đối sánh nhằm so sánh, đánh giá và xác định vị trí tương
quan với các CSGD/CTĐT khác, thì ngoài các CSGD/CTĐT như đã nêu ở mục
1, các đơn vị vẫn có thể linh hoạt chọn lựa thêm các CSGD/CTĐT khác phù
hợp.
Dữ liệu đối sánh thường là dữ liệu/thông tin thống kê hoặc thu thập được
theo các chu kỳ nhất định (ví dụ 01 năm hay 01 học kỳ…). Việc đối sánh được
thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau:
- Việc đối sánh CSGD được thực hiện dựa trên việc so sánh và phân tích
dữ liệu cần đối sánh của cùng CSGD hoặc giữa các đơn vị của ĐHĐN hoặc với
các CSGD tương ứng trong nước và/hoặc quốc tế.
- Việc đối sánh CTĐT được thực hiện dựa trên việc so sánh và phân tích
dữ liệu giữa năm trước, năm sau, hoặc vài năm của cùng CTĐT hoặc giữa các
CTĐT của CSGD hoặc với các CTĐT tương ứng trong nước và/hoặc quốc tế;
ĐHĐN khuyến khích các đơn vị đối sánh cả trong nước và nước ngoài,
trong trường hợp có khó khăn khi thu thập dữ liệu thì các đơn vị có thể linh hoạt
thực hiện việc đối sánh nội bộ bên trong ĐHĐN hoặc các đơn vị thành viên
trước khi thực hiện đối sánh với các đơn vị bên ngoài.
4. Thu thập hoặc thống kê dữ liệu của chỉ số cần đối sánh.
5. Phân tích kết quả đối sánh (xu thế tăng - giảm, sự tương đồng, sự
khác biệt,… và lý do).
6. Đề xuất giải pháp cải tiến, đổi mới, sáng tạo (nếu có).
7. Định kỳ đánh giá lại các giải pháp cải tiến, đổi mới, sáng tạo ở mục
6 (ví dụ sau 02 năm, 01 năm hay 01 học kỳ…).
8. Định kỳ rà soát lại các chỉ số đối sánh, điều chỉnh quy trình lựa chọn,
sử dụng các thông tin so chuẩn và đối sánh chất lượng để thêm vào hoặc thay
thế các chỉ số đối sánh (ví dụ sau 02 năm, 01 năm hay 01 học kỳ…).

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
38

7. Rà soát chương trình đào tạo năm học 2020-2021

(Ban hành kèm theo Công văn số 4714/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày 25/12/2020 của
Giám đốc ĐHĐN)
Biểu
Biểu mẫu
mẫu11

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐƠN VỊ……………... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đà Nẵng, ngày ...... tháng ...... năm ......

BÁO CÁO
Rà soát chương trình đào tạo năm học 2020-2021
Tên chương trình đào tạo (CTĐT): ...................................................................................
Trình độ đào tạo (đại học, thạc sĩ, tiến sĩ): ........................................................................
Tổng số tín chỉ: ..................................................................................................................
Khoa: ................................................................................................................................
Trường/đơn vị: ..................................................................................................................
Website (địa chỉ website có CTĐT): .................................................................................
Tên tổ chức/cá nhân phê duyệt CTĐT (Hội đồng khoa học trường/khoa) .......................
...........................................................................................................................................
Thông tin người phụ trách CTĐT (Trưởng bộ môn hay Trưởng/phó khoa):
- Họ và tên: .........................................................................................................
- Chức vụ: ..........................................................................................................
- Email: ..............................................................................................................
- Điện thoại: .......................................................................................................
Phần I. Đảm bảo chất lượng của CTĐT
1. Tên CTĐT (cùng trình độ)/tên cơ sở giáo dục đại học trong nước đã tham khảo và
đối sánh
Hình thức
Tên CTĐT đã tham khảo và Trường đại
TT (đánh dấu X)
đối sánh học
Tham khảo Đối sánh
1
2

2. Tên CTĐT (cùng trình độ)/tên cơ sở giáo dục đại học nước ngoài đã tham khảo và
đối sánh

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
39

Hình thức
Tên CTĐT đã tham khảo và Trường đại
TT (đánh dấu X)
đối sánh học/Quốc gia
Tham khảo Đối sánh
1
2

3. Danh sách cán bộ tham gia tổ rà soát CTĐT
Học hàm, Tên cơ quan/
TT Họ và tên Chức vụ Ghi chú
học vị đơn vị
1
2

4. Mục tiêu chung của CTĐT
5. Mục tiêu cụ thể của CTĐT
6. Chuẩn kỹ năng ngoại ngữ
7. Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin: (theo quy định hiện hành do Bộ
Thông tin và Truyền thông ban hành)
8. Chuẩn đầu ra của CTĐT (PLO)
Chuẩn đầu ra (CĐR) là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách
nhiệm nghề nghiệp mà người học đạt được sau khi hoàn thành CTĐT, được cơ sở đào
tạo cam kết với người học, xã hội và công bố công khai cùng với các điều kiện đảm
bảo thực hiện3.
CĐR của CTĐT (PLO)4 bao gồm: Kiến thức và hiểu biết; các kỹ năng nắm bắt (tư
duy); các kỹ năng thực hành (môn học cụ thể) và kỹ năng chính (chung).
Bảng phân loại Bloom
Miền nhận thức Miền xúc cảm5 Miền tâm vận động6
Sáng tạo Tập hợp giá trị/đặc Sự tự nhiên/sự tự động
Đánh giá trưng hóa

Phân tích Tổ chức Sự phối hợp


Áp dụng Hình thành giá trị Sự thuần thục/Chuẩn hóa

3
Khoản 4, Điều 3, Chương I của Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về
năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng,
thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ
4
PLO (Program Learning Outcome): Chuẩn đầu ra của CTĐT
5
Các động từ thường dùng để diễn tả chuẩn đầu ra thuộc miền xúc cảm: chấp nhận, phục vụ, cố gắng, ganh đua, thảo luận,
luận bàn, chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ, tôn trọng, quan hệ,…

6
Các động từ thường dùng để diễn tả chuẩn đầu ra thuộc miền tâm vận động: uốn, bẻ, cầm, cắt, vận hành, thực hiện, trình
diễn, giót, đổ, chạy, nhảy, múa,…

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
40

Miền nhận thức Miền xúc cảm5 Miền tâm vận động6
Hiểu Đáp ứng Thao tác theo chỉ dẫn
Nhớ Tiếp nhận Sự bắt chước

CĐR của CTĐT phải có thể đo lường đánh giá được và phù hợp với trình độ đào
tạo, lưu ý diễn đạt theo các mức phân loại của Bloom trong các miền nhận thức, xúc
cảm, tâm vận động.
Liệt kê các CĐR của CTĐT và diễn đạt theo các mức phân loại của Bloom đối với
kỹ năng mức độ nhận thức và phi nhận thức (miền xúc cảm, miền tâm vận động) theo
bảng dưới đây:
Mức phân loại Bloom của CĐR đối với
CĐR Nội dung CĐR của
số CTĐT Miền tâm vận
Miền nhận thức Miền xúc cảm
động
1
2

9. Sự phù hợp giữa chuẩn đầu ra của CTĐT với mục tiêu đào tạo, sứ mạng và tầm
nhìn của trường/đơn vị
Phân tích bằng cách điền thông tin vào mẫu sau:
- Sứ mạng của trường: ...
- Sứ mạng của khoa: ...
- Sứ mạng của CTĐT (đối với khoa có nhiều CTĐT): ...
- Mục tiêu đào tạo của trường: ...
- Mục tiêu đào tạo của khoa: ...
- Phân tích sự phù hợp của các CĐR của CTĐT với sứ mạng của trường, sứ
mạng của khoa, mục tiêu đào tạo của trường, mục tiêu đào tạo của khoa: ...
- Ma trận thể hiện sự phù hợp của CĐR của CTĐT với mục tiêu của CTĐT
(Điền dấu X vào ô có liên quan)
Mục tiêu Chuẩn đầu ra của CTĐT
của
1 2 3 4 5 6 … … …
CTĐT
1
2

10. Sự liên hệ giữa chuẩn đầu ra của CTĐT với các học phần của CTĐT
Tự đánh giá mức độ đáp ứng của các học phần với các chuẩn đầu ra của CTĐT

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
41

trong các ô của bảng bên dưới theo một trong 03 mức I (Introduced), R (Reinforced),
M (Mastery). Điền một trong các mức I, R, M hoặc chừa trống (nếu không có sự liên
hệ) vào ô tương ứng (có thể định dạng lại trang theo kiểu Landscape nếu có nhiều
CĐR).
Với:
I (Introduced): Học phần có sự hỗ trợ đạt được PLO và ở mức giới thiệu/bắt đầu;
R (Reinforced): Học phần có sự hỗ trợ đạt được PLO và ở mức nâng cao hơn mức
bắt đầu, có nhiều cơ hội được thực hành, thí nghiệm, thực tế,…;
M (Mastery): Học phần hỗ trợ mạnh mẽ người học trong việc thuần thục/thành
thạo hay đạt được PLO. Nếu người học hoàn thành tốt học phần này thì xem như
người học đã ở mức thuần thục/thành thạo một nội hàm quan trọng (còn gọi là chỉ số
đánh giá kết quả thực hiện PI - Performance Indicator) của PLO hoặc thậm chí thuần
thục/thành thạo toàn bộ PLO đó.

Mã Tên Chuẩn đầu ra của CTĐT


TT
học học
phần phần CĐR số 1 CĐR số 2 CĐR số 3 …

1
2

11. Đánh giá của người học (đang học và đã tốt nghiệp) đối với CTĐT
- Người học được biết về các CĐR, các mục tiêu của CTĐT, mục tiêu của trường
ở đâu, chẳng hạn qua website hay các tài liệu, văn bản nào, cách thức truyền tải thông
tin đến người học?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
Bảng tổng hợp các ý kiến đóng góp của người học
(đặc biệt là nhóm sắp tốt nghiệp) đối với CĐR, cấu trúc và nội dung của CTĐT
Ý kiến của người học (đặc biệt là sắp tốt nghiệp) Thời điểm lấy ý kiến
TT
đối với CĐR, cấu trúc và nội dung của CTĐT (tháng/năm)
1
2

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
42

Bảng tổng hợp các ý kiến đóng góp của người học đã tốt nghiệp
đối với CĐR, cấu trúc và nội dung của CTĐT
Ý kiến của người học đã tốt nghiệp đối với CĐR Thời điểm lấy ý kiến
TT
CĐR, cấu trúc và nội dung của CTĐT của CTĐT (tháng/năm)
1
2

12. Đánh giá của các đơn vị tuyển dụng lao động đối với CTĐT
Bảng tổng hợp ý kiến đóng góp của các đơn vị tuyển dụng lao động
đối với chuẩn đầu ra của CTĐT, cấu trúc và nội dung CTĐT, chất lượng người học
sau khi tốt nghiệp CTĐT và làm việc tại đơn vị tuyển dụng
Ý kiến của đơn vị tuyển
Phương thức
dụng đối với CĐR của
lấy ý kiến góp ý Thời điểm
Tên đơn vị CTĐT, cấu trúc và nội
TT (Phiếu giấy, thư lấy ý kiến
tuyển dụng dung CTĐT, chất lượng
điện tử, điện (tháng/năm)
người học sau khi tốt
thoại,…)
nghiệp CTĐT
1
2

13. Đơn vị phụ trách CTĐT đã đánh giá đáp ứng của CTĐT với một số yêu cầu đặc
biệt về kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và trách nhiệm theo hướng dẫn của Công
văn số 1581/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày 14/5/2020 của Giám đốc ĐHĐN về việc thực
hiện đối sánh chuẩn đầu ra CTĐT với Khung trình độ quốc gia hay chưa?
14. Đơn vị phụ trách CTĐT tự kiểm tra, rà soát các đề cương chi tiết học phần về mối
liên hệ giữa chuẩn đầu ra học phần với phương pháp giảng dạy, hình thức kiểm tra
đánh giá có hướng tới giúp người học đạt được các CĐR học phần đó hay không?
a. Các phương pháp giảng dạy của các học phần ĐÃ đáp ứng tất cả các chuẩn đầu
ra của học phần hay chưa? Nếu chưa thì liệt kê danh sách các học phần chưa đáp ứng
đó.
b. Các phương pháp kiểm tra đánh giá của các học phần ĐÃ đáp ứng tất cả các
chuẩn đầu ra của học phần đó hay chưa? Nếu chưa thì liệt kê danh sách các học phần
chưa đáp ứng đó.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
43

Phần II. Một số chỉ số đánh giá quá trình triển khai CTĐT
(Người phụ trách CTĐT có thể thu thập thông tin từ Giáo vụ khoa hoặc Phòng
Đào tạo, Phòng Khảo thí & ĐBCLGD để thực hiện báo cáo phần này)
15. Tỉ lệ người học tốt nghiệp CTĐT
Tỉ lệ % người học
Tỉ lệ % người học thôi học Thời
hoàn thành CTĐT
Số trong thời gian gian tốt
trong thời gian
Năm lượng nghiệp
Năm
học toàn Năm Năm Năm trung
3 4 Trên 4 thứ 4
khóa thứ thứ thứ bình
năm năm năm và tiếp
nhất hai ba (năm)
theo
2019-
2020
Thực hiện phân tích và đối sánh các số liệu trong bảng với số liệu tương tự của các
CTĐT khác trong trường và/hoặc của các trường khác.
16. Tỉ lệ phần trăm SV tốt nghiệp có việc làm hoặc tự tạo việc làm theo kết quả khảo
sát tình hình có việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2019
(Tham khảo tỉ lệ phần trăm SV tốt nghiệp có việc làm hoặc tự tạo việc làm theo
báo cáo kết quả tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2019)
Tình hình việc làm của sinh viên Tỉ lệ phần trăm SV có việc
TT
tốt nghiệp năm 2019 làm/tự tạo việc làm (%)
1 Sau 6 tháng kể từ ngày tốt nghiệp
2 Sau 12 tháng kể từ ngày tốt nghiệp
17. Bảng khảo sát, xác định nhu cầu nhân lực theo trình độ và ngành/chuyên ngành đào
tạo trong năm học
Tên ngành/
Số
Tên đơn vị Địa chỉ, chuyên ngành Trình độ Ngày
lượng
TT sử dụng lao điện thoại, đào tạo có nhu (ĐH, ThS, khảo
cần
động email cầu tuyển TS) sát
tuyển
dụng
1
2

18. Số lượng người học được tuyển sinh vào CTĐT trong năm học
TT Năm học Số lượng người học được tuyển sinh vào CTĐT
1 2020-2021

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
44

19. Số lượng giảng viên


Tỉ lệ % giảng
Tổng
Hạng mục Nam Nữ viên có trình độ
số
Tiến sĩ
Giáo sư
Phó Giáo sư
Giảng viên toàn thời gian
Giảng viên không toàn thời gian
(trong Đại học Đà Nẵng)
Giáo sư/Giảng viên thỉnh giảng
(ngoài Đại học Đà Nẵng)
Tổng số
20. Tỉ lệ người học /giảng viên của CTĐT trong năm học
Năm học Tỷ lệ người học/giảng viên
2020-2021
Phần III. Nâng cao chất lượng CTĐT
21. Dữ liệu thu thập cho việc đánh giá (nếu có)
- Những thay đổi trong quy định của nhà nước, của cơ sở đào tạo về CTĐT:
- Những tiến bộ mới trong lĩnh vực khoa học thuộc ngành, chuyên ngành:
- Những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0:
- Các vấn đề kinh tế xã hội, kết quả nghiên cứu liên quan đến CTĐT, những đổi
mới từ các CTĐT tương tự trên thế giới và trong nước:
- Tóm tắt và tổng hợp các phản hồi và ý kiến đóng góp của cựu sinh viên, sinh viên
sắp tốt nghiệp cho việc điều chỉnh và nâng cao chất lượng của chuẩn đầu ra cũng như
nội dung của CTĐT (các minh chứng cụ thể được đính kèm trong phần phụ lục):
- Tóm tắt và tổng hợp các phản hồi, góp ý, nhu cầu thực tế xã hội từ việc đánh giá
CTĐT trong năm học qua của các nhà khoa học chuyên môn, cán bộ giảng viên, cán
bộ quản lý, nhà tuyển dụng lao động, đại diện các tổ chức xã hội-nghề nghiệp và các ý
kiến đóng góp khác cho CTĐT (các minh chứng cụ thể được đính kèm trong phần phụ
lục).
22. Phân tích các hoạt động nâng cao chất lượng CTĐT của năm học vừa qua
Phân tích dữ liệu và đánh giá các tiến bộ đạt được từ những đề xuất lần trước (nếu
có) trong việc nâng cao chất lượng CTĐT đã thực hiện trong năm học vừa qua. Lưu ý
đưa vào các minh chứng thuyết phục (chẳng hạn ý kiến từ phía sinh viên được học
những môn học mới hay những sự thay đổi mới khác…) trong phụ lục báo cáo (nếu
có).

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
45

23. Đề xuất các hoạt động đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo sẽ thực
hiện trong năm học đến và cho tương lai nói chung
Liệt kê tất cả các hoạt động liên quan đến việc nâng cao chất lượng CTĐT sẽ thực
hiện trong năm học đến xuất phát từ các dữ liệu thu thập đã nêu trên (mục 21, 22) như
những thay đổi về nội dung, thời lượng học phần hoặc nội dung chuyên môn, các học
phần mới đưa vào, các học phần bỏ đi..., lưu ý xác định rõ những vấn đề cần đo lường
và đánh giá (nếu có) đối với những đổi mới này (các minh chứng được đính kèm trong
phần phụ lục).

TRƯỞNG BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA


(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)

HIỆU TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC


(ký tên, đóng dấu)

Biểu mẫu 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐƠN VỊ……………... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đà Nẵng, ngày ...... tháng ...... năm ......

BẢNG TỔNG HỢP RÀ SOÁT CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Trình độ đào tạo Tình trạng rà soát


Tên chương trình đào (đánh dấu X)
TT (đại học, thạc sĩ, tiến
tạo
sĩ) Có Không
1
2

TRƯỞNG PHÒNG/TỔ KT VÀ ĐBCLGD


(Ký và ghi rõ họ tên)

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
46
8. Rà soát, cải tiến các phương pháp kiểm tra đánh giá người học và chất
lượng đề thi, bảo đảm đáp ứng chuẩn đầu ra học phần

(Ban hành kèm theo Công văn số 804/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày 26/02/2021 của
Giám đốc ĐHĐN)
GỢI Ý QUY TRÌNH RÀ SOÁT, CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌC
(Kèm theo Công văn số 804/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày 26 tháng 02 năm 2021 của
Giám đốc Đại học Đà Nẵng)

Bước 1: Các trường đại học thành viên, các đơn vị đào tạo thuộc và trực
thuộc ĐHĐN tổ chức khảo sát, lấy ý kiến phản hồi của người học và cựu người
học về các loại hình/phương pháp kiểm tra đánh giá, đề thi-kiểm tra người học,
các rubric đã được sử dụng để đánh giá người học.
Bước 2: Phòng/Tổ Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục các trường
đại học thành viên, các đơn vị đào tạo thuộc và trực thuộc ĐHĐN lập kế hoạch
rà soát các hoạt động/phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người
học, bao gồm quy trình thi, kiểm tra đánh giá người học, chất lượng đề thi-kiểm
tra và hiệu quả của các rubric; đồng thời thông báo và triển khai kế hoạch đến
các đơn vị trực thuộc và Khoa/Bộ môn có liên quan.
Bước 2: Dựa trên kế hoạch đã được phê duyệt, các Khoa/Bộ môn có trách
nhiệm:
- Xây dựng chi tiết kế hoạch rà soát các hoạt động/phương pháp kiểm tra
đánh giá người học của đơn vị mình;
- Tổ chức xem xét lại quy trình kiểm tra đánh giá người học;
- Tổ chức xem xét mức độ phù hợp và hiệu quả của các đề thi-kiểm tra và
hiệu quả của các rubric; tiến hành phân tích độ tin cậy, độ giá trị và tính công
bằng của đề thi-kiểm tra dựa trên kết quả đánh giá người học;
- Tổng hợp kết quả rà soát và nếu cần phải có sự điều chỉnh thì xây dựng
phương án cải tiến các phương pháp kiểm tra đánh giá người học, đề thi-kiểm
tra, các rubric.
- Tổ chức lưu trữ các kết quả rà soát và phương án cải tiến các hoạt
động/phương pháp kiểm tra đánh giá, đề thi-kiểm tra người học của đơn vị mình
làm minh chứng phục vụ công tác kiểm định; báo cáo cho Phòng/Tổ Khảo thí và
Đảm bảo chất lượng giáo dục.
Bước 4: Trên cơ sở các kết quả rà soát, cải tiến các hoạt động/phương
pháp kiểm tra đánh giá, đề thi-kiểm tra người học của các Khoa/Bộ môn, các
trường đại học thành viên, các đơn vị đào tạo thuộc và trực thuộc ĐHĐN có thể

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
47
tổ chức các hội nghị, hội thảo tổng kết rút kinh nghiệm về các hoạt động giảng
dạy cũng như phương pháp kiểm tra đánh giá người học.

THIẾT KẾ ĐỀ THI - KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN


ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN
(Kèm theo Công văn số 804/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày 26 tháng 02 năm 2021 của
Giám đốc Đại học Đà Nẵng)

1. Mục đích, yêu cầu


Mục đích
Nguyên tắc đào tạo theo chuẩn đầu ra cần bảo đảm để người học đạt được
các chuẩn đầu ra của CTĐT (gọi tắt là PLO) và các chuẩn đầu ra của các học
phần (gọi tắt là CLO). Giảng viên phải thiết kế các hoạt động giảng dạy và các
hoạt động/phương pháp kiểm tra đánh giá gắn kết chặt chẽ với các CLO để bảo
đảm người học có thể đạt được các chuẩn đầu ra của học phần mà giảng viên
phụ trách. Do đó các hoạt động/phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của người học phải được giảng viên thiết kế phù hợp như là công cụ để giúp
người học đạt được các CLO cũng như hỗ trợ cho việc đo lường đánh giá được
mức độ người học đạt được các CLO và PLO.
Yêu cầu
- Đề thi-kiểm tra đánh giá học phần (sau đây gọi chung là đề thi) phải phù
hợp với mục tiêu và các CLO đã được công bố trong đề cương chi tiết học phần,
góp phần hỗ trợ người học đạt được các kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và trách
nhiệm đã được tuyên bố trong các CLO và PLO.
- Đề thi (phần dành cho giảng viên khi thiết kế đề thi và các cán bộ quản
lý đào tạo như Trưởng Bộ môn hay Trưởng/Phó khoa, phòng Đào tạo, phòng
KT-ĐBCLGD) cần có các thông tin liên quan đến các yêu cầu đáp ứng CLO (đã
được mô tả trong đề cương chi tiết học phần) nhằm phục vụ cho việc rà soát,
cũng như hỗ trợ việc lập kế hoạch đo lường đánh giá mức độ người học đạt các
CLO và xa hơn là các PLO. Tuy nhiên đối với đề thi (phần dành cho người học)
thì có thể không cần đưa thông tin trên vào đề thi để người học tập trung vào nội
dung các câu hỏi thi.
2. Minh họa tham khảo đề thi đáp ứng chuẩn đầu ra học phần
Dưới đây là các ví dụ tham khảo đề thi kết thúc học phần (ví dụ 1 và 2)
theo yêu cầu đáp ứng các chuẩn đầu ra học phần. Các đề thi giữa kỳ hay kiểm
tra đánh giá quá trình cũng có thể được xây dựng theo nguyên tắc tương tự. Tùy
theo đặc thù của CTĐT và đơn vị, các đơn vị có thể áp dụng hoặc điều chỉnh ví

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
48
dụ đề thi tham khảo sau sao cho phù hợp.
Ví dụ 1. Đề thi cuối kỳ đáp ứng chuẩn đầu ra học phần
(phần dành cho giảng viên khi thiết kế đề thi và các cán bộ quản lý đào tạo)
(chỉ mang tính tham khảo)
TRƯỜNG … ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Khoa/Bộ môn … Học kỳ: … Năm học: …

I. THÔNG TIN CHUNG

Học phần: …………………. Mã đề: …………….


Mã học phần: ……………… Thời gian: …… phút
Số tín chỉ: …………………. Ngày thi: …………..
II. CÁC YÊU CẦU CỦA ĐỀ THI NHẰM ĐÁP ỨNG CÁC CHUẨN ĐẦU
RA CỦA HỌC PHẦN
(phần này phải phối hợp với thông tin từ đề cương chi tiết của học phần)
Ký hiệu Hình Trọng số Lấy dữ liệu
Nội dung độ quan Câu
CĐR thức Điểm số đo lường
CĐR học trọng của hỏi thi
học phần kiểm tra tối đa mức độ đạt
phần CLO số
(CLO) đánh giá (%) CLO
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
CLO1
CLO2

Chú thích các cột:
(1) Chỉ liệt kê các CLO được đánh giá bởi bài thi kết thúc học phần (tương ứng
như đã mô tả trong đề cương chi tiết học phần). Lưu ý là một số CLO có thể
được bố trí đánh giá giữa kỳ, đánh giá qua dự án, đồ án trong quá trình học
hay các hình thức đánh giá quá trình khác chứ không bố trí đánh giá cuối kỳ thì
không đưa vào đây. Trường hợp một số CLO được bố trí vừa đánh giá quá
trình hay giữa kỳ vừa bố trí đánh giá cuối kỳ thì vẫn đưa vào cột (1).
(2) Nêu nội dung của CLO tương ứng.
(3) Hình thức kiểm tra đánh giá có thể là: trắc nghiệm, tự luận, dự án, đồ án, vấn
đáp, thực hành trên máy tính, thực hành phòng thí nghiệm, báo cáo, thuyết
trình,…, phù hợp với nội dung của CLO và mô tả trong đề cương chi tiết học
phần.
(4) Trọng số độ quan trọng của từng CLO trong đề thi kết thúc học phần do giảng
viên tự quy định (mang tính tương đối) trên cơ sở mức độ quan trọng của từng
CLO. Đây là cơ sở để phân phối tỷ lệ % số điểm tối đa cho các câu hỏi thi dùng
để đánh giá các CLO tương ứng, bảo đảm CLO quan trọng hơn thì được đánh
giá với điểm số tối đa lớn hơn. Cột (4) dùng để hỗ trợ cho cột (6).
(5) Liệt kê các câu hỏi thi số (câu hỏi số … hoặc từ câu hỏi số… đến câu hỏi số…).
(6) Ghi điểm số tối đa cho mỗi câu hỏi thi.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
49
(7) Đánh dấu X vào ô tương ứng nếu CLO là quan trọng và cần thiết phải đo lường
đánh giá mức độ người học thực hiện CLO (đặc biệt là nếu học phần có sử
dụng CLO của hàng tương ứng trong bảng để đo lường đánh giá mức độ người
học đạt PLO). Trong đề cương chi tiết học phần cũng cần mô tả rõ CLO tương
ứng của học phần này sẽ được sử dụng làm dữ liệu để đo lường đánh giá các
PLO. Trường hợp CLO không quan trọng đến mức phải đánh giá mức độ người
học thực hiện CLO thì không cần đánh dấu X.

III. NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI THI


Câu 1: (....... điểm)………………………………………………………………
Câu 2: (....... điểm)………………………………………………………………
Câu …: (....... điểm)……………………………………………………………..

Ghi chú: (đánh dấu X vào ô vuông tương ứng bên dưới)

Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài.
Thí sinh được sử dụng tài liệu khi làm bài.

Đà Nẵng, ngày … tháng … năm……


NGƯỜI DUYỆT ĐỀ GIẢNG VIÊN RA ĐỀ
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
50
Ví dụ 2. Đề thi cuối kỳ đáp ứng chuẩn đầu ra học phần
(phần dành cho người học)
(chỉ mang tính tham khảo)
TRƯỜNG … ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Khoa/Bộ môn … Học kỳ: … Năm học: …

Học phần: …………………. Mã đề: …………….


Mã học phần: ……………… Thời gian: …… phút
Số tín chỉ: …………………. Ngày thi: …………..

Họ tên: ……………….…................ Cán bộ coi thi 1 Cán bộ coi thi 2 Số phách


Lớp: ………………….….………...
Mã SV: ………………..…..............
Số báo danh: …………...………….
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Điểm (số) Điểm (chữ) Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2 Số phách

NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI THI


Câu 1: (....... điểm)………………………………………………………………
Câu 2: (....... điểm)………………………………………………………………
Câu …: (....... điểm)……………………………………………………………..

Ghi chú: (đánh dấu X vào ô vuông tương ứng bên dưới)

Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài.
Thí sinh được sử dụng tài liệu khi làm bài.

Đà Nẵng, ngày … tháng … năm……


NGƯỜI DUYỆT ĐỀ GIẢNG VIÊN RA ĐỀ
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
51
CÁC CHỈ SỐ THAM KHẢO PHỤC VỤ RÀ SOÁT VÀ CẢI TIẾN CHẤT
LƯỢNG ĐỀ THI - KIỂM TRA DỰA TRÊN KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
NGƯỜI HỌC
(Kèm theo Công văn số 804/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày 26 tháng 02 năm 2021 của
Giám đốc Đại học Đà Nẵng)

1. Độ giá trị (validity)


Độ giá trị của đề thi là khả năng đo lường đúng mức độ đạt được của
người học về nội dung cần đánh giá. Độ giá trị của đề thi có thể được đánh giá
thông qua việc phân tích kết quả đánh giá người học (bài thi đã thực hiện) bằng
các chỉ số cơ bản sau:
1.1 Độ khó của câu hỏi/đề thi (difficulty)
Độ khó của câu hỏi/đề thi là tỷ số điểm giữa khả năng thực hiện được của
thí sinh và tổng số điểm tối đa mà thí sinh có thể đạt được7.
Đối với câu hỏi trắc nghiệm
Độ khó p là tỷ số giữa số thí sinh trả lời đúng so với tổng số thí sinh tham
gia trả lời câu hỏi đó
n
p=
N
Trong đó:
p: Độ khó câu hỏi,
n: Số thí sinh trả lời đúng,
N: Tổng số thí sinh tham gia.
Ví dụ 1: Có 100 thí sinh tham gia trả lời câu hỏi 5 và có 78 thí sinh trả lời
đúng.
n 78
p= = = 0,78
N 100
Kết luận: Độ khó của câu hỏi 5 là 0,78.
Đối với bài thi, câu hỏi bằng hình thức khác
Độ khó p là tỷ số giữa điểm trung bình của tất cả thí sinh tham dự với
điểm tối đa mà thí sinh có thể đạt được

p=
M
Trong đó:
p: Độ khó,
𝑥̅ : Điểm trung bình,
M: Điểm tối đa.

7
Susan M. Brookhart, Anthony J. Nitko (2019), Educational Assessment of Students, Pearson Education Inc.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
52
Ví dụ 2: Câu hỏi 1 trong đề thi có điểm tối đa là 3, điểm trung bình Câu
hỏi 1 của tất cả các thí sinh tham gia là 2,5
x̅ 2,5
p= = = 0,83
M 3
Kết luận: Độ khó của câu hỏi 1 là 0,83.
Phân loại độ khó tham khảo8
Độ khó p Mức độ
p≥0,8 dễ
0,6≤p<0,8 trung bình
0,4≤p<0,6 tương đối khó
0,2≤p<0,4 khó
p<0,2 rất khó
Tùy thuộc vào loại hình/phương pháp kiểm tra, đánh giá người học cụ thể,
các đơn vị có thể điều chỉnh các giá trị của mức phân loại độ khó p ở bảng trên
để quy định các giá trị giới hạn độ khó phù hợp.
Kết luận:
Câu hỏi 5 trong ví dụ 1 có độ khó mức trung bình.
Câu hỏi 1 trong ví dụ 2 là câu hỏi dễ.
1.2 Độ phân biệt (Discrimination)
Độ phân biệt là mức độ khác nhau giữa kết quả đạt được của các thí sinh
thuộc nhóm trên (tốt - khoảng 27% thí sinh có số điểm toàn bài cao nhất) và kết
quả đạt được của các thí sinh thuộc nhóm dưới (kém – khoảng 27% thí sinh có
số điểm toàn bài thấp nhất) khi làm bài thi1.
Đối với câu hỏi/đề trắc nghiệm
Độ phân biệt của câu hỏi/đề thi là tỷ số giữa hiệu số thí sinh trả lời đúng
thuộc nhóm trên và số thí sinh thuộc nhóm dưới với tổng số thí sinh mỗi nhóm.
gt − gd
d=
g
Trong đó:
d: Độ phân biệt của câu hỏi,
gt: Số thí sinh trả lời đúng thuộc nhóm trên,
gd: Số thí sinh trả lời đúng thuộc nhóm dưới,
g: Số thí sinh mỗi nhóm (trên hoặc dưới).
Ví dụ 3: Có 15 thí sinh tham gia làm bài với điểm toàn bài được sắp xếp
từ cao đến thấp và những thí sinh làm đúng câu hỏi số 6 được thống kê như ở
8
Steven J. Osterlind (1998), Constructing test items: Multiple-choice, Constructed-Response, Performance, and
other formats, Kluwer Academic Publishers.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
53
bảng dưới.
Thí sinh Điểm toàn bài Đúng câu 6
1 9 x
Nhóm trên 2 7 x
3 6 x
27% x 15 = 4,05
4 6 x
làm tròn là 4 5 6
6 6
7 5 x
8 5 x
9 4 x
10 4 x
11 4
Nhóm dưới 12 3 x
13 3 x
27% x 15 = 4,05 14 3
15 2
làm tròn là 4 g t − g d 4 − 2
d= = = 0,5
g 4
Kết luận: Độ phân biệt của câu hỏi số 6 là 0,5.
Đối với đề thi, câu hỏi bằng hình thức khác
Độ phân biệt của câu hỏi/đề thi là tỷ số giữa hiệu điểm trung bình của các
thí sinh thuộc nhóm trên và điểm trung bình của các thí sinh thuộc nhóm dưới
với điểm tối đa của câu hỏi/bài thi đó
x̅t − x̅d
d=
M
Trong đó:
d: Độ phân biệt,
𝑥̅𝑡 : Điểm trung bình của các thí sinh thuộc nhóm trên,
𝑥̅𝑑 : Điểm trung bình của các thí sinh thuộc nhóm dưới,
M: Điểm tối đa.
Công thức tính điểm trung bình của nhóm có n phần tử x1, x2, …xn:
∑ni=1 xi
x̅ =
n
Ví dụ 4: Có 15 thí sinh tham gia làm bài với điểm toàn bài được sắp xếp
từ cao đến thấp và điểm câu 3 được thống kê như bảng dưới. Điểm tối đa của
câu 3 là 2 điểm.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
54

Thí sinh Điểm toàn bài Điểm câu 3


1 9 1,5
Nhóm trên 2 7 2
3 6 2
27% x 15 = 4,05
4 6 1,5
làm tròn là 4 5 6 1,5
6 6 1
7 5 1,5
8 5 1
9 4 2
10 4 1
11 4 1
Nhóm dưới 12 3 1,5
13 3 1,5
27% x 15 = 4,05 14 3 1
15 2 1
làni=1
làm tròn ∑ 4 xi 1,5 + 2 + 2 + 1,5
x̅t = = = 1,75
n 4
∑ni=1 xi 1,5 + 1,5 + 1 + 1
x̅d = = = 1,25
n 4
x̅t − x̅d 1,75 − 1,25
d= = = 0,25
M 2
Kết luận: Độ phân biệt của câu hỏi số 3 là 0,25.
Phân loại độ phân biệt tham khảo9
Độ phân biệt d Mức độ
0,7≤d≤1 rất tốt
0,4≤d<0,7 tốt
0,2≤d<0,4 đủ độ phân biệt
0≤d<0,2 yếu
d<0 nên loại bỏ
Tùy thuộc vào loại hình/phương pháp kiểm tra, đánh giá người học cụ thể,
các đơn vị có thể điều chỉnh các giá trị của mức phân loại độ phân biệt d ở bảng
trên để quy định các giá trị giới hạn độ phân biệt phù hợp.
Kết luận: Câu hỏi số 6 trong ví dụ 3 có độ phân biệt tốt.
Câu hỏi số 3 trong ví dụ 4 là đủ độ phân biệt.

9
Marilyn H. Oermann & Kathleen B. Gaberson (2009), Evaluation and Testing in Nursing Education, Springer
Publishing Company

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
55
2. Độ tin cậy (reliability)
Độ tin cậy (kí hiệu là r) là mức độ phù hợp giữa kết quả các lần đánh giá
bằng đề thi ở trên cùng đối tượng, trong cùng điều kiện và phương pháp. Độ tin
cậy thường được xác định dựa trên tính ổn định bên trong của đề thi. Độ tin cậy
của đề thi được tính theo nhiều công thức tùy thuộc vào phương pháp xác định
khác nhau, cách phổ biến là sử dụng Hệ số Alpha Cronbach10
n ∑n 2
i=1 σi
r=α= (1 − )
n−1 σ2c

Trong đó:
r : Độ tin cậy của đề thi,
 i2 : Phương sai của kết quả trả lời câu hỏi i,
 c2 : Phương sai chung của kết quả cả bài thi,
n: Số câu hỏi trong bài thi.
Công thức tính phương sai của mẫu có n phần tử x1, x2, …xn
2
∑ni=1(xi − x̅)2
σ =
n−1
Ví dụ 5: Có 15 thí sinh tham gia làm bài với điểm thí sinh thực hiện được
và điểm tối đa của mỗi câu thống kê như bảng dưới.
TT Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Tổng
1 3 2,5 1,5 1 1 9
2 2 2 2 0 0,5 6,5
3 2,5 3 2 0,5 1 9
4 2 2 1,5 0 0 5,5
5 2 2 1 1 0 6
6 2,5 3 2 1 0,5 9
7 2 2,5 1 1 1 7,5
8 3 3 1,5 0,5 1 9
9 2,5 2,5 1 1 0,5 7,5
10 2 2 2 1 0,5 7,5
11 2 2 1 0 0 5
12 3 2 1,5 1 0,5 8
13 3 2 1 1 0,5 7,5
14 3 2,5 1,5 0,5 1 8,5
15 2,5 2,5 1 0,5 0 6,5
Điểm tối đa 3 3 2 1 1 10

10
Cronbach, L. J. 1951. Coefficient alpha and the internal structure of tests. Psychometrika

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
56
Áp dụng công thức tính giá trị trung bình, phương sai cho điểm từng câu
hỏi và điểm toàn bài thi được kết quả:
Tham số Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Tổng
𝑥̅ 2,47 2,37 1,43 0,67 0,53 7,47
𝜎2 0,1952 0,1595 0,1738 0,1667 0,1595 1,7667
Tổng phương sai các câu hỏi:
∑ni=1 σ2i = ∑5i=1 σ2i = 0,1952 + 0,1595 + 0,1738 + 0,1667 + 0,1595
= 0,8548
Còn σ2c = 1,7667 là phương sai chung của các điểm tổng (điểm cả bài thi
gồm 05 câu) của 15 thí sinh, tức là phương sai chung của kết quả cả bài thi.
Hệ số Alpha Cronbach:
n ∑ni=1 σ2i 5 0,8548
α= (1 − ) = (1 − ) = 0,65
n−1 σ2c 5−1 1,7667
Kết luận: Độ tin cậy r của đề thi tính bằng hệ số Alpha Cronbach là: r = α
= 0,65.
Phân loại độ tin cậy để tham khảo3
Độ tin cậy r Mức độ
r ≥0,85 rất cao
0,80≤r<0,85 cao
0,70≤r<0,80 đủ độ tin cậy
0,60≤r<0,70 yếu
r≤0,60 không đủ độ tin cậy
Tùy thuộc vào loại hình/phương pháp kiểm tra, đánh giá người học cụ thể,
các đơn vị có thể điều chỉnh các giá trị của mức phân loại độ tin cậy r ở bảng
trên để quy định các giá trị giới hạn độ tin cậy phù hợp.
Kết luận: Đề thi trong ví dụ 5 có độ tin cậy yếu.
3. Tính công bằng (fairness)
Đề thi đảm bảo tính công bằng khi mọi phương diện đánh giá (nội dung,
hình thức, yêu cầu phương pháp, phương thức tiếp cận, công cụ để giải quyết
nhiệm vụ …) của đề thi là như nhau đối với mọi thí sinh. Để nâng cao tính công
bằng của đề thi cần rà soát những điểm bất thường trong kết quả thi thể hiện sự
mất công bằng giữa thí sinh/nhóm này với thí sinh/nhóm khác. Trên cơ sở các
điểm bất thường qua rà soát, đánh giá phân tích để tìm ra hạn chế, thiếu sót
trong đề thi và thực hiện cải tiến. Dưới đây là một số gợi ý nội dung nên rà soát:

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
57
TT Dấu hiệu bất thường Tiêu chí nên được rà soát, cải tiến
1 Có nhiều câu hỏi/bài thi có Cấu trúc và tỷ trọng nội dung của đề thi
điểm quá tốt/kém. bám sát đề cương chi tiết học phần; nội
dung câu hỏi/đề thi phù hợp với mức
năng lực được yêu cầu đánh giá (nhớ,
hiểu, vận dụng, phân tích…); không
đánh giá các nội dung không yêu cầu
đánh giá; không có nội dung được nhấn
mạnh/xem nhẹ quá mức so với yêu cầu
đánh giá.
2 Kết quả thi của thí sinh không Nội dung của đề thi trình bày chính
tương xứng với năng lực đã xác, chặt chẽ không có yếu tố gây sai
được ghi nhận trong quá trình sót, nhầm lẫn, ngộ nhận cho thí sinh.
học.
3 Thí sinh có phản hồi về đề thi: Dạng thức đề thi phù hợp với mục đích
độ ngắn dài, độ chi tiết, thời đánh giá.
gian, cách thức trình bày…
4 Kết quả bài thi đồng loạt Thời gian thực hiện bố trí hợp lý, kiểm
cao/thấp hơn năng lực ghi nhận tra lại độ khó.
5 Câu hỏi/đề thi có độ phân biệt Đáp án, thang điểm chi tiết, cụ thể
âm (nhiều thí sinh năng lực đã (điểm chi tiết lớn nhất có thể) và hợp
được ghi nhận là tốt song lại có lý.
điểm thấp hơn thí sinh có năng
lực thấp).

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
58
BẢNG KÊ (CHECKLIST) ĐÁNH GIÁ RUBRIC VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG RUBRIC TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌC
(Kèm theo Công văn số 804/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày 26 tháng 02 năm 2021 của
Giám đốc Đại học Đà Nẵng)

Tên và nội dung rubric: ………………………………………………………


Bảng kê đánh giá Rubric và hiệu quả sử dụng Rubric
(chỉ mang tính tham khảo)
Đánh
STT Checklist đánh giá Rubric và hiệu quả sử dụng Rubric
dấu (X)
Đánh giá Rubric
Các tiêu chí trong Rubric có tương thích và phản ánh nội
1 ☐
dung, mục tiêu và CĐR của học phần cần đánh giá không?
Mỗi tiêu chí của Rubric có đáp ứng phần lớn các đặc điểm
của một tiêu chí tốt liệt kê sau đây không:
• có thể đo lường được;
2 • quan trọng và cần thiết; ☐
• khác biệt với các tiêu chí khác;
• ngôn ngữ chính xác, rõ ràng, dễ hiểu đối với
người học.
Các mô tả tiêu chí có được diễn đạt theo phổ đi từ mức cao
3 ☐
nhất đến mức thấp nhất hoặc ngược lại hay không?
Các mô tả tiêu chí có chỉ ra được ranh giới giữa các mức độ
4 hoàn thành đối với từng người học và giữa các người học với ☐
nhau không?
Các thông tin mô tả có thể hiện theo một chuỗi liên kết và
chỉ ra được những định hướng mà người học hoặc giảng viên
5 ☐
cần hướng tới để đáp ứng CĐR học phần, giúp họ tự đánh
giá và cùng đánh giá hay không?
Số lượng tiêu chí phù hợp (thông thường, nhiều Rubric có 4
– 8 tiêu chí)
6 Tuy nhiên số lượng tiêu chí có thể nhiều hơn cho một dự án ☐
lớn, toàn diện; hoặc ít hơn cho một nhiệm vụ đơn giản, ít chi
tiết.
Đánh giá hiệu quả sử dụng Rubric
7 Rubric có được sử dụng thực sự trong thực tế hay không? ☐
Có lấy ý kiến phản hồi của người học về hiệu quả của Rubric
8 ☐
hay không?
Có điều chỉnh/cập nhật Rubric dựa trên thông tin phản hồi
9 ☐
của người học hay không?
10 Có thông báo và công khai Rubric cho người học biết ngay ☐

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
59
khi bắt đầu học phần và trước khi đánh giá người học hay
không?
Có hướng dẫn người học cách sử dụng Rubric trong việc
11 định hướng, lập kế hoạch, xây dựng động cơ học tập, thúc ☐
đẩy quá trình học tập tích cực của người học không?

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
60
9. Hướng dẫn đo lường đánh giá mức đạt chuẩn đầu ra CTĐT của người
học

(Ban hành kèm theo Công văn số 3724/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày 11/01/2021 của
Giám đốc ĐHĐN)
HƯỚNG DẪN ĐO LƯỜNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐẠT CHUẨN ĐẦU RA
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA NGƯỜI HỌC
(Kèm theo Công văn số 3724/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày 11 tháng 01 năm 2021 của
Giám đốc Đại học Đà Nẵng)
I. Mục đích
Việc đo lường đánh giá mức đạt chuẩn đầu ra chương trình đào tạo
(CTĐT) được xem là một yêu cầu mới và quan trọng đối với quản lý chất lượng
đào tạo. Cách tiếp cận quản lý chất lượng này yêu cầu các cơ sở giáo dục
(CSGD) đại học không chỉ minh bạch chuẩn đầu ra cho các bên liên quan mà
còn phải cung cấp được kết quả người tốt nghiệp đạt được những chuẩn đầu ra
mà CSGD đại học đã tuyên bố với người học và các bên liên quan cũng như
toàn xã hội.
Hướng dẫn này được ban hành nhằm hỗ trợ các trường đại học thành viên,
các đơn vị đào tạo thuộc và trực thuộc (sau đây gọi chung là đơn vị) trong việc
triển khai đo lường đánh giá mức đạt chuẩn đầu ra CTĐT của người học cũng
như xây dựng phương án xét điều kiện công nhận tốt nghiệp cho từng người học
dựa trên mức đạt chuẩn đầu ra CTĐT. Các đơn vị trong Đại học Đà Nẵng
(ĐHĐN) xây dựng các quy định và hướng dẫn cụ thể dựa trên đặc thù của
CTĐT và nguồn lực (đội ngũ cán bộ, điều kiện cơ sở vật chất, hệ thống quản lý
đào tạo và quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ việc đo lường đánh giá mức đạt chuẩn
đầu ra CTĐT,...) của đơn vị mình, từ đó triển khai đo lường đánh giá mức độ
người học đạt được các chuẩn đầu ra CTĐT một cách hiệu quả, đáp ứng được
các yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
II. Một số khái niệm
1. Chương trình đào tạo là một hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo
được thiết kế và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng
tới cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học. Chương trình đào tạo bao
gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình
thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù
hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
61
2. Học phần là một tập hợp hoạt động giảng dạy và học tập được thiết kế
nhằm thực hiện một số mục tiêu học tập cụ thể, trang bị cho người học những
kiến thức, kỹ năng thuộc một phạm vi chuyên môn hẹp trong chương trình đào
tạo. Một học phần thông thường được tổ chức giảng dạy, học tập trong một học
kỳ.
3. Mục tiêu của CTĐT (Program Objective - PO) là những thông tin ngắn
gọn, rõ ràng, mô tả các khả năng, hoạt động nghề nghiệp của một số, hầu hết
hoặc tất cả người học tốt nghiệp từ CTĐT tại thời điểm sau khi tốt nghiệp
(chẳng hạn là vài ba năm).
4. Chuẩn đầu ra của CTĐT (Program Learning Outcome - PLO) là yêu
cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học sau khi hoàn thành một
chương trình đào tạo, gồm cả yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự
chủ và trách nhiệm của người học khi tốt nghiệp.
5. Chuẩn đầu ra của học phần (Course Learning Outcome - CLO) là yêu
cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm mà người học
đạt được sau khi hoàn thành xong học phần.
6. Chỉ số thực hiện (Performance Indicator - PI) là những tuyên bố có thể
đo lường được nhằm chỉ ra các yêu cầu cụ thể mà người học cần thực hiện để
chứng minh việc đạt được các PLO hay nói cách khác PI là những nội hàm
chính của PLO. Các PI có thể đo lường được thông qua một số các CLO cốt lõi
từ một số học phần cốt lõi trong CTĐT.
7. Nguyên tắc “SMART” trong xây dựng chuẩn đầu ra: Specific: Chuẩn
đầu ra phải cụ thể; Measurable: Chuẩn đầu ra phải đo lường, đánh giá được;
Achievable: Chuẩn đầu ra phải có thể đạt được, có bằng chứng để thu thập;
Realistic: Chuẩn đầu ra phải khả thi và thực tế; Time-bound: Chuẩn đầu ra phải
trong khuôn khổ thời gian của học phần/CTĐT.
8. Đánh giá mức đạt chuẩn đầu ra của người học là quá trình sử dụng
các phương tiện đánh giá nhằm thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu để đánh giá, đo
lường mức độ người học đạt được các chuẩn đầu ra. Khi đánh giá mức đạt chuẩn
đầu ra có thể sử dụng các phương pháp đánh giá trực tiếp, gián tiếp, định lượng
và định tính phù hợp với mục tiêu và chuẩn đầu ra cần đo lường đánh giá.
Mục đích của đánh giá mức đạt chuẩn đầu ra là xác định mức độ đạt
được về kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và trách nhiệm của người học so với
yêu cầu của CTĐT/học phần; trên cơ sở đó đánh giá được về năng lực thực chất
của người học; đồng thời giúp cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào
tạo.
Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
62
9. Mức độ đóng góp của các học phần đối với việc đạt được các PLO/PI
(các mức I, R, M):
- Mức I (Introduced): học phần có hỗ trợ đạt được PLO/PI và ở mức giới
thiệu/bắt đầu;
- Mức R (Reinforced): học phần có hỗ trợ đạt được PLO/PI và ở mức
nâng cao hơn mức bắt đầu. Ở các học phần này, người học có nhiều cơ hội
được thực hành, thí nghiệm, thực tế,…;
- Mức M (Mastery): học phần hỗ trợ mạnh mẽ người học trong việc
thuần thục/thành thạo hay đạt được PLO/PI. Nếu người học hoàn thành tốt học
phần này thì xem như người học đã ở mức thuần thục/thành thạo một nội hàm
quan trọng (PI) của PLO hoặc thậm chí thuần thục/thành thạo toàn bộ PLO đó.
10. Học phần cốt lõi là học phần cần được thu thập dữ liệu để đo lường
đánh giá mức độ người học đạt được các PLO/PI, thường được ký hiệu có chữ A
(Assessed). Các học phần cốt lõi có thể hỗ trợ cho các PI ở một trong các mức
M, R, I và được ký hiệu tương ứng là M,A hoặc R,A hoặc I,A.
11. Ma trận kỹ năng: ma trận thể hiện sự đóng góp, hỗ trợ (các mức I, R,
M) của các học phần vào việc đạt được các PLO/PI.
III. Quy trình đo lường đánh giá mức đạt chuẩn đầu ra CTĐT của người
học
Việc đo lường đánh giá mức đạt chuẩn đầu ra CTĐT của người học cần
phải được tích hợp và chuẩn bị ngay từ khâu thiết kế CTĐT hoặc trong quá trình
rà soát, điều chỉnh, cập nhật CTĐT. Dưới đây là các bước của quy trình đo
lường đánh giá mức đạt chuẩn đầu ra CTĐT của người học:
Bước 1: Xây dựng các mục tiêu của CTĐT (PO), sau đó là xây dựng
các chuẩn đầu ra của CTĐT (PLO)
Việc xây dựng PO, PLO cần phải có sự tham gia của lãnh đạo khoa, bộ
môn, các giảng viên tham gia giảng dạy CTĐT trên cơ sở ý kiến của các bên liên
quan khác và phải có sự tham gia chặt chẽ trong đánh giá, thẩm định của Hội
đồng Khoa học và Đào tạo cấp Khoa. Bên cạnh đó, nên gửi cho các chuyên gia
cùng ngành bên ngoài đơn vị để phản biện nhằm hoàn thiện nội dung của các
PO, PLO.
Khi xây dựng các PO, PLO nên lưu ý:
- Các PO không nhất thiết phải đo lường đánh giá được, song PLO thì
phải đo lường đánh giá được.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
63
- Các PO được xây dựng trước; các PLO được xây dựng sau, song phải
phù hợp với các PO và góp phần hỗ trợ để đạt được các PO.
- Cần đảm bảo sự tương thích giữa PO, PLO với sứ mạng, tầm nhìn của
CSGD/Khoa.
- PO và PLO được xây dựng dựa trên việc lấy ý kiến của các bên liên
quan (doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các
chuyên gia, cựu người học, giảng viên, người học,...).
- Cần chú ý các yêu cầu về PLO của tổ chức kiểm định (chẳng hạn như
CTĐT phải có PLO mang tính chất năng lực chung như làm việc nhóm, giao
tiếp…; PLO mang tính chuyên môn, nghề nghiệp,...).
- Nên đối sánh PLO của CTĐT đơn vị mình với PLO của CTĐT tương tự
tại các CSGD khác (trong và ngoài nước).
- Tuân thủ nguyên tắc SMART khi viết PLO, đồng thời mỗi PLO phải bắt
đầu bằng một động từ hành động.
- Đối với các CTĐT có các học phần tự chọn thì cần chú ý là do người
học có thể chọn học phần này mà không chọn học phần khác nên tập hợp toàn
bộ các học phần tự chọn không hỗ trợ cho tất cả người học trong việc đạt được
các PLO. Do đó trong trường hợp CTĐT có chuyên ngành tự chọn hoặc các
nhóm học phần tự chọn thì có thể xây dựng các nhóm chuẩn đầu ra đặc trưng
cho mỗi chuyên ngành tự chọn.
- Đối sánh các PLO với các yêu cầu của Khung trình độ quốc gia ở bậc
học tương ứng.
- Xem xét mức độ đáp ứng của các PLO với các yêu cầu của cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0.
- Đối với CTĐT có nhiều bậc học (đại học, thạc sĩ, tiến sĩ) trong cùng
CSGD thì có thể xây dựng đồng thời PLO đối với nhiều bậc đào tạo để thấy sự
tiến bộ và liên thông của người học giữa các bậc học khác nhau từ thấp lên cao,
cũng như có thể tạo cơ hội liên thông ngang giữa các chương trình cùng trình độ
đào tạo, nhất là giữa các chương trình thuộc cùng nhóm ngành hoặc cùng lĩnh
vực.
- Không có quy định bắt buộc nào về số lượng các PLO cần phải có, tuy
nhiên không nên quá nhiều và không nên quá ít. Theo kinh nghiệm, số lượng
hợp lý các PLO của CTĐT bậc đại học thường vào khoảng từ 10-15.
Bước 2: Xây dựng các PI cho từng PLO
- Các PI của mỗi PLO được xây dựng trên cơ sở các nội hàm của PLO đó.
Tùy theo nguồn lực về năng lực đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, đặc thù của
Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
64
từng CSGD mà có thể thiết kế các PI phù hợp. Các đơn vị đào tạo khác nhau có
thể thiết kế các PI khác nhau cho cùng một PLO giống nhau.
- Mỗi PLO phải có ít nhất là 01 PI, không nên có quá nhiều PI. Số lượng
PI phụ thuộc vào các nội hàm của PLO cũng như điều kiện về cơ sở vật chất và
năng lực của đội ngũ giảng viên.
- Đối với PLO sử dụng kết quả kỳ thi chuẩn hóa năng lực hoặc chứng chỉ
để xác định mức đạt thì không nhất thiết phải xây dựng PI.
- Việc đo lường đánh giá mức độ người học đạt được PLO sẽ được thực
hiện thông qua đo lường đánh giá mức độ người học đạt được các PI.
- Mỗi PI có thể được đo lường đánh giá thông qua một số các CLO cốt lõi
của một số các học phần cốt lõi hỗ trợ cho PI đó.
Bước 3: Xây dựng ma trận kỹ năng có các PLO, PI và sự đóng góp
của các học phần trong việc đạt được các PI cũng như các PLO
Sau khi xây dựng được các PLO và PI, cần xây dựng ma trận kỹ năng thể
hiện sự liên kết giữa các PLO/PI với các học phần trong CTĐT. Việc xây dựng
ma trận kỹ năng là cơ sở để phân tích mối liên hệ và đóng góp của các học phần
trong việc đạt được các PLO/PI. Mỗi học phần trong CTĐT sẽ đóng góp cho
việc đạt được các PI ở một trong các mức I, R, M.
Quá trình xây dựng ma trận có thể thực hiện bằng một trong các phương
pháp sau:
1. Xuất phát từ các PLO/PI và chỉ định mức hỗ trợ cho PLO/PI đó của các
học phần.
2. Xuất phát từ đề cương chi tiết học phần đề xuất mức hỗ trợ của các học
phần đối với các PLO/PI. Trong đề cương chi tiết học phần có ma trận thể hiện
các mức độ hỗ trợ của các CLO cũng như cả học phần đối với các PLO/PI. Các
giảng viên nên xây dựng các CLO có giá trị, số lượng CLO trong mỗi học phần
nên ở mức độ hợp lý, không nên quá nhiều cũng như quá ít. Theo kinh nghiệm,
số lượng các CLO của học phần bậc đại học vào khoảng từ 3-6 có thể xem là
hợp lý. Cần lưu ý trong trường hợp có một số giảng viên cùng dạy một học phần
thì phải thống nhất với nhau về đề cương chi tiết của học phần đó. Các Trưởng
Bộ môn hay lãnh đạo khoa đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích rà soát
kỹ lưỡng ma trận kỹ năng cũng như các đề cương chi tiết học phần.
3. Kết hợp cả hai phương pháp nêu trên.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
65
Sau khi hình thành ma trận kỹ năng nên phân tích ma trận kỹ năng và điều
phối mức độ hỗ trợ hợp lý của các học phần đối với các PLO/PI và thực hiện
điều chỉnh lại tương ứng trong đề cương chi tiết học phần (nếu có).
Bước 4: Xác định các học phần cốt lõi trong ma trận kỹ năng để thu
thập các dữ liệu cho việc đánh giá mức độ người học đạt được các PLO/PI
- Từ ma trận kỹ năng, cần xác định các học phần cốt lõi (có thể hỗ trợ tốt
nhất cho việc đánh giá về mức độ người học đạt được các PLO/PI) để thu thập
dữ liệu phục vụ việc đo lường đánh giá mức độ người học đạt được các PLO/PI.
Thông thường, đối với mỗi PI nên chọn một vài học phần cốt lõi loại M,A tiêu
biểu nhất để đo lường đánh giá PI đó. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết cũng
có thể chọn thêm một số học phần loại R,A hoặc I,A để đo lường đánh giá mức
độ người học đạt được các PLO/PI.
- Người học cũng cần được hướng dẫn rõ ràng về ma trận kỹ năng cũng
như các học phần cốt lõi, CLO cốt lõi được chọn đánh giá mức đạt các PLO/PI
để có sự chuẩn bị tốt nhất có thể. Việc này cũng gián tiếp góp phần hỗ trợ cho
người học đạt được các PLO/PI.
Bước 5: Xây dựng kế hoạch đo lường đánh giá mức độ người học đạt
được các PLO/PI thông qua các học phần cốt lõi
- Căn cứ trên ma trận kỹ năng đã được xây dựng ở bước 3, kế hoạch đo
lường đánh giá tổng thể mức độ người học đạt được các PLO/PI cho toàn bộ
khóa học được xây dựng bao gồm những thông tin chính như sau: ký hiệu PLO
(ví dụ PLO1, PLO2,...) và nội dung PLO, ký hiệu PI (ví dụ PI1.1, PI1.2,...) và
nội dung PI, tên học phần cốt lõi dùng để đo lường đánh giá PI, mã học phần cốt
lõi, thời gian đánh giá (học kỳ/năm học), dữ liệu đánh giá được lấy từ đâu, đơn
vị/cá nhân phụ trách thu thập dữ liệu. Kế hoạch này được xây dựng và công bố
đầu khóa học tương tự như kế hoạch đào tạo chung của toàn khóa học.
- Từ kế hoạch đo lường đánh giá tổng thể mức độ người học đạt được các
PLO/PI cho toàn bộ khóa học có thể trích xuất ra được kế hoạch đo lường đánh
giá mức đạt các PLO/PI cho từng năm học, từng học kỳ.
- Kế hoạch đo lường đánh giá mức độ người học đạt được các PLO/PI cần
được công bố rõ ràng, công khai cho cả giảng viên lẫn người học được biết.
Bước 6: Triển khai thu thập dữ liệu đo lường đánh giá mức đạt các
PI thông qua kết quả kiểm tra đánh giá của các học phần cốt lõi
Các đơn vị/cá nhân được phân công thu thập dữ liệu trích xuất kết quả
kiểm tra đánh giá người học thông qua các CLO cốt lõi của học phần cốt lõi theo

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
66
kế hoạch đánh giá. Các dữ liệu này được lưu trữ vào cơ sở dữ liệu đánh giá mức
độ người học đạt được các PLO/PI.
Bước 7: Phân tích dữ liệu thu thập được để đánh giá mức độ người
học đạt được các PLO/PI
Định kỳ mỗi học kỳ, các cán bộ phụ trách CTĐT thực hiện việc nhập và
phân tích dữ liệu thu thập được trong hệ thống phần mềm để đánh giá mức độ
người học đạt được các PLO/PI sau mỗi học kỳ.
Vào thời điểm kết thúc khóa học, các cán bộ phụ trách CTĐT thực hiện
việc phân tích, thống kê số lượng người học của toàn khóa đạt được các PLO/PI
ở các mức xếp loại khác nhau.
Người học cũng được theo dõi quá trình tích lũy dần các kết quả đạt được
các PLO/PI, nắm rõ được những PLO/PI nào mình đã tích lũy đạt yêu cầu hay
còn yếu cần phải cải thiện.
Mỗi đơn vị đào tạo tự quyết định về cách thức tính toán mức đạt PLO/PI.
Phương án đơn giản nhất là xét mức độ đạt PLO/PI thông qua kết quả dưới dạng
điểm số thang điểm 10 hoặc/và thang điểm 4. Kết quả người học đạt được mỗi
PLO (trong trường hợp có gắn với điểm thì gọi tắt là điểm PLO) có thể tính như
là kết quả trung bình (hoặc trung bình trọng số) của các kết quả đạt PI tương ứng
với PLO đó.
Kết quả người học đạt được mỗi PI (trong trường hợp có gắn với điểm thì
gọi tắt là điểm PI) có thể tính như là kết quả trung bình của các kết quả đạt PI
trong các học phần cốt lõi tương ứng hỗ trợ cho PI đó (lưu ý là kết quả này đã
được bóc tách và quy đổi ra thang điểm 10 trong mối quan hệ hỗ trợ cho PI đó
chứ không hẳn là kết quả của cả học phần cốt lõi). Kết quả đạt PI trong học phần
cốt lõi được tính dựa trên kết quả kiểm tra đánh giá các CLO cốt lõi trong học
phần cốt lõi.
Ngoài ra, có thể sử dụng kết quả các kỳ thi chuẩn hóa năng lực hoặc
chứng chỉ để xác định được người học đạt hay chưa đạt một số PLO/PI đặc thù
như ngoại ngữ, tin học,...
Bước 8: Đề xuất cải tiến từ kết quả phân tích và triển khai cải tiến
Sau khi có kết quả đạt PLO/PI của toàn bộ người học trong toàn khóa học,
đơn vị đào tạo thực hiện thống kê mức độ người học đạt được các PLO và các PI
theo tỷ lệ phần trăm; xác định được các PLO và các PI có tỷ lệ đạt chưa tốt; thực
hiện phân tích các nguyên nhân và đề xuất các biện pháp để cải tiến, nâng cao

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
67
chất lượng đào tạo cho các khóa sau, đặc biệt là đối với các PLO, PI có tỷ lệ đạt
ở mức thấp so với mục tiêu kỳ vọng hoặc ở mức quá cao một cách bất thường.
Đơn vị đào tạo cũng tiến hành so sánh các tỷ lệ đạt các PLO/PI của khóa
đang đánh giá với các khóa trước để thấy được xu hướng đạt các PLO/PI qua
các năm.
Để có thể phân tích được nguyên nhân và đề xuất các biện pháp cải tiến,
có thể kết hợp thêm với các kết quả khảo sát người học về cơ sở vật chất, thư
viện, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, mức độ hỗ trợ của CSGD đối với người học;
kết quả người học đánh giá các học phần sau khi học xong; kết quả người học
đánh giá CTĐT (bao gồm các PLO) sau khi hoàn thành khóa học; kết quả khảo
sát các bên liên quan khác như các đơn vị tuyển dụng, cựu người học kết hợp
với khảo sát tình hình việc làm, ...
IV. Gợi ý giải pháp xác định mức đạt, cải thiện mức đạt PLO và xét điều
kiện công nhận tốt nghiệp dựa trên kết quả mức đạt PLO của người học
1. Khoản 1 Điều 14 trong Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT quy định:
“Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
a) Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc
khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình
đào tạo;
b) Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;
c) Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.”
Để xét và công nhận tốt nghiệp cho từng người học dựa trên kết quả mức
đạt PLO, các đơn vị trước hết cần xác định mức xếp loại được xem là đạt PLO.
Tương tự như quy định xếp loại điểm học phần (khoản 3 Điều 9 của Thông tư số
08/2021/TT-BGDĐT), kết quả đạt PLO có thể lấy theo thang điểm số như thang
điểm 10 hoặc quy đổi về thang điểm chữ (A, B, C, D, F).
Tùy theo đặc thù và các yêu cầu đảm bảo chất lượng riêng, mỗi đơn vị có
thể quy định linh hoạt mức ngưỡng điểm đạt PLO chung cho tất cả các PLO;
hoặc các ngưỡng điểm PLO riêng cho mỗi loại PLO khác nhau; hoặc mức
ngưỡng điểm đạt PLO chung cho đa số các PLO và một vài ngưỡng điểm PLO
đặc biệt cho một vài PLO đặc thù.
Đối với một số PLO/PI đặc thù có thể sử dụng kết quả kỳ thi chuẩn hóa
năng lực hoặc chứng chỉ để xác định được người học đạt PLO/PI. Trong trường
hợp này, nếu người học đạt được chứng chỉ được xem là đạt PLO/PI tương ứng.
Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
68
Các đơn vị căn cứ vào mục tiêu của việc đo lường đánh giá mức đạt PLO
và yêu cầu cụ thể về chất lượng đầu ra của CTĐT để xác định mức xếp loại
được xem là đạt PLO sao cho phù hợp.
Dưới đây là một vài ví dụ tham khảo về cách quy định mức đạt PLO của
người học.
Ví dụ 1: Nếu người học có kết quả đạt PLO từ điểm 5 trở lên trong thang
điểm 10 thì được xem là đạt PLO (đối với trường hợp điểm PLO lấy theo thang
điểm số tối đa là 10).
Ví dụ 2: Nếu người học có kết quả đạt PLO ngành Công nghệ thông tin từ
điểm 5 trở lên trong thang điểm 10 thì được xem là đạt PLO, riêng PLO liên
quan về kỹ năng lập trình phải đạt ở mức 6/10 trở lên.
Ví dụ 3: Nếu người học có kết quả đạt PLO từ điểm C trở lên (bao gồm
các mức điểm A, B và C) thì được xem là đạt PLO (đối với trường hợp điểm
PLO lấy theo thang điểm chữ).

Xếp loại mức đạt PLO


Thang điểm 10 Quy đổi điểm chữ
(mang tính tham khảo)
8,5 – 10,0 A
7,0 – 8,4 B Đạt
5,5 – 6,9 C
4,0 – 5,4 D
Không đạt
< 4,0 F
Ví dụ 4: Nếu người học có kết quả đạt PLO ngành Truyền thông và báo
chí đạt từ điểm 2/4 trở lên (theo thang điểm 4) thì được xem là đạt PLO, riêng
PLO liên quan về kỹ năng giao tiếp thì phải đạt ở mức 2,5/4 trở lên.
Ví dụ 5: Nếu người học có chứng chỉ tiếng Anh bậc 3/6 trở lên trong
Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam (hoặc các chứng chỉ tiếng Anh khác
như IELTS, TOEFL,… ở mức tương đương) thì được xem là đạt PLO về ngoại
ngữ ở trình độ đại học.
2. Xem xét mức đạt PLO trong mối tương quan với các PI của PLO đó và
với cách tiếp cận theo hướng quản lý chất lượng đầu ra, sau đây là gợi ý 4
phương án xét điều kiện công nhận tốt nghiệp dựa trên kết quả mức đạt PLO của
người học: (1) Người học phải đạt được tất cả các PLO; (2) Người học phải đạt
được tất cả các PLO, đồng thời không có PI nào bị 0 điểm; (3) Người học phải

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
69
đạt được tất cả các PLO, đồng thời phải đạt được một số PI rất quan trọng,
không có PI nào bị 0 điểm; (4) Người học phải đạt được tất cả các PI.
Chi tiết của các phương án trên được trình bày cụ thể ở bên dưới.
- Phương án 1:
Người học có điểm PLO (là trung bình hoặc trung bình trọng số điểm của
các PI của PLO đó) sau khi quy đổi về thang điểm chữ thuộc mức xếp loại được
xem là đạt PLO theo quy định của đơn vị.
- Phương án 2:
Yêu cầu người học phải thỏa mãn cả hai điều kiện sau:
a) Có điểm PLO (là trung bình hoặc trung bình trọng số điểm của các PI
của PLO đó) sau khi quy đổi về thang điểm chữ thuộc mức xếp loại được xem là
đạt PLO theo quy định của đơn vị;
b) Điểm PI không bị điểm 0.
Ở phương án 2, sẽ có thể có trường hợp mặc dù có một hoặc một vài PI
điểm thấp (song không bị điểm 0) nhưng điểm các PLO đạt thì người học vẫn
được xác định là đủ điều kiện đạt các chuẩn đầu ra của CTĐT.
- Phương án 3:
Yêu cầu người học phải thỏa mãn cả ba điều kiện sau:
a) Có điểm PLO (là trung bình hoặc trung bình trọng số điểm của các PI
của PLO đó) sau khi quy đổi về thang điểm chữ thuộc mức xếp loại được xem là
đạt PLO theo quy định của đơn vị;
b) Điểm PI không bị điểm 0;
c) Phải đạt được các PI trọng yếu bắt buộc phải đạt theo quy định của đơn
vị. Tương tự như đối với PLO, đơn vị sẽ tự quy định về mức đạt PI. Lưu ý, nếu
PLO có các PI, trong đó có một PI sử dụng kết quả kỳ thi chuẩn hóa năng lực
hoặc chứng chỉ để xác định mức đạt thì yêu cầu người học phải đạt PI này và
đồng thời điểm PLO (trung bình hoặc trung bình trọng số của các PI còn lại của
PLO đó) thuộc mức xếp loại được xem là đạt PLO theo quy định của đơn vị.
Ở phương án 3, các đơn vị cần xác định một vài PI trọng yếu người học
cần phải đạt nhằm bảo đảm chất lượng đầu ra, tăng cơ hội có việc làm và đáp
ứng yêu cầu của thị trường lao động đối với người học sau khi tốt nghiệp.
- Phương án 4:
Yêu cầu người học phải đạt tất cả các PI của các PLO. Nếu có một PI
không đạt, người học được xác định là chưa đủ điều kiện xét công nhận tốt
nghiệp.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
70
Trên cơ sở tham khảo 4 phương án gợi ý nêu trên, các đơn vị xây dựng
phương án xét điều kiện công nhận tốt nghiệp cho từng người học dựa trên mức
đạt chuẩn đầu ra CTĐT sao cho phù hợp với điều kiện của đơn vị mình, bảo
đảm tính khả thi và phù hợp với quy chế đào tạo của đơn vị và các quy định hiện
hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Thi cải thiện và học cải thiện mức đạt PLO/PI
Theo kế hoạch đánh giá mức đạt PLO cho toàn khóa học (thông thường
trong khoảng thời gian 4-5 năm đối với đào tạo trình độ đại học), để đo lường
đánh giá cho một PLO sẽ phải lấy dữ liệu ở các học phần thuộc các học kỳ và
năm học khác nhau, thậm chí có PLO phải hoàn tất việc đánh giá trong một vài
học kỳ hoặc chỉ khi đến học kỳ cuối khóa. Vì vậy, nhằm hạn chế việc tốt nghiệp
trễ hạn của người học và thuận tiện trong quản lý đào tạo, người học được phép
đăng ký thi cải thiện hoặc học cải thiện điểm các PI của một PLO kể cả trước
khi hoàn tất việc đánh giá mức đạt PLO đó.
Tùy theo đặc thù đào tạo, phần mềm quản lý, mỗi đơn vị đào tạo tự xây
dựng các quy định riêng về vấn đề cải thiện mức đạt PLO/PI cho người học để
đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp. Dưới đây là một số gợi ý liên quan đến
việc thi cải thiện và học cải thiện mức đạt PLO/PI:
Thi cải thiện:
- Người học được phép đăng ký thi cải thiện điểm PI, được lựa chọn thi
cải thiện theo thành phần đánh giá (cuối kỳ, giữa kỳ, đồ án môn học,...) của học
phần cốt lõi dùng để đo lường mức đạt PI tương ứng cần cải thiện ở kỳ thi phụ
kế tiếp của học phần cốt lõi đó hoặc ở học kỳ tiếp theo có giảng dạy học phần
cốt lõi đó.
- Tùy theo tình hình thực tế, các đơn vị có thể tổ chức kỳ thi phụ sau mỗi
kỳ thi của học kỳ chính để người học thi bù, thi lại và cho phép người học có kết
quả điểm PI không đạt hoặc mức điểm đạt không cao được thi lại để cải thiện
điểm.
- Căn cứ kế hoạch đánh giá mức đạt PLO được công bố công khai, người
học có thể tham vấn cố vấn học tập hoặc cán bộ chuyên trách của trường để lựa
chọn thời điểm đăng ký thi cải thiện mức đạt PI cũng như PLO và lựa chọn học
phần cốt lõi cần thi cải thiện.
Học cải thiện:
- Người học có thể đăng ký học cải thiện điểm PI khi có nguyện vọng
hoặc khi kết quả thi cải thiện PI không đạt.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
71
- Người học có thể đăng ký học cải thiện điểm PI thông qua việc học cải
thiện một trong số các học phần cốt lõi dùng để đo lường đánh giá PI đó.
Việc thi cải thiện/học cải thiện điểm PI thông qua việc cải thiện kết quả
đạt PI đó trong học phần cốt lõi sẽ đồng thời góp phần cải thiện cả điểm PI lẫn
điểm của học phần cốt lõi đó cũng như điểm trung bình chung tích lũy của người
học. Người học được quyền chọn kết quả cao nhất của kết quả đạt PI trong học
phần cốt lõi ở các lần thi cải thiện hoặc lần học cải thiện khác nhau.
Tùy theo tình hình thực tế, các đơn vị có thể cân nhắc thêm việc tổ chức
các kỳ thi riêng dành cho việc cải thiện điểm các PI trọng yếu bắt buộc phải đạt.
4. Các đơn vị nên xây dựng quy định cụ thể về việc công bố (xác nhận đạt
PLO) và cách thức cải thiện mức đạt PLO của người học, bao gồm một số nội
dung quan trọng như:
- Có hệ thống theo dõi giám sát, thông báo, cảnh báo cho người học về
mức đạt PLO/PI của người học;
- Điều kiện, hình thức tổ chức thi cải thiện mức đạt PLO/PI;
- Điều kiện, hình thức tổ chức học cải thiện mức đạt PLO/PI;
- Phân công các cán bộ cụ thể (chẳng hạn như cố vấn học tập hoặc giáo vụ
khoa…) trong việc tư vấn, hỗ trợ người học các chiến lược và kế hoạch học tập
phù hợp nhằm cải thiện mức điểm đạt PLO/PI.
5. Các đơn vị nên xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ đo
lường đánh giá mức đạt PLO, đồng thời xây dựng hệ thống giám sát phù hợp
theo dõi sự tiến bộ của người học trong việc đạt được các PLO/PI để kịp thời tư
vấn, hỗ trợ người học cải thiện mức đạt PLO, đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt
nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Thông tư số 08/2021/TT-
BGDĐT)./.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
72
10. Hướng dẫn đảm bảo chất lượng giáo dục cho các học phần theo phương
thức đào tạo trực tuyến tại Đại học Đà Nẵng

(Ban hành kèm theo Công văn số 1222/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày 06/4/2020 của
Giám đốc ĐHĐN)
HƯỚNG DẪN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TRỰC
TUYẾN TẠI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Công văn số 1222/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày 06 tháng 4 năm 2020
của Giám đốc Đại học Đà Nẵng)

I. Các khái niệm sử dụng trong hướng dẫn

1. Đào tạo trực tuyến (ĐTTT): là phương thức đào tạo thông qua môi
trường Internet và sử dụng công nghệ thông tin - truyền thông đa phương tiện
(lời giảng, lời thuyết minh, âm thanh, hình ảnh, video, đồ họa...).
2. Đào tạo kết hợp hay Đào tạo hỗn hợp (Blended learning): là việc kết
hợp phương thức ĐTTT với phương thức dạy - học tập trung truyền thống nhằm
nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và chất lượng giáo dục.
3. Học liệu điện tử: là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và
học, bao gồm: giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bài kiểm tra đánh
giá, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng
điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo...
4. Hệ thống quản lý học tập (LMS - Learning Management System): là hệ
thống phần mềm cho phép tổ chức, quản lý và triển khai các hoạt động đào tạo
qua mạng từ lúc bắt đầu học cho đến khi người học hoàn thành khóa học/học
phần qua mạng; giúp cơ sở đào tạo theo dõi và quản lý quá trình học tập của
người học; tạo ra môi trường dạy và học ảo; giúp giảng viên giao tiếp với người
học trong việc giao bài tập, trợ giúp, giải đáp; giúp người học có thể theo dõi
được tiến trình học tập, tham gia các nội dung học qua mạng, kết nối với giảng
viên và các học viên khác để trao đổi bài.
5. Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS - Learning Content
Management System): là hệ thống phần mềm quản lý kho nội dung học tập qua
mạng, cho phép tổ chức lưu trữ và phân phát các nội dung học tập tới người học.
Hệ thống quản lý nội dung học tập có sự phối hợp chặt chẽ với hệ thống quản lý
học tập (để truyền tải nội dung học tập tới người học) và phần mềm công cụ
soạn bài giảng (để tạo ra các nội dung học tập).
6. Chuẩn đầu ra học phần: là các kiến thức, kỹ năng, thái độ hoặc năng lực
mà người học có thể đạt được sau khi học xong học phần. Chuẩn đầu ra học
phần phải đo lường đánh giá được.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
73
7. Chuẩn đầu ra buổi học/bài học: là các kiến thức, kỹ năng, thái độ hoặc
năng lực mà người học có thể đạt được sau khi học xong buổi học/bài học.
Chuẩn đầu ra buổi học/bài học phải đo lường đánh giá được.
II. Đảm bảo chất lượng quá trình giảng dạy – học tập, kiểm tra –
đánh giá học phần trong ĐTTT

1. Để có thể công nhận kết quả học tập của người học đối với các học
phần theo phương thức ĐTTT, cơ sở đào tạo phải có các hệ thống LMS, LCMS,
có đầy đủ học liệu và hệ thống mô phỏng thí nghiệm, thực hành… theo yêu cầu
của chương trình đào tạo; giám sát được quá trình tổ chức đào tạo, có hệ thống
thi và kiểm tra đánh giá trực tuyến đảm bảo trung thực, khách quan theo yêu cầu
chuẩn đầu ra (CĐR) của từng học phần, lưu được hồ sơ quản lý việc dạy và học,
đánh giá kết quả học tập của từng giảng viên và người học…
2. Giảng viên rà soát đề cương chi tiết học phần và điều chỉnh lại những
mục có thể phải thay đổi để đảm bảo phù hợp với phương thức ĐTTT, đặc biệt
là phương pháp giảng dạy – học tập, phương pháp kiểm tra – đánh giá...; xây
dựng kế hoạch giảng dạy học phần theo phương thức ĐTTT.
3. Giảng viên đảm bảo sự tương đương giữa các CĐR học phần theo
phương thức ĐTTT với phương thức tập trung truyền thống. Trong trường hợp
có một số CĐR học phần của phương thức đào tạo truyền thống không thể giảng
dạy được theo phương thức ĐTTT thì học phần đó có thể được triển khai giảng
dạy theo phương thức Đào tạo hỗn hợp và các CĐR này được giảng dạy khi
người học có thể học tập trung được theo phương thức truyền thống. Trường
hợp người học không thể tập trung được vì dịch bệnh kéo dài hay nguyên nhân
khác dẫn đến không còn đủ thời gian ĐTTT trong khuôn khổ kế hoạch học tập
của học phần thì thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định việc có tinh giản các CĐR
này hay không.
4. Giảng viên phải thông báo cho người học biết về đề cương chi tiết và
kế hoạch giảng dạy học phần theo phương thức ĐTTT trước khi bắt đầu học
phần và/hoặc vào buổi học đầu tiên của học phần; thông báo các CĐR của mỗi
buổi học/bài học ngay khi bắt đầu buổi học/bài học đó.
5. Các hoạt động dạy và học trực tuyến đối với mỗi học phần phải hướng
tới việc giúp người học đạt được tất cả các CĐR của học phần đó. Các hoạt động
dạy và học trực tuyến đối với mỗi buổi học/bài học phải hướng tới việc giúp
người học đạt được tất cả các CĐR của buổi học/bài học đó, các nội dung không
trực tiếp liên quan đến các CĐR của buổi học/bài học nên được giảng viên giảm
thiểu.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
74
6. Khuyến khích giảng viên thiết kế và triển khai ĐTTT học phần theo
định hướng “học tập tích cực” và “lấy người học làm trung tâm”, tạo điều kiện
để người học được tương tác, thảo luận trong khuôn khổ thời gian cho phép của
buổi học.
7. Các thông tin chia sẻ khi ĐTTT phải đảm bảo rõ ràng, dễ đọc, dễ nghe
đối với người học.
8. Giảng viên thông qua các hệ thống LMS, LCMS và các công cụ ĐTTT
phải tạo điều kiện cho người học được tiếp cận dễ dàng, thuận lợi các học liệu
điện tử của học phần. Giảng viên có thể thực hiện bản quyền tác giả (copyright)
đối với các học liệu do mình xây dựng, biên soạn; trích dẫn phù hợp các học liệu
của các tác giả khác theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Giảng viên thông báo
khoảng thời gian cũng như hướng dẫn cho người học cách thức tiếp cận, truy
cập các học liệu điện tử liên quan đến học phần.
9. Tùy thuộc vào tính chất của học phần, kế hoạch đào tạo cũng như tình
hình thực tế, cơ sở đào tạo quyết định phương thức kiểm tra đánh giá của học
phần là trực tuyến hay tập trung hoặc hỗn hợp.
10. Trong trường hợp tổ chức kiểm tra – đánh giá theo phương thức trực
tuyến, các bài thi, kiểm tra – đánh giá phải được giảng viên xây dựng và thực
hiện nhất quán với các phương pháp kiểm tra – đánh giá đã mô tả trong đề
cương chi tiết học phần theo phương thức ĐTTT; đảm bảo sự phù hợp, độ tin
cậy và đặc biệt chú trọng việc đánh giá được mức độ thành thạo của người học
đối với các CĐR của học phần.
11. Cơ sở đào tạo có quy định và hướng dẫn người học về liêm chính học
thuật, đặc biệt là trước khi thực hiện kiểm tra đánh giá theo phương thức ĐTTT.
12. Kết quả kiểm tra – đánh giá theo phương thức ĐTTT được thông báo
đến người học kịp thời đúng quy định, giúp người học theo dõi được kết quả và
sự tiến bộ trong học tập. Cơ sở đào tạo phải tổ chức lưu giữ các bài thi cuối kỳ
(kết thúc học phần) theo phương thức ĐTTT cho đến hết khóa học của người
học.
III. Đảm bảo chất lượng về công nghệ giảng dạy, tổ chức hỗ trợ kỹ
thuật đối với giảng viên và người học
1. Cơ sở đào tạo phải đảm bảo độ tin cậy về công nghệ, các yêu cầu bảo
mật và an ninh mạng đối với các hệ thống LMS, LCMS cùng với hệ thống máy
chủ và hạ tầng kết nối để quá trình giảng dạy – học tập cũng như kiểm tra – đánh
giá được diễn ra liên tục, tin cậy trong khuôn khổ thời gian và kế hoạch đào tạo
trực tuyến đã ban hành, kể cả trong các giờ cao điểm khi số lượng người học
tham gia học song song các học phần là nhiều nhất.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
75
2. Cơ sở đào tạo phải thông báo cho giảng viên lẫn người học biết về các
yêu cầu kỹ thuật cần có khi thực hiện việc ĐTTT (yêu cầu đối với máy tính,
phần mềm, phần cứng,…); hỗ trợ, hướng dẫn cho giảng viên về cách thức tổ
chức cũng như công nghệ giảng dạy trực tuyến, cách thức sử dụng công nghệ,
LMS để hỗ trợ kiểm tra – đánh giá trực tuyến nếu có; cung cấp các tài liệu
hướng dẫn về cách sử dụng hệ thống LMS, LCMS, các phần mềm, công nghệ
giảng dạy trực tuyến khác được sử dụng trong ĐTTT cho người học.
3. Khuyến khích cơ sở đào tạo triển khai công nghệ ĐTTT có thể cho
phép người học được học trực tuyến thuận lợi trên nhiều loại hình thiết bị khác
nhau như máy tính để bàn, laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh.
4. Cơ sở đào tạo xây dựng quy định cụ thể đối với ĐTTT, đặc biệt là quy
định đối với mỗi học phần về thời lượng ĐTTT trong tuần phù hợp để giảng
viên thực hiện nhiệm vụ ĐTTT trên nguyên tắc đảm bảo tốt và đầy đủ các CĐR
của học phần cho người học. Trong trường hợp cần thiết, giảng viên có thể tự
cung cấp bổ sung thêm các công nghệ, phần mềm hỗ trợ khác cho người học để
giúp người học học tập tích cực và đạt được các CĐR của học phần. Giảng viên
phải cung cấp thông tin liên lạc của mình để hỗ trợ cho người học trong quá
trình ĐTTT, ví dụ như email, cách thức liên lạc thoại qua LMS và các kênh liên
lạc có thể khác như điện thoại, Skype, Facebook Messenger, Zalo, Viber,…
Giảng viên có trách nhiệm trả lời giải đáp kịp thời các câu hỏi của người học
liên quan đến nội dung học phần trong quá trình ĐTTT trong khuôn khổ thời
gian học tập trực tuyến hoặc thời gian khác phù hợp được quy định hay được
thống nhất với người học.
5. Cơ sở đào tạo cần có hướng dẫn cụ thể cho người học về cách thức học
tập và văn hóa giao tiếp trong ĐTTT, ví dụ như quy định về thời lượng hay số
lần bắt buộc tham dự học tập trực tuyến của người học đối với học phần; khuyến
khích phát biểu ý kiến, trao đổi thảo luận trong quá trình ĐTTT; cách thức thảo
luận trực tuyến khi có nhiều người cùng tham gia trong LMS; văn hóa “Mute”
microphone trong quá trình lắng nghe người khác để không ảnh hưởng lớp học;
khuyến khích giảng viên cho phép người học được giới thiệu ngắn gọn về bản
thân, vị trí địa lý khi tham gia học trực tuyến… để tạo hiệu ứng thân thiện gắn
kết trong lớp học đối với học phần có số lượng người học không nhiều; hướng
dẫn cách thức để người học có thể thành công khi học trực tuyến…
6. Cơ sở đào tạo bố trí một số cán bộ làm nhiệm vụ cố vấn về công nghệ
ĐTTT, LMS, LCMS cũng như thông báo địa chỉ email, số điện thoại liên lạc
tương ứng của các cố vấn này, khung thời gian có thể liên lạc… để hỗ trợ
thường xuyên đối với giảng viên và người học nhằm khắc phục các sự cố kỹ
thuật có thể xuất hiện trong quá trình giảng dạy, học tập trực tuyến.
Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
76
7. Trong trường hợp có người học khuyết tật tham gia học tập thì cơ sở
đào tạo cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt, đồng thời giảng viên cần có sự chú ý,
quan tâm đặc biệt để tạo điều kiện giúp đỡ cho người học khuyết tật cũng có cơ
hội học tập trực tuyến thành công.
IV. Lấy ý kiến phản hồi của người học đối với học phần và cải tiến
học phần
1.Cơ sở đào tạo tổ chức xây dựng và hướng dẫn cách thức phản hồi trực
tuyến để người học có thể phản ánh được với giảng viên trong hoặc sau từng
buổi học về tình hình học tập, những thuận lợi hay khó khăn… nhằm giúp giảng
viên điều chỉnh kịp thời hay cải tiến các hoạt động giảng dạy – học tập một cách
nhanh chóng.

2. Cơ sở đào tạo xây dựng các biểu mẫu phù hợp và triển khai hoạt động
lấy ý kiến phản hồi đối với các học phần giảng dạy theo phương thức ĐTTT để
đánh giá chất lượng học phần, chất lượng giảng dạy của giảng viên, mức độ
thành thạo của người học đối với các CĐR của học phần.

3. Các đơn vị thành viên và đơn vị đào tạo trực thuộc phải phân tích các ý
kiến phản hồi của người học, thông tin cho giảng viên biết để rút kinh nghiệm và
có biện pháp cải tiến học phần cho những lần giảng dạy tiếp theo.
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
77
11. Quy định về đảm bảo chất lượng giáo dục cho kiểm tra - đánh giá trực
tuyến tại ĐHĐN

(Ban hành kèm theo Công văn số 2970/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày 01/9/2020 của
Giám đốc ĐHĐN)
QUY ĐỊNH VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHO KIỂM TRA
- ĐÁNH GIÁ TRỰC TUYẾN TẠI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
(Kèm theo Công văn số 2970/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày 01 tháng 9 năm 2020 của
Giám đốc Đại học Đà Nẵng)
I. Phạm vi áp dụng và mục đích
Quy định này được ban hành nhằm đảm bảo chất lượng cho việc lựa chọn,
vận dụng các phương pháp và công cụ kiểm tra - đánh giá trực tuyến phù hợp và
đảm bảo liêm chính học thuật trong đào tạo trực tuyến (ĐTTT). Văn bản này là
cơ sở để các đơn vị ĐHĐN xây dựng các quy định cụ thể dựa trên hệ thống quản
lý học tập - Learning Management System (LMS) cũng như cơ sở hạ tầng ĐTTT
của đơn vị mình, từ đó có thể triển khai các hoạt động kiểm tra - đánh giá trực
tuyến một cách hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu về đảm bảo chất lượng
trong ĐTTT.
Các yêu cầu về đảm bảo chất lượng nêu tại Quy định này là sự kế thừa, cụ
thể hoá các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đảm bảo chất lượng giáo
dục và các văn bản quy định, hướng dẫn khác về công tác đào tạo, công tác đảm
bảo chất lượng hoạt động đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa của Bộ Giáo dục và
Đào tạo và ĐHĐN.
II. Một số khái niệm
1. Đào tạo trực tuyến là phương thức tổ chức và quản lý hoạt động đào
tạo thông qua môi trường Internet và sử dụng công nghệ thông tin – truyền
thông đa phương tiện (lời giảng, lời thuyết minh, âm thanh, hình ảnh, video, đồ
họa…).
2. Kiểm tra – đánh giá trực tuyến là phương thức đánh giá kết quả học tập
của người học, bao gồm đánh giá chẩn đoán, đánh giá quá trình và đánh giá
tổng kết thông qua môi trường Internet và sử dụng công nghệ thông tin – truyền
thông đa phương tiện. Phương thức đánh giá này có thể hoàn toàn trực tuyến qua
hệ thống LMS (chẳng hạn như kỳ thi trực tuyến) hoặc chỉ là yêu cầu nộp bài làm
qua mạng Internet (chẳng hạn như nộp bài luận qua email).
3. Đánh giá chẩn đoán thường thực hiện ở đầu khóa học (nếu cần), nhằm
chẩn đoán mặt bằng trình độ chung của người học về những kiến thức, kỹ năng

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
78
mà người học đã từng học để có thể điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng
dạy, hoặc chia nhóm người học ứng với các mức trình độ khác nhau.
4. Đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực
hiện hoạt động giảng dạy môn học/khóa học, cung cấp kịp thời thông tin phản
hồi cho giảng viên và người học; giúp người học xác định điểm mạnh và điểm
yếu trong quá trình học để có thể cải thiện, đồng thời giúp giảng viên theo dõi sự
tiến bộ của người học, đánh giá và điều chỉnh các chiến lược giảng dạy. Trong
ĐTTT, giảng viên sử dụng đánh giá quá trình để tăng tương tác giữa giảng viên
với người học và giữa người học với người học. Đánh giá quá trình có thể
không tính điểm, ví dụ các câu hỏi nhanh trên lớp, các bài tập nhỏ với mục tiêu
hỗ trợ cho người học nâng cao kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên đánh giá quá trình
cũng có thể dùng để tính điểm, ví dụ như các bài tập về nhà có tính điểm, các
điểm thưởng (bonus) cho người học đối với các câu hỏi nhanh trên lớp để động
viên khích lệ tinh thần học tập.
5. Đánh giá tổng kết là đánh giá có tính tổng hợp, bao quát được tiến hành
khi kết thúc học phần và có thể ở những thời điểm quan trọng của khóa học
nhằm cung cấp thông tin định lượng và đo lường được về mức độ đạt các chuẩn
đầu ra học phần của người học. Đánh giá tổng kết gắn với việc tính điểm cho
người học cũng như có mối liên hệ chặt chẽ với các chuẩn đầu ra của học phần.
Các ví dụ về đánh giá tổng kết như thi cuối kỳ, thi giữa kỳ, đồ án môn học, bài
báo cáo thuyết trình,…
6. Liêm chính học thuật trong kiểm tra – đánh giá là sự trung thực trong
quá trình làm bài thi cũng như trong các hoạt động kiểm tra – đánh giá. Việc
thực hiện liêm chính học thuật sẽ giúp đảm bảo tính giá trị, độ tin cậy, khách
quan, công bằng trong thi cử, đánh giá được đúng năng lực của người học, tránh
các hiện tượng gian lận.
III. Yêu cầu đảm bảo chất lượng trong kiểm tra - đánh giá trực tuyến
Đối với các bộ phận quản lý của các đơn vị ĐHĐN
- Ban hành quy định, biểu mẫu và triển khai hướng dẫn người học thực
hiện cam kết liêm chính học thuật, đặc biệt là trước khi thực hiện kiểm tra - đánh
giá trực tuyến. Các quy định về liêm chính học thuật trong kiểm tra - đánh giá
đối với người học phải được công bố cùng với các biện pháp xử lý kỷ luật tương
ứng nếu có vi phạm phát hiện được.
- Kiểm tra các điều kiện kỹ thuật, hệ thống LMS và các công cụ, phần
mềm phục vụ kiểm tra đánh giá - trực tuyến của đơn vị, đảm bảo các công cụ
này có thể hỗ trợ tốt cho việc kiểm tra đánh giá - trực tuyến.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
79
- Xem xét về khả năng đầu tư các công cụ hỗ trợ cho kiểm tra - đánh giá
trực tuyến như phần mềm giám thị trực tuyến (online proctoring), phần mềm
kiểm tra và phát hiện đạo văn, phần mềm xáo trộn đề thi và đáp án,…
- Xây dựng quy trình quy định thống nhất nội dung, thủ tục, trình tự và
trách nhiệm trong kiểm tra - đánh giá người học theo phương thức trực tuyến
trên các công cụ trực tuyến của đơn vị. Cách thức thiết kế đề thi đánh giá tổng
kết cùng với phương thức tổ chức đánh giá tổng kết trực tuyến cần được tính
toán thực hiện hợp lý để đảm bảo công bằng và phòng chống hiện tượng gian
lận trong thi cử.
- Tổ chức thẩm định và phê duyệt phương án kiểm tra - đánh giá trực
tuyến do giảng viên phụ trách học phần đề xuất.
- Rà soát một cách hệ thống các phương pháp/công cụ kiểm tra, đánh giá
phù hợp để có thể đo lường mức độ đạt chuẩn đầu ra học phần của người học
trong ĐTTT.
- Tổ chức các hoạt động tư vấn, tập huấn, hỗ trợ giảng viên xây dựng các
bài kiểm tra - đánh giá trên các công cụ trực tuyến mà đơn vị đang sử dụng.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động kiểm tra - đánh giá
trực tuyến.
- Tổ chức khảo sát, lấy ý kiến của giảng viên và người học về thực tiễn
triển khai kiểm tra - đánh giá trực tuyến.
- Tổ chức hội thảo, hội nghị tổng kết để đánh giá và rút kinh nghiệm về
kiểm tra - đánh giá trực tuyến.
Đối với giảng viên và cán bộ coi/chấm thi
- Việc kiểm tra - đánh giá trực tuyến phải được thực hiện theo đúng kế
hoạch trong đề cương chi tiết học phần; các phương pháp đánh giá kết quả học
tập nên đa dạng, đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và sự công bằng.
- Căn cứ vào chuẩn đầu ra và nội dung giảng dạy trực tuyến để thiết kế
nội dung, phương pháp và công cụ kiểm tra - đánh giá trực tuyến phù hợp và đặc
biệt chú trọng việc đánh giá được mức độ thành thạo của người học đối với các
chuẩn đầu ra của học phần.
- Cung cấp cho người học các hướng dẫn, quy định cụ thể về thời gian,
hình thức, phương pháp, tiêu chí, trọng số, cơ chế phản hồi và các nội dung liên
quan đến hoạt động kiểm tra, đánh giá của học phần qua các kênh trực tuyến.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
80
- Tích cực thực hiện hoạt động đánh giá quá trình trong giảng dạy trực
tuyến để nắm vững hơn tình hình học tập của người học, trên cơ sở đó giảng
viên có những hỗ trợ cho người học hoặc điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù
hợp.
- Nghiên cứu kỹ hệ thống LMS và các chức năng kiểm tra - đánh giá
tương ứng của LMS. Sử dụng hệ thống LMS của đơn vị hoặc công cụ phần mềm
phù hợp khác có độ tin cậy và độ bảo mật cao để xây dựng các bài kiểm tra -
đánh giá trực tuyến. Các bài kiểm tra - đánh giá phải có thang điểm và/hoặc tiêu
chí đánh giá (rubric) được thông báo rõ ràng cho người học.
- Có kế hoạch dự phòng (chuẩn bị sẵn đề thi dự phòng, thiết bị, công cụ
dự phòng hỗ trợ thi trực tuyến như máy tính, điện thoại di động,…) để người
học có thể nộp hoặc hoàn thành các đề thi đánh giá tổng kết trong trường hợp
xảy ra các sự cố về kỹ thuật.
- Kết quả kiểm tra - đánh giá trực tuyến được thông báo đến người học
kịp thời đúng quy định, giúp người học theo dõi được sự tiến bộ và cải thiện
chất lượng học tập của mình.
- Các minh chứng về kiểm tra - đánh giá trực tuyến có tính điểm (bài thi
giữa kỳ, cuối kỳ, đồ án môn học,…) của các học phần phải được giảng viên lưu
trữ đúng quy định, để phục vụ công tác quản lý, kiểm tra và thanh tra sau này
(nếu có).
IV. Tăng cường liêm chính học thuật trong kiểm tra - đánh giá trực
tuyến
- Các quy định về liêm chính học thuật, nội quy thi trực tuyến cần được
phổ biến rộng rãi đến người học, đặc biệt là trên hệ thống LMS hay trang web
của Trường/Khoa.
- Người học cần có cam kết và thực hiện nghiêm túc quy định về liêm
chính học thuật trong học tập, kiểm tra - đánh giá trực tuyến. Trong trường hợp
cần thiết, giảng viên có thể tổ chức buổi thi thử để người học làm quen trước với
hình thức thi trực tuyến.
- Xem xét áp dụng các giải pháp kỹ thuật phù hợp nhằm đảm bảo liêm
chính học thuật trong kiểm tra - đánh giá trực tuyến như thiết lập mật khẩu vào
phòng thi trực tuyến, chỉ hiển thị 01 câu hỏi tại một thời điểm thay vì tất cả các
câu hỏi được hiển thị cùng một lúc, hệ thống không cho phép người học quay
trở lại trả lời các câu hỏi mà họ đã trả lời qua rồi, xáo trộn thứ tự các câu hỏi trắc
nghiệm, thiết lập giới hạn thời gian hoàn thành cho mỗi câu hỏi, xây dựng đề thi

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
81
kết hợp các câu hỏi mang tính khách quan (đáp án duy nhất) với câu hỏi mang
tính chủ quan (có thể có nhiều cách trả lời khác nhau)...
- Nghiên cứu tính khả thi và khả năng đầu tư sử dụng các phần mềm thi
trực tuyến chuyên dụng, phần mềm giám thị trực tuyến (online proctoring), phần
mềm kiểm tra và phát hiện đạo văn, phần mềm trộn đề thi trắc nghiệm trong
công tác kiểm tra - đánh giá trực tuyến.
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
82
12. Báo cáo giữa kỳ kết quả kiểm định chất lượng chương trình đào tạo và
kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo

(Ban hành kèm theo Công văn số 2412/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày 05/7/2021 của
Giám đốc ĐHĐN)
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số /BC- Đà Nẵng, ngày tháng năm 202…

BÁO CÁO GIỮA KỲ


Kết quả kiểm định chất lượng chương trình đào tạo
và kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo

Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo


Thực hiện quy định tại Thông tư số 19/2020/TT-BGDĐT ngày 29/6/2020 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; căn cứ vào kết quả đánh giá
ngoài và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng chương trình đào tạo (giấy chứng nhận
chất lượng giáo dục/chứng nhận kiểm định số…, ngày…tháng…năm…) của tổ chức
kiểm định chất lượng giáo dục AUN-QA (Mạng lưới các trường đại học Đông Nam
Á), Trường Đại học… báo cáo giữa kỳ chương trình đào tạo… như sau:
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ GIÁO DỤC
1. Sứ mạng:
2. Tầm nhìn:
3. Mục tiêu:
4. Các chính sách và hoạt động bảo đảm chất lượng
a) Của cơ sở giáo dục:
b) Của khoa, bộ môn:
(Tóm tắt về các chính sách và hoạt động đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục
cũng như của khoa/bộ môn thực hiện chương trình đào tạo)
II. THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Thời điểm được công nhận:…
2. Tên tổ chức Kiểm định chất lượng giáo dục: AUN-QA (Mạng lưới các
trường đại học Đông Nam Á).
3. Tóm tắt kết quả đánh giá và cải tiến nâng cao chất lượng:

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
83
Ghi chú
Đánh giá tiêu chuẩn (thang điểm 1-7)
(Đối với tiêu chuẩn sau
Tiêu chuẩn, tiêu CSGD tự xác định kết quả đạt khi cải tiến chất lượng
chí được sau khi thực hiện cải tiến có thay đổi kết quả so
TĐG ĐGN với ĐGN: nêu vắn tắt
nâng cao chất lượng
(tính đến thời điểm báo cáo) lý do)
Tiêu chuẩn 1 6 5
Tiêu chuẩn 2 5 5
Tiêu chuẩn 3 5 4
Tiêu chuẩn 4
Tiêu chuẩn 5
Tiêu chuẩn 6
Tiêu chuẩn 7
Tiêu chuẩn 8
Tiêu chuẩn 9
Tiêu chuẩn 10
Tiêu chuẩn 11
4. Kết quả cải tiến chất lượng theo từng tiêu chí (phụ lục đính kèm)
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:…
Nơi nhận: THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN/ĐƠN VỊ
- Như kính gửi (Cục QLCL); (Họ và tên, chữ ký, đóng dấu)
- …..;
- Lưu: VT, … .

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
84

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾT QUẢ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG THEO TỪNG TIÊU CHÍ
(Kèm theo Báo cáo số… ngày...tháng...năm 202... của ...)

Các hoạt động cải tiến Nội dung cần cải Thời gian
Tiêu chuẩn/ Tiêu chí Nội dung cần cải tiến chất Đơn vị/cá
chất lượng đã thực hiện tiến chất lượng thực hiện Ghi
(trình bày lần lượt theo các lượng theo khuyến nghị của nhân thực
và kết quả (kèm theo mã trong nửa kỳ tiếp (bắt đầu và chú
tiêu chuẩn và tiêu chí) AUN-QA hiện
minh chứng) theo hoàn thành)

Tiêu chí 1.1


Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 1.2
Tiêu chí 1.3
… …
(Lập bảng theo khổ giấy ngang; kèm theo danh mục mã minh chứng)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN/ĐƠN VỊ


(Họ và tên, chữ ký, đóng dấu)

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
85
13. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng giáo
dục chương trình đào tạo đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng
trong năm

(Ban hành kèm theo Công văn số 3352/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày 04/10/2021 của
Giám đốc ĐHĐN)
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC……… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số /BC- Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 202…

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục chương
trình đào tạo đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng năm .....

Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo


Thực hiện quy định tại Thông tư số 19/2020/TT-BGDĐT ngày 29/6/2020 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; căn cứ vào kết quả đánh giá
ngoài và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng chương trình đào tạo của tổ chức kiểm
định chất lượng giáo dục…, Trường Đại học… báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch cải
tiến, nâng cao chất lượng giáo dục các chương trình đào tạo đã được đánh giá, công
nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng năm 202... như sau:
I. SỐ LIỆU CHUNG
Số lượng (tỉ lệ) số chương trình đào tạo
Tổng số Đã hoàn thành tự Đã được đánh giá Đã được Ghi
chương đánh giá ngoài công nhận chú
Trình
trình (m) (n) (k)
độ
đào Tỷ Tỷ Tỷ
tạo Số lượng lệ Số lượng lệ Số lượng lệ
(%) (%) (%)
Đại
a ma ma/a na na/a ka ka/a
học
Thạc
b mb mb/b nb nb/b kb kb/b

Tiến
c mc mc/c nc nc/c kc kc/c

Tổng
D=a+b+c m=ma+mb+mc m/D n=na+nb+nc n/D k=ka+kb+kc k/D
cộng
II. CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC KIỂM ĐỊNH
1. Chương trình đào tạo ...

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
86
a) Thời điểm được công nhận: ...
b) Tên tổ chức Kiểm định chất lượng giáo dục: …

Ghi chú
c) Tóm tắt kết quả Đánh giá tiêu chuẩn (thang điểm 1-7)
(Đối với tiêu chuẩn sau
đánh giá và thực khi cải tiến chất lượng
CSGD tự xác định kết quả đạt
hiện cải tiến nâng có thay đổi kết quả so
được sau khi thực hiện cải tiến
cao chất lượng:Tiêu TĐG ĐGN với ĐGN: nêu vắn tắt
nâng cao chất lượng
chuẩn lý do)
(tính đến thời điểm báo cáo)*
Tiêu chuẩn 1 6 5
Tiêu chuẩn 2 5 5
Tiêu chuẩn 3 5 4
Tiêu chuẩn 4
Tiêu chuẩn 5
Tiêu chuẩn 6
Tiêu chuẩn 7
Tiêu chuẩn 8
Tiêu chuẩn 9
Tiêu chuẩn 10
Tiêu chuẩn 11
*Ghi chú: Trong trường hợp các chương trình đào tạo được công nhận đạt tiêu
chuẩn chất lượng vào thời điểm cuối năm báo cáo (trong khoảng thời gian chốt số liệu
báo cáo từ 15/12 năm trước đến 14/12 năm báo cáo) và các chương trình đào tạo này
chưa hoặc đang xây dựng kế hoạch cải tiến thì không cần điền thông tin ở cột này.
2. Chương trình đào tạo ...
(Trình bày các chương trình đào tạo tiếp theo đến hết theo cấu trúc trên)
Trân trọng./.
Nơi nhận: THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN/ĐƠN VỊ
- Như kính gửi (Cục QLCL); (Họ và tên, chữ ký, đóng dấu)
- …..;
- Lưu: VT, … .

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
87
14. Hướng dẫn tự đánh giá Hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng bên
trong cơ sở giáo dục

(Ban hành kèm theo Công văn số 3486/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày 13/10/2021 của
Giám đốc ĐHĐN)
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ DÙNG MÔ TẢ HỆ THỐNG THÔNG TIN (HTTT)
(Kèm theo Công văn số 3486/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày 13 tháng 10 năm 2021 của
Giám đốc Đại học Đà Nẵng)
Trong văn bản này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dữ liệu (Data) là các giá trị phản ánh về sự vật, hiện tượng trong thế
giới khách quan. Dữ liệu là các giá trị thô, chưa có ý nghĩa với người sử dụng.
Có thể là một tập hợp các giá trị mà không biết được sự liên hệ giữa chúng. Dữ
liệu có thể biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau (âm thanh, văn bản, hình ảnh,
...)
2. Thông tin (Information) là ý nghĩa được rút ra từ dữ liệu thông qua quá
trình xử lý (phân tích, tổng hợp, ...), phù hợp với mục đích cụ thể của người sử
dụng. Thông tin có thể gồm nhiều giá trị dữ liệu được tổ chức để mang lại một ý
nghĩa cho một đối tượng cụ thể, trong một ngữ cảnh cụ thể.
3. Hệ thống thông tin (Information System) là tập hợp các thành phần tích
hợp gồm con người, thủ tục và các nguồn lực để thu thập, lưu trữ, xử lý dữ liệu
và cung cấp thông tin, kiến thức và các sản phẩm kỹ thuật số.
4. Hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng (ĐBCL) bên trong (Internal
Quality Assurance Information System) của cơ sở giáo dục là tập hợp các thành
phần tích hợp gồm con người, thủ tục và các nguồn lực để thu thập, xử lý, báo
cáo, nhận và chuyển thông tin từ các bên liên quan nhằm hỗ trợ hoạt động đào
tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) và phục vụ cộng đồng.
5. Phần cứng (Hardware) là các bộ phận vật lý hữu hình của một hệ
thống dùng để chứa hoặc hỗ trợ thao tác với thông tin, dữ liệu của hệ thống quản
lý thông tin. Ví dụ: máy tính, máy chủ, thiết bị lưu trữ, truyền tin khác…
6. Phần mềm (Software) là chương trình máy tính dùng để lưu trữ, quản
lý, xử lý truyền và nhận thông tin, dữ liệu. Ví dụ: Phần mềm quản lý đào tạo
theo tín chỉ, Phần mềm quản lý cán bộ ...
7. Cơ sở dữ liệu (Database) là một tập hợp các dữ liệu có tổ chức, thường
được lưu trữ và truy cập điện tử từ hệ thống máy tính. Ví dụ: Cơ sở dữ liệu nhân
sự, cơ sở dữ liệu tài sản … Cơ sở dữ liệu khảo sát (CSDL khảo sát) bao gồm

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
88
phiếu khảo sát, dữ liệu khảo sát gốc, báo cáo kết quả khảo sát.
8. Mạng máy tính (Network) là mạng viễn thông kỹ thuật số cho phép các
nút mạng chia sẻ tài nguyên. Trong các mạng máy tính, các thiết bị máy tính
trao đổi dữ liệu với nhau bằng các kết nối (liên kết dữ liệu) giữa các nút. Các
liên kết dữ liệu này được thiết lập qua cáp mạng như dây hoặc cáp quang hoặc
phương tiện không dây như Wi-Fi.
9. Quy trình (Procedure) là trình tự (thứ tự, cách thức) thực hiện một hoạt
động đã được quy định, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục tiêu cụ thể
của hoạt động quản trị, quản lý. Ví dụ: Quy trình tổ chức thi kết thúc học phần.
10. Nhân sự tham gia hệ thống thông tin (People in Information System)
bao gồm người dùng (như lãnh đạo, chuyên viên, giảng viên … sử dụng hệ
thống để nhập, xử lý, xuất thông tin, dữ liệu) và những người vận hành, bảo
dưỡng, hỗ trợ duy trì sự hoạt động của hệ thống.
11. Bảo mật thông tin (Information Security) là sự bảo vệ thông tin dữ
liệu cá nhân, tổ chức nhằm tránh khỏi bị đánh cắp thông tin từ tin tặc.
12. An toàn thông tin (Information Safety) là sự bảo vệ thông tin và các hệ
thống thông tin tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá
hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng
của thông tin.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
89
GỢI Ý NỘI DUNG THÔNG TIN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG BÊN
TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC
(Kèm theo Công văn số 3486/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày 13 tháng 10 năm 2021 của
Giám đốc Đại học Đà Nẵng)
Nội dung thông tin đảm bảo chất lượng bên trong CSGD ngoài các văn
bản, hồ sơ, tài liệu như: Chính sách, chiến lược, kế hoạch, quy chế, quy định,
quy trình, báo cáo, nghị quyết, đề án, biên bản ĐBCL bên trong; trang thông tin
điện tử; ý kiến góp ý của các bên liên quan; quy trình hoạt động; dữ liệu phân
tích … thì thông tin, dữ liệu để hỗ trợ hoạt động đào tạo, NCKH và phục vụ
cộng đồng còn có các nội dung như bảng sau:
Lĩnh
TT Nội dung thông tin/dữ liệu Tiêu chuẩn
vực
1 Quản lý Đội ngũ nhân lực: Tiêu chuẩn 6.
Nguồn - Cơ cấu độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn Quản lý nguồn
nhân lực - Kết quả nghiên cứu khoa học và công bố nhân lực
- Kết quả đánh giá hiệu quả công việc
- Kết quả thi đua, khen thưởng
- Dữ liệu các hoạt động phục vụ cộng đồng
- Dữ liệu khác có liên quan (nếu cần) theo yêu cầu của
đơn vị và các đơn vị quản lý cấp trên
2 Quản lý - Nhu cầu kinh phí cho hoạt động đào tạo, NCKH và Tiêu chuẩn 7.
Tài chính các hoạt động khác Quản lý tài
- Cơ cấu thu, chi chính và cơ sở
- Báo cáo kiểm toán vật chất
- Báo cáo về tài chính của hoạt động đào tạo, NCKH
Tiêu chuẩn 25.
và phục vụ cộng đồng hằng năm
Kết quả tài
- CSDL khảo sát đánh giá về kết quả và các chỉ số tài
chính và thị
chính của hoạt động đào tạo, NCKH và phục vụ cộng
trường
đồng
- Nhu cầu kinh phí đầu tư cơ sở vật chất (CSVC), thiết
bị công nghệ thông tin, nguồn học liệu, thiết bị hỗ trợ
giảng dạy, CSDL trực tuyến
- Dữ liệu khác có liên quan (nếu cần) theo yêu cầu của
đơn vị và các đơn vị quản lý cấp trên
3 Quản lý - Nhu cầu đầu tư cho CSVC và cơ sở hạ tầng, phương Tiêu chuẩn 7.
Cơ sở tiện dạy và học, phòng thí nghiệm, thiết bị phục vụ Quản lý tài
vật chất hoạt động đào tạo, NCKH và hoạt động khác chính và cơ sở
- Dữ liệu đánh giá về hiệu quả đầu tư và cải thiện cơ vật chất
sở vật chất và cơ sở hạ tầng, các phương tiện dạy và
Tiêu chuẩn 25.
học, các phòng thí nghiệm, thiết bị
Kết quả tài
- Dữ liệu đánh giá sử dụng trang thiết bị phục vụ đào
chính và thị
tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng
trường
- Kết quả khảo sát mức độ đáp ứng CSVC với nhu cầu
đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng
Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
90
Lĩnh
TT Nội dung thông tin/dữ liệu Tiêu chuẩn
vực
- Kế hoạch, nhu cầu kinh phí đầu tư về thiết bị công
nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng như máy tính, hệ
thống mạng, hệ thống dự phòng, bảo mật và quyền
truy cập; nguồn lực học tập như nguồn học liệu của
thư viện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy, CSDL trực tuyến
- Dữ liệu khác có liên quan (nếu cần) theo yêu cầu của
đơn vị và các đơn vị quản lý cấp trên
4 Quản lý - CSDL, thống kê kết quả tuyển sinh và nhập học của Tiêu chuẩn 13.
Tuyển ngành, CTĐT Tuyển sinh và
sinh và - Kết quả phân tích, đo lường về tuyển sinh và nhập nhập học
nhập học học
- Tổng hợp các ý kiến phản hồi của các bên liên quan
tham gia công tác tuyển sinh, nhập học
- Dữ liệu khác có liên quan (nếu cần) theo yêu cầu của
đơn vị và các đơn vị quản lý cấp trên
5 Quản lý - CSDL khảo sát lấy ý kiến phản hồi của người học Tiêu chuẩn 14.
Đào tạo (NH), cựu NH về chương trình dạy học, phương pháp Thiết kế và rà
và quy trình thực hiện kiểm tra, đánh giá, tổ chức các soát chương
hoạt động dạy học trình dạy học
- Dữ liệu đánh giá GV, hoạt động tổ chức đào tạo
Tiêu chuẩn 22.
- CSDL về NH tham gia CTĐT, các môn học/học
Kết quả đào
phần (tuyển sinh đầu vào; kết quả rèn luyện và học tập
tạo
các học kỳ; tỷ lệ tốt nghiệp, thôi học, tỷ lệ học lại, thi
lại các môn học/học phần, ...
- Tình trạng việc làm của NH tốt nghiệp
- Dữ liệu khác có liên quan (nếu cần) theo yêu cầu của
đơn vị và các đơn vị quản lý cấp trên
6 Quản lý - CSDL khảo sát về đánh giá, phản hồi của các bên Tiêu chuẩn 18.
nghiên liên quan đối với công tác NCKH, công tác quản lý Quản lý nghiên
cứu khoa nghiên cứu; sự hài lòng của các bên liên quan về chất cứu khoa học
học lượng hoạt động nghiên cứu của đội ngũ GV, cán bộ
Tiêu chuẩn 23.
nghiên cứu, NH
Kết quả nghiên
- Kết quả tổng kết, đánh giá, thi đua, khen thưởng đối
cứu khoa học
với quản lý nghiên cứu khoa học
- Các kết quả đánh giá/xếp hạng về NCKH
- CSDL về hoạt động nghiên cứu của GV, nghiên cứu
viên, NH
- CSDL về các loại hình và số lượng các công bố khoa
học, bao gồm các trích dẫn, các tài sản trí tuệ
- Hoạt động của các quỹ nghiên cứu, đánh giá về ngân
quỹ cho từng loại hoạt động nghiên cứu
- Đánh giá về kết quả nghiên cứu và sáng tạo (bao
gồm cả việc thương mại hóa, thử nghiệm chuyển giao,
thành lập các đơn vị khởi nghiệp)
- Dữ liệu khác có liên quan (nếu cần) theo yêu cầu của
đơn vị và các đơn vị quản lý cấp trên
Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
91
Lĩnh
TT Nội dung thông tin/dữ liệu Tiêu chuẩn
vực
7 Quản lý - CSDL về loại hình và khối lượng tham gia vào hoạt Tiêu chuẩn 17.
các hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng, đóng góp cho xã Các hoạt động
động hội. phục vụ và hỗ
phục vụ - CSDL khảo sát về hoạt động kết nối và phục vụ trợ người học
cộng cộng đồng, đóng góp cho xã hội
Tiêu chuẩn 21.
đồng + Đánh giá về loại hình và khối lượng tham gia
Kết nối và
+ Tác động xã hội, kết quả của hoạt động kết nối và
phục vụ cộng
phục vụ cộng đồng của NH và đội ngũ cán bộ, GV,
đồng
nhân viên
+ Sự hài lòng của các bên liên quan đối với hoạt động Tiêu chuẩn 24.
kết nối và dịch vụ phục vụ cộng đồng, đóng góp cho Kết quả phục
xã hội. vụ cộng đồng
- Dữ liệu khác có liên quan (nếu cần) theo yêu cầu của
đơn vị và các đơn vị quản lý cấp trên

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
92

HƯỚNG DẪN TỰ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG BÊN TRONG
(Kèm theo Công văn số 3486/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày 13 tháng 10 năm 2021 của Giám đốc Đại học Đà Nẵng)
Căn cứ thực trạng nội dung thông tin/dữ liệu và công tác quản lý, cán bộ được phân công phụ trách lĩnh vực tương ứng
trình bày Mô tả tóm tắt việc thực hiện yêu cầu, Điểm mạnh, Điểm tồn tại và Dự kiến minh chứng điền vào Biểu mẫu 1. Thông tin
trong Biểu mẫu 1 được sử dụng để phân tích, đối sánh, tổng hợp viết báo cáo tự đánh giá Hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng
bên trong CSGD theo Tiêu chuẩn 11 Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT.
Biểu mẫu 1. Đánh giá Hệ thống thông tin ĐBCL bên trong Trường Đại học …
Mô tả tóm tắt, Điểm mạnh và Điểm tồn tại
Kế hoạch Thực hiện rà soát về số Việc cải tiến các
Tính phù hợp, Dự kiến minh
Lĩnh vực quản lý lượng, chất lượng, sự thống chính sách, quy
TT chính xác và sẵn chứng
thông tin nhất, bảo mật, an toàn của trình và kế hoạch
có của thông tin
(Tiêu chí dữ liệu và thông tin quản lý thông tin
(Tiêu chí 11.2)
11.1) (Tiêu chí 11.3) (Tiêu chí 11.4)
1 Quản lý Nguồn nhân lực Tham khảo Tham khảo Ví dụ 2
Ví dụ 1
2 Quản lý Tài chính
3 Quản lý Cơ sở vật chất
4 Quản lý Tuyển sinh và nhập học
5 Quản lý Đào tạo
6 Quản lý nghiên cứu khoa học
7 Quản lý các hoạt động phục vụ
cộng đồng

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
93
Ví dụ 1: Mô tả tóm tắt, Điểm mạnh và Điểm tồn tại của Kế hoạch quản
lý thông tin lĩnh vực Quản lý Nguồn nhân lực
Kế hoạch quản lý thông tin về đội ngũ nhân lực bao gồm giảng viên và
cán bộ, chuyên viên, nhân viên của nhà trường được xây dựng rõ ràng, được
thực hiện đầy đủ và có rà soát cải tiến thường xuyên.
Kế hoạch thu thập, xử lý, báo cáo, nhận và chuyển thông tin về đội ngũ từ
các bên liên quan nhằm hỗ trợ cho hoạt động đào tạo, NCKH và phục vụ cộng
đồng được xây dựng rõ ràng trong các quy định, quy trình và quy chế về quản lý
cán bộ (tuyển dụng, bố trí, đánh giá, bổ nhiệm …), thi đua khen thưởng ...
Phòng Tổ chức - Hành chính được phân công trách nhiệm là bộ phận đầu
mối, các đơn vị chức năng khác phối hợp, hỗ trợ trong việc xây dựng hệ thống
quản lý thông tin về công tác tổ chức, nhân sự như: Hồ sơ cán bộ viên chức; việc
thực hiện chế độ chính sách; định biên, quản lý nhân sự, quy hoạch đội ngũ, tổ
chức tuyển dụng, sử dụng lao động, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo,
kỷ luật …; thông tin Y tế của cán bộ viên chức (CBVC), sinh viên; Thi đua -
Khen thưởng.
Phòng Tổ chức - Hành chính có phương án ứng dụng công nghệ thông tin
trong các hoạt động hướng đến tập trung, chuẩn hóa toàn bộ dữ liệu, cho phép
thông tin được thu thập một cách chính xác, khách quan, minh bạch và chia sẻ
cho các bên có liên quan. Hệ thống quản lý thông tin về nguồn nhân lực đang sử
dụng gồm hai thành phần thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp. Thông tin sơ cấp
là nguồn tiếp nhận từ các cá nhân, đơn vị liên quan và đang được quản lý chủ
yếu bằng hình thức thủ công, trực tiếp. Thông tin thứ cấp gồm tất cả các dữ liệu
đã được thu thập, phân tích xử lý qua Phần mềm quản lý nhân sự và thông tin
truy xuất từ các phần mềm liên quan của nhà trường: Phần mềm quản lý đào tạo,
Phần mềm quản lý nghiên cứu khoa học …
Điểm mạnh: Trường sử dụng chung hệ thống quy trình quản lý nguồn
nhân lực của Đại học Đà Nẵng nên kế hoạch thu thập, xử lý, báo cáo, nhận và
chuyển thông tin từ các bên liên quan được thiết lập rõ ràng, cụ thể.
Điểm tồn tại: Thông tin, dữ liệu được thu thập, phân tích xử lý qua Phần
mềm quản lý nhân sự chưa được kết nối tự động với thông tin truy xuất từ các
phần mềm liên quan của nhà trường: Phần mềm quản lý đào tạo, Phần mềm
quản lý nghiên cứu khoa học …
Ví dụ 2: Dự kiến minh chứng lĩnh vực Quản lý Nguồn nhân lực
- Quy chế công nhận, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
94
vụ, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Quy định tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc, tập sự và bổ nhiệm
chức danh nghề nghiệp
- Quy định về công tác thi đua, khen thưởng
- Quy trình xét tuyển viên chức, thi tuyển viên chức
- Quy trình xây dựng hồ sơ, thành phần hồ sơ viên chức
- Quy trình nhận xét, đánh giá viên chức phục vụ công tác bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại
- Quy trình, thủ tục thu nhận CBVC đã hoàn thành chương trình đào tạo
sau đại học
- Quy trình, thủ tục cử CBVC đi đào tạo; cử CBVC đi dự tuyển sau đại
học
- Quy trình bình xét, lựa chọn, suy tôn các danh hiệu thi đua, hình thức
khen thưởng
- Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Trường và của Phòng Tổ chức
- Hành chính
- Bảng phân công công việc của Phòng Tổ chức - Hành chính
- Biên bản các cuộc họp của Phòng Tổ chức - Hành chính bàn về việc
phối hợp cung cấp, quản lý thông tin với Phòng Đào tạo, Phòng Khoa học công
nghệ và Hợp tác quốc tế …
- Phần mềm quản lý nhân sự, Phần mềm quản lý đào tạo, Phần mềm quản
lý nghiên cứu khoa học …
- Hướng dẫn và quy định sử dụng Phần mềm quản lý nhân sự
- Các kế hoạch xây dựng, điều chỉnh Phần mềm quản lý nhân sự
- Minh chứng về sự cải tiến các chính sách, quy trình và kế hoạch quản lý
thông tin đội ngũ
- Hệ thống CSDL, thông tin về đội ngũ cán bộ.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
95
15. Quy chế phục vụ cộng đồng đối với công chức, viên chức và người lao
động tại Đại học Đà Nẵng
(Ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-ĐHĐN ngày 21 tháng 02 năm 2020
của Giám đốc ĐHĐN)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY CHẾ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG


ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-ĐHĐN ngày 21 tháng 02 năm 2020
của Giám đốc Đại học Đà Nẵng)

Điều 1. Mục đích, ý nghĩa


1. Nâng cao nhận thức của công chức, viên chức và người lao động
(CCVC-NLĐ) đối với cộng đồng và tích cực tham gia các hoạt động phục vụ
cộng đồng (PVCĐ);
2. Tạo điều kiện, cơ hội để CCVC-NLĐ được tiếp cận, giúp đỡ với những
người gặp khó khăn về xã hội, y tế, kinh tế,…
3. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) đối với cộng
đồng thông qua việc cung cấp các hoạt động PVCĐ. Xây dựng ĐHĐN trở thành
một cơ sở giáo dục đại học có uy tín về PVCĐ tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
4. Hoạt động PVCĐ mang tính chất tình nguyện, ĐHĐN khuyến khích
CCVC-NLĐ tham gia.
Điều 2. Phạm vi áp dụng
Quy chế này áp dụng cho toàn thể CCVC-NLĐ của ĐHĐN bao gồm các
đơn vị thành viên, các đơn vị thuộc và trực thuộc ĐHĐN.
Điều 3. Các hình thức hoạt động PVCĐ
1. Các hoạt động mang tính từ thiện
- Lớp học không đồng: Dạy kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ, tin học cho học
sinh trường phổ thông, vùng sâu, vùng xa, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn,…
- Hiến máu nhân đạo: Trực tiếp hiến máu nhân đạo, tham gia cộng tác viên
tổ chức hoạt động hiến máu nhân đạo;

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
96
- Tham gia phục vụ chương trình tiếp sức mùa thi Tốt nghiệp phổ thông
trung học Quốc gia;
- Tham gia chiến dịch mùa hè xanh;
- Tổ chức, tham gia hoạt động gây quỹ ủng hộ người nghèo, nạn nhân bão
lụt, chất độc da cam, trẻ em khuyết tật,…
- Tổ chức thăm, tặng quà cho các trung tâm phụng dưỡng người có công, cá
nhân có hoàn cảnh khó khăn,…
- Tham gia hoạt động thiện nguyện như thăm hỏi, ủng hộ vật chất cho các
bệnh viện, viện dưỡng lão, các nhà nuôi dưỡng trẻ em, …
- Các hoạt động mang tính từ thiện khác.
2. Các hoạt động mang tính chuyên môn
- Phản biện các vấn đề xã hội liên quan đến chuyên môn: Đóng góp hoặc
phản biện về bảo vệ môi trường, năng lượng, các chính sách của thành phố/tỉnh,
quốc gia, ...;
- Tình nguyện phục vụ, hỗ trợ các đơn vị trong và ngoài ĐHĐN tổ chức,
dịch thuật cho hội nghị, hội thảo, tiếp đón các đoàn khách;
- Hỗ trợ miễn phí cho các hoạt động cần tình nguyện viên của các đơn vị
bên ngoài và các đơn vị thành viên, thuộc và trực thuộc ĐHĐN;
- Làm đại sứ cho trường/khoa;
- Tổ chức khám chữa bệnh miễn phí;
- Hỗ trợ các địa phương thực hiện các dự án an sinh xã hội miễn phí;
- Các hoạt động phục vụ cộng đồng mang tính chuyên môn khác.
Điều 4. Quy trình thực hiện hoạt động PVCĐ
Quy trình thực hiện hoạt động PVCĐ theo trình tự như sau:
1. Xây dựng kế hoạch PVCĐ: Thực hiện vào đầu năm học.
- Đối với các đơn vị thành viên: Trên cơ sở đăng ký của nhóm, đơn vị và kế
hoạch năm học, Hiệu trưởng các đơn vị thành viên ban hành kế hoạch PVCĐ của
năm học (mẫu số 01).
- Đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc ĐHĐN: Trên cơ sở đăng ký của
nhóm, đơn vị, Ban TCCB trình Thủ trưởng Cơ quan ĐHĐN ban hành Kế hoạch
PVCĐ của năm học (mẫu số 01).
2. Thực hiện: Các cá nhân, nhóm, đơn vị tiến hành lập kế hoạch của từng
chương trình hoạt động PVCĐ theo kế hoạch đã được duyệt hoặc hoạt động

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
97
PVCĐ mang tính đột xuất (mẫu số 02). Các cá nhân, nhóm, đơn vị triển khai
thực hiện hoạt động PVCĐ.
3. Kiểm tra, đánh giá: Đơn vị tham gia hoạt động PVCĐ tiến hành đánh giá
chất lượng của hoạt động PVCĐ thông qua cá nhân, nhóm, đơn vị tham gia
PVCĐ (mẫu số 03) và người hoặc đơn vị được phục vụ (mẫu số 04), tổ chức
đánh giá rút kinh nghiệm thông qua các cuộc họp tổng kết.
4. Điều chỉnh, cải tiến các hoạt động PVCĐ tiếp theo (mẫu số 05).
Điều 5. Rà soát, đánh giá Chương trình PVCĐ
1. Sau mỗi Chương trình PVCĐ, các đơn vị tham gia tổ chức đánh giá mức
độ hài lòng của CCVC-NLĐ tham gia PVCĐ (theo mẫu 03) và người hoặc đơn
vị được phục vụ (theo mẫu 04);
2. Các đơn vị tham gia PVCĐ tổ chức họp, rà soát điều chỉnh, rút kinh
nghiệm cho Chương trình PVCĐ tiếp theo.
Điều 6. Cơ chế giám sát, báo cáo kết quả thực hiện
1. Công đoàn ĐHĐN có trách nhiệm giám sát các hoạt động PVCĐ trong
toàn ĐHĐN.
2. Thủ trưởng các đơn vị thành viên, các đơn vị thuộc và trực thuộc có
trách nhiệm giám sát việc triển khai tại đơn vị.
3. Công đoàn ĐHĐN, thủ trưởng các đơn vị định kỳ tháng 7 hằng năm (kết
thúc năm học) thực hiện báo cáo kết quả các hoạt động PVCĐ gửi về ĐHĐN
(qua Ban Tổ chức Cán bộ).
Điều 7. Phân công thực hiện
1. Đại học Đà Nẵng
- Ban Tổ chức Cán bộ: Xây dựng kế hoạch PVCĐ của Cơ quan Đại học Đà
Nẵng trình thủ trưởng đơn vị quyết định ban hành; Thu nhận báo cáo kết quả
thực hiện để giải quyết chế độ chính sách cho CCVC-NLĐ;
- Ban Đảm bảo chất lượng giáo dục: Tư vấn về hoạt động PVCĐ phục vụ cho
công tác kiểm định chất lượng.
2. Các đơn vị thành viên, các đơn vị thuộc và trực thuộc
- Các đơn vị thành viên: Xây dựng và ban hành kế hoạch PVCĐ của đơn
vị.
- Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục của các đơn vị thành viên:
Lưu giữ các minh chứng và thực hiện tự đánh giá hoạt động PVCĐ phục vụ cho
công tác kiểm định chất lượng.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
98
- Tháng 7 hàng năm, các đơn vị thành viên, các đơn vị thuộc và trực thuộc
có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện hoạt động PVCĐ về Đại học Đà Nẵng
(qua Ban Tổ chức Cán bộ) để theo dõi tổng hợp.
Điều 8. Chính sách đối với hoạt động PVCĐ
Để khuyến khích CCVC-NLĐ tham gia PVCĐ, ĐHĐN có các chính sách
đối với các cá nhân, đơn vị tham gia PVCĐ như sau:
1. Đối với cá nhân
- Được cấp có thẩm quyền khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng
nếu có thành tích xuất sắc trong hoạt động PVCĐ.
- Được ưu tiên trong khi việc bình xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen
thưởng hằng năm theo thẩm quyền của đơn vị quản lý.
- Lấy kết quả thành tích tham gia hoạt động PVCĐ để làm tiêu chí trong việc
bình xét khen thưởng của các đợt thi đua chuyên đề về lĩnh vực Công đoàn, Đoàn
Thanh niên.
2. Đối với tập thể
- Khen thưởng thành tích cho các tập thể có nhiều đóng góp trong công tác
PVCĐ.
- Được ưu tiên trong việc bình xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen
thưởng hằng năm theo thẩm quyền của ĐHĐN.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
Quy chế này được áp dụng kể từ ngày ký Quyết định. Trong quá trình thực
hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ảnh về ĐHĐN (qua Ban Tổ chức Cán bộ)
để được giải quyết./.
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

PGS.TS. Lê Quang Sơn

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
99
Mẫu 1
CƠ QUAN CHỦ QUẢN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÊN ĐƠN VỊ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /KH-…..

KẾ HOẠCH
Phục vụ cộng đồng năm ……

I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU


1. Mục đích
2. Yêu cầu
II. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG
Đơn vị/Cá nhân
TT Nội dung PVCĐ Thời gian thực hiện
thực hiện
1
2

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Nơi nhận:
-…..
-……
- Lưu: VT.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
100
Mẫu 2
CƠ QUAN CHỦ QUẢN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÊN ĐƠN VỊ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /KH-….

KẾ HOẠCH
Tổ chức ……………….(tên chương trình PVCĐ)
IV. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
2. Yêu cầu
V. ĐỊA BÀN, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG, ĐƠN VỊ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Địa bàn thực hiện
2. Thời gian

3. Đối tượng thụ hưởng của chiến dịch

4. Lực lượng tham gia

VI. NỘI DUNG THỰC HIỆN


VII. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Thành lập ban chỉ huy

2. Kinh phí thực hiện

2. Tiến độ thực hiện

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Nơi nhận:
-…..
-……
- Lưu: VT.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
101
Mẫu 3

PHIẾU KHẢO SÁT CBCCVC


VỀ HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phục vụ cộng đồng, Nhà trường rất mong
nhận được ý kiến của bạn đối với các hoạt động phục vụ cộng đồng mà các bạn tham
gia. Ý kiến của các bạn sẽ giúp Nhà trường đưa ra được các giải pháp nâng cao chất
lượng phục vụ cộng đồng. Thông tin trả lời của bạn sẽ được giữ kín, vì vậy các bạn vui
lòng trả lời thẳng thắn và khách quan các câu hỏi. Nếu các bạn có thắc mắc hoặc trao
đổi, vui lòng liên hệ theo địa chỉ ở cuối bảng hỏi này.
Phần 1: THÔNG TIN CHUNG
Họ và tên: ................................................................ ...............................................................
Đơn vị: .............................................................................. .....................................................
Hoạt động mà Bạn tham gia: ..................................................................................................
Phần 2: Ý KIẾN CỦA CBCCVC TÌNH NGUYỆN
Các bạn vui lòng khoanh tròn vào ô trả lời với sự lựa chọn thích hợp, tương ứng với
từng mức độ đánh giá.

3 4 5
1 2

Mức độ đánh giá


Hoàn
Hoàn
STT Tiêu chí đánh giá toàn
toàn Không ý
không
đồng kiến
đồng
ý
ý

Nhà trường/Đơn vị tổ chức có kế hoạch cụ thể trước khi bắt đầu


1     
chương trình hỗ trợ
2 Chương trình hỗ trợ được triển khai phù hợp với kế hoạch đã đề ra.     
Chương trình hỗ trợ mang lại hiệu quả như mong đợi và có lợi ích
3     
thiết thực cho cộng đồng
Tình nguyện viên được phổ biến, hướng dẫn cách thức nội dung thực
4     
hiện
Tình nguyện viên được tham gia các buổi tập huấn những kiến thức,
kỹ năng cơ bản (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng
5     
sinh tồn, kỹ năng ứng phó với sự cố,…) để phục vụ cho các hoạt
động trong chương trình hỗ trợ
Tình nguyện viên được hỗ trợ về phương tiện di chuyển và vật chất
6     
để phục vụ cho chương trình

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
102
Tình nguyện viên được hỗ trợ, động viên về tinh thần trong quá trình
7     
làm nhiệm vụ
8 Nhà trường có các chính sách ưu đãi CBCCVC tham gia tình nguyện     
11. Bạn thích nhất hoạt động gì trong chương trình hỗ trợ vừa qua:
......................................................................................................................................................
12. Bạn có khó khăn gì trong việc tham gia chương trình hỗ trợ vừa qua:
......................................................................................................................................................
13. Bạn có dự định sẽ tham gia chương trình hỗ trợ này trong những năm tiếp theo:
Có, tại vì: .....................................................................................................................................
Không, tại vì: ...............................................................................................................................
14. Bạn có đề xuất nội dung gì để chương trình hỗ trợ năm sau hấp dẫn hơn:
......................................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bạn!
==========================

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
103
Mẫu 4
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phục vụ hỗ trợ cộng đồng, Nhà trường rất
mong nhận được ý kiến của Quý vị đối với các hoạt động phục vụ cộng đồng của Nhà
trường hiện nay. Ý kiến của Quý vị sẽ giúp Nhà trường đưa ra những giải pháp nâng
cao chất lượng hoạt động phục vụ cộng đồng. Thông tin trả lời của Quý vị sẽ được giữ
kín, vì vậy Quý vị vui lòng trả lời thẳng thắn và khách quan các câu hỏi. Nếu Quý vị có
thắc mắc hoặc trao đổi, vui lòng liên hệ theo địa chỉ ở cuối bảng hỏi này.
Phần 1: THÔNG TIN CHUNG
Tên chương trình: ...................................................................................................................
Tên đơn vị: ..............................................................................................................................
Tên đơn vị tổ chức: .................................................................................................................
Thời gian hoạt động được tổ chức: .........................................................................................
Phần 2: Ý KIẾN CỦA CỘNG ĐỒNG
Quý vị vui lòng khoanh tròn vào ô trả lời với sự lựa chọn thích hợp, tương ứng với từng
mức độ đánh giá.
3 4 5
1 2

Mức độ đánh giá


Hoàn
Hoàn
STT Tiêu chí đánh giá toàn
toàn Không ý
không
đồng kiến
đồng
ý
ý

3 Quý vị nhận được đầy đủ thông tin trước khi chương trình diễn ra     

Chương trình có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà trường và đơn vị (địa
4     
phương) trong việc triển khai hoạt động

Chương trình được triển khai hiệu quả, đúng theo kế hoạch được ký
3     
kết
4 Các hoạt động trong chương trình đáp ứng được nhu cầu của Quý vị     
5 Tình nguyện viên nhiệt tình, vui vẻ, thân thiện     
6 Tình nguyện viên làm việc nghiêm túc, tận tâm     
7 Chương trình hỗ trợ mang lại lợi ích thiết thực     

8 Quý vị hài lòng với chất lượng của hoạt động     

9 Quý vị sẽ quảng bá hoạt động của Trường cho những người khác     

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
104

10. Quý vị thích nhất nội dung gì trong chương trình vừa qua:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
11. Quý vị có ý kiến đóng góp hoặc đề xuất gì để cải tiến chất lượng hoạt động phục vụ cộng
đồng của Trường trong những năm tới:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý vị!
==========================

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
105
Mẫu 5

CƠ QUAN CHỦ QUẢN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÊN ĐƠN VỊ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /………

ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH


Tổ chức ……………….(tên chương trình PVCĐ)

Căn cứ kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng phục vụ cộng đồng …….,
Đơn vị …………….điều chỉnh Kế hoạch (chương trình phục vụ cộng đồng)
một số nội dung như sau:
1.
2.
3.
4.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Nơi nhận:
-…..
-……
- Lưu: VT.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
106
16. Quy định về việc tham gia hoạt động cộng đồng của sinh viên Đại học
Đà Nẵng
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2900/QĐ-ĐHĐN ngày 25 tháng 8 năm 2020
của Giám đốc ĐHĐN)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUY ĐỊNH
về việc tham gia hoạt động cộng đồng của sinh viên Đại học Đà Nẵng
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2900/QĐ-ĐHĐN
ngày 27 tháng 8 năm 2020 của Giám đốc Đại học Đà Nẵng)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Văn bản này quy định về việc tham gia các hoạt động cộng đồng (HĐCĐ) của
sinh viên hệ chính quy tại các trường đại học thành viên, các đơn vị thuộc và trực
thuộc Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN), (sau đây gọi chung là đơn vị).
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. HĐCĐ là các hoạt động phi lợi nhuận được thực hiện bởi một người hoặc
nhóm người vì lợi ích của cộng đồng. HĐCĐ có thể do các đơn vị trong hoặc ngoài
ĐHĐN tổ chức.
2. Chuẩn HĐCĐ là số điểm HĐCĐ tối thiểu mà mỗi sinh viên phải tích lũy
được trong khóa học. Chuẩn HĐCĐ là một trong các tiêu chí để đánh giá quá trình rèn
luyện, bồi dưỡng của sinh viên; là cơ sở để ĐHĐN, các đơn vị xét học bổng ngoài
ngân sách hoặc các hình thức khen thưởng khác.
Điều 3. Mục đích của các hoạt động phục vụ cộng đồng
1. Nâng cao nhận thức về trách nhiệm cộng đồng cho sinh viên ĐHĐN.
2. Tăng cường sự hiểu biết của sinh viên về cộng đồng, địa phương mình đang
sinh sống, học tập, làm việc.
3. Trang bị kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để sinh viên có thể thực hiện các
HĐCĐ, góp phần xây dựng cộng đồng, xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
4. Xây dựng ĐHĐN nói chung và các đơn vị nói riêng trở thành những cơ sở
đào tạo có uy tín về tổ chức, triển khai các HĐCĐ tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
Điều 4. Nguyên tắc thực hiện
1. Việc tham gia hoặc chủ trì tổ chức các HĐCĐ phải thực hiện đúng theo
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
107
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), các tổ chức đoàn thể, ĐHĐN và các đơn vị về tổ
chức hoặc tham gia các HĐCĐ đối với người học.
2. Sinh viên được chủ động lựa chọn việc tham gia vào các HĐCĐ phù hợp với
năng lực, sở thích của bản thân và đảm bảo tích luỹ đủ số điểm của HĐCĐ theo quy
định.
3. ĐHĐN và các đơn vị cần có chính sách động viên, khuyến khích để thúc đẩy
việc tham gia các HĐCĐ.

Chương II
QUYỀN LỢI, TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN KHI THAM GIA HOẠT
ĐỘNG PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG
Điều 5. Quyền lợi của sinh viên
1. Chủ động lập kế hoạch tham gia các HĐCĐ do các đơn vị trong hoặc ngoài
ĐHĐN tổ chức để đảm bảo tích lũy đủ số điểm HĐCĐ theo quy định.
2. Được tạo mọi điều kiện thuận lợi để đăng ký, tham gia và hoàn thành các
HĐCĐ.
3. Chủ động đề xuất và tham gia tổ chức các HĐCĐ (ở trong hoặc ngoài trường)
trên cơ sở có sự đồng ý của đơn vị có thẩm quyền.
4. Được khiếu nại nếu thấy việc đánh giá kết quả HĐCĐ chưa chính xác.
5. Được ĐHĐN và/hoặc các đơn vị khen thưởng khi lập thành tích xuất sắc hoặc
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong HĐCĐ.
6. Được ưu tiên trong quá trình bình chọn, xét các danh hiệu thi đua, khen
thưởng, xét cấp học bổng ngoài ngân sách và các quyền lợi ưu tiên khác theo quy định
cụ thể của từng đơn vị.
Điều 6. Trách nhiệm của sinh viên
1. Tích lũy đủ số điểm HĐCĐ trong suốt khoá đào tạo.
a) Sinh viên phải tích lũy số điểm tối thiểu của HĐCĐ trong toàn khóa học tại các
đơn vị cụ thể như sau:
- Đối với hệ đào tạo 5 năm: 75 điểm;
- Đối với hệ đào tạo 4 năm: 60 điểm.
Tùy tình hình thực tế, từng đơn vị có quy định cụ thể về số điểm tích lũy tối thiểu
của từng năm học và số điểm tích luỹ toàn khoá đối với các trường hợp sinh viên học
vượt tiến độ.
b) Trong trường hợp vì lý do sức khỏe dẫn đến sinh viên gặp khó khăn hoặc
không thể tham gia các HĐCĐ, sinh viên phải có đơn kèm theo xác nhận về tình trạng
sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền để nhà trường xem xét việc miễn, giảm số điểm
của các HĐCĐ của sinh viên. Mức miễn/giảm do các đơn vị quy định.
2. Chủ động đăng ký tham gia các HĐCĐ trong, ngoài trường tổ chức và có trách
nhiệm hoàn thành các nội dung đã đăng ký để đạt chuẩn HĐCĐ theo quy định.
3. Cung cấp đầy đủ và chính xác các minh chứng liên quan đến quá trình và kết
Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
108
quả tham gia các HĐCĐ đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước nhà trường về tính chính
xác của các minh chứng đó.

Chương III
NỘI DUNG, CÁCH THỨC TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG
PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG TRONG SINH VIÊN ĐHĐN
Điều 7. Nội dung các HĐCĐ
1. Các hoạt động tình nguyện có tính truyền thống
a) Các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng như tham gia các chiến dịch tình
nguyện, chương trình tiếp sức mùa thi, tiếp sức đến trường, các hoạt động tư vấn
tuyển sinh, hoạt động nhân đạo/từ thiện, hoạt động bảo vệ môi trường; tham gia các
đội hình tình nguyện gắn với chuyên môn được đào tạo;
b) Chăm sóc các đối tượng chính sách, người già neo đơn, trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn, bệnh nhân nghèo, các đối tượng yếu thế khác trong xã hội và các
hoạt động khác có tính chất tương tự;
c) Trực tiếp tham gia các hoạt động cứu trợ thiên tai, vận động quyên góp hoặc
trực tiếp đóng góp giúp đỡ người dân tại các vùng xảy ra thiên tai hoặc địa phương
khó khăn;
d) Tham gia các hoạt động phục vụ cho sự phát triển hoặc các nhiệm vụ chung
của ĐHĐN, đơn vị mà sinh viên đang học tập, phục vụ lợi ích của sinh viên do các
đơn vị xây dựng/đề xuất.
2. Các hoạt động mang tính chuyên môn, học thuật.
Tham gia các hoạt động mang tính học thuật hoặc trang bị kiến thức, phát triển kỹ
năng, hoạt động ngoại khóa khác đem lại lợi ích chung cho xã hội, cho tập thể đồng
thời có lợi ích cho bản thân sinh viên (các hội thảo, hội nghị, khóa tập huấn…).
Điều 8. Tổ chức các HĐCĐ
1. Lập kế hoạch tổ chức
a) Quy định chung
- Kế hoạch tổ chức các HĐCĐ được các đơn vị chủ trì xây dựng và công bố vào
đầu năm học, được điều chỉnh bổ sung vào đầu mỗi học kỳ. Các hoạt động phát sinh
trong năm học cần được thông báo rộng rãi đến sinh viên trước khi tổ chức thông qua
các kênh thông tin khác nhau (website, mạng xã hội…);
- Kế hoạch cần nêu rõ được mục đích, ý nghĩa, nội dung hoạt động, thời gian và
địa điểm tổ chức; đơn vị tổ chức; quy mô và đối tượng sinh viên tham gia;
- Việc xây dựng kế hoạch tổ chức các HĐCĐ cần lưu ý đến các yêu cầu về kiểm
định chất lượng cơ sở giáo dục theo các quy định hiện hành.
b) Đối với các hoạt động do ĐHĐN tổ chức
- Các hoạt động do ĐHĐN tổ chức bao gồm các hoạt động do các tổ chức, đoàn
thể cấp ĐHĐN (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên…), các đơn
vị chức năng của ĐHĐN được giao chủ trì hoặc phối hợp tổ chức;
- Lãnh đạo các đơn vị được giao chủ trì tổ chức hoạt động tham mưu xây dựng

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
109
kế hoạch triển khai, phối hợp với các đơn vị khác trong và ngoài ĐHĐN, đảm bảo
các điều kiện (cơ sở vật chất tài chính và các điều kiện khác) tốt nhất để hoạt động
diễn ra đúng kế hoạch và đạt hiệu quả cao nhất;
- Các kế hoạch phải được báo cáo, xin ý kiến lãnh đạo ĐHĐN trước khi triển
khai;
- Thông báo rộng rãi đến các đơn vị về nội dung kế hoạch. Đơn vị chủ trì hoạt
động cấp giấy chứng nhận/ hoặc các hình thức có giá trị khác để xác nhận/đánh giá
việc tham gia của sinh viên.
c) Đối với các hoạt động do các đơn vị tổ chức
- Các hoạt động này bao gồm các hoạt động do đơn vị tổ chức hoặc các tổ chức,
đoàn thể (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên…), các khoa,
phòng, trung tâm…thuộc các đơn vị được giao chủ trì hoặc phối hợp tổ chức;
- Các đơn vị căn cứ kế hoạch tổ chức hoạt động cấp ĐHĐN để xây dựng kế
hoạch của mình đảm bảo cả về số lượng, chất lượng của hoạt động; tạo điều kiện
thuận lợi nhất để đông đảo sinh viên được tham gia;
- Tùy đặc thù của từng đơn vị để xây dựng kế hoạch, phân cấp quản lý và phân
công trách nhiệm cụ thể cho các tập thể, cá nhân trong quá trình triển khai hoạt động;
- Các kế hoạch phải được thông báo rộng rãi đến toàn thể sinh viên hoặc các đối
tượng sinh viên có liên quan trước khi tổ chức;
- Tùy tính chất, quy mô của hoạt động, khuyến khích đơn vị chủ trì tổ chức cấp
giấy chứng nhận hoặc các hình thức đánh giá, nhận xét cho những sinh viên tham gia
hoạt động;
- Các đơn vị có thể triển khai kế hoạch hoạt động đến sinh viên của các đơn vị
khác trong cùng ĐHĐN, tuy nhiên trước khi triển khai cần có thông tin và nội dung
phối hợp cụ thể để đảm bảo quản lý được sinh viên tham gia và tính hiệu quả của
chương trình/hoạt động đó.
- Các tập thể hoặc cá nhân sinh viên tại từng đơn vị có thể chủ động lập kế
hoạch, đề xuất để tổ chức các HĐCĐ nhưng phải báo cáo với cấp quản lý (tương ứng
với tính chất, quy mô của hoạt động) bằng văn bản để lãnh đạo đơn vị xem xét phê
duyệt và có hình thức công nhận kết quả đánh giá HĐCĐ cho sinh viên sau khi tổ
chức.
d) Đối với các hoạt động do các đơn vị bên ngoài ĐHĐN tổ chức
- Nếu là hoạt động phối hợp với nhà trường thì nhà trường có trách nhiệm xây
dựng kế hoạch và triển khai;
- Nếu là hoạt động do đơn vị ngoài độc lập tổ chức thì kế hoạch do đơn vị tổ
chức xây dựng và triển khai. Sinh viên tham gia có trách nhiệm tìm hiểu về chương
trình và chủ động liên hệ đơn vị tổ chức để được cấp các giấy chứng nhận tham gia
hoạt động để nộp lại nhà trường.
2. Tổ chức cho sinh viên đăng ký tham gia các HĐCĐ
a) Trong từng trường hợp cụ thể, đơn vị chủ trì tổ chức hoạt động có thể thông
báo để sinh viên đăng ký trực tiếp hoặc phân cấp xuống các đơn vị quản lý cấp dưới
để cùng phối hợp cho sinh viên đăng ký;

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
110
b) Các HĐCĐ có số lượng sinh viên đăng ký tham gia vượt quá quy mô tổ chức,
ưu tiên cho sinh viên đăng ký trước và sinh viên năm cuối chưa đạt chuẩn HĐCĐ
toàn khóa.
3. Các đơn vị triển khai tổ chức thực hiện các HĐCĐ theo kế hoạch và chức
năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 9. Quy định về cách tính điểm quy đổi các nhóm HĐCĐ
1. Tùy theo mức độ đóng góp của sinh viên vào từng hoạt động mà có số điểm
đánh giá tương ứng trong khung điểm quy định. Các đơn vị tùy theo tình hình thực
tiễn (thời gian đào tạo, loại hình hoạt động được ưu tiên tổ chức, năng lực tổ chức hoạt
động theo các nhóm …) để cụ thể hóa danh mục hoạt động và mức điểm tích lũy tối đa
đối với mỗi hoạt động/nhóm hoạt động nhằm tạo sự đa dạng, phong phú trong các hình
thức tổ chức hoạt động, đồng thời khuyến khích sinh viên tham gia nhiều loại hình
HĐCĐ khác nhau.
2. Mỗi hoạt động tham gia chỉ được tính điểm một lần.
3. Điểm tích luỹ toàn khoá là tổng điểm của tất cả các năm học.
4. Các HĐCĐ không được quy định tại Quy định này sẽ do lãnh đạo Ban/Phòng
Công tác Sinh viên xem xét, đề xuất với lãnh đạo ĐHĐN/đơn vị quyết định.
Điều 10. Đánh giá kết quả tham gia HĐCĐ
1. Việc cấp chứng nhận/đánh giá kết quả tham gia của sinh viên trong từng hoạt
động cụ thể
a) Đối với các HĐCĐ do ĐHĐN tổ chức: Đơn vị được giao chủ trì có trách
nhiệm đánh giá kết quả HĐCĐ, cấp các chứng nhận/đánh giá quá trình tham gia của
sinh viên chậm nhất 14 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc HĐCĐ.
b) Đối với các HĐCĐ do các đơn vị, các tổ chức/cá nhân ngoài ĐHĐN hoặc do
sinh viên chủ động tổ chức: các đơn vị có quy định cụ thể về việc cấp chứng nhận/
đánh giá kết quả tham gia của sinh viên.
c) Đối với các HĐCĐ do đơn vị bên ngoài ĐHĐN độc lập tổ chức: việc cấp giấy
chứng nhận do đơn vị tổ chức hoạt động quy định.
2. Tổ chức đánh giá và lưu trữ kết quả tham gia các HĐCĐ của sinh viên
Căn cứ trên đặc điểm và tình hình riêng, thủ trưởng các đơn vị có quy định cụ thể
về quy trình tổ chức đánh giá, lưu trữ kết quả tham gia các HĐCĐ của sinh viên. Kết
quả đánh giá có thể lưu trữ dạng bản giấy hoặc trên hệ thống phần mềm quản lý sinh
viên của đơn vị và lưu trong hồ sơ sinh viên.
3. Cuối mỗi năm học, các đơn vị cần tổ chức hoặc lồng ghép tổ chức tổng kết để
rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức
HĐCĐ của sinh viên.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
111
Chương IV
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM
VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ HĐCĐ CỦA SINH VIÊN
Điều 11. Hình thức khen thưởng
1. Kết quả tham gia HĐCĐ của sinh viên được sử dụng để làm cơ sở đánh giá,
xét học bổng ngoài ngân sách hoặc làm tiêu chí ưu tiên trong các hoạt động khác dành
cho sinh viên.
2. Trên cơ sở thành tích tham gia HĐCĐ và tình hình thực tiễn của đơn vị, Hiệu
trưởng các trường đại học thành viên, thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc có
hình thức động viên, khen thưởng kịp thời ở đơn vị mình; đồng thời có thể đề xuất
Giám đốc ĐHĐN khen thưởng cho những thành tích nổi bật, đặc biệt xuất sắc của sinh
viên trong HĐCĐ.
Điều 12. Xử lý các vi phạm của sinh viên khi tham gia các HĐCĐ
1. Trường hợp sinh viên đăng ký tham gia HĐCĐ nhưng không tham gia mà
không có lý do chính đáng; hoặc trong quá trình tham gia hoạt động nhưng có hành vi
vi phạm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy
định khác của ĐHĐN, nội quy nhà trường và quy định cụ thể của từng chương trình
thì tùy vào mức độ vi phạm sẽ có hình thức xử lý theo quy định.
2. Đơn vị chủ trì tổ chức hoạt động có trách nhiệm gửi thông báo tình hình vi
phạm của sinh viên về các đơn vị (thông qua Phòng/Bộ phận Công tác Sinh viên) để
có hình thức trừ điểm HĐCĐ của sinh viên đó. Việc trừ điểm HĐCĐ của sinh viên do
các đơn vị quy định cụ thể nhưng không vượt quá số điểm tối đa của hoạt động đó.
Điều 13. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
1. Sau khi công bố kết quả đánh giá việc tham gia HĐCĐ, trong vòng 07 ngày
làm việc, sinh viên có quyền khiếu nại bằng cách gửi đơn trực tiếp cho đơn vị tổ chức,
đánh giá kết quả của HĐCĐ mà sinh viên đã tham gia.
2. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo thẩm quyền, cụ thể như sau:
- Đối với các hoạt động do cấp ĐHĐN tổ chức, đơn vị chủ trì tổ chức có trách
nhiệm tiếp nhận đơn và xử lý, kiểm tra, trả lời kết quả xử lý cho sinh viên trong vòng 7
ngày làm việc. Đơn vị tổ chức chịu trách nhiệm nếu để xảy ra các sai sót trong quá
trình đánh giá kết quả hoạt động của sinh viên.
- Đối với các hoạt động do các đơn vị (hoặc bên ngoài nhà trường) tổ chức, thủ
trưởng các đơn vị có quy định cụ thể về việc giải quyết khiếu nại của sinh viên.

Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Cấp ĐHĐN
1. Ban Công tác Học sinh sinh viên
a) Chủ trì phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ĐHĐN lập kế hoạch và triển

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
112
khai thực hiện các HĐCĐ cho sinh viên theo năm học.
b) Tham mưu, đề xuất với Giám đốc ĐHĐN các hình thức khen thưởng, động
viên sinh viên có thành tích hoặc đóng góp xuất sắc trong các HĐCĐ.
c) Tham mưu xử lý các trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền của mình (nếu
có).
2. Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và các tổ chức đoàn thể khác ở cấp ĐHĐN
a) Chủ động lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các HĐCĐ theo từng năm học; Chỉ
đạo tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, các tổ chức đoàn thể khác theo hệ thống
phân cấp quản lý nhằm đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức HĐCĐ trong sinh
viên;
b) Phối hợp với Ban Công tác Học sinh, sinh viên ĐHĐN để tham mưu công tác
khen thưởng đối với sinh viên có thành tích và đóng góp xuất sắc trong các HĐCĐ.
c) Xử lý các trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền của mình (nếu có).
3. Trung tâm Thông tin học liệu và Truyền thông
a) Phối hợp với Ban Công tác Học sinh sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh
viên ĐHĐN và các đơn vị có liên quan khác trong việc tuyền thông, giới thiệu về các
HĐCĐ có quy mô tại ĐHĐN, các đơn vị; giới thiệu các gương sinh viên có thành tích
tiêu biểu trong các HĐCĐ.
b) Xây dựng chuyên trang để truyền thông các HĐCĐ trong sinh viên.
4. Ban Kế hoạch – Tài chính
Tư vấn, phối hợp với đơn vị chủ trì tổ chức hoạt động trong việc dự toán và
quyết toán kinh phí cho các HĐCĐ trong từng năm.
Điều 15. Các trường đại học thành viên
1. Trên cơ sở quy định chung của ĐHĐN, các trường đại học thành viên có trách
nhiệm xây dựng quy định cụ thể của đơn vị về việc tổ chức các HĐCĐ cũng như quy
trình thực hiện công tác đánh giá kết quả tham gia của sinh viên nhằm đảm bảo tính
hiệu quả khi triển khai trong thực tế.
2. Các đơn vị cấp giấy chứng nhận (hoặc có hình thức xác nhận) hoàn thành
chương trình HĐCĐ toàn khóa học cho sinh viên; tuỳ điều kiện của đơn vị có thể xem
xét đưa kết quả tham gia HĐCĐ vào điều kiện xét tốt nghiệp của sinh viên.
Điều 16. Các đơn vị thuộc, trực thuộc
1. Các đơn vị trực thuộc ĐHĐN thực hiện như các trường đại học thành viên
ĐHĐN.
2. Các đơn vị thuộc ĐHĐN
a) Xây dựng các quy định, hướng dẫn cụ thể liên quan đến việc tổ chức, quản lý,
đánh giá quá trình tham gia HĐCĐ của sinh viên thuộc đơn vị mình quản lý, trình
ĐHĐN thẩm định và ban hành.
b) Xây dựng kế hoạch, tổ chức và quản lý các HĐCĐ tại đơn vị; Thủ trưởng đơn

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
113
vị chịu trách nhiệm trước ĐHĐN về quá trình tổ chức, triển khai đánh giá.
c) Tổng hợp kết quả tham gia HĐCĐ toàn khóa của sinh viên, cấp giấy chứng
nhận (hoặc có hình thức xác nhận) hoàn thành chương trình HĐCĐ toàn khóa học cho
sinh viên theo ủy quyền của Giám đốc ĐHĐN.
Điều 17. Chế độ báo cáo
Kết thúc năm học, các đơn vị có trách nhiệm tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện
HĐCĐ của sinh viên, gửi về ĐHĐN (thông qua Ban Công tác Học sinh sinh viên).
Thời hạn báo cáo: trước ngày 31/7 hàng năm.
Điều 18. Hiệu lực thi hành
1. Quy định này có hiệu lực áp dụng đối với các khoá sinh viên tuyển sinh từ năm
học 2020 – 2021.
2. Đối với sinh viên/ học viên các hệ đào tạo khác: ĐHĐN và các đơn vị vận
động, khuyến khích sinh viên/học viên tích cực tham gia các HĐCĐ.
3. Trong quá trình thực hiện, Quy định này có thể được điều chỉnh, bổ sung sửa
đổi cho phù hợp. Việc điều chỉnh do Giám đốc ĐHĐN xem xét, quyết định./.

KT. GIÁM ĐỐC


PHÓ GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

PGS.TS. Ngô Văn Dưỡng

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
114
Điểm quy đổi các hoạt động phục vụ cộng đồng
(Kèm theo Quyết định số: 2900/QĐ-ĐHĐN ngày 27/8/2020 của Giám đốc
Đại học Đà Nẵng)
Điểm tối đa cho
TT Hoạt động phục vụ cộng đồng 1 lần tham gia
hoạt động
I. Các hoạt động tính nguyện có tính truyền thống

Tham gia chương trình Mùa hè xanh hoặc các hoạt động
1 tình nguyện khác có quy mô và thời gian tham gia từ 03 20-30
ngày trở lên.
Tham gia các hoạt động nhân đạo; bảo vệ môi trường,
cứu trợ thiên tai và các hoạt động tình nguyện, phục vụ
2 15-20
cộng đồng khác có tính chất tương tự… có thời gian từ
01 đến dưới 03 ngày
- Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa (Dọn dẹp, vệ
sinh, tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ, thắp hương tri ân các
anh hùng liệt sĩ; Thăm hỏi, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam
anh hùng, thương binh, bệnh binh, gia đình có công với
3 cách mạng…), giúp đỡ các đối tượng khó khăn (trẻ em 15
mồ côi, tàn tật, khó khăn; người già neo đơn…);
- Tham gia trực tiếp hiến máu nhân đạo;
- Các hoạt động khác có tính chất tương tự mà thời gian
diễn ra dưới 01 ngày
Đóng góp vật chất (tiền hoặc hiện vật) để ủng hộ cho các
hoạt động từ thiện, tình nguyện… (không tham gia trực tiếp
4 5-10
vào hoạt động): mức đóng góp tối thiểu được tính điểm do
từng đơn vị quy định cụ thể.
II.Tham gia các hoạt động mang tính học thuật
Tham dự với tư cách là thành viên BTC hoặc cộng tác viên
5 cho các hoạt động cấp quốc gia, quốc tế được cấp có thẩm 15
quyền xác nhận
Tham dự với tư cách là thành viên BTC hoặc cộng tác viên
6 10
cho các hoạt động cấp thành phố, cấp ĐHĐN
Tham dự với tư cách là thành viên BTC hoặc cộng tác viên
7 7
cho các hoạt động trong trường (từ cấp Khoa trở lên)
8 Tham dự (cổ vũ) cho hoạt động các cấp 5
Tham gia và có giải tại các cuộc thi có tính chất cạnh tranh,
9 phân hạng. Mức cộng điểm cho việc tham gia vào mỗi cuộc
thi như sau:
9.1 Có giải cấp Quốc tế 30

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
115
9.2 Có giải cấp Quốc gia 25
9.3 Có giải cấp tỉnh, thành phố (hoặc tương đương) 20
9.4 Có giải cấp ĐHĐN (hoặc tương đương) 15-20
9.5 Có giải cấp Trường (hoặc tương đương) 10-15
9.6 Có giải cấp Khoa (hoặc tương đương) 10
Tham gia nhưng không đạt giải tại các cuộc thi (có chứng
10 5
nhận tham gia của Ban Tổ chức cuộc thi)
III. Tham gia BCH Đoàn, Hội Sinh viên các cấp, Ban cán sự lớp
và có đóng góp tích cực (đánh giá theo từng năm học và mỗi sinh
viên chỉ nhận mức điểm cho chức vụ cao nhất mà bản thân đảm
nhận)
Là Ủy viên BCH Đoàn, Ủy viên BCH Hội SV cấp ĐHĐN
11 25
trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ và được tập thể ghi nhận
Là Ủy viên BTV Đoàn, Ủy viên BTK Hội SV Trường, hoàn
12 20
thành tốt nhiệm vụ và được tập thể ghi nhận
Là Ủy viên BCH Đoàn, Ủy viên BCH Hội Sinh viên
Trường, Bí thư/Phó Bí thư Liên chi Đoàn, Chi hội trưởng
13 Liên chi hội, Chủ nhiệm/Đội trưởng các Câu lạc
15
bộ/Đội/Nhóm trực thuộc Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên
Trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ và được tập thể ghi nhận
Là Ủy viên BCH Liên chi Đoàn - Liên chi Hội, Phó Chủ
nhiệm các Câu lạc bộ/Đội/Nhóm trực thuộc Đoàn Thanh
niên - Hội Sinh viên Trường, Chủ nhiệm các Câu lạc
14
bộ/Đội/Nhóm trực thuộc Khoa/Liên chi Đoàn; Bí thư Chi 10
Đoàn; Lớp trưởng, hoàn thành tốt nhiệm vụ và được tập thể
ghi nhận
Là Phó Bí thư Chi Đoàn, Lớp phó, Phó Chủ nhiệm các Câu
15 lạc bộ/Đội/Nhóm trực thuộc Khoa/Liên chi Đoàn; hoàn 7
thành tốt nhiệm vụ và được tập thể ghi nhận
Là Ủy viên BCH Chi Đoàn-Chi Hội, thành viên Ban Chủ
nhiệm/Ban Điều hành các Câu lạc bộ/Đội/Nhóm trực thuộc
16 5
Đoàn Thanh niên/Hội SV Trường, Khoa, Liên chi Đoàn;
hoàn thành tốt nhiệm vụ và được tập thể ghi nhận
IV. Tham gia hỗ trợ, cộng tác viên thường xuyên cho nhà 10-20
trường và Đại học Đà Nẵng
- Thời gian cộng tác tối thiểu là 1 học kỳ;
- Mỗi năm học chỉ được tính điểm 01 lần.
V. Các hoạt động khác không được quy định cụ thể trong Quy Do đơn vị
định này quy định

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
116

17. Mẫu báo cáo tình hình việc làm (trong vòng 12 tháng sau khi tốt nghiệp)
(Ban hành kèm theo Công văn số 3222/ĐHĐN-ĐBCLGD ngày 22/09/2021 của Giám đốc ĐHĐN)
MẪU SỐ 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


ĐƠN VỊ…

BÁO CÁO TÌNH HÌNH VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NĂM 20……

(Kèm theo Công văn số ………… /ĐHĐN-ĐBCLGD ngày ... tháng … năm 20.. của Đại học Đà Nẵng)
Tình hình việc làm
Thời điểm có việc
Số SVTN Số SV phản hồi Khu vực làm việc
làm sau khi TN
Có việc làm

Thu nhập bình


Tỷ lệ SV có Tỷ lệ SV có
quân/tháng của
Chưa việc việc Trong
Không Nơi làm việc SVTN có việc
TT Mã ngành Tên ngành đào tạo Liên Tiếp có làm/tổng số làm/tổng số vòng Trên 6
liên Có yếu (Tỉnh/TP) làm đối với từng
Đúng quan tục học việc sinh viên sinh viên tốt không tháng
Tổng Tổng quan Tư Tự tạo tố ngành đào tạo.
Nữ Nữ ngành đến làm phản hồi nghiệp Nhà nước quá 6 sau khi
số số đến nhân việc làm nước (triệu VNĐ)
đào tạo ngành tháng TN
ngành ngoài
đào tạo sau khi
đào tạo
TN

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) (21) (22)
1
2

Tổng cộng:
…, ngày….. tháng….. năm 20……
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Chú ý:
Chỉ nhập số liệu từ cột (1) đến cột (19) vào phần mềm chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Dữ liệu của cột (20), (21) và (22) phục vụ cho báo cáo tự đánh giá CTĐT (Công văn số 2085/QLCL-KĐCLGD ngày 31/12/2020)
và CSGD (Công văn số 766/QLCL-KĐCLGD ngày 20/4/2018) của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(2) và (3) Mã, tên ngành: ghi đúng quy định tại Thông tư 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017, không viết tắt, không thêm dấu chấm, dấu phẩy ở cuối.
Ví dụ: (2) 7210234 (3) Diễn viên kịch, điện ảnh - truyền hình, mỗi ngành báo cáo tổng số cuối cùng trong một dòng, không báo cáo theo chuyên ngành.
(4) (5) Ghi đủ số sinh viên tốt nghiệp của năm, bao gồm số sinh viên tốt nghiệp chậm, bảo lưu từ những khóa trước.
(13) (14) SV có việc làm = Số SV tốt nghiệp có việc làm + Số SV tiếp tục học.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
117

MẪU SỐ 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


ĐƠN VỊ…

DANH SÁCH SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NĂM 20…


(Kèm theo Công văn số ………… /ĐHĐN-ĐBCLGD ngày ... tháng … năm 20.. của Đại học Đà Nẵng)

Hình thức khảo


Thông tin liên hệ
Mã sinh Số thẻ căn sát
TT Họ và tên Nữ Ngành đào tạo (điện thoại, Có phản hồi
viên cước/CMND (Online, điện
email,…)
thoại, email,…)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

…..

Số thứ tự 1-….. Quyết định tốt nghiệp số ………


Số thứ tự ….-…. Quyết định tốt nghiệp số ………
(9) Có phản hồi đánh dấu x
…, ngày….. tháng….. năm 20……
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
118

MẪU SỐ 3

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


ĐƠN VỊ…
DANH SÁCH SINH VIÊN PHẢN HỒI NĂM 20……
(Kèm theo Công văn số ………… /ĐHĐN-ĐBCLGD ngày ... tháng … năm 20.. của Đại học Đà Nẵng)

Tình hình việc làm Thời điểm có việc làm


Khu vực làm việc
Có việc làm sau khi TN
Thu nhập bình
Mã Liên
Không Chưa Nơi làm Trong Trên 6
Tiếp Tự Có yếu quân/tháng của
TT sinh Họ và tên Đúng quan
liên có việc vòng tháng
quan tục Nhà Tư tạo tố SVTN có việc làm.
viên ngành đến việc (Tỉnh/TP) không quá sau khi
đến học nước nhân việc nước (triệu VNĐ)
đào tạo ngành làm 6 tháng TN
ngành làm ngoài
đào tạo sau khi TN
đào tạo
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16)
1
2

…, ngày….. tháng….. năm 20……


Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Chú ý:
Chỉ nhập số liệu từ cột (1) đến cột (13) vào phần mềm chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Dữ liệu của cột (14), (15) và (16) phục vụ cho báo cáo tự đánh giá CTĐT (Công văn số 2085/QLCL-KĐCLGD ngày 31/12/2020)
và CSGD (Công văn số 766/QLCL-KĐCLGD ngày 20/4/2018) của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
119
18. Mẫu công khai năm học

(Ban hành kèm theo Công văn số 1138/ĐHĐN - ĐBCLGD ngày 25/3/2021 của
Giám đốc ĐHĐN)
Biểu mẫu 17
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐƠN VỊ ….
THÔNG BÁO

Công khai cam kết chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư
phạm, trung cấp sư phạm năm học 2021-2022

Trình độ đào tạo


Trung
Cao đẳng
cấp sư
sư phạm
Đại học phạm
chính
chính
STT Nội dung quy
Tiến sĩ Thạc sĩ quy
Liên
Văn bằng
Chính thông
2 chính
quy chính
quy
quy
Điều kiện đăng ký
I
tuyển sinh
Mục tiêu kiến thức,
kỹ năng, thái độ và
II
trình độ ngoại ngữ
đạt được
Các chính sách,
hoạt động hỗ trợ học
III
tập, sinh hoạt cho
người học
Chương trình đào
IV tạo mà nhà trường
thực hiện
Khả năng học tập,
V nâng cao trình độ
sau khi ra trường
Vị trí làm sau khi
VI
tốt nghiệp

….., ngày ….. tháng …. năm …


Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
120
Biểu mẫu 18
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐƠN VỊ ….
THÔNG BÁO
Công khai thông tin chất lượng đào tạo thực tế của cơ sở giáo dục đại học, trường cao
đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm năm học 2021-2022

A. Công khai thông tin về quy mô đào tạo hiện tại

Quy mô sinh viên hiện tại


Trung cấp sư
Đại học Cao đẳng sư phạm
STT Khối ngành Tiến phạm
Thạc sĩ
sĩ Chính Vừa làm Chính Vừa làm Chính Vừa làm
quy vừa học quy vừa học quy vừa học
Tổng số
1 Khối ngành I
2 Khối ngành II x x x x
3 Khối ngành III x x x x
4 Khối ngành IV x x x x
5 Khối ngành V x x x x
6 Khối ngành VI x x x x
Khối ngành
7 x x x x
VII

B. Công khai thông tin về sinh viên tốt nghiệp và tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 01 năm

Tỷ lệ sinh
SL
Số Phân loại tốt nghiệp viên tốt
SVTN Tổng số
sinh (%) SL nghiệp có
đang SVTN
STT Khối ngành viên SVTN có việc làm
học được
tốt việc làm sau 1 năm
nâng khảo sát
nghiệp Loại Loại Loại ra trường
cao
xuất sắc giỏi khá (%)*
Tổng số
1 Khối ngành I
2 Khối ngành II
3 Khối ngành III
4 Khối ngành IV
5 Khối ngành V
6 Khối ngành VI
7 Khối ngành VII
(*) Tỷ lệ SVTN có việc làm tính theo công thức: ((SL SVTN có việc làm + SL SVTN đang
học nâng cao)/tổng số SVTN được khảo sát)* 100

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
121
C. Công khai các môn học của từng khóa học, chuyên ngành

Mục đích Lịch trình giảng Phương pháp đánh giá


STT Tên môn học Số tín chỉ
môn học dạy sinh viên
1
2
D. Công khai thông tin về giáo trình, tài liệu tham khảo do cơ sở giáo dục tổ chức biên soạn

Kế hoạch soạn thảo giáo trình,


Tên giáo trình, tài liệu tham khảo (kể
STT Năm xuất bản tài liệu tham khảo (kể cả giáo
cả giáo trình điện tử)
trình điện tử)
1
2
E. Công khai thông tin về đồ án, khóa luận, luận văn, luận án tốt nghiệp

Họ và tên người Họ và tên người Nội dung tóm


STT Trình độ đào tạo Tên đề tài
thực hiện hướng dẫn tắt
1 Tiến sĩ
2 Thạc sĩ
3 Đại học
G. Công khai thông tin đào tạo theo đơn đặt hàng của nhà nước, địa phương và doanh nghiệp

Tên đơn vị đặt hàng Trình độ đào Chuyên ngành


STT Số lượng Kết quả đào tạo
đào tạo tạo đào tạo
1
2
H. Công khai hội nghị, hội thảo khoa học do cơ sở giáo dục tổ chức

Tên chủ đề hội nghị, hội Số lượng đại


STT Thời gian tổ chức Địa điểm tổ chức
thảo khoa học biểu tham dự
1
2
I. Công khai thông tin về các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản
xuất thử và tư vấn

Người chủ Đối tác Tóm tắt sản


Tên dự án, nhiệm vụ Thời gian Kinh phí
STT trì và các trong nước phẩm, ứng dụng
khoa học công nghệ thực hiện thực hiện
thành viên và quốc tế thực tiễn
1
2

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
122
K. Công khai thông tin kiểm định cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục

Kết quả Nghị Công nhận Giấy chứng


Tên cơ sở đào tạo Thời điểm
đánh quyết của đạt/không đạt nhận/Công nhân
STT hoặc các chương đánh giá
giá/Công Hội đồng chất lượng Ngày Giá trị
trình đào tạo ngoài
nhận KĐCLGD giáo dục cấp đến
1
2
….., ngày ….. tháng …. năm …….
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
123
Biểu mẫu 19
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐƠN VỊ ….
THÔNG BÁO
Công khai thông tin cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm,
trung cấp sư phạm, năm học 2021-2022
A. Công khai thông tin về diện tích đất, tổng diện tích sàn xây dựng
Diện tích Hình thức sử dụng
STT Nội dung
(m2) Sở hữu Liên kết Thuê
Tổng diện tích đất cơ sở đào tạo quản lý
1
sử dụng
Trong đó:
a Trụ sở chính
b Phân hiệu tại...
c Cơ sở 2 tại...
Tổng diện tích sàn xây dựng phục vụ đào
2
tạo, nghiên cứu khoa học
Trong đó:
a Trụ sở chính
b Phân hiệu tại...
c Cơ sở 2 tại...

B. Công khai thông tin về các phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng thực tập, nhà tập đa
năng, hội trường, phòng học, thư viện, trung tâm học liệu

Đối Diện tích Hình thức sử dụng


Số Mục đích
STT Tên tượng sử sàn xây
lượng sử dụng
dụng dựng (m2) Sở hữu Liên kết Thuê
1 Phòng thí nghiệm...
2 Phòng thực hành...
3 Xưởng thực tập...
4 Nhà tập đa năng
5 Hội trường
6 Phòng học...
Phòng học đa
7
phương tiện...
8 Thư viện...
Trung tâm học
9
liệu...
Các phòng chức
10
năng khác

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
124
C. Công khai thông tin về học liệu (sách, tạp chí, e-book, cơ sở dữ liệu điện tử) của thư viện
và trung tâm học liệu

STT Tên Số lượng


1 Số phòng đọc
2 Số chỗ ngồi đọc
3 Số máy tính của thư viện
Số lượng đầu sách, tạp chí, e-book, cơ sở dữ liệu trong thư
4
viện (đầu sách, tạp chí)
5 Số thư viện điện tử liên kết ngoài trường
D. Diện tích đất/sinh viên; diện tích sàn/sinh viên

STT Tên Tỷ lệ
1 Diện tích đất/sinh viên
2 Diện tích sàn/sinh viên

….., ngày ….. tháng …. năm …….


Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
125
Biểu mẫu 20

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


ĐƠN VỊ ….

THÔNG BÁO

Công khai thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học, trường cao
đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm, năm học 2021-2022

A. Công khai thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu

Hạng chức danh


Chức danh Trình độ đào tạo
nghề nghiệp
Tổng
STT Nội dung
Số Giáo Phó Tiến Thạc Đại Cao Trình Hạng Hạng Hạng
Giáo độ
sư sĩ sĩ học đẳng III II I
sư khác
I Tổng số
Giảng viên cơ
1
hữu theo ngành
a Khối ngành I
Ngành...
Ngành...
b Khối ngành II
Ngành...
c Khối ngành III
Ngành...
d Khối ngành IV
Ngành...
đ Khối ngành V
Ngành...
e Khối ngành VI
Ngành...
Khối ngành VII
Ngành...
Giảng viên cơ
2
hữu môn chung

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
126
B. Công khai thông tin về danh sách chi tiết đội ngũ giảng viên cơ hữu theo khối ngành

Chuyên ngành
STT Họ và tên Năm sinh Giới tính Chức danh Trình độ đào tạo
giảng dạy
Khối ngành I
1

Khối ngành II
2

Khối ngành III
3

Khối ngành IV
4

Khối ngành V
5

Khối ngành VI
6

Khối ngành VII
7

C. Công khai tỷ lệ sinh viên/giảng viên quy đổi

II Khối ngành Tỷ lệ Sinh viên/Giảng viên cơ hữu quy đổi


1 Khối ngành I
2 Khối ngành II
3 Khối ngành III
4 Khối ngành IV
5 Khối ngành V
6 Khối ngành VI
7 Khối ngành VII
….., ngày ….. tháng …. năm …….
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
127
Biểu mẫu 21

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


ĐƠN VỊ ….

THÔNG BÁO

Công khai tài chính của cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư
phạm năm học 2021-2022

Dự kiến Học
Học phí/1SV/năm
STT Nội dung Đơn vị tính phí/1SV của cả khóa
năm học...
học
Học phí chính quy
I
chương trình đại trà
1 Tiến sĩ Triệu đồng/năm
Khối ngành... Triệu đồng/năm
2 Thạc sỹ Triệu đồng/năm
Khối ngành... Triệu đồng/năm
3 Đại học Triệu đồng/năm
Khối ngành... Triệu đồng/năm
4 Cao đẳng sư phạm Triệu đồng/năm
5 Trung cấp sư phạm Triệu đồng/năm
Học phí chính quy
II
chương trình khác
1 Tiến sĩ Triệu đồng/năm
Khối ngành... Triệu đồng/năm
2 Thạc sỹ Triệu đồng/năm
Khối ngành... Triệu đồng/năm
3 Đại học Triệu đồng/năm
Khối ngành... Triệu đồng/năm
4 Cao đẳng sư phạm Triệu đồng/năm
5 Trung cấp sư phạm Triệu đồng/năm
Học phí hình thức vừa
III
học vừa làm
1 Đại học Triệu đồng/năm
Khối ngành... Triệu đồng/năm
2 Cao đẳng sư phạm Triệu đồng/năm
3 Trung cấp sư phạm Triệu đồng/năm

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
128
Dự kiến Học
Học phí/1SV/năm
STT Nội dung Đơn vị tính phí/1SV của cả khóa
năm học...
học
IV Tổng thu năm Tỷ đồng
1 Từ ngân sách Tỷ đồng
2 Từ học phí Tỷ đồng
Từ nghiên cứu khoa học
3 và chuyển giao công Tỷ đồng
nghệ
4 Từ nguồn hợp pháp khác Tỷ đồng

….., ngày ….. tháng …. năm …….


Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
129
II. CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

STT Văn bản Link truy cập

http://www.udn.vn/banqlclgd/van-
Công văn số 5778/BGDĐT-
ban-phap-quy/cong-van-so-
QLCL ngày 13/12/2021 của Bộ
5778bgddt-qlcl-nggay-13-thang-12-
1 Giáo dục và Đào tạo về việc ứng
nam-2021-cua-bo-giao-duc-va-dao-
dụng công nghệ thông tin trong
tao-ve-viec-ung-dung-cong-nghe-
thực hiện KĐCLGD
thong-tin-trong-thuc-hien-kdclgd
http://www.udn.vn/banqlclgd/van-
Công văn số 4499/BGDĐT-
ban-phap-quy/cong-van-4499bgddt-
GDĐH ngày 06/10/2021, Bộ Giáo
gddh-ngay-06102021-bo-giao-duc-
2 dục và Đào về việc hướng dẫn
va-dao-ve-viec-huong-dan-thuc-
thực hiện nhiệm vụ giáo dục đại
hien-nhiem-vu-giao-duc-dai-hoc-
học năm học 2021-2022
nam-hoc-2021-2022
http://www.udn.vn/banqlclgd/van-
Thông tư số 24/2021/TT-BGDĐT
ban-phap-quy/thong-tu-so-242021tt-
ngày 08/09/2021 của Bộ trưởng
bgddt-ngay-08092021-cua-bo-
Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi,
truong-bo-giao-duc-va-dao-tao-sua-
3 bổ sung một số điều của Quy chê
doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-quy-
thi đánh giá năng lực ngoại ngữ
che-thi-danh-gia-nang-luc-ngoai-
theo Khung năng lực ngoại ngữ 6
ngu-theo-khung-nang-luc-ngoai-
bậc dùng cho Việt Nam
ngu-6-bac-dung-cho-viet-nam
http://www.udn.vn/banqlclgd/van-
Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT
ban-phap-quy/thong-tu-so-232021tt-
ngày 30/08/2021 của Bộ Giáo dục
bgddt-ngay-30082021-cua-bo-giao-
4 và Đào tạo ban hành Quy chế
duc-va-dao-tao-ban-hanh-quy-che-
tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc
tuyen-sinh-va-dao-tao-trinh-do-thac-

si
http://www.udn.vn/banqlclgd/van-
Kế hoạch triển khai Quyết định số ban-phap-quy/ke-hoach-trien-khai-
69/QĐ-TTg ngày 15/01/2019 của quyet-dinh-so-69qd-ttg-ngay-
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 15012019-cua-thu-tuong-chinh-phu-
5
"Đề án nâng cao chất lượng giáo phe-duyet-de-an-nang-cao-chat-
dục đại học giai đoạn 2019 - luong-giao-duc-dai-hoc-giai-doan-
2025" trong giai đoạn 2021-2025 2019-2025-trong-giai-doan-2021-
2025
http://www.udn.vn/banqlclgd/van-
Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT
ban-phap-quy/thong-tu-so-182021tt-
ngày 28/6/2021 của Bộ trưởng Bộ
bgddt-ngay-28-thang-6-nam-2021-
6 Giáo dục và Đào tạo ban hành
cua-bo-truong-bo-giao-duc-va-dao-
Quy chế tuyển sinh và đào tạo
tao-ban-hanh-quy-che-tuyen-sinh-
trình độ tiến sĩ
va-dao-tao-trinh-do-tien-si

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
130

STT Văn bản Link truy cập

Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT http://www.udn.vn/banqlclgd/van-


ngày 22/6/2021 của Bộ Giáo dục ban-phap-quy/thong-tu-172021tt-
và Đào tạo quy định về chuẩn bgddt-cua-bo-giao-duc-va-dao-tao-
7 chương trình đào tạo; xây dựng, quy-dinh-ve-chuan-chuong-trinh-
thẩm định và ban hành chương dao-tao-xay-dung-tham-dinh-va-
trình đào tạo các trình độ của giáo ban-hanh-chuong-trinh-dao-tao-cac-
dục đại học trinh-do-cua-giao-duc-dai-hoc

http://www.udn.vn/banqlclgd/van-
Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ban-phap-quy/thong-tu-so-082021tt-
ngày 18/3/2021 của Bộ Giáo dục bgddt-ngay-18-thang-03-nam-2021-
8
và Đào tạo ban hành Quy chế đào cua-bo-giao-duc-va-dao-tao-ban-
tạo trình độ đại học hanh-quy-che-dao-tao-trinh-do-dai-
hoc
http://www.udn.vn/banqlclgd/van-
Công văn số 2085/QLCL-
ban-phap-quy/cong-van-so-
KĐCLGD ngày 31/12/2020 của
2085qlcl-kdclgd-ngay-31122020-
9 Cục quản lý chất lượng về việc
cua-cuc-quan-ly-chat-luong-ve-viec-
hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá
huong-dan-tu-danh-gia-va-danh-gia-
ngoài CTĐT
ngoai-ctdt
http://www.udn.vn/banqlclgd/van-
Thông báo số 1684/TB-BGDĐT
ban-phap-quy/thong-bao-so-1684tb-
ngày 18/12/2020 Kết luận của
bgddt-ngay-18122020-ket-luan-cua-
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn tại
thu-truong-hoang-minh-son-tai-hoi-
10 Hội nghị tổng kết công tác đảm
nghi-tong-ket-cong-tac-dam-bao-va-
bảo và kiểm định chất lượng giáo
kiem-dinh-chat-luong-giao-duc-dai-
dục đại học, cao đẳng sư phạm
hoc-cao-dang-su-pham-giai-doan-
giai đoạn 2011 - 2020
2011-2020-1
http://www.udn.vn/banqlclgd/van-
Quyết định số 69/QĐ-TTg ngày
ban-phap-quy/quyet-dinh-so-69qd-
15/01/2019 của Thủ tướng Chính
ttg-ngay-15012019-cua-thu-tuong-
11 phủ về việc phê duyệt Đề án nâng
chinh-phu-ve-viec-phe-duyet-de-an-
cao chất lượng giáo dục đại học
nang-cao-chat-luong-giao-duc-dai-
giai đoạn 2019 - 2025
hoc-giai-doan-2019-2025-1

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
131

STT Văn bản Link truy cập

http://www.udn.vn/banqlclgd/van-
Nghị định số 99/2019/NĐ-CP
ban-phap-quy/nghi-dinh-so-
ngày 30/12/2019 của Chính phủ
992019nd-cp-ngay-30122019-cua-
quy định chi tiết và hướng dẫn thi
12 chinh-phu-quy-dinh-chi-tiet-va-
hành một số điều của Luật sửa
huong-dan-thi-hanh-mot-so-dieu-
đổi, bổ sung một số điều của Luật
cua-luat-sua-doi-bo-sung-mot-so-
Giáo dục đại học
dieu-cua-luat-giao-duc-dai-hoc-1
http://www.udn.vn/banqlclgd/van-
Thông tư số 39/2020/TT-BGDĐT ban-phap-quy/thong-tu-so-392020tt-
ngày 09/10/2020 Quy định về tiêu bgddt-ngay-09102020-quy-dinh-ve-
13
chuẩn đánh giá chất lượng chương tieu-chuan-danh-gia-chat-luong-
trình đào tạo từ xa trình độ đại học chuong-trinh-dao-tao-tu-xa-trinh-do-
dai-hoc-1
Kế hoạch số 1027/KH-BGDĐT http://www.udn.vn/banqlclgd/van-
ngày 08/10/2020 thực hiện Khung ban-phap-quy/ke-hoach-thuc-hien-
14 trình độ quốc gia Việt Nam đối khung-trinh-do-quoc-gia-viet-nam-
với các trình độ của giáo dục đại doi-voi-cac-trinh-do-cua-giao-duc-
học dai-hoc-1
Thông tư số 31/2020/TT-BGDĐT http://www.udn.vn/banqlclgd/van-
ngày 15/9/2020 bãi bỏ một số văn ban-phap-quy/thong-tu-bai-bo-mot-
bản quy phạm pháp luật do Bộ so-van-ban-quy-pham-phap-luat-do-
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bo-truong-bo-giao-duc-va-dao-tao-
15
ban hành về đảm bảo chất lượng, ban-hanh-ve-dam-bao-chat-luong-
kiểm định chất lượng giáo dục và kiem-dinh-chat-luong-giao-duc-va-
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hop-tac-quoc-te-trong-linh-vuc-giao-
giáo dục duc-1
Công văn số 1669/QLCL- http://www.udn.vn/banqlclgd/van-
KĐCLGD ngày 31/12/2019 vv ban-phap-quy/cong-van-so-
thay thế Tài liệu hướng dẫn đánh 1669qlcl-kdclgd-vv-thay-the-tai-
16 giá chất lượng CTĐT các trình độ lieu-huong-dan-danh-gia-chat-luong-
của GDĐH ban hành kèm theo ctdt-cac-trinh-do-cua-gddh-ban-
Công văn số 769/QLCL- hanh-kem-theo-cv-so-769qlcl-
KĐCLGD kdclgd-1
Công văn số 1668/QLCL- http://www.udn.vn/banqlclgd/van-
KĐCLGD ngày 31/12/2019 về ban-phap-quy/cv-so-1668qlcl-
việc thay thế Bảng hướng dẫn kdclgd-ngay-31122019-ve-viec-
17 đánh giá ban hành kèm theo Công thay-the-bang-huong-dan-danh-gia-
văn số 768/QLCL-KĐCLGD ban-hanh-kem-theo-cong-van-so-
ngày 20/4/2018 của Cục Quản lý 768qlcl-kdclgd-ngay-2042018-cua-
chất lượng cuc-quan-ly-chat-luong

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
132

STT Văn bản Link truy cập


http://www.udn.vn/banqlclgd/van-
Thông tư số 38/2013/TT-BGDĐT
ban-phap-quy/thong-tu-so-382013tt-
ngày 29/11/2013 ban hành Quy
bgddt-ban-hanh-quy-dinh-ve-quy-
định về quy trình và chu kỳ kiểm
18 trinh-va-chu-ky-kiem-dinh-chat-
định chất lượng chương trình đào
luong-chuong-trinh-dao-tao-cua-cac-
tạo của các trường đại học, cao
truong-dai-hoc-cao-dang-va-trung-
đẳng và trung cấp chuyên nghiệp
cap-chuyen-nghiep
Công văn số 766/QLCL- http://www.udn.vn/banqlclgd/van-
KĐCLGD ngày 20/4/2018 V/v ban-phap-quy/cong-van-so-766qlcl-
19
hướng dẫn tự đánh giá cơ sở giáo kdclgd-vv-huong-dan-tu-danh-gia-
dục đại học co-so-giao-duc-dai-hoc
Công văn số 767/QLCL- http://www.udn.vn/banqlclgd/van-
KĐCLGD ngày 20/4/2018 V/v ban-phap-quy/cong-van-so-767qlcl-
20
hướng dẫn đánh giá ngoài cơ sở kdclgd-vv-huong-dan-danh-gia-
giáo dục đại học ngoai-co-so-giao-duc-dai-hoc
Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT http://www.udn.vn/banqlclgd/van-
ngày 19/5/2017 của Bộ Giáo dục ban-phap-quy/thong-tu-so-122017tt-
21 và Đào tạo ban hành Quy định về bgddt-cua-bo-giao-duc-va-dao-tao-
kiểm định chất lượng cơ sở giáo ban-hanh-quy-dinh-ve-kiem-dinh-
dục đại học chat-luong-co-so-giao-duc-dai-hoc
http://www.udn.vn/banqlclgd/van-
Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT
ban-phap-quy/thong-tu-042016tt-
ngày 14/3/2016 Quy định về tiêu
bgddt-quy-dinh-ve-tieu-chuan-danh-
22 chuẩn đánh giá chất lượng chương
gia-chat-luong-chuong-trinh-dao-
trình đào tạo các trình độ của giáo
tao-cac-trinh-do-cua-giao-duc-dai-
dục đại học
hoc
http://www.udn.vn/banqlclgd/van-
Công văn số 1074/KTKĐCLGD-
ban-phap-quy/cong-van-so-
KĐĐH ngày 28/6/2016 Hướng
1074ktkdclgd-kddh-huong-dan-
23 dẫn chung về sử dụng tiêu chuẩn
chung-ve-su-dung-tieu-chuan-danh-
đánh giá chất lượng CTĐT các
gia-chat-luong-ctdt-cac-trinh-do-
trình độ của GDĐH
cua-gddh

Ban ĐBCLGD - Đại học Đà Nẵng Sổ tay Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
Phiên bản 1.0

Ban Đảm bảo Chất lượng Giáo dục


Đại học Đà Nẵng

You might also like