You are on page 1of 3

Câu 1:

- Lỗi (Error): Là các phần của code mà không đúng một phần hoặc toàn bộ
như là kết quả của lỗi ngữ pháp, logic hoặc lỗi khác được phát sinh ra bởi
các nhà phân tích hệ thống, một lập trình viên hoặc các thành viên khác của
đội phát triển phần mềm.
- Sai (Fault): Là các errors mà nó gây ra hoạt động không chính xác của phần
mềm trong một ứng dụng cụ thể.
- Thất bại (Failure): Các faults trở thành failure chỉ khi chúng được
“activated” đó là khi người dùng cố gắng áp dụng các phần mềm cụ thể đó
bị lỗi. Do đó nguồn gốc của bất kỳ failure nào là một errors.
- Sự cố (Incident): Là triệu chứng liên kết với một thất bại và thể hiện cho
người dùng hoặc người kiểm thử về sự xuất hiện của thất bại này.

Câu 2: Kiểm thử là gì? Có bao nhiêu mức (level) kiểm thử? Phân tích mục đích,
người thực hiện và các kỹ thuật của từng mức kiểm thử đó.

- Kiểm thử (testing) là: Quy trình bao gồm tất cả các hoạt động vòng đời, cả
tĩnh lẫn động, liên quan đến việc lập kế hoạch, chuẩn bị đánh giá sản phẩm
phần mềm và sản phẩm liên quan, để xác định liệu chúng đã đáp ứng các
yêu cầu chưa, để chứng minh rằng chúng phù hợp với mục tiêu và để phát
hiện lỗi.

- Có 4 mức kiểm thử:


+, Mức 1: Kiểm thử đơn vị (Unit Testing)
+, Mức 2: Kiểm thử tích hợp (Integration Testing)
+, Mức 3: Kiểm thử hệ thống (System Testing)
+, Mức 4: Kiểm thử chấp nhận (Acceptance Testing)

- Mục đích, người thực hiện và các kỹ thuật của từng mức kiểm thử:
+, Unit Testing (Kiểm thử đơn vị):

 Mục đích: Kiểm tra tính đúng đắn của từng thành phần đơn vị (ví
dụ: hàm, phương thức) của mã nguồn.
 Người thực hiện: Nhà phát triển phần mềm (developer).
 Kỹ thuật: Sử dụng các framework kiểm thử đơn vị như JUnit, NUnit
để viết và chạy các test case đơn vị.

+, Integration Testing (Kiểm thử tích hợp):

 Mục đích: Kiểm tra tính hợp nhất và giao tiếp giữa các thành phần
của hệ thống.
 Người thực hiện: Nhóm phát triển hoặc đội kiểm thử.
 Kỹ thuật: Kiểm tra các luồng dữ liệu giữa các thành phần, sử dụng
kỹ thuật "top-down" hoặc "bottom-up" để kiểm tra hệ thống từ các
thành phần lớn hoặc nhỏ nhất.

+, System Testing (Kiểm thử hệ thống):

 Mục đích: Kiểm tra toàn bộ hệ thống để đảm bảo rằng nó đáp ứng
được yêu cầu chức năng và phi chức năng.
 Người thực hiện: Nhóm kiểm thử hoặc người dùng cuối.
 Kỹ thuật: Kiểm tra các tính năng, hiệu suất, bảo mật, và tương tác
người dùng trên toàn bộ hệ thống.
+, Acceptance Testing (Kiểm thử chấp nhận):

 Mục đích: Kiểm tra xem hệ thống có đáp ứng được yêu cầu của
khách hàng hay không.
 Người thực hiện: Khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng.
 Kỹ thuật: Kiểm tra theo các tiêu chí được xác định trước đó bởi
khách hàng, thường được thực hiện trong một môi trường giống
thực tế nhất có thể.

Câu 3:

Khái niệm “Test case” là một mô tả một dữ liệu vào (input), hành động (action)
hoặc sự kiện (even) và một kết quả mong đợi (expected respopnse), để xác định
một chức năng của ứng dụng phần mềm hoạt động đúng hay không.

Các bước viết một test case:

- Mã, tên test case


- Mục đích
- Điều kiện tiên quyết
- Mô tả các bước
- Test data
- Kết quả mong chờ

You might also like