You are on page 1of 34

ĐỀ CƯƠNG ÔN TÂP MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

Chươn T NỘI DUNG VẤN ĐỀ ÔN TẬP


g T
1 1 Anh (Chị) trình bày chức năng của NHTW? Liên hệ với thực tế chức năng
của NHNN Việt Nam
2 Anh (Chị) trình bày nội dung và ý nghĩa của Bảng Tổng kết tài sản tổng
hợp và Bảng cân đối tiền tệ của NHTW
3 Anh (Chị) trình bày nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN Việt Nam
2 4 Anh (Chị) hãy phân tích những đặc trưng của CSTT? Mối quan hệ giữa
CSTT và các CS kinh tế khác
5 Anh (Chị) hãy phân tích các mục tiêu của CSTT? Liên hệ với mục tiêu của
CSTT ở Việt Nam hiện nay
6 Anh (Chị) hãy trình bày các mục tiêu điều hành CSTT của NHTW? Liên hệ
với thực tế mục tiêu điều hành CSTT của NHNN Việt Nam
7 Anh (Chị) trình bày nội dung cơ bản của CSTT? Liên hệ với thực tế nội
dung CSTT của NHNN VN
8 Anh (Chị) trình bày các công cụ của CSTT? Liên hệ thực tế ở VN (6 công
cụ)
3 9 Anh (Chị) trình bày các nguyên tắc phát hành tiền và các kênh phát hành
tiền của NHTW? ? Liên hệ với thực tế phát hành tiền của NHNN VN
10 Anh (Chị) trình bày các cơ sở phát hành tiền của NHTW?
11 Anh (Chị) trình bày quy trình tổ chức phát hành và điều hòa tiền mặt trong
hệ thống NHNN Việt Nam
4 12 Anh (Chị) hãy trình bày các hình thức giao dịch trong nghiệp vụ TTM?
Liên hệ với thực tế nghiệp vụ TTM ở Việt Nam
13 Anh (Chị) hãy trình bày các phương thức/ hình thức giao dịch trong nghiệp
vụ TTM? Liên hệ với thực tế nghiệp vụ TTM ở Việt Nam?
14 Anh (Chị) hãy trình bày về các hàng hóa trong nghiệp vụ TTM? Liên hệ
với thực tế nghiệp vụ TTM ở Việt Nam?
15 Anh (Chị) hãy trình bày về các chủ thể tham gia nghiệp vụ TM ? Liên hệ
với thực tế nghiệp vụ TTM ở Việt Nam?
16 Anh (Chị) hãy trình bày quy trình nghiệp vụ TTM của NHNN VN?
5 17 Anh (Chị) hãy trình bày nguyên tắc cung ứng tín dụng của NHNN VN
18 Anh (Chị) hãy trình bày các nghiệp vụ tín dụng của NHTW
19 Anh (Chị) hãy trình bày các nghiệp vụ tín dụng của NHTW đối với các
TCTD? ( cần nêu rõ điều kiện, quy trình thực hiện nghiệp vụ đó)
7 20 Anh (Chị) hãy cho biết mục đích dự trữ ngoại hối của NHTW? Liên hệ với
thực tế ở VN?
21 Anh (Chị) hãy cho biết hoạt động quản lý ngoại hối của NHTW gồm gì?
Liên hệ với thực tế ở VN?
22 Anh (Chị) hãy trình bày hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTW? Liên
hệ với thực tế ở VN?
23 Anh (Chị) hãy trình bày hoạt động quản lý và kinh doanh ngoại hối của
NHNN VN?
24 Anh (Chị) hãy trình bày hoạt động quản lý nhà nước về kinh doanh vàng
của NHNN VN?
8 25 Anh (Chị) hãy trình bày mục đích và nội dung của hoạt động thanh tra
26 Anh (Chị) cho biết đối tượng thanh tra của NHNN VN là gì? Nêu VD minh
họa?
27 Anh (Chị) hãy cho biết các phương thức thanh tra? Nêu ró phương thức
TTr trên báo cáo (phương thức giám sát từ xa)? Liên hệ với thực tế ở VN?
28 Anh (Chị) hãy cho biết các phương thức thanh tra? Nêu ró phương thức
TTr tại chỗ? Liên hệ với thực tế ở VN?
29 Anh (Chị) hãy cho biết công việc xử lý kết quả TTr của NHNN

BÀI TẬP: - Xác địnhlượng tiền cung ứng tăng thêm hàng năm
-Xác định khối lượng trúng thầu, giá thanh toán của NHTW trong các
giao
dịch đấu thầu
- Nghiệp vụ tín dụng: Chiết khấu GTCG

Tài liệu tham khảo:


- Luật NHNN 2010
- Nghị định 96/2008/NĐ-CP
- Quy chế nghiệp vụ TTM
- Pháp lệnh Ngoại hối
- Các Quyết định của NHTW về DTBB, về Lãi suất, về Hạn mức tín dụng
- Thông tư 13,15,19/2010/TT-NHNN
- Các trang web của NHNN, Bộ Tài chính, Chính phủ
- Các tài liệu có liên quan
Câu1. Chức năng của NHTW
1.Phát hành tiền tệ
Ở phần lớn các nước, ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền tệ.
Toàn bộ tiền mặt pháp định đều do NHTW phát hành theo chế độ độc quyền phát hành tiền của
nhà nước. tiền này có hiệu lực sử dụng bắt buộc trong toàn quốc như là phương tiện trao đổi. vì
tiền mặt được xem là loại tiền mạnh nhất trong hệ thống tiền tệ, hơn nữa, thông qua nó tiền gửi
có kì hạn và không kì hạn được hình thành. Cho nên, hoạt động cung ứng tiền tệ của NHTW tác
động một cách trực tiếp đến độ tăng, giảm của tổng cung tiền tệ trong nền kinh tế, qua đó ảnh
hưởng đến cả sản xuất và tiêu dùng.
2.Ngân hàng của các ngân hàng trung gian
Với vai trò là ngân hàng trung tâm của các ngân hàng trung gian và hệ thống tài chính trong mỗi
quốc gia, NHTW thực hiện một số công việc quan trọng cho các ngân hàng trung gian, đó là:
- cấp giấy phép kinh doanh tiền tệ cho các ngân hàng trung gian, đồng thời chế tài các vụ vi
phạm luật lệ ngân hàng.
- có quyền quy định, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà các ngân hàng trung gian phải thi hành.
- tiến hành thanh tra, kiểm soát các ngân hàng trung gian nhằm giúp cho hệ thống ngân hàng
hoạt động lành mạnh, trên cơ sở đó, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và lợi ích chung của
nền kinh tế.
- quản lý đối với toàn hệ thống, thí dụ tái cấp vốn, tái chiết khấu… ấn định các lãi suất, lệ phí
hoa hồng áp dụng cho các ngân hàng trung gian, quy định những thể lệ điều hành các nghiệp
vụ///
- mở tài khoản giao dịch và tổ chức thanh toán bù trừ cho các ngân hàng trung gian.
Là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng, NHTW
chịu trách nhiệm ban hành các hình thức thanh toán, các chế độ, quy trình kế toán thanh toán
cho toàn bộ hệ thống ngân hàng áp dụng. đồng thời, chính NHTW là người tổ chức và chủ trì
thanh toán cho các ngân hàng trung gian khi họ có các khoản thanh toán lẫn nhau và cùng tìm
đến NHTW để thực hiện việc thanh toán. Thanh toán thông qua NHTW có thể được thực hiện
bằng thanh toán từng lần hoặc thanh toán bù trừ.
- NHTW tái cấp vốn cho các ngân hàng trung gian dưới các hình thức: cho vay thế chấp hay
ứng trước; chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá.
- cung cấp các thiết bị ngân hàng cho các ngân hàng trung gian.
3. là ngân hàng của nhà nước:
Mặc dù NHTW có thể thuộc hoặc không thuộc sở hữu nhà nước nhưng NHTW phải thực hiện
chức năng là ngân hàng của nhà nước. điều này thể hiện thông qua quyền của nhà nước trong
việc bổ nhiệm cơ quan lãnh đạo cao nhất của NHTW và các hoạt động mà NHTW thực hiện
cho chính phủ hoặc thay mặt nhà nước để thực hiện:
- NHTW thay mặt nhà nước để quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, thanh toán ngoại hối và
hoạt động ngân hàng.
- NHTW đại diện cho nhà nước tại các tổ chức tài chính quốc tế
- NHTW mở tài khoản và đại lý tài chính cho chính phủ
- NHTW thanh toán cho kho bạc nhà nước
- thay mặt nhà nước quản lý nhà nước các hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và
ngân hàng.
- thực hiện tư vấn cho chính phủ về các chính sách kinh tế tài chính tiền tệ
- thực hiện quản lý dự trữ quốc gia về ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý
- thực hiện tạm ứng cho ngân sách nhà nước trong những trường hợp cần thiết.
Liên hệ thực tiễn việt nam
Ngân hàng nhà nước việt nam thực sự đóng vai trò là ngân hàng thương mại từ năm 1968 và
nhất là từ khi có pháp lệnh ngân hàng 1990. đã thực hiện các chức năng:
- phát hành và quản lý lưu thông tiền tệ trong cả nước
- là ngân hàng của các ngân hàng Việt Nam
- là ngân hàng của nhà nước
Tồn tại:
Hoạt động điều hành và quản lý lưu thông tiền tệ chưa có quy chế thống nhất và hoàn chỉnh nên
chưa thật sự chủ động và hiệu quả
Bị lệ thuộc nặng nề vào chính phủ
Quản lý đối với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng tiền tệ khác chưa theo quy
định thống nhất( lúc lỏng, lúc chặt) gây khó khăn cho hoạt động của các tổ chức này
Mối quan hệ giữa ngân hàng nhà nước với các ngân hàng thương mại chưa rõ ràng, mức độ can
thiệp lại quá sâu, bản chất hệ thống một cấp.
- giải pháp khắc phục :
Xây dựng quy chế hoạt động nhằm xác định rõ mối quan hệ giữa: ngân hàng trung ương và
chính phủ. Ngân hàng trung ương và bộ tài chính, ngân hàng trung ương với các ngân hàng
thương mại.
Củng cố vị trí tài chính của ngân hàng trung ương
Xây dựng quy chế điều tiết lưu thông tiền tệ, tỷ giá, hoạt động của các ngân hàng thương mại,
các tổ chức kinh doanh tiền tệ và tài chính và với thị trường tài chính nói chung, kể cả chính
sách lãi suất, dự trữ bắt buộc..v.v
Cơ cấu lại hoạt động các vụ chức năng.
Câu 2: Nội dung và ý nghĩa của bảng tổng kết tài sản tổng hợp và bảng cân đối tiền tệ của
NHTW

* Bảng tổng kết tài sản tổng hợp

Nội dung: Bảng tk ts tổng hợp gồm tài sản có và tài sản nợ

a) tài sản nợ

+ tiền mặt đang lưu hành: là tổng số lượng tiền đang lưu thông trong nền kinh tế

+ tiền dự trữ: gồm tiền mặt tại quỹ của các ngân hàng tm cộng với những khoản tiền gửi của
NHTM tại NHTW

+ tiền gửi của kho bạc: khoản tiền kho bạc gửi tại NHTW

+ tiền gửi nc ngoài và các khoản tiền gửi khác: khoản tiền gửi tại NHTW của chính phủ các nc,
NHTW các nc, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế

+ tiền mặt trả sau: phát sinh trong quá trình thanh toán séc của nhtw

+ tài sản nợ khác: bao gồm tất cả những ts nợ của NHTW còn lại ko gồm trong bất kì mục nào
của bảng tổng kết ts

b) Tài sản có

+ chứng khoán: gồm những chứng khoán mà nhtw đang nắm giữ

+ cho vay: khoản tiền mà NHTW đang cho các ngân hàng trung gian và chính phủ vay

+ vàng và tài khoản SDR: SDR là quyền rút vốn đặc biệt do quỹ tiền tệ quốc tế phát hành cho
các chính phủ để thanh toán các hoản nợ quốc tế và thay thế vàng trong các giao dịch quốc tế

+ tiền đúc của kho bạc: là những đồng tiền đuc do kho bạc phát hành mà NHTW đang nắm giữ

+ Tiền mặt trong quá trình thu: khoản mục này phát từ quá trình thanh toán séc của NHTW

+ tài sản có khác: bao gồm tiền gửi của NHTW và các trái phiếu ghi bằng ngoại tệ cũng như các
tài sản bằng hiện vật

Ý Nghĩa: Cho biết tình hình tài sản của NHTW tại thời điểm lập bảng tổng kết tài sản tổng hợp

*Bảng cân đối tiền tệ của NHTW:

Nội dung: Bảng cân đối tiền tệ của NHTW đc xây dựng trên cơ sở phân tổ các tài khoản trên
bảng cân đối kế toán của các đơn vị thuộc NHTW theo phương pháp thống kê tiền tệ, do quỹ
tiền tệ quốc tế nghiên cứu và thiết kế. Bảng gồm tài sản có và tài sản nợ
a) tài sản nợ:

+ tiền dự trữ: khoản mục này gồm tổng lượng tiền mặt trong lưu thông và các kkhoarn tiền gửi
của các tổ chức tài chính trung gian tại NHTW

+ Tài sản nợ nc ngoài: khoản mục này thể hiện các luồng giao dịch tài chính giữa NHTW với
những người ko cư trú và bao gồm : tiền gửi của chính phủ các nc, các NHTW và các ngân
hàng nc ngoài, các tc tài chính quốc tế và nc ngoài khác; tiền gửi của các tổ chức và cá nhân ko
cư trú; các chứng khoán và giấy tờ có giá khác đc phát hành cho các tổ chức và cá nhân ko cư
trú; các khoản vay nc ngoài; các khoản nợ khác đối với những người ko cư trú

+ tiền gửi của chính phủ: khoản mục này phản ánh số tiền NHTW đang nợ chính phủ gồm: tiền
gửi của kho bạc nhà nc; các khoản nợ khác

+ Vốn và các quỹ: gồm toàn bộ vốn và các quỹ của NHTW

+ tài sản nợ khác: gồm các tài khoản phản ánh các khoản phải trả và các tài sản. Nợ khác ko đc
phân bổ và các tài sản nợ trên.

b) tài sản có:

+ tài sản có nc ngoài: đây là căn cứ để xác định dự trữ ngoại hối nhà nc do NHTW nắm giữ,chỉ
tiêu này bao gồm: các tài sản có dự trữ do NHTW nắm giữ; các công cụ tài chính bằng nội tệ
hoặc ngoại tệ đc sử dụng giao dịch với những người ko cư trú

+ Cho chính phủ vay: khoản mục này thể hiện các giao dịch tài chính giữa NHTW với chính
phủ hay các khoản nợ của chính phủ đối với NHTW, bao gồm: trái phiếu chính phủ do NHTW
nắm giữ; các khoản chính phủ còn nợ NHTW; số vốn NHTW thay mặt chính phủ kí vay ngân
hàng nc ngoài hoặc các tổ chức quốc tế và đc chuyển cho kho bạc nhà nc quản lý;

+ cho các tổ chức tín dụng vay: khoản mục này thể hiện các luồng giao dịch tài chính giữa
NHTW với các tổ chức tín dụng, bao gồm các khoản tín dụng mà NHTW cấp cho các tổ chức
này, hoặc thực hiện mục tiêu chính sách kinh tế, tiền tệ quốc gia trong từng thời kì. Đây là chỉ
tiêu đặc biệt quan trọng đối với NHTW trong việc phân tích đánh giá để thực thi chính sách tiền
tệ

+ tài sản có khác: bồm các tài sản có phi tài chính và các khoản phải thu

*Ý nghĩa:

- cho biết khối lượng tiền dự trữ của NHTW tại một thời điểm nhất định ( bao gồm toàn bộ số
tiền mà dân chúng, các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng nắm giữ dưới dạng tiền mặt và số tiền
tổ chức tín dụng đang gửi tại NHTW).
- là căn cứ để xác định dự trữ ngoại hối nhà nc do NHTW đang quản lý tại một thời điểm nhất
dịnh, là một chỉ tiêu quan trọng để lập cán cân thanh toán quốc tế. Cho biết luồng luân chuyển
vốn giữa NHTW với các khu vực trong nc và ngoài nc.

Câu 3 : Anh (Chị) trình bày nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN Việt Nam

● NHNN Việt Nam có 5 nhiệm vụ chính như sau :


- Phát hành giấy bạc, điều hòa lưu thông tiền tệ.
Phát hành giấy bạc là nhiệm vụ độc quyền của NHNN Việt Nam trên lãnh thổ nước mình.
Tiền này có hiệu lực sử dụng bắt buộc trên toàn quốc như là phương tiện trao đổi. Hoạt động
cung ứng tiền của NHNN Việt Nam tác động một cách trực tiếp đến độ tăng, giảm của tổng
cung tiền tệ trong nền kinh tế, qua đó nó sẽ ảnh hưởng và điều hòa lưu thông tiền tệ.

- Huy động vốn của dân, điều hòa và mở rộng tín dụng để phát triển sản xuất.
Thông qua cách kiểm soát điều chỉnh hệ thống NHTM, NHNN Việt Nam đã chủ động huy
động vốn của dân thông qua đó mở rộng hệ thống tín dụng trên khắp cả nước nhờ các chính
sách với các TCTD cũng như chính sách tiền tệ. hành động trên đã giúp cho NHNN Việt
Nam điều hòa mở rộng tín dụng và phát triển sản xuất.

- Quản lí ngoại tệ, vàng bạc, thực hiện các giao dịch với nước ngoài về ngoại hối.
NHNN Việt Nam thay mặt các tổ chức, cá nhân trong nước thực hiện các giao dịch về ngoại
tệ, vàng bạc, cũng như các giao dịch về ngoại hối qua đó lưu thông quản lí ngoại hối, vàng
bạc, ngoại tệ. ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối.

- Quản lí ngân quỹ Quốc gia ( Quỹ NSNN ).


Quỹ NSNN được dùng để thực hiện các hoạt động vĩ mô và duy trì các bộ máy của chính
phủ, tuy nhiên quỹ NSNN của nước ta do NHNN Việt Nam quản lí và thu – chi dựa trên các
quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ, NHNN VIệt Nam còn là cơ quan hỗ trợ
và đưa ra những ‎kiến góp ‎cho việc thu chi NSNN cho Chính phủ.

- Đấu tranh tiền tệ với địch.


Mỗi nước khác nhau đều có đồng tiền bản địa khác nhau, việc sử dụng các đồng tiền nước
khác mà đồng tiền nước mình ko bị mất giá cũng như được đánh giá cao trên quốc tế thì yêu
cầu phải có những chính sách, hành động hợp lí, và NHNN Việt Nam chính là cơ quan có
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu này, đó chính là đấu tranh tiền tệ với các nước khác.

● NHNN Việt Nam có những quyền hạn sau :


- Độc quyền phát hành tiền.
- Áp dụng điều hành các chính sách tiền tệ.
- Quản lí các TCTD trong nước.
Câu 4: Anh (Chị) hãy phân tích những đặc trưng của CSTT? Mối quan hệ giữa CSTT và
các CS kinh tế khác

❖ Đặc trưng của chính sách tiền tệ (có 4 đt)


● Chính sách tiền tệ là một bộ phận hữu cơ cấu thành chính sách tài chính quốc gia
Mức độ tiền tệ hóa cao hay thấp của nền kinh tế phản ánh trình độ phát triển kinh tế của nước
ấy. Do đó tiền tệ đã thâm nhập và trở thành một yếu tố hết sức quan trọng trong mọi nền kinh tế.
Chính vì vậy chính sách tiền tệ được coi là bộ phận trung tâm của các chính sách kinh tế- tài
chính quốc gia.

● Chính sách tiền tệ là công cụ thuộc tầm vĩ mô:


Chính sách tiền tệ được dung để làm thay đổi lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, từ đó tác
động đến lãi suất, ảnh hưởng đến đầu tư, đến sản xuất và lưu thông hàng hóa, do vậy chính sách
tiền tệ là chính sách thuộc tầm vĩ mô.

● NHTW là người đề ra và vận hành chính sách tiền tệ:


Do chính sách tiền tệ luôn hướng vào việc thay đổi lượng tiền cung ứng nên chủ thể nào thực
hiện việc phát hành tiền và điều hòa lưu thong tiền tệ thì chính chủ thế ấy phải trực tiếp vạch ra
và thực thi chính sách tiền tệ. Chủ thể đó không ai khác chính là NHTW.

● Mục tiêu tổng quát của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền và góp phần thực
hiện một số mục tiêu kinh tế vĩ mô khác.
Trên cơ sở thực thi chính sách tiền tệ nhằm tác động đến lượng tiền cung ứng để từ đó tác động
đến hang loạt các yếu tố khác trong nền kinh tế như lãi suất, lạm phát, đầu tư, việc làm…. ổn
định giá trị tiền tệ là mục tiêu trọng tâm của chính sách tiền tệ. có ổn định được tiền tệ thì mới
khuyến khích được tiết kiệm, có tiết kiệm mới có đầu tư, có đầu tư mới có tăng trưởng kinh tế,
giảm thất nghiệp…

❖ Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế khác:
Thực chất nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tiền tệ. Trong nền kinh tế đó ổn định và tăng
trưởng là 2 mục tiêu quyện chặt với nhau, tiền đề của nhau. Các nhà kinh tế đã dưa ra 3 luận đề
sau đối với một nền kinh tế:

*Không thể có tăng trưởng kt nếu ko có đầu tư

*Không thể có đầu tư nếu ko có tiết kiệm

*Không thể có tiết kiệm nếu thiếu sự ổn định giá cả, ổn định tiền tệ.

Để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô chính phủ thường sử dụng 4 chính sách kinh tế:
1) Chính sách tài khóa: hướng vào cân bằng ngân sách, xây dựng một chính sách thuế hiệu quả,
công bằng.

2) chính sách tiền tệ: kiểm soát lượng tiền cung ứng

3) chính sách kinh tế đối ngoại: chính sách thương mại quốc tế và tỷ giá hối đoái

4) chính sách thu nhập: tiền lương và thu nhập phải gắn với trách nhiệm và mức cống hiến.

Câu 5: Anh (Chị) hãy phân tích các mục tiêu của CSTT? Liên hệ với mục tiêu của CSTT ở
Việt Nam hiện nay

Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô cực kì quan trọng của nhà nước
trong nền kinh tế thị trường vì nó có ảnh hưởng lớn đến các biến số vĩ mô như: công ăn việc
làm, tốc độ tăng trưởng, lạm phát… Để đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ thì việc sử
dụng các công cụ của nó có vai trò cơ bản, quyết định.

Mục tiêu của chính sách tiền tệ

a. Ổn định giá trị đối nội của đồng tiền trên cơ sở kiểm soát lạm phát

NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình.
Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên hai mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền(chỉ số giá
cả hàng hoá và dịch vụ trong nước)và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với
ngoại tệ). Tuy vậy, CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát
=0 vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được,để có một tỷ lệ lạm phát giảm phảI chấp
nhận một tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.

b.Ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền trên cơ sở cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và ổn
định tỷ giá hối đoái

Trong nền kt mở, tốc độ toàn cầu hóa nền kinh tế diễn ra rất nhanh. Sự biến động của tỷ giá hối
đoái sẽ tác động đến hoạt động kinh tế trong nước, đặc biệt là xuất nhập khẩu. Một tỷ giá hối
đoái cao hay thấp đều xuất hiện những tác động kép tích cực và tiêu cực. Chính vì vậy nhiệm vụ
của NHTW là sử dụng những công cụ, chính sách của mình để can thiệp giữ cho tỷ giá ko biến
động lớn, tránh gây sự bất ổn định trong nền kinh tế vừa nhằm khuyến khích xuất khẩu, kiểm
soát nhập khẩu
c. Tăng công ăn việc làm, giảm thất nghiệp
CSTT mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu qủa các nguồn lực
xã hội,quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Để
có một tỷ lệ thất nghịêp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên. Mặt khác, khi tăng
trưởng kinh tế đạt được do kết quả của cuộc cải tiến kĩ thuật thì việc làm có thể không tăng mà
còn giảm. Theo nhà kinh tế học Arthur Okun thì khi GNP thực tế giảm 2% so với GNP tiềm
năng, ythif mức thất nghiệp tăng 1%.

Từ những điều trên cho thấy, vai trò của NHTW khi thực hiện mục tiêu này : tăng cường đầu tư
mở rộng sản xuất – kinh doanh, chống suy thoái kinh tế theo chu kỳ, tăng trưởng kinh tế ổn
định, khống chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

d. Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch định các chính sách
kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị
đồng bản tệ là rất quan trọng ,nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủMục tiêu
này chỉ đạt được khi kết quả hai mục tiêu trên đạt được một cách hài hoà.

Mối quan hệ giữa các mục tiêu : Có mối quan hệ chặt chẽ,hỗ trợ nhau, không tách rời. Nhưng
xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau thậm chí triệt
tiêu lẫn nhau. Vậyđể đạt được các mục tiêu trên một cách hài hoà thì NHTW trong khi thực
hiện CSTT cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

Mặt khác để biết các mục tiêu cuối cùng trên có thực hiện được không, thì các NHTW phải chờ
thời gian dài ( một năm –khi kết thúc năm tài chính).

Liên hệ

Sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (2008-2009), tăng trưởng GDP của Việt
Nam đã được đẩy nhanh trong năm 2010 .Tuy nhiên, lạm phát năm 2010 của Việt Nam cũng đã
tăng cao lên mức hai con sốNhững tháng đầu năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam
cũng đã tăng khá cao đe dọa mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm dưới mức hai con số.

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém về kinh tế vĩ mô, Chính phủ Việt Nam đã có Nghị quyết
11 tập trung “ưu tiêm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” với 6
gói các biện pháp chính sách, một trong 6 biện pháp đó là thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.
Qua đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã điều chỉnh mục tiêu trần tăng trưởng tín dụng,
và tăng trưởng nguồn cung tiền (M2) trong năm 2011

Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, SBV đã yêu cầu các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác
phải kìm hãm tăng trưởng tín dụng; các tổ chức tín dụng hạn chế cấp tín dụng cho những hoạt
động không mang tính sản xuất như bất động sản và chứng khoán. Đồng thời SBV sẽ phạt
những tổ chức tín dụng nào không đáp ứng được những mục tiêu trên bằng cách bắt buộc tăng
gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Mặt khác, SBV cũng tìm cách hạn chế cho vay bằng ngoại tệ; giới hạn việc nhập khẩu vàng,
cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trường. Những động thái có tính quyết liệt của SBV đưa ra
là nhằm giảm thiểu những giao dịch đầu cơ tích trữ ngoại tệ và vàng để đảm bảo ổn định tiền
đồng VND.

Từ nay đến cuối năm, NHNN tiếp tục giữ ổn định mức trần lãi suất huy động vốn bằng VND
14%/năm để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng (TCTD) đưa mặt bằng lãi suất cho vay về
biên độ 17-19% đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường; giữ nguyên trần lãi suất
bằng ngoại tệ của các TCTD đối với khách hàng là tổ chức và dân cư. Sửa đổi cơ chế cho vay
bằng ngoại tệ theo hướng quy định điều kiện chặt chẽ hơn. NHNN sẽ điều hành tỷ giá theo
hướng ổn định. Đối với thị trường vàng, NHNN sẽ điều hành theo mục tiêu bình ổn giá vàng
trong nước diễn biến phù hợp với giá vàng quốc tế, chống đầu cơ, làm giá.

Câu 7: Nội dung cở bản CSTT

CSTT là 1 bộ phận quan trọng, cấu thành chính sách kt vĩ mô của NN. Do vậy việc thực thi
CSTT phải phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế quốc gia cả trước mắt và trong tương lai.

+ Kiểm soát cung ứng tiền và điều hòa lưu thông tiền tệ

Khối lượng tiền tệ cung ứng trong 1 thời kỳ nhất định phải cân đối với mức tăng tổng sản phẩm
quốc dân danh nghĩa và vòng quay tiền tệ trong thời kỳ đó. NHTW phải theo dõi diễn biến của
hoạt động kinh tế, của giá cả và tỷ giá hối đoái, khuynh hướng chỉ tiêu của dân chúng và mức
độ hoạt động thanh toán ko bằng tiền mặt trong nền kinh tế. từ đó điều chỉnh kịp thời việc cung
ứng tiền sao cho khối lượng tiền tệ tăng hay giảm mà ko làm tăng giá cả hoặc thiếu phương tiện
tanh toán cho nền kinh tế.

+ Kiểm soát hoạt động tín dụng

Khối lượng tín dụng mà NHTM cung ứng cho nền kinh tế chủ yếu từ 3 nguồn sau: vốn tự có
của NH, vốn huy động từ nguồn nhàn rỗi, vay tái cấp vốn NHTW

Để điều tiết tín dụng và khối lượng tiền tệ, NHTW sẽ sử dụng 1 số công cụ như lãi suất, tỷ lệ
DT tối thiêu bắt buộc, NV thị trường mở.

+ Kiểm soát ngoại hối

Để ổn định giá trị đối ngoại của đồng bản tệ, NHTW thực hiện các giao dịch về tài chính tiền tệ
và sử dụng 1 số CS để tác động tới khối lượng tiền tệ trên các phương diện sau
Xây dựng và quản lý dự trữ ngoại hối nhằm đảm bảo khả năng thanh toán ngoại hối, Lập và
theo dõi diễn biến cán cân TTQT. Thực hiện các NV hối đoái, Ổn định tỷ giá hối đoái để kìm
giữ lạm phát, ổn định tỷ giá trong nước, quan hệ với các NHTW khác với tổ chức tài chính quốc
tế để tìm kiếm nguồn tài trợ có điều kiện ưu đãi, khuyến khích đầu tư nước ngoài và kiều hối

+ Chính sách đối với NSNN: tùy thuộc vào tình trạng của cán cân ngân sách có cân bằng hay
ko, ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến lưu thông tiền tệ

Liên hệ VN

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để bình ổn
thị trường tài chính, tiền tệ, nhất là ổn định tỷ giá VNĐ/USD. Trong những tháng đầu năm
2008, trước bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm và tình hình kinh tế trong nước diễn biến phức
tạp, Chính phủ đã thống nhất xác định nhiệm vụ trọng tâm là: “Kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn
định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm
phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu”

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã can thiệp kịp thời công bố dự trữ ngoại tệ giúp ổn định tâm lý
nhân dân và ổn định tỷ giá. Theo quy luật thì về cuối năm nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng
tăng cao dẫn đến nhu cầu ngoại tệ tăng.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt có kiểm
soát, dựa trên tín hiệu thị trường trong khi vẫn duy trì sự ổn định tương đối của tỷ giá nhằm
thực hiện mục tiêu khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, đảm bảo khả năng trả nợ nước
ngoài và sự lành mạnh của cán cân thanh toán, góp phần kiềm chế lạm phát, hỗ trợ cho tăng
trưởng kinh tế bền vững.
Trong 6 tháng đầu năm, NHNN và các ngân hàng thương mại đã bám sát 5 nhóm giải pháp của
Chính phủ và thực hiện có hiệu quả các chính sách tiền tệ, góp phần quan trọng ngăn chặn suy
giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội…NHNN sử dụng đồng bộ giải pháp
thắt chặt tiền tệ bằng cách thu hút tiền từ lưu thông, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện
thanh toán và dư nợ tín dụng, đồng thời, hỗ trợ kịp thời vốn ngắn hạn cho các tổ chức tín dụng
gặp khó khăn về thanh khoản.Trong giai đoạn cuối năm, để đảm bảo cho mục tiêu tăng trưởng,
nội dung CSTT được nới lỏng hơn để phù hợp với yêu cầu này.

Câu 8: Trình bày các công cụ của CSTT. Liên hệ VN.

Có 6 công cụ của CSTT:


- Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân
hàng thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương
đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai
thông khả năng thanh toán của họ.

- Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số
tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toan (cho vay) của các Ngân hàng thương
mại.
- Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá
ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối
lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng
của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.

- Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền
tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu
thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là 1 công cụ rất lợi hại. Cơ chế điều
hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân
hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất
định.

- Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân
hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn
mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại
phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.

- Tỷ giá hối đoái:Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó
vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối
đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và
hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến
tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán
quốc tế, thu hút vốn dầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của
chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều
nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan
trọng cho chính sách tiền tệ.

Liên hệ

Trong suốt gần mười năm qua, tư tưởng chủ đạo trong chính sách tiền tệ của Việt Nam là có
tính đan xen giữa mở rộng thận trọng và thắt chặt linh hoạt trong từng thời điểm cụ thể mang
tính ngắn hạn, còn các công cụ chính sách tiền tệ ngày càng đa dạng và được NHNN điều hành
khá mềm dẻo, đồng bộ, ngày càng phù hợp cơ chế và bám sát các tín hiệu thị trường, đồng thời
ngày càng phù hợp xu thế vận động chung của chính sách tiền tệ khu vực, cũng như thế giới.

Chính sách tín dụng được sử dụng tích cực và năng động hơn chính sách lãi suất và tỷ giá. Nói
cách khác, trọng tâm của chính sách tiền tệ là nghiêng về sử dụng công cụ tăng tổng mức và dư
nợ tín dụng, chứ không phải là công cụ lãi suất và tỷ giá.

Trong những năm gần đây, công cụ lãi suất được sử dụng mềm dẻo và tích cực hơn, còn công
cụ tỷ giá vẫn có tính ổn định cao nhất… Điều này ít nhiều có ảnh hưởng 2 mặt đến sự thăng
trầm đột ngột của thị trường tiền tệ, nhất là thị trường ngoại hối. Thực tế cho thấy, dòng ngoại tệ
tập trung được và sự căng thẳng ngoại tệ ở ngân hàng thường tỷ lệ nghịch về xu hướng và gắn
với sự neo giữ tỷ giá chính thức trong những thời điểm tương ứng.

Thị trường tiền tệ Việt Nam nhìn chung vẫn giữ được ổn định về tổng thể, song chưa thực sự
phát triển đồng bộ, cân đối, mang tính thị trường cao, nhất là thị trường liên ngân hàng, cũng
không tránh khỏi những thời điểm nhậy cảm và thăng trầm ngắn hạn..;

Thực tế cho thấy, điều quan trọng và đóng góp lớn nhất của chính sách tiền tệ vào sự ổn định và
phát triển của đất nước là tiếp tục giữ ổn định thị trường tiền tệ, giảm các chi phí vốn cho doanh
nghiệp và cung ứng kịp thời các nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của đất
nước trong phạm vi an toàn tín dụng cho phép. Yêu cầu này cần được tiếp tục trong thời gian
tới, với việc sử dụng đồng bộ hơn các công cụ của chính sách tiền tệ, trong đó có chính sách tỷ
giá và lãi suất theo hướng thị trường và mềm hơn…/

Câu 9 : Anh (Chị) trình bày các nguyên tắc phát hành tiền và các kênh phát hành tiền của
NHTW? ? Liên hệ với thực tế phát hành tiền của NHNN VN

NHTW là cơ quan duy nhất chịu tác nhiệm chính, thay mặt chính phủ để phát hành tiền pháp
định, tiền này có hiệu lực sử dụng bắt buộc trong toàn quốc.

Phát hành tiền dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản đó là :

- Dựa trên lượng vàng dự trữ của NHTW : Tức là thay vì đưa tiền Vàng ra lưu thông, các
nước dã cho lưu hành tiền giấy với một khối lượng giá trị tương đương dự trữ Vàng và
cam kết rằng người có tiền giấy có quyền đổi ra Vàng vào bất kỳ lúc nào nếu họ muốn.
- Dựa trên cơ sở phát hành tiền pháp định : Với nguyên tắc này thì tiền giấy được phát hàn
không còn bị cột chắt vào dự trữ Vàng hay 1 loại hàng hóa cố định nào khác.
Có 5 kênh phát hành tiền của NHTW đó là :

- Phát hành tiền qua kênh chính phủ : Khi mà NSNN bị thâm hụt thì Chính phủ có 3 cách
để bù đắp thâm hụt, trong đó có 2 cách là vay NHTW và vay nước ngoài, điều này sẽ ảnh
hưởng đến lượng cung ứng tiền tệ trong nước. Nếu vay NHTW thì NHTW sẽ phải tạm
ứng cho Chính phủ thông qua đó bơm tiền vào lưu thông. Còn nếu vay nước ngoài thì
thường là bằng vàng ngoại tệ, hàng hóa, thế nên NHTW sẽ phải bơm 1 lượng nội tệ tương
ứng để bù cân bằng bảng cân đối kế toán.
- Phát hành qua kênh tín dụng : NHTW là người cho vay cuối cùng của các NHTM, khi mà
các NHTM gặp vấn đề về thanh toán sẽ đến NHTW vay, chiết khấu,.. và qua con đường
này thì tiền từ NHTW sẽ được bơm vào thị trường.
- Phát hành tiền qua kênh thị trường mở ; Thị trường mở là nới mà NHTW mua bán các
giấy tờ có giá ngắn hạn. thông qua việc mua các loại giấy tờ có giá này thì đồng nghĩa với
việc NHTW sẽ phải bơm vào thị trường một khoản tiền mới.
- Phát hành tiền thông qua lênh thị trường Vàng và ngoại tệ : Thông qua việc mua bán
Vàng cũng như ngoại tệ trên thị trường thì NHTW đã bơm một lượng tiền mới để thay
thế giá trị của chúng trên thị trường.
- Phát hành nhằm cân đối : khi mà chính phủ được viện trợ một nguồn mới từ quốc tế thì
khi vào đất nước lượng ngoại tệ này sẽ làm mất cân đối bảng CĐKT của NHTW, để cân
đối được bảng này thì NHTW buộc phải phát hành thêm một khoản nội tẹ mới với giá trị
cân bằng với giá trị được viện trợ.
● Liên hệ thực tế.
Mục tiêu chính sách tiền tệ nước ta hướng vào kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền
để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự ổn định hệ thống ngân hàng. Từ năm 1990,
NHNN đã xác định được khối lượng tiền cung ứng hàng năm phù hợp với mục tiêu tăng
trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát. Trong việc phát hành tiền của NHNN Việt Nam các kênh
đã được sử dụng triệt để. Tuy nhiên các kênh phát hành tiền qua kênh Chính phủ được
NHNN cố gắng hạn chế nhất có thể, vì nó ảnh hưởng đến việc chi tiêu NSNN cũng như đẩy
lạm phát tăng cao khi mà phát hành tiền nhằm bù thâm hụt NSNN, mà chính sách tiền tệ
nước ta hướng vào kiểm soát lạm phát. Trong hoàn cảnh hiện tại, khi mà lạm phát nước ta
đang tăng cao, kinh tế gặp nhiều khó khăn, NHNN đang thực hiện chính sách tiền tệ thắt
chặt, các kênh phát hành tiền như qua tín dụng và thị trường mở đang được sử dụng tích cực.
Thông qua kênh tín dụng, NHNN đã hạn chế hoạt động vay mượn, chiết khấu … của các
NHTM bằng cách tăng lãi suất chiết khấu, tăng điều kiện được vay và chiết khấu, … Khác
so với những nước khác thì thị trường mở ở nước ta chỉ gồm có các TCTD tham gia, sau
nhiều năm mở ra thị trường này thì NHNN Việt Nam đã sử dụng khá hiệu quả nhằm điều
chỉnh lưu lượng tiền phát hành qua nó, thông qua việc mua bán các tín trái phiếu chỉnh phủ,..
kênh phát hành này đã góp phần giúp NHNN trực tiếp rút tiền mặt ra khỏi thị trường một
cách nhanh chóng nhất. Tuy đã có nhiều bước tiến trong phát triển nền kinh tế nhưng nước ta
vẫn là một trong những nước có nền kinh tế còn yếu và thường xuyên nhận được nhiều các
nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài như ODA,.. điều này làm cho kênh phát hành tiền nhằm cân
đối của NHNN VN là một kênh phát hành hữu hiệu.

Câu 10: Trình bày các cơ sở phát hành tiền của NHTW :

Các yếu tố tác động đến khối lượng tiền cần phát hành


⚪ - Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dự kiến

⚪ - Tỷ lệ lạm phát dự tính

⚪-nước,v.v….
- Sự thay đổi tốc độ lưu thông tiền tệ
Các nhân tố khác như: sự biến động của TS Có ngoại tệ ròng, tín dụng trong

Các cơ sở phát hành tiền:

NHNN Việt Nam chịu trak nhiệm chính trong việc xd kế hoak phát hành tiền đồng thời là ng
trực tiếp phát hành tiền.Việc xác định số lượng tiền cần phát hành hàng năm là đặc biệt quan
trọng bởi 1 sự tăng hay giảm khối lượng tiền tệ ngay lập tức tác động đến đầu tư,sản xuất và xu
hướng chi tiêu của dân chúng ..do đó sẽ tác động kích thích hay kìm hãm sự phát triền của nền
kinh tế

a- Giai đoạn trước 1992:

Khối lượng tiền cần phát hành (thực chất là khối lượng tiền mặt) dựa vào nhu cầu tiền
của nền kinh tế, được xác định thông qua cân đối tiền mặt của các ngân hàng

b- Giai đoạn 1992- 1995:

Khối lượng tiền cần phát hành được tính trên cơ sở tính toán mức tiền cung ứng tăng
thêm vào đầu kỳ kế hoạch dựa vào các yếu tố: tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dự kiến, tỷ lệ lạm phát
dự tính, sự thay đổi tốc độ LTTT và các nhân tố khác.

⚪ Xác định khối lượng tiền cần phát hành tăng thêm:
Lượng tiền cung ứng tăng thêm trong kỳ

= Lượng tiền lưu thông đầu kỳ

x Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dự kiến

x Tỷ lệ lạm phát dự kiến

⚪Trên cơ sở đó NHNN xác định lượng tiền cần thiết phát hành ra lưu thông
⚪Ngoài
như:
ra, NHNN có thể xem xét đến các yếu tố khác để điều chỉnh lượng tiền cung ứng

- Sự chênh lệch giữa tốc độ tăng tiền và tỷ lệ tăng GDP danh nghĩa trong quá khứ,

- Hoặc những cam kết của NHNN với IMF về tăng tiền

c- Giai đoạn 1996 đến nay:

⚪NHNN áp dụng phương pháp xác định lượng tiền cung ứng hàng năm gắn liền với một
chương trình tiền tệ theo định lượng, tức là thực hiện việc dự báo các chỉ tiêu tiền tệ trên
Bảng cân đối tiền tệ toàn ngành và Bảng cân đối tiền tệ của NHNN: TS Có ngoại tệ ròng
(NFA), TS Có trong nước ròng (NDA), tổng phương tiện thanh toán (MS),…
NHNN xác định lượng tiền cần phát hành theo 2 bước

Bước 1: Dự tính sự biến động của lượng tiền cung ứng MS

⚪Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tiền tệ:


+ Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dự kiến,

+ Tỷ lệ lạm phát dự tính,

+ Sự thay đổi tốc độ LTTT dự kiến

+ Và các nhân tố khác như: sự biến động của TS Có ngoại tệ ròng, sự thay đổi của tín
dụng trong nước...

Cách xác định MS dự tính

GDP

⚪MS = -------------------
V


⚪ ∆MS = Tỷ lệ tăng trưởng dự tính x Tỷ lệ lạm phátdự tính

⚪MS = C + D
MS = NFA + NDA

Bước 2: Xác định lượng tiền cần phát hành thêm dự kiến

⚪Trên cơ sở xác định số lượng tiền cần phát hành (thêm), NHNN lập tờ trình Chính phủ
phê duyệt; khi kế hoạch phát hành tiền được CP phê duyệt, NHNN thực hiện nghiệp vụ



phát hành tiền mặt đưa vào lưu thông
∆MB = MB kế hoạch - MB thực tế

⚪MB thực tế = Tiền ngoài NHNN + Tiền gửi của các TCTD
MB kế hoạch = MS/ m
⚪m là hệ số nhân tiền
Trên cơ sở xác định số lượng tiền cần phát hành (thêm), NHNN lập tờ trình Chính phủ phê
duyệt; khi kế hoạch phát hành tiền được CP phê duyệt, NHNN thực hiện nghiệp vụ phát hành
tiền mặt đưa vào lưu thông

Câu 11 : qui trính tổ chức phát hành và điều hòa tiền mặt trong hệ thống NHNN VN :

1,sơ đồ tổ chức phát hành và điều hòa tiền mặt trong hệ thống NHNN VN :

-Tiền được in ,đúc tại nhà máy in tiền quốc gia nhập về quĩ dự trữ phát hành vào kho tiền
NHTW I (tại HN)

-Tiền đc chuyển từ quỹ dự trữ phát hành kho tiền TW I đến nhập quĩ dự trữ phát hành kho tiền
TW II (thành phố HCM) và kho tiền TW III (quy nhơn)

-Tiền đc chuyển từ kho tiền TW II đến nhập quĩ dự trữ phát hành kho tiền các chi nhanh NHNN
phía Nam

-Tiền đc chuyển từ kho tiền TW I đến nhập quỹ dự trữ phát hành kho tiền các chi nhánh NHNN
phía bắc

- Tiền đc chuyển từ kho tiền TW III đến nhập quỹ dự trữ phát hành kho tiền các chi nhánh
NHNN miền trung và tây nguyên

Tại các kho tiền các chi nhành NHNN tỉnh,thành phố,tiền được chuyển từ quỹ dự trữ phát hành
sang quỹ nghiệp vụ phát hành

-Tiền từ quỹ nghiệp vụ phát hành sẽ đc cấp đến các tc tín dụng và kho bạc

-Tùy tình hình cụ thể tiền có thể đc điều chuyển trực tiếp đến nơi này hay nơi khác ,theo lệnh
chuyển tiền của NHNN

2. Quản lý Quỹ Dự trữ phát hành và Quỹ Nghiệp vụ phát hành

⚪ Quỹ Dự trữ phát hành (DTPH)


- Quỹ DTPH quản lý các loại tiền giấy và tiền kim loại đã công bố lưu hành, chưa công bố lưu
hành, tiền đã đình chỉ lưu hành, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông (nhập từ Quỹ NVPH)

- Quỹ DTPH được quản lý tại các Kho tiền TW và Kho tiền các Chi nhánh NHNN
Tỉnh/TP (không bao gồm tiền chưa công bố phát hành)
- Quỹ DTPH tại Kho tiền TW được nhập tiền mới sản xuất từ Nhà máy in đúc tiền Quốc
gia; đồng thời thực hiện việc xuất tiền, nhập tiền với Quỹ NVPH tại Sở Giao dịch NHNN
và các Kho tiền Chi nhánh NHNN Tỉnh/TP.

- Quỹ DTPH tại Kho tiền Chi nhánh NHNN Tỉnh/TP được xuất tiền, nhập tiền trực tiếp với
Quỹ NVPH do chi nhánh đó quản lý, đồng thời xuất –nhập tiền với Quỹ DTPH tại Kho
tiền TW và Kho tiền các chi nhánh NHNN khác.
- Quỹ Nghiệp vụ phát hành (NVPH)
- Quỹ NVPH quản lý các loại tiền giấy và tiền kim loại nhập từ Quỹ DTPH, tiền thu hồi
từ lưu thông,kể cả các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đã đình chỉ lưu hành.

3. Điều hòa tiền mặt trong Hệ thống NHNN Việt Nam

⚪Cơ- Tìnhsở đểhìnhtổ tiền


chức điều hòa tiền mặt
mặt của các chi nhánh và kho tiền trong hệ thống.

- Định mức ngân quỹ DTPH, định mức tồn quỹ NVPH

⚪Tổ- TạichứcNHTW
điều hòa tiền mặt trong hệ thống NHNN

- Tại các chi nhánh NHNN

Câu 14: Anh (Chị) hãy trình bày về các hàng hóa trong nghiệp vụ TTM? Liên hệ với thực
tế nghiệp vụ TTM ở Việt Nam?

* Hàng hóa của nghiệp vụ TTM:

● Tín phiếu kho bạc: là giấy nhận nợ do CP phát hành để bù đắp thiếu hụt tạm thời trong năm
tài chính.Thời hạn của tín phiếu thong thường là dưới 12 tháng.Đây là công cụ chủ yếu của
NVTTM của hầu hết NHTW các nước.Bộ tài chính là người có vai trò quan trọng trong việc
xác định khối lượng phát hành, thanh toán lãi và gốc của tín phiếu.Tín phiếu KB đc phát
hành hàng tuần để chi trả các khoản nợ ngắn hạn của chính phủ nên khối lượng thay đổi tùy
theo nhu cầu của CP.
● Chứng chỉ tiền gửi: là giay nhận nợ của ngân hàng hay các định chế tài chính phi ngân hàng
phát hành, xác nhận 1 món tiền đã đc gửi vào ngân hàng trong 1 thời gian nhất định với 1
mức lãi suất nhất định trước.Thời hạn chứng chỉ thường là ngắn hạn.Sự ra đời của chứng chỉ
tiền gửi đánh dấu sự thay đổi căn bản trong cơ chế quản lí ngân hàng: từ quản lí TS nợ sang
quản lí TS có.Chứng chỉ tiền gửi đc sd như là hàng hóa phổ biến cho NVTTM
● Thương phiếu: là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán
không đk 1 số tiền xđ trong 1 thời gian xđ.Đc phát hành bởi các DN nhắm bổ sung nhu cầu
vốn ngắn hạn.Thương phiếu là TS có đối với người sở hữu có thể là ngân hàng hoặc các tổ
chức phi ngân hàng trong quan hệ thanh toán trực tiếp.Vì vậy, việc mua bán thương phiếu
của NHTW sẽ ảnh hưởng mạnh dến dự trữ của các NH hoặc tiền gửi của các KH tại các NH
● Trái phiếu chính phủ: là CK nợ DH đc nhà nước phát hành nhằm bù đắp thiếu hụt
NSNN.Mặc dù là DH nhưng trái phiếu CP đc sd phổ biến trong NVTTM bởi tính an toàn,
khối lượng phát hành, tính ổn định trong phát hành và khả năng tác động trực tiếp đến giá cả
tín phiếu KB trên TTTC
● Trái phiếu chính quyền địa phương: tương tự như trái phiếu CP nhưng khác về thời hạn và
các đk ưu đãi liên quan đến trái phiếu.Thông thường người sở hữu trái phiếu này đc hưởng
ưu đãi về thuế TN từ trái phiếu.Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu để tài trợ cho
chi tiêu và thương chỉ chính quyền địa phương lớn phát hành.Loại CK này thường đc các
nhà đầu tư ưa chuộng, các NHTM thường dung loại CK này tái chiết khấu tại NHTW
● Các hợp đồng mua lại: là những món vay ngắn hạn trong đó tín phiếu KB đc dùng làm vật
bảo đảm cho TS có mà người cho vay nhận đc nếu người đi vay k thanh toán nợ.

*Liên hệ VN:

NVTTM được xem là còn khá mới ở Việt Nam để NHNN điều hành chính sách tiền tệ.
Phiên giao dịch đầu tiên được thực hiện vào tháng 7/2000. Mặc dù vậy, việc triển khai NVTTM
cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh tế. NVTTM đang dần trở thành kênh chủ
đạo để NHNN bơm tiền ra nền kinh tế và thu tiền về từ lưu thông, góp phần quan trọng điều hoà
vốn khả dụng của các NHTM.Thực tiễn điều hành NVTTM thời gian gần đây cho thấy, NHNN
đã giúp các NHTM gia tăng lượng vốn khả dụng thông qua việc điều hành thị trường mở theo
hướng chủ yếu là chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày. Lãi suất qua kênh này
cũng được giảm đáng kể, từ 7,8%/năm kỳ hạn 7 ngày xuống còn 7,5% - 7%/năm và tương đối
ổn định suốt thời gian qua. Hoạt động thị trường mở được duy trì 2 phiên mỗi ngày, với khối
lượng trúng thầu liên tục ở mức cao, khoảng 5.000 - 8.000 tỷ đồng, cao hơn so với trước kia.
Trạng thái vốn ròng được thị trường xác định cho thấy NHNN đang bơm tiền vào nền kinh tế
thông qua các NHTM. Cùng với các biện pháp tiền tệ như tăng khối lượng cho vay tái cấp vốn,
hỗ trợ thanh khoản trực tiếp cho các NHTM quy mô nhỏ, giữ ổn định lãi suất cơ bản, lãi suất tái
cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu,… việc NHNN mua vào giấy tờ có giá với lãi suất thấp hơn đã
góp phần không nhỏ ổn định thị trường tiền tệ - tín dụng. Thực tế cho thấy hàng hóa của thị
trường mở hiện còn khá nghèo nàn về chủng loại chủ yếu là tín phiếu ngân hàng , trái phiếu
chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương do UBND TP HCM và UBND TP HN phát hành.
Các phương tiện giao dịch như các loại trái phiếu thời hạn ngắn, chứng khoán do bản thân các
ngân hàng phát hành... vẫn chưa giao dịch trên thị trường này. Thêm vào đó, khối lượng tín
phiếu ngân hàng còn quá nhỏ so với quy mô vốn của ngân hàng. Như vậy, NVTTM chưa thực
sự có tác động lớn đến cung cầu vốn trên thị trường. Việc tăng khối lượng hàng hóa giao dịch
cũng là hấp lực để thu hút nhiều tổ chức tín dụng tham gia thị trường mở.

Câu 15: Anh (Chị) hãy trình bày về các chủ thể tham gia nghiệp vụ TM ? Liên hệ với thực
tế nghiệp vụ TTM ở Việt Nam?

* Các chủ thể tham gia NVTTM:

● NHTW: tham gia NVTTM với tư cách là người tổ chức, điều hành đồng thời là người
mua hoặc người bán trên thị trường.Nếu NHTW tgia thị trường với tư cách Người mua
thì tất cả các chủ thế còn lại muốn tham gia chỉ đc tgia với tư cách là người bán và ngược
lại.NHTW cũng là người có quyền quyết định chủng loại, khối lượng, hàng hóa mua bán,
phương thức giao dịch, thời gian, phương thức…trong từng phiên GD mà tất cả các chủ
thể khác phải thực hiện nếu muốn tham gia.

● Các đối tác của NHTW:

- Các NHTM: là chủ thể quan trọng nhất tham gia vào giao dịch với NHTW, là trung
gian tài chính quan trọng bậc nhất của bất kì nền kte nào.Thông qua giao dịch với
NHTW, NHTM có thể tìm kiếm LN, đáp ứng nhu cầu thanh toán của mình.Về phía
NHTW, thông qua các giao dịch với NHTM điều tiết lượng tiền cung ứng

- Các tổ chức tài chính trung gian phi NH: các tổ chức này cũng là những tổ chức KD
tiền tệ.Khi tham gia giao dịch vs NHTW mục đích chính là tìm kiếm LN.Khi NHTW
tham gia với chủ thể này sẽ có tác dụng tác động trực tiếp tới tổng phương tiện thanh
toán trong lưu thông đồng thời cũng tác động lên lãi suất thị trường thông qua sự biến
động giá cả của các loại CK đc giao dịch.

- Các hãng KD: thường nắm trong tay 1 khối lượng giấy tờ báo giá như thương phiếu,
tín phiếu KB, trái phiếu CP…Họ tham gia mua bán với NHTW để tìm kiếm LN hoặc
đáp ứng nhu cầu vốn cho SXKD

- Các cá nhân và hộ gia đình: thường nắm giữ khối lượng CK để hưởng lãi.Họ có thể
tham gia giao dịch với NHTW do dự đoán có sự thay đổi về lãi suất hoặc phòng tránh
rủi ro, chuyển đổi cơ cấu đầu tư CK…

- Các nhà giao dịch chuyên nghiệp(dealers): tham gia với tư cách là người trung gian
giữa NHTW với các chủ thế khác là chủ yếu, thông qua đó hưởng lệ phí giao dịch.Có
nhiêu TH họ tham gia mua bán trực tiếp với NHTW để tìm kiếm LN hoặc thỏa mãn
nhu cầu vốn.
*Liên hệ VN: NVTTM được xem là còn khá mới ở Việt Nam để NHNN điều hành chính sách
tiền tệ. Phiên giao dịch đầu tiên được thực hiện vào tháng 7/2000. Mặc dù vậy, việc triển khai
NVTTM cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh tế. NVTTM đang dần trở thành
kênh chủ đạo để NHNN bơm tiền ra nền kinh tế và thu tiền về từ lưu thông, góp phần quan
trọng điều hoà vốn khả dụng của các NHTM. Với hiệu quả rõ rệt của NVTTM, số lượng thành
viên tham ra nghiệpvụ này đã tăng từ mức 44 TCTD trong năm 2007 lên mức 56 TCTD
trongnăm 2008, tỷ lệ thành viên tham gia giao dịch cũng tăng từ mức 21 TCTD lên mức 35
TCTD.Thành viên tham gia thị trường mở ngày càng được tăng cường. Việc NHNNVN điều
hành linh hoạt NVTTM với các quy trình thủ tục thuận lợi đã ngày càng thu hút sự quan tâm
của các TCTD. Thực tế cho thấy, thành viên tham gia thị trường mở thời gian qua đã có sự gia
tăng về số lượng và đa dạng về loại hình. Nếu như trước đây, thị trường mở hầu như chỉ có các
NHTM nhà nước tham gia, các khối ngân hàng khác còn đứng ngoài cuộc, thì hiện nay thị
trường mở Việt Nam đã có sự góp mặt của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam,
ngân hàng liên doanh, NHTM cổ phần như NHTM cổ phần Hà Nội, NHTM cổ phần Kỹ
Thương, citibank… Tuy nhiên, còn một bộ phận không ít các NHTM cổ phần nhỏ chưa tham
gia thị trường mở, do quy mô vốn bé, trình độ nghiệp vụ chưa đáp ứng cũng như chưa quen nên
chưa tham gia hoặc còn lúng túng trong việc tham gia đấu thầu tại thị trường tiền tệ thứ cấp này.
Hiện mỗi phiên giao dịch chỉ nhận được sự tham gia đặt thầu của khoảng 10-15 tổ chức tín
dụng. Đây là con số khá khiêm tốn so với lực lượng tổ chức tín dụng đông đảo hiện đang hoạt
động tại Việt Nam. Gia tăng số lượng thành viên cũng góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của
NVTTM trong việc điều hành lượng tiền trong lưu thông của NHNN, nhờ đó tăng được độ sâu
và độ rộng của chính sách tiền tệ.

Câu 16: Anh (Chị) hãy trình bày quy trình nghiệp vụ TTM của NHNN VN?

Quy trình nghiệp vụ thị trường mở gồm 9 bước:

Bước 1: Thông báo mua hoặc bán giấy tờ có giá:

● Căn cứ vào thông báo của ban điều hành nghiệp vụ TTM cho từng phiên giao dịch, bộ
phận đấu thầu sở giao dịch NHNN lập thông báo mua hoặc bán GTCG ngắn hạn theo
mẫu
● Trình giám đốc sở Giao dịch ký
● thông báo cho các thành viên nghiệp vụ TTM và chi nhánh NHNN bằng truyền mạng vi
tính hoặc Fax
● thời gian truyền mạng (Fax) theo quy định từ 13h đến 14h30 ngày thông báo.
Bước 2: Đăng ký lưu giữ GTCG:

Để tham gia giao dịch các TCTD phải đăng ký lưu giữ GTCG tại sở giao dịch NHNN hoặc chi
nhánh NHNN tỉnh thành phố chậm nhất là 9h sáng giờ giao dịch.

Bước 3: Nộp đơn dự thầu:

● Sau khi nhận được thông báo của bộ phận đấu thầu các tổ chức xem xét và quyết định
mình có tham gia dự thầu hay không.
● Nếu có các tổ chức phải lập đơn dự thầu đúng quy định và gửi qua mạng tới sở giao dịch
từ 8h đến 10h của ngày đấu thầu.
Bước 4: Tiếp nhận thông tin về lưu giữ giấy tờ có giá:

Từ 9h đến 10h sáng ngày đấu thầu, bộ phận lưu giữ GTCG truyền qua mạng hoặc Fax tới bộ
phận đấu thầu, thông báo tình hình lưu giữ GTCG của các TCTD sẽ tham gia đấu thầu.

Bước 5: Tổ chức xét thầu:

Từ 10h sáng ngày đấu thầu, sở giao dịch NHNN tổ chức xét thầu dưới sự chứng kiến của ban
điều hành nghiệp vụ thị trường mở, các bước như sau:

● tổng hợp số liệu


● chọn các đơn dự thầu hợp lệ
● điều chỉnh số liệu dự thầu
● lập bảng tổng hợp dự thầu
● quyết định kết quả đấu thầu
● phân bổ thầu.
Bước 6: Thông báo kết quả đấu thầu:
NHNN thông báo kết quả qua mạng máy tính hoặc Fax, việc thông báo phải được thực hiện
chậm nhất là 14h ngày đấu thầu. Nội dung thông báo gồm:

+ Ngày đấu thầu

+ Khối lượng trúng thầu

+ Khối lượng không trúng thầu

+ Lãi suất trúng thầu

+ Số tiền thanh toán

+ Ngày thanh toán

Thông báo kết quả đấu thầu là căn cứ để thực hiện việc giao, nhận, thanh toán GTCG (khi mua,
bán hẳn) đồng thời là căn cứ để lập hợp đồng mua bán có kỳ hạn.

Bước 7: Lập và giao, nhận hợp đồng mua bán có kỳ hạn:

● Căn cứ vào thông báo kết quả trúng thầu, người bán phải có trách nhiệm lập hợp đồng
bán và mua lại (theo mẫu) gửi cho bên mua qua mạng vi tính hoặc Fax chậm nhất là 15h
ngày đấu thầu.
● khi nhận đc hợp đồng này bên mua phải kí tên đóng dấu trên bản hợp đồng và gửi lại cho
bên bán qua mạng hoặc Fax trước 15h30 cùng ngày.
● bộ phận nghiệp vụ TTM sẽ chuyển bằng Fax bản hợp đồng bán và mua lại cho các bộ
phận liên quan của sở giao dịch trước 16h30p cùng ngày.
Bước 8: Thanh toán và chuyển giao sở hữu GTCG

Căn cứ vào kết quả trúng thầu, tại ngày làm việc tiếp theo của phiên đấu thầu bộ phận thanh
toán và lưu giữ GTCG thuộc sở giao dịch và chi nhánh NHNN tỉnh , thành phố thực hiện một số
công việc sau:

● Nếu NHNN bán hẳn GTCG thì TCTD phải chuyển tiền cho NHNN để thực hiện chuyển
quyền sở hữu số GTCG đó.
● Nếu NHNN bán và cam kết mua lại GTCG thì TCTD trúng thầu chuyển tiền mua GTCG
cho NHNN để được chuyển quyền sở hữu GTCG trong thời hạn cam kết mua lại.
● Nếu NHNN mua hẳn GTCG, NHNN sẽ chuyển tiền mua GTCG đó cho TCTD trúng thầu
đồng thời thực hiện chuyển quyền sở hữu GTCG đó.
● Nếu TCTD bán và cam kết mua lại GTCG: NHNN sẽ chuyển tiền mua GTCG cho tổ
chức trúng thầu đồng thời chuyển quyền sở hữu GTCG trong thời hạn cam kết mua lại.
● Nếu TCTD trúng thầu mua GTCG không đủ tiền thanh toán, NHNN sẽ trích tài khoản
của TCTD đó tại NHNN chỉ đủ số tiền thiếu hụt, nếu vẫn không đủ thì phần kết quả trúng
thầu tương ứng với số tiền thiếu sẽ bị hủy bỏ, hợp đồng mua bán phải được lập lại theo số
tiền thực tế mà TCTD thanh toán cho NHNN.
● Hợp đồng mua bán lại có hiệu lực vào ngày thanh toán sau khi bên mua đã thanh toán đủ
tiền cho bên bán.
Bước 9: Kết thúc hợp đồng giao dịch kỳ hạn

Tại ngày kết thúc hợp đồng mua bán lại, các bên tham gia hợp đồng thực hiện một số công việc
sau:

● bên bán trong hợp đồng sẽ chuyển tiền cho bên mua để nhận lại quyền sử dụng GTCG đã
bán trước đó.
● nếu bên bán trong hợp đồng là TCTD, đến thời hạn thanh toán mà không thanh toán hoặc
thanh toán không đủ tiền thì NHNN sẽ trích tài khoản của TCTD tại NHNN để thu hồi.
Nếu không đủ thì NHNN sẽ tạm giữ khối lượng GTCG tương ứng với số tiền thiếu vào
tài khoản riêng. Sau 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán mà TCTD vẫn không thanh
toán đủ số tiền đó thì NHNN sẽ bán số lượng GTCG đó để thu hồi lại vốn.

Câu 17. Nguyên tắc cung ứng tín dụng của NHNN VN

Khi NHTW cấp tín dụng cho các TCTD hay NSNN, NHTW phải thực hiện một số nguyên tắc
sau:

Thứ nhất, căn cứ vào hạn mức tín dụng

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất mà NHTƯ cần tuân thủ khi thực hiện cung ứng tín dụng, vì
nó liên quan trực tiếp tới việc kiểm soát khả năng mở rộng tiền tệ của nền kinh tế. Khi cho vay,
NHTƯ cần căn cứ vào hạn mức tín dụng đã được phân bổ cho các tổ chức tín dụng từ trước. Có
hai loại hạn mức tín dụng áp dụng cho hai đối tượng là các tổ chức tín dụng và toàn nền kinh tế.

Thứ hai, cần chủ động trong quan hệ tín dụng

Mục tiêu của NHTƯ là giữ ổn định giá trị đồng tiền, tăng trưởng kinh tế, … Nên NHTƯ là chủ
thể có quyền quyết định tăng hay giảm lượng tiền cung ứng bằng cách hoạch định CSTT mở
rộng hay thắt chặt. Thực tế có những công cụ CSTT mà NHTƯ có thể chủ động trong vấn đề
điều tiết (như dự trữ bắt buộc…), nhưng cũng có công cụ mà quyền lực của NHTƯ và NHTM
là ngang nhau (như công cụ tái cấp vốn, NHTƯ có quyền tăng hoặc giảm lãi suất tái cấp vốn để
hạn chế hoặc khuyến khích NHTM vay, nhưng quyết định vay hay không là do NHTM)

Thứ ba, thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng

NHTƯ thực hiện quản lý toàn bộ hệ thống NHTM nhằm một mặt cung ứng dự trữ cho các
NHTM, mặt khác nhằm đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống. Nếu một ngân hàng bị phá sản thì
có thể dẫn tới sự đổ vỡ dây chuyền của hàng loạt các NHTM khác, ảnh hưởng của nó tới nền
kinh tế là vô cùng nặng nề, nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng ngân hàng – tài chính. NHTƯ
không bao giờ muốn điều đó xảy ra. Vì vậy vai trò của NHTƯ là vô cùng quan trọng trong việc
ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng – tài chính bằng cách thực hiện vai trò là người
cho vay cuối cùng.

Liên hệ NHNN Việt Nam

Nhìn chung từ năm 2005 đến 2007 NHTƯ thường áp dụng các chính sách điều chỉnh hạn mức
tín dụng theo hướng thắt chặt, tức là hạ thấp mức cung tín dụng, khống chế dư nợ cho vay đầu
tư, từ đó giúp tăng dư nợ cho vay của toàn hệ thống ngân hàng, góp phần giảm mức cung ứng
tiền tệ trong nền kinh tế (chỉ thị số 03/2007/CTNHNN)
Trong năm 2008 , những tháng đầu năm các TCTD gặp khó khăn tạm thời về vốn khả dụng ,
NHNN đã thực hiện tái cấp vốn cho cac NHTM, nhất là những NHTM có quy mô nhỏ. Năm
2009 công cụ tái cấp vốn tiếp tục được NHTW sử dụng một cách linh hoạt nhằm hỗ trợ tích cực
hơn nữa cho các tổ chức tín dụng . Cụ thể NHNN tiếp tục sử dụng công cụ tái cấp vốn như là
hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện
thanh toán cho các TCTD. Theo đó, NHNN đã thực hiện tái cấp vốn với kỳ hạn 1 tháng và 3
tháng chủ yếu để cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế. Lãi suất cho vay tái cấp vốn
từ 7-8%/năm
Trong 10 tháng đầu năm 2010, lãi suất tái cấp vốn ổn định ở mức 8%/năm, kết hợp với
điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở và giám sát việc thực hiện các tỷ lệ an toàn của
TCTD, đã điều tiết lãi suất huy động và cho vay giảm dần theo chỉ đạo của Chính phủ (đến cuối
tháng 10, lãi suất huy động VND bình quân 10,44%/năm, cho vay 13,18%/năm). Hai tháng cuối
năm, NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản và tái cấp vốn tăng 1%/năm, kết hợp với điều hành chặt
chẽ lượng tiền cung ứng, quy định trần lãi suất huy động VND 14%/năm để ổn định thị trường
tiền tệ, đã làm tăng lãi suất thị trường và giảm cầu tín dụng (cuối tháng 12, lãi suất huy động
VND bình quân 12,44%/năm, cho vay 14,96%/năm, cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu
12-14%/năm; lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng 9,5 - 12%/năm).

Câu 18: Trình bày các nghiệp vụ tín dụng của NHTW:

*Tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng:

-Định nghĩa: Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHTW nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và
phương tiện thanh toán cho các NHTM, các TCTD.

-Mục đích:
+Cung ứng vốn kịp thời cho các NHTM nhằm thỏa mãn nhu cầu rút tiền của những người gửi
tiền, mà nếu không khắc phục được, dễ dẫn ngân hàng tới chỗ mất khả năng thanh toán.

+Tạo điều kiện cho NHTW trong việc quản lý, điều tiết lượng tiền trong lưu thông.

-Cơ sở NHTW tái cấp vốn:

+Chỉ tiêu tín dụng cho nền kinh tế

+Hạn mức tín dụng đã phân phối cho từng ngân hàng nhưng chưa dùng tới

*Cấp tín dụng cho Ngân sách nhà nước:

-Định nghĩa: Trong trường hợp NSNN bị thâm hụt, chính phủ phải có các giải pháp để xử lý
tình trạng thiếu hụt đó. Một trong những giải pháp đó chính là vay nợ trong nước hoặc nước
ngoài. Đối với vay trong nước, có thể thực hiện bằng cách vay công chúng qua phát hành trái
phiếu hoặc vay của NHTW. Trường hợp chính phủ vay của NHTW, hoạt động này được coi là
hoạt động tín dụng của NHTW

-Các hình thức:

+Cấp tín dụng ngắn hạn cho chính phủ trong trường hợp thiếu hụt ngân sách

+Cho chính phủ vay dưới hình thức mua trái phiếu chính phủ trên thị trường tài chính

+Làm đại lý phát hành trái phiếu cho CP

*Hoạt động bảo lãnh và tái bảo lãnh của NHTW:

-Định nghĩa:

+Bảo lãnh là cam kết bằng văn bản của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện
nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện được hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

+Tái bảo lãnh vay vốn là cam kết của bên bảo lãnh với bên cho vay về việc trả nợ tiền vay đầy
đủ, đúng hạn của bên bảo lãnh, trường hợp bên đi vay, bên bảo lãnh không trả đủ nợ khi đến
hạn thì bên tái bảo lãnh phải chịu trách nhiệm trả nợ thay.
-Các hình thức bảo lãnh:

+Bảo lãnh vay vốn

+Bảo lãnh thanh toán

+Bảo lãnh dự thầu

+Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

+Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm

+Bảo lãnh hoàn thành thanh toán

+Các loại bảo lãnh khác

Câu 19.Nghiệp vụ tín dụng của NHNN VN cho các tổ chức tín dụng:

*Chiết khấu các chứng từ có giá ngắn hạn:

-Điều kiện tham gia:

+Là NH được phép hoạt động tại VN theo quy định Luật các tổ chức tín dụng, tham gia nghiệp
vụ thị trường mở hoặc thị trường liên NH.

+Là NH đang sở hữu các loại giấy tờ có giá ngắn hạn như trái phiếu kho bạc nhà nước phát
hành thông qua đấu thầu tại NHNN, tín phiếu NHNN bằng đồng Việt Nam và còn thời hạn
thanh toán tối thiểu là 30 ngày

+Đang có nhu cầu xin chiết khấu

+Các NH tham gia chiết khấu thông qua hội sở chính

-Phương thức chiết khấu:

+Phương thức trực tiếp: NHTM đến giao dịch trực tiếp với NHNN tại Sở giao dịch hoặc tại chi
nhánh NHNN được chỉ định

+Phương thức gián tiếp: NHNN sẽ thực hiện tái chiết khấu thông qua mạng máy tính hoặc
thông qua Fax.
*Quy trình chiết khấu:

-NHTM xem xét: các giấy tờ có giá ngắn hạn có đủ điều kiện chiết khấu hay không, số lượng,
lãi suất chiết khấu của NHTW, hạn mức chiết khấu. Sau đó, NH gửi giấy đề nghị chiết khấu
giấy tờ có giá ngắn hạn của mình cho NHNN

-NHNN xem xét và thông báo quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận chiết khấu ngay
trong ngày hôm sau

-Nếu được chấp nhận chiết khấu, NHTM gửi trực tiếp cho Sở giao dịch NHNN hoặc chi nhánh
NHNN: giấy tờ có giá kèm theo bảng kê giao nhận giấy tờ có giá ngắn hạn, giấy đề nghị chuyển
quyền sở hữu các loại giấy tờ có giá…

-Trường hợp NHNN thực hiện chiết khấu có kỳ hạn, NHTM phải làm hợp đồng mua bán lại và
gửi trực tiếp cho Sở giao dịch hoặc chi nhánh NHNN. Nếu đồng ý, giám đốc sở giao dịch hoặc
chi nhánh ký hợp đồng và chuyển lại hợp đồng cho NHTM thực hiện

-Sau khi hợp đồng được ký kết, NHTM chuyển giấy tờ có giá kèm theo bảng kê giao nhận giấy
tờ có giá ngắn hạn hoặc giấy đề nghị chuyển quyền sử dụng các loại giấy tờ có giá loại ghi sổ từ
tài khoản của mình sang tài khoản NHNN

-NHNN thanh toán tiền mua giấy tờ có giá cho NHTM theo quy định.

-Vào này kết thúc hợp đồng mua bán lại, NHTM chuyển tiền co NHNN theo số tiền mua lại đã
thỏa thuận trong hợp đồng để được nhận lại giấy tờ có giá đã chiết khấu có kỳ hạn tại NHNN

*Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá ngắn hạn

-Điều kiện cho vay cầm cố:

+Là các NH được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng

+Các NH không nằm trong tình trạng kiểm soát đặc biệt

+Là thành viên tham gia thị trường mở và thị trường nội tệ liên NH

+Không có dư nợ quá hạn tại NHNN

+Đang có nhu cầu xin vay

+Thực hiện đúng các quy định về đảm bảo tiền vay

-Điều kiện chấp nhận đối với tài sản cầm cố:

+NH xin vay là người thụ hưởng hoặc là người nắm giữ hợp pháp
+Được giao dịch, được thanh toán cho NHNN với tư cách là người thứ ba theo quy định của
pháp luật và cam kết của người thụ hưởng

+Trường hợp giấy tờ được phát hành dưới hình thức ghi sổ phải có xác nhận và đảm bảo của tổ
chức có trách nhiệm thanh toán đối với GTCG về việc sẽ thanh toán cho NHNN khi NH xin vay
có nợ đến hạn nhưng chưa thanh toán.

-Quy trình cho vay cầm cố:

+NH xin vay phải lập hồ sơ đề nghị cho vay cầm cố, gửi hồ sơ cho NHNN

+NHNN xem xét hồ sơ, nhu cầu vay vốn, hạn mức cho vay…

+Sau khi nhận được thông báo của NHNN về việc chấp nhận cho vay cầm cố, NHTM lập khế
ước vay có đảm bảo bằng cầm cố. Hai bên xem xét lại các điều khoảng thỏa thuận và tiến hành
ký kế ước cho vay.

+Khi hết thời hạn vay, NHTM phải có trách nhiệm và chủ động trả nợ cho NHNN theo đúng
cam kết. Nếu không NHNN sẽ có các hình thức xử phạt

*Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng:

NHTM lựa chọn những hồ sơ tín dụng đảm bảo đủ các điệu kiện của NHNN. Trong thời gian
vay, các hồ sơ tín dụng làm đảm bảo khoản vay phải được quản lý, theo dõi theo quy chế riêng
của NHNN.

*Cho các NHTM vay trong thanh toán bù trừ : Trong trường hợp NHTM thiếu khả năng thanh
toán, NHNN có thể cho các NHTM vay ngắn hạn để đảm bảo khả năng thanh toán

*Cho các tổ chức tín dụng vay trong trường hợp mất khả năng chi trả: Với trách nhiệm quản lý
toàn bộ hệ thống NH, đảm bảo sự ổn định và an toàn trong hệ thống, trong một số trường hợp,
NHTW sẽ xem xét đề nghị Chính phủ quyết định cho NHTM vay để duy trì hoat động bình
thường của NH.

*Bảo lãnh:

-Điều kiện:

+TCTD chấp hành tốt các chế độ chính sách của nhà nước và đang hoạt động kinh doanh có lãi

+Không có nợ quá hạn

+Có dự án khả thi về sử dngj vốn vay và trả nợ vốn vay nước ngoài

+Có hợp đồng vay vốn nước ngoài nằm trong phạm vi hạn mức tín dụng được duyệt
+Có tài sản thế chấp đảm bảo cho bảo lãnh

*Tái bảo lãnh:

-Điều kiện:

+Có đầy đủ bản sao hồ sơ xin bảo lãnh và đã được bên bảo lãnh chấp nhận

+Phải đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi, chấp nhận tốt các quy định trong hoạt động kinh
doanh

+Có tín dụng trong quan hệ tín dụng với NHNN

+Không có nợ quá hạn

+Có chứng từ có giá hoặc tài sản thế chấp đảm bảo cho tiền vay

24. Anh (Chị) hãytrìnhbàyhoạtđộngquảnlýnhànướcvềkinhdoanhvàngcủa NHNN VN?

24.1. Đốivớivàngtiêuchuẩnquốctế

- Xâydựng, trìnhcơquancóthẩmquyềncácdựánvềquảnlývàngtiêuchuẩnquốctế, ban


hànhcácvănbảnphápluậtvềquảnlývàngtiêuchuẩnquốctế

- Cáccơquankháckhixâydựng,
trìnhcơquancóthẩmquyềnvănbảnliênquanvàngtiêuchuẩnquốctếhoặcgiảiquyếthoạtđộngliênquanv
àngtiêuchuẩnquốctếcầnphốihợpvàcó ý kiếncủa NHNN trckhi ban hành, thựchiện

- Cấpvàthuhồigiấyphépkinhdoanhvàngtiêuchuẩnquốctế

- Cấpvàthuhồigiấyphép XNK vàngtiêuchuẩnquốctế

- Tổchức, điềuhànhthịtrườngvàngtiêuchuẩnquốctếtrongnc

- Kiểmsoáthợpđôngkinhdoanhvàngtiêuchuẩnquốctế

- Kiểmtra, thanhtrathựchiệnquyđịnhcủaphápluậtvềquảnlývàngtiêuchuẩnquốctế

- Trựctiếpmua, bánvàngtiêuchuẩnquốctế ở thịtrườngtrongncvàthịtrườngncngoài, XNK


vàngtiêuchuẩnquốctế, thựchiệngiaodịchvàngtiêuchuẩnquốctếkháctheoquyđịnhphápluật

- Thựchiệncácnhiệmvụvàquyềnhạnkhácvềquảnlývàngtiêuchuẩnquốctếtheoquyđịnhphápluật

24.2. ĐốivớiVàngkophảitiêuchuẩnquốctế
- 1 sốtrườnghợpphảicósựđồng ý vàcấpgiấyphépcủa NHNN mớiđcthựchiện:
+ Sảnxuất, XNK vàngmiếng

+ XNK vàngnguyênliệudướidạnhkhối, thỏi, lá, hạt, bột

+ XNK vàngmỹnghệcó KL lô hang từ 3kg trởlênchomỗilần XNK

- Đốivới DN sảnxuấtvàngmiếng, phảicógiấyphépsảnxuấtvàngmiếngcủa NHNN


cấp.Đểcógiấyphépnày, DN cầnphảicóhồsơđầyđủhợpvới NHNN đểxincấpgiấyphép.

- Nếunhập, xuấtkhẩuvàngmýnghệtừ 3kg đến 10kg phảicógiấyphépcủa NHNN tỉnh, TP


nơiđăngkýtrụsởchính.

- Nếu NK vàngmỹnghệtrên 10kg thì DN phảigửihồsơvề NHNN (Vụquảnlýngoạihối)


đểxingiấyphép XK, NK

- Căncứnhucầusxvàngtrangsức, mỹnghệvàmụctiêuchínhsáchtiềntệtrongtừngthờikỳ, NHNN


xemxétcấpgiấyphép XNK vàngnguyênliệudướidạngkhối, thỏi, lá, hạt, dây,
bộtvàvàngmiếngchocác DN cóhồsơxincấpgiấyphéphợplệvàđủcácđiềukiệntheoquyđịnh.

-
Cáctổchứccánhâncóđăngkýsảnxuấthoặcgiacôngvàngtrangsứcmỹnghệcóhợpđồnggiacôngvớincng
oàiđc NHNN chophép NK vàngnguyênliệuđểgiacông, táixuấtcácspvàngchoncngoài. Giámđốc
chi nhánh NHNN tỉnh, TP cótráchnhiệmxemxét, cấpgiấyphéptạmnhập,
táixuấtchocácđốitượngnày.

- DN khaithácvàngmuốn XK vàngnguyênliệuphảicógiấyphépcủa NHNN

- Căncứkếhoạch SX-KD của DN cóvốnđtưncngoài, NHNN cấphạnngạch NK


vàngnguyênliệucho DN trongnămkếhoạch. DN cóvốnđtưncngoàikophảixingiấpphép XNK
vàngtừngchuyến.

- Việc XNK phi mậudịchvàngtrangsứcmỹnghệ, vàngnguyênliệu,


vàngmiếngthựchiệntheoquyđịnhcủaThốngđốc NHNN trongtừngthờikỳ.

25. Anh (Chị) hãytrìnhbàymụcđíchvànội dung củahoạtđộngthanhtra

Mụcđíchhoạtđộngthanhtra:góp phầnđảmbảoantoànhệthốngcáctổchứctíndụng,
bảovệquyềnlợivàlợiíchhợpphápcủangườigửitiền, phụcvụviệcthựcthichínhsáchtiềntệquốcgia.

Nội dung hoạtđộngthanhtra:

-Giámsátthựchiệnquychếantoàntronghoạtđộngcủacác TCTD =
phươngphápgiámsáttừxatheoquyđịnh.
- Tiếnhànhthanhtra, điềutra, phúctrachấphànhphápluậtvềtiềntệvàhoạtđộngngân hang

- Thẩmtra, xác minh, kếtluận, kiếnnghịviệcgiảiquyếtkhiếunại,


tốcáotheoquyđịnhcủaluậtkhiếunạitốcáoliênquanđếntổchứcvàhoạtđộngngân hang

- Thammưucholànhđạo NHTW trongviệcchỉđạothựchiệncôngtácphòngngừa,


đấutranhthamnhừngtrongngànhNgân hang

- Pháthiệnngănngừavàxửphạtviphạmhànhchínhtheothẩmquyền,
kiếnnghịcáccơquancóthẩmquyềnxửlý vi phạmphápluậtvềtiềntệvàhoạtđộngngân hang

- Kiếnnghịvớilãnhđạo NHTW, lãnhđạo NHTW chi


nhánhvàcáccơquantổchứccóthẩmquyềnkhácthựchiệncácbiệnphápbảođảmthihànhphápluậtvềtiềnt
ệvàhoạtđộngngân hang

Câu 26: Đối tượng thanh tra của NHNN Việt Nam:

-Hoạt động của các TCTD:

+Các TCTD nhà nước: NHTM, NHPT, NH đầu tư, NH chính sách và các TCTD phi NH

+Các TCTD cổ phần: NHTM và các TCTD phi NH

+Các TCTD nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam

+Các TCTD hợp tác

-Hoạt động NH của các tổ chức không phải TCTD được NHNN cấp phép

-Các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân trong việc thực hiện các quy
định của pháp luật về tiền tệ, tín dụng và hoạt động NH

Câu 27 Anh (Chị) hãy cho biết các phương thức thanh tra? Nêu ró phương thức TTr trên
báo cáo (phương thức giám sát từ xa)? Liên hệ với thực tế ở VN?

-Giám sát từ xa hay còn gọi là phương thức thanh tra trên báo cáo: về cở bản là một hệ thống
thông tin, đó là việc sử dụng phương pháp phân tích bảng cân đối kế toán và các chỉ tiêu thống
kê định kỳ của các TCTD để giúp các nhà quản lý vĩ mô nắm một cách thường xuyên tình hình;
mặt khác báo động cho các TCTD và kiến nghị các giải pháp khắc phục thích hợp, kịp thời và
chỉ điểm cho thanh tra tại chỗ những vấn đề trong tâm, trọng điểm cần kiểm tra

-Thanh tra tại chỗ: là phương thức thanh tra tại chỗ, là việc thanh tra tổ chức tại nơi làm việc
của đối tượng thanh tra và tại các tổ chức kinh tế, cá nhân là khách hàng cảu NH trên cơ sở
kiểm tra, xem xét các văn bản, thông tư chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các cơ chế, quy định…có
liên quan đến huy động và sử dụng vốn.

*Trình bày cụ thể về phương thức giảm sát từ xa:

-Nội dung cơ bản:

+Vốn của ngân hàng

+Chất lượng tài sản Có

+Khả năng quản lý

+Khả năng sinh lời

+Khả năng thanh toán

+Tính nhạy cảm

-Giám sát từ xa tại Việt Nam:

+Theo Quyết định 398/1999 của NHNN, Giám sát từ xa là việc gián tiếp kiểm tra thông qua
tổng hợp và phân tích các báo cáo để đánh giá các nội dung sau của các TCTD:

Diễn biến về cơ cấu tài sản nợ và tài sản có

Chất lượng tài sản có

Vốn tự có

Tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh

Việc thực hiện quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn

Các vấn đề liên quan khác

+Căn cứ vào kết quả giám sát từ xa đối với từng TCTD, thanh tra NH thông báo đến Tổng giám
đốc những vấn đề có liên quan trong việc thực hiện các quy định của pháp luật và đề xuất các
kiến nghị về biện pháp khắc phục và hình thức xử lý vi phạm.

You might also like