You are on page 1of 64

CHƯƠNG 1- MỘT SỐ VẤN

ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN
17/01/2021 1
MỤC TIÊU CHƯƠNG

❖Giải thích được khái niệm kế toán, vai trò và chức năng của kế toán trong nền
kinh tế.

❖Giải thích được các đối tượng sử dụng thông tin kế toán

❖Phân loại được các đối tượng kế toán

❖Giải thích được nội dung và ý nghĩa của các nguyên tắc và yêu cầu kế toán.

❖Mô tả được môi trường kế toán.

❖Nhận biết các loại hình doanh nghiệp


17/01/2021 2
KẾT CẤU CHƯƠNG

17/01/2021 3
1. BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN
1.1. Sự cần thiết khách quan của kế toán trong nền kinh tế.

1.2. Các công việc của kế toán.

1.3. Khái niệm kế toán

1.4. Chức năng của kế toán

1.5. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán

1.6. Phân loại kế toán

1.7. Yêu cầu của kế toán

1.8. Nhiệm vụ của kế toán


17/01/2021 4
1.1. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA KẾ TOÁN
TRONG NỀN KINH TẾ.

Quản lý, LÃI, LỖ


Hoạt động tác động THÔNG TIN
SXKD TÀI SẢN

Xã hội loài Tồn tại và KẾ TOÁN


người phát triển

Kế toán xuất hiện là do yêu cầu khách quan của xã hội


17/01/2021 5
1.2. CÁC CÔNG VIỆC CỦA KẾ TOÁN.

Xem xét tình huống sau: các bạn được phân công phụ trách công việc
kế toán tại Công ty sản xuất bánh ABC. Để có thể cung cấp thông tin về
kế quả lãi lỗ của đơn vị, các bạn cần phải làm những công việc gì?

QUAN SÁT: Các sự kiện kinh tế, tài chính phát sinh tại đơn vị
Quy trình sản xuất diễn ra như thế nào?
Các yếu tố đầu vào nào tham gia vào quá trình sản xuất ?
Câu hỏi: sau khi thực hiện công việc quan sát, bạn hãy kể các yếu tố đầu
vào chính yếu tham gia vào quá trình sản xuất tại công ty ABC?

17/01/2021 6
1.2. CÁC CÔNG VIỆC CỦA KẾ TOÁN.
QUAN SÁT: Bột
Đường
Trứng
Sữa
Khấu hao MMTB
Sức lao động
Câu hỏi: sau khi quan sát, công việc kế tiếp của kế toán là gì?

17/01/2021 7
1.2. CÁC CÔNG VIỆC CỦA KẾ TOÁN.

ĐO LƯỜNG:

Lượng hóa các đối tượng kế toán dưới dạng khối


lượng, số lượng, độ dài,...

Số lượng vật liệu nhập kho là bao nhiêu?

Số lượng sản phẩm sản xuất ra là bao nhiêu?

17/01/2021 8
QUAN SÁT ĐO LƯỜNG
Câu hỏi: sau khi thực hiện công
việc đo lường, công việc kế tiếp
Bột 2 kg của kế toán là gì?

Đường 0,5 kg
Trứng 10 quả
Sữa 1 lít
Khấu hao MMTB 2h
Sức lao động 2h

17/01/2021 9
1.2. CÁC CÔNG VIỆC CỦA KẾ TOÁN.

TÍNH TOÁN

Dùng các phép tính theo các phương pháp tính toán của kế toán để tính
toán các chỉ tiêu kinh tế, chủ yếu là các chỉ tiêu tổng hợp.

Giá trị vật liệu xuất kho là bao nhiêu ?

Giá thành sản phẩm nhập kho là bao nhiêu?

17/01/2021 10
QUAN SÁT ĐO LƯỜNG TÍNH TOÁN (1.000 đồng)

Bột 2 kg 50
Giá thành sp = ? 500
Đường 0,5 kg 20
Trứng 10 quả 30 Giá bán = 600

Sữa 1 lít 50
LN gộp = ? 100
Khấu hao MMTB 2h 150
Câu hỏi: sau khi thực hiện công
Sức lao động 2h 200
việc tính toán, công việc kế tiếp
của kế toán là gì?

17/01/2021 11
1.2. CÁC CÔNG VIỆC CỦA KẾ TOÁN.

Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn


GHI CHÉP:
vị lên hệ thống sổ sách kế toán

Quá trình ghi chép cũng là quá trình kế toán xử lý


thông tin theo phương pháp riêng của mình (ví
dụ: phân loại, tổng hợp thông tin)

Câu hỏi: Kế toán ghi chép để làm gì?


17/01/2021 12
1.2. CÁC CÔNG VIỆC CỦA KẾ TOÁN.

Kế toán sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho
CUNG CẤP THÔNG TIN:
người cần sử dụng thông tin của kế toán để ra
quyết định (thông qua hệ thống báo cáo kế toán)

17/01/2021 13
1.3. KHÁI NIỆM KẾ TOÁN

Theo Luật kế toán Việt Nam: Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm
tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá
trị, hiện vật và thời gian lao động

17/01/2021 14
1.3. KHÁI NIỆM KẾ TOÁN

- Ủy ban tiêu chuẩn kế toán tài chính Mỹ: Kế toán là một môn khoa
học dùng để thu thập, xử lý và truyền đạt những thông tin tài chính
dưới hình thức tiền tệ để người sử dụng có thể dựa vào đó mà ra các
quyết định.

- Theo Hội đồng quốc gia về kế toán Pháp: KT là một hệ thống tổ


chức thông tin tài chính cho phép thu thập, sắp xếp, ghi nhận những
thông tin ban đầu dưới dạng con số, sau đó thông qua việc xử lý thông
tin sẽ cung cấp toàn bộ thông tin thích hợp với nhu cầu của những
người sử dụng thông tin khác nhau.
17/01/2021 15
1.4. CHỨC NĂNG CỦA KẾ TOÁN.

CUNG CẤP THÔNG TIN


• Cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh
của đơn vị cho các đối tượng sử dụng

GIÁM ĐỐC
• Kiểm tra các hiện tượng kinh tế tài chính phát sinh tại đơn vị
• Tham mưu, đề xuất với nhà quản lý các giải pháp kinh tế
nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động của đơn vị

17/01/2021 16
1.5. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

BÊN TRONG DN Nhà quản lý, hội đồng quản trị,..., thông tin cung cấp
cho các đối tượng này phải đảm bảo các yêu cầu:

- Nhanh chóng, kịp thời, thích hợp cho việc ra quyết định

- Có thể sử dụng thông tin ước lượng

- Cả thông tin tổng hợp và chi tiết. Thông tin cần được phân tích
17/01/2021 17
1.5. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

Cổ đông, cơ quan NN, ngân hàng, nhà đầu tư,... Thông


BÊN NGOÀI DN
tin cung cấp cho đối tượng bên ngoài phải đảm bảo:

- Thông tin định kỳ

- Chính xác tuyệt đối

- Chủ yếu là thông tin tổng hợp

17/01/2021 18
1.6. PHÂN LOẠI KẾ TOÁN

Thông tin cung cấp cho


đối tượng bên trong KẾ TOÁN QUẢN TRỊ


Thông tin cung cấp cho
đối tượng bên ngoài KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

17/01/2021 19
SO SÁNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ KẾ
TOÁN TÀI CHÍNH
Kế toán quản trị Kế toán tài chính
Căn cứ
Managerial Accounting Financial Accounting
Đối Nhà quản trị bên trong tổ Cá nhân/tổ chức bên
tượng chức DN trong và bên ngòai DN
phục vụ (chủ yếu).
Kỳ báo Khi có nhu cầu/Thường Định kỳ theo quy định
cáo xuyên
Tính Không mang tính Pháp Mang tính Pháp lệnh
Pháp lệnh
lệnh

17/01/2021 20
SO SÁNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ KẾ
TOÁN TÀI CHÍNH
Kế toán quản trị Kế toán tài chính
Căn cứ
Managerial Accounting Financial Accounting
Tập trung và hướng về Phản ánh quá khứ/lịch sử
tương lai
Đơn vị tiền tệ và phi tiền tệ Tiền tệ
Đặc Tương đối chính xác Chính xác
điểm
Từng bộ phận/trung tâm Toàn bộ tổ chức/DN
thông
tin Không tuân thủ chuẩn Tuân thủ các chuẩn mực
mực kế toán kế toán
Linh động và thích hợp Khách quan và thẩm tra
được

17/01/2021 21
1.7. YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN

ĐẦY ĐỦ
• Nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được phản ánh đầy
đủ vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và BCTC

KỊP THỜI
• Phản ánh đúng thời gian thông tin số liệu kế toán
• BCTC nộp đúng thời gian qui định

DỄ HIỂU
• Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu, chính xác số liệu KT

17/01/2021 22
1.7. YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN

TRUNG THỰC, KHÁCH QUAN


• Phản ánh đúng hiện trạng, bản chất sự việc
• Không xuyên tạc, bóp méo thông tin

LIÊN TỤC
• Thông tin, số liệu kế toán phải liên tục từ khi thành lập đến
khi chấm dứt hoạt động; số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp
số liệu kế toán của kỳ trước.
SO SÁNH ĐƯỢC
• Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự,
có hệ thống và có thể so sánh, kiểm chứng được.

17/01/2021 23
1.8. NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN

• Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công
việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
• Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp thanh
toán nợ; kiểm tra việc quản lý sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản,
phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
• Phân tích thông tin, số liệu kế toán: tham mưu, đề xuất các giải pháp phục
vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
• Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

17/01/2021 24
2. ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

2.1. Khái niệm


2.2. Phân loại tài sản
2.3. Phương trình kế toán

17/01/2021 25
2.1. KHÁI NIỆM ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

Đối tượng kế toán chính là tài sản và sự vận động tài sản trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị.

17/01/2021 26
2.2. PHÂN LOẠI TÀI SẢN

PHÂN LOẠI TS THEO KẾT CẤU : Cách phân loại này cho biết tài sản của đơn vị
bao gồm những loại nào? giá trị là bao nhiêu?
Trên Báo cáo tài chính, phân loại tài sản theo kết cấu được gọi chung là Tài sản

PHÂN LOẠI THEO NGUỒN HÌNH THÀNH TÀI SẢN: Cách phân loại này cho biết
tài sản của DN do đâu mà có? TS của DN được hình thành từ những nguồn
nào?
Trên Báo cáo tài chính, nguồn hình thành tài sản được gọi chung là Nguồn vốn.

17/01/2021
17/01/2021 27
PHÂN LOẠI TS THEO KẾT CẤU

17/01/2021 28
PHÂN LOẠI TS THEO KẾT CẤU
Căn cứ vào thời gian chuyển đổi thành tiền, TS trong DN được chia thành 2 loại:

TÀI SẢN NGẮN HẠN


Gồm tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền, có thể bán hay sử dụng
trong vòng không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của
doanh nghiệp kể từ thời điểm báo cáo.
Ví dụ: Tiền, Tạm ứng, Hàng hóa, Chứng khoán kinh doanh, ....

TÀI SẢN DÀI HẠN


Gồm tất cả các tài sản khác không phải là tài sản ngắn hạn
Ví dụ: TSCĐ HH, TSCĐ VH, Bất động sản đầu tư, Đầu tư vào công ty con, ...
17/01/2021
17/01/2021 29
PHÂN LOẠI TÀI SẢN THEO NGUỒN HÌNH THÀNH
TÀI SẢN
Nguồn hình thành TS bao gồm Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu

NỢ PHẢI TRẢ
Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của DN phát sinh từ các sự kiện đã qua
mà DN phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.
Nợ phải trả được chia thành Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn

VỐN CHỦ SỞ HỮU


Vốn chủ sở hữu được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài sản của
17/01/2021
doanh nghiệp trừ (-) Nợ phải trả. 30
PHÂN LOẠI TÀI SẢN THEO NGUỒN HÌNH THÀNH
TÀI SẢN

17/01/2021 31
2.3. PHƯƠNG TRÌNH KẾ TOÁN (ACCOUNTING
EQUATION)

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn


Assets = Total Equities

Nợ phải trả


TÀI SẢN Liabilities
ASSETS +
Vốn chủ sở hữu
Owners' equity
17/01/2021 32
2.3. PHƯƠNG TRÌNH KẾ TOÁN (ACCOUNTING EQUATION)

Thí dụ 1: Cô Tím định thành lập 1 công ty. (ĐVT: triệu đồng)
Cô Tím dự kiến công ty sẽ cần một số tài sản như sau:
-Cần có khoảng 120 tiền mặt để chi tiêu.
-Mua một nhà xưởng trị giá 400 thanh toán ngay.
-Mua một số hàng hóa trị giá 210, trong đó 140 sẽ trả ngay, số còn lại sẽ thiếu người bán.
-Mua 1 xe chở hàng trị giá 500 thanh toán ngay.
Bên cạnh đó, Cô Tím dự định thế chấp bất động sản để vay 200 và gửi vào tài khoản tiền
gửi tại ngân hàng.
- Giả sử, các sự kiện trên trở thành hiện thực, hãy xác định tài sản của công ty và số vốn
Cô Tím bỏ ra.

17/01/2021 33
3. CÁC GIẢ THUYẾT KẾ TOÁN

Các giả thuyết căn bản của kế toán phản ánh những mặt chung và
đặc thù của môi trường kế toán. Các giả thuyết này có nguồn gốc
từ các nguồn sau: Các Opinions của APB (Accounting Procedure
Board- AICPA Hoa Kỳ) và các tiêu chuẩn kế toán của FASB (Hoa Kỳ);
Conceptual framework của FASB và IASB.

Thực thể Hoạt động Đơn vị tiền


kinh doanh Kỳ kế toán
liên tục tệ đo lường

17/01/2021 35
GIẢ THUYẾT THỰC THỂ KINH DOANH

Đơn vị kế toán được xem như là một thực thể kế toán độc lập, tách
biệt với chủ sở hữu, cá nhân và các đơn vị kế toán khác.
Kế toán chỉ ghi nhận những nghiệp vụ nào ảnh hưởng đến tài sản
hoặc nguồn vốn của đơn vị kế toán.
Đây là khái niệm căn bản nhất trong kế toán vì nó định ra được
ranh giới rạch ròi của tổ chức mà nó kế toán.

17/01/2021 36
GIẢ THUYẾT HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC
Giả định hoạt động liên tục cho rằng việc ghi chép kế toán đặt trên giả định là DN
đang hoạt động và sẽ tiếp tục hoạt động trong một tương lai có thể dự kiến được,
ít nhất là sau 12 tháng. DN không có ý định giải thể hoặc thu hẹp quy mô hoạt
động của mình một cách nghiêm trọng trong tương lai gần.
Với giả định đơn vị hoạt động liên tục, tài sản mua vào nhằm mục đích để sử
dụng cho hoạt động SXKD, không có ý định bán ra nên kế toán báo cáo tài
sản hiện có theo giá gốc, không quan tâm đến giá thị trường.
Giả định hoạt động liên tục là một giả thuyết về sự ổn định cho phép DN
thực hiện các mục tiêu kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ của mình.
Trong trường hợp mà giả thuyết hoạt động liên tục không được đảm bảo, các BCTC
phải được thiết lập trên một cơ sở khác.
17/01/2021 37
GIẢ THUYẾT THƯỚC ĐO TIỀN TỆ

Kế toán không ghi nhận tất cả các sự kiện của một tổ chức mà chỉ ghi nhận
những nghiệp vụ có thể lượng hóa được bằng tiền tệ.
Trong quá trình đánh giá, ghi chép và thực hiện báo cáo bằng thước đo tiền tệ
thì đồng tiền được xem như là đơn vị đo lường cố định.
Trong thực tế khi sức mua của đồng tiền thay đổi thì kế toán phải có một số giải
pháp để phản ánh đúng và hợp lý tình hình tài chính của tổ chức để có thể so
sánh được với kỳ quá khứ.

17/01/2021 38
GIẢ THUYẾT KỲ KẾ TOÁN

❖ Giả định kỳ kế toán cho rằng chu kỳ kinh doanh của DN có thể chia thành
những khoảng thời gian xác định.
– Mặc dù giả thuyết hoạt động liên tục cho rằng DN hoạt động liên tục,
những thông tin về tài sản và kết quả kinh doanh của DN cần phải
được phân chia thành từng kỳ để đánh giá và công bố những sự thay
đổi có liên quan đến nguồn lực của DN.
– Kỳ kế toán có thể là hàng tháng, hàng quí hay hàng năm.
– Giả định này giúp kế toán lập BCTC theo một khoảng thời gian xác
định, giúp kế toán cung cấp thông tin kịp thời và hữu ích cho việc ra
quyết định.
17/01/2021 39
4. CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN

Các nguyên tắc kế toán được khái niệm như là những hướng dẫn chính
yếu cho công việc kế toán. Đó là những quy tắc đặc thù mà dựa vào đó tất
cả các quy tắc của kế toán được thiết lập.
Các NTKT đóng vai trò rất quan trọng cho việc hướng dẫn lập và kiểm
toán BCTC.

17/01/2021 40
4. CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN

Giá phí

Nội dung
quan
Phù hợp
trọng hơn
hình thức

Cơ sở
dồn tích

Thận
Nhất quán
trọng

Trọng yếu

17/01/2021 41
CƠ SỞ DỒN TÍCH (ACCRUAL BASIS)

- Tháng 12/N1, đơn vị có bán chưa thu tiền một lô hàng trị giá
500 triệu đồng. Kế toán đã ghi nhận doanh thu, chi phí và lợi
nhuận từ lô hàng này .
 Hàng bán chưa thu tiền mà kế toán đã ghi nhận và kê khai
doanh thu và lợi nhuận, cách làm này có chính xác?

17/01/2021 42
CƠ SỞ DỒN TÍCH (ACCRUAL BASIS)

❖ Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên
quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu,
doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm
phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc
thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền.
❖ Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình
hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và
tương lai.

17/01/2021 43
NGUYÊN TẮC GIÁ PHÍ (COST PRINCIPLE)

- Năm N1, Công ty X mua TSCĐ trị giá 500 triệu đ.


 Năm N1, trên BCTC đơn vị khai báo có một TS trị giá 500 triệu đ.
- Năm N3, Giá trị TS này trên thị trường là 700 triệu đ.
 Năm N3, trên BCTC đơn vị khai báo giá trị TS này là bao nhiêu?

17/01/2021 44
NGUYÊN TẮC GIÁ PHÍ (COST PRINCIPLE)

❖Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc.

❖Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền
đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm
tài sản được ghi nhận.

❖Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong
chuẩn mực kế toán cụ thể.

17/01/2021 45
NGUYÊN TẮC GIÁ PHÍ (COST PRINCIPLE)

Theo luật kế toán Việt Nam:


Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá
gốc.
Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải
trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá
trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được
ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài
chính.

17/01/2021 46
NỘI DUNG QUAN TRỌNG HƠN HÌNH THỨC
(SUBSTANCE OVER FORM PRINCIPLE) (GAAP – FASB)

Công ty X trong kỳ xuất bán cho khách hàng một lô hàng gồm
100 sản phẩm A với giá bán là 200/sp. Theo chính sách khuyến
mãi, công ty X tặng thêm cho khách hàng 100 sản phẩm B (giá
bán thông thường là 20/sp).

Công ty X sẽ ghi nhận doanh thu bán hàng trong kỳ cho hàng
hóa A hay B? tại sao?

17/01/2021 47
NỘI DUNG QUAN TRỌNG HƠN HÌNH THỨC
(SUBSTANCE OVER FORM PRINCIPLE) (GAAP – FASB)

Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đảm phản ánh đúng bản
chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch.

Mặc dù Luật Kế toán VN và VAS chưa chính thức coi nội dung quan trọng
hơn hình thức là nguyên tắc cơ bản của kế toán tuy nhiên đây là yêu cầu
được quy định cụ thể trong VAS 01; VAS 21 và là nguyên tắc cơ bản nhất
được tuân thủ khi xây dựng chế độ, quy định kế toán

17/01/2021 48
THẬN TRỌNG (CONSERVATISM PRINCIPLE)

- Ngày 31/12/N1, tình hình hàng hoá tồn kho tại DN như sau:
+ Hàng hóa A: 100 triệu
+ Hàng hóa B: 50 triệu
Cũng ngày này, Giá trị thuần có thể thực hiện được của các
lô hàng trên lần lược là 80 triệu và 60 triệu.
KT có ghi nhận một khoản lỗ là 20 triệu và 1 khoản lãi 10 triệu
khi xác định lãi lỗ năm N1?
17/01/2021 49
THẬN TRỌNG (CONSERVATISM PRINCIPLE)

Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước
tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn.
Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
a/ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
c/ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
d/ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn
về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có
bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
17/01/2021 50
PHÙ HỢP (MATCHING PRINCIPLE)

Vào tháng 1/N1 công ty A có cho công ty B thuê 1 tài sản cố


định, tiền cho thuê là 400, khấu hao tài sản cho thuê trong
tháng 1 là 300. Vào cuối tháng khi công ty B trả lại tài sản, đơn
vị phát hiện tài sản bị hư trong quá trình công ty B sử dụng.
Công ty A dự kiến sửa chữa tài sản này trong tháng 2, chi phí
sửa chữa dự kiến là 50.
 Lãi/lỗ của hoạt động cho thuê trong tháng 1/N1 là bao
nhiêu?

17/01/2021 51
PHÙ HỢP (MATCHING PRINCIPLE)

❖Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi
ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi
phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.

❖Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra
doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả
nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

❖Nguyên tắc phù hợp nhằm xác định kết quả kinh doanh một cách hợp lý

17/01/2021 52
NHẤT QUÁN (CONSISTENCY PRINCIPLE)
- Vào đầu năm N1, công ty A mua 1 xe chở hàng để cho thuê, nguyên giá là 1.200
triệu, đơn vị xác định thời gian sử dụng là 12 năm. Số tiền cho thuê và lợi nhuận
năm N1 như sau:

-Vào đầu năm N2, công ty A xác định lại thời hạn sử dụng xe này là 10 năm, tình hình
cho thuê năm N2 như sau:

 Có thể kết luận tình hình kinh doanh năm N2 xấu hơn năm N1?
17/01/2021 53
NHẤT QUÁN (CONSISTENCY PRINCIPLE)

❖Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được
áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay
đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và
ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

❖Nguyên tắc nhất quán giúp cho thông tin trên báo cáo tài chính giữa các
kỳ có thể so sánh được với nhau.

17/01/2021 54
TRỌNG YẾU (MATERIALITY PRINCIPLE)

Tháng 1/N1, đơn vị xuất kho một bộ bàn ghế trị giá 500.000 đ (thời hạn
sử dụng 2 năm) và 1 máy sản xuất trị giá 550.000.000 đ (thời hạn sử
dụng 2 năm) dùng cho sản xuất. Kế toán đã ghi nhận hết giá trị của 2 tài
sản này vào chi phí của tháng 1/N1.
 Kế toán tại đơn vị ghi nhận chi phí có hợp lý?

17/01/2021 55
TRỌNG YẾU (MATERIALITY PRINCIPLE)

❖Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu
chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh
hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.

❖Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót
được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem
xét trên cả phương diện định lượng và định tính.

❖BCTC trung thực và hợp lý không đòi hỏi phải tuyệt đối chính xác mà chỉ cần không
có sai lệch trọng yếu ➔ Kế toán có thể chấp nhận sai lệch không trọng yếu.

17/01/2021 56
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tính cân đối của kế toán được thế hiện qua
phương trình:

a Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

b Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Tổng nguồn vốn

c Tổng tài sản = Nợ phải trả + vốn chủ sở hữu

d Tất cả các câu trên

17/01/2021 57
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 2: Chỉ ghi nhận 1 khoản chi phí khi chi phí đó tạo ra
doanh thu, đây là yêu cầu của nguyên tắc:

a Giá gốc

b Thận trọng

c Phù hợp

d Nhất quán

17/01/2021 58
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 3: Kế toán chỉ ghi nhận giá trị tài sản theo giá ban đầu
bỏ ra để có được tài sản và không ghi nhận giá trị tài sản
theo giá thị trường, đây là yêu cầu của nguyên tắc:

a Giá gốc

b Thận trọng

c Trọng yếu

d Thực tế phát sinh

17/01/2021 59
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 4: Which of the following is true:

a Assets = Liabilities - Owner’s Equity

b Assets = Liabilities + Owner’s Equity

c Liabilities = Assets + Owner’s Equity

d None of above is true

17/01/2021 60
5. CÁC PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN

❖Phương pháp chứng từ kế toán


❖Phương pháp tính giá các đối tượng kế toán
❖Phương pháp tài khoản kế toán
❖Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán

17/01/2021 61
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC PHƯƠNG PHÁP KẾ
TOÁN

Chứng từ Tài khoản Tổng hợp và cân


kế toán kế toán đối kế toán

Tính giá Tính giá


(đầu vào) (đầu ra)

17/01/2021 62
6. MÔI TRƯỜNG KẾ TOÁN

SV tự nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau:
1. Môi trường pháp lý của kế toán là gì? Vẽ
sơ đồ̀ hệ thống văn bản qui phạm pháp
luật về kế toán tại Việt Nam.
2. Liệt kê các nguyên tắc đạo đức theo
chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Kế toán,
Kiểm toán Việt Nam

17/01/2021 63
7. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

BÀI TẬP CÁ NHÂN:


1. So sánh đặc điểm các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam.
2. Nếu bạn có đủ vốn để thành lập 1 công ty bạn dự định sẽ kinh
doanh mặt hàng/ngành hàng/lĩnh vực gì? Và bạn sẽ chọn loại
hình DN nào cho công ty của bạn, vì sao?

17/01/2021 64
CÒN GÌ NỮA ???

❖Trên đây chỉ là những phần cơ bản nhất về kế toán

❖Cần nghiên cứu thêm qua sách, tạp chí

❖Sẽ tìm hiểu thêm trong những bài học sau …

17/01/2021 65

You might also like