You are on page 1of 40

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

UNIVERSITY OF ECONOMICS - FINANCE


HO CHI MINH CITY

Computer Network Security


Information Technology
Specialization: Information Security

Project: CLOUD

Lecturer: Nguyễn Minh Thắng


Members:: Võ Hoàng Anh Thư - 205051120
Nguyễn Minh Tấn -

TP. Hồ Chí Minh, 2023


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
UNIVERSITY OF ECONOMICS - FINANCE
HO CHI MINH CITY

Computer Network Security


Information Technology
Specialization: Information Security

Project: CLOUD

Lecturer: Nguyễn Minh Thắng

Members: Võ Hoàng Anh Thư - 205051120


Nguyễn Minh Tấn -

TP. Hồ Chí Minh, 2023


Họ và tên MSSV Công việc thực hiện
- Tìm hiểu về các services AWS dùng trong đề tài
- Lên ý tưởng cho đề tài
- Thiết kế poster
- Xây dựng REST API
20505112 - Thiết kế FrontEnd
Võ Hoàng Anh Thư - Xây dựng BackEnd
0
- Triển khai hệ thống
- Viết báo cáo
- Thiết kế powerpoint
- Quay video thuyết trình
- Tìm hiểu về các services AWS dùng trong đề tài
- Lên ý tưởng cho đề tài
- Xây dựng nội dung cho Chatbot
- Phối hợp để ghép các module
Nguyễn Minh Tấn - Triển khai hệ thống
- Viết báo cáo
- Thiết kế powerpoint
- Quay video thuyết trình
CÔNG VIỆC THỰC HIỆN
MỤC LỤ

C
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1
2. Giới thiệu....................................................................................................1
Mục tiêu đề tài............................................................................................1
Tiêu chí đánh giá sản phẩm........................................................................1

PHẦN NỘI DUNG........................................................................... 3


1. Các dịch vụ ứng dụng vào xây dựng đồ án..............................................3
1.1.Amazon Web Services (AWS).............................................................3
1.2.Dịch vụ Amazon Lex............................................................................3
1.3.Dịch vụ Amazon Lambda.....................................................................4
1.4.Dịch vụ Amazon DynamoDB...............................................................5
1.5.Dịch vụ Amazon API Gateway............................................................6
2. Diagram....................................................................................................6
2.1.Lex, Lambda, DynamoDB....................................................................6
2.2.Serverless Microservice CRUD REST API WITH DynamoDB..........7
3. Quá trình thực hiện...................................................................................8
3.1 Lex, Lambda, DynamoDB................................................................8
3.2 Rest API..........................................................................................12

PHẦN KẾT LUẬN.........................................................................23


1. Kết quả đạt được....................................................................................23
2. Hạn chế..................................................................................................23
3. Những khó khăn....................................................................................23
4. Hướng phát triển....................................................................................23

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................24

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 Sơ đồ hoạt động của chatbot--------------------------------------------------------------6


Hình 2 Diagram CRUD REST API---------------------------------------------------------------7
Hình 3 Sample utterances--------------------------------------------------------------------------8
Hình 4 Slots----------------------------------------------------------------------------------------- 8
Hình 5 Lambda initialization and validation----------------------------------------------------9
Hình 6 Confirmation prompt---------------------------------------------------------------------- 9
Hình 7 Fulfillment---------------------------------------------------------------------------------10
Hình 8 Hàm Lambda để xử lý dữ liệu----------------------------------------------------------10
Hình 9 Database----------------------------------------------------------------------------------- 11
Hình 10 Các apps trong serverless--------------------------------------------------------------11
Hình 11 Cấu hình serverless – 1-----------------------------------------------------------------12
Hình 12 Cấu hình serverless - 2-----------------------------------------------------------------13
Hình 13 Kết quả deploy serverless--------------------------------------------------------------13
Hình 14 Kiểm tra kết quả CRUD APIs trên Postman-----------------------------------------14
Hình 15 Rest API – Giao tiếp client và server-------------------------------------------------14
Hình 16 Lấy dữ liệu từ server bằng phương thức HTTP GET-------------------------------15
Hình 17 Sửa dữ liệu từ server bằng phương thức HTTP PUT-------------------------------15
Hình 18 Giao diện trang đăng nhập-------------------------------------------------------------16
Hình 19 Giao diện trang quản lý Book---------------------------------------------------------16
Hình 20 Menu trang quản lý--------------------------------------------------------------------- 17
Hình 21 Thêm dữ liệu cho Book----------------------------------------------------------------17
Hình 22 Xoá Book thành công-------------------------------------------------------------------18
Hình 23 Sửa thông tin Book---------------------------------------------------------------------18
Hình 24 Sửa thông tin Book thành công--------------------------------------------------------19
Hình 25 Cấu hình để tích hợp Chatbot vào website-------------------------------------------19
Hình 26 Tích hợp Chatbot vào website bán sách----------------------------------------------20
Hình 27 Kiểm tra Chatbot------------------------------------------------------------------------20
Hình 28 Tích hợp chatbot vào messenger facebook và đưa vào website bán sách--------21
Hình 29 Đơn hàng đặt ở Chatbot lưu xuống DynamoDB------------------------------------21

Chương 1 . PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý Do Chọn Đề tài

Dù điện toán đám mây hiện trở nên phổ biến và ngày càng được sử dụng rộng rãi
nhưng có lẽ trở ngại lớn nhất đối với điện toán đám mây là một khái niệm khó định
nghĩa. Từ “đám mây” nghe có vẻ xa vời và khó hình dung: Máy chủ trên đám mây (cloud
server) là nơi lưu trữ và lưu trữ dữ liệu. Đám mây được lưu trữ ở đâu? Sự không rõ ràng
này dẫn đến các vấn đề bảo mật: chủ doanh nghiệp không biết liệu dữ liệu lưu trữ trên
máy chủ đám mây có an toàn hay không, có nguy cơ bị đánh cắp hay không.
Tuy nhiên, tất cả những suy nghĩ trên đều xuất phát từ việc người dân/doanh nghiệp
chưa thực sự hiểu rõ về điện toán đám mây. Như một thuật ngữ thường được nhắc đến,
điện toán đám mây không phải là một xu hướng. Nó thực sự là một công nghệ đã được sử
dụng rộng rãi trên thế giới trong nhiều năm. Nhiều công ty trên thế giới đã chuyển sang
triển khai và sử dụng máy chủ đám mây vì những lợi ích đặc biệt của chúng. Vì thế nên,
nhóm quyết định thực hiện đề tài “Tìm hiểu điện toán đám mây” để có thể có giải đáp
được những trở ngại cũng như tiếp cận gần hơn với mô hình này.
Để đáp ứng nhu cầu về lựa chọn và mua bán sách hiện tại, cùng với nhu cầu được tư
vấn về các loại sách của người dùng, nhóm chúng em đã tìm hiểu và quyết định áp dụng
một hệ thống chatbot nhằm phục vụ cho người dùng có nhu cầu tìm hiểu, được tư vấn và
mua các loại sách khác nhau. Ngoài ra việc ứng dụng một hệ thống chatbot có tích hợp
công nghệ AI cũng là một sự thuận tiện cũng như tăng hiệu quả cho hệ thống web mua
bán sách. Vì thế nhóm chúng em quyết định chọn đề tài Chatbot with Amazon Lex.

1.2 Giới thiệu

1.2.1 Mục tiêu đề tài


Tạo ra sản phẩm là một Chatbot hỗ trợ tư vấn và bán các loại sách. Sản phẩm được
ứng dụng công nghệ AI, với công nghệ hoàn toàn tự động giúp người dùng có thể dễ
dàng tương tác và sử dụng.

1.2.2 Tiêu chí đánh giá sản phẩm


Về tiêu chí đánh giá sản phẩm thì nhóm em đặt ra một số tiêu chí sau để phân biệt được
sản phẩm tốt hay không.
Tiêu chí thứ nhất: Độ phức tạp của các cuộc đối thoại
- Ngoài việc hiểu và tương tác trong các cuộc hội thoại, một phần mềm chatbot nổi
bật có chức năng NLP (Xử lý ngôn ngữ tự nhiên) để phân tích bối cảnh của một cuộc trò
chuyện. Nó có thể xác định ý định của một câu hỏi để cung cấp một câu trả lời chính xác
và đề xuất các tùy chọn để xác nhận hoặc giải quyết vấn đề.
Tiêu chí thứ hai: Kết nối dữ liệu nhanh
- Một chatbot tốt cần có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh để đáp ứng nhu cầu người
dùng hơn. Chatbot có thể nắm bắt, đọc và xử lý một lượng lớn dữ liệu để có được thông
tin chi tiết từ dữ liệu có liên quan và nhanh chóng giải quyết các vấn đề của khách hàng.
Tiêu chí thứ ba: Thao tác dễ dàng
- Một chatbot tốt cần phải có một giao diện đơn giản nhưng đầy đủ nội dung mà
người dùng cần, nó giúp cho người dùng dễ dàng thao tác, tương tác với chatbot mà
không gặp bất kỳ trở ngại gì.
Tiêu chí thứ tư: Hiệu suất làm việc
- Hiệu suất làm việc ở đây có nhiều yếu tố tạo thành như:
• Tỷ lệ giữ chân người dùng
• Tỷ lệ hoàn thành hay tỷ lệ đạt được mục tiêu
• Số bước trò chuyện
Tiêu chí thứ năm: Tối ưu hoá liên tục
- Mỗi tương tác của khách hàng đại diện cho một cách học tập cho trí tuệ nhân tạo
(AI). Chatbot càng được sử dụng thường xuyên, nó càng tốt vì nó có thể truy cập ngày
càng nhiều dữ liệu với việc sử dụng liên tục.
- Do đó, một phần mềm chatbot nên liên tục mở rộng cơ sở kiến thức của riêng
mình bằng cách phân tích các cuộc hội thoại.
Tiêu chí thứ sáu: Tính bảo mật và an ninh
- Tiêu chí này là liên quan đến dữ liệu được trao đổi và đặc biệt là các cuộc trò
chuyện giữa người dùng và chatbot. Đối với các tình huống quan trọng có tính bảo mật
cao, có thể cần đảm bảo rằng không có sự rò rỉ thông tin thông qua việc đánh giá.
Chương 2 . CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Điện toán đám mây

2.2 Định nghĩa

Theo Wikipedia, điện toán đám mây (tiếng Anh: cloud computing), còn được
biết với tên gọi điện toán máy chủ ảo, đây là một mô hình điện toán sử dụng công
nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet.

Thuật ngữ "đám mây" đề cập đến các máy chủ được truy cập qua Internet,
cũng như phần mềm và cơ sở dữ liệu chạy trên chúng. Máy chủ đám mây được thiết
lập tại các trung tâm dữ liệu trên khắp thế giới. Chạy các ứng dụng phần mềm trên
máy tính của riêng họ. Người dùng có thể truy cập bất kỳ tài nguyên nào trên đám
mây, không bắt buộc có máy chủ vật lý hay các thiết bị hỗ trợ, chỉ cần kết nối với
hệ thống internet là có thể truy cập mọi lúc mọi nơi.

Mặt khác, điện toán đám mây còn được hiểu là quá trình cung cấp tài nguyên
máy tính thông qua Internet tuỳ theo mục đích và nhu cầu của người dùng, tuỳ theo
hạn mức sử dụng mà người dùng sẽ chi trả. Người dùng không cần trực tiếp sở hữu
và toàn quyền sử dụng cũng như bảo trì những máy chủ vật lý và trung tâm dữ liệu,
người dùng có thể truy cập các dịch vụ công nghệ như lưu trữ, cơ sở dữ liệu và năng
lượng điện toán khi cần thiết - được nhà cung cấp lưu trữ trong trung tâm dữ liệu từ
xa (hoặc chính sách bảo mật nội dung - CSP). CSP cung cấp các tài nguyên này cho
người dùng đăng ký hàng tháng hoặc thanh toán dựa trên mức sử dụng.

2.3 Cách thức hoạt động

Điện toán đám mây hoạt động bằng cách cho phép các thiết bị khách truy cập
dữ liệu qua internet, từ máy chủ, cơ sở dữ liệu và máy tính từ xa.

Kết nối mạng internet liên kết giao diện người dùng (bao gồm thiết bị khách
đang truy cập, trình duyệt, ứng dụng phần mềm mạng và đám mây) với những cơ sở
-9-
dữ liệu, máy chủ và máy tính - có chức năng như một kho lưu trữ, lưu trữ dữ liệu
được truy cập bởi giao diện người dùng.

Thông tin liên lạc giữa người dùng và cơ sở dữ liệu được quản lý bởi một máy
chủ trung tâm. Máy chủ vận hành hệ thống từ xa thuộc sở hữu của một công ty
khác, có thể giúp người sử dụng chạy tất cả mọi thứ từ e-mail để xử lý văn bản cho
đến các chương trình phân tích dữ liệu phức tạp. Người dùng có thể truy cập những
dịch vụ đám mây thông qua các trình duyệt hoặc những ứng dụng từ nhà cung cấp,
bất kể người dùng đang sử dụng thiết bị nào, họ chỉ cần kết nối bằng Internet là sẽ
truy cập được.

2.4 Đối tượng sử dụng

Cá nhân:

Đám mây cho phép người dùng truy sử dụng hầu hết các thiết bị để truy cập
một tệp và ứng dụng, vì quá trình tính toán và lưu trữ diễn ra trên các máy chủ trong
trung tâm dữ liệu, thay vì cục bộ trên thiết bị của người dùng. Điều này lý giải cho
việc một người dùng có thể đăng nhập lại tài khoản mạng xã hội như Instagram hay
Facebook, mặc dù điện thoại cũ của họ đã bị hỏng. Tất cả dữ liệu cũ bao gồm ảnh,
video và những cuộc trò chuyện cũ đều sẵn có. Những nhà cung cấp email như
Gmail, Microsoft Office 365 hoạt động theo cách tương tự.

Doanh nghiệp:

Đối với các doanh nghiệp, việc thay đổi hình hình thức lưu trữ từ truyền thống
sang điện toán đám mây giúp giảm thiểu một số chi phí. Điều này có ảnh hướng lớn
đến các doanh nghiệp nhỏ không đầu tư một cơ sở lưu trữ, chia sẻ dữ liệu nội bộ
của riêng họ, nhưng thay vào đó có thể thuê ngoài thông qua đám mây với chi phí
hợp lý. Đám mây cũng có thể giúp các công ty hoạt động dễ dàng hơn ở phạm vi
quốc tế, bởi vì nhân viên và khách hàng có thể truy cập các tệp và ứng dụng giống
nhau từ bất kỳ đâu.

- 10 -
2.5 Ưu, nhược điểm

2.5.1 Ưu điểm

Tiết kiệm chi phí: Sử dụng cơ sở hạ tầng đám mây có thể giảm chi phí, vì các

tổ chức không phải chi số tiền lớn để mua và bảo trì thiết bị,... Điều này làm giảm
chi phí đầu tư vốn - vì họ không phải đầu tư vào phần cứng, cơ sở vật chất, tiện ích
hoặc xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn để đáp ứng các hoạt động kinh doanh đang
phát triển của họ. Ngoài ra, các công ty không cần các đội CNTT lớn để xử lý các
hoạt động của trung tâm dữ liệu đám mây vì họ có thể dựa vào chuyên môn của đội
ngũ nhân viên thuộc nhà cung cấp của họ.
Tính di động: Lưu trữ thông tin trên đám mây đồng nghĩa với việc người dùng có
thể truy cập từ mọi nơi bằng mọi thiết bị chỉ cần có kết nối internet. Điều đó có
nghĩa là người dùng không phải mang theo ổ USB, ổ cứng ngoài để truy cập dữ liệu
của họ. Người dùng có thể truy cập dữ liệu của công ty thông qua điện thoại thông
minh và các thiết bị di động khác, cho phép nhân viên từ xa cập nhật thông tin về
đồng nghiệp và khách hàng. Người dùng có thể dễ dàng xử lý, lưu trữ, truy xuất và
phục hồi tài nguyên trên đám mây. Ngoài ra, người dùng có thể tiết kiệm thời gian
và công sức khi những việc nâng cấp hay cập nhập đều được tự động bởi nhà cung
cấp.
Sao lưu và khôi phục: Tất cả các người dùng đều lo lắng về việc mất dữ liệu khi
lưu trữ dữ liệu trên tất cả các thiết bị. Tuy nhiên, lưu trữ dữ liệu trên đám mây đảm
bảo rằng người dùng luôn có thể truy cập dữ liệu của họ ngay cả khi thiết bị của họ,
chẳng hạn như máy tính xách tay hoặc điện thoại thông minh, không hoạt động
được. Với các dịch vụ dựa trên đám mây, các tổ chức có thể nhanh chóng khôi phục
dữ liệu của mình trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như thiên tai hoặc mất điện.
Tiết kiệm dung lượng thiết bị: Điện toán đám mây cho phép các cá nhân tiết kiệm
không gian lưu trữ trên máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay của họ. Nó cũng

- 11 -
cho phép người dùng nâng cấp phần mềm nhanh hơn vì các công ty phần mềm có
thể cung cấp sản phẩm của họ qua web thay vì thông qua các phương pháp truyền
thống, hữu hình liên quan đến đĩa hoặc ổ đĩa flash. Ví dụ: khách hàng của Adobe có
thể truy cập các ứng dụng trong Creative Cloud của nó thông qua đăng ký dựa trên
Internet. Điều này cho phép người dùng tải xuống các phiên bản mới và các bản sửa
lỗi cho chương trình của họ một cách dễ dàng.

2.5.2 Nhược điểm

Vấn đề bảo mật: đây luôn là mối quan tâm lớn đối với người dùng, đặc biệt là
khi liên quan đến hồ sơ y tế nhạy cảm hoặc thông tin tài chính. Khi dựa vào đám
mây, các tổ chức có nguy cơ vi phạm dữ liệu, hack API và giao diện, thông tin xác
thực bị xâm phạm và các vấn đề xác thực. Mặc dù các quy định hiện nay bắt buộc
các dịch vụ điện toán đám mây phải tăng cường các biện pháp bảo mật, nhưng đó
vẫn là một vấn đề vẫn đang được nhiều người quan tâm đến. Mã hóa bảo vệ thông
tin quan trọng, nhưng nếu khóa mã hóa đó bị mất, dữ liệu sẽ biến mất.
Đường truyền kết nối mạng: vì mọi thứ liên quan đến mây hầu như đều cần
kết nối Internet nên nếu kết nối chập chờn hay chậm chạp, vốn là tình trạng rất phổ
biến ở Việt Nam thì việc sử dụng các dịch vụ sẽ rất khó khăn. Ở môi trường doanh
nghiệp, điều này có nghĩa là họ phải tốn nhiều thời gian hơn cho việc chờ ứng dụng
đám mây tải xong, trong lúc đó thì thiệt hại có thể sẽ rất nghiêm trọng.
Downtime - thời gian chết: không một nhà cung cấp dịch vụ đám mây nào có
thể đảm bảo với bạn rằng máy chủ của họ sẽ chạy 100% liên tục và không bao giờ
phải ngừng lại, dù cho có sự cố. Máy chủ do các công ty điện toán đám mây bảo trì
cũng có thể trở thành nạn nhân của thiên tai, lỗi nội bộ và mất điện.
Thiếu nguồn lực và chuyên môn: khi tất cả các tổ chức dần chuyển sang làm
quen với các công nghệ hỗ trợ đám mây, các tổ chức đang phải vật lộn để bắt kịp
với nhu cầu ngày càng tăng về các thiết bị và nhân viên có kỹ năng và kiến thức phù
hợp.

- 12 -
2.6 Phân loại

Công nghệ điện toán đám mây ngày một phát triển với sự đa dạng và tạo nhiều
bước tiến trong ngành công nghiệp máy tính. Những nhà phát triển, bộ phận CNTT
của các doanh nghiệp hay những người dùng cá nhân có nhu cầu và cả những yêu
cầu cao hơn so với lúc trước. Và để đáp ứng được những yêu cầu của các đối tượng
người dùng khác nhau, nhiều chiến lược triển khai và mô hình lần lượt ra đời. Tuỳ
theo mục đích sử dụng, quy mô triển khai mà các từng loại dịch vụ cung cấp cho
người dùng những cấp độ kiểm soát, tính linh hoạt và khả năng quản lý khác nhau.
Người dùng sẽ quyết định được dịch vụ nào sẽ phù hợp nhất với nhu cầu của mình
nếu như nắm rõ được những điểm khác biệt giữa chúng.

2.7 Các mô hình dịch vụ điện toán đám mây

Hình 1. Các dịch vụ Cloud computing

- 13 -
2.7.1 Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS - Infrastructure as a Service)

IaaS là hình thức cung cấp cho người dùng quyền truy cập dựa trên yêu cầu cơ
sở hạ tầng máy tính, bao gồm hệ điều hành, mạng, lưu trữ và các thành phần cơ sở
hạ tầng khác. Hoạt động giống như một máy ảo tương đương với các máy chủ vật
lý, IaaS giúp người dùng giảm bớt nhu cầu mua và bảo trì các máy chủ vật lý, đồng
thời mang lại sự linh hoạt trong việc mở rộng và thanh toán cho mức tài nguyên họ
sử dụng. IaaS là một lựa chọn phổ biến cho các doanh nghiệp muốn tận dụng lợi thế
của đám mây và có quản trị viên hệ thống có thể giám sát việc cài đặt, cấu hình và
quản lý hệ điều hành, công cụ phát triển,...mà họ muốn sử dụng. Với tính linh hoạt
của nó, IaaS cũng được sử dụng bởi các nhà phát triển, nhà nghiên cứu và những
người khác muốn tùy chỉnh cơ sở hạ tầng cơ bản của môi trường máy tính của họ.
Vì IaaS được cho mức cơ bản nhất của điện toán đám mây, nên người dùng có
mức kiểm soát rất thấp đối với những tài nguyên hiện hữu trong đám mây. Đầu
những năm 2010, IaaS là một trong những mô hình điện toán đám mây phổ biến
nhất, tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh và mạnh mẽ của SaaS và PaaS, IaaS
được đánh giá thấp hơn cho dù nó là mô hình đám mây cho nhiều loại khối lượng
công việc. Một số ví dụ điển hình về IaaS: Amazon EC2, Windows Azure,
Rackspace,..

2.7.2 Nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS - Platform as a Service)

PaaS cung cấp một nền tảng máy tính trong đó cơ sở hạ tầng như hệ điều hành
và phần mềm khác được nhà cung cấp cài đặt và duy trì, cho phép người dùng tập
trung vào việc phát triển và triển khai ứng dụng trong môi trường đã được thử
nghiệm và chuẩn hóa.

- 14 -
PaaS thường được các nhà phát triển phần mềm và nhóm nhà phát triển sử
dụng vì nó giảm bớt sự phức tạp của việc thiết lập và duy trì cơ sở hạ tầng máy
tính,không tốn kém và không phải mất thì giờ làm những công việc liên quan tới
mua tài nguyên hay bảo trì chúng. PaaS có thể là một lựa chọn tốt cho các nhà phát
triển không có nhu cầu tùy chỉnh cơ sở hạ tầng bên dưới của họ hoặc những người
muốn tập trung sự chú ý của họ vào phát triển hơn là DevOps và quản trị hệ thống.
Các nhà cung cấp PaaS phổ biến bao gồm nền tảng Lightning của Salesforce,
AWS Elastic Beanstalk và Google App Engine.

2.7.3 Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS - Software as a Service)

Nhà cung cấp SaaS là các ứng dụng dựa trên đám mây mà người dùng truy
cập theo yêu cầu từ internet mà không cần cài đặt hoặc bảo trì phần mềm. Là một
người dùng SaaS, bạn chỉ việc suy nghĩ xem mình sẽ sử dụng phần mềm đó như thế
nào chứ không phải lo lắng về việc duy trì hay quản lý những cơ sở hạ tầng.
Các ứng dụng SaaS phổ biến trong các doanh nghiệp và người dùng nói chung
vì chúng thường dễ áp dụng, có thể truy cập từ mọi thiết bị và có các phiên bản ứng
dụng miễn phí, cao cấp và doanh nghiệp. Giống như PaaS, SaaS loại bỏ cơ sở hạ
tầng cơ bản của ứng dụng phần mềm để người dùng chỉ tiếp xúc với giao diện mà
họ tương tác.
Hiện nay, SaaS là một trong những giải pháp tiêu biểu cho phần lớn các phần
mềm liên quan tới thương mại - với những đặc điểm đa dạng, không hạn chế sự lựa
chọn, từ cái chung nhất, cơ bản nhất như trong phòng ban, hay là một phần mềm
yêu cầu mạnh mẽ cho một doanh nghiệp lớn, thậm chí SaaS còn được góp phần
trong những phần mềm AI (trí tuệ nhân tạo). Đa số những người dùng SaaS sẽ phải
chi ra một khoản phí thường niên hoặc theo tháng, những cũng có những ngoại lệ là
có thể chi trả dựa trên mức sử dụng thực tế của người dùng.
Một số ví dụ điển hình là GitHub, Google Docs, Slack và Adobe Creative
Cloud.

- 15 -
2.8 Các mô hình triển khai điện toán đám mây

2.8.1 Private cloud


Các đám mây riêng đề cập đến dịch vụ đám mây được sở hữu và các tổ chức
sử dụng chúng và chỉ dành riêng cho nhân viên và khách hàng của tổ chức quản lý.
Các đám mây riêng cho phép các tổ chức kiểm soát tốt hơn môi trường máy tính và
dữ liệu được lưu trữ của họ, điều này có thể cần thiết cho các tổ chức trong các
ngành được quản lý cao.
Các đám mây riêng đôi khi được coi là an toàn hơn các đám mây công cộng vì
chúng được truy cập thông qua các mạng riêng và cho phép tổ chức giám sát trực
tiếp bảo mật đám mây của họ. Họ bắt buộc phải chọn khi công việc liên quan đến
các bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ, những dữ liệu mật liên quan tới tài chính hay
y tế,... Các nhà cung cấp này đôi khi cung cấp dịch vụ của họ dưới dạng các ứng
dụng có thể được cài đặt trên các đám mây riêng, cho phép các tổ chức giữ cơ sở hạ
tầng và dữ liệu của họ trên cơ sở đồng thời tận dụng các cải tiến mới nhất của đám
mây công cộng.

2.8.2 Public cloud


Các đám mây công cộng đề cập đến các dịch vụ điện toán đám mây (chẳng
hạn như các máy ảo, lưu trữ, hoặc các ứng dụng) được cung cấp công khai bởi một
nhà cung cấp thương mại cho các doanh nghiệp và cá nhân. Tài nguyên đám mây
công cộng được lưu trữ trên phần cứng của nhà cung cấp thương mại mà người
dùng truy cập thông qua internet.
Nhiều công ty chuyển một phần cơ sở hạ tầng điện toán của họ sang đám mây
công cộng vì các dịch vụ đám mây công cộng có khả năng phục hồi, dễ dàng mở
rộng và thích ứng linh hoạt với nhu cầu khối lượng công việc liên tục thay đổi. Tuy
nhiên, chúng không phải lúc nào cũng phù hợp với các tổ chức trong các ngành
được quản lý cao, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe hoặc tài chính, vì môi trường

- 16 -
đám mây công cộng có thể không tuân thủ các quy định của ngành về dữ liệu khách
hàng.
Người dùng có thể truy cập những tài nguyên này một cách miễn phí hoặc
mua gói được định giá dựa trên mức sử dụng. Một số đám mây công cộng quen
thuộc như Google Cloud, Amazon Web Services (AWS), IBM Cloud, Microsoft
Azure và Oracle Cloud có thể tiếp cận hàng triệu người dùng. Những năm gần gây,
thị trường điện toán đám mây công cộng đã phát triển mãnh mẽ trên toàn cầu và
được cho là một xu hướng sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.

2.8.3 Hybrid cloud


Đám mây lai là sự phối hợp tài nguyên từ các nền tảng điện toán đám mây,
một hoặc nhiều đám mây công cộng với đám mây riêng tư được điều chỉnh sao cho
phù hợp với tổ chức hoặc cơ sở hạ tầng CNTT của công ty. Trong đó, hai đám mây
này sẽ hoạt động độc lập và chỉ giao tiếp với nhau bằng kết nối đã được mã hóa
riêng cho mục đích truyền tải dữ liệu. Bằng cách này, các công ty có thể lưu trữ dữ
liệu được bảo vệ trong đám mây riêng tư trong khi sử dụng tài nguyên điện toán của
đám mây công cộng. Đám mây lai giúp bảo mật tốt hơn, không bị lộ dữ liệu của
công ty, vì thông tin nhạy cảm không bao giờ được lưu trữ trên đám mây công
cộng. Bên cạnh đó, đám mây lai đảm bảo được khối lượng công việc lớn, đáp ứng
một cách hiệu quả các mục tiêu về kỹ thuật và kinh doanh của mình.

- 17 -
2.9 Các dịch vụ ứng dụng vào xây dựng đồ án

2.9.1 Amazon Web Services (AWS)


Amazon Web Services (AWS) là nền tảng đám mây toàn diện và được sử
dụng rộng rãi, cung cấp trên 200 dịch vụ đầy đủ tính năng từ các trung tâm dữ liệu
trên toàn thế giới. Hàng triệu khách hàng bao gồm các công ty khởi nghiệp tăng
trưởng nhanh nhất, các tập đoàn lớn nhất cũng như các cơ quan hàng đầu của chính
phủ đều tin tưởng vào AWS để giảm chi phí, trở nên linh hoạt và đổi mới nhanh
hơn.
AWS có nhiều dịch vụ hơn và nhiều tính năng hơn bất kỳ nhà cung cấp đám
mây nào khác, từ các công nghệ cơ sở hạ tầng như máy tính, ổ lưu trữ và cơ sở dữ
liệu, đến các công nghệ mới nổi, như machine learning và trí tuệ nhân tạo, kho dữ
liệu, phân tích và Internet of Things. Điều này giúp chúng ta chuyển các ứng dụng
hiện có lên đám mây nhanh hơn, dễ dàng hơn và hiệu quả hơn, với một mức chi phí
tiết kiệm hơn.

2.9.2 Dịch vụ Amazon Lex


Amazon Lex là một dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI) được quản lý hoàn toàn với
các mô hình ngôn ngữ tự nhiên nâng cao để xây dựng giao diện hội thoại trên ứng
dụng.
Bên cạnh đó chúng ta có thể kích hoạt các tính năng tự trả lời với những bot
ảo của hệ thống hội thoại và có thể phản hồi bằng giọng nói (IVR).
Amazon Lex là dịch vụ xây dựng giao diện hội thoại trên bất cứ ứng dụng nào
sử dụng giọng nói và văn bản. Chi phí của Amazon Lex là khi chúng ta dùng bao
nhiêu sẽ trả tiền bấy nhiêu. Không cần cam kết trả trước hay mức phí tối thiểu. Các
bot của Amazon Lex được thiết kế để tương tác với yêu cầu và phản hồi hoặc một
cuộc trò chuyện trực tuyến liên tục.

- 18 -
2.9.3 Dịch vụ Amazon Lambda
AWS Lambda là nền tảng tính toán lý tưởng cho nhiều kịch bản ứng dụng,
cung cấp cho người dùng môi trường ở những ngôn ngữ đang được hỗ trợ từ AWS
(Java, Node.js, Python).
Dịch vụ Lambda tạo môi trường thực thi code khi đã upload lên với các tài
nguyên có sẵn của AWS. Sau khi upload code, người dùng tạo ra một Lambda
Function, AWS sẽ cung cấp và quản lý các server mà người dùng sử dụng để chạy
code.
Lambda gồm hai thành phần chính là: Lambda Function và Event Source.
- Event Source đưa ra các sự kiện, một Lambda Function tùy biến code theo
những gì người dùng đã viết và xử lý các sự kiện một cách tự động, mỗi thay đổi
của Event sẽ kích hoạt Lambda Function tương ứng. Người dùng có thể gọi đến
Lambda Function điều hướng đến https hoặc sử dụng AWS SDKs.
- Lambda Function: Khi người dùng upload code hoàn chỉnh lên Lambda, khi
đó chúng được gọi là function của Lambda, Lambda Function có quan hệ phụ thuộc
nhau với cấu hình mà người dùng đã cài đặt, nói cách khác, người dùng cài đặt tài
nguyên cho function đó và có thể chỉnh sửa được.

2.9.4 Dịch vụ Amazon DynamoDB


Amazon DynamoDB là một dịch vụ cơ sở dữ liệu NoSQL được quản lý hoàn
toàn, cung cấp hiệu suất nhanh và có thể dự đoán được với khả năng mở rộng liền
mạch. DynamoDB cho phép chúng ta giảm bớt gánh nặng quản trị của việc vận
hành và mở rộng cơ sở dữ liệu phân tán để chúng ta không phải lo lắng về việc cung
cấp phần cứng, thiết lập và cấu hình, sao chép, vá lỗi phần mềm hoặc mở rộng cụm.
DynamoDB cũng cung cấp mã hóa ở trạng thái nghỉ, giúp loại bỏ gánh nặng hoạt
động và sự phức tạp liên quan đến việc bảo vệ dữ liệu nhạy cảm.
Với DynamoDB, chúng ta có thể tạo các bảng cơ sở dữ liệu có thể lưu trữ và
truy xuất bất kỳ lượng dữ liệu nào cũng như phục vụ bất kỳ mức lưu lượng yêu cầu
nào. Chúng ta có thể tăng hoặc giảm quy mô công suất thông qua bảng của mình mà

- 19 -
không có thời gian chết hoặc giảm hiệu suất. Chúng ta có thể sử dụng Bảng điều
khiển quản lý AWS để theo dõi việc sử dụng tài nguyên và các chỉ số hiệu suất.
DynamoDB cung cấp khả năng sao lưu theo yêu cầu. Nó cho phép chúng ta
tạo bản sao lưu đầy đủ các bảng của mình để lưu giữ và lưu trữ lâu dài.
Chúng ta có thể tạo bản sao lưu theo yêu cầu và bật khôi phục tại thời điểm
cho các bảng Amazon DynamoDB của mình. Khôi phục theo thời gian giúp bảo vệ
bảng của chúng ta khỏi các thao tác ghi hoặc xóa ngẫu nhiên. Bên cạnh đó
DynamoDB cho phép chúng ta tự động xóa các mục đã hết hạn khỏi bảng để giúp
chúng ta giảm mức sử dụng bộ nhớ và chi phí lưu trữ dữ liệu không còn phù hợp.

2.9.5 Dịch vụ Amazon API Gateway


Amazon API Gateway là dịch vụ được quản lý hoàn toàn giúp các nhà phát
triển dễ dàng tạo, phát hành, duy trì, giám sát và bảo vệ API ở mọi quy mô. API
đóng vai trò là "cửa trước" cho các ứng dụng để truy cập dữ liệu, logic nghiệp vụ
hoặc chức năng từ các dịch vụ backend của chúng ta. Bằng cách sử dụng API
Gateway, chúng ta có thể tạo các API RESTful và API WebSocket để kích hoạt các
ứng dụng giao tiếp hai chiều theo thời gian thực. API Gateway hỗ trợ các khối
lượng công việc có trong container và serverless, cũng như các ứng dụng web.
Hơn thế nữa API Gateway xử lý tất cả các tác vụ liên quan đến tiếp nhận và
xử lý lên đến hàng trăm nghìn lệnh gọi API đồng thời, bao gồm quản lý lưu lượng
truy cập, hỗ trợ CORS, xác thực và kiểm soát truy cập, điều tiết, giám sát và quản lý
phiên bản API. API Gateway không yêu cầu phí tối thiểu hoặc phí ban đầu. Chúng
ta trả tiền cho các lệnh gọi API chúng ta nhận được cũng như lượng dữ liệu được
truyền đi và, với mô hình định giá theo bậc của API Gateway, chúng ta có thể giảm
chi phí khi thay đổi quy mô sử dụng API.

- 20 -
Chương 3 . TẠO VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

3.1 Diagram

3.1.1 Lex, Lambda, DynamoDB

Hình 1 Sơ đồ hoạt động của chatbot


Hệ thống chatbot hoạt động gồm các thành phần kết nối với nhau: Amazon
Lex, AWS Lambda, Amazon DynamoDB và các nền tảng chat bên thứ ba.
Các nền tảng chat đóng vai trò là cầu nối giữa người dùng và Amazon Lex.
Bot giúp người dùng có thể sử dụng được chatbot thông qua giao diện chat của họ.
Amazon Lex và AWS Lambda là thành phần cốt lõi trong hệ thống, nó có nhiệm vụ
nhận, gửi, xử lý dữ liệu và tương tác với người dùng. DynamoDB dùng để chứa dữ
liệu ban đầu và lưu dữ liệu trong quá trình giao tiếp với người dùng.
Đầu tiên là người dùng sẽ nhắn tin vào nền tảng chat bên thứ ba đã được tích
hợp với Lex Chatbot, nội dung tin nhắn sẽ được gửi qua Lex và từ Lex sẽ gửi sang
Lambda. Tại Lex và Lambda tin nhắn người dùng sẽ được nhận diện, xử lý và sau
đó sẽ trả response về lại nền tảng chat của người dùng. Trong quá trình xử lý dữ liệu
ở Lambda nếu cần phải tìm kiếm tài nguyên hoặc chỉnh sửa tài nguyên trong
DynamoDB thì nó sẽ truy vấn hoặc lưu dữ liệu xuống DynamoDB.

- 21 -
3.1.2 Serverless Microservice CRUD REST API WITH DynamoDB
Để phía người dùng có thể quản lý, thêm, sửa, xoá, danh sách các “Book”,
“Order”, “Appointment” lưu trên DynamoDB thì thực hiện Rest API và viết chương
trình để người dùng thông qua website có thể quản lí được mà không cần vào
console của Amazon Web Services. Đây là mô hình sơ đồ khối thực hiện:

Hình 2 Diagram CRUD REST API


Ở đây API Gateway đóng vai trò là một cổng trung gian giữa client và hệ
thống microservices đằng sau. API Gateway sẽ nhận các requests từ phía client,
chỉnh sửa, xác thực và điều hướng chúng đến các API cụ thể trên các services phía
sau. Từ việc sử dụng API Gateway ta có thể che dấu được cấu trúc của hệ thống
microservices với bên ngoài. Clients sẽ tương tác với hệ thống của chúng ta thông
qua API gateway chứ không gọi trực tiếp tới một services cụ thể, các endpoints của
các services sẽ chỉ được gọi nội bộ. [4]
IAM để kiểm soát quyền truy cập của cá nhân và nhóm đến tài nguyên AWS
sử dụng một cách an toàn. Có thể tạo và quản lý danh tính người dùng ("người dùng
IAM") và cấp quyền cho những người dùng IAM đó truy cập tài nguyên đang sử
dụng.
Lambda có thể thực thi các code thêm sửa xoá.

- 22 -
AWS CloudWatch giúp giám sát, tổng hợp, phân tích dữ liệu, nguồn tài
nguyên chạy trên AWS.

3.2 Quá trình thực hiện

3.2.1 Lex, Lambda, DynamoDB


Sau khi chọn ra được đề tài, cả nhóm đã hội ý lại với nhau để liệt kê ra các tính
năng hỗ trợ bán sách cho chatbot. Tiến hành thiết lập các tính năng ứng với các
intent của bot.
Các thiết lập của mỗi intent thì có 5 phần chính:

 Sample utterances: Là những câu nhận diện được ý muốn của người dùng
nhắn tin vào, ban đầu mình sẽ training cho nó một bộ các mẫu tin nhắn, từ đó
nó sẽ học và có thể nhận diện được ý muốn của người nhắn, nghĩa là người
dùng không cần phải nhắn y hệt so với các mẫu mà bot sẽ tự động biết được
những câu có ý nghĩa tương tự nhau.

Hình 3 Sample utterances


- 23 -
 Slots: Là các thông tin cần lấy từ người dùng. Hình bên dưới là các slots của
intent PlaceOrder, để đặt hàng thì người dùng phải cung cấp những thông tin cần

thiết, ứng với mỗi thông tin là một câu hỏi như ở cột Prompt.

Hình 4 Slots

 Lambda initialization and validation: Ở phần này là chúng ta có thể


dùng các hàm Lambda để xử lý và validation các slots mà người dùng nhắn tới.

Hình 5 Lambda initialization and validation

 Confirmation prompt: Ở đây mình có thể thiết lập sau khi đã lấy được
hết thông tin của các slots thì sẽ đưa ra một tin nhắn chứa tất cả các thông tin đã
được ghi nhận để người dùng có thể xác nhận lại, người dùng có thể xác nhận
hoặc hủy bỏ xác nhận.

- 24 -
Hình 6 Confirmation prompt

 Fulfillment: Sau khi người dùng xác nhận ở bước Confirmation


prompt thì bot sẽ chốt cuộc trò chuyện, có thể bot sẽ gửi ra một tin nhắn đã hoàn
thành và xử lý thông tin ở bước cuối như là lưu xuống database chẳng hạn.

Hình 7 Fulfillment

 Hàm Lambda xử lý dữ liệu thì nhóm em viết trên môi trường Node.js để
validate cũng như là giao tiếp với DynamoDB.

- 25 -
Hình 8 Hàm Lambda để xử lý dữ liệu

 Datebase gồm 3 bảng: Books để chứa thông tin những sách mà shop có bán,
Orders để lưu thông tin các đơn đặt hàng từ khách hàng, Appointments để lưu
các lịch hẹn mà khách hàng đã đặt. Bên phía chủ shop có thể quản lý được 3
bảng này thông qua giao diện Web.

Hình 9 Database

- 26 -
3.3 Rest API

3.3.1 BackEnd - Tạo các apps trong serverless để deploy API

Hình 10 Các apps trong serverless


Tạo file serverless.yml để cấu hình serverless [4]
Trong file cấu hình sẽ có:
appointmentservice: là tên service.
Khai báo các function như createappointment của serverless.
- 27 -
createappointment sử dụng function handler trong file
CreateAppointment.java như là một handler của mình: handler:
com.serverless.CreateAppointmentHandler để xử lý các sự kiện (events): http

Hình 11 Cấu hình serverless – 1

- 28 -
Tiếp theo cấu hình thêm DynamoDB cho RESP API:
Cung cấp cho function một table trong phần resource sử dụng cú pháp
CloudFormation.
Thêm phân quyền IAM trong phần iamRoleStatements

Hình 12 Cấu hình serverless - 2

Deploy để cập nhật lại cấu hình và code :


Sau khi có public link chúng ta thử các method POST, GET, DELETE, PUT

trên Postman :

- 29 -
Hình 13 Kết quả deploy serverless

Kết quả trả về thành công:

Hình 14 Kiểm tra kết quả CRUD APIs trên Postman

3.3.2 Thiết kế giao diện FrontEnd

Hình 15 Rest API – Giao tiếp client và server

- 30 -
Hàm $.ajax() (Asynchronous JavaScript and XML) của JQuery được sử dụng
để thực hiện các request HTTP bất đồng bộ. Ngoài ra, jQuery còn cung cấp thêm
một hàm ajax() tổng quát. Với hàm này, có thể tùy chỉnh cấu hình, thêm bớt các
thông số. Chỉ cần sử dụng 1 hàm này có thể đáp ứng các yêu cầu về thực thi ajax. [3]
Đối số đầu tiên chúng ta truyền vào cho phương thức “ajax()” chính là một đối
tượng (Object) gồm các thuộc tính cấu hình để kĩ thuật AJAX có thể thực thi. Trong
đó:
url: chuỗi chứa đường dẫn tới file cần lấy và trả về dữ liệu
type: phương thức gửi đi tương tự như của “<form>” (GET, POST, DELETE,
PUT...).
dataType: xác định dữ liệu trả về thuộc dạng nào.
data: truyền dữ liệu sang đường dẫn chỉ định để thực hiện xử lý và trả về dữ

liệu. Tương tự như cách truyền dữ liệu của phương thức “post()”.

Hình 16 Lấy dữ liệu từ server bằng phương thức HTTP GET


URL để gửi request được thiết lập với tham số đầu tiên và sau đó là object các
thiết lập. Khi sử dụng $.ajax(), có 2 thiết lập được sử dụng đến trong danh sách trên
đó là success và error để chỉ định sẽ làm gì trong trường hợp request thành công hay
thất bại.

- 31 -
Hình 17 Sửa dữ liệu từ server bằng phương thức HTTP PUT

Sau khi xây dựng các hàm Call API thành công, bắt đầu thiết kế giao diện
FrontEnd.

- 32 -
Hình 18 Giao diện trang đăng nhập
Sau khi đăng nhập thành công, sẽ vào được giao diện trang quản lý. Với các
thông tin được lấy từ DynamoDB sử dụng ajax GET để Call API.

Hình 19 Giao diện trang quản lý Book

Hình 20 Menu trang quản lý

- 33 -
Có thể thêm, sửa, xoá các dữ liệu mà không cần truy cập DynamoDB ở
Console AWS.

Hình 21 Thêm dữ liệu cho Book

Hình 22 Xoá Book thành công

- 34 -
Hình 23 Sửa thông tin Book

Hình 24 Sửa thông tin Book thành công

3.3.3 Triển khai Chatbot ra ngoài website bán sách


Tạo website tĩnh và website này sẽ gọi đến API Amazon Lex để tải bot đã cấu
hình. Sử dụng service Amazon Cognito để lấy ID nhận dạng bot.

Hình 25 Cấu hình để tích hợp Chatbot vào website

Nhúng URL của website đã tạo có Chatbot vào website bán sách

- 35 -
Hình 26 Tích hợp Chatbot vào website bán sách
Kiểm tra Chatbot có hoạt động không

- 36 -
Hình 27 Kiểm tra Chatbot

Hình 28 Tích hợp chatbot vào messenger facebook và đưa vào website bán sách

- 37 -
Sau khi đặt hàng thành công, dữ liệu được lưu xuống DynamoDB, có thể quản
lý đơn hàng qua website quản lý đã cấu hình REST API.

Hình 29 Đơn hàng đặt ở Chatbot lưu xuống DynamoDB

- 38 -
Chương 4 . PHẦN KẾT LUẬN

4.1 Kết quả đạt được

Đồ án đã được phân tích, thiết kế, cài đặt thành công chatbot lên website bán
sách trực tuyến. Các chức năng trong mục phân tích đã được cài đặt hoàn chỉnh, cụ
thể kết quả đạt được:
- Chatbot hiểu tốt ý muốn của người dùng.
- Triển khai tích hợp thành công lên website bên ngoài.
Đồ án đã được hoàn thành đúng với thời hạn được giao, đáp ứng được yêu cầu
của đề tài. Sau quá trình nghiên cứu và giải quyết các vấn đề, tụi em đã tiếp thu
được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm mới với quy trình xây dựng trang web.
Nhóm em cũng phần nào cải thiện được kỹ năng làm việc nhóm, biết gắn kết những
thành viên trong nhóm hơn giúp cho việc làm nhóm hiệu quả hơn. Những kiến thức
và kỹ năng này sẽ luôn là những chất liệu quý báu cho hành trang của tụi em để có
thể bước tiếp con đường của mình.

4.2 Hạn chế

- Rất ít ngôn ngữ được hỗ trợ.


- Chatbot mới chỉ dừng lại ở các chức năng cơ bản như: tìm theo tên sách, đặt
sách, đặt lịch hẹn.
- Chưa hỗ trợ voice khi tích hợp sang các nền tảng chat.
- Vì là tài khoản AWS miễn phí nên mỗi tháng sẽ bị giới hạn 10,000 lượt tin
nhắn.

4.3 Những khó khăn

Vì phải tiếp cận những công nghệ mới nên chúng em gặp không ít khó khăn
trong quá trình triển khai trong các service của AWS.

- 39 -
4.4 Hướng phát triển

- Tạo thêm chức năng lưu sách theo Category, khi người dùng hỏi về sách chủ
đề nào thì chatbot sẽ đề xuất các cuốn sách thuộc chủ đề đó.
- Cá nhân hóa khách hàng, nhờ vào dữ liệu được lưu vào DynamoDB nên sẽ
phát triển tính năng phân tích nhu cầu của khách hàng đó để tự động gửi tin nhắn
quảng cáo đến khách hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Amazon Lex Documentation, được truy cập tại:


https://docs.aws.amazon.com/lex/index.html
[2] Using AWS Lambda with Amazon Lex, được truy cập tại:
https://docs.aws.amazon.com/lambda/latest/dg/services-lex.html
[3] Ajax | jQuery API Documentation, được truy cập tại:
https://api.jquery.com/category/ajax/
[4] API Gateway REST API, được truy cập tại:
https://www.serverless.com/framework/docs/providers/aws/events/apigateway

- 40 -

You might also like