You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


(2021-2022)

SỰ TẠO THÀNH SÓNG ĐIỆN TỪ.


CÁC ỨNG DỤNG CỦA SÓNG ĐIỆN TỪ

LỚP L12, NHÓM 13


GVHD : NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2022


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


(2021-2022)

SỰ TẠO THÀNH SÓNG ĐIỆN TỪ .


CÁC ỨNG DỤNG CỦA SÓNG ĐIỆN TỪ

Nhóm : ĐỀ TÀI SỐ 3
1.Trần Tấn Phong MSSV: 2114406
2.Đinh Quang Phong MSSV: 2114539
3.Lê Minh Quang MSSV: 2114502

2
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2022

PHẦN I: MỞ ĐẦU

LỜI NÓI ĐẦU

Vật lý là một trong những môn khoa nghiên cứu các quy luật từ đơn giản đến tổng quát
của tự nhiên. Nền móng của vật lý là vật lý cổ điển gồm nhiều lĩnh vực như cơ, nhiệt,
điện, quang , hạt nhân. Đây cũng là kiến thức cơ bản nhất giúp người nghiên cứu, người
giảng dạy, học sinh, sinh viên trong quá trình đi sâu tìm hiểu các lĩnh vực khác.

Cùng với sự phát triển của xã hội loài người vật lý đã sontrải qua nhiều giai đoạn phát
triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong đời sống hiện nay.

3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm nghiên cứu những hiện tượng xảy ra trong tự
nhiên, có những ứng dụng rất lớn trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật hiện hay. Như ta đã
biết, sóng điện từ là một chuyên đề quan trọng của vật lý bởi nó được ứng dụng rất nhiều.
Sóng điện từ giúp ta hiểu rõ hơn chiếc cầu nối giữa “điện- từ học’’ và “quang học”. Từ lý
thuyết sóng điện từ các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu và đưa sóng điện từ vào ứng
dụng trong nhiều lĩnh vực như kỹ thuật thông tin liện lạc, y học, quân sự, …
Với niềm đam mê vật lý nói chung và đề tài sóng điện từ nói riêng, nhóm chúng tôi muốn
đi sâu và tìm hiểu kỹ hơn về sóng điện từ với đề tài “SỰ TẠO THÀNH SÓNG ĐIỆN
TỪ. CÁC ỨNG DỤNG CỦA SÓNG ĐIỆN TỪ”
Thông qua đề tài này nhóm chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong việc tiếp
cận lý thuyết sóng điện từ và hy vọng đây là tài liệu bổ ích cho người đọc.

4
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện tiểu luận, nhóm chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm và ủng hộ, giúp đỡ tận tình của thầy cô, anh chị em, bạn bè.

Ngoài ra, nhóm cũng gửi lời tri ân chân thành nhất đến cô Nguyễn Thị Minh Hương, là
giảng viên hướng dẫn cho đề tài này. Nhờ có cô hết lòng chỉ bảo mà nhóm đã hoàn thành
tiểu luận đúng tiến độ và giải quyết tốt những vướng mắc gặp phải. Sự hướng dẫn của cô
đã là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của nhóm và phát huy tối đa được mối quan hệ hỗ
trợ giữa cô và trò trong môi trường giáo dục.

Lời cuối xin một lần nữa gửi lời biết ơn sâu sắc đến các cá nhân, các thầy cô đã giành
thời gian chỉ dẫn cho nhóm. Đây chính là niềm tin, nguồn động lực to lớn để nhóm có thể
đạt được kết quả này.

5
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU

LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................3

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI ....................................................................4

LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................5

MỤC LỤC ...........................................................................................................6

PHẦN II: NỘI DUNG

A. Sự tạo thành sóng điện từ.................................................................................7

1. Sóng điện từ được hình thành như thế nào .....................................................7

1.1 Hai luận điểm của Maxwell .........................................................................7

1.2 Sự hình thành sóng điện từ ..........................................................................9

2. Phân loại sóng điện từ và một số ứng dụng phổ biến ...................................10

B. Lò Vi Sóng – Một trong những ứng dụng của sống điện từ .........................11

1. Khái niệm về lịch sử ra đời của Lò Vi Sóng ................................................11

2. Cấu tạo ..........................................................................................................11

3. Nguyên tắc hoạt động ...................................................................................12

4. Hiệu quả khi sử dụng ....................................................................................13

5. Những hạn chế khi sử dụng lò vi sóng và cách khắc phục ...........................13

KẾT LUẬN.......................................................................................................15

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................16

6
PHẦN II: NỘI DUNG

A. SỰ TẠO THÀNH SỐNG ĐIỆN TỪ

1. Sóng điện từ được hình thành như thế nào?


1.1 Hai luận điểm của Maxwell
a/ Luận điểm 1
- Khi đặt một vòng dây dẫn kín vào trong từ trường vector B biến thiên, thì trong vòng dây dẫn
sẽ xuất hiện một dòng điện cảm ứng, có chiều tuân theo định luật Lenx. Dòng điện xuất hiện ở
đây có các điện tích dịch chuyển theo quỹ đạo kín dưới tác dụng của 1 lực nào đó. Dòng điện
cảm ứng mang năng lượng như vậy lực tác dụng không phải lực tĩnh điện.

- Maxwell cho rằng dòng điện cảm ứng này xuất hiện bởi các điện tích dịch chuyển theo 1 đường
cong kín dưới tác dụng của điện trường lạ (phi tĩnh điện) vector E có đường sức khép kín. Điện
trường này gọi là điện trường xoáy. Theo Maxwell, nguyên nhân xuất hiện điện trường xoáy là
do có vector từ trường B biến thiên. Từ đó ông đi điến kết luận 1:

“Mọi từ trường biến thiên theo thời gian đều sinh ra một điện trường xoáy”

- Luận điểm thứ nhất của Maxwell có thể biểu diễn dưới dạng định lượng bằng 1 pt gọi là pt
Mawxell – Faraday: cho biết mối liên hệ giữa biến thiên từ thông trong diện tích mặt cắt của một
vòng kín và điện trường cảm ứng dọc theo vòng đó.

7
b/ Luận điểm 2
- Thực hiện một thí nghiệm: Nguồn điện một chiều mắc nối tiếp với tụ điện C chứa đầy điện môi
và một bóng đèn Đ. Thực nghiệm chứng minh bóng đèn Đ không sáng. Khi thay dòng 1 chiều
bằng 1 dòng xoay chiều đèn Đ sáng.
Mạch điện ở đây được khép kín như thế nào?

- Theo quan điểm của Maxwell bất kỳ một dòng điện nào cũng đều phải khép kín. Ông cho rằng
dòng điện xoay chiều đã được khép kín ở giữa 2 bản tụ bằng điện trường biến thiên vector D
xuất hiện ở 2 bản tụ đó, và coi rằng điện trường biến thiên này làm xuất hiện một dòng điện, gọi
là dòng điện dịch để khép kín mạch. Khác với dòng điện dẫn (dòng các điện tích chuyển động có
hướng), dòng điện dịch này không gây ra hiệu ứng Jun – Lenx và không chịu tác động của từ
trường ngoài.

- Nhưng cũng theo Mawxell, 2 dòng điện này giống nhau ở chỗ nó gây ra từ trường. Từ đó ông
xác nhận luận điểm thứ 2:

“Mọi điện trường biến thiên theo thời gian đều làm xuất hiện một từ trường biến thiên.”

- Xét một dòng điện biến thiên chạy trong dây dẫn hình trụ và xét một tiết diện thẳng góc S bất
kì có chu vi là một đường cong kín l áp dụng định lí Ampere về dòng điện toàn phần ta có:

8
- Đây là phương trình Maxwell – Ampere áp dụng về dòng điện toàn phần: Nó biểu diễn mối liên
hệ định lượng giữa vector từ trường H và các dòng diện dẫn, dòng điện dịch gây ra từ trường đó.

1.2 Sự hình thành sóng điện từ

- Vào những năm 1887-1889, Heirich Hetz đã kiểm tra và xác nhận bằng thực nghiệm lý thuyết
điện từ của Maxwell. Ông nhận thấy các sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ, hội tụ hoàn toàn
như Maxwell đã tiên đoán trên cơ sở hệ phương trình điện từ của mình những năm 1964 – 1973.

- Hezt dùng 1 nguồn điện xoay chiều cao tần nối qua 2 ống dây tự cảm đến 2 thanh kim loại ở
đầu có gắn 2 quả cầu kim loại A và B. Như vậy, giữa AB đã xuất hiện một điện từ trường biến
thiên theo thời gian. Nếu dùng các dụng cụ phát hiện, ta sẽ thấy tại mọi điểm trong không gian
quanh AB có xuất hiện cả điện trường và từ trường biến thiên theo t. Thí nghiệm của Hezt đã xác
nhận có trường điện từ biến thiên lan truyền trong không gian. Quá trình này được giải thích dựa
vào 2 luận điểm của Maxwell.
- Giả sử tại một điểm nào đó ta tạo một điện trường biến thiên theo thời gian t.
- Theo luận điểm thứ 2 của Mawxell, điện từ trường biến thiên này sẽ làm xuất hiện các từ
trường biến thiên tại các điểm lân cận. Các từ trường biến thiên này, đến lượt mình, lại tạo ra các
điện trường biến thiên phù hợp với luận điểm thứ nhất của Mawxell. Cứ như thế, từng cặp vector
E, vector B, ... hợp nhất tạo thành trường điện từ lan truyền trong không gian dưới dạng sóng,
gọi là sóng điện từ.

9
2. Phân loại sóng điện từ và một số ứng dụng phổ biến

Tia Thông tin liên lạc


Gamma

Tia X Phương pháp điều trị y tế

Tia tử Khử trùng dụng cụ y tế


ngoại phát hiện vết nứt

Ánh sáng Công nghệ viễn thám


SÓNG ĐIỆN TỪ
nhìn thấy Truyền thông sợi quang

Tia hồng Sưởi ấm trong y học


ngoại Các thiết bị điều khiển từ xa

Dùng trong nấu ăn


Vi ba thiết bị dò tìm

Sóng vô Rada, phát thanh


tuyến liên lạc vô tuyến di động

10
B. LÒ VI SỐNG – MỘT TRONG NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA SÓNG ĐIỆN
TỪ

1. Khái niệm về lịch sử ra đời của Lò Vi Sóng

*Khái niệm:

Lò vi ba (còn được gọi là lò vi sóng) là một thiết


bị ứng dụng sóng vi ba để nấu chín thức ăn.
*Lịch sử ra đời của lò vi sóng
Có nhiều giả thiết được đặt ra: Nam tước Spencer,
kỹ sư vật lý hãng Raytheon – một trong những
hãng chế tạo radar lớn nhất thế giới – nhận thấy
rằng năng lượng tỏa ra trong các ống sử dụng cho
radar tạo ra nhiệt. Năng lượng điện từ này làm
ông nảy ra một ý : ông lấy một nắm bắp khô gói
vô trong một tờ giấy rồi đặt gói bắp vô trong range của ống thì tức khắc những hạt bắp nổ thành
bắp rang. Sau đó ông phát triển thành một chương trình áp dụng cho nhà bếp và giới thiệu lò vi
ba đầu tiên theo kiểu này. Lúc đó nó có tên là Radarange (do chữ Radar và Range). Máy này có
công suất 1.600 watt. Nặng, cồng kềnh và đắt tiền, lúc đầu dùng cho bệnh viện và căn tin quân
đội. Mãi đến năm 1967 hãng Amana, một chi nhánh của Raytheon mới đưa các lò micro-waves
ra thị trường.

2. Cấu tạo
Gồm 4 phần chính:
 Nam châm điện (Magnetron)
Magnetron là máy phát sóng cao tần (sóng vi ba) có công suất lớn, sóng vi ba được tạo ra từ một
bộ dao động điện tử và được khuếch đại nhờ magnetron hoạt động như một đèn điện tử 3 cực.
Nó gồm một hình trụ rỗng bằng kim loại gồm một cực dương anode trong đó người ta đặt những
lỗ hổng cộng hưởng để làm tăng tần số từ 50hz lên 2450hz. Đối với mạch cộng hưởng trị số của
cuộn co bin và tụ điện sẽ xác định tần số.
Ở giữa trụ rỗng là âm cực (catot) trong đó có một dây để đốt nóng (filament).

11
Bên trong magnetron là chân không, giữa điện cực âm và dương người ta dùng hiệu điện thế
khoảng 2300 volt để tạo từ trường. Từ trường này làm di chuyển các electron từ cực âm sang cực
dương.
 Mạch điều khiển nam châm điện (microontroller)
Khác với nam châm vĩnh cửu có cảm ứng từ cố định, nam châm điện có cảm ứng từ có thể thay
đổi được nhờ việc điều khiển dòng điện chạy qua cuộn dây.
 Ống dẫn sóng (waveguide)
Ống dẫn sóng là các thiết bị dùng để truyền dẫn sóng, như sóng điện từ (bao gồm ánh sáng) hay
sóng âm. Tùy theo loại sóng mà ống dẫn sóng được thiết kế chuyên biệt, ví dụ: ống dẫn sóng
điện từ, cáp quang, ống dẫn sóng âm.
Đối với lò vi sóng ta dùng ống dẫn sóng điện từ.
Các ống dẫn sóng có thể được cấu tạo từ các ống kim loại rỗng, hoặc từ các ống dẫn điện môi
rỗng hoặc đặc. Các đường cáp điện như cáp đồng trục cũng có thể coi là các dạng của ống dẫn
sóng.
Sóng lan truyền trong ống dẫn sóng, có thể coi là do bị phản xạ qua lại giữa các thành ống (phản
xạ trên bề mặt kim loại hay phản xạ toàn phần trên bề mặt điện môi), khiến cho năng lượng sóng
điện từ được dẫn truyền trong lòng ống.
 Buồng nấu (usable space)
Ngăn nấu là một lồng Faraday gồm kim loại hay lưới kim loại bao quanh, đảm bảo cho sóng
không lọt ra ngoài. Lưới kim loại thường được quan sát ở cửa lò vi sóng. Các lỗ trên lưới này có
kích thước nhỏ hơn nhiều bước sóng (12cm), nên sóng vi ba không lọt ra, nhưng ánh sáng (ở
bước sóng ngắn hơn nhiều) vẫn lọt qua được, giúp quan sát thức ăn bên trong.

3. Nguyên tắc hoạt động của lò vi sóng


Lò vi sóng hoạt động dựa trên nguyên lý mạch cộng hưởng LC.
Trong lò vi sóng, sóng vi ba được sinh ra từ nguồn magnetron, sóng có tần số cỡ 2500Mhz, tức
là bước sóng cỡ trên 10cm, mạnh cỡ 500W. Sau đó, sóng được dẫn theo ống dẫn sóng vào ngăn
nấu rồi phản xạ qua lại giữa các bức tường của ngăn nấu, và bị hấp thụ vởi thức ăn. Các phần tử
thức ăn thường ở dạng lưỡng cực điện (có một đầu tích điện âm và đầu kia tích điện dương).
Những lưỡng cực điện này có xu hướng quay sao cho nằm song song với chiều điện trường
ngoài. Khi điện trường dao động, các phần tử bị quay nhanh qua lại. Dao động quay được
chuyển hóa thành chuyển động nhiệt hỗn loạn qua va chạm phân tử, làm nóng thức ăn.

12
4. Hiệu quả khi sử dụng lò vi sóng

Tiết kiệm năng lượng.


Giảm thời gian nấu.
Thực phẩm giữ được nhiều chất dinh dưỡng và hương vị nguyên thủy.
Không cần pha thêm dầu, mỡ.
Dễ lau chùi sạch sẽ.
Không tạo ra hơi nóng trong bếp.
Dùng ít nước nên món ăn mất rất ít chất dinh dưỡng.
Thực phẩm giữ được nhiều chất dinh dưỡng và hương vị nguyên thủy.
Rã đông thực phẩm mau hơn khi để ra ngoài không khí.
Hâm nóng món ăn dư mà không sự món ăn khô cháy hoặc dính với nhau mà hương vị vẫn còn
nguyên.
Bức xạ điện từ của lò vi sóng chỉ khoảng 2,4Ghz, vật liệu bọc phủ lò cũng có chất chống tia
phóng xạ nên nhìn chung, lò vi sngs ít gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe con
người.

5. Những hạn chế khi sử dụng lò vi sóng và cách khắc phục

Chỉ sử dụng các vật dụng có chất liệu như sành, sứ, gốm, thủy tinh, hoặc giấy chuyên dụng,
không sử dụng các đôg dùng bằng kim loại để đựng thức ăn khi cho vào quay trong lò vi sóng để
tránh nguy cơ cháy nổ do phóng tia lửa điện.
Không cho lò hoạt động khi không có thức ăn hoặc nước trong lò vi sóng không được hấp thụ
bởi thức ăn sẽ tiếp tục được phản xạ qua lại và phá hủy lò, do đó, nên thường xuyên để trong lò
một cốc nước.
Những thức ăn có vỏ hoặc màng mỏng, thế tích bên trong khi nóng lên sẽ có áp suất tăng, dễ gây
hiện tượng phát nổ, do đó, cần phải xăm lỗ, bóc vỏ để tránh hiện tượng này.
Một số chất độc, có thể gây bệnh nguy hiểm như ung thư, từ bao gói chất dẻo và mực in nhãn
bao như adipate, phtalate, benzophenone có thể lẫn sang thức ăn khi đun nấu bằng lò vi sóng, do
đó, cần tách bao bì khỏi thức ăn trước khi cho vào lò vi sóng.

13
Không dùng lò vi sóng để nấu thịt lợn ướp hoặc thăn lợn hun khói, những thực phẩm này chứa
nhiều nitrit, nếu được đun bằng lò vi sóng, nitrit sẽ trở thành các nitrosamin – những phân tử gây
ung thư rất mạnh.
Lò bi ba sóng có sông suất khá lớn, do đó, không nên vận hành lò cùng lúc với nhiều vật dụng có
công suất lớn khác.
Không nên bật lò vi sóng trong phòng có điều hòa nhiệt độ, không đặt lò vi sóng gần tivi hoặc
radio, đặt lò cách xa bếp gas hoặc các thiết bị khác có sinh nhiệt độ cao.

14
KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận này nhóm mang đến kiến thức về sóng điện từ qua các luận điểm
của Maxwell và thí nghiệm của Hetz. Từ đó hiểu được bản chất và ý nghĩ thực tiễn
của sóng nói chung và sóng điện từ nói riêng.

Nhờ đó, ta thấy được những giá trị cực kỳ quan trọng của sóng điện từ trong đời
sống cũng như trong các lĩnh vực như :

o sấy khô: Tiêu diệt sâu bọ có trong các hạt được sấy khô,..
o Y học: Điều trị hen, amidan, phá ung thư gan, đau lưng, viễn thị, viêm gan,
dò tìm các tế bào ung thư, Chẩn đoán bệnh và phá bỏ các mô, tế bào bị tổn
thương,…
o Ứng dụng trong lĩnh vực truyền thông, truyền tín hiệu, wifi.
o Được ứng dụng để sản xuất lò vi sóng.
o Nghiên cứu thiên văn học: Quan sát thiên hà và các vì sao
o Trong công nghệ: Nhìn xuyên các vật thể, sản xuất vũ khí hạng nặng,…

Và còn rất nhiều những ứng dụng khác mà sóng điện từ mang lại không những
trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học mà nó còn đem lại những giá trị tuyệt vời để
phục vụ đời sống con người.

Những thông tin và ứng dụng liên quan đến sóng điện từ và do nhóm đã tổng hợp
và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có
thêm nhiều thông tin hơn về sóng điện từ.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]: Vật lý đại cương A2, TPHCM, năm 2016 , NXB ĐHQG.
[2]: https://123docz.net/document/2839694-bai-giang-vat-ly-dai-cuong-a2-truong-
dien-tu.htm
[3]: Vật Lý đại cương -tập 2,3, Lương Duyên Bình, NXB giáo dục.
[4]: https://www.physicsclassroom.com/class/circuits/Lesson-1/Electric-Field-and-
the-Movement-of-Charge.
[5]: https://studyrocket.co.uk/revision/gcse-physics-combined-science-aqa/
combined-trilogy-electromagnetic-waves/uses-and-applications-of-
electromagnetic-waves.
[6]: https://baigiang.violet.vn/present/song-dien-tu-ung-dung-cua-no-lo-vi-song-
9304362.
[7]: R. A. Serway and J.W.Jewett, Jr., Physics for Scientists and Engineers with
Modern Physics, 9th ed., Brook Cole , 2013.

16

You might also like