You are on page 1of 4

IAS 38 - INTANGIBLE ASSETS

1. (Đo lường và ghi nhận ban đầu)


Công ty Freitas bắt đầu hoạt động trong năm 2013. Các chi phí phát sinh trong những tháng đầu
năm 2013 như sau:
Phí chuyên gia về việc tổ chức hoạt động của công ty $12,000
Phí làm hồ sơ, giấy tờ 3,000
Mua bằng sáng chế 20,000
Phí pháp lý liên quan đến bằng sáng chế 2,000
Mua trang thiết bị 30,000
Tiền lương trước hoạt động 40,000
Tổng 107,000
Yêu cầu: Ghi bút toán nhật ký liên quan đến các khoản chi trên, biết rằng công ty chi bằng tiền.

2. (Phân bổ TSCĐ vô hình)


Vào 30/09/2013 công ty Morgan mua các tài sản có giá trị như sau:
Bằng phát minh $ 6,000,000
Công nghệ phát triển 3,000,000
Chi phí nghiên cứu và phát triển dở dang 2,000,000
Lợi thế thương mại 7,000,000
Chính sách của Morgan là khấu hao các TSCĐ vô hình sử dụng phương pháp đường thẳng,
không có giá trị thanh lý ước tính, và các tài sản có thời gian hữu ích là 6 năm.
Yêu cầu: Tổng chi phí khấu hao mà Morgan sẽ trình bày trong Báo cáo thu nhập cho niên độ
kết thúc vào 31/12/2013 liên quan đến những tài sản trên là bao nhiêu?

3. (Phân bổ TSCĐ vô hình)


Vào 30/06/2011, Mobley Corporation mua bằng sáng chế với giá $4,000,000. Bằng sáng chế
có thời gian ước tính sử dụng là 8 năm và không có giá trị thanh lý ước tính. Mobley sử dụng
phương pháp khấu hao đường thẳng cho TSCĐ vô hình.
Tại ngày 1/1/2013, Mobley bảo vệ thành công bằng sáng chế trước sự vi phạm từ các doanh
nghiệp khác. Việc kiện tụng này tốn $650,000.
Yêu cầu:
1. Tính chi phí khấu hao bằng sáng chế cho 2 năm 2011 và 2012
2. Ghi nhận bút toán cho chi phí kiện tụng trong năm 2013
3. Tính chi phí khấu hao cho 2013.
4. (Chi phí nghiên cứu và phát triển)
Công ty Y chuyên về phát triển vật liệu mới và quy trình sản xuất cho ngành công nghiệp đồ
nội thất. Công ty nhận được khoản thanh toán từ các nhà sản xuất cho quyền sử dụng sợi vải đã
được đăng ký bằng sáng chế. Chi phí nghiên cứu và phát triển cho niên độ kết thúc vào
30/09/20x5 được phân tích như sau:
Các dự án hiện tại
Dự án A ($280,000)
Miếng lót chịu lửa mới. Chi phí dự tính là $400,000 để hoàn thành quá trình phát triển. Tổng
doanh thu mong đợi là $2,000,000 khi công việc hoàn thành – chắc chắn vào cuối 20x6. Khách
hàng đã đặt trước cho nguyên liệu này sau khi xem buổi trình bày về khả năng của mẫu vật
việu vào đầu năm.
Dự án B ($150,000)
Thuốc nhuộm màu mới. Chi phí dự tính để hoàn thành là $3,000,000. Thuốc nhuộm được phát
triển sẽ là một sự thay thế rẻ hơn cho thuốc nhuộm hiện đang được sử dụng ở công ty Y cho
hầu hết các sản phẩm. Công ty mong đợi sẽ tiết kiệm được chi phí là $10,000,000 từ việc sử
dụng thuốc nhuộm mới. Mặc dù Y đã trình bày rằng thuốc nhuộm này là một sản phẩm khả thi
và công ty có ý định để hoàn thành việc phát triển nó, tuy nhiên ngày hoàn thành vẫn chưa chắc
chắn vì nguồn tài trợ bên ngoài có thể phát sinh trước khi việc phát triển hoàn thành.
Dự án C ($110,000)
Việc nghiên cứu chất dán mới đang phát triển trong ngành công nghiệp vũ trụ. Điều này có thể
chứng minh rằng công ty Y có thể tạo ra lợi nhuận tốt nếu nó được sử dụng để thay thế cho chất
dán hiện tại.
Yêu cầu:
Giải thích về cách xử lý kế toán đối với 3 dự án A,B,C. Trong mỗi trường hợp, giải thích cách
xử lý của bạn theo quy định của IAS 38 Intangible assets.

5. (Chi phí nghiên cứu và phát triển)


Công ty Janson Pharmaceuticals phát sinh các chi phí trong năm 2013 liên quan đến loại thuốc
trị ung thư mới như sau:
Nghiên cứu công thức mới $2,425,000
Phát triển công thức mới 1,600,000
Phí pháp lý và hồ sơ cho bằng sáng chế công thức mới 60,000
Tổng $4,085,000
Chi phí phát triển phát sinh sau khi tính khả thi về mặt kỹ thuật và thương mại được thiết lập
và sau khi có khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Dự án đã hoàn thành thành công
và loại thuốc mới đã được cấp bằng sáng chế trước khi kết thúc niên độ kế toán 2013.
Yêu cầu: Tính toán chi phí nghiên cứu và phát triển mà Jason sẽ báo cáo trong Báo cáo thu
nhập năm 2013 liên quan đến dự án trên.
6. (Định nghĩa các khái niệm)
A B
1. Depreciation 1. Khấu hao a. Độc quyền thể hiện một từ ngữ, một biểu tượng
2. Depletion 2. Cạn kiệt hoặc một nhãn hiệu.
3. Amortization 3. Phân bổ b. Độc quyền hưởng lợi từ một tác phẩm sáng tạo.
4. Average 4. Chi phí lũy c. Các tài sản thể hiện các quyền.
accumulated kế trung bình d. Phân bổ nguyên giá của tài nguyên thiên nhiên.
expenditures 5. Doanh thu từ e. Giá mua trừ giá trị hợp lý của tài sản thuần có
5. Revenue-donation tài sản được thể xác định.
of asset biếu tặng f. Phân bổ nguyên giá của nhà xưởng và thiết bị.
6. Nonmonetary 6. Trao đổi phi g. Ước tính số nợ trung bình của tất cả khoản vay
exchange tiền tệ cho việc xây dựng.
7. Intangible assets 7. Tài sản cố h. Tài khoản được ghi có khi tài sản được biếu
8. Copyrights định vô hình tặng cho một doanh nghiệp.
9. Trademark 8. Bản quyền i. Phân bổ nguyên giá của tài sản cố định vô hình.
10. Goodwill 9. Thương hiệu j. Nguyên tắc căn bản là đánh giá tài sản nhận về
10. Lợi thế bằng giá trị hợp lý của tài sản đem đi trao đổi.
thương mại

Yêu cầu: Ghép mỗi mục ở cột A tương ứng với một mục ở cột B.

7. (Mô hình đánh giá lại)


Vào 30/06/2013, Saint John Corporation mua nhượng quyền thương hiệu với giá $1,200,000.
Tài sản này có thời gian hữu ích là 10 năm và không có giá trị thanh lý ước tính. Saint John sử
dụng phương pháp khấu hao đường thẳng cho tất cả TSCĐ vô hình.
Vào 31/12/2013 (kết thúc niên độ kế toán), Saint John chọn đánh giá lại nhượng quyền thương
hiệu. Có thị trường hoạt động cho tài sản này và giá trị hợp lý của nó vào 31/12/2013 là
$1,180,000.
Yêu cầu:
1. Tính khấu hao cho năm 2013
2. Thực hiện bút toán nhật ký cho việc đánh giá lại tài sản trên
3. Tính khấu hao năm 2014

8. (Mô hình giá gốc, lỗ tổn thất)


Công ty A mua một TSCĐ vô hình vào ngày 31/12/2007 với giá $60,000. Công ty sử dụng
phương pháp khấu hao đường thẳng cho TSCĐ vô hình, thời gian sử dụng ước tính là 10 năm
và không có giá trị thanh lý ước tính. TSCĐ vô hình có giá trị hợp lý vào 31/12 của năm 2008,
2009 và 2010 lần lượt là $60,000, $45,000 và $43,000.
Yêu cầu: Hãy chỉ ra sự ảnh hưởng của các nghiệp vụ trên đến các báo cáo tài chính của công
ty. Giả sử rằng ngày kết thúc năm kế toán của công ty là 31/12. Công ty áp dụng mô hình giá
gốc để ghi nhận TSCĐ vô hình. Bỏ qua mọi sự ảnh hưởng của thuế thu nhập.
9. (Tiếp tục bài 5.8 ở trên) (Thanh lý)
Ngày 31/12/2016, nhà quản lý của công ty A quyết định thanh lý TSCĐ vô hình này
cho một công ty khác với giá $6,300. Chi phí phục vụ cho thanh lý là $100. Giả sử
trong suốt khoảng thời gian từ 31/12/2010 đến 31/12/2016, giá trị ghi sổ của TSCĐ
vô hình này luôn thấp hơn giá thị trường của tài sản tương tự.
Yêu cầu:
1. Cần lưu ý điều gì khi lập báo cáo tài chính trong khoảng thời gian từ
31/12/2010 đến 31/12/2016?
2. Xác định giá trị còn lại của tài sản trước khi thanh lý.
3. Thực hiện bút toán nhật ký cho việc thanh lý tài sản trên.

10. (Mô hình đánh giá lại, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, lỗ tổn thất)
Công ty B mua một TSCĐ vô hình vào ngày 31/12/2017 với giá $90,000. Công ty sử
dụng phương pháp khấu hao đường thẳng cho TSCĐ vô hình, thời gian sử dụng ước
tính ban đầu là 10 năm và không có giá trị thanh lý ước tính. TSCĐ vô hình có giá trị
hợp lý vào 31/12/2018 là $75,000.
Ngày 1/1/2019, công ty nâng cấp TSCĐ vô hình này lên với chi phí $9,000. Chi phí
này giúp tài sản phục vụ tốt hơn cho mục đích quản lý và kéo dài thời gian sử dụng
còn lại thêm 3 năm. TSCĐ vô hình có giá trị hợp lý vào 31/12/2019 là $95,000.
Yêu cầu: Hãy chỉ ra sự ảnh hưởng của các nghiệp vụ trên đến các báo cáo tài chính
của công ty. Giả sử rằng ngày kết thúc năm kế toán của công ty là 31/12. Công ty áp
dụng mô hình đánh giá lại để ghi nhận TSCĐ vô hình. Bỏ qua mọi sự ảnh hưởng của
thuế thu nhập.

You might also like