You are on page 1of 5

HƯỚNG DẪN LÀM TIỂU LUẬN

(Dành cho sinh viên K56)


Yêu cầu chung:
- Mỗi sinh viên phải làm 1 tiểu luận (theo những hướng dẫn sau); không được giống
nhau y hệt về nội dung và tên đề tài
- Thời hạn nộp tiểu luận: Buổi học thứ 11 (buổi đầu của tuần học thứ 6 - sau khi kiểm
tra giữa kỳ vào buổi học thứ 7, tại Văn phòng Khoa LL chính trị (tầng 2 nhà B); nộp
theo khối và kèm theo danh sách SV lớp tín chỉ đã ký nộp.
Huớng dẫn:
Tiểu luận gồm 3 phần: mở đầu, nội dung, kết luận (chưa gồm Bìa và Mục lục)
- Lựa chọn tên đề tài (hay vấn đề nghiên cứu): là nội dung học phần Học thuyết
Kinh tế của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và phương thức sản xuất TBCN (không phải là
phần Triết học hay Chủ nghĩa xã hội khoa học) xoay quanh các vấn đề đã được giáo
viên giới thiệu; được học, phân tích, lý giải; tìm hiểu quan niệm của các nhà kinh tế
học trước C.Mác và sau C.Mác; liên hệ với thực tiễn thế giới và Việt Nam.
- Gợi ý một số vấn đề nghiên cứu xoay quanh:
+ Lịch sử ra đời và phát triển của sản xuất hàng hoá trên thế giới và VN
(thời điểm, điều kiện, các giai đoạn phát triển…)
+ Hàng hoá: Lý luận của các nhà KTH về hàng hoá, các quan điểm, cách
thức phát triển nền sản xuất hàng hoá, thị trường hàng hoá, các nhân tố ảnh
hưởng đến thị trường hàng hoá; các vấn đề về giá cả, vai trò của Nhà nước
trong điều tiết giá cả…
+ Các cách thức tổ chức sản xuất, quản lý lao động, vai trò của người lao
động trong quá trình sản xuất, các vấn đề về nâng cao chất lượng của lực
lượng lao đông (thu nhập, đào tạo…)….
+ Tích luỹ tư bản, các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô tích luỹ, vai trò của
tăng trưởng kinh tế, nhân tố, tác động của tăng trưởng kinh tế….
+ Tư bản thương nghiệp, TB cho vay, TB kinh doanh trong nông nghiệp..:
Các hình thức tổ chức của tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay…; nhân tố
kích thích phát triển hoạt động của tư bản thương nghiệp; thực trạng hoạt
động của các loại hình tư bản trên, các vấn đề liên quan giá cả ruông đất….
+ CN tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước: Mỗi đặc
điểm trong CNTB ĐQ, ĐQ NN có thể là một vấn đề nghiên cứu
- Phần mở đầu (1 trang): phải giới thiệu được Vấn đề nghiên cứu là gì? mục đích
của việc nghiên cứu? Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu?
- Phần nội dung (10-12 trang; không chia thành chương vì ít trang mà chia thành
mục I; II; III … hoặc 1; 2; 3…)
- Phần kết luận: Việc nghiên cứu đã đạt được kết quả gì?
- Tài liệu tham khảo: Giáo trình môn học, công trình nghiên cứu khoa học, sách
tham khảo, các tạp chí, báo điện tử…
- Cách thức trình bày: Trên khổ giấy A4, phông chữ Times New Roman 14 cách
dòng 1,5 line; lề (phải 2.5cm, trái 3,5cm, trên 2,5cm, dưới 2,5 ); không dùng Header
and Footer, đánh số trang, đóng quyển
+ Bìa: Bìa in đen trắng trên giấy trắng A4 (không cần bìa bóng kính, không
cần bìa màu – TIẾT KIỆM )
+ Mục lục: nội dung mục lục phải trùng với trang trong nội dung bài viết
+ Lời mở đầu
+ Nội dung:
+ Kết luận
+ Tài liệu tham khảo:
 Tài liệu tiếng Việt (liệt kê trước),
 Tài liệu tiếng Anh viết sau (liệt kê sau)
 Web (sau cùng);
Lưu ý: Mỗi tài liệu tham khảo (trừ Web) được thể hiện theo thứ tự: Tên tác giả, Tên
sách (bài viêt…), Nhà xuất bản, năm XB, Trang.
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
MÔN NGUYÊN LÝ MLN 2

(tên đề tài)

Sinh viên thực hiện:


Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đặng Hương Giang

Hà Nội, 2016

You might also like