You are on page 1of 8

Chương IV: LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ

PHẦN 1
Câu 1: Sản phẩm cận biên của một yếu tố sản xuất là:
A. Chi phí của việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
B. Sản phẩm tăng thêm được tạo ra từ việc thuê thêm một đơn vị yếu tố sản xuất.
C. Chi phí cần thiết để thuê thêm một đơn vị yếu tố sản xuất.
D. Sản lượng chia cho số yếu tố sử dụng trong quá trình sản xuất.
Câu 2: Các yếu tố sản xuất cố định là:
A. Các yếu tố không thể di chuyển đi được.
B. Các yếu tố có thể mua chỉ ở một con số cố định.
C. Các yếu tố có thể mua chỉ ở giá cố định.
D. Các yếu tố không phụ thuộc vào mức sản lượng.
Câu 3: Nếu hàm sản xuất biểu thị hiệu suất tăng theo quy mô thì
A. Sản phẩm cận biên của yếu tố sản xuất tăng cùng với số lượng sản phẩm sản xuất ra.
B. Chi phí cận biên tăng cùng với sản lương.
C. Năng suất cao hơn.
D. Hàm sản xuất dốc xuống.
Câu 4: Nếu tất cả các yếu tố đầu vào khác được sử dụng như cũ, sản lượng tăng thêm do
sử dụng tăng thêm 1 đơn vị của một yếu tố đầu vào gọi là;
A. Năng suất biên.
B. Doanh thu biên
C. Chi phí biên.
D. Hữu dụng biên
Câu 5: Giả sử năng suất trung bình của 6 công nhân là 15. Nếu số sản phẩm biên của người
công nhân thứ 7 là 18
A. Năng suất biên đang giảm.
B. Năng suất biên đang tăng.
C. Năng suất trung bình đang tăng.
D. năng suất trung bình đang giảm.

Câu 6: Biết rằng năng suất biên của công nhân thứ 1, thứ 2, thứ 3 lần lượt là 9, 7, 5. Tổng
sản phẩm của 3 công nhân là:

1
A. 7, trung bình của 3 năng suất biên.
B. 15, năng suất biên của công nhân thứ 3 nhân với số công nhân.
C. 21, tổng của năng suất biên.
D. 63, tổng của năng suất biên nhân với số công nhân.
Câu 7: Sản phẩm biên của 1 yếu tố đầu vào biến đổi là:
A. Tổng sản phẩm chia cho số lượng của những đơn vị đầu vào biến đổi.
B. Sự tăng thêm của sản lượng đầu ra kết quả từ 1 đơn vị tăng thêm của đầu vào biến đổi.
C. Sự tăng thêm của sn lượng đầu ra kết quả từ 1 đơn vị tăng thêm của cả đầu vào biến đổi
và đầu vào cố định.
D. Luôn luôn giảm xuống bởi vì nhiều đơn vị hơn của đầu vào khả biến được sử dụng.
Câu 8: Một doanh nghiệp dùng 2 yếu tố đầu vào là vốn (K) và lao động (L). Lượng vốn
(K) cố định ở 3 đơn vị. Bảng dưới đây chỉ ra tổng sản phẩm thay đổi với lượng lao động
(L) được sử dụng:
Số lao động (L) Tổng sản phẩm
0 0
1 10
2 18
3 25
4 30
Sản phẩm biên của đơn vị lao động thứ 3 là:
A. 7
B. 8
C. 10
D. 5
Câu 9: Khái niệm “dài hạn” có nghĩa là:
A. Không có yếu tố sản xuất cố định
B. Doanh nghiệp có thể tăng quy mô sản xuất.
C. doanh nghiệp có thể gia nhập hoặc rời bỏ ngành.
D. Tất cả các câu trên
Câu 10 : Đường đẳng phí cho chúng ta biết :
A. Các phối hợp tối ưu của hai yếu tố sản xuất.
B. Phối hợp giữa hai yếu tố sản xuất cùng tạo ra một mức sản lượng.

2
C. Phối hợp giữa các yếu tố sản xuất đảm bảo mức chi phí sản xuất của doanh nghiệp không
đổi.
D. Các câu trên đều sai.
Câu 11: Trong dài hạn:
A. Tất cả chi phí của doanh nghiệp đều là chi phí biến đổi.
B. Tất cả chi phí của doanh nghiệp đều là chi phí cố định.
C. Quy mô của doanh nghiệp là cố định.
D. Doanh nghiệp không thể thay đổi ít nhất một yếu tố sản xuất.
Câu 12: Lợi nhuận kinh tế được xác định bằng:
A. Tổng doanh thu trừ đi chi phí kế toán
B. Tổng doanh thu trừ đi chi phí ẩn
C. Tổng doanh thu trừ đi chi phí hiện
D. Tổng doanh thu trừ đi chi phí kinh tế
Câu 13: Đường chi phí cố định trung bình có dạng:
A. Đường thẳng nằm ngang song song với trục hoành (trục sản lượng)
B. Đường cong dốc xuống từ trái sang phải
C. Đường thẳng đứng
D. Đường thẳng dốc lên
Câu 14:Chi phí biên (biên tế) là chi phí:
A. Tăng thêm khi doanh nghiệp bán thêm một đơn vị sản phẩm
B. Tăng thêm khi doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm
C. Tăng thêm khi doanh nghiệp sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất
D. Tăng thêm khi doanh nghiệp sử dụng thêm một yếu tố sản xuất biến đổi
Câu 15: Trong ngắn hạn, tiền mua máy móc thiết bị của doanh nghiệp là:
A. Chi phí biến đổi
B. Chi phí cố định
C. Chi phí ẩn
D. Chi phí cơ hội
Câu 16: Chi phí trung bình của doanh nghiệp đạt giá trị cực tiểu khi :
A. Chi phí biên nhỏ hơn chi phí trung bình
B. Chi phí biên lớn hơn chi phí trung bình
C. Chi phí biên bằng chi phí trung bình
D. Tất cả đều sai

3
Câu 17: Trong ngắn hạn, khi sản lượng càng lớn, loại chi phí nào sau đây càng nhỏ :
A. Chi phí biên
B. Chi phí trung bình
C. Chi phí biến đổi trung bình
D. Chi phí cố định trung bình
Câu 18: các loại chi phí sau, loại nào là biến phí trong ngắn hạn:
A. Chi phí mua sắm thiết bị mới.
B. Tiền thuê đất.
C. Tiền lương trả cho lao động trực tiếp.
D. Lãi vay để mua sắm máy móc.
Câu 19 : Giả sử trong ngắn hạn vốn được xem là yếu tố sản xuất cố định và lao động là
yếu tố sản xuất biến đổi thì hàm sản xuất trong ngắn hạn có dạng:
A. Q = f(X1 ; X2 ; X3 ;.... Xn)
B. Q = f(K, L)
C. Q = f(K)
D. Q = f(L)
Câu 20 : Chi phí tăng thêm trong tổng chi phí khi doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị
sản phẩm gọi là :
A. Năng suất biên
B. Chi phí biến đổi
C. Chi phí biên
D. Chi phí trung bình
Câu 21: Doanh thu biên MR là:
A. Doanh thu tăng thêm khi bán thêm sản phẩm.
B. Doanh thu tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị yếu tố sản xuất.
C. Doanh thu tăng thêm trong tổng doanh thu khi bán thêm 1 đơn vị sản phẩm.
D. Là độ dốc của đường tổng chi phí.
Câu 22: Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên( MRTS) thể hiện:
A. Độ dốc của đường tổng sản lượng.
B. Độ dốc của đường đẳng phí.
C. Độ dốc của đường đẳng lượng.
D. Độ dốc của đường ngân sách.
Câu 23:Trong các đường chi phí dưới đây, đường nào có dạng là đường thẳng.

4
A. Đường chi phí biến đổi.
B. Đường chi phí trung bình.
C. Đường chi phí cố định.
D. Đường chi phí biên tế.
Câu 24: 4 công nhân sản xuất 46 đơn vị sản phẩm và 5 công nhân sản xuất 50 đơn vị sản
phẩm. Vậy năng suất biên của công nhân thứ 5 là:
A. 4 đơn vị sản phẩm.
B. 10 đơn vị sản phẩm.
C. 8 đơn vị sản phẩm.
D. 12 đơn vị sản phẩm.
PHẦN 2
Câu 1: Năng suất trung bình (AP)
A. Là cực đại khi AP bằng MP.
B. Là cực tiểu khi AP = MP.
C. Tăng lên khi MP đi xuống
D. Không bao giờ bằng MP.
Câu: Hệ số góc của đường đẳng phí là:
A. MPL/MPK
B. - MPL/MPK
C. - PL/PK
D. PL/PK
Câu 3: Hệ số góc của đường đẳng lượng là:
A. ΔK/ΔL
B. MUX/MUY
C. - PL/PK
D. Tất cả các câu trên.
Câu 4: Điều kiện phối hợp tối ưu các yếu tố đầu vào:
A. MPL/MPK = - PL/PK
B. MPL/MPK = PL/PK
C. MPL/MPK = PK/PL
D. MPK/MPL = - PL/PK
Câu 5: Nếu hàm sản xuất Q =0,5K2 L1/2 là hàm sản xuất có năng suất:
A. Tăng theo quy mô.
5
B. Giảm theo quy mô.
C. Không đổi theo quy mô.
D. Không câu nào đúng.
Câu 6 : Nếu chi phí sử dụng vốn là 20.000 đồng, chi phí sử dụng lao động là 10.000 đồng,
tổng chi phí doanh nghiệp là 2.000.000 đồng thì phương trình đường tổng chi phí của doanh
nghiệp có dạng:
A. L = -2/5K + 80
B. L = -1/2K + 50
C. L = -2K + 200
D. Đáp án khác.
Câu 7 : Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Khi MP > 0 thì Q tăng dần.
B. Khi MPL> APL thì APL tăng dần.
C. Khi MP < 0 thì Q giảm dần.
D. Khi MP = 0 thì Q = 0.
Câu 8 : Doanh nghiệp có hàm tổng chi phí ngắn hạn sau : TC = Q2 + 4Q + 100
A. AC = 2Q + 4 + 100
B. AVC = 2Q + 4
C. AFC = 100
D. MC = 2Q + 4
D. 50
Câu 9 : Hàm chi phí trung bình ngắn hạn của một DN là AC = Q + 2 + 50/Q. Chọn câu
đúng:
A. TC = 2Q2 + Q + 50
B. MC = 2Q + 2
C. AFC = 50
D. Tất cả đều sai
Câu 10: doanh nghiệp trong ngắn hạn có hàm chi phí biến đổi trung bình AVC = 2Q + 10;
chi phí cố định FC = 100. Nếu doanh nghiệp sản xuất 100 đơn vị sản phẩm, chi phí trung
bình (AC) là:
A. 3,1
B. 210
C. 211

6
D. Đáp án khác
Câu 11: Sản lượng của doanh nghiệp chỉ đạt được tối ưu khi
A. Doanh thu biên phải lớn hơn chi phí biên.
B. Chi phí biên bằng không.
C. Doanh thu biên nhỏ hơn chi phí biên.
D. Doanh thu biên bằng chi phí biên.
Câu 12: các đẳng thức sau đây đẳng thức nào đúng với mức sản lượng mà tại đó chi phí
trung bình đạt giá trị cực tiểu:
A. AVC = MC
B. AC = MC
C. AVC = FC
D. AC = P
PHẦN 3
Câu 1: Khi MC < AVC thì càng gia tăng sản lượng sản xuất:
A. AVC giảm
B. AVC tăng
C. AVC đạt cực tiểu
D. Tất cả đều sai
Câu 2: Có quan hệ sản lượng (Q) với tổng chi phí (TC) của một doanh nghiệp như sau:
Q 0 1 2 3 4 5 6
TC 10 18 28 36 60 85 120
Chi phí biến đổi trung bình (AVC) tại mức sản lượng Q = 4 là :
A. 12,5
B. 15
C. 24
Câu 3: Khi đường chi phí biên dài hạn nằm trên đường chi phí trung bình dài hạn thì:
A. Đường chi phí trung bình dài hạn dốc xuống
B. Đường chi phí trung bình dài hạn dốc lên
C. Đường chi phí trung bình dài hạn đạt cực tiểu
D. Đường chi phí trung bình dài hạn đạt cực đại.
Câu 4: Quan hệ giữa năng suất trung bình và năng suất biên là:
A. Nếu MP> AP thì AP đi lên
B. Nếu MP = AP thì AP cực đại.

7
C. AP thay đổi chậm hơn MP.
D. Nếu AP cực đại thì MP cũng cực đại
BÀI TẬP
Bài 11: Giả sử một doanh nghiệp sử dụng 2 yếu tố sản xuất K và L để sản xuất Giầy da.
Biết doanh nghiệp đã chi ra một khoản tiền là TC = 1500 triệu đồng hàng tháng để sử dụng
2 yếu tố này với giá tương ứng là PK = 30 triệu đồng/tháng, PL = 60 triệu đồng/tháng. Hàm
sản xuất được cho Q = L(K - 2).
a. Xác định năng suất biên của các yếu tố sản xuất K và L và tìm phương án sản
xuất tối ưu và sản lượng tối đa doanh nghiệp có thể sản xuất được?
b. Muốn sản xuất 450 sản phẩm, doanh nghiệp này sẽ cần phải có chi phí tối thiểu là
bao nhiêu?
c. Nếu PK = 50 triệu đồng thì doanh nghiệp sẽ sản xuất được mức sản lượng tối đa là
bao nhiêu?
Bài 12: Một doanh nghiệp sản xuất máy tính cá nhân có hàm sản xuất Q = 2K.L. Tổng
chi phí sản xuất của doanh nghiệp là 180 triệu đồng. Chi phí sử dụng vốn (PK)là 6 triệu
đồng, chi phí sử dụng lao động (PL) là 3 triệu đồng. Hãy xác định:
a. Lựa chọn phối hợp tối ưu của doanh nghiệp là gì? Sản lượng tối ưu là bao nhiêu?
b. Nếu doanh nghiệp muốn thực hiện mức sản lượng là 500 với chi phí sử dụng vốn
và sử dụng lao động như giả thiết ban đầu thì lựa chọn phối hợp tối ưu của doanh nghiệp
là gì? Chi phí tối thiểu của doanh nghiệp là bao nhiêu?
c. Nếu hàm sản xuất thay đổi thành Q= 2K.(L - 2), với chi phí sử dụng vốn và sử
dụng lao động như giả thiết ban đầu thì lựa chọn phối hợp tối ưu của doanh nghiệp là gì?
Sản lượng tối ưu là bao nhiêu?

You might also like